MỘT số vấn đề PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN bố NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM trường quốc học huế

57 352 0
MỘT số vấn đề PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN bố NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM trường quốc học huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM A PHẦN MỞ ĐẦU I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cấu nền kinh tế quốc dân thì dịch vụ là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng Dịch vụ ngày chiếm vị trí trọng yếu kinh tế quốc dân yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giới cũng ở Việt Nam Nói tầm quan trọng hoạt động dịch vụ kế hoạch phát triển KT-XH, Chính phủ nhận định: "Dịch vụ mảng chiến lược năm sau" Trong địa lí kinh tế – xã hội nói chung , địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam nói riêng, dịch vụ chiếm khối lượng kiến thức tương đối lớn quan trọng hệ thống kiến thức địa lí, có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh tế xã hội khác Sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ có tác động mạnh đến sự phát triển và phân bố của toàn hệ thống KT-XH của một quốc gia Đối với học sinh giáo viên trường Chuyên, việc trang bị kiến thức ngành dịch vụ, yêu cầu cao hơn, sâu cả về kiến thức và kỹ Địa lý có liên quan đến chuyên ngành này, để phục vụ cho các kỳ thi học sinh giỏi, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hàng năm Do vậy ngoài sách giáo khoa cần có các chuyên đề chuyên sâu Hội thảo khoa học các trường THPT Chuyên Khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ những năm vừa qua đã giúp chúng ta có nhiều chuyên đề hay Năm với chuyên đề “một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở Việt Nam”, chúng ta sẽ cùng trao đổi sâu nội dung chuyên đề nhằm giúp giáo viên và học sinh chuyên Địa có thêm một nguồn tư liệu quý phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống kiến thức, kĩ học làm tập chuyên đề dịch vụ của nước ta Đề tài nghiên cứu bám sát nội dung chuyên đề chuyên sâu nhằm giúp giáo viên và học sinh có đủ kênh thông tin dạy và học chuyên đề một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở Việt Nam - Sưu tầm và hệ thống các phương tiện, tư liệu về một số ngành dịch vụ quan trọng ở Việt Nam và đưa các hướng khai thác dễ hiểu đối với giáo viên và học sinh Đây coi nguồn tài liệu hữu ích giáo viên học sinh giảng dạy học tập môn Địa lí ở các trường Chuyên - Cập nhật số liệu mới nhất giúp người đọc hiểu rõ sự thay đổi và phát triển hiện của ngành dịch vụ nước ta và lí giải được các nguyên nhân của vấn đề - Xây dựng một số dạng bài tập chuyên đề theo hướng chuyên sâu, phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi - Trong trình giảng dạy, đặc biệt bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tích lũy một lượng kiến thức nhất định ngành dịch vụ ở Việt Nam song có thể vẫn còn nhiều khiếm khuyết nên thông qua đề tài này mong muốn trao đổi thêm với các trường bạn B PHẦN NỘI DUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, phát triển khu vực dịch vụ thời gian qua đạt nhiều thành quả to lớn Tỷ trọng dịch vụ lao động và GDP liên tục tăng lên (năm 2014 lần lượt là 32% và 43,4%) Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam khá đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác Sau xin trình bày về một số ngành dịch vụ quan trọng ở nước ta hiện I NGÀNH GTVT I.1 Vai trò của ngành GTVT ở nước ta - Với loại hình vận tải nên có khả vận chuyển đa dạng các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị đầu vào và các sản phẩm đầu của công nghiệp, nông nghiệp làm tăng giá trị sản phẩm - Trao đổi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng nước, với vùng sâu, vùng xa, hải đảo - Sự phát triển của đường bộ, đường sắt xuyên Á và đặc biệt là sự phát triển nhanh của đường hàng không và đường biển đã giúp nước ta mở rộng quan hệ kinh tế, trị với nước khu vực và giới - Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng tình hình mới - Đáp ứng nhu cầu lại 90 triệu dân I.2 Điều kiện phát triển I.2.1.Điều kiện tự nhiên:  Thuận lợi: - Vị trí địa lý: + Nước ta nằm vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương ,lãnh thổ vừa gắn với lục địa,vừa thông biển biển Đông rộng lớn với số hàng 0,01 (trung bình 100km đất liền có 01 km bờ biển), cao gấp lần tỷ lệ giới nên nước ta thuận lợi phát triển giao thông đường biển, mở rộng quan hệ với nhiều nước giới + Nước ta nằm ở đầu mút tuyến đường , đường sắt xuyên Á, nằm gần tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển sân bay hiện đại - Lãnh thổ - Địa hình: Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam với dải đồng bằng chạy dọc ven biển thuận lợi phát triển GTVT đường ô tô, đường sắt Địa hình bờ biển cắt xẻ mạnh, có nhiều vị trí lí tưởng để xây dựng cảng nước sâu - Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc nên có điều kiện khai thác giao thông đường sông, nhất là ở hai vùng đồng bằng châu thổ - Khí hậu: Nằm vùng nhiệt đới gió mùa nên sông ngòi, biển quanh năm không bị đóng băng vì vậy hoạt động giao thông đường thuỷ thuận lợi  Khó khăn: - Nhiều đồi núi nên nước ta phải xây dựng nhiều đường đèo, đường hầm phức tạp, tốn kém kinh phí, nhiên liệu và làm giảm công suất vận tải - Nhiều sông ngòi nên phải xây dựng nhiều cầu cống - Thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho ngành giao thông vận tải I.2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội:  Thuận lợi: - Nền kinh tế đà phát triển và hội nhập với khu vực, quốc tế nên nhu cầu vận tải tăng nhanh - Nhân lực đông và trình độ ngày càng được cải thiện - Dân số đông nên nhu cầu vận tải lớn - Chủ trương chính sách của Nhà nước ưu tiên đầu tư ngành GTVT trước một bước nên sở vật chất kĩ thuật của ngành ngày càng được nâng cấp  Khó khăn: - Cơ sở hạ tầng phát triển thiếu đồng tương đối lạc hậu - Thiếu vốn cho đầu tư phát triển giải phóng mặt bằng, I.3 Tình hình phát triển và phân bố I.3.1.Ngành đường bộ (ô tô)  Tình hình phát triển  Chiều dài và các tuyến quan trọng: - Theo Tổng cục đường Việt Nam, tổng chiều dài mạng đường Việt Nam Việt Nam hiện có 251.887 km, quốc lộ 17.395 km Nhìn chung đường bộ nước ta ngày càng được mở rộng đại hoá, phủ kín vùng với tỷ lệ tráng nhựa ngày càng tăng - So với nước khu vực Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, mật độ đường nước ta chưa cao Trong đó, mật độ quốc lộ chiếm tỷ lệ thấp, đạt 0,053 km/km 0,21 km/1.000 dân (trong Trung Quốc 0,2 km/km ; 1,44 km/1.000 dân; Thái Lan: 0,11 km/km ; 0,9 km/1000 dân) - Hai trục đường bộ chính của nước ta là Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh + Quốc lộ tuyến đường xương sống hệ thống đường Việt Nam, chạy từ cửa Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn, Cà Mau, nối 6/7 vùng kinh tế đất nước (trừ Tây Nguyên) + Đường Hồ Chí Minh chạy gần song song với Quốc lộ 1A qua khu vực Tây Nguyên, dự kiến nhân tố thúc đẩy phát triển khu vực phía Tây đất nước Giai đoạn hoàn thành nối Hoà Lạc với Bến Cát (Bình Phước) Dự kiến giai đoạn kéo dài lên Cao Bằng phía bắc xuống Cà Mau phía Nam - Các tuyến đường quan trọng khác hệ thống đường khu vực phía Bắc hội tụ đầu mối giao thông Hà Nội số tuyến liên tỉnh Đông-Tây; hệ thống đường Đông-Tây khu vực miền Trung hệ thống đường khu vực phía Nam với tâm điểm thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống đường Việt Nam với tuyến liên kết Việt Nam với Trung Quốc, Lào Campuchia phần hệ thống đường khu vực gồm đường Xuyên Á, đường nước ASEAN, đường tiểu vùng sông Mêkông hành lang Đông-Tây  Khối lượng vận chuyển và luân chuyển: - Bảng dưới cho thấy khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách của ngành đường bộ không ngừng tăng cả về số lượng và tỷ trọng Do có tính động cao, thích nghi với đặc điểm địa hình 3/4 đồi núi của nước ta, giá cước rẻ, thích hợp với việc vận chuyển khối lượng vừa phải cự li ngắn và trung bình nên ngành đường bộ dẫn đầu cả nước về khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách và luân chuyển hành khách - Tỷ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa có xu hướng tăng thấp nhiều so với tỷ trọng khối lượng vận chuyển phần lớn đường bộ vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình Bảng Khối lượng luân chuyển và vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường bộ của nước ta giai đoạn 1995 - 2012 Năm 1995 Khối lượng vận chuyển Hàng hóa Hành khách Triệu % Triệu % tấn lượt người Khối lượng luân chuyển Hàng hóa Hành khách Triệu % Triệu lượt % tấn.km người.km 91,2 5.064,2 64,8 441,3 78,2 16,4 15.944,4 66,1 2012 Thay đổi 717,9 Tăng 7,9 lần 74,7 Tăng 9,9% 2.504,3 Tăng 5,7 lần 93,6 Tăng 15,4 % 43.468,5 Tăng 8,6 lần 20,1 Tăng 3,7% 84.982,0 Tăng 5,3 lần 73,2 Tăng 7,1% Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam  Đặc điểm phân bố - Qua Atlat Địa lý Việt Nam trang giao thông cho thấy mạng lưới đường bộ nước ta phủ rộng khắp cả nước có mật độ cao ở các vùng đồng bằng đông dân, kinh tế phát triển vì có điều kiện xây dựng thuận lợi và nhu cầu vận tải lớn - Ở các vùng miền núi hệ thống quốc lộ ít mà chủ yếu là tỉnh lộ, huyện lộ và xã lộ với chất lượng và mật độ đường còn thấp trở ngại về địa hình, vốn đầu tư và nhu cầu vận tải thấp - Bảng số liệu dưới cho thấy vận tải đường bộ nước ta chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Đây là những vùng đông dân, kinh tế phát triển, có hệ thống đường bộ được đầu tư Riêng các vùng này đã chiếm 78,2% khối lượng vận chuyển hàng hóa, 71,8% khối lượng vận chuyển hành khách, 79,8% khối lượng luân chuyển hàng hóa, 66,0% khối lượng luân chuyển hành khách của cả nước bằng đường bộ Trong đó Đồng bằng Sông Hồng dẫn đầu về vận tải đường bộ có nhiều ưu thế hơn; riêng luân chuyển hành khách thì Đông Nam Bộ lại dẫn đầu - Các vùng còn lại, đặc biệt là Tây Nguyên chiếm tỷ trọng nhỏ vận tải đường bộ đó là những vùng miền núi hoặc sông nước đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế chưa phát triển Tuy nhiên về vận tải hành khách bằng đường bộ thì vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lại khá phát triển, đứng thứ ở nước ta với tỷ trọng khá cao (trên 20% khối lượng vận chuyển và luân chuyển) Bảng Cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển bằng đường bộ của nước ta phân theo địa phương năm 2010 (đơn vị %) Vùng Đồng bằng Sông Hồng Trung du miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long Tổng Khối lượng vận chuyển Hàng Hành hóa khách 34,1 37,6 12,3 3,0 25,2 9,4 4,1 2,6 18,9 24,8 5,1 22,7 100,0 100,0 Khối lượng luân chuyển Hàng Hành hóa khách 31,0 21,2 7,3 6,7 24,7 18,8 7,9 7,1 24,1 26,0 5,1 20,3 100,0 100,0 (Số liệu không bao gồm của các doanh nghiệp Trung ương quản lí) Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam I.3.2 Ngành đường sắt  Tình hình phát triển  Chiều dài và các tuyến quan trọng: - Tổng số ki lô mét đường sắt: 3.146,6 km - Hiện Việt Nam xem xét xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Nam với chiều dài 1.600 km Trong thời gian tới, số tuyến đường sắt cũ khôi phục đưa vào sử dụng có kế hoạch xây dựng số tuyến nhánh, đặc biệt phục vụ mục đích phát triển kinh tế khu vực phía Tây và Nam - Các tuyến quan trọng: + Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh (dài 1.726km) + Ngoài từ ga Hà Nội còn có một số tuyến tỏa Hải Phòng, Đồng Đăng, Hạ Long, + Tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh (Trung Quốc), qua ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Hà Nội - Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc) - Đường sắt Việt Nam có tiềm nối liền với mạng lưới đường sắt Campuchia, Thái Lan Malaysia để đến Singapore tuyến đường sắt Lào phát triển  Khối lượng vận chuyển và luân chuyển - Bảng dưới cho biết tỷ trọng khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt của nước ta tăng chậm mức tăng bình quân của toàn ngành vận tải nên tỷ trọng khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ Do đặc thù của ngành không phù hợp với đặc điểm địa hình ¾ đồi núi của nước ta, chi phi đầu tư ban đầu lớn, khối lượng vận chuyển hàng hóa chưa nhiều nên bị cạnh tranh khốc liệt bởi các loại hình vận tải khác, đặc biệt là đường bộ Bảng Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt của nước ta giai đoạn 1995 – 2012 Khối lượng vận chuyển Hàng hóa Hành khách Triệu % Triệu lượt % tấn người Khối lượng luân chuyển Hàng hóa Hành khách Triệu % Triệu lượt % tấn.km người.km Năm 1995 4,5 3,2 8,8 1,6 1.750,5 5,7 2.133,3 8,8 2012 Thay đổi 6,9 Tăng 1,5 lần 0,7 Giả m 2,5% 12,2 Tăng 1,4 lần 0,5 Giả m 1,1% 4.023,4 Tăng 2,2 lần 1,9 Giả m 3,8% 4.600,6 Tăng 2,2 lần 4,0 Giả m 4,8% Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam  Đặc điểm phân bố - Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang giao thông hoặc sử dụng bản đồ giao thông Việt Nam, dễ dàng nhận thấy mạng lưới đường sắt nước ta phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Bắc và phía Đông dọc theo khu vực đồng bằng từ vùng Đồng bằng sông Hồng xuyên qua miền Trung đến vùng Đông Nam Bộ - Khu vực miền núi địa hình dốc, cắt xẻ mạnh hoặc những vùng có sông suối, kênh rạch quá nhiều đồng bằng sông Cửu Long không phù hợp phát triển đường sắt I.3.3 Ngành đường sông  Tình hình phát triển  Chiều dài Hệ thống đường sông Việt Nam phong phú với 2.360 sông có chiều dài từ 10km trở lên Sông có giá trị giao thông có tổng chiều dài khoảng 42.000 km, khoảng 11.000 km đường sông khai thác  Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển Bảng Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sông của nước ta giai đoạn 1995 – 2012 Khối lượng vận chuyển Hàng hóa Hành khách Triệu % Triệu lượt % tấn người Khối lượng luân chuyển Hàng hóa Hành khách Triệu % Triệu lượt % tấn.km người.km 1995 37,7 26,8 111,9 19,8 8.671,3 28,1 1.937,3 8,0 2012 Thay đổi 174,4 Tăng 4,6 lần 18,1 Giả m 8,7% 145,0 Tăng 1,3 lần 5,4 Giảm 14,4 % 36.625,5 Tăng 4,2 lần 17,0 Giảm 11,1% 2.835,1 Tăng 1,5 lần 2,4 Giả m 5,6% Năm Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam - Bảng phản ánh khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển luân chuyển tăng chậm nên tỷ trọng ngày càng giảm Đặc biệt vận tải hành khách có tỷ trọng giảm mạnh và hiện chỉ còn 2,4% khối lượng luân chuyển, 5,4% khối lượng vận chuyển của cả nước - Nguyên nhân: 10 Có rất nhiều còn đường để đến lĩnh hội tri thức Địa lý và với mỗi giáo viên có những đường riêng tất cả đều phải hướng tới phát huy được vai trò chủ đạo của học sinh, giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất Dưới đây, xin giới thiệu số phương pháp kĩ thuật dạy học phù hợp với chuyên đề nghiên cứu mà đã áp dụng thành công  Lược đồ tư duy: Để hệ thống kiến thức bản của các ngành dịch vụ thì phương pháp này là phù hợp nhất Đây là cách vừa giúp học sinh nắm kiến thức logic vừa nhớ lâu  Đàm thoại gợi mở: Hình thức dạy học gợi mở khuyến khích học sinh phát biểu nhận thức của mình về nội dung chuyên đề, qua đó giáo viên có thể biết được mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đến đâu nhằm có điều chỉnh kịp thời, hiệu quả Đồng thời việc học sinh tự trình bày vấn đề được đề cập thì bao giờ cũng nhớ tốt là từ giáo viên cung cấp cũng là cách để rèn luyện trí nhớ cho các em  Dạy học theo nhóm, cặp: Số lượng học sinh lớp chuyên không nhiều, đặc biệt với nhóm bồi dưỡng học sinh giỏi thì với số lượng hạn chế nên rất dễ áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm/cặp Các nhóm không đông nên em học sinh có hội thể hiện các kiến thức và kĩ Địa lý của mình Ở chuyên đề dịch vụ Việt Nam có rất nhiều mãng kiến thức thích hợp khai thác theo phương pháp này: nhận xét, giải thích sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ dựa vào bảng số liệu,biểu đồ, bản đồ  Phương pháp động não: Động não phương pháp giúp cho học sinh thời gian ngắn nảy sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định vấn đề Ở chuyên đề dịch vụ Việt Nam, giáo viên sử dụng phương pháp phần giải thích đặc 43 điểm phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các cụm từ ngắn và mỗi học sinh chỉ được nói lí Học sinh liệt kê hàng loạt lí có thể đúng hoặc chưa chính xác, giáo viên cần ghi nhận tất câu trả lời phân tích, nhóm xếp lí theo mức độ ảnh hưởng  Dạy học tình huống Việc này có thể tiến hành thuận lợi các trường hợp sau: - Phân tích các bảng số liệu, các biểu đồ, lược đồ dịch vụ Ví dụ sau đọc một các kênh hình này, rút các nhận xét cần thiết và giải thích về tình hình phát triển, phân bố của một ngành dịch vụ nào đó - Phân tích các thông tin được giáo viên cung cấp hay tìm được các phương tiện thông tin đại chúng về một số ngành dịch vụ của nước ta Việc dạy học theo tình huống đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức tổng hợp, vì vậy có tác dụng tốt rèn luyện tư địa lí, vận động kiến thức đã có để giải quyết vấn đề và rất phù hợp với các đối tượng học sinh giỏi Ở phương pháp này, giáo viên đưa học sinh vào tình có vấn đề giúp học sinh tự lực giải vấn đề đặt Bằng cách này, học sinh vừa nắm tri thức mới, vừa nắm phương pháp tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư tích cực, sáng tạo biết cách vận dụng tri thức có vào tình • Ví dụ dạy phần GTVT giáo viên có thể đưa học sinh vào tình huống có vấn đề như: - Yêu cầu học sinh giải thích vì nước ta nhiều sông ngòi ngành vận tải này lại chiếm tỷ trọng nhỏ - Hoặc hỏi học sinh tại đường bờ biển nước ta kéo dài qua 28 tỉnh, thành vận tải biển chỉ phát triển mạnh ở nhóm cảng số và số hoặc yêu cầu học 44 sinh lí giải vì vùng Nam Trung Bộ là nơi có vị trí lí tưởng để xây dựng các cảng nước sâu tại vận tải đường biển ở chưa mạnh, • Phần thương mại, giáo viên có thể đưa học sinh vào tình huống có vấn đề như: - Tại nước ta thường xuyên xuất siêu có nhiều lợi thế để phát triển ngành ngoại thương?.v v  E learning: Ở chuyên đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thông tin mạng Internet tình hình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ học sinh chủ động tìm kiếm các số liệu, bảng biểu có liên quan và tham gia trao đổi trực tiếp với giáo viên thông qua mạng Internet Phương thức học tập mang tính tương tác cao, hỗ trợ bổ sung cho phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Tuy nhiên phương pháp có hạn chế học sinh có máy tính cá nhân học sinh sử dụng máy tính kết nối Internet để tìm kiếm lưu trữ liệu cách thành thục  Dạy học dự án: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị ở nhà một khoảng thời gian hợp lí Nhiệm vụ nhóm giao phải tương đồng, cấp độ với nội dung độ khó Trong quá trình học sinh làm việc ở nhà thì giáo viên phải thường xuyên đôn đốc, hỏi han tiến độ làm việc và kết quả để có định hướng, điều chỉnh kịp thời Với chuyên đề tình hình phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ ở Việt Nam thì giáo viên có thể giao cho các nhóm chuẩn bị tuần (tuần lập dàn bài và sưu tầm tư liệu, tuần xử lí số liệu, thông tin và viết bài thu hoạch, tuần điều chỉnh và trình bày các slide) Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể sau: + Nhóm 1: ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc 45 + Nhóm 2: ngành thương mại + Nhóm 3: ngành du lịch Sau học sinh hoàn thành việc chuẩn bị thì giáo viên sẽ tổ chức cho các nhóm trình bày, trao đổi qua các tiết chuyên đề lớp Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức cho các em trình bày, thảo luận một cách hiệu quả và chốt lại kiến thức cho các em  Tăng cường chất lượng của các tiết làm bài tập, luyện đề Các tiết này có tác dụng rèn luyện các kĩ Địa lý, khắc sâu kiến thức đã học và phát triển tư học sinh Việc tổ chức các tiết học thực hành tốt là điều kiện để tăng cường hoạt động độc lập của học sinh tăng cường các hoạt động nhóm V.2 Phương tiện Trong điều kiện các thiết bị dạy học điện tử ngày càng phổ biến và giá rẻ thì khả trang bị của các trường học ngày càng cao nên giáo viên nên tận dụng triệt để các thiết bị hiện đại công tác bồi dưỡng học sinh chuyên Nguồn tư liệu phục vụ cho dạy học hiện hết sức đa dạng và phong phú vậy giáo viên và học sinh cần tích cực tra cứu để có nhiều kênh thông tin, để có cái nhìn đa chiều, chuẩn xác và kiến thức được thường xuyên cập nhật Để dạy học chuyên đề sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ ở nước ta thì có rất nhiều phương tiện dạy học mà đề tài đã tổng hợp, xây dựng và phân tích kĩ lưỡng với 19 bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ và gợi ý khai thác thêm bản đồ chuyên ngành và Atlat Địa lí Việt Nam trang giao thông, thương mại, du lịch VI MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VI.1 Dạng câu hỏi lí thuyết – vận dụng 46 Câu 1: Tại nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc khối lượng vận chuyển và luân chuyển còn nhỏ và ngày càng giảm dần tỷ trọng? + Do sự phát triển mạnh của các loại hình vận tải khác tạo nhiều sự lựa chọn và cạnh tranh + Sông ngòi nước ta có giá trị giao thông không cao vì phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc; các cảng sông đa phần quy mô nhỏ, lực xếp dỡ thấp, phương tiện còn lạc hậu + Kinh tế khu vực dọc theo sông ít phát triển, hậu phương cảng sông chưa mạnh Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển ngành vận tải đường ống ở nước ta - Thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí - Giảm huy động các phương tiện vận tải khác góp phần đảm bảo an toàn giao thông và tiết nhiên liệu, công sức vận chuyển - Đảm bảo an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ - Cung cấp nguồn nhiên liệu khổng lồ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội một cách liên tục, hiệu quả Câu 3: Vì cán cân ngoại thương nước ta thường xuyên nhập siêu? Vận dụng kiến thức đã học, học sinh cần nêu được: + Nguyên nhân chủ yếu khả cạnh tranh hàng hóa Việt Nam thị trường nước quốc tế + Việt Nam trình công nghiệp hóa nên phải nhập khẩu lớn khiến cho nước ta tình trạng nhập siêu 47 + Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô (nông, lâm, thủy sản, dầu thô…) sản phẩm công nghiệp dạng gia công nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ giá cao + Một số nguyên nhân khác (nhập khẩu cao yếu công nghiệp phụ trợ, ưa chuộng hàng ngoại, ) Câu 4: Chứng minh hoạt động XNK của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực Câu hỏi này đòi hỏi kiến thức tổng hợp của học sinh Nội dung cần đề cập: - Tổng giá trị xuất, nhập tăng nhanh, 3,0 tỷ USD (năm 1986) lên gần 300 tỷ USD (năm 2014), tăng gấp 100 lần - Giá trị xuất khẩu tăng nhanh nhập khẩu vậy giảm dần sự mất cân đối của hoạt động ngoại thương nước ta - Cán cân thương mại: + Sau một thời gian dài nhập siêu, những năm gần liên lục xuất siêu ( 2014 xuất siêu 2,14 tỷ USD) + Những năm trước 2012 nhập siêu bản chất khác với trước Đổi mới (nhập siêu phục vụ phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ, phục vụ CNH – HĐH) - Các mặt hàng xuất đa dạng, bao gồm hàng công nghiệp nặng khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản Hàng thô hoặc mới sơ chế tỷ trọng giảm mạnh, hàng tinh chế tăng nhanh tỷ trọng Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (đạt tỷ USD) - Các mặt hàng nhập ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu nước tốt hơn, chủ yếu nguyên liệu, tư liệu sản xuất phần nhỏ hàng tiêu dùng 48 - Thị trường buôn bán ngày mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại giới (WTO) có quan hệ buôn bán với phần lớn nước vùng lãnh thổ giới + Thị trường xuất lớn Hoa Kì, Nhật Bản EU, ASEAN + Thị trường nhập chủ yếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc Câu 5:Nguyên nhân của sự phát triển mạnh ngành ngoại thương nước ta thời gian qua? - Sự phát triển mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống được nâng cao nên nhu cầu về xuất, nhập khẩu tăng nhanh - Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực - Đa phương hóa thị trường xuất, nhập khẩu - Đổi mới chế quản lí và gia nhập nhiều tổ chức, kí kết nhiều Hiệp định có lợi cho ngoại thương VI.2 Dạng câu hỏi và bài tập gắn với Atlat Địa Lý Việt Nam Câu Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam, xác định vị trí tuyến quốc lộ 1, quốc lô 6, đường Hồ Chí Minh-quốc lộ 14, quốc lộ 51 nêu ý nghĩa tuyến Hướng dẫn trả lời – Quốc lộ 1: Chạy từ cửa Hữu Nghị – Hà Nội – Huế – TP HCM – Năm Căn Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết vùng giàu tài nguyên, trung tâm kinh tế lớn, vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng nước 49 – Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu) Ý nghĩa: nối Hà Nội với tình Tây Bắc Là trục kinh tế vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác tiềm phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Bắc – Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn Bắc, qua Tây Nguyên – Đông Nam Ý nghĩa: thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước – Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí du lịch Đông Nam Bộ Là tuyến đầu mút hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam, xác định các tỉnh, thành phố có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân theo đầu người cao nhất nước ta và giải thích => Dựa vào trang thương mại và kiến thức đã học, học sinh có thể xác định và giải thích được các tỉnh, thành phố có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân theo đầu người cao nhất (trên 16 triệu đồng/người/năm) là Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương Giải thích: - Kinh tế phát triển, hàng hóa và dịch vụ đa dạng với nhiều trung tâm thương - mại, siêu thị Đây là tỉnh, thành đông dân (có thành phố trực thuộc Trung ương) Đô thị hóa mạnh với mức sống cao nên sức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ lớn Câu 3: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam, nhận xét và giải thích sự phân hóa về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân theo đầu người ở nước ta và giải thích Dựa vào màu sắc học sinh sẽ thấy được sự phân hóa giữa các tỉnh, thành phố: - Những tỉnh, thành nào có kinh tế phát triển, mức sống cao, hạ tầng thương mại tốt (phần lớn ở các vùng đồng bằng) thì có sức mua cao: một số tỉnh 50 vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Sông Cửu Long và khu vực Miền Trung (kể tên một số tỉnh của các vùng có mức bán lẻ hàng hóa và - dịch vụ cao) Những tỉnh, thành ở các vùng còn lại, đặc biệt ở vùng núi có mức mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thấp Câu 4: Tương tự giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà xác định một số tỉnh, thành có tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người thấp nhất (dưới triệu đồng) và giải thích nguyên nhân Câu 5: Atlat Địa Lý Việt Nam trang thương mại phản ánh được những đặc điểm nào của ngành ngoại thương nước ta? Khai thác các thông tin về ngành ngoại thương, học sinh phải nêu được: - Tình hình gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu - Cán cân xuất, nhập khẩu - Cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu - Thị trường xuất, nhập khẩu - Sự phân hóa hoạt động xuất, nhập khẩu nước ta theo lãnh thổ Câu 6: Atlat Địa Lý Việt Nam trang du lịch phản ánh được những đặc điểm nào của ngành du lịch nước ta? Dựa vào các kênh thông tin trang du lịch, học sinh phải nêu được: - - Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch nước ta Tình hình phát triển của ngành du lịch + Du khách: tình hình gia tăng, cấu + Doanh thu Sự phân hóa theo lãnh thổ của ngành du lịch Câu 7: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã có, trình bày về TNDL nước ta a) Tài nguyên du lịch tự nhiên 51 * Địa hình: nêu được các dạng sau và có dẫn chứng cụ thể - Hang động - Bãi tắm - Đảo ven bờ * Tài nguyên khí hậu - Sự phân hóa đa dạng - Sự thuận lợi của khí hậu nhiệt đới đối với du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo * Tài nguyên nước: - Hệ thống sông, hồ, kênh - Các nguồn nước khoáng thiên nhiên * Tài nguyên sinh vật: - Vườn quốc gia - Khu bảo tồn thiên nhiên - Khu dự trữ sinh quyển thế giới - Sự đa dạng của tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới b) Tài nguyên du lịch nhân văn: nêu có dẫn chứng Di tích văn hoá - lịch sử - Các lễ hội truyền thống - Làng nghề truyền thống - Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực, VI.3 Dạng câu hỏi và bài tập gắn với bảng – biểu đồ Câu 1: Cho bảng cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta phân theo khu vực kinh tế (đơn vị %) Phân loại Năm Khối lượng vận chuyển phân theo khu vực kinh tế(%) Kinh tế Kinh tế Khu vực Tổng có vốn Nhà Nhà đầu tư nước nước nước 52 Khối lượng luân chuyển phân theo khu vực kinh tế (%) Kinh tế Kinh tế Khu vực Tổng Nhà có vốn nước Nhà đầu tư nước nước 2000 2001 2010 17,9 19,1 13,2 82,1 80,0 86,5 0,0 0,9 0,3 100,0 100,0 100,0 73,6 73,9 72,3 0,0 2,7 1,3 26,4 23,4 26,5 Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam Hãy nhận xét và giải thích cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta phân theo khu vực kinh tế + Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng khá nhỏ tổng khối lượng vận chuyển (13,2% năm 2010) lại chiếm tỷ trọng rất lớn luân chuyển hàng (72,3%) đảm nhận những tuyến vận tải đường dài + Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ngược lại có tỷ trọng vận chuyển lớn (86,5% năm 2010) số lượng doanh nghiệp tham gia đông đảo lại có tỷ trọng nhỏ nhiều luân chuyển hàng hóa (26,5%) vì phần lớn vận chuyển nội vùng với cự li ngắn + Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 chưa có, từ năm 2001 đến có tỷ trọng không đáng kể cả trọng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta (0,3% vận chuyển và 1,3% luân chuyển) Câu 2: Hãy nhận xét và giải thích bảng số liệu sau Bảng cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải của VN (%) Năm 1995 2013 Đường sắt Đường 5,7 1,7 16,4 21,3 Đường sông 28,1 17,9 Đường biển 49,6 58,8 Đường hàng không 0,3 0,2 Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam Phân tích bảng số liệu, học sinh cần nêu được: 53 100,0 100,0 100,0 - Đường biển có tỷ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất nước ta và tăng theo thời gian (d/c) có cự li vận chuyển dài, đảm nhận các tuyến vận chuyển quốc tế - Sau đường biển, năm 1995 là đường sông, hiện là đường bộ (d/c) Vì mạng lưới đường bộ phát triển mạnh, lại có tính động cao, sông ngòi nước ta phần lớn nhỏ, ngắn, dốc, phương tiện lạc hậu, ít được cải tiến, cảng sông lực bốc dỡ thấp, - Đường sắt, đặc biệt là đường hàng không có tỷ trọng rất thấp và giảm theo thời gian (d/c) + Đường sắt ở nước ta khó phát triển vì địa hình nhiều đồi núi, công nghiệp nước ta chưa mạnh nên nhu cầu vận chuyển hàng bằng đường sắt không cao + Đường hàng không có trọng tải thấp, cước phí đắt nên không phù hợp để vận chuyển hàng hóa Câu 3: Cho bảng cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải của nước ta(%) Năm 1995 2013 Đường sắt Đường 3,2 0,6 64,8 75,7 Đường sông 26,8 17,9 Đường biển 5,2 5,8 Đường hàng không 0,02 0,02 Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam - Đường bộ có tỷ trọng khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất nước ta và tăng theo thời gian (d/c) có có tính động cao, thích nghi với nhiều dạng địa hình, phù hợp với việc vận chuyển nhiều loại hàng hóa Sau đường bộ là đường sông (d/c) Vì sông ngòi nước ta dày đặc , giá thành vận chuyển rẻ, phù hợp các số loại hàng hoá cồng kềnh - Các loại hình giao thông còn lại chiếm tỷ trọng thấp vận chuyển hàng hóa ở nước ta mạng lưới đường sắt khiêm tốn, đường hàng không có trọng tải thấp, cước phí đắt nên không phù hợp để vận chuyển hàng hóa, 54 đường biển chỉ thích hợp với vận chuyển đường dài, hàng hóa nước ta phần lớn được vận chuyển với cự li ngắn và trung bình Trên chỉ là một số câu hỏi và bài tập gợi ý, thực tế luyện tập cho học sinh chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi thì hệ thống các câu hỏi và bài tập chuyên đề này rất đa dạng khuôn khổ đề tài có hạn, không dám làm quá dài nên chỉ giới thiệu mạng tính chọn lọc mà C PHẦN KẾT LUẬN Chuyên đề “Vấn đề phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ ở Việt Nam” nghiên cứu và biên soạn một cách kĩ lưỡng, nghiêm túc giúp thầy cô giáo em học sinh tiếp cận nội dung chuyên đề cách dễ dàng, có hệ thống Chuyên đề đạt kết cụ thể sau: - Hệ thống hóa tổng hợp kiến thức chuyên sâu một số ngành dịch vụ quan trọng ở Việt Nam cách đầy đủ, xác khoa học - Thiết lập trật tự biểu, bảng thống kê cho đại lượng liên quan để minh chứng đặc trưng thay đổi của một số ngành dịch vụ của nước ta - Cập nhật được các số liệu mới nhất nhằm giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn sát thực vè tình hình phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ nước ta - Số liệu, thông tin bài được tổng hợp từ rất nhiều nguồn, chủ yếu là từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục hải quan, Tổng cục du lịch, Tổng cục đường bộ, đường sắt, nên có độ tin cậy cao, giáo viên có thể yên tâm sử dụng giảng dạy và làm các đề thi 55 - Xây dựng tổng hợp có hệ thống câu hỏi tập liên quan đến chuyên để học sinh vận dụng tìm hiểu, giải vấn đề - Định hướng cho giáo viên số phương pháp phương tiện dạy học nội dung chuyên đề một cách hiệu Tuy nhiên thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm còn có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập Với tinh thần giao lưu, học hỏi, mong góp ý xây dựng chân tình quý đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn! Kiến nghị, đề xuất Dạy Chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc rất vinh dự cũng vô cùng vất vả và đầy trách nhiệm Để đào tạo được những học sinh giỏi Địa Lý thì ngoài lực vốn có và sự rèn luyện của học sinh, đòi hỏi không ít công lao và sức sáng tạo của giáo viên Qua thực tế dạy chuyên cho thấy rằng chúng ta cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh từ những năm đầu lớp 10 để sớm phát hiện những học sinh thực sự có tố chất để tập trung bồi dưỡng Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên cần tích cực dò bài và kịp thời uốn nắn kiến thức, kĩ cho các em Thực tế đề thi học sinh giỏi những năm gần đây, đặc biệt là năm vừa qua không quá khó, mà đòi hỏi kiến thức bản của học sinh rất nhiều Đôi chúng ta quá sâu nội dung chuyên đề, đưa những yêu cầu quá cao đối với học sinh nên làm cho các em học vất vả thêm mà không cần thiết cho bài thi Vì vậy với chuyên đề này tập trung vào những nội dung bản, phân tích các bảng biểu, hình ảnh theo hướng thi học sinh giỏi và không xa hay quá sâu một ngành nào Qua xin mạnh dạn đề xuất các chuyên đề năm và những chuyên đề sắp tới nên tập trung nội dung bản và lồng ghép một số nội dung khai thác 56 sâu, bám sát các đề thi hàng năm, không nên quá sâu và quá xa nội dung, tranh tạo thêm áp lực và vất vả cho cả thầy và trò Huế, ngày 14/8/2014 Người biên soạn: Thạc sĩ Trần Thị Hồng Phương Trường THPT Chuyên Quốc Học - Huế 57 [...]... Việt Nam II.2.2 Đặc điểm phân bố Mạng lưới viễn thống nước ta hiện nay phát triển rộng khắp cả nước nhưng có mật độ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, đô thị đông dân, kinh tế phát triển Đặc biệt phát triển mạnh nhất là ở đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ là những khu vực đông dân, kinh tế và khoa học công nghệ phát triển. .. thị trường tăng trưởng với mức cao, trên 10%/năm, phong phú về quy cách chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao Biểu đồ 2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2014 (Nguồn: Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê việt Nam) - Biểu đồ trên cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của. .. lần) chứng tỏ sự phục hồi và phát triển mạnh của nền kinh tế và sự cải thiện thu nhập đáng kể của người dân Biểu đồ 3 Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta năm 1995 và 2014 - Biểu đồ 3 phản ánh sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta: từ năm 1995... 2000km)  Đặc điểm phân bố Do phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai thác dầu khí của nước ta nên hệ thống đường ống phân bố không đều trên lãnh thổ  Hệ thống đường ống của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những nơi có tiềm năng khai thác dầu khí lớn nhất cả nước - Hệ thống vận chuyển và phân phối khí từ... Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phân bố của các ngành dịch vụ kĩ thuật cao III NGÀNH THƯƠNG MẠI III.1 Ngành nội thương III.1.1 Tình hình phát triển Thị trường nội địa có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từ sau Đổi mới, hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, 19 thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta có nhiều biến đổi... Xử lí từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam  Đặc điểm phân bố Mạng lưới các sân bay nước ta phân bố rộng khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi, từ đất liền ra hải đảo Trong đó: - Miền Bắc có 5 sân bay (điểm trung chuyển chính là sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội) - Miền Trung – Tây Nguyên có 10 sân bay (điểm đến quan trọng là sân bay quốc tế Đà... chuyển hàng hóa của cả nước do có ưu thế là cự li vận chuyển dài, đảm nhận các tuyến vận chuyển quốc tế  Đặc điểm phân bố - Đường bờ biển dài chạy dọc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên hệ thống cảng biển của nước ta phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam - Hệ thống cảng biển nước ta phân bố khá đồng đều từ Bắc vào Nam nhưng khối lượng... giá thực tế phân theo địa phương của nước ta qua một số năm (đơn vị %) Năm Vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tổng 1995 Dân số Tổng mức bán trung bình lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2013 Dân số trung Tổng mức bán lẻ bình và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 23,7 19,9 22,7 21,5... 1995 và năm 2013 đều chiếm 4,8% + Cùng thời gian trên Tây Nguyên tăng từ 1,9% lên 4,5% Tóm lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ Chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, các khu vực đông dân, kinh tế và đô thị phát triển, hạ tầng thương mại hiện đại III.2 Ngành ngoại thương III.2.1.Vai trò của ngành. .. nhiều nhất Từ năm 2003 đến nay Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc (năm 2014 chiếm gần 30%) Xếp sau Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu của nước ta đến từ ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Bảng 16 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995 -2014 phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ (đơn vị %) Năm ASEAN EU Hàn Quốc Nhật Bản CHND Trung Hoa Các nước ... chuyên đề một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở Việt Nam - Sưu tầm và hệ thống các phương tiện, tư liệu về một số ngành dịch vụ quan trọng ở Việt Nam và. .. HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, phát triển khu vực dịch vụ thời gian qua đạt nhiều thành quả to lớn Tỷ trọng dịch vụ lao động và GDP... đổi và phát triển hiện của ngành dịch vụ nước ta và lí giải được các nguyên nhân của vấn đề - Xây dựng một số dạng bài tập chuyên đề theo hướng chuyên sâu, phục vụ

Ngày đăng: 04/01/2016, 11:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Các trung tâm du lịch Quốc gia: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế. Sở dĩ đây là những trung tâm du lịch Quốc gia là vì có nhiều tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, kinh tế phát triển, đông dân với mức sống cao, cơ sở hạ tầng tốt và thu hút được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài.

  • - Các trung tâm du lịch vùng: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ,...

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan