THỰC HÀNH GIẢI TOÁN

8 685 6
THỰC HÀNH GIẢI TOÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH CHẬM HIỂU học tốt môn toán    I- ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Nguyễn Văn Kòp thuộc điạ bàn phường 15. Ở đây phần lớn dân cư lao động nghèo, thành phần tạm trú khá đông vì đây cũng là nơi tập trung rất đông dân nhập cư từ nhiều đòa phương miền Bắc, miền trung. Cuộc sống lao động cực nhọc, bương chải kiếm ăn nên việc kiếm tiền là chính, việc học của con em chỉ là thứ yếu. Vì không coi trọng việc học nên đa số phụ huynh phó mặc việc học cho nhà trường, học được chữ nào hay chữ đó. Trình độ dân trí còn thấp kém lại quá bận rộn với việc mưu sinh, nên ngoài giờ học tại trường, một số em phải phụ cha mẹ làm ăn kiếm sống, phần lớn phụ huynh thả lỏng, bỏ mặc con em chơi bời lêu lổng, thiếu sự luyện tập, học bài và chuẩn bò bài. Do ảnh hưởng bởi môi trường, bò lôi cuốn bởi thò trường văn hoá phẩm, trò chơi điện tử, phim ảnh, video mà nhiều gia đình xem suốt ngày đã tác động không nhỏ đến các em khiến các em xao nhãng việc học, không muốn học. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều em mất căn bản và lại càng không có ý thức học. II- TÍNH CẤP THIẾT a/ Tình hình thực tế Là giáo viên chủ nhiệm lớp năm, lớp cuối cấp, lớp phải đảm bảo đạt yêu cầu không chỉ chương trình lớp năm mà là yêu cầu chung của cấp một. Việc đánh giá học sinh không chỉ qua các kì kiểm tra đònh kì thông thường mà là đánh giá kết quả học tập 5 năm của học sinh . Trình độ học sinh vào đầu năm lớp năm quá chênh lệch vì là vùng nhập cư nên học sinh từ nhiều tỉnh thành, nông thôn nên nhiều học sinh mất căn bản từ các lớp dưới, những yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức văn toán không đạt yêu cầu như chưa nắm vững bốn phép tính cộng, trừ nhân chia, viết chưa thành câu, sai chính tả quá phổ biến nhiều em một bài chính tả lớp năm trên 20 lỗi sai . Qua thống kê chất lượng đầu năm môn toán lớp có 6hs giỏi – 21,4 % ; 8 hs khá – 28,6 % ; 9 hs trung bình - 32,1% ; 5 hs yếu – 17,9 % . Ý thức, động cơ học tập của các em không có. Các em học một cách chiếu lệ hay bò ép buộc. Các học sinh kém , mất căn bản lại càng chán học hơn . Ngoài giờ học, do tác động của nền kinh tế, của môi trường xã hội, sự hấp dẫn của phim ảnh, trò chơi, các em thường lêu lổng chơi đùa, không có sự kiểm tra nhắc nhở của phụ huynh. Nhiều học sinh đi học về là chạy chơi hoặc vùi đầu vào các trò chơi. Do đó thường xuyên các em không thuộc bài, không làm bài tập về nhà và cả việc thường quên sách vở do thiếu chuẩn bò. b. Tính cấp thiết 1 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán Năm nay, với việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, chương trình thay sách lớp 5 của Bộ Giáo dục – Đào tạo bắt đầu được áp dụng. Việc vận dụng những phương pháp tích cực nhằm phát huy sự chủ động sáng tạo, tìm tòi để tự chiếm lónh tri thức của học sinh càng đòi hỏi sự học tập tích cực và đồng đều của học sinh. Làm sao để giúp các em học tập tốt? Làm sao nâng cao chất lượng, đảm bảo cho học sinh đạt yêu cầu hoàn tất chương trình bậc tiểu học? Những câu hỏi đó luôn thôi thúc tôi tìm biện pháp khắc phục. Từng năm, từng năm, bằng kinh nghiệm thực tiễn tôi đã áp dụng và không ngừng cải tiến để đạt được mục tiêu. Tôi xin được trình bày kinh nghiệm của mình về : KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH CHẬM HIỂU HỌC TỐT MÔN TOÁN III- NỘI DUNG KINH NGHIỆM a/ Nội dung : 1- Công tác chủ nhiệm * Giáo dục học sinh ý thức , lòng say mê học tập *Nắm thật đúng , thật chính xác trình độ thực của từng học sinh . * Tổ chức đôi bạn học tập * Tập cho học sinh tính độc lập , tự chủ trong học tập . * Quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường 2- Nội dung giảng dạy * Củng cố , bổ sung những chỗ hổng trong kiến thức của học sinh . * Khắc sâu các công thức toán * Tổng hợp một dạng kiến thức chung phù hợp đối tượng học sinh yếu * Tập cho học sinh bước đầu giải toán có lời văn . b/ Các biện pháp thực hiện 1- CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM : * Giáo dục học sinh ý thức và lòng say mê học tập : - Học sinh lớp năm đã biết suy nghó, có ý thức. Ta không thể áp đặt, nhồi nhét kiến thức nếu các em chán ghét việc học, không muốn học, không thấy được ích lợi của việc học. Hơn nữa thường các em đã yếu toán thì thường yếu tất cả các môn học, và có tâm lý chán học, sợ học. - Ngay từ đầu năm, thông qua những bài học đạo đức, giờ SHTT tôi đã giúp các em nhận thức được việc học có lợi cho chính bản thân các em. Nhờ học , các em có hiểu biết, có thêm tri thức, biết cách xử thế, có khả năng thích nghi trong cuộc sống. Các em cũng thấy được sự khác biệt trong hành động, trong cư xử của 1 học 2 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán sinh và một bạn không được đi học. Ngoài ra việc nắm vững kiến thức cơ bản môn toán là tiền đề và cơ sở ban đầu tư duy giúp các em học tập tốt các môn học khác . - Khuyến khích học sinh bộc lộ mình qua những phiếu thăm dò đầu năm. Học sinh tự nhận xét việc học của mình, thích môn nào? sợ môn nào? Yếu phần nào? Chưa hiểu những gì? Cần được giáo viên giúp đỡ giảng lại những gì?… Khi học sinh tự nhận ra được những chỗ thiếu của mình thì từ đó với sự giúp đỡ của giáo viên chắc chắn sẽ có những đổi thay. - Để động viên và gây hứng thú học tập cho các em chậm hiểu, chúng tôi thường có những biện pháp khích lệ khi các em có những biểu hiện tiến bộ: thường xuyên học tập theo nhóm đôi, nhóm bốn để học sinh giỏi khá hỗ trợ học sinh còn yếu kém, ưu tiên cho các em chậm hiểu trình bày , phát biểu những kiến thức dễ, động viên khuyến khích bằng những tràng pháo tay, lời khen ngơi của giáo viên của bạn bè. * Nắm thật đúng , thật chính xác trình độ thực của học sinh : Điều kiện cơ sở vật chất của trường học chưa thích hợp cho việc mỗi em một bàn. Các em ngồi quá gần nhau, điều kiện thuận lợi để các em ỷ lại, quay cóp, xem bài của bạn. Đó là khó khăn cho chúng ta để đánh giá chính xác chất lượng học tập thực sự của các em. Thực tế có trường hợp học sinh bài làm hàng tháng điểm rất cao nhưng khi thi ngồi 1 người 1 bàn hoặc lên bảng thì không làm bài được. Vì vậy ngay từ đầu năm giáo viên cần nắm thật chính xác trình độ thực của từng học sinh * Tạo đôi bạn học tập : Sắp xếp 1 học sinh giỏi, khá ngồi với 1 học sinh chậm hiểu để các em giỏi nhắc nhở bạn làm bài, báo cho giáo viên biết khi bạn không làm bài, học bài. Việc học tập chăm chỉ cũng là tấm gương sáng cho bạn noi theo.”Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” * Tập cho học sinh tính độc lập , tự chủ trong học tập Giáo dục học sinh ý thức giúp đỡ bạn trong học tập không phải là cho bạn xem bài, nhắc bài cho bạn khi làm bài. Khi làm bài, mỗi em tự làm bài một cách độc lập, không cho người khác xem và làm theo. Qua việc này, giáo viên dễ dàng nắm chắc sự lónh hội, tiếp thu kiến thức của từng học sinh . - Với những bài luyện tập thêm tại nhà, chúng tôi đã thông báo xin quý vò phụ huynh tuyệt đối không giảng bài, làm bài dùm học sinh. Hãy để học sinh tự tìm tòi, phát huy khả năng của mình. Qua đó, bản thân chúng tôi nắm chắc được những phần học sinh đã nắm chắc, những chỗ học sinh chưa nắm chắc để có kế hoạch giảng lại. Dần dần, với việc tự mình làm bài không dựa vào người khác dù ở trường hay ở nhà sẽ giúp học sinh độc lập suy nghó, tự chủ hơn mỗi khi làm bài. Từ đó hình thành nơi các em tính tự tin. Nhờ đó khi bước vào các kì thi , các em không bò áp lực tâm lý đè nặng, sẽ bình tónh, tự tin khi làm bài vì các em đã quen tính độc lập khi làm bài. * Quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường . 3 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán Việc giáo dục chỉ có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và học đường, đặc biệt đối với học sinh yếu vì thời gian các em ở tại nhà bằng 5 lần thời gian các em đến trường. Nhưng các bậc làm cha mẹ lại quá bận rộn công việc đến nỗi phó mặc việc học cho nhà trường. Vì thế sổ liên lạc được xem như chiếc cầu nối giữa gia đình và học đường. Không chỉ là báo điểm các kì thi, thông qua sổ liên lạc, những việc học sinh cần chuẩn bò ở nhà, kể cả những hành vi sai phạm về mặt đạo đức đều được loan báo đầy đủ cho phụ huynh nắm rõ để tiếp tay nhà trường giáo dục, uốn nắn học sinh. Với học sinh yếu, việc nghỉ học của các em cũng khá phổ biến. Việc đi học thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức của các em. Vì vậy nếu các em nghỉ học 2 buổi là chúng tôi có kế hoạch liên hệ ngay với phụ huynh, nếu cần chúng tôi sẽ đến nhà để trao đổi đề nghò phụ huynh đôn đốc con em đi học. 2- NỘI DUNG GIẢNG DẠY * Củng cố những chỗ hổng trong kiến thức của học sinh . Thông thường học sinh yếu kém hay chán học, lý do cũng dễ lí giải vì các em không nắm chắc kiến thức căn bản từ các lớp dưới, nên khi nghe tiếp thu các kiến thức mới các em không thể nào hiểu nên càng kém hơn, càng không muốn học. Dù với khối lượng kiến thức mới phải truyền thụ cho học sinh, tôi tâm niệm rằng một ngôi nhà muốn vững phải củng cố nền móng thật vững chắc. Nếu ta cứ xây dựng trên một nền nhà không đạt yêu cầu thì không sớm thì muộn căn nhà cũng sụp đổ. Vì thế : - Ngay từ đầu năm, với việc kiểm tra chất lượng văn toán của từng học sinh, chúng tôi đã thống kê để nắm bắt ngay những lỗ hổng về kiến thức cơ bản của từng học sinh và có kế hoạch phụ đạo . Thông thường học sinh yếu thường có nhiều sai lầm về các kiến thức sau : - 4 phép tính cộng trừ nhân chia đặc biệt là toán chia . Phần lớn học sinh chưa biết cách chia cho số có 2-3 chữ số hoặc chia được nhưng rất chậm. Ngoài ra với cộng trừ nhân chia phân số mới học từ cuối lớp bốn, lại thêm 3 tháng nghỉ hè nên phần lớn đã quên cách làm . - Tìm thành phần chưa biết : Nhiều em còn lẫn lộn , chưa phân biệt số bò chia , số chia . .Ngoài ra học sinh chưa thuộc các công thức tìm X - Chưa nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính . - Thiếu hệ thống các đơn vò : đo chiều dài , khối lượng diện tích nên việc đổi đơn vò sai quá nhiều . - Chưa nắm vững các loại toán điển hình : trung bình cộng , tìm hai số khi biết tổng và tỉ - Ở trường chúng tôi có may mắn là có điều kiện phòng ốc để dạy phụ đạo trái buổi, tôi đã sử dụng những giờ phụ đạo trái buổi riêng cho những học sinh yếu để dạy lại những gì mà đa số các em còn thiếu sót kể cả việc học bảng nhân, dạy lại kó 4 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán năng tính cộng trừ nhân chia . Tập cho các em cách tóm tắt đề toán , giải lại các bài toán có 1, 2 bước giải vì hầu hết học sinh không biết làm toán đố dù chỉ có 1 ,2 bước giải * Khắc sâu các công thức toán Yêu cầu tối thiểu giúp học sinh làm toán là phải thuộc bảng nhân , các công thức toán cơ bản. Với chương trình lớp năm các em phải thuộc rất nhiều công thức về các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật . ngoài ra còn nhiều ghi nhớ khác. Việc thuộc đúng, chính xác các công thức này đã cao đối với học sinh khá giỏi và lại càng khó khăn gấp bội với học sinh yếu, vì đối tượng này ít chòu học bài . Để khắc phục , tôi đã có những biện pháp sau : _ Mỗi ngày dành ra 5 phút đầu giờ học và đầu giờ chơi khi các em vừa lên lớp để đọc bảng nhân hay công thức. Cứ như thế ngày này qua ngày khác, mưa dầm thấm đất, dần dần các em sẽ nhớ được các công thức một cách chính xác . - Ngoài ra giúp các em tự nhận ra những chỗ các em thường quên sót , lầm lẫn khi học và áp dụng công thức : + Công thức hình tam giác và hình thang giống nhau . Điểm cần lưu ý là hình tam giác có 1 đáy còn hình thang có 2 đáy. Khi thực hiện tìm diện tích tam giác , các em thường quên chia 2 ,tìm đáy tam giác khi biết chiều cao thường quên nhân 2 + Hình tròn : tìm chu vi phải có đường kính, tìm diện tích phải có bán kính . + Giúp các em tự biết hình thành các công thức toán bằng quan hệ giữa các thành phần : S = a x b  a = S : b ( Tìm thừa số chưa biết ) V = S đáy x c  c = V : S đáy * Tổng hợp một dạng kiến thức chung phù hợp học sinh yếu Với đối tượng học sinh yếu, số lượng kiến thức toán quá tải đối với sự tiếp thu của các em. Vì thế các em thường lẫn lộn lung tung, học cái sau quên cái trước. Vì thế cần nhấn mạnh, cần cụ thể hoá, cần chốt lại vấn đề thật gọn, rõ thì học sinh yếu mới có thể nắm bắt được : + Cộng trừ nhân chia phân số : Sau khi học xong, các em cần nhớ cụ thể : Cộng trừ phân số thì phải cùng mẫu số; nhân phân số thì tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số, chia thì nhân ngòch đảo phân số sau. + Cộng trừ nhân chia số thập phân : Các em cần nắm vững : cộng trừ số thập phân thì dấu phẩy luôn thẳng hàng, nhân thì đếm phần thập phân, chia thì số chia phải là số tự nhiên . + Tính nhanh quá nhiều ghi nhớ : nhân , chia 1 số với 10 ; 100 ; 1000 ; 0,1 ; 0,01 ;0,001 dễ làm các em lẫn lộn. Các em sẽ tự so sánh để chốt lại về 2 ghi nhớ nhân và chia với 10 ; 100 . Nhân với 0,1 là chia cho 10 ; chia cho 0,01 là nhân 100 . + Đổi đơn vò : Các em rất dễ nhầm lẫn giữa đơn vò chiều dài , diện tích , thể tích . Chúng tôi dùng hình ảnh cụ thể : 5 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán m : mỗi đơn vò 1 chữ số . m 2 : mỗi đơn vò liền nhau được biểu thò 2 chữ số ( chữ số 2 phía trên) m 3 : mỗi đơn vò 3 chữ số ( có chữ số 3 phía trên) * Giải toán có lời văn : Học sinh yếu thường không thực hiện được các bài toán kể cả các bài toán áp dụng công thức. Điểm chính yếu là vì các em không hiểu đề, không biết tự mình tóm tắt đề bài. Để khắc phục , chúng tôi tập cho các em cách đọc kó đề bài , tập tóm tắt các bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ( nếu có thể ) kể cả các bài toán chỉ có 1 - 2 bước giải . Việc này có thể thực hiện qua phần dạy cộng trừ nhân chia số thập phân. Bước đầu cho thảo luận nhóm đôi khi tóm tắt, dần dần tự mỗi em sẽ tóm tắt. Ngoài ra, chúng tôi cũng hướng dẫn các em cách áp dụng công thức để giải toán: Thí dụ : Đề bài cho chu vi và chiều dài, tìm diện tích hình chữ nhật. Để tìm diện tích các em cần biết dài, rộng. Có chiều dài và chu vi các em biết áp dụng để tìm chiều rộng Với học sinh yếu bước đầu các em tự tóm tắt, tự giải được những bài toán đơn giản, áp dụng được công thức là cũng khá lắm rồi . * Thực hiện nháp Phần đông học sinh không thích hoặc không có thói quen làm nháp , điều đó dẫn đến việc tính toán sai sót . Ngay từ đầu năm chúng tôi đã áp dụng triệt để và kiểm tra thường xuyên việc mỗi học sinh phải có vở nháp và khi làm toán phải tính toán ở nháp nhất là đối với toán phân số và số thập phân. Với biện pháp này giúp các em tính toán cẩn thận hơn , và cũng giúp chúng ta kiểm tra việc tự làm bài của học sinh . * Giáo viên cần chấm điểm thường xuyên hơn với học sinh yếu : Đặc điểm tâm lý của học sinh cấp 1 là rất thích được chấm điểm. Việc chúng ta quan tâm chấm bài cho các em yếu sẽ là nguồn động viên tích cực nhất cho các em trong ý thức vươn lên. IV - PHÂN TÍCH ƯU KHUYẾT QUA VIỆC THỰC HIỆN A/ Ưu điểm Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên mang lại nhiều hiệu quả rất lớn - Khắc phục được những hạn chế khách quan như điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, quản lí tốt việc làm bài để đánh giá đúng chất lượng học sinh. - Giúp cho học sinh có động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tự chủ, độc lập trong học tập, qua việc tự làm bài ở lớp, ở nhà giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp các dữ kiện và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra sự tự chủ trong học tập còn giúp các em phát huy tính tự tin vào khả năng của chính mình, không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác. 6 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán - Giáo viên nắm được trình độ của từng học sinh mới có thể giúp học sinh lấy lại căn bản. Kinh nghiệm cho thấy phần lớn các em chán học vì các em mất căn bản nên không hiểu bài và rồi không muốn học, xem việc học như gánh nặng . Nếu ta giúp các em lấp đầy các lỗ hổng kiến thức cũ thì mới dần hình thành hứng thú học tập cho học sinh, tạo nên trình độ tương đối đồng đều giúp ta dễ dàng hơn trong việc truyền thụ kiến thức . - Không mất nhiều thời gian mà tạo điều kiện cho phụ huynh quan tâm đến việc học của các em, khơi dậy nơi phụ huynh ý thức và nhiệm vụ cùng hỗ trợ nhà trường đôn đốc việc học của con em. Hơn nữa tâm lí các em rất ngại khi không thuộc bài phải đưa sổ cho ba mẹ kí tên, đó cũng là biện pháp giúp các em tự chuẩn bò bài tốt hơn. Sổ liên lạc là cầu nối hữu hiệu và chặt chẽ. Biện pháp này bản thân tôi đã áp dụng rất nhiều năm và đã được rất nhiều phụ huynh hoan nghênh. b/ Khuyết điểm Việc thực hiện cũng không thể nào tránh được những hạn chế : - Các biện pháp này đòi hỏi nhiều công sức, nhiều thời gian của giáo viên. Đôi khi vì lấy lại căn bản cho học sinh, trên thực tế có khi bò trễ bài trong tháng đầu năm . - Giáo viên phải quản lí tốt, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện sổ liên lạc để kòp thời khắc phục khi có đôi bạn bao che nhau những việc xấu, thỉnh thoảng phải thay đổi đôi bạn . V - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC SAU KHI ÁP DỤNG Những năm học trước, với những biện pháp này, lớp tôi luôn vươn lên từ lớp có nhiều học sinh chậm hiểu, yếu môn toán đầu năm đến cuối năm không có học sinh trung bình hoặc yếu môn toán và kết quả luôn là 100% học sinh hoàn thành bậc tiểu học. Năm nay cũng với những biện pháp trên, lớp tôi có 3 học sinh thuộc diện rất đặc biệt (mới chuyển trường từ các vùng nông thôn), tiếp thu rất chậm nhưng học kì 2 đã có nhiều chuyển biến tốt và qua kì thi giữa kì 2 vừa qua, các em làm bài rất khả quan . Qua thống kê môn toán từ đầu năm tới nay: Giỏi 9-10 Khá 7 - 8 Trung bình 5 – 6 Yếu 3 - 4 Kém 1 – 2 Đầu năm 6 8 9 3 2 Giữa HK I 14 7 4 2 1 Cuối HK I 23 5 Giữa HK II 25 3 VII - KẾT LUẬN 7 Kinh nghiệm giúp học sinh chậm hiểu học tốt môn Toán Để thực hiện tốt những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kể trên, có lẽ đòi hỏi nhiền công sức, nhiều thời gian, nhiều sự hi sinh của chúng ta trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế còn eo hẹp cuả người giáo viên, khi nỗi lo âu cơm áo gạo tiền vẫn còn đè nặng trên mỗi người chúng ta. Nhưng dù sao, đã mang nghiệp giáo với khát vọng làm đẹp cho đời, tin chắc rằng ngọn lửa nhiệt tình, yêu đời yêu nghề vẫn luôn bừng cháy và hâm nóng con tim chúng ta. Và là giáo viên dạy lớp cuối cấp, có lẽ không gì vui sướng và tự hào hơn khi tất cả học sinh lớp chúng ta, những đứa con chúng ta cưu mang suốt một năm trời đạt kết quả cao. Đó chính là phần thưởng cao qúy hơn cả bạc tiền dành cho chúng ta : những người mang sứ mệnh đi trồng hoa cho đời Ngày 19 tháng 4 năm 2007 Người viết Đỗ Thò Tuyết Minh Nhận xét của Tổ (Khối trưởng) : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Nhận xét của Chủ tòch Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm cấp Trường : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chủ tòch Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm 8 . môn Toán năng tính cộng trừ nhân chia . Tập cho các em cách tóm tắt đề toán , giải lại các bài toán có 1, 2 bước giải vì hầu hết học sinh không biết làm toán. số ( có chữ số 3 phía trên) * Giải toán có lời văn : Học sinh yếu thường không thực hiện được các bài toán kể cả các bài toán áp dụng công thức. Điểm chính

Ngày đăng: 31/05/2013, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan