Bài tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Cán cân thương mại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 2013

20 1.7K 6
Bài tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Cán cân thương mại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008  2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ****** Đề tài: “Cán cân thương mại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2013” Giáo viên hướng dẫn: Ths Đào Duy Hà Nhóm thực hiện: 6 Lớp: KDQTB Hà Nội, 11/2014 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 4 1.1 Khái niệm 4 1.2 Vai trò của cán cân thương mại 4 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 5 1.3.1 Xuất khẩu và nhập khẩu 5 1.3.2 Tỷ giá hối đoái .6 1.3.3 Ảnh hưởng của thu nhập .6 1.3.4 Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế 6 1.3.5 Tỷ lệ trao đổi 7 1.3.6 Phá giá tiền tệ .7 PHẦN 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 8 1 Tình hình xuất nhập khẩu của VN hiện nay .8 1.1.1 Một số nhóm hàng xuất khẩu chính 9 1.1.2 Một số nhóm hàng nhập khẩu chính 13 1.2 Đánh giá mức độ tác động của khủng hoảng kinh tế đến cán cân thương mại 17 PHẦN 3: NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 18 LỜI GIỚI THIỆU Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008 ) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày căng gia tăng Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây ra sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán Quốc tế về khả năng chống các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp Từ thực trạng trên, bài viết này với mong muốn làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm hụt của nó đối với cán cân thanh toán Quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để hoan thiện bài viết hơn Thân Nhóm 6: KDQTB 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu dòng hoặc thặng dư thương mại Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu dòng/thặng dư thương mại mang giá trị dương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu dòng/thặng dư thương mại mang giá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Nói cách khác cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệnh lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư, ngược lại khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng Cán cân thương mại gồm 2 khoản mục: • Khoản mục hàng hóa ( thương mại hữu hình) • Khoản mục dịch vụ (thương mại vô hình) bao gồm : các hoạt động sản xuất và nhập dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng… 1.2 Vai trò của cán cân thương mại • Xuất khẩu ròng làm tang thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân • Nhu cầu xuất, khẩu ròng cũng làm tang tổng cầu của nền kinh tế  Tác động của cán cân thương mại o Tác động tích cực: 4 Xuất khẩu ròng làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế Ngoài ra trạng thái của cán cân thương mại có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế o Tác động tiêu cực: CCTM thâm hụt nhiều năm,đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ  Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng tình trạng thất nghiệp 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 1.3.1 Xuất khẩu và nhập khẩu • Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu biên (MPM) MPM là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ví dụ 1: MPM = 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dung 0,2 đông cho nhập khẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hang hóa sản xuất trong nước và hang hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ 2: Nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp ở Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng • Xuất khẩu: Chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác 5 Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định 1.3.2 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái : là nhân tố quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở lên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên 1.3.3 Ảnh hưởng của thu nhập Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng theo Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩ của đối tác thương mại tăng lên Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế 1.3.4 Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế Các chinh sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại Ngoài ra cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia 6 1.3.5 Tỷ lệ trao đổi Tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu Do đó tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại 1.3.6 Phá giá tiền tệ Phá giá hay nâng cao giá là giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái mà được chính phủ ủng hộ Phá giá dẫn đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giấ hàng xuất khẩu của quốc gia Do đó tạo ra một khoảng thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Ngoài ra cán cân thương mại còn chịu ảnh hưởng của dòng vốn Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI và các dòng vay thương mại khác 7 PHẦN 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1 Tình hình xuất nhập khẩu của VN hiện nay Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 4/2013 đạt hơn 21 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng trước (do số ngày làm việc chính thức của tháng 4 chỉ là 19 ngày so với của tháng 3 là 21 ngày) Trong đó, xuất khẩu đạt 10,03 tỷ USD, giảm 4,5% và nhập khẩu là 10,97 tỷ USD, giảm 0,9% Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa tháng 4 tiếp tục thâm hụt 936 triệu USD, tăng mạnh 65,3% so với tháng trước Tính từ đầu năm đến hết tháng 4 năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 79 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 39,14 tỷ USD, tăng 16% và nhập khẩu là 39,86 tỷ USD, tăng 17% Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2013, cán cân thương mại hàng hoá của cả nước đã chuyển sang trạng thái thâm hụt với mức nhập siêu là 723 triệu USD Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 4 tháng giai đoạn 20082013 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) 8 Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2012 (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 2008; Tháng 1 Xuất khẩu 4,91 Nhập khẩu 7,20 Cán cân thương mại -2,29 Năm 2009; Tháng 1 Xuất khẩu 3,83 Nhập khẩu 3,42 2 3 4 3,33 4,83 5,00 6,04 8,07 8,24 -2,70 -3,20 -3,20 2 3 4 5,08 5,33 4,28 4,22 5,10 5,46 5 6 7 8 5,75 6,20 6,55 6,00 7,67 6,93 7,30 6,28 -1,90 -0,70 -0,80 -0,30 5 6 7 8 4,44 4,81 4,81 4,62 5,56 5,98 6,38 5,94 9 5,27 5,51 -0,20 9 4,61 6,61 10 5,04 5,71 -0,70 10 5,07 6,76 11 4,80 5,30 -1,00 11 4,76 6,83 12 4,67 12 5,47 7,40 Cán cân thương mại 0,41 0,86 0,23 -1,18 -1,12 -1,17 -1,57 -1,32 -2,00 -1,69 -2,07 -1,93 Năm 2010; Tháng 1 Xuất khẩu 5,08 Nhập khẩu 6,06 Cán cân thương mại -0,98 Năm 2011; Tháng 1 Xuất khẩu 7,36 Nhập khẩu 8.22 Cán cân thương mại -0,86 Năm 2012; Tháng 1 Xuất khẩu 6,5 2 3 4 3,72 5,60 5,46 5,11 6,81 6,68 -1,39 -1,21 -1,22 2 3 4 4,95 7,66 7,57 6,18 9,06 9,06 -1,23 -1,49 -1,49 2 3 4 8,2 9,2 8,6 5 6 7 8 6,31 6,32 6,07 6,94 7,21 7,07 7,10 7,42 -0,90 -0,75 -1,03 -0,48 5 6 7 8 7,35 8,58 9,40 9,40 9,01 8,79 8,40 10,1 -1,66 -0.21 1.0 -0.7 5 6 7 8 9,1 9,8 9,6 9,8 Nhập khẩu 11 6,709 8,055 -1,35 11 8,93 9,58 -0,65 11 10,2 12 7,543 8,829 -1,29 12 9,10 9,36 -0.26 12 10,4 9,0 9,8 10,4 10,3 10,6 Cán cân thương -0,1 -0,8 -0,1 -0,4 -0,7 -0,1 -0,1 -0,2 -0,1 -0,5 mại -0,1 -0,2 6,6 9,3 9,0 9,9 9,5 9 10 6,212 6,282 7,095 7,396 -0,88 -1,11 9 10 8,20 8,43 9,58 9,24 -1,38 0,81 9 10 9,7 9,9 10,0 9,8 Nguồn: Tổng hợp từ “Tình hình xuất nhập khẩu” hàng tháng của Tổng cục Hải quan Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với kim ngạch xuất khẩu đạt 23,2 tỷ USD, tăng 26,4%; nhập khẩu đạt 22,07 tỷ USD, tăng 27%, thì cán cân thương mại hàng hoá của các doanh nghiệp này thặng dư là 1,17 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2013 1.1.1 Một số nhóm hàng xuất khẩu chính Điện thoại các loại & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 1,55 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên gần 6 tỷ USD, tăng 97%, 9 tương ứng tăng 2,94 tỷ USD về số tuyệt đối, trong đó xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) tăng tới 994 triệu USD Biểu đồ 2: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện 4 tháng/2013 so với 4 tháng 2012 Hàng dệt may: trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 4/2013 đạt 1,24 tỷ USD, giảm 4,6% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong 4 tháng/2013 lên gần 5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 2,5 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 4/2013 đạt 776 triệu USD, giảm 12,2%, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng lên 3,13 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ 2012, tương ứng tăng 963 triệu USD về số tuyệt đối Dầu thô: lượng dầu thô xuất khẩu trong tháng 4 đạt 650 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên 2,72 triệu tấn, tăng 14% Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này lại giảm 10 10,4% nên trị giá đạt 2,38 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm 2012 Giày dép các loại: trị giá xuất khẩu trong tháng 4/2013 đạt 639 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên 2,36 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước Nhóm hàng phương tiện vận tải & phụ tùng các loại: trong tháng xuất khẩu gần 524 triệu USD, tăng 32,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng qua lên gần 1,81 tỷ USD, tăng 18,5% so với 4 tháng/2012 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: trong tháng 4/2013, xuất khẩu đạt 452 triệu USD, giảm 2,4%,nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên 1,69 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2012 Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng đạt gần 414 triệu USD, giảm 4,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng/2013 lên gần 1,58 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2012 Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 4/2013 là 111 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của nước ta trong 4 tháng qua lên 588 nghìn tấn, trị giá là 1,26 tỷ USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 13,9% về trị giá so với 4 tháng/2012 Đây cũng là mặt hàng nông sản giảm mạnh nhất trong 4 tháng/2013 (giảm tới 203 triệu USD) Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 4/2013 là 514 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng trước Tính đến hết tháng 4/2013, xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản cả nước đạt 1,73 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước Biểu đồ 3: Xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường chính 4 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 11 Cao su: lượng cao su xuất khẩu trong tháng đạt 43 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong 4 tháng/2013 đạt gần 232 nghìn tấn, giảm 13,5%, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 618 triệu USD, giảm tới 23,2% so với cùng kỳ năm 2012 Hạt tiêu: lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng là 15,5 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 4 tháng qua đạt 53,6 nghìn tấn, tăng 12,9% Giá bình quân xuất khẩu nhóm hàng này giảm nhẹ 3,1% nên trị giá đạt 353 triệu USD, tăng 9,4% so với 4 tháng/2012, tương ứng tăng 30 triệu USD Gạo: trong tháng, lượng gạo xuất khẩu đạt 653 nghìn tấn, giảm 15% so với tháng trước Tính đến hết tháng 4/2013 lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước tăng nhẹ 0,4%, đạt 2,2 triệu tấn và kim ngạch giảm 5,2%, đạt 986 triệu USD Than đá: trong tháng lượng than đá xuất khẩu của cả nước là 718 nghìn tấn, nâng tổng lượng than đá xuất khẩu trong 4 tháng/2013 lên 4,9 triệu tấn, tăng 9,2%, trị giá xuất khẩu đạt 341 triệu USD, giảm 14,3% so với 4 tháng/2012 12 1.1.2 Một số nhóm hàng nhập khẩu chính Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 1,42 tỷ USD, giảm 10,6% so với tháng trước Tính đến hết 4 tháng/2013, cả nước nhập khẩu 5,57 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 61%; trong đó nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp FDI là 5,06 tỷ USD, tăng 67,5% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là gần 512 triệu USD, tăng 16,2% so với 4 tháng/2012 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là gần 1,57 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 4 tháng/2013 lên 5,43 tỷ USD, tăng 10% so với 4 tháng/2012; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 3,16 tỷ USD, tăng 25,7% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 2,28 tỷ USD, giảm 6,2% Điện thoại các loại và linh kiện: trong tháng 4/2012, cả nước đã nhập khẩu 620 triệu USD nhóm hàng này, tăng 4,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên gần 2,32 tỷ USD, tăng 92,6% về số tương đối và tăng mạnh 1,11 tỷ USD về số tuyệt đối so với kết quả thực hiện cùng kỳ một năm trước đó Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng là 753 nghìn tấn, trị giá là 691 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với tháng trước Như vậy tính đến hết 4 tháng/2013, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,45 triệu tấn, giảm 18,3%, trị giá là 2,36 tỷ USD, giảm 22,9% so với 4 tháng/2012 Nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là hơn 1,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên 4,32 tỷ USD, tăng15,5% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, trị giá vải nhập khẩu 13 là: 2,39 tỷ USD, tăng 16,1%; nguyên phụ liệu: 1,08 tỷUSD, tăng 13,4%; xơ, sợi là 466 triệu USD, tăng 3,9% và bông: 386 triệu USD, tăng 37% Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng đạt gần 947 nghìn tấn, là mức cao nhất kể từ năm 2011 với trị giá gần 701 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước trong 4 tháng/2013 lên 3,1 triệu tấn, trị giá là 2,25 tỷ USD, tăng 24,8% về lượng và tăng 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012 Biểu đồ 4: Lượng nhập khẩu sắt thép các loại theo tháng từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2013 Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 4/2013, cả nước nhập khẩu hơn 200 triệu USD nhóm hàng thức ăn gia súc & nguyên liệu, giảm 43,4% so với tháng trước; trong đó trị giá nhập khẩu khô dầu đậu tương là 77 triệu USD, giảm 127 triệu USD so với tháng trước Tính đến hết 4 tháng/2013, cả nước nhập khẩu 911 triệu USD nhóm hàng thức ăn gia súc & nguyên liệu tăng 50,1%; trong đó trị giá nhập khẩu khô dầu đậu tương là 477 triệu USD, tăng 86% so với 4 tháng/2012 Sắt thép phế liệu : trong tháng 4/2013, cả nước nhập khẩu gần 361 nghìn tấn, trị giá gần 150 triệu USD, tăng 40,2% về lượng và tăng 41,7% về 14 trị giá so với tháng trước Tính đến hết 4 tháng/2013, cả nước nhập khẩu hơn 1 triệu tấn với trị giá 404 triệu USD, tăng 10,9% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với 4 tháng/2012 Kim loại thường khác: lượng nhập khẩu trong tháng 4/2013 là gần 66,3 nghìn tấn, trị giá 240 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng trước Tính đến hết tháng 4/2013, tổng lượng nhập khẩu kim loại thường khác của Việt Nam là 245 nghìn tấn, tăng 23,5%, trị giá là 915 triệu USD, tăng 18,5% Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 4/2013 là 239 nghìn tấn, trị giá là 414 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và giảm 14,2% về trị giá so với tháng trước Tính đến hết tháng 4/2013, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 969 nghìn tấn, tăng 14,2%, kim ngạch nhập khẩu là gần 1,71 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước Hóa chất: trong tháng 4/2013, Việt Nam nhập khẩu gần 237 triệu USD nhóm hàng hóa chất, giảm 5,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2013 lên 885 triệu USD, giảm 5,0% so với 4 tháng/2012 Phân bón các loại: lượng phân bón nhập khẩu trong tháng là 332 nghìn tấn, trị giá là 132 triệu USD, tăng 34,7% về lượng và tăng 35% về trị giá so với tháng trước, đơn giá nhập khẩu bình quân trong tháng chỉ tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước Bảng 2: Chi tiết nhập khẩu các mặt hàng phân bón trong 4 tháng/2013 4 tháng/ 2013 Tên hàng Tăng/giảm so với 11T/2011 15 Lượng Trị giá Đơn giá (nghìn tấn) (triệu USD) (USD/tấn) Lượng Trị giá Đơn giá (%) (%) (%) Phân SA 306 63 206 15,6 -1,9 -15,2 Phân Kali 256 118 460 17,0 1,4 -13,3 Phân DAP 229 123 539 43,2 34,9 -5,8 Phân NPK 141 69 489 130,6 127,8 -1,2 Phân Ure 64 24 372 -20,4 -28,2 -9,9 Phân bón loại khác 87 45 512 -13,3 -18,2 -5,7 Ô tô nguyên chiếc: lượng nhập khẩu ô tô trong tháng 4 đạt 3,08 nghìn chiếc, tăng 24,7%; trong đó lượng ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là gần 1,75 nghìn chiếc, tăng 49,9% so với tháng trước Tính đến hết 4 tháng/2013, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 10 nghìn chiếc, tăng 5,4%, trị giá là 187 triệu USD, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm 2012 Biểu đồ 5: Lượng và trị giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2013 16 1.2 Đánh giá mức độ tác động của khủng hoảng kinh tế đến cán cân thương mại Để xem xét ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Mỹ tới Việt Nam cần xem xét mối quan hệ giữa hai nước Mối quan hệ này bao gồm tất cả các lĩnh vực hội nhập trong đó hai lĩnh vực chính là xuất nhập khẩu và quan hệ vốn Tất cả những mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế đã mở cửa, có quan hệ đan xen với cả Mỹ và thế giới Tình hình này sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta Một trong những ảnh hưởng nặng nề là xuất khẩu Những cái mất của Việt Nam khi đối diện với khủng hoảng kinh tế toàn cầu Thứ nhất, thâm hụt thương mại gia tăng Trong thời gian tới kinh tế Mỹ nói riêng, toàn cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tang trưởng giảm sút Hệ lụy là đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm, trong khi cung với những mặt hàng nhập khẩu tăng Điều này làm cho thâm hụt ngoại thương Việt Nam gia tăng nhất là tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng vượt quá 160% GDP Thứ hai, sụt giảm đầu tư do sự sụt giảm của dòng vốn bên ngoài chảy vào Trong quá khứ ta có vốn dầu tư trực tiếp, gián tiếp, vay nợ và kiều hói chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư ở Việt Nam Hiện tại, do chi phí vốn đắt đỏ và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam cạn hơn Thêm vào đó thế giới khó khăn, thu nhập người lao động giảm sút nên lượng kiều hối gửi về cũng giảm Thứ ba, tiêu dùng giảm sút cán cân thanh toán trở nên xấu đi Khi sản xuất bị thu hẹp một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thi nhập bị giảm cộng với dòng kiều hối sụt giảm kéo theo sự sụt giảm trong tiêu dùng của cá hộ gia đình 17 Thứ tư, đối với khu vực doanh nghiệp, điều đáng lo ngại là tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng lúc tín dụng dành cho khu vực daonh nghiệp ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức tương đối cao Con đường phía trước của các doanh nhân Việt Nam thật sự khó khăn Nhưng cuộc khoảg tác động gián tiếp chứ không dẫn dễn đổ vỡ mang tính hệ thống nên chúng ta vẫn có cơ hội Thứ 1, thu hút vốn đầu tư,dòng vốn sẽ tập trung vốn sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định Việt nam đang có lợi thế Thứ 2, cơ hội tăng xuất khảu những hành hóa mà Việt Nam có lợi thế so sánh Thứ 3, tăng nhập khẩu,nghĩa là tranh thủ nhạp khẩu những mặt hang công nghệ mà các nước phát triển án đi do kinh tế xuống PHẦN 3: NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Khủng hoảng tài chính và suy yếu kinh tế đã lan rộng từ Mỹ ra khắp thế giới Cuộc khủng hoảng này kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng ứng cứu của các quốc gia cũng như sự đồng tâm và thống nhất xử lý của cộng đồng thế giới Nhưng chắc chắn, họ sẽ không thể để khủng hoảng kéo dài 18 Cách đối phó tốt nhất của Việt Nam là thực hiện thành công các giải pháp chống lạm phát đã có trong những tháng còn lại của năm 2008 và cả năm 2009 để nhanh chóng trở lại với tốc độ lạm phát một con số vào năm 2010 Đây là cách đối phó khủng hoảng có hiệu quả nhất Tất nhiên, chúng ta cần theo dõi sát sao tình hình diễn biến thế giới cũng như trong nước để có những giải pháp linh hoạt, hiệu quả và thích hợp cho mọi tình huống Như vậy, chúng ta mới có thể phát huy được những tiềm năng và sự chủ động trong nước, đồng thời ứng phó hiệu quả với tác động của kinh tế thế giới tới kinh tế trong nước Khủng hoảng tài chính và sự suy yếu của kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng tới Việt Nam, nhưng ảnh hưởng này chỉ giới hạn ở mức độ hạn chế của quan hệ giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoải, trước hết là các ngân hàng Mỹ Nhưng dù sao, chúng ta cũng rút ra được những bài học về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này Đặc biệt là về điều hành chính sách tiền tệ, nhất là khối lượng tín dụng tung ra quá dễ dãi và lãi suất thấp “dưới chuẩn” Bên cạnh đó là việc tập trung quá nhiều vào cho vay bất động sản và khả năng kiểm soát, quản lý cũng như tính hiệu quả của các khoản tín dụng này Giải pháp đề ra: • Nhiệm vụ đầu tiên là phải bảo đảm an toàn hệ thống không để cuộc khủng hoảng tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta Và đến nay hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta vẫn giữ được độ an toàn Đến thời điểm này các cân đối vĩ mô tốt hơn hồi giữa năm 19 • Thứ hai phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đi đôi với khai thác tốt hơn thị trường nội địa • Thứ ba là phát huy nội lực coi đây là yếu tố quyết định trên cơ sở khuyến khích mạnh khu vực tư nhân phát triển đầu tư và kinh doanh, giải quyết những ách tắc để tăng mức vốn thực hiên của các dự án đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài Trong quản lý điều hành thì cùng với tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, phải chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế nước ta Các doanh nghiệp phải triệt để tiết kiệm trong sản xuất là lưu thông, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm duy trì ở mức cao nhất thị phần xuất khẩu 20

Ngày đăng: 13/07/2016, 09:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

  • PHẦN 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

  • PHẦN 3: NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan