Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

87 2.1K 7
Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỊ THỦY

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Qua bốn năm học ở Trường Đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học tập ở trường Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và tận tình chỉ bảo em để em hoàn thành tốt luận văn này

Đặc biệt, em vô cùng biết ơn thầy Bùi Văn Trịnh đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài viết của mình

Em xin gởi đến Quý Thầy Cô cùng các cô chú, anh, chị ở chi nhánh NHNo & PTNT huyên Vị Thủy lời chúc dồi dào sức khỏe, sự thành đạt và thành công trong công tác sắp tới

Cuối cùng, em kính gửi lời cảm ơn đến Gia Đình là chổ dựa tinh thần luôn giúp em vượt qua những lúc khó khăn nhất

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô giúp em hoàn thiện mình hơn trong lĩnh vực chuyên môn

Cần thơ, ngày 06 tháng 6 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Thuý Diễm

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vị Thuỷ

Ngày tháng 06 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Thuý Diễm

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ : i

LỜI CAM ĐOAN : ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP : iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN : v

TOM TẮT NỘI DUNG : xii

TÀI LIỆU THAM KHẢO : xiv

PHỤ LỤC : xv

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng 7

2.1.6 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 8

2.2 Phương pháp nghiên cứu 12

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12

Trang 8

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 13

3.1 Đặc điểm tình hình của huyện Vị Thủy 13

3.1.1 Vị trí địa lí 13

3.1.2 Dân số, lao động và việc làm 13

3.1.3 Đặc điểm kinh tế 14

3.2 Một số tình hình cơ bản của ngân hàng 15

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm qua 18

3.4 Phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy 19

3.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng 19

3.4.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 20

3.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng 23

3.4.4 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 23

3.5 Phân tích thực trạng nhu cầu vay vốn của khách hàng 24

3.5.1 Chi phí sản xuất lúa (1 công) 25

3.5.2 Chi phí trồng mía (1công) 26

3.5.3 Chi phí nuôi heo thịt (1 con) 26

3.5.4 Chi phí nuôi Thuỷ sản (cá nước ngọt) 27

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 28

4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay theo địa bàn 28

4.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 31

4.3 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 34

Trang 9

4.4 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của

ngân hàng 38

4.4.1 Tình hình thu nợ cho vay 38

4.4.2 Phân tích tình hình dư nợ 46

4.4.3 Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm 52

4.4.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tài chi nhánh 58

4.5 Cơ cấu nguồn vốn sản xuất nông nghiệp và sự đáp ứng vốn của ngân hàng cho các hộ sản xuất 61

4.5.1 Cơ cấu vốn sản xuất của hộ gia đình 61

4.5.2 Cơ cấu vốn trồng lúa 61

4.5.3 Cơ cấu vốn trồng mía 62

4.5.4 Cơ cấu vốn nuôi heo thịt 63

4.5.5 Cơ cấu vốn nuôi cá nước ngọt 64

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 66

5.1 Đánh giá về hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng 66

5.1.1 Điểm mạnh 66

5.1.2 Điểm yếu 67

5.1.3 Cơ hội 67

5.1.4 Thách thức 67

5.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 67

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn 67

5.2.2 Đối với hoạt động cho vay 68

5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ 69

5.3 Các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp 70

5.4 Các giải pháp làm hài lòng khách hàng để ngân hàng ngày càng thu hút

Trang 10

6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang 74

6.2.3 Đối với Chính Quyền địa phương 75

DANH MỤC BIỂU BẢNG Û Bảng 1: Trình độ công nhân viên của NHNo & PTNT Vị Thủy 17

Bảng 2: Kết quả hoạt động năm 2004 – 2006 của NHNo & PTNT Vị Thủy 18

Bảng 3: Lãi suất huy động vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy qua 3 Năm 2004-2006 20

Bảng 4: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 21

Bảng 5: Diện tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006 25

Bảng 6: Chi phí sản xuất bình quân 1 vụ lúa 25

Bảng 7: Chi phí bình quân trồng một vụ mía 26

Bảng 8: Chi phí chăn nuôi heo thịt 27

Bảng 9: Chi phí nuôi thủy sản 27

Bảng 10: Doanh số cho vay theo địa bàn 31

Bảng 11: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 34

Bảng 12: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 38

Bảng 13: Doanh số thu nợ theo địa bàn 40

Bảng 14: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 43

Bảng 15: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 46

Bảng 16: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế 48

Bảng 17: Doanh số dư nợ theo địa bàn 51

Bảng 18: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế 53

Bảng 19: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 58

Bảng 20: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng 59

Bảng 21: Cơ cấu vốn sản xuất 1 công lúa 62

Bảng 22: Cơ cấu vốn trồng 1 công mía 63

Bảng 23: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt 66

Trang 11

Bảng 24: Cơ cấu vốn nuôi một công cá 64

Bảng 25: Cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất 70

Bảng 26: Những đề xuất của hộ nông dân đối với ngân hàng 71

Hình 5: Doanh số cho vay vốn theo ngành kinh tế 32

Hình 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 34

Hình 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 41

Hình 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 44

Hình 9: Dư nợ theo ngành kinh tế 49

Hình 10: Nợ quá hạn theo ngành 55

Hình 11: Nợ quá hạn theo thời hạn 56

Hình 12: Cơ cấu vốn sản xuất lúa 62

Hình 13: Cơ cấu vốn trồng mía 63

Hình 14: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt 64

Hình 15: Cơ cấu vốn nuôi cá 65

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ty CP-TNHH: Công ty cổ phần – trách nhiệm hữu hạn Cá thể, hộ SX: Cá thể, hộ sản xuất

KD - TMDV Kinh doanh thương mại dịch vụ

NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VAC: Vườn, ao, chuồng

VRAC: Vườn, ruộng, ao, chuồng

Trang 13

TÓM TẮT NỘI DUNG

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thủy đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho người dân, nhưng ngân hàng đã đáp ứng vốn cho người nông dân trong những năm qua như thế nào và hiệu quả hoạt động ra sao Vì vậy, Tôi đã tiến hành phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng để làm luận văn Nội dung của luận văn gồm 6 chương

Chương 1 của luận văn trình bày những lý do chọn đề tài, đồng thời đưa ra 4 mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong luận văn Từ những mục tiêu đưa ra những cách phân tích khác nhau

Tín dụng là gì? Hoạt động tín dụng là gì? Nhu cầu vốn như thế nào đối với người nông dân? Tất cả những điều đó sẽ được trình bày trong chương 2 Trong chương này sẽ đưa ra những khái niệm cụ thể, đồng thời đưa ra các chỉ tiêu trong phân tích Mỗi chỉ tiêu sẽ nói lên cách đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Chương 3 sẽ khái quát về tình hình chung của huyện Vị Thủy và NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vị Thủy Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2004 – 2006 Đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Để hiểu rõ thực trạng trên, trong chương 4 đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo địa bàn, ngành kinh tế, thành phần kinh tế Từ những nhân tố tố này, thấy rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba năm qua 2004 – 2006 Ngoài ra, trong chương này còn phân tích về các khoản chi phí trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân bằng cách thu thập số liệu trực tiếp từ 40 hộ nông dân như: lúa, mía, heo, cá Qua đó nói lên khả năng đáp ứng vốn trong sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng cho các hộ sản xuất như thế nào

Từ thực trạng và các nhân tố trên đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và nâng cao khả năng đáp ứng vốn cho khách hàng

Trang 14

Kết thúc vấn đề đưa ra các kết luận, kiến nghị đối với ngân hàng huyện Vị Thủy, ngân hàng tỉnh Hậu Giang cùng với chính quyến địa phương

Trang 15

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, để hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình phát triển Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có điểm xuất phát khác nhau

Việt Nam có đặc điểm là một nước với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càng tiến bộ, đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng Đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là hết sức to lớn

Từ những lý do trên nên em chọn đề tài “phân tích hoạt động tín dụng và

nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy” để

thực hiện luận văn trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thuỷ

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Vị Thủy là huyện mới thành lập, vì vậy theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, Vị Thủy đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp Đồng thời kết hợp các hình thức này lại với nhau để tạo nên năng suất kinh tế cao nhất bằng cách hướng dẫn và kêu gọi người nông dân trồng nhiều loại cây khác nhau trên đất của họ và chăn nuôi các loài gia súc, thuỷ sản có lợi hơn Muốn vậy thì người nông dân phải có đủ vốn để đầu tư sản xuất Nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn vốn dồi dào nhất, kịp thời nhất là nguồn vốn ngân

Trang 16

hàng Vì vậy, vai trò của các Ngân hàng mà đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Vị Thủy là rất quan trọng

Trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngân hàng thật sự là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Điều đó, được thể hiện qua quá trình giúp vốn cho nông dân đẩy mạnh sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp năng cao đời sống, giả quyết việc làm cho số lượng lớn lao động ở nông thôn góp phần xóa dần tình trạng đói nghèo ở nông thôn Tuy nhiên, nhu cầu vốn của người nông dân ngày càng cao, nên NHNo & PTNT Vị Thủy đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách cách hiệu quả nhất

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy Từ đó, ta thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng qua các năm từ 2004 – 2006 bao

gồm các doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ

- Phân tích đánh giá tỷ trọng tín dụng qua các năm từ 2004 – 2006 bao gồm doanh số cho vay

- Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vị Thuỷ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian

- Thông tin số liệu được sử dụng cho luân văn là thông tin số liệu từ năm

2004 - 2006

Trang 17

- Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/3/2007 đến ngày 11/6/2007

1.3.2 Phạm vi về không gian

Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thuỷ, bên cạnh đó lấy số liệu điều tra trực tiếp từ 40 hộ nông dân của huyện Vị Thủy về tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ

1.3.3 Phạm vi về nội dung

Vì thời gian thực hiện không nhiều, kiến thức tích luỹ ở ghế nhà trường là chủ yếu mà lĩnh vực về Ngân hàng thì rất rộng nên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu ở những nội dung sau:

- Tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn thực tế tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thuỷ qua các năm từ 2004 đến 2006 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng

- Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng ở địa bàn huyện Vị Thủy trên số liệu điều tra trực tiếp từ nông dân Trong bài viết của em chỉ tập trung phân tích trên hộ sản xuất phần nông nghiệp vì đây là lĩnh vực thuộc chuyên ngành của mình

- Từ việc phân tích nhằm rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng để đưa ra phương hướng khắc phục cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến mặt hạn chế đó

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, hạn chế rủi ro trong cho vay và tạo thêm uy tín cho chi nhánh để tạo thêm nguồn vốn cho khách hàng vay nhằm giải quyết được phần nào nhu cầu của khách hàng

Trang 18

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng

Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay

hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:

+ Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, trang thiết bị

+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Cho vay: Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi

Khách hàng vay: Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh

nghiệp tư nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật

Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt

đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thõa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với khách hàng

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà

Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định

Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà

Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Trang 19

Nợ quá hạn: Là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí

khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả

Vốn tự có: Tham gia vào dự án vay NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm

vốn bằng tiền, giá trị tài sản

Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các

ngân hàng, gồm:

+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu

+ Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác

2.1.2 Chức năng của tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau:

Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn

từ chủ thể này sang chủ thể khác Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay

- Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại

Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín

dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thường và liên tục Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá

2.1.3 Phân loại tín dụng

Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được xác

định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân

Trang 20

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng

để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử

dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô

lớn

2.1.4 Các hình thức huy động vốn

2.1.4.1 Các loại tiền gửi

Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi

tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng Loại tiền gửi này tuy biến động thường xuyên nhưng nó vẫn có được số dư ổn định do việc gửi tiền vào và rút tiền ra có sự chênh lệch về thời gian, số lượng, nên Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay

Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự

thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn

- Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn mang tính ổn định Ngân hàng có thể sử dụng tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh, vì vậy Ngân hàng thường chú trọng các biện pháp khuyến khích khách hàng gửi tiền Các Ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu gửi tiền của khách hàng, thông thường có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, Với mỗi kỳ hạn Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao

Tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân

hàng Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm, sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng

Trang 21

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại: + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

2.1.4.2 Phát hành các chứng từ có giá

Gồm kỳ phiếu Ngân hàng và trái phiếu Ngân hàng

Kỳ phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn tiết kiệm vào Ngân hàng,

do Ngân hàng phát hành nhằm vào những mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định

Trái phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn trung và dài hạn vào

Ngân hàng Trái phiếu Ngân hàng cũng được coi là sản phẩm của thị trường chứng khoán, được giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán

Lãi suất của hai loại này thường cao hơn các loại tiền gửi khác

2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng

Nhu cầu vốn cho ngành trồng trọt

Huyện Vị Thủy là một huyện thuộc vùng sâu vì vậy nhu cầu vay chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Hàng năm người nông dân phải bỏ ra một số vốn để trả phần chi phí làm ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng trong vụ mùa như: lúa, mía, hoa màu và các loại cây màu khác…

Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống, cây giống, phân bón thuốc trừ sâu, cày cấy, bên cạnh đó đòi hỏi phải có các máy móc phục vụ cho vụ mùa như: máy bơm, máy suốt lúa, máy sấy…

Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải chịu cảnh cháy rầy rủi ro trong trồng trọt đây là nguyên nhân chính trong nhu cầu vốn ngày càng tăng lên trong ngành nông nghiệp mà đặc biệt là trong trồng lúa.

Nhu cầu vốn cho chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi gần đây phát triển không kém, người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp của mô hình VAC, VRAC,…chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại

Trang 22

Nhu cầu vốn cho thuỷ sản

Cùng với việc phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì Thuỷ sản cũng bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dịch cúm gia cầm làm cho nhu cầu về thực phẩm tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm một phần cho người dân địa phương và một phần cung cấp cho các tỉnh lân cận như: Thành Phố Cần Thơ, Kiên Giang,Vĩnh Long,… Nhưng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản thì nguồn vốn là quan trọng nhất vì vậy Ngân hàng đóng vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân

2.1.6 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.1.6.1 Điều kiện vay vốn

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam

2.1.6.2 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng

- Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của NHNo & PTNT cấp trên trong từng thời kỳ

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ

- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng

Trang 23

- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay

2.1.6.3 Các nguyên tắc của tín dụng

Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích theo thoả thuận trên hợp đồng tín

dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay của sử

dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng Để thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn, trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết, nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trước hạn

Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi và trả đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất

của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) và một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn vay Nguyên tắc này bảo đảm cho tiền vay được thu hồi đầy đủ và có sinh lời

2.1.6.4 Qui trình cho vay tại NHNo & PTNT Vị Thủy

a Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn,

và các thông tin, tài liệu cần thiết cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin vay vốn

- Sổ vay vốn (đối với hộ sản xuất nông - lâm - ngư - nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay)

- Sổ hộ khẩu

- Giấy chứng minh nhân dân

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính)

Trang 24

- Dự án phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có)

(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định những điều kiện cần thiết

(3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Giám Đốc (4) Ban Giám Đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ được duyệt cho trưởng Phòng Tín Dụng Trưởng Phòng Tín Dụng gửi lại cho Cán bộ Tín Dụng

(5) Cán bộ Tín Dụng chuyển hồ sơ cho vay sang Phòng Kế Toán

(6) Phòng Kế Toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ cho vay sang Thủ Quỹ Ngân Quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

2.6.1.5 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích

Phân tích nguồn vốn huy động: Là xác định khả năng và qui mô thu hút

vốn từ nền kinh tế của một ngân hàng

Trang 25

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà

Ngân Hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định

Để xác định được dư nợ, Ngân Hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng

không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn

Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ

của Ngân hàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt Công thức tính:

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay trên vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy

động đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong doanh số cho vay tại ngân hàng Nếu vốn huy động chiếm tỷ trọng càng lớn dùng để cho vay thì thể hiện tính tự chủ cao của ngân hàng trong việc sử dụng vốn.

Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một

đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động

Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín

dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao

Công thức tính:

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

Dư nợ bình quân

Trang 26

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

Nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín

dụng của ngân hàng, nó cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng cao hay thấp Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng ở huyện Vị Thuỷ chủ yếu được thực hiện qua NHNo & PTNT Vị Thủy cho nên nội dung nghiên cứu này được chọn nghiên cứu tại NHNo & PTNT Vị Thủy

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ 32 hộ nông dân sản xuất nông nghiệp ở huyện Vị Thủy trong đó lĩnh vực trồng trọt là 16 mẫu, chăm nuôi 10 mẫu và thủy sản là 6 mẫu

- Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu của ngân hàng như: Cẩm nang tín dụng, tập bài giảng về cho vay hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp bình quân số học để xác định số dư cuối kỳ và đầu

- Phương pháp chọn mẫu thống kê phân tầng để điều tra số liệu sơ cấp từ các ngành sản xuất trong nông nghiệp.

Trang 27

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VỊ THỦY

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN VỊ THỦY 3.1.1 Vị trí địa lí

Vị Thủy là huyện nằm ở vị trí cửa ngỏ kinh tế của tỉnh Hậu Giang, là một trong 7 huyện của tỉnh, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 60 km về hướng Bắc, có địa giới phía Đông giáp Long Mỹ, phía Tây giáp Giồng Riềng (Kiên Giang), phía Nam giáp Thị Xã Vị Thanh đây là vùng đang phát triển mạnh vì theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước Thị Xã Vị Thanh phấn đấu trở thành thành phố vì vậy hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp, phía Bắc giáp Châu Thành A, nằm kế thành phố Cần Thơ Vì vậy, có điều kiện nắm bắt thông tin thị trường

Có mạng lưới sông ngồi chằng chịch, nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu ôn hoà, đất đai màu mở và hàng năm được phù sa bồi đắp từ sông Mekong Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện và đặc biệt là kinh tế nông nghiệp

3.1.2 Dân số, lao động và việc làm

Tình hình dân số sẽ giúp ngân hàng xác định được số lượng người trong độ tuổi lao động trên địa bàn hoạt động Nếu địa bàn nào có số người trong độ tuổi lao động nhiều, việc phát triển sản xuất nhiều và phát sinh nhu cầu vay vốn cao

Địa bàn hoạt động của ngân hàng gồm 1 thị trấn và 9 xã Tổng dân số của huyện là 99.332 người (theo nên giá thống kê năm 2006 của huyện Vị Thủy) Với lượng dân số trên thì nam là 46.686 người chiếm 47% và nữ là 52.646 người chiếm 53 % Theo kết quả thống kê thì huyện có 60.876 người trong độ tuổi lao động chiếm 61.3 % còn lại là trẻ em và người già, hàng năm có khoảng 1.600 người đến độ tuổi lao động vì vậy nhu cầu về vốn hàng năm tăng lên rất nhiều

Về dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất hơn 85%, Khơme chiếm khoảng 9%, còn lại là dân tộc Hoa Với các tính ngưỡng tôn giáo khác nhau như: Phật, Tin Lành, Cao Đài, Công Giáo,…

Trang 28

3.1.3 Đặc điểm kinh tế

Huyện Vị Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên 54.373,7 ha trong đó đất phù sa là 48.768 ha chiếm 83,63 %, còn lại là đất phèn và đất líp Do Vị Thủy nằm cạnh sông xáng Xà No nên hàng năm được bồi lấp rất lớn lượng phù sa và nước ngọt quanh năm vì vậy huyện có nền kinh tế phát triển mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và nhờ có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng nên đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn tăng thu nhập

Về giao thông với khoảng 60 km quốc lộ chạy xuyên qua địa bàn thành Phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang Bên cạnh đó huyện còn có những con đường lớn nối liền với quốc lộ, trong các tuyến xã, ấp đều có đường đan hoăc trãi nhựa

Về trồng trọt giá trị của ngành mang lại trong năm 2006 là 692.197 triệu đồng chiếm 56,9 % Nhìn chung, sản xuất lúa đã đi vào chuyên canh các giống lúa có chất lượng và năng suất cao, bên cạnh đó bà con nông dân được sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông và đặc biệt là có ngân hàng hỗ trợ vốn trong sản xuất nên năng suất đều tăng qua các năm làm cho thu nhập của nông dân tăng trong những năm gần đây

Bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi và thủy sản cũng phát triển không kém giá trị của ngành trong năm 2006 là 207.857 triệu đồng chiếm 24,1 %, với nhiều mô hình như: VAC, VRAC, BIOGAS,…

Về ngành tiểu thủ công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh giá trị của ngành chiếm 9%, ngành đã giải quyết việc làm cho người lao động với nhiều ngành: cơ sở xay xát, cơ khí, vật liệu xây dựng,…

Ngành thương mại dịch vụ: Giá trị của ngành chiếm 11% ngành này trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển mạnh Vì vậy nhu cầu vốn cúng tăng lên so với các năm trước, do các chợ xã được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện cho việc buôn bán

Nhìn chung, Huyện Vị Thủy tuy thành lập chưa lâu nhưng nền kinh tế huyện Vị Thủy ngày càng phát triển là nhờ vào sự đóng góp to lớn của Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Vị Thủy Vì vậy, trong những năm gần đây huyện Vị Thủy giảm được tình trạng đói nghèo và trình độ của người dân ngày càng nâng lên nâng lên

Trang 29

3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy

Sau khi Huyện Vị Thủy vừa mới thành lập xong, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của người dân trong Huyện ngày càng tăng lên đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, trước tình hình đó NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy được thành lập theo quyết định số 694/QĐ – NHNo – 02 ngày 09/09/1999 của NHNo & PTNT trung ương (TW) Việt Nam

NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy là Chi nhánh cấp 2 của NHNo & PTNT Tỉnh Cần Thơ, thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam Đến năm 2004 Tỉnh Hậu Giang được thành lập thì NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy là Chi nhánh cấp 2 của NHNo & PTNT Tỉnh Hậu Giang, với trụ sở chính đặt tại trung tâm Thị Trấn Nàng Mau Huyện Vị Thủy

Với nền kinh tế phát triển không ngừng của Huyện, từ khi thành lập thì NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy đã không ngừng phát triển vươn lên nhờ tiềm năng sẵn có của Huyện, cũng chính nhờ vào tiềm năng đó nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cho vay trên địa bàn Huyện, bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước, từ đó góp phần đưa Ngân hàng phát triển đi lên theo đúng mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương

Tuy nhiên, do nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng trong khi khả năng của ngân hàng, điều này gây rất nhièu khó khăn trong hoạt động tín dụng

Tuy còn không ít khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cùng sự cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy

Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy bao gồm: - Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc

- Các phòng ban gồm: 1 phòng tín dụng và 1 phòng giao dịch (phòng kế toán - ngân quỹ)

Trang 30

Giám Đốc

PGĐ phụ trách KD PGĐ phụ trách KT-NQ

Hình 2: Sơ đồ tổ chức

3.2.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

* Giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, hướng

dẫn, giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên giao Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến tổ chức như: khen thưởng, kỹ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị

* Phó giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu

trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng Giám Đốc trong các mặt nghiệp vụ

* Phòng tín dụng

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng Từ đó, trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể

* Phòng kế toán - ngân quỹ

Kế toán

- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám Đốc hoặc người được ủy quyền.

Trang 31

- Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước

Ngân quỹ

Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc

Về trình độ được đào tạo như sau:

Bảng 1: Trình độ công nhân viên của NHNo & PTNT Vị Thủy

Trong những năm qua, Ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Trang 32

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM

Qua 3 năm hoạt động của mình, NHNo & PTNT Vị Thủy đã đạt được

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy mức lợi nhuận có sự gia tăng qua các năm Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận đạt 3.971 triệu đồng sang năm 2005 lợi nhuận tăng lên là 4.801 triệu đồng, tăng 830 triệu đồng, tỷ lệ 20,9% so với năm 2004 Bước sang năm 2006 mức lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 4.976 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 175 triệu đồng, đạt tỷ lệ 3,64%

Thu nhập năm 2004 là 11.885 triệu đồng, năm 2005 đạt 17.386 triệu đồng, tăng 5.501 triệu đồng, chiếm 46,28% so với năm 2004, năm 2006 là 21.614 triệu đồng Tổng doanh thu của mỗi năm đều tăng đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động của Ngân hàng

Chi phí cũng tăng qua các năm, tuy nhiên chi phí tăng do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng lên thể hiện qua doanh số cho vay hàng năm, do đó nguồn vốn từ Ngân hàng cũng tăng lên dẫn đến chi phí tăng theo, thể hiện qua tốc độ tăng bình quân 22,78%/năm

Tuy nhiên, so sánh năm 2006 với năm 2005 doanh thu tăng 4.228 triệu đồng nhưng chi phí tăng 4.053 triệu đồng Nguyên nhân chính làm tăng chi phí của Ngân hàng trong năm 2006 là do sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của Ngân hàng, trong năm có sự điều chỉnh về lương và một phần trích lập rủi ro…

Trang 33

Kết quả hoạt động qua 3 năm

Từ phân tích trên cho ta thấy hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên hàng năm với tốc độ tăng bình quân là 29,87% nhưng cũng phải cần có biện pháp tận thu các khoản phải thu và hạn chế các khoản chi phí phát sinh để hiệu quả hoạt động ngày càng tốt hơn

3.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng

Thuận lợi

Trụ sở ngân hàng đặt tại thị trấn, giao thông thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch và thuận lợi để nắm bắt thông tin kinh tế - xã hội

Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng vẫn đảm bảo các qui định Hệ thống kế toán được lập trình trên máy vi tính nên việc tính toán chính xác, lưu trữ thông tin được bảo mật

Ban lãnh đạo với bề dầy kinh nghiệm, tập thể cán bộ rất nhiệt tình, đoàn kết với không khí làm việc thân thiện

Khó khăn

Huy động vốn của ngân hàng chưa cao, chỉ tập trung một số khách hàng quen biết nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hoà đầu tư cho vay điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Điều kiện giao thông nông thôn của huyện đã được các cáp chính quyền quan tâm mở rộng nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định và thu nợ

Trang 34

Sụ tấn công của sâu bệnh làm cho công tác thu hồi nợ trở nên khó hơn

3.4.4 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới

Căn cứ vào định hướng hoạt động của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy và căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo nghị quyết của huyện Đảng, của Hội Đồng Nhân Dân và kế hoạch của Ủy Ban Nhân Dân đề ra trong năm 2006 Đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2005, chi nhánh NHNo & PTNT huyện vị thủy đã đề ra những phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2007 như sau:

Địa bàn hoạt động

- Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tiềm kiếm thêm địa bàn mới

- Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng - Tăng dư nợ cho khách hàng quen có uy tính

Tình hình huy động vốn

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, thực hiện các chương trình: khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền

Cần đưa chỉ tiêu huy động vốn cho mỗi cán bộ ngân hàng, đồng thời mỗi cán bộ là nhân viên tiếp thị đến từng địa phương, từng nhà, từng khách hàng…

Cung cấp thông tin về các hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến khách hàng bằng các phương tiện: Báo chí, tờ bướm, băng rol,…

Hoạt động cho vay

Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung khách hàng truyền thống

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vốn của khách hàng nếu thấy việc sử dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu hồi nợ trước hạn

Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và công tác thẩm định

3.5 NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG

Huyện Vị Thuỷ gồm 9 xã: Xã Vị Trung, Vị Thủy, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Thuận tây, Vị Thắng, Vị Đông, Vị Bình, Vĩnh Trung và 1 thị trấn Nàng Mau Người dân trong huyện sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi Với tổng diện tích trồng trọt là 48.768 ha, trong đó trồng lúa chiếm một số lượng lớn

Trang 35

là 41.654 ha, chiếm 85,4% tổng diện tích gieo trồng, còn lại nông dân trong huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nên diện tích chiếm 14,6% tổng diện tích gieo trồng, còn lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ với hình thức hộ gia đình là chủ yếu Vì vậy, nhu cầu về vốn trong nông nghiệp là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của ngân hàng thì có hạn Do đó, trong bài luận văn em đã tiến hành điều tra nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp đối với một số cây trồng, vật nuôi thông dụng đang phát triển trên địa bànvà khả năng của ngân hàng trong cho vay đối với nông nghiệp, vì đây là ngành sản xuất chính của huyện với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông

- Diện tích trồng lúa chiếm hơn 85,4% diện tích đất trồng trọt Như đã biết ở phần trước thì phần lớn người dân trong vùng sống bằng nghề trồng lúa Vì mang tính đặc thù của huyện nên nhu cầu vốn của nông dân chủ yếu cho trồng lúa

- Diện tích trồng mía cũng khá cao, các xã tập trung trồng mía nhiều như xã Vĩnh Tường, Vị Thanh vì gần nơi tiêu thụ đó là nhà máy đường ở Hoả Lựu, bên cạnh đó những vùng đất phèn nhẹ người dân thường trồng mía

Trong nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiệp thì mỗi ngành có một nhu cầu vốn khác nhau vì có các khoản chi phí khác nhau

Bảng 3: Diện tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006

Trang 36

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Thủy 2006)

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT VỊ THỦY

4.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Để biết được 3 năm qua công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy như thế nào Ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Đầu tiên để biết được tình hình huy động vốn, ta cần xem xét bảng lãi suất

Trang 37

Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm là tương đối ổn định và ở mức hợp lý để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn huyện Vị Thủy Nếu so với các đối thủ cạnh tranh trong huyện thì đây là mức lãi suất cạnh tranh tốt

Từ đó, xem xét nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm từ năm

2004 đến năm 2006

4.1.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Do đó, Ngân hàng cần phải tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn

Qua bảng 4 ta thấy tình hình nguồn vốn tăng qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2004 doanh số huy động là 41.319 triệu đồng, chiếm 29,5% trên tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho sản xuất, điều này cho thấy ngân hàng huy động một số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cung cấp nguồn vốn cho nông dân sản xuất trong địa bàn nhằm giải quyết những khó khăn về vốn cho nông dân Ngân hàng là trung gian giữa bên dư thừa vốn và bên thiếu vốn

Năm 2005 vốn huy động là 55.975 triệu đồng chiếm 36,1% trong tổng nguồn vốn, tăng hơn so với năm trước là 554 triệu đồng hay tăng 35,47% Trong đó, nguồn huy động chủ yếu là từ tiền gửi kho bạc

Năm 2006 nguồn vốn huy động đạt được là 57.562 triệu đồng chiếm 35,1% tổng nguồn vốn

Trong năm 2006 thì tiền vốn kho bạc giảm so với năm 2005 giảm 2.362 triệu đồng hay giảm 5,26% nguyên nhân là do kho bạc rút tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, trong năm này thì tiền gửi tiết kiệm tăng lên một lượng 4.280 triệu đồng là do ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, rút thăm trúng thưởng

Trang 38

Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao chủ yếu phục vụ cho việc trồng lúa Nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, Ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hoà của Ngân hàng tỉnh Do đó, nguồn vốn điều hoà luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2005 tăng lên 24.280 triệu đồng hay tăng 27,90%, nguồn vốn điều hoà càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội Đặc biệt là năm 2006 nguồn vốn điều hoà lại tăng 15.364 triệu đồng hay tăng 12.54% Nguyên nhân của sự tăng này là do Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay và mở rộng thị trường cho vay, đặc biệt trong năm 2005 đã xảy ra dịch bệnh ở gà, heo còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy Vì vậy, Ngân hàng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nông dân sản xuất

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm điều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên Điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ

Biến động của nguồn vốn được thể hiện cụ thể như sau:

Trang 39

Bảng 5: Tình hình huy động vốn qua 3 năm Tiền gửi tiết kệm 5.6618.87013.1503.20956,69 4.28048,25Tiền gửi kho bạc 34.20044.94442.58210.74431,42 -2.362-5,26

Vốn điều hoà 98.76099.258106.2815540,51 7.0237,08

TỔNG CỘNG 140.079 155.233 163.84315.15410,82 8.6105,55

(Nguồn: Phòng tín dụng)

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN

Khi phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng ta cần phân tích hoạt động cho vay theo địa bàn xã, thị trấn từ đó mới biết đựơc qui mô của từng xã, thị trấn trong huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn một cách hợp lý nhất

Địa bàn của từng xã có những đặc điểm kinh tế khác nhau vì vậy nhu cầu về vốn cũng khác nhau, do đó Ngân hàng đã chia doanh số cho vay theo từng địa bàn khác nhau được thể hiện cụ thể trong bảng 12

Qua bảng 12 cho thấy doanh số cho vay của các xã không điều nhau, do mỗi xã có đặc thù về điều kiện sản xuất khác nhau Tổng doanh số cho vay qua 3 năm như sau: Năm 2004 là 129.818 triệu đồng, năm 2005 đạt 163.352 tăng 33.534 triệu đồng hay tăng 25,83% so với năm 2004 Năm 2006 doanh số cho vay là 174.870 tăng 11.518 hay tăng 7,05 % Nhìn chung, doanh số cho vay tăng hàng năm là do ngân hàng ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp để cải tạo vườn và nuôi trồng thủy sản, ở mỗi xã có thế mạnh riêng chẳng hạn như:

Thị trấn Nàng Mau: Người dân ở thị trấn sống chủ yếu bằng nghề mua

bán kinh doanh nên nhu cầu vốn cao chiếm18,01% trong tổng doanh số cho vay

Trang 40

toàn huyện Nguồn vốn vay chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh

Doanh số cho vay năm 2004 là 23.387 triệu đồng, năm 2005 là 28.471 triệu đồng tăng 5.084 triệu đồng hay tăng 21,7 % so với năm 2004, Năm 2006 là 30.010 triệu đồng tăng 1.539 triệu đồng hay tăng 5,4% so với năm 2006 Doanh số cho vay tăng liên tục cho thấy trong những năm gần đây người dân có xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này cho thấy kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh đó cũng là do ngân hàng hỗ trợ vốn cho các thương gia kinh doanh nhằm phát triển kinh tế xã hội

Xã Vị Thanh: Đây là xã mà nông dân chủ yếu là trồng mía vì gần nhà

máy đường và diện tích đất ở đây bị nhiểm phèn nhẹ nên thích hợp cho việc trồng mía, vì vậy nhu cầu vốn không cao chỉ chiếm 6,94% doanh số cho vay của Ngân hàng, nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho chi phí sản xuất nông nghiệp, được thể hiện cụ thể như sau: năm 2004 doanh số vay 9.015 triệu đồng, năm 2005 là 11.015 triệu đồng tăng 2.000 triệu đồng hay tăng 22,2% so với năm 2004, năm 2006 là 11.732 triệu đồng tăng 717 triệu đồng hay tăng 6,5% so với năm 2006 Nguyên nhân doanh số tăng hàng năm là do bà con nông dân có xu hướng cải tạo vườn tạp để trồng mía, cây ăn trái

Xã Vị Trung: Doanh số cho vay của xã chiếm 9,42% tổng doanh số cho

vay toàn huyện, nhu cầu vốn trong những năm gần đây tăng lên qua các năm như sau: năm 2004 là 12.235 triệu đồng, năm 2005 là 15.719 triệu đồng tăng 3.484 triệu đồng hay tăng 28,5% so với năm 2004, năm 2006 là 16.612 triệu đồng tăng 893 triệu đồng tương ứng tăng 5,7% so với năm 2005

Doanh số cho vay của xã tăng lên hàng năm là do nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong những năm gần đây vì dịch bệnh rầy nâu trên cây lúa nên nguồn vốn của người dân còn đầu tư cho lĩnh vực nuôi cá đồng như: cá lốc, cá rô nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, một số nông dân đã chuyển sang cải tạo vườn, trồng cây ăn trái,…và nguồn vốn còn phục vụ cho việc mua máy móc để sản xuất nông nghiệp Nguyên nhân

Ngày đăng: 01/10/2012, 13:54

Hình ảnh liên quan

Hình 2: Sơ đồ tổ chức - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Hình 2.

Sơ đồ tổ chức Xem tại trang 30 của tài liệu.
3.2.4 Tình hình nhân sự - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

3.2.4.

Tình hình nhân sự Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Kết quả hoạt động năm 2004 – 2006 của NHNo & PTNT Vị Thủy                     (ĐVT: Triệu đồ ng)  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 2.

Kết quả hoạt động năm 2004 – 2006 của NHNo & PTNT Vị Thủy (ĐVT: Triệu đồ ng) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 3: Diện tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006 - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 3.

Diện tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006 Xem tại trang 35 của tài liệu.
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT VỊ THỦY  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

4.1.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT VỊ THỦY Xem tại trang 36 của tài liệu.
Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm điều tăng, nhưng không đủđáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ  ngân  hàng cấp trên - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

h.

ìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm điều tăng, nhưng không đủđáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình huy động vốn qua 3 năm - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 5.

Tình hình huy động vốn qua 3 năm Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo địa bàn - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 6.

Doanh số cho vay theo địa bàn Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 5: Doanh số cho vay vốn theo ngành kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Hình 5.

Doanh số cho vay vốn theo ngành kinh tế Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 7.

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Hình 6.

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 8.

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 10: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 10.

Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 11: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 11.

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 12: Doanh số dư nợ theo địa bàn - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 12.

Doanh số dư nợ theo địa bàn Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 13: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 13.

Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 16.

Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 17: Chi phí sản xuất bình quân 1 vụ lúa - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 17.

Chi phí sản xuất bình quân 1 vụ lúa Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 18: Chi phí bình quân trồng một vụ mía - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 18.

Chi phí bình quân trồng một vụ mía Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 20: Chi phí nuôi thủy sản - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 20.

Chi phí nuôi thủy sản Xem tại trang 67 của tài liệu.
4.6.4 Chi phí nuôi Thuỷ sản (1.000m2 cá rô) - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

4.6.4.

Chi phí nuôi Thuỷ sản (1.000m2 cá rô) Xem tại trang 67 của tài liệu.
Hình 12: Cơ cấu vốn sản xuất lúa - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Hình 12.

Cơ cấu vốn sản xuất lúa Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 21: Cơ cấu vốn sản xuất 1.000m2 - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 21.

Cơ cấu vốn sản xuất 1.000m2 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 22: Cơ cấu vốn trồng 1.000m2 mía - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 22.

Cơ cấu vốn trồng 1.000m2 mía Xem tại trang 69 của tài liệu.
Hình 13: Cơ cấu vốn trồng mía - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Hình 13.

Cơ cấu vốn trồng mía Xem tại trang 69 của tài liệu.
Hình 14: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Hình 14.

Cơ cấu vốn nuôi heo thịt Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 23: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt (1 con) - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 23.

Cơ cấu vốn nuôi heo thịt (1 con) Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 24: Cơ cấu vốn nuôi 1.000m2 cá rô - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 24.

Cơ cấu vốn nuôi 1.000m2 cá rô Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 26: Cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 26.

Cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 27: Những đề xuất của hộ nông dân đối với ngân hàng - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng.

Bảng 27.

Những đề xuất của hộ nông dân đối với ngân hàng Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan