Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malaysia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

40 494 1
Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malaysia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2 LỜI MỞ ĐẦU 1 I. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động 3 1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động 5 1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động 6 1.4.1 Đối với nước xuất khẩu lao động 6 1.4.2 Đối với nước nhập khẩu lao động 7 2.1 Đặc điểm thị trường lao động Malaysia 9 2.1.1 Giới thiệu chung về Malaysia 9 2.1.2 Quy mô lực lượng lao động và thị trường lao động của Malaysia 11 2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia 12 2.2.1 Đặc điểm của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài 12 2.2.2 Công việc và thu nhập của lao động Việt Nam tại Malaysia 13 2.3 Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia 15 2.3.1 Lợi ích 15 2.3.2 Hạn chế 17 III. Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malayxia 21 3.1 Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam 21 3.1.1 Quy định tiền ký quỹ với người lao động 21 3.1.2 Quy định hợp đồng mẫu 22 3.1.3 Đánh giá chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam: 24 3.2 Giải pháp thức đẩy xuất khẩu lao động sang Malayxia 27 3.2.1 Về phía Nhà nước: 27 3.2.2 Về phía doanh nghiệp: 29 3.2.3 Về phía người lao động 33 KẾT LUẬN 36 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT XKLĐ Xuất khẩu lao động LĐXK Lao động xuất khẩu NKLĐ Nhập khẩu lao động DN Doanh nghiệp NLĐ Người lao động BHXH Bảo hiểm xã hội CNH HĐH Công nghiệp hóa Hiện đại hóa   LỜI MỞ ĐẦU Xuất khẩu lao động là một hoạt động trao đổi hàng hoá sức lao động giữa các quốc gia, các nền kinh tế dựa trên cơ sở lợi thế về nguồn và cơ cấu lao động. Với nước ta, một quốc gia có đông dân số và nguồn lao động dồi dào thì xuất khẩu lao động thực sự là một lĩnh vực có nhiều lợi thế. Hơn thế nữa, nó còn là một yêu cầu bức bách khi mà tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn đang là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Xuất khẩu lao động thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu xã hội ở nước ta. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua có thế chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế (19801990) và thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1991nay). Điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ hợp tác quốc tế là hình thức cung ứng lao động Việt Nam trong thời kỳ hợp tác quốc tế là hình thức cung ứng lao động chủ yếu thông qua Hiệp định hợp tác lao động ký kết giữa Chính phủ ta với Chính phủ bạn, thị trường tiếp nhận phần lớn là các nước XHCN. Bước sang thời kỳ xuất nhập khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã mấy đi hầu hết thị trường tiếp nhận lao động truyền thống trước đây. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta và trước hết là những cố gắng tự thân không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã được khôi phục trở lại và không ngừng phát triển trong những năm qua. Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của ta đã đươc khôi phục trở lại và không ngừng phát triển trong những năm qua. Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của ta đã mở rộng đến trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của nước ta hiện nay. Khu vực này hàng năm tiếp nhận khoảng trên 40.000 lao động Việt Nam, chiếm gần 80% số lao động đi làm việc tại nước ngoài của ta. Hiện tại khu vực này gồm có 5 thị trường đã mở cửa tiếp nhận lao động của ta là Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia tuy nhiên dự báo trong tương lai số lượng thị trường của ta tại khu vực này chắc chắn không dừng lại ở con số 5 như trên. Với nội dung bài tiểu luận này, nhóm 8 xin nghiên cứu đề tài về Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia, thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ ba của Việt Nam nhằm làm rõ hơn về những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên lĩnh vực này.   I. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động 1.1 Khái niệm Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được hiểu là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao động giữa các chính phủ, các quốc gia với nhau trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động. Quốc gia đưa lao động đi làm việc là nước xuất khẩu lao động, và quốc gia thuê mướn lao động là nước nhập khẩu lao động. 1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt nên hoạt động XKLĐ cũng có những đặc điểm khác so với hoạt động xuất khẩu các loại hàng hóa khác. a. XKLĐ là hoạt động kinh tế đồng thời cũng là một hoạt động mang tính xã hội cao. Tính kinh tế thể hiên ở chỗ: nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia (bên cung và bên cầu). Ở tầm vĩ mô, bên cung là nước xuất khẩu lao động còn bên cầu là nước nhập khẩu lao động. Ở tầm vi mô, bên cung là người lao động mà đại diện cho họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động (gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu lao động), bên cầu là người sử dụng lao động nước ngoài. Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của một hoạt động kinh tế, cả bên cung và bên cầu khi tham gia hoạt động xuất khẩu lao động đều nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế. Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ra với lợi ích thu được để có được quyết định cuối cùng sao cho có lợi nhất. Chính vì thế bên cạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩu lao động thì còn có những quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động. Tính xã hội thể hiện ở chỗ: dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động với mục tiêu kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phân người lao động, góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh chính trị… b. XKLĐ là hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường. Trong cạnh tranh ai mạnh thì thắng, yếu thì thua. Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thị trường thì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nước xuất khẩu lao động với nhau và giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với nhau trong việc dành và thống lĩnh thị trường xuất khẩu lao động. Cạnh tranh giúp cho chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể không thể vận động trong vòng xoáy ấy. c. Hoạt động XKLĐ phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho ba chủ thể tham gia. Hoạt động XKLĐ, ngoài sự tham gia của Nhà nước và doanh nghiệp XKLĐ, còn có sự tham gia trực tiếp của người lao động. Người lao động tham gia vào hoạt động XKLĐ với tư cách vừa là người tạo ra hàng hóa xuất khẩu, vừa là người trực tiếp mang hàng đi bán, lợi ích của họ là các khoản thu nhập hay tiền công lao động ở nước ngoài; lợi ích của các doanh nghiệp XKLĐ chủ yếu là các chi phí trong việc giúp cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; lợi ích của nhà nước là các khoản ngoại tệ ròng nhận được thông qua các khoản tiền của người lao động gửi về nước, các khoản phí và thuế từ hoạt động XKLĐ. Vì lợi ích kinh tế, cả người lao động và doanh nghiệp XKLĐ rất dễ vi phạm các quy định của pháp luật. Do đó các chính sách điều chỉnh phải đảm bảo được sự hài hòa lợi ích trực tiếp của các chủ thể tham gia, trong đó phải chú trọng đến lợi ích của người lao động. d. Hoạt động XKLĐ có sự di chuyển và giao thoa của các yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán giữa các quốc gia, dân tộc. Sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử và tinh thần, vì thế người lao động luôn mang trong mình các yếu tố thuộc về đạo đức, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán… của một quốc gia, dân tộc và chúng được di chuyển cùng với người lao động sang nước nhập khẩu lao động. Người lao động xuất khẩu, để sống và làm việc ở nước nhập khẩu lao động, buộc phải thích nghi, hòa nhập với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, pháp luật, thói quen sinh hoạt và làm việc,… của nước sở tại, do đó tạo ra sự trao đổi, hiểu biết về các yếu tố đó giữa người lao động xuất khẩu và người dân bản địa. Vì vậy, hoạt động XKLĐ cũng là một nhân tố thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tác hữu nghị giữa nước xuất khẩu lao động và nước nhập khẩu lao động. 1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước quy định. Các hình thức đưa lao động Việt Nam ở nước ngoài gồm có: – Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài. Đây là trường hợp các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép XKLĐ tuyển dụng lao động Việt Nam để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Hình thức này tương đối phổ biến, được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và những năm tới. Đặc điểm của hình thức này là: Tổ chức kinh tế Việt Nam tổ chức tuyển chọn lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc cho người sử dụng lao động ở nước ngoài; Các yêu cầu về tiêu chuẩn về lao động do phía nước ngoài đặt ra. Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nhận lao động. Quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài; các điều kiện và quyền lợi của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm. Chính vì vậy, việc thích ứng của người lao động Việt Nam với môi trường lao động nước ngoài có những hạn chế. – Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Đây là trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng kinh tế với bên nước ngoài; các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác ở nước ngoài. Những năm vừa qua, hình thức này tuy chưa phổ biến nhưng theo chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng và tăng cường kinh tế đối ngoại thì hình thức này sẽ ngày càng phát triển. Đặc điểm của hình thức này là: Việc tuyển người lao động là để thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam; yêu cầu về tiêu chuẩn lao động, các điều kiện lao động do doanh nghiệp Việt Nam đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp cung ứng lao động tuyển lao động. Doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý, sử dụng lao động ở nước ngoài đảm bảo các quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài. Do đặc điểm và hình thức sử dụng lao động này nên quan hệ lao động tương đối ổn định. Việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của người lao động khi làm việc ở nước ngoài có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, do hợp đồng được thực hiện ở nước ngoài nên ít nhiều có sự ảnh hưởng của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài. Ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, cả doanh nghiệp Việt Nam quản lý sử dụng lao động và người lao động Viêt Nam còn phải tuân thủ các qui định của pháp luật nước ngoài. – Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài. Hình thức XKLĐ này ở nước ta chưa phổ biến vì muốn ký được hợp đồng với phía nước ngoài, người lao động phải có những hiểu biết cần thiết về nhiều mặt như các thông tin về đối tác nước ngoài, về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp với người nước ngoài…vv. Trong khi đó, trình độ hiểu biết các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp luật của người lao động Việt Nam còn những hạn chế nhất định. 1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động 1.4.1 Đối với nước xuất khẩu lao động Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. XKLĐ là một biện pháp tốt để góp phần giải quyết một phần lao động dôi dư ở nhiều nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển, những nước đông dân, thiếu việc làm và có mức thu nhập thấp và tỷ lệ thất nghiệp lớn, trong khi dân số lại tăng nhanh. LĐXK khi ra nước ngoài làm việc có mức lương cao hơn nhiều lần so với mức lương của những lao động có cùng ngành nghề và trình độ ở trong nước, vì vậy người lao động có điều kiện tích lũy được một số lượng vốn lớn mà ở trong nước họ rất khó có cơ hội đẻ đạt được. Góp phần vào việc đào tạo tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ lao động đi XKLĐ sau thời gian làm việc ở nước ngoài sẽ có được những kinh nghiệm, tác phong lao động công nghiệp, thành thạo về chuyên môn kỹ thuật. Những người này sẽ dễ dàng thích ứng với việc tiếp thu và chuyền giao công nghệ hay đáp ứng được các nhu cầu lao động của các công ty nước ngoài hay các xí nghiệp liên doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là nguồn lao động đủ khả năng đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế thời kỳ CNH, HĐH. Tạo nguồn thu quốc gia, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Lượng tiền do người lao động đi làm việc ở nước ngoài tích lũy được gửi về nước là nguồn vốn quan trọng cho nhiều quốc gia XKLĐ. Đối với nhiều nước đang phát triển, lượng tiền do người lao động gửi về ngang với thu nhập từ xuất khẩu một số loại hàng hóa và là một trong những nguồn thu ngoại tệ nhiều nhất, giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đối phó với tình trạng nợ nần, nhập siêu. Góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước XKLĐ và nước NKLĐ. Hoạt động XKLĐ có diễn ra sự giao thoa, hòa nhập của các yếu tố lịch sử và tinh thần của người LĐXK với người bản địa. Do đó, hoạt động XKLĐ là cầu nối, hình thức để trao đổi, giao lưu các nền văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước XKLĐ và NKLĐ. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ cũng có những tác động tiêu cực nhất định tới sự phát triển kinh tếxã hội của một quốc gia. Hoạt động XKLĐ có khả năng làm giảm bớt một bộ phận lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa, chuyên môn tương đối cao, do đó có thể làm giảm sức sản xuất của nước XKLĐ. Hoạt động XKLĐ cũng có thể gây biến động về sức mua trong nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Hoạt động XKLĐ cũng có thể tác động xấu tới quan hệ quốc tế của nước XKLĐ khi LĐXK có các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở nước NKLĐ làm phương hại đến quan hệ hợp tác giữa nước XKLĐ và nước NKLĐ. 1.4.2 Đối với nước nhập khẩu lao động Bù đắp sự thiếu hụt nguồn lao động trong nước. Hoạt động NKLĐ cung cấp nguồn nhân lực từ nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt lao động ở các ngành, lĩnh vực mà lực lượng lao động trong nước không đáp ứng được. Góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Người LĐXK đã được đào tạo cơ bản về kỹ năng lao động, trình độ tay nghề, do đó họ có thể tham gia làm việc luôn mà không cần hoặc chỉ mất ít thời gian và vốn đầu tư để đào tạo lại. Ngoài ra, người LĐNN hầu hết làm việc trong thời hạn ngắn, do đó nước NKLĐ không phải chi trả nhiều cho các khoản chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đặc biệt tiền lương hưu. Tận dụng được nguồn LĐNN trẻ có hiệu suất lao động cao, điều kiện thực hiện phân công lao động và tái cơ cấu nền kinh tế. Lao động đi XKLĐ hầu hết là lao động trẻ, đang ở độ tuổi sung mãn về thể lực và trí lực, được đảm bảo về sức khỏe. Đây là giai đoạn người lao động có khả năng làm việc với hiệu suất cao nhất, tạo ra được nhiều giá trị thặng dư nhất cho chủ sử dụng, nhất là trong việc sử dụng, khai thác chất xám từ LĐXK chất lượng cao như các chuyên gia, kỹ thuật vien chuyên ngành. Tuy nhiên, NKLĐ cũng có những tiêu cực nhất định, làm giảm bớt số lượng việc làm ở nước NKLĐ. NKLĐ tác động tới sự phân phối lại thu nhập và phúc lợi đối với người lao động của nước NKLĐ. II. Thực trạng XKLĐ Việt Nam sang Malayxia Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường gọi tắt là xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Và xuất khẩu lao động Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia. Tính đến năm 2013, Việt Nam có khoảng trên 600.000 người xuất khẩu lao động nước ngoài, trong đó trên 85.000 người tại Đài Loan, trên 20.000 tại Nhật Bản, giữ vị trí thứ hai về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan, Nhật Bản. Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia đứng thứ 3 về số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, sau thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Đây là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam, với chi phí xuất cảnh thấp, thu nhập ở mức trung bình khá, phù hợp với các đối tượng người lao động phổ thông tại Việt Nam. 2.1 Đặc điểm thị trường lao động Malaysia 2.1.1 Giới thiệu chung về Malaysia 2.1.1.1 Vị trí địa lý Liên Bang Malaysia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích gần 330.307km2 bao gồm bán đảo phía Tây MaLaysia ở đầu mút phần đất liền của khu vực Đông Nam Á với 11 bang gồm: Perlis, Kedah, Terengganu, Kelantan, Penang, Perak, Malacca, Pahang, Selangor, Johor và Negeri Sembilan, ba hạt liên bang và các bang Sarawak, Sabah nằm trên bờ tây bắc của đảo Borneo (Phần lãnh thổ Phía Đông của Malaysia). Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur. Được thành lập vào năm 1857 tại nơi hợp lưu của hai dòng sông Klang và Gombak, Kuala Lumpur là một trong những thành phố năng động nhất Châu Á. Thủ đô Kuala Lumpur là một trong ba vùng lãnh thổ của Malaysia cùng với Lubuan và Putrajaya, nằm ở bán đảo phía Tây. Tại Kuala Lumpur có các địa danh nổi tiếng như tháp truyền hình Kuala Lumpur, tháp đôi Petronas cao 452 m, Quảng Trường Độc Lập, Đài Tưởng Niệm Quốc Gia, đền thờ Hồi giáo, tòa nhà Sultan Abdul Samad nổi tiếng, Động Batu mang vẻ huyền bí của những người Ấn Độ giáo. 2.1.1.2 Khí hậu: Malaysia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình trong ngày từ 21o C đến 32oC. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng từ 2.032mm đến 2.540mm, ở vùng núi cao nhiệt độ cao nhất thường vào khoảng 26oC, nhiệt độ thấp nhất là 2oC. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ Ấn Độ Dương và gió mùa Đông Bắc từ biển Đông, khí hậu Malaysia được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa gió Tây Nam từ giữa tháng 5 cho đến tháng 9, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. 2.1.1.3 Dân số: Dân số Malaysia năm 2005 là 25 triệu người, năm 2011 là 28,9 triệu người. Người Mã Lai và người bản địa chiếm đa số (55%), thứ đến là người Hoa (30%), người Ấn Độ (10%), người Âu và một số dân tộc thiểu số bản địa (5%). Hiện số người cao tuổi của nước này vào khoảng 2,1 triệu người, chiếm khoảng 7,3% của 28 triệu dân. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, Malaysia sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2030, lúc đó, số người trong độ tuổi từ 60 trở lên chiếm khoảng 15% dân số. Trước xu hướng tăng trưởng hiện nay, dân số Malaysia sẽ đạt khoảng 35 triệu người vào năm 2020, với 3,4 triệu người già. 2.1.1.4 Ngôn ngữ: Theo luật về ngôn ngữ quốc gia được Quốc hội thông qua năm 1967, ngôn ngữ chính thức của Malaysia là Bahasa Malaysia (tiếng Mã Lai). Tuy nhiên Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, nên người Malaysia nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Bởi vậy tiếng Anh, tiếng Trung Quốc được dùng phổ thông, tiếng địa phương và tiếng Ấn Độ cũng được sử dụng rộng rãi. 2.1.1.5 Tôn giáo: Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, có nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại, sống hòa thuận nhờ chính sách tôn giáo thống nhất, một số tôn giáo phổ biến như: Đạo Hồi, Đạo Phật, Đạo Hindu, Đạo thiên chúa giáo, Đạo Lão, Đạo Tin Lành. Tuy nhiên theo hiến pháp Liên bang, đạo Hồi là quốc giáo. Toàn bộ người Malaysia và một bộ phận người Ấn Độ, Trung Quốc và thổ dân Orang Asli theo đạo Hồi. Phần lớn người Trung Quốc ở Malaysia theo đạo Phật và đạo Lão. 2.1.1.6 Chế độ chính trị: Malaysia thực hiện chế độ quân chủ lập hiến liên bang. Đứng đầu nhà nước Malaysia hiện nay là quốc vương. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng. 2.1.1.7 Kinh tế: Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực: Cao su, Dầu cọ, Điện tử, Công nghiệp chế tạo và Dầu mỏ. Malaysia là đất nước khá phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Chính phủ Malaysia có các chính sách khuyến khích giáo dục với nhiều ưu đãi. Hàng năm chính phủ dành ra một khoản ngân sách khá lớn đầu tư cho giáo dục. Vì vậy các trường đại học, cao đẳng Malaysia có các cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên. Ngành công nghệ thông tin của Malaysia rất phát triển. Các trường đại học cao đẳng đều có các phòng vi tính, các trung tâm dịch vụ Internet miễn phí cho sinh viên. 2.1.1.8 Tiền tệ: Đơn vị tiền tệ của Malaysia là Ringit. Tỉ giá: 1USD = 3.02 RM, (1RM = 6.700VND) Các loại mệnh giá: tiền giấy có RM1, RM2, RM5, RM10, RM50 và RM100. Tiền xu gồm có 1 cent, 5 cent, 10 cent, 50 cent và RM1. Các ngân hàng làm việc từ 9h30 sáng đến 4h00 chiều, từ thứ 2 đến thứ 6 trừ những ngày lễ. 2.1.2 Quy mô lực lượng lao động và thị trường lao động của Malaysia Theo thống kê của Bộ Nguồn Nhân lực Malaysia (Human Resources) thì Malaysia hiện có quy mô dân số khoảng 28 triệu người (49,2% là nữ); lực lượng lao động có khoảng 9,610 triệu người (thương mại và du lịch chiếm 28%, sản xuất chế tạo chiếm 27%, nông nghiệp 16%, dịch vụ 10%...). Tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây duy trì khoảng 34%. Có khoảng 350.000 400.000 người Malaysia đã di cư và đang làm việc tại các nước phát triển hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số các nước Châu Âu… trong các ngành nghề đòi hỏi có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao, khả năng giao tiếp quốc tế tốt (tiếng Anh và tiếng Trung) hoặc dưới hình thức các chuyên gia, lý do chủ yếu của dòng di cư đi này là do thu nhập tại nước ngoài cao hơn so với trong nước (thu nhập tại các nước trên tối thiểu khoảng 3.000 USD) và có điều kiện làm việc, phát triển nghề tốt. Bên cạnh đó khoảng 200.000 lao động Malaysia làm việc tại Singapore. Trong khi đó, cùng với sự phát triển kinh tế trong nước và sự đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ nên Malaysia thu hút được số lượng rất lớn lao động nhập cư từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, công việc chủ yếu của lao động nước ngoài tại Malaysia có được là do các công việc này không thu hút được lao động trong nước, đó là các công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề không cần nhiều kỹ thuật hoặc độc hại và thu nhập không cao. Hiện Malaysia có khoảng 3,1 triệu lao động nước ngoài đang làm việc (kể cả hơn 1 triệu lao động không có giấy tờ cư trú và làm việc hợp pháp) đến từ 14 quốc gia, chủ yếu là những nước Đông Nam Á và Nam Á như: Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Cambodia, Nepal, Myanmar, Lào, Việt Nam, Philippines, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan. Trong đó lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Indonesia khoảng 51%, kế đến là Bangladesh với 17%, Nepal với 9,7%.... Việt Nam đứng thứ bảy trong số các quốc gia đang có nhiều lao động tại Malaysia với khoảng hơn 2%. Các ngành nghề chủ yếu là sản xuất chế tạo khoảng 38.2%, xây dựng khoảng 16%, trang trại và đồn điền (chủ yếu làm trồng cọ) khoảng 14.2% và các ngành nghề khác như nông nghiệp, dịch vụ, giúp việc gia đình… Bên cạnh hình thức lao động nước ngoài di cư vào Malaysia để làm việc, cũng có một bộ phận không nhỏ người nước ngoài đến Malaysia sinh sống, học tập hoặc đầu tư. Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách “Second Home” khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản, cũng như việc chi phí sinh hoạt và học phí rẻ nên thu hút nhiều sinh viên và nhà đầu tư nước ngoài di cư vào Malaysia. 2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia 2.2.1 Đặc điểm của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài Nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam rất dồi dào. Người lao động Việt Nam được đánh giá khá nhanh nhẹn, cần cù, chịu khó học hỏi, ham hiểu biết, nắm bắt công việc nhanh. Nói chung chủ sử dụng lao động thích lao động Việt Nam khi họ đang làm việc chăm chỉ, năng động, thông minh, cởi mở và khéo léo hơn và luôn sẵn sàng để làm việc thêm. Tuy nhiên, chất lượng và trình độ của lao động xuất khẩu còn chưa cao, ngoài ra người lao động còn có thể lực yếu, chưa thích nghi được với cường độ lao động công nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật chưa cao. Những điểm yếu của người lao động Việt Nam thực tế hầu hết trong số đó là từ các khu vực nông thôn và chưa được đào tạo hoặc định hướng để thực hành làm việc trong môi trường công nghiệp hóa. Ngoài ra, kỹ năng ngoại ngữ phần lớn công nhân của lao động đến từ Việt Nam, đặc biệt là tiếng Anh, rất kém dẫn đến thất bại trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài với mức lương cao. Hơn nữa, chứng chỉ hoặc bằng cấp của lao động Việt Nam vẫn chưa được công nhận quốc tế nên họ chỉ có thể tham gia vào các công việc không chuyên nghiệp, lao động phổ thông tại nước ngoài. Khả năng tìm hiểu pháp luật và tuân thủ kỷ luật, đọc hiểu và tuân thủ hợp đồng lao động cũng là điểm hạn chế của lao động Việt Nam. Nhiều lao động thậm chí còn chưa biết đọc biết viết và hành xử hoàn toàn theo bản năng. 2.2.2 Công việc và thu nhập của lao động Việt Nam tại Malaysia Hoạt động xuất khẩu lao động sang Malaysia ở nước ta chủ yếu diễn ra theo hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm: Đi theo Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nhà nước; Hợp tác lao động và chuyên gia; Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động; Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Báo cáo của Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ năm 2002. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam và chính phủ Malaysia đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động. Hiện cả nước có khoảng trên 100 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia. Từ năm 2002 đến nay, đã có trên 220.000 lượt người đi lao động Malaysia, có thời điểm số lao động Việt Nam có mặt tại Malaysia lên tới 130.000 người, làm việc tại tất cả các bang của Malaysia, tập trung vào các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình Malaysia. Sau ảnh hưởng kinh tế thế giới 2008, từ cuối năm 2009, nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư của Malaysia đã tăng trở lại. Năm 2010, Việt Nam đã có gần 12 nghìn lao động sang thị trường này. Năm 2011, nhu cầu về lao động nhập cư của Malaysia lên đến 90 nghìn người. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2015 đã có 115.980 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 8,55% so với năm 2014 và vượt 28,86% so với kế hoạch năm đặt ra. Tính riêng thị trường Đông Nam Á có 7.389 lao động Việt Nam đi làm việc, chiếm 6,37% tổng số lao động làm việc ở nước ngoài, tăng 34,81% so với số lao động được đưa đi trong năm 2014. Trong khu vực này, chỉ có hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đó là Malaysia và Singapore. Trong đó Malaysia có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 7.354 người, chiếm 99,52% số lao động được đưa đi trong khu vực này. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 612 lao động. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc khoảng từ 8 đến 12 triệu đồngtháng. Hiện lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia khoảng 65.000 người (khoảng hơn 12.000 người trong số này là cư trú bất hợp pháp), công việc chủ yếu là sản xuất chế tạo trong các nhà máy điện tử, nội thất, may mặc, đóng gói sản phẩm hay trong ngành dịch vụ (phục vụ nhà hàng quán ăn, lau chùi dọn vệ sinh, nấu ăn, bán hàng…), ngành nông nghiệp và số ít làm giúp việc nhà trong các gia đình người Mã gốc Hoa. Việt Nam đang xúc tiến đưa trở lại lao động xây dựng và đưa mới lao động trồng cọ cho các trang trại cọ thuộc 02 tập đoàn SIM DARBY và FELDA của Malaysia. Trong đó, lao động nam được xuất khẩu sang Malaysia thường chiếm số lượng lớn hơn lao động nữ. Số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia 20022016 STT Năm Xuất cảnh Tổng số Nữ 1 2002 19.965 5.161 2 2003 38.227 6.069 3 2004 14.567 3.340 4 2005 24.605 6.660 5 2006 37.941 17.468 6 2007 26.704 9.054 7 2008 7.810 4.158 8 2009 2.792 1.604 9 2010 11.741 5.502 10 2012 9.298 4.184 11 2013 6.783 3.052 12 2014 5.139 2.431 13 Quý I 2016 1.259 706 Tổng cộng 197.533 69.389 (Nguồn: Bộ lao động TB XH) Yêu cầu về độ tuổi lao động xuất khẩu đến Malaysia tương đương với nhiều nước khác, vào khoảng 1835 tuổi, một số khu vực chấp nhận công nhân có độ tuổi dưới 40. Tiền lương cơ bản (tối thiểu) áp dụng đối với người lao động Việt Nam là 21RMngày hay 546RMtháng, làm việc 08hngày hay 48htuần. Ngoài tiền lương cơ bản, người lao động còn có thu nhập từ làm thêm giờ (tính theo hệ số nêu trên) và các khoản trợ cấp khác như: chuyên cần, ca, bộ phận... hoặc tiền trang phục, tiền thưởng.... Tổng thu nhập hàng tháng của người lao động Việt Nam hiện đạt khoảng 9001.200RMtháng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm năm 2013, chính phủ Malaysia sẽ áp dụng quy định tiền lương cơ bản mới là 900RMtháng, theo đó mức lương kỳ vọng của lao động Việt Nam (vốn cần cù, chịu khó sàng làm thêm nhiều) sẽ đạt khoảng 1.4001.700RMtháng (tương đương khoảng 460560USDtháng). 2.3 Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia 2.3.1 Lợi ích Xuất khẩu lao động Malaysia là thị trường lao động quen thuộc và phổ thông đối với người lao động Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt Nam sau Đài Loan và Nhật Bản. Điểm hấp dẫn của thị trường lao động này là: chi phí thấp, thu nhập khá và yêu cầu tay nghề và ngoại ngữ không cao, rất phù hợp với lao động phổ thông Việt Nam. Và xuất khẩu lao động sang Malaysia đã mang lại những lợi ích nhất định, cụ thể như sau: 2.3.1.1 Đối với người lao động Người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động sang Malaysia sẽ được đào tạo cơ bản về kiến thức cần thiết khi ra nước ngoài tạo cho họ có kỹ năng sống và làm việc phù hợp với luật pháp quốc tế, được học nghề và học ngoại ngữ để làm việc và giao tiếp quốc tế. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ có một tầm nhìn xa hơn, cao hơn và rộng hơn, họ sẽ mở rộng được hiểu biết và tri thức của mình ở một đất nước hoàn toàn mới lạ. Người lao động sẽ học được cách ứng xử văn minh, họ biết xếp hàng chờ đợi, biết im lặng nơi công cộng, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết giúp đỡ người già – phụ nữ trẻ nhỏ, biết phán đoán đường đi lối lại, biết làm việc nghỉ ngơi đúng lúc, biết ăn uống khoa học đảm bảo sức khoẻ, không uống rượu bia bê tha, không hút thuốc lá nơi đông người,… Người lao động phần lớn làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp hiện đại sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc khoa học, có tính kỷ luật công nghiệp cao, học được phong cách làm việc hiện đại, họ biết phối hợp với nhau tạo thành một dây truyền vận hành trong sản xuất, họ được nhìn thấy và được làm trên các dây truyền công nghệ hiện đại mà ở làng bản chắc sẽ còn rất lâu mới có thể có, họ học được kinh nghiệm từ đồng nghiệp đến từ các nước khác nhau, tích luỹ được kỹ năng nghề mang tầm quốc tế mà đất nước ta đang rất cần trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.3.1.2 Đối với Việt Nam Vào đầu năm 2002, dưới sự thỏa thuận của Chính phủ 2 nước về hợp tác lao động giữa 2 nước, Việt Nam đã bắt đầu đưa lao động sang Malaysia làm việc. Với chi phí thấp và yêu cầu không quá cao, XKLĐ Malaysia được đánh giá là phù hợp với phần đông lao động tại các vùng nông thôn và dân tộc thiểu số. Nhờ vậy mà trong những năm qua, XKLĐ Malaysia đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các cùng nông thôn Việt Nam. Người lao động sang Malaysia được ký hợp đồng làm việc 3 năm. Sau thời hạn trên, có thể được gia hạn 1 năm một nếu được chủ đồng ý thuê tiếp. Tiền lương trung bình của các lao động tại Malaisia khoảng 8 triệu đồngtháng, ở mức trung bình. Tuy nhiên so với chi phí xuất cảnh chỉ khoảng trên 20 triệu đồng thì đây là một phương án khá an toàn và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Do đó, sau hơn 10 năm xuất khẩu lao động sang Malaysia, nhiều lao động Việt Nam đã thoát nghèo, tích lũy được tài sản và vươn lên làm giàu thành công. Trong những năm tới, Malaysia vẫn tiếp tục là thì trường lao động truyền thống và đảm bảo dành cho các lao động Việt Nam. Người đi xuất khẩu lao động không chỉ đem về một khoản tiền thu nhập cho bản thân và gia đình mà còn mang về một mỗi quan hệ quốc tế mà đất nước ta đang rất cần trong thời kỳ hội nhập sâu rộng về kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới; mỗi quan hệ quốc tế đó sẽ giúp cho công tác xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm ở nước ta được phát triển hơn, giúp cho Việt Nam thu hút được các khoản vốn đầu tư, hỗ trợ, giúp cho quá trình sản xuất, kinh doanh của vượt ra khỏi biên giới góp phần tạo nên kim ngạch xuất – nhập khẩu nước ta ngày càng lớn mạnh. Quan trọng hơn cả là người đi xuất khẩu lao động sẽ đem về một khối tri thức được thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội để làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức sản xuất kinh doanh; họ đem về một tầm nhìn cao hơn, xa hơn, rộng hơn; họ đem về cả một động cơ để khơi dậy những tiềm năng phát triển của chúng ta. 2.3.2 Hạn chế Nhu cầu cao, điều kiện tiếp nhận khá dễ, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khai thác thị trường Malaysia lại cho biết, họ vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa lao động sang Malaysia. Một trong những khó khăn mà ngành xuất khẩu lao động của ta phải đối mặt tại thị trường Malaysia có lẽ đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sau khủng hoảng, Chính phủ Malaysia đã quyết định ngừng thuê lao động nước ngoài vào làm việc tại Malaysia trong 2 lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Theo quyết định này, Malaysia sẽ ngừng thuê lao động cho hai lĩnh vực trên và số đang làm việc tại 2 lĩnh vực này sẽ được phép làm việc cho đến khi giấy phép lao động của họ hết hạn hoặc cho đến khi doanh nghiệp cắt giảm. Động thái này nhằm đối phó với khó khăn do ảnh hưởng cua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Và đến hiện nay, trong những năm gần đây thì nhu cầu lao động nước ngoài của Malaysia đã tăng dần lên nhưng chưa thực sự là sôi động so với những năm trước. Một khó khăn đến từ chính nguồn lao động của chúng ta, hiện tại thị trường Malaysia đang dần mất tính hấp dẫn đối với người lao động xuất khẩu. Hiện ở trong nước vẫn tồn tại thông tin sang làm việc tại Malaysia thu nhập không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đã tác động mạnh đến tâm lý người lao động khiến họ quay lưng với thị trường Malaysia. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động than phiền: có nhiều trường hợp đã đăng ký, được cấp calling visa, hoàn tất thủ tục xuất cảnh, thậm chí đến giờ bay, người lao động vẫn hủy hợp đồng. Có những doanh nghiệp xuất khẩu lao động trước đây mỗi năm cung ứng hơn 1000 lao động sang Malaysia như Airseco, Châu Hưng, Hiteco, Sovilaco… thì nay đều rơi vào tình trạng khó tuyển lao động. Vấn đề này đôi khi xuất phát từ một vài công ty xuất khẩu lao động của ta, cũng như từ chính sách xuất khẩu lao động của ta chưa thực sự chuyên nghiệp. Tình hình này kéo dài có thể gây ra việc trì trệ xuất khẩu lao động dẫn đến mất luôn thị trường ổn định và dễ tính như Malaysia. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta có một số khó khăn chính sau đây: 2.3.2.1 Khó khăn trong quá trình đưa lao động sang Malaysia Khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là thủ tục calling visa. Lương đã thấp hơn so với nhiều thị trường khác, lại phải chờ đợi visa hơn 1 tháng khiến lao động thêm nản. Trong khi đó, thủ tục này thông thường chỉ mất khoảng 3 ngày, đại diện một doanh nghiệp nêu ý kiến. Vấn đề vay vốn cũng được các doanh nghiệp đề cập. Đại diện Công ty Sona cho rằng, mặc dù chi phí đi Malaysia làm việc không nhiều, chỉ hơn 20 triệu đồng, nhưng lao động vẫn gặp không ít khó khăn khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng chính sách cho lao động đi làm việc trước, khấu trừ sau. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách này, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro bởi có những lao động đã trốn ra ngoài làm việc sau khi sang Malaysia. Trong khi đó, đại diện của Công ty Châu Hưng thì bức xúc chuyện nhiều địa phương không tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn. Cụ thể, tại Thanh Hóa, Nghệ an, Bắc Giang, giấy phép cấp cho doanh nghiệp tạo nguồn chỉ có thời hạn 6 tháng. Ngoài ra, một số tỉnh lại giới hạn địa phận tạo nguồn, chỉ cho phép doanh nghiệp tuyển dụng ở một hai huyện nhất định. Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Cát cho rằng, phía Malaysia cần tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam cử cán bộ đại diện thường trực ở Malaysia để hỗ trợ người sử dụng lao động trong công tác quản lý lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo ông Sơn, lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia bị hạn chế về mặt ngôn ngữ nên thường gặp khó khăn trong giao tiếp với người sử dụng lao động và lao động nước khác nên rất dễ phát sinh nhiều va chạm do ngôn ngữ bất đồng. Nếu có đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ và giải quyết tình hình sẽ bớt phức tạp hơn. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các cán bộ của đại diện doanh nghiệp Việt Nam đều sang Malaysia bằng visa du lịch, thời hạn tối đa là 3 tháng. Điều này gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp và khá tốn kém về mặt tài chính. Nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra ý kiến, thu nhập của lao động nhập cư tại Malaysia hiện thấp hơn so với nhiều thị trường và mong muốn Chính phủ Malaysia nâng mức thu nhập cơ bản cho lao động Việt Nam. Ông Dato’Sh Yahya Bin SH. Mohamed, Cục trưởng Cục Lao động, Bộ Nguồn nhân lực Malaysia cho biết, Malaysia không quy định mức lương tối thiểu nên chúng tôi không thể đề xuất tăng lương cho lao động nhập cư mà chỉ có thể cố gắng làm sao quyền lợi của lao động nhập cư cũng như lao động bản địa. Tuy nhiên, vị Cục trưởng Lao động Malaysia cũng cho rằng, áp dụng chính sách tiền lương theo thỏa thuận của thị trường, cung cầu tự điều tiết cũng có lợi cho người lao động. Đơn giản, khi nhu cầu về lao động cao, cung không đáp ứng đủ thì mức thu nhập được chủ sử dụng đưa ra cao lên. Ví dụ, hiện mức lương sàn tại Malaysia là 21RMngày, nhưng với những lao động có tay nghề, hay những ngành nghề khó tuyển lao động thì lương cũng cao hơn. 2.3.2.2 Vấn đề BHXH cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho rằng dù chưa có thông tư hướng dẫn nhưng quy định về BHXH bắt buộc đối với lao động xuất khẩu khá cụ thể trong Luật BHXH và Nghị định 115CP. Theo đó, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài (trường hợp đã tham gia BHXH bắt buộc); bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở (trường hợp chưa tham gia BHXH bắt buộc). NLĐ có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 thánglần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng. Về hình thức đóng, NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú trước khi đi hoặc đóng qua DN, tổ chức phái cử. Ông Quỳnh cho rằng do chỉ thu hộ nên DN không bị ảnh hưởng về tài chính. Tuy nhiên, theo ý kiến của các DN xuất khẩu lao động, Nghị định 115CP chưa phủ hết đối tượng. Cụ thể, nghị định chỉ quy định chung chung đối tượng “NLĐ đi làm việc ở nước ngoài” mà không nhắc đến thực tập sinh. Giám đốc một DN tại TP HCM đặt vấn đề: “Luật quy định NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm cả thực tập sinh. Vậy, NLĐ sang Nhật theo chương trình thực tập sinh hay hộ lý, điều dưỡng sang Nhật, Đức theo chương trình thực tập nâng cao tay nghề có thuộc phạm vi điều chỉnh hay không?”. Dù chỉ thu hộ, không phải chi trả một phần BHXH cho NLĐ nhưng chắc chắn hoạt động kinh doanh của DN và cả ngành XKLĐ sẽ bị ảnh hưởng. NLĐ vốn đã bỏ ra nhiều chi phí để đi XKLĐ, nay phải đóng thêm BHXH bắt buộc, gánh nặng tài chính có thể khiến nhiều người bỏ cuộc. Chưa kể, quy định cào bằng mức đóng 22% trên mức lương cơ sở sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, nhất là đối với những người sang các thị trường có thu nhập thấp như Malaysia hoặc các nước Trung Đông. Ông Vũ Minh Xuyên, Tổng Giám đốc Công tySovilaco đã chia sẻ khi bàn về quy định người lao động phảitham gia BHXH bắt buộc kể từ ngày 112016. “Khó lắm Không hề đơn giản Họ chủ yếu là lao động phổ thông, người nghèo ở nông thôn, chỉ mong 3 năm ra nước ngoài tích cóp một khoản thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình chứ làm gì nghĩ đến lợi ích lúc về già để tham gia BHXH bắt buộc”. Theo ông Xuyên, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có quy định về chế độ bảo hiểm đối với lao động nước ngoài. Lao động Việt Nam sang Nhật, Đài Loan, Malaysia đều phải đóng các loại bảo hiểm, trừ vào lương hàng tháng. Ở Hàn Quốc, NLĐ khi xuất cảnh sang nước này phải mang theo 450 USD để đóng bảo hiểm hồi hương, bảo hiểm rủi ro, thất nghiệp. “Việc tham gia BHXH bắt buộc trong nước sẽ khiến họ nghĩ rằng bị “đánh thuế 2 lần” nên ngại tham gia” ông Xuyên nói. Hơn thế nữa, đa phần NLĐ làm việc tại nước ngoài như Malaysia, Nhật Bản, Hài Quốc, Đài Loan sẽ không mấy mặn mòi. Anh Nguyễn Văn Thanh (ngụ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) lo lắng: “Gia đình tôi phải cầm sổ đỏ mới có đủ 4.200 USD để làm chi phí sang Nhật. Mấy tháng qua, tôi phải bán thêm rẫy để có tiền học tiếng, học nghề, ăn ở, chi tiêu chờ ngày đi. Nếu đóng thêm tiền BHXH, chắc chắn thu nhập sẽ giảm, thời gian trả nợ kéo dài. Tôi chỉ muốn sang Nhật kiếm chút tiền sửa sang cái nhà rồi tiếp tục ruộng rẫy chứ chẳng màng chuyện lương hưu”. III. Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malayxia 3.1 Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam 3.1.1 Quy định tiền ký quỹ với người lao động Theo Thông tư số 212013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về tiền ký quỹ với người lao động ban hành ngày 10102013, văn bản này áp dụng đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ này. Như vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với các tổ chức khác không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư bao gồm: Tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; người lao động đi làm việc theo hợp đồng cá nhân. Mức trần ký quỹ là mức tiền ký quỹ tối đa doanh nghiệp dịch vụ có thể thỏa thuận ký quỹ với người lao động dùng để bù đắp thiệt hại hợp lý do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Mức tiền đối với từng thị trường được quy định rất cụ thể. Thí dụ, Đài Loan: từ 800 1.000 USD tùy theo ngành nghề, Malaysia: 300 USD, Hàn Quốc: từ 1.500 3.000 USD, Nhật Bản: từ 1.500 0 3.000 USD… Cần lưu ý, theo quy định của Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trường hợp người lao động không ký quỹ hoặc không đủ tiền để ký quỹ, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng. Việc thực hiện thỏa thuận tuân theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 082007 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hoạt động quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 172007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.1.2 Quy định hợp đồng mẫu Thông tư số 222013 ngày 15102013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định hai mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp doanh nghiệp với đối tác nước ngoài về việc cung ứng lao động cho người sử dụng lao động nước ngoài và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Theo đó, trừ người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân, mọi doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều phải ký hợp đồng với người lao động quy định tại văn bản này. Dưới đây là một số văn bản về xuất khẩu lao động: Thông tư số 212013 ngày 10102013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động Thông tư số 222013 ngày 15102013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Quyết định số 1465QĐTTg ngày 2182013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (chương trình EPS). Thông tư liên tịch số 312013 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính ngày 12112013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465QĐTTg ngày 2182013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Nghị định số 952013NĐCP ngày 2282013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông tư liên tịch số 322013 của liên bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6122013 hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 952013NĐCP ngày 2282013 của Chính phủ Trong các văn bản trên, riêng Quyết định số 1465 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 312013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính áp dụng riêng với người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Các văn bản khác đều áp dụng chung cho công tác xuất khẩu lao động ở tất cả các thị trường. Nhằm đưa những quan điểm trên vào thực tiễn, Chính phủ đã sử dụng rất nhiều công cụ cũng như chính sách khuyến khích nhằm tạo cho hoạt động XKLĐ những con đường phát triển thuận lợi nhất. Mới đây, thông qua nghị định 812003NĐCP, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ, theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, cho việc đào tạo người lao động , việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động XKLĐ. Như vậy, quỹ này ra đời sẽ góp phần phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với những lao động nghèo ở nông thôn – lực lượng chính của XKLĐ, mà trước đây không có tiền để đóng góp chi phí XKLĐ hoặc không có tài sản để thế chấp. Đồng thời với chính sách này, hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đó được giảm bớt và trở nên đơn giản thuận lợi hơn. 3.1.3 Đánh giá chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam: 3.1.3.1 Ưu điểm: Trong năm 2014, một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Đông Âu tiếp tục có nhu cầu cao tuyển lao động, hàng chục nghìn lao động Việt Nam sẽ có cơ hội ra nước ngoài làm việc. Theo Bộ Lao động và Thương binh Xã hội năm 2013 cả nước có 88.000 lao động sang nước ngoài làm việc, vượt trên 3000 lao động so với chỉ tiêu đặt ra. Trong năm 2013, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam cũng đang dần hé mở. Các chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi. Bước sang năm 2014, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường lao động đã bắt đầu ấm trở lại, một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Đặc biệt, cánh cửa vào thị trường tiềm năng Hàn Quốc sẽ dần được mở lại, tạo thêm cơ hội cho lao động. Do đó ngành xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra chỉ tiêu năm 2014 sẽ đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5.000 chỉ tiêu so với năm 2013. Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Trong năm 2014, chúng ta có khá nhiều thuận lợi. Khu vực Trung Đông có dấu hiệu phục hồi trở lại, mặc dù năm 2013 chưa tăng mạnh số lượng lao động Việt Nam, nhưng đã có dấu hiệu khả quan hơn đối với lao động xây dựng và dịch vụ sang UAE, Qatar… Các nước phát triển ở châu Âu bắt đầu quan tâm đến điều dưỡng viên Việt Nam. Trong đó Đức vẫn đang tiếp tục triển khai dự án này sau khi đã triển khai thí điểm năm 2013. Năm 2015, tiếp tục ổn định các thị trường truyền thống là mục tiêu được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng đến. Ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cũng cho biết, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương cơ bản

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT XKLĐ LĐXK NKLĐ DN NLĐ BHXH CNH HĐH Xuất lao động Lao động xuất Nhập lao động Doanh nghiệp Người lao động Bảo hiểm xã hội Công nghiệp hóa Hiện đại hóa LỜI MỞ ĐẦU Xuất lao động hoạt động trao đổi hàng hoá sức lao động quốc gia, kinh tế dựa sở lợi nguồn cấu lao động Với nước ta, quốc gia có đông dân số nguồn lao động dồi xuất lao động thực lĩnh vực có nhiều lợi Hơn nữa, yêu cầu bách mà tình trạng thiếu việc làm nước ta vấn đề làm đau đầu nhà hoạch định sách Xuất lao động thực đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế giải nhu cầu xã hội nước ta Tình hình xuất lao động Việt Nam thời gian qua chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế (1980-1990) thời kỳ xuất lao động theo chế thị trường có quản lý Nhà nước (1991-nay) Điểm bật hoạt động xuất lao động Việt Nam thời kỳ hợp tác quốc tế hình thức cung ứng lao động Việt Nam thời kỳ hợp tác quốc tế hình thức cung ứng lao động chủ yếu thông qua Hiệp định hợp tác lao động ký kết Chính phủ ta với Chính phủ bạn, thị trường tiếp nhận phần lớn nước XHCN Bước sang thời kỳ xuất nhập lao động theo chế thị trường có điều tiết Nhà nước, hầu hết thị trường tiếp nhận lao động truyền thống trước Tuy nhiên với nỗ lực Đảng, Nhà nước ta trước hết cố gắng tự thân không ngừng doanh nghiệp xuất lao động, hoạt động xuất lao động ta khôi phục trở lại không ngừng phát triển năm qua Hiện nay, thị trường xuất lao động ta đươc khôi phục trở lại không ngừng phát triển năm qua Hiện nay, thị trường xuất lao động ta mở rộng đến 40 nước vùng lãnh thổ Đông Đông Nam Á khu vực thị trường xuất lao động chủ yếu nước ta Khu vực hàng năm tiếp nhận khoảng 40.000 lao động Việt Nam, chiếm gần 80% số lao động làm việc nước ta Hiện khu vực gồm có thị trường mở cửa tiếp nhận lao động ta Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Malaysia nhiên dự báo tương lai số lượng thị trường ta khu vực chắn không dừng lại số Với nội dung tiểu luận này, nhóm xin nghiên cứu đề tài Xuất lao động Việt Nam sang Malaysia, thị trường xuất lao động lớn thứ ba Việt Nam nhằm làm rõ lợi cạnh tranh Việt Nam lĩnh vực I Cơ sở lý luận chung xuất lao động 1.1 Khái niệm Xuất lao động (XKLĐ) hiểu hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao động phủ, quốc gia với sở hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động Quốc gia đưa lao động làm việc nước xuất lao động, quốc gia thuê mướn lao động nước nhập lao động 1.2 Đặc điểm hoạt động xuất lao động Sức lao động hàng hóa đặc biệt nên hoạt động XKLĐ có đặc điểm khác so với hoạt động xuất loại hàng hóa khác a XKLĐ hoạt động kinh tế đồng thời hoạt động mang tính xã hội cao Tính kinh tế thể hiên chỗ: đem lại lợi ích cho hai bên tham gia (bên cung bên cầu) Ở tầm vĩ mô, bên cung nước xuất lao động bên cầu nước nhập lao động Ở tầm vi mô, bên cung người lao động mà đại diện cho họ tổ chức kinh tế làm công tác xuất lao động (gọi tắt doanh nghiệp xuất lao động), bên cầu người sử dụng lao động nước Dù đứng góc độ với tư cách chủ thể hoạt động kinh tế, bên cung bên cầu tham gia hoạt động xuất lao động nhằm mục tiêu lợi ích kinh tế Họ luôn tính toán chi phí phải bỏ với lợi ích thu để có định cuối cho có lợi Chính bên cạnh quốc gia đơn xuất hay nhập lao động có quốc gia vừa xuất vừa nhập lao động Tính xã hội thể chỗ: dù chủ thể tham gia xuất lao động với mục tiêu kinh tế trình tiến hành xuất lao động đồng thời tạo lợi ích cho xã hội giải công ăn việc làm cho phân người lao động, góp phần ổn định cải thiện sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh trị… b XKLĐ hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh Cạnh tranh quy luật tất yếu thị trường Trong cạnh tranh mạnh thắng, yếu thua Và xuất lao động vận động theo quy luật thị trường tất yếu phải chịu tác động quy luật cạnh tranh mang tính cạnh tranh Sự cạnh tranh diễn nước xuất lao động với doanh nghiệp xuất lao động nước với việc dành thống lĩnh thị trường xuất lao động Cạnh tranh giúp cho chất lượng nguồn lao động xuất ngày nâng cao đem lại lợi ích nhiều cho bên đồng thời đào thải cá thể vận động vòng xoáy c Hoạt động XKLĐ phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho ba chủ thể tham gia Hoạt động XKLĐ, tham gia Nhà nước doanh nghiệp XKLĐ, có tham gia trực tiếp người lao động Người lao động tham gia vào hoạt động XKLĐ với tư cách vừa người tạo hàng hóa xuất khẩu, vừa người trực tiếp mang hàng bán, lợi ích họ khoản thu nhập hay tiền công lao động nước ngoài; lợi ích doanh nghiệp XKLĐ chủ yếu chi phí việc giúp cho người lao động làm việc nước ngoài; lợi ích nhà nước khoản ngoại tệ ròng nhận thông qua khoản tiền người lao động gửi nước, khoản phí thuế từ hoạt động XKLĐ Vì lợi ích kinh tế, người lao động doanh nghiệp XKLĐ dễ vi phạm quy định pháp luật Do sách điều chỉnh phải đảm bảo hài hòa lợi ích trực tiếp chủ thể tham gia, phải trọng đến lợi ích người lao động d Hoạt động XKLĐ có di chuyển giao thoa yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán quốc gia, dân tộc Sức lao động bao hàm yếu tố lịch sử tinh thần, người lao động mang yếu tố thuộc đạo đức, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán… quốc gia, dân tộc chúng di chuyển với người lao động sang nước nhập lao động Người lao động xuất khẩu, để sống làm việc nước nhập lao động, buộc phải thích nghi, hòa nhập với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, pháp luật, thói quen sinh hoạt làm việc,… nước sở tại, tạo trao đổi, hiểu biết yếu tố người lao động xuất người dân địa Vì vậy, hoạt động XKLĐ nhân tố thúc đẩy giao lưu văn hóa hợp tác hữu nghị nước xuất lao động nước nhập lao động 1.3 Các hình thức xuất lao động Hình thức xuất lao động cách thức thực việc đưa người lao động chuyên gia Việt Nam làm việc có thời hạn nước Nhà nước quy định Các hình thức đưa lao động Việt Nam nước gồm có: – Cung ứng lao động theo hợp đồng ký với bên nước Đây trường hợp tổ chức kinh tế Việt Nam phép XKLĐ tuyển dụng lao động Việt Nam để đưa làm việc nước theo hợp đồng cung ứng lao động Hình thức tương đối phổ biến, thực rộng rãi năm vừa qua năm tới Đặc điểm hình thức là: Tổ chức kinh tế Việt Nam tổ chức tuyển chọn lao động chuyên gia Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động nước ngoài; Các yêu cầu tiêu chuẩn lao động phía nước đặt Quan hệ lao động điều chỉnh pháp luật nước nhận lao động Quá trình làm việc nước ngoài, người lao động Việt Nam chịu quản lý trực tiếp người sử dụng lao động nước ngoài; điều kiện quyền lợi người lao động phía nước bảo đảm Chính vậy, việc thích ứng người lao động Việt Nam với môi trường lao động nước có hạn chế – Đưa lao động làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình nước ngoài, đầu tư nước Đây trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động chuyên gia Việt Nam làm việc nước để thực hợp đồng kinh tế với bên nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình nước đầu tư hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hình thức đầu tư khác nước Những năm vừa qua, hình thức chưa phổ biến theo chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế khu vực, mở rộng tăng cường kinh tế đối ngoại hình thức ngày phát triển Đặc điểm hình thức là: Việc tuyển người lao động để thực hợp đồng doanh nghiệp Việt Nam; yêu cầu tiêu chuẩn lao động, điều kiện lao động doanh nghiệp Việt Nam đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động trực tiếp tuyển dụng lao động uỷ quyền cho doanh nghiệp cung ứng lao động tuyển lao động Doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động làm việc nước ngoài, quản lý, sử dụng lao động nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc nước Do đặc điểm hình thức sử dụng lao động nên quan hệ lao động tương đối ổn định Việc giải vấn đề phát sinh quan hệ lao động người lao động làm việc nước có nhiều thuận lợi Tuy nhiên, hợp đồng thực nước nên nhiều có ảnh hưởng pháp luật, phong tục tập quán nước Ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam quản lý sử dụng lao động người lao động Viêt Nam phải tuân thủ qui định pháp luật nước – Theo hợp đồng lao động cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước Hình thức XKLĐ nước ta chưa phổ biến muốn ký hợp đồng với phía nước ngoài, người lao động phải có hiểu biết cần thiết nhiều mặt thông tin đối tác nước ngoài, ngôn ngữ, khả giao tiếp với người nước ngoài…vv Trong đó, trình độ hiểu biết vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội pháp luật người lao động Việt Nam hạn chế định 1.4 Vai trò xuất lao động 1.4.1 Đối với nước xuất lao động Góp phần giải việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động XKLĐ biện pháp tốt để góp phần giải phần lao động dôi dư nhiều nước, nước chậm phát triển, nước đông dân, thiếu việc làm có mức thu nhập thấp tỷ lệ thất nghiệp lớn, dân số lại tăng nhanh LĐXK nước làm việc có mức lương cao nhiều lần so với mức lương lao động có ngành nghề trình độ nước, người lao động có điều kiện tích lũy số lượng vốn lớn mà nước họ khó có hội đẻ đạt Góp phần vào việc đào tạo tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đội ngũ lao động XKLĐ sau thời gian làm việc nước có kinh nghiệm, tác phong lao động công nghiệp, thành thạo chuyên môn kỹ thuật Những người dễ dàng thích ứng với việc tiếp thu chuyền giao công nghệ hay đáp ứng nhu cầu lao động công ty nước hay xí nghiệp liên doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước Đây nguồn lao động đủ khả đáp ứng cho trình phát triển kinh tế thời kỳ CNH, HĐH Tạo nguồn thu quốc gia, tăng tích lũy cho kinh tế quốc dân Lượng tiền người lao động làm việc nước tích lũy gửi nước nguồn vốn quan trọng cho nhiều quốc gia XKLĐ Đối với nhiều nước phát triển, lượng tiền người lao động gửi ngang với thu nhập từ xuất số loại hàng hóa nguồn thu ngoại tệ nhiều nhất, giúp cải thiện cán cân toán quốc tế, đối phó với tình trạng nợ nần, nhập siêu Góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị nước XKLĐ nước NKLĐ Hoạt động XKLĐ có diễn giao thoa, hòa nhập yếu tố lịch sử tinh thần người LĐXK với người địa Do đó, hoạt động XKLĐ cầu nối, hình thức để trao đổi, giao lưu văn hóa, phong tục tập quán dân tộc, góp phần tăng cường hiểu biết quốc gia, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nước XKLĐ NKLĐ Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ có tác động tiêu cực định tới phát triển kinh tế-xã hội quốc gia Hoạt động XKLĐ có khả làm giảm bớt phận lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa, chuyên môn tương đối cao, làm giảm sức sản xuất nước XKLĐ Hoạt động XKLĐ gây biến động sức mua nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia, trật tự an toàn xã hội Hoạt động XKLĐ tác động xấu tới quan hệ quốc tế nước XKLĐ LĐXK có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nước NKLĐ làm phương hại đến quan hệ hợp tác nước XKLĐ nước NKLĐ 1.4.2 Đối với nước nhập lao động Bù đắp thiếu hụt nguồn lao động nước Hoạt động NKLĐ cung cấp nguồn nhân lực từ nước để bù đắp thiếu hụt lao động ngành, lĩnh vực mà lực lượng lao động nước không đáp ứng Góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận khả cạnh tranh thị trường quốc tế Người LĐXK đào tạo kỹ lao động, trình độ tay nghề, họ tham gia làm việc mà không cần thời gian vốn đầu tư để đào tạo lại Ngoài ra, người LĐNN hầu hết làm việc thời hạn ngắn, nước NKLĐ chi trả nhiều cho khoản chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đặc biệt tiền lương hưu Tận dụng nguồn LĐNN trẻ có hiệu suất lao động cao, điều kiện thực phân công lao động tái cấu kinh tế Lao động XKLĐ hầu hết lao động trẻ, độ tuổi sung mãn thể lực trí lực, đảm bảo sức khỏe Đây giai đoạn người lao động có khả làm việc với hiệu suất cao nhất, tạo nhiều giá trị thặng dư cho chủ sử dụng, việc sử dụng, khai thác chất xám từ LĐXK chất lượng cao chuyên gia, kỹ thuật vien chuyên ngành Tuy nhiên, NKLĐ có tiêu cực định, làm giảm bớt số lượng việc làm nước NKLĐ NKLĐ tác động tới phân phối lại thu nhập phúc lợi người lao động nước NKLĐ II Thực trạng XKLĐ Việt Nam sang Malayxia Xuất lao động Việt Nam nước ngoài, thường gọi tắt xuất lao động Việt Nam hoạt động kinh tế hình thức cung ứng lao động Việt Nam làm việc có thời hạn nước ngoài, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động doanh nghiệp nước Hoạt động năm 1980 hình thức hợp tác lao động với nước Xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn Và xuất lao động Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi cho đất nước Từ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường nhiều quốc gia vùng lãnh thổ Bước sang kỷ 21, có tăng đột biến lượng lao động Việt Nam làm việc nước ngoài, đặc biệt số thị trường lớn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Malaysia Tính đến năm 2013, Việt Nam có khoảng 600.000 người xuất lao động nước ngoài, 85.000 người Đài Loan, 20.000 Nhật Bản, giữ vị trí thứ hai tổng số lao động nước Đài Loan, Nhật Bản Xuất lao động Việt Nam sang Malaysia đứng thứ số lượng lao động Việt Nam làm việc nước ngoài, sau thị trường Đài Loan Nhật Bản Đây thị trường xuất lao động truyền thống hấp dẫn người lao động Việt Nam, với chi phí xuất cảnh thấp, thu nhập mức trung bình khá, phù hợp với đối tượng người lao động phổ thông Việt Nam 2.1 Đặc điểm thị trường lao động Malaysia 2.1.1 Giới thiệu chung Malaysia 2.1.1.1 Vị trí địa lý Liên Bang Malaysia nằm khu vực Đông Nam Á, có diện tích gần 330.307km2 bao gồm bán đảo phía Tây MaLaysia đầu mút phần đất liền khu vực Đông Nam Á với 11 bang gồm: Perlis, Kedah, Terengganu, Kelantan, Penang, Perak, Malacca, Pahang, Selangor, Johor Negeri Sembilan, ba hạt liên bang bang Sarawak, Sabah nằm bờ tây bắc đảo Borneo (Phần lãnh thổ Phía Đông Malaysia) Thủ đô Malaysia Kuala Lumpur Được thành lập vào năm 1857 nơi hợp lưu hai dòng sông Klang Gombak, Kuala Lumpur thành phố động Châu Á Thủ đô Kuala Lumpur ba vùng lãnh thổ Malaysia với Lubuan Putrajaya, nằm bán đảo phía Tây Tại Kuala Lumpur có địa danh tiếng tháp truyền hình Kuala Lumpur, tháp đôi Petronas cao 452 m, Quảng Trường Độc Lập, Đài Tưởng Niệm Quốc Gia, đền thờ Hồi giáo, tòa nhà Sultan Abdul Samad tiếng, Động Batu mang vẻ huyền bí người Ấn Độ giáo 2.1.1.2 Khí hậu: Malaysia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng độ ẩm cao Nhiệt độ trung bình ngày từ 21o C đến 32oC Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.032mm đến 2.540mm, vùng núi cao nhiệt độ cao thường vào khoảng 26 oC, nhiệt độ thấp 2oC Do chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ Ấn Độ Dương gió mùa Đông Bắc từ biển Đông, khí hậu Malaysia chia thành hai mùa rõ rệt: mùa gió Tây Nam từ tháng tháng 9, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng năm sau 2.1.1.3 Dân số: 10 phát triển châu Âu bắt đầu quan tâm đến điều dưỡng viên Việt Nam Trong Đức tiếp tục triển khai dự án sau triển khai thí điểm năm 2013 Năm 2015, tiếp tục ổn định thị trường truyền thống mục tiêu Bộ Lao động - Thương binh Xã hội hướng đến Ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động nước (Bộ LĐ-TBXH) cho biết, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương tốt so thị trường có Đây thị trường có hành lang pháp lý bảo vệ người lao động đầy đủ từ hai phía có phù hợp nhiều phương diện với nguồn lực lao động Việt Nam Với thị trường Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng lớn lao động Việt Nam thực tập sinh kỹ vừa học, vừa làm thời gian tối đa ba năm Trong hai năm 2013 - 2014, số lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh, đạt mức 10.000 người năm 2013 gần 20.000 người năm 2014 (chủ yếu ngành khí, điện tử, dệt - may) Thị trường lao động Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản tiếp tục coi thị trường trọng điểm XKLĐ năm 2015 Đáng ý với thị trường Nhật Bản, tập trung ngành nghề xây dựng, khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm Mở rộng thị trường có thu nhập cao: Trong năm 2015, với việc trì phát triển thị trường truyền thống, Bộ LĐ-TBXH tiếp tục nghiên cứu, hướng đến việc mở rộng thị trường có điều kiện làm việc thu nhập tốt cho người lao động, đó, ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ Bên cạnh đó, với hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam làm việc nước dự báo tăng Trước mắt, có tám ngành nghề lao động nước ASEAN tự di chuyển thông qua thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển nhân viên ngành du lịch Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), có nhân lực đào tạo chuyên môn có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại 26 ngữ, đặc biệt tiếng Anh, di chuyển tự Số người lao động Việt Nam tám ngành nghề nói có trình độ, cấp đạt tiêu chuẩn có nhiều hội việc làm nước khối, đồng thời có điều kiện dễ dàng, thuận lợi việc tận dụng hội Vì vậy, số lượng lao động làm việc nước thuộc đối tượng dự báo có gia tăng năm 2015, ông Tống Hải Nam nhận định 3.1.3.2 Nhược điểm: Chất lượng lao động kém: Về sức khoẻ: Nói chung sức khoẻ lao động Việt Nam phù hợp với công việc giúp việc gia đình, làm việc nhà máy Còn với công việc biển, công nghiệp xây dựng khu vực Trung Đông chưa đạt yêu cầu Về trình độ tay nghề: kém, chưa đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi Tuy nhiên, lao động có nhu cầu làm việc nước chủ yếu vùng nông thôn, miền núi Trình độ văn hóa khả tiếp thu thấp Do vậy, cần phải tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo trước xuất Và có làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất lao động, có đội ngũ lao động có tay nghề, có ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp tạo uy tín thị trường lao động quốc tế chế hội nhập Về trình độ ngoại ngữ: Nhiều tranh chấp lao động xảy bắt nguồn người lao động khong hiểu ý người sử dụng lao động bất đồng ngôn ngữ Về kỷ luật lao động: lao động Việt Nam tiếng cần cù, chịu khó, thông minh biết đến kỷ luật lao động Các quan ban ngành phải siết chặt việc xuất người lao động, đảm bảo không để xảy tình trạng lao động chui, bỏ trốn, hết hợp đồng không chịu nước, không tuân thủ quy định xuất lao động… làm ảnh hưởng đến lao động khác nhìn không thiện cảm chủ doanh nghiệp nước lao động Việt Nam Thị trường xuất lao động nghèo nàn Hiện số nước tiếp nhận lao động Việt Nam lên tới 46 quốc gia quốc gia khu vực Đông Nam Á, 27 Trung Bắc Á, Trung Đông, số nước Bắc phi Những thị trường tiềm năng, mang cho Việt Nam nguồn ngoại tệ lớn Châu Âu, Châu Mỹ chưa tiếp cận Công tác quản lý xuất lao động yếu Các quan chức nưang chưa phối hợp chặt chẽ quản lý xuất lao động Các sách, văn thủ tục lien quan rườm rà, phức tạp 3.2 Giải pháp thức đẩy xuất lao động sang Malayxia 3.2.1 Về phía Nhà nước: 3.2.1.1 Nhà nước ta cần bổ sung hoàn thiện sách xuất lao động nói chung với thị trường Malaysia nói riêng, đặc biệt trọng xây dựng chiến lược lâu dài đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất lao động Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC thành lập, lao động tự di chuyển nội nước ASEAN Điều hội lớn cho lao động Việt Nam sang thị trường Malaysia Tuy nhiên, bên cạnh đó, lao động Việt Nam phải cạnh tranh với lao động nước khác khu vực Philipin hay Indonesia Trong lao động Philipin suất lao động cao hơn, sử dụng thành thạo tiếng anh tiếng mẹ đẻ; lao động Indonesia lại có chung ngôn ngữ với Malaysia, có chung nhiều phong tục tập quán với họ…thì lao động Việt Nam thiếu nhiều điều Chính vậy, để nâng cao chất lượng suất lao động, Nhà nước ta cần có chiến lược lâu dài, đào tạo lao động ngôn ngữ, phong tục tập quán nước Hồi giáo họ 3.2.1.2 Cần có quy định Bảo hiểm xã hội (BHXH) thích hợp, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng người xuất lao động Nghị định 115 quy định chi tiết số điều Luật BHXH 2014, quy định từ ngày 1-1-2016 tất lao động Việt Nam làm việc nước phải tham gia BHXH bắt buộc Theo đó, người lao động tham gia BHXH bắt buộc chế độ hưu trí tử tuất Mức đóng tháng 22% tiền lương tháng đóng BHXH người lao động trước làm việc nước (trường hợp tham gia BHXH bắt buộc); 22% lần mức lương sở (trường hợp chưa tham gia BHXH bắt buộc) Người lao 28 động đóng tháng, tháng, 12 tháng/lần đóng trước lần theo thời hạn hợp đồng Theo nhà làm luật, đóng BHXH người lao động hưởng khoản hưu trí già Tuy nhiên, thực tế, phần lớn người dân tham gia xuất lao động người dân nghèo nông thôn, họ mong năm nước tích cóp khoản thu nhập để cải thiện sống gia đình làm nghĩ đến lợi ích lúc già để tham gia BHXH bắt buộc Nhiều người lao động nghèo cho rằng, để lao động nước họ phải chạy vạy khắp nơi để đóng nhiều khoản chi phí, thêm khoản chi phí gánh nặng với họ Chính vậy, Nhà nước phải cân nhắc mức đóng sách BHXH để khuyến khích nhiều người dân lao động nước nhằm mục đích giúp người dân xóa đói giảm nghèo 3.2.1.3 Cần tăng cường công tác tra, kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp xuất lao động, tiến hành bình xét phân loại để có chế độ khen thưởng, nêu gương với doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệu đồng thời xử lý thích đáng doanh nghiệp vi phạm hay hoạt động hiệu Xuất lao động lĩnh vực phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực Chính vậy, công tác kiểm tra giám sát Nhà nước hoạt động doanh nghiệp xuất lao động cần đẩy mạnh Phải mạnh tay với doanh nghiệp hoạt động hiệu để giúp người lao động có nhu cầu yên tâm tin tưởng vào doanh nghiệp, góp phần nâng cao số lượng chất lượng người xuất lao động 3.2.1.4 Tăng cường sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất lao động, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành chức thực Nhà nước ta cần tăng cường thể chế hóa sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất lao động Đầu tiên sách chế cho vay tín dụng Đại diện Công ty Sona- công ty xuất lao động cho rằng, chi phí Malaysia làm việc không nhiều, 20 triệu đồng, lao động gặp không khó khăn làm thủ tục vay vốn ngân hàng Nhiều doanh nghiệp phải áp dụng sách cho lao động làm việc trước, khấu trừ sau Tuy nhiên, áp dụng 29 sách này, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro có lao động trốn làm việc sau sang Malaysia Như vậy, sách vay vốn cần thông thoáng nữa, thủ tục xin vay vốn cần đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Nghiên cứu để thay cho vay chấp toàn vay cụ thể chấp phần tín chấp Một khó khăn nhắc đến nhiều thủ tục calling visa sang Malaysia Lương thấp so với nhiều thị trường khác, lại phải chờ đợi visa tháng khiến lao động thêm nản Trong đó, thủ tục thông thường khoảng ngày Vì vậy, quan Nhà nước cần khắc phục tình trạng này, tạo điều kiện tốt cho lao động có hội sang Malaysia làm việc Vấn đề phối hợp địa phương doanh nghiệp công tác tuyển dụng lao động có nhiều bất cập Đại diện Công ty Châu Hưng-một doanh nghiệp xuất lao động xúc chuyện nhiều địa phương không tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn Cụ thể, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, giấy phép cấp cho doanh nghiệp tạo nguồn có thời hạn tháng Ngoài ra, số tỉnh lại giới hạn địa phận tạo nguồn, cho phép doanh nghiệp tuyển dụng hai huyện định Điều gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất lao động Chính thế, Nhà nước cần có đạo cho địa phương chủ động giúp đỡ, phối hợp tích cực với doanh nghiệp để vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động có nhu cầu hơn, vừa giúp người dân có hội nâng cao thu nhập, vừa giúp địa phương giải vấn đề việc làm an sinh xã hội 3.2.2 Về phía doanh nghiệp: 3.2.2.1 Chuẩn bị tốt đội ngũ cán chuyên môn có trình đội nghiệp vụ cao, hiểu biết pháp luật nắm vững thị trường xuất lao động Malaysia Trong yếu tố làm nên thành công doanh nghiệp xuất lao động nhân lực yếu tố quan trọng Đặc biệt với thị trường Malaysia thị trường phức tạp với nhiều nét đặc thù riêng Mỗi doanh nghiệp xuất lao động ta phải tự xây dựng đội ngũ cán chuyên môn có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết pháp luật nắm vững thị trường xuất lao động Muốn vậy, doanh nghiệp cần 30 tuyển chọn cán kỹ càng, tổ chức hoạt động nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán mình, cử cán tham gia vào lớp tập huấn Cục quản lý lao động với nước ngoài, yêu cầu đội ngũ cán phải cập nhật thông tin sách Nhà nước tình hình thị trường xuất lao động, đưa cán tìm hiểu nâng cao trình độ nước 3.2.2.2 Chủ động nắm bắt thông tin nhu cầu lao động thị trường Malaysia đồng thời tiến hành rộng khắp hoạt động marketing nhằm tiếp cận đối tác, tìm kiếm đơn hàng Việt Nam tiến hành hoạt động xuất lao động theo chế thị trường có điều tiết Nhà nước, bối cảnh đó, doanh nghiệp xuất lao động ta phải tự than vân động việc tìm kiếm đơn hàng Công việc vốn không dễ dàng trở nên khó khăn thị trường Malaysia thị trường áp lực cạnh tranh việc cung ứng lao động cao Doanh nghiệp Việt muốn đưa nhiều lao động sang thị trường điều tất yếu phải chủ động nắm bắt thông tin nhu cầu lao động thị trường, đồng thời tiến hành rộng khắp hoạt động marketing nhằm tiếp cận đối tác, tìm kiếm đơn hàng Nhìn chung, hoạt động doanh nghiệp nước ta đánh giá chưa đủ độ mạnh sức thuyết phục Các doanh nghiệp xuất lao động cần phải quan tâm trọng vấn đề 3.2.2.3 Phải đặt lợi ích người lao động lên hàng đầu nghiên cứu ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên Malaysia, đặc biệt khoản liên qua đến tài điều kiện lao động Khi ký kết hợp đồng cung ứng lao động, công ty môi giới nước đòi trả phí môi giới cao Các doanh nghiệp cần cẩn trọng đặt lợi ích người lao động lên hàng đầu nghiên cức điều khoản này; cần tìm giải pháp hợp lý để dung hòa quyền lợi tài công ty môi giới người lao động Trong trường hợp cần thiết, phải kiên gạt bỏ đòi hỏi mức bên công ty môi giới Bảo vệ quyền lợi người lao động vừa trách nhiệm doanh nghiệp, vừa biện pháp tốt để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp xuất lao động Bởi chi phí môi giới (hoặc chi phí khác tương tự) cao, người lao động nhận lương cảm thấy không xứng đáng với sức lao động bỏ ra, dễ phát sinh hành vi tiêu 31 cực tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn làm việc để có mức lương cao Khi doanh nghiệp xuất lao động Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt hậu hành vi bỏ trốn lao động gây ra, chí có nguy bị thu hồi giấy phép tỷ lệ lao động bỏ trốn cao Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý xem xét nội dung khác liên quan đến điều kiện sinh hoạt làm việc như: làm việc, số tăng ca có, chi phí ăn có bị trừ vào lương không … 3.2.2.4 Tăng cường phối hợp với địa phương theo mô hình liên thông, liên kết; tiến hành phổ biến thông tin đợt tuyển dụng, công việc chi phí có liên quan đến người có nhu cầu xuất lao động Mô hình liên thông liên kết doanh nghiệp xuất lao động cấp ngành địa phương thể rõ tính ưu việt Mô hình giúp cho công tác tuyển người, làm thủ tục giấy tờ cho người lao động quản lý lao động doanh nghiệp trở nên dễ dàng thuận lợi nhiều Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường việc phối hợp với địa phương, nối liền liên tục quan hệ thông tin hai chiều, kịp thời thông báo cho Ban đạo xuất lao động địa phương kế hoạch tuyển dụng lao động, số lao động trúng tuyển, số lao động đào tạo số xuất cảnh Đồng thời, kết hợp với địa phương tiến hành phổ biến thông tin đợt tuyển dụng, công việc chi phí có liên quan đến người, đối tượng cụ thể có nguyện vọng xuất lao động 3.2.2.5 Tiến hành nghiêm túc khâu tuyển chọn lao động theo đặc tính công việc yêu cầu chủ sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng lao động Một lý chủ yếu khiến tỷ lệ lao động ta không đáp ứng yêu cầu công việc, bị trả nước trước thời hạn cao khâu tuyển chọn lao động doanh nghiệp tiến hành chưa nghiêm túc Muốn hạn chế tình trạng doanh nghiệp phải tiến hành tuyển chọn lao động sở phù hợp với đặc tính công việc yêu cầu chủ sử dụng lao động Việc tuyển chọn phải thật khách quan, nghiêm túc, kiên gạt danh sách ứng viên không phù hợp sức khỏe, thể trạng, tuổi tác, trình độ văn hóa, … ứng viên có biểu không thực 32 tâm làm việc (đi với mục đích kết hôn bỏ trốn) Cán tuyển chọn nên có từ người trở lên để tránh thiên vi, tiêu cực 3.2.2.6 Tuân thủ nghiêm túc văn quy định Cục Quản lý lao động với nước đào tạp lao động Doanh nghiệp đào tạo lao động phải đảm bảo lao động học đủ chương trình, đủ thời lượng, tổ chức thi cấp chứng nghiêm túc, giáo trình tài liệu giảng dạy khác phải theo quy định Cục quản lý dao động với nước Doanh nghiệp cần đầu tư trang bị thiết bị cần thiết cho hoạt động giảng dạy, giảng dạy công việc chuyên môn Đồng thời doanh nghiệp theo tình hình thực tế để có bổ sung hợp lý vào chương trình đào tạo, bảo đảm lao động sau xuất cảnh có khả đáp ứng tốt yêu cầu công việc chủ sử dụng 3.2.2.7 Công tác tài lao động cần tiến hành công khai, minh bạch Doanh nghiệp cần phổ biến kỹ cho người lao động nắm rõ tiền lương, khoản chi phí trước xuất cảnh khoản khấu trừ vào lương hàng tháng Đội ngũ cán tài phải người giỏi nghiệp vụ nắm vững công việc chuyên môn Khi tác nghiệp, cán tài cần giải thích cặn kẽ cho người lao động nội dung số tiền khoản thu chi, chứng từ tương ứng phiếu thu, phiếu chi phải rõ rang, tránh tình trạng mập mờ gây thắc mắc khó hiểu cho người lao đông khiến người lao động niềm tin vào doanh nghiệp xuất lao động Việt Nam 3.2.2.8 Nên cử cán đại diện sang thị trường xuất lao động nước để quản lý lao động Hiện tất cán đại diện doanh nghiệp Việt Nam sang Malaysia visa du lịch, thời hạn tối đa tháng Điều gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp tốn mặt tài Ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc Công ty Thương mại Dịch vụ Vĩnh Cát cho rằng, phía Malaysia cần tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam cử cán đại diện thường trực Malaysia để hỗ trợ người sử dụng lao động công tác quản lý lao động giải vấn đề phát sinh Theo ông Sơn, lao động Việt Nam làm việc Malaysia bị hạn chế mặt ngôn ngữ nên thường gặp khó khăn giao tiếp với người sử dụng lao động lao động nước khác 33 nên dễ phát sinh nhiều va chạm ngôn ngữ bất đồng Nếu có đại diện doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ giải tình hình bớt phức tạp 3.2.3 Về phía người lao động Như đề cập trên, người lao động Việt Nam nhiều hạn chế mặt kỹ năng, tay nghề, ngoại ngữ hiểu biết Malaysia Vậy cần làm để nâng cao chất lượng lao động xuất Việt Nam? Sau số giải pháp bản: 3.2.3.1 Người lao động phải tự nâng cao tay nghề Trình độ lao động người Việt Nam mức thấp Lao động nước biết đến với bất lợi “ba không”: không nghề, không ngoại ngữ không tác phong công nghiệp Trình độ tay nghề lao động xuất nước thấp Chúng ta chủ yếu xuất lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật Do đó, mức lương lao động Việt Nam thấp nước khác Vì vậy, để nâng cao mức lương cho thân mình, người lao động phải tự ý thức thiếu sót tay nghề trình độ mình, phải ham học hỏi, cập nhật khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến 3.2.3.2 Người lao động cần có tìm hiểu yếu tố xã hội Malaysia Để tránh có bất đồng làm việc môi trường nước ngoài, người lao động phải chủ động tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán người dân Malaysia, pháp luật họ Có thể lấy ví dụ Malaysia đất nước phần lớn theo đạo Hồi, người dân họ kiêng ăn thịt lợn loại gia cầm biết bay Nếu không chủ động tìm hiểu người lao động Việt Nam bị sốc văn hóa 3.2.3.3 Người lao động cần nâng cao ngoại ngữ thân Ngoại ngữ từ lâu điểm yếu lao động Việt Nam kể thị trường lao động nước thị trường lao động xuất nói chung thị trường lao động Malaysia nói riêng Vì thiết hụt ngoại ngữ mà lao động xuất Việt Nam để nhiều hội việc làm điều kiện tốt Vì thế, người lao động trước hết cần tự ý thức tầm quan trọng lợi ích mà ngoại ngữ mang lại, cụ thể, ngoại ngữ thị trường Malaysia tiếng Anh, tiếng Mã 34 Lai tiếng Trung Quốc Người lao động tham gia vào lớp học ngoại ngữ tự tìm hiểu học tập tùy vào điều kiện thân Đây điểm mấu chốt để lao động xuất Việt Nam có hội phát triển nhiều Malaysia nói riêng nước khác nói chung 3.2.3.4 Người lao động cần nâng cao ý thức tổ chức thể lực môi trường làm việc chuyên nghiệp Trong ngành nghề chủ yếu lao động xuất Việt Nam thị trường này, sản xuất chế tạo xây dựng chiếm tỷ trọng lớn so với ngành nghề lại (trang trại đồn điền, nông nghiệp, dịch vụ, …) Đây ngành yêu cầu tính tổ chức, kỷ luật công nhận cao Hơn nữa, Malaysia lại nước có kinh tế phát triển khu vực Đông Nam Á, thế, cường độ lao động, tính chuyên nghiệp yêu cầu ý thức, kỷ luật ngành cao Trong đó, ý thức tổ chức mối đáng lo ngại lao động Việt Nam lao động thị trường nước Ý thức tổ chức cộng với thể lực yếu, không theo kịp cường độ lao động công nghiệp không khiến cho chất lượng công việc giảm sút làm cho người lao động Việt Nam điểm mắt quản lý Vì vậy, rèn luyện ý thức tổ chức cho phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng thời rèn luyện thể lực khỏe mạnh để theo kịp với cường độ làm việc cao giải pháp để khắc chế nhược điểm lao động Việt Nam thị trường nước nói chung thị trường Malaysia nói riêng 3.2.3.5 Cần có ý thức dân tộc, bảo vệ hình ảnh đất nước người Việt Nam mắt bạn bè quốc tế Mấy năm gần đây, có kiện nhận nhiều quan tâm dư luận lao động xuất có hành vi không tốt, chí phạm pháp nước Cụ thể, lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp Hàn Quốc; lao động có hành vi ăn cắp Nhật Bản; lao động cư xử không văn minh (chen lấn xếp hàng, vứt rác bừa bãi, …) Điều ảnh hưởng nhiều đến sống hình ảnh lao động xuất Việt Nam nước nói riêng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước, người Việt Nam mắt bạn bè quốc tế nói riêng Một hậu nặng nề điều 35 số nước chí có biển báo cấm tiếng Việt biển báo cảnh giác người Việt Nam Đây vấn đề to lớn, liên quan đến “quốc thể” Vì vậy, người lao động xuất lao động nước ngoài, cụ thể Malaysia cần ý thức rằng, thân không người lao động bình thường mà đại diện quốc gia Ngoài ra, người lao động cần tuân theo cách nghiêm túc quy tắc ứng xử dành cho lao động xuất mà Nhà nước công ty xuất lao động đề 36 KẾT LUẬN Xuất lao động hướng tất yếu nước phát triển chậm phát triển có Việt Nam Xuất lao động đóng góp phần đáng kể cho Việt nam công công nghiệp hoá đại hoá đất nước Đảng Nhà nước coi xuất lao động nhiệm vụ chiến lược quan trọng Thị trường lao động Malaysia phù hợp với phận không nhỏ lao động Việt Nam, người lao động nông thôn, vùng xa, không yêu cầu trình độ tay nghề cao, chi phí làm việc Malayisa thấp so với thị trường khác Do vậy, cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ thị trường tự định lựa chọn thị trường làm việc phù hợp với khả yêu cầu thân Trị trường Malaysia Đảng Nhà nước lựa chọn thị trường trọng điểm Việt Nam Mặc sù thi nhập người lao động thị trường không cao lại thích hợp cho lực lượng lao động Việt Nam nay: lao động dồi dào, trình độ tay nghề thấp, tỷ lệ lao động thiếu việc làm nước cao đặc biệt xuất lao động sang Malaysia giúp cho Việt Nam xoá đói giảm nghèo Malaysia thị trường lớn dễ tính có đòi hỏi doanh nghiệp xuất nhập lao động Việt Nam cần phải nâng cao trình độ quản lý cán quản lý, phải tìm kiếm đối tác tin cậy ký hợp đồng cung ứng lao động, công tác đào tạo kiểm tra trình đô người lao động phải tiến hành cách nghiêm túc minh bạch Để tăng cường hoạt động xuất nhập lao động Việt Nam sang Malaysia Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống sách, văn pháp luật hoạt động xuất lao động đặc biệt xuất sang Malaysia Về phía người lao động Việt Nam cần phải tham gia nghiêm túc khoá đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ đồng thời phải chấp hành nghiêm túc pháp luật Malaysia… Nói tóm lại, xu hội nhập kinh tế quốc tế xuất lao động Việt Nam sang Malaysia đặt hội thách thức Để phát huy tốt lợi lao động Việt Nam trách nhiệm không thuộc phía Nhà nước mà 37 có doanh nghiệp xuất nhập lao động người lao động Trong khuôn khổ đề tài, chúng em mong giải pháp đưa hữu ích việc tăng cường xuất nhập lao động Việt Nam sang Malaysia 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo Lao động http://laodong.com.vn/xuat-khau-lao-dong/?bydate=01-01-2016 Cục quản lý lao động nước – Bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội http://dolab.gov.vn/New/Default.aspx Khó bắt buộc lao động làm việc nước đóng BHXH- Thời bao kinh tế Sài Gòn online http://www.thesaigontimes.vn/140072/Kho-bat-buoc-lao-dong-dilam-viec-o-nuoc-ngoai-dong-BHXH.html Lao động xuất lo lắng phải đóng bảo hiểm xã hội- Thời bao kinh tế Sài Gòn online http://www.thesaigontimes.vn/139786/Lao-dong-xuat-khau-lo-lang-viphai-dong-bao-hiem-xa-hoi.html Khóa luận Thực trạng XKLĐ Việt Nam sang số nước Đông Đông Nam Á số kiến nghị http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-thuc-trang-xuat-khau-laodong-cua-viet-nam-sang-cac-nuoc-dong-va-dong-nam-a-cung-mot-so-kien-nghi24561/ Điều kiện quy định việc thuê lao động nước Malaysia – Hiệp hội Xuất lao động Việt Nam http://vamas.com.vn/dieu-kien-co-ban-quy-dinhviec-thue-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-malaysia_t221c646n44100.html Một số sách Xuất lao động – Xuất lao động Labcoop http://trangxuatkhaulaodong.com/mot-so-chinh-sach-moi-trong-xuat-khau-laodong/ Thư viện pháp luật http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Huongdan-3672-NHCS-TDNN-2013-nghiep-vu-ky-quy-nguoi-lao-dong-di-lam-viec-taiHan-Quoc-249853.aspx 39 40 [...]... về hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia 2.3.1 Lợi ích Xuất khẩu lao động Malaysia là thị trường lao động quen thuộc và phổ thông đối với người lao động Việt Nam Đây là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt Nam sau Đài Loan và Nhật Bản Điểm hấp dẫn của thị trường lao động này là: chi phí thấp, thu nhập khá và yêu cầu tay nghề và ngoại ngữ không cao, rất phù hợp với lao động phổ... sửa sang cái nhà rồi tiếp tục ruộng rẫy chứ chẳng màng chuyện lương hưu” III Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Malayxia 3.1 Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam 3.1.1 Quy định tiền ký quỹ với người lao động Theo Thông tư số 21/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về tiền ký quỹ với người lao động ban hành ngày 10-10-2013, văn bản này áp dụng đối với người lao. .. Nam Và xuất khẩu lao động sang Malaysia đã mang lại những lợi ích nhất định, cụ thể như sau: 2.3.1.1 Đối với người lao động 16 Người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động sang Malaysia sẽ được đào tạo cơ bản về kiến thức cần thiết khi ra nước ngoài tạo cho họ có kỹ năng sống và làm việc phù hợp với luật pháp quốc tế, được học nghề và học ngoại ngữ để làm việc và giao tiếp quốc tế Người lao động. .. Công tác quản lý xuất khẩu lao động còn yếu kém Các cơ quan chức nưang chưa phối hợp chặt chẽ quản lý xuất khẩu lao động Các chính sách, văn bản và các thủ tục lien quan còn rườm rà, phức tạp 3.2 Giải pháp thức đẩy xuất khẩu lao động sang Malayxia 3.2.1 Về phía Nhà nước: 3.2.1.1 Nhà nước ta cần bổ sung hoàn thiện hơn nữa về chính sách xuất khẩu lao động nói chung cũng như với thị trường Malaysia nói riêng,... lực phục vụ xuất khẩu lao động Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC được thành lập, lao động được tự do di chuyển trong nội bộ các nước ASEAN Điều này là cơ hội rất lớn cho lao động Việt Nam sang thị trường Malaysia Tuy nhiên, bên cạnh đó, lao động Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh với lao động ở những nước khác trong khu vực như Philipin hay Indonesia Trong khi lao động Philipin năng suất lao động cao hơn,... đề này đôi khi xuất phát từ một vài công ty xuất khẩu lao động của ta, cũng như từ chính sách xuất khẩu lao động của ta chưa thực sự chuyên nghiệp Tình hình này kéo dài có thể gây ra việc trì trệ xuất khẩu lao động dẫn đến mất luôn thị trường ổn định và dễ tính như Malaysia Tuy nhiên hiện nay, chúng ta có một số khó khăn chính sau đây: 2.3.2.1 Khó khăn trong quá trình đưa lao động sang Malaysia Khó khăn... nghiệp và số ít làm giúp việc nhà trong các gia đình người Mã gốc Hoa Việt Nam đang xúc tiến đưa trở lại lao động xây dựng và đưa mới lao động trồng cọ cho các trang trại cọ thuộc 02 tập đoàn SIM DARBY và FELDA của Malaysia Trong đó, lao động nam được xuất khẩu sang Malaysia thường chiếm số lượng lớn hơn lao động nữ Số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia 2002-2016 STT 1 2 3 4 5 6 7 Năm Xuất. .. chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động 24 Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động này Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này... cao chất lượng lao động qua đào tạo trước khi xuất khẩu Và chỉ có làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động, chúng ta mới có đội ngũ lao động có tay nghề, có ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp mới tạo được uy tín trên thị trường lao động quốc tế trong cơ chế hội nhập Về trình độ ngoại ngữ: rất kém Nhiều tranh chấp lao động xảy ra cũng bắt nguồn do người lao động khong hiểu... bay Nếu không chủ động tìm hiểu thì rất có thể người lao động Việt Nam có thể bị sốc văn hóa 3.2.3.3 Người lao động cũng cần nâng cao ngoại ngữ của bản thân Ngoại ngữ từ lâu đã là điểm yếu của lao động Việt Nam kể cả ở thị trường lao động trong nước cũng như thị trường lao động xuất khẩu nói chung và thị trường lao động Malaysia nói riêng Vì sự thiết hụt về ngoại ngữ mà lao động xuất khẩu của Việt Nam

Ngày đăng: 18/05/2016, 17:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động

    • 1.1 Khái niệm

    • 1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động

    • 1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động

    • 1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động

      • 1.4.1 Đối với nước xuất khẩu lao động

      • 1.4.2 Đối với nước nhập khẩu lao động

      • 2.1 Đặc điểm thị trường lao động Malaysia

        • 2.1.1 Giới thiệu chung về Malaysia

        • 3.2.2 Về phía doanh nghiệp:

        • 3.2.3 Về phía người lao động

        • KẾT LUẬN

        • 6. Điều kiện cơ bản quy định việc thuê lao động nước ngoài tại Malaysia – Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam http://vamas.com.vn/dieu-kien-co-ban-quy-dinh-viec-thue-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-malaysia_t221c646n44100.html

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan