SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

106 966 1
SỬ DỤNG NGÔN NGỮ  TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản và biên tập ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về “Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa có công trình nào tiến hành một cách hệ thống, chuyên sâu và xem nó như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Trước đó, rải rác ở một vài công trình có đề cập đến vấn đề này như: Năm 1998, cuốn “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy tiếng Việt” – NXB Giáo dục, của Đỗ Việt Hùng xuất bản đã gợi ý cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới mà chúng tôi lựa chọn. Cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” – NXB Giáo dục, 2002, của tác giả Nguyễn Thiện Giáp bàn về vấn đề chuẩn hóa từ vựn, chuẩn hóa ngôn ngữ... Công trình này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Cũng trong năm đó, cuốn “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” – Nxb Khoa học – Xã hội, của PGS.TS Nguyễn Trọng Báu ra mắt độc giả, là tài liệu hữu ích đối với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Nội dung chính của cuốn sách gồm: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí (Chuẩn ngôn ngữ đối với báo chí và vấn đề chệch chuẩn mực; Sự chế định của chệch chuẩn mực ngôn ngữ báo chí đối với phong cách nhà báo. Ngôn ngữ các phong cách báo chí (Phong cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Phong cách ngôn ngữ hành chính). Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí (Khái niệm và phân loại; Thực trạng của tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt; Nguyên nhân của thực trạng; Giải pháp; Những cơ sở khoa học cho việc tìm giải pháp xét từ phương diện truyền thông). Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí (Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học trên báo chí tiếng Việt; Ngôn ngữ của danh pháp khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của ký hiệu khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của chữ tắt trên báo chí; Ngôn ngữ của số liệu trên báo chí. Ngôn ngữ tít báo (Chức năng và cấu trúc của tít báo; Những loại tít thường gặp; Những loại tít mắc lỗi. Ngôn ngữ phát thanh (Bản chất của ngôn ngữ phát thanh; Một số vấn đề ngôn ngữ của văn bản phát thanh)... Cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” – Nxb Khoa học xã hội, 2006, của GS Cao Xuân Hạo đã cung cấp cho chúng tôi một số vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài. Sách gồm có 2 phần: Phần Dẫn luận chủ yếu cung cấp những tư liệu về tình hình chung của các trào lưu ngữ pháp chức năng hiện nay. Phần thứ 2 nói về cấu trúc và nghĩa của Câu trong tiếng Việt. Theo lời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, tác giả quyển sách, thì đây là sự cố gắng miêu tả trung thành những đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt đúng như nó được người Việt hiểu và sử dụng hằng ngày. Sách trình bày những kết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp chức năng, đưa ra những đặc trưng loại hình học của tiếng Việt và trình bày hệ thống ngữ pháp của nó một cách chân xác và giản dị hơn so với lối nghĩ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.

1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học m à còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước32 đã tìm ra được Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao tri thức lẫn nhân cách Hiểu rõ vai trò lớn lao của sách đối với con người, hiện nay, các Nhà xuất bản, các đơn vị liên doanh liên kết xuất bản đang không ngừng tìm kiếm, khai thác những đề tài hay, mới và thú vị trong nước, đồng thời chọn mua bản quyền từ nước ngoài nhằm làm phong phú và đáp ứng được tốt hơn, đa dạng hơn cho nhu cầu bạn đọc Trong quá trình xuất bản một cuốn sách, các nhà xuất bản luôn đặc biệt chú trọng công tác biên tập, đặc biệt là các tác giả Bởi vì, biên tập là một trong những khâu quan trọng nhất trong hoạt động xuất bản nói riêng và hoạt động truyền bá văn hóa nói chung Biên tập là nghề truyền bá văn hóa thông qua việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ các xuất bản phẩm Trước kia, hiện nay và cả trong tương lai, biên tập là cầu nối giữa tác giả và độc giả Công tác biên tập thông qua xuất bản phẩm đã truyền bá tới độc giả quan niệm tư tưởng và chuẩn mực hành vi, truyền bá các loại tri thức và kỹ năng…; đồng thời thông qua việc lựa chọn, giải thích và bình luận đối với các tri thức, thông tin, tạo ra dư luận xã hội hoặc định hướng cho dư luận xã hội 2 Sự định hướng này có chính xác hay không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng cường sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội Nếu quá trình biên tập xảy ra sai sót thì sự định hướng này không những không có hiệu quả mà còn gây ra hậu quả xấu trong đời sống xã hội Công tác biên tập sách truyện tranh thiếu nhi nói riêng và xuất bản phẩm nói chung về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đạt được những thành tựu nhất định; tuy nhiên hiện nay bên cạnh những cuốn sách truyện tranh thiếu nhi được các tác giả viết chất lượng, có chiều sâu, đáp ứng tốt đề tài và nhu cầu phục vụ đúng lứa tuổi, đồng thời được biên tập một cách công phu, cẩn thận thì vẫn nhiều cuốn sách được các tác giả viết nội dung còn nhiều thiếu sót, viết ẩu, viết vội, biên tập một cách qua loa vội vàng vì mục đích lợi nhuận, sự yếu kém, cẩu thả về trình độ của biên tập viên… Điều này lý giải vì sao trên thị trường xuất hiện khá nhiều những cuốn sách có đề tài, nội dung từa tựa như nhau, đôi chỗ trình bày chưa thống nhất, thiếu chuẩn xác về kiến thức và đặc biệt là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ Tác giả viết sách và quá trình biên tập chưa được như mong đợi đã gây ra nhiều tác hại đối với nhận thức của độc giả Ngôn ngữ sử dụng trong các cuốn sách truyện tranh có vị trí quan trọng tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ rất sớm Một cuốn sách có nội dung phù hợp, trình bày mạch lạc, minh họa phong phú sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ, trong sáng đặc biệt là đối với các độc giả thiếu nhi Ngược lại, một cuốn sách chỉ cần một lỗi nhỏ về nội dung hay minh họa sẽ gây nên những tác hại nguy hiểm về nhận thức, thậm chí in sâu vào tâm trí các em Hiện nay, có rất nhiều kênh thông tin tác động đến trẻ, trong đó sách được xem là nguồn thông tin tác động chủ yếu nhất Sách cung cấp cho trẻ lượng kiến thức tương đối chuẩn và hữu hiệu để trẻ có một hành trang vững chắc bước vào đời Kiến thức trong sách được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, và đặc biệt mỗi lứa tuổi đều có những cuốn sách phù hợp với 3 nhận thức của mình Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những cuốn sách còn nhiều “sạn”, thì các em lại chưa đủ hiểu biết, chưa đủ nền tảng tri thức để phân biệt cái đúng và cái sai Bởi vì, với các em các khái niệm trong sách vở luôn được các em nghe theo tuyệt đối và tin tưởng vào nó, tiếp nhận một cách thụ động mà chưa hề có sự chọn lọc Điều này dẫn đến việc, những cuốn sách truyện tranh mang tính giáo dục lại không phát huy được tác dụng tích cực của nó mà trở nên phản tác dụng, đưa đến những cách nhìn sai lệch cho các em, nảy sinh nhiều vấn đề cần trao đổi Do vậy, tìm hiểu việc “Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi” trở thành vấn đề cấp thiết, được chúng tôi lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình Chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đáp ứng phần nào tình hình thực tiễn trên và làm cho quá trình viết, quá trình biên tập sách thiếu nhi đạt hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sách thiếu nhi hiện nay 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản và biên tập ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, việc nghiên cứu về “Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi" là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa có công trình nào tiến hành một cách hệ thống, chuyên sâu và xem nó như một đối tượng nghiên cứu độc lập Trước đó, rải rác ở một vài công trình có đề cập đến vấn đề này như: - Năm 1998, cuốn “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy tiếng Việt” – NXB Giáo dục, của Đỗ Việt Hùng xuất bản đã gợi ý cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới mà chúng tôi lựa chọn - Cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” – NXB Giáo dục, 2002, của tác giả Nguyễn Thiện Giáp bàn về vấn đề chuẩn hóa từ vựn, chuẩn hóa ngôn ngữ Công trình này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà chúng tôi quan tâm 4 - Cũng trong năm đó, cuốn “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” – Nxb Khoa học – Xã hội, của PGS.TS Nguyễn Trọng Báu ra mắt độc giả, là tài liệu hữu ích đối với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu Nội dung chính của cuốn sách gồm: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí (Chuẩn ngôn ngữ đối với báo chí và vấn đề chệch chuẩn mực; Sự chế định của chệch chuẩn mực ngôn ngữ báo chí đối với phong cách nhà báo Ngôn ngữ các phong cách báo chí (Phong cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Phong cách ngôn ngữ hành chính) Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí (Khái niệm và phân loại; Thực trạng của tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt; Nguyên nhân của thực trạng; Giải pháp; Những cơ sở khoa học cho việc tìm giải pháp xét từ phương diện truyền thông) Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí (Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học trên báo chí tiếng Việt; Ngôn ngữ của danh pháp khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của ký hiệu khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của chữ tắt trên báo chí; Ngôn ngữ của số liệu trên báo chí Ngôn ngữ tít báo (Chức năng và cấu trúc của tít báo; Những loại tít thường gặp; Những loại tít mắc lỗi Ngôn ngữ phát thanh (Bản chất của ngôn ngữ phát thanh; Một số vấn đề ngôn ngữ của văn bản phát thanh) - Cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” – Nxb Khoa học xã hội, 2006, của GS Cao Xuân Hạo đã cung cấp cho chúng tôi một số vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài Sách gồm có 2 phần: Phần Dẫn luận chủ yếu cung cấp những tư liệu về tình hình chung của các trào lưu ngữ pháp chức năng hiện nay Phần thứ 2 nói về cấu trúc và nghĩa của Câu trong tiếng Việt Theo lời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, tác giả quyển sách, thì đây là sự "cố gắng miêu tả trung thành những đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt đúng như nó được người Việt hiểu và sử dụng hằng ngày" Sách trình bày những kết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp chức năng, đưa ra những đặc trưng loại hình học của tiếng Việt và trình bày hệ thống ngữ pháp của nó một cách chân xác và giản dị hơn so với lối nghĩ "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" 5 Quyển sách đã cung cấp những sự kiện của tiếng Việt làm căn cứ chắc chắn để xác minh và chỉnh lý một số điểm còn mơ hồ hoặc sai lệch trong lý thuyết ngữ pháp chức năng hiện thời Dù là một công trình có tính chất dò đường và người thực hiện không có tham vọng trình bày một hệ thống hoàn chỉnh, bao quát hết các vấn đề của tiếng Việt; nhưng với lối trình bày mang tính khoa học cao, dẫn chứng minh họa cụ thể, phong phú và sinh động, sách thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật Tác giả cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” cho rằng, còn có nhiều điều mới chỉ được phác thảo, có nhiều vấn đề còn bị bỏ hoặc còn để lửng, có nhiều quy tắc được nêu ra mà còn chưa rõ phạm vi hiệu lực "Bổ cứu cho những thiếu sót này là công việc của tương lai", ông chia sẻ - Cuốn “Từ điển lỗi dùng từ” của Hà Quang Năng (chủ biên) đã thống kê được hàng nghìn lỗi các loại, phân lỗi, tìm hiểu nguyên nhân, phân tích từng loại lỗi và chỉ ra cách sửa lỗi thông qua việc điều tra lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt Cuốn sách này có liên quan thiết thực tới vấn đề chúng tôi nghiên cứu - Năm 2007, luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhi ở nước ta hiện nay (qua khảo sát ở Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin)” của Đinh Thị Thu Nga, ngành Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TS Trần Văn Hải hướng dẫn, là tài liệu tham khảo hữu ích, ít nhiều có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm Luận văn này đã thể hiện một góc nhìn khá toàn diện về hoạt động xuất bản sách truyện tranh thiếu nhi và nêu lên những định hướng giáo dục phù hợp trong các tác phẩm truyện tranh - Năm 2011, luận văn Thạc sỹ với đề tài “Những lỗi ngôn ngữ thường gặp trong hoạt động biên tập xuất bản sách thiếu nhi” của Nguyễn Thị Bích Hằng, ngành Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TS Hoàng Anh hướng dẫn, là tài liệu tham khảo hữu ích, ít nhiều có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm Luận văn tập trung làm rõ các nội dung: 6 Nguyên nhân, đặc trưng, thực trạng của Những lỗi ngôn ngữ thường gặp trong hoạt động biên tập xuất bản truyện tranh thiếu nhi Qua đó, tác giả luận văn cũng chỉ ra những giải pháp đúng đắn cho việc hạn chế lỗi ngôn ngữ trong hoạt động biên tập xuất bản sách thiếu nhi hiện nay - Giáo trình “Tiếng Việt thực hành”, Nxb Chính trị - Hành chính, do PGS.TS Hoàng Anh và TS Phạm Văn Thấu biên soạn liên quan trực tiếp tới đề tài Tài liệu thuộc khối kiến thức cơ bản về Từ vựng, Ngữ pháp… đã giúp cho đề tài của chúng tôi có cách triể khai gợi mở hơn - Năm 2011, bài báo “Định hướng giáo dục ngôn ngữ” của PGS Đỗ Việt Hùng đăng trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 1, có liên quan đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu Bài báo đã nêu được những vấn đề rất thực tiễn: Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển: trí tuệ, đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể lực đối với trẻ Tiếp tục hướng nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi muốn góp vào một tiếng nói riêng bắt nguồn từ những số liệu thống kê, khảo sát một cách quy mô chi tiết trên 200 cuốn sách truyện tranh thiếu nhi và đưa ra một số nhận xét mới, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn từ những dạng lỗi ngôn ngữ thường gặp trong việc sử dụng ngôn ngữ, biên tập sách truyện tranh thiếu nhi hiện nay 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả ngôn ngữ đối với sách truyện tranh nói chung và đối với công tác biên tập truyện tranh thiếu nhi nói riêng 3.2Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện ba nhiệm vụ sau đây: - Trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 7 - Khảo sát và hệ thống hóa việc sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi hiện nay - Đưa ra một số kết luận về các cách sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi; qua đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn sử dụng 200 cuốn sách truyện tranh dành cho thiếu nhi được xuất bản từ năm 2001 đến nay làm đối tượng khảo sát Trong đó, tập trung nghiên cứu các cách sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm này 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luậnLuận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và phương pháp tư duy biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử 5.2 Phương pháp cụ thể - Thu thập tài liệu, phân loại - Khảo sát, thống kê, so sánh - Phân tích, tổng hợp và nghiên cứu liên ngành 6 Đóng góp mới của đề tài - Bước đầu nhận diện những đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ trong sách truyện tranh thiếu nhi - Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ ttrong sách truyện tranh thiếu nhi 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các khái niệm có liên quan tới quá trình sử dụng ngôn ngữ sách truyện tranh thiếu nhi, quá trình biên tập ngôn ngữ trong sách truyện tranh thiếu nhi, ví dụ như các dạng câu, từ ngữ, chuẩn ngôn ngữ, biên tập… 8 - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có liên quan: sinh viên ngành xuất bản; biên tập viên (tiêu biểu là biên tập viên mảng sách thiếu nhi); cán bộ nghiên cứu giảng dạy về xuất bản; bên cạnh đó, luận văn cũng có ý nghĩa nhất định đối với người làm công tác quản lý, lãnh đạo trong hoạt động xuất bản 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1 Các khái niệm cơ bản 1.1 Ngôn ngữ Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa: Ngôn ngữ d 1 Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ rất khác nhau 2 Hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo Ngôn ngữ điện ảnh Ngôn ngữ hội hoạ Ngôn ngữ của loài ong 3 Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng Ngôn ngữ Nguyễn Du Ngôn ngữ trẻ em Ngôn ngữ báo chí Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người, ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngôn ngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc Theo các tài liệu liên quan thì cấu trúc ngôn ngữ cung cấp những kiểu như: kiểu cấu tạo âm tiết, kiểu cấu tạo từ, kiểu tổ hợp cú pháp, v.v Ngôn ngữ chỉ sử dụng một số trong những gì các kiểu có thể tạo ra Những thực tế ngôn ngữ này, được gọi là những mẫu ngôn ngữ Mẫu có tính bắt buộc tuyệt đối, có tính ổn định rất cao Trừ trường hợp cá biệt, vi phạm mẫu bị đánh giá là sai, lỗi Như vậy trong lĩnh vực ngôn ngữ, việc sử dụng nó phải đảm bảo những quy tắc về chính tả, quy tắc sử dụng từ ngữ và quy tắc sử dụng câu, các dấu 10 câu Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên, đồng thời trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi bao gồm: từ vựng, các biện pháp tu từ nổi bật, ngữ pháp Trong đó, từ vựng gồm tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương ứng với từ trong ngôn ngữ, đó là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là là các thành ngữ, quán ngữ; các biện pháp tu từ nổi bật bao gồm biện pháp tu từ nhân hoá, biện pháp tu từ so sánh, biện pháp tu từ ẩn dụ, ý nghĩa của việc sử dụng các lớp từ; Ngữ pháp bao gồm câu được sử dụng phổ biến, các biện pháp tu từ cú pháp, chính tả và viết tên riêng nước ngoài 1.2 Lời nói Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa: Lời nói d 1 Những gì con người nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (nói tổng quát) Lời nói phải đi đôi với việc làm Lời nói không mất tiền mua… (cd.) 2 (chm.) Sản phẩm cụ thể của hoạt động ngôn ngữ, trong quan hệ đối lập với ngôn ngữ Lời nói có tính chất cá nhân 1.3 Truyện tranh Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa: Truyện d.1 Tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn Truyện dài* Truyện cổ tích* 2 (thường dùng đi đôi với kinh) Sách giải thích kinh nghĩa do các nhà triết học của Trung Quốc thời cổ viết 1.4 Truyện tranh thiếu nhi Là một tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật, diễn biến của sự kiện, có dung lượng nhỏ hoặc lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển đơn giản hoặc phong phú trong phạm vi không gian và thời gian tương ứng, trong đó ngôn ngữ và hình ảnh minh họa được sử dụng chủ yếu 92 KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH hôm nay, đời sống con người ngày càng hoàn thiện về mọi mặt thì thiếu nhi luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo và có những chính sách ưu tiên về giáo dục và phát triển cả trí và lực Các em là đối tượng chính trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, là thế hệ đưa đất nước vững bước vào thê kỷ XXI Một trong những phương tiện giáo dục trẻ hữu ích nhất là sách thiếu nhi Sách không chỉ cung cấp cho trẻ tri thức, mà còn dạy trẻ cách đối nhân xử thế, cho trẻ biết yêu thương và trân trọng từ những điều giản dị, nhỏ bé đến những cái lớn lao, ý nghĩa Mỗi cuốn sách hay là tài sản vô giá mà chúng ta nâng niu, trân trọng Đối với các em thiếu nhi, thế giới long lanh, cuộc sống muôn vẻ… chứa đựng trong mỗi cuốn sách ắp đầy những thú vị và hấp dẫn Vì thế, dù ở thời kỳ nào thì việc xây dựng và biên tập – xuất bản những cuốn sách hay, đảm bảo chất lượng dành cho thiếu nhi vẫn luôn luôn cần thiết Qua ba chương của luận văn, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề như sau: - Đưa ra khái niệm về ngôn ngữ sử dụng truyện tranh thiếu nhi, vai trò của ngôn ngữ sử dụng truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản - Khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ - Thấy được chức năng của ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi đối với độc giả, đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi; từ đó đề ra những giải pháp ban đầu mang tính khả thi, để tăng cường chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi hiện nay - Kết quả khảo sát của luận văn còn cho thấy nếu như những năm 60, 70 của thế kỷ trước, vườn sách thiếu nhi của chúng ta chỉ có vài bông hoa lẻ 93 sắc Đó là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng không khỏi làm chúng ta lo lắng Bởi bên cạnh những cuốn sách tốt, được biên soạn công phu, phục vụ thiết thực cho các em thiếu nhi thì còn khá nhiều cuốn sách được viết một cách vội vã, cẩu thả, thậm chí mắc phải rất nhiều lỗi chỉ cốt để chạy theo lợi nhuận Tuy nhiên, có thể nói mảng sách thiếu nhi đóng một vai trò lớn trong sự nghiệp giáo dục nhận cho các em thiếu nhi và trở thành người bạn thân thiết không thể thiếu được trong đời sống của các em - Việc trình bày chi tiết Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi với mong muốn bạn đọc hiểu được giá trị của việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi Đồng thời phản ánh phần nào thực trạng “chất lượng sách thiếu nhi” hiện nay Chỉ rõ việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi hiện nay và đặt ra câu hỏi: Phải làm sao để nâng cao chất lượng sách thiếu nhi? Tổ chức nào chịu trách nhiệm đứng lên giải quyết? Đây là vấn đề vĩ mô, không chỉ riêng cá nhân nào có thể giải quyết được mà phải do tập thể, do cơ quan chức năng chỉ đạo xuống Trong phạm vi hạn chế của luận văn, chúng tôi chỉ có thể trình bày chi tiết các nhân tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng của truyện tranh thiếu nhi hiện nay Thiết nghĩ, nếu như các nhà xuất bản cứ từng bước chấn chỉnh lại việc xuất bản, hơn nữa bỏ qua những cuốn sách bán chạy theo lợi nhuận đơn thuần thì sẽ góp phần đáng kể giúp nâng cao chất lượng sách thiếu nhi và đem đến sự yên tâm cho các bậc phụ huynh - Tác giả luận văn không có chủ ý đề cao quá mức vai trò của công tác sử dụng ngôn ngữ truyện tranh, theo chúng tôi sử dụng ngôn ngữ truyện tranh phải đặt trong mối quan hệ với công việc biên tập nói chung để từ đó cho ra đời những cuốn sách hay, đảm bảo về chất lượng cả nội dung lẫn hình thức - Đề tài của chúng tôi còn có thể được tiếp tục nghiên cứu ở những khía cạnh khác: “Vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ trong truyện tranh thiếu nhi”, “Sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi cho trẻ mầm non”… Đi vào nghiên cứu từng khía cạnh trên là dịp chúng tôi trở lại với đề tài này ở một phương diện mới mẻ và lý thú 94 - Lần đầu tiên nghiên cứu một mảng sách, lại bị hạn chế bởi khả năng, kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu, chắc chắn có những ý kiến chúng tôi đưa ra còn thiên về chủ quan cá nhân Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian, luận văn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Do đó, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và những người quan tâm 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hoàng Anh (chủ biên) – Phạm Văn Thấu (2010), Tiếng Việt thực hành, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2 Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 3 Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 4 Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 5 Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội 6 Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 7 Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 8 Chỉ thị 42 – CT/TW của Ban bí thư Trung ương về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” 9 Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 10 Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 11 Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 12 Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 13 Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội 14 Trần Văn Hải (2000), Biên tập các loại sách chuyên ngành, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 15 Trần Văn Hải (2000), Biên tập các loại sách chuyên ngành, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 16 trị (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, tập 1, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 85 17 Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 18 Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt mấy vẫn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội 19 Nguyễn Thái Hòa (2007), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội 20 Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 21 Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 22 Nguyễn Xuân Lạc (2007), Học cách viết văn, NXB Giáo dục, Hà Nội 23 Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 24 Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 25 Nguyễn Minh Thuyết (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội 26 Nguyễn Minh Thuyết (2001), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 27 Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 28 Nguyễn Như Ý (2007), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội 29 Nguyễn Như Ý (2007), Từ điển giáo khoa ngôn ngữ học, NXB giáo dục, Hà Nội 30 Hà Quang Năng (2007), Từ điển lỗi dùng từ, NXB Giáo dục, Hà Nội 31 Từ điển tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý (Chủ biên) 32 Trịnh Mạnh (2008), Tiếng Việt lí thú tập 1, NXB Giáo dục 33 Trịnh Mạnh (2008), Tiếng Việt lí thú tập 2 , NXB Giáo dục 34 Trịnh Mạnh (2008), Tiếng Việt lí thú tập 3, NXB Giáo dục 35 Nguyễn Xuân Lạc (2007), Học cách viết văn, NXB Giáo dục 36 Lê A – Đinh Thanh Huệ (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục 37 Hữu Đạt (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục 38 Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, Nhà xuất bản Giáo dục 86 39 Như Ý – Thanh Kim (1993), Từ điển chính tả tiếng Việt, NXB Giáo dục 40 Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục 41 Lê A- Đinh Thanh Huệ (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục 42 Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2009), Đại cương ngôn ngữ học tập 1, NXB Giáo dục 43 Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2009), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, NXB Giáo dục 44 Nguyễn Quang Ninh (2009), Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ Hán Việt, NXB Giáo dục 45 Nguyễn Hoàng (2011), Từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa tiếng Việt dành cho học sinh, NXB Dân Trí 87 DANH MỤC SÁCH KHẢO SÁT 1 Trương Chi, Truyện cổ tích Việt Nam tập1, (NXB Văn hóa Thông tin) 2 Trương Chi, Truyện cổ tích Việt Nam tập2, (NXB Văn hóa Thông tin) 3 Nhiều tác giả, Truyện cổ Andersen, tập 1, NXB Kim Đồng 4 Nhiều tác giả, Truyện cổ Andersen, tập 2, NXB Kim Đồng 5 Nhiều tác giả, Truyện cổ Andersen, tập 3, NXB Kim Đồng 6 Hữu Ngọc (2000), Truyện cổ Grim, tập 1, NXB Văn hóa, Hà Nội 7 Hữu Ngọc (2000), Truyện cổ Grim, tập 2, NXB Văn hóa, Hà Nội 8 Hữu Ngọc (2000), Truyện cổ Grim, tập 3, NXB Văn hóa, Hà Nội 9 Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 1, NXB Kim Đồng, Hà Nội 10.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 2, NXB Kim Đồng, Hà Nội 11.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 3, NXB Kim Đồng, Hà Nội 12.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 4, NXB Kim Đồng, Hà Nội 13.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 5, NXB Kim Đồng, Hà Nội 14.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 6, NXB Kim Đồng, Hà Nội 15.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 7, NXB Kim Đồng, Hà Nội 16.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 8, NXB Kim Đồng, Hà Nội 17.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 9, NXB Kim Đồng, Hà Nội 18.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 10, NXB Kim Đồng, Hà Nội 88 19.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 11, NXB Kim Đồng, Hà Nội 20.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 12, NXB Kim Đồng, Hà Nội 21.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 13, NXB Kim Đồng, Hà Nội 22.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 14, NXB Kim Đồng, Hà Nội 23.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 15, NXB Kim Đồng, Hà Nội 24.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 16, NXB Kim Đồng, Hà Nội 25.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 17, NXB Kim Đồng, Hà Nội 26.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 18, NXB Kim Đồng, Hà Nội 27.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 19, NXB Kim Đồng, Hà Nội 28.Gosho Aoyama (2001-2010) Thám tử lừng danh Conan, tập 20, NXB Kim Đồng, Hà Nội 29.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 21, NXB Kim Đồng, Hà Nội 30.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 22, NXB Kim Đồng, Hà Nội 31.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 23, NXB Kim Đồng, Hà Nội 32.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 24, NXB Kim Đồng, Hà Nội 33.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 25, NXB Kim Đồng, Hà Nội 89 34.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 26, NXB Kim Đồng, Hà Nội 35.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 27, NXB Kim Đồng, Hà Nội 36.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 28, NXB Kim Đồng, Hà Nội 37.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 29, NXB Kim Đồng, Hà Nội 38.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 30, NXB Kim Đồng, Hà Nội 39.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 31, NXB Kim Đồng, Hà Nội 40.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 32, NXB Kim Đồng, Hà Nội 41.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 33, NXB Kim Đồng, Hà Nội 42.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 34, NXB Kim Đồng, Hà Nội 43.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 35, NXB Kim Đồng, Hà Nội 44.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 36, NXB Kim Đồng, Hà Nội 45.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 37, NXB Kim Đồng, Hà Nội 46.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 38, NXB Kim Đồng, Hà Nội 47.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 39, NXB Kim Đồng, Hà Nội 48.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 40, NXB Kim Đồng, Hà Nội 90 49.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 41, NXB Kim Đồng, Hà Nội 50.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 42, NXB Kim Đồng, Hà Nội 51.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 43, NXB Kim Đồng, Hà Nội 52.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 44, NXB Kim Đồng, Hà Nội 53.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 45, NXB Kim Đồng, Hà Nội 54.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 46, NXB Kim Đồng, Hà Nội 55.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 47, NXB Kim Đồng, Hà Nội 56.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 48, NXB Kim Đồng, Hà Nội 57.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 49, NXB Kim Đồng, Hà Nội 58.Gosho Aoyama (2001-2010), Thám tử lừng danh Conan, tập 50, NXB Kim Đồng, Hà Nội 59.FuJiko.F.Fujio, Doraemon Tuyển tập truyện tranh màu 1, NXB Kim Đồng, Hà Nội 60.FuJiko.F.Fujio, Doraemon Tuyển tập truyện tranh màu 2, NXB Kim Đồng, Hà Nội 61.FuJiko.F.Fujio, Doraemon Tuyển tập truyện tranh màu 3, NXB Kim Đồng, Hà Nội 62.FuJiko.F.Fujio, Doraemon Tuyển tập truyện tranh màu 4, NXB Kim Đồng, Hà Nội 63.FuJiko.F.Fujio, Doraemon Tuyển tập truyện tranh màu 5, NXB Kim Đồng, Hà Nội 91 64.FuJiko.F.Fujio, Doraemon Tuyển tập truyện tranh màu 6, NXB Kim Đồng, Hà Nội 65.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 1, NXB Kim Đồng, Hà Nội 66.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 2, NXB Kim Đồng, Hà Nội 67.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 3, NXB Kim Đồng, Hà Nội 68.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 4, NXB Kim Đồng, Hà Nội 69.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 5, NXB Kim Đồng, Hà Nội 70.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 6, NXB Kim Đồng, Hà Nội 71.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 7, NXB Kim Đồng, Hà Nội 72.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 8, NXB Kim Đồng, Hà Nội 73.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 9, NXB Kim Đồng, Hà Nội 74.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 10, NXB Kim Đồng, Hà Nội 75.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 11, NXB Kim Đồng, Hà Nội 76.Au, Yao – Hsing, Ô long viện, tập 12, NXB Kim Đồng, Hà Nội 77.Dophinlmedia, Toàn tập bước khởi đầu cá heo nhỏ dành cho nhi đồng, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội 92 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 9 1 Các khái niệm cơ bản 9 1.1 Ngôn ngữ 9 Ngôn ngữ sử dụng trong các tựa sách mầm non được sử dụng nhiều phong cách chức năng khác nhau, nhưng trong đó sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tiêu biểu Ngôn ngữ được sử dụng trong các tựa sách là ngôn ngữ đã được biên tập và lựa chọn, đánh giá, thẩm định từ nhà xuất bản, cơ quan quản lý chuyên trách về xuất bản thực hiện Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày mang tính chung phổ biến nhưng ngôn ngữ sách được xác lập là ngôn ngữ trẻ em dễ tiếp nhận, phù hợp với xu thế phát triển chung và có tính giáo dục cao, theo tinh thần giáo dục đặc trưng với bản sắc truyền thống của quốc gia, dân tộc 13 2.5 Ngôn ngữ phải cô đọng, ngắn gọn 18 3 Vai trò của ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi 19 3.1 Đề tài .19 3.2 Trình bày 20 3.3 Bố cục .21 Trong chương này, tác giả đã nêu những vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay cho việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản, trong đó chú ý cách hiểu đúng đắn các khái niệm cơ bản của: ngôn ngữ, lời nói, phân biệt truyện tranh với truyện tranh thiếu nhi, ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi; xác định yêu cầu và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi, trong đó tập trung nhấn mạnh các đặc điểm: ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi sử dụng phải đúng, chuẩn hóa, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, cô đọng, giàu hình ảnh, thông tin phải chính xác; đồng thời, nêu bật được vai trò của ngôn ngữ truyện tranh thông qua phương diện: đề tài, trình bày, bố cục; và chỉ ra các nhân tố tác động trong việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi 30 Chương 2 31 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI .31 93 1.Việc sử dụng ngôn ngữ trong một số tựa sách truyện tranh thiếu nhi qua số liệu khảo sát .31 1.1 Ngôn ngữ tiêu đề 31 Tiêu đề các câu chuyện nhỏ và tên của một tập sách đầu ngắn gọn, hàm xúc, có tính biểu cảm và hấp dẫn Thí dụ: Sắc màu đồng thoại, Trò chơi EQ, Nhận biết số, Nhận biết động vật và bốn mùa… 31 Những tiêu đề sách gắn bó mật thiết và thường là một trong những “nhãn tiền” của một cuốn sách hay một câu chuyện Thông qua tiêu đề sách sẽ gợi mở nội dung và hình thức của cuốn sách, cũng là cách nhanh nhất đối với độc giả tiếp nhận Tiêu đề có ý nghĩa giáo dục và gợi ý sự tập trung cho trẻ: “Bé Thỏ đi mẫu giáo”, “Thỏ và rùa chạy thi”, “Cừu ngoan ngoãn”, “Bé tô màu”, “Vịt con xấu xí”, “ Nhận biết động vật và bốn mùa”, “Nhận biết số”, “ Nhận biết màu sắc” 31 1.2 Sử dụng từ ngữ 33 1.3 Dùng chất liệu văn học 34 3.2 Nhân hóa 46 3.6.1 Hiệu quả thẩm mỹ 55 3.6.2 Tăng cường tính dân tộc 55 3.6.3 Góp phần hình thành phong cách nhà văn 56 Hoặc: 67 “Quê hương là con diều biếc 67 Chiều chiều con thả trên đồng” 67 (Quê hương, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Tr 163, Đỗ Trung Quân) .67 Sửa thành: .67 “Quê hương là con diều biếc 67 Tuổi thơ con thả trên đồng” 67 Hoặc: 67 Trai gái bản mường cùng vui vào hội 67 Sửa thành: .68 Trai gái bản Mường cùng vui vào hội 68 94 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Anh Các số liệu, thông tin trong luận văn được công bố không trùng lặp với bất kỳ công trình nào khác đã công bố trước đó Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy ... cứu việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi hoạt động xuất bản; sở đề xuất số biện pháp nhằm sử dụng hiệu ngôn ngữ sách truyện tranh nói chung cơng tác biên tập truyện tranh thiếu nhi nói... thiếu nhi - Đưa số kết luận cách sử dụng ngôn ngữ xuất phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi; qua đó, đề xuất số biện pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng ngôn ngữ xuất phẩm truyện tranh dành cho thiếu. .. thiếu nhi hoạt động xuất bản, ý cách hiểu đắn khái niệm của: ngơn ngữ, lời nói, phân biệt truyện tranh với truyện tranh thiếu nhi, ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi; xác định yêu cầu đặc điểm sử

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

  • 1. Các khái niệm cơ bản

  • 1.1 Ngôn ngữ

    • Ngôn ngữ sử dụng trong các tựa sách mầm non được sử dụng nhiều phong cách chức năng khác nhau, nhưng trong đó sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tiêu biểu. Ngôn ngữ được sử dụng trong các tựa sách là ngôn ngữ đã được biên tập và lựa chọn, đánh giá, thẩm định từ nhà xuất bản, cơ quan quản lý chuyên trách về xuất bản thực hiện. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày mang tính chung phổ biến nhưng ngôn ngữ sách được xác lập là ngôn ngữ trẻ em dễ tiếp nhận, phù hợp với xu thế phát triển chung và có tính giáo dục cao, theo tinh thần giáo dục đặc trưng với bản sắc truyền thống của quốc gia, dân tộc.

    • 2.5 Ngôn ngữ phải cô đọng, ngắn gọn

    • 3. Vai trò của ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi

    • 3.1 Đề tài

    • 3.2 Trình bày

    • 3.3 Bố cục

    • Trong chương này, tác giả đã nêu những vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay cho việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản, trong đó chú ý cách hiểu đúng đắn các khái niệm cơ bản của: ngôn ngữ, lời nói, phân biệt truyện tranh với truyện tranh thiếu nhi, ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi; xác định yêu cầu và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi, trong đó tập trung nhấn mạnh các đặc điểm: ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi sử dụng phải đúng, chuẩn hóa, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, cô đọng, giàu hình ảnh, thông tin phải chính xác; đồng thời, nêu bật được vai trò của ngôn ngữ truyện tranh thông qua phương diện: đề tài, trình bày, bố cục; và chỉ ra các nhân tố tác động trong việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi.

    • Chương 2

    • THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

    • 1.Việc sử dụng ngôn ngữ trong một số tựa sách truyện tranh thiếu nhi qua số liệu khảo sát

      • 1.1 Ngôn ngữ tiêu đề

      • Tiêu đề các câu chuyện nhỏ và tên của một tập sách đầu ngắn gọn, hàm xúc, có tính biểu cảm và hấp dẫn. Thí dụ: Sắc màu đồng thoại, Trò chơi EQ, Nhận biết số, Nhận biết động vật và bốn mùa…

      • Những tiêu đề sách gắn bó mật thiết và thường là một trong những “nhãn tiền” của một cuốn sách hay một câu chuyện. Thông qua tiêu đề sách sẽ gợi mở nội dung và hình thức của cuốn sách, cũng là cách nhanh nhất đối với độc giả tiếp nhận. Tiêu đề có ý nghĩa giáo dục và gợi ý sự tập trung cho trẻ: “Bé Thỏ đi mẫu giáo”, “Thỏ và rùa chạy thi”, “Cừu ngoan ngoãn”, “Bé tô màu”, “Vịt con xấu xí”, “ Nhận biết động vật và bốn mùa”, “Nhận biết số”, “ Nhận biết màu sắc”.

      • 1.2 Sử dụng từ ngữ

      • 1.3 Dùng chất liệu văn học

      • 3.2 Nhân hóa

        • 3.6.1 Hiệu quả thẩm mỹ

        • 3.6.2 Tăng cường tính dân tộc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan