Công tác quản trị tiền lương

21 282 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Công tác quản trị tiền lương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM VA QC HOA HƯỚNG DƯƠNG

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM VA QC HOA HƯỚNG DƯƠNG A.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Một số khái niệm liên quan. 1. Khái niệm tiền lương, tiền công, thù lao lao động. - Theo tổ chức lao động thế giới (ILO): + Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. + Tiền công là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động (chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định) được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế. - Ngày nay người ta đã đi đến thống nhất về khái niệm tiền lương như sau: + Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng) phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong thời gian hợp đồng lao động. + Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường là theo giờ) trong những hợp đồng thuê mướn nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động. Việc trả công lao động thường được trả một lần sau khi hoàn thành khối lượng công việc nhất định hoặc cho một thời gian làm việc. + Thù lao lao động: bao gồm mọi hình thức lợi ích về tài chính, phi tài chính và những dịch vụ đích thực mà người lao động được hưởng trong quá trình làm thuê. 2. Chức năng của tiền lương + Chức năng thước đo giá trị lao động Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động. + Chức năng tái sản xuất sức lao động Tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động, đó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người lao động, theo điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. + Chức năng kích thích Sinh viên thực hiện: - 1- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động Kích thích là hình thức tác động, tạo ra động lực trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, nó biểu hiện trên nhiều dạng, có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, có lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội + Chức năng bảo hiểm, tích lũy. Bảo hiểm là nhu cầu cơ bản trong quá trình làm việc của người lao động. Chức năng bảo hiểm tích lũy của tiền lương duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian còn khả năng lao động và đang làm việc, tiết kiệm tiền lương từ người lao động. + Chức năng xã hội Chức năng xã hội là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động, điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân, tạo nên sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người lao động trong cùng một ngành nghề, khu vực và giữa các ngành nghề, khu vực khác nhau. Như vậy, bản chất tiền lương không bó hẹp trong phạm trù kinh tế đơn thuần được thể hiện như một khoản thù lao bù đắp những chi phí thực hiện trong quá trình lao động. 3. Sự cần thiết đưa ra các hình thức trả lương tại công ty *Trong phạm vi doanh nghiệp: Tiền lương có vai trò rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông thường người ta trả lương theo cách: hết giờ lấy tiền giống như những lao động làm các công việc theo giờ, theo ngày nhất định, hay của việc trao đổi mua bán diễn ra ở chợ. Còn doanh nghiệp là một tổ chức trong đó có ít nhất là 10 lao động trở lên, mọi hoạt động phải tuân thủ pháp luật nên cách thức trả lương như trên là không phù hợp, không khoa học. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có cách thức trả lương hợp lý sẽ không kích thích được người lao động làm việc hết khả năng, không thu hút được lao động có trình độ cao, năng lực tốt, cũng không giữ chân được người lao động do quy định cạnh tranh rất khốc liệt của thị trường. Vì vậy việc xây dựng cho mình các hình thức trả lương hợp lý, tuân thủ quy định của nhà nước, theo kịp được thời đại mang lại hiệu quả cao là rất cần thiết. Song việc lựa chọn các hình thức trả lương nào cho đơn vụ mình để phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh không phải là đơn giản. Có rất nhiều hình thức trả lương như: trả lương sản phẩm tập thể, khoán, gian tiếp, trả lương thời gian…, tất cả nó đều có một quy tắc chung, có ưu điểm và những hạn chế nhất định nhưng áp dụng như thế nào để hiệu quả cao nhất đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một bộ phận chuyên sâu nghiên cứu và triển khai, xây dựng một quy chế hoàn chỉnh tính thực thi cao. Bên cạnh đó cần học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị rút ra được những hạn chế của họ để khi áp dụng vào đơn vị mình tốt hơn. Sinh viên thực hiện: - 2- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động *Trong phạm vi xã hội: Các doanh nghiệp đưa ra các hình thức trả lương rất cần thiết vì khi đưa ra đơn vị phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thể theo dõi được hệ thống trả lương trong doanh nghiệp có phù hợp với quy định không, có công bằng với người lao động không, có thấp hay cao quá so với mặt bằng chung xã hội không để từ đó yêu cầu với doanh nghiệp phải điều chỉnh lại cho hợp lý hơn. Việc đưa ra các hình thức trả lương trong doanh nghiệp la một trong những yếu tố kích thích hoàn thiện các mối quan hệ lao động, điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân, tạo nên sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người lao động trong cùng một ngành nghề, khu vực và giữa các ngành nghề khác. *Yếu tố người lao động: Người lao động là cá nhân trực tiếp làm việc, tạo ra quá trình sản xuất, là những mắt xích để gắn lại thành một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Họ tạo ra hiệu quả sản xuất, khả năng của họ mang lại lợi ích cho côn ty, doanh thu và sự tồn tại và phát triển. Sự biến động của giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của họ, ai cũng mong muốn mình làm việc và được hưởng đúng với thành quả sức lao động bỏ ra. Tiền lương hợp lý chính là kết quả mà họ mong đợi từ phía công ty. Trong quá trình làm việc sự cạnh tranh giữa các bộ phận thì yếu tố tiền lương được đưa ra hàng đầu. Nếu trong cách thức trả lương không hợp lý giữa các bộ phận thì lập tức sẽ có những phản ứng không tốt, công viêc có khả năng bị đình trệ, mất sự đoàn kết. Mặt khác những người lao động có trình độ và năng lực tốt lại ảnh hưởng mức lương bằng với những người kém hơn thì họ sẽ không hài lòng, không cống hiến hết khả năng của mình và có thể chuyển đến làm việc cho những đơn vị có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tất cả những cạnh tranh, những cố gắng, phấn đấu của người lao động đều bắt nguồn từ tiền lương, đó là thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Hơn thế nữa chính là sự khẳng định mình trong công việc. Vì vậy việc đưa ra các hình thức trả lương hợp lý trong doanh nghiệp sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc giữ chân người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. 4. Các hình thức trả lương 4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm - Khái niệm: Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. Trong hình thức trả lương theo sản phẩm tiền lương của người lao động nhận được nhiều hay ít phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm, số lượng, chất lượng của sản phẩm được nghiệm thu hay khối lượng công việc đã hoàn thành. Sinh viên thực hiện: - 3- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động - Ý nghĩa của hình thức trả lương theo sản phẩm: + Quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động, vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. + Trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo…để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động. + Đóng góp vào việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động và tập thể người lao động. - Đối tượng áp dụng:Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao dộng trực tiếp sản xuất. Để hình thức trả lương sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng và đem lại hiệu quả khi trả lương cần có đầy đủ các điều kiện sau: - Xác định chính xác đơn giá trả lương sản phẩm. ĐG = (L CBCV + PC) x M tg. hoặc ĐG = (L CBCV + PC)/M SL. Trong đó: + L CBCV là lương cấp bậc công việc + PC là phụ cấp lương + ĐG là đơn giá lương sản phẩm + M tg là mức thời gian + M SL là mức sản lượng -Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc -Phải tổ chức kiểm tra nghiệp thu sản phẩm chặt chẽ -Phải có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về tiền lương. *Các hình thức trả lương theo sản phẩm 4.1.1. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân a. Khái niệm: Là hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp và số lượng, chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) mà người lao động làm ra. b. Đối tượng áp dụng: được áp dụng đối với những người trực tiếp sản xuất kình doanh trong các đơn vị kinh tế mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối cao, công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biêt. - Tiền lương của người lao động do chính năng suất cá nhân quyết định và được tính theo công thức TL spi =ĐG x Q i Trong đó: Sinh viên thực hiện: - 4- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động + TL spi : Tiền lương sản phẩm của công nhân i +Q i : Sản lượng của công nhân I trong một thời gian xác định. ĐG = (L CBCV +PC) x M tg hoặc ĐG = (L CBCV + PC)/M SL . Chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính được số tiền lương của mình. Gắn được lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân. Nhưng nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý, công nhân sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc thiết bị. 4.1.2. Hình thức trả lương sản phẩm tập thể a. Khái niệm: Chế độ trả lương sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho tập thể. b. Đối tượng áp dụng: áp dụng với những công việc hay sản phẩm do đặc điểm về tính chất công việc (hay sản phẩm) không thể tách riêng từng chi tiết mà phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân cùng hực hiện. c. Cách tính trả Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước sau đây: ĐG tt = ∑ (L CBCV + PC)/M SL Hoặc ĐG tt =∑(L CBCV + PC)xM TG Trong đó: + ĐG tt đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể +(L CBCV + PC) tổng tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của cả tổ. + M SL mức sản lượng của cả tổ + M TG mức thời gian của tổ Tiền lương sản phẩm tập thể tính theo công thức: TL tt = ĐG tt x Q tt. Trong đó: Q tt là sản lượng (hoặc doanh thu đạt được của tổ, đội) Bước 2: Tính lương cho từng người Sau khi xác định tiền lương sản phẩm tập thể có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để chia lương sản phẩm tập thể cho từng công nhân theo các phương pháp sau: a.Phương pháp trả lương theo hệ số điều chinh Để tiến hành chia lương tập thể theo phương pháp thời gian hệ số ta phải tiến hành các bước sau: Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân. T qđCNi = H LCBCNi x T LVTTCNi Sinh viên thực hiện: - 5- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động Trong đó: + T qđCNi là thời gian làm việc thực tế quy đổi của công nhân i + H LCBCNi là hệ số lương cấp bậc của công nhân i + T LVTTCNi là thời gian làm việc thực tế của công nhân i Bước 2: Tính lương sản phẩm theo một đơn vị thời gian quy đổi. TL 1tghs = ∑TT sptt /∑T qđi (với i=1,n) Trong đó: + TL 1tghs là tiền lương của một đơn vị thời gian quy đổi + ∑TT sptt là tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm + ∑T qđi là tổng thời gian quy đổi (hệ số) của tổ, nhóm Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân TL SPCNi = TL SP / 1 đơn vị T qđ x T qđ Cni b. Phương pháp trả lương theo thời gian hệ số Bước 1: Tính đổi thời gian làm việc thực tế của từng công nhân về đơn vị thời gian quy đổi chung. Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 đơn vị thời gian quy đổi Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng các nhân c. Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương Thực chất của phương pháp này là căn cứ vào năng suất, kết quả lao động của mỗi người lao động, những người có trách nhiệm sẽ tiến hành bình bầu và cho điểm dùng để trả lương. Bước 1: Quy đổi điểm được bình bầu của từng công nhân Đ qđcni = Đ đbcni x H LCBCNi Trong đó: + Đ qđcni là điểm quy đổi của công nhân i + Đ đbcni là điểm được bình của công nhân i + H LCBCNi là hệ số lương cấp bậc của công nhân i Bước 2: Tính lương sản phẩm cho 1 điểm quy đổi TL splđ = ∑TL sptt / ∑Đ qđcni (với i =1,n). Trong đó: + TL splđ là tiền lương của 1 điểm quy đổi + ∑TL sptt là tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm + ∑Đ qđcni là tổng điểm quy đổi của tổ, nhóm Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm của từng công nhân TL spcni = TL sp1đ x Đ qđcni Trong đó: Sinh viên thực hiện: - 6- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động + TL spcni là tiền lương sản phẩm của công nhân i + TL sp1đ là tiền lương của 1 điểm quy đổi + Đ qđcni là điểm quy đổi của công nhân i Cách tính lương này có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, nhóm để cả tổ, nhóm làm việc hiệu quả hơn. Nhưng nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác có thể gây mất đoàn kết nội bộ làm giảm động lực lao động. 4.1.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp a. Khái niệm: là hình thức trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ phụ trợ như công nhân điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết bị, phục vụ vận chuyển kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm…, căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính. b. Cách tính trả Công thưc tổng quát tính đơn giá tiền lương sản phẩm gián tiếp của công nhân phụ, phụ trợ: ĐG Pi = (L CBCNP + PC P ) x Mtg i x H Pvi hoặc ĐG Pi = (L CBCNP + PC P ) x H Pvi / Msl i Như vậy tiền lương được tính theo công thức: TL SPCNi = ∑ (ĐG Pi x Q i ) Trong đó: + ĐG Pi : là đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ công nhân thứ i + L CBCNP : là lương cấp bậc của công nhân phụ + PC P : phụ cấp của công nhân phụ + Mtg i : mức thời gian của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ + Msl i : mức sản lượng của công nhân chính thứ I được công nhân phụ phục vụ + H Pvi : hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân chính thứ i + TL SPCNi : là tiền lương của công nhân phụ + Q i : sản lượng hoàn thành của công nhân thứ i. Hình thức trả lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Tuy nhiên, tiền lương của công nhân phụ phục vụ thuộc vào năng suất của công nhân chính. Năng suất lao động của công nhân chính cao thì tiền lương sản phẩm của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy, tiền lương của công nhân phụ nhiều khi phản ánh không chính xác kết quả lao động của công nhân phụ. 4.1.4. Hình thức trả lương sản phẩm khoán Sinh viên thực hiện: - 7- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động - Khái niệm: là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán. - Đối tượng áp dụng: được áp dụng trong trường hợp mà sản phẩm hay công việc khó giao chi tiết, phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay nhiều công việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định. Đối tượng khoán có thể là cá nhân hay một nhóm lao động. - Cách tính trả; Tiền lương sản phẩm khoán được xác định như sau: TL spk = ĐG k x Q k Trong đó: + TL spk là tiền lương sản phẩm khoán + ĐG k là đơn giá khoán cho sản phẩm hay công việc + Q k khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành Trả lương khoán có thể tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã hoàn hành trong từng đợt và thanh toán lương sau khi đã hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng giao khoán. Với phương pháp trả lương này sẽ khuyến khích người lao động phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động, tuy nhiên việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. 4.1.5. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng - Khái niệm: là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định. - Đối tượng áp dụng: được áp dụng đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm mà công việc hoặc sản phẩm có vai trò quan trọng hoặc yêu cầu bức xúc góp phần vào việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị. - Cách tính trả: Khi áp dụng hình thức trả lương này, toàn bộ sản phẩm đều được trả một đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng. Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính theo công thức sau: TL spt = L + L x m x h/100 Trong đó: + TL spt : là tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng + L: là tiền lương theo đơn giá cố định + m: tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng Sinh viên thực hiện: - 8- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động + h: % vượt mức chỉ tiêu thưởng Phương pháp tính lương này sẽ khuyến khích người lao động tích cực làm việc, khuyến khích họ tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nếu xác định không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương. 4.2. Hình thức trả lương thời gian - Khái niệm: là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. - Đối tượng áp dụng: áp dụng chủ yếu đối với khu vực hành chính sự nghiệp hoặc đối với công việc khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác. - Cách tính trả: Tiền lương thời gian được tính trả như sau: TL TG = ML x T LVTT Trong đó: + TL TG : là tiền lương thời gian trả cho người lao động + ML: là mức lương tương ứng với cấp bậc trong thang lương, bảng lương (mức lương giờ, ngày, tháng…). + T LVTT : thời gian làm việc thực tế (số ngày công, giờ công đã làm trong kỳ, tuần, tháng…) 4.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản - Khái niệm: Là hình thức trả lươngtiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. - Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu đối với khu vực hành chính sự nghiệp hoặc đối với công việc khó xác định định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác. - Hình thức trả lương tháng: Là hình thức trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng của công nhân viên chức. Hình thức trả lương tháng được áp dụng chủ yếu đối với viên chức làm việc trong khu vực nhà nước. Mức lương tháng được tính trả như sau: ML tháng = ML cb,cv + PC = H hsl x TL min + PC Trong đó: + ML tháng : Là mức lương tháng + ML cb,cv : Mức lương cấp bậc, chức vụ + H hsl : Hệ số lương + TL min : Tiền lương tối thiểu Sinh viên thực hiện: - 9- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động + PC: Các khoản phụ cấp (nếu có) Lương tháng được trả cố định hàng tháng theo thang bảng lương nhà nước ban hành hoặc theo mức lương thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động. Hình thức trả lương này đơn giản, dễ tính nhưng đang còn mang tính bình quân, chưa gắn liền với tiền lương năng suất công tác của mỗi người. - Hình thức trả lương ngày: Là hình thức trả lương tính theo mức lương (cấp bậc hay chức vụ) ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Hình thức trả lương ngày được áp dụng đối với công nhân viên chức trong các cơ quan, đơn vị mà có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày công cho mỗi người được cụ thể, chính xác. Mức lương ngày được xác định như sau: ML ngày = ML tháng + PC /N cđ Trong đó: + ML ngày : Mức lương ngày + N cđ : Các khoản phụ cấp (nếu có) Tiền lương thời gian tháng của người lao động được xác định theo công thức: TL tg tháng = ML ngày x N tt Trong đó: + TL tg tháng : Tiền lương thời gian tháng của người lao động + N tt : Số ngày làm việc thực tế Mức lương ngày dùng để trả đối với lao động theo hợp đồng thời hạn 1 tháng trở lên, thường thì cơ quan hợp đồng lao động hay doanh nghiệp tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày 1 lần cùng kỳ với hưởng lương tháng. Hình thức trả lương này giảm bớt được tính bình quân trong trả lương, có tác dụng khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng nhưng chưa phản ánh được hiệu quả lao động trong ngày làm việc. 4.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng - Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp thực hiện hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng hình thức thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định. Hình thức trả lương này thường áp dụng đối với những bộ phận sản xuất hoặc những công việc chưa có điều kiện trả lương theo sản phẩm hay những công việc đòi hỏi phảm đảm bảo tính chính xác cao, những công việc có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa cao. - Cách tính trả: Tiền lương của người lao động nhận được bao gồm tiền lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng. TL tg = ML x T 1vtt + T thưởng Sinh viên thực hiện: - 10- Lớp: [...]... của công ty : Giám đốc Giám đốc P.P Giám đốc Giám đốc P.P Hành Hành chính – – chính kế toán kế toán P.P Thiết Thiết kế kế Quản đốc Quản đốc P.P Kinh Kinh doanh doanh P.P Kỹ Kỹ thuật thuật P.P KCS KCS Công Công nhân gia nhân gia công công Công ty quan niệm lương là khoản thu nhập mà người lao động làm việc tại công ty nhận được hàng tháng theo công việc được phân công, theo chất lượng, hiệu quả công. .. trải qua nhiều công đoạn như bế gấp, láng bóng, làng mờ, cắt xén,… do đó hình thức trả lương này thường được công ty áp dụng với các bộ phận làm việc trực tiếp bao gồm công nhân gia công ở các bộ phận Do mỗi bộ phận làm một công việc khác nhau nên việc tính đơn giá tiền lương cho từng bộ phận cũng rất phức tạp Hiện tại đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể được tính như sau: Đơn giá tiền lương sản phẩm... theo hình thức mức lương cố định căn cứ vào công việc mỗi người đảm nhận như: Chức vụ Mức lương (đ/tháng) Trưởng phòng 2,000,000 Phó phòng 1,500,000 Nhân viên 1,200,000 (Nguồn phòng tổ chức – Tiền lương tiền công) Nhận xét: + Ưu điểm: Như vậy, theo cách tính lương này ta thấy nó gắn liền vơi doanh thu của công ty nên nó đã đúng với kết quả sản xuất của cả một tập thể người lao động Tiền lương của người... kết quả công tác của mình B THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO HOA HƯỚNG DƯƠNG Sinh viên thực hiện: - 11- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động I Khái quát chung về công ty Công ty TNHH Thương mại và Quảng cáo Hoa Hướng Dương là một Doanh nghiệp tư nhân, căn cứ vào chức năng và đặc thù ngành nghề kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý... năng suất lao động cho tổ của mình Tiền lương được tính đơn giản dễ hiểu Từ đơn giá tiền lương công nhân có thể tự tính mức lương của mình dựa vào số sản phẩm mà mình làm được trong kỳ, không gây ra thắc mắc hoặc nghi ngờ Tiền lương đã phản ánh được giá cả sức lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm tí hưởng ít Tiền lương được thanh toán đầy đủ đúng hạn tạo sự yên tâm cho công nhân làm việc Kế hoạch về lao... thời gian của công ty chỉ được áp dụng với Phó giám đốc, cho bộ phận làm theo thời gian như phòng hành chính kế toán, phòng thiết kế - Cách xác định tiền lương thời gian: LTT = LCB + L CV Trong đó: + LTT: Là tiền lương thực tế người lao động được nhận hàng tháng + LCB: Là tiền lương cơ bản áp dụng theo chế độ nhà nước hiện hành và căn cứ theo hiệu quả công việc + L CV: Là tiền lương công ty trả theo... của công ty hoặc có thể tham khảo thang bảng lương nhà nước + TLmin: Tiền lương tối thiểu do nhà nước ban hành + NC: Ngày công làm việc thực tế Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Hiền phòng Hành chính tháng 12 năm 2009 có hệ số lương cơ bản là 2.74, ngày công làm việc thực tế 26 ngày và tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định tại tháng 12 năm 2009 đối với các doanh nghiệp tư nhân là 800.000đ/ tháng Vậy tiền lương. .. 2.74 x 800.000 LCB= x 26 = 2.190.000 (đ/tháng) 26 Nhìn chung cách tính lương này đơn giản dễ hiểu, minh bạch vì nó chỉ dựa trên hệ số lươngtiền lương tối thiểu mà doanh nghiệp đang áp dụng do đó người lao động có thể tự tính được mức lương cơ bản của mình 3.2 Lương công việc do công ty trả Là phần lương công ty trả thêm so với lương cơ bản do chế độ nhà nước quy định cho người lao động nhằm đảm bảo... phương pháp xác định đơn giá tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuát Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH Thương mại và Quảng cáo Hoa Hướng Dương là In ấn gia công các sản phẩm mà lượng khách hàng thường xuyên biến động vậy tiền lươngcông nhân nhận được hàng tháng không có tính ổn định Nếu trong tháng đơn đặt hàng nhiều và đơn giá cao thì tiền lương tháng đó của công nhân cao và ngược lại... của công ty và có tính đến chỉ số giá cả ở thời điểm hiện tại để điều chỉnh 3.1 Lương cơ bản (LCB) Lương cơ bản là khoản lương trả cố định hàng tháng theo chức vụ, bậc lươnglương tối thiểu do nhà nước quy định Sinh viên thực hiện: - 18- Lớp: Báo cáo thực tập Tốt nghiệp động HSL x TLmin Khoa: Quản lý lao LCB = x NC 26 Trong đó: + LCB: Lương cơ bản + HSL: Hệ số ngạch, bậc lương theo hệ thống bảng lương . trả cho ng ời lao đ ng một c ch thư ng xuyên, ổn định trong thời gian hợp đ ng lao đ ng. + Tiền c ng là số tiền ng ời thuê lao đ ng trả cho ng ời lao đ ng. được cuộc s ng h ng ngày trong thời gian còn khả n ng lao đ ng và đang làm việc, tiết kiệm tiền lư ng từ ng ời lao đ ng. + Ch c n ng xã hội Ch c n ng xã hội

Ngày đăng: 01/05/2013, 16:35

Hình ảnh liên quan

II. Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty - Công tác quản trị tiền lương

h.

ực trạng các hình thức trả lương tại công ty Xem tại trang 12 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan