Đề thi thử ĐH-CĐ Sinh học lần 2 - 2008 (THPT Sơn Tây-Hà Tây)

4 760 5
Đề thi thử ĐH-CĐ Sinh học lần 2 - 2008 (THPT Sơn Tây-Hà Tây)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT SƠN TÂY ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO ĐẠI HỌC NĂM 2008 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Số câu trắc nghiệm: 50 câu (4 trang) Mã đề thi 901 Câu 1: Trong quá trình tiến hóa tiền sinh học, quy luật chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng từ giai đoạn nào? A. Sự hình thành lớp màng. B. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. C. Sự tạo thành các côaxecva. D. Sự xuất hiện các enzym. Câu 2: Những tế bào mang bộ NST dị bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân? A. 2n + 1; 2n – 1; 2n + 2; n – 2. B. 2n + 1; 2n – 1; 2n + 2; 2n – 2. C. 2n + 1; 2n – 1; 2n + 2; n + 2. D. 2n + 1; 2n – 1; 2n + 2; n + 1. Câu 3: Ví dụ nào sau đây là thích nghi kiểu hình? A. Chân thằn lằn có giác bám. B. Sâu ăn lá có màu xanh lục. C. Gấu bắc cực có bộ lông màu trắng. D. Thằn lằn có màu da giống tường nhà. Câu 4: Bố, mẹ truyền cho con A. kiểu gen. B. kiểu gen và kiểu hình. C. kiểu hình. D. tính trạng đã hình thành sẵn. Câu 5: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là? A. Thực hiện lai khác dòng kép. B. Thực hiện lai khác dòng đơn. C. Tạo dòng thuần. D. Thực hiện lai thuận nghịch. Câu 6: Ở cà chua 2n = 24, cá thể có tế bào sinh dưỡng mang bộ NST bằng 22 thuộc thể: A. Ba nhiễm. B. Khuyết nhiễm hoặc một nhiễm kép. C. Đa nhiễm. D. Khuyết nhiễm. Câu 7: Thể khảm là hậu quả của loại đột biến gen nào? A. Đột biến gen lặn trong giảm phân. B. Đột biến gen lặn trong nguyên phân. C. Đột biến gen trội trong giảm phân. D. Đột biến gen trội trong nguyên phân. Câu 8: Vai trò chủ yếu của chọn lọc cá thể là: A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. B. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. D. Đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất. Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây là điều kiện thúc đẩy sự tiến hóa? A. Quá trình đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Quá trình giao phối. D. Các cơ chế cách ly. Câu 10: Khi lai phân tích F 1 dị hợp 2 cặp gen, ở F 2 phân tính gồm 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình lặn chiếm tỷ lệ 4%. Tần số hoán vị gen là: A. 16%. B. 30%. C. 40%. D. 8%. Câu 11: Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST diễn ra? A. Sự co ngắn, đóng xoắn ở kỳ đầu giảm phân I. B. Sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I. C. Sự sắp xếp của các cặp NST tương đồng ở mặt phẳng thoi phân bào trong kỳ giữa giảm phân I. D. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I. Câu 12: Số lượng NST của cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng khi xảy ra đột biến thể tam bội là: A. Có một cặp NST tương đồng tăng thêm một NST. B. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số NST lên gấp đôi. C. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số NST lên gấp ba lần. D. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm một NST. Câu 13: Tại sao tần số đột biến ở từng gen không lớn mà số giao tử mang đột biến gen lại không nhỏ? A. Vì giảm phân có trao đổi chéo. B. Vì có nhiều tác nhân đột biến tác động cùng một lúc. 1 C. Vì số gen ở sinh vật rất lớn. D. Vì xác suất một tác nhân đột biến gặp một gen rất lớn. Câu 14: Ở người các tính trạng trội là: A. Da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài. B. Da đen, tóc quăn, môi mỏng, lông mi dài. C. Da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi ngắn. D. Da trắng, tóc quăn, môi dày, mũi cong. Câu 15: Mặt tác dụng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm Đác Uyn là: A. Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của các cá thể. B. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong loài. C. Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau. D. Tạo ra số cá thể ngày càng đông. Câu 16: Vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là: A. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể. B. Làm tăng số lượng loài giữa các quần xã. C. Làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể. D. Làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. Câu 17: Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn, loại nào có vai trò quan trọng hơn đối với sự tiến hóa, vì sao? A. Đột biến lặn, vì nó ít nghiệm trọng và không di truyền được. B. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình trong đời cá thể. C. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối. D. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình ở thế hệ sau. Câu 18: Không có quan hệ tính trội, tính lặn là đặc điểm của quy luật di truyền nào? A. Tương tác gen và di truyền giới tính. B. Di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính. C. Tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính. D. Liên kết gen và hoán vị gen. Câu 19: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (đa bội khác nguồn) so với thể tự đa bội (đa bội cùng nguồn) là: A. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn. B. Khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường. C. Tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau. D. Tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau. Câu 20: Phương pháp lai nào có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện được. A. Lai kinh tế. B. Lai khác thứ. C. Lai xa. D. Lai tế bào. Câu 21: Giải thích nào sau đây là của La Mác về loài hươu cao cổ? A. Biến dị cổ cao là thích nghi nhất với thức ăn trên cao. B. Các biến dị cổ ngắn, cổ vừa bị đào thải, chỉ còn biến dị cổ cao. C. Chỉ có biến dị cổ cao, mới lấy được thức ăn trên cao. D. Loài hươu có tập tính vươn cổ lên cao để lấy thức ăn nên cổ dài ra. Câu 22: Tính đa hình cân bằng về các nhóm máu ở người là ví dụ minh họa cho luận điểm của: A. Kimura. B. La Mác. C. Sinh học hiện đại. D. Đác Uyn. Câu 23: Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật? A. Lao động kiểu như một hoạt động chế tạo công cụ. B. Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. C. Biết sử dụng công cụ lao động. D. Dùng lửa. Câu 24: Sự phân ly của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ nào của giảm phân? A. Kỳ sau giảm phân II. B. Kỳ cuối giảm phân I. C. Kỳ sau giảm phân I. D. Kỳ cuối giảm phân II. Câu 25: Quan niệm hiện đại về vai trò của thường biến đối với sự tiến hóa của loài: A. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. B. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. C. Có vai trò giúp quần thể tồn tại ổn định lâu dài. D. Không có vai trò gì vì là biến dị không di truyền. 2 Câu 26: Trong chọn giống thực vật, tia phóng xạ được sử dụng gây đột biến nhân tạo trên đối tượng nào? A. Bào tử, hạt phấn, đỉnh sinh trưởng. B. Vi sinh vật, bào tử, bầu nhụy. C. Bào tử, hạt phấn, bầu nhụy. D. Vi sinh vật, bào tử, hạt phấn. Câu 27: Nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình là: A. Các cơ chế cách ly. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Quá trình giao phối. D. Quá trình đột biến. Câu 28: Về mặt di truyền học, phép lai nào ban đầu làm tăng tỷ lệ thể dị hợp sau đó tăng dần tỷ lệ thể đồng hợp? A. Giao phối cận huyết. B. Lai cải tiến giống. C. Lai kinh tế. D. Lai xa. Câu 29: Đặc điểm nào dưới đây không có ở Oxtralôpitec? A. Đã biết sử dụng cành cây, hòn đá để tự vệ và tấn công. B. Đã chuyển hẳn xuống đất. C. Đã biết dùng lửa. D. Mình hơi khom về phía trước. Câu 30: Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình: A. tự điều chỉnh. B. sinh sản. C. tự sao chép. D. tích lũy thông tin di truyền. Câu 31: Ở động vật, để tạo ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nào là chủ yếu? A. Lai thuận nghịch. B. Lai khác dòng kép. C. Lai kinh tế. D. Lai khác dòng đơn. Câu 32: Để giải thích về nguồn gốc các loài, Đác Uyn xem vai trò nhân tố tiến hóa nào sau đây là quan trọng nhất? A. Di truyền tích lũy các biến dị có lợi. B. Các biến dị cá thể. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phân ly tính trạng. Câu 33: Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào? A. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. B. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. C. Bất kỳ loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. D. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen. Câu 34: Sự hình thành loài mới theo quan niệm của La Mác A. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một gốc chung. B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. C. Loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của ngoại cảnh. D. Loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của sự thay đổi tập tính ở động vật. Câu 35: Trong chọn lọc hàng loạt, đối với những cây giao phấn vì quần thể có (I), các thế hệ sau phân tính nên phải tiến hành chọn lọc (II). A. (I): kiểu gen đồng nhất, (II): nhiều lần. B. (I): kiểu gen không đồng nhất, (II): một lần. C. (I): kiểu gen không đồng nhất, (II): nhiều lần. D. (I): kiểu gen đồng nhất, (II): một lần. Câu 36: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b nằm trên NST thường quy định. Xác suất kiểu gen bb trong quần thể là 1/10 4 . Xác suất của bố, mẹ bình thường sinh ra một người con bạch tạng là bao nhiêu? Biết quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. A. 0,0098% B. 0,098% C. 0,01% D. 0,98% Câu 37: Đặc điểm quan trọng nào của plasmít để nó thực hiện chức năng là thể truyền trong kỹ thuật cấy gen? A. Cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn. B. ADN của plasmít tự nhân đôi độc lập so với ADN của NST. C. Chứa ADN vòng gồm 8000 đến 200.000 cặp nu. D. Cấu trúc chứa ADN trong tế bào chất của vi khuẩn. Câu 38: Theo La Mác, nhân tố tiến hóa quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hóa? A. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. B. Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật. C. Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên. 3 D. Sự chọn lọc các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn. Câu 39: Một gen lặn đột biến được biểu hiện thành kiểu hình đột biến trong quần thể giao phối cần: A. Có alen tương ứng bị đột biến thành gen lặn. B. Nhiều cá thể trong quần thể bị đột biến giống nhau xuất hiện nhiều gen đột biến cùng loài. C. Gen lặn đột biến trở lại thành gen trội. D. Có thời gian để gen lặn tăng số lượng (tăng tần số) alen lặn đột biến tạo điều kiện xuất hiện tổ hợp gen đồng hợp đột biến lặn. Câu 40: Phương hướng cơ bản trong tạo ra giống lúa mới ở nước ta là: A. Lai giữa hai giống trong nước một giống cao sản và một giống có khả năng chống chịu. B. Lai giữa giống địa phương trong nước có năng suất cao với giống có khả năng chống chịu, nhập nội. C. Lai giữa giống địa phương trong nước có tính chống chịu tốt với giống cao sản nhập nội. D. Lai giữa hai giống nhập nội một giống cao sản và một giống có khả năng chống chịu. Câu 41: Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do: A. Có hiện tượng ăn lẫn nhau. B. Sự thống nhất tỷ lệ sinh tử. C. Quần thể khác điều chỉnh nó. D. Tự điều chỉnh. Câu 42: Trong một phân tử ADN mạch kép ở thực vật, số liên kết photpho đi este được tính bằng: A. (Số nuclêotít x 2) - 2. B. Số nuclêotít - 2. C. Số nuclêotít x 2. D. Số nuclêotít – 1. Câu 43: Hóa chất nào gây ra đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A hoặc X-G ? A. EMS. B. Cônsixin. C. NMU. D. 5-BU. Câu 44: Trong chọn giống để củng cố một tính trạng mong muốn nào đó người ta sử dụng phương pháp nào? A. Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết. B. Giao phối cận huyết. C. Lai kinh tế. D. Tự thụ phấn bắt buộc. Câu 45: Qua phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào, đã xác định được tật sứt môi, thừa ngón, chết yểu ở người là do: A. Có ba NST ở cặp 13-15. B. Mất đoạn NST số 21 hoặc 22. C. Có ba NST ở cặp 16-18. D. Thừa một NST ở cặp giới tính. Câu 46: Ở đậu Hà Lan A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Trong một quần thể tự thụ phấn người ta cho bốn cây kiểu gen AA và ba cây kiểu gen Aa tự thụ phấn. Ở thế hệ F 2 tỷ lệ kiểu gen AA trong quần thể là: A. 19/28. B. 41/56. C. 3/28. D. 9/56. Câu 47: Nội dung nào sau đây sai? A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. B. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính. C. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử. D. Khi vừa được phát sinh các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình gọi là thể đột biến. Câu 48: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài 1 hơi giảm, còn số lượng của loài 2 giảm đi rất mạnh được minh chứng cho mối quan hệ: A. Cạnh tranh. B. Hợp tác đơn giản. C. Hội sinh. D. Cộng sinh. Câu 49: Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của loại đột biến nào sau đây? A. Mất đoạn NST. B. Thể dị bội. C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn NST. Câu 50: Vì sao mã di truyền mang tính thoái hóa? A. Có nhiều bộ 3 không mã hóa axit amin. B. Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ 3. C. Một bộ 3 mã hóa 1 axit amin. D. Một bộ 3 mã hóa nhiều axit amin. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- 4 . amin. D. Một bộ 3 mã hóa nhiều axit amin. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- -- - -- - -- - HẾT -- -- - -- - -- 4 . TRƯỜNG THPT SƠN TÂY ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO ĐẠI HỌC NĂM 20 08 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Số câu trắc nghiệm: 50 câu (4 trang) Mã đề thi 901

Ngày đăng: 31/05/2013, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan