Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

97 1.2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang

Trang 1



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

(Đề cương sơ bộ có sửa chữa)

KẾ TOÁN CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Mã số SV: 4053542

Lớp: Kế toán tổng hợp – khóa 31

Trang 2

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đã đặt những thách thức gay go cho tất cả các nhà quản lý kinh tế Dưới sức ép giá cả thị trường tăng cao ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh sản xuất, gây ra những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà quản lý phải đề ra phương hướng, chiến lược phát triển kinh doanh mới, phù hợp với các quy luật kinh tế và tình hình kinh tế hiện nay làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí đầu vào và chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm đồng thời cũng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường

Do thấy được tầm qua trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên tôi quyết định

chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang”

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Trước hết giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, là thước đo mức hao phí phải bù đắp trong quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở xác định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải có một tính toán khoa học và phù hợp Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác tính giá thành ở một số doanh nghiệp còn có một số thiếu sót tồn tại, chậm cải tiến và chưa hoàn

Trang 3

thiện Do đó, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quản lý kinh tế trong thời đại mới Chính điều đó đã làm xuất hiện lãi giả, lỗ thật ở một số đơn vị làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người lao động

Bên cạnh đó, công tác hạ giá thành sản xuất đồng nghĩa với việc tích lũy, tạo nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, nhằm giành được thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh cùng nghành Vì vậy, phấn đấu hạ giá thành sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý của doanh nghiệp Tuy nhiên muốn hạ giá thành sản xuất thì cần phải tăng cường công tác quản lý giá thành cũng chính là quản lý chi phí sản xuất Do đó tiết kiệm chi phí sản xuất là một biện pháp để hạ giá thành

Từ đó, yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất đòi hòi đơn vị phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và đúng phương pháp

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc lá An Giang, để đề ra được một giá thành hợp lý, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng

Trang 4

Đề ra các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian: Tại Công Ty thuốc lá An Giang

1.3.2 Thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian em thực tập tại Công

Ty thuốc là An Giang Đồng thời, do giá thành sản phẩm có tính biến động theo thời gian nên em chỉ nghiên cứu trong tháng 11/2008

1.3.3 Nội dung: Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên em chỉ tìm hiểu

công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu: Thành phẩm và bán thành phẩm tại Công Ty

thuốc là An Giang

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Luận văn tốt nghiệp của Trương Ngọc Diễm Thúy “ công tác kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Liên Doanh CNTP An Thái” tìm hiểu về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời có những kiến nghị nhằm cải thiện công tác kế toán

Khóa luận tốt nghiệp của Huỳnh Thị Tuyết Trinh về đề tài “ công tác kế toán chi phí tại Công Ty Thuốc Lá An Giang” có những nhận xét vể ảnh hưởng của giá thành tới hoạt động kinh doanh tại Công Ty

Trang 5

Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm

Trang 6

c Phân loại giá thành sản phẩm

- Căn cứ vào thời điểm xác định giá thành:

+ Giá thành thực tế: Được xây dựng sau khi tiến hành sản xuất, dựa trên chi phí sản xuất thực tế, dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Dùng để so sánh với giá thành định mức nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp thích hợp để hạ thấp giá thành

+ Giá thành kế hoạch: Được xây dựng trước khi tiến hành sản xuất để dự toán chi phí sản xuất của một loại sản phẩm nào đó và để xác định giá bán

+ Giá thành định mức: Được xây dựng dựa trên cơ sở các định mức tại một thời điểm nhất định Dùng đề so sánh với giá thực tế, nhằm tìm biện pháp hạ thấp giá thành thực tế

- Căn cứ vào nội dung cấu thành sản phẩm:

+ Giá thành sản xuất: Toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong quá trình sản xuất

Trang 7

+ Giá thành toàn bộ: Toàn bộ chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là chi phí phát sinh trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

2.1.1.3 Chi phí sản xuất

a Khái niệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Nói cách khác, chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh, gắn liền với quá trình sản xuất, có chứng cứ, chứng từ nhất định

b Phân loại chi phí

Có nhiều cách phân loại chi phí gồm: Phân loại theo nội dung chi phí, phân loại theo tính chất hoạt động, phân loại theo quản trị, phân loại trong đánh giá dự án Tuy nhiên, để phục vụ cho để tài ở đây tôi chỉ nêu một cách phân loại đó là phân loại theo nội dung chi phí Theo cách phân loại này bao gồm:

- Chi phí sản xuất:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí cấu thành trong sản phẩm sản xuất, thành phẩm của doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu là chi phí không bao gồm chi phí gián tiếp hay nhiên liệu và được tính thẳng vào đối tượng sử dụng chi phí

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí gắn liền với việc sản xuất sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp được tính thẳng vào đối tượng sử dụng Khoản mục nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp thực hiện sản xuất, các khoản trích theo lương tính vào chi phi sản xuất của công nhân, …

Trang 8

+ Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả chi phí không thuộc 2 khoản mục trên: Chi phí lao động gián tiếp phục vụ, quản lý phân xưởng sản xuất, chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc, …

Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kết hợp lại tạo thành chi phí ban đầu Nó thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung kết hợp tạo thành chi phí chuyển đổi Nó thể hiện chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm

- Chi phí ngoài sản xuất:

Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông, là những phí tổn cần thiết để thực hiện chính sách bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những phí tổn liên quan đến công việc hành chánh, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp

- Chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm:

+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí liên quan đến một kỳ kinh doanh

+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cho một giá trị sản phẩm hoàn thành, đang

tồn kho hoặc đã được bán

2.1.1.4 Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

a Giống nhau

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất

Trang 9

b Khác nhau

Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm

– Luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí

– Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ, chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế

– Liên quan đến những sản phẩm hoàn thành, những sản phẩm đang còn dở

– Liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm kỳ trước chuyển sang

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện mối quan hệ qua công thức sau:

Chú thích: SXDD: sản xuất dở dang

(1)

Chi phí SXDD đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Chi phí SXDD cuối kỳ

Khoản chi

giảm giá thành

Tổng giá thành sản phẩm

Trang 10

2.1.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế

2.1.2.1 Mục tiêu

- Cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính

- Cung cấp thông tin phục vụ cho hoạch định, kiểm soát và ra quyết định

trong nội bộ công ty

- Cung cấp thông tin để tiến hành việc nghiên cứu cải tiến chi phí sản xuất

2.1.2.2 Đặc điểm

- Tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh

- Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều dựa trên cơ sở

chi phí sản xuất thực tế

2.1.2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

a Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

- Khái niệm: Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí thực tế phát sinh Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào và thời kỳ chi phí phát sinh để ghi nhận vào nơi chịu chi phí

- Cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí: Căn cứ vào địa bàn sản xuất

Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản phẩm Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ của người làm công tác kế toán Căn cứ vào loại hình sản xuất và đặc điểm sản phẩm

Trang 11

b Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành

- Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ, hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Cơ sở xác định đối tượng tính giá thành: + Căn cứ vào tổ chức sản xuất

+ Căn cứ vào quy trình công nghệ

+ Căn cứ vào đơn vị tính giá thành được thừa nhận trong nền kinh tế + Căn cứ vào khả năng và yêu cầu quản lý cụ thế đối với từng đơn vị

- Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm Kỳ tính giá thành có thể là kỳ theo tháng, quý, năm, theo thời vụ, theo đơn đặt hàng … Tuy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu thông tin giá thành

Trang 12

c Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tính giá thành sản phẩm

Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tương tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình cộng nghệ sản xuất đơn giản

Một đối tượng tập hợp chi phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau

Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn khác nhau

2.1.2.4 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ

tính giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp

- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí - Tổng hợp chi phí sản xuất

- Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị

2.1.2.5 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, dịch vụ cũng như đảm bảo tính nhất quán, thống nhất trong kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ được hạch toán những chi phí sản xuất sau đây vào giá thành sản phẩm:

Trang 13

a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, …

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh có thể liên quan trực tiếp đến từng đồi tượng tập hợp chi phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không hạch toán riêng được người ta sử dụng một tiêu thức phân bổ Thông thường như sau:

Chú thích:

NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp SP: Sản phẩm

- Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp Nhập –

Xuất – Tồn trong tháng, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, v.v - Tài khoản sử dụng:

+ Tài khoản 621: Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm

(2) Chi phí NVLTT

phân bổ cho SP A

Tổng chi phí NVLTT phân bổ

Tổng tiêu thức cần phân bổ

Tiêu thức phân bổ cho SP A

Trang 14

+ Tài khoản 152: Tài khoản này dùng phản ánh giá trị hiện có, và tình hình tăng giảm các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp

152 – Nguyên liệu, vật liệu Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ

- Nhập nguyên vật liệu trong kỳ ( mua ngoài, tự chế biến, thuê gia công)

- Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê

-Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

- Xuất nguyên vật liệu trong kỳ ( sản xuất, kinh doanh, để bán, … )

- Trị giá nguyên vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá

- Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê, kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trị giá nguyên vật liệu cuối kỳ

621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang”

- Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632;

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 15

- Sổ kế toán sử dụng:

Sổ chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản 621

Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 621 - Trình tự hạch toán

+ Xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 621

Có TK 152

+Mua ngoài nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản xuất: Nợ TK 621 Giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng Nợ TK 133 Thuế VAT được khấu trừ

Có TK 111,112,331… số tiền phải trả cho người bán + Cuối tháng nhập lại nguyên vật liệu không sử dụng hết trả lại kho

Nợ TK 152 Có 621

+ Trường hợp để lại vật liệu thừa cho tháng sau kế toán ghi bút toán đỏ để giảm chi phí vật liệu trong tháng

Gía thực tế nguyên vật liêu xuất dùng

Giá thực tế nguyên vật liệu nhập lại kho

Giá trị nguyên vật liệu để lại từ tháng trước

Tổng chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ

Trang 16

Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

b Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất: Kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế ( BHYT) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có thể liên quan trực tiếp từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc có thể liên quan nhiều đối tượng tập hợp chi phí Trong trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất, nhưng không tổ chức hạch toán riêng, ta có thể phân bổ theo tiêu thức sau:

(3) Chi phí NCTT

phân bổ cho SP A

∑ chi phí nhân công trong kỳ

∑ sản lượng SP sản xuất trong kỳ

Sản lượng sản phẩm A

154 Xuất vật liệu dùng

kho

Kết chuyển vào tài khoản tổng hợp

chi phí 111, 112, 141,

331

154 ( sản xuất phụ)

621

Trang 17

- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ, v.v…

622- chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, gồm: Tiền lương, Tiền công lao động, các khoản trích trên tiền lương theo quy định

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh vào các TK liên quan để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ (TK154, hoặcTK631)

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

334 – phải trả người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho công nhân viên

Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên đầu kỳ

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Các khoản còn phải trả cho công nhân viên cuối kỳ

Trang 18

Tài khoản 334 – phải trả người lao động có 2 tiểu khoản: Tài khoản 3341 – phải trả công nhân viên

Tài khoản 3342 – phải trả người lao động khác - Sổ kế toán sử dụng:

+ Sổ chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản 622

+ Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 622 - Trình tự hạch toán

+ Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - Phải trả người lao động

+ Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) + Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả

+ Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 19

Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

c Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên: Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý tại phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, … Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí là từng xưởng sản xuất

Tiêu thức phân bổ sản xuất chung

Chú thích: SXC : Sản xuất chung

- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, …

Chi phí SXC phân bổ cho SP A

phí SXC phân bổ cho SP A

Tổng chi phí SXC cần phân bổ

Tổng tiêu thức cần phân bổ

Tiêu thức phân bổ cho SP A

Phân bổ và kết chuyển Vào TK tổng hợp

chi phí

335

Trích trước tiền lương nghỉ phép năm

Trang 20

+ Khi tính tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên phân xưởng

627- chi phí sản xuất chung

- Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

- Các khoản giảm chi phí sản xuất chung

- Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển vào TK 154

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 21

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK334 - Phải trả công nhân viên Có TK 338 - phải trả phải nộp khác

+ Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu sử dụng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, kế toán tính ra giá thực tế xuất kho

Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung Có TK 152 - nguyên liệu, vật liệu

+ Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung phân bổ một lần

Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung Có TK 153 - công cụ, dụng cụ

+ Phân bổ các chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung trong kỳ: Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung (6273)

Trang 22

Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung (6277) Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 331- Phải trả cho người bán Có TK 111 - tiền mặt

Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng

+ Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường ghi

Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 - (chi tiết sản xuất chung cố định)

Trang 23

Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

chi phí

214

Khấu hao tài sản Cố định 111, 112, 331

152

Chi phí nguyên Vật liệu

153, 142

Chi phí Công cụ dụng cụ

Trang 24

- Chứng từ sử dụng:

Bao gồm các bảng kê, phiếu nhập kho nguyên vật liệu thừa, phiếu báo sản phẩm hỏng, … và các chứng từ có liên quan khác

- Tài khoản sử dụng: tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:

154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ

- Trị giá phế liệu thu hồi, vật liệu, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

- Trị giá nguyên vật liệu , hàng hóa gia công xong nhập lại kho

- Các khoản làm giảm chi phí sản xuất

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 25

- Trình tự hạch toán: Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Trình tự tập hợp chi phí sản xuất vào cuối kỳ như sau:

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tổng chi phí nhân công trực tiếp

Tổng chi phí sản xuất chung

Trang 26

Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

b Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Nhưng do yêu cầu sản xuất của Công ty không có các khoản đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên trong phần cơ sở lý luận của đề tài này, tôi không đề cập tới

622

Kết chuyển chi phí NVLTT

Kết chuyển chi phí NCTT 627

Kết chuyển chi phí SXC

Sản phẩm hoàn thành Nhập kho

Xuất bán 632

Xuất bán thẳng Không qua nhập kho

Trang 27

c Tính giá thành sản phẩm (Z):

Về mặt lý thuyết thì có nhiều cách tính giá thành sản phẩm, nhưng trên thực tế, tùy theo từng trường hợp cụ thể và còn tùy thuộc vào cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của riêng Công ty mà vận dụng kiến thức lý thuyết cho phù hợp và đảm bảo cách kế toán thực tế của Công ty Đối với Công ty thuốc lá An Giang, đang vận dụng phương pháp trực tiếp do doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng có số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang

Trong đó: CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang CPSXPS: Chi phí sản xuất phát sinh

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp, được thu thập từ các sổ sách kế toán của Công ty

Bên cạnh đó, kiến thức trong đề tài này được tham khảo trong các sách, báo, trang web có liên quan

Giá thành toàn bộ SP

CPSXDD đầu kỳ

CPSXPS trong kỳ

CPSXDD cuối kỳ

(6)

Giá thành đơn vị của sản phẩm

hàng hóa

Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa

Số lượng sản phẩm hàng hóa trong kỳ

Trang 28

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp hạch toán

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp FIFO – nhập trước xuất trước Căn cứ theo số lượng xuất để tính giá trị thực tế Còn lại thì tính giá của lần nhập tiếp theo

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Nguyên tắc tính phí: Mua nguyên vật liệu theo nguyên tắc nhận hàng, tức là mọi chi phí, rủi ro trên đường vận chuyển do bên nhà cung cấp chịu

Giá thực tế vật liệu nhập = giá mua ghi trên hóa đơn

Mức khấu hao TSCĐ tháng =

Nguyên giá

Thời gian sử dụng 1

12

(7)

(9) (8)

Trang 29

Hình thức lương đối với công nhân các bộ phận khác, không phải là công nhân trực tiếp sản xuất:

Lương lãnh = lương căn bản + lương CM + phụ cấp chức vụ

Trong đó:

* Lương tối thiểu : 540.000 đồng * CM: chuyên môn

2.2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Do đặc điểm sản xuất của công ty thuốc lá An Giang là nguyên liệu đưa vào sản xuất thì sẽ chọn thành phẩm, nguyên liệu còn tồn tại ở phân xưởng cuối kỳ sẽ nhập lại kho cho nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ

(10)

(11)

(12)

Lương căn bản

Hệ số lương CB x lương tối thiểu

Tổng số ngày làm việc trong tháng

Số ngày làm thực tế trong tháng

Lương CM

Hệ số lương CM x lương tối thiểu

Tổng số ngày làm việc trong tháng

Số ngày làm thực tế trong tháng

(13)

Trang 30

* SL: Sản lượng sản phẩm * Q: Lượng chi phí tiêu hao * P: Giá chi phí tiêu hao * TT: Thực tế

* KH: Kế hoạch

Biến động tiêu hao =SL TT *( QTT - QKH )* PKH

Biến động giá =SL TT * QTT * (PTT – PKH ) (15) Tổng biến động = biến động lượng + biến động tiêu hao + biến động giá (16) (14)

Trang 31

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ AN GIANG VÀ THỰC TRẠNG BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty thuốc lá An Giang

- Tên doanh nghiệp: Công ty thuốc lá An Giang - Mã số: 1600562764

- Thuộc loại hình: Doanh nghiệp nhà nước - Ngành nghề kinh doanh: Thuốc lá

- Địa chỉ: 23/2A, đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang

Trang 32

Công ty thuốc là An Giang có trụ sở chính tại số 23/2A đường Trần Hưng Đạo, nằm trong nội ô Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, là trục lộ giao thông chính của Quốc lộ 91 với diện tích hoạt động dành cho sản xuất là 26.923m2 với tổng số vốn hoạt động là 360 tỷ đồng Công ty hoạt động với quy trình công nghệ hiện đại sản phẩm chủ yếu là các loại thuốc gói đầu lọc: An Giang đỏ, An Giang hộp, Bastion Long Xuyên, … Được tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh trên toàn quốc

Trong thời gian qua, để không ngừng mở rộng sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh, công ty đã đầu tư thiềt bị máy vấn của Nhật Bản với công suất hiện nay là 800 triệu bao, nhằm thay thế cho việc sản xuất bằng thủ công, từ đó đến nay đã mang lại hiệu quả sản xuất cao

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý 3.1.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Trang 33

3.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ

Công ty thuốc lá An Giang sử dụng quy trình công nghệ bán công nghiệp

Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty thuốc lá An Giang

Nguyên liệu

Sợi thành phẩm

Máy vấn

Máy đóng bao

- Đóng chỉ - Đóng gói - Dán tem - Đóng cây

Đóng thùng

Nhập kho

Máy đóng bạc Dán bao tay

Máy dán tem

Máy đóng cây

Đóng cây thủ công Đóng thùng

Nhập kho thành phẩm

Trang 34

3.13 Đặc điểm tài chính và tổ chức kế toán 3.1.3.1 Đặc điểm tài chính

- Lao động gián tiếp: 16 người

Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, do đó dù nhận được sự trợ giúp của Trưởng phòng, ban chức năng trong việc nghiên cứu chuẩn y các quyết định, … nhưng giám đốc vẫn là người ra quyết định cuối cùng

Sơ đồ 6: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

GIÁM ĐỐC

PGĐ KINH DOANH P

TC -KH P

TỔ CHỨC

P CÔNG NGHỆ PGĐ

SẢN XUẤT

P KT - KH

P THỊ TRƯỜNG

TỔ KCS PX SẢN

XUẤT P KT

CƠ ĐIỆN

Trang 35

3.1.3.2 Đặc điểm tổ chức kế toán

a Tổ chức bộ máy kế toán:

Công ty thuốc lá An Giang là một công ty có quy mô lớn và nhiều bộ phận, các bộ phận còn lại có chức năng riêng biệt trong việc sản xuất, tiêu thụ đòi hỏi phải có một sự chỉ đạo kịp thời Hơn nữa, sản phẩm của Công ty mang tính chất đặc biệt, mặc dù công nghệ hết sức đơn giản Vì vậy, hiện giờ Công ty đang tổ chức bộ máy kế toán tập trung, nghĩa là toàn bộ công việc kế toán được tập trung vào Phòng kế toán từ công việc xử lý chứng từ, ghi sổ tổng hợp đến việc lập báo cáo tài chính, nhiệm vụ các đơn vị phụ thuộc là lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết sau đó chuyển về Phòng kế toán

Nhờ vậy, công tác quản lý tài chính và chỉ đạo kế toán của Công ty đạt hiệu quả tránh tình trạng phụ thuộc Bên cạnh đó tạo điều kiện cho việc sử dụng máy vi tính thường xuyên và có hiệu quả hơn, giảm nhẹ bộ máy kế toán

Có thể nói bộ máy kế toán là một trong những tập thể xuất sắc nhất trong Công ty, là đầu mối liện hệ giữa các phòng ban để quản lý, thúc đẩy bộ máy sản xuất và kinh doanh của Công ty

Sơ đồ 7: Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

- Kế toán ngân hàng - Tài sản cố định

- Kế toán thanh toán - Công nợ, thu chi

- Tổng hợp -

Kế toán kho

Thủ quỹ

Trang 36

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, điều hành, chỉ đạo trực tiếp bộ phận kế

toán của Công ty, kế toán trưởng chịu trách nhiệm với ban giám đốc về các nghiệp vụ tài chính, thường xuyên kiểm tra các hoạt động kinh doanh, và theo dõi các số liệu tài chính để kịp thời phát hiện sai phạm, để có thể tham mưu cho Giám đốc

- Kế toán viên:

+ Phó phòng tài chính: Phụ trách khâu tổng hợp Chịu trách nhiệm chính về nghiệp vụ kế toán Được ủy quyền khi kế toán trưởng đi vắng, theo dõi việc quản lý và công tác tài chính các bộ phận trực thuộc

+ Kế toán tài sản, ngân hàng: Theo dõi việc sử dụng công cụ lao động tài sản cố định, tình hình tăng giảm tài sản cố định, phân bổ công cụ lao động dùng trong kỳ và theo dõi các khoản nợ vay, và lập kế hoạch vay hàng năm

+ Kế toán thanh toán, công nợ: Theo dõi việc thu chi và thanh toán công nợ, hợp đồng thương mại

+ Kế toán kho: Theo dõi việc xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu thành phẩm, công cụ, …

Trang 37

b Chính sách kế toán vận dụng

- Tình hình nguyên vật liệu, hàng tồn kho tại Công ty

Đối với Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nên khi làm ra sản phẩm được giao thẳng tới khách hàng, không qua nhập kho nên không có thành phẩm tồn kho

Công ty thuốc lá An Giang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để ghi chép, phản ánh tình hình nhập – xuất các loại nguyên vật liệu trên sổ kế toán

Kế toán sử dụng phương pháp FIFO – nhập trước, xuất trước để tính giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ kế toán

Chứng từ sử dụng: Phiếu vật tư, phiếu xuất vật tư, thẻ kho, phiếu đề xuất vật tư, lệnh sản xuất

- tình hình tiền tệ tại đơn vị

Theo dõi tình hình thu – chi – tồn quỹ tiền mặt thực tế, các khoản tạm ứng, hoàn ứng tại đơn vị

Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu đề xuất thanh toán

Khi cần tạm ứng, các bộ phận cũng sử dụng biểu mẫu này và phải ghi thêm “ tạm ứng” vào góc phải của biểu mẫu và trình Giám đốc phê duyệt Sau đó được chuyển đế kế toán thanh toán lập phiếu chi

- Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên

Nhằm theo dõi ngày công thực tế của cán bộ công nhân viên và sản phẩm hoàn thành để làm căn cứ tính lương cho cán bộ công nhân viên cùng các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, dựa vào đó để có số liệu hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, lợi nhuận doanh nghiệp

Trang 38

Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng báo cáo nhân sự, bảng báo cáo những ngày làm thêm, phiếu báo sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hiện nay, công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quy định số 15/QĐ/CĐKT ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

- Tổ chức hình thức kế toán: Tại Công ty thuốc là An Giang đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung

Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký chung

Chứng từ gốc

Sổ kế toán chi tiết Sồ nhật ký chung

Nhật ký chuyên dùng

hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

: Ghi hằng ngày :Đối chiếu, kiểm tra :Ghi vào cuối tháng

Trang 39

+ Nguyên tắc cơ bản của hình thức nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

+Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt

Sổ Cái

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.+ Trình tự ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ đánh vào máy vi tính, bên cạnh đó ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung

Căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản mà nhà nước đã sử dụng Đồng thời, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết

Nhật ký đặc biệt có Nhật ký thu tiền( NKTT) và nhật ký chi tiền( NKCT) hàng ngày căn cứ vào chứng từ thu, chi ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ NKTT và NKCT

Cuối tháng công số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối tài khoản

Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thấy khớp đúng thì lập báo cáo tài chính

Trang 40

Hình thức kế toán này dễ hiểu, rõ ràng nhưng công việc nhiều Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của máy vi tính và năng lực của phòng kế toán nên đã hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả

+ Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty:

Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào 31/12/N( trong đó N là năm tài chính hiện hành)

Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo được thẳng

Thuế GTGT được áp dụng theo phương pháp khấu trừ 3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Trong gần 20 năm sản xuất – kinh doanh, Công ty thuốc là đã có được thị trường rộng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long Không những thế, Công ty còn xuất khẩu sang các nước láng giềng: Trung quốc, Campuchia, …

Để đánh gía được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Trong đó lợi nhuận là kết quả tài chính cuối củng, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích sự biến động của lợi nhuận

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:34

Hình ảnh liên quan

- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, …  - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

h.

ứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, … Xem tại trang 19 của tài liệu.
Nguồn hình thành: 10 0% vốn nhà nước - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

gu.

ồn hình thành: 10 0% vốn nhà nước Xem tại trang 34 của tài liệu.
Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng báo cáo nhân sự, bảng báo cáo những  ngày  làm  thêm,  phiếu  báo  sản  phẩm,  bảng  thanh  toán  tiền  lương  và  các  khoản trích theo lương  - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

h.

ứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng báo cáo nhân sự, bảng báo cáo những ngày làm thêm, phiếu báo sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm 2005, 2006, 2007 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 1.

Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm 2005, 2006, 2007 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Trường hợp này được làm rõ bằng việc lấy điển hình đơn đặt hàng của khách hàng. Ví dụ: trong tháng 11, Công ty  nhận được đơn đặt hàng của khách  hàng Phan Ngọc Em với số lượng là 10.000 gói An Giang hộp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

r.

ường hợp này được làm rõ bằng việc lấy điển hình đơn đặt hàng của khách hàng. Ví dụ: trong tháng 11, Công ty nhận được đơn đặt hàng của khách hàng Phan Ngọc Em với số lượng là 10.000 gói An Giang hộp Xem tại trang 47 của tài liệu.
Tương tự như vậy cho các sản phẩm còn lại, ta có bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:  - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

ng.

tự như vậy cho các sản phẩm còn lại, ta có bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2: Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 2.

Bảng phân bổ nguyên vật liệu Xem tại trang 52 của tài liệu.
Nhìn qua bảng 2 ta thấy chi phi nguyên liệu chính – 1521 – phân bổ cho An Giang hộp, BASTION xanh, và thuốc sợi tổng hợp bastion - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

h.

ìn qua bảng 2 ta thấy chi phi nguyên liệu chính – 1521 – phân bổ cho An Giang hộp, BASTION xanh, và thuốc sợi tổng hợp bastion Xem tại trang 53 của tài liệu.
Sau đây là bảng lương từ 1/11/2008 đến 15/11/2008: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

au.

đây là bảng lương từ 1/11/2008 đến 15/11/2008: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Cuối kỳ, bên cạnh việc đối chiếu sổ sách, kiểm tra các số liệu có khớp với nhau không - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

u.

ối kỳ, bên cạnh việc đối chiếu sổ sách, kiểm tra các số liệu có khớp với nhau không Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 4 là bảng phân tiền lương tại vào các đối tượng sử dụng chi phí. Đó là các phân xưởng: phân xưởng  thuốc gói thành phẩm, phân xưởng đầu lọc thành  phẩm, phân xưởng nhận gia công công và nơi thuê gia công - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 4.

là bảng phân tiền lương tại vào các đối tượng sử dụng chi phí. Đó là các phân xưởng: phân xưởng thuốc gói thành phẩm, phân xưởng đầu lọc thành phẩm, phân xưởng nhận gia công công và nơi thuê gia công Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 5: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 5.

Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Xem tại trang 62 của tài liệu.
- Công ty có một bảng phẩn bổ chi phí ở các phân xưởng rõ ràng, giúp cho việc quản lý cũng như công tác tiết kiệm chi phí nhân công được rõ ràng, dễ dàng  -  Tuy  nhiên,  cần  nhìn  nhận  rằng  việc  trả  lương  theo  sản  lượng  khiến  cho  người lao độn - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

ng.

ty có một bảng phẩn bổ chi phí ở các phân xưởng rõ ràng, giúp cho việc quản lý cũng như công tác tiết kiệm chi phí nhân công được rõ ràng, dễ dàng - Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng việc trả lương theo sản lượng khiến cho người lao độn Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 5: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 5.

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Xem tại trang 69 của tài liệu.
SẢN PHẨM SỐ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf
SẢN PHẨM SỐ Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 6: Bảng phân tích giá thành - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 6.

Bảng phân tích giá thành Xem tại trang 76 của tài liệu.
Qua bảng 6 ta thấy rằng trong 3 loại chi phí thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao nhất 3.350.725.238 đồng    - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

ua.

bảng 6 ta thấy rằng trong 3 loại chi phí thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao nhất 3.350.725.238 đồng Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 7: Bảng phân tích biến động giá thành - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 7.

Bảng phân tích biến động giá thành Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 8: Phân tích biến động các khoản mục giá thành - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 8.

Phân tích biến động các khoản mục giá thành Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 9: Phân tích các khoản mục trong chi phí nguyên vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 9.

Phân tích các khoản mục trong chi phí nguyên vật liệu Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 10: Phân tích sản lượng trong nước và xuất khẩu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 10.

Phân tích sản lượng trong nước và xuất khẩu Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 11: Phân tích mức tiêu hao các loại nguyên vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 11.

Phân tích mức tiêu hao các loại nguyên vật liệu Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 12: Phân tích giá các loại nguyên vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 12.

Phân tích giá các loại nguyên vật liệu Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 13: Phân tích các khoản mục trong chi phí nhân công trực tiếp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 13.

Phân tích các khoản mục trong chi phí nhân công trực tiếp Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 14: Phân tích các khoản mục chi phí sản xuất chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 14.

Phân tích các khoản mục chi phí sản xuất chung Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 15: Phân tích các khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

Bảng 15.

Phân tích các khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài Xem tại trang 90 của tài liệu.
Dựa vào bảng 14 ta thấy rằng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 4 triệu đồng so với  tháng  10 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty thuốc là An Giang.pdf

a.

vào bảng 14 ta thấy rằng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 4 triệu đồng so với tháng 10 Xem tại trang 90 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan