ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

70 947 1
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO  HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI  RẮN SINH  HOẠT TRÊN  ĐỊA BÀN XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM,  THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài 3 5. Địa điểm nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 4 1.1. Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt 4 1.1.1. Khái niệm rác thải 4 1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt 4 1.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 5 1.2. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 5 1.2.1. Nguồn gốc 5 1.2.2. Phân loại rác thải 6 1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt 7 1.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 8 1.4.1. Tính chất lý học 8 1.4.2. Tính chất hoá học 10 1.4.3. Tính chất sinh học 11 1.5. Ảnh hưởng chất thải rắn đô thị tới môi trường 14 1.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước 14 1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường không khí 15 1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với môi trường đất 15 1.5.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với sức khỏe con người 15 1.5.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đến cảnh quan 16 1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17 1.6.1. Khái niệm về xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17 1.6.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17 1.7. Cơ sở pháp lý 19 + Một số văn bản pháp luật liên quan khác. 20 1.8. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 20 1.8.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 20 1.8.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 22 CHƯƠNG 2: 25 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ PHÙ ĐỔNG, 25 HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25 2.1. Điều kiện tự nhiên 25 2.1.1. Vị trí địa lý 25 2.1.2. Khí tượng thủy văn 26 2.1.3. Tài nguyên đất 26 2.1.4. Tài nguyên nước 27 2.1.5. Tài nguyên nhân văn: 27 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 27 2.2.1. Dân số, lao động, y tế, giáo dục: 27 2.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 29 2.3. Cơ sở hạ tầng 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Phương pháp nghiên cứu 31 3.1.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 31 3.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát 31 3.1.3. Phương pháp dự báo 32 3.1.4. Phương pháp SWOT 32 3.1.5. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin 32 3.1.6. Phương pháp chuyên gia 32 3.2. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 33 3.2.1. Nguồn phát sinh rác thải 33 3.2.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư. 33 3.2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt 36 3.2.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường 40 3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phù Đổng 42 3.3.1. Thực trạng quản lý RTSH tại xã Phù Đổng 42 3.3.1.1. Thu gom, vận chuyển và phân loại rác thải sinh hoạt 42 3.3.1.2.Tình hình thu phí vệ sinh môi trường 45 3.3.2.Thực trạng xử lý RTSH tại xã 47 3.3.2.1.Cách xử lý rác của người dân và tỷ lệ thu gom 47 3.3.2.2.Cách xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại xã 49 3.4. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 49 3.5. Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 51 3.5.2. Dự báo khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 53 3.6. Đánh giá chung 54 3.6.1. Thuận lợi 54 3.6.2. Tồn tại, khó khăn 55 3.6.2.1. Về cơ chế chính sách 55 3.6.2.2. Nguồn lực tài chính 55 3.6.2.3. Về nguồn lực, kỹ thuật công nghệ 55 3.6.2.4. Về nhận thức, ý thức 55 3.6.3. Đánh giá nguyên nhân 56 3.6.4. Thách thức trong công tác quản lý CTRSH của xã 56 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 57 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ PHÙ ĐỔNG 57 4.1. Giải pháp phân loại rác tại nguồn 57 4.2. Biện pháp cơ chế chính sách 60 4.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1. KẾT LUẬN 62 2. KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63  

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG TRỊNH THỊ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hà Nội - 2015 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG TRỊNH THỊ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Kỹ Thuật Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Giáo viên hướng dẫn 1 : TS Phạm Thị Tố Oanh Giáo viên hướng dẫn 2 : Th.S Nguyễn Thị Linh Giang Hà Nội - 2015 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” Là kết quả nghiên cứu của bản thân Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đề tài là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Minh 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo TS Phạm Thị Tố Oanh Trung Tâm Các Chương Trình Y Tế Xã Hội, Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam và Cô giáo Th.S Nguyễn Thị Linh Giang giảng viên Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình làm đồ án Đồng thời, em cũng xin đực bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô trong Khoa Môi Trường thuộc Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường Với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình em làm đề tài mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết đề tài này Dù thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn đọc Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Trịnh Thị Minh 5 MỤC LỤC 6 MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, đối với sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc và nhân loại Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững đang là vấn đề được đặt ra trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực Cho đến nay, nền kinh tế không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang còn mở rộng ra các quận, huyện và các thị trấn, phạm vi nhỏ hẹp hơn là các làng, xã Song song đó, với quá trình phát triển đó, chất lượng cuộc sống của người dân các quận, huyện, nông thôn cũng được nâng cao Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt theo hộ gia đình và nó được thải vào môi trường ngày càng nhiều Xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 15km là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc bên bờ đê tả ngạn sông Đuống (Thiên Đức Giang), là nơi có một số con đường giao thông trọng điểm chạy qua Vì vậy, các hoạt động kinh tế, dịch vụ của xã tương đối phát triển, đồng thời dân số của xã tăng nên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo Các chợ, quán ăn, dịch vụ phục vụ người dân ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến chất lượng rác thải cũng tăng lên nhiều Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc quản lý chất thải sinh hoạt Mà rác thải chỉ được thu gom tập trung ở một số bãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Đặc biệt, những bãi rác này còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khỏe con người Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Xã Phù 7 Đổng - Huyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội” được thực hiện với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp quản lý chất thải rắn thích hợp cho xã Phù Đổng 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng - Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra 3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng: + Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt + Thành phần chất thải rắn sinh hoạt + Lượng phát thải chất thải rắn sinh hoạt - Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng: Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng như: + Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại phương tiện thu gom, vận chuyển; Số nhân công thu gom,vận chuyển + Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất, thời gian thu gom, các điểm tập kết, hiệu suất thu gom, Vạch tuyến thu gom sơ cấp và thứ cấp + Tình hình phân loại; Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt + Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025 - Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng: + Nhận thức, đánh giá của cán bộ quản lý + Nhận thức, đánh giá của người dân - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng: + Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom chất thải sinh hoạt + Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý chất thải sinh hoạt: Về cơ chế, chính sách, Về việc bố trí, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 4 Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài 8 Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Đề tài bắt đầu thực hiện từ 25/12/2015 đến 30/1/2015 5 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 1.1 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt 1.1.1 Khái niệm rác thải Chất thải được hiểu như quy định tại Điều 3 của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2015: “ Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người” Vì vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất thải sản xuất, dịch vụ y tế…mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi 1.1.2 Khái niệm rác thải sinh hoạt “ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc 9 quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả vv…” 10 1.1.3 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt chất thải Nguyên vật liệu chất thải Chế biến Thu hồi và tái chế Chế biến lần 2 Tiêu thụ Thải bỏ Hình 1.1 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt Ghi chú: Chất thải Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng 1.2 Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 1.2.1 Nguồn gốc Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) - Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng - Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng 56 Bảng 3.11 Dự báo dân số của xã Phhù Đổng đến năm 2025 STT Năm tính toán Dân số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 13.597 13.775 13.955 14.138 14.323 14.510 14.685 14.863 15.042 15.224 15.407 ( Nguồn: Tác giả thực hiện) Hình 3.6 Biểu đồ gia tăng dân số xã Phù Đổng tới năm 2025 Vậy dự báo dân số xã Phù Đổng đến năm 2025 có khoảng 15.407 người 3.5.2 Dự báo khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 Qua kết quả tính toán dự báo về số lượng tăng dân số của xã Phù Đổng đến năm 2025 Đến năm 2016, tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý 90 – 95% và đến năm 2025 được thu gom và đạt xử lý đạt 100% thì dự báo khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng được thể hiện như sau: Áp dụng công thức dự báo: Mn = Trong đó:  Mn : khối lượng CTR năm thứ n (tấn/ ngày)  Nn : dân số thành phố năm thứ n  m : hệ số phát thải (kg/người/ngày) Áp dụng công thức khối lượng CTRSH dự báo, ta thu được kết quả theo bảng sau: Bảng 3.12 Dự báo khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 57 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Năm Dân số Hệ số phát Khối lượng CTRSH tính toán (người) thải (tấn/ngày) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 13.597 13.775 13.955 14.138 14.323 14.510 14.685 14.863 15.042 15.224 15.407 0,59 0,64 0,70 0,72 0,74 0,76 0,79 0,80 0,83 0,85 0,88 8,0 8,8 9,8 10,2 10,6 11,0 11,6 11,9 12,5 12,9 13,6 ( Tác giả thực hiện) Hình 3.7 Biểu đồ gia tăng khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 Từ bảng dự báo trên cho ta thấy khối lượng CTRSH phát sinh năm 2015 là 8 tấn/ngày, đến năm 2018 là 10,2 và đến năm 2025 là 13,6 tấn/ngày Lượng CTRSH phát sinh ngày càng nhiều nếu hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý không được cải thiện thì sẽ gây ô nhiễm môi trường rất lớn 3.6 Đánh giá chung 3.6.1 Thuận lợi - Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tương đối đầy đủ: hệ thống giao thông được đầu tư khá tốt và thuận tiện; phương tiện trang thiết bị thu gom CTRSH và nhân lực về cơ bản đáp ứng đủ trong phạm vi và tỷ lệ thu gom - CTRSH hiện tại Hệ thống tổ chức triển khai công tác CTRSH đã được thiết lập dưới sự chỉ đạo tổ - chức của UBND xã thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt Kinh phí được bố trí nguồn ngân sách nhà nước của xã hàng năm để duy trì hoạt động thu gom, xử lý CTRSH 58 3.6.2 Tồn tại, khó khăn Từ thực tế công tác quản lý CTRSH trên địa bàn xã cho thấy một số tồn tại, khó khăn như sau: 3.6.2.1 - Về cơ chế chính sách Chưa xây dựng được quy chế chung về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn xã, do đó chưa làm rõ thành phần, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong hệ - thống quản lý Thiếu các hướng dẫn tài chính cho công tác quản lý CTRSH: thu, nộp và quản lý phí dịch vụ thu gom CTRSH, cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần - kinh tế tư nhân trong cong tác thu gom, xử lý CTRSH Chưa ban hành các quy định, các thông báo hướng dẫn công tác thu gom, vận chuyển, xử lý trên địa bàn 3.6.2.2 - Nguồn lực tài chính Kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác, cơ chế hỗ trợ cho cán bộ công nhân thu gom còn hạn hẹp 3.6.2.3 Về nguồn lực, kỹ thuật công nghệ - Nguồn lực về trang thiết bị và con người còn hạn chế dẫn đến việc mở rộng phạm vi - mạng lưới thu gom và tăng tỷ lệ thu gom CTRSH còn gặp nhiều khó khăn Các mô hình, kỹ thuật xử lý CTRSH nông thôn quy mô hộ gia đình chưa được triển khai thực hiện trên địa bàn 3.6.2.4 - Về nhận thức, ý thức Nhận thức của các cấp chiinhs quyền về công tác quản lý CTRSH còn chưa đầy đủ, đặc biệt là vấn đè quản lý CTRSH trên địa bàn, các mô hình xã hội hóa công tác - quản lý CTRSH còn chưa được quan tâm, hỗ trợ Còn một số hộ dân chưa chấp hành tốt việc đăng ký và nộp phí thu gom CTRSH Nhìn chung, trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng dân cư xả rác tự do ra kênh mương tạo nên các bãi rác tự phát hoặc vứt bừa bãi ra các tuyến đường 59 3.6.3 Đánh giá nguyên nhân Nhìn chung, hệ thống quản lý CTRSH của xã còn tồn tại nhiều vấn đề do các - nguyên nhân chính sau: Cơ chế chính sách, các quy định, hướng dẫn về công tác quản lý CTRSH của xã còn - thiếu và chưa đồng bộ Ngân sách hỗ trợ công tác quản lý CTRSH chưa có nên việc triển khai công tác - quản lý CTRSH chưa được thực hiện Chưa có hệ thống phân loại CTRSH tại nguồn, điều này gây ảnh hưởng tất nhiều - khó khăn cho công tác quản lý cũng như xử lý CTRSH Mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH chưa được chú trọng và đẩy mạnh; ý thức cộng đồng về công tác thu gom, xử lý CTRSH chưa cao, chưa có các hoạt động, các mô hình cụ thể để triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm 3.6.4 Thách thức trong công tác quản lý CTRSH của xã - Khối lượng CTRSH trên địa bàn phát sinh ngày càng cao do tốc độ phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng Việc quản lý CTRSH kém hiệu quả sẽ tác động tiêu cực đến thành phần - môi trường và sức khỏe cộng đồng Cùng với việc ban hành các quy định hướng dẫn, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ và thu hút các nguồn lực công tác quản lý CTRSH cần phải được thực hiện để mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom, tái chế, xử lý CTRSH trên điạ bàn xã, đáp ứng mục tiêu của chính phủ về Chiến lược quốc gia về quản lý toognr hợp CTR - đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Chi phí cho xử lý CTRSH ngày càng lớn do vậy cần huy động các nguồn lực tài chính bền vững đảm bảo triển khai và duy trì các hoạt động quản lý CTRSH trên điạ bàn xã, tăng cường công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động sự - tham gia của người dân Nhận thức, ý thức và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH sẽ tác động đến hiệu quả các chương trình, kế hoạch và các hoạt động quản lý CTRSH của xã CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ PHÙ ĐỔNG 60 Với việc dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại xã Vì vậy, yêu cầu đề ra là phải có những biện pháp quản lý thích hợp Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng… nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn xã 4.1 Giải pháp phân loại rác tại nguồn Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (CTRSHTN) và đẩy mạnh công nghệ tái chế là giải pháp tối ưu nhất trong việc xử lý rác, đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng Với khoảng 75% chất thải hữu cơ, rác thải sinh hoạt thực sự là nguồn nguyên liệu quý, rẻ cho các nhà máy điện, sản xuất phân compost, khoảng 15% rác thải vô cơ cũng được phân loại và các cơ sở tái chế sẽ thu gom (giấy, nhựa, kim loại ) 61 Cách thức phân loại rác thải sinh hoạt tại xã được đề xuất như sau: Chất thải từ các hộ gia đình, chợ, trường học Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn Hữu cơ Vô cơ khó phân hủy Vô cơ tái chế Điểm trung chuyển rác thải Điểm trung chuyển rác thải Cơ sở tái chế Nhà máy chế biến phân compost Phân compost Bãi chôn lấp hợp vệ sinh của huyện Gia Lâm Chất thải Hình 4.1 Sơ đồ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở xã Phù Đổng Qua sơ đồ trên, rác thải sinh hoạt từ nguồn phát sinh sẽ được phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn thành 3 loại cơ bản: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ tái chế và rác thải vô cơ khó phân hủy Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại sẽ được xử lý theo các hướng khác nhau nhằm tận dụng những thứ bỏ đi và nâng cao hiệu quả phân hủy của rác thải + Đối với chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ chúng ta có thể giảm đi bằng cách tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc sẽ được thu gom và vận chuyển riêng biệt đến các nàh máy làm nguồn nguyên liệu sạch từ chất thải thực phẩm dư thừa để chế biến phân compost và sản xuất phân hữu cơ 62 + Đối với chất thải rắn vô cơ tái chế bao gồm các chai nhựa, vỏ bia, kim loại sau khi được thu gom bởi những người thu mua ve chai sẽ được vận chuyển riêng đến các nhà máy tái sinh tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên + Đối với chất thải rắn vô cơ khó phân hủy: bao gồm các loại túi nilon, pin hỏng, lốp xe, bóng đèn, loại này chúng ta tập trung ra các thùng đựng rác để vận chuyển lên bãi chôn lấp của huyện Gia Lâm ** Các biện pháp tổ chức thực hiện: Việc phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn, có tính chất quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình xử lý sau đó Đối với các nước phát triển, phân loại chất thải rắn tại nguồn đã đi sâu vào tiềm thức của người dân và đã tạo thành thói quen của cả cộng đồng Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa quan trọng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích chôn lấp,tạo nguồn tài nguyên phát triển sản xuất Để phù hợp về kinh tế cho hộ gia đình và địa phương tại xã Phù Đổng cần thực hiện:  Tận dụng các dụng cụ chứa chất thải của các hộ dân đã có thì sơn các dụng cụ thành hai màu khác nhau để phân biệt các thùng chứa vô cơ (màu đỏ) và hữu cơ (màu xanh)  Đối với những hộ chưa sử dụng dụng cụ đựng chất thải rắn thì tận dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường như: mây, tre,…để tạo ra các dụng cụ đựng chất thải rắn, sau đó sơn các dụng cụ để phân biệt thùng chứa vô cơ (màu đỏ) và hữu cơ (màu xanh) ** Tổ chức hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt Phương tiện, thời gian thu gom,vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt  Phương tiện: Sử dụng xe thu gom có 2 ngăn (chứa chất thải vô cơ và hữu cơ) được thiết kế theo tiêu chuẩn (1 xe vận chuyển được 1,2- 1,5 m 3 CTR) để vận chuyển chất thải từ các thôn đến bãi tập kết  Thời gian: Thời gian thu gom CTRHC được thu gom vào buổi chiều hàng ngày từ 17h- 19h, riêng CTRVC được thu gom vào ngày chủ nhật hàng tuần (nếu hàng ngày 63 các hộ dân thải CTRVC thì các công nhân môi trường vẫn thu gom vì xe thu gom được thiết kế 2 ngăn đựng CTRVC và CTRHC riêng biệt) 4.2 - Biện pháp cơ chế chính sách Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của xã và theo dõi sát sao, hướng dẫn công nhân thu gom, nâng cao hiệu quả quản lý • Mỗi thôn có người phụ trách quản lý về môi trường • Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường của từng thôn • Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý - Tăng ngân sách cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường - ngay tại địa phương Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại từ đó có chế độ tiền lương phù hợp và thêm phụ cấp độc hại, dụng cụ bảo hộ lao - động phải được trang bị đầy đủ đảm bảo an toàn lao động Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom, vận chuyển, đạt tỷ lệ thu gom 100% 4.3 Biện pháp tuyên truyền giáo dục Nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải, và các tác động đến môi trường, sức khỏe của con người do ô nhiễm rác thải còn ở mức thấp bởi vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng với lĩnh vực BVMT nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nói riêng là việc làm hết sức cần thiết Để nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua một số biện pháp sau: - Phổ biến cho người dân thế nào là rác thải hữu cơ, thế nào là rác thải vô cơ, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc phân loại rác thải thông qua các tổ chức chính trị: hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, trường học,phát tờ rơi phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình … 64 - Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những tác hại do rác thải gây ra cho môi trường và sức khỏe con người thông qua hệ thống thông tin của thôn như: báo, đài, - tivi, áp phích tại địa phương… Tổ chức các hoạt động, chương trình, phong trào làm vệ sinh môi trường: Ngày môi trường thế giới, giữ gìn đường phố xanh- sạch đẹp, tháng thanh niên hành động vì - môi trường… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, trong nhà trường về vấn đề bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, phát động các phong trào như: trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, xóa bỏ đi quan niệm môi trường chỉ là một môn học lồng ghép, thay vào đó nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về đề tài môi trường một cách sinh động nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về môi trường,nhằm hình thành thói quen tốt cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường như - dùng các phần mềm dạy học về môi trường… Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa Những gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN Qua tìm hiểu hiện trạng rác thải và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội có thể rút ra một số kết luận sau:  Mỗi ngày, khoảng 7,3 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã trong đó lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất ( khoảng 5,5 tấn/ngày) tuy nhiên tỷ lệ thu gom chỉ đạt 68,3% nên lượng rác thải thu gom thực tế chỉ đạt khoảng 5,4 tấn/ngày  Thành phần rác thải trên địa bàn xã còn tùy thuộc vào đặc tính của từng nhóm hộ Do các hộ dân cư tại xã vẫn hoạt chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên tận dụng được lượng cơm thừa, rau, củ, quả cho gia súc, gia cầm nên trung bình chung thành phần rác thải hữu cơ của thị trấn (chiếm 47%) thấp hơn so với rác thải phi hữu cơ (chiếm 53%)  Nhìn chung, công tác quản lý trên địa bàn xã còn nhiều hạn chế và bất cập, hoạt động thu gom chưa được quan tâm và chú trọng, chưa có khu xử lý rác thải sinh hoạt sau thu gom, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân còn hạn chế 2 KIẾN NGHỊ Để công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã thực hiện tốt hơn, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:  Mỗi thôn nên xây dựng một bãi chứa rác thải hợp vệ sinh riêng để dễ và tiện cho việc quản lý  Phát triển hệ thống thu phí để cân bằng cho công tác quản lý, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt  Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho công nhân, cán bộ chuyên trách về môi trường Tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa UBND xã với cán bộ của các thôn để dễ hoạt động và hiệu quả hơn trong công tác quản lý chất thải  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, về hoạt động phân loại rác… 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Trần Thị Mỹ Diệu và TS Nguyễn Trung Việt, (2007), “Giáo trình quản lý chất thải sinh hoạt” và “Giáo trình quản lý chất thải nguy hại”, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh 2 ( Nguồn:GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2001) 3 (Nguồn: UBND xã Phù Đổng, báo cáo dân số, 2015) 4 (Nguồn: UBND xã Phù Đổng, Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai Xã Phù 5 6 7 8 Đổng, 2015) ( Nguồn: Số liệu ban tài nguyên-môi trường xã Phù Đổng, 2015) (Nguồn: Điều tra hộ - 2016) (Nguồn : UBND xã Phù Đổng và điều tra hộ gia đình 2016) (Nguồn: Số liệu UBND xã Phù Đổng, năm 2015)

Ngày đăng: 26/06/2016, 22:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Đặt vấn đề

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Nội dung nghiên cứu

  • 4. Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài

  • 5. Địa điểm nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1:

  • TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

  • 1.1. Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt

  • 1.1.1. Khái niệm rác thải

  • 1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt

  • 1.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

  • Hình 1.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

  • 1.2. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

  • 1.2.1. Nguồn gốc

  • Hình 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

  • 1.2.2. Phân loại rác thải

  • 1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt

  • 1.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

  • 1.4.1. Tính chất lý học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan