Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam

332 409 0
Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NGUYÔN QUúNH HOA B×NH §¼NG GIíI TRONG TIÕP CËn ®Êt S¶N XUÊT ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: kinh tÕ ph¸t triÓn M· sè: 62 31 01 05 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. GS.ts. Ng« Th¾ng Lîi 2.PGS.TS. NguyÔn ThÞ Lan H−¬ng Hµ néi, n¨m 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoạn rằng, bản Luận án “Bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các số liệu, thông tin trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn theo đúng qui định về khoa học. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả là người duy nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung Luận án. Tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành, trước hết, bằng sự nỗ lực và nghiêm túc nghiên cứu của tác giả, nhưng không thể thiếu được sự giúp đỡ và tư vấn nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn: Bố, mẹ, chồng và các con, cùng các thành viên trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ những lúc khó khăn và bận rộn nhất, Các thày, cô giáo hướng dẫn: GS.TS Ngô Thắng Lợi đã tận tình chỉ bảo và định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện Luận án, PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương đã có những động viên và góp ý chi tiết trong quá trình hoàn thiện Luận án, TS La Hải Anh – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ths Phạm Ngọc Toàn – Viện Khoa học lao động và Xã hội đã hỗ trợ nhiệt tình về phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Kế hoạch và Phát triển, đặc biệt bộ môn Kinh tế Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã luôn động viên, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tận tình về chuyên môn, Ban lãnh đạo, TS Doãn Hoàng Minh, Ths Đỗ Tuyết Nhung, và các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ hiệu quả về các thủ tục hành chính trong suốt quá trình học và bảo vệ Luận án. Sự quan tâm, chia sẻ và động viên của các Thày, Cô và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ............................................................................ vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Giới thiệu luận án .............................................................................................. 1 2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 5 3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 9 4. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu................................................. 15 4.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 15 4.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 15 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 16 5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 16 5.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 16 6. Đóng góp chính của luận án........................................................................... 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT ................................................................................. 19 1.1. Bình đẳng giới ............................................................................................... 19 1.1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 19 1.1.2. Các khía cạnh của bình đẳng giới ........................................................... 23 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới....................................................... 26 1.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ................................................ 31 1.2.1. Một số khái niệm..................................................................................... 31 iv 1.2.2. Nội dung phân tích và tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất.............................................................................................................. 34 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ... 42 1.3. Kết luận chương 1........................................................................................ 47 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 48 2.1. Khung phân tích ........................................................................................... 48 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 49 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 49 2.2.2. Nguồn dữ liệu, số liệu ............................................................................. 50 2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 53 2.3.1. Thống kê mô tả........................................................................................ 54 2.3.2. Mô hình hồi qui ....................................................................................... 57 2.4. Kết luận chương 2........................................................................................ 65 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 66 3.1. Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam...................................................... 66 3.1.1. Thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế......................... 67 3.1.2. Thực trạng bình đẳng giới trong việc làm và thu nhập ........................... 70 3.1.3. Thực trạng bình đẳng giới dưới góc độ tăng cường “tiếng nói” ............. 72 3.2. Thực trạng các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ................................................................................................... 75 3.2.1. Thực trạng các chính sách, pháp luật (thể chế chính thức) bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam............................................. 75 3.2.2. Thực trạng yếu tố văn hóa, phong tục tập quán (thể chế phi chính thức) tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất .................................... 81 3.2.3. Thực trạng thị trường đất sản xuất ở Việt Nam ...................................... 85 3.2.4. Đặc điểm hộ gia đình Việt Nam ảnh hưởng tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ................................................................................................. 87 v 3.3. Thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam........ 94 3.3.1. Bình đẳng giới về khả năng được sử dụng đất để sản xuất ..................... 94 3.3.2. Bình đẳng giới về khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi ................ 109 3.4. Đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai ở Việt Nam................... 122 3.4.1. Những khía cạnh tích cực và nguyên nhân ........................................... 122 3.4.2. Những khía cạnh hạn chế và nguyên nhân........................................... 123 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIẾP CẬN ĐẤT SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ........................................................................................................ 129 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới việc thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ........................................................................ 129 4.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 129 4.1.2 Khó khăn ................................................................................................ 131 4.2. Quan điểm định hướng cải thiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ..133 4.3. Khuyến nghị giải pháp tăng cường bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất...137 4.3.1. Hoàn thiện thể chế chính thức đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai......137 4.3.2. Đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ...................................................... 139 4.3.3. Nâng cao năng lực tự thân của phụ nữ .................................................. 142 4.3.4. Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện các chính sách liên quan đến quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ............................ 145 4.3.5. Thúc đẩy hoạt động của thị trường đất đai........................................... 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 153 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 164 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTBDHMT : Bắc trung bộ và duyên hải Miền trung DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB : Đông Nam Bộ GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GDI : Chỉ số phát triển giới GEM : Chỉ số trao quyền giới KHKT : Khoa học kỹ thuật HDI : Chỉ số phát triển con người HĐND : Hội đồng Nhân dân UNDP : Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc VHLSS : Điều tra mức sống Hộ gia đình Việt Nam VARHS : Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực TN : Tây nguyên TDMNPB : Trung du và Miền núi trung du phía Bắc vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ 1. Bảng Bảng 1.1. Tổng hợp nội dung tiêu chí chỉ số đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ......................................................................................................... 41 Bảng 1.2. Các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất.......... 44 Bảng 2.1. Danh mục các biến sử dụng trong mô hình .............................................. 58 Bảng 2.2. Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình.................... 60 Bảng 3.1: Bất bình đẳng giới ở Việt Nam qua các chỉ số đánh giá .......................... 66 Bảng 3.2: Tiền lương bình quântháng của lao động làm công ăn lương chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2013 .............................................. 71 Bảng 3.3: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ (%) .................................................. 88 Bảng 3.4: Cơ cấu chủ hộ theo nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân của chủ hộ (%) ... 89 Bảng 3.5: Qui mô hộ trung bình theo giới tính của chủ hộ chia theo thành thị nông thôn, vùng và dân tộc, năm 2012 (người) ................................................................. 91 Bảng 3.6. Đặc điểm hộ gia đình ở các nhóm thu nhập năm 2012 theo giới tính của chủ hộ (%) ................................................................................................................. 92 Bảng 3.7: Đặc điểm hoạt động kinh tế của các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (%)..93 Bảng 3.8: Phân rã Oaxaca – Blinder về khoảng cách trong khả năng có đất sản xuất của các hộ gia đình .................................................................................................... 97 Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình hiện đang sử dụng quản lý đất sản xuất theo giới tính của chủ hộ phân theo vùng kinh tế (%)..................................................................... 99 Bảng 3.10. Nguồn gốc đất sản xuất của các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ 102 Bảng 3.11. Tỷ lệ đất sản xuất theo 1 số nguồn gốc chính của các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ theo tỉnh.................................................................................. 105 Bảng 3.12. Cơ cấu người đứng tên trong sổ đỏ theo giới tính của chủ hộ (%) ...... 107 Bảng 3.13: Qui mô đất sản xuất của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (m2)... 110 Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng tới quy mô đất sản xuất sử dụng của hộ gia đình ... 114 Bảng 3.15: Phân rã Oaxaca – Blinder về khoảng cách diện tích đất bình quân của các hộ gia đình ........................................................................................................ 115 Bảng 3.16: Khoảng cách giới về quy mô đất sản xuất sử dụng theo vùng kinh tế (m2) ..118 Bảng 11: Phân rã chi tiết sự khác biệt diện tích đất bình quân theo Oaxaca – Blinder (thủ tục Heckman 2 bước)....................................................................................... 211 viii 2. Hình vẽ: Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất................................................................................................................ 46 Hình 3.1: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trưng theo tuổi và giới tính, 142013 ............................................................................................................ 68 Hình 3.2: Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc trưng theo tuổi và giới tính, 142013 ......................................................................................... 69 Hình 3.3: Tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 – 2004; 2004 – 2009 và 2011 2016 (%)........................................................................................ 73 Hình 3.4: Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các Bộ và cơ quan tương đương (%).................. 74 Hình 3.5. Tỷ lệ hộ gia đình chủ hộ nữ phân theo vùng kinh tế................................. 83 Hình 3.6: Tỷ lệ các hộ gia đình theo quy mô đất sản xuất theo giới tính chủ hộ ..111 Hình 3.7: Khoảng cách giới trong cơ cấu đầu vào của sản xuất nông nghiệp ........ 121 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án “Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam” được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá khía cạnh bình đẳng giới trong tiếp cận đất với tư cách là một yếu tố nguồn lực sản xuất trực tiếp. Thông qua việc xây dựng khung phân tích và sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ở cả 2 góc độ là khả năng được sử dụng đất để sản xuất và khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi, từ đó đề xuất quan điểm định hướng và các nhóm giải pháp để cải thiện vấn đề này trong thời gian tới. Luận án được viết với tổng số trang là 151, trong đó ngoài phần mở đầu (18 trang), kết luận (3 trang), nội dung chính của luận án được trình bày theo 4 chương, trong đó: Chương 1 (29 trang) bên cạnh việc tổng quan về bình đẳng giới, chương này tập trung vào luận giải và làm rõ nội hàm, đề xuất các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; chương 2 (18 trang) trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nguồn số liệu được sử dụng và mô tả chi tiết phương pháp phân tích dữ liệu; Chương 3 (63 trang) tập trung phân tích thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của thực trạng này ở Việt Nam; Chương 4 (20 trang) đưa ra các quan điểm định hướng và khuyến nghị chính sách cải thiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam. Luận án được thực hiện thông qua tham khảo 112 tài liệu (gồm 46 tài liệu tiếng Việt và 66 tài liệu bằng tiếng Anh). Luận án được minh họa bằng 20 bảng số liệu, 8 hình vẽ và phần phụ lục (47 trang, chia thành 4 phụ lục với 25 bảng trình bày kết quả định lượng). 2 2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, vấn đề giới và bình đẳng giới đã trở thành vấn đề chính yếu trong các diễn đàn phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Với nhiều nỗ lực của chính phủ các quốc gia và các tổ chức quốc tế, bình đẳng giới đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong các khía cạnh như giáo dục, tuổi thọ trung bình, lao động việc làm hay cơ hội tham gia chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những lĩnh vực có nhiều tiến bộ vượt bậc, một số lĩnh vực bình đẳng giới khác hầu như có rất ít sự thay đổi, trong đó phải kể đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai. Dữ liệu thống kê ở phạm vi toàn thế giới đưa ra rất nhiều bằng chứng đối với tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai. Cơ sở dữ liệu toàn diện về Giới và quyền sử dụng đất của FAO đã chỉ ra rằng, tính trung bình, phụ nữ chiếm tới 43% lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong khi đó chỉ có khoảng từ 5 30% những người có nắm giữ đất nông nghiệp là phụ nữ. Không những có ít cơ hội hơn nam giới trong nắm giữ đất đai, ngay cả khi có cơ hội nắm giữ đất đai thì diện tích đất nắm giữ của phụ nữ cũng nhỏ hơn so với nam giới, thậm chí ở một số nước, diện tích đất của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ lớn gấp hơn 2 lần diện tích đất của các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ 71. Việc vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận đất sản xuất là một trong các nguyên nhân làm hạn chế cơ hội kinh tế của phụ nữ, khiến năng suất trong sản xuất nông nghiệp của phụ nữ thấp hơn nam giới, từ đó tạo ra khoảng cách giới về thu nhập. Không những tồn tại khá dai dẳng trong xã hội, bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất còn khiến cho các nỗ lực giảm nghèo của các quốc gia bị hạn chế đi nhiều. Việc phụ nữ khó có thể tiếp cận với các quyền sở hữu đất đai làm tăng 60% so với mức trung bình nguy cơ bị thiếu đói 90. “Nếu được trao quyền tiếp cận các nguồn lực bình đẳng với nam giới, phụ nữ ở các nước đang phát triển có thể tăng sản lượng trên các thửa ruộng mà họ canh tác lên từ 2030% và nhờ đó giúp nâng tổng sản lượng nông nghiệp của các nước nghèo tăng lên từ 2,5 đến 4%. Sản lượng nông nghiệp tăng thêm đó có thể giúp làm giảm 1217% số người đói nghèo trên thế giới, tương đương từ 100 đến 150 triệu người”71. Bên 3 cạnh đó, bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai còn tác động tới các khía cạnh phúc lợi xã hội khác. Khi phụ nữ có quyền sử dụng đất bình đẳng với nam giới, họ có nhiều khả năng hơn một cách đáng kể trong việc có tiếng nói quyết định trong gia đình 83, và các bằng chứng từ các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh đều chỉ ra rằng, khi người phụ nữ có tiếng nói quyết định nhiều hơn, thu nhập của hộ gia đình sẽ dành chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, quần áo, chăm sóc sức khỏe và giáo dục của con cái, điều này sẽ góp phần gia tăng các chỉ số về sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 71. Cũng như xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam với những nỗ lực của mình trong hơn 2 thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong khía cạnh tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ và những thành tựu này được cộng đồng quốc tế công nhận. Theo báo cáo phát triển con người năm 2011, Việt Nam đứng thứ 128187 quốc gia và vùng lãnh thổ, mức trung bình trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI), nhưng xếp hạng 48 về chỉ số phát triển giới (GII). Việt Nam thực sự đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội kể từ sau đổi mới. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam: (i) vẫn là một quốc gia phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp; (ii) tình trạng nghèo vẫn còn chiếm một tỷ lệ tương đối cao; (iii) đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp, và (iv) phụ nữ lại là lực lượng lao động quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thì việc bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai sẽ có ý nghĩa quan trọng không phải chỉ ở góc độ xã hội mà nó còn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế: góp phần gia tăng khả năng cải thiện năng suất trong nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, giúp giảm nghèo bền vững. Nhận thức được điều này, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có một số chính sách nhằm tăng cường bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất như việc ban hành Luật đất đai năm 2003 với quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được đứng tên cả vợ và chồng, Luật bình đẳng giới năm 2006… Tuy nhiên, có thể nguyên nhân sâu xa của vấn đề bất bình đằng giới trong tiếp cận đất đai vẫn 4 chưa được giải quyết triệt để thông qua các chính sách hiện hành, dẫn tới nội dung này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 cho thấy, các hộ có chủ hộ nữ có tỷ lệ hộ không có đất cao hơn so với các hộ do nam giới làm chủ hộ (16% so với 8% hộ có chủ hộ là nam giới), nếu có đất thì diện tích đất cũng nhỏ hơn (diện tích đất nông nghiệp trung bình của các hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ chỉ bằng 65% của các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ). Bên cạnh đó tỷ lệ hộ gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng chỉ đạt 12,9% trong năm 2012, mặc dù đã tăng lên tương đối so với tỷ lệ 8,6% năm 2010 nhưng vẫn ở mức thấp so với khoảng thời gian gần 10 năm thực hiện chính sách đất đai đảm bảo bình đẳng giới. Những nhận định sơ bộ trên đây cho thấy: việc đứng trên góc độ về kinh tế để nghiên cứu bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, cụ thể: (i) xây dựng khung nghiên cứu, bao gồm nội hàm, tiêu chí đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai; (ii) đánh giá một cách hệ thống khoa học dưới góc độ kinh tế thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam hiện nay; (iii) tìm nguyên nhân khiến bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và (iv) đưa ra các chính sách giúp cải thiện được tình trạng này, là thực sự cần thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam sẽ phải đương đầu với một loạt các vấn đề có ảnh hưởng tới quá trình phát triển như: Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu và sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, việc nghiên cứu về bình đẳng giới nói chung và trong lĩnh vực tiếp cận đất đai lại càng trở nên quan trọng hơn trên các khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giới trong các lĩnh vực đã tồn tại từ lâu trong xã hội và trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây nó trở thành vấn đề được thảo luận sôi nổi trong các diễn đàn và chương trình nghị sự về phát triển. Chính vì vậy, có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước bàn về vấn đề này, nhưng trong đó có một phần tương đối lớn các công trình về Giới lại bàn về vấn đề phụ nữ và vai trò 5 của phụ nữ trong các mặt đời sống xã hội dưới góc độ của một môn khoa học xã hội về phụ nữ, và do đó tính gắn kết vấn đề giới với phát triển kinh tế của các vấn đề này hầu như không có, do đó tác giả sẽ không đi vào tổng quan các nghiên cứu này. Phần còn lại, với các công trình có tính gắn kết giữa vấn đề Giới và phát triển, sẽ là các nghiên cứu mà tác giả tập trung để đánh giá. Tuy nhiên, trong phần đánh giá tổng quan của mình, tác giả chỉ tập trung vào các nghiên cứu (lý thuyết và thực tiễn) trong và ngoài nước có mang tính điển hình cao – thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của các nghiên cứu trong các diễn đàn hoặc khi nhắc đến vấn đề giới, các nhà học giả trong và ngoài nước sẽ nhắc đến. Còn các nghiên cứu khác quá nhỏ lẻ, thì không thuộc nội dung được đề cập ở đây 3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3.1.1 Về bình đẳng giới Bình đẳng giới là vấn đề trung tâm của phát triển, bản thân nó là một mục tiêu của quá trình phát triển do đó có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bàn về vấn đề này. Các nghiên cứu này thường tập trung vào việc đưa ra định nghĩa hay quan niệm về bình đẳng giới, đưa ra các tiêu chí đánh giá bất bình đẳng giới theo các khía cạnh; đánh giá mối quan hệ giữa bình đẳng giới và tăng trưởng, phát triển kinh tế; đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới trên một số khía cạnh ở góc độ quốc gia hoặc quốc tế; hoặc đi tìm các nhân tố tác động tới bình đẳng giới. Ngân hàng thế giới (2001) với báo cáo “Đưa vấn đề giới vào phát triển: thông qua sự bình đẳng giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói”, được coi là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng hợp về vấn đề giới, chính sách công và sự phát triển. Thừa hưởng kết quả của các nghiên cứu đa ngành về vấn đề giới có liên quan đến sự phát triển như kinh tế, luật pháp, nhân khẩu học, xã hội học và các chuyên ngành khác đã được thực hiện trước đó, báo cáo đã đưa ra khái niệm bình đẳng giới là bình đẳng về luật pháp, về cơ hội (bao gồm cả sự bình đẳng trong thù lao công việc và việc tiếp cận đến nguồn vốn con người và các nguồn lực sản xuất khác cho phép mở ra các cơ hội này) và bình đẳng về “tiếng nói” (khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển), đồng thời chỉ ra thực trạng phân biệt giới theo các 6 khía cạnh đó trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt tập trung vào các nước đang phát triển, cũng như cái giá phải trả cho vấn đề bất bình đẳng giới đối với phúc lợi của con người cũng như quá trình phát triển. Báo cáo cũng chú trọng phân tích vai trò của thể chế xã hội như tập quán và luật lệ, các thể chế kinh tế như thị trường; vai trò của mối quan hệ quyền lực, nguồn lực và ra quyết định trong hộ gia đình; vai trò của những thay đổi kinh tế và chính sách phát triển như những yếu tố giải thích cho sự bất bình đẳng giới để từ đó giúp xác định các đòn bẩy chính sách hữu hiệu dể thực đẩy sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trong Báo cáo phát triển con người châu Á Thái Bình Dương (UN, 2009), Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) trong báo cáo phát triển con người năm 2010 (UNDP, 2010), cũng xem xét bình đẳng giới trong quyền pháp lý, tiếng nói trên chính trường, và quyền năng kinh tế và đưa cách tiếp cận đó vào việc xây dựng chỉ số đánh giá bất bình đẳng giới mới (GII). Sau hơn 1 thập kỷ kể từ báo cáo 2001 của Ngân hàng thế giới ra đời, quá trình hoàn thiện thể chế về mặt luật pháp đảm bảo bình đẳng giới đã được thực hiện rộng khắp nhất là ở các nước đang phát triển, do đó trong nghiên cứu gần đây nhất của Ngân hàng thế giới (2011), báo cáo phát triển thế giới 2012 với chủ đề “Bình đẳng giới và phát triển”, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó của Ngân hàng thế giới liên quan đến chủ đề giới, đã tập trung đánh giá bình đẳng giới được xem xét theo 3 khía cạnh: sự tích tụ năng lực (sức khỏe, học hành, tài sản vật chất); việc sử dụng năng lực để nắm bắt các cơ hội kinh tế và tạo thu nhập; và việc sử dụng các năng lực được tích tụ đó để tác động đến quyền lợi của cá nhân và hộ gia đình. Báo cáo đánh giá những bước tiến trong các khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, đồng thời cũng chỉ ra những khía cạnh bất bình đẳng giới còn tồn tại dai dẳng, từ đó lựa chọn chính sách tập trung giải quyết nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực ưu tiên. Trên cơ sở báo cáo phát triển thế giới 2012, Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (WB, 2012) đã nghiên cứu chi tiết các khía cạnh bất bình đẳng giới được đặt ra trong báo cáo phát triển thế giới trong bối cảnh của khu 7 vực Đông Á và Thái Bình Dương từ đó đưa ra cơ sở hoạch định chính sách hướng tới bình đẳng giới mang tính đặc trưng cho khu vực này. Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá thực trạng bình đẳng giới một cách tổng quát, có rất nhiều nghiên cứu quốc tế tập trung vào các khía cạnh cụ thể của vấn đề bình đẳng giới như bất bình đẳng giới trong giáo dục hay bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm. Với khía cạnh bất bình đẳng giới trong giáo dục, các nghiên cứu cho thấy, ở các nước phát triển đang có xu hướng đổi chiều bất bình đẳng từ bất lợi với trẻ em gái sang bất lợi đối với trẻ em trai ở tất cả các cấp học dưới góc độ tiếp cận với giáo dục (Jerry A. Jacobs (1996); Claudia Buchmann, Thomas A. DiPrete, và Anne McDaniel (2008); OECD (2011)), tuy nhiên ở các nước đang phát triển, trẻ em gái vẫn bất lợi hơn so với trẻ em trai trong cả khía cạnh tiếp cận và kết quả học tập (John Bauer, Wang Feng, Nancy E. Riley, Zhao Xiaohua, (1992);Vimala, R (2008); OECD (2011)). Với khía cạnh lao động và việc làm, các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào trong các hoạt động được trả lương ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn tồn tại bất bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động việc làm với lợi thế thuộc về nam giới (John Bauer, Wang Feng, Nancy E. Riley, Zhao Xiaohua, (1992); Paul Boyle, Tom Cooke, Keith Halfacree, Darren Smith (1999); David A. Cotter, Joan M. Hermsen, Reeve Vanneman (2004)...). Khi đánh giá các nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới, hầu hết các nghiên cứu về các khía cạnh nhỏ của vấn đề bất bình đẳng giới đều đề cập tới các yếu tố liên quan đến luật pháp, quan điểm và chuẩn mực xã hội, các chính sách liên quan và đặc biệt là các yếu tố liên quan đến các đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình (John Bauer, Wang Feng, Nancy E. Riley, Zhao Xiaohua, (1992); Paul Boyle, Tom Cooke, Keith Halfacree, Darren Smith (1999); David A. Cotter, Joan M. Hermsen, Reeve Vanneman (2004); Claudia Buchmann, Thomas A. DiPrete, và Anne McDaniel (2008) 3.1.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai Đất đai là một yếu tố nguồn lực sản xuất, do đó nội dung đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai được nghiên cứu cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vốn tín dụng hay tiếp cận thông tin. Các nghiên cứu ngoài nước, cho dù ở đánh giá 8 trên phạm vi toàn thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển (FAO, 2011) hay tập trung vào 1 số quốc gia như Bangladesh, Ghana, Tajikistan hay vùng (Christine G. Ishengoma, (1997); Hatcher, J. et.al. (2005); Shahnaj Parveen, (2008); Ogato, G. and J. Subramani.(2009); Alexander M. Danzer et.al. (2009) đều có chung kết luận là tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực nói chung vẫn diễn ra phổ biến, với bất lợi thuộc về phụ nữ. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân liên quan đến quan điểm truyền thống và phong tục tập quán, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,... các nghiên cứu trên cũng đưa ra ngụ ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực cho phụ nữ. Mặc dù vậy các nghiên cứu chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động để từ đó đưa ra các lựa chọn ưu tiên về mặt chính sách. Bên cạnh các nghiên cứu bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất chung, có tương đối nhiều các nghiên cứu đề cập tới bình đẳng giới trong tiếp cận yếu tố đất đai. Các nghiên cứu của Eve Crowley (1999); Linus Blom (2006); Nichols, S.; Crowley, E. and Komjathy, K. (1999); Carmen Diana Deere, Magdalena Leon (2003); Mechthild Runger (2006); Jagero, N et.al (2011); Nitya Rao (2011); Cheryl Doss et.al (2013); Henri – Ukoha, A. et al. (2014), với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng hoặc kết hợp cả hai, tất cả đều chỉ ra thực tế có tồn tại vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất, theo đó phụ nữ có ít khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai hơn nam giới, và nếu có thể tiếp cận với đất đai thì các mảnh đất cũng có diện tích nhỏ hơn và chất lượng thấp hơn. Các nghiên cứu trên cũng cho thấy tác động của các quan điểm truyền thống “trọng nam khinh nữ” trong trao quyền, kiểm soát và thừa kế đất đai (Jagero, N et.al (2011), các đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ như trình độ học vấn, tuổi, tình trạng hôn nhân của phụ nữ... (Henri – Ukoha, A. et al. (2014)) hay các yếu tố gắn với thể chế chính thức (Mechthild Runger (2006)) ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai của phụ nữ. Mặc dù vậy, phần lớn các nghiên cứu này xem xét đất đai với tư cách là tài sản của hộ gia đình mà chưa xem xét cụ thể đất đai dưới góc độ là nguồn lực sản xuất. Thêm vào đó nếu nghiên cứu ở phạm vi quốc gia thì chỉ dừng ở việc 9 mô tả dữ liệu cũng như sơ lược giải thích nguyên nhân trong bối cảnh phân tích so sánh với các quốc gia khác mà chưa đi sâu vào phân tích vai trò cũng như cơ chế tác động của các nguyên nhân đó, còn với các nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai thì cho dù là nghiên cứu định tính hay định lượng, các nghiên cứu mới chỉ tập trung khai thác dữ liệu thông qua các cuộc điều tra hay phỏng vấn với đối tượng hộ gia đình cụ thể, qui mô mẫu nhỏ tập trung theo một vùng nhất định của các quốc gia ví dụ như quận Bunyala của Kenya hay bang Abia thuộc Đông Nam Nigeria …và do đó các kết luận sẽ không có tính đại diện quốc gia. Tóm lại, các nghiên cứu ngoài nước cho dù xem xét dưới góc độ tổng quan, mang tính lý thuyết, hay với các vấn đề cụ thể, đánh giá thực trạng trong các khía cạnh của bình đẳng giới, đã cho thấy được một khung lý thuyết tương đối đồng nhất về quan điểm trong đánh giá bất bình đẳng giới, các nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới và tác động của vấn đề bất bình đẳng giới tới quá trình phát triển kinh tế, đây chính là cơ sở tương đối vững chắc để có thể tiến hành đánh giá toàn diện vấn đề bình đẳng giới và trong từng khía cạnh riêng lẻ để từ đó hoạch định các chính sách đảm bảo bình đẳng giới. Tuy vậy, vấn đề giới là vấn đề chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cấu trúc xã hội cũng như đặc trưng văn hóa, do đó các nghiên cứu này chỉ đóng vai trò giúp hình thành khung lý thuyết mà không thể áp dụng làm chính sách chung để giải quyết vấn đề bất bình giới nói chung và bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất ở mỗi một quốc gia riêng lẻ, do đó đây chính là “khoảng trống’ mà tác giả đặt ra trong nghiên cứu của mình. 3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3.2.1 Về bất bình đẳng giới ở Việt Nam Có thể khẳng định rằng, cùng với việc ký các cam kết quốc tế về vấn đề giới, đồng thời dưới sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, vấn đề giới ở Việt Nam cũng đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập tới cả ở góc độ tổng quan và những khía cạnh cụ thể của vấn đề bình đẳng giới. 10 Một nghiên cứu có thể được coi là đầu tiên của Việt Nam tổng quan về vấn đề giới đó là nghiên cứu của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thực hiện với tên gọi “Phân tích tình hình và đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam”(2004) trong đó đề cập tới thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp chính sách của 4 khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, đó là vấn đề giới trong việc làm và địa vị kinh tế; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; sức khỏe và an toàn; và tham gia lãnh đạo và hoạt động chính trị. Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá tổng quan thực trạng vấn đề bình đẳng giới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách như Báo cáo thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam (2005, 2010); “Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam”(WB, 2006); “Đánh giá Giới ở Việt Nam” (WB, 2012); Chuỗi báo cáo của UNDP (2008) “Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ” trong đó có báo cáo Việt Nam thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ thứ 3; Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB, 2008) “Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu dựa vào số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006” hay nghiên cứu của Naila Kabeer, Trần Thị Vân Anh, Vũ Mạnh Lợi (2005), “Chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam”. Các nghiên cứu tổng quan này với việc đánh giá bất bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua các tiêu chí được đưa ra trong 2 chỉ số đánh giá bình đẳng giới của UNDP là GDI và GEM về cơ bản đã (i) đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới trên nhiều phương diện như giáo dục, y tế, và lao động việc làm, cũng như vị thế của phụ nữ Việt Nam trong các cơ quan quyền lực; và (ii) so sánh được vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế về vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, bên cạnh việc không đánh giá được hết các khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, các nghiên cứu này mặc dù cũng đã có sự kết hợp phương pháp đánh giá định tính và định lượng, các đánh giá dựa vào số liệu điều tra mức sống hộ gia đình đều là các dữ liệu theo các kỳ điều tra cách thời điểm công bố khá xa do đó đã bị lạc hậu khi bộ số liệu của các cuộc điều tra mới tiến hành được công bố, đặc biệt việc sử dụng mô hình kinh tế lượng trong các nghiên cứu này rất ít 11 được sử dụng. Mặt khác, các nghiên cứu tổng quan này cũng chưa chỉ ra các căn nguyên sâu xa của vấn đề bất bình đẳng giới để từ đó đề xuất các chính sách mang tính tổng thể nhưng hiệu quả. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu xem xét vấn đề bất bình đẳng giới theo các khía cạnh hoặc trong nhóm nhỏ dân số. Trong lĩnh vực lao động và việc làm, các nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới đã tập trung vào một số khía cạnh như việc làm, thu nhập, tuyển dụng, di cư, lao động nữ nông thôn, tuổi nghỉ hưu, an sinh xã hội như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2006); Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới (2007 2008); Báo cáo của ILO (2007); Nguyễn Thị Bích Thúy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Pham (2009); Trịnh Thu Nga (2010). Trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu về bất bình đẳng giới thường tập trung vào đánh giá sự khác biệt về trình độ dân trí giữa nam và nữ, cơ hội đi học các cấp phổ thông của trẻ em trai và gái (Đỗ Thiên Kính, (2005); Ngân hàng thế giới (2008)). Nghiên cứu của Vũ Hồng Anh (2010) được tập trung nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Với góc độ đặt vấn đề về những thách thức đặt ra trong việc thực hiện bình đẳng giới trong các điều kiện mới như biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa, cùng với những nghiên cứu ngoài nước, một số nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập tới như Naila Kabeer và Trần Thị Vân Anh (2006); Phan Thị Nhiệm (2008), Nguyễn Thị Bích Thúy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Pham (2009). Tuy nhiên, việc xem xét tác động của toàn cầu hóa mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu đơn lẻ trong một số lĩnh vực hẹp như lĩnh vực lao động và việc làm, hay đối tượng cụ thể là phụ nữ dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc của Việt Nam. 3.2.2. Về bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam Với khía cạnh tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tính tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới theo khía cạnh này. Đề cập tới thực trạng tiếp cận các yếu tố nguồn lực, chuỗi báo cáo kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn 2002 2012 do Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương 12 (CIEM) hợp tác với Trường Đại học Côpenhagen, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD) và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thực hiện đã chỉ ra được thực trạng việc tiếp cận các yếu tố nguồn lực sản xuất: nhân lực, vốn vật chất, tài chính và vốn xã hội của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam ở góc độ tổng thể, cũng như theo các phân nhóm như nhóm thu nhập, vùng và đặc biệt đề cập đến sự chênh lệch theo giới. Tuy nhiên ngoài việc đưa ra được kết quả dưới dạng dữ liệu và mô tả tổng quát dữ liệu thực hiện theo thời gian, chuỗi báo cáo kết quả này không cho thấy được các nội dung phân tích thực trạng cũng như định hướng chính sách liên quan đến vấn đề đặt ra cả trên góc độ tổng thể và theo giới. Mới đây nhất có nghiên cứu của nhóm nghiên cứu UNDP (2013) về “Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay”, bằng việc sử dụng cách tiếp cận liên ngành, kết hợp với các công cụ nghiên cứu của sử học, nhân học và xã hội học, thông qua điều tra bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay phụ nữ không tiếp cận đất bình đẳng với nam giới và có 6 rào cản đối với quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ gồm có luật hiện hành; thực hành dòng họ; tổ hòa giải; thực hành di chúc và chúc thư; tiếp cận với dịch vụ pháp lý và các thái độ về giới vốn thường ưu tiên nam giới. Mặc dù đưa ra được bức tranh chi tiết về thực trạng tiếp cận đất đai của phụ nữ Việt Nam hiện nay dưới góc độ phân tích theo giới tính của chủ hộ, song nghiên cứu này chủ yếu xem xét đất đai dưới góc độ là tài sản của hộ gia đình, do đó trong nghiên cứu chủ yếu phân tích các nội dung tiếp cận liên quan đến đất ở của các hộ. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu được đưa ra dựa số liệu điều tra với quy mô mẫu nhỏ kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu bên cạnh ưu điểm là đưa ra được những phân tích nhận định sâu, cũng gặp phải vấn đề về tính đại diện mang tính phổ quát chung của cả nước (nghiên cứu được tiến hành trên các địa phương sau: Hà Nội (huyện Quốc Oai và Từ Liêm), thành phố Hồ Chí Minh (huyện Hóc Môn và quận Bình Thạnh), và Đà Nẵng (quận Hải Châu và Sơn Trà),Lâm Đồng (huyện Đức Trọng và Lạc Dương), Long An (huyện Cần Đước và thành phố Tân An), Nghệ An (huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu), Ninh Thuận (huyện Ninh Phước và Bác Ái), Quảng Ninh (huyện 13 Hoành Bồ và thành phố Hạ Long), Sơn La (huyện Phù Yên và Bắc Yên), và Trà Vinh (huyện Cầu Kè và Tiểu Cần). Như vậy, với các nghiên cứu trong nước, có thể thấy rằng dù là nghiên cứu tổng quan hay nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh trong vấn đề bình đẳng giới, các nghiên cứu này vẫn còn mang tính đơn lẻ và chưa đánh giá được đầy đủ các nội dung của bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đặc biệt là ở khía cạnh tiếp cận với các nguồn lực sản xuất, khía cạnh được coi là tồn tại dai dẳng vấn đề bất bình đẳng giới, là giải pháp để nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ trong xã hội. Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu định lượng với các mô hình kinh tế lượng, sử dụng dữ liệu điều tra mang tính đại diện của cả nước được rất ít các nghiên cứu sử dụng, và nếu được sử dụng thì số liệu cũng đã không còn mới nữa. Tóm lại, qua đánh giá tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và đặc biệt là bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất ở trong và ngoài nước, có thể thấy các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: Về hướng nghiên cứu chính: Đánh giá thực trạng về bình đẳng giới nói chung theo tất cả các khía cạnh trong đó có một nội dung đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận các nguồn lực. Với các nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới trong tiếp cận đất thì chủ yếu chỉ tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận đất dưới góc độ là một tài sản và phần lớn là đề cập tới vấn đề tiếp cận đất đai của phụ nữ trong đó có sự so sánh với nam giới. Về phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính (thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu) và phương pháp phân tích thống kê mô tả, hầu như có rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui kinh tế lượng để phân tích, nếu có cũng chỉ dựa trên số liệu điều tra với giới hạn đối tượng điều tra trong phạm vi nhỏ. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được: Đưa ra được khung lý thuyết phân tích vấn đề bất bình đẳng giới dưới góc độ kinh tế 14 Đánh giá thực trạng tiếp cận đất đai của phụ nữ theo đó phụ nữ yếu thế hơn nam giới trong tiếp cận đất đai dưới các góc độ quyền cơ hội sử dụng đất, nguồn gốc đất và quy mô đất đai nắm giữ Chỉ ra được các nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai từ cả phía chính phủ (luật pháp và quá trình thực thi luật pháp…), từ phong tục tập quán, đặc điểm kinh tế hộ gia đình và cả những rào cản trên thị trường. Đưa ra một số chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận đất của phụ nữ Hạn chế và khoảng trống cho nghiên cứu của luận án: Về phạm vi nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu về bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai đều là các nghiên cứu ngoài nước do đó bối cảnh chính sách rất khác so với Việt Nam. Nội dung nghiên cứu:  Các nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu nghiên cứu tiếp cận đất đai của phụ nữ và xem việc tăng cường khả năng tiếp cận đất của phụ nữ là tăng cường bình đẳng giới.  Đất đai chủ yếu được xem xét dưới góc độ là một tài sản chứ không phải là một nguồn lực sản xuất, do đó các khía cạnh và tiêu chí đánh giá chưa phản ánh được hết nội dung của tiếp cận đất với vai trò là nguồn lực sản xuất trực tiếp. Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu:  Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu phần lớn dựa trên nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra mẫu nhỏ không mang tính đại diện cho cả nước.  Chưa có nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng mức độ bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, đồng thời chỉ ra yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai và mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố đó. Với những hạn chế trên, luận án: “Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam” kỳ vọng sẽ lấp được một phần của khoảng trống này trong nghiên cứu. 15 4. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án là: bằng cách tiếp cận mang tính khoa học khía cạnh bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đánh giá thực trạng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra định hướng và khuyến nghị chính sách thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực này thời gian tới. Các mục đích nghiên cứu cụ thể bao gồm: (i) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai, xây dựng khung phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất (ii) Trên cơ sở khung phân tích, đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là một yếu tố nguồn lực sản xuất ở Việt Nam (iii) Phân tích các nguyên nhân tác động tới hiện trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam (iv) Đề xuất các chính sách nhằm thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất – một trong các nguồn lực sản xuất quan trọng ở Việt Nam. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể của luận án là: (1) Quan điểm thế nào là bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là một yếu tố nguồn lực sản xuất? (2) Nội dung và các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất là gì? (3) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất? (4) Việt Nam hiện nay có bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất hay không? (5) Biểu hiện của vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam hiện nay như thế nào? 16 (6) Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt nam? (7) Những chính sách nào cần hoàn thiện để thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở VN trong thời gian tới? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, cụ thể là quyền cơ hội ngang nhau trong khả năng sử dụng đất làm đầu vào trực tiếp cho quá trình sản xuất giữa hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ và hộ gia đình do nữ giới làm chủ hộ. Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, đất sản xuất là nguồn lực hữu hình, không do sản xuất mà có, được sử dụng làm đầu vào trực tiếp sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Do đó, đất sản xuất đồng nghĩa với đất nông nghiệp trong phân loại đất đai của Việt Nam. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án nghiên cứu trên phạm vi cả nước, có phân tổ theo các vùng kinh tế và thành thị nông thôn. Về thời gian: Luận án chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá thực trạng theo số liệu của năm 2012. Dựa vào các dữ liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra thì số liệu 2012 là số liệu mới nhất tính tới thời điểm hiện nay. 6. Đóng góp chính của luận án Luận án đã có một số đóng góp chính như sau: Về mặt lý luận: (i) Các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét và phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là một yếu tố tài sản, Luận án đã xây dựng được khung phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai dưới góc độ là yếu tố nguồn lực sản xuất, theo đó bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được xem xét theo cả 2 góc độ là khả năng được sử dụng đất để sản xuất và khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi. 17 (ii) Luận án đã đề xuất các khía cạnh và tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất. Cụ thể, 2 góc độ phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất được đánh giá theo 5 khía cạnh, đó là: (1) Khả năng có đất sản xuất; (2) Nguồn gốc đất sản xuất; (3) Được đảm bảo quyền sử dụng đất; (4) Quy mô đất sản xuất sử dụng; (5) Năng suất đất. (iii) Trong nghiên cứu, Luận án sử dụng cách tiếp cận định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước để đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam (trước đây các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính và phương pháp phân tích thống kê mô tả, hầu như có rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui kinh tế lượng để phân tích, nếu có cũng chỉ dựa trên số liệu điều tra với giới hạn đối tượng điều tra trong phạm vi nhỏ). (iv) Với các mô hình hồi quy, bên cạnh phương pháp hồi quy Probit thông thường, luận án sử dụng phương pháp hồi quy với thủ tục Heckman 2 bước để đảm bảo tính không chệch và vững của các giá trị ước lượng. Ngoài ra Mô hình ước lượng phân rã Oaxaca Blinder cũng được sử dụng để giải thích sự khác biệt trong tiếp cận đất sản xuất giữa hộ gia đình chủ hộ nam giới và chủ hộ nữ giới Về mặt thực tiễn: Dựa vào dữ liệu thống kê có tính đại diện cho cả nước (số liệu điều tra mức sống dân cư – VHLSS 2012) và bằng phương pháp phân tích định lượng, luận án chỉ ra rằng: (i) Trên phạm vi cả nước, có sự tồn tại bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất với lợi thế thuộc về các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới trong cả 2 góc độ, trong đó bất bình đẳng giới trầm trọng hơn trong khía cạnh sử dụng đất sản xuất để thu lợi. (ii) Sự khác biệt giới trong tiếp cận đất sản xuất có sự khác biệt theo vùng và dân tộc: bất bình đẳng giới ở các vùng phía nam lớn hơn so với các vùng ở khu vực phía bắc. Đặc biệt, ở vùng miền núi phía Bắc và nhóm dân tộc thiểu số có hiện 18 tượng bất bình đẳng giới “ngược” trong khía cạnh có đất sản xuất với bất lợi thuộc về các hộ gia đình chủ hộ nam giới. (iii) Trong các yếu tố tác động tới bình đẳng g

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYễN QUỳNH HOA BìNH ĐẳNG GIớI TRONG TIếP Cận đất SảN XUấT VIệT NAM Chuyên ngành: kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Ngời hớng dẫn khoa học: GS.ts Ngô Thắng Lợi 2.PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hơng Hà nội, năm 2015 i LI CAM OAN Tụi xin cam on rng, bn Lun ỏn Bỡnh ng gii vic tip cn t sn xut Vit Nam l cụng trỡnh nghiờn cu c lp, chớnh tụi hon thnh Cỏc s liu, thụng tin lun ỏn u cú ngun gc rừ rng, tin cy v c trớch dn theo ỳng qui nh v khoa hc Cỏc kt qu nghiờn cu ca Lun ỏn cha tng c ngi khỏc cụng b bt k cụng trỡnh nghiờn cu no Tỏc gi l ngi nht chu hon ton trỏch nhim v ni dung Lun ỏn Tỏc gi Nguyn Qunh Hoa ii LI CM N Lun ỏn ny c hon thnh, trc ht, bng s n lc v nghiờm t ỳc nghiờn cu ca tỏc gi, nhng khụng th thiu c s giỳp v t nhit tỡn h, trỏch nhim ca rt nhiu ngi Tỏc gi xin by t lũng bit n sõu sc v trõ n trng cm n: B, m, chng v cỏc con, cựng cỏc thnh viờn gia ỡnh ó luụn n g viờn, chia s, thụng cm v h tr nhng lỳc khú khn v bn rn nht, v Cỏc thy, cụ giỏo hng dn: GS.TS Ngụ Thng Li ó tn tỡnh ch bo nh hng nghiờn cu sut quỏ trỡnh thc hin Lun ỏn, PGS TS Nguy n Th Lan Hng ó cú nhng ng viờn v gúp ý chi tit quỏ trỡnh hon thi n Lun ỏn, TS La Hi Anh Vin Hn lõm Khoa hc xó hi Vit Nam v Ths Ph m Ngc Ton Vin Khoa hc lao ng v Xó hi ó h tr nhit tỡnh v phn g phỏp nghiờn cu v x lý d liu, Ban lónh o v cỏc ng nghip khoa K hoch v Phỏt trin, c bit b mụn Kinh t Phỏt trin - trng i hc Kinh t Quc dõn ó luụn ng viờn, t o iu kin v thi gian v h tr tn tỡnh v chuyờn mụn, Ban lónh o, TS Doón Hong Minh, Ths Tuyt Nhung, v cỏc cỏn b Vin o to Sau i hc- Trng i hc Kinh t Quc dõn ó h tr hiu qu v cỏc th tc hnh chớnh sut quỏ trỡnh hc v bo v Lun ỏn S quan tõm, chia s v ng viờn ca cỏc Thy, Cụ v bn bố ng nghip Tỏc gi Nguyn Qunh Hoa iii MC LC LI CAM OAN i LI CM N ii MC LC iii DANH MC CH VIT TT vi DANH MC BNG, HèNH V vii PHN M U 1 Gii thiu lun ỏn S cn thit ca ti nghiờn cu Tng quan tỡnh hỡnh nghiờn cu 3.1 Tỡnh hỡnh nghiờn cu ngoi nc 3.2 Tỡnh hỡnh nghiờn cu nc Mc ớch nghiờn cu v cõu hi nghiờn cu 15 4.1 Mc ớch nghiờn cu 15 4.2 Cõu hi nghiờn cu 15 i tng v phm vi nghiờn cu 16 5.1 i tng nghiờn cu 16 5.2 Phm vi nghiờn cu 16 úng gúp chớnh ca lun ỏn 16 CHNG 1: C S L í LUN NGHIấN CU BèNH NG GII TRONG TIP CN T SN XUT 19 1.1 Bỡnh ng gii 19 1.1.1 Mt s khỏi nim 19 1.1.2 Cỏc khớa cnh ca bỡnh ng gii 23 1.1.3 Cỏc tiờu ỏnh giỏ bỡnh ng gii 26 1.2 Bỡnh ng gii tip cn t sn xut 31 1.2.1 Mt s khỏi nim 31 iv 1.2.2 Ni dung phõn tớch v tiờu ỏnh giỏ bỡnh ng gii tip cn t sn xut 34 1.2.3 Cỏc yu t nh hng n bỡnh ng gii tip cn t sn xut 42 1.3 K t lun chng 47 CHNG 2: PHNG PHP NGHIấN CU 48 2.1 Khung phõn tớch 48 2.2 Phng phỏp nghiờn cu 49 2.2.1 Phng phỏp nghiờn cu c th 49 2.2.2 Ngun d liu, s liu 50 2.3 Phng phỏp phõn tớch d liu 53 2.3.1 Thng kờ mụ t 54 2.3.2 Mụ hỡnh hi qui 57 2.4 K t lun chng 65 CHNG 3: THC TRNG BèNH NG GII TRONG TIP CN T SN XUT VIT NAM 66 3.1 Thc trng bỡnh ng gii Vit Nam 66 3.1.1 Thc trng bỡnh ng gii lnh vc giỏo dc, y t 67 3.1.2 Thc trng bỡnh ng gii vic lm v thu nhp 70 3.1.3 Thc trng bỡnh ng gii di gúc tng cng ting núi 72 3.2 Thc trng cỏc yu t tỏc ng ti bỡnh ng gii tip cn t sn xut Vit Nam 75 3.2.1 Thc trng cỏc chớnh sỏch, phỏp lut (th ch chớnh thc) bo m bỡn h ng gii tip cn t sn xut Vit Nam 75 3.2.2 Thc trng yu t húa, phong tc quỏn (th ch phi chớnh th c) tỏc ng ti bỡnh ng gii tip cn t sn xut 81 3.2.3 Thc trng th trng t sn xut Vit Nam 85 3.2.4 c im h gia ỡnh Vit Nam nh hng ti bỡnh ng gii ti p cn t sn xut 87 v 3.3 Thc trng bỡnh ng gii tip cn t sn xut Vit Nam 94 3.3.1 Bỡnh ng gii v kh nng c s dng t sn xut 94 3.3.2 Bỡnh ng gii v kh nng s dng t sn xut thu li 109 3.4 ỏnh giỏ bỡnh ng gii tip cn t Vit Nam 122 3.4.1 Nhng khớa cnh tớch cc v nguyờn nhõn 122 3.4.2 Nhng khớa cnh hn ch v nguyờn nhõn 123 CHNG 4: QUAN IM NH HNG V KHUYN NGH CHNH SCH CI THIN BèNH NG GII TRONG TIP CN T SN XUT VIT NAM 129 4.1 Bi cnh nc v quc t nh hng ti vic thc hin bỡnh ng gii tip cn t sn xut 129 4.1.1 Thun li 129 4.1.2 Khú khn 131 4.2 Quan im nh hng ci thin bỡnh ng gii tip cn t sn xut 133 4.3 Khuyn ngh gii phỏp tng cng bỡnh ng gii tip cn t sn xut 137 4.3.1 Hon thin th ch chớnh thc m bo bỡnh ng gii tip cn t 137 4.3.2 i mi cụng tỏc truyn thụng nõng cao nhn thc ca xó hi v quy n bỡnh ng gii tip cn t sn xut 139 4.3.3 Nõng cao nng lc t thõn ca ph n 142 4.3.4 T chc thc hin v theo dừi, ỏnh giỏ thc hin cỏc chớnh sỏch liờ n quan n quyn bỡnh ng gii tip cn t sn xut 145 4.3.5 Thỳc y hot ng ca th trng t 147 K T LUN 149 DANH MC CễNG TRèNH CA TC GI CễNG B LIấN QUAN N LUN N 152 DANH MC TI L IU THAM KHO 153 PH LC 164 vi DANH MC CH VIT TT ASEAN : Hip hi cỏc quc gia ụng Nam BTBDHMT : Bc trung b v duyờn hi Min trung DTTS : Dõn tc thiu s BSH : ng bng sụng Hng BSCL : ng bng sụng Cu Long NB : ụng Nam B GCNQSD : Giy chng nhn quyn s dng t GDP : Tng sn phm quc ni GDI : Ch s phỏt trin gii GEM : Ch s trao quyn gii KHKT : Khoa hc k thut HDI : Ch s phỏt trin ngi HND : Hi ng Nhõn dõn UNDP : Chng trỡnh Phỏt trin ca Liờn Hp Quc VHLSS : iu tra mc sng H gia ỡnh Vit Nam VARHS : iu tra h gia ỡnh tip cn ngun lc TN : Tõy nguyờn TDMNPB : Trung du v Min nỳi trung du phớa Bc working_wage | agr_selfE | 0246869 0008017 30.79 0.000 5896623 0231156 0262582 000757 778.99 0.000 5881787 5911459 nonagr_selfE | -.0517538 0010023 -51.63 0.000 -.0537183 -.0497893 m1ac5 | -.0019863 0000333 -59.59 0.000 -.0020517 -.001921 region1 | 0557617 0009279 60.09 0.000 053943 0575804 region2 | -.6665176 0012494 -533.48 0.000 -.6689664 -.6640689 region3 | -.3739972 0009489 -394.14 0.000 -.375857 -.3721373 region4 | -.0542411 0014004 -38.73 0.000 -.0569859 -.0514964 region5 | -.2859159 0010584 -270.14 0.000 -.2879903 -.2838415 dtoc | -.4082078 0011022 -370.35 0.000 -.4103682 -.4060475 ttnt | -.3453185 0007974 -433.05 0.000 -.3468814 -.3437556 tsnguoi | 023161 0002257 102.61 0.000 0227186 0236034 typeinc2 | -.2434958 0020504 -118.76 0.000 -.2475144 -.2394771 typeinc3 | -.6595171 0043853 -150.39 0.000 -.6681121 -.6509222 typeinc4 | -.1053578 0020957 -50.27 0.000 -.1094653 -.1012503 typeinc5 | 2046116 0047774 42.83 0.000 1952481 2139751 typeinc6 | 0603126 0009416 64.06 0.000 0584672 062158 typeinc7 | 202381 0012226 165.54 0.000 1999848 2047771 typeinc8 | -.0736018 0013267 -55.48 0.000 -.0762021 -.0710014 poor | -.1559074 0010856 -143.61 0.000 -.1580352 -.1537796 honhan2 | 0462677 0009149 50.57 0.000 0444746 0480608 thubq | -4.32e-06 1.72e-07 -25.08 0.000 -4.66e-06 -3.99e-06 _cons | -.4197171 0023862 -175.89 0.000 -.4243939 -.4150402 -+ -/athrho | -1.518487 /lnsigma | 4823636 0013341 -1138.23 0.000 -1.521102 -1.515872 0005405 0.000 4813042 4834229 892.44 -+ -rho | -.9084337 0002331 -.9088895 -.9079757 sigma | 1.619899 0008756 1.618183 1.621616 lambda | -1.47157 0011285 -1.473782 -1.469359 -LR test of indep eqns (rho = 0): chi2(1) = 2.2e+05 Prob > chi2 = 0.0000 198 Bng 7: K t qu hi qui Heckman selection quy mụ t sn xut bỡnh quõn h gia ỡnh tớnh riờng i vi ch h n Heckman selection model Number of obs = 2046 (regression model with sample selection) Censored obs = 1540 Uncensored obs = 506 Wald chi2(23) = 405295.97 Prob > chi2 = Log likelihood = -4307461 0.0000 -lndatbq | Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] -+ -lndatbq | tylepthuoc | -.0039875 0021533 -1.85 0.064 -.008208 0002329 schooling | -.0212484 0174766 -1.22 0.224 -.055502 0130051 working_wage | -.3583901 1410073 -2.54 0.011 -.6347594 -.0820208 1874231 1.08 0.280 -.1648462 5698387 1580359 -0.13 0.893 -.3310554 2884342 agr_selfE | nonagr_selfE | 2024963 -.0213106 m1ac5 | 0025756 0067909 0.38 0.704 -.0107343 0158856 region1 | -.2173266 1635989 -1.33 0.184 -.5379746 1033214 region2 | -1.192244 2319439 -5.14 0.000 -1.646846 -.7376425 region3 | -.097631 1697109 -0.58 0.565 -.4302583 2349963 region4 | 3638775 232004 1.57 0.117 -.0908418 8185969 region5 | 2040297 1970079 1.04 0.300 -.1820987 5901582 dtoc | 2742009 1846332 1.49 0.138 -.0876736 6360754 ttnt | -.3418605 1795075 -1.90 0.057 -.6936887 0099677 tsnguoi | -.0892188 0420699 -2.12 0.034 -.1716743 -.0067633 typeinc2 | -1.110497 4014086 -2.77 0.006 -1.897243 -.3237505 typeinc3 | (omitted) typeinc4 | 2280266 4988437 0.46 0.648 -.7496891 1.205742 typeinc5 | 056302 1.187969 0.05 0.962 -2.272075 2.384679 typeinc6 | -1.379606 1564298 -8.82 0.000 -1.686203 -1.07301 typeinc7 | -1.384622 2022454 -6.85 0.000 -1.781016 -.9882284 typeinc8 | -1.123913 2106376 -5.34 0.000 -1.536755 -.7110704 poor | -.0927269 1768411 -0.52 0.600 -.4393291 2538753 honhan2 | -.2466844 1394508 -1.77 0.077 -.5200028 0266341 m1ac2 | (omitted) thubq | 0001848 0000442 4.18 0.000 0000981 0002714 _cons | 7.613454 6457299 11.79 0.000 6.347847 8.879062 -+ 199 select | tylepthuoc | -.0009605 0012591 -0.76 0.446 -.0034283 0015073 schooling | -.0194987 0096751 -2.02 0.044 -.0384616 -.0005359 working_wage | 1237849 0896874 1.38 0.168 -.0519992 299569 agr_selfE | 6678931 0784075 8.52 0.000 5142173 8215689 nonagr_selfE | 1400817 0974095 1.44 0.150 -.0508375 3310009 m1ac5 | 0113868 0037534 3.03 0.002 0040304 0187433 region1 | 1666025 1019468 1.63 0.102 -.0332096 3664146 region2 | -.3361215 1253647 -2.68 0.007 -.5818317 -.0904113 region3 | -.167118 1000551 -1.67 0.095 -.3632223 0289863 region4 | -.0691396 1449487 -0.48 0.633 -.3532339 2149546 region5 | -.1749581 1130206 -1.55 0.122 -.3964745 0465583 dtoc | -.113195 1118461 -1.01 0.312 -.3324094 1060193 ttnt | -.4748713 0819719 -5.79 0.000 -.6355334 -.3142093 tsnguoi | -.0116581 0252967 -0.46 0.645 -.0612387 0379225 typeinc2 | 3003133 2957497 1.02 0.310 -.2793455 8799722 typeinc3 | -6.682537 116232.3 -0.00 1.000 -227817.7 227804.4 typeinc4 | -.2106023 3109603 -0.68 0.498 -.8200732 3988687 typeinc5 | -.5710984 7492986 -0.76 0.446 -2.039697 8974998 typeinc6 | -.0523442 1073895 -0.49 0.626 -.2628237 1581353 typeinc7 | -.0345168 1346125 -0.26 0.798 -.2983524 2293188 typeinc8 | -.2624825 1329285 -1.97 0.048 -.5230176 -.0019474 poor | -.0443995 1130326 -0.39 0.694 -.2659392 1771403 honhan2 | 0761235 0831871 0.92 0.360 -.0869201 2391672 thubq | -.0000259 0000242 -1.07 0.284 -.0000735 0000216 _cons | -1.117765 2624622 -4.26 0.000 -1.632182 -.6033489 -+ -/athrho | 0098518 257153 0.04 0.969 -.4941589 5138624 /lnsigma | 1413616 0314881 4.49 0.000 0796461 2030771 -+ -rho | 0098515 2571281 -.457511 4729492 sigma | 1.151841 0362693 1.082904 1.225167 lambda | 0113473 2961917 -.5691777 5918723 -LR test of indep eqns (rho = 0): chi2(1) = 0.00 Prob > chi2 = 0.9696 200 Bng 8: K t qu hi qui Heckman selection quy mụ t sn xut bỡnh quõn h gia ỡnh tớnh riờng vi ch h nam Heckman selection model Number of obs = 6661 (regression model with sample selection) Censored obs = 4671 Uncensored obs = 1990 Wald chi2(24) = 2.43e+06 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -1.57e+07 -lndatbq | Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] -+ -lndatbq | tylepthuoc | schooling | -.002557 00002 -127.64 0.000 0330839 -.0025963 -.0025178 0001735 190.73 0.000 032744 0334239 working_wage | -.0409169 0015501 -26.40 0.000 -.0439551 -.0378787 agr_selfE | -.1665445 001594 -104.48 0.000 -.1696686 -.1634204 nonagr_selfE | 0207714 0019576 10.61 0.000 0169347 0246082 m1ac5 | 0101941 0000639 159.45 0.000 0100688 0103195 region1 | -.9036765 001722 -524.80 0.000 -.9070514 -.9003015 region2 | -.1332946 0026 -51.27 0.000 -.1383905 -.1281988 region3 | -.1408653 001806 -78.00 0.000 -.1444051 -.1373256 region4 | -.1266866 0025581 -49.52 0.000 -.1317004 -.1216728 region5 | 4132835 0021216 194.80 0.000 4091252 4174418 dtoc | 9160377 0022205 412.55 0.000 9116857 9203897 ttnt | 1524022 0016184 94.17 0.000 1492302 1555742 tsnguoi | -.1247679 0004272 -292.03 0.000 -.1256053 -.1239306 typeinc2 | -.4585124 0038463 -119.21 0.000 -.4660511 -.4509737 typeinc3 | -.4129463 0087736 -47.07 0.000 -.4301423 -.3957504 typeinc4 | -.4517046 0036271 -124.53 0.000 -.4588137 -.4445956 typeinc5 | -.7164815 0076672 -93.45 0.000 -.7315088 -.7014541 typeinc6 | -1.326796 0017692 -749.96 0.000 -1.330263 -1.323328 typeinc7 | -1.447757 002244 -645.18 0.000 -1.452155 -1.443359 typeinc8 | -1.001899 0026191 -382.54 0.000 -1.007032 -.9967655 poor | 0272178 0021704 12.54 0.000 0229638 0314718 honhan2 | -.075375 0030699 -24.55 0.000 -.0813918 -.0693582 m1ac2 | (omitted) thubq | 0001328 3.55e-07 373.73 0.000 0001321 0001335 _cons | 8.819042 0053192 1657.95 0.000 8.808616 8.829467 -+ 201 select | tylepthuoc | 0013071 0000121 108.26 0.000 0012835 0013308 schooling | -.0305264 0000997 -306.06 0.000 -.0307219 -.030331 working_wage | -.0287245 0009244 -31.07 0.000 -.0305363 -.0269127 0008754 633.53 0.000 5529024 556334 agr_selfE | 5546182 nonagr_selfE | -.1068431 0011783 -90.68 0.000 -.1091525 -.1045337 m1ac5 | -.0062688 0000382 -164.20 0.000 -.0063437 -.006194 region1 | 0352844 0010605 33.27 0.000 0332058 037363 region2 | -.7566245 0014247 -531.09 0.000 -.7594168 -.7538322 region3 | -.4117895 0010764 -382.57 0.000 -.4138992 -.4096798 region4 | -.0534444 001577 -33.89 0.000 -.0565351 -.0503536 region5 | -.251637 0012374 -203.36 0.000 -.2540622 -.2492117 dtoc | -.4646216 0012663 -366.92 0.000 -.4671035 -.4621398 ttnt | -.2718377 0009195 -295.63 0.000 -.2736399 -.2700354 tsnguoi | 0304157 0002564 118.65 0.000 0299132 0309181 typeinc2 | -.3112609 0022311 -139.51 0.000 -.3156337 -.3068881 typeinc3 | -.6098664 0044808 -136.11 0.000 -.6186485 -.6010843 typeinc4 | -.1089167 0022179 -49.11 0.000 -.1132636 -.1045698 typeinc5 | 2649747 0050766 52.20 0.000 2550248 2749245 typeinc6 | 0883262 0010674 82.75 0.000 0862342 0904183 typeinc7 | 2456367 0013898 176.74 0.000 2429127 typeinc8 | 0159331 poor | -.1752353 honhan2 | 2483607 0015758 10.11 0.000 0128447 0190215 0012458 -140.66 0.000 -.177677 -.1727937 0653939 0017693 36.96 0.000 0619262 0688616 thubq | -2.27e-07 1.64e-07 -1.38 0.167 -5.49e-07 9.51e-08 _cons | -.2112734 0030245 -69.85 0.000 -.2172014 -.2053455 -+ -/athrho | -1.502252 /lnsigma | 4383102 0014531 -1033.83 0.000 -1.5051 -1.499404 0005929 0.000 4371483 4394722 739.32 -+ -rho | -.9055544 0002615 -.9060656 -.9050405 sigma | 1.550086 000919 1.548286 1.551888 lambda | -1.403687 0011882 -1.406016 -1.401358 -LR test of indep eqns (rho = 0): chi2(1) = 1.9e+05 Prob > chi2 = 0.0000 202 Bng 9: kt qu hi quy phõn ró Oaxaca vi th tc Heckman bc Model for group Source | SS df MS Number of obs = 1236174 -+ -Model | Residual | 850212.293 F( 23,1236150) =27966.07 23 36965.7519 1633951.891236150 Prob > F 1.32180713 R-squared -+ -Total | 2484164.181236173 = 0.0000 = 0.3423 Adj R-squared = 2.0095603 Root MSE 0.3422 = 1.1497 -lndatbq | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] -+ -tylepthuoc | -.0040888 0000428 -95.51 0.000 -.0041727 -.0040049 schooling | -.0197552 0003449 -57.28 0.000 -.0204313 -.0190792 working_wage | -.4137772 002803 -147.62 0.000 -.4192709 -.4082835 0024475 113.20 0.000 272246 2818399 0032714 -0.47 0.636 -.0079612 0048627 agr_selfE | nonagr_selfE | 277043 -.0015493 m1ac5 | 006239 0001293 48.26 0.000 0059857 0064924 region1 | -.1988755 0031956 -62.24 0.000 -.2051387 -.1926123 region2 | -1.08236 0047574 -227.51 0.000 -1.091685 -1.073036 region3 | -.1289283 0034666 -37.19 0.000 -.1357228 -.1221338 region4 | 4473819 0050341 88.87 0.000 4375152 4572486 region5 | 1642953 0038377 42.81 0.000 1567735 1718171 dtoc | 3308898 0037659 87.86 0.000 3235087 338271 ttnt | -.3825081 0030855 -123.97 0.000 -.3885556 -.3764605 tsnguoi | -.1110033 0008711 -127.43 0.000 -.1127106 -.1092959 typeinc2 | -.9772451 0079208 -123.38 0.000 -.9927696 -.9617205 typeinc3 | (omitted) typeinc4 | 5290943 0112175 47.17 0.000 5071085 5510802 typeinc5 | 0568045 0270387 2.10 0.036 0038096 1097994 typeinc6 | -1.313671 0031547 -416.41 0.000 -1.319854 -1.307488 typeinc7 | -1.387178 0041284 -336.01 0.000 -1.39527 -1.379087 typeinc8 | -1.178175 0041421 -284.44 0.000 -1.186294 -1.170057 poor | -.2085173 0036292 -57.46 0.000 -.2156304 -.2014042 honhan2 | -.1004932 0027801 -36.15 0.000 -.1059421 -.0950443 thubq | 0001206 9.24e-07 130.53 0.000 0001187 0001224 _cons | 7.484453 0090199 829.77 0.000 7.466774 7.502132 Model for group 203 Iteration 0: log likelihood = -18734742 Iteration 1: log likelihood = -17461512 Iteration 2: log likelihood = -16474646 Iteration 3: log likelihood = -15899337 Iteration 4: log likelihood = -15753957 Iteration 5: log likelihood = -15742081 Iteration 6: log likelihood = -15741976 Iteration 7: log likelihood = (not concave) -15741976 (not concave) Heckman selection model Number of obs = 6661 (regression model with sample selection) Censored obs = 4671 Uncensored obs = 1990 Wald chi2(24) = 2.43e+06 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -1.57e+07 -lndatbq | Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] -+ -lndatbq | tylepthuoc | -.002557 00002 -127.64 0.000 -.0025963 -.0025178 schooling | 0330839 0001735 190.73 0.000 032744 0334239 working_wage | -.0409169 0015501 -26.40 0.000 -.0439551 -.0378787 agr_selfE | -.1665445 001594 -104.48 0.000 -.1696686 -.1634204 nonagr_selfE | 0207714 0019576 10.61 0.000 0169347 0246082 m1ac5 | 0101941 0000639 159.45 0.000 0100688 0103195 region1 | -.9036765 001722 -524.80 0.000 -.9070514 -.9003015 region2 | -.1332946 0026 -51.27 0.000 -.1383905 -.1281988 region3 | -.1408653 001806 -78.00 0.000 -.1444051 -.1373256 region4 | -.1266866 0025581 -49.52 0.000 -.1317004 -.1216728 region5 | 4132835 0021216 194.80 0.000 4091252 4174418 dtoc | 9160377 0022205 412.55 0.000 9116857 9203897 ttnt | 1524022 0016184 94.17 0.000 1492302 1555742 tsnguoi | -.1247679 0004272 -292.03 0.000 -.1256053 -.1239306 typeinc2 | -.4585124 0038463 -119.21 0.000 -.4660511 -.4509737 typeinc3 | -.4129463 0087736 -47.07 0.000 -.4301423 -.3957504 typeinc4 | -.4517046 0036271 -124.53 0.000 -.4588137 -.4445956 typeinc5 | -.7164815 0076672 -93.45 0.000 -.7315088 -.7014541 typeinc6 | -1.326796 0017692 -749.96 0.000 -1.330263 -1.323328 typeinc7 | -1.447757 002244 -645.18 0.000 -1.452155 -1.443359 typeinc8 | -1.001899 0026191 -382.54 0.000 -1.007032 -.9967655 poor | 0272178 0021704 12.54 0.000 0229638 0314718 honhan2 | -.075375 0030699 -24.55 0.000 -.0813918 -.0693582 thubq | 0001328 3.55e-07 373.73 0.000 0001321 0001335 _cons | 8.819042 0053192 1657.95 0.000 8.808616 8.829467 204 -+ -select | tylepthuoc | 0013071 0000121 108.26 0.000 0012835 0013308 schooling | -.0305264 0000997 -306.06 0.000 -.0307219 -.030331 working_wage | -.0287245 0009244 -31.07 0.000 -.0305363 -.0269127 0008754 633.53 0.000 5529024 556334 nonagr_selfE | agr_selfE | -.1068431 5546182 0011783 -90.68 0.000 -.1091525 -.1045337 m1ac5 | -.0062688 0000382 -164.20 0.000 -.0063437 -.006194 region1 | 0352844 0010605 33.27 0.000 0332058 037363 region2 | -.7566245 0014247 -531.09 0.000 -.7594168 -.7538322 region3 | -.4117895 0010764 -382.57 0.000 -.4138992 -.4096798 region4 | -.0534444 001577 -33.89 0.000 -.0565351 -.0503536 region5 | -.251637 0012374 -203.36 0.000 -.2540622 -.2492117 dtoc | -.4646216 0012663 -366.92 0.000 -.4671035 -.4621398 ttnt | -.2718377 0009195 -295.63 0.000 -.2736399 -.2700354 tsnguoi | 0304157 0002564 118.65 0.000 0299132 0309181 typeinc2 | -.3112609 0022311 -139.51 0.000 -.3156337 -.3068881 typeinc3 | -.6098664 0044808 -136.11 0.000 -.6186485 -.6010843 typeinc4 | -.1089167 0022179 -49.11 0.000 -.1132636 -.1045698 typeinc5 | 2649747 0050766 52.20 0.000 2550248 2749245 typeinc6 | 0883262 0010674 82.75 0.000 0862342 0904183 typeinc7 | 2456367 0013898 176.74 0.000 2429127 2483607 typeinc8 | 0159331 0015758 10.11 0.000 0128447 0190215 poor | -.1752353 0012458 -140.66 0.000 -.177677 -.1727937 honhan2 | 0653939 0017693 36.96 0.000 0619262 0688616 thubq | -2.27e-07 1.64e-07 -1.38 0.167 -5.49e-07 9.51e-08 _cons | -.2112734 0030245 -69.85 0.000 -.2172014 -.2053455 -+ -/athrho | -1.502252 /lnsigma | 4383102 0014531 -1033.83 0.000 -1.5051 -1.499404 0005929 0.000 4371483 4394722 739.32 -+ -rho | -.9055544 0002615 -.9060656 -.9050405 sigma | 1.550086 000919 1.548286 1.551888 lambda | -1.403687 0011882 -1.406016 -1.401358 -LR test of indep eqns (rho = 0): chi2(1) = Blinder-Oaxaca decomposition 1.9e+05 Prob > chi2 = 0.0000 Number of obs = 2496 1: m1ac2 = 2: m1ac2 = -lndatbq | Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] -+ 205 Differential | Prediction_1 | 6.263165 001275 4912.25 0.000 6.260666 6.265664 Prediction_2 | 7.883321 0013543 5820.75 Difference | -1.620156 0018601 -871.01 0.000 7.880666 7.885975 0.000 -1.623801 -1.61651 -+ -Endowments | tylepthuoc | -.020765 0001842 -112.73 0.000 -.021126 -.020404 schooling | -.0539248 000315 -171.18 0.000 -.0545422 -.0533074 working_wage | 0062141 0002362 26.31 0.000 0057512 006677 agr_selfE | 0183658 0001929 95.19 0.000 0179877 018744 0000162 -9.16 0.000 -.0001803 -.0001168 nonagr_selfE | -.0001486 m1ac5 | 0772444 0005053 152.87 0.000 076254 0782347 region1 | -.0003636 0004232 -0.86 0.390 -.001193 0004659 region2 | -.0017674 0000488 -36.20 0.000 -.0018631 -.0016717 region3 | 0041444 0000754 54.96 0.000 0039966 0042922 region4 | 0012259 0000395 31.02 0.000 0011485 0013034 region5 | 0039944 0001348 29.64 0.000 0037302 0042585 dtoc | 0151061 0002829 53.41 0.000 0145517 0156605 ttnt | 000581 0000568 10.23 0.000 0004696 0006923 tsnguoi | 0866971 0003476 249.43 0.000 0860158 0873783 typeinc2 | 0012562 0000671 18.73 0.000 0011248 0013876 typeinc3 | 001381 0000313 44.18 0.000 0013198 0014423 typeinc4 | 0091226 00009 101.41 0.000 0089463 0092989 typeinc5 | 0034773 0000518 67.15 0.000 0033758 0035788 typeinc6 | -.0665468 0006732 -98.85 0.000 -.0678662 -.0652273 typeinc7 | 0463317 0005495 84.31 0.000 0452547 0474088 typeinc8 | -.0458845 0003282 -139.81 0.000 -.0465277 -.0452412 poor | 0006884 0000556 12.39 0.000 0005795 0007973 honhan2 | 0458546 0018679 24.55 0.000 0421937 0495155 thubq | -.0262964 0002042 -128.75 0.000 -.0266967 -.0258961 Total | 105988 0020193 52.49 0.000 1020303 1099458 -+ -Coefficients | tylepthuoc | -.0158503 0004897 -32.37 0.000 -.01681 -.0148905 schooling | -.401979 0029384 -136.80 0.000 -.4077382 -.3962199 0013909 -116.20 0.000 -.1643447 -.1588925 0021617 151.75 0.000 3237965 3322702 working_wage | agr_selfE | -.1616186 3280334 nonagr_selfE | -.0043417 0007416 -5.85 0.000 -.0057951 -.0028882 m1ac5 | -.1854008 0067605 -27.42 0.000 -.1986511 -.1721505 region1 | 2230009 0011581 192.56 0.000 2207311 2252706 region2 | -.0578373 000346 -167.17 0.000 -.0585154 -.0571592 region3 | 0023356 0007648 3.05 0.002 0008366 0038345 region4 | 040156 0004005 100.26 0.000 039371 040941 206 region5 | -.0269563 000476 -56.63 0.000 -.0278893 -.0260233 dtoc | -.0526784 0004008 -131.43 0.000 -.053464 -.0518929 ttnt | -.0848357 0005596 -151.60 0.000 -.0859325 -.0837389 tsnguoi | 0584225 0041181 14.19 0.000 0503512 0664938 typeinc2 | -.0120403 0002074 -58.05 0.000 -.0124468 -.0116338 typeinc3 | 001381 0000313 44.18 0.000 0013198 0014423 typeinc4 | 0289792 0003563 81.32 0.000 0282807 0296776 typeinc5 | 0049309 0001814 27.19 0.000 0045755 0052864 typeinc6 | 0060692 0016726 3.63 0.000 002791 0093473 typeinc7 | 0117356 0009103 12.89 0.000 0099514 0135199 typeinc8 | -.0116421 0003243 -35.90 0.000 -.0122776 -.0110065 poor | -.0211738 000381 -55.57 0.000 -.0219207 -.020427 honhan2 | -.0242388 0039966 -6.06 0.000 -.032072 -.0164055 thubq | -.024591 0019906 -12.35 0.000 -.0284925 -.0206895 _cons | -1.334589 0104715 -127.45 0.000 -1.355113 -1.314065 Total | -1.714729 002212 -775.20 0.000 -1.719064 -1.710393 -+ -Interaction | tylepthuoc | -.012439 0003873 -32.12 0.000 -.0131981 -.0116798 schooling | 0861246 0006673 129.07 0.000 0848168 0874324 working_wage | 056627 0005161 109.72 0.000 0556155 0576386 agr_selfE | -.0489169 0003855 -126.88 0.000 -.0496725 -.0481613 nonagr_selfE | 0001596 0000286 5.57 0.000 0001035 0002158 m1ac5 | -.0299692 0010942 -27.39 0.000 -.0321138 -.0278246 region1 | 0002835 0003301 0.86 0.390 -.0003634 0009305 region2 | -.0125841 0002564 -49.07 0.000 -.0130867 -.0120815 region3 | -.0003512 0001151 -3.05 0.002 -.0005768 -.0001256 region4 | -.0055551 0001499 -37.06 0.000 -.0058489 -.0052613 region5 | -.0024065 0000908 -26.51 0.000 -.0025843 -.0022286 dtoc | -.0096495 0001931 -49.97 0.000 -.010028 -.009271 ttnt | -.0020391 0001987 -10.26 0.000 -.0024285 -.0016497 tsnguoi | -.0095646 0006745 -14.18 0.000 -.0108866 -.0082426 typeinc2 | 0014212 0000787 18.06 0.000 0012669 0015755 typeinc3 | -.001381 0000313 -44.18 0.000 -.0014423 -.0013198 typeinc4 | -.0198081 0002637 -75.11 0.000 -.0203249 -.0192912 typeinc5 | -.003753 0001418 -26.46 0.000 -.004031 -.003475 typeinc6 | 0006583 0001815 3.63 0.000 0003025 0010141 typeinc7 | -.0019387 0001521 -12.75 0.000 -.0022368 -.0016406 typeinc8 | -.008073 0002308 -34.98 0.000 -.0085254 -.0076207 poor | -.005962 0001302 -45.80 0.000 -.0062172 -.0057069 honhan2 | 0152807 0025196 6.06 0.000 0103424 020219 thubq | 002421 0001968 12.30 0.000 0020353 0028067 Total | -.0114149 0024292 -4.70 0.000 -.0161761 -.0066537 207 Bng 10: K t qu phõn ró Oaxaca OLS Model for group Source | SS df MS Number of obs = 1236174 -+ -Model | Residual | 850212.293 F( 23,1236150) =27966.07 23 36965.7519 1633951.891236150 Prob > F 1.32180713 R-squared -+ -Total | 2484164.181236173 = 0.0000 = Adj R-squared = 0.3423 2.0095603 Root MSE 0.3422 = 1.1497 -lndatbq | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] -+ -tylepthuoc | -.0040888 0000428 schooling | -.0197552 working_wage | -.4137772 agr_selfE | nonagr_selfE | 277043 -.0015493 -95.51 0.000 -.0041727 -.0040049 0003449 -57.28 0.000 -.0204313 -.0190792 002803 -147.62 0.000 -.4192709 -.4082835 0024475 113.20 0.000 272246 2818399 0032714 -0.47 0.636 -.0079612 0048627 m1ac5 | 006239 0001293 48.26 0.000 0059857 0064924 region1 | -.1988755 0031956 -62.24 0.000 -.2051387 -.1926123 region2 | -1.08236 0047574 -227.51 0.000 -1.091685 -1.073036 region3 | -.1289283 0034666 -37.19 0.000 -.1357228 -.1221338 region4 | 4473819 0050341 88.87 0.000 4375152 4572486 region5 | 1642953 0038377 42.81 0.000 1567735 1718171 dtoc | 3308898 0037659 87.86 0.000 3235087 338271 ttnt | -.3825081 0030855 -123.97 0.000 -.3885556 -.3764605 tsnguoi | -.1110033 0008711 -127.43 0.000 -.1127106 -.1092959 typeinc2 | -.9772451 0079208 -123.38 0.000 -.9927696 -.9617205 47.17 0.000 5071085 5510802 typeinc3 | (omitted) typeinc4 | 5290943 0112175 typeinc5 | 0568045 0270387 2.10 0.036 0038096 1097994 typeinc6 | -1.313671 0031547 -416.41 0.000 -1.319854 -1.307488 typeinc7 | -1.387178 0041284 -336.01 0.000 -1.39527 -1.379087 typeinc8 | -1.178175 0041421 -284.44 0.000 -1.186294 -1.170057 poor | -.2085173 0036292 -57.46 0.000 -.2156304 -.2014042 honhan2 | -.1004932 0027801 -36.15 0.000 -.1059421 -.0950443 thubq | 0001206 9.24e-07 130.53 0.000 0001187 0001224 _cons | 7.484453 0090199 829.77 0.000 7.466774 7.502132 -Model for group 208 Source | SS df MS Number of obs = 4888806 -+ -Model | Residual | 3890212.64 F( 24,4888781) = 24 162092.193 5134726.214888781 1.05030809 Prob > F R-squared -+ -Total | 9024938.854888805 = 0.0000 = Adj R-squared = 0.4311 1.8460419 Root MSE 0.4310 = 1.0248 -lndatbq | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] -+ -tylepthuoc | -.0017412 0000165 -105.54 0.000 -.0017736 -.0017089 schooling | 0045033 0001446 31.14 0.000 0042199 0047868 working_wage | -.108841 0012831 -84.83 0.000 -.1113559 -.1063261 agr_selfE | 5688093 0011508 494.26 0.000 5665537 5710649 nonagr_selfE | 0016117 -58.95 0.000 -.0981753 -.0918577 m1ac5 | -.0950165 0049271 000053 93.01 0.000 0048233 0050309 region1 | -.6813394 0013678 -498.13 0.000 -.6840202 -.6786585 region2 | -.9181679 0021986 -417.61 0.000 -.9224771 -.9138587 region3 | -.4625283 0014759 -313.39 0.000 -.4654211 -.4596356 region4 | -.0870288 0020768 -41.91 0.000 -.0910992 -.0829584 region5 | 0909753 0017366 52.39 0.000 0875715 094379 dtoc | 4475958 0018575 240.97 0.000 4439553 4512364 ttnt | -.2347753 001309 -179.35 0.000 -.237341 -.2322096 tsnguoi | -.0836095 0003513 -238.01 0.000 -.084298 -.082921 typeinc2 | -.8753044 003246 -269.65 0.000 -.8816665 -.8689423 typeinc3 | -1.186949 008167 -145.34 0.000 -1.202956 -1.170942 typeinc4 | -.7350473 0029399 -250.02 0.000 -.7408094 -.7292852 typeinc5 | -.5364268 0059176 -90.65 0.000 -.5480251 -.5248284 typeinc6 | -1.34642 0014507 -928.11 0.000 -1.349263 -1.343576 typeinc7 | -1.26196 0018086 -697.75 0.000 -1.265505 -1.258415 typeinc8 | -1.059299 0021594 -490.56 0.000 -1.063532 -1.055067 poor | -.2219952 0018223 -121.82 0.000 -.2255668 -.2184236 honhan2 | -.0554475 0026252 -21.12 0.000 -.0605929 -.0503022 thubq | 0001201 3.16e-07 379.46 0.000 0001195 0001207 _cons | 7.386225 0043752 1688.20 0.000 7.37765 7.3948 -Blinder-Oaxaca decomposition Number of obs = 2496 1: m1ac2 = 2: m1ac2 = -lndatbq | Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] -+ 209 Differential | Prediction_1 | 6.263165 001275 4912.25 0.000 6.260666 6.265664 Prediction_2 | 6.459964 0006145 1.1e+04 0.000 6.458759 6.461168 Difference | -.1967986 0014154 -139.04 0.000 -.1995727 -.1940245 -+ -Endowments | tylepthuoc | -.0141399 0001463 -96.64 0.000 -.0144267 -.0138531 schooling | -.0073402 0002365 -31.04 0.000 -.0078037 -.0068767 working_wage | 0165299 0002013 82.13 0.000 0161354 0169244 agr_selfE | -.0627258 0002999 -209.18 0.000 -.0633135 -.0621381 nonagr_selfE | 0006795 0000392 17.35 0.000 0006028 0007563 m1ac5 | 0373343 0004074 91.65 0.000 0365359 0381327 region1 | -.0002741 0003191 -0.86 0.390 -.0008995 0003513 region2 | -.0121744 0002399 -50.74 0.000 -.0126447 -.0117042 region3 | 0136082 000181 75.19 0.000 0132534 0139629 region4 | 0008422 0000292 28.86 0.000 000785 0008994 region5 | 0008793 0000338 26.02 0.000 000813 0009455 dtoc | 0073812 0001404 52.56 0.000 0071059 0076564 ttnt | -.000895 0000871 -10.27 0.000 -.0010658 -.0007241 tsnguoi | 0580975 0002725 213.20 0.000 0575633 0586316 typeinc2 | 0023981 0001267 18.92 0.000 0021497 0026465 typeinc3 | 0039696 0000413 96.09 0.000 0038886 0040506 typeinc4 | 0148449 0001036 143.22 0.000 0146418 0150481 typeinc5 | 0026035 0000394 66.09 0.000 0025263 0026807 typeinc6 | -.067531 0006811 -99.15 0.000 -.0688659 -.0661961 typeinc7 | 0403858 0004784 84.42 0.000 0394481 0413235 typeinc8 | -.0485133 0003378 -143.62 0.000 -.0491753 -.0478512 poor | -.0056145 0000837 -67.06 0.000 -.0057786 -.0054504 honhan2 | 0337317 0015973 21.12 0.000 0306011 0368622 thubq | -.0237813 0001844 -128.98 0.000 -.0241427 -.0234199 Total | -.009704 0017544 -5.53 0.000 -.0131426 -.0062654 -+ -Coefficients | tylepthuoc | -.0242922 0004762 -51.01 0.000 -.0252255 -.0233589 schooling | -.1845494 0028456 -64.85 0.000 -.1901266 -.1789721 working_wage | -.1321765 001338 -98.79 0.000 -.1347988 -.1295541 agr_selfE | -.2157615 0020008 -107.84 0.000 -.219683 -.2118399 nonagr_selfE | 0181807 0007096 25.62 0.000 0167899 0195714 m1ac5 | 0614983 0065489 9.39 0.000 0486627 0743339 region1 | 1526528 0011045 138.21 0.000 1504881 1548176 region2 | -.0100061 0003199 -31.28 0.000 -.010633 -.0093791 region3 | 0652706 0007396 88.25 0.000 063821 0667202 region4 | 0373819 0003859 96.87 0.000 0366256 0381382 210 region5 | 0079379 0004562 17.40 0.000 0070438 0088319 dtoc | -.0105066 0003783 -27.77 0.000 -.0112481 -.009765 ttnt | -.0234301 0005321 -44.03 0.000 -.0244731 -.0223872 tsnguoi | -.1162693 0039867 -29.16 0.000 -.1240831 -.1084555 typeinc2 | -.0023661 0001988 -11.90 0.000 -.0027558 -.0019765 typeinc3 | 0039696 0000413 96.09 0.000 0038886 0040506 typeinc4 | 0373509 000356 104.90 0.000 0366531 0380488 typeinc5 | 0037828 0001778 21.28 0.000 0034344 0041313 typeinc6 | 0151437 0016057 9.43 0.000 0119966 0182908 typeinc7 | -.0242579 0008734 -27.77 0.000 -.0259698 -.022546 typeinc8 | -.0078511 0003088 -25.42 0.000 -.0084563 -.0072459 poor | 0012106 0003648 3.32 0.001 0004957 0019255 honhan2 | -.0434686 0036898 -11.78 0.000 -.0507005 -.0362366 thubq | 0009559 0019639 0.49 0.626 -.0028932 0048051 _cons | 0982279 010025 9.80 0.000 0785792 1178767 Total | -.2913717 0018401 -158.34 0.000 -.2949782 -.2877651 -+ -Interaction | tylepthuoc | -.0190641 0003809 -50.05 0.000 -.0198107 -.0183175 schooling | 03954 0006181 63.97 0.000 0383286 0407514 working_wage | 0463113 000489 94.71 0.000 0453529 0472696 agr_selfE | 0321747 0003292 97.74 0.000 0315295 0328199 0000451 -14.81 0.000 -.0007569 -.00058 nonagr_selfE | -.0006685 m1ac5 | 0099409 0010588 9.39 0.000 0078658 012016 region1 | 0001941 000226 0.86 0.390 -.0002488 000637 region2 | -.0021771 0000815 -26.71 0.000 -.0023368 -.0020174 region3 | -.0098149 0001684 -58.29 0.000 -.0101449 -.0094849 region4 | -.0051713 0001402 -36.88 0.000 -.0054462 -.0048965 region5 | 0007086 0000471 15.05 0.000 0006164 0008009 dtoc | -.0019246 0000779 -24.70 0.000 -.0020773 -.0017718 ttnt | -.0005632 0000562 -10.02 0.000 -.0006733 -.000453 tsnguoi | 019035 0006539 29.11 0.000 0177534 0203166 typeinc2 | 0002793 0000277 10.09 0.000 000225 0003336 typeinc3 | -.0039696 0000413 -96.09 0.000 -.0040506 -.0038886 typeinc4 | typeinc5 | -.0255304 000276 -92.49 0.000 -.0260714 -.0249894 -.0028792 0001376 -20.92 0.000 -.0031489 -.0026095 typeinc6 | 0016425 0001749 9.39 0.000 0012997 0019854 typeinc7 | 0040073 0001517 26.41 0.000 0037099 0043047 typeinc8 | -.0054442 000217 -25.09 0.000 -.0058695 -.005019 poor | 0003409 0001028 3.32 0.001 0001394 0005423 honhan2 | 0274037 0023262 11.78 0.000 0228443 031963 thubq | -.0000941 0001933 -0.49 0.626 -.0004731 0002848 Total | 1042771 0021463 48.58 0.000 1000704 1084838 211 Blinder (th tc Heckman C bc) E T l ph thuc -0.02077 -0.01585 EC -0.01244 S nm i hc -0.05392 -0.40198 0.086125 -0.36978 Lm cụng n lng 0.006214 -0.16162 0.056627 -0.09878 Sn xut nụng nghip 0.018366 0.328033 -0.04892 0.297482 T lm vic phi nụng nghip -0.00015 -0.00434 0.00016 -0.00433 Tui ca ch h 0.077244 -0.1854 -0.02997 -0.13813 Vựng BSH -0.00036 0.223001 0.000284 0.222921 Vựng TDMNPB -0.00177 -0.05784 -0.01258 -0.07219 Vựng BTB v DHMT 0.004144 0.002336 -0.00035 0.006129 Vựng Tõy Nguyờn 0.001226 0.040156 -0.00556 0.035827 Vựng ụng Nam B 0.003994 -0.02696 -0.00241 -0.02537 Dõn tc 0.015106 -0.05268 -0.00965 -0.04722 Thnh th/ nụng thụn 0.000581 -0.08484 -0.00204 -0.08629 Qui mụ h 0.086697 0.058423 -0.00956 0.135555 Thu nhp t chn nuụi 0.001256 -0.01204 0.001421 -0.00936 Thu nhp t lõm nghip 0.001381 0.001381 -0.00138 0.001381 Thu nhp t thy sn 0.009123 0.028979 -0.01981 0.018294 Thu nhp t h nụng nghip khỏc 0.003477 0.004931 -0.00375 0.004655 Thu nhp t tin lng -0.06655 0.006069 0.000658 -0.05982 Thu nhp t hot ng SXKD 0.046332 0.011736 -0.00194 0.056129 Thu nhp khỏc -0.04588 -0.01164 -0.00807 -0.0656 H nghốo 0.000688 -0.02117 -0.00596 -0.02645 H cú v chng 0.045855 -0.02424 0.015281 0.036897 -0.0263 -0.02459 0.002421 -0.04847 Thu nhp bq u ngi/thỏng Total -1.33459 -1.33459 H s chn 0.105988 -1.71473 Tng cng -0.04905 -0.01141 -1.62016 Bng 11: Phõn ró chi tit s khỏc bit din tớch t bỡnh quõn theo Oaxaca

Ngày đăng: 07/07/2016, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan