quản trị học.doc

47 2.2K 2
quản trị học.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quản trị học

Trang 1

Phần 1 QUẢN TRỊ HỌC

1.1Hệ thống kế hoạch của công ty

1.1.1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của công ty

Bất kỳ một công ty nào muốn phát triển và đạt doanh thu cao trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì đều phải xây dựng cho mình những kế hoạch trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, vì kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp và công ty Ván Dăm Thái Nguyên cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

+ Thực trạng dây chuyền thiết bị của công ty

Công ty ván dăm Thái Nguyên là một trong những đơn vị lâm nghiệp đầu tiên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện thí điểm dự án trồng rừng gắn với nhà máy chế biến ván nhân tạo Vùng nguyên liệu đã từng bước đáp ứng đủ cho sản xuất Đây là nơi sản xuất ván dăm lớn nhất Việt Nam hiện nay, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại.

Dây chuyền thiết bị sản xuất của công ty đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay sau hơn 9 năm hoạt động, nhiều máy móc thiết bị chính trong dây chuyền phần lớn đây là các thiết bị do Trung Quốc sản xuất đã bị hư hỏng nặng cần phải tái đầu tư sửa chữa phục hồi lại nên chi phí sửa chữa tăng cao.

+ Về thị trường Ván Dăm

Thị trường tiêu thụ Ván Dăm của công ty luôn đứng trước khó khăn và chịu sự tác động cạnh tranh quyết liệt trên hầu hết các khu vực với các sản phẩm Ván dăm của các nhà máy trên toàn quốc như: nhà máy ván dăm Việt Trì, nhà máy ván dăm Đồng Nai, nhà máy ván dăm Hiệp Hòa – Long An,… cũng như các sản phẩm Ván dăm nhập khẩu Nhu cầu của thị trường ngày càng cao với các sản phẩm Ván dăm cao cấp, thay vì sử dụng Ván Dăm người ta sử dụng Ván MDF.

Hiện nay, hầu hết các vật tư đầu vào đều tăng giá Đặc biệt là giá than tăng, giá điện và giá xăng dầu tăng cao Từ đó dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên.

+ Định hướng phát triển của công ty

Trong năm 2009, Công ty Ván dăm Thái Nguyên đã được Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng thường xuyên quan tâm, đi sâu giúp đỡ nhưng việc thực hiện kế hoạch của Công ty vẫn chưa đạt được tiến độ bởi các nguyên nhân sau :

Nguyên nhân khách quan:

Do chỉ số tiêu dùng và lạm phát những tháng đầu năm 2009 tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của Công ty, cụ thể điện, than , dầu, cước vận tải là những

Trang 2

chi phí chủ yếu của Công ty thì những mặt hàng này đồng loạt tăng mạnh theo xu hướng chung của thị trường ,vì vậy nếu tiếp tục sản xuất sẽ thua lỗ lớn nên Công ty không cho sản xuất ồ ạt Đứng trước tình hình đó Công ty đã đưa ra các giải pháp cụ thể trình Tổng Công ty và được Tổng Công ty phê duyệt như phương án thay thế lò hơi đẻ giảm đáng kể chi phí sản xuất đầu vào

Trong những tháng cuối năm 2010, Công ty đang khẩn trương tiến hành việc thay thế ,dự kiến đi vào sản xuất trong tháng 12 năm 2009

Nguyên nhân chủ quan:

Do nguồn vốn lưu động của Công ty còn hạn hẹp nên rất khó khăn trong quá trình duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sửa chữa mua sắm vật tư phụ tùng thay thế

Vì vậy để đảm bảo công ty đi vào hoạt động ổn định, ngày càng phát triển lón mạnh, công ty đã xác định hướng phát triển trong thời gian 2010- 2012 như sau:

-Công ty sẽ tiếp mục áp dụng việc giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm Cụ thể Công ty tận dụng toàn bộ mùn cưa và cành củi nguyên liệu đưa vào sản xuất Ván dăm và thực hiện tiết kiệm chi phí ở mọi khâu sản xuất

-Công ty tăng cường hợp tác liên kết với các đối tác để tận dụng nguồn lực sẵn có của Công ty , phát huy thế mạnh về vốn về các đối tác

-Về vốn :Phải đẩy mạnh sản xuất đặc biệt là khai thác thu hồi vốn rừng trồng và đẩy mạnh bán hàng để có lợi nhuận cũng như thu hồi vốn để quay vòng và rút ngắn vòng quay của vốn lưu động Ngoài ra huy động vốn vay từ Tổng Công ty, Ngân hàng cà các đối tác khác

- Kiên quyết tìm mọi biện pháp bảo vệ chặt chẽ tài nguyên rừng và đất rừng -Phát huy cao độ nội lực (nguồn lao động ,tài nguyên rừng và đất rừng máy móc thiết bị )

-Tiếp tục phát triển công tác thị trường , phát triển Công ty theo hướng đa dạng hóa sản phẩm Từ đó tăng thêm giá trị các sản phẩm, nâng cao tỷ lệ ván loại I chiếm 90% loại II chiếm 8% và loại III chiếm 2 % Tổ chức hoạt động Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000-2000

-Quản lý, sử dụng, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo quy trình kỹ thuật, kéo dài độ bền của máy móc thiết bị hiện có

Trang 3

Bảng 1.1: Kế hoạch sản xuất – kinh doanh đến năm 2012

1 Nhà máy (đầu tư bãi chứa nguyên liệu, sửa chữa mua sắm thiết bị máy móc )

( Nguồn Phòng Kế hoạch Thị trường) 1.1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của công ty

1.1.2.1 Thuận lợi, khó khăn của công ty Ván Dăm Thái Nguyên

Mỗi một công ty khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều có những thuận lợi khó khăn Điều quan trọng là công ty đó phải khai thác được triệt để những thuận lợi của bản thân công ty mình từ đó có những biện pháp khắc phục những khó khăn trong kinh doanh.

Thuận lợi hay khó khăn của công ty được xác định khi so sánh với mặt bằng hoạt động chung, hoặc cũng có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh.

 Thuận lợi của công ty Ván Dăm Thái Nguyên

- Được Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thường xuyên quan tâm, đi sâu sát giúp đỡ công ty.

- Được Đảng ủy khối doanh nghiệp Thái Nguyên, Tỉnh ủy, UBND và các Sở, Ban ngành tỉnh Thái Nguyên giúp đỡ Cùng sự giúp đỡ phối kết hợp đồng bộ triệt để giữa UBND và Công an, Kiểm lâm 2 huyện Phú Bình, Đồng Hỷ cùng các xã nằm trong vùng dự án.

Trang 4

- Tập thể Cán bộ công nhân viên trong công ty luôn luôn đoàn kết thống nhất cùng quyết tâm vượt khó đi lên, phấn đấu xây dựng Công ty Ván Dăm Thái Nguyên phát triển.

- Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ ván dăm, máy móc thiết bị sản xuất đang dần đi vào hoạt động ổn định Công ty đã điều tiết khai thác rừng, cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy Ván Dăm sản xuất và tiêu thụ được một số sản phẩm gỗ tròn trên thị trường.

 Khó khăn của công ty Ván Dăm Thái Nguyên

Tuy có những thuận lợi đáng kể, song trong thời gian này, Công ty Ván Dăm Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn ở cả 2 lĩnh vực sản xuất công nghiệp và sản xuất lâm nghiệp.

- Về sản xuất công nghiệp:

+ Công ty hoạt động trong điều kiện không có vốn lưu động, dẫn tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh không cao do phải thanh toán cho khách hàng nợ cũ.

+ Giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm Ván dăm Thái Nguyên.

+ Bãi chứa nguyên liệu còn quá hẹp so với nhu cầu dự trữ của nhà máy 1.1.2.2 Cơ hội thách thức đối với công ty

 Cơ hội của công ty Ván Dăm Thái Nguyên - Sự tăng trưởng của nền kinh tế

- khoa học công nghệ phát triển

- Tăng đầu tư vào các công trình giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng - Hệ thống ngân hàng phát triển

- Thu nhập của người dân cao

 Thách thức của công ty Ván Dăm Thái Nguyên - Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong nghành nhiều - Giá nguyên vật liệu tăng

- Chịu ảnh hưởng mạnh của giá NVL đầu vào 1.1.2.3 Chiến lược của công ty

Qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty ta thấy công ty chưa phát huy hết nội lực của công ty, thị trường còn để hổng nhiều lỗ trống Chính vì thế mà công ty phải có những chiến lược cụ thể sau:

- Bám sát thị trường: Ở thị trường truyền thống là Thái Nguyên thì công ty luôn phải củng cố niềm tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường Còn ở những thị trường lân cận phải tăng cường quảng cáo, tiếp thị mạnh mẽ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty cũng như biết đến uy tín của công ty.

Trang 5

- Mở rộng thị trường: Ở những thị trưòng như Hải Dương, Thái Bình… họ chưa biết đến thương hiệu của công ty và nhiệm vụ là phải quảng bá thương hiệu của công ty Để làm được điều đó thì công ty phải tăng cường đưa ra sản phẩm mới có chất lượng cao.

- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Trong thị trường đầy những biến động bất ngờ thì đa dạng hóa sản phẩm sẽ tránh được những rủi ro trong kinh doanh Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 1 cách tốt nhất.

1.1.3 Các chính sách của công ty 1.1.3.1 Chính sách nhân lực

Căn cứ vào bộ luật lao động do chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ký lệnh công bố số 08/2002/L-CTL ngày 12/4/2002, đã sửa đổi bổ sung và có hiệu lực từ ngày 01/01/2003

 Tuyển dụng

Việc tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận do giám đốc xét duyệt tuyển dụng theo yêu cầu của công việc Người được tuyển dụng phải là công dân Việt nam có sức khoẻ đầy đủ Những trường hợp sau đây không được tuyển dụng.

- Nam, nữ không đủ 18 tuổi tính theo tuổi pháp định thực tế.

- Có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc đã có triệu chứng những bệnh đó.

- Những người tâm thần không bình thường hoặc thân thể có khuyết tật không thể đảm nhận công việc.

- Những người phạm pháp do tham ô công quỹ, đang bị truy nã, chờ toà án xét xử, bị án treo hoặc nghiện ngập.

 Thời gian làm việc

- Người lao động làm việc 8 giờ trong một ngày, trung bình 26 ngày trong một tháng.Giám đốc công ty hoặc người uỷ quyền có quyền bố trí sắp xếp người lao động làm việc theo giờ hành chính, theo ca sản xuất, hoặc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Thời gian sau đây được tính vào thời gian làm việc trong ngày: Thời gian nghỉ giữa ca làm việc theo quy định.

Thời gian phục vụ theo nhu cầu tự nhiên bản năng của con người đã được xác định trong mức thời gian.

Thời gian nghỉ cho con bú theo quy định (60 phút / ngày đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).

Thời gian làm vệ sinh kinh nguyệt đối với lao động nữ trong những ngày hành kinh theo quy định (30 phút/ ngày).

 Thời gian nghỉ ngơi

Thời gian nghỉ ngơi của một ngày làm việc, của giữa các ca làm việc được thực hiện theo quy định của Luật Lao động hiện hành Những ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng

Trang 6

tuần, để bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bình thường tại Đơn vị, Lãnh đạo đơn vị tổ chức lao động hợp lý và xắp xếp, bố trí cho người lao động được nghỉ bù theo đúng quy định.

Trường hợp nghỉ phép năm ở địa bàn khác, nghỉ việc riêng không hưởng lương theo thoả thuận thì người lao động phải làm đơn ghi rõ thời gian nghỉ; mục đích nghỉ và nơi nghỉ, trình lãnh đạo đơn vị trực tiếp xem xét xác nhận và trình giám đốc công ty xét duyệt mới được nghỉ.

Tất cả nhân viên được nghỉ trong những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ pháp định Trong trường hợp do cần làm gấp để kịp với công việc hoặc lý do nào đó, công ty có thể thoả thuận một số nhân viên làm thêm trong ngày nghỉ pháp định Sau khi hoàn thành công việc những nhân viên trên được nghỉ bù vào ngày khác hoặc được lĩnh trợ cấp theo quy định.

 Tiền lương và cách tính lương.

- Toàn bộ CBCNV trong Công ty được trả lương theo mức lương thoả thuận đối với từng vị trí làm việc và mức độ phức tạp khác nhau trong công ty.

Cách tính lương: Lấy mức lương tổng đã thoả thuận chia cho 26 ngày rồi nhân với số ngày công đi làm sau đó trừ đi các khoản phải nộp như BHXH, BHYT, KPCĐ (nếu có) ra mức tiền lương được hưởng trong tháng.

- Thời gian được tăng lương: Tăng lương khi Nhà nước có Quyết định tăng mức lương tối thiểu (nếu ban lãnh đạo xét thấy quỹ lương của Công ty có khả năng) Mỗi cán bộ, công nhân viên sẽ được tăng lương khi đủ thời gian tăng bậc lương theo quy định của Nhà nước (nếu trong thời gian đó không vi phạm kỷ luật lao động hay quy chế của Công ty) Tăng lương trước thời hạn khi có sáng kiến trong lao động SXKD đạt hiệu quả cao.

- Thời gian làm thêm được trả lương và phụ cấp làm thêm giờ theo quy định của luật lao động và được quy định cụ thể như sau: Đối với người lao động hưởng lương theo đơn giá khoán, theo sản phẩm, những người hưởng lương thời gian nhưng công việc ổn định như: lái xe con, người giữ chức vụ lãnh đạo thường xuyên thực hiện các công việc đột xuất thì không thực hiện chế độ trả lương và phụ cấp làm thêm giờ Các trường hợp khác làm thêm giờ để giải quyết công việc đột xuất theo yêu cầu của công ty thì được bố trí nghỉ bù và được thanh toán thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động (nếu không nghỉ bù).

Nếu làm thêm vào ban đêm được trả thêm theo quy định của Nhà nước  Quy định chế độ làm việc trong công ty

- Tất cả cán bộ công nhân viên và những người lao động được tuyển dụng vào Công ty làm việc, chấp hành đúng nội quy, quy chế của Công ty làm tròn nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành sự điều hành về công việc thì người sử dụng

Trang 7

lao động có trách nhiệm tạo đủ việc làm, đồng thời đảm bảo tiền lương và các chế độ khác theo điều khoản

- Người lao dộng được tuyển dụng vào công ty được hưởng quyền lợi và trách nhiệm theo quy chế như cán bộ công nhân viên khác đang làm việc tại Công ty Người lao động có nhu cầu đi khỏi Công ty trong thời gian đang thực hiện hợp đồng được đề đạt nguyện vọng, người sử dụng lao động thoả thuận cho chuyển thì được đảm bảo mọi quyền lợi.

- Người sử dụng lao động có thể quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong các trường hợp sau (trước khi quyết định sẽ bàn bạc, thống nhất với người đại diện tập thể người lao động) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng Người lao động không còn đủ điều kiện về thể lực, trí lực, thiếu ý thức xây dựng, nói năng bừa bãi, mất đoàn kết, gây mất tài sản lớn của Công ty và bị xử lý kỷ luật sa thải Người lao động có hành vi vi phạm chủ chương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước gây hậu quả lớn cho công ty, Nhà nước - Khi giám đốc quyết định chấm dứt hợp đồng người lao động được hưởng quyền lợi sau: Những người ký kết hợp đồng lao động đã làm việc thường xuyên trong công ty từ một năm trở lên (trước hoặc sau khi ký thoả ước này) Người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có) Những người hợp đồng theo thoả thuận công việc có tính chất mùa vụ, không được hưởng bồi thường, trợ cấp theo điều khoản này.

- Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động phải báo cáo cho người sử dụng lao động biết trước:

+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

+ Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.

- Đại diện của tập thể người lao động được quyền can thiệp khi có tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động với tư cách là người hoà giải Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thông báo trước cho các đại diện tập thể lao động, đại diện này được quyền ngăn cản nếu xét thấy việc đơn phương chấm rứt hợp đồng lao động đó là không hợp pháp.

- Người lao động làm việc ở các tổ, đội sản xuất phải chấp hành quy định về giờ giấc tuần làm việc 48 giờ đã được quy định Các đội sản xuất do yêu cầu tính chất công việc đội tự giải quyết ngày nghỉ chủ nhật, lễ, tết, vào các ngày khác sao cho hợp lý Bộ phận gián tiếp nghỉ ngày chủ nhật, riêng bảo vệ thay phiên nhau trực.

- Giám đốc có quyền huy động làm bất thường thêm giờ trong những trường hợp sau: Làm hồ sơ thầu

Quyết toán khối lượng

Trang 8

Phục vụ nhiệm vụ chính trị của công ty.

- Người lao động được nghỉ phép hàng năm theo chế độ Nhà nước hiện hành, phép năm nào nghỉ hết năm đó, nếu không nghỉ cũng không được thanh toán tiền lương nghỉ phép (trừ cá biệt nếu nghỉ phép ảnh hưởng đến công việc chung sẽ được Giám đốc xem xét) Người lao động nghỉ hưởng đủ lương các ngày phép = 12 ngày/ năm, số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày, người lao động có thể nghỉ phép nhưng một năm nghỉ chỉ được tính một lần và tính theo thực tế Tiền tầu xe được thanh toán theo hướng dẫn chế độ Nhà nước hiện hành.

- Người lao động làm thêm giờ do giám đốc huy động được thanh toán theo Thông tư số 10 ngày 19/4/1995 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ và phụ cấp của Bộ lao động thương binh và xã hội, vào ngày thường được trả lương bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ tết được trả lương bằng 200% của tiền lương ngày làm việc bình thường (không vượt quá 200giờ/năm).

- Người lao động được nghỉ 3 ngày hưởng lương trong các trường hợp kết hôn, hoặc người có cha, mẹ, con cái qua đời; con kết hôn nghỉ 1 ngày hưởng lương không được hưởng các khoản phụ cấp Lao động nữ sinh đẻ và nghỉ chăm sóc con khi con ốm theo chế độ BHXH của Nhà nước hiện hành.

- Hàng tháng Giám đốc công ty có trách nhiệm nộp các quỹ bảo hiểm cho người lao động theo qui định hiện hành của chế độ BHXH Người lao động có trách nhiệm tự nộp phần trách nhiệm của mình tháng nào gọn tháng đó.

- Người lao động ốm đau được đi khám và điều trị tại nơi tham gia đăng ký BHYT, số ngày nghỉ ốm trong năm được thanh toán theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội, số ngày nghỉ ốm căn cứ theo giấy nghỉ ốm được các y bác sỹ, các bệnh viện chuyên môn xác định và được BHXH chấp nhận hợp pháp để thanh toán.

- Người lao động được khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ, chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động trả.

- Bảo hộ lao động cấp phát theo từng ngành nghề và tính chất công việc cho phù hợp với công việc của cán bộ công nhân viên đang đảm nhiệm.

- Duy trì việc thăm quan nghỉ mát hàng năm tại những nơi là danh lam thắng cảnh của đất nước cho cán bộ công nhân viên chức mỗi năm 1 lần Nếu cán bộ công nhân viên được cử đi học sẽ được Công ty hỗ trợ kinh phí và được hưởng lương trong thời gian đi học (có thời gian ít nhất 12 tháng tại công ty).

 Khen thưởng và kỷ luật

Giám đốc có thể thưởng đột xuất cho những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Đồng thời xử lý kỷ luật lao động kịp thời, nghiêm minh những cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không chấp hành sự điều hành chung,

Trang 9

có hành vi cố ý làm trái nội quy lao động đã được Sở lao động TBXH phê duyệt và vi phạm chính sách pháp luật Nhà nước

- Khen thưởng các cán bộ công nhân viên có thành tích trong năm về sản xuất kinh doanh tặng giấy khen và kèm theo 200.000 đồng

- Khen thưởng các cháu học sinh phổ thông là con cán bộ công nhân viên có thành tích trong học tâp là: học sinh tiên tiến 20 quyển vở 48 trang, học sinh khá là 25 quyển vở 48 trang, học sinh giỏi và xuất sắc là 20 quyển vở 48 trang và 1 món quà kèm theo trị giá 100.000 đồng( căn cứ vào giấy khen của nhà trường, bản photo)

 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Định kỳ hàng năm( vào quý IV năm trước), trưởng các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình xác định nhu cầu đào tạo Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi phát sinh nhu cầu đào tạo mới( không có trong kế hoạch), phòng tổ chức hành chính hoặc trưởng các đơn vị liên quan lập phiếu nhu cầu đào tạo đột xuất, nếu cần thiết trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện Kết quả đào tạo đột xuất được phòng tổ chức hành chính hoặc trưởng các đơn vị liên quan cập nhập Bộ phận nào thiếu nguồn nhân lực thì cho đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

1.1.3.2 Chính sách tài chính và quản lý tài chính

Chính sách tài chính của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật và những quy định của bộ tài chính.

Doanh nghiệp thành lập ban kiểm soát : hàng tháng, hàng quý, kiếm soát chi phí và phân bổ các nguồn vốn của doanh nghiệp sao cho phù hợp

Việc chi trả cổ tức: được chi trả vào ngay 23/4 hàng năm khi đại hội đồng cổ đông họp và quyết định, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt

Việc phân tích tài chính của công ty được thực hiện thường xuyên để đảm bảo ban lãnh đạo công ty nắm được tình hình hiện tại của công ty từ đó đưa ra nhưng quyết định lãnh đạo công ty cho phù hợp với tình hình tài chính của công ty.

1.1.3.3 Chính sách sản phẩm  Tạo sản phẩm

Xây dựng quy trình lập và thực hiện ké hoạch sản xuất, tiêu thụ

Lập kế hoạch và tiến độ thực hiện theo tháng năm, quý Kế họach sản xuất được lập trên cơ sở nhận định trước về thị trường theo từng thời kỳ.

Các nguồn lực cần thiết phục vụ cho sản xuất (nhân lực, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế, các loại nhiên liệu cần thiết đưa vào sản xuất).

Các quy trình kiểm soát công nghệ trong quá trình sản xuất.

Kế hoạch sản xuất được theo dõi và cập nhật ở mọi cấp trong nhà máy các phân xưởng  Chính sách bán hàng

Trang 10

Xem xét các yêu cầu của khách hàng nhằm hiểu rõ yêu cầu của khách hàng và khả năng nhà máy có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng kịp thời giải quyết mọi tình huống phát sinh trong nội dung hợp đồng.

+ Xây dựng quy trình bán hàng + Lập văn bản các yêu cầu đặt hàng

+ Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu đặt hàng.

+ Xác định thủ tục giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội dung hợp đồng  Chính sách mua hàng

Mua hàng thực hiện kiểm soát chất lượng vật liệu, phế phẩm mua vào nhằm đảm bảo chi những vật liệu, chế phẩm phù hợp với chất lượng mới và quy định được đưa vào

+ Nhập kho và kiểm tra chất lượng

Luôn sử dụng phương thức thanh toán có lợi nhất cho cả công ty và đối tác đảm bảo không vi phạm các quy định pháp luật của nhà nước

 Cải tiến

Công ty thường xuyên tìm các biện pháp khả thi để không ngừng nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

+ Đầu vào:

Dựa vào chính sách và mục tiêu Kết quả đánh giá nội bộ.

Kết quả phân tích thông tin dữ kiệu.

Việc thực hiện các hoạt động khắc phục, phòng ngừa Kết quả xem xét của lãnh đạo.

+ Đầu ra: Các quy định của lãnh đạo của công ty trong việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng sao cho tính hiệu lực của hệ thống không ngừng được nâng cao.

1.2 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản lý của nhà máy 1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy 1.2.1.1 Số cấp quản lý.

Công ty Ván Dăm Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam.

1.2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý

Trang 11

Bộ máy quản lí của nhà máy thuộc cơ cấu hỗn hợp: Trong cơ cấu này có sự kết hợp giữa trực tuyến và chức năng, các bộ phận chức năng có vai trò tham mưu nhưng không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến.

 Ưu điểm của cơ cấu này:

Vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo được quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến đồng thời giảm bớt cho các cấp quản trị các công việc chuyên môn để tập trung vào những công việc lớn của quản trị doanh nghiệp Ngoài ra kiểu cơ cấu này còn nâng cao được trình độ chuyên môn của các

Trang 12

 Số cán bộ công nhân viên phân bổ trong các phòng ban được thể hiện chi tiết qua các báo cáo về cơ cấu tổ chức tính đến ngày 31/12/2009.

 Tổng số CBCNV của công ty đến 31 tháng 12 năm 2009 có: 190 người. Trong đó nữ: 49 người

- Phân theo biên chế, hợp đồng lao động:

Lao động hợp đồng không thời hạn: 187 người Lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm: 0 người Lao động hợp đồng dưới 01 năm: 0 người - Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

 Tổng lao động tại thời điểm chuyển đổi: 190 người Nữ: 49 người.

1.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý  Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc Công ty

Trang 13

- Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân của công ty ván dăm Thái nguyên, do Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam quyết định bổ nhiệm ,miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật theo quy định hiện hành của Nhà nước

- Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong Công ty , chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam và trước pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của Công ty

- Quyết định phương hướng, kế hoạch dự án sản xuất kinh doanh dài hạn , hàng năm của Công ty , dự án đâu tư, phương án liên doanh, đè án tổ chức quản lý và điều hành Công ty để hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả

- Quyết định về kế hoạch đào tạo, quy hoạch nguồn cán bộ, tuyển chọn bố trí sử dụng , nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ người lao động

- Quyết định về việc đè cử bổ nhiệm, bãi nhiệm Phó giám đốc, Kế toán trưởng Công ty Trực tiếp bổ nhiệm trưởng phong các phòng nghiệp vụ ;Giám đốc các Xí nghiệp, Lâm trường , đơn vị trực thuộc Công ty sau khi được Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam thống nhất bằng văn bản

+ Quyết định cử cán bộ, công nhân viên đi học tập làm việc tại nước ngoài theo quy định của Nhà nước

- Ký nhận vốn đất đai , Tài ngyên và các nguồn lực khác để quản lý sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ của Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam giao cho Công ty

- Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo dự án đã được Nhà nước và Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam phê duyệt

-Kí kết cá hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã kí kết ;Quyết định giá mua, giá bán nghuên vật liệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với quy định của Nhà nước và yêu cầu của sản xuất kinh doanh

-Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp các lạo tài sản chung của Công ty thoe quy định của Nhà nước và Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt nam - Xây dựng và đề nghị Tổng Công ty phê duyệt các định nức kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước , phù hợp với điều kiện thực tế, công nghệ máy móc của Công ty

- Giao chỉ tiêu kế hoạch và phê duyệt báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của các đơn vị thành viên trực thuộc và Duyệt tổng quyết toán của Công ty

- Quyết định việc phân chia lợi nhuận và các quỹ xủa Công ty theo quy định của Nhà nước

- Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 14

-Tổ chức Thanh tra, kiểm tra và xử lỹ các vi phạm nội quy quy định của Công ty, xét khen thưởng và kỷ luật trong nội bộ Công ty hoặc đè nghị cơ quan Nhà nươc cấp trên xem xét xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật

+Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty

- Báo cáo kết quả các mặt hoạt động của Công ty với cơ quan chủ quản; chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền

- Các nội dung 01 và 11 sẽ được thông qua Đại hội công nhân viên chức hàng năm Nhiệm vụ quyền hạn của Phó Giám đốc công ty

Phó giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được Giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn

 Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về phần việc được phân công

 Thay mặt Giám đốc điều hành và giả quyết các công việc của Công ty khi giám đốc vắng mặt

Phòng Tổ chức lao động:

Phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức, hành chính của công ty Nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tham mưu cho Giám đốc về sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất ( Thực hiện các chế độ tuyển dụng thôi việc, đề bạt,bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật)

- Quản lý, theo dõi,thực hiện công tác về lao động tiền lương - Thực hiện các chính sách liên quan đối với nguời lao động.

- Công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo cử nội bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Công tác bảo vệ trật tự an toàn Công ty.

Phòng Hành chính quản trị:

- Xây dựng định mức chi phí quản lý hành chính công ty.

- Quản lý việc thực hiện sữa chữa văn phòng, sắp xếp phòng làm việc, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, điếu hành Công ty Quản lý sử dụng tài sản, trang thiết bị trong văn phòng tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Công ty và nhà nước.

- Thực hiện đón tiếp khách đến làm việc với Công ty, sắp xếp và hướng dẫn khách làm việc với cá nhân, các phòng liên quan.

- Quản lý và tổ chức thực hiện cảnh quan vệ sinh môi truờng khu vực văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc đảm bảo thường xuyên sạch đẹp, khoa học.

Trang 15

- Quản lý, tổ chức ăn ca đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng tiêu chuẩn, sắp xếp nhà ăn ca gọn gàng, khoa học Thường xuyên nhắc nhở nhà ăn cải tiến và chế biến các món ăn tạo ra các bữa ăn ngon phù hợp với điếu kiện của Công ty.

- Thông báo lịch họp giao ban của, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường của Công ty

- Quản lý, duy trì việc chấp hành nội quy, quy định của Công ty.

- Quản lý hành chính về văn thư, bảo mật các loại công văn giấy tờ đi và đến, quản lý các con dấu, thực hiện công tác lưu trữ tài liệu của Công ty.

- Quản lý đất đai và tài sản văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc ( hồ sơ, sổ sách, giấy tờ liên quan và thực tế….) duy trì việc trung tu, sữa chữa không để xuống cấp

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo luật kế toán - thống kê ban hành.

- Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch tín dụng, định mức vốn lưu động và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

- Xây dựng các định mức chi phí sản xuất và quản lý giá thành sản phẩm, quản lý doanh thu tiêu thụ.

- Theo dõi, quản lý, đôn đốc tình hình thanh toán công nợ của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

- Xét duyệt kế hoạch tài chính quyết toán năm và khai trương niên độ kế toán cho các đơn vị thành viên trực thuộc.

- Lập kế hoạch thu chi – chi hàng tháng và báo cáo tình hình thực hiện thu – chi hàng tháng cho Giám đốc.

- Lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán chi tiết định kỳ báo cáo Giám đốc.

- Thực hiện việc quản lý và kiểm kê định kỳ tài sản cố định, và tài sản lưu động, các công cụ các kho thành phẩm, vật tư - thiết bị, sản phẩm dở dang và các tài sản khác của Công ty.

- Quản lý và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn…cân đối và lên kế hoạch tài chính tránh tình trạng bị động và mất cân đối kế toán.

Trang 16

- Theo dõi, đề xuất Giám đốc Công ty giải quyết xử lý tài sản kém, mất phẩm chất và công nợ khó đòi theo quy định của Bộ tài chính.

- Thực hiện các nghĩa vụ của công ty với ngân sách nhà nước.

Phòng lâm nghiệp:

Phòng chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động của Trạm giống và cung ứng vật tư lâm nghiệp Bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng, phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh phá hoại rừng, ngăn chặn mọi hành vi làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất Lâm nghiệp.

- Xây dựng phương án sản xuất Lâm nghiệp để quản lý, sử dụng rừng và đất rừng một cách hợp lý, hiệu quả, xây dựng phương án trồng rừng kinh tế cao.

- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất lâm nghiệp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn - Phối hợp với các phòng chức năng nghiệm thu các công trình lâm nghiệp, hương dẫn nghiệp vụ cho các đội sản xuất Lâm nghiệp.

- Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât trong quản lý trồng, bảo vệ, khai thác sản xuất Lâm nghiệp Xây dựng phương án trồng rừng kinh tế có năng suất cao - Tham gia xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất Lâm nghiệp, xay dựng định mức kinh tế kỹ thuất trong sản xuất Lâm nghiệp cho phù hợp với thực tế sản xuất.

- Nghiên cứu chính sách, pháp luật liên quan đến công tác Lâm nghiệp, kiểm tra, kiểm soát phát hiện và đề xuất với Giám đôc Công ty xử lý kịp thời những sai phạm trong quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành.

- Chịu trách nhiệm tính định mức khoán cho khâu Lâm nghiệp, phối hợp với trạm sản xuất cây giống Lâm nghiệp kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu chất lượng cây giống Có kế hoạch chỉ đạo các đội sản xuất Lâm nghiệp chăm sóc nuôi dưõng cây giống khi xuất ra khỏi vườn ươm.

Trạm giống cây trồng (Trực thuộc Phòng lâm nghiệp):

Nhiệm vụ chủ yếu: Sản xuất cây giống để phục vụ trồng rừng của Công ty và tiêu thụ trên thị trường Sản xuất các loại giống cây theo nhu cầu.

Phòng kỹ thuật công nghệ:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ máy móc, thiết bị trong công ty Xây dựng, phê duyệt phương án sữa chữa đảm bảo an toàn - Nghiên cứu cải tiến sáng kiến Kỹ thuật – Công nghệ, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm mới.

- Xây dựng kế hoạch nhu cầu cung ứng và dự trữ vật tư kỹ thuất phụ tùng thay thế - Quản lý và hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng quy trình công nghệ vận hành máy móc thiết bị.

Trang 17

- Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật ( mức tiêu hao năng lượng, vật tư nguyên nhiên liệu của các loại sản phẩm) tham gia xây dựng giá thành sản phẩm - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và chất lượng vật tư, hàng hoá khi nhập kho.

- Quản lý các thiết bị mang tính nghiêm ngặt về kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm định, đăng ký theo quy định.

- Phối hợp với phòng tổ chức lao động tổ chức thi tay nghề nâng bậc thợ cho CBCNV toàn Công ty.

- Quản lý và thực hiện công tác bảo hộ lao động, vệ sinh môi truờng và Phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thụât của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

Nhiệm vụ quyền hạn của Phòng kế hoạch Thị trường

Phòng Kế hoạch Thị Trường chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc phòng bao gồm: Trạm kinh doanh lâm sản; Ban marketing; Trạm cân; tổ chức bốc xếp

Phòng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ như sau :

- Xây dựng các phương án kế hoạch sản xuát kinh doanh dài hạn và hàng năm của Công ty Báo cáo Giám đốc trình Tổng công ty Lâm Nhiệp Việt Nam phê duyệt Tổ chức thự hiện các phương án kế hoạch đã được duyệt

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoach tiêu thụ sản phẩm kế hoạch doanh thu hàng tháng của Công ty, đè ra các biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện

- Giao kế hoạch lịch sản xuất hàng tháng cho các đơn vị thành viên kiểm tra đôn đốc và tạo điều kiện giúp đỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc kịp thời đẻ tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao Phân tích tình hình kinh tế đề ra các giải pháp hạ giá thành sản phẩm, tổ chức thuwch hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh

- Thống kê, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty báo cáo Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam ,Cơ quan quản lý chức năng theo quy định và chuẩn bị thủ tục cho Giám đốc Công ty xét duyệt về hoàn thành kế hoạc của đơn vị trực thuộc

- Theo dõi và quản lý các hợp đồng kinh tế của Công ty, quản lý vật tư hàng hóa nhập xuất kho Thực hiện việc mua hàng và bán hàng theo quy định của Tông Công ty và Nhà nước

- Thực hiện cung ứng vật tư kỹ thuật, phụ tùng thay thế phục vụ kịp thời cho nuu cầu sản xuất kinh doanh

Trang 18

- Xây dựng mạng lưới cung ứng nguyên liệu đầu vào để phục cụ sản xuất liên tục, ổn định Trực tiếp đi học Trạm kinh doanh lâm sản tiếp nhận, vận chuyển và thu mau gỗ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ván dăm chủa Công ty

- Điều hành marketing, tổ chức quản lý và đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị bán hàng chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình và có kinh nghiệm để kịp thời dự báo và phản ánh về nhu cầu thị trường, quảng bá chất lượng sản phẩm

- Trực tiếp chỉ đạo, quản lý hệ thống kho :Nguyên vật liệu; kho vật tư, phụ tùng thay thế ; kho thành phẩm …Bảo đảm số liệu chính xác, kho bãi được sắp xếp hợp lý , an toàn, khoa học Thực hiện mở sổ sách ghi chép và teo dõi việ xuất nhập kho chính xác theo quy định của Công ty và Nhà nước

- Chỉ đạo trạm cân và các bộ phận có liên quan đánh giá đúng chất lượng nguyên liệu gỗ, than ….nhập xuất chính xác số lượng , báo cáo kịp thời các hiện tượng sai lệch số liệu số sách và thực tế báo cáo Giám đốc

- Tổ chức và quản lý hệ thống đại lý bá hnagf chuyên nghiệp sâu rộng chặt chẽ, ổn định, giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả

 Nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị sản xuất trực thuộc

 Nhà máy ván dăm :Nhà máy ván dăm có nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất ván dăm theo kế hoạch được giao

Trang 19

-Trụ sở tại :Xã Xuân Phương –Huyện Phú Bình _Tỉnh Thái Nguyên

 Đội thiết kế : chịu trách nhiệm thiết kế các công trình lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng và khai thác rừng trồng

-Trụ sở tại :Thị trấn Chùa Hang –Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên

 Xưởng CBLS sô 1: sản xuất chế biến gỗ và kinh doanh cá sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ trang trí nội thất

- Trụ sở tại : Thị trấn Chùa Hang –Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên

 Xưởng CBLS sô 2 : sản xuất chế biến gỗ và kinh doanh cá sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ trang trí nội thất

Trụ sở tại :Xã Xuân Phương –Huyện Phú Bình _Tỉnh Thái Nguyên

 Xưởng CBLS sô 3 sản xuất chế biến gỗ và kinh doanh cá sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ trang trí nội thất

- Trụ sở tại :Phường Phú xá - Tỉnh Thái Nguyên  Xưởng gỗ bóc : sản xuất và kinh doanh gỗ bóc

-Trụ sở tại : : Thị trấn Chùa Hang –Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên

Phần 2

PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1 Giới thiệu về dự án đầu tư

-Tên dự án:Xây dựng nhà máy Ván Dăm - Chủ đầu tư: Công ty Ván Dăm Thái Nguyên

- Địa điểm: Phường Phú Xá – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên - Điện thoại: 0280.3747312 - Fax: 0280.3847565

- Căn cứ pháp lý:

Công ty Ván dăm Thái Nguyên được thành lập tại quyết định số 248/QĐ - BNN - TCCB ngày 28/1/2003 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trên cơ sở sát

Trang 20

nhập Công ty Lâm nghiệp Thái nguyên, dự án Nhà máy Ván dăm Thái nguyên, Công ty vận tải và kinh doanh lâm sản Việt trì, Xí nghiệp Ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.

- Sự cần thiết phải đầu tư:

Ngày nay khi tài nguyên rừng đang còn khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất Dự án xây dựng nhà máy Ván Dăm nhằm sản xuất ván gỗ nhân tạo với nhiều loại sản phẩm khác nhau đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, phủ xanh đất trống đồi trọc và giảm nguy cơ chặt phá rừng đang diễn ra.

2.2 Mục tiêu và phạm vi của dự án

Với mục tiêu chiến lược phát triển " Từ trồng rừng đến sản phẩm" Công ty luôn

mong muốn có sự liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với bạn hàng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

Nhà máy Ván Dăm Thái nguyên gồm các đơn vị thành viên: Công ty Ván Dăm Thái Nguyên, xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, lâm trường Đồng Hỷ, lâm trường Phú Bình Công ty ván dăm Thái Nguyên là một trong những đơn vị lâm nghiệp đầu tiên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện thí điểm dự án trồng rừng gắn với nhà máy chế biến ván nhân tạo Vùng nguyên liệu đã từng bước đáp ứng đủ cho sản xuất Đây là nơi sản xuất ván dăm lớn nhất Việt Nam hiện nay, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại nhằm:

- Kinh doanh và chế biến gỗ, ván nhân tạo;

- Kinh doanh máy móc thiết bị, hóa chất, phụ tùng thay thế phục vụ chế biến gỗ; - Vận tải hàng hóa;

- Xây dựng và thiết kế các công trình lâm nghiệp.

Trong đó: - Nhà máy ván dăm Thái Nguyên: chuyên sản xuất ván dăm các loại, công suất nhà máy 16.500 m3 sản phẩm/năm.

- Lâm trường Đồng Hỷ - Phú Bình: có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng trồng để cung ứng nguyên liệu cho chiến biến gỗ và ván nhân tạo

2.3 Công nghệ và kỹ thuật

 Công nghệ sản xuất:Sản xuất dăm lấy nguyên liệu đầu vào chủ từ gỗ, sau đó cùng các nguyên liệu phu trợ khác để ép thành ván dăm Các quá trình sản xuất được trình bày như sơ đồ:

Trang 21

(Nguồn: phòng kỹ thuật – Công ty Ván Dăm) Sơ đồ 2.1: tổng quát quá trình sản xuất tại nhà máy

Nhà máy có thể phân chia thành ba phân xưởng chính: - Xưởng sản xuất dăm( hình 2)

- Xưởng sản xuất ván dăm ( xưởng sản xuất chính- hình 3) - Xưởng phụ trợ

Trong đó: Nguyên liệu đưa vào xưởng sản xuất chính lấy từ xường xưởng sản xuất dăm, sau đó qua xưởng phụ trợ.

Trang 22

(Nguồn: phòng kỹ thuật-Công ty Ván Dăm) Sơ đồ 2.2 : Tổng quát công đoạn sản xuất dăm.

Các máy móc sử dụng trong xưởng sản xuất dăm: - Máy băm trống BX218

- Máy băm dăm vành

- Máy băm dao vòng BX446 (băm dài) - Máy sấy, máy phân chọn( máy sàng) - Máy nghiền kiểu vành sang BX566

Dăm tạo ra có đủ độ ẩm và thông số kỹ thuật cần thiết dăm được phân ra làm hai loại: dăm lớp mặt và dăm lớp giữa (dăm này không đủ tiêu chuẩn như quá to sẽ được đưa về để nghiền lại), lượng dăm tạo ra ngoài việc cung cấp đủ cho xưởng chính còn được cất trong các silo chứa để đề phòng sự cố

Quá trình công nghệ của xưởng sản xuất chính được trình bầy như hình vẽ:

Sơ đồ 2.3 : Dây chuyền sản xuất chính

Xưởng sản xuất chính được bố trí nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất ra thành phẩm là ván dăm Ở đây được bố trí hệ thống chuẩn bị keo, máy trộn keo, hệ thống cân dăm, máy trải thảm, máy ép nhiệt dùng dầu, máy trà nhám và một số thiết bị phụ trợ như: Máy cắt dọc, cắt ngang, làm nguội, hệ thống băng tải, bản nâng thủy lực.

Trang 23

Khi dự án đi vào hoạt động, mô hình quản lý sản xuất của nhà máy sẽ được quản lý theo qui chế riêng phù hợp với các qui định của nhà nước cũng như của nhà máy.

Nhu cầu lao động thường xuyên tại các công đoạn sản xuất : chia làm ba ca, mỗi ca 16 người

Thực trạng của công ty hiện nay có thể thay đổi số lao động tùy thuộc vào nhu cầu của khác hàng truyền thống và số nguyên vật liệu khai thác được.

 Danh mục các thiết bị máy móc của nhà máy

Căn cứ vào điều kiện của nhà máy, nhà máy mua sắm các thiết bị máy móc cần cho hoạt động của Công ty như sau:

Tổng chi phí đầu tư

-Vốn vay hoàn toàn:104.353.000.000 đ

- Lãi suất vay: 4%/năm (vốn vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam)

2.4 Phân tích tài chính của Công ty

- Dự án được thực hiện trong 15 năm - phương thức khấu hao đều:

Ngày đăng: 30/09/2012, 00:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Kế hoạch sản xuất – kinh doanh đến năm 2012 - quản trị học.doc

Bảng 1.1.

Kế hoạch sản xuất – kinh doanh đến năm 2012 Xem tại trang 3 của tài liệu.
- Xưởng sản xuất ván dăm( xưởng sản xuất chính- hình 3) - Xưởng phụ trợ - quản trị học.doc

ng.

sản xuất ván dăm( xưởng sản xuất chính- hình 3) - Xưởng phụ trợ Xem tại trang 21 của tài liệu.
Quá trình công nghệ của xưởng sản xuất chính được trình bầy như hình vẽ: - quản trị học.doc

u.

á trình công nghệ của xưởng sản xuất chính được trình bầy như hình vẽ: Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng trả vốn, trả lãi - quản trị học.doc

Bảng tr.

ả vốn, trả lãi Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng: phân tích rủi ro - quản trị học.doc

ng.

phân tích rủi ro Xem tại trang 25 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy: - quản trị học.doc

ua.

bảng trên ta thấy: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3.2 :Sản phẩm Ván Dăm nguyên giá – loại 1 Tên sản phẩmKích thước (m) Độ dày (mm) Ván dăm trơn1,22 X 2,4411 Ván dăm trơn1,22 X 2,4412 Ván dăm trơn1,22 X 2,4413 Ván dăm trơn1,22 X 2,4414 Ván dăm trơn1,22 X 2,4415 Ván dăm trơn1,22 X 2,4416 Ván dăm trơn1 - quản trị học.doc

Bảng 3.2.

Sản phẩm Ván Dăm nguyên giá – loại 1 Tên sản phẩmKích thước (m) Độ dày (mm) Ván dăm trơn1,22 X 2,4411 Ván dăm trơn1,22 X 2,4412 Ván dăm trơn1,22 X 2,4413 Ván dăm trơn1,22 X 2,4414 Ván dăm trơn1,22 X 2,4415 Ván dăm trơn1,22 X 2,4416 Ván dăm trơn1 Xem tại trang 37 của tài liệu.
BẢNG GIÁ BÁN BUÔN - quản trị học.doc
BẢNG GIÁ BÁN BUÔN Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4. 1: Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất - quản trị học.doc

Bảng 4..

1: Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất Xem tại trang 43 của tài liệu.
NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT - quản trị học.doc
NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Xem tại trang 43 của tài liệu.
4.2 Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất - quản trị học.doc

4.2.

Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4. 3: Chỉ tiêu sản xuất - quản trị học.doc

Bảng 4..

3: Chỉ tiêu sản xuất Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4.6 : Chỉ tiêu Lâm sinh ( Năm 2009) - quản trị học.doc

Bảng 4.6.

Chỉ tiêu Lâm sinh ( Năm 2009) Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan