Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam

195 332 0
Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố ở bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hàoii MỤCLỤC LỜI CAMĐOAN ........................................................................................................ i MỤCLỤC ................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ........................................................................ vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ............................................................................. 6 1.1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH .... 6 1.1.1. Những nghiên cứu về thu bảo hiểm xã hội ............................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu về chi bảo hiểm xã hội ............................................... 7 1.1.3. Những nghiên cứu về đầu tư quỹ BHXH ................................................ 9 1.1.4. Những nghiên cứu về cân đối quỹ BHXH .............................................10 1.1.5. Những nghiên cứu về cơ chế tài chính BHXH ....................................... 12 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. .......................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHOBẢO HIỂM XÃ HỘI .......................................... 14 2.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội. ....... 14 2.1.1. Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, bản chất và chức năng ............................. 14 2.1.2.Tài chính bảo hiểm xã hội: Khái niệm, đặc điểm và chức năng ............. 18 2.2. Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội ........... 21 2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội ...... 21 2.2.2. Nội dung đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội .................................. 28 2.2.3. Điều kiện để đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. ........................... 40 2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và bài học đối với Việt Nam ................................................... 50iii 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. ............................................................................................... 50 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. ................................................ 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ...............................................................................................65 3.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội Việt Nam .................................................. 65 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ............. 65 3.1.2.Tổ chức bộ máy của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. ...................... 67 3.2. Thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam ................ 69 3.2.1. Thực trạng về đảm bảo thu bảo hiểm xã hội. ......................................... 69 3.2.2. Thực trạng về đảm bảo chi bảo hiểm xã hội ......................................... 73 3.2.3. Thực trạng duy trì sự cân đối, ổn định trong dài hạn quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam................................................................................................80 3.2.4. Thực trạng về đảm bảocông bằng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. ............................................................................................... 85 3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam ....... 92 3.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân .......................................... 92 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 96 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 104 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM .............................................. 105 4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới. ....................................... 105 4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam thời gian tới ................................ 105 4.1.2. Những vấn đề đặt ra đối vớiđảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới. ................................................................................... 110 4.2. Quan điểm và phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. ........................................................................................................... 112iv 4.2.1. Quan điểm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. ........... 112 4.2.2. Phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội ....................... 114 4.3. Giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam ..... 118 4.3.1. Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội ................. 118 4.3.2.Thực hiện đúng quy định về thu, chi bảo hiểm xã hội ............................ 125 4.3.3. Thực hiện công bằng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. ............................................................................................................. 131 4.3.4.Đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn . .......................................................................................................... 135 4.3.5. Lựa chọn mô hình bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam . 139 4.3.6. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình vàcác tài chính trung gian. .......... 140 4.3.7. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nhân lực bảo hiểm xã hội.....................................................................................................145 4.3.8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm xã hội. ......................................................................................... 149 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 151 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 152 DANH MỤC CÔNG BỐ CÁC KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN ............................ 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 155 PHỤ LỤCv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế. CNHHĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách nhà nước ILO Tổ chức lao động thế giới (International Labour Organization) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) TCDN Tài chính doanh nghiệp TNLĐBNN Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệpvi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1: Mức đóng bảo hiểm hưu trí trong các doanh nghiệp ở Hàn Quốc .......... 55 Bảng 2.2: Tỷ lệ trả theo thời gian đóng BHXH ở Hàn Quốc .................................... 57 Bảng 2.3: Tỷ lệ trả lương hưu theo tuổi ở Hàn Quốc ............................................... 58 Bảng 3.1: Thu quỹ BHXH từ đóng góp của NLĐvà NSDLĐ giai đoạn (20072013) ..... 70 Bảng 3.2: Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2007 đến 2012 ............................... 71 Bảng 3.3: Tốc độ tăng thu từ ngân sách Nhà nước cho BHXH giai đoạn (20072013) ........ 72 Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu BHXH giai đoạn ( 20072012) .......................... 72 Bảng 3.5: Số lượt người được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản ........................... 73 Bảng 3.6: Người được giải quyết chế độ TNLĐ –BNN ........................................... 74 Bảng 3.7: Tổng hợp số người hưởng trợ cấp TNLĐBNN hàng tháng .................... 74 Bảng 3.8: Tình hình giải quyết chế độ hưu trí .......................................................... 75 Bảng 3.9: Số người đóng BHXH cho một người hưởng BHXH bảo hiểm hưu trí .......... 76 Bảng 3.10: Tình hình giải quyết bảo hiểm hưu trí một lần ....................................... 76 Bảng 3.11: Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH giai 20072012. ................................................................................................................ 78 Bảng 3.12: Tổng hợp tình hình chi giải quyết chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH giai đoạn 20072012 ..................................................................................... 78 Bảng 3.13: Số liệu chi quản lý bộ máy từ năm 2007 đến năm 2012 ........................ 79 Bảng 3.14: Danh mục và cơ cấu vốn đầu tư tài chính BHXH từ năm (2008 2012) ........... 80 Bảng 3.15: Tình hình hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH ............................. 82 Bảng 3.16: So sánh lãi suất đầu tư bình quân năm từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH với tỷ lệ lạm phát trong năm giai đoạn (2007 2012) .................................. 82 Bảng 3.17: Tỷ lệ lãi thu được trên số dư bình quân hàng nằm từ quỹ BHXH giai đoạn 20072012 .................................................................................................. 83 Bảng 3.18: Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 20072012 .............................. 84 Bảng 3.19: Số đối tượng lao động tham gia BHXH từ năm 2003 đến năm 2013................. 85vii Bảng 3.20: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc ................................................................................................. 91 Bảng 3.21: Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 đến nay............. 94 Bảng 3.22: Tình hình lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn (20032012) ............................................................ 97 Bảng 3.23: Mức độ quan tâm của NLĐ đến quyền lợi về BHXH ......................... 100 Bảng 3.24: Nguyên nhân NLĐ chưa tham gia BHXH khu vực phi chính thức ..... 102 Bảng 4.1: Ý kiến của NLĐ và NSDLĐ về tăng tuổi nghỉ hưu ............................... 133 Bảng 4.2: Gợi ý về danh mục đầu tư từ quỹ BHXH .............................................. 137 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội ............................................................... 28 Sơ đồ 2.2: Nội dung chi quỹ BHXH ......................................................................... 37 Sơ đồ 4.1: Hệ thồng bảo hiểm hưu trí đa tầng (do OECD xây dựng) .................... 122 Sơ đồ 4.2: Hệ thống bảo hiểm hưu trí đa trụ cột .................................................... 1231 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bảo hiểm xã hội là một trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia, góp phần ổn định xã hội, thực hiện công bằng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”. Tại báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X trình Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: “Bảo đảm ASXH, tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Chính sách BHXH Việt Nam ra đời từ rất sớm với Nghị định 218CP ngày 27121961, đến năm 1995 đã được đổi mới bằng nghị định số 12CP ngày 1611995 với 3 nội dung quan trọng là: phạm vi thực hiện chính sách BHXH từ chỗ chỉ bó hẹp trong khu vực Nhà nước đã được mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước; đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không chỉ là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, mà bao gồm tất cả các lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên đến không thời hạn; chính sách BHXH từ chỗ mang nặng tính bao cấp, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước được chuyển dần sang hạch toán và tiến tới tự bảo đảm cân đối thu, chi ngân quỹ. Thực tiễn những năm qua cho thấy chính sách BHXH và việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đánh dấu sự phát triển mới về hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Hàng năm, ngành BHXH đã giải quyết chế độ và chi trả trợ cấp hưu trí và trợ cấp thường xuyên cho hơn 2 triệu người, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp2 cho cho hàng triệu lượt người, chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hàng chục triệu lượt người, giúp cho người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi gặp phải các rủi ro xã hội trong phạm vi chính sách BHXH góp phần đảm bảo sự công bằng trong phân phối lại thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, BHXH Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Mặc dù số đối tượng tham gia BHXH đã tăng nhưng mức độ bao phủ của BHXH trên tổng số lao động xã hội vẫn còn rất thấp, nhất là khu vực phi chính thức. Tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao. Mức độ tác động của chính sách BHXH đến đời sống của người tham gia BHXH còn thấp. Công tác thu, chi BHXH vẫn còn tồn tại những hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH cho NLĐ của các chủ sử dụng lao động vẫn còn khá phổ biến. Các đối tượng lao động lợi dụng những kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, dẫn đến sự mất công bằng đối với các đối tượng BHXH. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả chưa cao....chính là những thách thức về mặt tài chính đối với BHXH, nhất là trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã chọn đề tài Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH, tài chính BHXH và luận giải về đảm bảo tài chínhcho BHXH. Phân tích thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của của những kết quả, hạn chế đó. Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. Phạm vi nghiên cứu:3 Về không gian: BHXH Việt Nam (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, BHTN, không bao gồm bảo hiểm y tế) Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam từ sau đổi mới chính sách BHXH đến nay. Trong đó tập trung phân tích giai đoạn sau năm 2007 tức là khi luật BHXH được thực thi và đi vào cuộc sống, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp chung như: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chứng để phân tích về tài chính BHXH và đảm bảo tài chính cho BHXH như đảm bảo thu, đảm bảo chi, đảm bảo quỹ BHXH có khả duy trì sự cân đối ổn định trong dài hạn và đảm bảo công bằng đối với các đối tượng tham gia. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được về tài chính BHXH, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực này. Tác giả đã phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thành những vấn đề lý luận chung về tài chính BHXH và đảm bảo tài chính cho BHXH. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu: Luận án phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê về tình hình thu chi của quỹ BHXH, về hiệu quả đầu tư quỹ qua các giai đoạn. Từ đó đề xuất những phương án phù hợp nhằm bảo đảm tài chính cho BHXH Việt Nam. Phương pháp thu thập thông tin. + Nguồn thu thập các số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, các báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các số liệu thu thập từ các Bộ, Ban ngành có liên quan đến BHXH như Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. + Nguồn thu thập các dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn các đối tượng của BHXH và các cơ quan quản lý BHXH, gửi phiếu điều tra đến các đối tượng BHXH của cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức và cơ quan quản lý BHXH (xem phụ lục)4 Tác giả đã gửi phiếu điều tra và trực tiếp phỏng vấn các đối tượng BHXH thuộc 2 khu vực chính thức và phi chính thức. Đối với khu vực chính thức, tác giả đã khảo sát thực trạng tham gia BHXH tại một số đơn vị kinh tế thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, trực tiếp phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Đối với khu vực phi chính thức, trực tiếp phỏng vấn những người lao động tự do tại nơi tác giả sinh sống. Ngoài ra tác giả cũng gửi phiếu điều tra đến một số người lao động thuộc khu vực nông thôn để điều tra khảo sát về tình hình tham gia BHXH tự nguyện của khu vực này (xem phụ lục). 5. Những đóng góp mới của Luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật Luận án đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH Luận án đưa ra các tiêu chí để đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ bao phủ của hệ thống BHXH; mức độ tuân thủ BHXH; mức độ thụ hưởng của người lao động phân theo chế độ BHXH, theo khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH. Luận án cũng đưa ra những điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: lựa chọn mô hình BHXH phù hợp, vai trò của nhà nước đối với BHXH và mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình các tài chính trung gian. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu. 1. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, luận án đã làm rõ những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế.5 2. Để đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, luận án đề xuất 8 giải pháp, trong đó các giải pháp mới tập trung vào: Tăng cường vai trò của nhà nước đối với BHXH Phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, nhất là BHXH tự nguyện cho nông dân tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia. Thực hiện cải cách trong chính sách BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng các chế độ BHXH; cải cách cách tính lương hưu; tăng tuổi nghỉ hưu; xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân. Luận án cũng cho rằng mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước là mô hình BHXH phù hợp với nước ta, tuy nhiên trong thời gian tới cần nghiên cứu và chuyển dần mô hình đóng hưởng với mức hưởng xác định (PAYG Pay as you go) sang hệ thống BHXH theo chương trình tài khoản cá nhân danh nghĩa dựa trên mức đóng xác định (NDC Notional Defined contribution). Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian cũng là giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục...Luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1:Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chương2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. Chương 3:Thực trạng đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chương 4: Phương hướng và giải pháp đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH Về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội, theo như nghiên cứu sinh được biết, cho đến nay trên thế giới và trong nước, chưa có công trình khoa học, luận án tiến sĩ nào đề cập đến. Chỉ có các công trình khoa học, các luận án tiến sĩ đề cập đến các vấn đề liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH như: vấn đề thu, chi, cân đối thu, chi quỹ, đầu tư quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH..v..v 1.1.1. Những nghiên cứu về thu bảo hiểm xã hội 1. Luận án tiến sĩ của Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế thu BHXH, nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH, từ đó phát hiện ra những tồn tại, bất cập. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thu BHXH ở Việt Nam, luận án đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế thu BHXH. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc (không nghiên bảo hiểm tự nguyện). Số liệu nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 20042008. Như vậy, những vấn đề tài chính BHXH khu vực phi chính thức (BHXH tự nguyện) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chưa được luận án đề cập đến. 2. Đề tài khoa học cấp Bộ doTS Dương xuân Triệu làm chủ nhiệm (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội. Mục đích nghiên cứu của đề tài hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội. Đề xuất các biện pháp quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH. Thông7 qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thu bảo hiểm xã hội của một số nước như Nhật Bản, Indonexia, Mỹ, Singapo và thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đãđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội như: hoàn thiện các quy định thu BHXH bao gồm mức thu, tiền lương tối thiểu, đăng ký lao động tham gia BHXH; hoàn thiện quy trình thu bảo hiểm xã hội theo từng loại đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; áp dụng quản lý thu bảo hiểm xã hội bằng công nghệ tin học.Nội dung của đề tài tập trung vào hoạt động tác nghiệp của cơ quan thực hiện chính sách BHXH 1.1.2. Những nghiên cứu về chi bảo hiểm xã hội 1. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Chính(2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.Luận án làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở Việt nam. Trong hoạt động chi trả bảo hiểm xã hội, luận án đã phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn tại như: việc lập kế hoạch chi còn có những sai sót, báo cáo quyết toán chậm, công tác hướng dẫn kiểm tra còn chưa sâu sát, phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt còn thiếu, mạng lưới thông tin chưa được phủ khắp các tỉnh, thành, lệ phí chi trả thấp, còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa làm tròn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động… từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động chi trả và quyền lợi của các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức chi trả BHXH. Phạm vi nghiên cứu của luận án là quỹ BHXH bắt buộc ở Việt Nam. Loại hình BHXH tự nguyện và BHTN không được đề cập đến trong luận án. 2. Tiểu đề án, Hoàn thiện quy chế chi bảo hiểm xã hội (2005) do TS Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm. Tiểu đề án đã tổng hợp khá đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến quy chế chi BHXH, trình bày những nội dung cụ thể về chi trả8 lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả trợ cấp BHXH 1 lần, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức, quy trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, quy trình chi trả trợ cấp 1 lần. Tiểu đề án cũng nói lên những ưu, nhược điểm của quy trình hiện hành về quản lý chi BHXH. Thông qua đó đưa ra những biện pháp để khắc phục. Tuy nhiêu tiểu đề án cũng chỉ tập trung nghiên cứu quy trình về quản lý chi BHXH, và cũng mới chỉ nghiên cứu BHXH bắt buộc khu vực chính thức, chưa nghiên cứu BHXH tự nguyện, khu vực phi chính thức. 3. Đề tài khoa học cấp Bộ do TS Dương Xuân Triệu chủ nhiệm (1998), Hoàn thiện phương thức tổ chức chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về các chế độ BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cả trước và sau khi BHXH đi vào hoạt động. Đề tài đã phản ánh được quá trình tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo cơ chế cũ cũng như từ khi BHXH Việt Nam ra đời, đã phân tích được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại do các văn bản pháp luật về BHXH gây ra. Qua đó đưa ra những kiến nghị làm cơ sở cho việc sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để đáp ứng các yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH. 4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1996), Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay, mã số 960303ĐT do TS Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm. Đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận về BHXH và quỹ BHXH. Phân tích thực trạng hoạt động chi trả BHXH ở Việt Nam giai đoạn 19951996 thông qua việc phân tích các mặt như: cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả, quản lý đối tượng chi trả, đồng thời qua việc phân tích các phương thức chi trả BHXH, những ưu, nhược điểm của từng phương thức chi trả. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH cho người lao động như: hoàn thiện các văn bản quy định có liên quan đến quản lý đối tượng, quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý để cho BHXH các cấp có cơ sở thực hiện; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy chi trả BHXH từ trung ương đến cơ sở, tính toán mức phí chi trả, giữa các9 vùng, các khu vực cho hợp lý hơn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính trong khâu nghiệp vụ chuyên môn. 1.1.3. Những nghiên cứu về đầu tư quỹ BHXH 1. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Thản (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bản chất của quỹ bảo hiểm xã hội và các mô hình tổ chức quỹ BHXH. Những cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Đánh giá toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam cũng như sự định lượng và sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Từ đó xây dựng các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Về phạm vi nghiên cứu, luận án cũng tập trung vào nghiên cứu BHXH bắt buộc (vào thời điểm này chính sách BHXH tự nguyện chưa được triển khai). Về không gian luận án nghiên cứu BHXH giai đoạn 1995 2003. Những nghiên cứu của luận án một mặt góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội và hiệu quả đầu tư tài chính BHXH. Luận án cũng đóng góp những ý tưởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành bảo hiểm xã hội. Góp phần trực tiếp vào việc xác định những chiến lược đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Như vậy, luận án mới chỉ nghiên cứu đầu tư quỹ BHXH bắt buộc, các vấn đề tài chính của quỹ BHXH tự nguyện và quỹ BHTN chưa được luận án đề cập đến. 2. Luận án tiến sĩ của Vũ Thành Hưng (1999), Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam. Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí, tài chính và các nguồn hình thành, chi trả của chế độ bảo hiểm hưu trí. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí. Luận án cũng đưa ra một số mô hình đánh giá tính bền vững, hiệu quả của quỹ bảo hiểm hưu trí, các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính bảo hiểm hưu trí. Trên cơ sở phân tích thực trạng quỹ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam10 giai đoạn 1995 1998. Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm hưu trí như: hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức có hiệu quả quá trình chi trả lương hưu và các khoản chi trả khác liên quan đến người về hưu đúng quy định và mức về thời gian chi trả; quản lý và đảm bảo sự an toàn và phát triển quỹ bảo hiểm hưu trí; xây dựng và hoàn thiện phương án thu để hình thành quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí cho chế độ hưu trí; phương thức hình thành quỹ; các yếu tố hình thành và chi dùng quỹ; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thu chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác phân tích, dự bảo tài chính, đặc biệt là thẩm định tài chính đối với các phương án đầu tư của quỹ. Tăng cường quản lý và giám sát cơ chế đầu tư tăng trưởng quỹ. Ngoài ra, nghiên cứu về vấn đề này còn có một số nghiên cứu khác như: bài viết của tác giả Phạm Đình Thành, Thực trạng quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội và những vấn đề về bảo toàn, đầu tư tăng trưởng quỹ, Hội thảo về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, tháng 32013; bài viết của tác giả Đặng Như lợi; Một số ý kiến về cân đối và chính sách đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, Hội thảo về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội tháng 42013. Những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Đánh giá một cách toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam cũng như sự định lượng và sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Nghiên cứu góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chínhBHXH và hiệu quả đầu tư tài chính BHXH.Đóng góp những ý tưởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành BHXH. Góp phần trực tiếp vào việc xác định những chiến lược đầu tư tài chính BHXH trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1.1.4. Những nghiên cứu về cân đối quỹ BHXH 1. Đề án của TS Đỗ Văn Sinh (2011), Đánh giá hoạt động qũy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tính toán dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến11 năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục đích của đề án là đánh giá tình hình hoạt động của quỹ BHXH, BHYT trong thời gian qua. Dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cân đối, tăng trưởng bền vững cho quỹ BHXH, BHYT. 2. Đề tài khoa học cấp bộ 20070102, Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, do TS Phạm Đỗ Nhật Tân làm chủ nhiệm. Mục đích của đề tài làm rõ cơ sở lý luận các yếu tố tác động đến thu chi và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Đánh giá thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội và khả năng cân đối của quỹ trong dài hạn thông qua việc phân tích các tác động từ những quy định mới về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội và sự tác động mới của việc điều chỉnh tiền lương, tiền công của Nhà nước. Đề tài cũng làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát, quản lý hoạt động thu, chi và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện luật bảo hiểm xã hội. 3. Luận án tiến sĩ của Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận khảo sát, tổng kết, thưc tiễn, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Làm rõ cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam như; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chế độ hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội;hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, giám sát đối với toàn bộ hoạt động quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. 4. Đề tài khoa học cấp bộ (2001), Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo sự cân đối ổn định giai đoạn 2000 2020do TS Đỗ Văn Sinh làm chủ nhiệm. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và quỹ BHXH; phân tích thực trạng về quản lý quỹ và cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam qua hai giai đoạn (trước12 năm 1995 và giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2001); có những đánh giá về chính sách BHXH và tổ chức thực hiện hành chính BHXH nói chung. Thông qua sự phân tích đánh giá, đề tài đã đưa ra các quan điểm, giải pháp, quản lý và cân đối quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 20002020. Ngoài ra còn có các bài viết: Hệ thống hưu trí Việt Nam Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện già hóa dân số của tác giả Giang Thanh Long, tháng 42004 tại Diễn đàn phát triển Việt nam. Bài viết của tác giả Yves Guesard, FSE, FCIA, HonFIA, Ph.D, Các lộ trình toán tài chính đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, tại hội thảo CSA –PIAP về chính sách bảo hiểm xã hội, tháng 42005. Bài viết cũng của tác giả Yves Guesard, FSE, FCIA, HonFIA, Ph.D; Quản lý tài sản của các quỹ bảo hiểm xã hội, tại hội thảo CSA –PIAP về chính sách bảo hiểm xã hội tháng 42005. Các bài viết trên đã làm rõ cơ sở lý luận và các yếu tố tác động đến thu chi và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Tính cân đối, bền vững của quỹ BHXH chịu tác động của các nhân tố như; xu hướng già hóa dân số, những biến động về nhân khẩu học, những cú sốc về kinh tế vĩ mô. Các tác giả cho rằng cần xóa bỏ sự phân biệt đối xử khác nhau trong chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng của BHXH thuộc các khu vực kinh tế khác nhau. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện luật bảo hiểm xã hội. Các định hướng cải cách nhằm tiến tới đảm bảo tính bền vững trong dài hạn của bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo tính cân đối, bền vừng của quỹ bảo hiểm xã hội, hầu hết các tác giả đều đưa ra gợi ý kiến nghị nên đổi mới mô hình quỹ BHXH. 1.1.5. Những nghiên cứu về cơ chế tài chính BHXH Các công trình nghiên cứu về cơ chế tài chính BHXH bao gồm: Đề tài khoa học cấp Bộ (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hộido TS Nguyễn Thị Lan Hương chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Bộ (2003), Cơ chế và chính sách tài chính đối với hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, do Dương Đăng Chinh và Vũ Đình Ánh đồng chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Bộ (1997), Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện13 chính sách BHXH của TS Bùi Văn Hồng. Ngoài ra còn có các bài viết của các tác giả, Agenda for Social security: Challenges for the new congress and the new administration, Social Secutity Advisory Board, Febbruary 2001, Margaret S.Malon (2001). Facing reality about social security (Đối mặt với những vấn đề của ASXH) The CPA Journal, May 2005, Louis Grumets.YiFeang (1999), Zhigang Xu, RanTao(2004); Nghiên cứu về hệ thống ASXH ở Trung Quốc. Các nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá và chỉ ra những ưu điểm, cũng như những nhược điểm của từng cơ chế tài chính BHXH đó đề xuất những kiến nghị cần đổi mới và hoàn thiện cơ chế tài chính BHXH. 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội. Từ tổng quan những công trình nghiên cứu trên có thể thấy, các tác giả đã hệ thống được rất nhiều vấn đề học thuật liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trên đều đứng trên góc độ quản lý quỹ BHXH và đi sâu phân tích những vấn đề như thu, chi và đầu tư quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH nhằm đảm bảo thu phải đủ chi và có kết dư quỹ. Đến nay chưa có công trình khoa học nào đưa ra được đầy đủ khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH và nghiên cứu một cách có hệ thống đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ Kinh tế chính trị học. Đó là vấn đề thu và sử dụng quỹ BHXH như thế nào để vừa đảm bảo duy trì sự cân đối, ổn định và tăng trưởng của quỹ BHXH, vừa đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; các điều kiện để thực đảm bảo tài chính cho BHXH. Đó là những khoảng trống để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu. Về phạm vi nghiên cứu, các công trình trình nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ tập trung vào loại hình BHXH bắt buộc, chưa đề cập nhiều đến BHXH tự nguyện và BHTN. Đây sẽ là một khoảng trống để luận án tiếp tục khảo sát, nghiên cứu. Như vậy, có thể khẳng định những nghiên cứu của luận án không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước.14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội. 2.1.1. Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, bản chất và chức năng 2.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có cái ăn, mặc, ở, đi lại... Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, họ phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội càng văn minh hơn. Việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường, mà trái lại có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, TNLĐBNN hoặc khi về già không còn khả năng lao động, khi chẳng may người lao động bị chết, con cái mất nơi nương tựa. Mặt khác, để bảo toàn nòi giống, duy trì lực lượng lao động trong tương lai cho xã hội, những người phụ nữ còn phải làm nhiệm vụ sinh và nuôi con, nghỉ chăm sóc lúc con đau ốm. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, có đơn vị kinh tế bị đình trệ sản xuất hoặc phá sản, người lao động thất nghiệp. Lúc này các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi thậm chí còn tăng lên và xuất hiện một số nhu cầu mới như cần được khám chữa bệnh, tai nạn thương tật cần có người chăm sóc.... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống con người đã tìm ra nhiều biện pháp khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước.v..v.. Tuy nhiên, những cách này hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công trở lên phổ biến, lúc đầu người chủ sử dụng lao động chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về15 sau đã phải cam kết cả việc đảm bảo cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, thai sản... Trong thực tế các trường hợp trên có thể không xảy ra và người chủ sử dụng lao động không phải chi đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra những khoản tiền lớn dù không muốn. Điều này tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ và thợ, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng gay gắt trên quy mô rộng và có tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước đã đứng ra đóng vai trò trung gian trong việc điều hòa mâu thuẫn bằng cách huy động sự đóng góp cả từ phía chủ và thợ, bản thân Nhà nước cũng tham gia hỗ trợ một phần để hình thành nên một quỹ tài chính với mục đích bảo vệ quyền lợi của cả giới chủ và giới thợ. Đây chính là lý do dẫn đến sự ra đời của hình thức đóng góp, san sẻ rủi ro đầu tiên trong xã hội. Như vậy, việc tạo lập một quỹ BHXH là cần thiết để đảm bảo nền kinh tế xã hội phát triển bình thường. Có nhiều khái niệm về BHXH theo các góc độ khác nhau như. Từ giác độ pháp luật: BHXH là một định chế bảo vệ NLĐ sử dụng nguồn đóng góp của mình, đóng góp của NSDLĐ (nếu có) và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho NLĐ được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc NLĐ bị chết. Dưới giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization): BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra, trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đảm bảo an sinh xã hội. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1: BHXH xét về chính trị, kinh tế là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu16 nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệptàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất. Dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Theo Luật BHXH Việt Nam 2006 (có hiệu lực từ ngày 01012007): BHXH là sự đảm bảo thay thể hoặc bù đắp một phần thu nhập củaNLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH. Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH nhưng tất cả các khái niệm đều có một điểm chung đó là: mục đích của BHXH là góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ khi gặp rủi ro; đối tượng tham gia là NLĐ và NSDLĐ; quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của đối tượng tham gia BHXH và sự hỗ trợ của Nhà nước. Để có một khái niệm thống nhất trong việc nghiên cứu BHXH tại Việt Nam trên phương diện lý thuyết, BHXH được khái quát như sau: BHXH là quá trình tổ chức, sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đặp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những rủi ro, những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 39, tr.50 2.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội Bản chất của BHXH là quá trình quản lý và chia sẻ sẻ rủi ro cho thu nhập của NLĐ, thực hiện mục tiêu góp phần đảm bảo đời sống cho họ và gia đình họ, thông qua đó đảm bảo an toàn xã hội nói chung. Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức nào đó. Kinh tế càng phát triển thì17 BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá khỏi trạng thái kinh tế của mỗi nước. 39, tr.50 Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH; bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH chỉ có thể là NLĐ hoặc cả NLĐ và NSDLĐ. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. 39,tr.51 Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như:ốm đau, TNLĐBNN... hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản... Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động 39,tr.51 Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ phía nhà nước 39, tr.51. 2.1.1.3. Chức năng của bảo hiểm xã hội BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, vì vậy BHXH có những chức năng cơ bản sau đây: Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất hoặc giảm khả năng lao động, do mất việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mọi NLĐ khi hết tuổi lao động đều mất khả năng lao động. Trường hợp mất việc làm hoặc mất khả năng lao độngtạm thời dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập thìNLĐ cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH theo quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động BHXH. 39,tr.52 Thực hiện phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH bao gồm cả người NLĐ và NSDLĐ. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số NLĐ tham gia BHXH khi18 họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng người này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít BHXH thực hiện việc phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại thu nhập giữa những NLĐ có thu nhập cao và thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc... Với chức năng này, BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội 39,tr.52 Góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi tham gia lao động sản xuất, NLĐ được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc trả công. Khi họ bị ốm đau, thai sản, TNLĐBNN, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đã bị mất. Vì thế, cuộc sống của họ và gia đình họ được đảm bảo ổn định, làm cho NLĐ luôn yên tâm gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó họ tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này được coi như là một đòn bẩy kinh tế, kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động cá nhân và do đó năng suất lao động xã hội cũng tăng theo. 39,tr.52 Gắn bó lợi ích giữa NLĐ với NSDLĐ, giữa NLĐ với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, NLĐ và NSDLĐ vốn có mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động...Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Điều này giúp họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích với nhau hơn. Đối với Nhà nước và xã hội, chi BHXH là cách thức phải chi ít nhất mà vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội 39, tr .52. 2.1.2. Tài chính bảo hiểm xã hội: Khái niệm, đặc điểm và chức năng 2.1.2.1. Khái niệm về tài chính bảo hiểm xã hội. Tài chính BHXH là tổng thể các quan hệ thu và chi của hệ thống BHXH do Nhà nước thực hiện và được thể chế hóa bằng quy đinh của pháp luật. 54, tr 213 Theo nghĩa hẹp, tài chính BHXH là tổng thể tài sản của BHXH tính bằng tiền bao gồm quỹ thực hiện việc chi trả BHXH và các cơ sở vật chất được tạo lập từ quỹ BHXH. Thông thường, hệ thống tài chính quốc gia trong một nền kinh tế thị trường19 bao gồm ba bộ phận cấu thành, đó là NSNN, tài chính doanh nghiệp và các khâu tài chính trung gian. NSNN là một thể chế tài chính thể hiện tổng thể các quan hệ thu, chi phát sinh và cân đối thu, chi của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định nhằm trang trải chi phí của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch của Nhà nước trong giai đoạn đó. Tài chính doanh nghiệp là tổng thể quan hệ thu, chi và cân đối thu, chi trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp thực hiện theo quy định của luật pháp. Tài chính BHXH là khâu tài chính trung gian, thực hiện nhiệm vụ của khu vực công nhưng với nguồn tài chính riêng, không nằm trong phạm vi hoạt động của NSNN. Tài chính BHXH được hình thành chủ yếu từ đóng góp của các thành viên được bảo hiểm, nhằm phục vụ lợi ích của người tham gia BHXH và thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội của Nhà nước cho NLĐ. 54, tr. 214 Tài chính BHXH có hạt nhân là quỹ BHXH. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chi trả cho người lao động, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoạc rủi ro. Chủ thể của quỹ chính là những người tham gia đóng góp hình thành nên quỹ bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước. Quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn đó là: Nguồn đóng góp của các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và nguồn đóng góp từ các đối tượng tự nguyện. Về hình thức hai nguồn này tuy khác nhau về phạm vi, đối tượng và mức độ đóng góp, song nội dung kinh tế xã hội lại tương đối đống nhất với nhau, đó là: có chung mục đích hình thành quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH; các nội dung về thu nộp và chi trả cho các chế độ BHXH đều do Nhà nước quy định, quỹ BHXH được quản lý độc lập theo nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước, chi sau, phần thiếu hụt được NSNN cấp bù. Vì vậy quỹ BHXH vừa mang nội dung kinh tế vừa mang tính xã hội rất đậm nét; phần quỹ tạm thời nhàn rỗi được phép đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Các hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước và được Nhà nước bảo lãnh 39,tr98 Nguồn quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ, đóng góp của NLĐ và NSDLĐ, Nhà nước đóng góp với tư cách là người sử dụng lao động và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH.20 Nguồn quỹ BHXH tự nguyện được hình thành do người tham gia BHXH đóng góp. Do không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên người dân có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện theo các nội dung và mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Quỹ BHXH được sử dụng cho mục đíc

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng Các số liệu luận án trung thực có nguồn gốc rõ ràng Những kết nghiên cứu luận án chưa công bố công trình khác Tác giả luận án Nguyễn Thị Hào ii MỤCLỤC LỜI CAMĐOAN i MỤCLỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài cho BHXH 1.1.1 Những nghiên cứu thu bảo hiểm xã hội 1.1.2 Những nghiên cứu chi bảo hiểm xã hội 1.1.3 Những nghiên cứu đầu tư quỹ BHXH 1.1.4 Những nghiên cứu cân đối quỹ BHXH 10 1.1.5 Những nghiên cứu chế tài BHXH 12 1.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHOBẢO HIỂM XÃ HỘI 14 2.1 Những vấn đề lý luận bảo hiểm xã hội tài bảo hiểm xã hội 14 2.1.1 Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, chất chức 14 2.1.2.Tài bảo hiểm xã hội: Khái niệm, đặc điểm chức 18 2.2 Một số vấn đề đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 21 2.2.1 Khái niệm tiêu chí đánh giá đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 21 2.2.2 Nội dung đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 28 2.2.3 Điều kiện để đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 40 2.3 Kinh nghiệm số nước giới đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội học Việt Nam 50 iii 2.3.1 Kinh nghiệm số nước giới đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 50 2.3.2 Bài học kinh nghiệm Việt Nam 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 64 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 65 3.1 Tổng quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 65 3.1.1 Quá trình hình thành phát triển Bảo hiểm xã hội Việt Nam 65 3.1.2.Tổ chức máy hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam 67 3.2 Thực trạng đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 69 3.2.1 Thực trạng đảm bảo thu bảo hiểm xã hội 69 3.2.2 Thực trạng đảm bảo chi bảo hiểm xã hội 73 3.2.3 Thực trạng trì cân đối, ổn định dài hạn quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam 80 3.2.4 Thực trạng đảm bảocông đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 85 3.3 Đánh giá thực trạng đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 92 3.3.1 Những kết đạt nguyên nhân 92 3.3.2 Những hạn chế nguyên nhân 96 TÓM TẮT CHƯƠNG 104 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 105 4.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội vấn đề đặt đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới 105 4.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam thời gian tới 105 4.1.2 Những vấn đề đặt đối vớiđảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới 110 4.2 Quan điểm phương hướng đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 112 iv 4.2.1 Quan điểm đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 112 4.2.2 Phương hướng đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội 114 4.3 Giải pháp nhằm đảm bảo tài cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam 118 4.3.1 Tăng cường vai trò Nhà nước bảo hiểm xã hội 118 4.3.2.Thực quy định thu, chi bảo hiểm xã hội 125 4.3.3 Thực công đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 131 4.3.4.Đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội trì cân đối, ổn định dài hạn 135 4.3.5 Lựa chọn mô hình bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam 139 4.3.6 Giải tốt mối quan hệ tài BHXH với NSNN, tài doanh nghiệp, tài hộ gia đình vàcác tài trung gian 140 4.3.7 Hoàn thiện máy quản lý nâng cao chất lượng nhân lực bảo hiểm xã hội 145 4.3.8 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân bảo hiểm xã hội 149 TÓM TẮT CHƯƠNG 151 PHẦN KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÔNG BỐ CÁC KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế CNH-HĐH Công nghiệp hóa- đại hóa NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách nhà nước ILO Tổ chức lao động giới (International Labour Organization) OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) TCDN Tài doanh nghiệp TNLĐ-BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1: Mức đóng bảo hiểm hưu trí doanh nghiệp Hàn Quốc 55 Bảng 2.2: Tỷ lệ trả theo thời gian đóng BHXH Hàn Quốc 57 Bảng 2.3: Tỷ lệ trả lương hưu theo tuổi Hàn Quốc 58 Bảng 3.1: Thu quỹ BHXH từ đóng góp NLĐvà NSDLĐ giai đoạn (2007-2013) 70 Bảng 3.2: Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2007 đến 2012 71 Bảng 3.3: Tốc độ tăng thu từ ngân sách Nhà nước cho BHXH giai đoạn (2007-2013) 72 Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu BHXH giai đoạn ( 2007-2012) 72 Bảng 3.5: Số lượt người giải chế độ ốm đau, thai sản 73 Bảng 3.6: Người giải chế độ TNLĐ –BNN 74 Bảng 3.7: Tổng hợp số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng 74 Bảng 3.8: Tình hình giải chế độ hưu trí 75 Bảng 3.9: Số người đóng BHXH cho người hưởng BHXH bảo hiểm hưu trí 76 Bảng 3.10: Tình hình giải bảo hiểm hưu trí lần 76 Bảng 3.11: Tổng hợp số người giải hưởng chế độ BHXH giai 2007-2012 78 Bảng 3.12: Tổng hợp tình hình chi giải chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 78 Bảng 3.13: Số liệu chi quản lý máy từ năm 2007 đến năm 2012 79 Bảng 3.14: Danh mục cấu vốn đầu tư tài BHXH từ năm (2008 -2012) 80 Bảng 3.15: Tình hình hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH 82 Bảng 3.16: So sánh lãi suất đầu tư bình quân năm từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH với tỷ lệ lạm phát năm giai đoạn (2007 -2012) 82 Bảng 3.17: Tỷ lệ lãi thu số dư bình quân hàng nằm từ quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 83 Bảng 3.18: Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 84 Bảng 3.19: Số đối tượng lao động tham gia BHXH từ năm 2003 đến năm 2013 85 vii Bảng 3.20: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc 91 Bảng 3.21: Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 đến 94 Bảng 3.22: Tình hình lao động tham gia BHXH tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn (2003-2012) 97 Bảng 3.23: Mức độ quan tâm NLĐ đến quyền lợi BHXH 100 Bảng 3.24: Nguyên nhân NLĐ chưa tham gia BHXH khu vực phi thức 102 Bảng 4.1: Ý kiến NLĐ NSDLĐ tăng tuổi nghỉ hưu 133 Bảng 4.2: Gợi ý danh mục đầu tư từ quỹ BHXH 137 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội 28 Sơ đồ 2.2: Nội dung chi quỹ BHXH 37 Sơ đồ 4.1: Hệ thồng bảo hiểm hưu trí đa tầng (do OECD xây dựng) 122 Sơ đồ 4.2: Hệ thống bảo hiểm hưu trí đa trụ cột 123 PHẦN MỞ ĐẦU Lý lựa chọn đề tài Bảo hiểm xã hội trụ cột quan trọng hệ thống an sinh xã hội quốc gia, góp phần ổn định xã hội, thực công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đây nội dung quan trọng hệ thống sách xã hội mà Đảng Nhà nước ta trọng phát triển Nghị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng rõ “Từng bước mở rộng vững hệ thống BHXH ASXH, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho người lao động, tầng lớp nhân dân” Báo cáo trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân” Tại báo cáo trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X trình Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: “Bảo đảm ASXH, tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả bảo vệ giúp đỡ thành viên xã hội, đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương” Chính sách BHXH Việt Nam đời từ sớm với Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961, đến năm 1995 đổi nghị định số 12/CP ngày 16/1/1995 với nội dung quan trọng là: phạm vi thực sách BHXH từ chỗ bó hẹp khu vực Nhà nước mở rộng sang khu vực Nhà nước; đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, mà bao gồm tất lao động có hợp đồng từ tháng trở lên đến không thời hạn; sách BHXH từ chỗ mang nặng tính bao cấp, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước chuyển dần sang hạch toán tiến tới tự bảo đảm cân đối thu, chi ngân quỹ Thực tiễn năm qua cho thấy sách BHXH việc quản lý, tổ chức thực sách đạt nhiều thành tựu đáng kể, đánh dấu phát triển hệ thống an sinh xã hội đất nước Hàng năm, ngành BHXH giải chế độ chi trả trợ cấp hưu trí trợ cấp thường xuyên cho triệu người, giải chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho cho hàng triệu lượt người, chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hàng chục triệu lượt người, giúp cho người lao động gia đình họ ổn định sống gặp phải rủi ro xã hội phạm vi sách BHXH góp phần đảm bảo công phân phối lại thu nhập đảm bảo an sinh xã hội bền vững Tuy nhiên, bên cạnh kết đạt được, BHXH Việt Nam đứng trước khó khăn, thách thức Mặc dù số đối tượng tham gia BHXH tăng mức độ bao phủ BHXH tổng số lao động xã hội thấp, khu vực phi thức Tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao Mức độ tác động sách BHXH đến đời sống người tham gia BHXH thấp Công tác thu, chi BHXH tồn hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH cho NLĐ chủ sử dụng lao động phổ biến Các đối tượng lao động lợi dụng kẽ hở pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, dẫn đến công đối tượng BHXH Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu chưa cao thách thức mặt tài BHXH, bối cảnh nay, trước xu hướng toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu tốc độ già hóa dân số diễn nhanh chóng Xuất phát từ thực tế tác giả chọn đề tài "Đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ Mục đích nghiên cứu luận án - Hệ thống hóa vấn đề lý luận BHXH, tài BHXH luận giải đảm bảo tài chínhcho BHXH - Phân tích thực trạng đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian qua Qua rút kết đạt hạn chế nguyên nhân của kết quả, hạn chế - Đề xuất quan điểm, phương hướng giải pháp nhằm đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: BHXH Việt Nam (bao gồm BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện, BHTN, không bao gồm bảo hiểm y tế) - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam từ sau đổi sách BHXH đến Trong tập trung phân tích giai đoạn sau năm 2007 tức luật BHXH thực thi vào sống, kết đạt hạn chế tồn sở đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo tài cho BHXH Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Trên sở phương pháp luận vật biện chứng vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp chung như: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chứng để phân tích tài BHXH đảm bảo tài cho BHXH đảm bảo thu, đảm bảo chi, đảm bảo quỹ BHXH có khả trì cân đối ổn định dài hạn đảm bảo công đối tượng tham gia - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên sở kiến thức tích lũy tài BHXH, kết hợp với việc tham khảo tài liệu nước lĩnh vực Tác giả phân tích, tổng hợp hệ thống hóa thành vấn đề lý luận chung tài BHXH đảm bảo tài cho BHXH - Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu: Luận án phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu thống kê tình hình thu chi quỹ BHXH, hiệu đầu tư quỹ qua giai đoạn Từ đề xuất phương án phù hợp nhằm bảo đảm tài cho BHXH Việt Nam - Phương pháp thu thập thông tin + Nguồn thu thập số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, báo cáo tài Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số liệu thu thập từ Bộ, Ban ngành có liên quan đến BHXH Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh Xã hội + Nguồn thu thập liệu sơ cấp: Trực tiếp vấn đối tượng BHXH quan quản lý BHXH, gửi phiếu điều tra đến đối tượng BHXH khu vực thức khu vực phi thức quan quản lý BHXH (xem phụ lục) Khác 5/Trình độ học vấn bạn Chưa tốt nghiệp phổ thông trung học Tốt nghiệp phổ thông trun học Đại học Sau đại học 6/Tính chất công việc bạn Lao động chân tay Nhân viên văn phòng Lao động khối hành nghiệp Lao động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học Khác 7/Nhận thức bạn BHXH Rất rõ Hạn chế Không quan tâm 8/ Mức độ quan tâm bạn đến quyền lợi BHXH? Rất quan tâm Quan tâm không dám đòi hỏi quyền lợi Không quan tâm Xin bạn vui lòng cho biết hệ số lương bạn Bạn vui lòng cho biết tổng thu nhập bạn trung bình tháng Dưới 1triệu đồng Trong khoảng triệu đồng – triệu đồng Trên triệu đồng Trên 10 trệu đồng Trên 20 triệu đồng Khác (bạn vui lòng ghi cụ thể bao nhiêu) Phần 2: Thực trạng đối tượng tham gia BHXH 9/Nếu bạn thuộc đối tượng BHXH bắt buộc Xin bạn cho biết, đơn vị (tổ chức) bạn làm việc có thực đóng BHXH cho người lao động không? Có Không Không biết 10/Bạn tham gia BHXH năm Từ 1- năm Từ 6-10 năm Trên 10 năm 11/Nếu bạn không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc, bạn có tham gia loại hình BHXH tự nguyện không? Có Không Có dự định tham gia 12/Nếu bạn chưa tham gia BHXH tự nguyện, xin bạn vui lòng cho biết lý Thu nhập thấp, không ổn định Thiếu thông tin chưa hiểu hết sách BHXH Biết chưa muốn tham gia chưa hiểu hết BHXH Quá trình chi trả chế độ BHXH phức tạp 13/Ngoài BHXH bạn có tham gia loại hình bảo hiểm thương mại khác không Có Không Phần 3: Về công tác thu chi trả chế độ BHXH A/Nếu bạn thuộc đối tượng BHXH bắt buộc xin vui lòng trả lời câu hỏi sau 14/ Bạn có biết đơn vị (tổ chức) bạn làm việc thực đóng BHXH cho người lao động theo hình thức sau Trực tiếp với quan BHXH Qua tổ chức Hình thức khác 15/Bạn có biết nay, đơn vị ( tổ chức) bạn làm việc trích nộp BHXH cho bạn dựa vào sở sau Dựa mức lương tối thiểu Dựa vào mức thu nhập tối thiểu Khác (xin cho biết cụ thể)…………………………………………… 16/Bạn đánh giá tính minh bạch trình thu BHXH Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 17/Bạn có nắm hết quy định tỷ lệ đóng- hưởng chế độ BHXH hành không Có nắm Không rõ nắm Biết vài chế độ BHXH 18/Xin bạn cho biết mức độ đánh giá bạn quy định tỷ lệ đóng BHXH cho chế độ BHXH hành 1/Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, tạm chấp nhận được, đồng ý, hoàn toàn đồng ý Các chế độ BHXH Chế độ bảo hiểm hưu trí Chế độ tử tuất Chế độ ốm đau, thai sản Bảo hiểm tai nạn lao độngbệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp 19/Theo bạn tỷ lệ trích nộp BHXH, mức lương người lao đông tổng quỹ lương người sử dụng lao động Quá thấp Thấp Hợp lý Cao Quá cao 20/Đơn vị,(tổ chức) bạn làm việc có đóng BHXH cho người lao động thời hạn không Không đúng, thường chậm Đúng thời hạn, nộp đầy đủ Không biết 21/ Bạn đánh quy định điều kiện hưởng chế độ BHXH 1Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, tạm chấp nhận, đồng ý, hoàn toàn đồng ý Các chế độ BHXH Chế độ bảo hiểm hưu trí Chế độ tử tuất Chế độ ốm đau, thai sản Bảo hiểm tai nạn lao độngbệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp 22/Xin bạn cho biết mức độ đánh giá bạn quy định tỷ lệ hưởng mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, tạm chap nhận, đồng ý, hoàn toàn đồng ý Các chế độ BHXH Chế độ bảo hiểm hưu trí Chế độ tử tuất Chế độ ốm đau thai sản Chế độ bảo hiểm TNLĐ- BNN 23/Theo bạn tỷ lệ mức hưởng chế độ BHXH Quá thấp Thấp Hợp lý Cao Quá cao Không biêt 24/Theo bạn tuổi nghỉ hưu nước ta nên mức sau Nam 60 nữ 55 Nam 63 nữ 57 Nam 75 nữ 60 Không quan tâm 25/Theo bạn có nên điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không? Không nên Nên Không quan tâm 26/Đánh giá bạn thủ tục hành liên quan đến công tác chi trả chế độ BHXH Đơn giản, nhanh thuận tiện Phiền hà, nhiều thời gian lại Ý kiến khác B/Nếu bạn thuộc đối tượng loại hình BHXH tự nguyện, xin bạn vui lòng trả lời câu hỏi sau (những đối tượng BHXH bắt buộc trả lời phần này) 27/Bạn nộp BHXH tự nguyện theo hình thức Đóng trực tiếp cho quan quản lý BHXH Qua tổ chức phường (xã) Qua đại lý 28/Xin cho biết mức độ đánh giá bạn loại hình BHXH tự nguyện BHXH tự nguyên 1Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, tạm chấp nhận, đồng ý, hoàn toàn đồng ý Tính minh bạch công tác thu chi trả BHXH Những quy định tỷ lệ đónghưởng chế độ BHXH Mức đóng BHXH dựa sở mức thu nhập tối thiếu 29/ Xin bạn cho biết đánh giá bạn thủ tục hành liên quan đến công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện Đơn giản, nhanh thuận tiện Phiền hà, nhiều thời gian lại Ý kiến khác 30/ Xin bạn vui lòng cho biết ý kiên cá nhân bạn để sách BHXH ngày vào sống Xin Cảm ơn bạn kiên nhẫn điền hết câu hỏi phiếu điều tra Chúc bạn sức khỏe hạnh phúc! Phụ lục 16 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH BHXH VIỆT NAM (Dành cho đối tượng quản lý BHXH) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài “Đảm bảo tài cho bảo hiểm xã hội Việt Nam” Xin Ông (bà) vui lòng điền vào phiếu điều phiếu điều tra sau Những thông tin ông (bà) đưa dành để nghiên cứu hoàn toàn giữ bí mật Cách thức điền phiếu điều tra: Đánh dấu (x) vào câu trả lời mà ông (bà) lựa chọn cho biết ý kiến khác có Phần I: Thông tin cá nhân Họ tên người vấn (không bắt buộc)……………………… Vị trí công tác quan……………………………………………… Tên quan quản lý BHXH……………………………………………… Số điện thoại liên hệ (nếu có)…………………………………………… Phần II: Đánh giá chế độ, sách liên quan đến BHXH 1/Xin ông (bà) vui lòng cho biết mức độ đánh giá ông (bà) chinh sách tiền lương Hợp lý Tương đối hợp lý Chưa hợp lý, nhiều bất cập 2/Nếu ông (bà) cho sách tiền lưong chưa hợp lý Xin ông (bà) vui lòng cho biết vài ý kiến đóng góp ông (bà) sách tiền lương 3/Theo ông (bà) tuổi nghỉ hưu nước ta nên độ tuổi sau Nam 60 nữ 55 Nam 63 nữ 57 Nam 75 nữ 60 Khác PhầnII: Đánh giá thực trạng trình hình thành, phân phối sử dụng quỹ BHXH A/Về công tác thu BHXH 1/ Ông (bà) đánh quy định đối tượng tham gia BHXH hành Chưa phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp 2/Ông (bà) đánh quy định tỷ lệ đóng BHXH Chưa phù hợp nhiều bất cập Tương đối phù hợp Phù hợp 3/Theo ông (bà ) việc trích nộp BHXH, BHYT nên dựa sở Mức lương tối thiểu Mức thu nhập tối thiểu 4/Theo ông (bà) tỷ lệ trích nộp BHXH, BHYT mức lương tối thiểu người lao động tổng quỹ lương người lao động Rất thấp Thấp Hợp lý Cao Quá cao 7/Quỹ BHXH đơn vị ông (bà) quản lý tiến hành thu BHXH theo hình thức sau Thu trực tiếp từ đối tượng tham gia BHXH Thu qua đại lý Thu qua trung gian khác (cơ quan thuế, ngân hàng, ….) 9/Tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH đối tượng BHXH đơn vị ông (bà ) quản lý Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 10/Xin ông (bà) cho biết số nợ đóng, chậm đóng BHXH chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng sau Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực Nhà nước Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực nhà nước 11/Theo đánh giá ông (bà) nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH Ý thức đối tượng BHXH Cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH để phục vụ mục đích kinh doanh Chế tài xử phạt hành vi chưa nghiêm Tất nguyên nhân 12/ Hàng năm quỹ BHXH đơn vị ông (bà) quản lý có nhận hỗ trợ, đóng góp từ tổ chức, cá nhân nước không? Có không 14/ Ông bà vui lòng cho biết ý kiến đóng góp ông (bà) đề hoàn thiện trình thu quỹ BHXH +Đối với quy định pháp lý thu BHXH: + Đối với quan quản lý BHXH: + Đối với đối tượng BHXH; B/ Về trình chi trả chế độ BHXH 15/Mức độ đánh giá ông (bà) quy định điều kiện hưởng, mức hưởng tỷ lệ hưởng chế độ BHXH nào? Chưa phù hợp Tương đối phù hợp; Phù hợp 15/ Ông bà cho biết khoản chi cho chế độ BHXH chiếm phần lớn Bảo hiểm hưu trí, tử tuất Bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động- BNN Bảo hiểm thai sản Bảo hiểm thất nghiệp 18/Quỹ BHXH đơn vị ông (bà) quản lý chủ yếu chi trả chế độ BHXH theo phương thức Chi trả gián tiếp thông qua đại lý chi trả Chi trả trực tiếp cán quan BHXH Kết hợp hai phương thức 19/Đánh giá ông bà chất lượng cán thực nhiệm vụ chi trả BHXH Rất tốt Tốt Chưa tốt 20/Xin ông bà cho ý kiến đóng góp trình chi trả chế độ BHXH C/Về trình đầu tư quỹ BHXH 21/Theo ông (bà) thực trạng thị trường vốn nước Không ổn định Tương đối ổn định ổn định ổn định 22/Theo ông bà quy định nhà nước danh mục đầu tư quỹ BHXH quỹ BHXH Chưa phù hợp Tạm chấp nhận Phù hợp Hoàn toàn phù hợp 24/Ông (bà ) cho biết tỷ lệ đầu tư quỹ BHXH cho lĩnh vực sau % Mua công trái, trái phiếu phủ, cho NSNN vay: Cho ngân hàng thương mại nhà nước vay Góp vốn vào dự án sở hạ tầng; Đầu tư bât động sản Đầu tư khác 25/Theo ông(bà) hiệu đầu tư quỹ BHXH Rất cao Cao Thấp Rất thấp 27/Xin ông (bà) cho biết ý kiến đóng góp ông (bà) Để nâng cao hiệu đầu tư quỹ BHXH +Đối với nhà nước +Đối với quan quản lý quỹ BHXH: Phần III: Đánh giá trình kiểm tra, giám sát quỹ BHXH 28/ Quỹ BHXH đơn vị ông (bà) quản lý thực việc kiểm tra, giám sát trình hình thành, phân phối sử dụng quỹ nào? tháng lần tháng lần 1năm lần 29 Theo ông (bà) có nên thành lập ban kiểm toán nội để kiểm tra trình hình thành, phân phối sử dụng quỹ BHXH không? Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 30/ Xin ông (bà) cho biết mức độ ứng dụng công nghệ thông tin quản lý quỹ BHXH đơn vị ông bà Tốt Rất tốt Còn hạn chế 31/Theo ông (bà) có nên sử dụng mã số cá nhân cho đối tượng tham gia BHXH Nên Không cần thiết 32/ Có nên xây dựng chế người dân tham gia vào việc giám sát trình hình thành, phân phối sử dụng quỹ BHXH không Nên Không nên 33/Theo ông (bà) Chất lượng kiểm toán báo cáo tài BHXH nào? Rất tốt Tốt Chưa tốt 34/ Chất lượng cán kiểm tra, giám sát BHXH Rất tốt Tốt Chưa tốt 35/ Công tác giám định BHXH đối tượng hưởng BHXH Rất tốt Tốt Chưa tốt 36/ Theo ông (bà) làm để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tài BHXH - Đối với Nhà nước; - Đối với quan quản lý quỹ BHXH; - Đối với cán kiểm tra, giám sát tài cho BHXH: Xin cảm ơn ông (bà) kiên nhẫn trả lời hết câu hỏi phiếu điều tra Chúc ông (bà) sức khỏe hạnh phúc!

Ngày đăng: 07/07/2016, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan