Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

114 1.2K 4
Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhược điểm của chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian qua từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm đáp ừng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Xu thế này có tác dụng hỗ trợ và bổ xung cho nhau, trong đó các quốc gia trên thế giới đều được tích cực đan xen và phối hợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; tự do hoá tài chính tiền tệ, vốn và lao động. Trên thực tế, phần lớn các quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững là do có sự hoà nhập về thương mại với thế giới. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này mà quốc gia kia lại chịu thiệt thòi. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo xu thế tự do hoá thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã kí kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tuân thủ các cam kết bắt buộc. Nội dung các cam kết liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có quy định về hạ thấp, thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước; điều chỉnh, kiểm soát hoạt động ngoại thương và là một nguồn thu không nhỏ của Ngân sách Nhà nước. . . Việc tuân thủ các cam kết về giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề trên. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuế xuấtnhập khẩu, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai là rất cần thiết. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nhận thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” để nghiên cứu cho chuyên đề của mình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhược điểm của chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian qua từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm đáp ừng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để nghiên cứu và tiếp cận đề tài, phương pháp luận được sử dụng gồm: - Phương pháp duy vật lịch sử. - Phương pháp duy vật biện chứng. - Các phương pháp như: + Phương pháp thống kê. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp logic. và một số phương pháp khác. Kết cấu của chuyên đề này gồm: 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Chương I: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩuchinh sách thuế xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kết luận. Do những hạn chế về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn ít, bài viết này chác chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự thông cảm của các thầy cô giáo cũng như mong được sự góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Duy Hào, các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị công tác tại phòng Thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục Thuế đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này. Hà nội ngày 02/05/2003. Sinh viên thực hiện 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I: Tổng quan về thuế xuất - nhập khẩuChính sách thuế xuât - nhập khẩu. I. Lý luận chung về thuế xuất - nhập khẩu A. Khái niệm về thuế 1. Khái niệm. Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân nhằm buộc các thể nhân và pháp nhân trích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư tài chính, do lưu giữ, chuyển dịch tài sản mang lại cho Nhà nước. 2. Đặc điểm. - Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế và tính pháp lý. Đặc điểm này đã được thể chế hoá trong Hiến pháp của mọi quốc gia. Việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân. Mọi công dân làm nghĩa vụ đóng thuế theo những luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Thuế chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội. Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng của các vấn đề kinh tế và xã hội của người làm nghĩa vụ nộp thuế. Việc xác lập một hệ thống thuế với các loại thuế xuất khác nhau trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, song thực tế, mức động viên qua thuế bao giờ cũng chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế -hội của một quốc gia qua từng giai đoạn lịch sử. Yếu tố kinh tế ràng buộc đến thuế trước hết phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của quốc gia; đến cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước. Cùng với các yếu tố đó, cần phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình. Yếu tố xã hội ràng buộc đến thuế chính là phong tục tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong từng giai đoạn lịch sử. - Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả bằng đúng số lượng và khoản thu mà Nhà nước thu được từ công dân đó. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách Nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3. Phân loại thuế. 3.1. Phân loại dựa vào cơ sở đánh thuế. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế, có thể chia các sắc thuế thành 3 loại: - Thuế thu nhập: bao gồm các sắc thuế đánh trên cơ sở là thu nhập. Thu nhập hình thành từ nhiều nguồn: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, cổ tức, trái tức. . . Thu nhập được biểu hiện dưới nhiều dạng do đó, thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. . . - Thuế tiêu dùng: là các loại thuế đánh vào phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế, thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng: thuế doanh thu, thuế TTĐB, thuế GTGT . . . - Thuế tài sản: là các loại thuế đánh vào tài sản. Tài sản co nhiều hình thức biểu hiện: tài sản lưu động (tiền mặt, tiền gửi. . .), tài sản cố định (nhà cửa, đất đai, máy móc. . .). Thuế tài sản đánh trên giá trị tài sản cố định được gọi là thuế bất động sản, đánh trên tài sản tài chính gọi là thuế động sản. 3.2. Phân loại dựa vào phương thức đánh thuế. Tuỳ thuộc vào phương thức đánh thuế, trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia thuế thành 2 loại: 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có đặc điểm là đối tương nộp thuế đồng nhất với đối tương chịu thuế. ở nước ta, thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất. . . - Thuế gián thu: là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Đặc điểm của thuế gián thu là người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. ở nước ta, thuế gián thu bao gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất - nhập khẩu. B. Thuế xuất - nhập khẩu là gì? 1. Khái niệm: Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. Thuế xuất nhập - khẩu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Thuế quan ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, thuế quan được sử dụng trong quan hệ kinh tế ngoại thương, buôn bán giữa các quốc gia tư bản. Lúc đó, được khuyến khích bởi các học thuyết tự do thuộc trào lưu kinh tế, người ta cho rằng thuế quan là cản trở lớn cho quá trình phát triển kinh tế và đấu tranh đòi xoá bỏ nó trong buôn bán giao dịch quốc tế. Quan điểm này đặc biệt thịnh hành ở 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Anh, nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển sớm nhất. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này ở một số nước mà nền kinh tế chưa phát triển , được khuyến khích bằng tư tưởng bảo hộ nền sản xuất trong nước, người ta lại sử dụng mạnh mẽ hàng rào thuế quan để che chắn cho nền sản xuất nội địa. ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, hầu hết các nước đế quốc đều sử dụng thuế quan như là một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương để giành lấy ưu thế trong lĩnh vực buôn bán. Hàng rào thuế quan được dựng lên, nhưng không phải để bảo hộ nền sản xuất trong nước mà để hỗ trợ các ngành có thế lực mang tính chất độc quyền. Thuế quan cao cho phép độc quyền trong nước thâu tóm thị trường nội địa và nâng giá để trang trải cho các khoản lỗ cho xuất khẩu nhằm chiếm lấy ưu thế trên thị trường quốc tế. ở thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, thuế quan được coi là một công cụ quan trọng của Nhà nước dùng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương. Sự mất cân đối kinh tế của các nước tham chiến và sự tan rã của việc buôn bán quốc tế sau chiến tranh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 30, làm người ta cảm thấy nếu chỉ sử dụng riêng thuế quan thì không đủ sức điều chỉnh quá trình hoạt động ngoại thương. Vì vậy, các quốc gia còn kết hợp hàng rào thuế quan với các công cụ khác như: hạn mức ngoại tệ trong thanh toán, tạo ra hạn ngạch xuất khẩu, quy định danh mục hàng hoá xuất -nhập khẩu. . . Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc sử dụng công cụ thuế quan ở các nước phát triển đã có sự thay đổi căn bản. Sự phát triển tương đối nhanh chóng của nền kinh tế các nước phát triển đã đưa tới sự ổn định trong buôn bán quốc tế và sự ra đời của hệ thống tiền tệ thế giới. Trong xu thế đó, hầu hết các nước đã dần dần từ bỏ cac biện pháp quản lý hành chính trong buôn bán ngoại thương. Người 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ta hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan vốn được coi trọng trong chiến tranh thế giới thứ nhất trong những nước tham gia hiệp định GATT (General Argreement On Tariffs and Trade). Trái với trào lưu trên, các nước đang phát triển đều nhấn mạnh đến công cụ thuế quan trong điều chỉnh hoạt động ngoại thương. Công cụ thuế quan của các nước này được sử dụng nhằm vào hai mục đích là động viên nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Điều này xuất phát từ hai lý do chủ yếu: Một là, nền công nghiệp của các nước đang phát triển còn yếu chưa đủ khả năng cạnh tranh. Hai là, nguồn tài chính của các nước còn eo hẹp, trong khi nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chính sách ngày càng lớn. Như vậy, với những nét khái quát về thuế trong tiến trình phát triển kinh tế của các nước, ta có thể rút ra những kết luận cơ bản sau: Thứ nhất, tuỳ theo tình hình kinh tế - chính trị của thế giới và của mỗi nước, ở từng giai đoạn khác nhau mà việc sử dụng công cụ thuế quan ở mỗi nước có những điểm khác nhau Thứ hai, khi nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh lớn thì hàng rào thuế quan không được coi trọng. Đối với những nền kinh tế phát triển thì mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước ít được đặt ra. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ ba, đối với những nền kinh tế đang phát triển, khả năng cạnh tranh còn yếu thì việc bảo hộ sản xuất trong nước là cần thiết. Đồng thời, để hoà nhập với xu thế tự do hoá thương mại, các nước này phải dần loại bỏ hàng rào thuế quan một cách hợp lý. 2. Phân loại thuế quan 2.1 Thuế quan theo mục đích. - Thuế quan theo mục đích ngân khố: đây là dạng thuế quan tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Loại thuế quan này mang tính chất là một loại thuế tiêu dùng đánh vào hàng hoá nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc vì những lý do kinh tế và xã hộ mà hạn chế nhập khẩu như rượu, bia, thuốc lá. . . - Thuế quan bảo hộ: Loại thuế quan này có nhiệm vụ chủ yếu là bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế quan bảo hộ thường được dùng trong các trường hợp sau đây: + Bảo hộ hàng xuất khẩu bán dưới giá sản xuất trên thị trường quốc tế để đảm bảo ưu thế cạnh tranh. + Hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá bằng việc thực hiện thuế xuất cao. + Bù đắp lỗ do chủ trương ưu tiên xuất khẩu vào những thị trường đặc biệt để tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng sản xuất trong nước hoặc sử dụng chế độ ưu tiên về thuế quan phục vụ cho việc nhập nguyên, nhiên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất trong nước. 10 [...]... hội đáng lẽ có thể làm tốt hơn nếu dùng ít nguồn lực hơn vào ngành X và chuyển các nguồn này vào một ngành xuất khẩu mà có thể thu được số ngoại hối để nhập sản phẩm X tại mức giá quốc tế rẻ hơn II Chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập 1 Thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế và bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc. .. địa 2 Chính sách thuế xuất - nhập khẩu và vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu 2.1 Khái niệm Chính sách thuế xuất - nhập khẩu là tổng hợp các phương hướng của Nhà nước vào từng giai đoạn trong lĩnh vực nộp thuế xuất - nhập khẩu và các biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định Chính sách thuế xuất - nhập khẩu thể hiện đường lối và phương hướng động viên thu nhập trong nền kinh tế quốc. .. đến chính sách thuế xuất - nhập khẩu Chính sách thuế xuất - nhập khẩu là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của một quốc gia Nó được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định đối với nền kinh tế Tuy nhiên, chính bản thân nó cũng chịu sự tác động của một số nhân tố cơ bản sau: - Nhân tố chủ quan + ý chí chủ quan của bộ phận xây dựng chính sách thuế xuất - nhập. .. nay I Nội dung của chính sách thuế - xuất nhập khẩu 1 Luật thuế xuất - nhập khẩu và các văn bản liên quan 1.1 Giai đoạn trước 1999 Luật thuê xuất - nhập khẩu của Việt Nam lần đầu được ban hành ngày 29/12/1987 có tên gọi “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” Tuy nhiên, từ năm 1990, Nhà nước ta thực hiện một chính sách kinh tế bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nền kinh tế nước ta đã... hình thức thuế xuất - nhập khẩu Chính sách thuế xuất - nhập khẩu được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật trong lĩnh vực nộp thuế xuất - nhập khẩu; xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu và ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu trong từng giai đoạn phát triển nhất định 23 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.2 Vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu 2.2.1... hành vĩ mô nền kinh tế, chính sách thuế xuất - nhập khẩu thực hiện công bằng xã hội thông qua việc đánh thuế vào các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu, điều tiết thu nhập của bộ phận dân cư có thu nhập cao, yêu thích hàng nhập khẩu thay cho việc dùng hàng trong nước 2.2.2 Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu Có nhiều nguyên tắc khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu Nhưng hiện... thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Hàng hoá thuộc đối tượng là hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam, hàng chuyển khẩu; hàng viện trợ nhân đạo không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế (gọi chung là đối tượng nộp thuế) , khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Căn cứ tính thuế Thuế... quan phân biệt: loại thuế quan có thể là thuế quan theo giá trị hoặc thuế quan đặc thù nhưng thuế suất thường được chia thành bậc theo giá cả hàng hoá 3 Vai trò của thuế xuất - nhập khẩu 3.1 Thuế xuất - nhập khẩu là một công cụ của chính sách thương mại - Chính sách tự do hoá thương mại: cơ sở của chính sách này là học thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo Lý thuyết... sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 05/07/1993, gồm các nội dung cơ bản sau: - Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và đưa từ khu chế xuất ra thị trường... tổng thể nền kinh tế thì các quy định pháp luật liên quan đến chính sách thuế xuất - nhập khẩu sẽ được họ chấp hành một cách nghiêm túc và đầy đủ Khi đó, chính sách thuế xuất - nhập khẩu mới có thể thực hiện một cách thuận lợi để đạt được các mục tiêu đề ra 31 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương II: Thực trạng chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam hiện

Ngày đăng: 29/04/2013, 16:35

Hình ảnh liên quan

Chúng ta sẽ nghiên cứu thị trường sản phẩm nội đị aX qua hình 1 dưới đây: - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

h.

úng ta sẽ nghiên cứu thị trường sản phẩm nội đị aX qua hình 1 dưới đây: Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2. Chi phí và lợi ích của thuế quan - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Hình 2..

Chi phí và lợi ích của thuế quan Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2: Tỷ trọng các mức thuế suất - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bảng 2.

Tỷ trọng các mức thuế suất Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3: tổng hợp số thu thuế từ hàng hoá xuất -nhập khẩu 1998 - 2002 - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bảng 3.

tổng hợp số thu thuế từ hàng hoá xuất -nhập khẩu 1998 - 2002 Xem tại trang 78 của tài liệu.
Nhìn vào bảng 4 ta thấy, nhập khẩu hàng hoá từ ASEAN giảm gần 5%, chủ yếu do giảm nhập khẩu từ Singapore - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

h.

ìn vào bảng 4 ta thấy, nhập khẩu hàng hoá từ ASEAN giảm gần 5%, chủ yếu do giảm nhập khẩu từ Singapore Xem tại trang 80 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan