Đề thi tuyển THPT Chuyên Lê Qúy Đôn BRVT môn Ngữ Văn (chuyên) 2016-2017

1 785 1
Đề thi tuyển THPT Chuyên Lê Qúy Đôn BRVT môn Ngữ Văn (chuyên) 2016-2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - HG ĐỀ THI THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Suy nghĩ của anh chị về hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người và hình ảnh vòng hoa trước mộ trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn. Câu 2 (3,0 điểm) “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta.” Từ thực trạng môi trường hiện nay của đất nước ta và địa phương của anh (chị), hãy bày tỏ những suy nghĩ của minh về tình trạng vấn đề môi trường hiện nay. Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) Câu 3a (5,0 điểm). Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh những ngọn đồi, những cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Câu 3b (5,0 điểm). Dành riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao Phân tích khát vọng được sống là chính mình của nhân vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (đoạn trích Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục - 2008). -----------------Hết----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: . Chữ ký của giám thị 1: . Chữ ký của giám thị 2: . +++++++ Nguồn: lequydonhg.com, ngày download: 10/01/2010 NGỌC LINH SƠN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ, THƯ VIỆN GIÁO DỤC TỔNG HỢP http://ngoclinhson.violet.vn, http://ngoclinhson.co.cc, http://ngoclinhson.freevnn.com, http://ngoclinhson.tk, http://thuviengiaoduc.tk cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, đề kiểm tra; tài liệu tham khảo (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, sau đại học); + Đề án, luận án, đề tài, luận văn, khóa luận; Và các nội dung khác (Đảng CS, Đoàn TN, Đội TNTP…; kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao…). Quản trị: Trần Quốc Thành, GV Toán, THPT Chu Văn An, BMT Phone: 090 5 59 00 99, mail: ngoclinhson@gmail.com, Y!M: ngoclinhson Keywords: thư viện giáo dục, lý luận, phương pháp, quản lý, giáo dục, đào tạo, sư phạm, dạy học, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, toán, toán học, giải tích, đại số, hình học, đề án, luận án, đề tài, luận văn, khóa luận, tiểu luận, chuyên đề, chủ đề, tự chọn, sáng kiến kinh nghiệm, tin học, công nghệ thông tin, download, phần mềm, máy tính, sách, ebook, văn, thơ, Trần Quốc Thành, Ngọc Linh Sơn, ngoclinhson, tài liệu, tư liệu, bài giảng, giáo trình, giáo án, đề thi, đề cương, ôn tập, kiểm tra +++++++ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 31/5/2016 Câu (4,0 điểm): “Hãy nuôi dưỡng ước mơ hạt giống tâm hồn bạn, đường đưa bạn đến thành tựu lớn đời mình” (Napoleon Hill) “Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, có cách thức mà bạn thực ước mơ đưa bạn đến nơi bạn muốn” (Nếu biết trăm năm hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Trình bày suy nghĩ em quan điểm Câu (6,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cái đẹp mà văn học mang lại, chạm sâu đến trái tim người đọc đẹp thật đời sống khám phá cách nghệ thuật Qua tác phẩm Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng, em làm sáng tỏ ý kiến ……………………HẾT……………………… Chữ kí Giám thị số 1: …………………………………………………………………… Họ & tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ……………… ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 21 tháng 01 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, Tr.144-145) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm) 2. Cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng. (0,75 điểm) 3. Chất suy tưởng triết lí được thể hiện qua những câu thơ nào? Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân. (0,75 điểm) Câu II (3,0 điểm) Lời cảm ơn Có hai người khách bộ hành đi trong một khu rừng rậm rạp. Đó là hai ông cháu. Trời nóng và oi bức. Họ đã khát nước. Cuối cùng họ đến một con suối nhỏ. Dòng nước mát lạnh chảy rì rào. Hai người cúi xuống uống nước. Người ông bảo: - Cảm ơn dòng suối nhỏ. Nói đoạn người ông rút trong túi một cái muôi và múc một ít nước bùn từ dưới lòng suối đổ đi. Đứa cháu cười. - Vì sao cháu lại cười? – Người ông hỏi. - Có gì mà ông phải cảm ơn dòng suối? Dòng suối có phải là người đâu? Nó không nghe được lời ông nói, nó không hiểu được lời cảm ơn của ông. Người ông ngẫm nghĩ. Dòng suối vẫn chảy róc rách. Chim hót vang trong rừng. Sau một lúc lâu im lặng, người ông bảo: - Thế đấy…Dòng suối không nghe thấy gì đâu. Nếu như một con chó sói uống nước, có thể nó không cảm ơn dòng suối. Nhưng chúng ta không là sói, chúng ta là con người. Đừng quên điều đó cháu ạ. Và cháu biết, con người nói cảm ơn để làm gì không? Đứa cháu trầm ngâm, nó chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó. Chúng ta nói hai tiếng “cảm ơn” là để không trở thành chó sói. (Nguồn: sưu tầm) Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời cảm ơn trong cuộc sống (bài viết không quá 600 từ) Câu III (5,0 điểm) Về hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò sông Đà (trích tùy bút Sông Đà) của Nguyễn Tuân (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: con sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm, ý kiến khác thì nhấn mạnh: con sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một “cố nhân” và bí ẩn như một “người tình nhân chưa quen biết”. Bằng cảm nhận về hình tượng sông Đà, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 10 tháng 02 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) Đưa người, ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? (Tống biệt hành – Thâm Tâm, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.58) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? Đặt nhan đề cho đoạn thơ? (0,75 điểm) 2. Nhận xét về cách sử dụng thanh điệu trong hai câu thơ đầu? Sự sắp xếp những thanh điệu này góp phần thể hiện được điều gì trong tâm trạng của nhân vật trữ tình? (0,5 điểm) 3. Xác định các biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (0,75 điểm) Câu II (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất ”. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. Câu III (5,0 điểm) Nói về chủ đề của Truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã từng tâm sự rằng: “Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh người ở đấy cứ muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh.” Bên cạnh đó, nhà văn cũng khẳng định: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt, thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và khung cảnh đi. Không biết cắt nghĩa sao, nhưng tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có thế văn xuôi mới trong sáng cất cao”. Từ cảm nhận của mình về tác phẩm Vợ chồng A Phủ, anh/ chị hãy bình luận các ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều (Chân quê, Nguyễn Bính) Anh/ chị hãy đọc bài thơ trên và giải quyết các yêu cầu sau đây: 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm) 2. Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (1,5 điểm) 3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ có gì độc đáo? (2,0 điểm) Câu II (3,0 điểm) Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”; cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”. Theo anh/chị, mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) để trả lời câu hỏi đó. Câu III (5,0 điểm) Bàn về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, lâu nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau: “Người si mê thấy đó chỉ là tỏ tình, người vội vàng bảo rằng tả cảnh, người khôn ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu – tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại. Người khăng khăng hướng nội”. (Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ mới, Nxb Giáo dục, 2006, tr. 247) Qua cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Ngữ văn 11, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2006, tr.46 - 47), anh/chị hãy cho biết suy nghĩ riêng của mình về các kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 6 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 25 tháng 03 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (3,0 điểm) Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.71) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm) 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ ngữ, hình ảnh đó. (1,0 điểm) 3. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (1,0 điểm) 4. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (12-14 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay. (0,75 điểm) Câu II (3,0 điểm) Jessica Watson là nữ sinh người Úc, 17 tuổi. Năm 2010, cô đã một mình đi vòng quanh thế giới bằng thuyền buồm. Chuyến đi kéo dài 210 ngày đêm với hành trình 23000 hải lí, vượt qua những con sóng cao hơn 12 met. “Tôi chỉ là một cô gái bình thường, luôn tin vào giấc mơ của mình. Bạn cũng chỉ cần một giấc mơ, tin vào nó và làm việc thật chăm chỉ”. Jessica đã trả lời truyền thông như vậy khi chuyến đi kết thúc. Từ những thông tin trên, anh/chị suy nghĩ gì về ước mơ – hành động? Hãy trình bày những suy nghĩ đó trong một bài văn nghị luận khoảng 600 từ. Câu III (4,0 điểm) Về nhà văn Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông không thích cái gì bằng phẳng, khuôn phép yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, của núi cao, rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội.” Qua phân tích hình tượng Sông Đà hung bạo trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, hãy bình luận ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Ngày đăng: 08/06/2016, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan