Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình ý nghĩa của nó đối với bản thân

14 4K 7
Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình  ý nghĩa của nó đối với bản thân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua từng giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền với sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng Về cơ bản, gia đình có ba chức năng chính: sinh đẻ, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các quyền tự nhiên của con người về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản Trên thực tế, nhiều quyền con người cơ bản cũng hình thành hoặc chịu sự tác động từ sự tổng hợp của ba chức năng nói trên, như quyền kết hôn, quyền li hôn, quyền cư trú, quyền về nhân thân,… Như vậy, quyền con người về hôn nhân và gia đình hình thành từ chính quá trình gia đình thành và thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó, đây là một hiện tượng xã hội lịch sử - Quá trình hình thành, phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ phận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nói chung Thấy được vai trò to lớn và tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình, em đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình Ý nghĩa của nó đối với bản thân ” để xây dựng bài tiểu luận này 1 Sau một thời gian tìm hiểu trên mạng và sách báo Em tìm thấy các tài liệu, sách, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cụ thể như sau: - Cẩm Nang Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam – Tác giả: TS NGUYỄN MINH HẰNG – NXB Thông Tin và Truyền Thông 2012 - Giới Thiệu Nội Dung Cơ Bản Của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 – Tác giả: ĐINH TRUNG TỤNG – NXB TP Hồ Chí Minh - 2000 - Giáo Trình Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam – Tác giả: PGS.TS HÀ THỊ LIÊN MAI – NXB Công An Nhân Dân Hà Nội – 2014 - Luật Hôn Nhân Và Gia Đình – NXB Chính Trị Quốc Gia - Giáo Trình Luật Hôn Nhân Và Gia Đình – Tác giả: NGUYỄN NGỌC ĐIỆN - Bài giảng và câu hỏi trắc nghiệm Pháp Luật đại cương – Trường Đại Học công nghiệp TP Hồ Chí Minh - Giáo trình Luật Hôn Nhân và Gia Đình - Tập 1 – Khoa luật Đại học Cần Thơ Với những tài liệu có được, em chỉ nghiên cứu trong phạm vi một bài tiểu luận nhỏ được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận dựa trên nội dung của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 Cộng thêm 2 những kiến thức cơ bản được cung cấp từ Bài Giảng Pháp Luật trường Cao Đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội và một số tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình ở Việt Nam Sau đây là phần trình bày chi tiết của đề tài Chương 1: Khái quát chung về Luật Hôn Nhân và Gia Đình 1.1 Khái niệm Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người Ông cha ta đã có câu: “Trai khôn lấy vợ,gái lớn gả chồng” nó đã là quy luật tự nhiên của mỗi người Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hê nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật pháp Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, có vai trò trong gia đình như nhau, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau xây dựng một gia đình tốt để rồi tham gia tích cực 3 vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần bảo vệ tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con trở thành công dân có ích cho xã hội Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội, mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công dân, nhà nước và xã hội Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy tắc pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ gia đình về hôn nhân và tài sản Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, li hôn , nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và các vấn đề khác có liên quan đến hôn nhân và gia đình 1.2 Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: quan hệ nhân thân và qua hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thiết ruột thịt khác Trong đó, quan hệ nhân thân có vai trò quan trọng và quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ về tài sản, các quan hệ về tài sản không dựa trên cơ sở hàng hóa, tiền tệ, không mang tính chất đền bù ngang giá 1.3 Phương pháp điều chỉnh 4 Phương pháp điều chỉnh của luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của nhà nước Về nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh của luật Dân sự là cơ sở cho việc áp dụng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Ngoài ra, phương pháp điều chỉnh của luật Hôn nhân và gia đình còn có một số đặc điểm sau: - Trong quan hệ hôn nhân và gia đình quyền đồng thời là nghĩa vụ của các chủ thể - Các chủ thể khi thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình - Các chủ thể không được phép bằng sự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định - Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình được bảo đảm bởi tính cưỡng chế nhà nước trên tinh thần phát huy tính tự giác thong qua giáo dục, khuyến khích và hướng dẫn thực hiện 1.4 Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng - Không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch: Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn 5 giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiên chính dân số và kế hoạch hóa gia đình - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhau - Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con giá, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú - Bảo vệ bà mẹ và trẻ em: Nhà nước xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ - Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con Chương 2: Những nội dung cơ bản của Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2.1 Kết hôn và các trường hợp bị cấm kết hôn: 2.2.1 Điều kiện kết hôn (Điều 9): - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên - Hôn nhân tự nguyện: Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân được ghi nhận trong rất nhiều văn bản chứ không chỉ trong luật Hôn nhân 6 và gia đình Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải là một nghĩa vụ, không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn, mà phải dựa trên sự chấp thuận của hai người - Không có sự lừa dối: Lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn (Điều 132 khoản 1 – Luật Dân sự năm 2005) - Không bị cưỡng ép của bên kia hoặc của người thứ ba (Điều 8 khoản 5 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000): Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ Cần lưu ý rằng trong thực tiễn xét xử, cưỡng ép kết hôn được hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một hai trong bên kết hôn - Việc kết hôn do nam nữa tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở 2.2.2 Các trường hợp bị cấm kết hôn (Điều 10): - Người đang có vợ hoặc có chồng - Người mất khả năng hành vi dân sự - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời 7 - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng - Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nhà nước (Điều 12) - Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính 2.2 Quan hệ giữa vợ và chồng: 2.2.1 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng (điều 18,19,20,21,22): - Vợ chồng chung thủy, thương, yêu, quý trọng, chăm sóc Giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình - Nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng tự quyết định, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng - Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau 2.2.2 Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng 8 - Quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng: + Vợ,chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung + Vợ,chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng - Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng (Điều 31) khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ, chồng đã chết 2.3 Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: 2.3.1 Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con: - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ: + Đối với con chưa thành niên cha mẹ có quyền quyết định chế đọ nhân than của con, quyền dặt họ tên, tôn giáo, quốc tịch, nơi ở + Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con + Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên - Quyền và nghĩa vụ của con điều 35: + Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gùn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình 9 + Con có quyền và nghĩa vự chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ 2.3.2 Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con cái - Con có quyền có tài sản riêng và con từ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lí - Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra 2.4 Cấp dưỡng: - Được thực hiện giữa cha mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình - Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kì hàng tháng, hành quý, nửa năm hoặc hàng năm một lần 2.5 Con nuôi - Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật làm con nuôi - Nghiêm cấm việc lợi dụng nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác 2.6 Chấm dứt hôn nhân: - Chấm dứt hôn nhân do một bên chết trước: Nếu kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm đầu tiên của hôn nhân thì khi vợ (hoặc 10 chồng) chết trước là thời điểm cuối cùng tất yếu của hôn nhân.Sau khi vợ (hoặc chồng) chết trước thì người chồng (hoặc vợ) còn sống vẫn được hưởng các quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người đã chết (quyền thừa kế tài sản) - Ly hôn: Khoản 8 điều 8 – Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng thuận tình được Tòa án giải quyết cho ly hôn bằng quyết định thuận tình ly hôn bằng bản án xử cho ly hôn có hiệu lực pháp luật Ly hôn một mặt của hôn nhân, nếu kết hôn là căn cứ xác lập quan hệ hôn nhân (làm phát sinh quan hệ vợ chồng) thì ly hôn là mặt trái của hôn nhân, nhưng không thể thiếu được khi quan hệ vợ chồng đã thực sự tan vỡ Trong trường hợp đó thì ly hôn là việc cần thiết cho cả hai vợ chồng, cho gia đình và xã hội vì nó giải phóng cho mọi người, cho vợ chồng và con cái Ly hôn là hành vi có ý chí của vợ chồng trên cơ sở yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng; ngoài ra không chủ thể nào khác có quyền yêu cầu ly hôn Việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp Luật tố tụng dân sự - Trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu li hôn 2.7 Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Với chính sách “Hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới”, ngày nay quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở nước ta ngày càng phát triển Việc điều chỉnh 11 quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của nước ta không chỉ phụ thuộc vào pháp luật trong nước mà còn phụ thuộc vào pháp luật nước ngoài, các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế Theo quy định tại khoản 14 điều 8 thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: - Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài - Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam - Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài 2.7.1 Kết hôn có yếu tố nước ngoài (điều 103) - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài: mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại Việt Nam thì người nước ngoài pahri tuân theo các điều kiện kết hôn được quy định tại Luật này - Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn - Nghiêm cấm các hàn vi lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoiaf để buôn bán phụ nữ; xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc các hành vi trục lợi khác 2.7.2 Ly hôn có yếu tố nước ngoài (điều 104) 12 - Việc li hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được quy định tại Luật Hôn Nhân và Gia Đình - Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam không thường trú tại việt Nam tại thời điểm yêu cầ li hôn thì việc li hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường chung thì theo pháp luật Việt Nam Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi li hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó Chương 3: Ý nghĩa của Luật Hôn Nhân và Gia Đình đối với bản thân Sau khi làm bài tiểu luận về Luật Hôn Nhân và Gia Đình, em đã bổ sung cho mình một số kiến thức quan trọng để sau này áp dụng vào cuộc sống của mình Em nhận thấy tầm quan trọng của việc ban hành Luật Hôn Nhân và Gia Đình để rồi sau này xây dựng một gia đình vui tươi, đầm ấm, hạnh phúc và có ích cho xã hội KẾT THÚC Luật Hôn Nhân và Gia Đình đã đáp ứng yêu cầu trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Sau nhiều năm phát huy giá trị của nó trong thực tiễn, chúng ta nhận thức rằng hôn nhân là tổ chức cộng đồng xã hội ra đời sớm nhất lịch sử, và cũng là tổ chức mang tính bền vững nhất Kết hôn vừa là một hành vi dân sự vừa là hành vi văn hóa 13 và tác động lên nhiều chủ thể khác nhau, cả cộng đồng và xã hội Bởi vậy nên ngay trong bản thân nó tiềm ẩn nhiều bất trắc, ở đó bao gồm tất cả mọi khả năng về hạnh phúc và sự bất hạnh có thể xảy ra Vậy nên, pháp luật về Hôn Nhân và Gia Đình là những chế định hết sức đặc biệt, được xây dựng để điều chỉnh một quan hệ xã hội mang tính văn hóa đặc thù Việc xây dựng và áp dụng pháp luật cần sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, văn hóa dân tộc Đây chính là vấn đề bổ sung văn hóa cho pháp luật thực tại khi xã hội có những bước tiến về khoa học kỹ thuật Luật Hôn Nhân và Gia Đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp cảu gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững Luật Hôn Nhân và Gia Đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà Nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam 14 ... đến nhân gia đình 1.2 Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh luật Hơn nhân gia đình quan hệ xã hội lĩnh vực hôn nhân gia đình: quan hệ nhân thân qua hệ tài sản vợ chồng, cha mẹ con, người thân. .. NXB Thông Tin Truyền Thông 2012 - Giới Thiệu Nội Dung Cơ Bản Của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 – Tác giả: ĐINH TRUNG TỤNG – NXB TP Hồ Chí Minh - 2000 - Giáo Trình Luật Hơn Nhân Và Gia Đình. .. xã hội Luật Hôn nhân gia đình ngành luật độc lập hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm quy tắc pháp luật Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ gia đình nhân tài sản Chế độ nhân gia đình tồn

Ngày đăng: 27/02/2016, 13:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan