Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với NHR của các siêu thị trên địa bàn hà nội

62 517 1
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với NHR của các siêu thị trên địa bàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING CHUYÊN ĐỀ THỤC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NHÃN HÀNG RIÊNG TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN MÃ SV LỚP : TH.S NGUYỄN THANH THỦY : NGÔ VIỆT TRINH : CQ534189 : MARKETING 53A HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Em chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths Nguyễn Thanh Thủy – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài này Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài Trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này, em khó tránh khỏi những sai sót do kiến thức bản thân và kinh nghiệm thực tiến còn hạn chế, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô Em xin chân thành cảm ơn! SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy MỤC LỤC SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy DANH MỤC HÌNH SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy DANH MỤC BẢNG, BIỂU SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 6 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy PHẦN MỞ ĐẦU 1 Bối cảnh nghiên cứu: Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sôi động Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, để đạt được thành công và tạo được vị thế cho riêng mình, các doanh nghiệp luôn không ngừng nghiên cứu để tìm ra những hình thức kinh doanh mới nhằm phát triển thị phần và gia tăng lợi nhuận Thời gian vừa qua, đặc biệt là khoảng thời gian nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, trong ngành kinh doanh bán lẻ, mà tập trung chủ yếu là các hệ thống siêu thị, một hình thức kinh doanh mới đã dần hình thành và đang ngày càng được mở rộng, đó chính là hình thức sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hàng riêng Thực tế khái niệm “nhãn hàng riêng” không còn xa lạ gì với người tiêu dùng trên toàn cầu nữa và các sản phẩm mang nhãn hàng riêng đã trở thành một lựa chọn thường xuyên của người tiêu dùng trong hiện tại và dự đoán sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai Tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẽ (siêu thị) cũng dần đưa ra các chiến lược theo xu hướng toàn cầu, với cuộc cách mạng đang ngày càng nở rộ trong thị trường bán lẽ mang tên nhãn hàng riêng Theo Niên giám 2012 của Hiệp hội các nhà sản xuất nhãn hàng riêng, các nhãn hàng riêng đạt mức tăng trưởng doanh thu 5.1% và tăng 23.6% thị phần tính theo đơn vị bán ra vào năm 2011 Theo xu hướng tiêu dùng tiết kiệm của thế giới, người tiêu dùng Việt Nam cũng bắt đầu cân nhắc lựa chọn các sản phẩm của nhãn hàng riêng cho nhu cầu mua sắm của mình Điển hình như BigC, Co.opmart hay Metro, các siêu thị lớn có vốn đầu tư trong hay ngoài nước đều lần lượt tung ra thị trường những nhãn hàng riêng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, cũng như đa dạng hóa danh mục hàng bán của mình Mỗi hệ thống siêu thị có hàng trăm, thậm chí cả ngàn mặt hàng nhãn riêng thuộc các sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo thời trang… đang cạnh tranh trực tiếp với hàng của nhà sản xuất Phải khẳng định một điều rằng, việc nhãn hàng riêng ra đời đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, đồng thời mang lại cho siêu thị những lợi ích không nhỏ như tận dụng được hệ thống phân phối của mình, tận dụng lợi thế thương hiệu, cắt giảm được phần nào chi phí marketing,…Các sản phẩm được gắn “nhãn hàng riêng” rõ ràng đang có rất nhiều lợi thê so với sản phẩm của nhà sản xuất, đặc biệt SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 7 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay Tuy nhiên vẫn có những luồng xu hướng khác nhau trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm này Nhận biết được tính cấp thiết của vấn đề đặt ra, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” 2 Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra được các thông tin liên quan đến hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của các siêu thị và các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi này - Mục tiêu cụ thể: • Nghiên cứu và đánh giá thực trạng sử dụng nhãn hàng riêng của các siêu thị • Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn và tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng • Xu hướng người tiêu dùng trong việc tiếp nhận dòng sản phẩm này • Đưa ra một số khuyến nghị với các bên liên quan để có nhận thức, thái độ, hành vi và trách nhiệm phù hợp với nhãn hàng riêng 3 Vấn đề nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu:  Vấn đề nghiên cứu: “Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với các nhãn hàng riêng tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội”  Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng sử dụng các sản phẩm thuộc nhãn hàng riêng của siêu thị? Người tiêu dùng đánh giá như thế nào về dòng sản phẩm này? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng? Xu hướng tiêu dùng nhãn hàng riêng của các siêu thị trong tương lai? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hành vi của người tiêu dùng đối với các nhãn hàng riêng của các siêu thị - SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập  5  - -   - 8 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Khách thể nghiên cứu: là những người từ 18 tuổi trở lên và biết đến nhãn hàng riêng của siêu thị Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Hà Nội Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 02/2015 đến 05/2015 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phác thảo sơ bộ và chính thức được thiết lập sẵn những câu trả lời gửi trực tiếp hoặc qua công cụ Google docs đến khách thể nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu từ các nguồn dữ liệu trên internet, sách báo, các cuộc nghiên cứu trước đó của các công ty nghiên cứu thị trường và những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích: sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp: phân tích số liệu thu thập được từ các bảng câu hỏi Xử lý: tiến hành làm sạch dữ liệu, rà soát thông tin, mã hóa dữ liệu và chạy chương trình bằng SPSS Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Quy mô chọn mẫu: 150 phần tử 6 Kết cấu đề tài nghiên cứu Phần mở đầu: Giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, lý do tiến hành, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Chương 1: Tổng quan về những nghiên cứu đã có liên quan tới đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận – Mô hình nghiên cứu Trình bày cơ sở lý luận vê hành vi người tiêu dùng và nhãn hàng riêng; đề xuất mô hình nghiên cứu Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chủ y ếu là mô tả thực trạng và hành vi sử dụng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng hiện nay Bên cạnh đó là phân tích và đánh giá những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 9 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Chương 5: Kết luận và kiến nghị Rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu và đề xuất kiến nghị SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 10 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI Báo cáo nghiên cứu “Nhận thức của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của các nhà bán lẻ/hệ thống cửa hàng” của Nielsen cho thấy thái độ đối với nhãn hàng riêng của các nhà bán lẻ hoặc các thương hiệu sản phẩm đặc trưng của cửa hàng được cải thiện trên khắp Đông Nam Á Hầu hết nhận thức của người tiêu dùng trong khu vực về các nhãn hàng riêng đã được cải thiện theo thời gian và phần lớn xem nhãn hàng riêng như một giải pháp hữu hiệu đối với các nhãn hiệu có tên tuổi Theo báo cáo về nhãn hiệu riêng toàn cầu của Nielsen, trong đó nhấn mạnh nhận thức của người tiêu dùng hiện nay về chất lương, giá trị, phân loại và đóng gói của nhãn hiệu riêng, 84% người tiêu dùng Việt Nam nói rằng nhận thức của họ về các thương hiệu riêng đã được cải thiện theo thời gian và đây là mức cao nhất trên toàn cầu Tỷ lệ này đạt 83% tại Thái Lan (thứ tư cao nhất trên toàn cầu), 77% tại Philippines, 70% tại Malaysia, 66% tại Indonesia và 64% tại Singapore, so với tỷ lệ 71% của người tiêu dùng toàn cầu Nghiên cứu về các nhãn hàng riêng của Nielsen được thực hiện từ 17.02 đến 07.03.2014 với sự tham gia của hơn 30000 người tiêu dùng tại 60 quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Mỹ La tinh, Trung Đông, Châu Mỹ và Bắc Mỹ Tuy nhiên, bài báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc đo lường nhận thức của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu riêng và trên một phạm vi khá rộng (khu vực Đông Nam Á) mà chưa đi vào phân tích hành vi người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hành vi người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của Co.opmart tại siêu thị Co.opmart Càn Thơ” của tác giả Trần Hoài Vi, trường đại học Cần Thơ thực hiện năm 2013 Mục tiêu của bài báo cáo là hệ thống háo lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và cung cấp thông tin về “nhãn hàng riêng”; trình bày thực trạng tiêu dùng các dòng sản phẩm mang thương hiệu Co.opmart tại Co.opmart Cần Thơ và lượng hóa thái độ của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của Co.opmart SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 48 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy 5.2.3 Đối với người tiêu dùng: Có thể thấy, tình trạng kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng đến rất nhiều người tiêu dùng Lạm phát tăng cao cùng với nền kinh tế trì trệ đã khiến cho nhiều người tiêu dùng thắt chặt hầu bao chi tiêu hơn Xu hướng người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu đang thể hiện ngày càng rõ nét Họ chọn lựa, so sánh nhiều hơn khi mua hàng hóa; ưu tiên hơn cho những mặt hàng thiết yếu và chọn những nhãn hàng phù hợp với túi tiền Việc tiết kiệm chi tiêu khiến cho đường ngân sách của người tiêu dùng trong tiêu dùng sẽ giảm đi, điều này đồng nghĩa họ sẽ phải thay đổi sự kết hợp hàng hóa trong chi tiêu để tối đa hóa lợi ích cá nhân Việc đó dẫn tới sự thay đổi thói quen trong tiêu dùng Những mặt hàng đắt đỏ sẽ không được sử dụng nữa, thay vào đó là những mặt hàng giá cả phải chăng hơn nhưng vẫn đáp ứng kì vọng người tiêu dùng Đó là sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao thay cho đồ ngoại nhập, sử dụng các sản phẩm nhãn hàng riêng thay cho các sản phẩm cùng chủng loại Việc thay thế này, về một mặt nào đó, người tiêu dùng đồng ý chấp nhận rủi ro khi tiêu dùng thử Họ sẽ đánh giá về kì vọng lợi ích của mặt hàng này sau khi tiêu dùng và quyết định có tiêu dùng nó nữa không Có thể nói, đa phần sản phẩm thuộc nhãn hàng riêng đáp ứng được những kì vọng lợi ích của người tiêu dùng Tuy nhiên việc tiêu dùng một loại sản phẩm không mang nhãn hiệu của nhà sản xuất vẫn còn tương đối mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam Các nhãn hàng riêng thường tập trung chủ yếu ở loại hàng hóa thông thường, nơi mà các yếu tố về nhãn hiệu, về thói quen sử dụng đã in đậm trong tâm trí người tiêu dùng Việc thay thế hoàn toàn các sản phẩm cũ không hẳn là điều dễ làm và ngay cả bản thân người tiêu dùng, trong một chừng mực nào đó, vẫn muốn tiếp tục mặt hàng mình đã sử dụng từ lâu Bên cạnh việc một số nhãn hàng riêng có chất lượng không tốt bằng sản phẩm của nhà sản xuất, một nhược điểm lớn của các sản phẩm mang nhãn hàng riêng là nó chỉ được bán tại các địa điểm của nhà phân phối như mặt hàng WOW chỉ được bán tại siêu thị Big C Việc đó sẽ khó tạo thành thói quen sử dụng cho người tiêu dùng lâu dài khi người Việt Nam vẫn ưa thích sử dụng các kênh phân phối truyền thống như chợ, các cửa hàng tạp hóa gần nhà hơn SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 49 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Nguyễn Viết Lâm, Giáo trình Nghiên cứu marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008 2 GS TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế 3 4 5 6 7 8 - Quốc dân, 2010 PGS TS Trương Đình Chiến, giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010 Tạ Minh Thu, “Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam”, Đại học Ngoại Thương, 2007 Nielsen’s 2011 Global Private Label Report, 2011 Trần Hoài Vi, “Phân tích hành vi người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của Co.opmart tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ, 2013 Video FBNC – Nhãn hàng riêng, mối quan hệ nhà sản xuất – nhà phân phối Một số Website, bài báo, bài viết trên các báo: http://grakdesign.wordpress.com/2011/03/14/the-four-types-of-private-labelbrands/ http://www.dna.com.vn/vi/tin-tuc-thuong-hieu/tin-trong-nuoc/nhan-hang-riengtrong-co-che-canh-tranh/ http://mondialbrand.com/thong-tin-thuong-hieu/124-nhan-hang-rieng-xuhuong-tat-yeu.html SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 50 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NHÃN HÀNG RIÊNG TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Kính chào quý vị, tôi là Ngô Việt Trinh, sinh viên khoa Marketing trường đại học Kinh tế quốc dân Hiện nay, tôi đang thực hiện chuyên đề thực tập với nội dung đề tài “Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” Rất mong quý vị có thể vui lòng bớt chút thời gian giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này Tôi xin cam kết mọi thông tin sẽ chỉ nhằm mục đích học tập Xin chân thành cảm ơn! Phần A: Nội dung chính 1 Xin quý vị cho biết mức độ thường xuyên tới các siêu thị :  Mỗi ngày  4 – 6 lần/tuần  1 – 3 lần/tuần  2 - 3 lần/tháng  1 lần/tháng 2 Quý vị thường đến mua sắm ở những siêu thị nào trên địa bàn Hà Nội ? 3 4 5 6 (có thể chọn nhiều đáp án)  Big C  Metro  Fivimart  Co.opmart  Khác, vui lòng ghi rõ : Quý vị có biết đến nhãn hàng riêng của các siêu thị ?  Có  Không (Nếu « không » thì bài phỏng vấn xin dừng lại tại đây Cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị Nếu « có » thì chuyển đến câu tiếp theo) Theo quan sát của quý vị, siêu thị nào hiện đang bày bán các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình ? (có thể chọn nhiều đáp án)  Co.opmart  Big C  Metro  Fivimart  Intimex  Khác : Quý vị biết tới những sản phẩm này qua nguồn thông tin nào ? (có thể chọn nhiều đáp án)  Tình cờ thấy trong siêu thị  Được bạn bè, người thân giới thiệu  Được nhân viên bán hàng siêu thị giới thiệu  Qua tờ rơi, tạp chí, ti vi,…  Nguồn khác : Quý vị đã từng sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị chưa ? SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 51 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy  Đã từng sử dụng (vui lòng trả lời tiếp từ câu 7 – câu 13)  Chưa từng sử dụng (vui lòng chuyển xuống câu 14) 7 Quý vị xin hãy cho biết mức độ thường xuyên mua các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị :  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng 8 Những nhóm sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị mà quý vị hay gia đình đã từng mua/sử dụng (có thể chọn nhiều đáp án):  Bánh mì  Rau củ, trái cây, thực phẩm tươi  Mì ăn liền sống  Thực phẩm đông lạnh  Giấy vệ sinh  Chất tẩy rửa gia dụng (bột  Bánh kẹo giặt, xà phòng, nước rửa  Khác : chén, nước lau sàn nhà,…) 9 Lý do chính để quý vị chọn mua sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị (có thể chọn nhiều đáp án):  Muốn dùng thử  Giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng  Được tặng kèm, khuyễn mãi hấp dẫn loại  Nhiều người sử dụng nên sử dụng  Sản phẩm có chất lượng theo  Nhãn hàng của siêu thị nên tin  Khác : cậy ……………………………… 10 Quý vị cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố dưới đây đối với quý vị trong việc quyết định chọn mua nhãn hàng riêng: Yếu tố Giá cả Mẫu mã, bao bì đẹp Hàng chất lượng Được bày bán rộng rãi, dễ tìm kiếm Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1     2     3     4     5          Sản phẩm đa dạng      Quảng cáo nhiều      Nhiều khuyến mãi hấp dẫn      An toàn vệ sinh thực phẩm      Uy tín, danh tiếng siêu thị 11 Xin cho biết mức độ hài lòng của quý vị đối với các yếu tố dưới đây khi sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị: SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 52 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Rất không hài lòng Yếu tố Giá cả Mẫu mã, bao bì đẹp Sản phẩm có chất lượng Vị trí trưng bày hợp lý, dễ tìm kiếm Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1     2     3     4     5          Sản phẩm đa dạng      Quảng cáo rộng rãi      Nhiều khuyến mãi hấp dẫn      An toàn vệ sinh thực phẩm 12 Nhìn chung mức độ hài lòng của quý vị khi sử dụng sản phẩm nhãn hiệu riêng của siêu thị là:  Rất 13    14       Không hài  Bình  Hài lòng  Rất hài không lòng thường lòng hài lòng Quý vị có ý định sử dụng sản phẩm nhãn hiệu riêng của siêu thị trong tương lai hay không? Chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng Có thể sẽ tiếp tục sử dụng Không muốn tiếp tục sử dụng Lý do quý vị không sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị (có thể chọn nhiều đáp án): Chất lượng có thể không đảm bảo Giá cả không phù hợp Mẫu mã, bao bì không bắt mắt Chỉ muốn sử dụng những sản phẩm đã quen thuộc Khác: ………………………………………………… Phần B: Thông tin cá nhân 1 Giới tính:  Nam 2 Nhóm tuổi:  18 – 22  23 – 29 3 Nghề nghiệp:  Học sinh, sinh viên  Công nhân  Nhân viên văn phòng SV: Ngô Việt Trinh  Nữ  30 – 39  Từ 40 tuổi trở lên  Kinh doanh  Khác: Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 53 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy 4 Thu nhập cá nhân bình quân /tháng:  Phụ thuộc vào gia đình  Dưới 5 triệu  5 – < 8 triệu  8 – 15 triệu  Trên 15 triệu CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ! SV: Ngô Việt Trinh Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 54 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Bảng 1: Tần suất về giới tính của mẫu nghiên cứu Nam Nữ Tổng Tần suất 54 96 150 Phần trăm (%) 30.6 69.4 100 Bảng 2: Tần suất về độ tuổi của mẫu nghiên cứu 18 - 22 tuổi 23 - 29 tuổi 30 - 39 tuổi 40 tuổi trở lên Tổng Tần suất 41 52 30 27 150 % 27.3 34.7 20.0 18 100 Bảng 3: Tần suất thu nhập cá nhân bình quân/tháng Phụ thuộc vào gia đình Dưới 5 triệu 5 - < 8 triệu 8 – 15 triệu Trên 15 triệu Tổng Tần suất 27 40 48 % 18 26.7 32 26 17.3 9 150 6 100 Bảng 4: Tần suất mua sắm tại siêu thị Tần suất % Mỗi ngày 15 10 4 – 6 lần/tuần 19 12.5 1 – 3 lần/tuần 30 20 2 – 3 lần/tháng 38 25 1 lần/tháng 49 32.5 Tổng 150 100 Bảng 5: Siêu thị được người tiêu dùng thường xuyên đến mua sắm Siêu thị Big C Metro Fivimart Co.opmart Khác SV: Ngô Việt Trinh Tần suất 98 72 95 83 60 % 65 48 63 55 40 Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 55 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Bảng 6 : Tần suất biết đến nhãn hàng riêng của siêu thị Có Không Tổng Tần suất 126 24 150 % 84 16 100 Bảng 7: Nhận biết siêu thị bày bán sản phẩm nhãn hàng riêng Siêu thị Co.opmart Metro Intimex Big C Fivimart Khác Tần suất 43 67 16 86 33 27 % 34 53 13 68 26 21 Bảng 8: Nguồn thông tin biết tới nhãn hàng riêng của siêu thị Nguồn thông tin Qua tở rơi, tạp chí Được nhân viên bán hàng siêu thị giới thiệu Được bạn bè, người thân giới thiệu Tình cờ thấy trong siêu thị Tần suất 50 36 % 39.5 28.9 40 31.6 93 73.7 Bảng 9: Tần suất mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Tổng Tần suất 14 27 58 99 % 14.3 27.7 58 100 Bảng 10: Mối liên hệ giữa tần suất mua và thu nhập cá nhân bình quân/tháng Thu nhập cá nhân bình quân/tháng Phụ thuộc vào gia đình Dưới 5 triệu 5 - < 8 triệu 8 – 15 triệu Mức độ thường xuyên mua nhãn hàng riêng Rất thường Thường xuyên Thỉnh thoảng xuyên 0 5 9 SV: Ngô Việt Trinh 0 7 5 10 4 5 12 20 14 Tổng 14 22 31 24 Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập Trên 15 triệu Tổng 56 2 14 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy 3 27 3 58 8 99 Bảng 11: Lý do chọn mua sản phẩm mang nhãn hiệu riêng Lý do mua NHR Muốn dùng thử Giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại Sản phẩm có chất lượng Nhãn hàng của siêu thị nên tin cậy Được tặng kèm, khuyến mãi hấp dẫn Nhiều người sử dụng nên sử dụng theo Khác Tần suất 70 43 % 70 43.3 42 53 42 53.3 26 26.7 20 20 15 15 Bảng 12: Phân tích chéo giữa lý do chọn mua nhãn hàng riêng và giới tính Giới tính Nam Nữ Tổng Muốn dùng thử Giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại 13 57 70 7 36 43 Lý do chọn mua NHR Sản Nhãn Được phẩm hàng tặng có chất của kèm, lượng siêu thị khuyến nên tin mãi hấp cậy dẫn 6 36 42 15 38 53 3 23 26 Nhiều người sử dụng nên sử dụng theo 2 18 20 Khác 0 15 15 Bảng 13: Tần suất sản phẩm nhãn hàng riêng được người tiêu dùng thường xuyên mua/sử dụng Sản phẩm Bánh mì Mì ăn liền Thực phẩm đông lạnh Chất tẩy rửa gia dụng Rau củ, trái cây, thực phẩm tươi sống Giấy vệ sinh Bánh kẹo Khác SV: Ngô Việt Trinh Tần suất 63 18 30 24 42 % 70 20 33.3 26.7 46.7 15 21 5 16.7 23.3 3.3 Lớp: Marketing 53A Chuyên đề thực tập 57 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Thủy Bảng 14: Giá trị trung bình về mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các yếu tố liên quan đến nhãn hàng riêng Mức độ hài lòng về yếu tố Nhiều khuyến mãi hấp dẫn Quảng cáo rộng rãi Trình bày hợp lý, dễ tìm kiếm Giá cả Mẫu mã đẹp Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Sản phẩm có chất lượng Sản phẩm đa dạng Mean 3.3 3.37 3.8 3.73 3.53 3.93 3.7 3.5 Bảng 15: Tần suất mức độ hài lòng khi sử dụng nhãn hàng riêng Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Tổng Tần suất 3 59 30 7 99 % 3.3 60 30 6.7 100 Bảng 16: Tần suất ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm nhãn hàng riêng trong tương lai Chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng Có thể sẽ tiếp tục sử dụng Không muốn tiếp tục sử dụng Tổng SV: Ngô Việt Trinh Tần suất 40 % 40 46 46.7 13 13.3 99 100 Lớp: Marketing 53A

Ngày đăng: 11/07/2016, 09:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan