BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NHGIỆPx

14 200 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NHGIỆPx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

shjj

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NHGIỆP I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần cơ khí 75 1 Lịch sử hình thành công ty cổ phần cơ khí 75: Công ty Cổ phần cơ khí 75 có tiền thân là một xưởng vật liệu thành lập năm 1966 với nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển và dự trữ vật liệu, vũ khí phục vụ chiến tranh, có tên là xưởng KT66. Xưởng KT66 được chuyển tên thành Xưởng cơ khí 75 theo quyết định Số 3058 QĐ/TC và quyết định 81/2000 của Bộ giao thông vận tải ngày 13/12/1974. Thời điểm này Xưởng cơ khí 75 có 70 cán bộ công nhân viên. Giai đoạn này nhiệm vụ chính của Xưởng cơ khí 75 vẫn là dự trữ vật liệu kết hợp với mở rộng sản xuất (chủ yếu là tự do kinh doanh các mặt hàng, chưa có mặt hàng chính). Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải, Xưởng cơ khí 75 là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sông miền Bắc (nay là Tổng công ty vận tải thuỷ) nhưng là đơn vị tiến hành hạch toán độc lập. Sau giải phóng, Xưởng cơ khí 75 chủ yếu sửa chữa các loại thiết bị, máy móc xếp dỡ trung bình (cẩu trục, băng tải) phục vụ các bến cảng và cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu vận tải đường sông. Ngày 16/6/1978, Xưởng cơ khí 75 đổi tên thành Nhà máy cơ khí 75 theo quyết định số 1248 QD/TC của Bộ giao thông vận tải, với số lượng cán bộ nhân viên là 150 người. Nhà máy lúc này sản xuất theo kế hoạch, không tự thiết kế sản phẩm mà sản xuất theo thiết kế do phía khách hàng cung cấp (thực chất là hình thức hoạt động bao tiêu sản phẩm). Trong giai đoạn 1976 - 1985, Nhà máy cơ khí 75 đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, đặc biệt là thành tích sửa chữa, đóng mới cẩu trục Pooctich và cầu bờ (đây đồng thời là 2 đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ giao thông vận tải) nên Nhà máy đã được nhận bằng khen từ Bộ giao thông vận tải. 1 Sau Đại Hội Đảng VI (năm 1986), Việt Nam đi theo con đường phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước không còn mang tính bao cấp hoàn toàn. Nhà máy cơ khí 75 giai đoạn này đã mở thêm một xưởng dịch vụ nhằm mở rộng mặt hàng kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với nhiều đối tác, cơ quan, doanh nghiệp khác. Tuy nhiên suốt giai đoạn 1987 – 1995, hoạt động của Nhà máy vẫn mang nặng tính bao cấp, sản phẩm sản xuất ra gặp phải nhiều sự cạnh tranh. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp khiến cho việc cải thiện tình hình kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 1996-2002, Nhà máy đã tiến hành một số cải tổ về cơ cấu tổ chức quản lý, đồng thời mở rộng sản xuất và bước đầu sản phẩm đã có được chỗ đứng trên thị trường. Năm 2002, đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường, Nhà máy cơ khí 75 đã có những bước phát triển mới. Ngày 14/9/2002, Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 2681/2000 đổi tên Nhà máy cơ khí 75 thành Công ty cơ khí 75. Cơ cấu tổ chức của công ty cũng được sắp xếp lại, chỉ còn 127 thành viên, trong đó có 22 người là cán bộ quản lý. Đồng thời phân xưởng 2 của Công ty được tách ra thành một xí nghiệp trực thuộc với tên gọi Xí nghiệp Cơ điện hoá chất, chuyên sản xuất các vật liệu chịu lửa, sản phẩm kẽm, sơn tổng hợp các loại… Xí nghiệp Cơ điện hoá chất là đơn vị tiến hành hạch toán phụ thuộc, có mã số thuế phụ. Tiếp đó năm 2003, Tổng công ty Đường sông miền Bắc đã có chỉ thị yêu cầu Công ty cơ khí 75 thực hiện cổ phần hoá nhằm tạo điều kiện tăng vốn lưu động của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngày 16/3/2004, Công ty cơ khí 75 chính thức tổ chức Đại hội cổ đông, đồng thời bầu ra Hội đồng quản trị. 2 Ngày 18/4/2004 sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho phép công ty hoạt động với cái tên chính thức Công ty Cổ phần cơ khí 75. Công ty Cổ phần cơ khí 75 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất đóng mới và sửa chữa các thiết bị nâng hạ phục vụ ngành đường sông, kết hợp sản xuất các sản phẩm cơ khí và dịch vụ khác. 2. cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần cơ khí 75 Trước giai đoạn cổ phần hoá, doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức theo mô hình chức năng. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cán bộ lãnh đạo chức năng (các phó giám đốc, trưởng các phòng ban, quản đốc các phân xưởng…). Tuy nhiên khối lượng công việc quản trị lớn dẫn đến tình trạng người thừa hành cùng lúc phải thực hiện nhiều quyết định khác nhau, nhiều khi các quyết định lại chồng chéo lên nhau. Để khắc phục tình trạng này, sau giai đoạn cổ phần hoá Công ty Cổ phần cơ khí 75 áp dụng mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Lãnh đạo doanh nghiệp (Giám đốc) nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các lãnh đạo chức năng (Các phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc) trong việc đưa ra các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực thi các quyết định. Người đứng đầu doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và toàn quyền trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền đạt và thực thi các quyết định vẫn tuân theo các tuyến được quy định cụ thể, được thực thi và giám sát, truyền đạt bởi các lãnh đạo của các bộ phận trong tuyến đó. II. Quy trình công nghệ chế tạo trong quà trình sản xuất Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : Các sản phẩm chính của Công ty được sản xuất theo hình thức đơn chiếc theo đơn đặt hàng. Với đặc điểm cơ bản là sản phẩm lớn, kết cấu phức tạp thì quy trình sản xuất sản phẩm được phân ra làm nhiều công đoạn tuần tự kế tiếp nhau cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần cơ khí 75, quá trình sản xuất các sản phẩm chính được chia ra làm 3 công đoạn : • Chế tạo phôi : Toàn bộ nguyên vật liệu ở dạng thô (sắt, thép, kim loại…) được sơ chế (cưa, cắt, rèn…). Thành phẩm của công đoạn này là kim loại, 3 nguyên vật liệu được pha thành tấm, miếng đã qua xử lý theo yêu cầu kỹ thuật ban đầu. • Gia công cơ khí : Các tấm, miếng kim loại được đem đi tiện, phay, nguội, bào… bằng các máy móc kỹ thuật chuyện dụng nhằm tạo ra các thành phẩm bộ phận theo đúng yêu cầu thiết kế. • Lắp đặt : Sản phẩm được hoàn thiện bằng việc lắp đặt các thành phẩm bộ phận từ công đoạn cơ khí, tiến hành kiểm tra, chạy thử, hoàn thiện sản phẩm. Công đoạn này thường được thực hiện 2 lần, lần một ở đơn vị sản xuất và lần 2 ở đơn vị khách hàng. Quy trình sản xuất cầu trục tại Công ty cổ phần cơ khí 75 được thể hiện dưới sơ đồ sau : 4 Thép CT3 Gia công các chi tiết khung dầm ,lan can Gá hán,liên kết dầm đầu ,dầm chính Đánh ghỉ , sơn chống ghỉ, sơn màu vàng Pha phôi trục , bánh xa,gối trục Thép CT45 Mài trục , gối trụcTiện trục , gối trục Ép trục vào bánh xe , vòng bi TiệnĐúc bánh xe Thép 55L Dây cáp điện khởi động từ Lắp vào hộp điện Các bánh thành phần mua ngoài Pa lăng điện Kho bán thành phẩm Tổng lắp đặt tại bên B - Tổng công ty CK75 Kiển tra chất lượng sản phẩm Việc thiết kế các sản phẩm được tiến hành tại phòng kỹ thuật vật tư. Sau khi việc ký kết hợp đồng được hoàn tất (hợp đồng kinh tế hoặc xây dựng bao gồm 6 bản gốc có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 3 bản), 1 trong 3 bản hợp đồng gốc được chuyển cho phòng kỹ thuật vật tư. Tuỳ theo yêu cầu công việc bản hợp đồng gốc có thể tiếp tục được sao chép và lưu hành trong phòng. Phòng kỹ thuật vật tư của Công ty cổ phần cơ khí 75 có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, trong đó có 3 nhân viên chuyên trách về việc thiết kế và thực hiện các bản vẽ kỹ thuật. Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (khối lượng nâng, độ cao nâng, chiều cao, số lượng dầm đỡ, chất liệu, kiểu dáng, công nghệ chế tạo, loại sơn sử dụng…), phòng kỹ thuật sẽ thiết kế các chi tiết cụ thể của sản phẩm. Mỗi chi tiết đều được vẽ trên 3 hình chiếu của bản vẽ kỹ thuật (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu xiên) với các thông số về tên của chi tiết, tỉ lệ, vật liệu chế tạo, khối lượng của chi tiết, số lượng của chi tiết. Trên mỗi bản vẽ kỹ thuật có ghi đầy đủ tên người thiết kế, người vẽ, người kiểm tra, người xét duyệt (Người xét duyệt là trưởng phòng Lê Văn Quỳ). Thông thường nhân viên thiết kế và nhân viên vẽ là một người, nhưng hiện nay công ty cổ phần cơ khi 75 sử dụng ba nhân viên, hai người 5 Chạy thử không tải Lắp đặt, hoàn thiện ( Tại bên A- khách hàng) Chạy thử có tải Kiển định chất lượng ,nghiện thu, bàn giao chuyên thiết kế chi tiết trên giấy, một người chuyên chuyển đổi các bản vẽ trên giấy thành các bản vẽ có độ chính xác cao trên máy (Đây thực chất là một vấn đề hạn chế về kỹ thuật, do nhân viên có năng lực thiết kế tốt đã có tuổi nhưng lại không có kỹ năng thiết kế trên máy tính, trong khi nhân viên có kỹ năng thiết kế trên máy tốt lại chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để thiết kế các chi tiết dựa vào các thông số kỹ thuật ban đầu từ hợp đồng kinh tế). Do số lượng các chi tiết của mỗi sản phẩm thường nhiều, đồng thời yêu cầu kỹ thuật về chế tạo cũng không đòi hỏi các mô hình 3D nên các chi tiết này sau khi được vẽ 3 mặt cắt kỹ thuật riêng biệt trên máy tính thường không được hiển thị bằng hình ảnh, mô hình 3D. Các chi tiết sản phẩm thường có kích thước lớn và nhiều chỉ số kỹ thuật nên cỡ giấy kỹ thuật sử dụng rất đa dạng, đa phần là A0, A1,A2,A3. Cỡ giấy A4 thường ít được sử dụng trong các bản vẽ kỹ thuật mà dùng nhiều cho việc in ấn văn bản. Sau khi mỗi bản vẽ chi tiết được duyệt, phòng kỹ thuật sẽ gửi cho đối tác(thường sử dụng fax và e-mail) để lấy ý kiến. Bản vẽ sẽ được chỉnh sửa trong phạm vi các điều khoản của hợp đồng, đến khi cả 2 bên đều thống nhất, sẽ có được bản vẽ kỹ thuật hoàn thiện các chi tiết sản phẩm. Việc chỉnh sửa thiết kế có thể có sự tham gia của bên thứ 3 để đảm bảo về tính khách quan, hợp lý (công ty tư vấn thiết kế). Với các công trình lớn sẽ phải có khâu duyệt bản vẽ thiết kế của cả 3 bên Bản vẽ kỹ thuật các chi tiết sản phẩm hoàn thiện được sao chép và chuyển giao cho phòng kế hoạch. Tại đây nhân viên xây dựng định mức sẽ xây dựng định mức tiêu hao về vật tư, lao động… cho các chi tiết này. Cuối cùng bản vẽ kỹ thuật và các yêu cầu về định mức tiêu hao được chuyển cho các phân xưởng tiến hành sản xuất. 6 III. Các loại máy móc , thiết bị cơ điện tử dùng trong sản xuất A. Máy tiện vạn năng Một số hình ảnh về máy tiện vạn năng 7 Các thông số kỹ thuật của máy tiện van năng : • Đường kính lớn nhất của phôi gia công là ∅ 400mm • Khoảng cách giữa hai mũi tâm có 3 cỡ: 710, 1000, 1100mm • Số cấp tốc độ trục chính là: Z=23 • Gới hạn vòng quay trục chính: n Tc = 12,5-2000 (vòng/phút) • Cắt được các loại ren: Quốc tế: 1-142mm Anh : 24-21’’ Modun : 0,5-48 π Pitch: 49-1 • Lượng chạy dao dọc : S d =0,7-4,16(mm/vòng) • Lượng chay dao ngang : S ng =0,035-2,08(mm/vòng) 8 • Động cơ chính: N1=10kw, n đc1 =1450 (vòng/phút) • Đọng cơ chạy nhanh: N1=1kw , n đc2 =¿ 1410 (vòng/phút) • Trọng lượng máy 22000kg Các cộng việc thường sử dụng trên máy vạn năng của công ty Ck75 là:  Gia công các mặt tròn xoay ngoài và trong ,mặt đầu , ta rô và cắt răng  Gia công các khối không tròn xoay với các đồ gá phụ trợ  Gia công tiện ren ,tiện lỗ và tiện rãnh B. Máy phay vạn năng Một số hình ảnh về máy phay vạn năng: 9 Các thông số kỹ thuật của máy phay vạn năng: Dịch chuyển mũi trục đứng, mm 150 Phạm vi tốc độ quay của trục chính, v/ph. (trục đứng / trục ngang) 63-5817 60-1350 Khoảng cách từ mũi trục đứng tới bàn máy, mm 200-550 Khoảng cách từ tâm trục ngang tới bàn máy, mm 155-455 Khoảng cách từ tâm trục đứng tới trụ máy, mm 0-300 Ăn dao của trục chính, mm 0.04 / 0.08 / 0.15 Số cấp tốc độ ăn dao của trục chính 3 Phạm vi dịch chuyển dọc và ngang, mm/ph. 22 - 555 Tốc độ nâng hạ bàn máy, mm/ph. 560 Kích thước bàn máy, mm 1250 x 320 Rãnh chữ T, mm ((SL x chiều rộng x khoảng cách) 3/14/70 Công suất động cơ chính, kW 3,7 / 2,2 10 . đư c chuyển cho phòng kỹ thu t v t tư. Tuỳ theo yêu c u c ng vi c b n h p đồng g c có th ti p t c đư c sao ch p và lưu hành trong phòng. Phòng kỹ thu t. vi c và toàn quyền trong phạm vi doanh nghi p. Vi c truyền đ t và th c thi c c quy t định vẫn tuân theo c c tuyến đư c quy định c th , đư c th c thi

Ngày đăng: 02/05/2013, 18:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan