TUYẾN ĐIỂM MIỀN TÂY NAM BỘ

74 2.1K 11
TUYẾN ĐIỂM MIỀN TÂY NAM BỘ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUYẾN ĐIỂM MIỀN TÂY NAM BỘ 1) ĐỊA LÝ Diện tích: 40.604,7 km² Dân số: 17.415.500 người Vùng Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau Phía đông của vùng giáp biển Đông; phía tây giáp Cambodia (Việt Nam có tỉnh giáp Cambodia ở miền Tây Nam Bộ: An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp); phía nam giáp vịnh Thái Lan; phía bắc giáp Đông Nam Bộ Địa hình có dạng chính: Đất giồng (gò) được bồi lắng bởi các dòng sông cổ, bị sóng biển đánh hình thành hàng triệu năm về trước Đa số là đất cát tập trung ở vùng duyên hải: Ở Cần Đuốc, Cần Giuộc (Long An), Gò Công (Tiền Giang), Ba Chi (Bến Tre),… phù hợp trồng hoa màu, củ lang,… Và đã hình thành văn minh miệt vườn (phương thức tối ưu để có sở tốt như: dưới ao thả cá, nhà nuôi lợn, đất gò trồng hoa màu,…) Đất trũng thường gặp nước vào mùa mưa tập trung ở lưu vực sông Mêkông được phù sa bồi lắng hằng năm phù hợp trồng lúa, các loại thủy sản, cá, sen, súng,… Hình thành văn minh sông nước Gò Nổi Thổ nhưỡng: Đa số là đất phù sa mới được bồi lắng bởi sông Mêkông qua hàng triệu năm; và hiện vẫn tiếp tục được bồi lắng Mỗi năm bồi dài cho mũi Cà Mau, trung bình 100m Riêng ở vùng đất giồng gần biển, mặt là đất cát, dưới chân là đất phù sa cổ, đất sét Có một vùng trũng là Đồng Tháp Mười, là túi chứa, điều hòa nước lũ thứ hai sau biển Hồ Tônlesáp (lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là lũ hiền nên người dân đã quen “ sống chung với lũ”) Khí hậu: giống vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt mùa lũ từ tháng 9, 10 Sông ngòi khá chằng chịt Sông Mêkông dài 4.220m, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Vân Nam – Trung Quốc), chảy qua nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campodia, Indonexia, và Việt Nam Là sông dài thứ 13 thế giới Khi vào lãnh thổ Việt Nam chia thành hai nhánh: sông Tiền (chảy cửa), sông Hậu (chảy cửa) tạo thành sông Cửu Long Đây là vựa lúa lớn nhất Đông Nam Á Giúp Việt Nam xuất khẩu gạo hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan Giao thông vận tải: sông rạch chằng chịt nên ghe thuyền (vận tải thủy) là chủ yếu Hệ thống quốc lộ nối liền các tỉnh, huyện nhìn chung chưa tốt và còn bất cập Đường hàng không có sân bay Trà Rốc (Cần Thơ), Rạch Sỏi – Rạch Giá, sân bay Phú Quốc, sân bay Cà May Có cảng sông Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Gía, cảng sông Mỹ Tho Tài nguyên du lịch: nổi tiếng là các khu chợ nổi sông còn khá đơn sơ: Cái Bè, Cái Răng, Phụng Hiệp Mô hình nhà vườn tiêu biểu cho phong cách sống của người dân Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long quanh năm chan hoà ánh nắng, có tràm chim, vườn cò, vườn ăn trái bạt ngàn, đặc biệt là không khí lành các cù lao sông Mê Kông 2) LỊCH SỬ Thời cổ đại nơi bị chìm lòng biển, bằng chứng là tại khu vực Hòn Chồng – Kiên Giang, người ta phát hiện “dấu xâm thực” cách khoảng triệu năm, nước biển đã ăn mòn chân núi đá vôi cao 2- 4m so với mặt đất ngày Cách khoảng 10.000 năm, nước biển rút khỏi để lại đồng bằng Mêkông Cách khoảng 2.000 năm (đầu Công nguyên) có người Phù Nam từ vùng Cambodia ngày tràn xuống định cư lập nên vương quốc Phù Nam nổi tiếng với cảng thị Óc Eo (huyện Thoại Sơn – An Giang) buôn bán, giao thương đến tận Địa Trung Hải Vương quốc này tồn tại đến thế kỷ VI thì biến mất, vì tương truyền rằng cư dân vùng đảo Mã Lai ngày thường xuyên sang cướp bóc,… Từ thế kỷ XVI người Chân Lạp (Chen-la) đến định cư Thế kỷ XVII, bắt đầu có ngư dân Việt đến lập nghiệp (1698) Từ đồng bằng miền tây được khai thác triệt để: nhiều kênh đào được thiết lập như: kênh Thoại Hà (từ Châu Đốc đến Thoại Sơn), kênh Vĩnh Tế (từ Châu Đốc đến Hà Tiên)-1824 Chính thức biên giới Đại Việt đã đến kéo dài từ Lạng Sơn (nhà Nguyễn quản lý hành chính miền Tây Nam Bộ) Năm 1867, Pháp hạ đồn Vĩnh Long, Phan Thanh Giản “tuẫn tiết”, Pháp chính thức chiếm được tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên) Người Pháp đã đô hộ vùng gần 100 năm Quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh, rạch khoa học giúp tăng sản lượng gấp 100 lần, giao thông thuận tiện, các đô thị mới nằm trục đường huyết mạch góp phần đưa miền Tây lên văn minh Chính giai đoạn này, văn hóa Pháp ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống người miền Tây Nhiều từ ngữ được mượn từ tiếng Pháp như: ghi đông, lơ xe, cu li, bến phà,… và nhiều văn hóa khác cũng bị ảnh hưởng Từ 1954 – 1975, miền tây dưới thời Mỹ nhiều ấp chiến lược đời, dân cư chia làm hai nhóm rõ rệt: thoát ly theo cách mạng và ở các đô thị chính quyền Sài Gòn Có trận Ấp Bắc nổi tiếng (1963) vì là lần đầu tiên quân và dân Nam Bộ chiến đấu lại được vũ khí hiện đại của Mỹ Riêng sông Tiền đoạn qua Mỹ Tho có trận đánh lịch sử chống quân Xiêm Nguyễn Huệ chỉ huy: Rạch Gầm – Xoài Mút 3) NHÂN VĂN Do là vùng đất mới, nhiên nhiên ưu đãi, trù phú, cách xa trung tâm phong kiến nên người Nam Bộ chất phác, mộc mạc, phóng khoáng, “trọng nghĩa khinh tài” Người miền Tây rất yêu thích cải lương vì nó giải bày được nỗi niềm Cải lương là loại hình sân khấu đặc trưng của sông nước Cửu Long Nhiều làn điệu dân ca cũng được sinh ở các điệu lý, các bản nhạc, các điệu múa của người Khmer cũng sinh tại Người miền Tây thích ăn ngọt, mặc áo bà ba, đội khăn rằng, thông thạo về sông nước, thích uống rượu Văn chương không cầu kỳ Văn hóa ứng xử ảnh hưởng các cộng đồng anh em: Hoa, Khơme Nhiều nhân vật nổi tiếng: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Lưu Hữu Phước, Phan Văn Trị, Trần Đại Nghĩa, Tôn Đức Thắng, Nam Phương hoàng hậu, bà Từ Dũ, bác Ba Phi,… 4) CÁC VẤN ĐỀ KHÁC Các chuyên đề về ẩm thực miền Tây: Lẩu mắm, thịt đồng: rùa, rắn, dơi,…, bánh Pía, nam Lai Vung, bánh phồng tôm Châu Giang (Sa Đéc),… Các loại trái cây: Xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cái mơn, bưởi roi, nhãn xuồng, nhãn da bò, vú sữa Vĩnh Kim Lễ hội Bà Chúa Xứ, Óc-om-bók – cúng trăng rằm tháng (Trà Vinh – Sóc Trăng), Chol-thnăm-thmây, Dolta (cúng tổ tiên vào tháng 10), ghe Ngo, lễ hội Nguyễn Trung Trực (Rạch Gía), lễ hội Rạch Gầm – Xoài Mút (Mỹ Tho), lễ hội đua bò ở Tri Tôn – An Giang Các làng nghề nổi tiếng: Làng chiếu Định Yên – Lấp Vò – Đồng Tháp Nghề đóng xuồng ở Phụng Hiệp, mắm Thái, mắm cá linh, mắm ba khía, nghề làm rượu Gò Đen – Phú Lễ phong tục uống rượu, lễ giỗ, cưới, ma chay Chuyên đề về người Hoa, người Khơ me, Phật giáo Tiểu Thừa (cộng đồng Khơ me ở miền Tây khoảng triệu người, chủ yếu là làm nông, người Hoa sống ở các thành thị và buôn bán Chuyên đề về lũ lụt miền Tây trồng lúa, xuất khẩu gạo, thủy hải sản II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SƠ ĐỒ TUYẾN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đầu tiên từ trung tâm thành phố chúng ta đến đường Hùng Vương nối dài thuộc địa phận của quận 6, tới vòng xoay Phú Lâm, sau đó qua công viên Phú Lâm- trung tâm văn hóa của Quận 6; và bến xe miền Tây để đến với ngã An Lạc rồi theo quốc lộ 1A để bắt đầu chuyến Quận Quận là Quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 14 phường (74 Khu phố, 1293 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố Dân số hiện của Quận là 247.000 Với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, có chợ đầu mối Bình Tây là trung tâm bán buôn lớn của cả nước, đó thế mạnh của Quận là thương mại dịch vụ, đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam bộ Đi hết quận chúng ta sẽ tới huyện Bình Chanh Huyện Bình Chánh Huyện Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2003, Thị trấn An Lạc, các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo được phân chia và lập thành 10 phường của Quận Bình Tân Hiện Bình Chánh có 16 xã, thị trấn Tại ngã An Lạc nếu chạy theo xa lộ Đại Hàn thì chúng ta sẽ đến An sương, còn theo quốc lộ 1A chúng ta sẽ tới một só tỉnh thuộc miền tây Nam Bộ Quốc lộ 1A Quốc lộ 1A hay Đường là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam Quốc Quốc lộ 1A bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan biên giới Việt Nam và Trung Quốc Nó kết thúc tại điểm cuối km 2301 + 340m tại thị trấn Năm Căn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau Quốc lộ có tên này để phân biệt với Quốc lộ 1B là đường rẽ từ Quốc tại thị trấn Đồng Đăng về thành phố Thái Nguyên, để phân biệt với D mới được xây dựng năm 2001 là tuyến đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh tỉnh Bình Định và Phú Yên và vào nội thành thành phố Qui Nhơn Chiều dài toàn tuyến D là 35 km Chiếc cầu đầu tiên chúng ta sẽ qua đó là cầu Bình Điền bắc qua rạch chợ đêm Tiếp tục thẳng các bạn nhìn về bên trái là đại lộ Nguyễn Văn Linh hay còn gọi là đại lộ Nam Sài Gòn Đại Lộ Nam Sài Gòn Ngày 30/12/2007, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã khánh thành toàn bộ công trình đại lộ Nguyễn Văn Linh còn được gọi là đại lộ Nam Sài Gòn, một tuyến đường huyết mạch chia sẻ lưu lượng lưu thông từ các tỉnh Miền Tây vào TP.HCM với tuyến quốc lộ 1A Tổng vốn đầu tư của toàn dự án khoảng 100 triệu USD Từ tháng 12.1996, đại lộ Nguyễn Văn Linh đã được xây dựng là một đường giao thông đô thị lớn nhất TP.HCM với chiều dài 17,8km (nối từ đường Huỳnh Tấn Phát – Q.7 đến giao với QL 1A – Bình Chánh), được quy hoạch lộ giới 120 m, gồm 10 làn xe, 10 cầu Trong số các cầu đại lộ Nguyễn Văn Linh có cầu Cần Giuộc, Ông Lớn và cầu Xóm Củi lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ thiết kế dạng vòm của Thuỵ Sĩ với nhịp của cầu dài đến 99m mà không có trụ cầu dưới sông, phát huy tối đa điều kiện đảm bảo an toàn giao thông thuỷ Sau 11 năm xây dựng, đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế xã hội khu Nam thành phố, kết nối với công trình trọng điểm như: KCX Tân Thuận, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, KCN Hiệp Phước, khu đô thị cảng Hiệp Phước… Phú Mỹ Hưng Phú Mỹ Hưng phát triển 750 cụm phát triển: Trung tâm đô thị mới Phú Mỹ Hưng (Khu A – 409ha), Làng Đại Học (Khu B – 95ha), Trung tâm Kỹ Thuật Cao (Khu C- 46ha), Trung tâm Lưu Thông Hàng Hóa I & II (Khu E & Khu D – 115ha và 85ha).Đô thị mới Phú Mỹ Hưng (PMH) được quy hoạch thành một cộng đồng dân cư quốc tế hiện đại, có thể cung cấp cho TP.HCM các sở hạ tầng cần thiết, các tiện ích thương mại, dân cư, giải trí, y tế, văn hóa giáo dục … nhằm đáp ứng cho lượng dân số gia tăng đến 10 triệu người thập kỷ tới Là bước đầu của chương trình mở rộng TP.HCM về hướng nam, tiến biển đông theo xu hướng các đô thị lớn thế giới, việc phát triển đô thị mới PMH sẽ là một yếu tố quan trọng kế hoạch phát triển toàn diện khu tam giác kinh tế trọng điểm miền nam gồm TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, để hình thành một trung tâm đô thị có đầy đủ chức về tài chính, thương mại, cư trú, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật cao và du lịch quốc tế ở Việt nam Đô thị Phú Mỹ Hưng xây dựng theo quy hoạch tổng thể từ đầu sẽ trở thành trung tâm thương mại tài chính Quốc tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á Trong chuyến này chúng ta sẽ qua một số chợ và chợ đầu tiên mà chúng ta ngang qua đó là chợ Bình Chánh Hết huyện Bình Chánh, thì sẽ đến với tỉnh đầu tiên của các tỉnh miền Tây Nam Bộ đó là tỉnh Long An Tỉnh Long An Có diện tích 4.338 km2, với 1.300.100 người Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam Long An hấp dẫn khách du lịch chủ yếu giá trị nhân văn của nền văn hóa ốc Eo, một nền văn hóa đã hình thành và phát triển ở châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ nhất đến thứ sau Công nguyên tiếp nhận tinh hoa văn hóa ấn Ðộ Ở Long An có gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa ốc Eo được phát hiện, thu thập 12 nghìn hiện vật Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: Cụm di tích Bình Tả (Ðức Hòa), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Ðức (thị xã Tân An), di tích lịch sử Văn Nhựt Tảo, di tích đồn Rạch Cát, nhà trăm cột (ấp Trung, xã Long Hiệu Ðông, huyện Cần Ðước), di tích lịch sử khu vực Ngã tư Ðức Hòa Đời vua Minh Mạng đổi các trấn thành sáu tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên Sau Pháp chiếm trọn miền Nam, chúng đổi sáu tỉnh thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường mất tên để thành lập ba tỉnh mới là Tân An, Mỹ Tho và Gò Công Đất Long An thuộc tỉnh Tân An Một sản phẩm khá nổi tiếng nơi đó chính là rượu Gò Đen Gò Đen (Rượu Đế) Rượu Gò Đen là tên một loại rượu trắng, nấu từ gạo theo phương pháp cổ truyền, có nồng độ rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn Loại rượu dân tộc nổi tiếng Việt Nam này được nấu ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An Đây là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.Được nấu bằng nếp mỡ,nếp than hoặc gạo Thị Trấn Bến Lức Là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Long An, cách Sài Gòn 35 dặm về hướng nam Bến Lức nằm quốc lộ 4, nửa dặm về hướng tây của cầu Bến Lức, cầu bắc ngang sông Vàm Cỏ-một nhánh của sông Cửu Long Trên quốc lộ về các tỉnh miền tây Long An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bắc Mỹ Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau thì phải qua cầu này.Thơm Bến Lức là một đạc sản nổi tiếng, đến nơi các bạn dừng bỏ lở dịp thưởng thức nhé Chắc hẳn mỗi dịp qua chắc cũng một lần thưởng thức Thơm Bến Lức để cảm nhận cái vị ngọt thanh của nó Ngay thị trấn, phía bên phải các bạn sẽ thấy thánh thất Cao của đạo Cao Đài và cách đó không xa là cầu Bến Lức bắc ngang qua sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông là tên một sông chảy qua tỉnh Long An và Tây Ninh Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ biên giới Campuchia tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng Chiều dài 150 km.Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu vào cửa Soài Rạp đổ biển Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long), điển hình là tại cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập Tiếp theo chúng ta sẽ qua huyện Thủ Thừa của tỉnh Long An Huyện Thủ Thừa Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.901 ha, cách thị xã Tân An 10 Km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa cụ thể sau: Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ, phía Đông giáp huyện Bến Lức và Tân Trụ, phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp thị xã Tân An Qua cầu Voi và thêm một đoạn nửa thì các bạn sẽ tới thị xã Tân An Thị Xã Tân An Tân An là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Long An Tân An chính thức nâng cấp từ thị xã lên đô thị loại III ( thành phố) vào ngày 19 tháng năm 2007 Thành phố có phường với tổng diện tích tự nhiên là 81,79 km² (trong đó diện tích nội thị là 12,416 km²), dân số theo số liệu điều tra ngày tháng năm 2007 là 121.500 người.Nằm Quốc lộ 1A, cách Thành phố Hồ Chí Minh 50 km về phía Tây Nam Thị xã này nằm bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây Thị xã Tân An nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 47 km và có ranh giới với các đơn vị hành chính sau: phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa; phía Đông giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang Tiếp tục chuyến đi, chúng ta sẽ qua cầu Tân An(mới), chiếc cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây Sông Vàm Cỏ Tây Sông Vàm Cỏ Tây chảy qua tỉnh Long An rồi hợp lưu với Sông Vàm Cỏ Đông và hệ thống Sông Đồng Nai tại cửa Soài Rạp Thị xã Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn sông này Đi thêm một đoạn thì chúng ta gặp quốc lộ 62 cắt ngang quốc lộ 1A và nếu rẽ phải thì sẽ tới Mộc Hóa Vẫn quốc lộ 1A, ben tay phải là nhà máy nước khoáng La vie La vie Thành lập tháng 9/1992, La Vie là công ty liên doanh Perrier Vittel – Pháp (sở hữu 65% vốn), thuộc tập đoàn Nestlé, một công ty hàng đầu thế giới ngành nước đóng chai và công ty thương mại tổng hợp Long An Việt Nam La Vie lần đầu tiên được đưa thị trường vào tháng năm 1994 và đã nhanh chóng phát triển thành nhãn hiệu dẫn đầu ngành nước đóng chai tại Việt Nam La Vie là nhãn hiệu nước đóng chai nhất có mặt toàn quốc La Vie là công ty nước giải khát đầu tiên tại Việt nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 về đảm bảo chất lượng năm 1999 Nước khoáng thiên nhiên La vie được lấy từ nguồn nước khoáng sâu được bảo vệ lòng đất Ở đó nó dược lọc qua nhiều tầng địa chất giàu khoáng chất, hấp thụ muối, các yếu tố vi lượng calmium, magie, potassium, sodium, bicarbonate La vie cung cấp nước cho thể của bạn mà còn với hàm lượng khoáng ổn định nó còn cung cấp cho thể khoáng chất cần thiết để có sinh lực khỏe mạnh Chạy thêm một đoan cũng về bên phải là lăng Nguyễn Huỳnh Đức Lăng Nguyễn Huỳnh Đức Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánhhuyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu – Thị xã Tân An) một gia đình võ tướng đã đời Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ”Hổ tướng” Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem một vị thần Hằng năm vào ngày 7-8-9 / âm lịch, nhân dân vùng tề tựu Thị xã Tân Hiệp được thành lập ngày 26 tháng năm 2005, theo đó, huyện Phụng Hiệp được tách thành đơn vị hành chính mới: thị xã Tân Hiệp (nâng cấp từ thị trấn Phụng Hiệp) và huyện Phụng Hiệp mới Tên gọi “Tân Hiệp” đầy xa lạ đã gặp nhiều ý kiến không đồng tình của người dân Vì vậy đầu năm 2007 nhân dân vùng này kiến nghị chính quyền về việc dời chợ về vị trí củ và đổi bỏ tên Thị Xã Tân Hiệp mà lấy là Ngã Bãy hoặc Phụng Hiệp Đặc biệt, chợ nổi Ngã Bảy được xem là lâu đời và sầm uất nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với lượng ghe tàu hợp thương lên đến hàng ngàn chiếc mỗi ngày Sau chia tách, chợ nổi bị dời về phía rạch Ba Ngàn (cách vị trí cũ 3km) vì lý an toàn giao thông thủy Vì vậy, sự sầm uất và nét đẹp đặ trưng cũng giảm đáng kể Hiện nay, Bộ Thương mại và chính quyền tỉnh Hậu Giang sức khôi phục lại chợ nổi đặc trưng này Hiện Ngã Bảy được quy hoạch, ưu đãi khuyến khích đầu tư để trở thành một đô thị vệ tinh của Cần Thơ, một trung tâm thương mại – du lịch thứ hai của tỉnh Hậu Giang Đến ngã ba Cái Tắc, rẽ phải là đến Chiến thắng Tầm Vu, và huyện Vị Thanh Vị Thanh Vị Thanh là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang Năm 1971, dân số của Vị Thanh là 24.477 người Vị Thanh nguyên là tỉnh lỵ của tỉnh Chương Thiện dưới thời Việt Nam Cộng Hoà Nhiều người còn biết đến Vị Thanh vì là nhiệm sở cuối cùng của đại tá tỉnh trưởng Hồ Ngọc Cẩn, một vị sĩ quan tài ba của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Ông đã bị quân cộng sản bắt vào ngày tháng năm 1975 và đem xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ba tháng sau Lỵ sở tỉnh Hậu Giang trước năm 1991 đặt tại thị xã Cần Thơ Khi thành phố Cần Thơ được tách trực thuộc trung ương thì tỉnh lỵ chuyển về thị trấn Vị Thanh Ngày tháng năm 1999, nghị định 45/1999/NĐ-CP ban hành thành lập thị xã; phần còn lại của huyện Vị Thanh đổi tên thành huyện Vị Thủy Ngay đầu tỉnh có ngã Cái Tắc nằm bên phải quốc lộ, theo ngã này là se tới chợ nỗi Phụng Hiệp Chợ nổi Phụng Hiệp Chợ nổi Phụng Hiệp là một địa điểm chợ họp ở sông Địa điểm du lịch sông nước nổi tiếng này nằm ở ngã bảy sông gặp tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo Đồng bằng sông Cửu Long có chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất Mênh mông chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp Ở mặt sông mênh mông rẽ về ngả Từ các ngả, thuyền bè tấp nập từ Sóc Trăng, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang v.v kéo về Du khách tới sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm ,màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng Mỗi thuyền chỉ bán loại trái cây, và lọai trái đó sẽ được treo lên một sào cao tượng trưng là để thông báo rằng: “tôi là nhãn”, “còn là xòai” Đặc biệt ở chợ nổi còn có chợ rắn Chợ Phụng Hiệp quanh năm có rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà … phục vụ du khách Bên cạnh đó, xuồng ba lá, ghe nhỏ xíu là: bánh cuốn nóng, phở, bánh xèo là món đặc trưng ẩm thực phương Nam Hết huyện Kế Sách là tới Sóc Trăng Sóc Trăng Nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, có diện tích chung 331.000 ha, Sóc Trăng là một vùng đất xanh tươi với cánh đồng lúa mênh mông, vuông tôm bạt ngàn và vườn ăn trái xum xuê trĩu quả Dân số của tỉnh hiện có 1.302.562 người, gồm 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer và Hoa cùng chung sống với từ nhiều thế kỷ qua Ngoài đặc điểm chung của Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng còn là nơi hội tụ nền văn hoá đa dân tộc, là xứ sở của lễ hội Về thăm Sóc Trăng, quý khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của nhữung chùa cổ kính; cùng vui với không khí náo nhiệt, sôi nổi của các lễ hội truyền thống của 03 dân tộc Ngoài ra, quý khách còn được hoà mình vào thiên nhiên với cảnh sông nước mênh mông, vườn ăn trái hay rừng chàm, rừng bần bạt ngàn của vùng hạ lưu sông Hậu hữu tình mến khách, đem lại sự thoải mái, hấp dẫn cho chuyến Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, vùng cung cấp 50% sản lượng thóc của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến Đây là vùng có nhiều tiềm kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho cả nước Sóc Trăng giáp tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam Sóc Trăng nằm tuyến Quốc lộ nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang Sóc Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km Từ Sóc Trăng có thể đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy Cùng với hệ thống kinh rạch và tuyến tỉnh lộ dài 277 km, các tuyến đường liên huyện, liên xã nối liền các huyện, thành phố, phường thành hệ thống giao thông kết hợp thủy, bộ khá thuận lợi Trong tương lai, sân bay Sóc Trăng sẽ được nâng cấp, sửa chữa; phục vụ được được cho các loại máy bay nhỏ Sóc Trăng có 72 km bờ biển với cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối… Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài tận cửa biển với nhiều trái nhiệt đới, không khí lành cồn Mỹ Phước, cù lao Dung… là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến m Thủy triều vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên Thành phố Sóc Trăng Thành phố có diện tích tự nhiên là 7.615,22 ha, với 173.922 nhân khẩu Phía đông giáp huyện Long Phú; phía tây giáp huyện Mỹ Tú; phía nam giáp huyện Mỹ Xuyên, phía bắc giáp các huyện Long Phú và Mỹ Tú cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng Đây là thành phố có nhiều chùa nhất Việt Nam với khoảng 50 chùa tổng số 200 chùa của tỉnh Nổi bật nhất là Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Chùa Khmer Hằng năm, vào dịp lễ tết, khách hành hương thập phương đến với thành phố hàng ngàn người mỗi ngày Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, du khách còn được thưởng thức món bánh ngon lạ của nơi này Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh Pía Bánh pía Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối… Bánh pía Sóc Trăng không khô cứng các loại bánh ở các vùng, miền khác Mỗi một phong bánh pía gồm bốn cái, được gói theo hình trụ Bánh pía mềm, ngọt đậm Đặc biệt mùi sầu riêng quyện với đậu xanh, mỡ heo béo ngậy… dễ kích thích vị giác của người thưởng thức Để có thể phục vụ cả người ăn chay, bánh pía cũng được chia thành loại chay, mặn Để bánh pía có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn, phải qua rất nhiều công đoạn như: trộn, cán mỏng, cuốn tròn… khối bột dẻo dai, mịn màng để tạo lớp vỏ tang ôm lấy nhân bánh thơm lựng phía Đặc biệt nhất miếng bánh pía Sóc Trăng là phần nhân sầu riêng Không sử dụng hương liệu, sầu riêng nguyên trái được chọn từ khắp các miệt vườn, chủ yếu ở miệt vườn Vĩnh Long, sau đó tách lấy thịt, trộn mỡ heo xắt sợi Bánh hoàn tất được thoa thêm một lớp lòng đỏ trứng, sắp ngắn lên xửng rồi đưa vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 270 độ C 15 phút sau, bánh chín, màu ươm vàng, quyện mùi sầu riêng thơm ngọt rất tuyệt vời Điều là bánh không thể một lúc ăn được nhiều nếm lai rai thì không biết chán Vào mùa Trung thu, người Sóc Trăng, lễ cúng trăng, không bao giờ thiếu bánh pía, cái “hồn” của người dân vùng đất pha trộn bản sắc văn hoá Kinh, Hoa, Khmer thật thà chân chất Đến ngã ba Trà Men, ta thẳng là đến cụm tham quan chùa khleang, chùa dơi, chùa đất sét, và bảo tàng Chăm Chùa Kh’leang: Là một chùa cổ nhất ở Sóc Trăng có kiến trúc giống các chùa ở Cămpuchia Chùa tọa lạc ở 71 đường mậu thân, khóm 5, phường 6, thị xã Sóc Trăng Chùa xây dựng từ năm 1533 lúc đầu còn làm bằng gỗ, lợp lá, sau mới được xây cất lại bằng gạch ngói Kiến trúc hiện là lần trùng tu cách 80 năm Trong khuôn viên chùa tháp, công trình kiến trúc quan trọng nhất là chính điện (Vihia) Ấn tượng đặc sắc của chính điện chùa Khmer là kỹ thuật cấu trúc hệ thống cấp mái Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí của chùa Khmer tập trung chủ yếu ở chính điện Khác với chùa theo Phật giáo Đại thừa miền Bắc, chùa Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa, chỉ thờ nhất Đức Phật Thích Ca, được đặt ở vị trí trung tâm bệ thờ cao nhất của chính điện Nóc trần và dọc bức tường chính điện được phủ kín bằng nhiều bức tranh kể về cuộc đời Đức Phật Bên cạnh đó nhiều môtíp của Bà La Môn giáo và tín ngưỡng dân gian vẫn hiện diện sống động, là nguồn cảm hứng bất biến trang trí kiến trúc của chùa qua hệ thống phong phú tượng các linh thần, linh thú đầu vị thần mặt “Mara Prưm” (tiền thân của Brama – vị thần sáng tạo thế giới của Bà La Môn giáo), nữ thần “Kầyno” nửa người, nửa chim, chim thần “Maha Krút”, phúc thần “Tévođa, sư tử, voi, khỉ, nữ thần đất “Him tholny”, rắn là biểu tượng của Thần nước, gắn liền với nghi lễ cầu mưa của tín ngưỡng dân gian… Cạnh chính điện, còn có nhà “Sala” được xây dựng dưới dạng nhà sàn của người Khmer là nơi dành cho sư sãi học tập, tín đồ hành lễ, đón khách thập phương đến vãn cảnh chùa Trong khuôn viên chùa còn có tháp thiêu xác (Tì bài xá), tháp đựng tro hài cốt của các Phật tử (Pì chét đây) Nhiều chùa còn có nhà riêng để che mưa nắng cho chiếc ghe Ngo dài 20m, rộng 1m5 được coi vật thiêng của dân gửi và mỗi năm chỉ sử dụng một lần, dịp lễ Ok Om Bok, vào trung tuần tháng 10 âm lịch Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, văn hoá Khmer cộng cảm với văn hoá của các cộng đồng người Việt, người Hoa, người Chăm đã tạo nên bức tranh văn hoá Nam Bộ đa dạng và giàu bản sắc Hiện tại chùa Kh’leng còn lưu giữ một bản tài liệu ghi chép từ thư tịch cổ, đó có nói đến nguồn gốc địa danh Sóc Trăng, lịch sử xây dựng chùa đầu tiên Vào đầu thế kỷ 16, viên quan cai quản vùng Sóc Trăng tên là Tác đã cho xây dựng một nhà kho để tích trữ sản vật nhân dân quyên góp Từ đó ông đặt tên cho vùng đất mình cai quản là Srosk Khleng Khi người Kinh đến gọi là sóc khalang, rồi sau là Sóc Trăng Sau đó vào năm 1532, ông Tác lệnh vua Ang Chan (Chân Lạp) cho xây dựng một chùa và lấy địa danh đặt tên cho chùa là chùa Kh’leng Chùa theo đạo Phật phái Tiểu thừa, thờ Phật Thích Ca, không có nữ tu Hàng năm, chùa Kh’leng còn là nơi diễn nghi lễ quan trọng nhất ngày lễ truyền thốngcủa dân tộc Kh’leng như: lễ vào năm mới ( Chol Chnam Thmay) còn gọi là lễ chịu tuổi; lễ cúng ông bà (lễ Dôn Ta); lễ cúng trăng vào ngày 15/10 âm lịch và tổ chức đua ghe Ngoài các lễ hội truyền thống trên, chùa còn tổ chức các lễ hội Phật giáo Người Khmer thường lui tới chùa để cầu nguyện Chùa Dơi Cách thị xã Sóc Trăng chưa đầy km có một chùa được nhiều khách thập phương nước và nước ngoài tìm đến Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc hay là chùa Ma-ha-tuc Còn với nhà sư Kim Rông, pháp hiệu Rat-ta-na xô-oa-nac trụ trì chùa đã lâu thì cho biết: khách thập phương tìm đến chùa, trước là lên điện Phật thắp hương, tham quan bảo vật quý thờ chùa như: hàng ngàn tượng Phật và tượng tứ linh: long, lân, quy, phượng… đều nặn từ đất sét, sau đó khách xin vườn chùa để được chiêm ngưỡng đ àn dơi… Chùa Mã Tộc xây dựng cách gần 400 năm, nơi tụ tập loài dơi, quạ khoảng dưới triệu Chúng treo mình cành khuôn viên chùa suốt ngày, từ giờ sáng đến giờ 30 chiều dơi bay kiếm ăn để giờ sáng hôm sau lại quay về Dơi không bao giờ ăn các trái ở chùa Chùa Mã Tộc đơn sơ với thiên nhiên xanh và đ àn dơi, quạ đông đến kỳ lạ làm cho du khách giật mình thích thú Chùa Đất Sét: Nằm phố Mậu Thân, thị xã Sóc Trăng Chùa đất sét là chùa của người Hoa rất độc đáo vì được xây dựng từ đất sét Thậm chí tượng chùa cũng được nặn từ đất sét Đây là chùa linh thiêng đối với dân địa phương Khác hẳn với các chùa của người Việt và Khmer tại Sóc Trăng, chùa còn có tên khác là ” Bửu Sơn Tự” có nghĩa là đền thờ núi trước Chùa được lập cách 200 năm gia đình họ Ngô người Hoa đứng xây cất Độc đáo hơn, nơi còn có đèn cầy nặng tổng cộng 1,6 tấn Chùa được xây dựng cách 200 năm, một người dòng họ Ngô sáng lập Ông Ngô Kim Giản, 86 tuổi trụ trì chùa đời thứ cho biết: “Năm 1928, ông Ngô Kim Tòng, thuộc đời thứ tư là người khởi xướng trùng tu chùa, qua một lần “nằm mộng” ông nghĩ cách nặn tượng bằng đất sét thay vì phải đúc bằng đồng, vàng… Trong cảnh nghèo khó, ông đã quyết định sử dụng đất sét để nặn tượng xây dựng chùa Khi đã hoàn thành việc xây cất chùa và trang trí các tượng phật, tượng loài thú chùa thì ông bắt đầu lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 62 Cho đến nay, các tượng lớn, nhỏ này vẫn còn nguyên vẹn ở chùa đất sét Nào là tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế… Sự sắp xếp tượng ở nói lên tư tưởng Tam giáo đồng viện (Phật – Nho –Lão) Pho tượng “Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận” có đến 1000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự Phía dưới đài sen lại có “Bát quái Thiên tiên” gồm cung, mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái là Tứ đại Thiên Vương trấn giữ Riêng tháp Đa Bảo cao 3,5m được thể hiện hết sức độc đáo Tháp có 13 tầng với 208 cửa vị thần; dưới chân tháp có 126 rồng nâng đỡ tháp Ngoài còn có lục long đăng chóp đỉnh lớn, lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã Những chi tiết này nhiều người tưởng là đúc bằng đồng, mạ kim nhũ với dầu bóng, tất cả đều được làm từ đất sét Chùa Đất sét không chỉ nổi tiếng bởi các tượng làm bằng đất sét mà còn có cặp đèn cầy lớn, mỗi cao 2,6m (chứa 200 kg sáp), được dòng họ Ngô đúc năm 1940 Hiện hai đèn nhỏ cháy suốt ngày đêm từ ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày 18/7/1970 đến nay) Nếu cháy hết sáp phải vào cuối năm 2006 Bình quân mỗi đèn đốt cháy liên tục phải hết 70 năm mới tắt Hiện mỗi ngày chùa đón 200 du khách và phật tử đến tham quan Và nơi được xem là chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam vì có 1.000 tượng lớn nhỏ đều được làm từ đất sét, là địa chỉ thu hút du khách mỗi đến Sóc Trăng Nhà Bảo Tàng Văn Hóa Khmer: Đối diện với chùa Kh’leng tại thị xã Sóc Trăng, nhà bảo tàng được kiến trúc theo kiểu chùa của người Khmer, đó có khá nhiều hiện vật về đời sống văn hóa tinh thần, vật chất và sự phát triển kinh tế xã hội của dân tộc Khmer tại Sóc Trăng Đây cũng là điểm du lịch của du khách gần xa Nằm trung tâm, nguyên là Hội Phật học Khơme, được xây dụng từ năm 1936, Bảo tàng văn hóa Khơme Sóc Trăng hình thành từ được chia tách từ tỉnh Hậu Giang vào năm 1992 Nơi với 508 hiện vật được sưu tầm và trưng bày gồm các lĩnh vực văn hóa, sản xuất, sinh hoạt, phong tục, lễ hội, kiến trúc, sân khấu, âm nhạc, tôn giáo… Nhà Bảo tàng văn hóa Sóc Trăng còn là điểm tham quan lý tưởng khách du lịch, các nhà khảo cổ, sưu tầm văn hóa dân tộc và ngoài nước Đến đây, chúng ta mới hiểu được giá trị văn hóa to lớn mà cộng đồng người dân tộc Khơme đã được giữ gìn và phát huy Từ ngã Trà Mén chạy dọc theo quốc lộ 1A thì chúng ta sẻ tới Cà Mau Cà Mau Có diện tích tự nhiên 5.329 km2 với có 1.200.000 người Tiềm và thế mạnh của tỉnh là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nguồn khí tự nhiên với trữ lượng lớn khí ở vùng thềm lục địa Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích gần 100.000 được chia thành vùng: rừng ngập lợ với đặc trưng tràm là chủ yếu nằm sâu đất liền ở vùng U Minh hạ; rừng ngập mặn với đặc trưng đước, mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển; rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước Rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn ở Cửa sông Amazôn (Brazil) Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía biển Đông sang vịnh Thái Lan, bờ biển thấp, nền đất yếu và bằng phẳng Diện tích vùng biển Cà Mau rộng 71.000 km2, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 mét; lòng biển có nhiều loài tôm cá, dưới thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt rất lớn, có khả khai thác nhiều năm Biển Cà Mau có vị trí trung tâm đường biển vùng Đông Nam Á và sát với đường biển quốc tế, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Do có vị trí địa lý tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi… tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí Nguồn gốc xa xưa Cà Mau là vùng đất hoang vu, rừng rậm, mặt đất ẩm thấp, thiếu nước ngọt, ruộng nhiều phèn, nhiều muỗi vắt nên vắng người sinh sống Đến cuối thế kỷ 17 Cà Mau là mảnh đất cuối cùng đường của người Việt chinh phục hoang vu mở mang bờ cõi Năm 1680 một số ấp ở ven sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Gành Hào được hình thành Năm 1714 Mạc Cửu dâng phần đất Cà Mau cho chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tứ là Mạc Cửu lệnh triều đình lập đạo Long Xuyên mang tính chất quân sự để cai quản Năm 1882 Cà Mau tách khỏi Rạch Giá, Bạc Liêu tách khỏi Sóc Trăng thành lập tỉnh Bạc Liêu, là hạt thứ 21 của Nam kỳ thuộc địa Sau nhiều lần thay đổi địa giới và tên tỉnh, đến đầu năm 1976 Cà Mau-Bạc Liêu được đổi tên là tỉnh Minh Hải Đến ngày 01/01/1997 Minh Hải lại tách thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu Những người tiên phong khai hoang mở đất thuở đó chủ yếu là người Kinh quê ở miền Bắc, miền Trung khát khao sống tự do, không chịu khuất phục cường quyền, bạo lực; là nạn nhân của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn muốn tìm mảnh đất sống yên thân; là chiêu mộ của các nhà giàu có đưa vào khai hoang lập ấp; là binh lính, tội đồ … người Hoa, Khơmer nghèo khổ lưu lạc dừng chân tại nơi Tất cả người rời quê bất chấp khó khăn, băng ngàn vượt biển vào Nam tìm nơi sinh lạc nghiệp, gọi chung là dân lưu tán Việc biến khu rừng bạt ngàn âm u, ngập mặn nhiều phèn thành cánh đồng lúa phì nhiêu cò bay thẳng cánh, nghĩa là các thế hệ trước đã can đảm vật lộn với thiên nhiên, thú dữ, muỗi vắt, mồ hôi nước mắt và cả máu đổ để tạo thành nơi sinh sống lý tưởng ngày Ngay từ trước năm 30 ở Cà Mau đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại địa chủ, hương quản cướp bóc ruộng đất Năm 1930 các chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức Hưởng ứng cuộc khởi nghiã Nam Kỳ, năm 1940 Tỉnh ủy Cà Mau đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi vào trang vẻ vang của tỉnh Từ đó ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau Sắc thái văn hóa của Cà Mau có sự dung hòa đa dạng và phong phú được tiếp thu của nhiều nền, nhiều miền văn hóa, nhiều tôn giáo khác Những tập quán, thuần phong mỹ tục của người Kinh là chủ đạo có ảnh hưởng qua lại với người Khơme, người Hoa tạo nên sự hài hòa chung cho nhiều dân tộc Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đàn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến nhân dân; miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại; có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội Nghinh Ông ở cửa biển Sông Đốc và một số lễ hội dân gian khác Những địa danh lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách Mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, rừng đước Năm Căn, rừng tràm U Minh hạ, bãi Khai Long, Giá Lồng đèn, các sân chim, công viên Văn hóa, đầm Thị Tường v.v Tên tuổi của danh nhân văn hóa nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn Mai, bác Ba Phi, v.v đã để lại lòng người sự mến yêu, ngưỡng mộ về cảnh vật hữu tình, người dũng khí của đất Cà Mau Đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng ráng chiều ẩn hiện vùng trời biển bao la Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau 100 km Đất Mũi, cái tên thật thân quen và gần gũi với mọi người dân đất Việt, chính vì vậy tất thảy mọi người đều ước ao một lần đến với vùng chót mũi, cực nam của Tổ quốc I/ NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM TÂY NGUYÊN 1) ĐỊA LÝ Tây nguyên bao gồm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng Diện tích: 54.659,6 km² Dân số: 4.868.900 người Phía đông giáp duyên hải trung bộ; phía tây giáp Lào (ở cửa khẩu Ngọc Hồi – Kon Tum) và Cambodia; phía nam giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Quảng Nam Địa hình đa số là cao nguyên cao trung bình 500m so với mực nước biển Có các cao nguyên lớn là nơi tập trung dân cư đông đúc là Kon Tum (cao 700m), Pleiku (cao 600m), Buôn Mê Thuột (cao 600m), M’nông (cao 400m), cao nguyên Langbiang (cao 1500m), cao nguyên Di Linh (cao 1100m), Bảo Lộc (cao 900m) Các dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây Quốc lộ 14 xuyên qua vùng từ Bắc xuống Nam, và cũng gần nằm chính vùng Phía đông của quốc lộ 14 các ngọn núi thấp dần về duyên hải miền trung, và là nơi bắt nguồn của các sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) bắt nguồn từ phía đông của Kon Tum; sông Côn (Quy Nhơn) từ Gia Lai; sông Đà Rằng cũng bắt nguồn từ Gia Lai; sông Cái và sông Dinh từ Đắk Lắk; sông Lũy, sông Cà Ty, sông Đồng Nai từ Lâm Đồng Các dãy núi phía tây quốc lộ 14 là nơi bắt nguồn của các sông suối về Cambodia và Lào sông Sa Thầy, sông Pô Cô, sông Kon – Klor, sông Sê San, sông Krông – nô và Krông Ana hợp thành sông Sê rê pốk (Đắk Lắk) Thổ nhưỡng: Đa số là đất đỏ bazan Thuận lợi trồng Công nghiệp như: cao su, điều, cà phê, chè, dâu tằm, và các loại khác bơ, rau củ quả ôn đới, bí đỏ,… Ven các chân đồi có các thung lũng hẹp là đất trầm tích, đất sét bạc màu Sông ngòi: Đây là nơi bắt nguồn của các sông đổ về biển miền trung, Đông Nam Bộ, Cambodia Do địa hình gấp khúc nên sông suối có nhiều thác ghềnh, nhiều ao hồ tự nhiên, phù hợp quy hoạch du lịch sinh thái và làm thủy điện Khí hậu: Giống miền nam có mùa đông lạnh rõ rệt Riêng Đà Lạt có khí hậu cận ôn đới phù hợp du lịch nghỉ dưỡng ( một ngày có bốn mùa) Động thực vật: Vùng cao từ 800m trở lên: có hệ thực vật gần giống cận ôn đới (rừng thông) Vùng cao dưới 800m: có hệ thực động vật nhiệt đới gió mùa, thường rụng lá vào mùa khô tạo cánh rừng “khộp” nổi tiếng York – đôn, Chư – yang – sin Động thực vật tiêu biểu: voi, gấu, khỉ, bò rừng, trâu rừng, nai, các loài bò sát, bươm bướm Các loại gỗ: tếch – teak (giá tị), bằng lăng, dầu, gõ, kơ nia,… và có các loại lan rừng phong phú Giao thông vận tải Có quốc lộ 14 xuyên qua rừng từ Bắc xuống Nam Từ người Pháp đã mở các quốc lộ vuông góc (hình xương cá) về miền duyên hải Trung bộ và Đông Nam Bộ như: quốc lộ 24 (từ thị xã Kon Tum về ngã ba Thạch Trụ – Quảng Ngãi), quốc lộ 19 (từ Pleiku về ngã ba Bà Gi – Quy Nhơn), quốc lộ 25 (từ Chư Sê – Gia Lai về thành phố Tuy Hòa – Phú Yên), quốc lộ 26 (từ Buôn Mê Thuột về ngã ba Ninh Hòa thuộc Nha Trang), quốc lộ 27 (từ ngã ba Phi Nôm – Đức Trọng – Đà Lạt về ngã năm Phan Rang), quốc lộ 20 (từ Đà Lạt về ngã ba Dầu Giây: 223km), quốc lộ 28 (từ thị xã Gia Nghĩa – Đắk Nông Di Linh – Phan Thiết) Ngoài có cửa khẩu Ngọc Hồi thông thương với Lào và Đông Bắc Cambodia Có các sân bay lớn là Pleiku, Buôn Mê Thuột, Liên Khương (Đức Trọng – Lâm Đồng) Đường sắt Đà Lạt Phan Rang hiện chỉ còn 7km để du lịch, tham quan Tài nguyên khoáng sản: Có các quặng mỏ mỏ Bô xít luyện nhôm ở Bảo Lộc, mỏ cao lanh (đất sét trắng) làm mỹ phẩm, thạch cao làm đồ gốm (Đức Trọng), mỏ đá ruby, hồng ngọc (Gia Lai) Tài nguyên du lịch: Với lợi thế còn nhiều núi rừng hoang sơ với các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia như: Ngọc Linh (Kon Tum), Chư yang sin, York đôn (Đắk Lắk), Núi Bà (Lâm Đồng) phù hợp phát triển du lịch sinh thái Nhiều địa hình khúc khuỷu , gập ghềnh có thể phát triển du lịch mạo hiểm (nhảy dù ở Langbiang, vượt thác) Nhiều bản làng còn hoang sơ đậm nét nguyên thủy có thể phát triển du lịch văn hóa lễ hội Nhiều khu vực yên tĩnh, khí hậu mát mẻ có thể phát triển du lịch nghĩ dưỡng 2) LỊCH SỬ Thời cổ đại (từ người xuất hiện đến có chữ viết) có loài người sinh sống cách khoảng 10 nghìn năm và hậu duệ của họ là các dân tộc thiểu số bản địa của Tây Nguyên ngày (không tính người H’ mông, Tày, Thái, Nùng, Dao, …)như: người M’nông, Ê đê, Gia Rai, Ba na, Xơ Đăng, K’ ho, Mạ, Stiêng,… Bằng chứng là dọc theo các triền sông, thung lũng hẹp ven các hồ lớn các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều công cụ lao động, các dấu tích, cọc gỗ, nhà sàn cùng một số đồ trang sức bằng đá ở huyện Sa Thầy (Kon Tum), biển Hồ T’nưng (Pleiku), khu vực suối Voi (Đức Trọng – Lâm Đông) Cuộc sống của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên từ thời cổ đại đến gần không thay đổi lắm Họ vẫn còn giữ dấu ấn của xã hội nguyên thủy săn, bắt, hái, lượm, tín ngưỡng đa thần, vai trò của người phụ nữ rất lớn (chế độ mẫu hệ vẫn còn), nhiều lễ hội, tế thần, âm nhạc, múa sơ khai Đa số các dân tộc chưa có chữ viết Văn học truyền khẩu là chủ yếu Thời cận đại: cuối thế kỷ XIX người Pháp bắt đầu đến Tây Nguyên họ đã xây dựng Chủng viện Thừa Sai ở Kon Tum để truyền giáo Tiến hành xây dựng các khu đô thị trung tâm ở Buôn Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, các quốc lộ 14, 24, 25, 19, 27, 28, 20, 26 nối liền Tây Nguyên với duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Cambodia, Lào Từ Tây Nguyên đã được phương Tây biết đến một nơi rừng rậm hoang vu với nhiều bộ tộc nguyên thủy tiêu biểu Đông Nam Á cổ đại còn hiện hữu thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, thám hiểm Nhiều đồn điền của Pháp đã được thành lập ở Di Linh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Pleiku,… Người Pháp tuyển rất nhiều phu phen từ Bắc, Trung, Nam lên lập nghiệp với đồng lương rẻ mạt; nếu chống đối sẽ bị giam cầm ở Buôn Mê Thuột Chính giai đoạn này chính thức có mặt người Kinh ở Tây Nguyên Đến thời Mỹ là vùng chiến trường ác liệt vì nó có vị trí đắc địa Nhiều buôn làng đã theo Cách mạng giúp bộ đội góp phần giải phóng miền Nam, nổi tiếng với chiến dịch Tây Nguyên Từ sau năm 1975 với chương trình kinh tế mới nhiều luồng di dân từ ba miền Bắc, Trung, Nam đến Tây Nguyên lập nghiệp, nhất là người miền Trung 3) NHÂN VĂN Chủ yếu là văn học truyền khẩu với nhiều trường ca nổi tiếng Đămsan, Đẻ đất đẻ nước, trường ca của người M’nông Về hội họa; điêu khắc là chủ yếu Nhiều nhân vật nổi tiếng lịch sử như: Anh hùng Núp, cô lái đò sông Pô kô, về nghệ thuật có: Siu Black, Ymon, Bourner trinh,… Người Tây Nguyên đã để lại kho tàng lễ hội dân gian âm nhạc cồng chiêng được công nhận di sản phi vật thể của nhân loại Ngoài tín ngưỡng đa thần, đồng bào Tây Nguyên theo đạo tin lành, Thiên chúa giáo 4) CÁC VẤN ĐỀ KHÁC Các chuyên đề về xã hội nguyên thủy, tín ngưỡng đa thần, mẫu hệ,… Nguồn gốc chủng tộc, địa lý Tây Nguyên Phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc,… Giới thiệu các dân tộc: Stiêng, M’nông, Êđê, Bana, Mạ, K’hor,… Sự giống và khác các dân tộc ở Tây Nguyên Chuyên đề về đường Trường Sơn cùng các trận đánh Chuyên đề về đất đỏ Bazan, vầ Công nghiệp: Cà phê, cao su, điều, tiêu, trà Chuyên đề về tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Chuyên đề về thủy điện Tây Nguyên, về các dạng rừng tiêu biểu ở Tây Nguyên,… [...]... Minh 136km về phía tây nam Tỉnh Vĩnh Long là trung tâm và là hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự đa dạng và trù phú của vùng đất giữa hai dòng sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang Phía bắc tỉnh Vĩnh Long giáp Tiền Giang, tây bắc giáp Đồng Tháp, đông giáp Bến Tre, đông Nam giáp Trà Vinh, phía nam giáp Hậu Giang, Sóc Trăng, tây nam giáp Cần Thơ... Giang Diện tích: 3.536,8 km² Dân số: 2.210,4 nghìn người (năm 2006) An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi Phía đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Tp Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước Cam-pu-chia Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng... tỉnh Đồng Tháp và sau đó chúng ta sẽ tới thị xã Sa Đéc Sa Đéc Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía tây nam Phía bắc giáp sông Tiền, phía tây bắc giáp huyện Lấp Vò, tây nam giáp huyện Lai Vung, phía đông giáp huyện Cao Lãnh, phía nam giáp huyện Châu Thành.Diện tích là 5.785,89 ha, với dân số khoảng 103000 người Thị xã có quốc lộ 80 chạy qua... hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam Chùa Tây An Chùa Tây An còn gọi là Tây An cổ tự, là một ngôi chùa phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 248m), thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc 5 km Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để mọi người tin tưởng đến lễ bái,... (20/8/1888 – 30/3/1980), là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Tuy không có nền tảng giáo dục hoàn hảo nhưng ông được coi là một trong những hình tượng của Cách mạng và Nhà nước Việt Nam Tuy là Ủy viên Trung ương từ năm 1951 cho... 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ; bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo (1930-1945) Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945) Ông là Phó ban... Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980) Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV Về mặt đoàn thể, ông là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (19461951), Chủ... Xuyên Phía bắc giáp huyện Châu Phú; phía đông–đông bắc giáp huyện Chợ Mới; phía đông–đông nam giáp thành phố Long Xuyên; phía nam giáp huyện Thoại Sơn; phía tây giáp huyện Tri Tôn; và phía tây bắc giáp huyện Tịnh Biên Địa hình ở đây bằng phẳng, thoải từ bắc xuống nam Sông Hậu chảy dọc phía đông bắc huyện Dân số là 171.480 người với 34.018 họ, gồm các... cấp 3 trực thuộc tỉnh, nằm bên hữu ngạn sông Hậu Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay Long Xuyên là đô thị sầm uất thứ hai tại miền Tây Nam Bộ chỉ sau thành phố Cần Thơ Long Xuyên được nhiều khách du lịch biết đến với biểu tượng... số tỉnh khác như Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định theo đạo Bà La Môn Một nửa là người Tây Chăm sinh sống tại An Giang, Đồng Tháp và Tây Ninh theo đạo Hồi Một số nơi khác như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm Tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm H’roi Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền

Ngày đăng: 30/05/2016, 01:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan