Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xôviết

28 1.7K 8
Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xôviết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔVIẾT” (V.I.Lênin Toàn tập, Tập.36, Nxb. TB, Mátxcơva, 1977, tr.201256) PGS, TS. Nguyễn Văn Oánh Trần Chí Lý Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết là tác phẩm lớn của Lênin, và là tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác Lênin. Trong đó đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như: Kinh tế, chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, về Đảng Cộng sản v.v.. Với phạm vi bài viết này, chỉ xem xét dưới góc độ chính trị, đây cũng là nội dung bao quát toàn bộ tác phẩm, và là Cương lĩnh chính trị của Đảng Bônsêvích (b) ở nước Nga trong những năm 19181923, thời kỳ nước Nga xẩy ra nội chiến. Tuy nhiên, những tư tưởng được Lênin đề cập trong giai đoạn này không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện Chính sách kinh tế mới “NEP”, và là tư tưởng xuyên suốt của Lênin trong quá trình lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩmChiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nước Nga hết sức căng thẳng về chính trị và nặng nề về kinh tế. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi, nước Nga Xôviết phải giải quyết hai nhiệm vụ hết sức to lớn đó là: giành chính quyền; chấm dứt chiến tranh với Đức.Tác phẩm được viết vào đầu năm 1918, sau Cách mạng Tháng Mười Nga khoảng nửa năm. Và thực tế đến đầu 1918, Chính quyền Xôviết mới được thiết lập trên toàn nước Nga. Để có hòa bình phục vụ việc khôi phục và phát triển đất nước trong điều kiện nước Nga bị cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn phá nặng nề. Ngày 331918, Nga buộc phải ký Hiệp ước BrétLitốpxcơ đình chiến với Đức. Theo như lời của Lênin, đây là một hiệp ước “vô cùng đau khổ” và “vô cùng nặng nề”, là một bước lùi tạm thời, một thử thách rất lớn, nhượng bộ bọn tư bản. Nhưng đây cũng là một việc làm táo bạo và quyết đoán, thể hiện rõ chiến lược, sách lược và tầm nhìn sáng suốt của một lãnh tụ thiên tài, bản lĩnh của lãnh tụ cộng sản. Có thể hiểu được rằng, đây là biểu hiện của lý trí thắng tình cảm, của chân lý thắng phiêu lưu mạo hiểm.Sau khi ký hiệp ước với nước Đức, nước Nga có một nền hòa bình, nhưng nền hòa bình đó lại rất mong manh. Vì sau khi đã ký hòa ước, các nước đế quốc âm mưu thành lập một liên minh để chống lại nước Nga, gồm 14 nước. Chúng sợ rằng, để cho nước Nga có hòa bình thì Nga sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, và nước Nga sẽ trở thành một nước hùng cường, điều đó không có lợi cho các nước đế quốc chủ nghĩa. Do đó, bọn đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, phong tỏa quân sự, đe dọa nền hòa bình của nước Nga.Trong bối cảnh đó, nước Nga gặp nhiều khó khăn và phức tạp cả về kinh tế lẫn chính trị: Nền sản xuất bị đình đốn, thấp kém và lạc hậu; cơ sở vật chất bị tàn phá kiệt quệ do chiến tranh; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, họ đã quá mệt mỏi, hoang mang và lo sợ vì chiến tranh Vì vậy, Lênin chủ trương cần tranh thủ thời gian có hòa bình để tập trung giải quyết những nhiệm vụ rất cụ thể, rất cấp bách, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, chuẩn bị lực lượng đề phòng khi có chiến tranh nổ ra, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Lênin nói: “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian tạm ngừng chiến mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta để hàn gắn vết thương cực kỳ trầm trọng do chiến tranh gây ra cho toàn thể xã hội nước Nga và để phát triển kinh tế nước nhà nếu không thì không thể nào nói đến tăng cường khả năng quốc phòng” Trong giai đoạn đó, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản là phải làm cho mỗi người cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân nước Cộng hòa Xôviết trẻ tuổi thấy rõ được những đặc điểm, nhiệm vụ mới của thời kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang nắm giữ chính quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý đất nước. Chính ở thời điểm sau khi nắm được chính quyền, Lênin đã nhấn mạnh rằng, giành chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn nhiều. Toàn đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Đó là nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất nước theo một kiểu mới khác hẳn về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủ nghĩa, đó là Chính quyền Xôviết, một hình thức của chuyên chính vô sản. Thiết lập nền dân chủ vô sản, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga. Để thực hiện được những việc đó, yêu cầu phải soạn thảo cho được một bản kế hoạch cụ thể về những nhiệm vụ cơ bản trước mắt của chính quyền mới. Đảng Bôn sê vích Nga đã giao cho Lênin viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”. Để đi đến hoàn tất tác phẩm này, Lênin đã phải viết đi viết lại ba lần.Lần thứ nhất: “Bản sơ thảo những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”, dài 40 trang, (đọc vào 23 28 3 1918) ở Hội nghị Trung ương. ở Hội nghị này những người “phái tả” cũng đưa ra một bản cương lĩnh khác. Hai bản cương lĩnh này đối lập nhau. Cuối cùng Hội nghị không đi đến một sự thống nhất nào. Lần thứ hai: Lênin tiếp tục viết lại tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết” với nội dung ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn và cụ thể hơn. Đến tháng 4 năm 1918 Hội nghị nhất trí lấy tác phẩm này làm Cương lĩnh của Đảng.Sau đó, Trung ương giao cho Lênin viết lại, tóm tắt tác phẩm này dưới dạng đề cương, thành sáu luận đề để phổ biến cho quần chúng hiểu về đường lối của Đảng.Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích tỉ mỉ những vấn đề quan trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã hội, những cơ sở lý luận của đường lối chung, chính sách kinh tế của Nhà nước Xôviết một hình thức của chuyên chính vô sản, ý nghĩa và nội dung đặc biệt của nhiệm vụ tổ chức và quản lý của chính quyền mới, chính quyền công nông đầu tiên trên thế giới. Và việc tiếp tục cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, nhưng cũng rất quyết liệt, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. II. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm :“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết” là tác phẩm quan trọng nêu lên Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bônsêvích trong điều kịên lịch sử rất cụ thể. Đường lối đó thể hiện những quan điểm rõ ràng, nhất quán của Đảng Cộng sản Nga (b) trong việc giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, mà cả hướng tới những nhiệm vụ lâu dài về tổ chức quản lý đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa.Sau tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết từ 1818 1923, Lênin viết một loạt tác phẩm khác như: “Tổ chức thi đua như thế nào?”; “Sơ thảo kế hoạch công tác khoa học kỹ thuật”; “Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Bàn về thuế lương thực”; “Bàn về chế độ hợp tác”; “Thà ít mà tốt”... tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm tư tưởng, chủ trương và đường lối đã nêu lên trong tác phẩm đó và hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh, có hệ thống nhằm xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa; 5 tác phẩm cuối, Bàn về thuế lương thực; Bàn về chế độ hợp tác; Về cuộc cách mạng của chúng ta; Chúng ta phải cải tổ Bộ Dân ủy thanh tra công nông như thế nào? Thà ít mà tốt được coi là “Di chúc Chính trị của Lênin”.III. Nội dung chính của tác phẩmTrong chuyên đề này, chủ yếu phân tích khía cạnh chính trị của tác phẩm, cụ thể là phân tích kế hoạch tổ chức và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga được thể hịên qua những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết (Cương lĩnh của đảng (b) Nga).1. Về đảng chính trịTrước hết, Lênin đã phân tích rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của hai cuộc cách mạng, cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị nhân dân, nghĩa là các đảng viên Đảng Cộng sản (b) Nga và cả những đại biểu giác ngộ của quần chúng lao động phải hiểu thấu triệt sự khác nhau căn bản ấy, để tuyên truyền vận động quần chúng lao động tích cực tham gia xây dựng chính quyền Xôviết. Thực chất và ưu thế lớn của Chính quyền Xôviết, một hình thức của chuyên chính vô sản, sự khác nhau về nguyên tắc và ưu thế của nền dân chủ vô sản so với nền dân chủ tư sản. Theo Lênin, sự khác nhau đó là ở chỗ chuyển trọng tâm vấn đề dân chủ từ chỗ thừa nhận về mặt hình thức những quyền tự do (như dưới chế độ đại nghị tư sản) đến chỗ bảo đảm thực tế (chứ không phải trên giấy tờ) cho những người lao động người đã lật đổ bọn bóc lột được hưởng quyền tự do thực sự. Những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xôviết được thể hiện về mặt pháp lý trong Hiến pháp Xôviết đầu tiên. Lênin chỉ ra rằng, “Trong các cuộc cách mạng tư sản, nhiệm vụ chủ yếu của quần chúng lao động là làm một việc tiêu cực hoặc có tính chất phá hoại: xóa bỏ chế độ phong kiến, chế độ quân chủ, những quan hệ thời trung cổ. Còn công tác tích cực, hay sáng tạo, tức là công tác tổ chức một xã hội mới thì lại do thiểu số hữu sản, tức thiểu số tư sản trong nhân dân hoàn thành...Trái lại, nhiệm vụ chủ yếu mà giai cấp vô sản và nông dân nghèo do giai cấp vô sản lãnh đạo, phải hoàn thành trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, do đó phải hoàn thành trong cả cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã bắt đầu ở Nga ngày 25 tháng Mười 1917, nhiệm vụ chủ yếu đó là một công tác tích cực hay là sáng tạo nhằm thiết lập một mạng lưới các quan hệ tổ chức mới... Một cuộc cách mạng như thế chỉ có thể hoàn thành thắng lợi, nếu đa số nhân dân mà trước hết là những người lao động chủ động tiến hành một hoạt động sáng tạo có ý nghĩa lịch sử. Chỉ khi nào giai cấp vô sản và những người nông dân nghèo tỏ rõ có tinh thần tự giác, trình độ tư tưởng, tinh thần hy sinh và tinh thần bền bỉ thì khi đó thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa mới được đảm bảo” .Nhiệm vụ của đảng viên và toàn Đảng trong lúc này là:Thứ nhất : thuyết phục đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình.Nhiệm vụ đó đã được hoàn thành một cách căn bản trong thực tế. Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng cần thiết và được đặt lên trong số những nhiệm vụ quan trọng, bởi quần chúng nhân dân là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy, là lực lượng to lớn để hoàn thành vẻ vang sự nghiệp cách mạng và chủ nghĩa xã hội. Thứ hai : giành lấy chính quyền, đập tan sự phản kháng và diệt tận gốc giai cấp bóc lột. Nhiệm vụ này là một quá trình thường xuyên, liên tục, không thể lơ là và không thể coi thường. Bởi chưa thể hoàn thành xong xuôi, chừng nào mà bọn quân chủ và dân chủ lập hiến, bọn phụ họa, bọn mensêvích, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu, bọn phản kháng, bóc lột và kẻ cướp... chưa bị đập tan, chưa bị diệt tận gốc, và mọi cơ sở vật chất chưa chuyển hoàn toàn vào tay giai cấp vô sản, thì nhiệm vụ đó vẫn phải tiếp tục, không một phút nào được phép lãng quên. Như vậy, đây là một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, giai đoạn tạo ra những điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản, khiến cho nó không thể phục hồi hoặc tái sinh. Giai đoạn đấu tranh này, về hình thức có vẻ hòa bình, nhưng có nội dung vô cùng khó khăn và phức tạp. Theo cách nói của Lênin, đây là giai đoạn chuyển chiến thuật: từ cách đánh khinh kỵ binh chuyển sang lối đánh bằng trọng pháo, để giành thắng lợi hoàn toàn. Bởi vì giai đoạn này có nhiều hạn chế do đang nội chiến. Thứ ba : nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trước mắt, và cũng nói lên đặc điểm của tình hình hiện nay. Nhưng dẫu sao nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước cũng đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm và quan trọng bậc nhất. Bây giờ, việc quản lý đất nước như thế nào? Đây là đặc điểm của bước chuyển nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, Lênin nói: “Đặc điểm của tình thế hiện thời, tất cả sự khó khăn là ở chỗ phải hiểu rõ đặc điểm của bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân và dùng vũ lực quân sự sang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý” . Bởi trong lịch sử thế giới, đây là lần đầu tiên một chính quyền công nông bắt tay vào việc quản lý đất nước, muốn hoàn thành được nhiệm vụ, muốn quản lý tốt, cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn và phải tổ chức theo phương thức mới, xây dựng, quản lý kinh tế, nghĩa là sản xuất và phân phối một cách kế hoạch các sản phẩm cần thiết cho đời sống của hàng chục triệu con người, đảm bảo nâng cao năng suất lao động trong phạm vi toàn quốc. Lênin kết luận, chính trị chủ yếu của chúng ta là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế. Và ngày nay nhiệm vụ quản lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm.Vì sao đó là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu. Bởi đó là những nhiệm vụ mà thực tiễn đang đòi hỏi từng ngày, từng giờ và yêu cầu cần phải được giải quyết kịp thời, cụ thể như: + Việc hàn gắn vết thương chiến tranh;+ Việc giữ gìn trật tự tối thiểu trong cả nước;+ Việc khôi phục lực lượng sản xuất bị chiến tranh tàn phá;+ Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước...Tất cả những công việc đó đang đặt ra trước mắt đối với Chính quyền Xôviết, theo Lênin đó là những công việc, những nhiệm vụ hết sức sơ thiểu và sơ thiểu nhất, nhằm bảo toàn cơ sở xã hội, khắc phục những khó khăn trong những bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu lúc đó là: “Hãy tính toán tiền nong cho cẩn thận và thành thực. Hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô. Hãy triệt để tuân thủ kỷ luật lao động... đó là những khẩu hiệu chủ yếu trước mắt” .Muốn tổ chức, xây dựng cả một hệ thống quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện xã hội hóa nền sản xuất và nâng cao năng suất lao động, thì phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu của bọn bóc lột, thực hiện chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế tập thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ các tổ chức kinh tế cũ của bọn tư sản bóc lột, xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao, thực hiện sản xuất phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của người lao động. Phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bằng cách tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa để không ngừng nâng cao trình độ, tăng năng suất lao động... Đó là những nhiệm vụ tổ chức và quản lý cơ bản được đặt ra khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền thiết lập chế độ xã hội mới.2 Tổ chức quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, phức tạp của đất nước, Lênin xác định, đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu. Và để xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội, điều quyết định là phải tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách toàn diện, hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm.2.1. Kiểm kê, kiểm soát và phát triển kinh tếXuất phát từ thực tế của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với Chính quyền Xôviết trong việc tổ chức và quản lý đất nước, Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm soát.Vì sao phải kiểm kê và kiểm soát? Qua phân tích, đánh giá về đặc điểm, tính chất và tình hình của đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê và kiểm soát là tránh được nạn đói, cải thiện được đời sống cho người dân lao động; quét sạch bọn phản động, sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá hoại ngầm của giai cấp tư sản, là đấu tranh cô lập và “tước đoạt kẻ đi tước đoạt”, tạo ra những điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không thể tồn tại được, mà cũng không thể tái sinh được. Giành lại từ giai cấp tư sản các tổ chức kinh tế và tư liệu sản xuất, lúc đó mới gọi là chiến thắng giai cấp tư sản hoàn toàn (diệt tận gốc bọn tư bản). Lênin khẳng định sự cần thiết của kiểm kê và kiểm soát: “Tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tổ chức được việc kiểm kê và kiểm soát trong các xí nghiệp, trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã giành lại từ tay giai cấp tư sản; mà không làm được việc đó thì không thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là: Nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước” . Nếu không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến hành làm chủ trong sản xuất, không tạo được tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, và mầm mống của chủ nghĩa xã hội cũng bị tiêu diệt. Thực hiện tốt việc kiểm kê, kiểm soát còn tạo ra được sức mạnh kỷ luật to lớn, tính nghiêm minh, tự giác trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Nếu “Không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt” .Ai thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát? Nắm rõ điều kiện và hoàn cảnh của đất nước lúc đó, Lênin xác định, đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, là điều kiện để tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Dưới chính quyền Xôviết, việc kiểm kê, kiểm soát được tiến hành bằng hai lực lượng cơ bản: Thứ nhất, tiến hành kiểm kê, kiểm soát toàn dân, toàn diện trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm. Hình thức này phải thực sự dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là sự kiểm soát phải được thực hiện “từ dưới lên”, sự kiểm soát của công nhân và nông dân nghèo đối với bọn tư bản, và được thiết lập ở mọi lúc mọi nơi. Lênin chỉ ra rằng: “nếu sau khi nắm được chính quyền, giai cấp vô sản ở nước ta giải quyết được nhanh chóng nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát và tổ chức trong phạm vi toàn dân... thì sau khi đập tan sự phá hoại ngầm, chúng ta sẽ có thể nhờ tiến hành rộng khắp việc kiểm kê, kiểm soát mà hoàn toàn thu phục được các chuyên gia tư sản” . Thứ hai, thực hiện kiểm kê, kiểm soát “từ trên xuống”, bằng nhà nước vô sản, nhà nước vừa là người kiểm soát, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát của các tổ chức xã hội và đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân. Đó là thực hành việc nhà nước kiểm tra, giám sát, điều tiết, phân phối một cách hợp lý trong sản xuất và phân phối sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức người sức của cho nhân dân, thực hành tiết kiệm. Thực sự là biện pháp số một để chống đói nghèo và lạc hậu, nâng cao đời sống của toàn dân. Như, việc tổ chức kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt được của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác. Lênin cũng lưu ý rằng: Cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát là trực tiếp giúp sức cho bọn Coóc ni lốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thể lật đổ chính quyền của những người lao động... những kẻ thù của chúng ta đang rình rập chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền cách mạng. Không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến lên làm chủ trong sản xuất và phân phối sản phẩm. “Chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợi không khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy... thì chừng đó sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát công nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất” . Phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát chuyển sang việc quản lý và điều tiết sản xuất của giai cấp công nhân, đó mới là thực chất của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.Kiểm kê và kiểm soát như thế nào? Lênin khẳng định rằng, bất kỳ nhà nước nào đang vận động lên chủ nghĩa xã hội đều cần phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Bởi thực hiện tốt hai nhiệm vụ ấy là tạo ra những điều kiện, những tiền đề cơ bản để phát triển kinh tếxã hội, chỉ có tổ chức một cách chu đáo việc kiểm kê, kiểm soát và tổ chức nghiêm ngặt, chặt chẽ kỷ luật lao động mới tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách chắc chắn nhất. Lênin cho rằng, việc kiểm kê, kiểm soát phải được tiến hành trên các lĩnh vực, trong các ngành, nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh như: (nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...); “Bây giờ cái được đề lên hàng đầu, lại là tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác” . Và phải được tiến hành trong tất cả các địa phương trên cả nước một cách đồng bộ, thống nhất. Thực hiện bằng các công cụ quản lý của nhà nước để thực hiện kiểm kê và kiểm soát: Quốc hữu hóa ngân hàng, và không ngừng cải biến ngân hàng thành những đầu mối kế toán công cộng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải tăng chi nhánh và chi điếm của ngân hàng nhân dân; củng cố và chỉnh đốn những tổ chức độc quyền của nhà nước đã được thiết lập; nhà nước phải nắm lấy độc quyền ngoại thương; công tác thu thuế; áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động... “Chúng ta phải áp dụng ngay lập tức chế độ nghĩa vụ lao động ấy, nhưng phải áp dụng một cách hết sức thận trọng và từng bước một, bằng cách dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm mỗi bước đi, và cố nhiên, là bắt đầu áp dụng chế độ đó trước tiên đối với những kẻ giàu có” . Cấp sổ lao động; cấp sổ thu chi cho từng tên tư sản kể cả tư sản nông thôn. Nếu không thực hiện kiểm kê và kiểm soát thì nhà nước sẽ không biết được hàng triệu và hàng tỷ bạc từ đâu ra, chuyển đến đâu và đi lúc nào? Những nguồn thu nhập và tài sản của người dân cũng bị giấu giếm mà nhà nước chẳng thu được thuế. Thành lập các Uỷ ban kiểm tra nhà nước, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao, các nhóm lưu động để kiểm tra, theo dõi việc thi hành các sắc lệnh, kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng công việc, có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết và thật nghiêm minh các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm. Nhưng đồng thời cũng phải có cách giải quyết thật linh hoạt, hiệu quả, tránh dập khuôn, máy móc, thực hiện đúng với chế độ tập trung dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo Lênin, chế độ kiểm kê, kiểm soát phải được triển khai trong thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, trên lý thuyết; đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo; tích cực học hỏi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm phong phú trong nhân dân. Có như vậy, thì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới càng mau chóng và chắc chắn.Về ý nghĩa của kiểm kê và kiểm soát, Lênin cho rằng, đây là hình thức đấu tranh cao của giai đoạn mới để giành toàn bộ thắng lợi trong chiến dịch chống tư bản, để giành quyền sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tiêu diệt những tàn dư của chế độ cũ như tham nhũng hối lộ, ăn cắp của công, tệ lãng phí, bệnh quan liêu, nạn đầu cơ trục lợi bất chính, buôn gian bán lận, vi phạm pháp luật v.v..Thực hiện kiểm kê, kiểm soát trong quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm là nhằm nâng cao năng suất lao động cao hơn, tạo ra của cải vật chất nhiều hơn, là điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc nhà nước tổ chức nền đại sản xuất công nghiệp là việc chuyển từ hình thức “công nhân kiểm soát” sang “công nhân quản lý” trong các cơ sở sản xuất, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, đường sắt, hầm mỏ... Trên những nét cơ bản và chủ yếu nhất.Chủ nghĩa xã hội muốn giành thắng lợi hoàn toàn, Chính quyền Xôviết muốn giữ vững và không ngừng được củng cố, và đem lại tự do thực sự cho nhân dân lao động, việc kiểm kê, kiểm soát phải được thực hiện tốt; không chỉ thế, việc kiểm kê, kiểm soát cũng là nhằm tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội; tạo ra năng suất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều hơn, tốt hơn cho chủ nghĩa xã hội. 2.2. Tăng cường kỷ luật, nâng cao năng suất lao độngChủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa tư bản ở chỗ là tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn (trên tinh thần tự nguyện, tự giác), nâng cao năng suất, chất lượng lao động (trên phạm vi cả nước) và tạo ra hiệu quả trong công việc tốt hơn nhiều (so với chủ nghĩa tư bản).Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực mà nhiệm vụ tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã được hoàn thành trên những nét chủ yếu và cơ bản thì tất nhiên có một nhiệm vụ khác được đề lên hàng đầu, đó là, thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó (với mục đích đó) phải tổ chức lao động thành một trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.Đây là một việc làm lâu dài, phải mất nhiều thời gian, công sức mới giải quyết được. Lênin cũng chỉ rõ tính chất và sự cần thiết của việc nâng cao năng suất lao động. Nếu như giành chính quyền chỉ mất vài ba ngày, hoặc vài tuần cũng có thể dẹp tan được sự phản kháng quân sự của bọn bóc lột, thì nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động phải mất nhiều năm mới giải quyết được một cách vững chắc. Điều này thể hiện rõ tính chất lâu dài và hoàn cảnh khách quan của công tác này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều kiện để nâng cao năng suất lao động. Trước hết phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp phát triển. Bởi, chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xôviết cộng với điện khí hóa toàn quốc. (Sau này, trải qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin phát triển luận điểm này lên thêm một bước đầy đủ hơn và hoàn chỉnh hơn: Chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xôviết + điện khí hóa toàn quốc + kỷ luật đường sắt Phổ + kinh nghiệm quản lý của các Trớt Mỹ + nền giáo dục quốc dân Hoa Kỳ). Có thể nói, việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp, phải phát triển ngành sản xuất nhiên liệu, máy móc, công nghiệp hóa chất, phải có những điều kiện cần và đủ, chủ nghĩa xã hội mới chiến thắng chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn.Lênin nói: Nước Nga có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, có tiềm năng lớn về quặng ở U ran, nhiên liệu ở miền Tây Xibiri (than đá) dầu lửa ở vùng Cáp ca dơ, ở miền trung tâm (than bùn), bao nhiêu của cải to lớn về rừng, về sức nước, về nguyên liệu, về hóa chất... Việc khai thác của cải tự nhiên ấy bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ tạo cơ sở cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng.Điều kiện thứ hai là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng nhân dân. “Một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, trước hết là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân” .Phải nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, cần phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, kỹ năng, thao tác lao động của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn. Lênin cho rằng, muốn nâng cao được tinh thần và kỷ luật lao động, cần phải có những biện pháp cụ thể, thích hợp. Như biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng phải được đặt lên hàng đầu, phải có kế hoạch và được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra theo Lênin, phải rất coi trọng biện pháp khuyến khích bằng lợi ích vật chất bằng trả lương theo sản phẩm. Đây là những cách làm mới theo phương pháp Cộng hòa Xôviết, trên tinh thần tiên phong của giai cấp vô sản.Khuyến khích lợi ích vật chất, Lênin chủ trương phải thực hiện gấp rút và áp dụng cho được trên thực tế thí nghiệm trả lương theo sản phẩm nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động giỏi vào làm việc trong tổ chức nhà nước Xôviết.Phải áp dụng rất nhiều yếu tố khoa học và tiến bộ trong phương pháp Taylo, Lênin nhấn mạnh rằng: Học cách làm việc, đó là nhiệm vụ mà chính quyền xôviết phải đặt ra trước nhân dân với tất cả tầm vóc của nó.Lênin viết : “Nước cộng hòa xôviết phải tiếp thu cho bằng được tất cả những gì quý giá nhất trong những thành quả của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực đó. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay không, điều đó chính là tùy ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính quyền xôviết và chế độ quản lý xôviết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản” .Lênin cho rằng: Phải tổ chức ở Nga việc nghiên cứu và giảng dạy phương pháp Taylo. Phải thí nghiệm và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống, nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sản xuất. Cần phát động một phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa một cách rộng khắp, trên mọi lĩnh vực của đời sống.Phải dùng biện pháp cưỡng bức lao động với những đối tượng cố tình chống đối, chây lười, trốn tránh và tính tiểu tư sản. Thưc hiện chế độ nghĩa vụ lao động để bao vây tư bản, bắt tư bản phải đầu hàng bằng kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta, và sử dụng biện pháp cấp sổ lao động và sổ tiêu dùng để tiện việc theo dõi và quản lý. Trong điều kiện nhà nước Xôviết mới giành được chính quyền, lực lượng lao động đông đảo trình độ tay nghề còn thấp, chưa am hiểu nhiều về kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn, đội ngũ trí thức xuất thân từ công nông còn hạn hẹp, chưa có nhiều khả năng để nâng cao năng suất lao động. Thấy được vai trò to lớn của đội ngũ các chuyên gia tư sản trong khả năng tổ chức, quản lý, sản xuất nâng cao năng suất lao động (họ là những trí thức do nhân loại tao ra). Lênin cho rằng, nếu “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được” . Phương pháp sử dụng chuyên gia tư sản theo Lênin, “Nhà nước có thể sử dụng những người có tài tổ chức nhất và những chuyên gia giỏi bằng cách: hoặc là theo phương pháp cũ, phương thức tư sản (nghĩa là trả lương cao) hoặc theo phương thức mới, phương thức vô sản (nghĩa là thành lập những điều kịên kiểm kê, kiểm soát do toàn dân thực hiện từ dưới lên, những điều kiện này tự nó nhất định sẽ giúp chúng ta thu phục được các chuyên gia, lôi kéo về với chúng ta” .Trong điều kịên nước Nga lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, buộc chúng ta phải dùng đến phương pháp cũ phương pháp tư sản để tận dụng nhanh nhất đội ngũ chuyên gia tư sản phục vụ cho Chính quyền Xôviết. “Giờ đây chúng ta buộc phải dùng phương pháp cũ, phương pháp tư sản và bằng lòng trả một giá rất cao về “công phục vụ” của những chuyên gia tư sản nhiều kinh nghiệm nhất” .Lênin cho rằng: Dùng biện pháp đó là một sự thỏa hiệp, một sự xa rời những nguyên tắc của Công xã Pari, của mọi chính quyền vô sản, tức là những nguyên tắc đòi hỏi phải rút tiền lương xuống ngang mức tiền lương của công nhân đòi hỏi phải phá bằng hành động tư tưởng thăng quan phát tài chứ không phải bằng lời nói.Lênin cũng khẳng định rằng, dùng biện pháp đó không phải chỉ là một sự tạm ngừng trong lĩnh vực nào đó, cuộc tấn công vào giai cấp tư sản... Mà còn là một bước lùi của chính quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết của chúng ta nữa: Đây là sự thỏa hiệp, một bước lùi tạm thời để giành chiến thắng, là một bước đi mềm dẻo mà linh hoạt, nhưng đem lại hiệu quả trong nghệ thuật dùng người của Lênin; biết hy sinh cái cục bộ để chiến thắng trong toàn cục; bỏ cái lợi nhỏ để giành cái lợi lớn. Nó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lênin, vì mục tiêu chung chiến thắng tư bản, nâng cao năng suất lao động, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.Lênin cũng nhận thấy rằng, “Dĩ nhiên thừa nhận đã lùi một bước như vậy đã làm cho bọn đầy tớ của giai cấp tư sản, nhất là bọn tiểu nhân: Bọn Mensêvích, phái “Đời sống mới, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu cười nhạo chúng ta” . Và Lênin khẳng định: Chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm của đoạn đường mới vô cùng gay go đang dẫn tới chủ nghĩa xã hội, không nên giấu giếm những sai lầm, những nhược điểm của chúng ta. mà phải cố gắng kịp thời làm nốt những cái chúng ta chưa làm xong .Trong khi sử dụng chuyên gia tư sản, Lênin cũng đã giải thích cho quần chúng hiểu thấu đáo về sự cần thiết, ý nghĩa của việc làm đó, không che giấu trước quần chúng rằng tại sao chúng ta phải sử dụng chuyên gia tư sản. Làm như thế là để giáo dục quần chúng và cùng với quần chúng học tập kinh nghiệm để cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội.Lênin nói: “Giả sử nước Cộng hòa xô viết Nga cần 1000 nhà hóa học và chuyên gia hạng nhất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để chỉ đạo lao động của nhân dân nhằm đẩy mạnh hết sức nhanh nền kinh tế trong nước. Giả sử rằng phải trả cho mỗi “ngôi sao bậc nhất” ấy... một năm là 25.000 rúp. Giả sử như phải tăng số tiền đó (25 triệu rúp) lên gấp đôi...thậm chí gấp 4 lần. Thử hỏi một món tiền chi hàng năm là năm chục hoặc một trăm triệu rúp vào cải tổ lao động của nhân dân theo thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, như vậy liệu có thể coi là quá đáng hoặc quá sức đối với một nước Cộng hòa Xôviết không? Cố nhiên là không” . Và Lênin nói tiếp: “Nếu trong khoảng một năm, những người tiên tiến giác ngộ trong công nhân và nông dân nghèo, với sự giúp đỡ của cơ quan xôviết, mà thành công trong việc tổ chức nhau lại, tự đặt mình vào kỷ luật và nỗ lực tạo nên một kỷ luật lao động chặt chẽ, thì sau một năm, chúng ta sẽ trút bỏ được “cống vật” ấy, khoản tiền công mà chúng ta sẽ có thể giảm bớt được thậm chí sớm hơn nữa” .Trong điều kiện mới giành được chính quyền, trình độ lao động của người Nga còn thấp kém so với các nước tiên tiến, kỷ luật lao động chưa cao, còn tồn tại những tàn tích của chế độ nông nô, muốn giành được thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước Cộng hòa Xôviết phải học những cách làm đặc biệt đó, những phương pháp hợp lý nhất như kiểm kê, kiểm soát, tiếp thu những thành quả quý giá nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa tư bản để lại (chứ không phải là tiếp thu mọi cái). Thực hiện triệt để về các nguyên tắc quản lý của Chính quyền Xôviết, chú ý đến đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa để nâng cao năng suất lao động, khi cần thiết phải dùng cả những biện pháp cưỡng bức đối với các phần tử tư sản, với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa. 2.3. Tổ chức thi đuaViệc tổ chức thi đua chiếm một vị trí quan trọng trong xây dựng và phát triển của nhà nước chuyên chính vô sản. Thi đua là một công cụ, một biện pháp để tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động là một trong những đòn bẩy để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong tác phẩm này, Lênin vạch rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của hai phương pháp thi đua. Dưới chủ nghĩa xã hội thì thi đua là thực chất, công khai, là động lực để phát triển kinh tế xã hội; ngược lại, dưới chủ nghĩa tư bản thì thi đua là hình thức, giả tạo, giấu giếm, để che đậy những điều bí ẩn, triệt tiêu mất động lực của sự phát triển. Nhưng đây lại là điều mà giai cấp tư sản thích tung ra để vu khống, chế nhạo chủ nghĩa xã hội. Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội phủ nhận thi đua. Nhưng thực ra chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự có thi đua, bởi thi đua có tính chất quần chúng thực sự và là động lực phát triển xã hội.Phê phán những người trong “phái tả” cho rằng: Trong chủ nghĩa xã hội không cần phải thi đua, vì đã có kỷ luật lao động rồi, Lênin cho rằng: Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên mở đường (nhờ đã xóa bỏ được các giai cấp và do đó xóa bỏ được sự nô dịch quần chúng) cho một cuộc thi đua thực sự có tính chất quần chúng. Và chính tổ chức xôviết trong khi chuyển từ nền dân chủ hình thức của chính thể cộng hòa tư sản sang việc quần chúng lao động thực sự tham gia công tác quản lý. Lần đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách rộng rãi.Để thực hiện công tác thi đua một cách thiết thực, hiệu quả, Lênin cho rằng cần phải có những nguyên tắc của thi đua, những phương pháp thi đua cụ thể, rõ ràng

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ-VIẾT” (V.I.Lênin Toàn tập, Tập.36, Nxb TB, Mátxcơva, 1977, tr.201-256) PGS, TS Nguyễn Văn Oánh Trần Chí Lý Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xô viết tác phẩm lớn Lênin, tác phẩm chủ yếu chủ nghĩa Mác- Lênin Trong đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như: Kinh tế, trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, Đảng Cộng sản v.v Với phạm vi viết này, xem xét góc độ trị, nội dung bao quát toàn tác phẩm, Cương lĩnh trị Đảng Bônsêvích (b) nước Nga năm 1918-1923, thời kỳ nước Nga xẩy nội chiến Tuy nhiên, tư tưởng Lênin đề cập giai đoạn không giải vấn đề trước mắt mà có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực Chính sách kinh tế “NEP”, tư tưởng xuyên suốt Lênin trình lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội I Hoàn cảnh đời tác phẩm Chiến tranh giới thứ làm cho nước Nga căng thẳng trị nặng nề kinh tế Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ giành thắng lợi, nước Nga Xôviết phải giải hai nhiệm vụ to lớn là: giành quyền; chấm dứt chiến tranh với Đức Tác phẩm viết vào đầu năm 1918, sau Cách mạng Tháng Mười Nga khoảng nửa năm Và thực tế đến đầu 1918, Chính quyền Xôviết thiết lập toàn nước Nga Để có hòa bình phục vụ việc khôi phục phát triển đất nước điều kiện nước Nga bị chiến tranh giới lần thứ tàn phá nặng nề Ngày 3-3-1918, Nga buộc phải ký Hiệp ước BrétLi-tốp-xcơ đình chiến với Đức Theo lời Lênin, hiệp ước “vô đau khổ!” “vô nặng nề!”, bước lùi tạm thời, thử thách lớn, nhượng bọn tư Nhưng việc làm táo bạo đoán, thể rõ chiến lược, sách lược tầm nhìn sáng suốt lãnh tụ thiên tài, lĩnh lãnh tụ cộng sản Có thể hiểu rằng, biểu lý trí thắng tình cảm, chân lý thắng phiêu lưu mạo hiểm Sau ký hiệp ước với nước Đức, nước Nga có hòa bình, hòa bình lại mong manh Vì sau ký hòa ước, nước đế quốc âm mưu thành lập liên minh để chống lại nước Nga, gồm 14 nước Chúng sợ rằng, nước Nga có hòa bình Nga đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước Nga trở thành nước hùng cường, điều lợi cho nước đế quốc chủ nghĩa Do đó, bọn đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, phong tỏa quân sự, đe dọa hòa bình nước Nga Trong bối cảnh đó, nước Nga gặp nhiều khó khăn phức tạp kinh tế lẫn trị: Nền sản xuất bị đình đốn, thấp lạc hậu; sở vật chất bị tàn phá kiệt quệ chiến tranh; đời sống nhân dân vô khó khăn, họ mệt mỏi, hoang mang lo sợ chiến tranh! Vì vậy, Lênin chủ trương cần tranh thủ thời gian có hòa bình để tập trung giải nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, nâng cao suất lao động, củng cố tăng cường khả quốc phòng, chuẩn bị lực lượng đề phòng có chiến tranh nổ ra, đảm bảo xã hội ổn định phát triển lên chủ nghĩa xã hội Lênin nói: “Chúng ta phải dốc lực để lợi dụng thời gian tạm ngừng chiến mà thời đưa lại cho để hàn gắn vết thương trầm trọng chiến tranh gây cho toàn thể xã hội nước Nga để phát triển kinh tế nước nhà không nói đến tăng cường khả quốc phòng” 1 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1977., tr.204 Trong giai đoạn đó, nhiệm vụ đặt trước Đảng Cộng sản phải làm cho người cán đảng viên toàn thể nhân dân nước Cộng hòa Xôviết trẻ tuổi thấy rõ đặc điểm, nhiệm vụ thời kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành quyền sang nắm giữ quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ quản lý đất nước Chính thời điểm sau nắm quyền, Lênin nhấn mạnh rằng, giành quyền khó giữ quyền khó nhiều Toàn đảng toàn dân phải hiểu thấu đáo nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt nhiệm vụ lâu dài cách mạng xã hội chủ nghĩa giai đoạn Đó nhiệm vụ tổ chức xây dựng quản lý đất nước theo kiểu khác hẳn chất cao hẳn kiểu tổ chức quản lý tư chủ nghĩa, Chính quyền Xôviết,- hình thức chuyên vô sản Thiết lập dân chủ vô sản, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Nga Để thực việc đó, yêu cầu phải soạn thảo cho kế hoạch cụ thể nhiệm vụ trước mắt quyền Đảng Bôn- sê- vích Nga giao cho Lênin viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xô viết” Để đến hoàn tất tác phẩm này, Lênin phải viết viết lại ba lần Lần thứ nhất: “Bản sơ thảo nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xô viết”, dài 40 trang, (đọc vào 23- 28/ 3/ 1918) Hội nghị Trung ương Hội nghị người “phái tả” đưa cương lĩnh khác Hai cương lĩnh đối lập Cuối Hội nghị không đến thống Lần thứ hai: Lênin tiếp tục viết lại tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết” với nội dung ngắn gọn hơn, chặt chẽ cụ thể Đến tháng năm 1918 Hội nghị trí lấy tác phẩm làm Cương lĩnh Đảng Sau đó, Trung ương giao cho Lênin viết lại, tóm tắt tác phẩm dạng đề cương, thành sáu luận đề để phổ biến cho quần chúng hiểu đường lối Đảng Trong tác phẩm mình, Lênin phân tích tỉ mỉ vấn đề quan trọng thời kỳ độ từ chủ nghĩa tư chuyển lên chủ nghĩa xã hội, sở lý luận đường lối chung, sách kinh tế Nhà nước Xôviết hình thức chuyên vô sản, ý nghĩa nội dung đặc biệt nhiệm vụ tổ chức quản lý quyền mới, quyền công nông giới Và việc tiếp tục đấu tranh vô phức tạp, liệt, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư giành thắng lợi hoàn toàn chủ nghĩa xã hội II Tư tưởng chủ đạo tác phẩm : “Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết” tác phẩm quan trọng nêu lên Đường lối lãnh đạo Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích điều kịên lịch sử cụ thể Đường lối thể quan điểm rõ ràng, quán Đảng Cộng sản Nga (b) việc giải nhiệm vụ trước mắt, mà hướng tới nhiệm vụ lâu dài tổ chức quản lý đất nước, xây dựng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa Sau tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết từ 1818- 1923, Lênin viết loạt tác phẩm khác như: “Tổ chức thi đua nào?”; “Sơ thảo kế hoạch công tác khoa học kỹ thuật”; “Bệnh ấu trĩ tả khuynh tính tiểu tư sản”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Bàn thuế lương thực”; “Bàn chế độ hợp tác”; “Thà mà tốt” tiếp tục bổ sung phát triển quan điểm tư tưởng, chủ trương đường lối nêu lên tác phẩm hợp thành kế hoạch hoàn chỉnh, có hệ thống nhằm xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa; tác phẩm cuối, Bàn thuế lương thực; Bàn chế độ hợp tác; Về cách mạng chúng ta; Chúng ta phải cải tổ Bộ Dân ủy tra công nông nào? Thà mà tốt coi “Di chúc Chính trị Lênin” III Nội dung tác phẩm Trong chuyên đề này, chủ yếu phân tích khía cạnh trị tác phẩm, cụ thể phân tích kế hoạch tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội Nga thể hịên qua nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết (Cương lĩnh đảng (b) Nga) Về đảng trị Trước hết, Lênin phân tích rõ khác tính chất hai cách mạng, cách mạng tư sản cách mạng xã hội chủ nghĩa Yêu cầu nhà lãnh đạo trị nhân dân, nghĩa đảng viên Đảng Cộng sản (b) Nga đại biểu giác ngộ quần chúng lao động phải hiểu thấu triệt khác ấy, để tuyên truyền vận động quần chúng lao động tích cực tham gia xây dựng quyền Xôviết Thực chất ưu lớn Chính quyền Xôviết, hình thức chuyên vô sản, khác nguyên tắc ưu dân chủ vô sản so với dân chủ tư sản Theo Lênin, khác chỗ chuyển trọng tâm vấn đề dân chủ từ chỗ thừa nhận mặt hình thức quyền tự (như chế độ đại nghị tư sản) đến chỗ bảo đảm thực tế (chứ giấy tờ) cho người lao động- người lật đổ bọn bóc lột- hưởng quyền tự thực Những nguyên tắc dân chủ xôviết thể mặt pháp lý Hiến pháp Xôviết Lênin rằng, “Trong cách mạng tư sản, nhiệm vụ chủ yếu quần chúng lao động làm việc tiêu cực có tính chất phá hoại: xóa bỏ chế độ phong kiến, chế độ quân chủ, quan hệ thời trung cổ Còn công tác tích cực, hay sáng tạo, tức công tác tổ chức xã hội lại thiểu số hữu sản, tức thiểu số tư sản nhân dân hoàn thành Trái lại, nhiệm vụ chủ yếu mà giai cấp vô sản nông dân nghèo giai cấp vô sản lãnh đạo, phải hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, phải hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa mà bắt đầu Nga ngày 25 tháng Mười 1917,- nhiệm vụ chủ yếu công tác tích cực sáng tạo nhằm thiết lập mạng lưới quan hệ tổ chức Một cách mạng hoàn thành thắng lợi, đa số nhân dân mà trước hết người lao động chủ động tiến hành hoạt động sáng tạo có ý nghĩa lịch sử Chỉ giai cấp vô sản người nông dân nghèo tỏ rõ có tinh thần tự giác, trình độ tư tưởng, tinh thần hy sinh tinh thần bền bỉ thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa đảm bảo”2 Nhiệm vụ đảng viên toàn Đảng lúc là: Thứ : thuyết phục đa số nhân dân thấy đắn cương lĩnh sách lược Nhiệm vụ hoàn thành cách thực tế Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân cần thiết đặt lên số nhiệm vụ quan trọng, quần chúng nhân dân người trực tiếp thực nhiệm vụ ấy, lực lượng to lớn để hoàn thành vẻ vang nghiệp cách mạng chủ nghĩa xã hội Thứ hai : giành lấy quyền, đập tan phản kháng diệt tận gốc giai cấp bóc lột Nhiệm vụ trình thường xuyên, liên tục, lơ coi thường Bởi chưa thể hoàn thành xong xuôi, chừng mà bọn quân chủ dân chủ- lập hiến, bọn phụ họa, bọn men-sê-vích, bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh hữu, bọn phản kháng, bóc lột kẻ cướp chưa bị đập tan, chưa bị diệt tận gốc, sở vật chất chưa chuyển hoàn toàn vào tay giai cấp vô sản, nhiệm vụ phải tiếp tục, không phút phép lãng quên Như vậy, giai đoạn đấu tranh giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, giai đoạn tạo điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản, khiến cho phục hồi tái sinh Giai đoạn đấu tranh này, hình thức hòa bình, có nội dung vô khó khăn phức tạp Theo cách nói Lênin, giai đoạn chuyển chiến thuật: từ cách đánh khinh kỵ binh chuyển sang sđd tr.207 lối đánh trọng pháo, để giành thắng lợi hoàn toàn Bởi giai đoạn có nhiều hạn chế nội chiến Thứ ba : nhiệm vụ tổ chức, xây dựng quản lý đất nước theo chủ nghĩa xã hội Đó nhiệm vụ trước mắt, nói lên đặc điểm tình hình Nhưng nhiệm vụ tổ chức, xây dựng quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm quan trọng bậc Bây giờ, việc quản lý đất nước nào? Đây đặc điểm bước chuyển nhiệm vụ vô khó khăn, phức tạp, Lênin nói: “Đặc điểm tình thời, tất khó khăn chỗ phải hiểu rõ đặc điểm bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu thuyết phục nhân dân dùng vũ lực quân sang nhiệm vụ chủ yếu quản lý” Bởi lịch sử giới, lần quyền công nông bắt tay vào việc quản lý đất nước, muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn quản lý tốt, cần phải biết tổ chức lĩnh vực thực tiễn phải tổ chức theo phương thức mới, xây dựng, quản lý kinh tế, nghĩa sản xuất phân phối cách kế hoạch sản phẩm cần thiết cho đời sống hàng chục triệu người, đảm bảo nâng cao suất lao động phạm vi toàn quốc Lênin kết luận, trị chủ yếu xây dựng nhà nước mặt kinh tế Và ngày nhiệm vụ quản lý trở thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm Vì nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu Bởi nhiệm vụ mà thực tiễn đòi hỏi ngày, yêu cầu cần phải giải kịp thời, cụ thể như: + Việc hàn gắn vết thương chiến tranh; + Việc giữ gìn trật tự tối thiểu nước; + Việc khôi phục lực lượng sản xuất bị chiến tranh tàn phá; + Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nước Tất công việc đặt trước mắt Chính quyền Xôviết, theo Lênin công việc, nhiệm vụ sơ thiểu sơ thiểu nhất, nhằm bảo toàn sở xã hội, khắc phục khó khăn V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1977., tr.209 bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội Khẩu hiệu lúc là: “Hãy tính toán tiền nong cho cẩn thận thành thực Hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô Hãy triệt để tuân thủ kỷ luật lao động hiệu chủ yếu trước mắt”4 Muốn tổ chức, xây dựng hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội chủ nghĩa, thực xã hội hóa sản xuất nâng cao suất lao động, phải tiến hành cải tạo toàn kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu bọn bóc lột, thực chuyển từ kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang kinh tế tập thể, sản xuất đại; phải xóa bỏ tổ chức kinh tế cũ bọn tư sản bóc lột, xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, tổ chức lại lao động xã hội theo trình độ cao, thực sản xuất phân phối cách có kế hoạch sở sản xuất ngày đại hóa lợi ích trước mắt lâu dài người lao động Phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, cách tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng phát triển sở vật chất chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa để không ngừng nâng cao trình độ, tăng suất lao động Đó nhiệm vụ tổ chức quản lý đặt giai cấp vô sản giành quyền thiết lập chế độ xã hội 2- Tổ chức quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài thời kỳ độ xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong điều kiện vô khó khăn, phức tạp đất nước, Lênin xác định, đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu Và để xây dựng kinh tế chủ nghĩa xã hội, điều định phải tổ chức cho toàn dân kiểm kê kiểm soát cách toàn diện, chặt chẽ sản xuất phân phối sản phẩm 2.1 Kiểm kê, kiểm soát phát triển kinh tế Xuất phát từ thực tế đất nước yêu cầu nhiệm vụ trị quan trọng Chính quyền Xôviết việc tổ chức quản lý đất nước, Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm soát V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1978., tr.211 Vì phải kiểm kê kiểm soát? Qua phân tích, đánh giá đặc điểm, tính chất tình hình đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê kiểm soát tránh nạn đói, cải thiện đời sống cho người dân lao động; quét bọn phản động, sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá hoại ngầm giai cấp tư sản, đấu tranh cô lập “tước đoạt kẻ tước đoạt”, tạo điều kiện khiến cho giai cấp tư sản tồn được, mà tái sinh Giành lại từ giai cấp tư sản tổ chức kinh tế tư liệu sản xuất, lúc gọi chiến thắng giai cấp tư sản hoàn toàn (diệt tận gốc bọn tư bản) Lênin khẳng định cần thiết kiểm kê kiểm soát: “Tổ chức cho toàn dân kiểm kê kiểm soát cách chặt chẽ sản xuất phân phối sản phẩm Thế chưa tổ chức việc kiểm kê kiểm soát xí nghiệp, ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế mà giành lại từ tay giai cấp tư sản; mà không làm việc nói đến điều kiện vật chất thứ hai không phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là: Nâng cao suất lao động phạm vi nước” Nếu kiểm kê, kiểm soát giai cấp công nhân tiến hành làm chủ sản xuất, không tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, mầm mống chủ nghĩa xã hội bị tiêu diệt Thực tốt việc kiểm kê, kiểm soát tạo sức mạnh kỷ luật to lớn, tính nghiêm minh, tự giác sản xuất phân phối sản phẩm Nếu “Không có chế độ kế toán kiểm soát sản xuất phân phối sản phẩm, mầm mống chủ nghĩa xã hội bị tiêu diệt”6 Ai thực việc kiểm kê kiểm soát? Nắm rõ điều kiện hoàn cảnh đất nước lúc đó, Lênin xác định, nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, điều kiện để tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa Dưới quyền Xôviết, việc kiểm kê, kiểm soát tiến hành hai lực lượng bản: Thứ nhất, tiến hành kiểm kê, kiểm soát toàn dân, toàn diện việc sản V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1978., tr.213 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1978., tr.225 xuất phân phối sản phẩm Hình thức phải thực dân chủ cách mạng giai cấp vô sản, nghĩa kiểm soát phải thực “từ lên”, kiểm soát công nhân nông dân nghèo bọn tư bản, thiết lập lúc nơi Lênin rằng: “nếu sau nắm quyền, giai cấp vô sản nước ta giải nhanh chóng nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát tổ chức phạm vi toàn dân sau đập tan phá hoại ngầm, nhờ tiến hành rộng khắp việc kiểm kê, kiểm soát mà hoàn toàn thu phục chuyên gia tư sản” Thứ hai, thực kiểm kê, kiểm soát “từ xuống”, nhà nước vô sản, nhà nước vừa người kiểm soát, vừa đối tượng chịu kiểm soát tổ chức xã hội đội ngũ tiền phong giai cấp công nhân Đó thực hành việc nhà nước kiểm tra, giám sát, điều tiết, phân phối cách hợp lý sản xuất phân phối sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức người sức cho nhân dân, thực hành tiết kiệm Thực biện pháp số để chống đói nghèo lạc hậu, nâng cao đời sống toàn dân Như, việc tổ chức kiểm kê kiểm soát sở kinh doanh tước đoạt bọn tư bản, sở kinh doanh khác Lênin lưu ý rằng: Cẩu thả việc kiểm kê kiểm soát trực tiếp giúp sức cho bọn Coóc- ni- lốp Đức Nga, kẻ lật đổ quyền người lao động kẻ thù rình rập chúng ta, chờ thời thuận lợi để lật đổ quyền cách mạng Không có kiểm kê, kiểm soát giai cấp công nhân tiến lên làm chủ sản xuất phân phối sản phẩm “Chừng kiểm soát công nhân chưa trở thành thật hẳn hoi, chừng công nhân tiên tiến chưa tổ chức chưa tiến hành công thắng lợi- không khoan nhượng chống tất kẻ vi phạm kiểm soát chừng tiến từ bước thứ (thực việc kiểm soát công nhân) lên bước thứ hai đường tới chủ nghĩa xã hội, tức chuyển sang sđd tr.217 động trước hết đòi hỏi phải có sở vật chất đại công nghiệp, phải phát triển ngành sản xuất nhiên liệu, máy móc, công nghiệp hóa chất, phải có điều kiện cần đủ, chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư giành thắng lợi hoàn toàn Lênin nói: Nước Nga có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, có tiềm lớn quặng U ran, nhiên liệu miền Tây Xi-bi-ri (than đá) dầu lửa vùng Cáp- ca- dơ, miền trung tâm (than bùn), cải to lớn rừng, sức nước, nguyên liệu, hóa chất Việc khai thác cải tự nhiên phương pháp kỹ thuật đại tạo sở cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng Điều kiện thứ hai nâng cao trình độ học vấn văn hóa cho quần chúng nhân dân “Một điều kiện để nâng cao suất lao động, trước hết nâng cao trình độ học vấn văn hóa quần chúng nhân dân”11 Phải nâng cao tinh thần kỷ luật người lao động Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, cần phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, kỹ năng, thao tác lao động họ, tính khéo léo họ, phải tăng thêm cường độ lao động tổ chức lao động cho tốt Lênin cho rằng, muốn nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, cần phải có biện pháp cụ thể, thích hợp Như biện pháp giáo dục trị tư tưởng phải đặt lên hàng đầu, phải có kế hoạch thực thường xuyên Ngoài theo Lênin, phải coi trọng biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất trả lương theo sản phẩm Đây cách làm theo phương pháp Cộng hòa Xôviết, tinh thần tiên phong giai cấp vô sản Khuyến khích lợi ích vật chất, Lênin chủ trương phải thực gấp rút áp dụng cho thực tế thí nghiệm trả lương theo sản phẩm nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động giỏi vào làm việc tổ chức nhà nước Xôviết 11 Sđd tr.229 Phải áp dụng nhiều yếu tố khoa học tiến phương pháp Taylo, Lênin nhấn mạnh rằng: Học cách làm việc, nhiệm vụ mà quyền xôviết phải đặt trước nhân dân với tất tầm vóc Lênin viết : “Nước cộng hòa xôviết phải tiếp thu cho tất quý giá thành khoa học kỹ thuật lĩnh vực Chúng ta thực chủ nghĩa xã hội hay không, điều tùy kết việc kết hợp quyền xôviết chế độ quản lý xôviết với tiến chủ nghĩa tư bản”12 Lênin cho rằng: Phải tổ chức Nga việc nghiên cứu giảng dạy phương pháp Taylo Phải thí nghiệm ứng dụng phương pháp cách có hệ thống, nhằm đem lại hiệu cao quản lý sản xuất Cần phát động phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa cách rộng khắp, lĩnh vực đời sống Phải dùng biện pháp cưỡng lao động với đối tượng cố tình chống đối, chây lười, trốn tránh tính tiểu tư sản Thưc chế độ nghĩa vụ lao động để bao vây tư bản, bắt tư phải đầu hàng kinh nghiệm thực tiễn chúng ta, sử dụng biện pháp cấp sổ lao động sổ tiêu dùng để tiện việc theo dõi quản lý Trong điều kiện nhà nước Xôviết giành quyền, lực lượng lao động đông đảo trình độ tay nghề thấp, chưa am hiểu nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn, đội ngũ trí thức xuất thân từ công nông hạn hẹp, chưa có nhiều khả để nâng cao suất lao động Thấy vai trò to lớn đội ngũ chuyên gia tư sản khả tổ chức, quản lý, sản xuất nâng cao suất lao động (họ trí thức nhân loại tao ra) Lênin cho rằng, “Không có đạo chuyên gia am hiểu lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có kinh nghiệm chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, chủ nghĩa xã hội đòi hỏi bước tiến có ý thức có tính chất quần chúng để tới suất lao 12 sđd tr.231 động cao suất chủ nghĩa tư dựa sở kết mà chủ nghĩa tư đạt được”13 Phương pháp sử dụng chuyên gia tư sản theo Lênin, “Nhà nước sử dụng người có tài tổ chức chuyên gia giỏi cách: theo phương pháp cũ, phương thức tư sản (nghĩa trả lương cao) theo phương thức mới, phương thức vô sản (nghĩa thành lập điều kịên kiểm kê, kiểm soát toàn dân thực từ lên, điều kiện tự định giúp thu phục chuyên gia, lôi kéo với chúng ta”14 Trong điều kịên nước Nga lúc giờ, Lênin cho rằng, buộc phải dùng đến phương pháp cũ- phương pháp tư sản để tận dụng nhanh đội ngũ chuyên gia tư sản phục vụ cho Chính quyền Xôviết “Giờ buộc phải dùng phương pháp cũ, phương pháp tư sản lòng trả giá cao “công phục vụ” chuyên gia tư sản nhiều kinh nghiệm nhất”15 Lênin cho rằng: Dùng biện pháp thỏa hiệp, xa rời nguyên tắc Công xã Pa-ri, quyền vô sản, tức nguyên tắc đòi hỏi phải rút tiền lương xuống ngang mức tiền lương công nhân đòi hỏi phải phá hành động tư tưởng thăng quan phát tài lời nói Lênin khẳng định rằng, dùng biện pháp tạm ngừng lĩnh vực đó, công vào giai cấp tư sản Mà bước lùi quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết nữa: Đây thỏa hiệp, bước lùi tạm thời để giành chiến thắng, bước mềm dẻo mà linh hoạt, đem lại hiệu nghệ thuật dùng người Lênin; biết hy sinh cục để chiến thắng toàn cục; bỏ lợi nhỏ để giành lợi lớn Nó thể tầm nhìn xa trông rộng Lênin, sđd tr.217 sđd tr.218 15 sđd tr.218 13 14 mục tiêu chung chiến thắng tư bản, nâng cao suất lao động, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội Lênin nhận thấy rằng, “Dĩ nhiên thừa nhận lùi bước làm cho bọn đầy tớ giai cấp tư sản, bọn tiểu nhân: Bọn Men-sê-vích, phái “Đời sống mới", bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu cười nhạo chúng ta”16 Và Lênin khẳng định: "Chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm đoạn đường vô gay go dẫn tới chủ nghĩa xã hội, không nên giấu giếm sai lầm, nhược điểm mà phải cố gắng kịp thời làm nốt chưa làm xong"17 Trong sử dụng chuyên gia tư sản, Lênin giải thích cho quần chúng hiểu thấu đáo cần thiết, ý nghĩa việc làm đó, không che giấu trước quần chúng phải sử dụng chuyên gia tư sản Làm để giáo dục quần chúng với quần chúng học tập kinh nghiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội Lênin nói: “Giả sử nước Cộng hòa xô viết Nga cần 1000 nhà hóa học chuyên gia hạng lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để đạo lao động nhân dân nhằm đẩy mạnh nhanh kinh tế nước Giả sử phải trả cho “ngôi bậc nhất” năm 25.000 rúp Giả sử phải tăng số tiền (25 triệu rúp) lên gấp đôi chí gấp lần Thử hỏi tiền chi hàng năm năm chục trăm triệu rúp vào cải tổ lao động nhân dân theo thành tựu khoa học kỹ thuật, liệu coi đáng sức nước Cộng hòa Xôviết không? Cố nhiên không” 18 Và Lênin nói tiếp: “Nếu khoảng năm, người tiên tiến giác ngộ công nhân nông dân nghèo, với giúp đỡ quan xôviết, mà thành công việc tổ chức lại, tự đặt vào kỷ luật nỗ lực tạo nên kỷ luật lao động chặt chẽ, sau năm, trút bỏ sđd tr.218 sđd tr.219 18 sđd tr.219-220 16 17 “cống vật” ấy, khoản tiền công mà giảm bớt chí sớm nữa”19 Trong điều kiện giành quyền, trình độ lao động người Nga thấp so với nước tiên tiến, kỷ luật lao động chưa cao, tồn tàn tích chế độ nông nô, muốn giành thắng lợi hoàn toàn công xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước Cộng hòa Xôviết phải học cách làm đặc biệt đó, phương pháp hợp lý kiểm kê, kiểm soát, tiếp thu thành quý giá lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa tư để lại (chứ tiếp thu cái) Thực triệt để nguyên tắc quản lý Chính quyền Xôviết, ý đến đặc điểm thời kỳ độ từ chủ nghĩa tư lên chủ nghĩa xã hội Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa để nâng cao suất lao động, cần thiết phải dùng biện pháp cưỡng phần tử tư sản, với mục đích đem lại hiệu cao sản xuất, phân phối trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa 2.3 Tổ chức thi đua Việc tổ chức thi đua chiếm vị trí quan trọng xây dựng phát triển nhà nước chuyên vô sản Thi đua công cụ, biện pháp để tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao suất lao động đòn bẩy để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong tác phẩm này, Lênin vạch rõ khác tính chất hai phương pháp thi đua Dưới chủ nghĩa xã hội thi đua thực chất, công khai, động lực để phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, chủ nghĩa tư thi đua hình thức, giả tạo, giấu giếm, để che đậy điều bí ẩn, triệt tiêu động lực phát triển Nhưng lại điều mà giai cấp tư sản thích tung để vu khống, chế nhạo chủ nghĩa xã hội Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội phủ nhận thi đua Nhưng thực có chủ nghĩa xã hội thực có thi đua, thi đua có tính chất quần chúng thực động lực phát triển xã hội 19 Sđd tr.221 Phê phán người “phái tả” cho rằng: Trong chủ nghĩa xã hội không cần phải thi đua, có kỷ luật lao động rồi, Lênin cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội lần mở đường (nhờ xóa bỏ giai cấp xóa bỏ nô dịch quần chúng)- cho thi đua thực có tính chất quần chúng Và tổ chức xôviết chuyển từ dân chủ hình thức thể cộng hòa tư sản sang việc quần chúng lao động thực tham gia công tác quản lý Lần tổ chức phong trào thi đua cách rộng rãi Để thực công tác thi đua cách thiết thực, hiệu quả, Lênin cho cần phải có nguyên tắc thi đua, phương pháp thi đua cụ thể, rõ ràng Trước hết, phải thực nguyên tắc công khai Đối với Chính quyền Xôviết, nguyên tắc khác xa (trái ngược) với chế cộng hòa tư sản Bởi chế độ tư đảm bảo công bố mặt hình thức, thực tế, làm cho báo chí phải lệ thuộc vào tư bản, che giấu việc, trình xảy công xưởng, nơi sản xuất, giao dịch buôn bán bí mật quyền “tư hữu thiêng liêng” Còn nhà nước Xôviết phương pháp tổ chức thi đua thực theo chế độ công bố công khai thực sự, phương tiện báo chí giúp cho người dân hiểu ý nghĩa tích cực nó, qua học tập điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay, để họ hăng hái lao động, sản xuất phát triển kinh tế, (như: công khai áp dụng chế độ kiểm toán, sản xuất lúa mì, quần áo, nhu yếu phẩm ), công xưởng, nhà máy, sở sản xuất tiêu dùng, làng, công xã công việc chung nhà nước toàn dân Đó điều có ý nghĩa bậc công tác thi đua xã hội chủ nghĩa Phạm vi thi đua rộng lớn, toàn diện, tất người, tổ chức sản xuất tham gia thi đua cách thiết thực, rộng rãi; thi đua lĩnh vực trị, kinh tế, văn hóa xã hội Nhưng, Lênin nhấn mạnh nhiệm vụ lúc thi đua kinh tế quan trọng nhất, có nghĩa thi đua phải đặt mục đích rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, chủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa tư Biện pháp thi đua, công khai thực sự việc có thực tế, thông qua phương tiện thông tin đại chúng báo, đài phương pháp nêu gương, điển hình người học tập Điều có ý nghĩa tích cực, có tác dụng to lớn việc thúc đẩy sản xuất phát triển; trái ngược với kiểu thi đua hình thức, thủ đoạn, bịp bợm trị bọn tư bản, để che giấu việc làm mờ ám sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng hóa, “bức bí ẩn thương mại” “Sau giành quyền để chuyển sang tay giai cấp vô sản, sau tước quyền sở hữu bọn tước đoạt, tình hình thay đổi cách bản, nhà xã hội chủ nghĩa có tiếng tăm nhiều lần nêu rõ- lần sức mạnh gương có khả phát huy tác dụng rộng rãi nó”20 Những công xã gương mẫu phải đóng vai trò giáo dục, hướng dẫn thúc đẩy công xã lạc hậu phát triển Báo chí công cụ quan trọng để giới thiệu gương, điển hình tiên tiến Và phải giới thiệu tỷ mỉ thành công công xã kiểu mẫu, phải nghiên cứu nguyên nhân thành công, phương pháp làm việc quản lý công xã đó, phương pháp thống kê, kiểm soát toàn dân cách chặt chẽ cụ thể “Trong xã hội tư bản, công tác thống kê việc riêng: thành viên nhà nước” phải giao công tác thống kê cho quần chúng”21 Tác dụng công tác thống kê, kiểm soát quần chúng người lao động học, tự hiểu thấy phải lao động lao động đến mức nào, nghỉ ngơi đến mức 20 21 sđd tr.234 sđd tr.234 Để cho so sánh kết thiết thực việc quản lý kinh tế công xã khác trở thành đối tượng tất người ý nghiên cứu Để cho công xã xuất sắc đền đáp (giảm ngắn ngày lao động, tăng tiền công), công xã sử dụng số lượng nhiều cải vật phẩm văn hóa hay mỹ phẩm điều đáng khích lệ Công tác thi đua xã hội chủ nghĩa việc làm mẻ, cần phải tiến hành nột cách lâu dài, bền bỉ, phải tốn nhiều thời gian, sức lực trí tuệ; đầy khó khăn thử thách bọn phản động tư sản, bọn đầu cơ, hội chống phá như: Coóc- ni- lốp, Kê- renx- ki, bọn Gô- txơ bọn Máctốp sức trả thù giai cấp công nhân Nga,- cần phải kiên trì tâm lớn tim khối óc giai cấp vô sản “Không phải hàng tuần mà phải hàng tháng, năm giai cấp xã hội, giai cấp trước bị áp bức, bị đầy đọa cảnh khốn dốt nát, làm quen với tình hình mình, nhìn nhận kỹ lưỡng vật xung quanh được, tổ chức tốt công tác Cố nhiên đảng lãnh đạo giai cấp vô sản cách mạng chưa thể có kinh nghiệm thói quen việc thi hành biện pháp tổ chức đại quy mô cho hàng triệu, hàng chục triệu công dân; đảng phải nhiều thời gian thay đổi trở ngại thân, thói quen cũ, nhận thức Nhưng công việc thực kiên trì theo đuổi mục tiêu vĩ đại khó khăn thực mục tiêu ấy”22(22) Một yêu cầu vô quan trọng, qua công tác thi đua phải biết tìm tòi, phát hiện, nâng đỡ, động viên, khuyến khích, đề bạt người tài phát dân chúng mà bị bọn tư vùi dập, vứt bỏ họ có hội cống hiến, phục vụ cho cách mạng Tác dụng công tác thi đua 22 sđd tr.235-236 là: Qua phong trào thi đua giúp cho đảng lựa chọn cán ưu tú đưa vào quan lãnh đạo quản lý đất nước Lênin lưu ý, phong trào thi đua không tránh khỏi bọt bẩn, phần tử bịp bợm bọn phiêu lưu mạo hiểm khoe khoang, ba hoa, chưởi rủa Lênin coi chó ghẻ bọn tư sủa ăng ẳng voi vô sản Nhưng mặc kệ nó, đường cách nhẫn nại thận trọng, với óc sáng suốt, có lĩnh tài tổ chức thực tiễn, trung thành với chủ nghĩa xã hội Tất thực bước vững chắc, khoa học cần thường xuyên học tập thực tế Để thực tốt vấn đề kinh tế nêu Lênin đề cập đến vấn đề mấu chốt mà phải củng cố, tăng cường chuyên vô sản Lênin coi nguyên tắc tập trung dân chủ nguyên tắc quan trọng để phát huy hiệu lực chuyên vô sản 3- Thực chuyên vô sản Về chuyên vô sản mối quan hệ chuyên vô sản dân chủ xã hội chủ nghĩa Trong tác phẩm này, Lênin cho rằng, nguyên tắc nhận thức phải hiểu rõ tính tất yếu, mục đích thực chất chuyên vô sản dân chủ xã hội chủ nghĩa Đó điều cần thiết để thực bước chuyển từ chủ nghĩa tư lên chủ nghĩa xã hội Bởi nước trình phát triển nhanh chóng, với bước ngoặt đột phá từ kinh tế bị tàn phá nặng nề chiến tranh, muốn phát triển nhanh giành thắng lợi hoàn toàn đường khác phải thực chuyên vô sản Tất giải pháp trung gian khác bịp bợm, nhảm nhí, không thực tế, khách quan khoa học Thực chuyên vô sản để lên chủ nghĩa xã hội hai nguyên nhân Theo Lênin: “Ai tưởng bước chuyển từ chủ nghĩa tư lên chủ nghĩa xã hội thực mà không cần đến cưỡng chuyên chính, phạm điều dại dột to lớn tỏ không tưởng cách vô lý”23 Lênin chứng minh rằng: “Năm 1917-1918 xác minh lý luận Mác cách hiển nhiên, rõ rệt hùng hồn, nên có người hoàn toàn đần độn cố tình không muốn thừa nhận thật, lầm lạc điểm mà Hoặc chuyên (tư sản kiểu Nga), chuyên giai cấp vô sản; nước trình phát triển vô nhanh chóng với bước ngoặt đột ngột, tình trạng tàn phá ghê gớm kinh tế hậu chiến tranh tàn khốc nhất, nói đến lối thoát khác được”24 Lênin rõ rằng, thực chuyên tất yếu hai nguyên nhân: Thứ nhất, phản kháng giai cấp bóc lột, “Người ta chiến thắng diệt trừ chủ nghĩa tư bản, không thẳng tay đập tan phản kháng bọn bóc lột, bọn mà người ta tước hết tất cải chúng, ưu chúng mặt tổ chức mặt hiểu biết, thời gian dài chúng không khỏi có âm mưu lật đổ quyền người nghèo khổ, quyền mà chúng thù ghét”25 Thứ hai, tàn dư xã hội cũ, phần tử hủ bại, thói hư tật xấu xã hội cũ để lại bọn lưu manh giết người, đầu cơ, hối lộ, hành động xấu xa, ti tiện đủ loại Đó là, “nếu chiến tranh với nước ngoài, có đại cách mạng nói chung, mạng xã hội chủ nghĩa, mà lại chiến tranh nước, nghĩa nội chiến gây tình trạng tàn phá kinh tế to lớn tàn phá chiến Sđd tr.237 sđd tr.238 25 sđd tr.238 23 24 tranh với nước nữa”26 Đó hậu chiến tranh, hạn chế lịch sử để lại Lênin bàn đến tính tất yếu chuyên điều kiện cụ thể nước Nga sau cách mạng vô sản nhấn mạnh rằng, “chuyên danh từ có ý nghĩa lớn Và danh từ có ý nghĩa lớn không nên tùy tiện nói bừa bãi Chuyên quyền sắt, có dũng khí cách mạng nhanh chóng, thẳng tay cần trấn áp bọn bóc lột bọn lưu manh Thế mà quyền ta lại hiền thấy giống thạch giống sắt”27 Lênin nhắc nhở rằng: Không có phút quên lực tự phát tư sản tiểu tư sản đấu tranh chống Chính quyền xô- viết hai cách: Một mặt hành động từ bên vào, hành động công từ bên thông qua loạn, chiến tranh; phản ánh bẩn thỉu lĩnh vực "tư tưởng" chúng, tức vô số lời dối trá, vu khống tràn ngập báo chí Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Lênin, biểu qua số nhiệm vụ sau: Một là, cử tri nhân dân lao động, bị bóc lột, giai cấp tư sản bị loại ra, tất người nghèo khổ, không trừ tham gia quản lý nhà nước, cần phải có tòa án mới, (vì hoạt động tòa án chức việc quản lý nhà nước), trước hết để chống lại bọn bóc lột, tước bỏ hết đặc quyền, đặc lợi ngăn chặn âm mưu khôi phục lại thống trị chúng Mặt khác, tòa án bảo đảm cho người lao động chấp hành cách nghiêm ngặt kỷ luật tự giác Đồng thời, tòa án phải có trách nhiệm lớn lao giáo dục nhân dân thực nghiêm kỷ luật lao động Và tòa án quan thực cưỡng cần thiết phần tử hủ bại, phản động thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội 26 27 sđd tr.238-239 Sđd tr.240 Hai là, thủ tục hạn chế có tính chất quan liêu bị xóa bỏ, quần chúng tự định lấy thể thức thời hạn bầu cử Có quyền tự bãi miễn người mà họ bầu Đối với quan dân cử, Xôviết Bởi mục đích cách mạng làm cho quần chúng lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội Do đó, tất tổ chức, biện pháp nhằm để đạt mục đích phải củng cố phát triển, quan phải tham gia tích cực việc quản lý Ba là, tổ chức trị xã hội khác công đoàn, đoàn niên, hội, hợp tác xã, điều kiện lịch sử chuyên vô sản, lãnh đạo đảng phải triệt để thực chuyên với kẻ thù, với bọn bóc lột, đồng thời không ngừng củng cố mối quan hệ với quần chúng lao động, đoàn kết chặt chẽ với họ để tiến hành xây dựng xã hội, xã hội chủ nghĩa Bốn là, hình thành tổ chức đội tiền phong người lao động, giúp cho đội tiền phong lãnh đạo đại đa số quần chúng bị bóc lột, thu hút tham gia sinh hoạt trị- làm cho thực toàn thể nhân dân học tập công tác quản lý bắt đầu chuyển sang đảm nhiệm công tác tổ chức quản lý Nhà nước chuyên vô sản phải đào tạo cho hệ cán có tài tổ chức đáp ứng nhiệm vụ người lãnh đạo, phải kiên thay đổi đưa khỏi tổ chức Xôviết lề thói cũ, phát hiện, khuyến khích, đề bạt nhà tổ chức có tài quần chúng nhân dân vào cương vị để đạo trình sản xuất, tạo điều kiện cần thiết để họ trở thành người lãnh đạo xuất sắc tập thể lao động, phát huy sức mạnh sáng tạo xã hội Đó đặc trưng chủ yếu chế độ dân chủ thi hành Nga, chế độ dân chủ kiểu cao dân chủ tư sản III Ý nghĩa tác phẩm Tác phẩm "Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết" tác phẩm quan trọng Lênin nói kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiệm vụ cụ thể thời kỳ độ, có giá trị vô to lớn mặt lý luận thực tiễn Tất vấn đề Lênin trình bày tác phẩm vấn đề mang tính quy luật khách quan Đảng Cộng sản (b), nước Nga Xôviết thời mà tất Đảng Cộng sản, nước bước vào thời kỳ độ xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ nước Nga Xôviết giành quyền thực cải tạo xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo sáng suốt Đảng cộng sản (b) Nga, nhân dân Xôviết tập trung lực lượng xây dựng phát triển kinh tế, đồng thời phát triển văn hóa, nâng cao tiềm lực quốc phòng, nhờ nước Nga vượt qua khó khăn, chiến thắng thù giặc tạo điều kiện để từ 1920 bước vào thực Chính sách kinh tế Chính lẽ mà tư tưởng Lênin nêu tác phẩm có ý nghĩa vô quan trọng nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở nước ta, điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực công nghiệp hoá, đại hoá mở cửa hội nhập nhiều vấn đề nảy sinh Đảng ta cần nghiên cứu vận dụng sáng tạo vấn đề Lênin nêu tác phẩm như: Đường lối lãnh đạo Đảng Cộng sản; tổ chức quản lý đất nước; thực kiểm kê kiểm soát; nâng cao suất lao động; tổ chức thi đua; sử dụng chuyên gia tư sản; thực chuyên vô sản theo tinh thần thực dân chủ với nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta định thành công Việc đổi mối kinh tế đồng thời gắn với đổi toàn diện đất nước; đổi phải đặt bối cảnh điều kiện Việt Nam, với xu toàn cầu hóa, hội nhập phát triển Khắc phục tụt hậu chệch hướng, phân hóa giàu nghèo, tệ quan liêu, nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái Về vai trò lãnh đạo Đảng quản lý Nhà nước phát triển đất nước Học tập mô hình quản lý sản xuất, quản lý công ty (công ty mẹ, công ty con), học tập chuyên gia tư sản để đẩy nhanh phát triển kinh tế Học tập tư phải tuân theo nguyên tắc trị Đảng Cộng sản Nhà nước xã hội chủ nghĩa, học tập tư để theo chủ nghĩa tư Cần phải đề mục tiêu, kế hoạch giải pháp cụ thể, phải có phân biệt rạch ròi tránh nhầm lẫn Luôn nắm vững nguyên tắc Việt Nam giữ vững độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa Bám sát vào hai nhiệm vụ nhà nước chuyên vô sản, cương trấn áp lực lượng phản cách mạng, quấy rối, xuyên tạc phần tử hủ bại làm rối loạn tình hình trị- xã hội Và đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Có thái độ ứng xử linh hoạt tình huống, lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ địch; thỏa hiệp nhượng cần thiết; biết rút lui tạm thời biết chiến thắng cần thết; sử dụng triệt để thành tựu khoa học công nghệ chủ nghĩa tư nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế Nước ta thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc học tập, vận dụng quan điểm Lênin kiểm kê, kiểm soát sản xuất phân phối sản phẩm vô cần thiết cấp bách, nhằm không ngừng nâng cao suất lao động, khắc phục, hạn chế, ngăn ngừa, tệ nạn, tiêu cực tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại không đáng có xã hội Hiện nay, công tác kiểm kê kiểm soát lỏng lẻo, khuyết điểm lớn mà phải khắc phục kịp thời Cần phải tổ chức kiểm kê kiểm soát cách tích cực, thường xuyên chặt chẽ sản xuất, phân phối lưu thông Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa tăng cường kỷ luật lao động, giữ nghiêm kỷ cương phép nước Đây yêu cầu thường xuyên vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội Đẩy mạnh công tác thi đua, theo cách làm Lênin, trọng mặt chất lượng, nội dung thi đua khâu, lúc, nơi, lĩnh vực đời sống xã hội động lực cho phát triển sản xuất, tăng suất lao động Phát huy tính ưu việt thi đua vượt trội mang chất xã hội chủ nghĩa, mặt khác động viên, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Không ngừng phát huy quyền làm chủ nhân dân, tham gia tích cực vào quản lý nhà nước, tich cực hăng hái lao động sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đại hóa đất nước Tác phẩm "Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết" chứa nội dung to lớn, có ý nghĩa sâu sắc lý luận thực tiễn nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Tuy vậy, hạn chế mặt lịch sử mà tác phẩm có vấn đề chưa giải thỏa đáng Ví dụ, Lênin không coi tồn song song giai cấp kinh tế nhiều thành phần, thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội tất yếu khách quan Do đó, cho lúc (trong thời gian ngắn) xóa bỏ giai cấp tư sản Trong tác phẩm dường Lênin quan niệm thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội giai đoạn không dài, gấp rút tiến lên chủ nghĩa xã hội cách nhanh chóng Học tập, nghiên cứu vận dụng sáng tạo tác phẩm "Những nhiệm vụ trước mắt Chính quyền Xôviết" Lênin, tác phẩm khác Người vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt công đổi đất nước, chọn lọc tinh hoa, kinh nghiệm quý báu trình xây dựng chủ nghĩa xã hội điều cần thiết

Ngày đăng: 06/08/2016, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan