Bài tập lớn môn luật vận tải biển

22 4.4K 18
Bài tập lớn môn luật vận tải biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập lớn môn luật vận tải biển

Trang 1

2 Các nội dung chính của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005 11

3 Đối chiếu công ước Brussels 1924 với Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 15

4 Nhận xét của bản thân 18

III Phần 2 19

IV Kết Luận 22

Trang 2

Nội dung yêu cầu

I Lời mở đầu

Đối với mỗi quốc gia có biển, ngành hàng hải đóng 1 vai trò vô cùng quantrọng trong chính trị cũng như trong kinh tế Việt Nam là một trong số những quốcgia đó Có đường bờ biển dài trên 3000km có nhiều vịnh, nhiều song thuận tiện choviệc giao thông đường thuỷ, đó là lý do đã thúc đẩy việc phát triển ngành hàng hảiở nước ta từ rất sớm.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong năm 2008, cả nước chỉ vài trăm contàu đủ điều kiện tham gia vận tải biển quốc tế thì có tới 80 lượt tàu bị lưu giữ dokhông đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo dưỡng, khai thác, an toàn Riêng 3 thángđầu năm nay đã có tới 15 tàu bị lưu giữ.

Như vậy, việc đội tàu Việt Nam có tên trong "danh sách đen" các cảng quốctế đã không còn là sự cố sự ngẫu nhiên, do kỳ thị, do hiểu nhầm hoặc do các chủtàu không nắm bắt thông tin, quy định về công ước hàng hải, vận tải biển quốc tế.Nguy hiểm hơn, nếu không tự mình khắc phục để xoá tên trong danh sách đó, cóthể sẽ thành định kiến xấu vĩnh viễn về đội tàu Việt Nam.

Vận tải có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nókhông trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất của xã hội nhưng nó là cầu nối giữa cácngành sản xuất, giữa sản xuất và tiêu thụ Trong ngành vận tải thì vận tải biển cótính chất đặc biệt quan trọng bởi tính ưu việt của nó đó là: phạm vi vận chuyểnmang tính toàn cầu; tốc độ giao hàng đến nơi tiêu thụ tương đối nhanh và chi phíthấp nhất Đó là quy mô lớn để tiến hành sản xuất trong phạm vi rộng lớn, giáthành hạ, năng suất lao động cao, tiêu thụ nhiên liệu ít …

Trong lĩnh vực vận tải biển, chúng ta đã có một đội ngũ quản lý, cán bộ kỹthuật lành nghề và giàu kinh nghiệm Tuy nhiên, để đạt được trình độ quốc tế vềlĩnh vực vận tải biển cần đòi hỏi việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn vànghiệp vụ của tất cả mọi người ở lĩnh vực này Việc đoà tạo một đội ngũ nhữngngười làm công tác vận tải biển cho trước mắt và lâu dài cho nước ta có đủ trình độchuyên môn nghiệp vụ sánh hàng với quốc tế là một việc làm cần thiết Nhữngngười làm vận tải biển ngoài việc giỏi nghiệp vụ chuyên môn còn phải vững về lĩnhvực pháp lý trong vận tải biển, bởi một lẽ là vận tải biển tự nó đã bao hàm ý nghĩaviệc giao lưu hàng hoá có tính chất quốc tế, tính trách nhiệm trong chuyên chở, tínhhợp pháp của lô hàng vận chuyển Chính vì vậy việc tìm hiểu Bộ luật hàng hải ViệtNam và các công ước quốc tế về hàng hải trở nên vô cùng cần thiết và hữu ích đốivới chúng ta.

II Phần 1

Trang 3

1 Nội dung công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đườngbiển (công ước Brussel 1924).

Điều 1:

Trong Công ước này, những từ sau được dùng theo nghĩa trình bày dưới đây:a “Người chuyên chở” gồm người chủ tàu hoặc người thuê tàu ký kết mộthợp đồng vận tải với người gửi hàng.

b “Hợp đồng vận tải” chỉ áp dụng cho những hợp đồng vận tải được thể hiệnbằng một vận đơn hoặc bằng một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mựcchứng từ đó liên quan đến chuyên chở hàng hoá bằng đường biển; noa cũng dùngcho vận đơn này hay chứng từ tương tự như đã nói ở trên được phát hành theo mộthợp đồng thuê tàu kể từ khi vận đơn ấy điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chởvà người cầm vận đơn.

c “Hàng hoá” gồm của cải, đồ vật, hàng hoá, vật phẩm bất kỳ loại nào, trừsúc vật sống và hàng hoá theo hợp đồng vận tải được khai là chỏ trên boong vàthực tế được chuyên chở trên boong.

d “Tàu” dùng để chỉ bất kỳ loại tàu nào dùng vào việc chuyên chở hàng hoábằng đường biển.

e “Chuyên chở hàng hoá” bao gồm khoảng thời gian từ lúc xếp hàng xuốngtàu đến lúc dỡ hàng ấy khỏi tàu.

Điều 2:

Trừ những quy định của Điều 6, theo mỗi một hợp đồng vận tải hàng hoá bằngđường biển, người chuyên chở chịu trách nhiệm như quy định dưới đây liên quan đếnviệc xếp, chuyển dịch, lưu kho, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ hàng.

Điều 3:

1 Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫnthích đáng để:

a Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;

b Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu;

c Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phậnkhác của con tàu dùng vào chuyên chở hàng hoá, thích ứng và an toàn cho việc tiếpnhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá.

2 Trừ những quy định của Điều 4, người chuyên chở phải tiến hành mộtcách thích hợp và cẩn thận việc xếp chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ,chăm sóc và dỡ hàng hoá được chuyên chở.

Trang 4

3 Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hoá, người chuyên chở hoặc thuyềntrưởng hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ theo yêu cầu của người gửi hàng, cấpcho họ một vận đơn đường biển, trog đó, ngoài những chi tiết khác, có ghi:

a Những ký mã hiệu chính cần thiết để nhận biết hàng hoá như tài liệu bằngvăn bản do người gửi hàng cung cấp trước lúc bắt đầu xếp hàng, với điều kiện lànhững ký mã hiệu này phải được in hoặc thể hiện rõ ràng bằng một cách nào kháclên trên cho những ký mã hiệu đó trong điều kiện bình thường vẫn đọc được chođến khi kết thúc hành trình;

b Số kiện, số chiếc hoặc số lượng hay trọng lượng tuỳ từng trường hợp, nhưngười gửi hàng đã cung cấp bằng văn bản;

c Trạng thái và điều kiện bên ngoài của hàng hoá.

Tuy nhiên người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chởkhông buộc phải kê hay ghi trên vận đơn nhữg kỳ mã hiệu, số hiệu, số lượng haytrọng lượng mà họ có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là không thể hiện đúng hàng hoáthực tế được tiếp nhận hoặc họ đã không có phương pháp hợp lý để kiểm tra.

4 Một vận đơn như vậy là bằng chứng hiển nhiên về việc người chuyên chởđã nhận những hàng hoá mô tả trong vận đơn phù hợp với đoạn 3, điểm a, b, c.

5 Người gửi hàng được coi như đã đảm bảo cho người chuyên chở, vào lúcxếp hàng, sự chính xác của mã hiệu, số hiệu, số lượng và trọng lượng do họ cungcấp và người gửi hàng sẽ bồi thường cho người chuyên chở mọi mất mát, hư hỏngvà chi phí phát sinh từ sự không chính xác của các chi tiết đó Quyền của ngườichuyên chở đối với những khoản bồi thường như vậy tuyệt nhiên không hạn chếtrách nhiệm của anh ta theo hợp đồng vận tải đối với bất kỳ người nào khác ngoàingười gửi hàng.

6 Trừ khi có thông báo bằng văn bản về những mất mát hay hư hỏng và tínhchất chung của những mất mát hay hư hỏng ấy gửi cho người chuyên chở hay đạilý người chuyên chở tại cảng dỡ hàng trước hoặc vào lúc trao hàng cho người cóquyền nhận hàng theo hợp đồng vận tải, việc trao hàng như vậy là bằng chứng hiểnnhiên của việc giao hàng của người chuyên chở như mô tả trên vận đơn đường biển.

Nếu mất mát và hư hỏng là không ró rệt thì thông báo phải gửi trong vòng 3ngày kể từ ngày giao hàng.

Thông báo bằng văn bản không cần gửi nữa nếu tình trạng hàng hoá tronglúc nhận hàng đã được giám định và kiểm tra đối tịch.

Trong trường hợp, người chuyên chở và tàu sẽ không chịu trách nhiệm vềmất mát hay hư hỏng nếu việc kiện cáo không được đưa ra trong vòng một năm kểtừ ngày giao hàng kể từ ngày đáng lẽ hàng phải giao.

Trang 5

trường hợp có mất mát, hư hại thực sự hay cảm thấy có mất mát hay hư hại chuyênchở và người nhận hàng sẽ tạo mọi điều kiện cho nhau để kiểm tra và kiểm điếmhàng hoá.

7 Sau khi hàng đã được xếp xuống tàu, vận đơn do người chuyên chở,thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng, nếungười gứi hàng yêu cầu, sẽ là “vận đơn đã xếp hàng”, với điều kiện là trước đó, nếungười gửi hàng đã nhận một chứng từ có giá trị sở hữu về hàng hoá thì họ phaỉhoàn lại chứng từ đó để đổi lấy “vận đơn đã xếp hàng” Tuỳ sự lựa chọn của ngườichuyên chở, trên vận đơn đó, người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý củangười chuyên chở có thể ghi tên tàu hoặc những tàu đã xếp những hàng hoá đó vàngày hoặc những ngày đã xếp hàng tại cảng xếp hàng và khi đã ghi như thế, nếu cóđủ nội dung ghi trong mục 3 Điều 3 thì nhằm mục đích của Điều này, vận đơn đósẽ được coi như “Vận đơn dã xếp hàng”.

8 Bất cứ điều khoản giao ước hay thoả thuận nào trong một hợp đồng vận tảilàm giảm nhẹ trách nhiệm của người chuyên chở hay tàu về mất mát, hư hỏng củahàng hoá hoặc liên quan đến hàng hoá dơ sơ suất, lỗi lầm hay không làm tròn nghĩavụ quy định trong Điều này hoặc giảm bớt trách nhiệm so với quy định của Côngước này đều vô giá trị và không có hiệu lực Việc dành lợi ích về bảo hiểm chongười chuyên chở hoặc một điều khoản tương tự sẽ được coi như một điều khoảngiảm nhẹ trách nhiệm cho người chuyên chở.

Điều 4:

1 Người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏngdo tàu không đủ khả năng đi biển gây nên trừ khi tình trạng đó là do thiếu sự cầnmẫn thích đáng của người chuyên chở trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đibiển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm chocác hầm tàu, phòng lạnh và phát lạnh và tất cả những bộ phận khác của tàu dùng đểchở hàng, thích hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hànghoá phù hợp với quy định của Điều 3 đoạn 1 Một khi có mất mát hay hư hỏnghàng hoá do tàu không đủ khả năng đi biển thì người chuyên chở hay bất cứ ngườinào khác muốn được miễn trách nhiệm theo quy định của điều này có nhiệm vụchứng minh đã có sự cần mẫn thích đáng.

2 Cả người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về những mất mát hưhỏng hàng hoá phát sinh và gây ra bởi:

a Hành vi sơ suất hay khuyết điểm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hayngười giúp việc cho người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu.

b Cháy, trừ khi do lỗi lầm thực sự hay hành động cố ý của người chuyên chởgây ra.

c Những tai hoạ, nguy hiểm hoặc tai nạn trên biển hay sông nước.

Trang 6

d Thiên tai.

e Hành động chiến tranh.f Hành động thù địch.

g Bắt giữ hay kiềm chế của vua chúa, chính quyền hay nhân dân hoặc bị tịchthu theo pháp luật.

k Bạo động và nổi loạn.

l Cứu hay mưu toan cứu sinh mệnh và tài sản trên biển.

m Hoa hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hư hỏng nào khácxảy ra do nội tỳ, phẩm chất hay khuyết tật của hàng hoá.

n Bao bì không đầy đủ.

o Thiếu sót hay sự không chính xác về ký mã hiệu.

p Những ẩn tỳ không phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích đáng.

q Mọi nguyên nhân khác không phải do lỗi lầm thực sự hay cố ý của ngườichuyên chở cũng như không phải do sơ suất hay lỗi lầm của đại lý hay người làmcông của người chuyên chở, những người muốn được hưởng quyền miễn tráchnhiệm này phải chứng minh không phải lỗi lầm thực sự hay cố ý của người chuyênchở hoặc sơ suất, lỗi lầm của đại lý hay người làm công của người chuyên chở đãgóp phần vào mất mát hay hư hỏng đó.

3 Người gửi hàng sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát hay thiệt hạigây ra cho người chuyên chở hay tàu do bất kỳ nguyên nhân nào nếu không phải dohành vi, lỗi lầm hay sơ suất của người gửi hàng, của đại lý hay người làm công củahọ gây nên.

4 Bất kỳ sự chệch đường nào để cứu trợ hay mưu toan cứu trợ sinh mệnhhoặc tài sản trên biển hoặc bất kỳ một sự đi chệch đường hợp lý nào khác sẽ khôngcoi là vi phạm Công ước này hay hợp đồng vận tải và người chuyên chở sẽ khôngchịu trách nhiệm về bất kỳ mất mát hay hư hỏng nào xảy ra từ việc đó.

5 Trong bất kỳ trường hợp nào, người chuyên chở và tàu cũng không chịutrách nhiệm về những mất mát hay hư hỏng của hàng hoá vượt quá số tiền 100bảng Anh một sự kiện hay một đơn vị hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ

Trang 7

khác, trừ khi người gửi hàng đã khai tính chất và giá trị hàng hoá trước khi xếphàng xuống tàu và lời khai đó có ghi vào vận đơn.

Lời khai, nếu có ghi vào vận đơn sẽ là bằng chứng hiển nhiên nhưng khôngcó tính chất ràng buộc và quyết định đối với người chuyên chở.

Người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và người gửihàng có thể thoả thuận với nhau một số tiền tối đa, khác với số tiền ghi trong đoạnnày miễn là số tiền tối đa đã thoả thuận này không được thấp hơn con số nói trên.

Trong bất kỳ trường hợp nào người chuyên chở và tàu cũng không phải chịutrách nhiệm về mất mát hay hư hỏng hàng hoá nếu người gửi hàng đã cố tình khaisai tính chất và giá trị hàng hoá đó trên vận đơn.

6 Hàng hoá có tính chất dễ cháy, dễ nổ hay nguy hiểm mà nếu biết tính chấtvà đặc điểm của nó, người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyênchở sẽ không nhận chở, có thể được người chuyên chở đưa lên bờ, vào bất kỳ lúcnào, trước khi đến cảng dỡ hàng, ở bất kỳ nơi nào hoặc tiêu huỷ hay để làm mất táchại mà không phải bồi thường gì cả và người gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm về mọitổn hại và chi phí do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của việc gửi hàng hoá ấy Nếungười chuyên chở đã biết tính chất của những hàng hoá ấy và đã đồng ý cho xếpxuống tàu và sau đó những hàng hoá ấy trở thành mối nguy hiểm cho tàu hay chohàng hoá chở trên tàu, thì cũng tương tự như trên, hàng hoá đó có thể được ngườichuyên chở đưa lên bờ hoặc tiêu huỷ hoặc làm mất tác hại, và người chuyên chởkhông chịu trách nhiệm gì trừ trường hợp tổn thất chung, nếu có.

Điều 5:

Người chuyên chở được tự do từ bỏ hoàn toàn hay một phần những quyềnhạn và miễn trách nhiệm hoặc tăng thêm trách nhiệm và nghiã vụ của mình nhưCông ước này đã quy định miễn là việc từ bỏ hay tăng thêm đó có ghi trên vận đơncấp cho người gửi hàng.

Những quy định trong Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng thuêtàu nhưng nếu những vận đơn được cấp phát trong trường hợp một chiếc tàu chởhàng theo hợp đồng thuê tàu thì những vận đơn này vẫn phải theo những điềukhoản của Công ước này Trong những Quy tắc này, không có quy định nào đượccoi là cấm đưa vào vận đơn bất kỳ một điều khoản hợp pháp nào về tổn thất chung.

Điều 6:

Mặc dù có những quy định như trên, nhưng người chuyên chở, thuyềntrưởng hay đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng, sẽ, đối với những hànghoá riêng biệt, vẫn có quyền tự do cùng nhau ký kết bất kỳ hợp đồng nào với bất kỳđiều kiện nào về trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá đó và vềquyền hạn và miễn trách nhiệm của người chuyên chở về những hàng hoá đó hoặc

Trang 8

liên quan đến nghĩa vụ cung cấp tàu có khả năng đi biển miễn là quy định đó khôngtrái với trật tự công cộng hoặc liên quan đến sự chăm sóc hoặc cẩn mẫn của đại lýhay những người làm công của người chuyên chở trong việc xếp, chuyển dịch, sắpxếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hoá chuyên chở bằng đườngbiển miễn là trong trường hợp này không được cấp phát một vận đơn nào và nhữngđiều kiện đã thảo thuận phải được ghi vào một biên lai và biên lai này là một chứngtừ không lưu thông được và có ghi rõ như thế.

Một hợp đồng ký kết như thế sẽ có đầy đủ hiệu lực pháp lý.

Tuy nhiên phải hiểu rằng điều khoản này không được áp dụng đối với nhữnglô hàng hoá mua bán thông thường mà chỉ áp dụng đối với những lô hàng khác màtính chất và điều kiện của tài sản cũng như hoàn cảnh và điều kiện, điều khoảnchuyên chở chứng tỏ sự cần thiết phải có một sự thoả thuận đặc biệt.

Điều 7:

Không có quy định nào trong Công ước này ngăn cản người chuyên chởhoặc người gửi hàng đưa vào hợp đồng các quy định, điều kiện, điều khoản bảo lưuhoặc miễn trách nhiệm có liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở hay tàuđối với mất mát hay hư hỏng của hàng hoá hoặc có liên quan tới việc coi giữ chămsóc và chuyển dịch hàng hoá trước khi xếp lên tàu và sau khi dỡ hàng hoá khỏi tàu.

Điều 8:

Những quy định trong Công ước này không ảnh hưởng đến quyền hạn, nghĩavụ của người chuyên chở theo bất kỳ luật lệ hiện hành nào có liên quan đến giớihạn trách nhiệm của các chủ tàu biển.

Điều 9:

Đơn vị tiền tệ nói trong Công ước này là tính theo giá trị vàng Những nướcthành viên của Công ước không dùng đồng bảng Anh làm đơn vị tiền tệ dành chomình quyền quy đổi những số tiền bằng bảng Anh nói trên sang thứ tiền nước mìnhtheo số tròn.

Những luật lệ quốc gia có thể dành cho người mắc nợ quyền trả nợ bằng tiềntệ nước mình theo tỷ giá hối đoái vào ngày tàu đến cảng dỡ hàng đó.

Trang 9

chuẩn Công ước nhằm quyết định là Công ước có hiệu lực hay không Các văn bảnphê chuẩn sẽ được lưu giữ tại Brussels vào ngày do các Chính phủ nói trên thoảthuận ấn định Văn bản gửi lưu giữ đầu tiên được ghi vào một biên bản có chữ kýcủa các đại diện các quốc gia tham gia và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Bỉ.

Việc gửi các văn bản phê chuẩn tiếp sau được thực hiện bằng cách gửi vănbản thông báo tới Chính phủ nước Bỉ, kèm theo văn bản phê chuẩn.

Bản sao có chứng nhận hợp thức các biên bản về việc gửi lưu giữ văn bảnphê chuẩn đầu tiên, của văn bản thông báo nói trong đoạn trên cũng như của vănbản phê chuẩn gửi kèm, sẽ được Chính phủ nước Bỉ gửi ngay qua đường ngoại giaotới các quốc gia đã ký Công ước này hoặc đã tham gia công ước này Trong cáctrường hợp nêu ở đoạn trên Chính phủ Bỉ cũng đồng thời sẽ báo cho các nước đóbiết ngày đã nhận được văn bản thông báo.

Chính phủ Bỉ sẽ gửi ngay đến tất cả các quốc gia đã ký hoặc tham gia Côngước một bản sao có chứng nhận hợp thức của văn bản thông báo và biên bản thamgia, ghi rõ ngày Chính phủ nước Bỉ công nhận văn bản thông báo.

Điều 13:

Các bên ký kết Công ước, vào lúc ký kết, phê chuẩn hay tham gia có thểtuyên bố rằng việc họ chấp nhận Công ước này không bao gồm một số hoặc tất cảcác lãnh địa tự trị, hay thuộc địa, sở hữu địa hải ngoại, đất bảo hộ của họ hoặc lãnhthổ thuộc chủ quyền và kiểm soát của họ và sau đó họ có thẻ thay mặt bất cứ lãnhđịa tự trị, thuộc địa… hay lãnh thổ của họ xin tham gia riêng vào Công ước Họcũng có thể tuyên bố bãi ước riêng rẽ theo quy định của Công ước đối với các lãnhđịa tự trị, thuộc địa… nói trên.

Điều 14:

Công ước sẽ có hiệu lực, trong trường hợp các quốc gia đã tham gia vào đợtđầu gửi lưu giữ văn bản phê chuẩn, sau một năm sau ngày ký biên bản ghi nhớ việcgửi lưu giữ này Đối với các quốc gia phê chuẩn tiếp sau hoặc tuyên bố tham gia vàcả trong những trường hợp Công ước có hiệu lực sau đó theo Điều 13 thì Côngước sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi các văn bản thông báo quy định ở đoạn 2Điều 11 và đoạn 2 Điều 12 được Chính phủ nước Bỉ tiếp nhận.

Điều 15:

Trang 10

Trường hợp một trong các quốc gia ký kết muốn bãi miễn Công ước này,việc bãi ước sẽ được thông báo bằng văn bản cho Chính phủ nước Bỉ Chính phủnày sẽ gửi ngay một bản sao của thông báo đó có chứng nhận hợp thức cho cácquốc gia khác báo cả ngày đã nhận được thông báo.

Việc tuyên bố bãi ước chỉ thực hiện đối với quốc gia đưa ra thông báo và chỉcó hiệu lực sau thời hạn một năm kể từ khi thông báo gửi tới Chính phủ nước Bỉ.

Làm tại Brussels, một bản duy nhất vào ngày 25 tháng 8 năm 1924.

2 Các nội dung chính của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005.

Bộ luật Hàng Hải số 40/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảngbiển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ônhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vàomục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.

Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phicơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa chỉ áp dụng trong trường hợpcó quy định cụ thể của Bộ luật này.

Bộ luật này bao gồm 18 chương

Chương I: Những quy định chung

Bao gồm 10 điều từ điều 1 đến điều 10 Quy định các điều liên quan đếnphạm vi điều chỉnh, đối tượngáp dụng, nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xungđột pháp luật, quyền thoả thuận trong hợp đồng, nguyên tắc hoạt động hàng hải …

Chương II: Tàu biển

Bao gồm 34 điều từ điều 11 đến điều 44, được chia làm 8 mục

Mục 1: Quy định chung, bao gồm từ điều 11 đến điều 13, quy định về tàubiển, tàu biển Việt Nam, chủ tàu

Mục 2: Đăng ký tàu biển, bao gồm từ điều 14 đến điều 22, có các quy địnhliên quan đến nguyên tắc đăng kí tàu biển, các loại tàu biển phải đăng kí, điều kiệnđăng kí tàu biển Việt Nam …

Trang 11

Mục 3: Đăng kiểm tàu biển Việt Nam, bao gồm từ điều 23 đến điều 25, quyđịnh về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, kiểm tra, giám sát kí thuật đối với tàu biểnViệt Nam, đăng kiểm tàu công vụ

Mục 4: Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, gồm điều 26 và điều 27, quyđịnh về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, giấy chứng nhận dung tích tàu biển

Mục 5: An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môitrường, bao gồm từ điều 28 đến diều 31, quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, anninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thanh tra, kiểm tra về an toànhàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tìm kiếm và cứunạn hàng hải, điều tra tai nạn hàng hải

Mục 6: Chuyển quyền sở hữu và thế chấp tàu biển, bao gồm từ điều 32 đếnđiều 35, quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển, thế chấp tàu biển Việt Nam,nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam, đăng kí thế chấp tàu biển Việt Nam

Mục 7: Quyền cầm giữ hàng hải, bao gồm từ điều 36 đến điều 39, quy địnhvề quyền cầm giữ hàng hải, khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hànghải, thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữhàng hải, thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải

Mục 8: Bắt giữ tàu biển, bao gồm từ điều 40 đến điều 44, quy định về bắt giữtàu biển, khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển, thực hiện quyềnbắt giữ tàu biển, bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển, thả tàu biển saukhi bị bắt giữ

Chương III: Thuyền bộ

Bao gồm 14 điều từ điều 45đến điều 58, quy định liên quan đến thuyền bộ,thuyền viên làm việc trên tàu biển, nghĩa vụ của thuyền viên, chế độ lao động vàquyền lợi của thuyền viên, địa vị pháp lí của thuyền trưởng …

Chương IV: Cảng biển

Bao gồm 11 điều từ điều 59 đến điều 69, quy định về cảng biển, phân loạicảng biển, chức năng của cảng biển, công bố đóng, mở cảng biển và vùng nướccảng biển …

Chương V: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Bao gồm 53 điều từ điều 70 đến điều 122, được chia làm 4 mục

Mục 1: Các quy định chung, bao gồm từ điều 70 đến điều 73, có các quyđịnh liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, các loại hợpđồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, các bên liên quan đến hợp đồng vậnchuyển hàng hó bằng đường biển, chứng từ vận chuyển.

Ngày đăng: 04/10/2012, 10:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan