Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nghiên cứu tại một số tỉnh bắc trung bộ

184 472 0
Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân   nghiên cứu tại một số tỉnh bắc trung bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN HOµI NAM CHÝNH S¸CH VIÖC LµM CHO LAO §éNG N¤NG TH¤N TRONG BèI C¶NH DI D¢N NGHI£N CøU T¹I MéT Sè TØNH B¾C TRUNG Bé Hµ Néi 2015Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN HOµI NAM CHÝNH S¸CH VIÖC LµM CHO LAO §éNG N¤NG TH¤N TRONG BèI C¶NH DI D¢N NGHI£N CøU T¹I MéT Sè TØNH B¾C TRUNG Bé Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ (KHOA HỌC QUẢN LÝ) Mã số: 62340410 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. MAI NGỌC CƯỜNG Hµ Néi 2015i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của mình. Những số liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố ở cả trong và ngoài nước. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoài Namii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu luận án .................................................................................................. 1 2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4 5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được .......................................................... 5 6. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án ................................................................................................................... 7 1.1.1. Ở nước ngoài ....................................................................................... 7 1.1.2. Ở trong nước ..................................................................................... 10 1.1.3. Nhận xét chung ................................................................................. 15 1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 16 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 16 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 16 1.2.3. Khung lý thuyết ................................................................................. 17 1.2.4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 21 1.2.5. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu .............................................. 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN ........... 28 2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân............. 28 2.1.1. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân .................. 28 2.1.2. Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ........................................................................................................... 33 2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ................................................................................... 47 2.2. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ........................................................................................................................52iii 2.2.1. Tác động đến sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn . 52 2.2.2. Tác động đến sự biến đổi thu nhập của nông dân ............................. 52 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho các tỉnh Bắc Trung bộ về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân................... 53 2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ..................................................... 53 2.3.2. Một số bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung bộ.............................. 60 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................ 63 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ ....................................................................................................64 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ........................................................ 64 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Trung bộ ....................... 64 3.1.2. Khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm thu nhập khu vực nông thôn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ....................................... 66 3.1.3. Tình hình di dân nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ ....................... 70 3.2. Thực trạng một số chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ............................................................... 74 3.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề............................................................... 74 3.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ....................................... 79 3.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất .................................................... 82 3.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất .................................. 86 3.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm ........................................... 88 3.3. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ............................................................................ 91 3.3.1. Tác động của chính sách việc làm đến sự thay đổi về trạng thái việc làm của lao động nông thôn ........................................................................ 91 3.3.2. Tác động của chính sách việc làm đến quy mô và cơ cấu thu nhập của nông hộ ................................................................................................. 95 3.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ.............................................. 105 3.4.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ........................... 105 3.4.2. Nguyên nhân ................................................................................... 112 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 118iv CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở BẮC TRUNG BỘ .................................................................................................. 120 4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ........................................................................... 120 4.1.1. Dự báo ảnh hưởng của di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn ...................................................... 120 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ ...................................................... 126 4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở Bắc Trung bộ đến năm 2025 ..................................................................... 129 4.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới.................. 132 4.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề............................................................. 132 4.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ..................................... 133 4.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất .................................................. 134 4.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất ................................ 135 4.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm ......................................... 136 4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn các tỉnh Bắc Trung bộ ........................................................................................... 137 4.3.1. Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ... 138 4.3.2. Tăng cường nguồn lực thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân................................................................ 140 4.3.3. Tăng cường khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ................................................. 144 4.4. Một số kiến nghị............................................................................................ 145 4.4.1. Kiến nghị với nhà nước ................................................................. 145 4.4.2. Kiến nghị với chính quyền các tỉnh Bắc Trung bộ ...................... 146 TIỀU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ` Chữ viết tắt Diễn giải ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNH Công nghiệp hóa DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTH Đô thị hóa HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội KHĐT Kế hoạch và đầu tư KCN Khu công nghiệp KĐT Khu đô thị KHCN Khoa học công nghệ NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước NXB Nhà xuất bản SXKD Sản xuất kinh doanh TCTK Tổng cục thống kê TĐTDS Tổng điều tra dân số THCS Trung học cơ sở TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩavi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Danh mục bảng: Bảng 1.1. Đặc điểm đối tượng điều tra, phỏng vấn............................................. 24 Bảng 2.1. Biến động dân số, hộ gia đình và quy mô gia đình nông thôn Hàn Quốc giai đoạn 19621988 ................................................................................... 54 Bảng 2.2. Thay đổi trong Chương trình Chính sách Công nghiệp hoá Nông thôn, 19602000 .................................................................................................... 56 Bảng 2.3. Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn Quốc ...................................................................................................................... 57 Bảng 2.4. Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc ........................................................................................................... 58 Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Bắc Trung bộ năm 2013 ........................... 64 Bảng 3.2. Dân số và tỷ lệ dân số một số tỉnh Bắc Trung bộ............................... 67 Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người của các địa phương điều tra, khảo sát ... 70 Bảng 3.4. Dân số và tỷ lệ dân đô thị của các tỉnh thuộc địa bàn điều tra ........... 72 Bảng 3.5. Đánh giá về những vấn đề xã hội nảy sinh trong nông thôn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ....................................................................................... 73 Bảng 3.6. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh ...... 78 Bảng 3.7. Thu nhập bình quân của người dân thành thị và nông thôn ở Bắc Trung bộ giai đoạn 2009 2013 .......................................................................... 81 Bảng 3.8. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ..................................... 91 Bảng 3.9. Số ngày làm việc của lao động nông thôn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh năm 2012 2013 .......................................................................................... 92 Bảng 3.10. Chuyển dịch cơ cấu hộ khu vực nông thôn Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 2014 ........................................................................................................... 94 Bảng 3.11. Thu nhập bình quân (nhân khẩu, lao động) theo ngành nghề.......... 96 Bảng 3.12. Cơ cấu thu nhập của các hộ theo ngành nghề năm 2013 ................ 97 Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của các hộ có lao động di cư và không có lao động di cư năm 2013 ..................................................................................................... 98 Bảng 3.14. Thu nhập bình quân hộnhân khẩu theo nhóm tuổi chủ hộ năm 2013 .. 99vii Bảng 3.15. Thu nhập bình quân theo tình trạng di cư của năm 2013 .............. 100 Bảng 3.16. So sánh thu nhập bình quân hộ trong mối liên hệ với đánh giá tác động của chính sách việc làm khu vực nông thôn Bắc Trung bộ.................... 101 Bảng 3.17. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trong khu vực nông thôn tại 3 tỉnh điều tra thuộc khu vực Bắc Trung bộ ....... 102 Bảng 3.18. Một số nghề đào tạo chủ yếu ở Hà Tĩnh ........................................ 106 Bảng 3.19. Kết quả sau học nghề của lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn 2010 2012 ......................................................................................................... 106 Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ nghèo tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ........................ 108 Bảng 3.21. Thu nhập bình quân của người dân thành thị và nông dân ở Bắc Trung bộ giai đoạn 2006 2013 ......................................................................... 109 Bảng 3.22. Đánh giá tác động của di dân đến đời sống xã hội nông thôn ở một số tỉnh Bắc Trung bộ .......................................................................................... 110 Bảng 2.23. Nhận định của nông hộ về những tác động xã hội nảy sinh trong bối cảnh di dân nông thôn (%) ................................................................................. 111 Bảng 3.24. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng việc thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ ............................................. 112 Bảng 4.1. Số người xuất cư giai đoạn 2004 2013 ........................................... 123 Bảng 4.2. Mười tỉnh xuất cư nhiều nhất ............................................................ 123 Bảng 4.3. Dự báo dân số các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh .................. 124 Bảng 4.4. Dự báo lao động có việc làm ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh ...... 125 Bảng 4.5. Dự báo xu hướng di dân nông thôn ở Thanh Hóa, 126Nghệ An, Hà Tĩnh những năm tới (%) ..................................................................................... 126 Bảng 4.6. Mức độ quan trọng của các biện pháp chính sách việc làm những năm tới ................................................................................................................ 137viii Danh mục biểu: Biểu đồ 2.1. Đồ thị thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc .............. 59 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các hộ nghèo trong cả nước giai đoạn 2004 2010 .......... 108 Danh mục hình, hộp: Hình 1.1. Mô hình Khung logic đánh giá chính sách ....................................... 18 Hình 2.1. Cây mục tiêu của chính sách việc làm cho lao động nông thôn ...... 35 trong bối cảnh di dân ........................................................................................ 35 Hộp 3.1. Dân bỏ ruộng và hệ lụy ..................................................................... 85 Hộp 3.2. Nhân tố làm thay đổi thời gian làm việc ở nông thôn ....................... 93 Hộp 3.3. Tác động của di dân đến cơ cấu việc làm .......................................... 95 Hộp 3.4. Khó tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông thôn ................................................................................................................. 107 Hộp 3.5. Sự cần thiết phải có văn bản dưới luật cụ thể hóa Luật việc làm .... 115 Hộp 3.6. Sự mong muốn của người dân về sự hỗ trợ tài chính và tổ chức tạo việc làm cho người dân nông thôn ................................................................. 117 Hình 4.1. Các dòng di cư 19992009 và dự báo tới 2019 .............................. 1241 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án được viết với tổng số trang là 150, trong đó số trang của từng chương, từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 6 trang; chương 1: 21 trang; chương 2: 36 trang; chương 3: 56 trang; chương 4: 29 trang; kết luận: 2 trang). Luận án được thực hiện thông qua quá trình tham khảo 118 tài liệu (gồm có 79 tài liệu tiếng Việt; 39 tài liệu nước ngoài). Tổng số trang phụ lục của luận án là 12 trang (bao gồm 3 phụ lục). Luận án được minh họa thông qua 34 bảng, 02 biểu đồ, 03 hình và 06 hộp trích dẫn. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về: việc làm; việc làm cho lao động nông thôn; việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; các nhân tố yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trên 2 khía cạnh (tác động đến sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn, tác động đến sự biến đổi thu nhập của nông dân). Các kết quả phân tích luận án trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách việc làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) đã cho thấy cách nhìn toàn diện về việc triển khai chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ. Từ đó, luận án đã đánh giá thực trạng tác động của chính sách việc làm đến việc làm, thu nhập của lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế về (đối tượng tiếp cận chính sách; khả năng tìm việc làm của lao động nông thôn; phạm vi hỗ trợ chính sách; an sinh xã hội nông thôn...) và nguyên nhân của những hạn chế (điều kiện tự nhiên; môi trường luật pháp; công tác tổ chức, quản lý và phối hợp thực hiện; nguồn lực thực hiện chính sách; khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách của người dân). Những giải pháp và kiến nghị luận án nêu ra nếu được chính phủ và chính2 quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ quan tâm giải quyết sẽ là tiền đề cho việc thúc đẩy tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới. 2. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng lên. Bên cạnh những thành công, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn, đói nghèo chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càng phức tạp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều khó khăn, hiện tượng di dân tự do ở nông thôn khá phổ biến. Nhà nước đã ban hành một số chính sách việc làm để giải quyết những khó khăn cho người dân, đặc biệt là lao động nông thôn. Tuy nhiên, tác động của chính sách việc làm chưa thực sự rõ rệt, tình trạng nghèo đói, mất cân đối cơ cấu dân số, lao động, thiếu việc làm, an sinh xã hội nông thôn không đảm bảo, di dân nông thôn tìm việc vẫn diễn ra mạnh mẽ. Ba tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có dân số trên 11,0 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước và dân số đang tăng nhanh (mỗi năm tăng trung bình 88,7 nghìn người) 73. Sản xuất cơ bản vẫn là nông nghiệp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ qua, Bắc Trung bộ là vùng xuất cư, thời kỳ 20042009, đây là vùng xuất cư lớn thứ hai so với cả nước và có tỷ suất di cư thuần tới 30,2%o. Di dân nông thôn góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, tạo không gian làm việc rộng hơn cho người ở lại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ở nông thôn như biến đổi cơ cấu dân số, lao động, việc làm, thu nhập và các vấn đề xã hội khác.3 Một chính sách việc làm phù hợp sẽ góp phần đem lại sự cân đối về mặt cơ cấu dân số lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chính sách việc làm thời gian qua chưa thực sự phát huy được hiệu quả, đời sống người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm, nghèo đói, tệ nạn xã hội vẫn diễn ra, an sinh xã hội nông thôn chưa đảm bảo và nông thôn Bắc Trung bộ không nằm ngoài những khó khăn đó. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước đề cập đến những khía cạnh và các mức độ khác nhau về chính sách việc làm. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào đánh giá toàn diện về tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tìm việc đến người lao động sống tại khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như các tỉnh Bắc Trung bộ. Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng chính sách việc làm và đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tại một số tỉnh Bắc Trung bộ chỉ ra thành tựu và những vấn đề cần giải quyết. Đưa ra được các giải pháp nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn các tỉnh Bắc Trung bộ, thúc đẩy kinh tế nông thôn Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng phát triển, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ, làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý). 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu chính sách việc làm và tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong bối cảnh một bộ phận lao động nông thôn di dân tìm việc làm. 3.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; xây dựng khung lý thuyết đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.4 Phân tích chính sách việc làm và tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn tại một số tỉnh Bắc Trung bộ trong bối cảnh di dân đến thay đổi trạng thái việc làm và nâng cao thu nhập; chỉ ra điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao tác động chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến năm 2025. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung Luận án nghiên cứu tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; trong đó, tập trung vào chính sách việc làm cho đối tượng lao động đang sinh sống tại khu vực nông thôn, không phân biệt đối tượng đã sinh sống lâu dài hoặc dân mới nhập cư tới. Luận án không nghiên cứu di dân thuần túy, không nghiên cứu chính sách việc làm cho người lao động để đáp ứng nhu cầu di dân ra thành phố tìm kiếm việc làm. Luận án tập trung vào 05 chính sách cụ thể (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ. Luận án xem xét tác động của chính sách việc làm đối với lao động tại khu vực nông thôn trên các khía cạnh như thay đổi trạng thái việc làm, tăng thời gian làm việc, tạo ra không gian làm việc rộng hơn và nâng cao thu nhập cho người ở lại khu vực nông thôn trong bối cảnh di dân. Luận án nghiên cứu tác động của chính sách trong bối cảnh xuất cư, không nghiên cứu bối cảnh nhập cư. Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân: Điều kiện tự nhiên; môi trường pháp luật; công tác tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện chính sách; nguồn lực thực hiện chính sách và nhận thức của người dân. 4.2. Về không gian Luận án tập trung nghiên cứu địa bàn 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.5 4.3. Về thời gian Luận án nghiên cứu từ liệu từ năm 2000 đến năm 2015; các giải pháp chính sách được đề xuất đến năm 2025. 5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được 5.1. Xây dựng khung lý thuyết về chính sách việc làm và đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân. 5.2. Chỉ rõ trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay việc tiếp cận chính sách việc làm của lao động nông thôn còn hạn hẹp, chính sách đào tạo nghề chưa thật gắn với khu vực nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chủ yếu hướng tới đối tượng hộ nghèo và cận nghèo mà chưa chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn; thu nhập bình quân khẩu của hộ không có lao động di cư thấp hơn so với hộ có lao động di cư; thu nhập bình quân nhân khẩu của chủ hộ lớn tuổi (trên 45 tuổi) thấp hơn so với chủ hộ trẻ (dưới 45 tuổi). 5.3. Bên cạnh các hạn chế về luật pháp cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, phân tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ của luận án chỉ rõ, quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp, trình độ đào tạo của chủ hộ có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập bình quân của hộ; Tuy nhiên, tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao. 5.4. Chỉ ra phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn: (1) Chính sách hỗ trợ học nghề phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương Bắc Trung bộ, học nghề phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xóa đói giảm nghèo; (2) Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn Bắc Trung bộ góp phần giảm bớt sự chênh lệch thu nhập bình quân khẩu giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư, giữa các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa đồng bằng, miền núi và ven biển, giữa các ngành nghề kinh tế; (3) Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ sản xuất, cần tăng cường đầu tư tài chính và tập trung có trọng điểm cho những ngành nghề có thế mạnh của vùng6 Bắc Trung bộ về sản xuất và chế biến nông sản; (4) Cần khắc phục được tình trạng manh mún khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế hiện tượng dân bỏ ruộng, tạo vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông sản ở một số địa phương ở Bắc Trung bộ; (5) Bên cạnh đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo, cận nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới. 5.5. Đã đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm lao động nông thôn trong bối cảnh di dân là: (1) Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn (quy hoạch phát triển ngành nghề, phát triển vùng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động nông thôn; phối hợp tốt hơn nữa giữa trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ trong thực hiện chính sách việc làm; tổ chức tốt hơn nữa dịch vụ việc làm ở Bắc Trung bộ; (2) Trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ cần quan tâm dành đầu tư một khoản thích đáng cho lĩnh vực tạo việc làm cho lao động nông thôn; (3) Tăng khả năng nhận thức và năng lực tiếp cận chính sách việc làm cho lao động nông thôn cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận án được kết cấu gồm bốn chương: Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Chương 3. Phân tích thực trạng chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ.7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Ở nước ngoài Năm 1981, Robert Repetto, Tai Hwan Kwon, Son Young Kim, Dae Young Kim, John.E.Donaldson, Economic development, Population policy, and demographic transition in the republic of Korea (Phát triển kinh tế, chính sách dân số và biến đổi quá độ dân số ở Hàn quốc). Nhóm tác giả xuất bản tại Đại học Havard, đã phân tích mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và dân số Hàn Quốc; thực trạng di dân, sự phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc và đề xuất các chính sách dân số việc làm ở Hàn Quốc. Năm 1982, Layard.R đã cho xuất bản quyển sách “Youth unemployment in Britain and the United States compared (Tình trạng thất nghiệp thanh niên ở Anh và so sánh với Mỹ). Công trình này đã nghiên cứu, so sánh tình trạng thất nghiệp của giới trẻ ở hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và cũng khá lâu đời ở hai châu lục khác nhau là Anh và Mỹ. Công trình nghiên cứu này đã cho thấy, nền kinh tế càng hiện đại, việc thu hút lao động vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh càng đòi hòi khắt khe. Do đó, muốn cho giới trẻ có việc làm phù hợp, có thu nhập cao, phải quan tâm đúng mức đến đào tạo nghiêm túc, đào tạo bài bản. Đối tượng nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến đào tạo giới trẻ mà không phân biệt đó là giới trẻ ở thành thị hay nông thôn. Năm 1997, Bollman R.D. và Bryden J.M. đã xuất bản quyển sách “Rural employment: an international perspective” (Tình trạng việc làm ở nông thôn: viễn cảnh quốc tế). Công trình đề cập đến bản báo cáo về phân tích so sánh tầm quốc tế được chuẩn bị cho chương trình phát triển nông thôn OECD. Một số vấn đề khác được đề cập như giữ lại và đào tạo lại giới trẻ ở tại các khu vực nông thôn; phong cách sống và cơ hội nhà ở; doanh nghiệp ở nông thôn; chính sách khuyến khích việc làm; vai8 trò của nông nghiệp và những phần khác bao gồm du lịch và sử dụng thông tin. Một số bài học thực tế được thu thập từ một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy và Phần Lan. Nghiên cứu cũng chỉ tập trung đưa ra những chính sách việc làm cho giới trẻ, chưa đưa ra được thực trạng về việc làm và chính sách việc làm cần thiết cho lao động nông thôn nói chung. Năm 1998, Grindle M.S. đã xuất bản quyển sách “Searching for rural development: labor migration and employment in Mexico” (Tìm kiếm hướng phát triển ở nông thôn: việc di cư lao động và tình trạng việc làm ở Mexico). Quyển sách này đề cập những nghi vấn về chiến lược phát triển nông thôn làm thế nào để có thể giúp họ chuẩn bị cuộc sống an toàn hơn cho những người này ở cộng đồng nông thôn. Tập trung ở Mexico, công trình này kiểm tra làm thế nào để những gia đình nông thôn thích nghi sự khan hiếm của những cơ hội việc làm ở địa phương bằng việc tiếp tục những chiến lược phức tạp về đa dạng hóa thu nhập. Chiến lược hướng đến việc làm đạt mục đích gia tăng số lượng việc làm bằng cách quan tâm đến tiềm năng của mỗi khu vực và bằng việc kết nối cộng đồng nông thôn với các hoạt động khu vực thành thị. Năm 2000, Fred C. Andy F. đã xuất bản quyển sách “Youth unemployment in rural areas (Tình trạng thất nghiệp thanh niên ở khu vực nông thôn). Tác giả tập trung nghiên cứu về giới trẻ ở nông thôn đang đối mặt với thời kỳ thất nghiệp đồng thời xác định hướng đi cho phù hợp với thị trường lao động. Công trình này tập trung những điều kiện của giới trẻ, thể hiện quan điểm của người sử dụng lao động và những ngành nghề chủ yếu ở khu vực nông thôn và đối chiếu những điểm khác nhau giữa điều kiện của giới trẻ ở nông thôn với giới trẻ ở thành thị. Ở trong chương cuối, công trình này đã nêu bật một số gợi ý về biện pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp. Năm 2001 Thomas R. viết bài báo “Rural Nonfarm Employment and Incomes in Latin Amercia: Overview and Policy Implications” (Việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn và thu nhập ở châu Mỹ Latinh: Tổng quan và đề xuất, gợi ý chính sách). Bài báo đề cập về việc làm và thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn rất quan trọng đối với hộ gia đình nông thôn ở châu Mỹ Latinh. Những nghiên cứu cho9 thấy sự cần thiết phải phát triển hơn những chương trình quan tâm đến tiền lương trong ngành dịch vụ, so với truyền thống tập trung những nhà sản xuất nhỏ. Hơn nữa nâng cao công suất làm việc của những người nghèo tham gia vào những công việc trả lương tốt hơn rất quan trọng thông qua việc đào tạo kỹ năng làm việc, giáo dục, cơ sở hạ tầng… Năm 2003, Martin M. Ronald W.M. đã viết bài “Unemployment duration and employability in remote rural labour markets” (Thời gian thất nghiệp và khả năng tìm việc làm trên thị trường lao động nông thôn hẻo lánh). Nghiên cứu đã phân tích những hàng rào tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp ngắn và dài hạn ở thị trường lao động nông thôn. Bài báo xác định một số vấn đề về tìm việc cụ thể và công việc khác mà người thất nghiệp sống ở cộng động người sử dụng lao động (cầu lao động) và thảo luận về các chính sách tiềm năng để giải quyết nhu cầu của những cá nhân thất nghiệp. Các giải pháp toàn diện và khách hàng làm trung tâm được yêu cầu để giải quyết các rào cản đối với những người tìm việc ở nông thôn, bao gồm cung cấp người lớn giáo dục cơ bản, đào tạo linh hoạt tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với sự liên quan cụ thể đến các ngành nghề kinh tế nông thôn mới và các dịch vụ hỗ trợ chính thức cho người tìm việc trong khu vực cô lập. Những chính sách về cung cần kết hợp với những biện pháp kích cầu để khuyến khích sự phát triển nội sinh và ngoại sinh ở khu vực nông thôn tách biệt. Năm 2003, Kang C. Dannet L. đã viết bài báo “Rural development and employment opportunities in Cambodia: How can a national employment policy contribute towards realization of decent work in rural areas?” (Sự phát triển khu vực nông thôn và cơ hội việc làm ở Campuchia: Làm thế nào chính sách việc làm quốc gia có thể góp phần vào việc nhận thức về các công việc bền vững ở những khu vực nông thôn?). Nghiên cứu về nỗ lực của những chính sách sắp tới sẽ nâng cao năng suất lao động, cơ hội việc làm và thu nhập từ công việc ở khu vực nông thôn. Đồng thời nó lập luận sự phát triển của những ngành hiệu quả hơn trong sản xuất và dịch vụ sẽ bị hạn chế trừ khi giải quyết sự thiếu hụt theo mùa về lao động ở nông nghiệp. Bài báo này cũng cho rằng10 gia đình ở nông thôn xem xét nghề nông như một mạng lưới an toàn trong trường hợp suy thoái kinh tế. Năm 2010, công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn hàng đầu của Châu Âu Ecorys đã nghiên cứu đề tài “Study on Employment, Growth and Innovation in Rural Areas (Nghiên cứu về việc làm, tăng trưởng và đổi mới ở nông thôn). Công trình nghiên cứu cung cấp Sự đánh giá toàn diện về việc làm và tăng trưởng trong khu vực nông thôn đặc biệt chú ý đến phụ nữ và thanh niên, nông nghiệp và các ngành công nghiệp thực phẩm nông nghiệp; các điều kiện quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực nông thôn; và đưa ra sự phân biệt các nhân tố chính ảnh hưởng việc làm và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Năm 2012, Charlie P.S. đã viết bài “Increasing rural employment in SubSaharan Africa” (Tăng lao động nông thôn ở Khu vực các nước Châu Phi cận Sahara). Nghiên cứu đưa ra một số chính sách để cải thiện vấn đề như khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp phi nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào giáo dục và dạy nghề cho khu vực nông thôn, đưa đến những cơ hội công bằng cho phụ nữ, tăng cường phát triển cho những tổ chức đại diện cho những nhà sản xuất quy mô nhỏ. Nhìn chung các nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến các giải pháp về chính sách việc làm như: chuyển dịch dân số, cải cách thủ tục hành chính ở thành thị và mới chỉ tập trung giải quyết việc làm cho giới trẻ (thanh niên) chưa quan tâm đến nhóm yếu thế ở nông thôn (phụ nữ, người tàn tật...). Bên cạnh đó, tính chất mùa vụ của lao động nông thôn Việt Nam, là điểm khác biệt cơ bản đối với nước ngoài. Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng cần đi sâu phân tích chính sách việc làm và đưa ra được giải pháp nâng cao tác động chính sách việc làm, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và vùng Bắc Trung bộ là chủ đề cần tiếp tục nghiên cứu. 1.1.2. Ở trong nước Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho xuất bản công trình nghiên cứu: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu11 Dũng và Trần Hữu Trung. Tác giả đã phân tích toàn diện các chính sách giải quyết việc làm trong nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Trình bày rộng hầu hết các vấn đề về mặt lý thuyết và nêu ra một số thực nghiệm liên quan đến các chính sách giải quyết việc làm, từ đó đã đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam. Các chính sách mà tác giả đưa ra rất thiết thực (đặc biệt trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới). Tuy nhiên, giải pháp mà tác giả đưa ra là giải pháp chính sách việc làm nói chung, mà không đề cập riêng chính sách việc làm cho nhóm đối tượng lao động nông thôn, đặc biệt là người lao động đang sinh sống tại nông thôn. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu tiếp theo về khoảng trống này. Năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản công trình nghiên cứu, Chính phủ giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm chủ trì, chủ nhiệm đề tài Lê Du Phong: Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, công trình đã chỉ ra, quá trình thu hồi đất đã làm cho số người mất việc làm tăng lên, tính chung mỗi ha đất thu hồi có 13 lao động mất việc làm và mỗi hộ bị thu hồi đất có khoảng 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm. Đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động có đất bị thu hồi như chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn, được doanh nghiệp tại nơi thu hồi đất tạo việc làm, tự tìm việc làm thông qua con đường di cư ra thành phố làm việc tại các khu công nghiệp,… Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề nghiệp đối với người lao động nông nghiệp, nhất là lớp người cao tuổi là rất khó khăn, giải quyết việc làm thông qua con đường thu hút người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp ở địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu so với số lao động mất việc làm, việc di cư ra thành phố tìm việc làm tại các khu đô thị, khu công nghiệp có thu nhập cao hơn, nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của người lao động phải sống xa nhà,… 07 kiến nghị mà tác giả đưa ra rất thuyết phục. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào thu nhập việc làm của đối tượng có đất bị thu hồi. Vì vậy, cần12 tiếp tục nghiên cứu đề xuất những chính sách, giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng lao động tại khu vực nông thôn. Năm 2008, đề tài cấp Nhà nước Cơ sở khoa học của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam tới năm 2015 của tác giả Mai Ngọc Cường, đã đề cập tới vấn đề nhà nước cần có chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực phi chính thức. Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội mà tác giả đưa ra có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, giải pháp mới chỉ dừng lại cho đối tượng ở khu vực thành thị (khu vực phi chính thức), mà chưa nghiên cứu cũng như giải pháp chính sách việc làm cho khu vực nông thôn (đặc biệt là lao động tại nông thôn). Vì vậy, đây là nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu. Năm 2011, nghiên cứu “Các vấn đề di dân và định hướng chính sách”, của tác giả Vũ Mạnh Lợi, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu điều tra mẫu nhỏ tại 15 xã, phường thuộc 5 tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Ninh, An Giang (đại diện cho các vùng địa lý sinh thái có nhiều người di cư thuộc 3 vùng Bắc Trung Nam) với 600 hộ gia đình có người di cư cho thấy: 82% di cư để tăng thu nhập cho gia đình, 52% do thiếu việc làm ở địa phương, 32% là để tạo nhiều nguồn thu nhập. Theo đó, công việc chính của họ là làm thuê 41%, lao động tự do 22%, buôn bán dịch vụ 18%, nông nghiệp 5%, công nhân viên chức 5%... Tác giả mới phân tích được các tác động tích cực của di dân mang lại mà chưa đi sâu phân tích những hạn chế của di dân nói chung và tác động đến xã hội nông thôn nói riêng. Vì vậy, vấn đề này cần nghiên cứu tiếp để thấy rõ những hạn chế của di dân và có những khuyến nghị chính sách đối với khu vực nông thôn. Năm 2012, bài viết Nghiên cứu thực nghiệm tình trạng thu nhập, chi tiêu của nông hộ có lao động di cư ở một số tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam của tác giả Mai Ngọc Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; tác giả đã nghiên cứu phân tích13 thực trạng thu nhập và chi tiêu của 325 nông hộ nói chung, 172 nông hộ có lao động di cư ở 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 2010. Kết quả phân tích và xử lý số liệu cho thấy nông hộ có lao động di cư có thu nhập cao hơn nông hộ không có lao động di cư. Vì vậy, nông hộ rơi vào tình trạng cận nghèo và nghèo của nông hộ có lao động di cư thấp hơn nông hộ không có lao động di cư, tình trạng này kéo theo một số vấn đề cuộc sống nông thôn cần giải quyết. Phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ tập trung giải quyết vấn đề nâng thu nhập cho nông hộ. Vì vậy, một số vấn đề như việc làm, an sinh xã hội nông thôn chưa được cập nhật và đây là chủ đề cần tiếp tục nghiên cứu. Năm 2012, nghiên cứu Di dân nông thôn thành thị với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và khuyến nghị chính sách của tác giả Mai Ngọc Cường, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; đã khái quát tình hình di dân nông thôn thành thị ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 2009, phân tích các nguyên nhân chủ yếu của di cư; tác giả cũng đã phân tích những tác động của di cư nông thôn thành thị với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra một số bất cập trong quá trình di cư ảnh hưởng đến cả khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm khắc phục những bất cập khó khăn của người lao động cả ở khu vực nông thôn và đô thị trong thời gian tới như: tăng cường nâng cao trình độ nông dân, xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn. Đồng thời ở khu vực thành thị cần phải: có chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân thuê dài hạn, doanh nghiệp cần có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động, quy hoạch các cơ sở hạ tầng.... Hệ thống giải pháp đưa ra tương đối đầy đủ và thiết thực. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ là di cư nông thôn thành thị, khuyến nghị tác giả đưa ra còn chưa phân biệt đối tượng rõ ràng đối tượng chính sách là đầu đi hay đầu đến. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu sâu về tác động cũng như hệ thống giải pháp chính sách việc làm đối với khu vực nông thôn trong bối cảnh di dân.14 Năm 2012, trong bài viết Di dân: thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách của tác giả Nguyễn Đình Cử, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; bài viết đã kết luận: Di cư không phải là hiện tượng mới mà đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, hơn mười năm qua ở nước ta đã xuất hiện một loạt các nhân tố mới, có sức tác động mạnh mẽ tạo nên dòng di cư sôi động và ngày càng đa dạng. Đó là sự phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập quốc tế, sự phân hóa ngày càng sâu sắc về sự phân bổ nguồn lực và sự phát triển giữa các vùng các tỉnh, ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên hơn... Bài viết cũng đã đi sâu phân tích trên các khía cạnh: xu hướng di dân ở nước ta những năm gần đây (số người di cư ngày càng lớn, số người xuất cư lớn nhất là ở các tỉnh Bắc Trung bộ, người di cư thường có xu hướng vươn xa...); Đặc trưng của người di cư (phụ nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi người di cư trẻ, thường người di cư là chưa kết hôn, trình độ học vấn thấp và sức khỏe người di cư tốt, người di cư gặp phải nhiều khó khăn....); bài viết cũng đưa ra những dự báo về dân số thành thị và nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và một số khuyến nghị chính sách: đối với các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách; đối với các cơ quan hoạch định chính sách; đối với nơi xuất cư; đối với nơi nhập cư. Phạm vi của nghiên cứu rất rộng, chính sách mà tác giả đưa ra mang tính chất vĩ mô, đối tượng của nghiên cứu cho cả khu vực nông thôn và thành thị. Vì vậy, nếu có một nghiên cứu cụ thể hơn về đối tượng (tại khu vực nông thôn), ở phạm vi hẹp hơn (tỉnh, vùng) là rất cần thiết. Năm 2013, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất của tác giả Nguyễn Văn Thắng, đã điều tra khảo sát đánh giá được thực trạng việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội bị thu hồi đất để phát triển các KCN; đã chỉ ra được những thành tựu cũng như những hạn chế và nguyên nhân của chính sách việc làm đối với thanh niên vùng thu hồi đất ở Hà Nội. Tuy nhiên, luận án mới chỉ hướng tới đối tượng thanh niên nông thôn của vùng thu hồi đất, mà chưa hướng tới các đối tượng lao động khác trong nông thôn.15 Vì vậy, nghiên cứu chính sách việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội nông thôn trong bối cảnh một bộ phận dân cư nông thôn di cư tìm việc cần được tiếp tục nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước về chính sách việc làm mới chỉ đề cập đến các giải pháp cho khu vực thành thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, có một công trình nghiên cứu chính sách việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn sẽ có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, trong bối cảnh lao động nông thôn di cư tìm việc. 1.1.3. Nhận xét chung Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về chính sách của chính phủ trong việc giải quyết việc làm và tác động của chính sách việc làm. Tuy nhiên, chưa có đề tài, tài liệu nào đi sâu phân tích cụ thể chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân về khía cạnh tác động của chính sách việc làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) đến thay đổi trạng thái việc làm; nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn ở vùng Bắc Trung bộ đã tạo ra không gian việc làm rộng hơn cho người ở lại và tại khu vực nông thôn tỷ lệ người già và trẻ em tăng lên. Bắc Trung bộ là khu vực có nhiều đặc trưng điển hình: là khu vực có tỷ lệ xuất cư lớn, khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình phức tạp với diện tích lớn, thu nhập bình quân đầu người thấp, người dân Bắc Trung bộ có tính bảo thủ cao, nông thôn Bắc Trung bộ đa dạng với nhiều nét văn hóa của các dân tộc khác nhau. Đặc biệt, thời gian gần đây một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đã không tuyển dụng lao động ở 3 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đây là những điểm khác biệt mà đề tài “Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu ở một số tỉnh Bắc Trung bộ” cần phải chú ý tới.16 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, chính sách việc làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) có tác động như thế nào đến trạng thái việc làm; thu nhập cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn ở vùng Bắc Trung bộ thời gian qua?. Thứ hai, cần có những giải pháp như thế nào về: môi trường luật pháp, tổ chức và quản lý, nguồn lực thực thi, nhận thức người dân... để chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ thật sự hiệu lực và hiệu quả trong thời gian tới?. 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất, trong bối cảnh di dân, trạng thái việc làm và thu nhập của nông dân nông thôn ở vùng Bắc Trung bộ sẽ biến đổi theo hướng tăng việc làm, mở rộng không gian làm việc và tăng thu nhập. Nói cách khác, chính sách việc làm sẽ có tác động thuận chiều đến các xu hướng biến đổi về trạng thái việc làm, tăng quy mô và biến đổi cơ cấu thu nhập theo chiều hướng tích cực. Thứ hai, nếu các yếu tố đảm bảo thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn (như môi trường luật pháp; công tác tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện; đảm bảo nguồn lực thực hiện; nhận thức của người dân) được đảm bảo và hoàn thiện hơn thì tác động của chính sách việc làm sẽ tác động tốt hơn đến trạng thái việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.17 1.2.3. Khung lý thuyết 1.2.3.1. Mô hình khung lý thuyết Môi trường pháp luật Chính sách việc làm cho lao động nông thôn Chính sách hỗ trợ học nghề Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm Tác động của chính sách việc làm Thay đổi trạng thái việc làm Nâng cao quy mô và thay đổi cơ cấu thu nhập Công tác tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện Nguồn lực thực thi chính sách Giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn Điều kiện tự nhiên Nhận thức của người dân Tổ chức thực hiện chính sách Triển khai chính sách vào thực tiễn Theo dõi, những vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung Kiểm tra, giám sát việc chấp hành18 Đảm bảo việc làm, ổn định và phát triển kinh tế xã hội Thay đổi trạng thái việc làm; nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu thu nhập; Điều kiện tự nhiên; môi trường luật pháp; công tác tổ chức; nguồn lực; nhận thức của người dân Tác động (Impacts) Đầu ra (Outputs) Đầu vào (Inputs) 1.2.3.2. Chỉ số đánh giá Đánh giá chính sách 117, 118: Đánh giá chính sách là một trong những điều kiện tiên quyết để hoàn thiện chính sách. Đánh giá chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nhằm: (i) làm rõ tác động thực tế khi chính sách được triển khai; (ii) phát hiện những điều không phù hợp của các chính sách hiện hành; (iii) nêu lên những ý kiến có căn cứ để bổ sung, điều chỉnh, thay đổi từng điểm hoặc toàn bộ các yếu tố cấu thành chính sách (mục tiêu, bộ máy thực hiện, giải pháp, nguồn lực, ...) không còn phù hợp; (iv) đề xuất các chính sách việc làm ở cấp địa phương hoặc cấp chính phủ. Hình 1.1. Mô hình Khung logic đánh giá chính sách 1) Các chỉ số phản ánh yếu tố đầu vào Điều kiện tự nhiên: Đó là các yếu tố về tự nhiên, khí hậu, thời tiết tác động như thế nào đến việc làm và thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn. Những thuận lợi và khó khăn từ môi trường tự nhiên tác động đến vấn đề việc làm và chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân. Đặc biệt, các19 tỉnh Bắc Trung bộ, khu vực có núi, sông, biển, khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, hàng năm liên tục phải hứng chịu các đợt thiên tai, thời tiết biến động (nông thôn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất). Vì vậy, nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố khách quan này tác động như thế nào đến việc làm cho lao động nông thôn và việc tác động ch

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYễN HOàI NAM CHíNH SáCH VIệC LàM CHO LAO ĐộNG NÔNG THÔN TRONG BốI CảNH DI DÂN - NGHIÊN CứU TạI MộT Số TỉNH BắC TRUNG Bộ Hà Nội - 2015 Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYễN HOàI NAM CHíNH SáCH VIệC LàM CHO LAO ĐộNG NÔNG THÔN TRONG BốI CảNH DI DÂN - NGHIÊN CứU TạI MộT Số TỉNH BắC TRUNG Bộ Chuyờn ngnh: QUN Lí KINH T (KHOA HC QUN Lí) Mó s: 62340410 Ngi hng dn khoa hc: GS.TS MAI NGC CNG Hà Nội - 2015 i LI CAM OAN Tỏc gi xin cam oan õy l cụng trỡnh khoa hc c lp ca mỡnh Nhng s liu v ni dung c a lun ỏn l trung thc Ni dung ca lun ỏn cha tng c cụng b c v ngoi nc H Ni, ngy 15 thỏng nm 2015 Nghiờn cu sinh Nguyn Hoi Nam ii MC LC Trang LI CAM OAN i DANH MC CH VIT TT v DANH MC CC BNG, BIU, S vi M U 1 Gii thiu lun ỏn Tớnh cp thit ca ti .2 Mc tiờu nghiờn cu Phm vi nghiờn cu .4 Cỏc kt qu nghiờn cu ch yu t c Kt cu ca lun ỏn .6 CHNG 1: TNG QUAN V PHNG PHP NGHIấN CU 1.1 Tng quan cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v ngoi nc liờn quan n ti lun ỏn 1.1.1 nc ngoi 1.1.2 nc 10 1.1.3 Nhn xột chung 15 1.2 Phng phỏp nghiờn cu .16 1.2.1 Cõu hi nghiờn cu 16 1.2.2 Gi thuyt nghiờn cu 16 1.2.3 Khung lý thuyt 17 1.2.4 Quy trỡnh nghiờn cu 21 1.2.5 Cỏc phng phỏp s dng nghiờn cu 22 TIU KT CHNG 27 CHNG 2: C S Lí LUN V THC TIN V CHNH SCH VIC LM CHO LAO NG NễNG THễN TRONG BI CNH DI DN 28 2.1 Chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn .28 2.1.1 Vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 28 2.1.2 Ni dung chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 33 2.1.3 Nhõn t nh hng n chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 47 2.2 Tỏc ng ca chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 52 iii 2.2.1 Tỏc ng n s bin i trng thỏi vic lm ca lao ng nụng thụn 52 2.2.2 Tỏc ng n s bin i thu nhp ca nụng dõn 52 2.3 Kinh nghim ca mt s quc gia v bi hc cho cỏc tnh Bc Trung b v chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 53 2.3.1 Kinh nghim ca mt s quc gia 53 2.3.2 Mt s bi hc rỳt cho cỏc tnh Bc Trung b 60 TIU KT CHNG 63 CHNG 3: PHN TCH THC TRNG CHNH SCH VIC LM CHO LAO NG NễNG THễN TRONG BI CNH DI DN MT S TNH BC TRUNG B 64 3.1 c im t nhiờn, kinh t xó hi tỏc ng n chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn mt s tnh Bc Trung b 64 3.1.1 c im t nhiờn, kinh t xó hi ca Bc Trung b 64 3.1.2 Khỏi quỏt tỡnh hỡnh dõn s, lao ng, vic lm thu nhp khu vc nụng thụn tnh Thanh Húa, Ngh An, H Tnh 66 3.1.3 Tỡnh hỡnh di dõn nụng thụn cỏc tnh Bc Trung b 70 3.2 Thc trng mt s chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn mt s tnh Bc Trung b .74 3.2.1 Chớnh sỏch h tr hc ngh 74 3.2.2 Chớnh sỏch h tr chuyn i ngh nghip 79 3.2.3 Chớnh sỏch h tr t sn xut 82 3.2.4 Chớnh sỏch h tr ng dng k thut sn xut 86 3.2.5 Chớnh sỏch tớn dng u ói to vic lm 88 3.3 Tỏc ng ca chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn mt s tnh Bc Trung b 91 3.3.1 Tỏc ng ca chớnh sỏch vic lm n s thay i v trng thỏi vic lm ca lao ng nụng thụn 91 3.3.2 Tỏc ng ca chớnh sỏch vic lm n quy mụ v c cu thu nhp ca nụng h 95 3.4 Hn ch v nguyờn nhõn hn ch ca chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn Bc Trung b 105 3.4.1 Nhng hn ch ch yu ca chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn mt s tnh Bc Trung b 105 3.4.2 Nguyờn nhõn 112 TIU KT CHNG 118 iv CHNG 4: QUAN IM V GII PHP HON THIN CHNH SCH VIC LM CHO LAO NG NễNG THễN TRONG BI CNH DI DN BC TRUNG B 120 4.1 Quan im hon thin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn Bc Trung b 120 4.1.1 D bỏo nh hng ca di dõn cỏc tnh Bc Trung b n chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn 120 4.1.2 Quan im hon thin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn Bc Trung b 126 4.1.3 Mc tiờu hon thin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn Bc Trung b n nm 2025 129 4.2 Phng hng hon thin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn mt s tnh Bc Trung b nhng nm ti 132 4.2.1 Chớnh sỏch h tr hc ngh 132 4.2.2 Chớnh sỏch h tr chuyn i ngh nghip 133 4.2.3 Chớnh sỏch h tr t sn xut 134 4.2.4 Chớnh sỏch h tr ng dng k thut sn xut 135 4.2.5 Chớnh sỏch tớn dng u ói to vic lm 136 4.3 Cỏc gii phỏp nhm hon thin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn cỏc tnh Bc Trung b 137 4.3.1 Tng cng cụng tỏc t chc qun lý, phi hp thc hin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn cỏc tnh Bc Trung b 138 4.3.2 Tng cng ngun lc thc thi chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 140 4.3.3 Tng cng kh nng nhn thc v tip cn chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn 144 4.4 Mt s kin ngh 145 4.4.1 Kin ngh vi nh nc 145 4.4.2 Kin ngh vi chớnh quyn cỏc tnh Bc Trung b 146 TIU KT CHNG 148 KT LUN 149 DANH MC CC CễNG TRèNH CễNG B DANH MC TI LIU THAM KHO PH LC v DANH MC CH VIT TT ` Ch vit tt Din gii ASXH An sinh xó hi BHXH Bo him xó hi BHYT Bo him y t CNH Cụng nghip húa DNNVV Doanh nghip nh v va TH ụ th húa HH Hin i húa HTX Hp tỏc xó LTB&XH Lao ng thng binh v xó hi KH&T K hoch v u t KCN Khu cụng nghip KT Khu ụ th KHCN Khoa hc cụng ngh NN&PTNT Nụng nghip v phỏt trin nụng thụn NSNN Ngõn sỏch nh nc NXB Nh xut bn SXKD Sn xut kinh doanh TCTK Tng cc thng kờ TTDS Tng iu tra dõn s THCS Trung hc c s TN&MT Ti nguyờn & mụi trng UBND y ban nhõn dõn XHCN Xó hi ch ngha vi DANH MC CC BNG, BIU, S Trang Danh mc bng: Bng 1.1 c im i tng iu tra, phng 24 Bng 2.1 Bin ng dõn s, h gia ỡnh v quy mụ gia ỡnh nụng thụn Hn Quc giai on 1962-1988 54 Bng 2.2 Thay i Chng trỡnh Chớnh sỏch Cụng nghip hoỏ Nụng thụn, 1960-2000 56 Bng 2.3 Kt qu thc hin phỏt trin cm cụng nghip n 1997 ca Hn Quc 57 Bng 2.4 Lao ng c thu hỳt vo lnh vc phi nụng nghip nụng thụn Trung Quc 58 Bng 3.1 Din tớch, dõn s cỏc tnh Bc Trung b nm 2013 64 Bng 3.2 Dõn s v t l dõn s mt s tnh Bc Trung b 67 Bng 3.3 Thu nhp bỡnh quõn u ngi ca cỏc a phng iu tra, kho sỏt 70 Bng 3.4 Dõn s v t l dõn ụ th ca cỏc tnh thuc a bn iu tra 72 Bng 3.5 ỏnh giỏ v nhng xó hi ny sinh nụng thụn Thanh Húa, Ngh An, H Tnh 73 Bng 3.6 T l lao ng ó qua o to Ngh An, Thanh Húa, H Tnh 78 Bng 3.7 Thu nhp bỡnh quõn ca ngi dõn thnh th v nụng thụn Bc Trung b giai on 2009 - 2013 81 Bng 3.8 ỏnh giỏ tỏc ng ca cỏc chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn mt s tnh Bc Trung b 91 Bng 3.9 S ngy lm vic ca lao ng nụng thụn Thanh Húa, Ngh An, H Tnh nm 2012 - 2013 92 Bng 3.10 Chuyn dch c cu h khu vc nụng thụn Bc Trung b giai on 2010 - 2014 94 Bng 3.11 Thu nhp bỡnh quõn (nhõn khu, lao ng) theo ngnh ngh 96 Bng 3.12 C cu thu nhp ca cỏc h theo ngnh ngh nm 2013 97 Bng 3.13 C cu thu nhp ca cỏc h cú lao ng di c v khụng cú lao ng di c nm 2013 98 Bng 3.14 Thu nhp bỡnh quõn/ h/nhõn khu theo nhúm tui ch h nm 2013 99 vii Bng 3.15 Thu nhp bỡnh quõn theo tỡnh trng di c ca nm 2013 100 Bng 3.16 So sỏnh thu nhp bỡnh quõn h mi liờn h vi ỏnh giỏ tỏc ng ca chớnh sỏch vic lm khu vc nụng thụn Bc Trung b 101 Bng 3.17 Kt qu hi quy cỏc yu t nh hng n thu nhp ca h gia ỡnh khu vc nụng thụn ti tnh iu tra thuc khu vc Bc Trung b 102 Bng 3.18 Mt s ngh o to ch yu H Tnh 106 Bng 3.19 Kt qu sau hc ngh ca lao ng nụng thụn Ngh An giai on 2010 - 2012 106 Bng 3.20 T l h nghốo ti Thanh Húa, Ngh An, H Tnh 108 Bng 3.21 Thu nhp bỡnh quõn ca ngi dõn thnh th v nụng dõn Bc Trung b giai on 2006 - 2013 109 Bng 3.22 ỏnh giỏ tỏc ng ca di dõn n i sng xó hi nụng thụn mt s tnh Bc Trung b 110 Bng 2.23 Nhn nh ca nụng h v nhng tỏc ng xó hi ny sinh bi cnh di dõn nụng thụn (%) 111 Bng 3.24 ỏnh giỏ cỏc nhõn t nh hng vic thc thi chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn cỏc tnh Bc Trung b 112 Bng 4.1 S ngi xut c giai on 2004 - 2013 123 Bng 4.2 Mi tnh xut c nhiu nht 123 Bng 4.3 D bỏo dõn s cỏc tnh Thanh Húa, Ngh An, H Tnh 124 Bng 4.4 D bỏo lao ng cú vic lm Ngh An, Thanh Húa, H Tnh 125 Bng 4.5 D bỏo xu hng di dõn nụng thụn Thanh Húa, 126Ngh An, H Tnh nhng nm ti (%) 126 Bng 4.6 Mc quan trng ca cỏc bin phỏp chớnh sỏch vic lm nhng nm ti 137 viii Danh mc biu: Biu 2.1 th thay i c cu GDP v vic lm Trung Quc 59 Biu 3.1 T l cỏc h nghốo c nc giai on 2004 - 2010 108 Danh mc hỡnh, hp: Hỡnh 1.1 Mụ hỡnh Khung logic ỏnh giỏ chớnh sỏch .18 Hỡnh 2.1 Cõy mc tiờu ca chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn 35 bi cnh di dõn 35 Hp 3.1 Dõn b rung v h ly .85 Hp 3.2 Nhõn t lm thay i thi gian lm vic nụng thụn .93 Hp 3.3 Tỏc ng ca di dõn n c cu vic lm 95 Hp 3.4 Khú tip cn tớn dng ca doanh nghip nh v va nụng thụn 107 Hp 3.5 S cn thit phi cú bn di lut c th húa Lut vic lm 115 Hp 3.6 S mong mun ca ngi dõn v s h tr ti chớnh v t chc to vic lm cho ngi dõn nụng thụn 117 Hỡnh 4.1 Cỏc dũng di c 1999-2009 v d bỏo ti 2019 124 86 De Brauw, A., Huang, J., Rozelle, S., Zhang, L., & Zhang, Y (2002), The evolution of Chinas rural labor markets during the reforms, Journal of Comparative Economics, 30 (2), pages 329-353 87 De Brauw, (2002), Household expenditure on malaria prevention and treatment for families in the town of Bobo-Dioulasso, Burkina Faso; Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, Volume 88, Issue 3, MayJune 1994, Pages 285-287 88 Deininger, Jin, & Rozelle (2003), How does public assistance affect family expenditures? The case of urban China, World Development Vol 38, No 7, pages 989-1000 89 Grindle M.S (1988), Searching for rural development: labor migration and employment in Mexico 90 Ecorys (2010), Study on Employment, Growth and Innovation in Rural Areas 91 Eduardo Z (2013), Employing India: Guaranteeing Jobs for the Rural Poor 92 Fred C & Andy F (2000), Youth unemployment in rural areas 93 Jill L.F & Leif J (1998), Employment opportunities in rural areas: Implications for poverty in a changing policy environment 94 Hyung Kook Kim (1980), Social factors of migration from rural to urban areas with special reference to developing countries: the case of Korea 95 Kim Kyeong - Duk (2005), Rural Industrialization and Farm household income policies in Korea: The rapid rural - urban migration 96 Kang C & Dannet L (2003), Rural development and employment opportunities in Cambodia: How can a national employment policy contribute towards realization of decent work in rural areas? 97 Kevin Honglin Zang (2003), Development of rural industrial estate: Directions and issues, Korea Rural Economic Institute Report, Seoul 98 Knight & Song (1999), Regional difference in new firm formation and policy for promoting rural enterprises, Institute for Human Settlement Planning Information Bulletin 154, pages 30-40 99 Layard.R (1982), Youth unemployment in Britain and the United States compared 100 Lee (1966), Strategies for rural non farm industries, Korea Rural Economic Institute Report, Seoul 101 Mangalam & Morgan (1968), Family expenditure data, heteroscedasticity and the Law of Demand, Ricerche Economiche (1993) 47, pages 137-165 102 Pantazis, C (2006), Poverty and social exclusion in Britain, The policy Press 103 Rozelle, Guo, Shen, Hughart, & Giles (1999), Evaluation of off-farm income policy and its long-term development strategy in Korea, Korea Rural Economic Institute Report C, pages 91-102 104 Robert F Drake, The social policy principles, Palgrave Publishing House 105 Robert Repetto, Tai Hwan Kwon, Son Young Kim, Dae Young Kim, John E Donaldson (1981), Economic development, Population policy, and demographic transition in the republic of Korea 106 Spickers, P (1995), Social policy: subjects and approaches, Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf 107 Stiglitz J (1974), Wage determination and unemployment in LDCS, Quarterly Journal of Economics, 88 (1974), pages 194-227 108 Suh Chong - Huk (2012), Rural Industrialization in Korea: Policy Program, Performance and Rural Entrepreneurship 109 Todaro M.P (1969), A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries, American Economic Review, 59 (1969, March), pages 138-148 110 Thomas R (2001), Rural Non farm Employment and Incomes in Latin America: Overview and Policy Implications 111 Yukio Yama Guchi (chief researcher, Fukushi Nihon University) v Masumi ShinYa, Ph.D (Nanjing University), Affordable housing for rural migrant worker in China urban 112 Yu, X., & Zhao, G (2009), Chinese agricultural development in 30 years: A literature review, Frontiers of Economics in China, Vol 4(4), pages 633-648 113 Zarembka P (1972), Toward a theory of economic development; Holden Day, San Francisco, CA 114 Zhao (1999), Sahwoe Ganjupjabon ie Jiyuk Kyungje Sungjang ei Michin Hyokwa (Impact of infrastructure on regional economic growth), Journal of Korea Economic Studies 9, pages 3-25 115 Wang, X., Herzfeld, T., & Glauben, T (2007), Labor allocation in transition: Evidence from Chinese rural households, China Economic Review, 18(3), pages 287-308 116 W.Corden, R.Rindlay (1975), Urban unemployment, intersectoral capital mobility and development policy, Economic, pages 59-78 117 Weimer, Adian R Vining (1999), Policy Analysis Concepts and Practice; Prentical Hall 118 World Bank (2004), Logical Framework Approach to Project Cycle Management, Public Disclosure Authorized, Wasington, DC 20433 Ph lc PHIU IU TRA, PHNG VN H NễNG DN (M1) kin ngh v chớnh sỏch vic lm i vi ngi lao ng khu vc nụng thụn, xin ễng (B) vui lũng tr li mt s phiu phng di õy Xin trõn trng cỏm n s cng tỏc ca ễng (B) H v tờn ch h: Gii tớnh: Nam /N Dõn tc: Tui: Trỡnh húa ch h (lp): Cõu H ca ễng (B) thuc ngnh ngh no (khoanh trũn vo h phự hp) Thun nụng H ngnh ngh H dch v H hn hp cỏc ngnh Cõu Theo tiờu mi, kinh t gia ỡnh ễng (B) c xp vo loi no (Khoanh trũn vo h phự hp) H giu H khỏ H trung bỡnh H nghốo 5.H cn nghốo Cõu Tỡnh hỡnh dõn s v lao ng ca H STT 10 11 H v tờn Quan Trỡnh h vi Tui húa, ch chuyờn h mụn Ni lm vic v sinh sng S thi ang lm ang gian ó vic ti lm vic lm vic thnh th nụng thnh th thụn (tờn tnh) (s thỏng) V tớnh: m2 Cõu ễng (b) cho bit din tớch t ca h 2010-2013 STT 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 Din tớch t nụng nghip t lỳa t chuyờn mu t cõy lõu nm t ao h mt nc nuụi trng thy sn t nụng nghip khỏc t lõm nghip t 2010 2011 2012 2013 Cõu ễng (b) hóy cho bit úng gúp ca nhng hot ng sau n tng thu nhp ca gia ỡnh (cho im t n 5, ú l úng gúp nhiu nht) STT Ngun thu Cỏc hot ng phi nụng nghip Ngun thu nhp chớnh hin ti Ngun thu nhp chớnh tng lai Trng trt Chn nuụi Cõu Hóy cho bit thi gian v tỏc ng ca chớnh sỏch h tr vic lm ti ụng (b) lnh vc nụng lõm nghip ễng (b) hóy cho bit thi gian m ụng (b) s dng lnh vc nụng nghip 1.1 S ngy lm ngh nụng nm l bao nhiờu ngy 1.2 Trong bn xuõn h thu ụng thỡ õu l khong thi gian bn T thỏng nht vi ụng (b) hot ng nụng nghip n thỏng 1.3 Trong bn xuõn h thu ụng thỡ õu l khong thi gian T thỏng nhn ri nht vi ụng (b) hot ng nụng nghip n thỏng ễng (b) hóy cho bit cỏc h tr ca chớnh quyn a phng c nờu di õy cú tỏc ng nh th no n vic lm ca ụng (b) lnh vc NLN nghip (cho im t n 5, ú l tt nht) 2.1 H tr v t sn xut 2.2 H tr v tớn dng i vi nụng dõn 2.3 H tr v u t xõy dng c s h tng, thy li 2.4 H tr v ng dng k thut, ging cõy trng, vt nuụi 2.5 H tr v giỏ nụng sn phm 2.6 H tr v giỏ vt t, phõn bún phc v sn xut 2.7 H tr v tiờu th sn phm 2.8 H tr v thu, phớ v cỏc khon úng gúp cho sn xut 2.9 H tr o to ngh cho nụng dõn 2.10 Chuyn dch c cu ngnh ngh 2.11 Chớnh sỏch xúa gim nghốo Cõu ễng (b) cho bit tỡnh hỡnh thu chi t hot ng sn xut kinh doanh ca h STT CH TIấU A TNG THU 2011 2012 2013 Thu t nụng nghip .V tớnh 1000 ng 1.1 Trong ú - Thu t trng trt 1.2 - Thu t chn nuụi Thu t hot ng ngnh ngh v dch v Thu hot ng sn xut kinh doanh khỏc B TNG CHI Chi v ging, phõn bún, thuc tr sõu, thc n chn nuụi, phũng tr bnh dch, 1.1 Cho trng trt 1.2 Cho chn nuụi Tin thuờ lm t, gieo trng, chm súc, ti tiờu, thu hoch, 2.1 Cho trng trt 2.2 Cho chn nuụi Cụng lao ng ca gia ỡnh tớnh tin 3.1 Cho trng trt 3.2 Cho chn nuụi Chi phớ sn xut khỏc .V tớnh 1000 ng Cõu ễng (b) hóy cho bit cỏc khon thu bng tin khỏc ca gia ỡnh V: 1000 ng Khon thu Tin ca thnh viờn gia ỡnh thnh ph lm vic gi v Thu t lói sut tin gi tit kim Thu t bo him, hu trớ Thu t cỏc khon tr giỳp bng tin khỏc ca nh nc Thu t tr giỳp tớnh tin ca h hng, xúm lng Tin bỏn ti sn Thu t cỏc hot ng sn xut kinh doanh ca gia ỡnh Cỏc khon khỏc tớnh vo ngun thu ca gia ỡnh hng nm 8.1 Tin vay Ngõn hng 8.2 Tin vay bn bố, ngi thõn 8.3 Cỏc khon thu khỏc 2011 2012 2013 Cõu ễng (b) hóy cho bit cỏc khon chi tiờu, úng gúp v tr n ca gia ỡnh cỏc nm 2011- 2013 V 1000 Khon chi 2011 2012 2013 Chi v lng thc, thc phm tớnh tin, in nc, qun ỏo, giy dộp Chi v xõy dng v sa cha nh Chi mua ti sn lõu bn nm Chi v phng tin i li Chi v hc cho cỏi Chi v cha bnh, chm súc sc kho Trong ú, chi khỏm cha bnh iu tr cho lao ng tr ct ang sng cựng gia ỡnh Chi úng BHXH Chi phng tin nghe nhỡn, hoỏ, th thao Chi v hiu h, 10 Chi tr giỳp ngi gp khú khn, hon nn 11 Chi úng gúp cỏc on th, hi phớ, 12 Tin tr ngõn hng (gc v lói) 13 Tin tr vay n bn bố, ngi thõn (gc v lói) 14 Cỏc khon chi khỏc Cõu 10 ễng (b) hóy cho bit bỡnh quõn mi nm gi ỡnh ễng (b) tit kim c bao nhiờu tin v s dng khon tit kim ú nh th no (1000 ng) S tin 2011 2012 2013 S tin ụng (b) tit kim c mt nm S tin ụng (b) gi vo qu tit kim Cõu 11 ễng (b) hóy cho bit cỏc phng tin sinh sng ca H hin Phng tin S lng Nh tranh m - Tr.ng Nh ngúi tng m2 - Tr.ng Nh xõy mỏi bng m2 - Tr.ng Nh cao tng (t tng tr lờn) m2 - Tr.ng Xe p cỏi- Tr.ng Xe mỏy cỏi- Tr.ng Ti vi cỏi- Tr.ng T lnh cỏi- Tr.ng Mỏy git cỏi- Tr.ng 10 Mỏy iu hũa cỏi- Tr.ng 11 Qut in cỏi- Tr.ng 12 u Video cỏi- Tr.ng Giỏ tr 13 i, radio cỏi- Tr.ng 14 Mỏy tớnh cỏi- Tr.ng 15 Xe ụtụ ch cỏi- Tr.ng 16 Mỏy in thoi bn cỏi- Tr.ng 17 Mỏy in thoi di ng cỏi- Tr.ng 18 c dựng nc mỏy (Ghi cú hoc khụng) 19 Cú ging nc xõy ca gia ỡnh (Ghi cú hoc khụng) 20 Cú in thp sỏng (Ghi cú hoc khụng)) Cõu 12 ễng (B) hóy ỏnh giỏ v nhng sau nụng thụn hin nay(cho im t n 5, ú l tt nht) STT Ch tiờu Mụi trng sinh thỏi (bỡnh yờn hay n ỏo; lnh hay ụ nhim ) i sng vt cht ca ngi dõn Vic lm cho ngi tui lao ng iu kin lao ng iu kin v phng tin i li iu kin hc ca tr em i sng húa,tinh thn nụng thụn Tớnh gn kt ca cng ng dõn c nụng thụn m bo cuc sng ca ngi gi 10 Chm súc y t cho ngi dõn 11 Tng tr giỳp 12 An ninh trt t thụn xúm 13 Gii quyt tỡnh trng t nn xó hi 14 Mc t ca ngi 15 Cụng tỏc xúa gim nghốo Cõu 13 ễng (B) cho ý kin v nhng nhn xột sau õy bi cnh di dõn nụng thụn STT Nhn xột Lm tng t l dõn s gi v tr em nụng thụn Nụng thụn s mt lao ng tr, cú hc v tay ngh Lm tng t l lao ng n v tr em nụn thụn ỳng Khụng ỳng Khụng cú ý kin Lm tng din tớch bỡnh quõn u ngi nụng thụn Lm tng thi gian lm vic ca ngi L nụng thụn Cht lng lao ng k thut nụng thụn s gim Cha Thnh ph, ngi m s thnh ngi ch gia ỡnh, thnh ngi t chc sn xut v cuc sng cho gia ỡnh Cha(hoc) m i thnh ph, vic quan tõm ti giỏo dc cho cỏi s gim Chng i thnh ph, trỏch nhim ngi v s nng hn 10 V thnh ph, vic nuụi dy ca ngi chng khú khn hn 11 Con cỏi ca nhng gia ỡnh cú cha hoc m hoc c cha v m thnh ph lm vic cú iu kin hc tt hn so vi vi nhng gia ỡnh khụng cú lao ng di c 12 Con cỏi ca nhng gia ỡnh cú cha hoc m hoc c cha v m thnh ph lm vic b tiờm nhim t nn xó hi nhiu hn so vi vi nhng gia ỡnh khụng cú lao ng di c 13 Con chỏu thnh ph, vic quan tõm ti ụng b gi s ớt hn, ụng b gi s sng cụ n hn 14 Ngi thnh ph lm vic s gi tin v, tng thu nhp, to iu kin cho i hc, chm súc y t v ci thin i sng gia ỡnh 15 Gúp phn tng ci thin iu kin sng nụng thụn 16 Ra thnh ph lm vic, v quờ s cú trỡnh cao hn, to c hi tng thu nhp di hn cho gia ỡnh 17 Ra thnh ph tr v lm vic ti quờ, cú thờm kin thc, trỡnh nờn nuụi dy cỏi tt hn 18 Ngi thnh ph lm vic, tr v s mang theo nhng t nn xó hi ca Thnh ph 19 Ngi thnh ph tr v nụng thụn lm vic khụng ỏp ng c nhng ũi hi v trỡnh tay ngh ni n xin vic 20 Ngi thnh ph tr v nụng thụn lm vic mc thu nhp ch trang tri cho cỏc nhu cu sinh hot hng ngy nhng khụng cú tớch ly, hoc gi v quờ 21 Ngi thnh ph tr v nụng thụn lm vic mc thu nhp khụng trang tri cho cỏc nhu cu sinh hot hng ngy Cõu 14 ỏnh giỏ tỏc ng cỏc nhõn t nh hng vic thc thi chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn cỏc tnh Bc Trung b (cho im t n 5, ú l cú tỏc ng mnh nht) STT Nhõn t Mc thun li ca iu kin t nhiờn Mụi trng lut phỏp Cụng tỏc t chc qun lý Ngun lc Nhn thc xó hi Ngi cung cp thụng tin M PHIU PHNG VN CN B QUN Lí V CHNH SCH I VI NễNG DN KHU VC NễNG THễN cú c s kin ngh v chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn, xin ễng/B vui lũng tr li mt s sau: H v tờn ngi c phng Tui Chc v: n v cụng tỏc: Tnh, Thnh ph Cõu ễng (B) hóy ỏnh giỏ v tỏc ng ca cỏc chớnh sỏch sau õy n sn xut v i sng ca nụng dõn hin (cho im t n 5, ú l tt nht) STT Chớnh sỏch Chớnh sỏch t sn xut Chớnh sỏch tớn dng i vi nụng dõn Chớnh sỏch u t xõy dng c s h tng, thy li Chớnh sỏch h tr, to vic lm cho nụng dõn Chớnh sỏch ng dng k thut, ging cõy trng, vt nuụi Chớnh sỏch phỏt trin cỏc vựng chuyờn canh, thõm canh Chớnh sỏch giỏ nụng sn phm Chớnh sỏch giỏ vt t, phõn bún phc v sn xut Chớnh sỏch tiờu th sn phm 10 Chớnh sỏch thu, phớ v cỏc khon úng gúp cho sn xut 11 Chớnh sỏch giỏo dc o to 12 Chớnh sỏch chm súc sc khe cho nhõn dõn 13 Cụng tỏc o to ngh cho nụng dõn 14 Chớnh sỏch xúa gim nghốo 15 Chớnh sỏch an sinh xó hi Cõu ễng (B) hóy ỏnh giỏ thc trng v nhng xó hi bi cnh di dõn nụng thụn hin (cho im t n 5, ú l tt nht) STT Cỏc ny sinh nụng thụn Mụi trng sinh thỏi i sng vt cht ca ngi dõn Vic lm cho ngi tui lao ng iu kin lao ng iu kin v phng tin i li iu kin hc ca tr em i sng húa,tinh thn nụng thụn Tớnh gn kt ca cng ng dõn c nụng thụn m bo cuc sng ca ngi gi 10 Chm súc y t cho ngi dõn 11 Tng tr giỳp 12 An ninh trt t thụn xúm 13 Gii quyt tỡnh trng t nn xó hi 14 Mc t ca ngi 15 Cụng tỏc xúa gim nghốo Cõu ễng (B) hóy cho ý kin v nhng nhn xột bi cnh di dõn nụng thụn hin Khụng Khụng STT Nhn xột ỳng ỳng ý kin Lm tng t l dõn s gi v tr em nụng thụn Nụng thụn s mt lao ng tr, cú hc v tay ngh Lm tng t l lao ng n v tr em nụn thụn Lm tng din tớch bỡnh quõn u ngi nụng thụn Lm tng thi gian lm vic ca ngi L nụng thụn Cht lng lao ng k thut nụng thụn s gim Cha Thnh ph, ngi m s thnh ngi ch gia ỡnh, thnh ngi t chc sn xut v cuc sng cho gia ỡnh Cha(hoc) m i thnh ph, vic quan tõm ti giỏo dc cho cỏi s gim Chng i thnh ph, trỏch nhim ngi v s nng hn 10 V thnh ph, vic nuụi dy ca ngi chng khú khn hn 11 Con cỏi ca nhng gia ỡnh cú cha hoc m hoc c cha v m thnh ph lm vic cú iu kin hc tt hn so vi vi nhng gia ỡnh khụng cú lao ng di c 12 Con cỏi ca nhng gia ỡnh cú cha hoc m hoc c cha v m thnh ph lm vic b tiờm nhim t nn xó hi nhiu hn so vi vi nhng gia ỡnh khụng cú lao ng di c 13 Con chỏu thnh ph, vic quan tõm ti ụng b gi s ớt hn, ụng b gi s sng cụ n hn 14 Ngi thnh ph lm vic s gi tin v, tng thu nhp,to iu kin cho i hc, chm súc y t v ci thin i sng gia ỡnh 15 Gúp phn tng ci thin iu kin sng nụng thụn 16 Ra thnh ph lm vic, v quờ s cú trỡnh cao hn, to c hi tng thu nhp di hn cho gia ỡnh 17 Ra thnh ph tr v lm vic ti quờ, cú thờm kin thc, trỡnh nờn nuụi dy cỏi tt hn 18 Ngi thnh ph lm vic, tr v s mang theo nhng t nn xó hi ca Thnh ph 19 Ngi thnh ph tr v nụng thụn lm vic khụng ỏp ng c nhng ũi hi v trỡnh tay ngh ni n xin vic 20 Ngi thnh ph tr v nụng thụn lm vic mc thu nhp ch trang tri cho cỏc nhu cu sinh hot hng ngy nhng khụng cú tớch ly, hoc gi v quờ 21 Ngi thnh ph tr v nụng thụn lm vic mc thu nhp khụng trang tri cho cỏc nhu cu sinh hot hng ngy Cõu 4: Xin ễng (B) ỏnh giỏ tỏc ng ca cỏc bin phỏp sau i vi vic thc hin chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn bi cnh di dõn (cho im t n 5, ú l cú tỏc ng mnh nht) Bin phỏp STT nh hng quy hoch tng th phỏt trin vic lm, ngnh ngh, chuyn dch c cu lao ng nụng thụn T chc hot ng dch v vic lm cho lao ng nụng thụn Phi hp tt hn gia trung ng v a phng vic thc thi chớnh sỏch vic lm Tng cng ngun lc ti chớnh Tng cng ngun lc ngi Nõng cao nhn thc, tip cn chớnh sỏch cho nụng dõn Cõu Xin ễng (B) ỏnh giỏ tỏc ng cỏc nhõn t nh hng vic thc thi chớnh sỏch vic lm cho lao ng nụng thụn cỏc tnh Bc Trung b (cho im t n 5, ú l cú tỏc ng mnh nht) STT Nhõn t Mc thun li ca iu kin t nhiờn Mụi trng lut phỏp Cụng tỏc t chc qun lý Ngun lc Nhn thc xó hi Trõn trng cỏm n ễng / B Ngi c phng M3 DANH SCH V NI DUNG CU HI PHNG VN SU Cõu hi 1: ễng/b cho bit hin ngi dõn nụng thụn a phng cú thit tha vi ng rung khụng? Nguyờn nhõn ti sao? Tr li: Nguyn Th Thun, Hong Lc, Hong Húa, Thanh Húa; Nguyn Th Hng, Hong Anh, Hong Húa, Thanh Húa Cõu hi ễng/b cho bit vic ng dng k thut sn xut nụng nghip ó lm thay i thi gian lm vic, nng sut lao ng v thu nhp ca gia ỡnh nh th no? Tr li: H Th Hin, thụn 6, Xuõn Du, Nh Thanh, Thanh Húa v Lờ Th Dung, Mt Thụn,Thiu Phỳc, Thiu Húa, Thanh Húa Cõu hi ễng/b cho bit thi gian qua a phng cú bao nhiờu ngi i lm vic thnh ph, di dõn nụng thụn cú lm tng thi gian lm vic ca lao ng li nụng thụn khụng? Tr li: Nguyn Vn Phm, Mt Thụn,Thiu Phỳc, Thiu Húa, Thanh Húa Cõu hi 4: ễng/b cho bit c cu vic lm gia cỏc ngnh ca cỏc h (h nụng nghip - h cụng nghip - h dch v - h hn hp) thi gian qua nụng thụn cú thay i khụng? Theo ễng/b s thay i ú cú nhõn t no? Tr li: Nguyn Th Tho, Thch Vn, Thch H, H Tnh Cõu hi 5: ễng/b cho bit doanh nghip cú nhng khú khn gỡ vic tip cn vay ngõn hng Nguyờn nhõn c bn ca khú khn ú? ễng/b cú xut gỡ doanh nghip bt khú khn vic tip cn vay ngõn hng? Tr li: Nguyn Th Mai, Giỏm c Cụng ty c phn Thy sn Qunh Lu Cõu hi 6: Lut vic lm c Quc hi ban hnh ngy 16 thỏng 11 nm 2013, cú hiu lc t ngy 01 thỏng 01 nm 2015 ễng/b cho bit cn nhng bn di lut no c th húa Lut vic lm? Tr li: Bựi Duy Sn, Trng phũng cụng tỏc i biu Quc Hi, tnh Ngh An Cõu hi 7: ễng/b cho bit nhng mong mun v s h tr ti chớnh v t chc to vic lm cho ngi dõn nụng thụn a phng? Tr li: Lu Bỏ Chy, Bớ th ng y xó Nm Cn, K Sn, Ngh An

Ngày đăng: 07/07/2016, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan