dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

39 304 0
dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận giữa nhu cầu khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu một bên là khả năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn người cần vốn. Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ . - Đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán. từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng khoán. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính. Do đó, Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giải quyết mẫu thuẫn giữa cung cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường tài chính. Thị trường tài chính hình thành phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài chính những người có khả năng cung ứng nguồn tài chính. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hoạt động về phát hành mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua phương thức giao dịch những công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. 1.2 Điều kiện hình thành thị trường tài chính Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thể kiểm soát được. Các công cụ của thị trường tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính. Hình thành phát triển hệ thống các trung gian tài chính. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tổ chức quản lý nhà nước để giám sát sự hoạt động của thị trường tài chính. Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường tài chính. Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường tài chính phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra. 1.3 Phân loại thị trường tài chính Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được Thị trường tiền tệ: Là một bộ phận của TTTC mua bán các công cụ ngắn hạn. Các công cụ nợ ngắn hạn có đặc trưng cơ bản là: Có tính lỏng cao, thời gian lưu hành luân chuyển ngắn chi phí chuyển về tiền mặt thấp. Các công cụ này tham gia trên thị trường tiền tệ ít rủi ro do thời gian ngắn. Do đó, giá cả trong thị trường tiền tệ là khá ổn định. Trong thị trường tiền tệ, tiền là một hàng hoá đặc biệt, nó phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế thị trường mà ngân hàng các tổ chức tài chính trung gian cùng tham gia hoạt động. Lãi suất của nó phụ thuộc vào cung cầu tiền tệ trên thị trường kiểm soát tiền tệ luôn luôn là công việc của chính phủ mọi ngân hàng trung ương. Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, kho bạc, NHTW, các doanh nghiệp, chính phủ . Thị trường tiền tệ đóng vai trò: Tạo môi trường đầu tư sinh lời cho các cá nhân các tổ chức tài chính đầu tư ngắn hạn. Đảm bảo tính hiệu quả hệ thống, ổn định của các ngân hàng thương mại Giúp NHTW thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ. Thị trường tín phiếu kho bạc chủ yếu là chính phủ phát hành trái phiếu nhằm bù đắp phần bội chi ngân sách nhu cầu chi tiêu của mình. Thị trường nội tệ - liên ngân hàng nhằm đảm bảo điều hoà về vốn hoạt động trong hệ thống ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tổ chức mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng được kinh doanh ngoại tệ. Thị trường tín dụng thể hiện quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân, thể nhân trong nền kinh tế. Ngoài ra còn thị trường thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng chủ yếu tham gia phát hành các công cụ vay ngăn hạn. Thị trường vốn: Là một bộ phận của TTTC diễn ra việc mua bán, trao đổi các công cụ nợ trung, dài hạn cổ phiếu. Các công cụ lưu hành có tính lỏng kém, thời gian lưu hành dài. Do đó hoạt động trên thị trường vốn mang tính rủi ro cao giá cả biến đổi phức tạp do kỳ hạn dài. Thị trường vốn xét về mặt bản chất phản ánh các quan hệ mua bán không phải là số lượng nhất định các khoản tiền mặt, các tư liệu sản xuất mà là các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất vốn tiền mặt. Như vậy, thị trường vốn là một bộ phận của TTTC được chuyên môn hoá đối với các nguồn lực tài chính trao quyền sử dụng dài hạn. Do đó, các nguồn lực tài chính này chủ yếu là được đầu tư dài hạn vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Khi lãi suất không ổn định, xu hướng lạm phát cao, hoạt động của thị trường vốn bị thu hẹp phải nhường chỗ cho thị trường tiền tệ vì lúc đó tham gia thị trường vốn có độ rủi ro rất cao. Do đó, tính ổn định của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường vốn. Vai trò của thị trường vốn: Đảm bảo nguồn tài trợ vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, cho các tổ chức tín dụng ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn. Tạo cơ hội kinh doanh cao cho các nhà đầu tư. Nhà nước có thêm vốn đầu tư vào các công trình lớn, cơ sở hạ tầng. Các bộ phận của thị trường vốn: Thị trường trái phiếu chính phủ chủ phát hành các công cụ nợ có mệnh giá cao, khối lượng lớn của chính phủ, lãi suất thấp không có rủi ro. Thị trường trái phiếu công ty do các công ty phát hành trái phiếu, lãi suất tuỳ thuộc vào tình hình công ty song có độ rủi ro cao.Thị trường cổ phiếu bằng các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu trên TTCK, lãi suất hấp dẫn song không cố định, rui ro rất cao. Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để thu hút vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái phiếu hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung dài hạn. Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ). Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính Thị trường sơ cấp: Là thị trường trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường này thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng, các công ty kinh doanh chứng khoán, các nhà môi giới các nhà kinh doanh khác. Công ty phát hành cổ phiếu nhận được tiền từ cổ đông của mình. Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành. Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì công ty phát hành không thu được them tiền nữa, mà chỉ là hoạt động mua bán, chuyển nhượng giữa các cổ đông trên thị trường. 1.4 Vai trò của thị trường tài chính Thu hút các nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vốn là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất (lao động, kỹ thuật), thiếu vốn lại là trở ngại chính kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Nền kinh tế phát triển nhanh đòi hỏi phải sử dụng tối đa các nguồn lực tài chính. Thông qua cơ chế hoạt động của TTTC đã thu hút tất cả những nguồn vốn nhỏ bé, phân tán rải rác thành những nguồn lực to lớn tài trợ kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Do việc hình thành phát triển TTTC quốc gia hàng năm ngoài xu thế quốc tế hóa. TTTC tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, giúp các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn mua cổ phiếu trực tiếp trên thị trường, góp vốn liên doanh, mua bán sáp nhập doanh nghiệp…. Thông qua hệ thống luật hoàn chỉnh tính chất mở cửa có thể cho phép nới lỏng, thu hẹp khoảng cách, chi phí của hoạt động đầu tư nước ngoài. Điều đó đảm bảo tính hợp lý cho phát triển kinh tế đối ngoại. Nâng cao hiệu quả vốn tài chính, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho việc luân chuyển vốn từ lĩnh vực kém hiệu quả sang lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc huy động sử dụng nguồn tài chính trên thị trường tài chính diễn ra trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi sử dụng bất kỳ nguồn tài chính nào, chủ thể sử dụng nguồn tài chính cũng phải trả giá (chí phí sử dụng vốn), cho nên hộ phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng đồng vốn. Chính vì vậy, họ phải tìm phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí. Mặt khác, do sự tự do lựa chọn hình thức đầu tư, sự dễ dàng mua đi bán lại giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế được linh hoạt hơn. Thực hiện các chính sách tiền tệ chính sách tài chính, điều hòa các hoạt động kinh tế xã hội, thực hiện giám sát điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính trên thị trương, các hệ thống giám sát của nhà nước có thể theo dõi sát sao các hoạt động không chỉ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mà cả sản xuất kinh doanh. Chính phủ có thể điều tiết lượng cung – cầu tiền tệ đảm bảo bình ổn hoạt động của nền kinh tế, bù đắp thâm hụt kích cầu tiêu dùng. Mặt khác, nhà nước có thể thông qua chính sách lãi suất, chính sách thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các ngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối theo định hướng, mục tiêu. 1.5 Chức năng của thị trường tài chính Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung cầu nguồn tài chính, là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc thoả mãn nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích luỹ đầu tư,giữa người cùng nguồn tài chính người cần nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau giữa hình thức mua bán các chứng khoán. Chức năng cung cấp khả năng thành khoản cho các chứng khoán. Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Bởi vậy, nhờ thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc các chứng khoán khác họ muốn. Khả năng thành khoản ( khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những chủ yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thành khoản cho các chứng khoán bảo đảm cho thị trường tài chính hoạt động năng động có hiệu quả. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế đánh giá Chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố nội tại của chủ thể phát hành, tức là tình hình hoạt động kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường tài chính phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các cổ phần đang lưu hành. Vì vậy, thông qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đó. 1.6 Các chủ thể tham gia thị trường tài chính tại Việt Nam 1.6.1 Ngân hàng nhà nước Việt Nam THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2012 2.1 Tổng quan thị trường tài chính năm 2012 Tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng nhiều năm Trong bốn tháng đầu năm 2012, chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục đươ ̣ c thư ̣ c hiê ̣ n theo hướng thắt chặt từ năm 2011 nhằm kiềm chế lạm phát. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của tín dụng tăng trưởng âm mà các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phải chịu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới lỏng dần tổng phương tiện thanh toán (M2), tính đến cuối năm 2012, tốc độ M2 đạt 19,85%, tăng hơn gấp đôi so với 9,27% năm 2011. Đồng thời, với việc tăng M2, các lãi suất chính sách điều hành qua thị trường liên ngân hàng bao gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm đồng loạt giảm khá mạnh nhằm kích thích dòng vốn tín dụng. So với đầu năm, lãi suất tái cấp vốn cuối năm 2012 đã giảm xuống còn 9%, lãi suất tái chiết khấu còn 7%, lãi suất cho vay qua đêm còn 10%/năm. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do sức mua ở mức thấp, hàng tô ̀ n kho khá cao, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế. Tuy có những động thái nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhưng tác động lên tốc độ tăng trưởng tín dụng dường như không nhiều. Tính đến cuối năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 7% so với cuối năm 2011, đây là mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây; trong khi đó, lượng vốn huy động đứng ở mức cao 20,29%, tăng mạnh so với 9,89% năm 2011. Điều này thể hiện rõ sự ách tắc tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Những nguyên nhân lý giải cho vấn đề tăng trưởng tín dụng thấp là do các tổ chức tín dụng điều chỉnh tiêu chuẩn thẩm định đối với việc cho vay, dẫn tới việc các doanh nghiệp khó tiếp cận dòng vốn tín dụng từ ngân hàng. Đồng thời do nhu cầu thấp, hàng tồn kho cao nên bản thân các doanh nghiệp cũng giảm nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động cũng được điều chỉnh giảm nhiều lần. Trong đó, lãi suất huy động dưới một tháng điều chỉnh giảm 5 lần, từ mức 6%/năm xuống 2%/năm, lãi suất huy động trên 1 tháng dưới 12 tháng được điều chỉnh giảm 6 lần, từ mức 14%/năm xuống 8%/năm. Nhiều ngân hàng có dấu hiệu hạ hãi suất huy động xuống dưới mức trần quy định. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cũng được điều chỉnh giảm khá mạnh so với đầu năm, từ 14 - 15%/năm xuống 3 - 4%/năm vào thời điểm cuối năm 2012. Điều này báo hiệu khả năng thanh khoản tốt trên thị trường liên ngân hàng so với cuối năm 2011. Kể từ tháng 2/2012 trở lại đây, NHNN chủ yếu tiến hành hút ròng trên thị trường OMO, tuy nhiên lượng NHNN bơm ròng ra thị trường cao đột biến trong tháng 8, đạt 10.941 tỷ, với lý do đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống trước những thông tin tiêu cực xoay quanh Ngân hàng ACB, sau đó lại hút ròng trở lại trong ba tháng liên tiếp (tháng 9, 10 tháng 11), sau đó bơm ròng nhẹ trong hai tuần tháng 12 dù đã đến kỳ thanh toán cuối năm. Nợ xấu ngân hàng chưa được xử lý dứt điểm Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/9/2012, nợ xấu là 4,93%; còn theo đánh giá của NHNN, nợ xấu khoảng 8,82%. Sự khác nhau giữa số liệu trong báo cáo từ kết quả thanh tra, theo giải thích từ phía NHNN, là do các ngân hàng đã phân loại ghi nhận nợ trong báo cáo gửi NHNN thấp hơn so với thực tế, nhằm giảm chi phí trong việc trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời với số lượng số xấu tăng thì tốc độ tăng trưởng của nợ xấu cũng đáng quan ngại, năm 2008 nợ xấu tãng 74%, nãm 2009 tăng khoảng 27%, năm 2010 tăng 41%, nãm 2011 tăng 64%, đến 10 tháng đầu năm 2012 tăng 66%. Với tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho môi trường kinh doanh không thuận lợi, vấn đề nợ xấu tâ ́ t yê ́ u sẽ dẫn tới sự giảm sút trong cung tín dụng, gây ra những hệ lụy như đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn hơn, nợ xấu tăng cao hơn hệ thống ngân hàng tiếp tục bất ổn. Do vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nhanh chóng giải quyết bài toán nợ xấu ngân hàng. Tuy nhiên, đây không phải là một bài toán dễ dàng trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp. Thị trường ngoại hối một năm ổn định Tỷ giá liên ngân hàng được giữ ổn định trong cả năm 2012, niêm yết ở mức 20.828 VND/USD. Tỷ giá thị trường tự do cũng tương đối ổn định từ tháng 2 đến nay, dao động trong khoảng 20.815 - 20.945 VND/USD. Trong năm 2012, những biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN cùng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, như: vốn FDI thực hiện khoảng 10,46 tỷ USD, thặng dư cán cân thương mại hàng hóa lần đầu tiên từ năm 1993, đã góp phần tạo sự ổn định trên thị trường ngoại hối, đảm bảo cung cầu ngoại tệ, giúp tỷ giá duy trì được trạng thái ổn định. Dự trữ ngoại hối quốc gia cũng tăng cao, ước tính đạt khoảng 12 tuần nhập khẩu (hơn 20 tỷ USD). Nan giải bài toán bất động sản Năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) thể hiện rõ sự suy giảm khó khăn ở hầu hết các phân khúc. Các dự án triển khai chậm do thiếu vốn diễn ra khá phổ biến. Giá cả BĐS sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, trung bình giảm 5% - 10%, cá biệt có những dự án giảm tới 30 - 35% so với thời điểm cuối năm 2011, tuy nhiên số lượng giao dịch cũng không nhiều, một số dự án không có giao dịch. Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng, bởi vì phần nhiều các tài sản thế chấp là BĐS dưới các dạng khác nhau. Theo báo cáo của NHNN, tính đến 31/8/2012, tổng dư nợ BĐS là 200,803 tỷ đồng, tăng 0,3% so với thời điểm 31/12/2011 tỷ lệ nợ xấu là 6,6%. Thị trường BĐS lâm vào trì trệ kéo dài đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực đến các ngành liên quan như xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng. Theo Bộ Xây dựng (trên cơ sở báo cáo của 58/63 địa phương), hiện tồn đọng BĐS gồm khoảng 20.851 căn hộ chung cư, 5.176 căn thấp tầng, 1.890.667 m2 đất nền, 64.847 m2 văn phòng cho thuê, với tổng số vốn ước tính là 52.542 tỷ đồng. Cơ cấu hàng hóa mất cân đối dẫn tới tồn kho tăng, đặc biệt ở phân khúc các căn hộ cao cấp, do khả năng thanh toán của người dân có hạn, trong khi BĐS phù hợp với người có thu nhập trung bình thấp còn thiếu, ít được các nhà đầu tư quan tâm. Thị trường cổ phiếu trì trệ, trong khi thị trường trái phiếu chính phủ lại đạt được một số thành công Thị trường chứng khoán năm 2012 có những giai đoạn diễn biến trái chiều đan xen, tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm nhưng sau đó lại giảm trong 7 tháng còn lại. Cụ thể: trong 5 tháng đầu năm, thị trường liên tục tăng điểm, chỉ số VnIndex đạt đỉnh vào tháng 5 với 488,07 điểm, tăng gần 40% so với đầu năm. Thanh khoản luôn được duy trì ở mức cao, xấp xỉ 120 triệu cổ phiếu được giao dịch trong 1 phiên trên cả 2 sàn; Tuy nhiên, từ cuối tháng 5, thị trường có xu hướng giảm điểm hoặc đi ngang với thanh khoản thấp. Đặc biệt sau khi xuất hiện thông tin ông Nguyễn . chính tại Việt Nam 1.6.1 Ngân hàng nhà nước Việt Nam THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2012 2.1 Tổng quan thị trường tài chính năm 2012 Tăng trưởng. tư số 17/2012TT-BTC ngày 8/2 /2012 hướng dẫn về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước; Thông tư số 34 /2012/ TT-BTC ngày 1/3 /2012 hướng

Ngày đăng: 24/05/2013, 00:55

Hình ảnh liên quan

HÌNH 1: GIÁ TRỊ ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ (Tỷ đồng) - dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

HÌNH 1.

GIÁ TRỊ ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ (Tỷ đồng) Xem tại trang 20 của tài liệu.
HÌNH 2: THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ - dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

HÌNH 2.

THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Xem tại trang 21 của tài liệu.
HÌNH 3: CƠ CẤU THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ - dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

HÌNH 3.

CƠ CẤU THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Xem tại trang 22 của tài liệu.
BẢNG 1: DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG SJC NĂM 2012 - dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

BẢNG 1.

DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG SJC NĂM 2012 Xem tại trang 28 của tài liệu.
BẢNG 2: TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ VÀNG QUA CÁC NĂM - dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien

BẢNG 2.

TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ VÀNG QUA CÁC NĂM Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan