Những thảo dược dễ tìm chữa bệnh trĩ mà không cần dùng thuốc

2 164 0
Những thảo dược dễ tìm chữa bệnh trĩ mà không cần dùng thuốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều trị cảm lạnh cho trẻ không cần dùng thuốc Phương pháp an toàn giúp trẻ giảm cảm nhanh chóng, hiệu quả. Phát triển hệ thống miễn dịch cho trẻ em cần sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội. Do đó, các nhà sản xuất thuốc lớn gần đây đã không ngừng nghiên cứu ra các loại thuốc an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để hạn chế tác hại của lạm dụng thuốc và dùng thuốc quá liều trong các trường hợp trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh thông thường thì các tổ chức y tế đều khuyến cáo cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi uống bất kỳ loại thuốc nào. Vậy với các phương pháp điều trị hạn chế hiện nay, cha mẹ có thể làm được gì để giúp trẻ khỏi chảy nước mũi, ngạt mũi hay rát cổ và ho? Cùng tìm hiểu các phương pháp an toàn và hiệu quả sau đây để giúp trẻ giảm triệu chứng cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc nhé! 1. Hút mũi (Điều trị nghẹt mũi và chảy nước mũi) Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Hầu hết các bé dưới 2 tuổi chưa biết cách xì mũi để tự làm sạch mũi. Do đó, mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi ra cho bé bằng dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn. Cách dùng ống hút mũi: Đặt bé nằm trong lòng mẹ. Ban đầu, mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để các chất dịch được nhẹ nhàng hút ra ngoài. Phương pháp này áp dụng hiệu quả nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi. 2. Nhỏ nước muối sinh lý (Điều trị nghẹt mùi, chảy nước mũi, nước mũi khô) Sử dụng nước muối sinh lý là một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc làm sạch mô mũi bị viêm cũng như làm mềm chất nhầy trong mũi để hút mũi một cách dễ dàng, và đặc biệt là có tác dụng vệ sinh mũi hằng ngày để tránh sổ mũi. Cách làm sạch mũi trẻ bằng nước muối sinh lý: Đặt bé nằm trên đùi mẹ, đầu hơi ngả về sau. Nhẹ nhàng nhỏ hai đến ba giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của trẻ (tránh chạm trực tiếp ống nhỏ vào mũi trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn). Sau khi nhỏ xong, mẹ tiếp tục giữ bé ở tư thế đầu ngả về sau một vài phút. Sau đó nâng đầu em bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ bút mũi. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Các mẹ cần lưu ý, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm. Việc rửa mũi cho trẻ chỉ là biện pháp tạm thời giúp trẻ giảm nghẹt mũi chứ không có tác dụng làm giảm tuổi thọ của các virus cúm mà trẻ đang mắc phải. Do đó, trong vài ngày tới, nước mũi tiết ra ngày một dày hơn và có thể biến đổi từ màu trắng sang màu vàng hoặc màu xanh. Như vậy là ngay cả khi mẹ bắt đầu rửa mũi cho trẻ vào ngày đầu tiên trẻ có dấu hiệu cảm cúm thì hiện tượng sổ mũi của trẻ vẫn có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm. (Ảnh minh họa). 3. Sử dụng máy tạo hơi ẩm (Điều trị: nghẹt mũi, tức ngực và ho) Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày Những thảo dược dễ tìm chữa bệnh trĩ mà không cần dùng thuốc Bệnh trĩ loại bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng gây khó chịu cho người bệnh Bệnh trĩ ngoại gì? Bệnh trĩ ngoại chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ (ngoài) búi trĩ lên hậu môn da che phủ Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn, Vị trí cấu tạo: Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội chỗ nằm đường lược, nằm phía bờ hậu môn Cấu tạo gồm: lớp da bề mặt bên ngoài, bên mô liên kết, tĩnh mạch trĩ nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi búi) Dấu hiệu nhận biết - Xuất búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ lớp da bề mặt bên - Vùng bị trĩ ngoại dễ dàng nhìn thấy đưa vào hậu môn không dễ bị chảy máu - Khi có huyết khối búi trĩ ngoại, cục huyết khối nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng đau Búi trĩ ngoại bị huyết khối diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Ngải cứu, sung, lốt, cúc tần, nghệ vàng kết hợp giúp điều trị bệnh trĩ hiệu (Ảnh minh họa: Internet) Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ thảo dược dễ kiếm - Lá sung - Lá lốt - Lá ngải cứu - Lá cúc tần (từ bi) - Nghệ vàng mẩu nhỏ thái nhỏ Mỗi loại lấy chừng nắm tay, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc Đổ nước chậu xông chừng 15 phút Khi nước nguội ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút Chịu khó xông, ngâm 2,3 tuần búi trĩ co lại bé dần Cứ kiên trì làm khỏi hẳn (chừng tháng) Khẩu phần ăn uống bị bệnh trĩ - Kiêng: Thịt gà, cá, trứng Rau cua (loại rau chứa nhiều can-xi), đồ ăn nhiều can-xi tôm cua, ốc Các loại đồ ăn cay nóng có tiêu, ớt gừng, rượu bia, loại nóng (xoài, mít, vải) - Nên: Uống nhiều nước Ăn rau diếp cá (có thể xay thành nước sinh tố để uống) Ăn loại rau củ mát (rau dền, mướp, rau ngót, cà chua, dưa chuột), khoai lang Mỗi ngày ăn vài thìa vừng đen VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 5 cách trị bệnh không cần dùng thuốc Thay vì chỉ biết dùng thuốc, bạn hãy tham khảo một số cách chữa bệnh nhờ những thứ có sẵn xung quanh mình. Cứ mỗi lần có triệu chứng ốm hay có bệnh là bạn nghĩ ngay đến việc chạy ra các cửa hiệu bán thuốc và mang thuốc về để uống. Nhưng bạn có biết rằng, thói quen dùng thuốc ngay cả khi bệnh nhẹ sẽ khiến cho cơ thể bạn lệ thuộc vào thuốc nhiều hơn. Điều này rõ ràng không hề tốt chút nào nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục được. Thay vì chỉ biết dùng thuốc, bạn hãy tham khảo một số cách chữa bệnh nhờ những thứ có sẵn xung quanh mình sau đây nhé. Trà bạc hà có thể giúp cân bằng hormone ở phái nữ. Ảnh: internet 1. Cân bằng hormone với trà thảo dược Biện pháp này khá hữu hiệu cho những chị em gặp vấn đề về nội tiết, ví dụ như nổi nhiều mụn hay có nhiều lông trên mặt… Trà bạc hà vốn có khả năng kháng androgen tự nhiên nên có thể giúp cân bằng hormone ở phái nữ. Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ thấy rằng uống hai tách trà bạc hà mỗi ngày sẽ làm giảm mức độ kích thích tố sinh dục nam trong cơ thể. Đây sẽ là một tin tốt cho những chị em thường xuyên uống thuốc tránh thai vì một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng tiết tố nam gây rậm lông và mụn trứng cá… 2. Trị đau đầu với chanh Nếu bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu thường xuyên, hãy sử dụng quả chanh làm “thuốc”. Hương thơm của chanh có tác dụng chữa nhức đầu, trong khi cảm giác tươi mát của nó lại có thể giúp làm giảm đau hiệu quả. Để giúp giảm bớt nhức đầu, hãy cắt quả chanh thành các lát mỏng và đắp lên trán hoặc lên vùng bị đau. 3. Tăng cường sức mạnh não bộ nhờ nhai kẹo cao su Nếu bạn không có thời gian uống cà phê buổi sáng vì quá bận rộn thì hãy thay bằng việc nhai kẹo cao su. Nhai kẹo cao su cũng có tác dụng giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Coventry (Anh) đã nghieen cứu và thấy rằng kẹo cao su có nhiều bạc hà có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi, kích thích thần kinh và cải thiện trí nhớ 35%. Một giải pháp bất ngờ “cứu nguy” cho tâm trạng của bạn là… tắt điện khi ngủ. Ảnh: internet 4. Tắt đèn khi ngủ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn Có nhiều khi bạn cảm thấy tâm trạng của mình không tốt vào mỗi buổi sáng thức dậy. Thậm chí cơ thể bạn cũng mệt mỏi cho dù bạn đã ngủ một giấc dài suốt đêm. Bạn có biết rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bạn đã để đèn khi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng ban đêm có thể ngăn chặn sự sản xuất melatonin – một hormone điều tiết tâm trạng chỉ có thể được sản xuất trong bóng tối. Vì vậy, nếu ngủ dưới ánh sáng, cơ thể sẽ không sản xuất melatonin ở mức tốt nhất. Đó chính là lý do khiến bạn mệt mỏi, uể oải và tinh thần “đi xuống” mỗi khi thức dậy. Để khắc phục tình trạng này, hãy cố gắng tắt tất cả các thiết bị phát sáng khi bạn ngủ, kể cả đèn tivi hay máy tính. 5. Ngăn chặn bệnh viêm họng và nhức đầu bằng cách… không nói dối Điều này nghe có vẻ buồn cười và khó tin, nhưng theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Mỹ) thì nói dối có thể gây hại cho sức khỏe vì nó khiến bạn căng thẳng. Khi bạn giảm số lượng những lần nói dối, bạn sẽ bớt đi sự lo lắng, từ đó giảm những cơn nhức đầu và viêm họng kèm theo. Chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc Liệu có món ăn nào có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng, mà không phải dùng đến thuốc ngủ hay không? Ảnh minh họa – nguồn internet Khó ngủ, hay thức giấc lúc nửa đêm, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ngày hôm sau. Liệu có món ăn nào có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng, mà không phải dùng đến thuốc ngủ hay không? Có nhiều món ăn giúp an thần kinh, dễ ngủ. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những món đơn giản không cần chế biến như nho khô, mật ong, rau diếp quăn, long nhãn. Nhãn có thể ăn tươi khoảng 20 – 30 trái tùy to hay nhỏ. Tuy nhiên, cũng như thuốc, không nên ăn nhãn nhiều, có thể làm cơ thể nóng, mắt đổ ghèn. Còn mật ong, nên dùng khoảng ba muỗng cà phê và nên uống lúc chiều tối. Nho khô nên ăn khoảng 10 – 15g, rau diếp quăn ăn theo nhu cầu. Về trái cây, có trái bơ là thực phẩm vừa giúp dễ ngủ, vừa chống lão hóa, mịn da. Trái bơ nên ăn với sữa hoặc mật ong. Hạt sen ăn tươi hoặc nấu chè hạt sen long nhãn là món giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ. Củ sen cũng giúp dễ ngủ nhờ tính chất làm dịu thần kinh. Các món đề nghị gồm: Củ sen hầm đuôi heo, chè củ sen, gỏi củ sen… Người xứ Huế còn có món củ sen hấp, tuy nhiên cách làm khá cầu kỳ: Nếp và đậu xanh ngâm nở, nhồi vào các lỗ nhỏ trong củ sen, đem hấp chín, khi ăn xắt lát chấm mật ong rất ngon. Món củ sen hầm móng giò là món ăn bổ dưỡng của người Hoa, dùng cho các cặp vợ chồng sắp cưới, chủ yếu là giảm căng thẳng, cũng có khả năng gây ngủ. Nguyên liệu nấu gồm móng giò, củ sen, đậu đen, gừng, đầu hành trắng, hạt nêm, nước tương, rượu trắng, dầu ăn. Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, giảm chứng tiểu đêm, giảm mệt mỏi đau lưng… Các món ăn nấu cùng hoa thiên lý như bò né ăn với hoa thiên lý, thiên lý nấu canh tôm tươi, thiên lý nấu giò sống, lẩu hoa thiên lý… đều có tác dụng an thần. Rau nhút cũng là món giúp ngon giấc. Cần nhớ, nên bỏ lá, chỉ ăn lõi, một ngày ăn từ 50 – 100g. Các món nấu với rau nhút có: Lẩu (có rau nhút), canh chua, rau nhút xào nấm rơm… Trẻ em dưới năm tuổi không nên dùng rau nhút vì món này có thể trở thành “thủ phạm” gây tiêu chảy. 5 cách tránh bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc Nghiên cứu mới cho thấy rằng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thì bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống càng nhiều càng tốt. Jared Reis thuộc Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ và các nhà khoa học đã báo cáo trong Biên niên sử Nội khoa rằng con người có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 80% nếu kết hợp những thay đổi về lối sống như: tập thể dục nhiều hơn, không uống nhiều rượu, bỏ hút thuốc, tránh bị béo phì, ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo. Mặc dù lời khuyên này nghe có vẻ quen thuộc, nhưng nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên chứng minh hiệu quả của việc kết hợp tất cả các cách trên với nhau. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc giảm cân hoặc ăn uống lành mạnh hơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách độc lập, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy những lợi ích tiềm năng tổng hợp của việc thay đổi nhiều lối sống cùng một lúc. Nghiên cứu được tiến hành trên hơn 207.000 người bao gồm nam giới và nữ giới có độ tuổi từ 50 đến 71 và được ghi danh tại Viện Sức Khỏe Quốc Gia. Những người tham gia tất cả đều khỏe mạnh và không mắc các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tiểu đường khi cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1995- 1996. Khi họ tham gia, những tình nguyện viên này đã điền vào bảng câu hỏi về lối sống và chế độ ăn uống của họ, bao gồm họ ăn những gì, cân nặng bao nhiêu, vận động cơ thể như thế nào, và có hút thuốc hoặc uống rượu hay không. Các nhà nghiên cứu theo dõi họ trong gần một thập kỷ để xem ai là người mắc phải bệnh tiểu đường. Reis và nhóm nghiên cứu của ông sau đó đã chia những người tình nguyện tham gia thành các nhóm có nguy cơ thấp và cao, tùy theo những câu trả lời của họ về những câu hỏi liên quan đến lối sống. Ví dụ, những người nằm trong nhóm chế độ ăn uống nguy cơ thấp là những người ăn thực phẩm có chỉ số đường trong máu thấp (nghĩa là, thực phẩm không làm tăng mạnh mức glu-cô-zơ trong máu, thứ có thể làm giảm khả năng phân hủy đường bằng insulin của cơ thể) Phụ nữ trong nhóm rượu cồn có nguy cơ thấp thì không uống quá một thứ đồ uống có cồn một ngày, đàn ông thì không uống nhiều hơn 2. Nhóm vận động thể chất có nguy cơ thấp thì tập thể dục không dưới 3 lần một tuần, mỗi lần ít nhất là 20 phút. Những người có BMI (chỉ số sức khỏe liên quan tới cân nặng và chiều cao) ở mức bình thường thì được coi thuộc nhóm cân nặng có nguy cơ thấp. Mỗi thói quen lối sống có nguy cơ thấp có liên quan tới sự giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với nam giới, những người có cân nặng bình thường giảm 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao hơn 10% so với những người bị thừa cân hoặc béo phì. Đối với phụ nữ, mức giảm nguy cơ này là 78%. Đối với nam giới, những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là: không hút thuốc lá và tập thể dục thường xuyên. Những người không hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 24% so với những người đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc chưa đến 10 năm, và những người đàn ông chăm vận động cơ thể cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường với mức tương tự so với những người đàn ông ít vận động hơn Chữa bệnh mãn tính không cần dùng thuốc Tập luyện 10 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy mắc ung thư vú, ruột kết. Không những thế, hoạt động thể dục còn có tác dụng dự phòng và giảm nhẹ triệu chứng các bệnh như: tiểu đường, béo phì, tim mạch… Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng với nhiều quốc gia. Đặc biệt, bệnh tim và ung thư khiến rất nhiều người lâm vào cảnh nghèo khổ tại các nước đang phát triển do phải dốc hết tiền vào việc chạy chữa. Trong khi đó, nguy cơ chính gây nên các bệnh này là do lối sống: hút thuốc, uống rượu, dinh dưỡng không hợp lý và ít vận động. Các yếu tố nguy cơ này hoàn toàn có phòng ngừa được. Có rất nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của hoạt động thể lực tới bệnh không lây nhiễm. Trước kia, nhiều người vẫn cho rằng hoạt động thể lực thường được áp dụng để phục hồi chức năng hệ cơ xương sau chấn thương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuyên gia quan tâm nhiều đến tác dụng tăng cường sức khỏe của nó. Tại một số quốc gia như Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Sĩ…, hoạt động thể lực đã được đưa vào thành một chương trình chữa bệnh không dùng thuốc. Việc kê đơn hoạt động thể lực sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe, bệnh tật của từng bệnh nhân. Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh, những "đơn thuốc" đặc biệt này còn có tác dụng dự phòng và giảm nhẹ triệu chứng một số bệnh không lây nhiễm như: huyết áp, loãng xương, đau lưng, trầm cảm, đái tháo đường… Chẳng hạn, việc tập luyện thể dục có thể làm thay đổi mức độ nhạy cảm với insulin và trong một số trường hợp có thể làm tăng khả năng dung nạp glucose và kiểm soát đường huyết. Hay với chứng đau vùng thắt lưng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chỉ xếp thứ hai sau các bệnh tim mạch. Chương trình tập cho vùng thắt lưng, tập 8-12 nhịp một lần, mỗi tuần một lần, có thể làm giảm đau, tăng sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống. Trong trường hợp này, các bài tập nói chung đều giúp giảm đau lưng mạn tính. Một cách tương đối, với bài tập 30–40 phút, đơn giản như đi bộ cũng có thể giúp bạn tiêu hao khoảng 100 – 200 kcal. Theo đánh giá của Hệ thống thông tin Y tế Cộng đồng Liên minh châu Âu, tình trạng thiếu hoạt động thể lực trong cộng đồng có thể tiêu tốn của quốc gia mỗi năm 150-300 euro (4-8 triệu đồng) cho mỗi người. Trong khi đó tại Việt Nam, khái niêm kê đơn hoạt động thể lực vẫn còn khá mới mẻ. Vì vậy, Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viện đại học Karolinska, Thụy Điển triển khai dự án Hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm. Mục đích nhằm tuyên truyền, tạo thói quen hoạt động thể lực trong cộng đồng. Đồng thời, đào tạo bác sĩ và nhân viên y tế để có thể kê đơn hoạt động thể lực cho bệnh nhân. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ Trường Đại học Y Hà Nội đưa nội dung kê đơn hoạt động thể lực vào chương trình đào tạo. Các hoạt động của dự án sẽ lần lượt được triển khai cho đến cuối năm 2012. Trường Đại học Y học thể thao Mỹ khuyến cáo mọi người dân nên tập thể lực ít nhất hai lần trong tuần. Một bài tập nên bao gồm từ 8 đến 10 động tác khác nhau cho nhiều nhóm cơ. Mỗi động tác cần được tiến hành ít nhất là một lần.

Ngày đăng: 13/06/2016, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan