1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC

59 986 10
1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay với tốc độ Đô thị hóa ngày càng cao diễn ra ở khắp các Tỉnh,Thành phố, Quận huyện trên cả nước đòi hỏi cần phải có1 hệ thống cơ sở hạtầng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng kịp thời cho sư phát triển kinh tế, văn hóa,xã hôi…của con người trong nền kinh tế thị trường Mặt khác nó còn làm nảysinh ra rất nhiều vấn đề phức tạp cần được giải quyết trong đó là nhu cầu vềnhà ở và giải phóng mặt bằng ngày càng trở lên cấp bách Qua đây cho thấyvai trò của công tác quản lý đô thị ngày càng trở lên quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế của mỗi đô thị.

Quận Ba Đình có vị trí là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia củaThủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nơi tập trung các cơ quan lãnhđạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Đây còn là trung tâmngoại giao, đối ngoại Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán cácnước, nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nước, quốctế và khu vực Trong những năm qua dưới sự phấn đẫu nỗ lực hoàn thànhnhiệm vụ được giao của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Quận Ba Đình đãđạt được những thành tựu đáng kể trên các mặt, nổi bật là sự chuyển biến tíchcực trong xây dựng và quản lý Đô thị.Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một sốkhó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như là tình trạng mọc lên một cáchnhanh chóng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà ở…không đượcquản lý theo quy hoạch, quy chuẩn xây dựng, và không được cấp phép xâydựng gây nên ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Và cho đến thời điểm hiện tạiđây được coi là những bài toán hóc búa đối với các cơ quan quản lý Đô thị.

Đối với cá nhân em là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế và Quản lýĐô thị, qua quá trình thực tập tại phòng Quản lý Đô thị Quận Ba Đình em

Trang 2

vướng mắc trong công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng ở hầu hếtcác đô thị Dưới sự hưỡng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn

TS.Nguyễn Hữu Đoàn em đã quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp

nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trênđịa bàn Quận Ba Đình” Bằng các phương pháp luận, phương pháp thu thập

xử lý số liệu , đánh giá trên thống kê…thì em nghĩ việc nghiên cứu đề tài trênsẽ được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn,từ đó có thể đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại Em hy vọng với đề tàinày, em có thể đóng góp một phần nhỏ hiểu biết của mình vào việc hoàn thiệnhơn nữa công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận.

Với vốn kiến thức và thời gian có hạn chắc hẳn bài viết vẫn còn nhiềuthiếu xót Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn Em xinchân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝQUY HOẠCH VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG

I.Khái niệm chung về quản lý quy hoạch1.1 Khái niệm

Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chínhquyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xâydựng và phát triển đô thị ( chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạtđược các mục tiểu đề ra.

1.2 Nội dung quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch đô thị

Theo điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo nghị định số91-CP ngày 17-8-1994 của Chính Phủ đã xác định nội dung quản lý nhà nướcvề quy hoạch đô thị bao gồm :

a Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch đô thịb Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị

c Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quyhoạch được duyệt

d Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống đô thị

đ Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

e Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định vềquản lý đô thị.

1.2.1 Soạn thảo và ban hành các quy định về quản lý quy hoạch xâydựng đô thị

Trong quá trình quản lý quy hoạch xây dựng nói riêng và quản lý đô thịnói chung thì một trong những yếu tố trợ giúp đắc lực cho các cấp chính

Trang 4

quyền quản lý một cách tốt nhất đó là các bộ luật liên quan đến lĩnh vực trên.Nhưng với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng theo thời gian như hiện naythì đã có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý quy hoạch xâydựng Và những bộ luật sẽ không thể thay đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầugiải quyết các vấn đề nảy sinh trên trong từng giai đoạn Bởi vậy, việc soạnthảo và ban hành các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng do các cơ quannhà nước như Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các Sở ban ngành cóliên quan, UBND các cấp sẽ giúp cho công tác quản lý quy hoạch xây dựngđô thị hoàn thiện hơn trong mọi giai đoạn Các văn bản pháp quy về quản lýquy hoạch xây dựng đô thị là các văn bản về lập, xét duyệt quy hoạch và kếhoạch Đô thị, các văn bản về kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch; giớithiệu địa điểm cấp chứng chỉ quy hoạch , xét duyệt các dự án đầu tư; giao chothuê đất, lập thẩm định các thiết kế xây dựng, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấyphép các công trình xây dựng, kiểm tra giám định chất lượng công trình; lậphồ sơ hoàn công; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữucông trình; các văn bản về thanh tra kiểm tra, xử phạt hành chính trong quảnlý trật tự xây dựng…

Để các cơ quan quản lý các cấp có cơ sở để thực hiện tốt công tác quảnlý của mình thì Chính phủ, các Bộ, Sở ban ngành có liên quan và UBND cáccấp đã ban hành một số văn bản pháp quy như :

Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy

hoạch xây dựng

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02 /2009 của Chính phủ quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình

Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ Xây dựng về

hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

Trang 5

Quyết định số 04/2010/Q Đ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố

Hà Nội về ban hành quy định cấp phép xây dựng và quản lý việc xây dựng

công trình theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2.2 Lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị

Công tác lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị là một trong nhữngcông tác quan trọng trong nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị củathành phố, và trên thực tế nó thường mang tính “ bắt buộc ” Theo Nghị Định91/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ đã quy định : “tất cả các đô thị đều phảiđược xây dựng và phát triển theo quy hoạch và các quy định của pháp luậtnhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốcphòng”, do vậy muc tiêu của công tác lập và xét quyệt quy hoạch xây dựng đôthị là nhằm xác lập cơ sở pháp lý và khoa học cho việc quản lý, phát triển đôthị, thực hiện muc tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bướchình thành mạng lưới đô thị hợp lý, tránh không tạo thành các siêu đô thị, đẩymạnh quá trình đô thị hóa và điều hòa sự tăng trưởng phát triển của các đô thịlớn.

Hệ thống các đồ án quy hoạch xây dựng phát triển đô thị là cở sở pháp lýđể quản lý đô thị Hệ thống này bao gồm 2 loại đô án quy hoạch:

- Đồ án quy hoạch chung đô thị: bao gồm phạm vi đất đai đô thị và đâtđai ngoại đô cho phát triển đô thị và phạm vi đất đai lập quy hoạch chungphải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị đóquyết định Ý nghĩ của đồ án quy hoạch chung đô thị là nhằm xác địnhphương hướng phát triển không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tấng kỹ thuậttạo lập môi trường sống thích hợp có xét đến sự cân đối hài hóa giữa việc mởrộng đô thị với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế và đảm

Trang 6

bảo an ninh quốc phòng với việc bảo tồn các di tích lịch sử , cảnh quan thiênnhiên và mỹ quan đô thị.

- Đồ án quy hoạch chi tiết: là loại đồ án chi tiết, cụ thể hóa chính xác cácquy định của đồ án quy hoạch chung đô thị Đồ án này được lập cho từngphần đất của phạm vi đô thị, kể cả các đất đai ngoại đô nằm trong đô thị đãđược duyệt và phải được lập đồng bộ đáp ứng các nhu cầu và cải tạo xâydựng và là cơ sở lập các dự án đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư xây dựng các công trình kiếntrúc, các công trình trên mặt đất cũng như các công trình ngầm Và đồ án nàyđược lập trên cơ sở bản đồ địa hình và địa chính ( tỷ lệ 1/500 và tỷ lệ 1/2000)của Đô thị.

Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải do các cơ quan chuyên mônNhà nước hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân lập ra và phải tuân thủ theocác tiêu chuẩn quy phạm, quy trình thiết kế… do Nhà nước ban hành Khi cácđồ án quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt cần phải được công khai chodân cư Đô thị biết và thực hiện Trong quá trình thực hiện các đồ án quyhoạch cần được bổ sung, xem xét, và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phátsinh và phát triển đô thị mà trong quy hoạch chưa lường hết được và phảiđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

1.2.3 Quản lý xây dựng các công trình trong đô thị

Các công trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, cáccông trình ngầm hoặc trên không, kể cả các công trình điều khắc, áp phích,biển quản cáo đều phải được thiết kế, xây dựng theo quy hoạch chung , quyhoạch chi tiết, theo dự án đầu tư và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xétduyệt

Trang 7

Công tác quản lý nhà nước trong cải tạo và xây dựng công trình đô thịtheo quy hoạch bao gồm các bước sau:

a Lựa chọn địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch để hướngdẫn việc sử dụng đất đô thị.

b Cấp giấy phép xây dựng hoặc ra quyết định đình chỉ việc xây dựng,cải tạo các công trình trong đô thị.

c Hướng dẫn việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị.d Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình.

đ Điều tra, thống kê và lưu trữ hồ sơ các công trình trong đô thị.

1.2.3.1 Quá trình tiến hành trong cải tạo và xây dựng công trình đô thị theo quy hoạch

Quá trình tiến hành trong 3 giai đoạn , kể từ lúc chuẩn bị đầu tư đến kếtthúc đầu tư xây dựng.

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Khi chủ đầu tư tiến hành lập dự án khả thi hoặc thiết kế xây dựng côngtrình trong đô thị phải xin cơ quan quản lý quy hoạch đô thị giới thiệu địađiểm xây dựng Khi địa điểm đã được xác định, Kiến trúc sư trưởng hoặc SởXây dựng (đối với các đô thị không có Kiến trúc sư trưởng) cấp chứng chỉquy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư Sau khi dự án đầu tư xây dựng đượcduyệt, chủ đầu tư tiến hành làm các thủ tục nhận đất, giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất và giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Việccấp giấy phép cải tạo và xây dựng phải căn cứ vào các giấy tờ hợp pháp vềquyền sử dụng đất và sở hữu công trình, các điều kiện tối thiểu về vệ sinhcông trình, các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc đô thị, về mỹ quan công trình,

Trang 8

cảnh quan đô thị, các yếu tố tiện, bất tiện được xác định cụ thể trong tiêuchuẩn, quy phạm về quy hoạch đô thị và các quy định về xây dựng đô thị.

Đối với công trình lớn, quan trọng trước khi cấp giấy phép xây dựng cácBộ có liên quan phải xem xét kỹ về ổn định kết cấu và kỹ thuật xây dựng, vềmôi trường, môi sinh, an ninh quốc phòng, an toàn phòng cháy, chữa cháy vàvề các vấn đề khác, khi cần thiết phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch tỉnhhoặc thành phố trực thuộc Trung ương xem xét trước khi trình cơ quan Nhànước có thẩm quyền phê duyệt.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến hành đầu tư

Khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thông báo cho Uỷ ban nhândân phường, xã, thị trấn sở tại biết Trong quá trình thi công các công trìnhlớn quan trọng, đơn vị thi công phải có biển báo cố định tại địa điểm thi công,trong đó phải ghi rõ tên công trình, tên đơn vị thi công, số giấy phép xâydựng, thời hạn thi công, kể cả bản vẽ phối cảnh công trình Việc xây dựng,duy tu sửa chữa các công trình không được gây tổn hại cho các công trình trênmặt đất, ngầm và trên không trực tiếp có liên quan, đồng thời phải có biệnpháp bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn trên đường phố Việc xâydựng các công trình ngầm dưới các tuyến đường chính phải được tiến hànhđồng bộ, cùng một lúc Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xây dựng đồngbộ mà vẫn phải tiến hành xây dựng từng phần thì phải có giải pháp quá độ vàphải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcho phép.

Gian đoạn 3: Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng

Sau khi xây dựng hoặc cải tạo công trình, chủ đầu tư phải lập hồ sơ hoàncông theo quy định và phải nộp cho các cơ quan sau đây:

Trang 9

a) Kiến trúc sư trưởng hoặc Sở Xây dựng đối với đô thị không có Kiếntrúc sư trưởng

b) Cơ quan quản lý nhà đất (nếu là công trình kiến trúc) hoặc cơ quangiao thông công trình (nếu là công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật) của tỉnh hoặcthành phố trực thuộc Trung ương để lưu trữ.

Và cuối cùng là làm các thủ tục đăng ký, xin cấp chứng nhận quyền sởhữu công trình và quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước cấp có thẩmquyền.

1.2.3.2 Cấp chứng chỉ quy hoạch

Cấp chứng chỉ về quy hoạch( CCQH) là giấy chứng nhận về quy hoạch,nhằm cung cấp các dự liệu về sử dụng đất đai, yêu cầu xây dựng công trìnhtrên khu đất, và việc sử dụng các cơ sở Hạ tầng có liên quan đến khu đất chocác chủ đầu tư thực hiện triển khai xây dựng theo đúng quy hoạch đượcduyệt.

Trang 10

Sơ đồ quy trình cấp chứng chỉ quy hoạch

*Chú thích:

(VPKTST): Văn phòng kiến trúc sư trưởng(CCQH) : Chứng chỉ quy hoạch

Chủđầu tưcó đất

Thỏa thuậnghi nhớ(VPKTST)

Sở ĐC nhà đất

Thủ tụcnghĩa vụsử dụngđất đai tàichính( thu

Chủ đầu tư chưa có đất

Giới thiệu địa điểm(VPKTST)

Chủ đầu tư chưa

chỉ quy hoạch( và quyền sử dụng đất)

Chuẩn bị nộp hồ sơ cấp CCQH

Xem xét cấp CCQH

Hoàn tất giấy tờ đât đai và cấp phép quy hoạchVPKTST

Chủ đầu tư có đất

Trang 11

1.2.4 Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị

Cảnh quan đô thị và môi trường sống của đô thị là một trong những tiêuchí cơ bản để đánh giá vẻ đẹp và chât lượng cuôc sống của một đô thị.

Ngày nay trong quá trình phát triển đô thị, bên cạnh những cảnh quanthiên nhiên rất đẹp đã có từ xa xưa thì mọc lên hàng loạt các cảnh quan nhântạo như là các tòa nhà cao tầng, các khu vui chời giải trí…Cùng với sự pháttriển của thời gian thì các cảnh quan thiên nhiên dần dần bị phá hủy và biếnmất bởi bàn tay của con người.Thay vào đó là các cảnh quan nhân tạo, và cáccảnh quan nhân tạo này sẽ dần như là một cách phổ biến để con người tô thêmvè đẹp cho đô thị Nhưng đó cũng chính là nguồn gốc để gây lên sự ô nhiễmmôi trường, rồi đăc biệt nghiêm trọng hơn nữa trong phạm vi rộng hơn đó làcác hiện tượng tự nhiên mang tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, sự nónglên của trái đất theo thời gian hay là mức nước biển ngày càng dâng cao do sựtan băng, sóng thần, động đât…ảnh hưởng trầm trọng đến sự tồn tại của loàingười Do vậy, vấn đề bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị ngàynay đang được quan tâm và xem xét rất nhiều.

1.2.5 Quản lý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: giao thông, cấpnước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng côngcộng, thông tin bưu điện và các công trình khác Mọi công trình cơ sở hạ tầngkỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải được tổ chức nghiệm thu Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho các cơ quan chuyêntrách quản lý sử dụng và khai thác các công trình đó.

Nội dung quản lý sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹthuật đô thị gồm:

Trang 12

a Lập và lưu trữ lý lịch, hồ sơ kỹ thuật hoàn công xây dựng công trìnhb Phát hiện các hư hỏng sự hoạt động bình thường cho các công trìnhc Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp để duy trì chấtlượng công trình theo định kỳ và kế hoạch hàng năm

d Ký kết các hợp đồng cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các tổ chức,cá nhân có nhu cầu sử dụng và hướng dẫn việc thực hiện chế độ khai thác vàsử dụng các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật Nhà nước

đ Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác cáccông trình cơ sở hạ tầng đô thị.

1.2.6 Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy địnhvề quản lý đô thị

Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý quy hoạchxây dựng đô thị là phát hiện các vi phạm về quy hoạch xây dựng ở đô thị màtrong thực tế thường phát sinh: phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấyphép xây dựng không đúng thẩm quyền; tiến hành xây dựng hoặc tháo dỡ cáccông trình xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng hay chưa được sựđồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; vi phạm việc bảo vệ cảnh quanmôi trường sống của đô thị; các vi phạm về sử dụng và khai thác công trìnhkết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị như cấp nước sinh hoạt, điện dân dụng…khôngcó giấy phép.

Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra, giámsát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện cácquy định quản lý quy hoạch đô thị và pháp luật; thực hiện việc cưỡng chế thihành các quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước.

Trang 13

Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm tổ chứcthực hiện việc kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo UBND các cấp dưới xử lý các viphạm về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng công trình trong đô thịtheo pháp luật.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cácquy định và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện việc thanh tra, kiểmtra, xử lý các vi phạm về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong địaphương.

Các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị, hướng dẫn UBNDcấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lýcủa ngành mình trên các địa bàn các thành phố, thị xã và thị trấn Uỷ bannhân dân các cấp phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bànđược giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các vi phạm trật tự xâydựng và có biện pháp xử lý kịp thời.

II.Mục đích và quy trình cấp phép xây dựng

Căn cứ Luật Tổ chức H ĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng; Luật sửa đổi; Nghị định số 209/2004/N Đ-CPngày16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình; Nghị địnhsố 08/2005/N Đ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;Nghị định số 180/2007/N Đ-CP ngày 07/12/2007 quy định chi tiết hướng dẫnmột số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm về trật tự đô thị; Nghị địnhsố 12/2009/N Đ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/N Đ-CP về sửa đổi bổ sung mộtsố điều Nghị định số 12/2009/N Đ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về

Trang 14

quản lý đầu tư xây dựng công trình;Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; Nghịđịnh số 92/2005/N Đ-CP ngày 12/07/2005 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều của Pháp lệnh thủ đô Hà Nội;Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dụng củaNghị định số 12/2009/N Đ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;Theo đề nghịcủa Giám đốc Sở Xây dựng tại văn bản số 8648/SXD-QLCP ngày02/11/2009.

Ủy ban nhân dân Thành phố ra quy định “ cấp giấy phép xây dựng và

quản lý xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phốHà Nội” ( ban hành kèm theo Quyết định số 04/2010/Q Đ-UBND ngày

20/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội).

2.1 Muc đích của cấp phép xây dựng

- Cấp giấy phép xây dựng các công trình nhằm mục đích là tạo điều kiệncho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các công trình nhanh chóng,thuận tiện trên cơ sở có sự bảo hộ của pháp luật.

- Đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật có liên quan: bảo vệ cảnh quan thiên nhiên , môi trường,bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trìnhkiến trúc có giá trị…

- Làm căn cứ để cơ quan chức năng kiểm tra , giám sát quá trình thi côngvà xử lý các khiếu nại, tố cáo và vi phạm trật tư xây dựng.

( Căn cứ theo thông tư 09/1999 TTLB BXD-TCĐC ngày 10 tháng 12năm 1999)

2.2 Đối tượng xin cấp phép xây dựng

Trang 15

Tất cả các đối tượng không thuộc các trường hợp sau đây đều phải xincấp giấy phép xây dựng:

a.Công trình thuộc bi mật nhà nước

b.Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp

c.Công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính

d.Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thịnh nhưng phù hợpvới quy hoạch xây dựng được duyệt

đ.Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê quyệt

e.Công trình thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt

g Các công trình sửa chữa , cải tạọ, lắp đặt thiết bị bên trong không làmthay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình

h Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộccác xã vùng sâu, vùng xa không nằm trong các khu bảo vệ di tích

i Nhà ở riêng lẻ tại các vung sâu, vùng xa không thuộc đô thị, khôngthuộc địa điểm dân cư tập trung, nhà ở riêng lẻ tại các địa điểm dân cư nôngthôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt

k Công trình xây dựng chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật( công trìnhcó tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng không bao gồm tiền sử dụng đât) được cơquan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nướccấp trên có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phê quyệt báo cáo kinh tế kỹthuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

Trang 16

2.3 Nội dung giấy phép xây dựng

Nội dung giấy phép xây dựng bao gồm:

- Địa điểm, vị trí công trình, tuyến xây dựng công trình.- Loại, cấp công trình

- Cốt xây dựng công trình

- Chỉ giới đường, chỉ giới xây dựng

- Bảo vệ môi trường và an toàn công trình

- Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong đô thị ngoàicác nôi dung quy định tại các điểm a,b,c,d và đ còn phải có nội dụng diện tíchxây dựng tầng 1, tổng diện tích sàn xây dựng, số tầng, chiều cao tối đa toàncông trình.

- Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình- Hiệu lực của giấy phép.

2.4 Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư lập

* Quy hoạch xây dựng chi tiết do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt; các văn bản thỏa thuận chuyên ngành của cơ quan có liên quan

* Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch, xây dựng, vệ sinh môitrường và các văn bản Pháp luật có liên quan.

* Hiện trạng công trình, đất đai, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, môi trường vàquan hệ với các công trình liền kề, lân cận tại điểm dự kiến xây dựng công trình.

2.5 Hồ sơ cấp phép xây dựng

Theo Nghị đinh số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì hồ sơ cấp giấy phép xây dựng bao gồm :

Trang 17

Đối với công trình và nhà ở đô thị bao gồm :

a Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục IV kèm theoNghị định này Trường hợp xin cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thìtrong đơn xin cấp Giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ côngtrình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng

b Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa pháp luật.

c Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứngchính; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồhệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoátnước thải Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phépxây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình.

Đối với nhà ở nông thôn bao gồm :

a Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ luc V kèm theoNghị Định này

b Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

c Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liềnkề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.

2.6 Chủ thể quản lý công tác cấp phép xây dựng

* Ủy ban nhân dân cấp quận

Trang 18

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộcđịa bàn quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thựchiện để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm.

- Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xâydựng đối với các trung tâm xã, cụm xã có hướng phát triển thành đô thị,nhưng chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

- Tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp phườngphổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiệncác quy định của Nhà nước và Thành phố về cấp phép xây dựng, quản lý trậttự xây dựng.

- Báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) và báo cáo đột xuất khi cóyêu cầu về công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn về Sở Xây dựng đểtổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Xây dựng.

* Sở Xây dựng

- Chịu trách nhiệm tổ chức cấp giấy phép xây dựng theo thẩm quyền;hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thựchiện quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng hướng dẫn, tập huấn chuyên môn,nghiệp vụ cho thanh tra xây dựng cấp quận và cấp phường; phối hợp vớichính quyền địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạmtrật tự xây dựng.

* Ủy ban nhân dân cấp phường

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trênđịa bàn thực hiện các quy định của nhà nước và thành phố về quản lý và cấp

Trang 19

* Sở Quy hoạch - Kiến trúc

- Cung cấp đầy đủ hồ sơ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế đô thị,kiến trúc các khu vực trong vòng 10 ngày làm việc sau khi được phê duyệtcho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng để phục vụ công tácquản lý và cấp giấy phép xây dựng

- Thỏa thuận bằng văn bản về quy hoạch, kiến trúc các công trình cụ thểtheo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan cấp giấy phép xây dựng

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng công trình biểnquảng cáo tấm lớn.

- Cung cấp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng danh mục các di tích đã được xếp hạng và phạm vi, ranh giới các khu vực bảo vệ của từng di tích.

2.7 Quy trình cấp phép xây dựng

Trang 20

Căn cứ theo thông tư 09/1999 TTLB BXD-TCĐC của Bộ Xây dựng vàTổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp phép cải tạo và xây dựng công trìnhtrong đô thị thì trình tự cấp phép xây dựng được tiến hành như sau:

(1) Tiếp nhận và phân loại hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Cơ quan cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ cử cánbộ có đủ thẩm quyền và năng lực tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng,kiểm tra nội dung và quy cách hồ sơ, sau đó phân loại ghi vào sổ theo dõi.

Khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ phải ghi mã số vàophiếu nhận, có chữ ký của bên giao, biên nhận hồ sơ và có giấy hẹn ngày giảiquyết, phiếu nhận hồ sơ làm thành 2 bản, một bản giao cho chủ đầu tư và mộtbản lưu tại cơ quan cấp giây phép xây dựng.

(2) Xin ý kiến các tổ chức có liên quan

Khi giải quyết cấp giấy phép xây dựng, trong trường hợp cần thiết cơquan cấp giấy phép xây dựng có thể gửi văn bản cho các tổ chức có liên quannhư: kiến trúc, quy hoạch, địa chính, văn hóa, y tế…và Ủy ban nhân dân sởtại đề xin ý kiến.

Sau 10 ngày kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức và cánhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấpgiấy phép xây dựng.

(3) Giải quyết các khiếu nại

Khi nhận được khiếu nại về việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấpgiấy phép xây dựng phải cử cán bộ có đủ khả năng và thẩm quyền nhận đơnvà trả lời cho chủ đầu tư.

Trang 21

Trường hợp chủ đầu tư vẫn không thống nhất với ý kiến trả lời của ngườiđại diện cơ quan cấp giấy phép xây dựng, thì thủ trưởng của cơ quan cấp giấyphép xây dựng phải trực tiếp gặp và giải quyết khiếu nại đó của người dânhoặc chủ đầu tư; nếu chủ đầu tư vẫn không thống nhất với cách giải quyết củathủ trưởng cơ quan cấp giấy phép xây dựng, thì khiếu nại lên cơ quan cấp cóthẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

(4) Thẩm tra hồ sơ, quyết định cấp giấy phép xây dựng và thu lệ phí Căn cứ vào hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, các ý kiến tham vấnchứng chỉ quy hoạch (nếu có) , quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và các vănbản pháp luật khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xâydựng thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại thực địa để quyết định hoặc từ chối cấpgiấy phép xây dựng.

Trước khi cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cơ quan cấp giấy phépxây dựng thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Trước khi khởi công chủ đầu tư phải thông báo ngày khởi công cho cơquan cấp giấy phép xây dựng và chính quyền sở tại cấp xã biết.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được giấy phép xây dựng màcông trình vẫn chưa có điều kiện khởi công thì chủ đầu tư phải xin phép giahạn Thời hạn gia thêm hạn là 12 tháng, quá thời hạn trên àm chủ đầu tư vẫnchưa khởi công xây dựng công trình thì giấy phép xây dựng không còn giá trị.

(5) Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện giấy phép xây dựng

Các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định giấy phép xâydựng Khi có nhu cầu thay đổi bổ sung những nội dung ghi trong giấy phép

Trang 22

xây dựng, thì chủ đầu tư phải làm đơn xin phép cơ quan cấp giấy phép xâydựng, trong đó phải giải trình rõ lý do và nội dung cần thay đổi.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xem xét và quyết địnhthay đổi, bổ sung giấy phép xây dựng trong thời gian không quá 10 ngày kể từkhi nhận được đơn giải trình của chủ đầu tư.

Khi công trình đã được xây dựng xong, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệmthu theo đúng quy định của Bộ Xây dựng tại Điều lệ quản lý chất lượng côngtrình xây dựng.

Trường hợp công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đãcấp, nhưng có lý do chính đáng và đã được cơ quan cấp giấy phép chấp thuậncho phép điều chỉnh thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ hoàn công Thành phần hồsơ hoàn công như thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và chỉ thểhiện lại những bản vẽ mà thực tế xây dựng công trình có thay đổi so với giấyphép xây dựng.

(6) Lưu trữ hồ sơ cấp phép xây dựng và hồ sơ hoàn công

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ cấp giấyphép xây dựng và hồ sơ hoàn công để quản lý chặt chẽ việc cải tạo và xâydựng các công trình.

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ CẤP PHÉPXÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH

Ba Đình là một trong bốn Quận nội thành cũ của Hà Nội, tại đây có khutrung tâm Ba Đình- đầu não chính trị của các nước, là nơi đặt khu cơ quanngoài giao đoàn và một số tổ chức quốc tế.

Quận Ba Đình nằm ở phía Tây Bắc nội thành Thủ đô Hà Nội, phía Bắcquận Ba Đình giáp với quận Tây Hồ, phía Đông giáp với quận Hoàn Kiếm,phía Nam giáp với quận Đống Đa, phía Tây giáp với quận Cầu Giấy Quận BaĐình có diện tích 9,248 km2 được chia thành 14 phường với dân số là225,282 người, mật độ dân số trung bình là 24.360 người/km2.

Trên địa bàn quận có nhiều cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Nhànước, các cơ quan ngoài giao trên địa bàn quận cũng có nhiều danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử văn hóa và có vinh dự là nơi thường xuyên diễn ra các sựkiện chính trị trong đại của đất nước…

Với những lợi thế to lớn và quý giá đó của quận Ba Đình sẽ tạo ra điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại,dịch vụ khoa học công nghệ, quản lý hành chính.

Trang 24

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN BA ĐÌNH NĂM 2000-2020

Ba Đình là một quận với đặc thù là còn nhiều đất nông nghiệp (tập trungchủ yếu tại các phường Cống Vị, Ngọc Hà và Đội Cấn với diện tích khoảngtrên 100ha) nên vấn đề thu hồi, chuyển đổi chức năng sử dụng đất nôngnghiệp sang đất đô thị, đất ở như thế nào cho hợp lý có tính khả thi để tránhtình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, gây khó khăn bức xúc trongquản lý xây dựng và quản lý trật tự xây dựng- đô thị trên địa bàn Quận.

Trang 25

Bảng 1: Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

Diện tíchđất (ha)

Tỷ lệ(%)

77,12 8,29

4 Đất giao thông - quảng trường - bãi đỗ xe 144 15,49

Trang 27

BẢN ĐỔ QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN BA ĐÌNH

Trang 28

I.Thực trạng công tác quản lý quy hoạch

Trong những năm qua đi theo đường lối của Đảng, được sự quan tâmnhiều mặt của Trương ương, Thành phố, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạothường xuyên của Thành ủy, UBND Thành phố, Đảng bộ chính quyền vànhân dân Quận Ba Đình đã lỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành cácnhiệm vụ được giao trong công tác quản lý đô thị, nổi bật là công tác quản lýquy hoạch và đã đạt được một số kết quả như sau:

Trong giai đoạn 2006-2009 Quận đã giao cho UBND 14 phường trongQuận tổ chức quản lý quy hoạch trên cơ sở bản đồ quy hoạch chi tiết xâydựng tỷ lệ 1/500 được thưc hiện theo quyết định số 48/QĐ-UB ngày11/04/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về phân cấp thẩm quyền lập, thẩmđịnh, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng

UBND Quận đã thực hiện cung cấp thông tin quy hoạch, kiến trúc chomột số đơn vị Thanh tra xây dựng, Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoànViệt Nam, Công ty CPĐTXD& PTĐT Sông Đà …theo sự phân cấp về côngtác quy hoạch của Thành phố để giải quyết về xây dựng, khiếu nại…

Soạn thảo văn bản gửi UBND Thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Quyhoạch- kiến trúc, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quảnlý quy hoạch ( đề nghị chấp thuận các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch chợThành Công và Châu Long; Dự án xây dựngtuyến đường sắt đô thị Thành phốHà Nội số 2 đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo; việc xin lập và triểnkhai dự án đầu tư trung tâm thương mại, nhà ở, văn phòng tại khu đất số 44đường Yên Phụ; điều chỉnh quy mô dự án xây dựng nhà ở cho CBCNV tại HồThương Binh …)

Trang 29

Soạn thảo văn bản hướng dẫn gửi các phường về công tác chỉnh trangcông trình sau GPMB trên địa bàn các phường thuộc quận và thống kê hạngmục công trình chỉnh trang phục vụ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Ngoài những kết quả mà Quận đã đạt được trong những năm qua cònmột số vướng mắc khó khăn trong quản lý quy hoạch:

Toàn Quận đã thực hiện quản lý quy hoạch dựa trên cơ sở bản đồ quyhoạch tỷ lệ 1/500 nhưng lại gặp khó khăn , đó là hầu hết các đồ án quy hoạchdo các doanh nghiệp ( chủ đầu tư) lập và trình duyệt không khớp với đồ ánquy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt tại Quận Quy hoạch Quận Ba Đìnhđược phê duyệt chỉ định hướng trong thời gian tới chưa có quy hoạch chi tiếtcho từng phường để thực hiện.

Tình trạng xây dựng trái phép không theo quy hoạch ở Quận đã và đanglàm cho cảnh quan Đô thị, bộ mặt của Quận cũng như Thành phố trở nên biếndạng phá vỡ kiến trúc và quy hoạch của Thành phố cản trở việc triển khiathực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dẫn đến tranhchấp khiếu kiện kéo dài với nhiều vụ việc phức tạp.

Tại thời điểm hiện tại đang có rất nhiều các dự án công trình xây dựngtrình chờ phê quyệt UBND Quận, nhưng khi hồ sơ đã nộp ở Quận thì hầu hếtcác dự án này vẫn còn đang nằm chờ dài ngày để được phê duyệt Dẫn đếntình trạng quy hoạch treo vẫn diễn ra rất phổ biến Một mặt cũng bởi do cóquá nhiều hồ sơ dự án nên cán bộ quản lý không thể giải quyết kịp nhưng mặtkhác là do ý thức, trách nhiệm trình độ của người cán bộ nhân viên quản lýquy hoạch

Bên cạnh đó có do một bộ phận người dân có ý thức về pháp luật chưacao, chưa nhận thức đầy đủ về nếp sống đô thị nên tình trạng chiếm đất công,

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:37

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC

Bảng 1.

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng số liệu tổng hợp cấp phép xây dựng trong giai đoạn 2005-2009 - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC

Bảng 3.

Bảng số liệu tổng hợp cấp phép xây dựng trong giai đoạn 2005-2009 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Biểu đồ hình cột - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC

i.

ểu đồ hình cột Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 4: Bảng số liệu về số hồ sơ được cấp phép xây dựng tại các phường các năm 2008 và 2009 - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC

Bảng 4.

Bảng số liệu về số hồ sơ được cấp phép xây dựng tại các phường các năm 2008 và 2009 Xem tại trang 36 của tài liệu.
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIÊT TẮT - 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.DOC
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIÊT TẮT Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan