Vận dụng khái niệm kinh nghiệm và tư duy trong triết lý giáo dục của john dewey hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu văn bản sóng của xuân quỳnh

114 397 1
Vận dụng khái niệm kinh nghiệm và tư duy trong triết lý giáo dục của john dewey hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu văn bản sóng của xuân quỳnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHÙNG THỊ THU THỦY VẬN DỤNG KHÁI NIỆM "KINH NGHIỆM VÀ TƯ DUY" TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "SÓNG" CỦA XUÂN QUỲNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHÙNG THỊ THU THỦY VẬN DỤNG KHÁI NIỆM "KINH NGHIỆM VÀ TƯ DUY" TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "SÓNG" CỦA XUÂN QUỲNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYẾN ÁI HỌC HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tạo mọi điều kiện để giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này Đặc biệt, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Ái Học, người đã hướng dẫn chúng tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài: Vận dụng khái niệm "Kinh nghiệm và tư duy" trong triết lý giáo dục của John Dewey hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu văn bản "Sóng" của Xuân Quỳnh Cảm ơn các thầy cô và các em học sinh tại trường THPT Ân Thi (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình khảo sát, điều tra để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Học viên Phùng Thị Thu Thủy i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 PPDH Phương pháp dạy học 4 THPT Trung học phổ thông 5 TPVC Tác phẩm văn chương 6 SGK Sách giáo khoa ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng .v MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1 Triết học và triết lí giáo dục của John Dewey .6 1.1.1 Triết học John Dewey 6 1.1.2 Khái niệm "kinh nghiệm và tư duy" trong triết lý giáo dục của John Dewey 14 1.1.3 Vấn đề vận dụng triết lý giáo dục của John Dewey vào giáo dục và dạy học ở Việt Nam 17 1.2 Đọc hiểu, phương pháp dạy học đọc hiểu, mô hình đọc hiểu TPVC 20 1.2.1 Khái niệm "đọc" và "đọc hiểu" .20 1.2.2 Phương pháp dạy và học đọc hiểu trong nhà trường THPT .24 1.2.3 Mô hình đọc hiểu TPVC 25 Tiểu kết chương 1 27 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP 28 2.1 Thực trạng về việc dạy học đọc hiểu văn bản "Sóng" của Xuân Quỳnh 28 2.1.1 Vài nét về tác giả Xuân Quỳnh và văn bản "Sóng" 28 2.1.2 Thực trạng về việc dạy học đọc hiểu văn bản "Sóng" của Xuân Quỳnh 32 2.2 Biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản "Sóng" bằng cách vận dụng khái niệm "kinh nghiệm và tư duy" trong triết lý giáo dục của John Dewey 53 2.2.1 Khơi gợi "kinh nghiệm và tư duy" sẵn có của HS 53 2.2.2 Lồng ghép "kinh nghiệm và tư duy" vào nội dung các câu hỏi đọc hiểu văn bản 57 2.2.3 Tổ chức các hoạt động kiểm tra - đánh giá 59 iii Tiểu kết chương 2 62 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63 3.1 Mục đích thực nghiệm .63 3.2 Đối tượng, thời gian thực nghiệm 63 3.3 Nội dung, cách thức thực nghiệm 63 3.4 Phương pháp thực nghiệm 64 3.5 Giáo án thực nghiệm 65 3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm .80 Tiểu kết chương 3 .84 KẾT LUẬN .85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 90 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng phân chia các câu hỏi đọc hiểu văn bản "Sóng" theo thang cấp độ tư duy 34 Bảng 2.2 Các bước của "tư duy" được thực hiện trong văn bản "Sóng" 55 Bảng 2.3 Các tiêu chí dùng cho chuẩn nội dung năng lực đọc hiểu văn bản 60 Bảng 3.1 Đối chiếu kết quả dạy học đọc hiểu văn bản "Sóng" 81 Bảng 3.2 Bảng so sánh kết quả bài làm của HS 82 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, cụm từ "đổi mới phương pháp dạy học" (PPDH) đã không còn quá xa lạ với ngành giáo dục cũng như với toàn xã hội Người học được đặt vào vị trí trung tâm, vị trí của người tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự gợi mở, sự dẫn dắt của người thầy Quá trình "giáo dục" được chuyển đổi thành quá trình "tự giáo dục" và đó cũng là mục tiêu lớn nhất của ngành giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI Hòa vào xu thế chung, hệ thống chương trình SGK các cấp đã được biên soạn lại theo tinh thần hiện đại, thiết thực và vừa sức Chương trình Ngữ văn hiện hành cũng được thiết kế theo quan điểm tích hợp và tích cực hóa người học Riêng trong phân môn Văn học, các văn bản được sắp xếp theo cụm thể loại và đi theo tiến trình lịch sử Để làm nổi bật tính thể loại của văn bản, các giờ bình giảng văn trước kia được thay thế bằng giờ đọc hiểu Thông qua hệ thống câu hỏi đọc hiểu, giáo viên (GV) sẽ hướng dẫn học sinh (HS) đọc và tiếp cận văn bản theo đúng đặc trưng thể loại, từ đó giúp HS không chỉ hiểu thấu đáo văn bản được cung cấp trong sách giáo khoa (SGK) mà có thể chủ động đọc hiểu các văn bản khác ngoài chương trình John Dewey (1859 - 1952) là nhà triết học lớn nhất nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX Ông đồng thời là nhà giáo dục vĩ đại, đóng góp lớn lao vào công cuộc cải cách giáo dục của nhân loại Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế kỉ XX Ông đã trở thành thần tượng của những tri thức Hoa Kỳ lỗi lạc John Dewey đã dành trọn cuộc đời dài gần thế kỉ của mình cho sự nghiệp xây dựng một nền giáo dục dân chủ, vì sự tiến bộ của người học, vì lợi ích to lớn của con người, vì sự phát huy tận độ tài năng, trí tuệ, đạo đức nơi mỗi cá nhân con người nhằm xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp Tuy nhiên, triết lý giáo dục của Dewey, tư tưởng dân chủ giáo dục của ông không phải 1 được ủng hộ trên hoàn toàn đất Mỹ, các trường phái đối lập vẫn chỉ trích ông Mặc dù vậy, những thành quả lao động của Dewey vẫn luôn là một di sản vô giá, đặc biệt những người muốn xây dựng trường học theo ý tưởng của Dewey Đối với giáo dục của Việt Nam hôm nay, nội dung triết lý giáo dục của John Dewey vẫn là những giá trị đầy tính thời sự, nó càng đặc biệt ý nghĩa khi Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và phát triển đề án: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Tại Việt Nam, năm 1940, Vũ Đình Hòe đã giới thiệu John Dewey trên báo Thanh Nghị nhưng sau đó tư tưởng triết học của John Dewey gần như đã vắng bóng suốt hai phần ba thế kỉ Cái tên John Dewey nếu có được nhắc đến đâu đó ở Việt Nam thì cũng gắn với việc phê bình triết học của ông, gắn với sự phê phán triết học thực chứng của "giai cấp tư sản" Trong chương trình thực nghiệm của Hồ Ngọc Đại hai thập niên gần đây, có sự âm thầm vận dụng tư tưởng của Dewey Hiện nay, John Dewey đã được dịch và giới thiệu khá bài bản ở Việt Nam với các bản dịch của Phạm Anh Tuấn như: "Dân chủ và giáo dục" (NXB Tri thức, 2008), "John Dewey về giáo dục" (NXB Trẻ, 2012), "Kinh nghiệm và giáo dục" (NXB Trẻ, 2012) cùng với các bản dịch: "Cách ta nghĩ" của Vũ Đức Anh (NXB Tri thức, 2013) Sự xuất hiện trở lại một cách bài bản hơn và đầy đủ hơn trước tác của Dewey ở Việt Nam hiện nay phải kể đến công lao của các dịch giả nói trên, và đặc biệt là công lao của Quỹ dịch thuật Văn hóa Phan Chu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức Nhưng sự vận dụng triết học giáo dục của John Dewey vào giáo dục và dạy học ở Việt Nam nói chung và vận dụng vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn chương nói riêng, nhất là thơ chưa được tiến hành bằng những công trình nghiên cứu chuyên sâu, chưa có các nội dung vận dụng một cách tự giác được hiện thực hóa trở thành phổ biến 2 Trong các triết lý giáo dục của John Dewey, khái niệm "kinh nghiệm và tư duy" rất có giá trị với giáo dục, nhất là với quan điểm lấy người học là trung tâm như hiện nay Nhà trường không chỉ là nơi bảo vệ và lưu giữ tri thức mà cốt lõi là huấn luyện kĩ năng Nhà trường là phòng thí nghiệm, là nơi học sinh thực hiện những kinh nghiệm quyết định để phát triển Vì vậy, có thể nói, nhà trường chính là cuộc sống để học sinh trải nghiệm chứ không phải là nơi chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống như quan điểm hiện tại nữa Tuy nhiên, việc vận dụng triết lý này vào trong dạy học nói chung và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương (TPVC) nói riêng lại chưa được chú trọng Trong số các nhà thơ nữ nửa cuối thế kỉ XX, Xuân Quỳnh nổi lên là một "gương mặt thơ" với phong cách chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường, nhất là trong hạnh phúc của tình yêu đôi lứa Trong số các sáng tác của Xuân Quỳnh thì "Sóng" được coi là một bài thơ đặc sắc viết về khát vọng tình yêu của một người phụ nữ muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người Bởi vậy, việc tạo điều kiện cho học sinh được "trải nghiệm" trong thế giới nghệ thuật của văn bản và cảm nhận được khát vọng tha thiết ấy là mục đích cao nhất trong việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản này Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản này hiện nay ở các trường phổ thông dường như chưa "chạm" tới được mục đích cao nhất đó Xuất phát từ những lý do trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề tài: "Vận dụng khái niệm "kinh nghiệm và tư duy" trong triết lý giáo dục của John Dewey hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu văn bản "Sóng" của Xuân Quỳnh" làm luận văn thạc sỹ 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết và phân tích thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản "Sóng" của Xuân Quỳnh hiện nay, luận văn đề xuất và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng khái niệm "kinh nghiệm và tư duy" 3 chứng thông tin, đối chiếu thông tin với kiến thức và kinh nghiệm, rút ra thông tin có ích và giải thích về thông tin có ích; xác nhận tính đúng đắn, phù hợp của thông tin, quan điểm tác giả; rút ra bài học cho bản thân, phân tích sự phù hợp của văn bản với các bối cảnh và các độc giả khác nhau Mặc dù chúng tôi chưa thể khảo sát trên diện rộng để có cách điều chỉnh cho phù hợp nhưng với những kết quả đã đạt được, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một lý thuyết để vận dụng vào việc dạy học đọc hiểu văn bản, nâng cao hơn hiệu quả, chất lượng giảng dạy thể loại thơ nói chung và văn bản Sóng trong chương trình Ngữ văn 12 nói riêng 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 1 (sách giáo viên), NXB Giáo dục 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 2 (sách giáo viên), NXB Giáo dục 5 Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB ĐHSP 6 Hà Minh Đức (2009), Thơ tình Xuân Diệu, NXB Văn học 7 Ngân Hà (tuyển chọn) (2001), Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại, Nxb Văn hoá Thông tin 8 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 9 Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục 10 Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục 11 Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, NXB Giáo dục 12 Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQGHN 13 Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)(2004), Phân tích giảng bình tác phẩm văn học 12, NXB Giáo dục 14 Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, 1997 15 Trần Đình Sử (1988), Môn Văn - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Văn nghệ 16 Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào (thơ), Nxb Văn học, Hà Nội 17 Xuân Quỳnh (1974), Gió lào cát trắng (thơ), Nxb Văn học, Hà Nội 18 Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất (thơ), Nxb Tác phẩm mới 19 Xuân Quỳnh (1984), Tự hát (thơ), Nxb Tác phẩm mới 87 20 Xuân Quỳnh (1984), Sân ga chiều em đi (thơ), Nxb Tác phẩm mới 21 Xuân Quỳnh (1988), Thơ viết tặng anh (thơ), Nxb Văn nghệ, Tp HCM 22 Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa 23 Thái Duy Tuyên (2013), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB ĐHSP 24 John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch, Bài nói chuyện của John Dewey tại Khoa Triết học Đại học Columbia, ngày 13/11/1947 (http://www.siuc.edu/deweyctr/about_influence.html) 25 John Dewey (Phạm Anh Tuấn dịch), Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức, 2008 26 John Dewey (Phạm Anh Tuấn dịch), John Dewey về giáo dục, NXB Tri thức, 2012 27 John Dewey (Phạm Anh Tuấn dịch), Cách chúng ta nghĩ, NXB Tri thức, 2013 28 http://maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-triet-hoc/john-dewey-nha-giaoduc-hoc-nha-triet-hoc-thuc-dung-my-38593.html 29 http://hocthenao.vn/2013/09/18/niem-tin-cua-toi-ve-giao-duc-john-deweycao-hung-lynh-trich-dich/ 30 http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/bao-cao-tom-tat-de-an-doi-moi-toan-diengiao-duc-281636.vov 31 http://www.ndloc.com/giao-duc/chu-nghia-thuc-dung-trong-giao-ducphuong-phap-tu-duy-toan-dien 32.http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Phuongphap/tabid/106/newstab/271/D efault.aspx 33 http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/view/1037 34 https://www.marxists.org/archive/novack/works/1960/x03.htm 35 http://www.icels-educators-for learning.ca/index.php?option=com_content&view=article&id=53&Itemid=6 8 36 http://education-portal.com/academy/lesson/john-dewey-on-educationimpact-theory.html 88 37.http://nguvan.hnue.edu.vn/Sinhvien/Nghiencuu/tabid/116/newstab/344/Defau lt.aspx 38 http://baotintuc.vn/tu-lieu/xuan-quynh-mot-coi-tinh-tho-con-song-mai20141006134339231.htm 39 http://newvietart.com/index4.1104.html 40 http://www.vnq.edu.vn/tap-chi/nghien-cuu-trao-doi/543-con-ngi-va-nhath.html 89 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Giáo án đối chứng bài dạy "Sóng" - Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 154) I Mục tiêu cần đạt 1 Về kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu - Nắm được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ và xây dựng hình ảnh,nhịp điệu ngôn từ của bài thơ 2 Về kỹ năng - Kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học thuộc thể loại thơ - Kỹ năng phân tích một tác phẩm văn học - Đánh giá được giá trị của tác phẩm văn học so với các tác phẩm khác cùng thời 3 Về thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu với tác phẩm văn học - Trân trọng một thứ tình cảm cao đẹp được nhắc tới trong bài thơ - tình yêu II Phương pháp, phương tiện dạy học 1 Phương pháp dạy học - Phương pháp đọc sáng tạo - Phương pháp đàm thoại, diễn giảng và thảo luận nhóm 2 Phương tiện dạy học - SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1 - SGV Ngữ văn lớp 12, tập 1 - Sách tham khảo - Giáo án - Máy chiếu, màn chiếu III Yêu cầu HS chuẩn bị - Đọc trước văn bản, phần chú thích và soạn bài trước ở nhà - Sưu tầm các bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển 90 IV Tiến trình dạy học 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ - GV nêu 2 câu hỏi: + Cảm nhận của em về bài thơ Đò Lèn? + Chất trí tuệ , triết lí trong bài thơ Tiếng hát con tàu? 3 Dạy bài mới  Giới thiệu bài: Giới thiệu về mảng thơ tình của các nhà thơ nữ ở thế kỉ XX, mảng thơ tình của Xuân Quỳnh, tập thơ "Hoa dọc chiến hào", bài thơ "Sóng"  Dạy bài Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I Tiểu dẫn 1.Tác giả 1 Em hãy nêu những hiểu biết - Xuân Quỳnh(1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu của mình về nhà thơ Xuân biểu nhất của lớp nhà thơ,nhà văn trẻ thời Quỳnh? chống Mĩ cứu nước - Tuổi thơ bất hạnh: mồ côi mẹ - Xuân Quỳnh có cuộc đời bất hạnh,luôn từ khi còn trứng nước, nỗi đau khao khát tình yêu,mái ấm gia đình và tình mất mẹ ám ảnh suốt cuộc đời mẫu tử Vì thế,thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói ->khát khao hạnh phúc đời của người phụ nữ giàu yêu thương,khao khát thường,tình mẫu tử hạnh phúc đời thường,bình dị,nhiều lo âu,trăn =>thơ thiếu nhi nồng ấm tình trở trong tình yêu yêu thương -Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào, Lời ru - Không hạnh phúc trong cuộc trên mặt đất, Gió Lào cát trắng… hôn nhân đầu 2 Hoàn cảnh sáng tác: SGK -> khát khao,chân thành, say đắm nhưng thường lo âu, trăn trở trong tình yêu 91 2 GV đọc diễn cảm bài thơ II Đọc -hiểu văn bản Cho HS nêu cảm nhận chung về 1 Đọc - giải thích từ khó những đặc sắc nội dung, nghệ 2.Tìm hiểu chi tiết thuật Định hướng phân tích a Hình tượng "sóng" trong bài thơ: 3 Hình tượng bao trùm, xuyên - "Sóng" là một ẩn dụ quen thuộc trong văn suốt bài thơ là hình tượng gì? học (thơ Nguyễn Du, Xuân Diệu,…) Hình tượng ấy đặc biệt như thế - Hình tượng "sóng"trong thơ Xuân Quỳnh nào? mang phong vị riêng: Liên hệ hình tượng sóng trong + Nghĩa thực: "Sóng" được miêu tả cụ thơ Nguyễn Du, Xuân Diệu thể,sinh động với nhiều trạng thái mâu thuẫn: ->Phong vị riêng của sóng trong dữ dội- dịu êm, ồn ào - lặng lẽ thơ Xuân Quỳnh  những trạng thái muôn đời của sóng +Nghĩa biểu tượng: "Sóng"chính là ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu với những cung bậc khác nhau: khi sôi nổi bồng bột, lúc kín đáo, sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa thâm trầm, cũng như con sóng dưới lòng sâu, con sóng trên mặt nước, lúc lặng lẽ, lúc ồn ào * »Sóng » và « em » là một nhưng phân đôi soi chiếu, cộng hưởng Người phụ nữ đang yêu soi chiếu vào sóng để thấy mình rõ hơn,nhờ sóng để biểu hiện lòng mình 4 Bài thơ là lời tư bạch của một b.Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu tâm hồn phụ nữ đang yêu - Mở đầu bài thơ, sóng được thể hiện trong Những biểu hiện của tâm hồn đó những cung bậc trái ngược: dữ dội - dịu êm, là gì? ồn ào - lặng lẽ Tâm hồn đang yêu tự nhận thức những biến đổi của lòng mình: sôi nổi cuồng nhiệt - dịu dàng, lắng sâu 92 HS chia nhóm thảo luận,phân - Cũng như sóng, tâm trạng người con gái tích những biểu hiện - vẻ đẹp đang yêu không cháp nhận sự tầm thường, tâm hồn của người phụ nữ đang nhỏ hẹp mà khát khao vươn đến cái vô hạn để yêu theo hệ thống câu hỏi gợi tìm sự đồng điệu, hòa nhập vào tình yêu rộng mở: lớn của cuộc đời Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể - Những trạng thái ,cung bậc - Sóng có từ ngàn xưa và trường tồn.Tình yêu cảm xúc của người phụ nữ đang cũng vậy Tình yêu vĩnh hằng là khát khao yêu qua hình tượng sóng muôn đời của tuổi trẻ, khát khao ấy vượt không gian, thời gian là những con sóng dào (Vì sao ta yêu nhau? Tình yêu dạt, bồi hồi: của chúng ta bắt đầu từ khi Ôi con sóng ngày xưa nào? Đó là những thắc mắc Và ngày sau vẫn thế muôn đời trong tình yêu không Nỗi khát vọng tình yêu có lời giải đáp.) Bồi hồi trong ngực trẻ -Trước biển, người ta hay nghĩ đến cái vô biên, xuất hiện nhu cầu tự phân tích lí giải: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên ? Đó là những câu hỏi muôn đời của đôi lứa yêu nhau nhưng không có lời đáp Lời thú nhận thành thực hồn nhiên mà đầy nữ tính, đáng yêu: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Em cũng không biết nữa 93 Khi nào ta yêu nhau - Biểu hiện đầu tiên và cụ thể - Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ,nỗi nhớ ấy nhất của tình yêu ? được diễn tả mãnh liệt, táo bạo và chân thành "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như Nỗi nhớ thường trực, khi thức khi ngủ, bao đứng đống lửa, như ngồi đống trùm không gian, thời gian : than" (Ca dao) + Nỗi nhớ chiếm cả bề rộng,tầng sâu: "Anh nhớ tiếng … em ơi"(Xuân Con sóng dưới lòng sâu Diệu) Con sóng trên mặt nước - Xuân Quỳnh đã thể hiện đặc + Nỗi nhớ khắc khoải trong thời gian: sắc nỗi nhớ trong tình yêu như Ôi con sóng nhớ bờ thế nào? Ngày đêm không ngủ được + Nỗi nhớ được bộc bạch trực tiếp: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Không chỉ nhớ trong ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức - Sôi nổi, cuồng nhiệt nhưng trong sáng,chân thành, nhân vật trữ tình yêu hết mình, quên mình và đỏi hỏi sự duy nhất,tuyệt đối: Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương -Yêu say đắm, mãnh liệt nhưng tâm trạng người phụ nữ đang yêu vẫn khắc khoải, lo âu,ám ảnh bởi thời gian: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Tuy vậy, nhân vật trữ tình không bi quan ,trái 94 - Khát khao sống hết mình,dâng lại bộc lộ một khát khao sống hết mình,dâng hiến trọn vẹn trong tình yêu của hiến trọn vẹn cho tình yêu để vượt qua giới nhân vật trữ tình thể hiện như hạn, bất tử hóa tình yêu: thé nào trong khổ thơ cuối? Làm sao tan được ra (Xuân Quỳnh thường đặt tình Thành trăm con sóng nhỏ yêu giữa không gian bao la, thời Giữa biển lớn tình yêu gian bất tận để bộc lộ khát khao Để ngàn năm còn vỗ bất tử hóa tình yêu của mình: =>Dịu dàng, đằm thắm, cuồng nhiệt, thủy "Thời gian như là gió chung, tin yêu, hi vọng ,sống hết mình trong … tình yêu Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ Cùng tình yêu ở lại" nữ đang yêu, nhân vật trữ tình của bài thơ (Thơ tình cuối mùa thu) 6 Nhận xét về âm điệu, nhịp c Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ điệu của bài thơ? - Thể thơ năm chữ, ngắt nhịp đa dạng, biến HS làm việc cá nhân, trình bày hóa thích hợp với việc biểu hiện nhịp sóng biển: trùng điệp, miên man ->nhịp sóng lòng nhiều cung bậc,sắc thái:dịu êm, khoan thai - ào ạt, dữ dội - Cách tổ chức ngôn từ tạo âm điệu: điệp từ "em", điệp cấu trúc: "Em nghĩ…", "Sóng bắt đầu… gió bắt đầu, con sóng… dẫu xuôi… dẫu ngược" tạo những cặp câu liền kề, cặp này lướt qua cặp khác đã xuất hiện gợi hình ảnh những con sóng nhấp nhô, nối tiếp, xô đuổi nhau bất tận Âm diệu sóng được gợi lên từ âm điệu thơ 7 Chủ đề của bài thơ? d Chủ đề Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu: yêu tha 95 thiết, nồng nàn, sắt son, chung thủy, vượt lên sự thử thách của thời gian và giới hạn của đời người V Củng cố - Luyện tập 1 Hình tượng "sóng" trong bài thơ có gì đặc sắc? 2 Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu? VI Dặn dò - Học thuộc lòng một số đoạn thơ - Soạn bài: "Đàn ghi-ta của Lora" - Thanh Thảo 96 Phụ lục 2 PHIẾU HỌC TẬP (Dùng trong tiết dạy học thử nghiệm)  Mục đích sử dụng : nhằm để kiểm tra phán đoán, kết luận đề xuất và những kết luận HS thu nhận được cuối cùng  Thời điểm sử dụng : phát cho HS từ đầu giờ học, HS viết vào sau mỗi câu hỏi tương ứng của GV, nộp lại vào cuối giờ  Nội dung : Họ và tên :………………………………………………… Lớp :……………… PHIẾU HỌC TẬP Nội dung Hình Phán đoán Kết luận Nhan đề bài thơ giúp em Vậy sau khi tìm hiểu, hình tượng tượng hiểu gì về nội dung bài "sóng"trong bài thơ có ý nghĩa gì ? "sóng thơ ? …………………………………… " …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… Hình Tình cảm, tính cách của Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ tượng người phụ nữ đang yêu có đang yêu trong bài thơ có những "em" thể được miêu tả bằng điểm nào tương đồng và khác biệt? 97 những từ ngữ như thế nào ? …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… …………………………… …………………………………… N Dựa vào các bài thơ đã đọc, g Cụ thể, trong bài thơ này, h Xuân ệ đã học, theo em, để thể hiện Quỳnh sử dụng các biện pháp t nghệ h được u vẻ ậ đẹp t tâm hồn của thuật nào? một người đang yêu, mạch ……………………………… …… cảm xúc liên tục, trào dâng, ……………………………… …… theo em, các nhà thơ sẽ sử ……………………………… …… dụng những biện pháp … n ệ g ……………………………… h …… ……………… ……………… Vậy : Mạch cảm xúc của bài thơ là gì ? …… t …… h …… ……………… u …… …… ậ …… ……………… t …… ……………… … …… n …… ……………… à …… ……………… o …… …… ? …… ……………… …… ……………… …… … …… …… …… ……………… …… …… ……………… …… …… …… …… …… ……………… … …… ……………… …… … …… …… …… ……………… …… …… ……………… …… …… …… …… …… ……………… … …… ……………… …… … …… …… …… …… …… …… …… …… …… … …… ……………… 9 8

Ngày đăng: 23/06/2016, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan