Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

56 1K 12
Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Tiền lương luôn là vấn đềđược xã hội quan tâm góp ý bởi ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn của nó Tiền lương cóý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động vì nó là nguồn thu chủ yếu giúp họđảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình Tiền lương đối với mỗi doanh nghiệp là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất Tiền lương là yêu cầu cần thiết khách quan luôn được các chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường tiền lương là vấn đề hết sức quan trọng Nó có thể làđộng lực thúc đẩy tăng năng suất lao động của người lao động nếu tiền lương được trảđúng theo sức lao động đóng góp nhưng tiền lương cũng có thể làm giảm năng suất lao động và quá trình sản xuất bị chậm phát triển nếu tiền lương được trả cao hơn sức lao động của người lao động Tiền lương làđộng lực mạnh mẽ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.

Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra Vì vậy, việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lýđể sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập người lao động đảm bảo một phần nhu cầu về tinh thần và vật chất, vừa làm cho tiền lương thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn là việc hết sức cần thiết.

Tiền lương không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng nó mang tính cần thiết đối với người lao động vàđồng thời nó cũng là công cụ của các nhà quản lý Hiện nay, trong các doanh nghiệp, hình thức trả lương đang được áp dụng là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương

Trang 2

theo sản phẩm Có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện trả lương trong các doanh nghiệp để làm sao tiền lương được chia công bằng, hợp lýđối với người lao động Phát huy vai trò của tiền lương nhằm khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất.

Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty May 10 tôi đã chọn đề

tài “Hoàn thiện các hình thức và chếđộ trả lương tại Công ty May 10” làm

báo cáo thực tập tốt nghiệp

Để hoàn thành được nội dung của chuyên đề này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cũng như sự giúp đỡ của các cán bộở Phòng Tổ chức lao động và các Phòng ban, các Phân xưởng trong Công ty Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình đó.

Chuyên đềđược chia làm 3 phần:

Phần I: Những lý luận cơ bản về tiền lương trong các doanh nghiệp.Phần II: Thực trạng áp dụng các hình thức và chếđộ trả lương tại Công ty May 10.

Phần III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các hình thức và chếđộ trả lương tại Công ty May 10.

Trang 3

P HẦNI

I BẢNCHẤTCỦATIỀNLƯƠNG

1 Khái niệm tiền lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó Có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau và góc độ nhìn nhận khác nhau.

Quan điểm cũ:

Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người Theo quan điểm này, chếđộ tiền lương mạng nặng tính phân phối cấp phát Tiền lương vừa được trả bằng tiền vừa được trả bằng hiện vật hoặc dịch vụ thông qua các chếđộ nhàở, y tế, giáo dục và các khoản phúc lợi không mất tiền hoặc mất tiền không đáng kể Chếđộ tiền lương này mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủđộng của người lao động và xem nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động Do đó không gắn lợi ích với thành quả mà họ sáng tạo, vì thế tiền lương không đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.

Quan điểm mới:

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người lao động làm công ăn lương trong xã hội, có thể kể cả Giám đốc, đều là những người làm thuê cho các ông chủ hoặc Nhà nước Sức lao động được nhìn nhận như là một

Trang 4

loại hàng hoá và do vậy tiền lương không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả sức lao động Thật vậy, sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử dụng lao động lại cóđiều kiện và muốn sử dụng nóđể tạo ra của cải vật chất Do vậy, người sử dụng sức lao động phải trả cho người sở

hữu sức lao động (người lao động) một số tiền nhất định đểđổi lấy tiền sử

dụng sức lao động của người lao động Về phía người lao động mà nói thì họđem bán sức lao động cho người sử dụng lao động để có một khoản thu nhập.

Vậy giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua bán và cái dùng để trao đổi mua bán ởđây là sức lao động Giá cả của sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, hay nói cách khác tiền lương chính là giá cả của sức lao động.

Theo cơ chế thị trường, ngoài quy luật phân phối theo lao động, tiền lương còn phải tuân theo các quy luật khác như quy luật cạnh tranh, quy

luật cung cầu vì tiền lương (giá cả sức lao động) do thị trường quy định

nhưng quy luật phân phối theo lao động là quy luật cốt yếu.

Với quan điểm mới này về tiền lương (tiền công) nhằm trảđúng với

giá trị sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng hiện vật Đồng thời khắc phục quan điểm

coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia, tiền lương (tiền công) phải được sử

dụng đúng vai tròđòn bẩy kinh tế của nó, kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc.

Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý Chúng ta biết rằng để sản xuất thì cần có các yếu tố của quá trình sản xuất Là một yếu tốđầu vào nhưng sức lao động không giống như những yếu tố khác, sức lao động đưa các yếu tố của sản xuất vào hoạt động, cải biến hình thức, tính chất cơ lý hoá của đối tượng lao động và biến chúng

Trang 5

thành sản phẩm Người sử dụng lao động phân phối thu nhập cho các yếu tố chi phí không đủđảm bảo bùđắp lại các chi phí mà còn phải tính đến hiệu quả do các yếu tốđó mang lại.

Tiền lương là một công cụđể người quản lý thực hiện quản lý con người, sử dụng lao động có hiệu quả.

Tiền lương là yếu tố kích thích xúc tiến sự phát triển kinh tế Tiền lương làđộng cơ hoạt động của người lao động được người quản lý dùng đểđiều khiển người lao động hoạt động đúng hướng.

Nhằm mục đích kết hợp hài hoà ba lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân người lao động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phân phối thu nhập, tiền lương là khoản thu nhập chính đáng của người lao động Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trong và sau quá trình lao động (Tức làđể tái sản xuất sức lao động) Tiền lương nhận được là khoản tiền họđược phân phối theo lao động mà họđã bỏ ra.

Nói tóm lại, tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng sức lao động phải căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của người lao động cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc hại của công việc để tính và trả lương cho người lao động.

Tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nếu nó là một khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm Do vậy, nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, tiền lương còn được chủ doanh nghiệp dùng như là một

Trang 6

công cụ tích cực đến người lao động Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sởđể tăng tiền lương, đồng thời phần tiết kiệm được do tăng năng suất lao động được dùng để tăng lương lại làđộng lực thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng sản phẩm Tiền lương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động của họ Vậy trả lương xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động của họ Từđó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.

2 Các yêu cầu và chức năng của tiền lương:

2.1 Yêu cầu:

Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần phải đạt được các yêu cầu sau:

Một là:Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao

đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

Hai là: Làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao.Ba là:Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu Đảm bảo tính công

bằng cho người lao động.

Doanh nghiệp phải lo được cho người lao động có tiền lương cao hơn tiền lương tối thiểu hiện hành Tiền lương phải đủ cho nhu cầu của người lao động, nó phải đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và vật chất của người lao động Tiền lương được trả phải dựa vào sự cống hiến sức lao động khác nhau

2.2 Chức năng của tiền lương:

Trang 7

Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động Nó bao gồm các chức năng sau:

- Tiền lương là một công cụđể thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.

- Nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng của người lao động

- Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao đông, do đó là một công cụ quan trọng trong quản lý Người ta sử dụng nóđể thúc đẩy người lao động trong công việc, hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong lao động

Như vậy tiền lương có vai trò rất quan trọng Trong việc phải giải quyết các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhiều vấn đề kinh tế khác, đặc biệt với sự phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao động Trong doanh nghiệp tiền lương phải bảo đảm được sự công bằng và khuyến khích người lao động tăng khả năng làm việc

3 Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương:

3.1 Trả công ngang nhau cho lao động như nhau:

Nguyên tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong công việc trả lương cho người lao động Hai người có tay nghề và năng suất lao động như nhau thì phải được trả lương như nhau, không có sự phân biệt đối xử về giới tính và tuổi tác Thực hiện nguyên tắc này nhằm xoáđi sự lạm dụng những tiêu cực bất hợp lýđể hạ thấp tiền lương của người lao động.

Trang 8

3.2 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân:

Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức tiền lương Vì có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ Có nhiều nhân tố tác động đến mối quan hệ này cho phép thực hiện được nguyên tắc trên Tiền lương bình quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động (Nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động ) Năng suất lao động tăng không phải là chỉ có do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan hơn tăng tốc độ của tiền lương bình quân Tuy nhiên, khi xem xét việc tăng tiền lương cần phải xem xét hai khía cạnh tăng tiền lương đểđảm bảo đời sống cho người lao động nhưng cũng phải phù hợp với tăng năng suất lao động Có như vậy mới không rơi vào tình trạng “ăn vào vốn”.

Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ

doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì không còn con đường nào khác ngoài việc làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Vi phạm nguyên tắc trên tạo nên những khó khăn trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân lao động

3.3 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân:

Trình độ lành nghề bình quân của những người lao động, điều kiện lao động vàý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau vàđiều này cóảnh hưởng tới tiền lương bình quân của người lao

Trang 9

động Đương nhiên những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật nhiều hoặc có vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế thì mức lương trả cho những người lao động trong các ngành này phải cao hơn so với các ngành khác Tuy nhiên, việc trả lương cao như thế nào để tránh sự chênh lệch quá mức góp phần vào sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội làđiều cần lưu ý Tiền lương trảđúng sức lao động sẽ khuyến khích người lao động làm việc Tiền lương trả cao hơn sẽ làm giảm năng suất lao động Vì vậy, khi trả lương cho người lao động cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tiền lương.

II CÁCHÌNHTHỨCTRẢLƯƠNG:

1 Hình thức trả lương theo thời gian:

Hình thức trả lương theo thời gian rất dễ bị vi phạm nguyên tắc thứ nhất vì theo hình thức này người ta trả lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc của người lao động và bậc lương của họ Do đó tiền lương không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất của người lao động Vì vậy nó gây nên một hiện tượng khó tránh khỏi là người lao động vì thu nhập của mình chỉ cần tìm cách nâng cao cấp bậc chức vụ mà không cần nâng cao trình độ lành nghề Đểđảm bảo ba nguyên tắc của tổ chức tiền lương vấn đềđặt ra là cần xác định trình độ lành nghềđể xác định được hệ số lương của họ Từđóđối chiếu vào thang lương cấp bậc để tính ra suất lương thời gian theo bậc chính xác Cách tính suất lương thời gian theo cấp bậc như sau:

S giờ i = S giờ 1 x KiS ngày i = S ngày 1 x KiS tháng i = S tháng 1 x Ki

Trong đó:

Trang 10

S giờ i, S ngày i, S tháng i, là mức lương (Suất lương) giờ, ngày, tháng của công nhân bậc i, ký hiệu chung là STGi S giờ 1, S ngày 1, S tháng 1 là mức lương của công nhân bậc 1 được quy định ở thang lương.

Ki là hệ số lương của công nhân bậc i vàđược quy định ở thang lương Sau khi tính được S giờ i, S ngày i hay S tháng i ta tính được lương thời gian theo công thức sau:

Đểđảm bảo tính lương đúng thì việc xác định STG i và thời gian làm việc phải chính xác Có nghĩa là phải xác định trình độ lành nghề của người lao động (Cấp bậc) và thời gian làm việc thực tế của họ Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai chếđộ: Theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng.

1.1 Chếđộ trả lương theo thời gian đơn giản:

Chếđộ trả lương theo thời gian là chếđộ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động do mức lương thời gian (STG i) cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định, tiền lương được tính theo công thức nêu ở trên, ngoài ra không còn khoản nào khác Chếđộ này có nhiều hạn chế vì tiền lương không gắn với kết quả lao động Tiền lương của người lao động cốđịnh theo bậc lương của họ, cho dù kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lãi hay lỗ Chếđộ trả lương như thế sẽ làm cho việc sử dụng lao động kém hiệu quả Về mặt ưu điểm theo chếđộ này việc tính lương sẽ dễ dàng.

1.2 Chếđộ trả lương theo thời gian có thưởng:

Chếđộ này là sự kết hợp giữa chếđộ trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng theo quy định Chếđộ này khắc phục được nhược điểm của chếđộ trả lương

Lương TG i = STG i x Thời gian làm việc thực tế

Trang 11

theo thời gian đơn giản Kết quả lao động cóảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, kết quả lao động tốt sẽđược thưởng Việc tính toán chỉ tiêu thưởng cho chếđộ này là phức tạp vì những người hưởng lương theo thời gian là lao động quản lý nên kết quả lao động của họ khó mà xác định được rõ ràng đểđặt ra chỉ tiêu thưởng cụ thể.

Với hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương thường dễ mang tính bình quân, nhiều lúc bậc lương không phản ánh đúng trình độ của người lao động do việc đánh giá trình độ của người lao động quản lý là khó chính xác Để góp phần giảm bớt tính bình quân thì vai trò của tiền thưởng trong hình thức trả lương này có xu hướng được nâng cao Tức là khi áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng.

2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Hiện nay cùng với hình thức trả lương theo thời gian trong các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang áp dụng rộng rãi hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chếđộ linh hoạt.

Hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm so với hình thức trả lương theo thời gian và có những tác dụng sau đây:

- Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Nó gắn việc trả lương với kết quả sản xuất của mỗi người, do đó, kích thích nâng cao năng suất lao động.

- Khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hoá - khoa học - kỹ thuật - nghiệp vụđể nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bịđể nâng cao năng suất lao động.

Trang 12

- Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là công tác quản lý lao động.

Muốn cho hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần có những điều kiện cơ bản sau đây:

- Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học Điều này tạo điều kiện để tính toán các đơn giá trả lương chính xác.

- Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc Kết quả hoàn thành mức lao động trong ca làm việc, ngoài sự cố gắng của người lao động còn do trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc quyết định Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, hạn chếđến mức tối đa thời gian không làm theo lương sản phẩm, sẽ tạo điều kiện để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra Do tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định đã sản xuất ra vàđơn giá Vì thế muốn trả lương chính xác cần phải tổ chức tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và xác định đúng đơn giá.

Đơn giá là số tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm đãđược kiểm tra, nghiệm thu.

- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động để họ nhận thức rõ trách nhiệm khi làm việc hưởng lương theo sản phẩm, tránh khuynh hướng chỉ chúý tới số lượng sản phẩm, không chúý tới việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc và giữ vững chất lượng sản phẩm.

Việc tính lương theo sản phẩm cho người lao động được căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm của người công nhân làm ra để trả lương cho họ.

Trang 13

Lsp = ĐG x Mtt

Trong đó:

Lsp: Lương trả theo sản phẩm.ĐG: Đơn giá sản phẩm.

Mtt: Số lượng sản phẩm thực tếđược sản xuất ra trong kỳ tính lương.

Căn cứ vào đơn giá sản phẩm vàđối tượng trả lương, hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều chếđộ khác nhau áp dụng cho từng đối tượng trong từng trường hợp cụ thể cho các thành phần kinh tế khác nhau.

Dưới đây là một số chếđộđã vàđang áp dụng trong sản xuất:

2.1 Chếđộ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:

Chếđộ trả lương này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thểđịnh mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể riêng biệt.

Trang 14

Ưu điểm: Mối quan hệ giữa tiền lương của công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao trình độ lành nghềđể nâng cao năng suất lao động nhằm tăng thu nhập Chếđộ tiền lương này dễ hiểu, công nhân dễ dàng tính toán tiền lương của mình sau khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.

Tuy nhiên chếđộ tiền lương này cũng còn nhược điểm là: Tinh thần tập thể kém, công nhân ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm đến việc chung của tập thể.

2.2 Chếđộ trả lương theo sản phẩm tập thể:

Chếđộ trả lương này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện.

Ưu điểm: Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách

nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ Đơn giản, dễ hiểu, dễáp dụng.

Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết

định tiền lương của họ, do đóít nâng cao năng suất lao động cá nhân Mặt khác, do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khỏe, thái độ lao động nên chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.

2.3 Chếđộ trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Chếđộ trả lương này chỉáp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ cóảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.

Tiền lương của công nhân phụ cũng có thể tính bằng cách lấy phần trăm hoàn thành mức sản lượng của công nhân chính nhân với mức lương cấp bậc của công nhân phụ.

Trang 15

Ưu điểm: Do tiền lương của công nhân phụ lệ thuộc vào mức năng

suất lao động của các công nhân chính mà anh ta phục vụ, do đóđòi hỏi công nhân phụ phải có trách nhiệm và tìm cách phục vụ tốt cho người công nhân chính hoàn thành công việc.

Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào sản

lượng của công nhân chính nên phụ thuộc vào thái độ làm việc, trình độ lành nghề của công nhân chính cho nên chưa đánh giá chính xác công việc của công nhân phụ.

2.4 Chếđộ trả lương khoán:

Chếđộ trả lương khoán áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận công việc theo thời gian thì không có lợi về mặt kinh tế và thời gian không đảm bảo, đồng thời công việc đòi hỏi một khối lượng tập hợp nhiều loại công việc khác nhau và yêu cầu hoàn thành đúng thời hạn Chếđộ lương này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp Chếđộ trả lương này áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể Đơn giá khoán có thể tính theo đơn vị công việc cần hoàn thành hoặc cũng có thể tính theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn chỉnh Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể, tổ, nhóm thì tiền lương nhận được sẽđược phân phối cho công nhân trong tổ, giống như trong chếđộ tiền lương tính theo sản phẩm tập thể.

Ưu điểm: Người công nhân biết trước được tiền lương nhận được

khi hoàn thành công việc, hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn.

Nhược điểm: Phải tính toán đơn giá hết sức tỷ mỷđể xây dựng đơn

giá trả lương cho công nhân giao khoán.

2.5 Chếđộ trả lương theo sản phẩm có thưởng:

Trang 16

Thực chất là các chếđộ trả lương như trên và kết hợp các chếđộ tiền thưởng Khi áp dụng chếđộ này, phần tiền lương được tính theo đơn giá cốđịnh, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về mặt số lượng công việc.

Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chếđộ tiền lương này là phải quy định đúng các chỉ tiêu, điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân Tỷ lệ thưởng bình quân không phải là bình quân hoá cho mọi người trong doanh nghiệp mà nó xác định tỷ lệ thưởng nói chung cho doanh nghiệp về tiền lương.

Ưu điểm: Khuyến khích người lao động hoàn thành vượt mức chỉ

tiêu được giao.

Nhược điểm: Việc xác định tỷ lệ thưởng tương đối phức tạp.2.6 Chếđộ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:

Chếđộ trả lương này thường được áp dụng cho những “ Khâu yếu ”trong sản xuất bởi giải quyết được khâu này sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan, góp phần vượt mức kế hoạch ở doanh nghiệp.

Với chếđộ này, những sản phẩm nằm trong mức quy định được trả theo đơn giá cốđịnh, những sản phẩm vượt mức được tính theo đơn giá luỹ tiến (tức làđơn giá cao hơn so với đơn giá cốđịnh).

Mỗi một chếđộ tiền lương đều có những ưu nhược điểm của nó Việc áp dụng chếđộ trả lương nào là phụ thuộc vào công việc cụ thể thích hợp với chếđộ trả lương đó

III QUỸLƯƠNGVÀQUẢNLÝQŨYLƯƠNG:

1 Quỹ lương và thành phần của quỹ lương:

Trang 17

Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động do doanh nghiệp quản lý và sử dụng Quỹ tiền lương bao gồm:

- Tiền lương cấp bậc (Còn gọi là tiền lương cơ bản hay tiền lương cốđịnh).

- Tiền lương biến đổi gồm các khoản phụ cấp tiền thưởng.

Thành phần quỹ lương dựa theo những quy định sau của Nhà nước:+ Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống thang lương, bảng lương của Nhà nước.

+ Tiền lương trả theo sản phẩm.

+ Tiền lương công nhật trả cho những người làm theo hợp đồng.+ Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân khi sản xuất ra những sản phẩm không đúng quy định.

+ Tiền lương trả cho những người CNVC trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội.

+ Tiền lương trả cho CBCNVC được cửđi học theo chếđộ quy định nhưng vẫn tính trong biên chế.

+ Tiền lương trả cho CBCNVC nghỉ phép định kỳ, nghỉ phép vì việc riêng tư trong phạm vi chính sách của Nhà nước.

+ Các loại tiền lương có tính chất thường xuyên.+ Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca.

+ Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất cho các tổ trưởng sản xuất.+ Phụ cấp trách nhiệm cho các tổ trưởng sản xuất.

+ Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp.

+ Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng.

Trang 18

+ Phụ cấp khu vực.

+ Các khoản phụ cấp khác được ghi trong quỹ tiền lương có những phân biệt khác nhau sau đây về quỹ tiền lương:

*Quỹ tiền lương theo kế hoạch:

Là tổng số tiền lương dự tính theo lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương dùng để trả lương cho CNVC theo số lượng và chất lượng lao động khi hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.

*Quỹ tiền lương báo cáo:

Là tổng số tiền thực tếđã chi trong đó có những khoản không được lập kế hoạch nhưng phải chi cho những thiếu sót trong tổ chức sản xuất Tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thường nhưng khi lập kế hoạch không tính đến.

- Kết cấu quỹ lương của công nhân sản xuất được chia làm 4 loại như sau:

+ Quỹ tiền lương cấp bậc.+ Quỹ tiền lương giờ.

+ Quỹ tiền lương ngày (tháng, năm).Cách tính lương sản phẩm:

Q TLSP = ΣĐG i x SP i

Trong đó: Q TLSP: Quỹ tiền lương sản phẩm.ĐG i: Đơn giá tiền lương sản phẩm i.SP i: Số lượng sản phẩm i.

2 Quản lý quỹ lương:

ni = 1

Trang 19

Quản lý quỹ lương là việc phân tich tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong từng thời kỳ nhất định của quá trình sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp.

+ Phải phân tích tình hình sử dụng quỹ lương trong doanh nghiệp nhằm:

Thúc đẩy sử dụng hợp lý tiết kiệm quỹ lương, phát hiện những mặt mất cân đối giữa các chi tiêu sản lượng và tiền lương để có biện pháp khắc phục kịp thơì.

Góp phần củng cố chếđộ hạch toán, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

+ Xác định mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối và tương đối.+ Phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thay đổi đến quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

- Phân tích sự thay đổi số người làm việc trong doanh nghiệp.- Phân tích sự thay đổi của tiền lương bình quân:

Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất Tiền lương bình quân của cán bộ quản lý.

IV

Công tác trả lương của các doanh nghiệp được thực hiện cóý nghĩa rất quan trọng Lựa chọn được các hình thức, chếđộ trả lương hợp lý, không những trảđúng đủ cho người lao động, mà còn làm cho tiền lương trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hăng say làm việc.

Trang 20

Lương trả theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian thực tếđã tiêu hao dài hay ngắn và trình độ thành thạo của người thợđể quy định, mà không quan tâm đến sản phẩm thực tế sản xuất ra Như vậy, việc trả lương theo thời gian chỉ phản ánh được mặt số lượng và thời gian của mỗi công nhân, chưa phản ánh mặt chất lượng.

Qua đó ta thấy trả lương theo sản phẩm ưu điểm hơn hẳn trả lương theo thời gian ở chỗ nó căn cứ vào số lương, chất lượng sản phẩm làm ra, lương của người lao động nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sản phẩm mình làm ra nhiều hay ít, tốt hay xấu Vì thếđây là một hình thức trả lương công bằng hợp lý, cần áp dụng nhất là những nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Để chuyển sang cơ chế thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể không hoàn thiện các hình thức trả lương vì nó chính là một nội dung của tự chủ sản xuất Mặt khác, nó có tác dụng tích cực trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình tự chủ Do đó, hình thức trả lương theo sản phẩm thể hiện tính khoa học cao hơn so với hình thức trả lương theo thời gian và là hình thức thích hợp nhất để thực hiện phân phối theo lao động, kích thích người lao động nâng cao năng suất người lao động.

Vì thế, việc các doanh nghiệp chọn hình thức trả lương hợp lý, có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất mà vẫn thu được lợi nhuận cao Bởi khi tiền lương cao làđộng lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn thì giá trị thặng dư do lao động của họđem lại là vô cùng to lớn Công tác trả lương trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung từ việc lập và sửdụng quỹ lương, lựa chọn các chếđộ trả lương cho người lao động Việc tính toán phân phối tiền lương đúng, đủ, công bằng gắn tiền lương với số lượng và chất lượng đến việc chi trả tiền lương đến tay người lao động.

Trang 21

Thực tế cho thấy việc tính toán xác định đơn giá tiền lương trong hình thức trả lương sản phẩm là rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, kỹ thuật như hệ thống các định mức lao động, định mức vật tư, đồng thời còn đòi hỏi phải thay đổi do biến động giá cả, máy móc thiết bị

Trong các doanh nghiệp đa số các hệ thống định mức đã lạc hậu hoặc xây dựng thiếu chính xác Có những khâu, những đoạn có thể xây dựng định mức để tiến hành trả lương theo sản phẩm nhưng doanh nghiệp vẫn trả lương thời gian Từđó, do có thể là chủ quan hoăc khách quan màđơn giá tiền lương tính cao hơn thực tế, người lao động nhận tiền lương cao hơn giá trị sức lao động bỏ ra Ngược lại, có doanh nghiệp tính đơn giá thấp hơn thực tế, thiệt thòi cho người lao động Như vậy, vấn đề này là rất cần thiết mà các doanh nghiệp phải chúý.

Mặt khác, một số công tác như phục vụ nơi làm việc, kiểm tra chất lượng sản phẩm là nội dung không thể thiếu được trong việc đảm bảo cho công tác trả lương được thực hiện tốt.

Trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh dưới sựđiều tiết của cả bàn tay vô hình (Thị trường) và bàn tay hữu hình (Nhà nước) thì việc quản lý sản xuất kinh doanh cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao vừa đúng theo quy định của Nhà nước nhưng lại có tính mềm dẻo, nhạy bén cần thiết Trong công tác trả lương cũng như vậy, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dựa trên các hình thức, chếđộ trả lương họđã tìm ra những phương pháp trả lương mới đểđảm bảo việc phân phối tiền lương công bằng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Đồng thời phát huy tối đa vai tròđòn bẩy kinh tế của tiền lương.

Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác trả lương còn có không ít những doanh nghiệp làm chưa tốt bởi những nguyên nhân khách

Trang 22

quan cũng như chủ quan: Hệ thống chính sách tiền lương của Nhà nước đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa mang tính ổn định, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tiền lương còn thấp, chưa coi trọng đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động.

Không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp theo hướng lựa chọn được các hình thức trả lương hợp lý và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện tốt các hình thức trả lương Hoàn thiện chếđộ trả lương theo sản phẩm và chếđộ trả lương theo thời gian là hai chếđộ trả lương chính được áp dụng phổ biến trên cơ sở hoàn thiện việc tính đơn giá sản phẩm, kết hợp tiền lương với kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Trang 23

PHẦN II

THỰCTRẠNGÁPDỤNGCÁCHÌNHTHỨCVÀCHẾĐỘTRẢLƯƠNGTẠICÔNGTYMAY 10

I QUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦA CÔNGTY MAY 10

Tiền thân của Công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946 để phục vụ bộđội trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Ngày 19/12/1946, các xưởng, các nhà máy ở Hà Nội nhất loạt dời lên núi rừng Việt Bắc - Thủđô thứ hai của cả nước, còn gọi là An toàn khu, tổ chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân trang: Hệ chủ lực và hệ bán công xưởng

Đến năm 1952, Xưởng May X1 ở Việt Bắc đổi tên thành Xưởng may 10 với bí số X10 Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi Xưởng may X10 trở về Hà Nội để cóđiều kiện sản xuất tập trung hơn Xưởng may X40 ở Thanh Hoáđang sử dụng hơn 400 máy khâu cũng được chuyển ra Hà Nội sát nhập với Xưởng may X10, đó là ngày 26/7/1956 Tổng cục Hậu cần quyết định lấy Hội Xá (huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội) làm địa điểm của xưởng May X10 Xưởng May X10 được biên chế 564 cán bộ, CNV, được trang bị nhiều máy khâu và có nhiệm vụ may quần áo sẵn cấp phát cho từ cấp uý trở xuống Tuy đã hợp nhất thành Xưởng May X10 song nhìn chung Xưởng còn nhỏ bé, manh mún và sản xuất thủ công Đểđưa năng suất lao động lên cao nhằm phục vụ tốt hơn cho quân đội đang từng bước tiến lên chính quy hiện đại, Tổng cục Hậu cần đã cung cấp thêm cho Xưởng May X10 hơn 200 máy gồm: máy khâu, máy thùa khuy vàđính cúc của Liên X Lúc này nhiệm vụ chủ yếu

Trang 24

của May X10 vẫn là may quân trang cho quân đội nhưng mặt hàng sản xuất thì nhiều hơn, phức tạp hơn so với thời kỳ kháng chiến.

Năm 1956 Xưởng May X10 chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện và hoàn cảnh mới Sau khi củng cố xong tổ chức, ổn định tình hình, xưởng may đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất Kết quả là năng suất năm 1959 tăng gấp 3 lần năm 1957, nhiều mặt hoạt động của xưởng tiến xa so với năm 1957

Tháng 2 năm 1961, xưởng may X10 đổi tên thành Xí nghiệp May X10 vàđược chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý Giai đoạn từ 1965 đến 1972 là giai đoạn vô cùng ác liệt, xí nghiệp May X10 vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ Sau khi hiệp định Pari được ký kết năm 1973 XN may X10 được cấp trên giao nhiệm vụ may thật nhiều quân trang phục vụ quân giải phóng và bộđội miền bắc mở các chiến dịch lớn.

Sau năm1975, XN may X10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: chuyên làm hàng xuất khẩu Từ năm 1975 đến năm 1990, mỗi năm XN may X10 đã xuất ra thị trường các nước XHCN từ 4 - 5 triệu áo sơ mi Những sản phẩm mang nhãn hiệu của XN may X10 xuất khẩu ra nước ngoài đều được khách hàng tín nhiệm, không có ai khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

Một loạt những khó khăn sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ như về thị trường, nguyên vật liệu, khách hàng, đãảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước nói chung và XN may X10 nói riêng Trước tình hình đó, XN may X10 đã mạnh dạn chuyển hướng sang thị trường “khu vực 2”, càng cóđòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm và sựđa dạng về mẫu mã XN đã thay thế 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng thiết bị mới hiện đại hơn Hàn Quốc và Hà Lan trở thành hai bạn hàng mới, sản phẩm

Trang 25

May X10 đãđáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Vì thế, khó khăn được tháo gỡ dần Sản phẩm May X10 đã vươn tới thị trường khu vực 2 đầy tiềm năng như CHLB Đức, Nhật, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông Hàng năm, XN xuất ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi, áo Jacket và nhiều sản phẩm may mặc khác.

Tháng 11/1992, XN May X10 đổi thành Công ty May 10, tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 Để thắng lợi trong cơ chế thị trường, Công ty phải đầu tư nhiều hơn, đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn để tạo ra hàng hoá cóđủ sức cạnh tranh

Giá trị tổng sản lượng năm 1997 (41.000.000.000 VND) gấp 2,5 lần giá trị tổng sản lượng năm 1992 (16.022.960.000 VND) đã nâng doanh thu lên rất cao (95.000.000.000 VND) Điều này kéo theo lợi nhuận của Công ty tăng cao Năm1997, Công ty May 10 là một trong những đơn vị có thu nhập bình quân cao nhất Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.

BẢNG 1: KẾTQUẢSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA CÔNGTYNĂM 1999

Chỉ tiêu

Kế hoạch1999

Thực hiện1999

% So vớikế hoạch

% So vớicùng kỳ

Giá trị tổng sản lượng1000đ42.000.000

28.454.116

Trang 26

* Bộ máy giúp việc gồm 7 phòng - ban:

- Văn phòng Công ty, gồm các ban: Tổ chức hành chính, Bảo vệ, Quản trịđời sống, Y tế nhà trẻ.

- Phòng Kinh doanh.

- Phòng Chuẩn bị sản xuất.- Phòng Tài chính - Kế toán.

- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).- Phòng Quản lý liên doanh.

- Ban Kỹ thuật cơđiện.

Các đơn vị thành viên gồm có:

Trang 27

- Các xí nghiệp, phân xưởng của Công ty như: XN may 1, may 2, may 3, may 4, may 5; XN may Vị Hoàng (đóng ở Nam Định); phân xưởng Thêu - In - Giặt; phân xưởng Bao bì xuất khẩu; phân xưởng Cơđiện.

- Các Công ty liên doanh của Công ty May 10 với địa phương gồm: Công ty May xuất khẩu May 10 - Hưng Hà (Thái Bình), May 10 - Đông Hưng (Thái Bình), May xuất khẩu 14-10 (Thị xã Thái Bình), May PhùĐổng (Gia Lâm, Hà Nội).

- Ngoài ra, còn có Trường đào tạo Công nhân kỹ thuật May & Thời trang ở ngay tại May 10

Căn cứ vào nhiệm vụ và chức năng của mình là “ Kinh doanh hàng dệt, may mặc theo kế hoạch, quy hoạch của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam và theo yêu cầu thị trường từđầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc; liên doanh,liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật; tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty giao ” và căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất, tính chất phức tạp của kỹ thuật sản xuất, quy mô sản xuất mà Công ty May 10 đã thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng.

SƠĐỒ 1: BỘMÁYTỔCHỨCQUẢNLÝSẢNXUẤTKINHDOANH

TỔNGGIÁMĐỐC

Trang 28

GIÁMĐỐCĐIỀUHÀNH I

TRƯỜNGĐÀOTẠOMAY& TT

Nhìn chung, mô hình tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp bốtrí phù hợp với khả năng của nhân viên, có thểđảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của từng phòng ban, do đóđảm bảo cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của mình Với bộ máy tổ chức quản lý như thế này, Công ty hoạt động có hiệu quả và thích ứng được với nền kinh tế thị trường Điều hành mọi sự hoạt động trong Công ty là Tổng Giám đốc Công ty, bên cạnh đó có Phó tổng Giám đốc và hai Giám đốc điều hành có nhiệm vụ phụ trách và tham mưu cho Tổng Giám đốc về ba mảng chính: Công tác nội chính, giám sát quá trình sản xuất và kinh doanh Tiếp đến là các phòng ban chức năng với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, giữa các phòng ban này có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp cho Tổng Giám đốc giải quyết tốt những vấn đềđang phát sinh trong từng ngày, từng giờ của Công ty.

Ngày đăng: 04/10/2012, 11:59

Hình ảnh liên quan

BẢNG 1: KẾTQUẢSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA CÔNGTYNĂM 1999 - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 1.

KẾTQUẢSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA CÔNGTYNĂM 1999 Xem tại trang 25 của tài liệu.
BẢNG 1: KẾTQUẢSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA CÔNGTYNĂM 1999 - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 1.

KẾTQUẢSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA CÔNGTYNĂM 1999 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Nhìn chung, mô hình tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên, có thểđảm bảo thực hiện tốt nhiệm  vụ của từng phòng ban, do đóđảm bảo cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm  vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nộ - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

h.

ìn chung, mô hình tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên, có thểđảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của từng phòng ban, do đóđảm bảo cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nộ Xem tại trang 28 của tài liệu.
BẢNG 2:CƠCẤULAOĐỘNGTOÀNCÔNGTY 2/1998 - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 2.

CƠCẤULAOĐỘNGTOÀNCÔNGTY 2/1998 Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG 2:CƠCẤULAOĐỘNGTOÀNCÔNGTY 2/1998 - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 2.

CƠCẤULAOĐỘNGTOÀNCÔNGTY 2/1998 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Tại Công ty May 10 hiện nay đang thực hiện hai hình hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

i.

Công ty May 10 hiện nay đang thực hiện hai hình hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm Xem tại trang 30 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy số lượng người hưởng lương sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty qua các năm (78,3%) - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

ua.

bảng trên ta thấy số lượng người hưởng lương sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty qua các năm (78,3%) Xem tại trang 31 của tài liệu.
BẢNG 4: BẢNGXÁCĐỊNHHỆSỐCẤPBẬCBẢNTHÂNVÀCẤPBẬCCÔNGVIỆC - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 4.

BẢNGXÁCĐỊNHHỆSỐCẤPBẬCBẢNTHÂNVÀCẤPBẬCCÔNGVIỆC Xem tại trang 33 của tài liệu.
BẢNG 5:CÁCCHỈTIÊUHIỆUQUẢKINHTẾCỦATIỀNLƯƠNG - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 5.

CÁCCHỈTIÊUHIỆUQUẢKINHTẾCỦATIỀNLƯƠNG Xem tại trang 40 của tài liệu.
Thông qua bảng đó cùng với sự phân tích tính toán thời gian hao phí khảo sát có căn cứ kỹ thuật kết hợp tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn  quy định thời gian hợp lý cho các thao tác, ta xây dựng tiêu chuẩn thời gian  hao phí cho các loại theo bảng sau: - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

h.

ông qua bảng đó cùng với sự phân tích tính toán thời gian hao phí khảo sát có căn cứ kỹ thuật kết hợp tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn quy định thời gian hợp lý cho các thao tác, ta xây dựng tiêu chuẩn thời gian hao phí cho các loại theo bảng sau: Xem tại trang 45 của tài liệu.
BẢNG 7:BẢNGCÂNĐỐITHỜIGIANLÀMVIỆCTHỰCTẾDỰTÍNHĐỊNHMỨC - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 7.

BẢNGCÂNĐỐITHỜIGIANLÀMVIỆCTHỰCTẾDỰTÍNHĐỊNHMỨC Xem tại trang 46 của tài liệu.
BẢNG 8: CÁCHCHIALƯƠNGTHEOPHƯƠNGÁNMỚI - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 8.

CÁCHCHIALƯƠNGTHEOPHƯƠNGÁNMỚI Xem tại trang 50 của tài liệu.
Để thấy rõ hơn ta xem bảng sau: - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

th.

ấy rõ hơn ta xem bảng sau: Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG 9:SOSÁNHCÁCHCHIALƯƠNG - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

BẢNG 9.

SOSÁNHCÁCHCHIALƯƠNG Xem tại trang 51 của tài liệu.
* Hiệu quả của việc hoàn thiện các hình thức trả lương của Công ty: - Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại Công ty May 10.doc

i.

ệu quả của việc hoàn thiện các hình thức trả lương của Công ty: Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan