Đánh giá tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của công ty cổ phần mía đường lam sơn, thanh hoá

104 484 0
Đánh giá tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của công ty cổ phần mía đường lam sơn, thanh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường của công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường của các doanh nghiệp. Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác QLMT của Công ty. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Công ty đường Lam Sơn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được đầu tư xây dựng đầu thập niên 80 và trở thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn vào năm 1999 Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, từ chỗ chỉ có một nhà máy đường công suất 1.500 TMN công nghệ sản xuất đường thô không đủ nguyên liệu, sau 10 năm đổi mới (1990-1999) công ty đã có 9 nhà máy, xí nghiệp thành viên Sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển với tốc độ cao Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện bán cổ phần cho nông dân Gần 2 vạn nông dân trồng mía đã mua cổ phần và trở thành người chủ đích thực của nhà máy, bắt tay chặt chẽ hơn với gần 2.000 công nhân, mối quan hệ liên kết mới giữa công nhân, nông dân, trí thức ngay trong một doanh nghiệp có điều kiện phát triển mới về chất Từ một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, sau 10 năm (1990-1999), công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường cả nước, có tên tuổi trên thương trường Sự phát triển của công ty đã thúc đẩy cả một vùng kinh tế trung du miền núi rộng lớn phía Tây tỉnh Thanh Hoá vốn từ sản xuất tự cung, tự cấp thuần nông nghèo đói, nay thành một vùng sản xuất hàng hoá đa canh trù phú đang ngày một phát triển, giải quyết việc làm cho gần 30 vạn lao động Đời sống vật chất và tinh thần của gần 1 triệu người ngày càng được cải thiện; Bộ mặt nông thôn được khởi sắc; An ninh, chính trị xã hội được ổn định; Nhiều thị trấn, thị tứ ra đời và tương lai gần sẽ thành thị xã công - nông nghiệp, thương mại và du lịch Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tác động xấu đến môi trường xung quanh, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến theo chiều hướng xấu, diễn biến chất lượng môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất ngày càng xấu đi, nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, lưu lượng lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Chu (theo kết quả phân tích của Sở TN&MT cho thấy tình hình nước mặt sông Chu có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng Fe, Mn, Cu, Zn, 1 chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ, chất hữu cơ và chất vi sinh ), trong khi con sông này là nguồn cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven sông và các khu nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng hạ lưu, đặc biệt sông Chu còn là nguồn cấp nước cho Nhà máy Nước Hàm Rồng (cung cấp nước sạch cho TP.Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn) Hơn nữa, chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân quanh khu vực công ty Trong phạm vi quốc gia vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo Về Môi Trường và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Đến nay luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung thành luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện Luật môi trường đã được ban hành Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Vấn đề BVMT luôn được chính quyền các cấp và các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa nói chung và các ban, ngành lãnh đạo của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói riêng quan tâm quản lý và kiểm tra đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, công tác kiểm tra xử lý vi phạm môi trường còn bị buông lỏng; đội ngũ cán bộ, lực lượng kỹ thuật bảo vệ môi trường mỏng cả về số lượng và chuyên môn;… dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng ô nhiễm môi trường cải thiện chậm chạp 2 Từ thực trạng đó, việc tìm hiểu tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của công ty, xác định những yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của công ty Trên cơ sở đó, đề xuất sử dụng một số biện pháp quản lý môi trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung là một việc làm cần thiết Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Thanh Hoá” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường của công ty trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường của các doanh nghiệp - Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác QLMT của Công ty - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý môi trường của Công ty - Tình hình thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của Công ty 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Phạm vi không gian: Nghiên cứu về công tác quản lý môi trường được triển khai trong phạm vi không gian là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ 23/12/2009 – 25/5/2010 Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2007, 2008, 2009 4 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng, Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Cũng theo luật trên, ta có thể phân loại các doanh nghiệp thành: - Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty (có thể là một tổ chức hay một cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty - Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp - Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh) Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn - Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân [21] 5 Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, có những loại hình doanh nghiệp sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế Trong đề tài này, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 2.1.1.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường * Môi trường Theo Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” Như vậy, môi trường là tổng hòa các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống nhất tác động trực tiếp đến đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên Vai trò của môi trường: Được thể hiện trên các mặt sau: - Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống - Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người - Môi trường là nơi chứa chất thải - Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với nhau Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy môi trường phát triển Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môi trường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tác động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch [11] 6 * Ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý bảo vệ môi trường” Hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm những quy định chung như sau: - Tiêu chuẩn nước: Bao gồm nước mặt , nước ngầm, nước ven biển, nước thải đô thị,… - Tiêu chuẩn không khí: Bao gồm không khí xung quanh, khói thải, không khí khu vực sản xuất, tiếng ồn,… - Tiêu chuẩn đất: Bao gồm đất canh tác, phân bón trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật,… - Tiêu chuẩn về đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, động thực vật - Tiêu chuẩn bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên - Tiêu chuẩn liên quan tới môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển,… Ô nhiễm môi trường được chia thành ba loại chính là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm môi trường không khí Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng lỏng (nước thải), dạng khí (khí thải) và dạng rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý sinh học và dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ… [11] 2.1.1.3 Khái niệm quản lý môi trường “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia” Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người 7 - Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội - Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải tích hợp cho từng ngành, từng địa phương và từng cộng đồng dân cư [7] 2.1.2 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý môi trường - Hướng công tác quản lý môi trường đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước Giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ đất nước - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường - Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp - Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường - Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó [16] 2.1.3 Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam được thể hiện trong Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, gồm các điểm: - Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường 8 - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường - Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 2.1.4 Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt,… và các công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường Công cụ hỗ trợ là công cụ được đưa ra để quan sát, giám sát chất lượng môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, công cụ hỗ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoàn chỉnh hai loại công cụ trên Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau [16]: 2.1.4.1 Công cụ luật pháp chính sách Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương 9 Công cụ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước về bảo vệ môi trường là Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 nay đã được sửa đổi bổ sung thành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… Hộp 2.1: Các chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; Nghị định số 175/1994/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 64/2003/QĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 41-NĐ/TW của Bộ chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị định số 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp”; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;….[7] Các công cụ pháp luật chính sách là công cụ quản lý trực tiếp Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ [16] 2.1.4.2 Các công cụ kinh tế Các công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế và phí môi trường, giấy phép chất thải có thể mua bán được hay “cota ô nhiễm”, ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái, đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh * Thuế và phí môi trường: là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng môi trường đóng góp Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau: - Thuế và phí chất thải; - Thuế và phi rác thải; - Thuế và phí nước thải; 10 nước thải công nghiệp thải ra môi trường theo giấy phép xả thải của công ty đã đăng ký và quy định hiện hành của nhà nước - Xí nghiệp cơ khí: Phải dẫn nước thải sinh hoạt chảy đúng luồng ra mương phía Nam của Công ty Điều 7, Chương IV: Quy định về việc vận chuyển phân bón lỏng được sản xuất từ nước dịch hèm cồn sau khi xử lý Biogas của nhà máy cồn đi tưới mía Cá nhân, tổ chức vận chuyển phân bón lỏng đi tưới mía phải tuân thủ quy định và hướng dẫn về dùng phân bón lỏng đi tưới mía mà công ty đã ban hành Điều 9, Chương IV: Quy định đối với chất thải khí - Các chất thải gây ô nhiễm không khí, bụi từ mọi nguồn như: Khí thải lò hơi, máy phát chứa bụi than, khí CO, SO 2 và CO2, NO2, chất hữu cơ bay hơi H2S từ lò đốt lưu huỳnh, dầu Fusel từ tháp cất phải hạn chế mức tối đa không vượt quá mức quy định, đảm bảo về An toàn vệ sinh lao động - Các lò hơi 2 nhà máy đường phải có hệ thống thu gom bụi trong quá trình đốt bã mía cung cấp hơi cho sản xuất Không được để phát tán ra môi trường - Nồng độ bụi: Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty không được để nồng độ bụi vượt chỉ tiêu quy định về An toàn lao động - Mùi hôi phát tán từ bể đồng hóa xử lý Biogas nhà máy cồn 2 phải được giảm thiểu triệt để bằng biện pháp tăng cường tuần hoàn kín hoặc theo công nghệ mới về xử lý mùi Điều 11, Chương V: Dựa vào các chỉ tiêu thiết kế và tình hình thực tế về môi trường của Công ty, báo cáo của các đơn vị Các thông số áp dụng bắt buộc đối với các nhà máy, xí nghiệp, đội đảm bảo môi trường 1 Nhà máy đường số 1 - Lượng nước bẩn thải ra phía Bắc để xử lý < 800m 3/ngày, chỉ số ô nhiễm COD = 800 1.500 mg/l, tổng tải lượng 640 ÷ 1.200 kg COD/ngày - Lượng nước thải xả trực tiếp ra mương phía Nam < 1.828m 3/ngày, chỉ số ô nhiễm thấp COD = 80 ÷ 100mg/l, BOD < 5mg/l, tổng tải lượng 146 ÷ 183 kg COD/ngày 90 - Nước thải quá nhiễm bẩn và chứa các chất khó xử lý bằng vi sinh hiếu khí phải vận chuyển đi xử lý nơi khác theo sự hướng dẫn của bộ phận QLMT công ty Phải hạn chế tối đa lưu lượng 2 Nhà máy đường số 2 - Lượng nước thải ra phía Bắc để xử lý < 800m 3/ngày, chỉ số ô nhiễm COD = 800 ÷ 1.200mg/l, tổng tải lượng 640 ÷ 1.200 kg COD/ngày Tùy thuộc vào lượng nước thải phía Bắc NM nếu chỉ số COD 80 ÷ 100mg/l thì phân luồng cho ra phía Nam - Lượng nước thải xả trực tiếp ra phía Nam là 1.500 ÷ 2.000 m 3/ngày, chỉ số ô nhiễm COD = 80 ÷ 100mg/l, BOD < 50mg/l, tổng tải lượng 256 ÷ 400 kg COD/ngày - Lượng nước thải Ao phun chảy ra mương phía Nam là 1.700 ÷ 2.000m3/ngày, COD = 80 ÷ 100mg/l, tổng tải lượng 136 ÷ 200kg COD/ngày - Nước thải quá nhiễm bẩn và chứa các chất khó xử lý bằng vi sinh hiếu khí phải vận chuyển đi xử lý nơi khác theo sự hướng dẫn của bộ phận QLMT công ty Phải hạn chế tối đa lưu lượng 3 Nhà máy cồn số 2 - Lượng nước thải dịch hèm là 10,5 ÷ 11,5 lít cho 1 lít sản phẩm chỉ số COD = 110.000 ÷ 150.000mg/l, tổng tải lượng 99.000 ÷ 150.000 kg COD/ngày Dịch hèm sau xử lý chỉ số COD = 45.000 ÷ 65.000 mg/l được chuyển qua hệ thống xử lý thành phân bón lỏng sau đó vận chuyển đi tưới mía vùng lân cận - Nước thải vệ sinh, làm mát ít ô nhiễm được thải ra mương phía Nam của Công ty có chỉ số COD < 100 mg/l, BOD < 50mg/l (yêu cầu tận dụng tối đa nước có chỉ số ô nhiễm thấp để tuần hoàn dùng cho công nghệ) - Xác men của nhà máy phải được thu gom vận chuyển về xí nghiệp phân bón hoặc chôn lấp theo quy định 4 Xí nghiệp cơ khí Nước thải của xí nghiệp chủ yếu là nước thải sinh hoạt ít ô nhiễm, do vậy được kiểm soát và cho chảy ra mương phía Nam của Công ty 91 5 Phòng Kiểm soát chất lượng & Môi trường Phải kiểm soát, phân tích chặt chẽ, chính xác từng chỉ tiêu kỹ thuật cần phải phân tích 6 Đội Đảm bảo môi trường Tiếp nhận nguồn nước thải với lưu lượng < 2.000 m 3/ngày của 2 nhà máy đường, chỉ số COD = 1.500 ÷ 2.500 mg/l (không vượt quá 5000kg COD/ngày) Đảm bảo sau quá trình xử lý sinh học COD phải đạt từ 300 ÷ 400mg/l Nước thải sau khi xử lý trong các hồ sinh học phải đạt cột A TCVN 5945 trước khi xả ra môi trường Lượng bùn thải trong quá tình xử lý sinh hóa phải được vận chuyển đi xử lý theo sự hướng dẫn của bộ phận QLMT và quy định của Công ty 92 PHỤ LỤC II: TẦN SUẤT PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CÔNG TY TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tên mẫu NT phías Nam NMĐ1 NT phía Nam NMĐ2 NT phía Bắc NM1 NT phía Bắc NM2 NT phía Nam TT NT Ao phun NT bể F2 NT hố thu TT phía Bắc Hai bể xử lý hóa học Hai bể sục khí (Aeroten) Các hồ sinh học Vị trí lấy mẫu Hố ga trước khu ép Hố ga đầu sân cầu trục NM2 Hố thu TT NM1 Hố thu TT NM2 Cổng phía Nam Ao phun nhà máy 2 Bể F2 Khu xử lý nước thải Đường ống chảy sang bể Aeroten 1, 2 Bể Aeroten 1 và Aeroten2 Các hồ sinh học 93 Hạng mục phân tích T , pH, COD T0, pH, COD T0, pH, COD T0, pH, COD T0, pH, COD, BOD5, Colifom T0, pH, COD T0, pH, COD T0, pH, COD (2 mẫu) T0, pH, COD (2 mẫu) T0, pH, COD, DO (2 mẫu) Tần xuất (mẫu) 3 ca 3 ca 3 ca 3 ca Theo yêu cầu Theo yêu cầu 3 ca Theo yêu cầu 3 ca 3 ca MLSS, MLVSS (2 mẫu) 1 ngày BOD5 (2 mẫu) Theo yêu cầu kỹ thuật 5 ngày 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc Hà Nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Nga i LỜI CẢM ƠN Trước hết cá nhân tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài nguyên & Môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Mậu Dũng đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên chức Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói chung và các cán bộ quản lý môi trường phòng Kiểm soát chất lượng & Môi trường Công ty nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Nga ii TÓM TẮT Công ty cổ phần mía đường Lam sơn (LASUCO) tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn thành lập năm 1980 Năm 1999, Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Lasuco là sản xuất đường và cồn Qua khảo sát hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty, về góc độ môi trường, chúng tôi nhận thấy hoạt động sản xuất của một Công ty đường như hiện nay sẽ có tác động rất nhiều đến môi trường, phát sinh ra nhiều loại chất thải ở cả 3 trạng thái: rắn (CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt), lỏng (nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt), khí (các chất thải khí, bụi và tiếng ồn) Trong đó, một số chất thải sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường Vấn đề BVMT luôn được Công ty quan tâm quản lý và kiểm tra đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập: công tác kiểm tra xử lý vi phạm môi trường còn bị buông lỏng; đội ngũ cán bộ, lực lượng kỹ thuật bảo vệ môi trường mỏng cả về số lượng và chuyên môn… dẫn đến hiệu quả trong công tác quản lý môi trường chưa cao Từ thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Thanh Hoá” Qua quá trình tìm hiểu công tác quản lý môi trường của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tôi thấy rằng: Cho đến nay, bộ máy quản lý môi trường Công ty về cơ bản đã hoàn chỉnh, nhìn chung đã đạt yêu cầu công việc, các cán bộ phần lớn đang trong độ tuổi sung sức, rất năng động tìm tòi và có khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới Hiện nay, Công ty đã trang bị hệ thống xử lý nước thải hai nhà máy đường theo phương pháp dùng vi sinh hiếu khí để xử lý, hệ thống gồm 5 hồ sinh học với tổng thể tích 243.459,5m3, đảm bảo nước sau khi xử lý đạt TC xả vào nguồn tiếp nhận; Lượng nước thải nhà máy cồn được vận chuyển đi chế biến thành phân bón lá đem đi tưới mía cho các vùng nguyên liệu của Công ty, và đã được Cục trồng trọt Bộ nông nghiệp và PTNT cấp giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón số 1826/CNKN – TT – ĐPB Chất thải rắn và khí thải cũng được Công ty thu gom và có biện pháp xử lý kịp iii thời, hiệu quả Các phương tiện thông tin liên lạc về cơ bản đã được trang bị đầy đủ Hàng năm, Công ty đều đầu tư vốn khá lớn cho sự nghiệp BVMT Vụ ép 2007/2008, Công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng cho sự nghiệp BVMT; Vụ ép 2008/2009, Công ty đã đầu tư gần 25 tỷ đồng cho sự nghiệp BVMT chủ yếu nhằm mở rộng hệ thống hồ sinh học, đầu tư công nghệ và bảo dưỡng máy móc thiết bị xử lý môi trường Năm 2008, Công ty đã xây dựng Quy chế BVMT quy định những nguyên tắc cơ bản về BVMT trong các đơn vị sản xuất, các đơn vị phục vụ thuộc Công ty Bên cạnh đó, hoạt động lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được Công ty quan tâm và tiến hành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các dự án đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất của Công ty Đối với hoạt động xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải, Công ty có riêng một đơn vị chuyên trách về vấn đề xử lý môi trường (Đội đảm bảo môi trường) Vì vậy, toàn bộ các chất thải trong Công ty do đơn vị này đảm nhận dưới sự giám sát của Ban quản lý môi trường Công ty Theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải, Công ty đã tiến hành nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp hàng tháng Theo đó, số phí BVMT phải nộp hàng tháng bằng tổng số phí tính theo chất gây ô nhiễm Hoạt động thanh tra kiểm tra công tác QLMT Công ty được diễn ra hàng năm do thanh tra Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với phòng KSCL&MT Công ty tiến hành kiểm tra định kỳ việc thực hiện Luật BVMT và các văn bản pháp lý tại Công ty Bên cạnh đó, công tác tổ chức cho ban quản lý môi trường tham gia hội thảo và tập huấn về chuyên môn luôn được Công ty quan tâm và triển khai thường xuyên Mặt khác, hoạt động triển khai thực hiện các dự án BVMT cũng được Công ty đầu tư tổ chức thực hiện và thu được những kết quả khả quan Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được ở trên, công tác QLMT Công ty vẫn còn nhiều bất cập tồn tại: hệ thống chính sách về BVMT Công ty còn thiếu, quy chế BVMT Công ty còn chung chung; cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác QLMT còn thiếu và chưa đồng bộ; việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới chưa phát huy hiệu quả, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư BVMT chưa hiệu quả gây lãng phí; công tác tuyên truyền giáo dục môi truờng của Công ty còn đơn điệu về nội dung iv và cách truyền đạt; công tác thanh tra kiểm tra công tác QLMT tại Công ty chưa được tiến hành thường xuyên triệt để Hoạt động xử lý nước thải chưa đem lại hiệu quả cao: nước thải hai nhà máy đường sau khi xử lý vẫn còn một số chỉ tiêu vượt TCCP; nước thải nhà máy cồn sau khi qua xử lý vẫn chưa đạt TCCP, COD và BOD đầu ra còn quá cao Lượng nước thải sau khi chế biến thành phân bón lá có khối lượng lớn (khoảng 1.000 m 3/ngày), do đó về lâu dài sẽ khó có thể đảm bảo được môi trường các khu vực tưới phân bón này và tốn kém trong việc chi phí vận chuyển Những bất cập tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác QLMT Công ty Qua tìm hiểu tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty, qua phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác QLMT công ty, thấy được những mặt tích cực và những bất cập còn tồn tại ảnh hưởng đến kết quả của công tác QLMT Chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLMT ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Error: Reference source not found LỜI CẢM ƠN Error: Reference source not found TÓM TẮT .Error: Reference source not found MỤC LỤC Error: Reference source not found DANH MỤC BẢNG BIỂU Error: Reference source not found DANH MỤC HỘP SỐ VÀ SƠ ĐỒ Error: Reference source not found DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Error: Reference source not found vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 28 Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 30 Bảng 4.1: Sản phẩm chính và nguyên liệu sử dụng 35 Bảng 4.2: Tải lượng ô nhiễm nước mưa chảy tràn 38 Bảng 4.3: Hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường .39 Bảng 4.4: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 39 Bảng 4.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất trước khi xử lý .41 Bảng 4.6: Các thông số nước thải đầu vào hệ thống xử lý .42 Bảng 4.7: Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trường 47 Bảng 4.8: Ngân sách chi sự nghiệp BVMT vụ ép năm 2007/2008 49 Bảng 4.9: Ngân sách chi sự nghiệp BVMT vụ ép năm 2008/2009 50 Bảng 4.10: Danh sách báo cáo tác động môi trường Công ty 53 Bảng 4.11: Phương pháp xử lý chất thải rắn 55 Bảng 4.12: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi xử lý 58 Bảng 4.13: Các thông số nước thải sau khi qua xử lý .61 Bảng 4.14: Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp Công ty 67 vii DANH MỤC HỘP SỐ VÀ SƠ ĐỒ Hộp 2.1: Các chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 10 Hộp 2.2 Về công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy cồn 63 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy – tình hình nhân sự của Công ty 26 Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cồn 60 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa BVMT Bảo vệ môi trường COD Nhu cầu ôxy hóa học CBCNV Cán bộ công nhân viên CT.HĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường (áp dụng cho các tổ chức) KSCL&MT Kiểm soát chất lượng và Môi trường LASUCO Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn NĐ-CP Nghị định-Chính phủ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NM Nhà máy ONMT Ô nhiễm môi trường QLMT Quản lý môi trường TN&MT Tài nguyên và Môi trường TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCMT Tiêu chuẩn môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân VT-TTSP Vật tư – Tiêu thụ sản phẩm ix

Ngày đăng: 15/05/2016, 17:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan