Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ

49 481 0
Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn kinh tế: Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Mục lục Lời mở đầu .Trang 1 I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt namHoa Kỳ trong thời gian qua Trang 6 1.1. Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa kỳ Trang 3 1.2. Thực trạng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Trang 8 1.3. Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam .Trang 13 II. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định Thương mạihiệu lực .Trang 20 2.1. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ Trang 23 2.2. Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 29 III. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ .Trang 31 3.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô .Trang 38 3.2. Các biện pháp mang tính vi mô .Trang 31 3.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ Trang 40 IV. Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 46 V. Kết luận .Trang 49 - 1 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời Mở ĐầU Với hơn 30 năm liên tục (từ 1964 đến 1994) bị Hoa Kỳ cấm vận kinh tế, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Tuy nhiên cùng với nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kiên định với chính sách mong muốn là bạn của các nước trên thế giới Việt Nam đã tạo ra những cột mốc hội nhập quan trọng, mà cụ thể là việc Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN) năm 1995, tổ chức hợp tác kinh tế Châu A Thái Binh Dương (APEC) năm1998, và đặc biệt là việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1994. Ngày 13-7-2001 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam-Hoa kỳ thông qua việc kết Hiệp định Thuơng mại song phương. Ngày 8-6-2001, tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã chính thức trình Quốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn Hiệp định, và ngày 10-12-2001 quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước. Như vậy với việc Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực, các hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường mới mẻ này. Tuy nhiên có một thực tế là thị trường Hoa kỳ còn quá xa lạ và khác biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó sự khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế, ngoại giao, chính sách thương mại cũng như vị thế trên truờng Quốc tế tạo ra cho Việt Nam muôn vàn thách thức. Trước tình hình đó buộc Việt Nam phải có những biện pháp, chính sách hợp lý kịp thời để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu Hiệp định đã kết, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng, cơ hội mà thị trường Hoa Kỳ mang lại. - 2 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trên cơ sở đó, trong phạm vi đề án môn học em xin trình bày những tiềm năng và đề xuất một vài biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt NamHoa Kỳ sau khi Hiệp định thuơng mại song phương có hiệu lực. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Duy Bột đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt namHoa Kỳ 1.1. Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ - 3 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Việt NamHoa Kỳ bắt đầu có quan hệ thương mại từ năm 1992 tuy nhiên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 4,5 triệu USD. Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, thương mại hai chiều giữa Việt NamHoa Kỳ tăng đều theo cả hai chiều xuất và nhập khẩu, đa dạng dần về nhóm hàng và gia tăng về trị giá mỗi nhóm (xem Bảng 1). Bảng 1: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (1994-1997) Đơn vị : triệu USD 1994 1995 1996 1997 Xuất khẩu 50,4 200 308 372 Nhập khẩu 172 252 616 278 Tổng XNK 222 450 935 666 Xét về cơ cấu, trong thời kỳ 1994-1997 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Trong đó, cà phê chiếm phần lớn với tổng kim ngạch đạt 108 triệu USD năm 1997. Đặc điểm nổi bật của nhóm hàng này là có sự chênh lệch không đáng kể giữa mức thuế tối huệ quốc (MFN) và phi tối huệ quốc (non-MFN) và cầu về các loại hàng này rất cũng rất đa dạng. Hàng công nghiệp nhẹ bắt đầu xâm nhập và tăng trưởng nhanh mặc dù vẫn chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm. Từ 1996 xuất khẩu những mặt hàng như giày dép, nguyên liệu khoáng sản tăng nhanh. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là máy móc, thiết bị và phân bón. Điều này phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam cũng như đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ. Bảng 2: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 1998-2000) Đơn vị: triệu USD - 4 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1998 1999 1999/1998 1999 2000 2000/1999 2000/1999 Xuất khẩu 519,5 601,9 15,8% 601,9 827,4 226,5 37,63% Nhập khẩu 269,5 277,3 2,9% 277,3 330,5 53,2 19,18% Tổng XNK 789 879,2 11,4% 879,2 1157,9 279,7 131,8% Năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh, tổng kim ngạch lên tới 827,4 triệu USD so với mức 601,9 triệu USD năm 1999 đạt mức tăng trưởng 37,63 % (Bảng 2). Đây là một trong những mức tăng trưởng cao trên thế giới. Mặc dù mức tăng trưởng này đạt được trên cơ sở kim ngạch chưa cao nhưng là một tín hiệu tốt, thể hiện những phản ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp Việt Nam đối với các diễn biến trong quan hệ thương mại hai nước. Trong khi đó, cũng cần lưu ý rằng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng khá mạnh trong cùng kỳ 2000 (tăng 19,18% so với cùng kỳ năm 1999). Dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ cho đến hết 2001 sẽ tăng mạnh hơn năm 2000, đạt khoảng 900 triệu đến1 tỷ USD. Nhìn chung năm 2000, thương mại giữa hai nước tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến rất phức tạp. Xét về tổng kim ngạch thương mại song phương, Việt Nam hiện xếp thứ 70/227 nước có quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina, Slovenia mặc dù hàng Việt Nam đang phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn so với các nước này. Tuy nhiên, so với một vài nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất khẩu đạt khoảng 16,4 tỷ USD), Philipin (14 tỷ USD) thì xuất khẩu của ta còn thua kém nhiều. Thậm chí xuất khẩu của Việt Nam còn kém cả Campuchia (827 triệu USD). Lý do nổi bật nhất để giải thích cho sự việc này vẫn là thuế suất nhập khẩu quá cao đối với hàng xuất khẩu của ta khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cộng với việc hệ thống thương mại tại Hoa Kỳ khá mới và phức tạp đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam đã làm cho quá - 5 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trình thâm nhập thị trường này không dễ dàng với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định thương mại song phương và việc nâng cao nhận thức cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ rất nhạy cảm này. 1.2. Thực trạng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào Hoa Kỳ đang được đa dạng về chủng loại. Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là nhóm hàng hải sản chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ (quí 1 năm 2001 đạt kim ngạch xuất khẩu 74,4 triệu so với 46,4 triệu cùng kỳ năm 2000, bằng 60,3%-Bảng 3). Nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai là thịt và chế phẩm chiếm 15%. Nhóm hàng này có xu hướng giảm mạnh trong năm 2000, nhưng tăng dần lên trong quí 1 năm 2001 (tăng thêm 17,2 triệu so với 2,4 triệu USD cùng kỳ năm 2000, tăng 61,6%-Bảng 3). Bảng 3: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Hoa kỳ (tính đến tháng 4 năm 2001) Đơn vị: triệu USD Nhóm hàng 1999 2000 2000/ 1999 1-4/2000 1-4/2001 2001/ 2000 2001/ 2000 Tổng XK 601,9 827,4 225,5 238,2 254,7 16,5 6,9% Cá, hải sản 108,1 242,9 134,8 46,4 74,4 28,0 60,3% Caphê, chè 117,7 132,9 15,2 60,9 37,9 -23,0 -37,8% Giày dép 145,8 124,5 -21,3 47,1 41,5 -5,6 -11,9% Nhiên liệu 83,8 90,7 6,9 32,7 32,5 -0,2 -0,6% Thịt&chế phẩm 31,5 57,7 26,2 2,4 17,2 14,8 61,6% Hoa quả 23,7 51,1 26,4 10,0 12,6 2,6 20,6% Sản phẩm may mặc 36,4 81,0 44,6 16,2 17,8 1,6 9,9% Tác phẩm nghệ thuật,sưu tầm đồ cổ 0,6 12,9 12,3 0,9 0,2 -0,7 -77,7% Các nhóm hàng còn lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, thường dưới 1% và một số ít trên dưới 5% tổng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt, một số nhóm hàng có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2000 như giày dép, cà phê, chè, nhiên liệu .v.v . (Bảng 3). - 6 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Điểm đáng lưu ý là năm 2000 một số mặt hàng lần đầu tiên được xuất khẩu sang Hoa Kỳ như mỡ, dầu động thực vật, đá quý, các sản phẩm xay xát v.v. mở ra hướng phát triển thị trường mới cho một loạt các ngành sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên cũng đáng lo ngại khi một loạt mặt hàng xuất khẩu năm 2000 gần như biến mất khỏi thị trường Hoa Kỳ như sợi dệt gốc thực vật, tơ nhân tạo, hoá chất hữu cơ, vô cơ, các sản phẩm dượcv.v. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do doanh nghiệp Việt Nam không chịu đuợc lỗ do chênh lệch thuế và thực lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam không đủ mạnh trên thị trường Hoa Kỳ. Để nắm được rõ hơn thực trạng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cần đi sâu phân tích một số nhóm hàng điển hình. Những nhóm hàng có tỷ trọng lớn, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao; một số nhóm hàng suy giảm, và cuối cùng là một số nhóm hàng có tiềm năng mới có thể xuất sang thị trường Hoa Kỳ. - Nhóm hàng hải sản Trong lịch sử, Hoa Kỳ không và chưa phải là thị trường truyền thống của Việt Nam đối với mặt hàng này. Nhật Bản và E.U từ trước đến nayvẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu đối với mật hàng này. Ngoài yếu tố thuận lợi là các yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch của Hoa Kỳ không quá chặt chẽ và khó khăn như của thị trường EU, tuy nhiên cũng còn có khá nhiều khó khăn như khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu quá đa dạng và đặc biệt, khả năng nuôi trồng và đánh bắt của Việt Nam còn rất hạn chế. Chính vì những lý do trên nên đến cuối năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ không đáng kể. Tuy nhiên, năm 2000, mức tăng trưởng đã vượt xa dự kiến, khiến ngay cả phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự lo ngại đối với thị trường của họ. Mức tăng trưởng của năm 2000 đặc biệt cao, đạt mức 124,7%, đưa nhóm hàng này lên vị trí đầu bảng. Điều này cho thấy khi các doanh nghiệp - 7 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh thì thị trường Hoa Kỳ thực sự là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đầy hứa hẹn. Trong tổng số 134,7 triệu USD giá trị xuất khẩu tăng thêm trong năm 2000 thì có tới hơn 80 triệu USD thuộc về nhóm động vật giáp xác, tôm, cua, sò, v.v. Những hàng này thường được xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng sống, tươi, ướp lạnh hoặc hấp, luộc chín. Mức tăng trưởng 130,6% của nhóm này đóng góp hơn 70% vào mức tăng trưởng chung của toàn nhóm hàng hải sản. Qua sự tăng trưởng mạnh này có thể thấy, trước hết ảnh hưởng quan trọng của yếu tố giá cả tại thị trường Hoa Kỳ. Theo biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ, một số mặt hàng không có sự chênh lệch giữa hai mức thuế MFN và non-MFN hoặc nếu có thì mức chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, đối với các loại tôm hùm đá, tôm nhỏ cả hai loại thuế suất đều bằng 0. Đối với cua, mức thuế non-MFN là 15% so với MFN là 7,5 %. Ngoài ra, những mặt hàng này thực tế Việt Nam có khả năng nuôi trồng và tái tạo nguồn đánh bắt. Điều này cho thấy thị trường hải sản Hoa Kỳ còn nhiều chỗ trống cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập. Phân nhóm hàng quan trọng thứ hai là cá khúc và các loại cá tươi, ướp lạnh hoặc đông. Năm 2000, nhóm này tăng từ 15,6 triệu USD lên 32,6 triệu USD tương ứng mức tăng thêm 108,8%. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này. Nhận xét: Đối với nhóm hàng hải sản trong năm 2000 và đến quí 1 năm 2001 là tương đối tốt. Các doanh nghiệp của ta đã năng động tìm đối tác, tìm kẽ hở (chênh lệch thuế ít) đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa công tác nuôi trồng, quy hoạch, đặc biệt là khâu kiểm tra giám sát chất lượng hàng xuất. Trên phương diện vĩ mô cũng cần chuẩn bị đối phó với các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ khi họ thấy hàng xuất khẩu của ta tăng mạnh. - 8 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Nhóm hàng thứ hai là cà phê, chè, gia vị, v.v Nhóm mặt hàng này tiếp tục duy trì vị trí đứng thứ hai của mình bằng việc phục hồi mạnh mẽ trong năm 2000. Tương tự hải sản, nhóm này không có sự chênh lệch đáng kể giữa thuế MFN và thuế non-MFN (đều bằng không), hoặc không đáng kể. Ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ vào năm 1994, nhóm hàng cà phê, chè đã xâm nhập thị trường Hoa Kỳ và đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 1998. Năm 1999, xuất khẩu của nhóm này giảm gần 50%. Năm 2000 mặt hàng cà phê đã phục hồi và đã đạt mức tăng trưởng là 12,8%, chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng 85% tổng giá trị xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu đạt 112,9 triệu USD tăng 12,8% so với mức 100,1 triệu USD năm 1999. Do giá cà phê thế giới giảm mạnh nên sự phục hồi trên là rất đáng khích lệ, phản ánh lượng hàng xuất đã tăng và phục hồi trở lại. Cầu và thị phần cà phê Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ vẫn được duy trì. Trở ngại về thuế gần như không có (hầu hết bằng 0). Tuy nhiên, đến quí 1 năm 2001, mặt hàng cà phê, chè lại giảm mạnh (từ 60,9 triệu năm 2000 còn 37,9 triệu năm 2001, giảm 37,8%). Điều này cho thấy việc giá cả cà phê tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam. Phân nhóm chiếm tỷ trọng thứ hai là hạt tiêu. Năm 2000, phân nhóm này đạt mức 17,4 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 1999. Đặc biệt loại tiêu chưa xay hoặc tán, với mức thuế bằng 0 đã xâm nhập từ rất sớm vào thị trường Hoa Kỳ và tiếp tục tăng mạnh. Các phân nhóm còn lại như chè xanh, chè đen không có dấu hiệu tăng mạnh. Năm 2000 chỉ tăng từ 300.000 USD lên 1,4 triệu USD chiếm tỷ trọng khoảng 1%. Trong đó, chè đen các loại không có chênh lệch thuế, còn chè xanh có mức thuế chênh lệch là 13,6%. Quế, hạt hồi, gừng đều tăng mạnh nhưng giá trị tuyệt đối còn chưa cao. Giá trị xuất khẩu quế và hoa quế đạt - 9 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khoảng 1,1 triệu USD. Hạt hồi, rau mùi tăng 72% nhưng cũng chỉ đạt 98,5 nghìn USD. Mặt hàng gừng năm 2000 giảm mạnh khoảng 64,5 %. Với những số liệu trên có thể thấy rằng trong năm qua nhóm hàng này tăng trưởng không đáng kể mặc dù có một vài mặt hàng không có chênh lệch thuế giữa thuế non-MFN và MFN hay chênh lệch không đáng kể. - Nhóm hàng giày dép và phụ kiện giày dép Hiện nay, cùng với Trung Quốc và Indonesia, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn trong số các nước xuất khẩu có dùng nguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này. Do mức thuế suất non-MFN và MFN khá lớn (thường là 0 so với 20%) nên các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu ngoài Hoa Kỳ sản xuất tại Việt Nam rất khó thâm nhập. Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động rẻ của công nhân Việt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác. Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bởi các kênh phân phối khép kín sẵn có của các hãng nổi tiếng thế giới như Nike và Reebok và một số công ty khác có trụ sở tại Hoa Kỳ. Năm 1999 nhóm hàng này đạt giá trị 145,7 triệu USD, năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 21,3 triệu USD. Đến quí 1 năm 2001 mặt hàng này tiếp tục giảm mạnh đang đặt ra cho các doanh nghiệp da giầy Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam với vốn đầu tư trong nước, phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất, phương pháp tiếp thị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ đang áp - 10 - [...]... và dịch vụ của Việt Nam II Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại việt nam - hoa kỳhiệu lực Để có cái nhìn tương đối về tiềm năng xuất nhập khẩu đối với hàng hoá Việt nam sang Hoa kỳ chúng ta cần có cơ sở để xây dựng dự báo cho tương lai Ngoại thương của Việt nam trong buôn bán với Hoa Kỳ Cơ sở đó chính... trường Hoa Kỳ nói chung với ý nghĩa là một trong những thị trường nhập khẩu mới, đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam Cách thứ hai là dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo nhóm mặt hàng 2.1 Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ 2.2.1 Hoa Kỳ - Thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa. .. nhập khẩu đối với hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu sang thị Hoa Kỳ Ngoài ra Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ còn quy định rằng: Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng dành cho Việt Nam Chế độ Ưu đãi Thuế quan Phổ cập Như vậy là căn - 21 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cứ vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian qua; căn... tương đối rõ nét thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là, thực tiễn thương mại song phương trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của hai nước Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,068% tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Ngược lại xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng chỉ chiếm... mừng cho xuất khẩu Việt Nam 1.3 Đánh giá thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nhưng những biến động trong tăng trưởng của lượng hàng này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế Việt Nam Trước hết, cần khẳng định lại là do hàng hoá Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam đã và đang được... ở trên, nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh chóng, dự đoán trong thời gian tới có thể đạt 40 0-6 00 triệu USD mỗi năm trong các năm trước mắt Với việc Việt Nam được hưởng NTR và EXIMBANK khai thông tài trợ cho các công ty Hoa Kỳ kinh doanh với Việt Nam thì nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ chiếm phần lớn hơn nhiều trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể lấy mốc năm... đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang Hoa Kỳ 3.1 Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô 3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự phù hợp với những quy định của luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có rất nhiều quy định đặc thù và cùng với tính hiệu lực pháp lý, Hiệp định sẽ tạo nên rất nhiều điểm khác biệt so với những... thị hiếu của người dân Hoa Kỳ - Công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Mặc dù kim ngạch chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại thuộc loại cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam Với Việt Nam, rõ ràng thị trường Hoa Kỳ ngày càng có một vị... thời gian tới, Hoa Kỳ là một thị trường cung cấp bông đầy triển vọng đối với Việt Nam Trong những năm tới khi hưởng NTR và GSP của Hoa Kỳ, hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ thoả mãn các điều kiện về xuất xứ nguyên liệu do Luật pháp Hoa Kỳ quy định, chắc chắn sẽ thúc đẩy nguồn hàng bông sợi nhập từ Hoa Kỳ 2.2.2 Kết luận Cùng với thực trạng và triển vọng hoạt động nhập khẩu giữa hai nước như... thời kỳ 20012010, với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10 thang 12 năm 2001, và với những tài liệu thu thập được về phương pháp cũng như những con số dự báo về tương lai xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ, em xin được tổng hợp lại tiềm năng hai bên có thể đạt được sau khi hiệp định có hiệu lực Phương pháp dự báo được đưa ra theo hai

Ngày đăng: 29/04/2013, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan