VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM.doc

30 2.7K 15
VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM

Trang 1

KHOA KINH TẾ - ĐHQG TP HỒ CHÍ MINHBỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 2

CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM

Lời mở đầu: Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, các nước muốn tồn tại và

phát triển bền vững đều phải trao đổi buôn bán với phần còn lại của thế giới Mối quan hệ hai chiều đó được phản ánh rõ nét nhất khi chúng ta nhìn vào cán cân thanh toán của quốc gia đó Vậy cán cân thanh toán là gì ? Vai trò của như thế nào đối với tiến trình phát triển của một quốc gia?

I, Khái niệm:

Cán cân thanh toán quốc tế (The Balance Of Payments, kí hiệu là BOP hay BP) :

là 1 bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và nguời không cư trú trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.

II, Các cán cân bộ phận của BP:

Cán cân vãng lai (current account – CA): để tiện ích cho việc phân tích

cũng như theo dõi đánh giá các hoạt động của CA, người ta chia CA thành 4 cán cân tiểu bộ phận như sau:

1.1, Cán cân thương mại (TB):

− Nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa Và nó được gọi là cán cân hữu hình − Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu:

♦ Tỷ giá: khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) thì cầu về ngoại tệ tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng Nhập khẩu thì ngược lại.

♦ Lạm phát: lạm phát tăng thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ giảm nên khối lượng xuất khẩu sẽ giảm nhập khẩu thì ngược lại ♦ Giá thế giới của hàng hóa xuất – nhập khẩu: tăng thì giá trị xuất khẩu tăng,

giá trị nhập khẩu giảm nên số lượng nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng và ngược lại.

♦ Thu nhập của người không cư trú: tăng thì cầu về hàng ngoại tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng Và ngược lại đối với nhập khẩu.

♦ Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu: khi thuế quan tăng và hạn ngạch nhập khẩu giảm thì làm cho giá trị xuất khẩu của nước xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại.

1.2, Cán cân dịch vụ: gồm

Trang 3

− Các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không , ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú.

1.3, Cán cân thu nhập: gồm

− Thu nhập của người lao động : là những khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.

− Thu nhập về đầu tư: là những khoản thu từ đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào những giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú.

1.4, Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:

− Gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển giao cho người cư trú và ngược lại.

− Mục đích: phản ánh lại sự phân phối lại thu nhập giữa người không cư trú và nguời cư trú.

 Các cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và chuyển giao vãng lai một chiều là cán cân vô hình, vì chúng không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường được.

Tóm lại: xuất khẩu hàng hóa, du lịch, và nhận thu nhập từ người không cư trú,

và nhận chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cung ngoại tệ (cầu nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên CÓ của cán cân và mang dấu (+), ngược lại trả thu nhập cho người không cư trú, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, và chi chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cầu ngoại tệ (cung nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên NỢ của cán cân thanh toán và mang

Trang 4

− Tín dụng thương mại ngắn hạn

− Tín dụng ngân hàng ngắn hạn

− Kinh doanh ngoại hối

2.3 Chuyển giao vốn một chiều: bao gồm

− Các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư

− Các khoản nợ được xoá

3 CÁN CÂN CƠ BẢN:

Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai+ cán cân vốn dài hạn

Những khoản mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn không thuộc cán cân cơ bản.

4 CÁN CÂN TỔNG THỂ:

Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai+ cán cân vốn+ nhầm lẫn và sai sót

− Những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn và sai sót

♦ Không thể tập hợp, thống kê được tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú

♦ Sự đa dạng của nguồn thông tin dùng để thu thập số liệu

♦ Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch trong cán cân vốn được báo cáo với giá trị thấp hơn so với thực tế

♦ Một số công ty muốn trốn thuế nên khai giảm giá trị hoá đơn xuất khẩu, tăng giá trị hoá đơn nhập khẩu

♦ Sự không khớp nhau về thời gian có thể dẫn đến 2 vế của giao dịch không được ghi chép đồng thời cùng một kỳ báo cáo.

5 CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHÍNH THỨC:

Gồm:

♦ Dự trữ ngoại hối quốc gia

♦ Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác

♦ Thay đổi dữ trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán

Cán cân tổng thể + cán cân bù đắp chính thức = 0

Nhận xét:

Trang 5

- Khi cán cân tổng thể thặng dư (+), để tránh cho nội tệ lên giá, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào làm dự trữ ngoại hối tăng

- Khi cán cân tổng thể thâm hụt (-), để tránh cho nội tệ giảm giá, ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra làm dự trữ ngoại hối giảm.

III NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ:

*Quy tắc 1:

Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào, ghi dấu (+) đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)

Thu trước chi sau

* Quy tắc 2 :

Mỗi bút toán ghi Có (+) đều phải có một bút toán ghi Nợ (-) tương ứng với giá trị tuyệt đối bằng nhau Và ngược lại.

*Quy tắc 3:

Các tài sản giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm:

Tài sản tài chính: tiền mặt, chứng khoán( trái phiếu, cổ phiếu), số dư trên tài khoản ngân hàng

Tài sản phi tài chính: gồm tài sản hữu hình( hàng hoá, địa ốc…) và tài sản vô hình( dịch vụ, lòng tốt)

*Quy tắc 4 : có 5 giao dịch đặc trưng giữa người cư trú và người không cư trú

♦ Trao đổi hàng hoá/dịch vụ này để lấy hàng hoá/dịch vụ khác ♦ Trao đổi hàng hoá/dịch vụ này để lấy tài sản tài chính khác ♦ Trao đổi tài sản tài chính này để lấy tài sản tài chính khác ♦ Chuyển giao hàng hoá/dịch vụ một chiều (tài trợ, làm từ thiện) ♦ Chuyển giao tài sản tài chính một chiều

CÁC VÍ DỤ

1 Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ 100 triệu đôla, nhập khẩu từ Mỹ máy tính trị giá 100 triệu đôla

Trang 6

Tài khoản vãng lai

Xuất khẩu hàng hoá +100 Nhập khẩu hàng hoá - 100

Tài khoản vãng lai

Nhập khẩu hàng hoá - 100 Xuất khẩu hàng hoá + 100

2 Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ 100 triệu đôla, thanh toán bằng cách ghi Có vào tài khoản tiền gởi của VN tại ngân hàng Mỹ

Tài khoản vãng lai

Xuất khẩu hàng hoá +100

3.Ngân hàng Nhà nước VN mua 100 triệu đôla trái phiếu kho bạc Mỹ, thanh toán bằng cách ghi Nợ trên tài khoản tiền gởi của ngân hàng Nhà nước tại kho bạc Mỹ (xuất khẩu trái phiếu)

4 Chính phủ Mỹ tặng VN hàng hoá trị giá 100 triệu đô la để giúp đồng bào bị bão lụt

Tài khoản vãng lai

Nhập khẩu hàng hoá - 100 Thu chuyển giao một chiều +100

Tài khoản vãng lai

Xuất khẩu hàng hoá + 100 Chi chuyển giao một chiều - 100

5.Chính phủ tặng VN trị giá 100 triệu đôla bằng cách ghi Có vào tài khoản của ngân hàng nhà nước VN mở tại Mỹ

Trang 7

Tài khoản vãng lai

Thu chuyển giao một chiều +100 Tài khoản vốn

Tăng tài sản Có - 100

Tài khoản vãng lai

Chi chuyển giao một chiều - 100 Tài khoản vốn

Tăng tài sản Nợ + 100

Ai cũng thấy rằng cán cân vãng lai là phần quan trọng nhất trong cán cân thanh toán trong phần nghiên cứu này nhóm xin xoáy sâu vào cán cân vãng lai

Trong quá trình phát triển, các nước luôn phải đối phó với trình trạng thâm hụt cán cân vãng, theo kinh nghiệm của các nước ngưỡng thâm hụt an toàn là khoản 5% GDP Tuy nhiên ở việt nam năm 2007 thâm hụt vào khoản 9.6%GDP và theo một vài nghiên cứu của các tổ chức trong năm 2008 tình trạng thâm hụt càng nghiêm trọng hơn nếu tình hình không được kiểm soát thì tình trạng này có thể dẫn đến những kết quả khó lường

Tuy nhiên, bức tranh của nền kinh tế Việt Nam có ảm đạm như vậy không? Rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và hệ quả là khủng hoản tiền tệ là hiện hữu đến mức độ nào? Đâu là nguyên của tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay và đâu là giải pháp khả thi? Đây là những câu hỏi mà nhóm sẽ trả lời sau đây

IV,Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam.Phân tích tình hình:

Biểu đồ 1: Cán cân thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu

Trang 8

Nguồn: Sherman Chan và Tu Packard, “Is Vietnam Facing a Curency Crisic?” June, 11, 2008

Bản nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu (CEIC) thuộc Ngân hàng Standard Chartered đã tập trung vào ba điểm chính:

♦ Thâm hụt thương mại dần được thu hẹp và chỉ số FDI tăng đã giúp giảm mối lo về một cuộc khủng hoảng tiền tệ

♦ Số liệu cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ không mấy tác động đối với nền kinh tế

♦ Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để bảo đảm nguồn vốn.

Trong khi phỏng đoán về một cuộc khủng hoảng tiền tệ do sự thâm hụt trong cán cân thanh toán hoành hành trong tháng 4 và 5 vừa qua, tâm lý thị trường vẫn tiếp tục thận trọng nhưng đang dần được cải thiện Mặc dù nhiều người cho rằng thị trường tiền tệ khó có thể trải qua một sự suy giảm mạnh nhưng nghiên cứu của CEIC vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm dần sẽ tạo ra áp lực cho ngành ngân hàng và tạo môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng về trung hạn Nhiều ý kiến cho rằng tình hình lạm phát không mấy thuận lợi cho chính sách tiền tệ Dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ cũng cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước Standard Chartered bank vẫn giữ quan điểm là lãi suất cần được đẩy lên hơn nữa để tránh ảnh hưởng quá mức tới lãi suất thực.

Thâm hụt thương mại được cải thiện rõ rệt trong hai tháng 6 và 7, ít hơn 1 tỉ đô la Mỹ mỗi tháng, so với con số trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 2,7 tỉ đô la (Biểu đồ 1) Thâm hụt thương mại trong 7 tháng đầu năm là 15 tỉ đô la Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã mang lại nhiều lợi ích Kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng 6 và 7 đạt hơn 6,2 tỉ đô la mỗi tháng, tăng 53,7% và 46,1% lần lượt so với cùng kỳ năm trước, và đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu

Biểu đồ 2: Thâm hụt thương mại dần thu hẹp

Trang 9

Nguon: CEIC

Biểu đồ 3: Dòng vốn FDI gia tăng hàng tháng

Trang 10

Thị trường đang chứng kiến sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đang chảy vào trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán FDI cam kết trong 7 tháng đầu năm đạt 44 tỉ đô la Trong hai tháng 6 và 7, Chính phủ đã phê duyệt tổng số 30 tỉ đô la các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Số liệu của nguồn vốn FDI cho thấy trong tháng 6 Đài Loan dẫn đầu với 8 tỉ đô la và Nhật Bản là 6,2 tỉ đô la, trong khi đó Malaysia (3,5 tỷ đô la) và Thái Lan (3,8 tỷ đô la) lại dẫn đầu về dự án FDI trong tháng 7.

2 Liệu thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có khả năng chịu đựng được?

Sau nhiều năm đạt mức thâm hụt cán cân vãng lai giảm dần và ở mức không đáng kể: năm 2003: 4,9%; năm 2004: 3,4%; năm 2005: 0,9%; năm 2006: 0,3%, đến năm 2007, thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến và đạt mức kỉ lục là 9,6% Đây là mức thâm hụt cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây (xem biểu đồ 4)

Biểu đồ 4: Thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam

Trang 11

giai đoạn 2000 - 2007 (% so với GDP)

Dự kiến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001- 2007

Trang 12

Trong giai đoạn 2001- 2007 đã diễn ra sự thâm hụt kép cả cán cân thương mại hữu hình và cán cân thương mại vô hình Tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (bằng 17,6% GDP) Trong đó, thâm hụt cán cân thương mại hữu hình chiếm 78,6%, thâm hụt cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% (riêng thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64%, thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%)

Ngoài ra, năm 2008 dự kiến mức nhập siêu chiếm tới 57,4% tổng mức nhập siêu của cả giai đoạn và sẽ tác động mạnh đến thâm hụt cán cân vãng lai của giai đoạn 2001- 2008 Như vậy, thực tế này đang đặt ra một vấn đề cấp bách trong điều tiết kinh tế vĩ mô là phải có các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và đây là việc làm có ý nghĩa quyết định đến việc cải thiện cán cân tài khoản vãng lai

Trái ngược với trạng thái luôn thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai, cán cân vốn của Việt Nam luôn ở trong trạng thái thặng dư từ năm 2001 đến nay Tổng mức thặng dư của cán cân vốn trong 8 năm qua ước đạt khoảng 51,875 tỷ USD, bù đắp được trên 71% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Như vậy, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn 2001- 2008 chỉ vào khoảng 20,62 tỷ USD, bằng khoảng 29% tổng mức thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và bằng khoảng 5% GDP

Nhập siêu theo nhóm chủ thể nhập khẩu của Việt Nam

Trang 13

Năm/chủ thể nhập khẩu200520062007Giai đoạn 2001- 2008

I Các doanh nghiệp có vốn FDI

a xuất khẩu:

- Tính cả xuất khẩu dầu thô 18.553 23.013 27.776 86.356 - Không tính xuất khẩu dầu thô 11.180 14.749 19.288 56.570

c nhập khẩu ròng:

- Tính cả xuất khẩu dầu thô +4.913 +6.524 +6.061 +20.492 - Không tính xuất khẩu dầu thô -2.460 -1.740 -2.427 -9.249 d Tỷ lệ xuất siêu so với kim

Trang 14

ngạch XK (%)

Tính chung 9 tháng năm 2008, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39% và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt khoảng 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2008 ước tính đạt 5,3 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 11,9% so với tháng trước do lượng và giá xuất khẩu của một số mặt hàng giảm; trong đó dầu thô giảm 279 nghìn tấn, kim ngạch giảm 394 triệu USD; hàng dệt may giảm 101 triệu USD; giày dép giảm 72 triệu USD; gạo tuy tăng 39 nghìn tấn nhưng kim ngạch giảm 39 triệu USD; thuỷ sản giảm 33 triệu USD.

Nếu tính theo từng khu vực của nền kinh tế: khu vực kinh tế trong nước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 44,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,1%; dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52% Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 9 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,7%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 44,5%; nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,8%

Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong 9 tháng đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước Đến nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: Dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52%; hàng dệt may đạt 6,8 tỷ USD, tăng 20,2%; giày dép đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,2%; thuỷ sản đạt 3,3 tỷ USD, tăng 21,9%; gạo đạt 2,4 tỷ USD, tăng 89,7%; sản phẩm gỗ đạt 2 tỷ USD, tăng 19,4%; điện tử, máy tính đạt 1,9 tỷ USD, tăng 25,5%; cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9,6%; cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,6%; than đá đạt 1,1 tỷ USD, tăng 55,5% Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao chủ yếu vẫn do yếu tố giá xuất khẩu tăng, đặc biệt giá một số mặt hàng tăng liên tục trong 7 tháng đầu năm Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng (Dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) và trị giá tái xuất hàng hoá thì tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm 2008 chỉ tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước

Nếu tính theo giá trị từng thị trường: thị trường Mỹ đạt giá trị cao nhất với 8,5 tỷ USD, tăng 17% (Hàng dệt may đạt 3,8 tỷ USD; sản phẩm gỗ 780 triệu USD; giày dép 730 triệu USD; dầu thô 660 triệu USD); thị trường ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 42%; EU đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21% (hàng dệt may 1,2 tỷ USD, giày dép 1,9 tỷ

Trang 15

USD); Ôx-trây-li-a đạt 3,5 tỷ USD, tăng 67%; Trung Quốc 3,3 tỷ USD, tăng 43% Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2008 ước tính đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,6% so với tháng 8/2008 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm so với tháng trước là: Xăng dầu, sắt thép, sữa, chất dẻo, máy móc thiết bị, ô tô; trong đó xăng dầu giảm 308 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 96 triệu USD

Tính chung kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng ước tính đạt 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43 tỷ USD, tăng 53,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,4 tỷ USD, tăng 39,5% Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 9 tháng, tư liệu sản xuất chiếm 90,7%; hàng tiêu dùng chiếm 5,7%

Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do lượng và giá nhập khẩu đều tăng cao Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 5 mặt hàng (xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo và giấy) thì tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 9 tháng năm 2008 ước tính đạt 58 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước

Hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ cao, ước tính 9 tháng đạt 15,7 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc 12 tỷ USD, chiếm 18,6% và tăng 44,6%; EU 4,1 tỷ USD, chiếm 6,4% và tăng 13,8% Một số thị trường khác tuy thị phần không lớn nhưng cũng có tốc độ tăng cao như Mỹ tăng 80%; Nhật Bản tăng 51%; Hàn Quốc tăng 50%; Đài Loan tăng 45%

Nhập siêu những tháng gần đây đã giảm nhanh (Từ mức nhập siêu 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,9 tỷ USD tháng 5; 728 triệu USD tháng 6; 753 triệu USD tháng 7; 258 triệu USD tháng 8 và 500 triệu USD tháng 9) Nhập siêu hàng hóa 9 tháng là 15,8 tỷ USD, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,6% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu

Ngày đăng: 01/10/2012, 17:01

Hình ảnh liên quan

IV,Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam. Phân tích tình hình: - VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM.doc

h.

ân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam. Phân tích tình hình: Xem tại trang 7 của tài liệu.
BẢNG 1: Cán cân thanh toán việt nam và một số trường hợp - VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM.doc

BẢNG 1.

Cán cân thanh toán việt nam và một số trường hợp Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan