báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

31 1.7K 10
báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU

Công ty thuốc lá Thăng Long- Được thành lập ngày 6/1/1957 Ngày6/12/2005, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/2005/QĐ-TTgchuyển Nhà máy Thuốc lá Thăng long thuộc Tổng công ty Thuốc lá ViệtNam thành:

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐCLÁ THĂNG LONG

Tên viết tắt: CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG

Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG TOBACCO LIMITEDTên viết tắt : VINATABA THĂNG LONG

Địa chỉ: 235 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà

Điện thoại: 04.8 584 441 – 04.8 584 342 Fax: 04.8 584 344Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu;

 chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành Thuốc lá và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Người đại diện: Ông Đặng Xuân Phương - Chức vụ Giám Đốc

Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra một trang mới choThuốc lá Thăng long trên bước đường phát triển trong sự nghiệp công nghiệphoá-hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc lá Thăng longđã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách- từ việc sản xuất thuốc lá thủ côngđến khi xây dựng được một nhà máy hiện đại, trở thành một doanh nghiệp

Trang 2

đầu đàn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; có nhiều đóng góp cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Cán bộ công nhân viên chức Công ty rấttự hào với nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng.

Công ty Thuốc lá Thăng long luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúpđỡ vô cùng quý báu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngànhTrung ương và địa phương, của Bộ Công Nghiệp, Tổng công ty Thuốc lá ViệtNam, của khách hàng trong và ngoài nước…

I ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Là một trong những đứa con đầu lòng của ngành Thuốc lá Việt Nam vớidoanh thu hàng năm khá lớn Công ty Thuốc lá Thăng long đã phải vượt quabao gian nan thử thách nhưng mỗi khi nhắc đến những ngáy tháng đó thì mỗingười lao động trong Công ty đều coi đó là những ngày tháng gian khổ đángtự hào:

- Giai đoạn 1955-1957:

Sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắttay vào công cuộc xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc chi việncho tiền tuyến miền Nam.

Người Việt nam vốn quen với câu nói cửa miệng “miếng trầu là đầu câuchuyện”-Thuốc lá được xem như một nhu cầu không thể thiếu được củangười dân cả nước, một số hãng thuốc lá tư nhân lại độc quyền sản xuất, kinhdoanh, tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho việc quản lý củaNhà nước và đời sống nhân dân.

Ngày 6/1/1957 Nhà máy Thuốc lá Thăng long được thành lập.

Trang 3

- Giai đoạn 1956- 1959:

Đây là giai đoạn đầu sau ngày thành lập, hay là những bước đi đầu tiêncủa Nhà máy tính từ ngày đầu đến 30/2/1957 Nhiều loại thuốc lá mới ra đờinhư: Đại đồng, Ba đình, Bông lúa, Hoa hồng, Trướng sơn….

Ngày 24/2/1959 Nhà máy vinh dự đón Bác Hồ tời thăm.

Tháng 1/1960 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm mới.

- Giai đoạn 1960-1964:

Giai đoạn này được xem như giai đoạn tự hoàn thiện mình của Nhà máy.Cùng với cả nước Nhà máy bước vào hoạt động sản xuất với tinh thần phấnkhởi.

Tính đến năm 1964, đội ngũ lao động đã tăng lên 2021 người.

- Giai đoạn 1985-1995: Thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầuchuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Lúc này ngành Thuốc lá quốc doanh do Liên hiệp Thuốc lá Việt namquản lý có điều kiện và cơ hội mới để phát triển nhưng cũng phải đối mặt vớinhững thách thức của cơ chế thị trường Nhà máy đã không ngừng nâng caotrình độ khoa học công nghệ cho người lao động và đầu tư có trọng điểm.

Trang 4

Năm 1995, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã đạt được kếtquả tốt và có những bứt phá trong sản xuất, đưa ra 4 sản phẩm mới: Du lịch,City, Hoàn kiếm và Điện Biên xuất khẩu.

- Giai đoạn 1996-2000: Tiến hành Công nghiệp hoá

Đây là thời điểm toàn ngành thuốc lá gặp khó khăn do Nhà nước banhành cuộc vận động không hút thuốc lá, cấm sử dụng thuốc lá ở mọi nơi côngcộng và kể từ ngày 1/7/1996 tất cả các sản phẩm của Nhà máy đều phải ghi ởvỏ bao lời cảnh báo: “Hút thuốc có hại cho sức khỏe”; Lại thêm thời tiết biếnđộng, lũ lụt kéo dài từ Bắc vào Nam làm cho mức tiêu thụ giảm đáng kể Tuynhiên, Nhà máy vẫn tập trung đầu tư chiều sâu khoa học-công nghệ, nâng caophẩm cấp nguyên liệu, chiến lược về thị trường, nên vẫn hoàn thành tốt cácchỉ tiêu kế hoạch được giao, tiếp tục sản xuất phát triển không ngừng.

- Giai đoạn 2001 đến nay: Bước vào thế kỷ XXI

15 năm trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Công ty Thuốc lá Thănglong đã có những đóng góp đáng tự hào; đội ngũ cán bộ, nhân viên của Côngty đã trưởng thành, đủ sức để vươn lên trong nền kinh tế thị trường mà sựcanh tranh ngày càng trở nên gay gắt Toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty tựtin bước vào thiên niên thứ III, nỗ lực thực hiện kế hoạch sản xuất giai đoạn2001-2005 nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, bước đầu hiện đạihoá, sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (AFTA, WTO) Trướcnhững khó khăn, thách thức của các yếu tố mang tính toàn cầu hoá, của sựcạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế Lãnh đạo công tyThuốc lá Thăng long luôn coi đó là tất yếu, không thể một sớm một chiềukhắc phục được, do vậy cần tỉnh táo để “chung sống với khó khăn thử thách”và tìm cách vượt qua, tiếp tục đưa công ty phát triển trong thời kỳ mới.

Trang 5

Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theoQuyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam và sứcmạnh nội lực của chính mình, Công ty đã đưa ra những giải pháp tích cực,chủ động trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch:Chiến lược đầu tư theo chiều sâu tiếp tục được thực hiện với phương châm:Đầu tư đúng hướng và có trọng điểm, đạt hiệu quả; phù hợp với nhu cầu thịtrường và phương hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như trình độquản lý của đơn vị; đầu tư đi đôi với việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, chếtạo thiết bị theo kế hoạch phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất; Trong công tácnguyên liệu, công ty tiếp tục giữ vững chất lượng; Công tác quản lý chấtlượng luôn là vấn đề sống còn và danh dự của doanh nghiệp nên trong xu thếhội nhập với kinh tế thế giới việc quản lý chất lượng phải được quốc tế hoá,phải đạt được những chuẩn mực nhất định và đáng tin cậy Ngay từ năm2001, công ty đã chủ động có ké hoạch thực hiện hệ thống quản lý chất lượngISO 9001:2000 bằng việc đào tạo và tuyển dụng nhân lực cho chương trìnhnày Năm 2005, Công ty được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩnquốc tế QUACERT công nhận và cấp lại Chứng nhận ISO 9001:2000 với thờihạn đến hết năm 2008.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, cùng với những thành tựu về sản xuất, kinhdoanh, các mặt công tác khác như: công tác chăm lo đời sống của người laođộng, công tác an toàn - bảo hộ lao động, phong trào thực hành tiết kiệm,công tác xã hội từ thiện,… của Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng đạt đượcnhững kết quả đáng phấn khởi Các phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêuhoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao; xây dựng nếp sống công nghiệptrong mọi hoạt động; xây dựng con người vừa có trình độ chuyên môn vừa cólối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và xây dựng gia đình văn hoá,

Trang 6

nhằm xây dựng Công ty phát triển cùng với sự phát triển đi lên của đất nước.Đã được nhà nước trao tặng rất nhiều huân chương và bằng khen: Huânchương lao động hạng nhất (năm 1996), Huân chương lao động hạng nhì(năm 1960,1961,1991), Huân chương lao động hạng ba (năm 1964,2000),Bằng khen của Bộ công nghiệp (năm 2004), Huân chương lao động hạng Nhìvề thành tích trong phong trào CNVC và hoạt động công đoàn giai đoạn2000-2004, Bằng khen của Chính phủ về công tác An toàn vệ sinh lao độngtrong 3 năm 2003-2005, Huân chương độc lập hạng Nhì và Huân chương Bảovệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2006),…… Và nhiều Huân chương, bằng khencủa Chính phủ cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá ThăngLong

Công ty Thuốc lá Thăng Long có 11 phòng, ban chức năng, 5 phânxưởng và một số bộ phận phục vụ khác Cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hìnhtrực tuyến chức năng như sơ đồ dưới đây (sơ đồ 1).

Với mô hình cơ cấu tổ chức này thì mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng,nhiệm vụ riêng, do đó không có sự chồng chéo mà giữa các phòng ban có sựphối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả

Trang 7

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự)

PGĐ Kỹ thuậtChủ tịch

Trang 8

3 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty

Sản phẩm chính của Công ty là thuốc lá bao, thuốc lá sợi xuất khẩu, vàcác sản phẩm gia công phụ tùng máy cơ khí.

Sản phẩm có đầu lọc, gồm đầu lọc cứng như: Dunhil, Vinataba, Hồnghà,…và đầu lọc mềm như Thăng long, Thủ đô, Điện biên,…

Sản phẩm thuốc lá không có đầu lọc: Đống đa 85, Điện biên 70, Sapa,…Riêng mặt hàng Vinataba (liên doanh với Singapo) do Tổng công ty quản lý.Tổng công ty giao chỉ tiêu xuống Công ty và lo khâu tiêu thụ Công ty cónhiệm vụ sản xuất do vậy mặt hàng thuốc lá có những đặc điểm riêng so vớicác loại mặt hàng khác.

Năm 1989, Công ty cho ra đời sản phẩm đầu lọc với sản lượng6.973.892 bao (4,04% sản lượng) Đến nay, tỷ lệ sản phẩm thuốc lá bao cóđầu lọc chiếm trên 90%, thuốc lá không đầu lọc chiếm khoảng 10% Sợithuốc lá để cuốn điếu và sợi cho người hút tẩu (pipe) Năng lực sản xuấtchung của Công ty là 481,90 triệu bao/ năm (năm 2007).

Hiện tại, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có 45 sản phẩm đăng ký nhãnhiệu Sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc qua 73 nhà phân phối từ Bắc vàoNam:

- Miền Bắc: Thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, TháiBình, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ,…

- Miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà,…- Miền Nam: Đắc Lắc, Kom Tum, TP Hồ Chí Minh,…

Trang 9

Sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu sang các nước như: Liên Xô(cũ), các nước trong khối Ả Rập, Cộng hoà Séc Ngoài ra, Công ty đã và đangnghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và các nước khác

4 Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và quy trình côngnghệ của Công ty.

4.1 Nguyên liệu:

Nguyên liệu thuốc lá có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm vàchiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm (chiếm từ 50-60% giá thànhtoàn bộ) Việc chọn lựa được nguồn nguyên liệu tốt và giá cả phù hợp choviệc sản xuất và bán cho thị trường không phải là dễ.

Hiện nay, nguyên liệu để sản xuất thuốc lá của Công ty Thuốc lá ThăngLong là nguyên liệu lá thuốc lá đã qua chế biến từ nơi cung cấp và nguyênliệu lá thuốc lá đã qua tách cọng tại Công ty Tương lai sau này Công ty sẽdùng lá thuốc lá đã tách cọng đựng trong thùng sẵn (200kg/thùng) Nguồncung cấp nguyên liệu thuốc lá chủ yếu lấy từ Công ty nguyên liệu Bắc và mộtphần lấy từ Công ty nguyên liệu Nam là thành viên của Tổng Công ty Thuốclá Việt Nam Nguồn cung cấp này ổn định, đảm bảo nhu cầu về số lượng vàchất lượng.

Ngoài ra, Công ty còn mua của một số nước ngoài như Ấn Độ, TrungQuốc, Mỹ Lá thuốc lá vàng K mua của Campuchia qua Công ty xuất nhậpkhẩu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Riêng thuốc lá Trung Quốc, láthuốc lá vàng K mua qua khách hàng chào hàng trực tiếp, từ nhiều năm naynguồn cung cấp này vẫn còn ổn định.

4.2 Máy móc thiết bị, vật tư:

- Phần lớn các vật tư dùng cho sản xuất thuốc lá mua trong nước.

Trang 10

- Chỉ có một số vật tư như giấy cuốn, bóng kính bao, bóng kính tút, chỉxé là nhập ngoại.

Nói về tình hình máy móc thiết bị, ngay từ khi mới thành lập, Công tyThuốc lá Thuốc lá Thăng Long được trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật tuycòn thô sơ chưa hiện đại nhưng cũng góp phần tạo ra sản phẩm cho Công tyđủ cung cấp cho nhu cầu người dân trong cả nước Một thời gian sau đó, donhận thấy vai trò, tác dụng của việc đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệhiện đại tạo số lượng và chất lượng sản phẩm nên Công ty đã mạnh dạn đầutư vào dây chuyền công nghệ hiện đại bằng nguồn vốn tự có và vốn cấp phátcủa Tổng công ty Công ty đã lắp đặt thêm máy cuốn Mak 8 và Mak 3, máyđóng bao Tây đức số 3.

Năm 1991, đưa vào sản xuất 1 máy nén khí xe điếu cho bộ phận baomềm, trang bị nâng hàng

Năm 1993, lắp đặt thêm hệ thống máy nén khí, 2 lò hơi Tây đức.Năm 1995, đưa vào sản xuất 2 máy cuốn điếu đầu lọc.

Năm 2001, 2002, đầu tư 1 máy nén khí và chế tạo 6 máy ép sợi phục vụcông tác xuất khẩu

Năm 2003, Công ty đã hoàn thành công trình lắp đặt thiết bị nén khí tổngcó giá trị 2,2 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu sản xuất của các phân xưởng Công tácbảo dưỡng thiết bị được bảo đảm Công ty hoàn thành việc thi công mớiđường dây cấp điện cho Phân xưởng Cơ điện nhằm đảm bảo sản xuất an toàn.

Năm 2004, công trình đầu tư hệ thống khí nén cho các phân xưởng sảnxuất chính được hoàn thành, Công ty còn đầu tư mới 1 máy biến áp công suấtlớn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng tăng, Thiết kế và chế tạo thànhcông dây chuyền máy đóng tút-bóng kính cho phân xưởng bao cứng.

Trang 11

Năm 2005 đến nay Công ty vẫn thực hiện tốt công sửa chữa và bảodưỡng thiết bị, giúp cho số giờ phải ngưng chạy máy giảm đáng kể, các phânxưởng sản xuất được trang bị máy xé điếu do Công ty thiết kế, chế tạo Gầnđây, Công ty còn cho chế tạo máy gia liệu sợi cuộng nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm và giảm tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất.

4.3 Quy trình công nghệ:

Sơ đồ 2 Tóm tắt quy trình công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự)

Trang 12

Sấy sợi cuộng

Phân ly sợi cuộng

Thùng dự trữ sợi cuộng

Làm ẩm ngọn lá

Thùng trữ ủ lá

Thái lá

Sấy sợi

Phối trộn sợi lá, sợi cuộng

Phun

hương Thùng dự trữ Cuốn điếu

Đóng baoĐóng

túiĐóng

kiệnKho TP

Trang 13

5 Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty Thuốc láThăng Long.

Con người là một vốn quý trong mọi tổ chức Con người tham gia vàotoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Ngay cả khi máy móc cóhiện đại đến đâu chăng nữa, nếu không có con người tất cả cũng chỉ là vật vôtri mà thôi.

Nhận thức được vai trò của con người, Công ty Thuốc lá Thăng Longkhông chỉ quan tâm đến số lượng công nhân mà quan tâm cả đến chất lượnglao động, không phải chỉ đến lao động chân tay, lao động sản xuất trực tiếpmà cả lao động quản lý, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bảng dưới đâyphản ánh cơ cấu lao động của Công ty trong những năm gần đây.

5.1 Quy mô nguồn nhân lực.

Bảng1 Bảng quy mô nguồn nhân lực của Công ty Thuốc lá Thăng Long năm2005, 2006, 2007.

Trang 14

Máy móc thiết bị ngày càng hiện đạiDự án di dời Công ty

Tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2006 tuy đã giảm so với năm 2005 nhưnglaị tăng lên năm 2007 Trong khi tỷ lệ lao động trực tiếp tuy năm 2006 cótăng lên so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm đi và giảm nhiều hơncả so với tỷ lệ lao động trực tiếp năm 2005 Đây là điều chưa hợp lý vì laođộng trực tiếp là những người tạo ra sản phẩm của Công ty, do đó ảnh hưởngtrực tiếp đến NSLĐ trung bình của Công ty; Việc tăng tỷ lệ lao động gián tiếpsẽ làm tăng quỹ tiền lương làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu cũngnhư kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tỷ lệ lao động nam và nữ khá đồng đều, và đều giảm qua các năm2005,2006,2007, trong đó tỷ lệ giảm của nữ cao hơn nam.

5.2 Cơ cấu tuổi của CBCNV

Bảng 2 Bảng cơ cấu tuổi của CBCNV Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm2005, 2006,2007.

Trang 15

Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động trong Công ty Thuốc láThăng Long qua 3 năm gần đây tuy đã giảm nhưng vẫn là cao Số lượng laođộng ở các độ tuổi cũng có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể,riêng lao động ở độ tuổi 31-35 và 36-40 là tăng lên hằng năm Số lao động ởđộ tuổi 41-45 chiếm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, rồi đến số lao động ở độ tuổi36-40, rồi đến độ tuổi 46- 50 Cụ thể, năm 2007 số lao động độ tuổi 41-45 là360 người (chiếm 37,62%), lao động ở độ tuổi 36-40 là 252 người (chiếm26,33%), lao động ở độ tuổi 41-46 là 135 người (chiếm 14,11%) Như vậy,Công ty luôn có một đội ngũ lao động lớn tuổi, có thâm niên, dày dạn kinhnghiệm trong công tác, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp

Với đội ngũ nhân lực trẻ dưới 30 tuổi- là độ tuổi thuận lợi trong việc họctập, tiếp thu những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại nhất là trong giai đoạnphát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì luôn chiếm tỷ lệ rấtthấp và có xu hướng giảm qua các năm trên Tuy nhiên, với đặc điểm củangành sản xuất thuốc lá là rất khó đào tạo và thời gian đào tạo tương đối lâunên tỷ lệ lao động như trên cũng không phải là lạ Công ty cần có những kếhoạch đào tạo lại và đào tạo những kiến thức mới cho phù hợp để có thể đápứng tốt nhất yêu cầu của công việc.

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Bảng quy mô nguồn nhân lực của Công ty Thuốc lá Thăng Long năm 2005, 2006, 2007. - báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

Bảng 1..

Bảng quy mô nguồn nhân lực của Công ty Thuốc lá Thăng Long năm 2005, 2006, 2007 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 4. Tình hình lao động trong các đơn vị trong Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005,2006,2007. - báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

Bảng 4..

Tình hình lao động trong các đơn vị trong Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005,2006,2007 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

Bảng 5..

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 6. Lực lượng lao động Phòng Tổ chức-Nhân sự Công ty Thuốc lá Thăng Long - báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

Bảng 6..

Lực lượng lao động Phòng Tổ chức-Nhân sự Công ty Thuốc lá Thăng Long Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan