Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh ninh bình

172 520 1
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  nguyÔn m¹nh c−êng vai trß cña chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng cÊp tØnh trong ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng tØnh ninh b×nh Chuyªn ngµnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62310102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. 1. PGS.TS. §µO THÞ PH¦¥NG LI£N 2. 2. TS. Hµ V¡N SI£U Hµ Néi 2015i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Mạnh Cườngii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân là sự hướng dãn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan nơi tôi công tác cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luân án tiến sĩ. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lý luận Chính trị, Viện đào tạo sau đại học trườngĐại học kinh tế Quốc dân, nhất là pgs.TS Đào Thị Phương Liên và TS. Hà Văn Siêu đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy, cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Sở Văn Hóa Thế thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Mạnh Cườngiii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC.................................................................................................................... iii BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN..................................................vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..................................................................................................... 17 2.1 CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH........................... 17 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..... 20 2.2.1. Phát triển bền vững .................................................................................... 20 2.2.2. Phát triển du lịch bền vững ........................................................................ 23 2.2.3. Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững ......... 24 2.2.4. Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch ........................................... 27 tính bền vững của điểm du lịch .............................................................................. 3 2.3. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.................................................................. 27 2.3.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ......................................................................... 27 2.3.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững................................................................................................... 30 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững................................................................. 37 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH .................................................................................................. 41 2.4.1.Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững .......................................................................................... 41 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững .................................................................................. 43iv 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ...................................................... 44 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH................... 46 3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH....................................................................................... 46 3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình ........................ 46 3.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 2013 .......... 55 3.2. HIỆN TRẠNGVAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH................................ 58 3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ........................................ 58 3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ..................................................................................................... 66 3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình................................ 77 3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ........................... 90 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.................. 93 3.3.1. Những mặt tích cực .................................................................................... 93 3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân .............................................................................. 98 3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình ....................................... 101 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH............................................. 104 4.1. BỐI CẢNH QUỐC TÊ VÀ TRONG NƯỚCCÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG............................................................................................................ 104 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................... 104 4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................. 107v 4.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ........................................................................................................... 109 4.2.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình... 109 4.2.2.Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ....................................................................... 110 4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH .. 115 4.3.1. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững ............................................................................... 115 4.3.2. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng cơ chế vận dụng Luật pháp và chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững .................. 125 4.3.3. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững ....................................................................... 128 4.3.4.Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững........................ 139 4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện ................................................................. 140 4.4. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................149 4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh ................................................149 4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VHTTDL và các huyện, thị................................ 149 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ ................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu á APTA Association for Promotion of Tourism to Africa Hiệp hội xúc tiến Du lịch Châu Phi BCG Boston Consulting Group Tập đoàn tư vấn Boston BOO Build Owner Operate Xây dựngSở hữuVận hành BOT BuiltOperationTransfer Xây dựngVận hànhChuyển giao BT BuiltTransfer Xây dựngChuyển giao BTO BuiltTransferOperation Xây dựngChuyển giaoVận hành CTA Caribbean Travel Associtation Hiệp hội du lịch Caribe EU European Union Cộng đồng Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HTV Ho Chi Minh Television Đài truyền hình Thành phố HCM IUCN International Union for Conservation of Nature Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới JATA Japan Assocition of Travel Agents Hiệp hội du lịch Nhật Bản MICE Meetings, incentives, conferencing, exhibitions Hội họp, hội thảo, khen thưởng, triển lãm ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PATA Parcific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình Dương PPP Public–Private Partnership Hợp tác công tư PRA Participatory Rural Appraisal Phương pháp thúc đẩy sự tham gia đánh giá PUM Programma Uitzending Managers(Netherlands senior experts) Chuyên gia cao cấp Hà Lan SBU Strategic Business Unit Đơn vị kinh doanh chiến lược UNCED United Nations Conference on Environment and Development Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational, Tổ chức giáo dục, khoa học và vănvii Scientific and Cultural Organization hóa Liên hợp quốc UNWTO United National World Tourist Organization Tổ chức du lịch Thế giới VCTV1 Vietnam Cab Television 1 Truyền hình cáp VCTV1 VTOS Vietnam Tourism Occupational Standards Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTV1 Vietnam Television 1 Đài truyền hình VTV1 WB World Bank Ngân hàng thế giới WCED World Commission on Environment and Development Ủy ban môi trường và phát triển thế giới WTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch thế giới WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do các nước Đông Nam Á APEC AsiaPacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐND Hội đồng Nhân dân Nxb Nhà Xuất bản Tr. Đồng Triệu đồng UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội Chủ nghĩaviii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 2.1 Các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch ........................ 17 Hình 2.2. Tam giác phát triển bền vững ........................................................ 21 Hình 2.3: Mô hình lục giác với 6 yếu tố........................................................ 30 Hình 4.2: Các hướng chiến lược có thể lựa chọn cho danh mục sản phẩm du lịch ............................................................................................... 118 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình....................................................... 461 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều giáo trình, tài liệu và các thoả ước quốc tế đã đề cập đến chủ đề phát triển bền vững (Baker và cộng sự, 1997; BKGTW, 2003).Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 36CTTW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tếxã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước(BCT, 1998). Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 20012010 là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và Phát triển kinh tếxã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học(BCHTWĐ, 2001). Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam(CTNS 21, 2004) theo Quyết định 153QĐTTg ngày 1782004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tếxã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương Phát triển du lịch bền vững đang trở thành chủ đề ngày càng được các quốc gia quan tâm. Nhận thức phổ biến trên thế giới cho rằng, để đạt được sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. Mục tiêu của Du lịch bền vững là: phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường. Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một tỉnh cửa ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đất nước, nơi đây vừa là gạch nối, vừa là ngã ba của ba nền văn hoá lớn: sông Hồng sông Mã Hoà Bình. Ninh Bình2 có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng. Vùng đất này lại được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú với những dòng sông thơ mộng, những hồ nước mênh mông, tất cả như đang thầm thì câu chuyện muôn đời của non và nước. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử nhân văn và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An được ví như Hạ Long trên cạn (khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc Bích Động), Chùa Bái Đình, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia nguyên sinh Cúc Phương, khu thiên nhiên ngập nước Vân Long, suối nước nóng kênh gà, phòng tuyến Tam Điệp biện sơn… Tất cả những điều kiện đó đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch hấp dẫn. Thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đổi mới, có bước phát triển nhanh đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 20052013 ngày càng tăng. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít. Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai thác, song thời gian qua những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng. Nguyên nhân là do việc thu hút đầu tư còn chưa rộng mở, đầu tư còn dàn trải, sản phẩm du lịch tại các điểm, tuyến du lịch chưa đa dạng, thiếu tính hấp dẫn để thu hút khách; hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách chưa được quan tâm đúng mức; quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đồng bộ... Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới3 năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, luận án thực hiện được các nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua; Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Tuy nhiên, Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn cụ thể tỉnh Ninh Bình. Phạm vi nghiên cứu: Vai trò chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn từ 2005 – 2013; đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đồng thời, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, lôgiclịch sử, phân tíchtổng hợp, thống kê, mô hình hóa, phỏng vấn sâu, điều tra khảo sát... 5. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững; ý nghĩa, mục tiêu, các yêu cầu, các nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững; vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia trên thể giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học cho phát triển bền vững du lịch Ninh Bình; Nghiên cứu và xác định được những vấn đề cơ bản liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình bao gồm: xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển du lịch; tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương; hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp du lịch địa phương; tổ chức và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch; mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch,... Từ đó, khái quát được những vấn đề đặt ra đối với phát4 triển du lịch bền vững trên các mặt kinh tế xã hội – môi trường; Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ và cụ thể đã được nghiên cứu nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế bất cập để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình theo những nguyên lý đã được xác định. Các giải pháp cụ thể này được phân tích và đưa ra trong các nhóm giải pháp cơ bản liên quan đến các góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững bao gồm: Nhóm các giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý; Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và các giải pháp điều kiện để phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệp thực tiễn về vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững. Chương 3: Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình.5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những năm qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Hơn nữa, với tiềm năng to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng như các ngành kinh tế khác, phát triển của ngành du lịch ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của mỗi quốc gia, cũng như mỗi vùng địa phương và đã được đặt trong bối cảnh của sự phát triển hướng tới tính bền vững. Vì thế, chủ đề phát triển du lịch bền vững đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các nghiên cứu về phát triển vùng địa phương và vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển các ngành và lĩnh vực tại địa phương. Liên quan đến nội dung này, trước hết phải kể đến Lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp (Thunen, 1833);lý thuyết về điểm trung tâm (Christaller, 1933);Lý thuyết cực phát triển (Perroux, 1949); Lý thuyết về phân bố doanh nghiệp trong phát triển lãnh thổ (Schoon). Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như bài viết “Đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Ký và cộng sự, 2006). Các tác giả tập trung phân tích làm rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong đó có sự so sánh giữa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Tác giả Lương Xuân Quỳ (2002) tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch, nhất là đối với quy hoạch vùng. Các tác giả trong cuốn “Đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” thì tập trung nghiên cứu quá trình hình thành các cấp hành chính và điều chỉnh quy mô các đơn vị hình chính địa phương ở Việt nam cũng như đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với các cấp6 chính quyền địa phương (Nguyễn Ký và cộng sự, 2006). Từ đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trước yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đối với tác giả Hoàng Văn Hoan (2002), dù kinh tế thị trường phát triển đến mức độ nào thì vai trò của Nhà nước vẫn rất quan trọng, nó trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy kinh tế xã hội (Hoàng Văn Hoan, 2002). Tác giả Vũ Ngọc Nhung thì tập trung phân tích những nội dung cơ bản xung quanh vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường như vai trò điều chỉnh, tạo sân chơi chung, bảo hộ cho sản xuất trong nước,.. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những vấn đề cơ bản xung quanh vai trò của Nhà nước Việt Nam trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tác giả Vũ Anh Tuấn, có hai vấn đề được đề cập: quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của nhà nước với tư cách là chủ thể “trong” thị trường và “trên” thị trường góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường,.. Các lý thuyết này đều cho rằng, vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương ngày càng trở nên quan trọng. Chính quyền cũng phải sáng tạo để hỗ trợ, cổ vũ sự sáng tạo của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp lại đặt các vùng vào tình thế cạnh tranh với nhau theo các tiêu chí như nhân công tại chỗ, dịch vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng...Trong thực tế, một số quốc gia đã thành công với việc phát triển kinh tế vùng và đã đem lại những thành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như Vùng Baden Wurttemberd, Đức; Thành phố công nghiệp Worcester, Masachusett (Mỹ); Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Hải Nam (Trung Quốc). Nhóm 2: Nhóm các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững và phát triển bền vững các ngành của nền kinh tế. Xét về nguồn gốc triết lý phát triển bền vững đã có những nhìn nhận trước đây. Học thuyết Mác đã coi con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Chính Ăngghen đã cảnh báo về “sự trả thù của giới tự nhiên” khi chúng bị tổn thương. Trong thập kỷ 1960 và 1970, các vấn đề môi trường đã được nhận thức với sự tiên đoán của những người theo chủ nghĩa Malthus mới (neoMalthusian) về sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển hay sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, đến Hội nghị của Liên hợp quốc (LHQ) về Môi trường con người (năm 1972 tại Stockholm), tầm quan trọng của vấn đề môi trường mới chính thức được thừa nhận. Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (còn được gọi là Báo cáo Brundtland) của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) năm 1987, người ta đã thừa nhận mối liên kết chặt chẽ giữa môi trường và phát triển7 và lần đầu tiên khái niệm phát triển bền vững mới được hiểu một cách đầy đủ phát triển bền vững là sự phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của họ(Brundtland, 1987). Từ đó đến nay, khái niệm này liên tục được phát triển và hoàn thiện, đặc biệt kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (năm 1992 tại Rio de Janeiro, Braxin) và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (năm 2002 tại Johannesburg, Nam Phi). Vấn đề cốt lõi nhất của phát triển bền vững chính là sự phát triển bảo đảm sự bền vững trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, do sớm nhận thức được tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề môi trường và phát triển bền vững, ngay sau Tuyên bố Rio, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và các chính sách, pháp luật đó đã bước đầu đi vào cuộc sống. Học giả Ngô Doãn Vịnh (2005)cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan. Trong tác phẩm Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), học giả đã tập trung luận giải những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và đã đưa ra khái niệm phát triển đến ngưỡng cho phép; đồng thời những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cũng đã được phân tích, làm sáng tỏ phần nào. Gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, một số công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề nêu trên đối với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng đã và đang được tiến hành; trong đó, điển hình là các nghiên cứu do Viện chiến lược phát triển thực hiện về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội địa bàn trọng điểm Bắc Bộ (VCL, 1995); quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Vùng KTTĐBB thời kỳ 2006 – 2020 (VCL, 2006a) và Đề tài thu thập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tiềm năng thế mạnh hiện trạng phát triển kinh tế xã hội các vùng KTTĐ Việt Nam (VCL, 2006b). Nhóm 3: Nhóm các nghiên cứu tổng quan về du lịch: Nhóm các công trình này có rất nhiều nội dung và đi vào từng lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch, nhưng chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề kinh doanh du lịch và phát triển ngành du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia hoặc địa phương; các bài viết trên mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh, đưa ra hướng giải quyết từng phần về tour, tuyến, điểm du lịch. Cụ thể là Giáo trình Kinh tế Du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004); Kinh tế Du lịch (Nguyễn Hồng Giáp, 2002); Du lịch và Kinh doanh du lịch (Trần Nhạn, 1996); Kinh tế học du lịch,8 (Lanque, 1993); Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch (Trần Văn Mậu, 2001); Kinh tế du lịch và Du lịch học (Đổng Ngọc Minh và Vương Đình Lôi, 2000); Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, (Đỗ Thanh Hoa, 2006). Cùng với đó là một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có liên quan đến đề tài du lịch, như: Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Trịnh Xuân Dũng, 1989); Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nộ i(Bùi Thị Nga, 1996); Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch Quảng Trị (Nguyễn Văn Dùng, 1997); Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn (Vũ Đình Thụy, 1997); Những giải pháp tổ chức và quản lý hệ thống khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Võ Quế, 2001); Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Hoàng Văn Hoan, 2002); Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Nguyễn Văn Mạnh, 2002); Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng (Trương Sỹ Quý, 2003); Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Phạm Hồng Chương, 2003). Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn (Ouk Vanna, 2004); Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Lê Thị Lan Hương, 2004); Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam (Hoàng Thị Lan Hương, 2011),… Nhóm 4: Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Các nghiên cứu này có thể nêu thành một số nội dung sau: Thứ nhất, quan điểm về du lịch bền vững và du lịch không bền vững. Du lịch bền vững được một số công trình đề cập đến như ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise? (Honey, 1998);Sustainable Tourism in Protected Areas: Guidelines for Planning and Management (Eagles và cộng sự, 2002); Du lịch bền vững Cái gì là thực sự?; Tourism and Environment(Hens, 1998); Báo cáo của WCED (WCED, 1996); Sustainable Tourism Management (Swarbrook, 1999); Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist Organization, (UNWTO) định nghĩa như sau: Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc9 đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Butler (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận của các tác giả khác như Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó, Machado (2003)lại nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch. Nghiên cứu của Tosun (1998) đề xuất phát triển du lịch bền vững là một thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998)chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và đảm bảo sự sống cho thế hệ mai sau. Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường; Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương; Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm. Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào? Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn cảnh quan do việc thiếu các điều khiển10 quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được tính toán cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lịch bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phương, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận. Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch (Eagles và cộng sự, 2002; Hens, 1998; Machado, 2003). Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định vai trò của phát triển du lịch bền vững: Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được đề cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. trọng tâm của các nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn toàn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Krippendorf (1975) và Jungk (1980)là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard tourism) để chỉ kiểu du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược du lịch mới tôn trọng môi trường. Inskeep (1991) nhấn mạnh về sự đóng góp của của hoạt động du lịch đối với môi trường và kinh tế. Tác giả nhấn mạnh, để phát triển du lịch bền vững phải đạt 4 mục đích: tối ưu hoá các lợi ích kinh tế xã hội; bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này; bảo vệ các giá trị bản địa11 truyền thống và khai thác tốt các giá trị này; bảo đảm chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. Ngày 1461992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng định về Trái đất (The Earth summit). Tại hội nghị này 182 chính phủ đã thông qua CTNS 21 (2004), một chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Chương trình nghị sự 21 đã nêu ra các vấn để liên quan đến môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy hại về kinh tế và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn. Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch thay thế, du lịch mạo hiểm, … đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự phát triển về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, các chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch. Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững. Thứ ba, các nghiên cứu nêu những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Có lẽ hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường cũng như tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn. Nhìn chung, ngành du lịch mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn hạn và hội chứng bùng nổ thường làm tổn hại đến tài sản của chính ngành du lịch. Du lịch thường tìm mọi cách khai thác triệt để tài nguyên du lịch vì mục đích lợi nhuận và khi tài sản du lịch ở một nơi nào đó bị tổn thương nghiêm trọng, tàn lụi thì12 cách làm của du lịch đơn giản là chuyển hoạt động du lịch đi nơi khác. Nếu du lịch không muốn làm tăng thêm sự xuống cấp của môi trường và tự phá huỷ mình trong quá trình hoạt động, nhất là trong tương lai, thì ngành du lịch cũng giống như các ngành kinh doanh khác phải nhận biết được trách nhiệm của mình đối với môi trường, kinh tế, xã hội và phải biết làm thế nào để du lịch trở nên bền vững hơn. Để cho sự phát triển du lịch được bền vững, đòi hỏi phải đề cập đúng mức đến môi trường rộng hơn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì lẽ đó, phát triển du lịch bền vững cần phải tuân thủ các nguyên tắc của mình. Các công trình của các tác giả đề cập đến vấn đề này như:Tourism and Environment (Hens, 1998); Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World (Mowforth và Munt, 1998). National and Regional Tourism planning: Metholodogies and Case Studies (Inskeep, 1995). Mowforth và Munt (1998)có đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đưa ra một số nguyên tắc bền vững thường được dùng trong du lịch bao gồm: bền vững sinh thái, bền vững văn hoá, bền vững kinh tế, có tính cách giáo dục, có sự tham gia của cộng đồng. Thứ tư, các nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững: Chỉ tiêu cho phát triển bền vững: Lý thuyết, Phương pháp, áp dụng bài viết trong Hội thảo về “Du lịch sinh thái và Phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội; Sustainable Tourism Management (Swarbrook, 1999). Trong cuốn Definition and Ecotourism Principles của TIES (2004): Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân”, đó là: i) Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và các khu bảo tồn nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường; 2i) Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ; 3i) Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Theo đó, một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực13 hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức. Wall và cộng sự (1993) đề ra một số chỉ tiêu đánh giá cho phát triển du lịch bền vững. Có thể xem là các tiêu chuẩn chung cho đánh giá sự thành công của phát triển du lịch bền vững, cụ thể là: i) Nhóm loại hình du lịch nằm trong phạm trù du lịch bền vững, bao gồm: Du lịch sinh thái: hướng đến các điểm thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương; Du lịch bền vững: không làm giảm nguồn lực của thiên nhiên. Du lịch trách nhiệm: làm giảm thiểu các yếu tố tiêu cực của du lịch ảnh hưởng đến môi trường; Du lịch thiên nhiên: các hoạt động du lịch và trải nghiệm tập trung vào thiên nhiên; Du lịch văn hóa: du khách trải nghiệm nền văn hóa tại điểm đến; Du lịch khám phá. Du lịch sức khỏe và spa: các hoạt động vật lý trị liệu, giải pháp xả căng thẳng… Theo nghiên cứu của tổ chức chuyên gia cao cấp Hà Lan (PUM), hiện có 12 quốc gia tham gia xu hướng du lịch bền vững là Mỹ, Anh, Đức, Úc, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Áo, Canada và Ireland. Đặc điểm đi du lịch của du khách các nước này là đi một vài cá nhân hoặc nhóm người, có độ tuổi trên 60, lập kế hoạch và tự tổ chức, tìm hiểu thông tin du lịch tại các điểm đến chủ yếu qua internet; thường tham gia các hoạt động du lịch ngoài trời gắn với thiên nhiên, khám phá, trị liệu, tham quan các bản làng dân tộc, vùng hoang sơ… Thứ năm, các nghiên cứu chỉ ra những tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch. Là một ngành kinh tế trọng yếu của thế giới, du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của các lĩnh vực kinh tế khác, đồng thời du lịch có thị trường biến động rất nhanh. Chính vì vậy, du lịch là ngành kinh tế đặc biệt mong manh, rất dễ bị tổn thương dưới tác động không chỉ của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn chính trị và cả thiên nhiên. Một thảm hoạ thiên tai, một vụ khủng bố, một cuộc nổi loạn, một thay đổi về chính trị hay một vụ việc nhỏ như ô nhiễm một bãi biển nào đó cũng có thể tác động khốc liệt đến các hoạt động du lịch ở đây; vì đơn giản khách du lịch sẽ chọn một điểm du lịch khác. Để đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch, cần phải có những phương pháp thích hợp, rẻ tiền và tốn ít thời gian. Những phương pháp này một mặt là để đo sự thành công của công tác điều hành, quản lý du lịch, mặt khác, là để xây dựng hệ thống cảnh báo giúp cho các nhà quản lý phát hiện sớm tình trạng lâm nguy của một14 điểm du lịch, khu du lịch để đưa ra những giải pháp cụ thể, kịp thời và có hiệu quả. Hiện nay, có hai phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch được sử dụng: dựa vào việc xác định sức chứa (khả năng tải) và dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường. Theo DAmore (1983),sức chứa là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người dân địa phương bắt đầu thay mất cân bằng do mức độ tác động xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch. Shelby và Heberlein, 1987 thì cho rằng sức chứa là mức độ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Năm 1990, Bob đã đưa ra sức chứa là số lượng du khách cực đại sử dụng điểm du lịch có thể thoả mãn nhu cầu cao nhưng ít gây tác động xấu đến tài nguyên. Còn theo Hens (1998) thì sức chứa là số lượng người cực đại có thể sử dụng điểm du lịch mà không gây suy thoái đến mức không thể chấp nhận được đối với môi trường tự nhiên và không làm suy giảm đến mức không thể chấp nhận được việc thoả mãn các nhu cầu của du khách. Tổ chức du lịch thế giới UNWTO định nghĩa sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm một điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hoá xã hội; đồng thời không làm giảm sự thoả mãn của du khách tham quan. Đối với điểm du lịch, phương pháp xác định sức chứa gặp những trở ngại sau: Ngành du lịch phụ thuộc nhiều thuộc tính của môi trường mỹ học, cuộc sống hoang dã, lối ra bờ biển và khả năng hỗ trợ những cách sử dụng tích cực như thể thao chẳng hạn. Mỗi thuộc tính đó có phản ứng riêng của nó tới nhiều cấp độ sử dụng khác nhau; Hoạt động của con người tác động lên hệ thống có thể từ từ và có thể tác động lên những bộ phận khác nhau của hệ thống với những mức độ khác nhau; Mọi môi trường du lịch là môi trường đa mục tiêu, cho nên phải tính đến cả việc sử dụng vào các mục đích khác, đồng thời xác định chính xác mức độ sử dụng cho du lịch; Cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến tác động khác nhau. Tác động của 100 người đi bộ thì khác với 100 người đi xe đạp; 10 nhà nhiếp ảnh thì có tác động khác với 10 tay thợ săn; Các nền văn hoá khác nhau có mức độ nhạy cảm khác nhau với thay đổi.(Machado, 1990; Manning, 1996) Boullón (1985) đã đưa ra một công thức chung đơn giản để xác định sức chứa của một khu du lịch. Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức du lịch thế giới UNWTO. Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, một số chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch cũng đã được UNWTO đưa ra, nhằm đánh giá tính bền vững của một điểm du lịch cụ thể. Bộ chỉ tiêu của UNWTO đã được sử dụng nhiều nơi để đánh giá tính bền vững của một điểm du lịch và hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu không xác thực, khó đánh giá và rất15 khó xác minh chính xác như mức độ thoả mãn của du khách dựa trên phiếu thăm dò, loại bảo vệ điểm du lịch, tỷ lệ động vật trên bờ biểnđộng vật dưới biển, độ xói mòn đất, lượng tiền rò rỉ… Chính vì vậy, việc áp dụng các chỉ thị này chưa thật rộng rãi. Tháng 102008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc (United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới. Các tiêu chuẩn này được phát triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các doanh nhân, người tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và môi trường địa phương. Dự án xây dựng Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững là một nỗ lực nhằm hướng đến mục tiêu giúp mọi người hiểu biết thấu đáo về du lịch bền vững. Đối với các nhà kinh doanh du lịch đó là những tiêu chí đầu tiên cần đạt đến. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (IUCN, 1980). Thứ sáu, các nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại các vùng địa phương.Điển hình là công trình Mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bà

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân nguyễn mạnh cờng vai trò quyền địa phơng cấp tỉnh phát triển du lịch bền vững tỉnh ninh bình Chuyên ngành: kinh tế trị Mã số: 62310102 Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐàO THị PHƯƠNG LIÊN TS Hà VĂN SIÊU Hà Nội - 2015 i LI CAM OAN Tụi xin cam oan bn lun ỏn l cụng trỡnh nghiờn cu c lp ca riờng tụi Cỏc s liu, kt qu nờu lun ỏn l trung thc v cú ngun gc rừ rng H Ni, ngy thỏng 11 nm 2015 TC GI LUN N Nguyn Mnh Cng ii LI CM N cú th hon thnh lun ỏn mt cỏch hon chnh, bờn cnh s n lc c gng ca bn thõn l s hng dón nhit tỡnh ca quý Thy Cụ, s quan tõm, to iu kin ca c quan ni tụi cụng tỏc cng nh s ng viờn ng h ca gia ỡnh, bn bố v ng nghip sut thi gian hc nghiờn cu v thc hin luõn ỏn tin s Li u tiờn, tụi xin chõn thnh cm n n ton th quý Thy, Cụ giỏo khoa Lý lun Chớnh tr, Vin o to sau i hc trngi hc kinh t Quc dõn, nht l pgs.TS o Th Phng Liờn v TS H Vn Siờu ó trc tip hng dn tụi hon thnh lun ỏn Vi nhng li ch dn, nhng ti liu, s tn tỡnh hng dn v nhng li ng viờn ca Thy, cụ ó giỳp tụi vt qua nhiu khú khn quỏ trỡnh thc hin lun ỏn ny Xin by t lũng bit n sõu sc n Ban t chc Tnh y, Vn phũng Tnh y, Vn phũng on i biu Quc hi v HND, S Vn Húa Th thao v Du lch tnh Ninh Bỡnh, gia ỡnh, bn bố v ng nghip ó luụn ng viờn, h tr v to iu kin tt nht cho tụi sut thi gian hc nghiờn cu v thc hin lun ỏn Tụi xin chõn thnh cm n H Ni, ngy thỏng 11 nm 2015 TC GI LUN N Nguyn Mnh Cng iii MC LC LI CAM OAN i LI CM N ii MC LC iii BNG CH CI VIT TT TRONG LUN N vi DANH MC HèNH, S viii M U Chng 1: TNG QUAN CC CễNG TRèNH NGHIấN CU Cể LIấN QUAN N CH CA LUN N Chng 2: C S Lí LUN V KINH NGHIM THC TIN V VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG 17 2.1 CC BấN LIấN QUAN TRONG PHT TRIN DU LCH 17 2.2 MT S VN C BN V PHT TRIN DU LCH BN VNG 20 2.2.1 Phỏt trin bn vng 20 2.2.2 Phỏt trin du lch bn vng 23 2.2.3 Mc tiờu v cỏc nguyờn tc c bn ca phỏt trin du lch bn vng 24 2.2.4 ỏnh giỏ tớnh bn vng ca phỏt trin du lch 27 tớnh bn vng ca im du lch 2.3 VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG 27 2.3.1 C s khỏch quan quy nh vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh phỏt trin du lch bn vng 27 2.3.2 Ni dung vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh phỏt trin du lch bn vng 30 2.3.3 Nhng yu t nh hng n vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh phỏt trin du lch bn vng 37 2.4 KINH NGHIM QUC T V TRONG NC V NNG CAO VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG V BI HC CHO CHNH QUYN A PHNG TNH NINH BèNH 41 2.4.1.Kinh nghim quc t v vai trũ ca chớnh quyn a phng phỏt trin du lch bn vng 41 2.4.2 Kinh nghim nc v vai trũ ca chớnh quyn a phng phỏt trin du lch bn vng 43 iv 2.4.3 Bi hc kinh nghim cho chớnh quyn a phng tnh Ninh Bỡnh v phỏt trin du lch bn vng trờn a bn tnh 44 Chng 3: THC TRNG VAI TRề CA CHNH QUYN CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG TNH NINH BèNH 46 3.1 TIM NNG, CC NGUN LC V TèNH HèNH PHT TRIN DU LCH TNH NINH BèNH 46 3.1.1 Tim nng v cỏc ngun lc phỏt trin du lch Ninh Bỡnh 46 3.1.2 Tỡnh hỡnh phỏt trin du lch tnh Ninh Bỡnh giai on 2005 - 2013 55 3.2 HIN TRNGVAI TRề CA CHNH QUYN CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG TNH NINH BèNH 58 3.2.1 Vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh xõy dng chin lc, quy hoch phỏt trin du lch bn vng tnh Ninh Bỡnh 58 3.2.2 Vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh vic ban hnh cỏc bn phỏp quy to dng hnh lang phỏp lý cho phỏt trin du lch bn vng tnh Ninh Bỡnh 66 3.2.3 Vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh xõy dng t chc b mỏy v qun lý phỏt trin du lch bn vng tnh Ninh Bỡnh 77 3.2.4 Vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh t chc hng dn, tra, kim tra phỏt trin du lch bn vng tnh Ninh Bỡnh 90 3.3 NH GI CHUNG V THC TRNG VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH TNH NINH BèNH THEO TIấU CH PHT TRIN BN VNG 93 3.3.1 Nhng mt tớch cc 93 3.3.2 Tn ti v nguyờn nhõn 98 3.3.3 Nhng t i vi vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh phỏt trin du lch bn vng ca tnh Ninh Bỡnh 101 Chng 4: PHNG HNG V GII PHP NHM NNG CAO VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG TNH NINH BèNH 104 4.1 BI CNH QUC Tấ V TRONG NCCể NH HNG N VAI TRề CA CHNH QUYN TNH NINH BèNH TRONG TRIN DU LCH BN VNG 104 4.1.1 Bi cnh quc t 104 4.1.2 Bi cnh nc 107 v 4.2 QUAN IM NNG CAO VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG TNH NINH BèNH 109 4.2.1 nh hng v mt s ch tiờu phỏt trin bn vng du lch Ninh Bỡnh 109 4.2.2.Quan im nõng cao vai trũ ca chớnh quyn a phng phỏt trin du lch bn vng tnh Ninh Bỡnh 110 4.3 GII PHP NNG CAO VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG TRONG PHT TRIN DU LCH BN VNG NINH BèNH 115 4.3.1 Gii phỏp liờn quan n vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh xõy dng chin lc, quy hoch phỏt trin du lch tnh Ninh Bỡnh theo tiờu phỏt trin bn vng 115 4.3.2 Gii phỏp liờn quan n vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh xõy dng c ch dng Lut phỏp v chớnh sỏch ca Nh nc v phỏt trin du lch tnh Ninh Bỡnh theo tiờu phỏt trin bn vng 125 4.3.3 Gii phỏp liờn quan n vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh xõy dng t chc b mỏy qun lý v phỏt trin du lch tnh Ninh Bỡnh theo tiờu phỏt trin bn vng 128 4.3.4.Gii phỏp liờn quan n vai trũ ca chớnh quyn a phng cp tnh t chc hng dn, tra, kim tra cụng tỏc t chc, qun lý v kinh doanh du lch tnh Ninh Bỡnh theo tiờu phỏt trin bn vng 139 4.3.5 Nhúm cỏc gii phỏp iu kin 140 4.4 KIN NGH 149 4.4.1 Kin ngh i vi y ban Nhõn dõn Tnh 149 4.4.2 Kin ngh i vi S VH-TT-DL v cỏc huyn, th 149 KT LUN 150 DANH MC CễNG TRèNH KHOA HC CễNG B 151 DANH MC TI LIU THAM KHO PH LC vi BNG CH CI VIT TT TRONG LUN N ADB APTA BCG BOO BOT BT BTO CTA EU FDI GDP HTV IUCN JATA MICE ODA PATA PPP PRA PUM SBU UNCED UNDP UNESCO Asian Development Bank Association for Promotion of Tourism to Africa Boston Consulting Group Build - Owner - Operate Built-Operation-Transfer Built-Transfer Built-Transfer-Operation Caribbean Travel Associtation European Union Foreign Direct Investment Gross Domestic Product Ho Chi Minh Television International Union for Conservation of Nature Japan Assocition of Travel Agents Meetings, incentives, conferencing, exhibitions Official Development Assistance Parcific Asia Travel Association PublicPrivate Partnership Participatory Rural Appraisal Programma Uitzending Managers(Netherlands senior experts) Strategic Business Unit United Nations Conference on Environment and Development United Nations Development Programme United Nations Educational, Ngõn hng phỏt trin Chõu ỏ Hip hi xỳc tin Du lch Chõu Phi Tp on t Boston Xõy dng-S hu-Vn hnh Xõy dng-Vn hnh-Chuyn giao Xõy dng-Chuyn giao Xõy dng-Chuyn giao-Vn hnh Hip hi du lch Caribe Cng ng Chõu u u t trc tip nc ngoi Tng sn phm quc ni i truyn hỡnh Thnh ph HCM Hip hi bo v thiờn nhiờn th gii Hip hi du lch Nht Bn Hi hp, hi tho, khen thng, trin lóm H tr phỏt trin chớnh thc Hip hi Du lch Chõu ỏ Thỏi Bỡnh Dng Hp tỏc cụng t Phng phỏp thỳc y s tham gia ỏnh giỏ Chuyờn gia cao cp H Lan n v kinh doanh chin lc Hi ngh Liờn hp quc v mụi trng v phỏt trin Chng trỡnh phỏt trin Liờn hp quc T chc giỏo dc, khoa hc v vii UNWTO VCTV1 VTOS VTV1 WB WCED WTO WTTC AFTA APEC ASEAN CNH, HH CHXHCN DNNN HND Nxb Tr ng UBND XHCN Scientific and Cultural Organization United National World Tourist Organization Vietnam Cab Television Vietnam Tourism Occupational Standards Vietnam Television World Bank World Commission on Environment and Development World Tourism Organization World Travel and Tourism Council ASEAN Free Trade Area Asia-Pacific Economic Cooperation Association of Southeast Asian Nations húa Liờn hp quc T chc du lch Th gii Truyn hỡnh cỏp VCTV1 Tiờu chun ngh du lch Vit Nam i truyn hỡnh VTV1 Ngõn hng th gii y ban mụi trng v phỏt trin th gii T chc Du lch th gii Hi ng l hnh v du lch th gii Khu vc Thng mi t cỏc nc ụng Nam Din n Hp tỏc kinh t Chõu Thỏi Bỡnh Dng T chc Hip hi cỏc nc ụng Nam Cụng nghip húa, hin i húa Cng hũa xó hi ch ngha Doanh nghip Nh nc Hi ng Nhõn dõn Nh Xut bn Triu ng y ban Nhõn dõn Xó hi Ch ngha viii DANH MC HèNH, S BNG BIU Hỡnh 2.1 Cỏc bờn liờn quan tham gia vo hot ng du lch 17 Hỡnh 2.2 Tam giỏc phỏt trin bn vng 21 Hỡnh 2.3: Mụ hỡnh lc giỏc vi yu t 30 Hỡnh 4.2: Cỏc hng chin lc cú th la chn cho danh mc sn phm du lch .118 S : S 3.1: Bn du lch tnh Ninh Bỡnh .46 M U Tớnh cp thit ca ti Lun ỏn Trong hn ba thp k qua, nhiu giỏo trỡnh, ti liu v cỏc tho c quc t ó cp n ch phỏt trin bn vng (Baker v cng s, 1997; BKGTW, 2003).Ti Vit Nam, phỏt trin bn vng ó tr thnh ng li, quan im v chớnh sỏch ca ng v Nh nc Ch th s 36-CT/TW ngy 25 thỏng nm 1998 ca B Chớnh tr v tng cng cụng tỏc bo v mụi trng thi k CNH, HH t nc nhn mnh: "Bo v mụi trng l mt ni dung c bn khụng th tỏch ri ng li, ch trng v k hoch phỏt trin kinh t-xó hi ca tt c cỏc cp, cỏc ngnh, l c s quan trng bo m phỏt trin bn vng, thc hin thng li s nghip cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc"(BCT, 1998) Quan im phỏt trin bn vng ó c tỏi khng nh cỏc kin ca i hi ca ng Cng sn Vit Nam v Chin lc phỏt trin kinh t-xó hi 2001-2010 l: "Phỏt trin nhanh, hiu qu v bn vng, tng trng kinh t i ụi vi thc hin tin b, cụng bng xó hi v bo v mụi trng" v "Phỏt trin kinh t-xó hi gn cht vi bo v v ci thin mụi trng, bo m s hi ho gia mụi trng nhõn to vi mụi trng thiờn nhiờn, gi gỡn a dng sinh hc"(BCHTW, 2001) thc hin mc tiờu phỏt trin bn vng v thc hin cam kt quc t, Chớnh ph Vit Nam ó ban hnh "nh hng chin lc phỏt trin bn vng Vit Nam"(CTNS 21, 2004) theo Quyt nh 153/Q-TTg ngy 17/8/2004 lm c s cho vic xõy dng cỏc chin lc, quy hoch tng th v k hoch phỏt trin kinh t-xó hi ca t nc cng nh ca cỏc ngnh v a phng Phỏt trin du lch bn vng ang tr thnh ch ngy cng c cỏc quc gia quan tõm Nhn thc ph bin trờn th gii cho rng, t c s phỏt trin du lch bn vng ũi hi phi qun lý tt c cỏc dng ti nguyờn theo cỏch no ú chỳng ta cú th ỏp ng cỏc nhu cu kinh t, xó hi v thm m trỡ c bn sc hoỏ, cỏc quỏ trỡnh sinh thỏi c bn, a dng sinh hc v cỏc h m bo s sng Mc tiờu ca Du lch bn vng l: phỏt trin, gia tng s úng gúp ca du lch vo kinh t v mụi trng; ci thin tớnh cụng bng xó hi phỏt trin; ci thin cht lng cuc sng ca cng ng bn a; ỏp ng cao nhu cu ca du khỏch v trỡ cht lng mụi trng Ninh Bỡnh - nm cc Nam ng bng chõu th sụng Hng, l mt tnh ca ngừ t Bc vo Trung v Nam t nc, ni õy va l gch ni, va l ngó ba ca ba nn hoỏ ln: sụng Hng - sụng Mó - Ho Bỡnh Ninh Bỡnh 149 - V kinh t: õy l gii phỏp cú tớnh xó hi cao v cú ý ngha quan trng c bit i vi dõn c khu vc cú tim nng du lch nh quc gia Cỳc Phng, khu bo tn Võn Longv.v Vic nõng cao i sng cng ng v to cụng n vic lm ca ngi dõn gn vi cỏc hot ng phỏt trin du lch ti cỏc im ny s l yu t m bo ngi dõn tham gia tớch cc vo vic bo v ti nguyờn du lch, bo v mụi trng khu vc 4.4 KIN NGH 4.4.1 Kin ngh i vi y ban Nhõn dõn Tnh - UBND tnh cú nhng nh hng phõn vựng chc nng, qun lý tt cỏc im du lch, cỏc danh lam thng cnh, di tớch trờn a bn - Huy ng v s dng phỏt trin c s vt cht k thut, c s h tng phc v du lch Chn lc v a cỏc d ỏn mu v du lch tham quan, du lich ngh dng, du lch sinh thỏi - Qun lý khai thỏc, s dng, bo v ti nguyờn v bo v mụi trng; coi trng khai thỏc hp lý, cú hiu qu, bo v v phỏt huy cỏc giỏ tr ti nguyờn v mụi trng du lch - Trao i, hng dn cỏc doanh nghip du lch, cỏc nh u t thc hin sỏt nhng t tng phỏt trin chung ca Ninh Bỡnh Xem xột cú chớnh sỏch khuyn khớch ngun t tớch ly, cho phộp cỏc doanh nghip s dng doanh thu du lch tỏi u t phỏt trin mt khong thi gian t 3-5 nm - Lng ghộp vi cỏc d ỏn u tiờn phỏt trin kinh t - xó hi núi chung v k hoch phỏt trin du lch núi riờng - Cỏc lng Vit c, cỏc lng ngh, l hi húa truyn thng trờn a bn tnh l nhng ti nguyờn du lch c trng c bit cú giỏ tr cn c u t khai thỏc mt cỏch tha ỏng to sn phm du lch nụng thụn c thự cú sc cnh tranh 4.4.2 Kin ngh i vi S VH-TT-DL v cỏc huyn, th - Xõy dng h thng chớnh sỏch, quy nh qun lý hot ng du lch trờn a bn tnh phự hp vi cỏc iu kin, c thự ca a phng - Cú k hoch hp tỏc, trao i kinh nghim phỏt trin du lch i vi cỏc a phng ph cn - T chc cỏc lp o to, hun nhanh chúng nõng cao trỡnh nghip v, kh nng giao tip khụng ch ca i ng lao ng trc tip ngnh m cũn ca cng ng ngi dõn - Cú cỏc bin phỏp bo tn v tụn to cỏc ti nguyờn du lch, cỏc cnh quan, mụi trng t nhiờn v xó hi trờn a bn - UBND cỏc huyn, th tuyờn truyn giỏo dc v nõng cao nhn thc ca ton dõn vic tng cng gi gỡn v bo v mụi trng du lch 150 KT LUN 1.Trờn th gii hin nay, ngnh du lch ang gi v tr rt quan trng nn kinh t Du lch ó to rt nhiu cụng n vic lm, úng gúp cho ngõn sỏch nh nc v l cụng c hu hiu thc hin cụng cuc xoỏ gim nghốo cho nhng vựng xõu vựng xa, dõn tc thiu s Tuy nhiờn vic phỏt trin quỏ nhanh khụng cú s kim soỏt ca du lch ó gõy nhng nh hng ln n mụi trng, xó hi v c nn kinh t iu ú ó thỳc dc nhng ngi hot ng lnh vc du lch tỡm kim ng mi cho mỡnh ú chớnh l phỏt trin du lch bn vng Ninh Bỡnh l mt tnh thuc vựng du lch Bc B cú ti nguyờn du lch phong phỳ ú ni bt l cỏc cỏc danh lam thng cnh, cỏc cnh quan t nhiờn hu tỡnh kt hp vi cỏc di tớch lch s cú giỏ tr v truyn thng húa cao Vi tim nng, th mnh v li th cnh tranh vt tri, ch trng phỏt trin du lch nhanh, bn vng v sm tr thnh ngnh kinh t mi nhn ca tnh Ninh Bỡnh l hon ton ỳng n v phự hp vi xu hng chuyn dch c cu kinh t chung ca th gii v Vit Nam Trong thi gian ti, Chớnh quyn tnh Ninh Bỡnh cn tip tc ban hnh v thc hin tt cỏc ch trng, chớnh sỏch nhm nõng cao nhn thc cho cỏn b v nhõn dõn, huy ng sc mnh vt cht v tinh thn ca ton xó hi phỏt trin bn vng du lch Ninh Bỡnh 3. gúp phn gii quyt nhng thc tin t ra, lun ỏn ó i sõu nghiờn cu v t c mt s kt qu sau: - H thng hoỏ v úng gúp b sung nhng lý lun c bn v du lch, phỏt trin du lch bn vng v vai trũ ca chớnh quyn a phng cp Tnh phỏt trin du lch bn vng; nghiờn cu nhng kinh nghim quc t v nc v nõng cao vai trũ ca chớnh quyn a phng phỏt trin du lch bn vng, t ú rỳt bi hc kinh nghim cho chớnh quyn cp Tnh Ninh Bỡnh phỏt trin du lch bn vng trờn a bn Tnh; - ỏnh giỏ vai trũ ca chớnh quyn cp tnh phỏt trin du lch bn vng tnh Ninh Bỡnh giai on 2005-2013 Trờn c s cỏc s liu thu thp c, lun ỏn lm sỏng t thc trng phỏt trin du lch Ninh Bỡnh trờn quan im bn vng v nhng t i vi vai trũ ca chớnh quyn tnh Ninh Bỡnh phỏt trin Du lch bn vng - T thc trng vai trũ ca Chớnh quyn Tnh Ninh Bỡnh phỏt trin du lch bn vng, tỏc gi a cỏc quan im, mc tiờu nhm nõng cao vai trũ ca Chớnh quyn Tnh Ninh bỡnh nhm phỏt trin du lch trờn a bn Tnh v xut h thng gii phỏp c th, cú tớnh kh thi cao thc s a du lch Ninh Bỡnh phỏt trin bn vng nhng giai on tip theo 151 DANH MC CễNG TRèNH KHOA HC CễNG B Nguyn Mnh Cng (2013), Vn phỏt trin bn vng Vit Nam hin nay, K yu hi tho khoa hc Nguyn Mnh Cng (2015), Ninh Bỡnh phỏt trin du lch bn vng, Tp du lch, 12/2015 Nguyn Mnh Cng(2015), Phỏt trin du lch tnh Ninh Bỡnh v nhng t cho chớnh quyn a phng, Tp Kinh t - Chõu Thỏi Bỡnh Dng 458, thỏng 12/2015 DANH MC TI LIU THAM KHO Baker S., M Kousis v S.Young (1997), The Politics of Sustainable Development: Theory, Policy and Practice Within The European Union, Nh xut bn Routledge, London and New York BCHTW [Ban Chp hnh Trung ng ng] (2001), i hi i biu ton quc ln th IX ca Ban chp hnh Trung ng ng khúa VIII BCT [B Chớnh tr] (1998), Ch th s 36-CT/TW ngy 25/06/1998 v tng cng cụng tỏc bo v mụi trng thi k cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc, BKGTW [Ban Khoa giỏo Trung ng] (2003), Bo v mụi trng v phỏt trin bn vng Vit Nam, Nh xut bn Chớnh tr quc gia, H Ni Boullún R C (1985), 'Planificacion del Espacio Turisico, Editorial Trillas, Mexico', Trong Guidelines: Development of national parks and protected areas for tourism, J A McNeely, J W Thorsell v H CeballosLascurain(Biờn son), WTO, UNEP Brundtland G H (1987), Our Common Future, World Commission on Environment and Development (WCED) BTGTUNB [Ban Tuyờn giỏo Tnh y Ninh Bỡnh] (2013), Phỏt trin bn vng du lch Ninh Bỡnh, Ninh Bỡnh Bựi Th Nga (1996), 'Nhng gii phỏp ch yu phỏt trin du lch trờn a bn H Ni', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn Butler R W (1993), 'Tourism - an evolutionary perspective', Trong Tourism and sustainable development: monitoring, planning, managing, J G Nelson., R W Butler v G Wall(Biờn son), Nh xut bn Department of Geography, University of Waterloo, Waterloo, Ontario, Canada, trang 27-43 10 Christaller (1933), Lý thuyt v im trung tõm, M 11 CP [Chớnh ph] (1999), Ngh nh s 51/1999/N-CP ngy 08/7/1999, 12 CP [Chớnh ph] (2007), Ngh nh s 84/2007/N-CP ngy 25/5/2007 ca Chớnh ph v Quy nh b sung v vic cp Giy chng nhn quyn s dng t, thu hi t, 13 CTKNB [Cc Thng kờ Ninh Bỡnh] (2006-2013), Niờm giỏm Thng kờ, Nh xut bn Thng kờ, H Ni 14 CTNS 21 [Chng trỡnh ngh s 21 Vit Nam] (2004), D tho: Chng trỡnh hnh ng ca Chớnh ph thc hin chin lc phỏt trin bn vng, 15 D'Amore L (1983), 'Guidelines to planning in harmony with the host community', Trong Tourism in Canada: Selected issues and options P E Murphy(Biờn son), Nh xut bn University of Victoria, Department of Geography, Victoria, BC, trang 135-159 16 Thanh Hoa (2006), 'Nghiờn cu xut y mnh hot ng tuyờn truyn qung bỏ du lch Vit Nam ti mt s th trng du lch quc t trng im', ti cp b, Tng cc Du lch 17 ng Ngc Minh v Vng ỡnh Lụi (2000), Kinh t Du lch v v Du lch hc, dch biNguyn Xuõn Quý, Nh xut bn Tr, TP H Chớ Minh 18 Eagles P F J., S F McCool v D Hynes (2002), Sustainable Tourism in Protected Areas: Guidelines for Planning and Management, Tp chớBest Practice Protected Area Guidelines series, (8) 19 Freeman R E (1984), Strategic management: A stakeholder approach, Nh xut bn Pitman, Boston 20 Hens L (1998), Tourism and Environment, Nh xut bn Free University of Brussel, Belgium, 21 Hong Th Lan Hng (2011), 'Phỏt trin kinh doanh lu trỳ du lch ti Vựng du lch Bc b ca Vit Nam', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 22 Hong Vn Hoan (2002), 'Hon thin qun lý nh nc v lao ng kinh doanh du lch Vit Nam', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 23 Honey M (1998), Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise?,Xut bn ln th 1, Nh xut bn Island Press, 24 Inskeep E (1991), Tourism Planning: An Integrated and Sustainable Development Approach Nh xut bn Wiley, 25 Inskeep E (1995), National and Regional Tourism Planning : Methodologies and Case Studies, Nh xut bn Routledge, London 26 IUCN [International Union for Conservation of Nature] (1980), World Conservation Strategy 27 Jungk R (1980), Wieviel Touristen pro Hektar Strand? (How Many Tourists per Hectare of Beach?), Tp chớCEO, S 10 28 Krippendorf J (1975), Die Landschaftsfresser: Tourismus u Erholungslandschaft (The landscape eaters), Nh xut bn Hallwag, Bern 29 Lanque R (1993), Kinh t hc du lch, dch biPhm Ngc Uyn v Bựi Ngc Chng, Nh xut bn Th Gii, H Ni 30 Lờ Th Lan Hng (2004), 'Mt s gii phỏp nõng cao cht lng chng trỡnh du lch cho khỏch du lch quc t n H Ni ca cỏc cụng ty l hnh trờn 12 a bn H Ni', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 31 Lng Xuõn Qu (2002), Qun lý nh nc nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha Vit Nam hin nay, Nh xut bn Chớnh tr Quc gia, H Ni 32 Machado A (1990), Ecology, Environment and Development in the Canary Islands, Santa Cruz de Tenerife 33 Machado A (2003), Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT & FUDESO, Vietnam 34 Manning E W (1996), Carrying capacity and environmental indicators: What tourism managers need to know, Tp chớWTO News2,Trang: 9-12 35 Mowforth M v I Munt (1998), Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World, Nh xut bn Routledge, London 36 Murphy P E (1994), 'Tourism and sustainable development', Trong Global Tourism: The Next Decade, W F Theobald(Biờn son), Nh xut bn Butterworth-Heinemann, Oxford, trang 274-290 37 Ngụ Doón Vnh (2005), Bn v phỏt trin kinh t (Nghiờn cu ng dn ti giu sang), Nh xut bn Chớnh tr Quc gia, H Ni 38 Nguyn ỡnh Hũe v V Vn Hiu (2001), Du lch bn vng, Nh xut bn i hc Quc gia, H Ni 39 Nguyn Hng Giỏp (2002), Kinh t Du lch, Nh xut bn Tr, TP H Chớ Minh 40 Nguyn Ký, Nguyn Hu c v inh Xuõn H (2006), i mi ni dung hot ng ca cỏc cp chớnh quyn a phng kinh t th trng v hi nhp kinh t quc t, Nh xut bn Chớnh tr Quc gia, H Ni 41 Nguyn Vn ớnh v Trn Th Minh Hũa (2004), Giỏo trỡnh Kinh t Du lch, Nh xut bn Lao ng - Xó hi, H Ni 42 Nguyn Vn Dựng (1997), 'Nhng gii phỏp c bn phỏt trin ngnh du lch Qung Tr', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 43 Nguyn Vn Mnh (2002), 'Nhng gii phỏp nhm phỏt trin kinh doanh du lch l hnh trờn a bn H Ni', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 44 Ouk Vanna (2004), 'iu kin v cỏc gii phỏp ch yu phỏt trin du lch Campuchia thnh ngnh kinh t mi nhn ca', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 45 Perroux F (1949), Lý thuyt cc phỏt trin, Phỏp 46 Phm Hng Chng (2003), 'Khai thỏc v m rng th trng du lch quc t ca cỏc doanh nghip l hnh trờn a bn H Ni', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 47 QH [Quc hi] (2005), Lut Du lch s 44/205/QH11 48 Schoon A Lý thuyt v phõn b doanh nghip phỏt trin lónh th, Nh xut bn Universite Libre de Bruxelles, 49 SKHTNB [S K hoch v u t tnh Ninh Bỡnh] (2006-2013), Bỏo cỏo tng hp cỏc nm 2006-2013 50 SVHTTDLNB [S Vn húa - Th thao v Du lch Ninh Bỡnh] (2006-2013), Bỏo cỏo tng hp cỏc nm 2006-2013 51 Swarbrook J (1999), Sustainable Tourism Management,Xut bn ln th 1, Nh xut bn Cabi International, Wallingford 52 Thunen I G (1833), Lý thuyt phỏt trin vnh nụng nghip, c 53 TIES [The International Ecotourism Society] (2004), Definition and Ecotourism Principles, 54 Tosun C (1998), Roots of unsustainable tourism development at the local level: The case of Urgup in Turkey, Tp chớAnnals of Tourism Research, S 19(6),Trang: 595-610 55 Trn Nhn (1996), Du lch v Kinh doanh du lch, Nh xut bn Vn húa Thụng tin, H Ni 56 Trn Th Minh Hũa (2013), Hon thin mi quan h gia cỏc bờn liờn quan nhm phỏt trin hot ng du lch ti Vit Nam, Tp chớKhoa hc HQGHN, Khoa hc Xó hi v Nhõn vn, S 3(29),Trang: 19-28 57 Trn Tin Dng (2006), 'Phỏt trin du lch bn vng Phong Nha-K bng', Lun ỏn Tin s, Trng i hc kinh t Quc dõn 58 Trn Vn Mu (2001), T chc phc v cỏc dch v du lch, Nh xut bn i hc Quc gia, H Ni 59 Trnh Xuõn Dng (1989), 'Mt s v t chc v qun lý cỏc hot ng kinh doanh du lch Vit Nam', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 60 Trng S Quý (2003), 'Phng hng v mt s gii phỏp a dng hoỏ loi hỡnh v sn phm du lch Qung Nam- Nng', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 61 TTCP [Th tng Chớnh ph] (2003), Quyt nh s 82.2003/Q-TTg ngy 29/4/2003 v vic phờ duyt "Quy hoch bo tn, tụn to v phỏt huy giỏ tr khu di tớch lch s - húa C ụ Hoa L tnh Ninh Bỡnh, 62 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2002a), Quyt nh 126/2002/Q-UB 63 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2002b), Quyt nh 129/2002/Q-UB, 64 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2005), Quyt nh 133/2005/Q-UBND ngy 04/7/2005, 65 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2008), Quyt nh 2077/Q- UBND ngy 13/11/2008, 66 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2009a), Quyt nh 577/ Q- UBND ngy 8/6/2009, 67 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2009b), Quyt nh 1432/Q- UBND ngy 25/11/2009, 68 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2009c), Quyt nh 444/Q-UBND ngy 6/5/2009, 69 UBNDNB [UBND tnh Ninh Bỡnh] (2011), Quyt nh 53/Q- UBND ngy 14/1/2011, 70 UNWTO [United Nations World Tourism Organization] (2004), Sustainable Development of Tourism 71 VCL [Vin chin lc] (1995), Quy hoch tng th phỏt trin kinh t-xó hi vựng kinh t trng im Bc B thi k 1996-2010, 72 VCL [Vin chin lc] (2006a), Quy hoch tng th phỏt trin kinh t- xó hi Vựng KTTBB thi k 2006 - 2020 73 VCL [Vin chin lc] (2006b), ti thu thp, xõy dng h thng ch tiờu v ỏnh giỏ tim nng th mnh hin trng phỏt trin kinh t - xó hi cỏc vựng KTT Vit Nam, 74 VNCPTDL [Vin nghiờn cu v Phỏt trin Du lch] (2007), Quy hoch tng th phỏt trin du lch tnh Ninh bỡnh n nm 2010, nh hng n nm 2015, 75 Vừ Qu (2001), 'Nhng gii phỏp t chc v qun lý h thng khỏch sn trờn a bn H Ni', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 76 V ỡnh Thy (1997), 'Nhng iu kin v gii phỏp ch yu phỏt trin Du lch Vit Nam thnh ngnh kinh t mi nhn', Lun ỏn Tin s, i hc Kinh t Quc dõn 77 Wall G., J Nelson v R W Butler (1993), Tourism and sustainable development: Monitoring, planning, managing, Department of Geography, University of Waterloo, Waterloo, Ontario 78 WCED [World Commission on Environment and Development] (1996), Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future, UNWTO PH LC Khỏi nim chung: Chin lc phỏt trin: Ngun lc: Khỏch du lch: Bng 1: Du lch bn vng v du lch khụng bn vng Du lch kộm bn vng hn Du lch bn vng hn Phỏt trin nhanh Phỏt trin chm Phỏt trin khụng kim soỏt Phỏt trin cú kim soỏt Quy mụ khụng phự hp Quy mụ phự hp Mc tiờu ngn hn Mc tiờu di hn Phng phỏp tip cn theo s lng Phng phỏp tip cn theo cht lng Tỡm kim s ti a Tỡm kim s cõn bng Kim soỏt t xa a phng kim soỏt Khụng lp k hoch, trin khai tựy tin Quy hoch trc, trin khai sau K hoch theo d ỏn K hoch theo quan im Phng phỏp tip cn theo lnh vc Phng phỏp tip cn chớnh lun Tp trung vo cỏc trng im Quan tõm ti c vựng p lc v li ớch trung Phõn tỏn ỏp lc v li ớch Thi v v cao im Quanh nm v cn bng Cỏc nh thu bờn ngoi Cỏc nh thu a phng Nhõn cụng bờn ngoi Nhõn cụng a phng Kin trỳc theo th hiu ca khỏch du lch Kin trỳc bn a Xỳc tin Marketing cú trung theo Xỳc tin Marketing trn lan i tng S dng ti nguyờn nc, nng lng lóng S dng va phi ti nguyờn nc, phớ nng lng Khụng tỏi snh Tng cng ti sinh Khụng chỳ ý ti lóng phớ sn xut Gim thiu lóng phớ Thc phm nhp khu Thc phm sn xut ti a phng Tin bt hp phỏp, khụng khai bỏo rừ rng Tin hp phỏp Ngun nhõn lc cht lng kộm Ngun nhõn lc cú cht lng S lng nhiu S lng ớt Khụng cú nhn thc c th Cú thụng tin cn thit bt k lỳc no Khụng hc ting a phng Hc tin a phng B ng v b thuyt phc, bo th Ch ng v cú nhu cu Khụng ý t v k lng Thụng cm v lch thip Tỡm kim du lch tỡnh dc Khụng tham gia vo du lch tỡnh dc Lng l, k quc Lng l, riờng bit Khụng tr li tham quan Tr li tham quan Ngun: Machado (2003) STT 10 Bng 2: Cỏc ch tiờu chung cho du lch bn vng Ch tiờu Cỏch xỏc nh Bo v im du lch Loi bo v im du lch theo tiờu chun IUCN S du khỏch ving thm im du lch (tớnh theo nm, thỏng p lc cao im) Cng s dng Cng s dng - thi k cao im (ngi/ha) Tỏc ng xó hi T s Du khỏch/Dõn a phng (thi k cao im) Cỏc th tc ỏnh giỏ mụi trng hoc s kim soỏt hin cú Mc kim soỏt i vi s phỏt trin ca im du lch v mt s dng Phn trm ng cng thoỏt ti im du lch cú x lý (ch s ph cú th l gii hn kt cu ca nng lc c s h tng Qun lý cht thi ca im du lch, vớ d nh cp nc, bói rỏc) Quỏ trỡnh lp Cú cỏc k hoch nhm phc v cho im du lch (k c cỏc quy hoch yu t du lch) Cỏc h sinh thỏi ti hn S lng cỏc loi him ang b e da S tha ca Mc tha ca khỏch du lch (da trờn cỏc phiu du khỏch thm dũ ý kin) Mc tha ca i phng (da trờn cỏc phiu thm S tha ca a phng dũ ý kin) Ngun: Manning (1996) STT Bng 3: Cỏc ch tiờu c thự ca im du lch H sinh thỏi Cỏc ch tiờu c thự Cỏc vựng b bin Cỏc vựng nỳi Cỏc im suy thoỏi (% bói bin suy thoỏi, b xúi mũn) Cng s dng (s ngi/1m bói bin) H ng vt b bin/ng vt di bin ( s loi ch yu nhỡn thy) Cht lng nc (rỏc, phõn v lng kim loi nng) xúi mũn (% din tớch b mt b xúi mũn) a dang sinh hc (s lng cỏc loi ch yu) Li vo cỏc im ch yu (s gi ch i) p lc xó hi tim tng (t s thu nhp bỡnh quõn t du lch/s dõn húa a phng) (cỏc cng ng Tớnh v (% s ca hng m ca quanh nm/ tng s ca hng) truyn thng) Xung t (s v vic cú bỏo cỏo gia dõn i phng v du khỏch) Lng tin t rũ r (% thu l t thu nhp ngnh du lch) o nh Quyn s hu (% quyn s hu nc ngoi hoc khụng thuc a phng i vi cỏc c s du lch) Kh nng cp nc (chi phớ, kh nng cung ng) Cỏc thc o cng s dng ( quy mụ ton o cng nhi vi cỏc im chu tỏc ng Ngun: Manning (1996) STT Bng 4: H thng ch tiờu mụi trng dựng ỏnh giỏ nhanh tớnh bn vng ca im du lch Cỏc xỏc nh Ch tiờu - T l % s khỏch tr li/tng s khỏch B ch tiờu v ỏp - S ngy lu trỳ bỡnh quõn/u du khỏch ng nhu cu ca - T l % cỏc ri ro v sc khe (bnh tt, ti nn) du khỏch du lch lch/tng s khỏch - % cht thi cha c thu gom v x lý - Lng in tiờu th/du khỏch/ngy (tớnh theo mựa) - Lng n c tiờu th/du khỏch/ngy (tớnh theo mựa) - % din tớch cnh quan b xung cp xõy dng/tng din B ch tiờu ỏnh tớch s dng du lch giỏ tỏc ng ca du - % s cụng trỡnh kin trỳc khụng phự hp vi kin trỳc bn lch lờn phõn h a (hoc cnh quan)/tng s cụng trỡnh sinh thỏi t nhiờn - Mc tiờu th cỏc sn phm ng, thc vt quý him (ph bin-him hoi-khụng cú) - % kh nng ti sch/kh nng ti c gii (tớnh theo trng ti) -% u t t du lch cho cỏc phỳc li xó hi ca a phng so vi tng giỏ tr u t t cỏc ngun khỏc - % s ch lm vic ngnh du lch dnh cho ngi a phng so vi tng s lao ng a phng B ch tiờu ỏnh - % GDP ca kinh t a phng b thit hi du lch gõy giỏ tỏc ng lờn hoc cú li du lch mang li phõn h kinh t - % giỏ tr chi phớ vt liu xõy dng a phng/tng ch phớ vt liu xõy dng - % giỏ tr hng húa a phng/tng giỏ tr hng húa tiờu dựng cho du lch - Ch s Doxey - S xut hin cỏc bnh/dch liờn quan ti du lch - T nn xó hi liờn quan n du lch B ch tiờu ỏnh - Hin trang cỏc di tớch lch s húa ca a phng giỏ tỏc ng ca du - S ngi n xin/tng s dõn a phng lch lờn phõn h xó - T l % mt giỏ ng tin vo cao im du lch hi - nhõn - thng mi húa ca cỏc sinh hot húa truyn thng (l hi, ma chay, ci xin, phong tc, quỏn) xỏc nh thụng qua trao i vi cỏc chuyờn gia Ngun: UNWTO (2004) Bng 5: Vai trũ chớnh quyn a phng Thc hin chớnh sỏch ca Trung ng Phõn cp v chớnh sỏch Xõy dng chớnh sỏch Trung ng phõn cp, ỏnh giỏ chớnh sỏch ca Trung ng trờn a bn Qun lý hnh chớnh theo lónh th, qun lý cỏc Phõn cp v qun lý hnh chớnh hot ng kinh t thuc a phng Bng 6: Kt qu hot ng kinh doanh ca ngnh du lch Ninh Bỡnh thi k 2005 -2013 Nm Np ngõn sỏch NN (t ng) 2005 229 2006 400 2007 Khỏch quc t S lng Tc (nghỡn tng lt) trng (%) Khỏch ni a S lng Tc tng (nghỡn trng (%) lt) Thu nhp t du lch Tc Tng s tng (t ng) trng (%) 40,0 15,5 20,3 591,0 777,8 935,2 44,6 31,6 20,3 1.350 68,8 2.500 85,2 800 420,4 485,6 583,9 5.200 108,0 2008 780 567,0 -2,9 1.331,8 42,4 8.000 53,8 2009 740 -10,5 580 14.000 64,7 2012 1.500 15.600 10,7 2013 1.500 33,2 47,5 12,1 3,5 27,7 8.500 2011 1.774,7 2.617,0 2.932,6 3.036,4 3.877,2 18,75 840 8,2 13,9 -4,5 1,22 -22,8 9.500 2010 613,5 699,0 667,4 675,6 521,5 17.000 8,9 Ngun: SVHTTDLNB (2006-2013) Bng 7: Cụng sut phũng khỏch sn Trung bỡnh c nc 2006-2013 n v tớnh: % Nm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 C.Sut 70 65 69 67 55 64 65 54 Khỏch sn liờn doanh: Khỏch sn quc doanh: Khỏch sn t nhõn: 70 45 -65 50 Ngun: SVHTTDLNB (2006-2013) Bng 8: Tng hp cỏc d ỏn u t xõy dng c bn t nm 2001-2013 TT I II III Ch tiờu D ỏn ó c cp phộp u t Tr.ú: S d ỏn ó hot ng D ỏn xõy dng c s h tng Tr.ú: S d ỏn ó hon thnh Ngun ngõn sỏch nh nc h tr u t phỏt trin du lch - Ngõn sỏch Trung ng - Ngõn sỏch a phng S lng (d ỏn) 62 30 25 12 Tng u t (T ng) 19.895,8 9.336,6 13.437,5 4.848,3 12.042,6 9.546,6 2.496,0 Ngun: S K hoch u t tnh Ninh Bỡnh Bng 9: C s lu trỳ ca tnh Ninh Bỡnh Nm 2005 Tng s CSLT Tng s bung Tng s ging 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 60 86 95 104 108 167 203 222 276 821 1.157 1.348 1.589 1.690 2.546 2.708 2.968 4.119 1.350 1.933 2.213 2.639 2.854 3.830 4.260 4.800 5.820 Ngun: SKHTNB (2006-2013) Bng 10: ỏnh giỏ ca khỏch du lch v dch v lu trỳ Kt qu ỏnh giỏ Hi lũng Khụng hi lũng Khụng tr li Tng Ni dung ỏnh giỏ Thỏi ún tip Cht lng dch v S ngi % S ngi % 69 57,5 31 25,8 26 21,7 63 52,5 25 20,8 26 21,7 120 100 120 100 Ngun: CTKNB (2006-2013) Bng 11: ỏnh giỏ ca du khỏch v cht lng dch v n ung Ni dung ỏnh giỏ Kt qu ỏnh giỏ Cht lng ba n Thỏi phc v Kh nng cung ng S ngi % S ngi % S ngi % Rt tt 12 10 24 20 0 Tt 68 56,7 56 46,7 28 23,3 Cha tt 24 20 28 23,3 92 76,7 Khụng tr li 16 13,3 12 10 0 Tng cng 120 100 120 100 120 100 Ngun:SVHTTDLNB (2006-2013) Bng 12: ỏnh giỏ ca khỏch du lch v dch v chuyn Kt qu ỏnh giỏ Rt tt Tt Cha tt Khụng tr li Tng Ni dung ỏnh giỏ Thỏi ún tip Cht lng dch v S ngi % S ngi % 45 37,5 44 36,7 50 41,7 38 31,6 10 8,3 29 24,2 15 12,5 7,5 120 100 120 100 Ngun: SVHTTDLNB (2006-2013) Bng 13: Lao ng ngnh du lch Ninh Bỡnh Ch tiờu n v tớnh S lao ng trc ngi tip lm du lch S lao ng giỏn ngi tip lm du lch Tng s lao ngi ng Trỡnh o to: - i hc v % trờn i hc - Cao ng v % T.hc - Cụng nhõn % - Loi khỏc % Nm 2006 2008 2009 2010 2011 960 1.075 1.359 1.892 2.201 2.300 2.640 4.984 5.190 5.725 6.141 6.658 7.899 8.700 9.360 5.900 6.150 6.800 7.500 8.500 10.100 11.000 12.000 916 2007 2012 2013 1,40 1,46 1,39 1,33 1,41 1,48 1,50 1,54 6,64 7,90 7,50 7,46 8,47 8,91 9,52 9,96 9,49 9,91 82,47 80,73 9,36 81,75 11,33 79,88 11,17 78,95 12,48 77,13 12,75 76,23 13,11 75,39 Ngun: SVHTTDLNB (2006-2013) Bng 14: S lng khỏch du lch n Ninh Bỡnh n v tớnh: Lt khỏch Nm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tng s khỏch du lch % tng S lng so vi nm trc 1.011.371 142,65 1.263.356 124,92 1.519.179 120,25 1.898.800 124,99 2.387.700 125,75 3.316.000 138,88 3.600.000 108,56 3.711.994 103,11 4.698.767 118,50 Tng bq 2005 - 2013 19,17% Khỏch quc t % tng so S lng vi nm trc 420.406 140,00 485.600 115,51 583.931 120,25 566.998 97,10 613.529 108,21 699.000 113,93 667.440 95,48 675.570 101,22 521.548 77,20 Khỏch ni a % tng so S lng vi nm trc 590.965 144,61 777.756 131,61 935.248 120,25 1.331.802 142,40 1.774.171 133,22 2.617.000 147,51 2.932.560 112,06 3.036.424 103,54 3.877.219 127,69 1,73% 27,69% Ngun: SVHTTDLNB (2006-2013) Bng 3.15: Doanh thu t hot ng du lch ti Ninh Bỡnh Ch tiờu Nm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu du lch 111.443 162.043 250.925 551.427 654.148 776.761 897.446 (T ng) Tc tng liờn 26,7 45,4 54,85 119,76 18,63 18,74 15,54 hon (%) Doanh thu du lch/lt khỏch 73 85 105 166 182 209 204 (nghỡn ng) Ngun: CTKNB (2006-2013) Bng 16: Tng hp cỏc ch tiờu phỏt trin du lch tnh Ninh Bỡnh n nm 2020 TT Ch tiờu n v 2010 2015 2020 Khỏch du lch Nghỡn ngi 3.007.412 3.000 5.000 - Khỏch Quc t Nghỡn ngi 621.051 1.000 1.800 - Khỏch ni a Nghỡn ngi 2.386.361 2.000 4.000 Tng doanh thu T ng (*) 700 1.000 492,2 (*) Tng giỏ tr GDP du lch T ng 38,381 56,34 85 Tc tng trng GDP du lch % 10% 10% 38,1 Ngun: - (*) S liu hin trng ca S VH-TT-TT Du lch Ninh Bỡnh - Cỏc s liu khỏc: D bỏo ca Vin NCPT Du lch

Ngày đăng: 07/07/2016, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan