Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết nguyễn kiên luận văn thạc sĩ ngữ văn

138 475 1
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết nguyễn kiên  luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - BÙI THỊ THANH NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - BÙI THỊ THANH NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG NGHỆ AN – 2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Lịch sử vấn đề Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Cấu trúc luận văn Chương NHÌN CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN KIÊN 1.1 Giới thuyết chung về tiểu thuyết 1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 1.1.2 Đặc trưng và ưu thế của tiểu thuyết 1.2 Vài nét về đề tài nông thôn và người nông dân tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 11 1.2.1 Nông thôn tiểu thuyết trước 1945 11 1.2.2 Nông thôn tiểu thuyết từ 1945 đến 1975 1.2.3 Nông thôn tiểu thuyết từ 1975 đến 1.3 Vài nét về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên 27 1.4 Đề tài nông thôn và người nông dân tiểu thuyết Nguyễn 34 Kiên Chương HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN 2.1 Hình tượng người 2.1.1 Những niên giàu nhiệt huyết 45 2.1.2 Những người cán bộ lãnh đạo ở nông thôn 45 2.1.3 Những người phụ nữ bất hạnh 45 2.2 Hình tượng cuộc sống 51 2.2.1 Xã hội nông thôn phong trào hợp tác hóa 62 2.2.2 Tâm lí tiểu nông của người nông dân 67 2.2.3 Cuộc sống bấp bênh, đói nghèo 67 2.3 Hình tượng thiên nhiên 2.3.1 Thiên nhiên làng quê đẹp gợi buồn 2.3.2 Thiên nhiên gắn bó hài hòa với tâm trạng, cảm xúc nhân vật 75 Chương NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KIÊN 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1.1 Xây dựng nhân vật bằng cách lặp lại nhiều lần một chi tiết 3.1.2 Xây dựng nhân vật bằng việc chú trọng khắc họa nội tâm 3.1.3 Xây dựng nhân vật thông qua cách đặt tên 3.2 Nghệ thuật sử dựng ngôn ngữ 3.2.1 Sử dụng các thành ngữ dân gian 3.2.2 Sử dụng thủ pháp so sánh 3.2.3 Sử dụng phương ngữ Bắc bộ 3.3 Nghệ thuật thể hiện không gian, thời gian 3.2.1 Nghệ thuật thể hiện không gian 3.2.2 Nghệ thuật thể hiện thời gian KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 10 10 10 109 113 114 12 125 12 MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài 1.1 Nông thôn và người nông dân là một những mảng đề tài lớn và có vị trí vững chắc nền văn học Việt Nam Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ lớn viết và thành công đề tài này, trước hết phải kể đến Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Vũ Thị Thường, Nói riêng về lĩnh vực tiểu thuyết, văn học Việt Nam đã có số lượng lớn tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân được đánh giá cao vì có những phát hiện, lí giải sâu sắc về hiện thực cuộc sống cũng người nơi 1.2 Nguyễn Kiên là nhà văn viết và có thành công nhất định về tiểu thuyết Những cuốn tiểu thuyết của ông đầy ắp thở sống, là sách hay thời của nó, có chỗ đứng lòng bạn đọc Là người "cày sâu cuốc bẫm" mảng đề tài nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên xác lập vị trí nền văn học Việt Nam hiện đại Tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Kiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân giúp chúng ta có điều kiện nhìn lại để hiểu về sự nghiệp văn học của ông, cũng đánh giá lại những đóng góp của tác giả - một người tâm huyết với đề tài này - cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1.3 Luận văn “Đề tài nông thôn người nông dân tiểu thuyết Nguyễn Kiên” sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn học cũng việc giảng dạy tiểu thuyết nói chung và mảng sáng tác về đề tài nông thôn, người nông dân nói riêng chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông Lịch sử vấn đề Nguyễn Kiên vào làng văn cách gần 60 năm, là tác giả của mười tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, đó tác phẩm Chim khách kêu đã được giải thưởng Hội nhà văn năm 2001 Năm 2002, cũng với Chim khách kêu, nhà văn Nguyễn Kiên đã vinh dự nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á Chừng đó đủ để khẳng định tài và vị trí của nhà văn nền văn học Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, cho đến chưa có công trình lớn nào tập trung nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Kiên Bàn về những sáng tác của ông còn ít và mới chỉ dừng lại ở những nhận xét, khái quát mang tính chung chung Trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại (1945 – 1975), đánh giá về những thành tựu của văn xuôi 1954 – 1964, tác giả Mã Giang Lân viết: “Thành tựu nổi bật của văn xuôi viết về nông thôn thể hiện những sáng tác về thời kì xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp Những tác phẩm tiêu biểu: Xung đột (Nguyễn Khải), Cái hom gió (Vũ Thị Thường), Cái lô cốt (Châu Diên), Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Hãy xa nữa, Người trở về (Nguyễn Khải), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Con trâu bạc (Chu Văn) Không chỉ bám sát hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai đường diễn quyết liệt, đa dạng ở nông thôn mà còn giải quyết được nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn quá trình đưa nông thôn từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, chuyển người nông dân từ vị trí làm chủ cá thể sang cương vị làm chủ tập thể” [33; 26] Đánh giá này của tác giả Mã Giang Lân cho thấy: Nguyễn Kiên là một những nhà văn viết và thành công ở đề tài nông nông thôn và người nông dân, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn Cũng là những đánh giá về tài lĩnh vực truyện ngắn của Nguyễn Kiên, trang http://vanvn.net, đăng tải nhận xét về nhà văn sau: “ Nguyễn Kiên một bậc thầy truyện ngắn Nhiều truyện ngắn của ông đạt đến kinh điển bố cục vững chãi, miêu tả tâm lí tự nhiên và tinh tế Đáng kể nhất văn Nguyễn Kiên là, giữ các trách văn đàn, ông không thể không viết về chiến tranh, về hiện thực cuộc sống (công trường, hợp tác xã) ông biết nhanh chóng lách qua cái nền thoáng và trong, đưa ngòi bút lách sâu vào số phận éo le của các nhân vật khiến bây giờ đọc lại, những người ấy vẫn đọng lại còn thời thế thì đã nhiều chồng lấn nhạt nhòa” Ở lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Kiên không phải là người đầu tiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân, trước ông đã có nhiều người viết và thành công Là người sau nhà văn đã biết chọn cho mình một lối riêng, một cách khai thác riêng nên sáng tác của ông đã có chỗ đứng nhất định lòng độc giả một thời Nhà văn Vũ Tú Nam – một người bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn Kiên đã nhận xét về ông sau: “Anh người thợ thủ công, làm việc cặn kẽ, cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo Chúng ta thấy sáng tác của Nguyễn Kiên ngôn ngữ Bắc bộ tinh tế, sinh động” [47; 2] Không chỉ ở truyện ngắn, viết về đề tài nông thôn và người nông dân của Nguyễn Kiên còn thành công ở thể loại tiểu thuyết Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến chưa có công trình nào nghiên cứu về mảng đề tài này tiểu thuyết của ông Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn vấn đề nông thôn người nông dân tiểu thuyết Nguyễn Kiên 3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát Nguyễn Kiên chủ yếu sáng tác hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Trong phạm vi luận văn này chúng chỉ tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết, cụ thể là ba tác phẩm sau: Vùng quê yên tĩnh, Nhìn dưới mặt trời và Một cảnh đời Các tác phẩm in sách Vùng quê yên tĩnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu vấn đề nông thôn người nông dân đặt tiểu thuyết Nguyễn Kiên - Tìm hiểu nghệ thuật thể vấn đề nông thôn người nông dân tiểu thuyết Nguyễn Kiên - Bước đầu xác định vai trò, vị trí của tiểu thuyết Nguyễn Kiên dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, trước hết mảng tiểu thuyết viết nông thôn Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp khảo sát, thống kê Đóng góp của luận văn Luận văn phân tích và làm rõ những khám phá riêng về người, cuộc sống ở nông thôn và những nét đặc sắc nghệ thuật thể hiện người, cuộc sống ở nơi thể loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Kiên Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, học viên ngành Ngữ văn và những quan tâm đến sáng tác của Nguyễn Kiên nói chung và tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân nói riêng Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia làm ba chương: Chương 1: Nhìn chung nghiệp sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Kiên Chương 2: Hình tượng người sống nông thôn tiểu thuyết Nguyễn Kiên Chương 3: Nghệ thuật thể người sống nông thôn tiểu thuyết Nguyễn Kiên 119 phương trời nào, đù có bị bão lốc thời cuộc làm cho tha hóa biến chất sâu thẳm tâm hồn họ vẫn còn đọng lại một chút gì đó cái tình người chân thật của người dân quê Và không gian làng quê là bến đợi để mọi người trở về lọc tâm hồn, tìm lại chính mình và sống tốt đẹp Đến tiểu thuyết Một cảnh đời, Nguyễn Kiên lại đặt nhân vật không gian đời tư chật hẹp của cuộc sống thời bình Đặt nhân vật không gian này, nhà văn đã thể hiện được những nỗi buồn vui của cá nhân một cách thành thực nhất Không gian chật hẹp ấy thường gắn với cuộc sống chật chội, tù túng, nhiều là bế tắc của những người lính từ chiến trường trở về Không gian Một cảnh đời được thu hẹp từng cuộc đời, từng số phận người Thẩm là một người lính trở về sau chiến tranh, sau nhiều biến cố thăng trầm phải gánh chịu, anh trở về quê hương sống cùng với người chị gái và năm đứa cháu nhỏ “trong nhà tối tăm, bề bộn” Cái chật chội, tù túng cứ đeo bám anh mãi Khi rơi vào cái bẫy Ngạch sắp đặt, Thẩm bị bắt nhốt vào cái hầm giam và sống cảnh ngột ngạt đó nhiều ngày: “Trong khu vực bến gỗ có một cái lô-cốt boong-ke từ thời Tây còn sót lại Cái lô-cốt ở một góc hẻo lánh, phía sau nhà bến trưởng Trước người ta đã xây bịt một ghách hầm lô-cốt, bên ngoài lắp cánh cửa sắt, dùng làm kho chứa xăng dầu Bây giờ thì cỏ dại và dây leo đã phủ kín cả cái khối xi măng có những lỗ châu mai là là mặt đất và ghách hầm kho cũ biến thành hầm giam người” [29; 840] Cũng là một người lính trở về sau chiến tranh, mặc dù được sống “trong nhà hai tầng ẩn giữa khu vườn rộng, ở một phố vắng gần trung tâm thị trấn” cuộc sống của Hòe chủ yếu thu hẹp “tầng gác xây thụt vào để chừa mảnh sân thượng có lan can sắt vây quanh” [29; 807] Chính không gian nhỏ hẹp ấy, Hòe có điều kiện để suy nghĩ về những vấn đề giằng xé lòng cô Đó là sự giằng xé nội tâm của 120 một người cùng tồn tại hai mặt đối lập: cái xấu – cái tốt Ngoài ra, để nói lên cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ của lão Côi – một người có công lớn đối với cách mạng, nhà văn đã miêu tả rất chi tiết nơi ở của lão: “Trên nền đất vương đầy tàn than của gian lều bị đốt cháy, lão Côi vừa mới dựng lên được một cái túp Cái túp sơ sài, tạm bợ , bên chỉ có cái bị cói rách, cái xoong bẹp, lò vọ và mấy cái bát sứt mẻ” [29; 839] Chỉ vài dòng miêu tả về nơi ở, nhà văn Nguyễn Kiên đã khắc họa được một cách rõ nét về “cảnh đời” của một người Và chính cảnh đời đó đã để lại một ấn tượng sâu sắc lòng độc giả Bên cạnh việc dựng lên không gian riêng tư, chật hẹp, tiểu thuyết Một cảnh đời, nhà văn Nguyễn Kiên còn đặt nhân vật một không gian rộng lớn, không gian xã hội bên ngoài ồn ào, náo nhiệt với những biến động của chế thị trường Chính không gian này, nhân vật phải đứng trước những thử thách mới Và nổi bật nền không gian ấy, người đọc vẫn cảm thấy ở đó có một sự chật chội, bức bối đến ngột ngạt, khó thở Trước không gian rộng lớn, ồn ào, náo nhiệt của cuộc triển lãm “Quê hương giàu đẹp”, của bến gỗ bên sông Thẩm và Giang vẫn không tìm thấy được một không gian thoáng đãng, lành Ở hằng ngày họ vẫn phải chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt: phô trương, giả dối, lọc lừa nên càng cảm thấy ngột ngạt, bức bối Mặc dù có nhiều sự khác biệt ở ba tiểu thuyết Vùng quê yên tĩnh, Nhìn dưới mặt trời, Một cảnh đời, người đọc vẫn nhận một điểm chung xây dựng không gian nghệ thuật của nhà văn đó là không gian chiến trường Không gian này không được miêu tả trực tiếp mà được hiện lên qua hoài niệm sâu sắc của nhân vật Đó là những trận đánh ác liệt, nhân vật phải đối diện với ranh giới của sự sống và cái chết; đó là tình bạn, tình đồng chí sống chết có Dù xuất hiện gián tiếp không gian quá khứ này vẫn hiện lên đậm màu sắc hiện thực 121 Như vậy, sự đan xen nhiều mảng không gian đối lập: làng quê yên bình - chiến trường dữ dội, cộng đồng rộng lớn – đời tư nhỏ hẹp, hiện tại – quá khứ, đã giúp nhà văn có điều kiện khám phá được những góc khuất chiều sâu tâm hồn nhân vật 3.3.2 Nghệ thuật thể hiện thời gian Cũng không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật văn học bao giờ cũng phải xuất phát từ một điểm nhìn thời gian Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [20; 322] Trong tác phẩm, “Sự cảm thụ của thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa cuộc đời với quan niệm về thế giới và lịch sử với những ước mơ, lí tưởng và lực hoạt động của người” [54; 805] Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù quan trọng của thi pháp học bởi nó thể hiện thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ Trần Đình Sử còn cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời và người” [54; 84] Vì vậy, nghiên cứu thời gian nghệ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá đặc sắc thế giới nghệ thuật của nhà văn, mô hình thế giới mà nhà văn xây dựng bởi thời gian là một những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung nghệ thuật Thời gian nghệ thuật ba tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân của Nguyễn Kiên thể hiện một cách sinh động quan niệm của nhà văn về cuộc đời và người Nằm dòng chảy chung của văn học, tác phẩm Vùng quê yên tĩnh viết trước 1975, thời gian vẫn còn theo trục tuyến tính của thi pháp truyền thống, còn hai tác phẩm Nhìn dưới mặt trời và Một cảnh đời viết sau 1975 được thể hiện chủ yếu bằng nghệ thuật đa chiều đồng hiện Thời gian đồng hiện là sự xuất hiện đồng thời nhiều lớp 122 thời gian khác Bằng nghệ thuật đồng hiện, cùng một lúc nhà văn đã tái hiện một cách sinh động hai chiều thời gian Từ giúp người đọc nắm bắt được chiều sâu tâm lí của nhân vật Thời gian đồng hiện tiểu thuyết Nguyễn Kiên thường xuất hiện nhà văn sử dụng dòng độc thoại nội tâm Trong tiểu thuyết Nhìn dưới mặt trời, người đọc đặc biệt chú ý đến dòng độc thoại nội tâm của nhân vật Thiệp Quá trình độc thoại nội tâm của Thiệp diễn hành trình anh và Hồng lên thị trấn nhận dầu máy cho hợp tác xã Đó là dòng hối ức về những kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ giữa Thiệp và Von chiến tranh Trong một khoảnh khắc ngắn những kỉ niệm về Von cứ ùa về tâm trí Thiệp Họ từng là bạn, là đồng chí sống chết có Tình cảm này càng được khắc sâu hoàn cảnh khắc nghiệt là cả hai đều bị thương và lạc nhau: “Cuối cùng hai thằng lạc nhau, thằng nọ tưởng thằng chết rồi Mờ sáng hôm sau, mình mò được tới bờ sông, định vượt sông về hậu cứ, sau lại nghĩ, biết đâu thằng Von chẳng tìm cách bò về đây, mình cố nán đợi một lúc nữa xem Một lúc sau, quả nhiên Von bò tới Nó kiệt sức, chỉ kịp quờ vào mặt mình, kêu lên mấy tiếng: “Thiệp! Thật mày đấy ư?” là ngất đi” [29; 505–506] Rồi Thiệp nhớ đến cảnh mình đóng bè đưa Von sang sông, cảnh hai đứa bụng đói cồn cào cùng ăn một nắm cơm nóng con chấm muối vừng, cùng suy nghĩ về lẽ sống và cái chết Và chính hoàn cảnh ấy, Thiệp nghĩ: “Sống và chết, có phải đó là thử thách lớn lao nhất đối với người; so với nó, từ về sau sẽ chẳng còn thử thách nào đáng kể, phải không Von?” [29; 506] Nghĩ về những kỉ niệm đẹp ở quá khứ xa để rồi quay về với một quá khứ gần cùng với một kỉ niệm khó quên thật chua xót: cảnh Thiệp gặp lại Von thời bình Von là một anh cai thầu hái tiền: “Dường anh chợt nhớ và lập tức bị ám ảnh bởi tiếng cười của Von, Von nửa đùa nửa thật nói rằng anh và cô bạn gái xinh tươi của anh chỉ là hai khách hàng hạng bét, nếu 123 không vì tình bạn xưa cũ, Von sẽ tránh mặt, không thèm tiếp đâu!” [29; 507] Với sự đồng hiện của nhiều khoảnh khắc thời gian: quá khứ xa, quá khứ gần, hiện tại nội tâm của nhân vật, nhà văn không chỉ giúp nhân vật Thiệp nhận được sự đổi thay của người bạn thời chiến đấu không làm chủ được bản thân trước sự tác động mạnh mẽ của chế thị trường mà còn giúp nhân vật tự nhận rằng cuộc sống thời chiến hoàn toàn khác với thời bình Trong chiến tranh, Thiệp cho rằng sống chết là thử thách lớn nhất của người, ngoài nó chẳng còn thử thách nào đáng kể Qua cuộc gặp gỡ với Von giúp Thiệp nhận rằng: thời bình, thử thách lớn nhất của người là vấn đề có giữ vững được bản lĩnh của một người lính, phẩm chất đạo đức của một người trước sự chi phối của chế thị trường hay không Hay nói cách khác, thời bình, thử thách lớn nhất của người là vấn đề là sống thế nào chứ không phải là sống hay chết Trong tiểu thuyết Một cảnh đời, thời gian đồng hiện xuất hiện nhiều hồi ức của nhân vật Hòe Khi tái hiện thời gian quá khứ, Hòe nhớ lại những ngày tháng làm người lính cấp cứu phòng không ở chiến trường với sự trắng, hồn nhiên, ngây thơ của một niên vừa rời ghế nhà trường Quay trở lại với thời gian hiện tại, Hòe nhận những thay đổi người mình Không còn là cô gái của ngày xưa, Hòe đã bị lốc của cuộc đời xô đẩy và trở thành một người phụ nữ của nhiều người đàn ông, trở thành một người hội, nhiều bon chen, tính toán Tuy nhiên, cũng có những lúc, Hòe nhớ về quá khứ để tìm cho tâm hồn mình một nơi trú ngụ thản, nhẹ nhàng, làm vơi bớt những áp lực quá nặng nề của cuộc sống thường ngày Qua sự lồng ghép thời gian quá khứ với thời gian hiện tại gắn liền với nhân vật Hòe, nhà văn đã giúp người đọc nhận được những giằng xé sâu sắc nội tâm của một người tồn tại hai mặt đối lập: cái xấu và cái tốt 124 Ngoài ra, thời gian đồng hiện còn xuất hiện dòng hồi tưởng của một số nhân vật khác như: Phác, Vược, Khuôn Nhìn dưới mặt trời; Thẩm, Liêu, lão Côi Một cảnh đời Như vậy, để phản ánh cuộc sống nông thôn với bao biến cố phức tạp cùng với đối tượng trung tâm của nó là những người với đời sống tinh thần phong phú, nhà văn Nguyễn Kiên đã sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian Với thủ pháp này nhà văn đã tái hiện được một cách sống động nhiều chặng đường khác cuộc đời nhân vật, mở thế giới bí ẩn tâm hồn người Kiểu thời gian này làm sống lại những ấn tượng, những kí ức đã ăn sâu vào kí ức nhân vật Chỉ cần một sự tác động nhẹ của hoàn cảnh thực tại thì quá khứ có thể lập tức sống lại tâm hồn nhân vật * Tiểu kết chương 3: Bằng những nét đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật, khéo léo sử dụng ngôn ngữ và ấn tượng cách thể hiện không gian và thời gian, nhà văn Nguyễn Kiên đã đem đến cho văn học một bức tranh hiện thực về cuộc sống và người nông thôn hoàn chỉnh, sinh động và hấp dẫn Điều đó lí giải vì tiểu thuyết viết về nông thôn và người nông dân của Nguyễn Kiên có đời sống riêng lòng công chúng yêu văn học một thời 125 KẾT LUẬN Trong tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà, đề tài nông thôn và người nông dân đã có một bề dày với những thành tựu nhất định Nguyễn Kiên là một những nhà văn được ghi nhận là người viết khá thành công về đề tài này Là người có một thời gian dài sống và gắn bó với mảnh đất nông thôn, Nguyễn Kiên đã có điều kiện để hiểu sâu sắc về đời sống vật chất cũng đời sống tinh thần của người nơi Điều này chính là sở để nhà văn cho đời nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân Ở đề tài này, Nguyễn Kiên thể nghiệm ngòi bút của mình hai thể loại là tiểu thuyết và truyện ngắn Riêng ở thể loại tiểu thuyết, ông đã có những thành công đáng ghi nhận cả hai phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện Về phương diện nội dung, Nguyễn Kiên không dừng lại ở việc khám phá những mặt nổi lên dễ nhìn thấy ở bề ngoài mà đã sâu vào khai thác những vấn đề mang tính bản chất của đời sống ở nông thôn vào những thời điểm lịch sử nhất định Khi quan sát về người ở nông thôn, nhà văn đã nhìn thấy được những hình ảnh nổi bật như: những niên giàu nhiệt huyết, hăng hái đầu mọi phong trào của tập thể, mang mình những tư tưởng tiến bộ của thời đại; những người cán bộ lãnh 126 đạo ở nông thôn, bên cạnh những người vừa có đức vừa có tài vẫn còn tồn tại những thành phần kém đức và bất tài Đặc biệt, hình ảnh đọng lại nhiều tâm trí người đọc là những người phụ nữ đảm đang, phúc hậu cuộc đời họ lại gặp nhiều bất hạnh Tất cả những điều đó không phải được kể lại một cách khô khan mà được nhà văn xây dựng thông qua những hình tượng văn học phong phú và sinh động Bằng sự quan sát tinh tế và am hiểu sâu sắc về người nông dân, Nguyễn Kiên còn tái hiện được bức tranh cuộc sống với nhiều đặc điểm riêng Đó là một xã hội nông thôn bước vào thời kì xây dựng đời sống mới với những cuộc đấu tranh vừa âm thầm vừa quyết liệt giữa hai đường làm ăn tập thể và cá thể, là cuộc đấu tranh giữa những người mang tư tưởng tiến bộ với những người còn mang nặng tâm lí tiểu nông Cuộc đấu tranh này không chỉ diễn gia đình mà ở ngoài xã hội Đặc biệt, điều đáng chú ý cả là nó diễn rất phức tạp bản thân của mỗi người Chính vì còn mang nặng tâm lí tiểu nông, hạn chế việc lĩnh hội cái mới, chậm cải tiến chế quản lí nên đời sống của người nông dân thời kì này vô cùng cực khổ, thiếu ăn diễn triền miên, người dân không mấy mặn mà với các phong trào chung Cũng viết về thiên nhiên nông thôn, chưa thực sự thành công qua những trang văn của Nguyễn Kiên, người đọc vẫn cảm nhận được những nét riêng cách cảm nhận và thể hiện của nhà văn Đặc biệt, thành công đáng ghi nhận là ông đã biết kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên với yếu tố tâm lí giúp người đọc có được những cảm nhận thú vị Về phương diện nghệ thuật, Nguyễn Kiên đã có nhiều tìm tòi và sáng tạo Khi xây dựng nhân vật, ông đã sử dụng có hiệu quả nghệ thuật lặp lại nhiều lần một chi tiết, nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật Với sự kết hợp này, nhà văn vừa khắc họa được một cách rõ nét ngoại hình vừa 127 miêu tả được một cách sâu sắc diễn biến tâm lí của nhân vật Điều này đã mang đến cho nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Kiên những nét riêng, không lặp lại, tạo nên sức sống lâu bền lòng nhiều độc giả Điều đáng ghi nhận nữa nghệ thuật thể hiện của tiểu thuyết Nguyễn Kiên là ông đã sử dụng một số lượng lớn các thành ngữ dân gian Bên cạnh đó, Nguyễn Kiên còn sử dụng thủ pháp so sánh có hiệu quả và sử dụng ngôn ngữ Bắc bộ một cách tự nhiên Với cách này, nhà văn đã tạo cho tác phẩm của mình một không khí dân dã, gần gũi và đậm chất “nông thôn” Với nghệ thuật thể hiện không gian và thời gian, Nguyễn Kiên cũng mang đến cho người đọc những ấn tượng thú vị Viết về nông thôn, ông chú ý đến khai thác không gian văn hóa làng quê Bắc bộ với đặc điểm vừa gần gũi, thân quen vừa thiêng liêng, thành kính Chính đặc điểm không gian này đã tạo cho tiểu thuyết viết về nông thôn và người nông dân của Nguyễn Kiên có được sức hút riêng Bằng việc sử dụng sự đan xen giữa thời gian của hiện tại với thời gian quá khứ, Nguyễn Kiên đã tạo cho nhân vật của mình có sự đa dạng, nhiều chiều, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán Không phải là người đầu tiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân, cũng không có số lượng tác phẩm đồ sộ bằng tài và tâm huyết của một người dành trọn cả cuộc đời mình để viết về đề tài này, Nguyễn Kiên đã gặt hái được những thành công đáng ghi nhận Điều này lí giải vì Nguyễn Kiên vào làng văn muộn sớm có được chỗ đứng lòng bạn đọc và vị trí vững chắc với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp Với những gì đã làm được, Nguyễn Kiên không chỉ khẳng định được vị trí của mình nền văn học Việt Nam mà còn có vai trò định tiến trình phát triển tiểu thuyết hiện đại nói chung và tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân nói riêng 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội M Bakhatin (1998), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Trương Đăng Dung, Nguyễn Cương (đồng chủ biên, 1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Thành Duy (1971), “Vấn đề Văn học phản ánh nông thôn hợp tác hóa”, Tạp chí Văn học, (6) Thành Duy (1975), “Văn học chuyển biến nông thôn miền Bắc”, Tạp chí Văn học, (6) Trần Trọng Đăng Đàn (1975), “Hiện thực mới của nông thôn tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (3) 129 10 Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học , Nxb Giáo dục, Hà Nội 11 Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 13 Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 2), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 14 Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1983), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 15 Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16 Chu Thị Điệp (2001), Hiện thực nông thôn và hình tượng người nông dân truyện ngắn Việt Nam 1975 – 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh 17 Hà Minh Đức (chủ biên), Phạm Thành Hưng, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2008), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 18 Trọng Đức (1965), “Về tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (2) 19 Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về người văn xuôi từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, Nxb Hà Nội 20 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 21 Lê Thị Đức Hạnh (1978), “Buổi sáng” với vấn đề giới hóa nông nghiệp”, Tạp chí Văn học, (6) 22 Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hóa vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 130 23 Hoàng Ngọc Hiến (1992), Mấy vấn đề của tiểu thuyết và đặc trưng của thể loại này (Năm bài giảng về thể loại), Nxb Trường viết văn Nguyễn Du 24 Đỗ Đức Hiểu (2002), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 25 Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 26 Hội Nhà văn Việt Nam (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 27 Lê Phú Khải (1988), “Đọc Cù Lao Tràm”, Văn nghệ, (4) 28 Nguyễn Kiên (1987), “Để tạo nên những giá trị tinh thần”, Văn nghệ, (41) 29 Nguyễn Kiên (2008), Vùng quê yên tĩnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 30 Nguyễn Kiên – Truyện ngắn và tản văn (2011), Nguồn: http://vanvn.net, (09 - 04) 31 Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 32 Lã Duy Lan (2001), Văn xuôi viết về nông thôn – Tiến trình và đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 33 Mã Giang Lân, Lê Đắc Đô (1990), Văn học Việt Nam 1954 – 1964, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 34 Nguyễn Lân (2011), Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 35 Phạm Thị Hồng Lê (2010), Đặc điểm truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh 36 Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam đường hiện thực XHCN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 37 Phong Lê (1997), Văn học hành trình thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 131 38 Lê Lựu (2003), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 39 Phương Lựu (chủ biên), Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2009), Văn học, nhà văn, bạn đọc, (Lí luận văn học, tập 1), Nxb Đại học Sư Phạm 40 Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên, 1990), Văn học Việt Nam 1945-1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội 41 Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 42 Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường vào giới nghệ thuật nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 43 Phạm Xuân Nghiêm (1978), “Phân tích tâm lí nhân vật tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (5) 44 Nhà văn Nguyễn Kiên: “Văn chương hiện cái chợ” (2002), Nguồn: http://vietbao.vn, (15 - 06) 45 Nhà văn Nguyễn Kiên: “Viết văn là nhu cầu tự thân” (2002), Nguồn: http://vietbao.vn, (12 - 04) 46 Nhà văn Nguyễn Kiên (2003), Nguồn: http://www.luanhoan.net, (10 03) 47 Nhà văn Nguyễn Kiên: Vụ mùa chưa gặt (2007), Nguồn: http://vnca.cand.com.vn, (18 - 06) 48 Vương Trí Nhàn (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 49 Hoàng Phê (chủ biên, 2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 50 Phạm Quỳnh (1921), “Bàn về tiểu thuyết”, Nam Phong 51 Trần Sang (2009), “Văn học với đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Văn nghệ trẻ, (14) 52 Trần Đình Sử (1987), “Bến quê một phong cách trần thuật giàu chất triết lí”, Báo Văn nghệ, (8) 132 53 Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 54 Trần Đình Sử (2004), Lý luận và phê bình văn học , Nxb Giáo dục, Hà Nội 55 Bùi Việt Thắng (biên soạn, 2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 56 Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn - những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 57 Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 58 Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật là thủ pháp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 59 Đỗ Lai Thúy (2005), “Phong cách và phê bình văn học”, Văn học nước ngoài, (1) 60 Hoàng Minh Tường (2002), Các nhà tiểu thuyết về nông thôn chế thị trường, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 61 Viện Sử học (1992), Nông thôn Việt Nam lịch sử (tập 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 62 Viện Sử học (1992), Nông thôn Việt Nam lịch sử (tập 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 63 Viện Văn học (1976), Mấy vấn đề lý luận văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 64 Viện Văn học (1977), Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 133 [...]... Tiểu thuyết thế kỷ XIX và XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó Chẳng hạn, tiểu thuyết sử thi - tâm lí của L.Tonxtoi, tiểu thuyết - kịch của Marcel Proust, tiểu thuyết thế sự - trữ tình của M Gorki, tiểu thuyết sử thi trữ tình của Hemingue,… Những hiện tượng tổng hợp đó cho thấy thể loại tiểu thuyết là thể loại luôn vận động không đứng yên 1.2 Vài nét về đề tài nông thôn và người nông. .. chính: Văn học lãng mạn, Văn học hiện thực phê phán và Văn học cách mạng Riêng tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn chủ yếu được xuất hiện trong các sáng tác của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán 1.2.1.1 Nông thôn trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn là nhóm Tự lực văn đoàn Trước thời kì Mặt trận dân chủ,... là nỗi khổ cực của người nông dân do cách thức làm ăn ở hợp tác cũ khi chưa có khoán được đề cập khá quyết liệt (Bí thư cấp huyện ) Với cuốn tiểu thuyết Cù lao tràm xuất hiện năm 1985 của Nguyễn Mạnh Tuấn có thể nhận thấy, văn xuôi viết về nông thôn đã chuyển lên một bình diện mới Trong tác phẩm này, tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề phẩm chất và năng lực của người cán bộ nông thôn và vấn đề xác định... nông thôn thời kỳ này là đã dám đi vào phản ánh những mặt chưa hoàn thiện trong con người Tuy nhiên, đó không phải là cái nhìn bi quan, tiêu cực mà đó chính là cách giúp cho người đọc có được cái nhìn chân xác đầy đủ hơn về con người và cuộc sống trong thời đại dân chủ Một sự đổi mới đáng ghi nhận nữa của văn xuôi viết về nông thôn sau 1986 là các nhà văn đã có sự quan tâm mạnh mẽ đến số phận con người. .. thể dựa vào lòng từ tâm, nhân ái của một hoặc một vài cá nhân là có thể thay đổi được đời sống của người nông dân lúc bấy giờ Không chỉ ảo tưởng, bế tắc trong con đường giải phóng người nông dân ra khỏi “bùn đen” mà các nhà văn Tự lực văn đoàn còn có hạn chế nữa đó là có lúc lại tỏ ra khinh bỉ miệt thị người nông dân Doãn trong Hai vẻ đẹp cho rằng: "xã hội dân quê... và để lại dấu ấn nhất trong văn học chính là nông thôn Nhiều nhà văn hiện thực đã thành công trên thể loại tiểu thuyết khi viết về nông thôn và người nông dân Tiêu biểu là Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê và Giông tố Đi sâu vào đề tài nông thôn và người nông dân các nhà văn đã bóc trần được bộ... nghĩ Bởi lẽ, nhân vật trong tiểu thuyết luôn chịu tác động của hoàn cảnh Trong sử thi nhân vật tương đối đơn giản, phù hợp với quan niệm phổ biến về kiểu loại nhân vật đó M Bakhtin nhận xét, con người trong tiểu thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó Một người có địa vị cao trong xã hội nhưng lại xử sự rất xấu và ngược lại Nghĩa là nhân cách con người tiểu thuyết phức tạp hơn nhiều... của Tự lực văn đoàn là tiến bộ Thái độ chân thành cảm thông với cuộc sống cơ cực của người dân 14 quê, mong muốn cải thiện cuộc sống nông thôn là điều đáng được trân trọng nhưng Tự lực văn đoàn lại tin rằng những người địa chủ, trí thức sẽ là những người dẫn dắt, nâng đỡ người nông dân thoát khỏi đời sống cơ cực Lấy chủ đề về nông thôn, về suy nghĩ của người thanh niên... viết về dân quê Khi viết về nông thôn và người nông dân, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã nhìn thấy được cuộc sống tối tăm, cực khổ của nông dân Họ thấy nông dân bị bóc lột, bị hà hiếp, đói rách, thất học bởi phải chịu hai tầng áp bức Họ mong muốn đem những người sống trong “bùn lầy nước đọng” này đến với cuộc sống vui tươi, hạnh phúc Đặt trong hoàn... Nhưng bước vào giai đoạn này, cái nhìn của nhà văn đã khác Nhà văn đứng trên phương diện của con người để nhìn nhận, đánh giá cảm thông với con người Chính vì vậy, đã xuất hiện rất nhiều nhân vật với số phận bất hạnh, đầy bi kịch Từ quan niệm con người cộng đồng đã chuyển sang con người thế sự, con người số phận Trong tiểu thuyết Bến không chồng, nhân vật Hạnh hiện lên phẩm chất của một con người với ... nghiệp sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Kiên Chương 2: Hình tượng người sống nông thôn tiểu thuyết Nguyễn Kiên Chương 3: Nghệ thuật thể người sống nông thôn tiểu thuyết Nguyễn Kiên Chương NHÌN... Nhà văn, Hà Nội, 2008 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu vấn đề nông thôn người nông dân đặt tiểu thuyết Nguyễn Kiên - Tìm hiểu nghệ thuật thể vấn đề nông thôn người nông dân. .. đề tài nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên xác lập vị trí nền văn học Việt Nam hiện đại Tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Kiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân giúp

Ngày đăng: 15/12/2015, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan