THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT về môi TRƯỜNG TRONG LĨNH vực CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH PHÚC

81 556 0
THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT về môi TRƯỜNG TRONG LĨNH vực CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH PHÚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG AN HäC VIÖN C¶NH S¸T NH¢N D¢N NGUYỄN QUẢNG ĐẠI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC A KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hµ néi – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG AN HäC VIÖN C¶NH S¸T NH¢N D¢N NGUYỄN QUẢNG ĐẠI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Trinh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Mã số: 52860102 Người hướng dẫn khoa học: GV: Tống Sơn Huy Hµ néi – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực, chính xác và khách quan Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả khóa luận Nguyễn Quảng Đại DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CAND : Công an nhân dân CBCS : Cán bộ chiến sĩ CNH_HĐH : Công nghiệp hóa _ Hiện đại hóa CSBM : Cơ sở bí mật CSMTr : Cảnh sát môi trường CSND : Cảnh sát nhân dân CSPCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm CTNH : Chất thải nguy hại KCN : Khu công nghiệp KT_XH : Kinh tế xã hội MLBM : Mạng lưới bí mật ST : Sưu tra SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Uỷ ban nhân dân VPPL : Vi phạm pháp luật XDLL : Xây dựng lực lượng XMHN : Xác minh hiềm nghi XNK : Xuất nhập khẩu MỤC LỤC Mở đầu Chương 1: 1.1 1.2 Chương 2: 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 Trang 1 Những lí luận về vi phạm pháp luật môi trường trong 7 lĩnh vực công nghiệp và hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng Cảnh sát môi trường Nhận thức chung về công nghiệp và vi phạm pháp luật 7 môi trường trong lĩnh vực công nghiệp Nhận thức lý luận và các biện pháp tiến hành hoạt động 12 phòng ngừa vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Thực trạng hoạt động phòng ngừavi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng Cảnh Sát môi trường tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Những nhận xét, đánh giá về hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luậ tmôi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Dự báo tình hình liên quan đến hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trườngVĩnh Phúc Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 26 26 34 47 54 59 70 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và là một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển nhất cả nước Tính đến năm 2013, tỉ trọng công nghiệp chiếm 60,39% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2011 tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 681 dự án trong đó có 127 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí là hơn 2,4 tỷ USD và 554 dự án DDI với tổng số vốn đăng kí là 32.829,8 tỷ đồng Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành công nghiệp của tỉnh đã thu hút và giải quyết việc làm cho hang chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận Đồng thời làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng CNH-HĐH, nâng cao thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân và người lao động Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố tích cực, thì quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã và đang có những tác động tiêu cực đến môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và điều kiện sống của các loài sinh vật.Tình trạng ô nhiễm môi trường và những VPPL về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp đang diễn phổ biến, gây ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, bức xúc trong dư luận làm mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tại nhiều khu công nghiệp hiện nay vẫn chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có đầu tư nhưng chỉ mang tính hình thức, đối phó với cơ quan chức năng Tình trạng thải khí thải độc hại, chất thải rắn chưa qua xử lý ra môi trường vẫn diễn ra nghiêm trọng, một số doanh nghiệp, cơ sở SXKD, làng nghề lợi dụng sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý đã ngang nhiên thải bỏ chất thải rắn, chất thải nguy hại ra môi trường vào các lưu vực sông, khu vực vắng người Từ đó 2 dẫn đến môi trường nước tại nhiều lưu vực sông bị ô nhiễm, có nơi hàm lượng chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 5 lần Môi trường không khí tại một số khu vực tập trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn tới 7 lần, trong đó có chứa cả các khí thải độc hại Nhiều bãi rác tự phát xuất hiện trên địa bàn tỉnh, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng tới người dân khu vực xung quanh Trong những năm qua, công tác phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng tuy nhiên các hành viVPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp vẫn không ngừng diễn biến phức tạp Với thực tế đó lực lượng CSMTr Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để chủ động phòng ngừa các hành vi VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp Tuy vậy công tác phòng ngừa, điều tra xử lý các hành vi VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp nhiều khó khăn hạn chế Sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa đồng bộ dẫn đến quản lý chồng chéo, bất cập về cơ sở pháp lý; chế tài xử lý vi phạm chưa đủ tính chất răn đe, VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp vẫn còn xảy ra nhiều, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hường tới sức khỏe của người dân Do đó, chủ động phòng ngừa để hạn chế các hành vi VPPL môi trường có vai trò quyết định, có tác dụng rất lớn để hạn chế hậu quả thiệt hại xảy ra, đảm bảo các quy định về BVMT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcđược thực thi có hiệu quả Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc chủ động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là một yêu cầu cấp thiết.Vì vậy, việc nghiên cứu khóa luận: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường trên 3 địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ” làm khóa luận tốt nghiệp là cần thiết và phù hợp về cả yêu cầu lý luận, cũng như thực tiễn 2 Tình hình nghiên cứu khóa luận Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp đã được nhiều nhà khoa học quan tâm Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên hoạt động phòng ngừa VPPL trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc theo chức năng của lực lưọng CSMTr là một trong những vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn Tính đến thời điểm hiện nay đã có một số công trình nghiêncứu vềcông tác phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệpở các góc độ khác nhau như: -Lê Quang Đồng (2013), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật môi trường tại các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường”, luận án thạc sĩ, Học viện CSND -Nguyễn Quang Huy (2011), “ Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trên địa bàn Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện CSND Dưới góc độ là chủ thể chuyên trách – Cảnh sát PCTP môi trường trong phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát PCTP môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp và toàn diện về đề tài này dưới góc độ pháp lý trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận - Mục đích nghiên cứu + Làm rõ những vấn đề lý luận về công tác phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp 4 + Khảo sát, đánh giá đúng tình trạng VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp và thực trạng công tác phòng ngừa các VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệptại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc + Tìm ra nguyên nhân, dự báo tình hình và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quà công tác phòng ngừa các VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Nhiệm vụ nghiên cứu + Thu thập và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phòng ngừa VPPL môi trường nói chung và phòng ngừa VPPL mỏi trường trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng + Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của công nghiệp ở Vĩnh Phúc để tìm ra những ảnh hưởng đến VPPL môi trường + Thu thập, phân tích tình trạng VPPL môi trường, nguyên nhân, điều kiện của VPPL trong lĩnh vực công nghiệp tai địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, so sánh đối chiếu với tình trạng VPPL môi trường trong các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc + Phân tích làm rõ hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc Từ đó làm rõ những tồn tại và nguyên nhân nảy sinh những tồn tại đó + Trên cơ sở đánh giá tình trạng VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, những tồn tại hạn chế trong hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường đưa ra những giải pháp góp phần phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng CSMTr - Công an Vĩnh Phúc 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận từ hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng CSMTr tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu 5 Khóa luận chỉ nghiên cứu trong phạm vi hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp tại các KCN, CCN thuộc chức năng của lực lượng CSMTr - Công an Vĩnh Phúc Thời gian khảo sát nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2014 5 Phương pháp nghiên cứu của khóa luận Trong quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm Nghiên cứu để tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê tội phạm, nghiên cứukhảo sát địa hình, hội thảo, tọa đàm, trao đổi, nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng kết báo cáo chuyên đề về tình hình và kết quả công tác tổ chức phòng ngừa các VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp thuộc chức năng của lực lượng CSMTr - Công an tỉnh Vĩnh Phúc Bên cạnh đó sử dụng các tài liệu, báo cáo của các Bộ, Sở ngành có liên quan như Sở Tài nguyên môi và trường Vĩnh Phúc 6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận Kết quả nghiên cứu khóa luận bổ sung thêm vào hệ thống lý luận chung về hoạt động phòng ngừa tội phạm VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng CSMTr góp phần đảm bảo chất lượng, chăm lo sức khỏe, đời sống nhân dân trong quá trình thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước Khóa luận có thề sử dụng để làm lài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường CAND Kết quả nghiên cứu khóa luận có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quà hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng CSMTr - Công an tỉnh Vĩnh Phúc và một số địa phương trong thời gian tới 62 Trong quá trình phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường CA tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung một số nội dung sau: - Tăng cường phối hợp tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường ở những nơi tập trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp cần triển khai đồng bộ các giải pháp Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường phối hợp với Sở TNMT, Ban quản lý các KCN, CCN cương quyết xử lý, đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi VPPL về BVMT gây hậu quả nghiêm trọng - Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể với các lực lượng chức năng khác: + Trong trao đổi thông tin, tài liệu về VPPL môi trường; + Trong chuyển giao ứng dụng KHKT về BVMT và đấu tranh PCTP về môi trường; + Trong thực hiện công tác kiểm định môi trường cũng như trong công tác đào tạo cán bộ làm công tác chuyên môn về môi trường và BVMT - Tổ chức phối hợp tốt trong thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT tới quần chúng nhân dân cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở SXKD nhằm nâng cao nhận thức của những chủ thể này về môi trường và BVMT Đồng thời thu hút được những chủ thể này phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác phát hiện, đấu tranh với các hành vi VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng và các hành vi VPPL cũng như các tội phạm VPPL về môi trường nói chung - Tăng cường phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề về đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi VPPL về môi trường (có thể tổ chức định kì) để từ đó có cái nhìn tổng thể về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi VPPL về môi trường, nhằm thấy được những tồn tại hạn chế cũng như 63 những kết quả đạt được trong công tác này để có những pháp khắc phục kịp thời những tồn tại và phát huy những mặt mạnh, những ưu điểm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi VPPL về môi trường 2.5.4 Tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - Về công tác ĐTCB: Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường CA tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung rà soát, đánh giá lại chất lượng công tác NVCB, trong đó chú ý đến chất lượng và qui trình công tác ĐTCB đối với các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, KCN trên địa bàn tỉnh.Mặt khác cũng cần coi trọng đến vấn đề phân công, phân cấp, thẩm quyền trong công tác ĐTCB, nhằm loại trừ sự chồng chéo giữa các đơn vị chức năng có liên quan nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng thực hiện các hành vi xâm hại đến môi trường Triển khai có hiệu quả công tác ĐTCB địa bàn trọng điểm tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; tập trung làm rõ sơ đồ tổng thể, quy hoạch, quy mô, diện tích, vốn đầu tư, chương trình, dự án trọng điểm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, trong đó chú ý làm rõ về quá trình chấp hành pháp luật về BVMT, hệ thống sơ đồ vận hành xử lý chất thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung, nguồn phát thải chất thải nguy hại và các giải pháp xử lý; lên danh sách các đối tượng quản lý nghiệp vụ, kiểm tra nghiệp vụ và các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự đã và đang xảy ra có dấu hiệu phức tạp liên quan; tình hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng như các vấn đề khác có liên quan.Lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc cần có kế hoạch, biện pháp thu thập tài liệu, số liệu về tình hình có liên quan đến công tác nghiệp vụ ở địa bàn, mục tiêu, tuyến, lĩnh vực, địa bàn qua đó tạo điều kiện cho việc nắm chắc được diễn biến tình hình có liên quan 64 đến công tác an ninh trật tự tại các khu vực trọng điểm về công nghiệp, để có chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và VPPL về môi trường một cách kịp thời, có hiệu quả các yêu cầu công tác nghiệp vụ trên các mặt công tác - Về công tác sưu tra: Trên cơ sở kết quả công tác ĐTCB, các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc cần đánh giá, xác định và đề xuất lập hồ sơ ST trên địa bàn tỉnh Phân công các đơn vị nghiệp vụ theo dõi, quản lý địa bàn, đối tượng trọng điểm Trong thời gian tới, lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc tập trung thực hiện tốt Thông tư số 19/2013/TT-BCA-C41 ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác ST của lực lượng CSND, tập trung, bám sát danh mục đối tượng ST theo quy định, rà soát đưa vào diện ST đối với việc, hiện tượng và người có dấu hiệu VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệpgây bức xúc trong nhân dân Quá trình tiến hành công tác ST phải thường xuyên bổ sung tài liệu về diễn biến hoạt động của đối tượng ST để nắm toàn diện, có hệ thống về đối tượng ST, trên cơ sở đó tiến hành phân loại để có biện pháp quản lý điều tra thích hợp; Phân loại đối tượng ST phải căn cứ vào thông tin, tài liệu cụ thể về diễn biến, hành vi hoạt động, tính chất và thủ đoạn, phạm vi hoạt động của từng đối tượng trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó tiến hành phân loại và thường xuyên đối chiếu các thông tin, tài liệu về hoạt động của các đối tượng với các tiêu chuẩn phân loại để kịp thời chuyển loại đối tượng ST và có kế hoạch, biện pháp theo dõi, quản lý phù hợp Cán bộ trinh sát quản lý đối tượng ST phải chủ động thường xuyên phối hợp, trao đổi với Công an địa phương về ANTT, kịp thời nắm những thông tin mới về diễn biến hoạt động của đối tượng trên địa bàn Bên cạnh đó, lãnh đạo CA tỉnh, Công an các huyện, thị xã, 65 thành phố thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác ST của đơn vị, địa phương mình; định kỳ 6 tháng một lần, tiến hành kiểm tra đánh giá toàn diện công tác ST để có kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện - Về công tác xây dựng, sử dụng CTVBM Việc tuyển chọn xây dựng CTVBM trong các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cần phải chú ý thêm về năng lực sở trường, kiến thức chuyên môn, mối quan hệ xã hội và mục tiêu cần tiếp cận Mục tiêu cần phát hiện ở đây là các hành vi xâm hại đến ANTT nói chung và các hành vi VPPL về BVMT nói riêng, trong đó chú ý đến những yếu tố tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường lòng đất, nguồn nước, tiếng ồn, độ rung hoặc vi phạm khác về xử lý chất thải, nước thải và khí thải, buôn bán xuất nhập khẩu chất thải xuyên biên giới, nhập khẩu máy móc cũ, hỏng, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường… Trong thời gian tới, lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ CTVBM, tập trung xây dựng những cơ sở thu thập thông tin và cơ sở tạo điều kiện hỗ trợ cho việc tiến hành các biện pháp trinh sát ở các mục tiêu; cần đảm bảo đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chủ động tích cực nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động của đối tượng trên địa bàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Trong quá trình xây dựng và sử dụng, lực lượng CSMTr cần chú ý: phải tuyển chọn và xây dựng những người có mối quan hệ đối tác làm ăn với đối tượng, những người có ảnh hưởng nhất định đối với đối tượng về chính trị, kinh tế Quá trình xây dựng và sử dụng CTVBM, lực lượng CSMTr cần quan tâm bồi dưỡng, chỉ đạo, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho CTVBM một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện, khả năng của từng người Đồng thời, cần chú ý công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, lòng trung thành của CTVBM Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với CTVBM theo quy định; quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng, tình 66 cảm để kịp thời động viên, giúp đỡ cũng như nhắc nhở, xử lý để CTVBM tin tưởng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 2.5.5 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát môi trường Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vàvi phạm pháp luậtvề môi trường trong lĩnh vực công nghiệptrên địa bàn tỉnh Từ khi thành lập đến nay, lãnh đạo Phòng cảnh sát PCTP về môi trường CA tỉnh luôn quan tâm đến công tác tổ chức lực lượng, đào tạo bồi dưỡng CBCS theo kế hoạch và lộ trình nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ trong tình hình mới Trước thực trạng tội phạm và VPPL về môi trường đang diễn biến phức tạp, lãnh đạo Phòng xác định một số nhiệm vụ trọng tâm sau: - Về tổ chức lực lượng: Từ khi thành lập đến nay, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CA tỉnhVĩnh Phúcđã trải qua các mốc thời gian xây dựng, trưởng thành với sự bổ sung, hoàn thiện không ngừng về tổ chức lực lượng Hiện nay phòng CSMTr Vĩnh Phúc được cơ cấu thành 04 đội, bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ thành lập Đội Cảnh sát PCTP về môi trường ở cấp huyện và thường xuyên bổ sung đội ngũ cán bộ cho các đội công tác, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chuyên môn về môi trường và đội ngũ có trình độ cao Đối với công tác tuyển dụng cán bộ, Ban Giám đốc CA tỉnh cũng như lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường có chính sách tuyển dụng, thu hút cán bộ ngành ngoài vào công tác trong lực lượng Ngoài các điều kiện bắt buộc của ngành quy định thì ưu tiên đối tượng tuyển dụng tốt nghiệp đại học, sau đại học được đào tạo chuyên ngành môi trường ở các nước phát triển hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học trình độ khá, giỏi tại các trường đại học trong nước có chuyên ngành môi trường uy tín với các chính sách ưu tiên 67 - Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS: phương hướng đào tạo đội ngũ CBCS cần đạt được một số tiêu chuẩn cụ thể như sau: + Cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt của người Công an cách mạng, có lối sống lành mạnh và chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành Công an + Về pháp luật, nghiệp vụ: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ PCTP và VPPL về môi trường nói chung, môi trường trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng nhằm trang bị cho CBCS các kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ Đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCTP về môi trường, ngoài những kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu cần thường xuyên tự trau dồi những kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành của công tác BVMT như: cách lấy mẫu nước thải, cách lấy mẫu vật phẩm, các quy trình thử mẫu vật, cách đọc và đánh giá các kết luận giám định chuyên môn… ngoài ra, cần học tập nắm được kiến thức pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến môi trường, công tác BVMT, đặc biệt là các quy định có liên quan đến quản lý tài nguyên, xử lý chất thải rắn, CTNH tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các KCN, CCN, làng nghề… Như vậy, CBCS mới có kiến thức sâu rộng để hoàn thành tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL về môi trường nói chung, VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệpnói riêng - Về trình độ ngoại ngữ: trong xu thế hội nhập quốc tế, mỗi CBCS cần thường xuyên học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia, nắm bắt được tinh thần của các hội nghị tế về môi trường; nghiên cứu học tập và tiếp nhận chuyển giao các quy trình khoa học - kỹ thuật cũng như công nghệ mới trong quản lý, phân loại, xử lý chất thải rắn, CTNH của các nước tiên tiến Từ đó, góp phần tiếp cận, tiếp xúc, làm việc với những người nước 68 ngoài, các chủ đầu tư là người nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài trong quá trình công tác thuận lợi hơn Như vậy, công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm đối với các đối tượng này sẽ đạt hiệu quả cao hơn Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CA tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, công cụ, phương tiện hiện đại phục vụ công tác phát hiện, xử lý các VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp Bởi vì trên thực tế hiện nay, khi thu mẫu vật nghi có sử dụng các hóa chất độc hại, do chưa có thiết bị, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường phải gửi sang các cơ quan có chức năng giám định Công việc này vừa mất thời gian, vừa tốn kém về tài chính Cụ thể như: - Đầu tư trang bị máy móc, phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại như thiết bị kiểm định nhanh, thiết bị đo phóng xạ, ô tô chuyên dụng, máy ghi hình, máy ghi âm, thiết bị định vị ; đầu tư cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi tập kết để tạm giữ phương tiện vi phạm, lưu giữ tạm thời chất thải chờ xử lý - Đầu tư kinh phí cho công tác NVCB, kinh phí cho công tác giám định, phân tích mẫu môi trường phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm - Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với CBCS, đặc biệt đối với CBCS thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong các môi trường ô nhiễm độc hại 69 KẾT LUẬN Ở nước ta hiện nay, khái niệm “VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp” không còn là mọt khái niệm mới mẻ VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất cũng như mức độ của hành vi Đứng trước thực tế đó trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vấn đề phòng ngừa hoạt động VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, để thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như đã nêu ở trên, lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc cần: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi VPPL môi trường; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chổng VPPL môi trường; Tăng cường phối hợp với các ban ngành chức năng và cơ quan chuyên trách trong phòng ngừa VPPL môi trường; Cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép môi trường ; Củng cố tổ chức, bộ máy của lực lượng CSMTr đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay; Tăng cường hợp tác với các địa phương khác và quốc tế trong lĩnh vực BVMT Bên cạnh đó khóa luận đã chỉ rõ: - Nhận thức lý luận về VPPL môi trường và hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng CSMTr; - Thực trạng hoạt động phòng ngừa VPPL trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng CSMTr tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Với tinh thần nghiên cứu nghiêm túc, có sự đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu và khai thác tài liệu cùng với kiến thức lí luận của tác giả, khóa luận đã nêu rõ được những vấn đề cơ bản về thực trạng và giải pháp nâng cao 70 hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc của lực lượng CSMTr, khóa luận này có thể làm tài liệu nghiên cứu phục vụ công tác đấu tranh với các hành vi VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp trong thực tế Tuy nhiên do đây là một vấn đề mới mà trước đó chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu cũng như trình độ của tác giả, điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế vì vậy khóa luận còn nhiều thiếu sót Tác giả rất mong được sự góp ý và ý kiến phản hồi các quý thầy cô và các nhà nghiên cứu về vấn đề này hoặc có liên quan để khóa luận được hoàn chỉnh hơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ chính trị(2009) – Chỉ thị số 29 - CT/TW ngày 21/1/2009 về tiếp tụcĐẩymạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” 2 Bộchính trị(1998) –Chỉ thị số 36/CT - TW ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại háa đất nước 3 Bộ Chính trị(2006) - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/1/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 4 Bộ Công an và Bộ Tài nguyên & Môi trường(2009) - Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06/02/2009 “hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm phảp luật về bảo vệ, môi trường” 5 Quốc hội nước CHXHCNVN(2013), Hiến pháp nước CHXHCNVN, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 6 Quốc hội nước CHXHCNVN(1999), Bộ luật hình sự, NXB Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội 7 Quốc hội nước CHXHCNVN(2004), Bộ luật tốtụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 8 Quốc hội nước CHXHCNVN(2005), Bộ luật dân sự NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 9 Quốc hội nước CHXHCNVN(2014) Luật bảo vệ môi trường NXB Tư pháp, Hà Nội 10 Bộ Tài nguyên và Môi trường(2007), Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường(Tài liệu tham khảo) Hà Nội 11 Chính phủ(2005) - Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị 2004 về bảo vệ môi trườg trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: 12 Chính phủ(2009) -Nghị định 179/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường 13 Chính phủ(2008) -Nghị định số 72/CP năm 2010 của Chính phủ đã xácđịnh CSMTr là cơ quan chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường 14 Chính phủ(2008) - Chi thị số: 24/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 08 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống vi phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi truờng trong thời kỳ hội nhập 15 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hìnhsự (2004) được sửa đổi bổ sung một sốđiều năm 2009; 16 Từ điển Bách khoa toàn thư ViệtNam (2005), tập 3, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội; 17 Từ điển bách khoa CAND ViệtNam (2005), Nhà xuất bản CAND, Hà Nội 18 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường Công an tỉnhVĩnhPhúcBáo cáo tổng kết năm 2013,2012,2013, 2014; 19 Trường Đại học luật (2008), Giáo trình Luật môi trường, Hà Nội 20 Đại học Luật (2009), Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật,NXB Quốc gia, Hà Nội 21 Học viện cảnh sát nhân dân(2005), Giáo trình Tổ chức phòng ngừa vàđiều tra các tội phạm thuộc chức năng của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hà Nội 22 GS, TS Nguyền Duy Hùng (2003), Đề tài cấp Bộ "Nhữngviphạm phápluật về môi trường và giải pháp phòng, chống”Hà Nội 23 Tổng cục XDLL năm(2005), Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường 24 Bộ Công an (2010) -Quyết định số 499/QĐ-BCA ngày 04/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường 25 Tổng cục Thống Kê (1966) - Quyết định 486-TCTK/CN năm 1966 PHỤ LỤC Bảng 1.1: Thống kê các vụ việc VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp đã lập hồ sơ xử lí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 Tổng số vụ Số vụ VPPL môi trường Năm Số vụ 50 66 58 57 2011 2012 2013 2014 trong lĩnh vực công nghiệp Số vụ Tỉ lệ % 32 64% 42 63,63% 38 65,51% 32 56,14% Tỉ lệ % 100% 100% 100% 100% Nguồn: Phòng CSPCTP về môi trường công an tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 1.2: Cơ cấu các đội và trình độ học vấn của CBCS phòng Cảnh Sát PCTP về Môi trường công an tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay Trình độ học vấn Quân Đội số Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 03 08 12 08 Cao Đại Trung học học cấp 02 19 04 Đang Chưa BDNV học đào tạo 6 tháng 02 NVCA 06 02 Nguồn: Phòng CSPCTP về môi trường công an tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 1.3: Tình hình triển khai công tác NVCB của lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2014 Năm ĐTCB ST HN CA CTVBM 2011 09 25 03 03 21 2012 2013 2014 14 10 07 20 23 21 03 03 02 02 02 03 28 24 21 Nguồn: Phòng CSPCTP về môi trường công an tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 1.4: Tình hình công tác điều tra xử lí VPPL về môi trường của lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 Năm 2011 2012 2013 2014 Tổng số Tổng vụ vi số đối phạm(vụ) tượng 50 56 58 57 62 86 70 60 Xử lí hành chính(vụ) 48 53 47 46 Hình thức xử li Cảnh Chuyển Chuyển cáo CQCN CQĐT(vụ) (vụ) khác(vụ) 02 0 0 02 01 0 02 01 08 06 0 05 Nguồn: Phòng CSPCTP về môi trường công an tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 1.5: Tình hình triển khai quan hệ phối hợp với các lực lượng khác trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT của lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2014 Năm Số lượt phối hợp 2011 2012 2013 2014 37 44 41 52 Số vụ việc vi phạm phát hiện 35 40 36 44 Nguồn: Phòng CSPCTP về môi trường công an tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày đăng: 24/06/2016, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan