Lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư.doc

74 1.5K 9
Lý luận về dự án đầu tư  và quản lý dự án đầu tư.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

Trang 1

Lời mở đầu

Cùng với xu hướng phát triển chung của xó hội , hoạt động Đầu tư trở thành một nhân tố không thể thiếu cho sản xuất cho việc gia tăng nguồn lực của nền kinh tế Nguồn lực đó có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên , sức lao động , trí tuệ … sự đổi mới cơ chế của Nhà nước đó tạo điều kiện cho các nhà Đầu tư , các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia sản xuất kinh doanh , hợp tác sản xuất kinh doanh Sau gần 20 năm đổi mới đất nước ta đó đạt được những thành tựu đáng kể Từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại vừa trải qua thời gian dài chiến tranh giữ nước , điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng cũn gặp rất nhiều khú khăn nước ta đó đi lên trở thành nứoc xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới , trong những năm vừa qua Việt Nam là nước có tốc độ cao trong khu vực , tỡnh hỡnh kinh tế - chớnh trị ổn định , thu hút được rất nhều nhà Đầu tư nước ngoài Đống góp vào sự thành công đó ngoài chính sách đúng đắn của Đảng phải kể đến đóng góp của các doanh nghiệp trong nước Là một doanh nghiệp ra đời muộn , tận dụng được chính sách đổi mới của đất nước Tổng công ty VINACONEX đó gặt hỏi được rất nhiều thành công , và đóng góp nhiều cho Ngân sách Nhà nước Từ xuất phát điểm rất thấp và trong khoảng thời gian ngắn đến nay Tổng công ty VINACONEX đó trở thành Tổng công ty đa doanh hàng đầu Việt Nam Sau thời gian học tập tại trường Đại học KTQD nay lai được về thực tập tại Tổng công ty VINACONEX , được học hỏi từ những cán bộ , quản lý cú trỡnh độ cao và kinh nghiệm dày dạn đó là niềm tự hào của bản thân em Để hoàn thành chuyên đề này ngoài việc Tổng công ty tạo mọi điều kiện giúp đỡ ra cũn cú sự hướng dẫn nhiệt tỡnh của T/S Từ Quang Phương , em xin chân thành cảm ơn Tổng công ty và T/S Từ Quang Phương đó nhiệt tỡnh giỳp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Trang 2

Chương I : Lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

I Lý luận về đầu tư , đầu tư phát triển , dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

1 Lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển

Cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội , hoạt động đầu tư trở

thành một nhân tố không thể thiếu cho sản xuất cho việc gia tăng nguồn lực của nền kinh tế Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những quan niệm khác nhau khi nhìn nhận vấn đề đầu tư

Trang 3

Đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( tạo ra , khai thác và sử dụng một tài sản ) nhằm thu về kết quả có lợi trong tương lai

Xét trên góc độ tiêu dùng : Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để kì vọng lợi ích lớn hơn trong tương lai

Nguồn lực cho hoạt động đầu tư có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên , sức lao động , trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính ( tiền vốn ) tài sản vật chất , tài sản trí tuệ , tài sản văn hoá tinh thần và nguồn nhân lực có năng suất và hiệu quả cao hơn Trong các kết quả đạt được đó có những kết quả là tài sản vật chất , tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò trong mọi lúc , mọi nơi đối với cả người bỏ vốn lẫn cả nền kinh tế Những kết quả này không phải chỉ riêng nhà đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng Vì vậy theo nghĩa hẹp chỉ những hoạt động sử dụng những nguồn lực hiện tại để trực tiếp làm tăng thêm các tài sản vật chất , nguồn nhân lực và trí tuệ hoặc để duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẳn có mới thuộc phạm trù đầu tư hay đầu tư phát triển

Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất các cơ sở vật chất kỷ thuật gọi là đầu tư phát triển Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực dược huy động cho từng công c uộc đầu tư khá lớn Đối với từng cá nhân , đơn vị , đầu tư là điều kiện tiên quyết quyết định sự ra đời , tồn tại và tiếp tục sự phát triẻn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Đối với nền kinh tế đầu tư là nhân tố quyết định sự tăng trưởng ( nhân tố I trong mô hình tổng cầu) , sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Đầu tư đảm bảo tái sản xuất , tư liệu sản xuất của xã hội Các Mác cũng chỉ ra rằng : việc tăng quy mô tích luỹ tư bản làm cho tư bản sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuất được xã hội hoá cao hơn , lực lượng sản xuất được phát triển mạnh

Trang 4

2 Vai trò của đầu tư phát triển

Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế , hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế , vai trò của đầu tư phát triển thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau đây :

Đầu tư tác động đến tổng cung , tổng cầu của nền kinh tế từ đó tác động đến các chỉ tiêu kinh té vĩ mô của nền kinh tế

Về mặt cầu : Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Theo số liệu cuả Ngân hàng thế giới đầu tư chiếm từ 24%-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn , khi tổng cung chưa kịp thay đổi , sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng

Về mặt cung : khi thành quả phát huy tác dụng , các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng , giá cả sản phẩm giảm cho phép tăng tiêu dùng Tiêu dùng tăng đến lượt mình lại kích thích sản xuất phát triển hơn nữa , sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản của tăng tích luỹ phát triển kinh tế xã hộ , tăng thu nhập cho người lao động , nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội

Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Thứ nhất đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Thực tiễn à kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy , Quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài biêt tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài thì quốc gia đó tạo ra tốc độ tăng trưởng cao Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15%-25% so với thu nhập quốc dân , tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước

ICOR = Vốn đầu tư / mức tăng GDP

Trang 5

Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư , kinh nghiệm ở các nước cho thấy , chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả trong các ngành , các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung Thông thường ICOR trong công nghiệp cao hơn trong nông nghiệp , ICOR trong giai đọan chuyển đổi cư chế chủ yếu là do tận dụng năng lực sản xuât Do đó ở các nước phát triển chiếm tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp

Thứ hai : đàu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh nghiệm ở các nước phát triển trên thế giới cho thấy con dường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn ( 9%-10% ) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ Đối với các ngành nông , lâm , ngư nghiệp do những hạn chế về mặt đất đai và khả năng sinh học nên để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5%-6% là rất khó Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế Về cơ cấu lãnh thổ đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ , đưa những vùng lãnh thổ kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo , phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên , địa lý , kinh tế của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển

Đầu tư tác động tới việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước

Trang 6

Xuất phát từ nền công nghiệp lạc hậu , nền kinh tế kém phát triển , công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta Theo UNIDO nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 đang ở giai đoạn 1 và 2 Với trình độ công nghệ hiện nay quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra một chiến lược phát triển nhanh chóng và vững chắc

Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứ phát minh ra công nghệ và nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài Dù là tự nghiên cứu hay nhập khẩu thì đều cần phải có tiền , cần phải có vốn đầu tư Một phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư là một phương án không khả thi

- Đầu tư tác động tới quá trình hội nhập kinh tế

Đầu tư mà cụ thể là đầu tư nứoc ngoài sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với quá trình hội nhập kinh tế thế giới Thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp ODA,NGO , Việt Nam tạo ra mối quan hệ mật thiết với các nước và các tổ chức đầu tư Đầu tư nước ngoài cũng là tiền đề cho nền kinh tế mở đưa Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế trên thế giới

3 Lý luận về dự án đầu tư

3.1 Khái niệm

Xét về mặt hình thức dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động sẽ thực hiện với các chi phí được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được các kết quả cụ thể để thực hiện các mục tiêu nhất định trong tương lai Để tiến hành đầu tư phải thực hiện các hoạt động gắn liền với chi phí để tạo ra các kết quả nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đầu tư

Trang 7

Xét về mặt nội dung : dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến và các chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới , mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai

Xét trên góc độ quản lý : dự án đầu tư là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất Nỗ lực có thời hạn có nghĩa là mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định , dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu không thể đạt được và dự án bị loại bỏ Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự đã có hoặc của dự án khác

3.2 Đặc trưng của dự án đầu tư

Dù khác nhau về định nghĩa nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái niệm dự án như sau :

 Dự án có mục đích , mục tiêu rõ ràng : Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm vụ cần được thực hiện với bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian , chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao

 Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn : Nghĩa là giống như các thực thể sống , dự án cũng trải qua các giai đoạn hình thành , phát triển , có thời điểm bắt đầu và kết thúc

 Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án : dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư , người hưởng thụ dự án , các nhà tư vấn đầu tư , các nhà thầu , các cơ quan quản lý Nhà nước Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau Giữa các bộ phận quản lý chức năng

Trang 8

và các nhóm quản lý dự án thường xuyên có quan hệ lẫn nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau Vì mục tiêu của dự án , các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác  Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc , độc đáo ( mới lạ ):

Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn , kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất Lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao , nhiệm vụ không lặp lại

 Môi trường hoạt động không “ va chạm” : Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức Dự án “ cạnh tranh “ lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn , nhân lực , thiết bị Một số trường hợp các thành viên quản lý dự án thường có “ hai thủ trưởng “ trong cùng một thời gian nên sẽ gặp khó khăn khi thực hiện quyết định nào của cấp trên khi hai lệnh mâu thuẩn nhau

 Tính bất định và độ rủi ro cao : hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn , vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Mặt khác thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

3.3 Nội dung của dự án đầu tư

Dự án đầu tư gồm 4 thành phần chính:

• Mục tiêu của dự án : được thể hiện ở hai mức :

 Mục tiêu phát triển : là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại.

 Mục tiêu trước mắt: là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.

• Các kết qủa: đó là những kết qủa cụ thể, có định hướng được tạo ra từ các hoạt động dịch vụ khác nhau của dự án.

Trang 9

• Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định.

• Các nguồn lực : về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần thiết cho dự án.

3.4 Phân loại dự án đầu tư.

Theo nghị định của Nhà nước ta hiện nay có hai loại dự án đầu tư sau: Dự án đầu tư tiền khả thi: được lập cho những dự án có quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư lâu dài, không thể đạt ngay tính khả thi mà phải trải qua nghiên cứu sơ bộ và lập dự án sơ bộ Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, giải pháp đầu tư không phức tạp có thể bỏ qua bước lập dự án tiền khả thi và lập ngay dự án khả thi.

Dự án khả thi : là dự án chi tiết các giải pháp có căn cứ và mang tính hợp lý, có khả năng tạo ra kết quả như dự tính và đạt được các mục tiêu để có thể xem xét là chắc chắn.

Do vậy, dự án khả thi còn gọi là luận chứng kinh tế- kỹ thuật Một số dự án có quy mô nhỏ, giải pháp đầu tư đơn giản được gọi là báo cáo kinh tế kỹ thuật Nội dung của dự án tiền khả thi và dự án khả thi về cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ nông sâu.

4 Yêu cầu của một dự án đầu tư.

4.1 Tính khoa học và hệ thống.

Đòi hỏi người chủ đầu tư phải có quá trình nghiên cứu thật tỉ mỹ và kỹ càng, tính toán chính xác từng nội dung của dự án như : phân tích tài chính, phân tích nội dung kỹ thuật của dự án, xây dựng tiến độ sử dụng vốn … rất cần sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ tư vấn trong quá trình soạn

Trang 10

cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.

4.3 Tính thực tiễn.

Muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể: về mặt bằng, khả năng về vốn, điều kiện cung ứng vật tư

4.4 Tính đồng nhất.

Để đảm bảo tính thống nhất của dự án, các dự án phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư

Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân theo những quy định chung mang tính quốc tế.

4.5 Tính phỏng định.

Dự án đầu tư dù chuẩn bị kỹ lưỡng thế nào, nó cũng là một bản có tính dự trù, dự báo: về tư liệu sản xuất, về quy mô sản xuất, giá cả, chi phí, nguồn tài trợ dự án không thể phản ánh mọi yếu tố sẽ chi phối hoạt động của dự án trong thực tế.

Trong rất nhiều trường hợp vốn chi thực tế để thực hiện một dự án cao hơn rất nhiều so với số liệu dự án đưa ra.

Tuy nhiên dự án được chuẩn bị kỹ càng có khoa học sẽ giúp cho việc thực hiện dự án có hiệu quả và giảm bớt tới mức tối thiểu các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình thực hiện

5 Vai trò của dự án đầu tư :

5.1 Vai trò của dự án đầu tư đối với Nhà nước và các định chế tài chính

Dự án đầu tư là cơ sở để Nhà nước và các định chế tài chính thẩm định và ra quyết định đầu tư , quyết định tài trợ cho dự án Trên cơ sở đó xem xét dự án mới có thể đánh giá hiệu quả tài chính , hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án từ đó ra quyết định đầu tư tài trợ cho dự án

Trang 11

5.2 Vai trò của dự án đầu tư đối với chủ đầu tư

Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư là căn cứ để xin phép được đầu tư họăc giấy phép hoạt động , xin phép nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị trong trường hợp phải mua máy móc thiết bị từ nước ngoài nếu như dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư thì dự án đầu tư là căn cứ để xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư nếu muốn gia nhập khu chế xuất , khu công nghiệp hay vay vốn của các định chế tài chính thì dự án đầu tư phải có tính khả thi cao

5.3 Vai trò của dự án đầu tư trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá

Dự án đầu tư là phương tiện để dịch chuyển và phát triển cơ cấu kinh tế Các dự án “ đầu tư mới “ có vai trò to lớn trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế Trong phát triển cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá

Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ khiêm tốn , với thu nhập bình quân hàng năm trên đầu người còn thấp trong khi ở trình độ trung bình ở các nước trên thế giới cao hơn nhiều lần Giống như mọi quốc gia đang phát triển khác Việt Nam có 3 điều thiếu đó là : thiếu vốn , thiều công nghệ , và thiếu quản lý Do đó đẩy mạnh hoạt động đầu tư chính là tăng cường việc phát huy mọi tiềm năng về vốn của các thành phần kinh tế ở trong nước , thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển

Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật , nguồn lực mới cho phát triển Các dự án đầu tư ( bao gồm hình thức đầu tư mới và đầu tư chiều sâu ) cho khả năng hình thành các công ty nhà máy , xí nghiệp , dây chuyền sản xuất , diện tích canh tác nông nghiệp , các trung tâm thương mại khách sạn du lịch mới hay được nâng cấp cải tạo đặc biệt là tạo ra năng lực sản xuất mới , tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội thúc đẩy sự phát triển

Điều phối thực hiện Điều phối tiến độ thời gian Phân phối nguồn lực

Trang 12

Dự án đầu tư giải quyết cung cầu về sản phẩm , dịch vụ trên thị trường , cân đối quan hệ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội Theo quy luật của kinh tế thị trường vận động có sự quản lý vĩ mô , các dự án đầu tư sẽ điền đầy các khoảng trống về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà nhu cầu thị trường đòi hỏi Dự án đầu tư cung cấp thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ với nhãn hiệu mới , kiểu dáng mới , chất lượng cao và giá thành đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng

Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân , cải biến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước Là hiệu quả tất yếu của việc huy động tiềm năng về vốn , tăng năng lực sản xuất và dịch vụ , tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội , dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước thông qua các chỉ tiêu : Giá trị gia tăng cho nền kinh tế , tăng năng suất lao động xã hội , tạo ra công ăn việc làm cho người lao động , phát triển thêm nhiều ngành nghề , phát triển đồng đều các vùng lãnh thổ

6 Lý luận về quản lý dự án đầu tư

6.1 Khái niệm

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch điều phối thời gian , nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn , trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu : đó là việc lập kế hoạch điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian , chi phí thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định

Lập kế hoạch : đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu , xác định những công việc cần được hoàn thành , nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá

Điều phối thực hiện Điều phối tiến độ thời gian Phân phối nguồn lực

Trang 13

trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống

Điều phối thực hiện dự án : đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn , lao động , thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn này chi tiết hoá thời gian thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án , trong giai đoạn này phải trả lời được câu hỏi khi nào thì bắt đầu , khi nào thì kết thúc dự án ?

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án , phân tích đánh giá tình hình hoàn thành , giải quyết các vấn đề liên quan và báo cáo hiện trạng

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu kỳ năng động từ việc lập kế hoạch đến việc điều phối thực hiện và giám sát sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như sau :

Mục tiêu cơ bản của các dự án thể hiện ở chổ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng trong phạm vi chi phí được duyệt , đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi , Về mặt toán học bốn vấn đề này liên quan với nhau theo công thức :

Điều phối thực hiện Điều phối tiến độ thời gian Phân phối nguồn lực Phối hợp các nỗ lực

Khuyến khích và động viên cán bôj công nhân viên

Trang 14

Trong đó : C là chi phí

P : hoàn thành công việc ( kết quả ) T : yếu tố thời gian

S : phạm vi dự án

Phương trình cho thấy chi phí là một hàm của các yếu tố : hoàn thành công việc , thời gian và phạm vi dự án Nói chung chi phí của dự án tăng nếu chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn , thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng

Ba yếu tố : thời gian , chi phí và hoàn thiện công việc là những mục tiêu cơ bản của quản lý dự án và giữa chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau , không đơn thuần chỉ là hoàn thành kết quả mà thời gian cũng như chi phí để đạt được kết quả đó đều là những yếu tố không kém phần quan trọng Tuy mối quan hệ giữa 3 mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án , giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án nhưng nói chung đạt được kết quả tốt với mục tiêu này thường phải hy sinh mục tiêu khác Do vậy trong quá trình quản lý dự án hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu

6.2 Đặc điểm của quản lý dự án

Quản lý dự án có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất , tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời Tổ chức quản lý dự án

được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn Trong thời gian tồn tại của dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với phòng ban chức năng Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố trí máy móc thiết bị.

Thứ hai , quan hệ giữa nhà quản lý dự án với phòng chức năng trong tổ

chức Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng Người đứng đầu dự án và nhóm tham gia quản lý dự án là những người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án Tuy nhiên, giữa họ thường nảy

Trang 15

sinh mâu thuẩn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian Tức là không có sự thống nhất trong việc sử dụng con người vào các lĩnh vực của dự án, cũng như việc huy động lượng vốn vào từng công việc, hạng mục công trình và thời gian sắp xếp cho từng công việc đến khi hoàn thành cũng không có sự thống nhất

6.3.Tác dụng và nhiệm vụ của quản lý dự án

Tác dụng :

Mặc dù phương pháp quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và sự hợp tác nhưng tác dụng của nó là rất lớn như :

 Liên kết tất cả hoạt động, công việc của dự án Để đảm bảo dự án hoàn thành như kế hoạch đề ra thì các công việc cần phải có sự sắp xếp tuần tự một các hợp lý Chính vì vậy quản lý dự án đã góp phần đảm bảo cho các công việc có sự liên quan, thống nhất với nhau diễn ra tuần tự như kế hoạch đề ra góp phần thúc đẩy hoàn thiện dự án như kế hoạch  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa

nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.

 Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.

 Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi và điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.

 Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Nhiệm vụ:

Trang 16

Nhiệm vụ của công tác quản lý đầu tư cần phải được phân biệt trên hai góc độ : Quản lý của Nhà nước và quản lý của cơ sơ

 Quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư.

Nhà đầu tư hoạt động mang tính liên nghành có quan hệ quyết định đến quá trình hình thành và hoạt động của mỗi nghành, mỗi địa phương và mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, rừng, biển, đến việc sử dụng nguồn vốn lớn của Nhà nước và xã hội

Nhiệm vụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư bao gồm :

o Xây dựng các chiến lược phát triển, các kế hoạch định hướng, cung cấp các thông tin, các dự báo để hướng dẫn đầu tư, xây dựng kế hoạch định hướng cho các địa phương và vùng lãnh thổ, làm cơ sở hướng dẫn đầu tư cho các nhà đầu tư.

o Xây dựng pháp luật, quy chế và các chính sách quản lý đầu tư : luật đầu tư, luật thuế, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai

o Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và quy định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư thông qua các kế hoạch định hướng, dự báo thông tin, luật pháp và các chính sách đầu tư

o Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, người lao động và các dịch vụ tư vấn, thiết kế phục vụ đầu tư Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với người lao động trong lĩnh vực thực hiện đầu tư.

o Quản lý việc sử dụng đất đai, tài nguyên một cách hợp lý, bảo vệ môi trường, quản lý việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, điện, nước và kết cấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế,

Trang 17

văn hoá để đảm bảo các điều kiện cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của mọi người dân trong xã hội.

o Tổ chức các doanh nghiệp thực hiện đầu tư của Nhà nước để tham gia điều tiết thị trường và thực hiện đầu tư ở các lĩnh vực chỉ có Nhà nước mới được đảm nhận.

o Xây dựng chính sách đãi ngộ hoạt động đầu tư, quy định chức năng, tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và xử lý cán bộ thuộc thẩm quyền Nhà nước.

o Thực hiện kiểm soát Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đầu tư chống các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư.

o Đảm bảo đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước vào hoàn cảnh của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa một cách hợp lý.

o Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào hoàn cảnh của Việt Nam để xây dựng luật lệ thể chế và phương thức quản lý đầu tư phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế nói chung và mở rộng quan hệ với các nước khác trong lĩnh vực đầu tư

o Đề ra các giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp phát cho đầu tư từ ngân sách suốt từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, quy hoạch thiết kế và thi công xây lắp công trình đồng thời quản lý việc sử dụng các nguồn vốn khác để có các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

o Đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn xã hội.

Trang 18

o Quản lý đồng bộ các hoạt động đầu tư từ khi bỏ vốn cho đến khi thanh lý các tài sản do đầu tư tạo ra.

o Có chủ trương đúng đắn trong hợp tác đầu tư với Nhà nước, chuẩn bị nguồn lực về tài chính, vật chất, lao động cho hợp tác đầu tư nước ngoài.

 Quản lý của cơ sở.

o Tổ chức thực hiện từng công cuộc đầu tư cụ thể của đơn vị theo dự án đã được duyệt thông qua các hợp đồng ký kết với các đơn vị có liên quan theo pháp luật hiện hành.

o Quản lý sử dụng các nguồn vốn từ khi lập dự án, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt.

o Quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí của hoạt động đầu tư ở từng giai đoạn khác nhau, từng hoạt động khác nhau của dự án và toàn bộ dự án.

 Sự khác nhau giữa quản lý của Nhà nước và của cơ sở.

o Trên cơ sở nhiệm vụ quản lý vĩ mô và cấp cơ sở, chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa quản lý của Nhà nước và quản lý về phía cơ sở đối với hoạt động đầu tư nhằm tránh tình trạng Nhà nước vừa là người điều hành vừa là người thực hiện có thể gây ra tiêu cực rất lớn Sự khác nhau căn bản thể hiện ở các mặt như sau:

o Xét về mặt thể chế, Nhà nước là chủ thể quản lý chung, hoạt động đầu tư của đất nước, các cơ sở quản lý hoạt động đầu tư ở đơn vị mình.

o Xét về mặt phạm vi, quản lý Nhà nước bao quát ở tầm vĩ mô, còn quản lý ở cơ sở chỉ bó hẹp ở phạm vi từng đơn vị

Trang 19

o Về mục tiêu, quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu chủ yếu là bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ những lợi ích chung nhất của mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là lợi ích lâu dài, các cơ sở thì xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của mình trong khuôn khổ pháp luật do Nhà nước quy định.

o Về phương hướng và nội dung phát triển đầu tư, Nhà nước chỉ đề ra các chiến lược và kế hoạch định hướng, đưa ra các dự báo và thông tin về tình hình thị trường, nhu cầu đầu tư, điều tiết lợi ích cho toàn xã hội, còn các cơ sở phải nghiên cứu các cơ hội đầu tư của mình , lập các dự án đầu tư cụ thể, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế tài chính của công cuộc đầu tư, được hưởng các lợi ích xứng đáng và chịu sự điều tiết lợi ích của Nhà nước Riêng đối với công cuộc đầu tư từ ngân sách thì Nhà nước phải quản lý trực tiếp nhiều hơn, phải quản lý cả hiệu quả tài chính lẫn hiệu quả kinh tế xã hội đối với những dự án sản xuất kinh doanh.

o Về phương pháp quản lý, quản lý Nhà nước và quản lý cơ sở đều dựa trên những quản lý cơ bản của khoa học quản lý Tuy nhiên cũng có sự khác nhau : Nhà nước đóng vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ giám sát và kiểm tra, còn các cơ sở là người bị quản lý và người bị kiểm tra, Nhà nước quản lý vừa bằng quyền lực thông qua pháp luật và các quy định hành chính có tính chất bắt buộc, vừa bằng các chính sách , các biện pháp kinh tế thông qua các chính sách cơ chế đầu tư, còn cơ sở thì quản lý bằng phương pháp kinh tế và nghệ thuật tiến hành đầu tư Các cơ sở là những đơn vị tự chủ có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật, chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước Về mặt tài chính thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư hoạt động bằng vốn cấp phát từ ngân sách, các cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính bằng

Trang 20

nguồn vốn tự có, tín dụng, cấp phát (nếu công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ).

7 Nội dung của quản lý dự án đầu tư.

7.1 Quản lý vĩ mô đối với dự án.

Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội Những công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nước để quản lý các dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống luật pháp, những quy định về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền lương

7.2 Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án

Quản lý dự án ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt động cụ thể của dự án Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát các hoạt động của dự án Quản lý dự án bao gồm hàng loạt vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vật tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán Quá trình quản lý dự án được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn vận hành kết quả của dự án Trong từng giai đoạn, tuy đối tượng quản lý cụ thể có khác nhau nhưng đều phải gắn với ba mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành.

7.3 Lĩnh vực quản lý dự án

Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án bao gồm các nội dung chính sau:

Trang 21

 Quản lý phạm vi : là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án.

 Quản lý thời gian : là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mổi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án khi nào hoàn thành.

 Quản lý chi phí : là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.

 Quản lý chất lượng : là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư.

 Quản lý nhân lực : là việc hướng dẫn, phối hợp những nổ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án  Quản lý thông tin : là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông

suốt một cách nhanh nhất và chính xác nhất giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý khác nhau.

 Quản rủi ro : là việc xác định các yếu tố rủi ro của dự án, lượng hoá mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.

 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán : là qúa trình lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ cho dự án.

Trang 22

 Lập kế hoạch tổng quan : là qúa trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hoá các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.

7.4 Quản lý theo chu kỳ của dự án.

Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ chính xác nhất định nên các tổ chức, đơn vị thường chia dự án thành một số giai đoạn để quản lý thực hiện Mổi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặc nhiều công việc Tổng hợp các giai đoạn này được gọi là chu kỳ dự án Chu kỳ dự án xác định điểm bắt đầu, điểm kết thúc và thời hạn thực hiện dự án Chu kỳ dự án sẽ xác định công việc nào sẽ được thực hiện từng pha và ai sẽ tham gia thực hiện Nó cũng chỉ ra những công việc còn lại nào ở giai đoạn cuối sẽ thuộc hoặc không thuộc phạm vi dự án Thông qua chu kỳ dự án

có thể nhận thấy một số đặc điểm: Thứ nhất, mức chi phí và yêu cầu nhân lực

thường là thấp khi bắt đầu dự án, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, nhưng

giảm nhanh chóng khi dự án bước vào giai đoạn kết thúc Thứ hai, xác suất

hoàn thành dự án thành công thấp nhất và do đó rủi ro là cao nhất khi bắt đầu

dự án Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước qua các pha sau Thứ ba, khả năng ảnh hưởng của chủ đầu tư tới đặc tính cuối cùng của sản phẩm

dự án và do đó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu và giảm mạnh khi dự án được tiếp tục ở các pha sau.Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể phân chia chu kỳ dự án thành nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn xây dựng ý tưởng

Xây dựng ý tưởng dự án là việc xác định bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kết quả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết qủa đó Xây dựng ý tưởng dự án được bắt đầu ngay khi nhận được đề nghị làm dự án, do đó, quản

Trang 23

lý dự án cần đến ngay khi dự án bắt đầu hình thành Tập hợp số liệu, xác định nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án là những công việc được triển khai và cần được quản lý trong giai đoạn này Quyết định lựa chọn dự án là những quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và các mục tiêu lâu dài của tổ chức doanh nghiệp Trong giai đoạn này, những nội dung được xét đến là mục đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng, mức độ chi phí, độ rủi ro và ước tính nguồn lực cần thiết Đồng thời cũng cần làm rõ hơn nữa ý tưởng dự án bằng cách phác thảo những kết quả và phương pháp thực hiện trong điều kiện hạn chế về nguồn lực Phát triển ý tưởng dự án không cần thiết phải lượng hoá hết bằng các chỉ tiêu nhưng nó phải ngắn gọn, được diễn đạt trên cơ sở thực tế.

Trong rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp, dự án được quản lý đặc biệt ở giai đoạn này bởi những người có nhiệm vụ, chức năng khác nhau Họ là những người biết quản lý dự án, có đủ thời gian và sức lực để quản lý trong khi vẫn làm tốt các nhiệm cụ khác của mình.

Giai đoạn phát triển là giai đoạn chi tiết xem xét dự án cần được thực hiện như thế nào mà nội dung của nó chủ yếu tập trung vào công tác thiết kế và lập kế hoạch Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của dự án Nội dung của giai đoạn này bao gồm những công việc sau :

Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức dự án  Lập kế hoạch tổng quan.

 Phân tách công việc của dự án  Lập kế hoạch tiến độ thời gian  Lập kế hoạch ngân sách.

 Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất.

Trang 24

 Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết.

Lập kế hoạch chi phí và báo cáo dòng tiên thu chi  Xin phê chuẩn thực hiện.

Kết thúc giai đoạn này tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu Thành công của dư án phụ thuộc khá lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai đoạn này.

Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn thực hiện là giai đoạn quản lý dự án bao gồm các công việc cần thực hiện như việc xây dựng nhà xưởng và công trình, lựa chọn công cụ, mua sắm thiết bị và lắp đặt Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nổ lực nhất Những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này là những yêu cầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh đánh giá lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua thiết bị chính

Kết thúc giai đoạn này các hệ thống được xây dựng và kiểm định, dây chuyền sản xuất được vận hành.

Giai đoạn kết thúc

Trong giai đoạn kết thúc của chu kỳ quản lý dự án, cần thực hiện những công việc còn lại như hoàn thành sản phẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, đánh giá dự án, giải phóng nguồn lực Một số công việc cần thực hiện để kết thúc dự án là:

 Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến dự án.

 Kiểm tra lại sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo.

 Thanh quyết toán tài sản tài chính.

Trang 25

 Đối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao sổ tay hướng dẫn lắp đặt các bản vẽ chi tiết

 Bàn giao dự án, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành.

 Bố trí lại lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng tham gia dự án.

 Giải phóng và bố trí lại thiết bị

8 Vai trò của việc quản lý dự án

Phương pháp quản lý dự án lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực quân sự Mỹ vào những năm 50 , đến nay nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh tế , quốc phòng và xã hội Có hai lực lượng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án là : (1) nhu cầu ngày càng tăng của hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức tạp , kỹ nghệ tinh vi trong khi khách hàng ngày càng khó tính ; (2) Kiến thức của con người ( hiểu biết tự nhiên , xã hội , kinh tế , kỹ thuật ) ngày càng cao Mặc dù phương pháp quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực , tính tập thể và yêu cầu hợp tác nhưng tác dụng của nó rất lớn Phương pháp quản lý dự án có những tác dụng chủ yếu sau :

Liên kết tất cả các hoạt động , công việc của dự án

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án

Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nãy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng

Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn

Trang 26

Chương II : Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty VINACONEX

I Tổng quan về tổng công ty vinaconex 1 Qúa trình hình thành và phát triển

Từ năm 1982, Bộ xây dựng đó cú chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng đi làm việc ở nước ngoài.Tổ chức đầu tiên được thành lập ở

Askhabat thuộc nước cộng hoà Tuocmenia , Liên Xô cũ , sau đóp đó mở rộng ra ở Alaeria , Liờn Xụ, Bulgari , Tiệp Khắc , Irac và một số nước Đông Âu khác.Tại Angeria, năm 1985 có hơn 1200 CBCN, tại Bulgaria có trên 3500 CBCN thuộc 6 công ty

(VINASOFTROL,,VINABELSTROL,VINAPLOVSTROL,VINAVASTROL ,VINAMETRO SOPHIA, VINAMONTAS) ; tại Liên Xô có hơn 1500 CBCN thuộc công ty VINAVLASTROL; tại Irac có gần 6000CBCN thuộc 4 công ty Với sự hỡnh thành và phỏt triển của cỏc cụng ty xõy dựng ở nước ngoài , tháng 3 năm Từ năm 1982, Bộ xây dựng đó cú chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng đi làm việc ở nước ngoài.Tổ chức đầu tiên được thành lập ở Askhabat thuộc nước cộng hoà Tuocmenia , Liên Xô cũ , sau đóp đó mở rộng ra ở Alaeria , Liờn Xụ, Bulgari , Tiệp Khắc , Irac và một số nước Đông Âu khác.Tại Angeria, năm 1985 có hơn 1200 CBCN, tại Bulgaria có trên 3500 CBCN thuộc 6 công ty (VINASOFTROL, VINABELSTROL ,VINAPLOVSTROL , VINAVASTROL, VINAMETRO SOPHIA, VINAMONTAS) ; tại Liên Xô có hơn 1500 CBCN thuộc công ty VINAVLASTROL; tại Irac có gần 6000 CBCN thuộc 4 công ty Năm 1988 Bộ xây dựng đó quyết định đặt tên cho tổ chức xây dựng và hợp tác nước ngoài thành công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài tên giao dịch Quốc tế là VINACONEX

Trang 27

Hệ thống tổ chức của tổng Công ty VINACONEX

Cơ cấu tổ chức của tổng Công ty VINACONEX

 Hội đồng quản trị Tổng công ty gồm 5 đồng chí : Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 uỷ viên

 Lónh đạo Tổng công ty gồm Tổng Giám đốc và 6 Phó Tổng Giám đốc

 Cơ quan Tổng công ty gồm có 8 Phũng và 14 Ban Quản lý Dự ỏn  Các công ty cổ phần gồm 36 công ty

 Các đơn vị hạch toán độc lập gồm 13 công ty ( trong đó có 5 công ty sẽ cổ phần hoá trong năm 2004 )

 Các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm 6 đơn vị ( trong đó có 3 đơn vị sẽ cổ phần hoá trong năm 2004 )

 Các Trung tâm đào tạo gồm có 3 Trung tâm

 Các hợp doanh liên doanh , liên danh gồm có 3 công ty (trong đó có 1 công ty dự kiến sẽ chuyển sang công ty cổ phần vào năm 2004 )

 Các chi nhánh đại diện trong và ngoài nước gồm 8 chi nhánh

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận.

Hội đồng quản trị

Đứng đầu Tổng công ty là hội đồng quản trị Tổng công ty gồm Chủ tịch HDQT và 4 uỷ viên Hội đồng quản trị tổng công ty quyết định các chủ trương đầu tư của toàn Tổng công ty , xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty Xem xét phê duyệt : các dự án đầu tư , thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán , kế hoạch đấu thầu , hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu , quyết toán vốn đầu tư Riêng các dự án nhóm A thỡ cấp phờ duyệt là Thủ Tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng (khi được uỷ quyền ) Hội đồng quản trị cũn chỉ đạo toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư và thanh tra công tác đầu tư của toàn Tổng công ty

Hội đồng tư vấn đầu tư

Trang 28

Hội đồng tư vấn đầu tư bao gồm : Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty, Các Phó Tổng Giám Đốc , Đại diện thường vụ Đảng uỷ , Công đoàn Tổng công ty ,Kế toán trưởng ,Các trưởng phũng Đầu tư , Kế hoạch , Pháp chế , và các phũng ban khỏc cú liờn quan đến dự án , Thủ trưởng đơn vị trỡnh dự ỏn đầu tư , Một số chuyên gia kinh tế , kỹ thuật của Tổng công ty (được mời khi cần thiết ) , Chuyên gia kinh tế , kỹ thuật ngoài Tổng công ty (được mời khi có yêu cầu của từng dự án cụ thể ).

Hội đồng tư vấn đầu tư có trách nhiệm xem xét và tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án sau khi các dự án đó được Hội đồng quản trị đồng ý chủ trương đầu tư để Hội đồng quản trị Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư Xem xét dự án đàu tư có phù hợp với các điều kiện quy định của pháp luật về quy hoạch , lónh thổ , khai thỏc tài nguyờn khoỏng sản ; Xem xột cỏc vấn đề kỹ thuật của dự án về công nghệ , quy mô sản xuất , phương án kiến trúc , quy chuẩn xây dựng Xem xét dự án có phù hợp về sử dụng đất đai , môi trường và bảo vệ sinh thái , phũng chống chỏy nổ , an toàn lao động và các vấn đề xó hội khỏc ; Xem xột về vấn đề thị trường , giá cả , tiếp thị nguồn cung ứng nhân lực , nguyên nhiên vật liệu và vấn đè kinh tế của dự án Riêng đối với Dự án từ 500 triệu trở xuống thỡ Phũng Đầu tư trỡnh Dự ỏn lờn Hội đồng quản trị phê duyệt mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn Đầu tư

Ban Tổng Giám Đốc Tổng công ty

Ban Tổng Giám Đốc Tổng công ty đứng đầu là Tổng Giám Đốc và 6 Phó Tổng Giám Đốc Ban Tổng Giám Đốc có trách nhiệm đề xuất các chủ trương Đầu tư của toàn Tổng công ty Báo cáo chủ trương Đầu tư và kế hoạch Đầu tư ngắn hạn và dài hạn trước Hội đồng quản trị Xây dựng để trỡnh Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch Đầu tư dài hạn và ngắn hạn của toàn Tổng công ty Xem xét các dự án Đầu tư trước khi trỡnh Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định Đầu tư Đề xuất về nội dung Dự án , khả năng về tài chính và tính khả thi cho các Dự án Đầu tư để đưa ra Hội đồng quản trị Tổng công ty xem xét , phê duyệt ra quyết định Đầu tư Tổ chức chỉ đạo các đơn vị

Trang 29

thành viên thực hiện các Dự án Đầu tư đó được Hội đồng quản trị phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về Đầu tư và xây dựng Kiểm tra và giam sát công tác thực hiện Đầu tư của toàn Tổng công ty , quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị thay mặt Tổng công ty làm Chủ Đầu tư thực hiện Dự án hoặc thi công công trỡnh và cỏc quyết định tổ chức thực hiện Đầu tư theo thẩm quyền Ký kết các hợp đồng kinh tế , kývà phê duyệt thanh toán các Dự án Đầu tư ( trừ tổng quyết toán)

Phũng Đầu tư

Chức năng của Phũng Đầu tư là :

Trong cụng tỏc lập kế hoạch Phũng Đầu tư trực tiếp lập kế hoạch Đầu tư , dự kiến các nguồn vốn Đầu tư hàng năm của Tổng công ty Thường xuyên báo cáo tiến độ , tỡnh hỡnh chuẩn bị Đầu tư và thực hiện Đầu tư các Dự án cho lónh đạo Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định sau đó tổng hợp tỡnh hỡnh Đầu tư chung của Tổng công ty

Trong công tác tham mưu Phũng Đầu tư chủ động đề xuất các ý tưởng Đầu tư mới , báo cáo lên Lónh đạo Tổng công ty , đề xuất các chủ trương , chiến lược Đầu tư của Tổng công ty , đè xuất các quy trỡnh thực hiện , cỏc phương pháp thực hiện công tác Đầu tư cuảTổng công ty và cá đơn vị thành viên Thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những quy định của Nhà nước về Đầu tư để phục vụ công tác Đầu tư của Tổng công ty Góp ý kiến bằng văn bản Đầu tư của Nhà nướckhi được yêu cầu

Trong công tác quản lý hoạt động Đầu tư Phũng Đầu tư là đầu mối quản lý các hoạt động Dự án Đầu tư xây dựng , Dự án Đầu tư chiều sâu… của toàn Tổng công ty Theo dừi và phối hợp với BQL của cỏc Dự ỏn do Tổng cụng ty trực tiếp là Chủ Đầu tư ,những việc thực hiện Đầu tư từ khâu lập chuẩn bị Đầu tư đến khâu hoàn thành đưa Dự án vào khai thác sử dụng Theo dừi , hỗ trợ , hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc Đầu tư các Dự án theo đúng Quy định quản lý Đầu tư và xây dựng cũng như Quy trỡnh Đầu tư của Tổng công ty ban hành Tập trung ý kiến soạn thảo cỏc quy chế , quy trỡnh của

Trang 30

Tổng cụng ty phục vụ cụng tỏc quản lý hoạt động Đầu tư của Tổng công ty Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa họckỹ thuật trong công tác quản lý hoạt động Đầu tư , theo dừi tỡnh hỡnh thực hiện Đầu tư của Tổng công ty Cập nhật và cung cấp đủ , hướng dẫn kịp thời các quy định Đầu tư mói của Nhà nước đến các đơn vị thành viên trong Tổng công ty làm cơ sở thực hiện Lưu giữ , quản lý hồ sơ , tài liệu , dữ liệu liên quan đến công tác Đầu tư của Tổng công ty

Trong công tác thực hiện Đầu tư :

Đối với các Dự án Đầu tư thuộc nhóm A và B : Phũng Đầu tư tiếp nhận các dự kiến , chủ trương của Lónh đạo Tổng công ty , nghiên cứu sự cần thiết phải Đầu tư, quy mô Đầu tư , xem xét khả năng huy động vốn … để tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty có kết luận quyết định chủ trương Đầu tư ( thông qua các số liệu phân tích kinh tế , các ý kiến của chuyờn gia …)

Khi có chủ trương Đầu tư thỡh phải tiến hành điều tra khảo sát và lập kế hoạch Đầu tư và báo cáo trỡnh Hội đồng quản trị Tổng công ty

Tiến hành xin ý kiến của Hội đồng tư vấn Đầu tư về Dự án Đối với các Dự án Đầu tư dưới 500 triệu đồng sau khi có chủ trương Đầu tư của Hội đồng quản trị , phũng Đầu tư Tổng công ty sẽ trực tiếp xin ý kiến ; ónh đạo Tổng công ty phê duyệt Báo cáo Đầu tư mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn Đầu tư

Sau khi có Quyết định Đầu tư của lónh đạo Tổng công ty thỡ tuỳ theo quy mụ Đầu tư mà tiến hành hai bước Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi , đảm bảo các yêu cầu của Quy chế Đầu tư và xây dựng

Lập Dự ỏn : Phũng Đầu tư tự tổ chức lập Báo cáo nghên cứu tiền khả thi và khả thi các Dự án do Tổng công ty làm Chủ Đầu tư trong điều kiện cho phép về nhân sự và cơ sở vật chất Xin ý kiến lónh đạo Tổng công ty trong việc thuê chuyên gia phối hợp hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi các Dự án do Tổng công ty làm Chủ Đầu tư trong trường hợp không tự tổ chức thực hiện được Hướng dẫn các đơn vị thành

Trang 31

viên lập hoặc thuê lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho các Dự án Đầu tư của các đơn vị thành viên Tổng công ty

Phũng Đầu tư thẩm định hoặc xin ý kiến lónh đạo Tổng công ty để thuê thẩm định và thực hiện các thủ tục trỡnh duyệt Bỏo cỏo nghiờn cứu khả thi cỏc Dự ỏn Đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của Quy chế quản lý Đầu tư xây dựng và Quy trỡnh Đầu tư của tổng công ty , phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về Đầu tư xây dựng Làm đầu mối cho việc kập và thẩm định thiết kế kỹ thuật ,tổng dự toán của các Dự án Đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành Lên kế hoạch và đề xuất nhân sự có năng lực , chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập các bộ phận thẩm định các Dự án Đầu tư trực thuộc Phũng Đầu tư

Phũng Đầu tư làm đầu mối cho việc Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi , Nghiên cứu khả thi ; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các Dự án Đầu tư của các đơn vị thành viên theo quy định cuả pháp luật hiện hành Đối với các Dự án nhóm A , Phũng Đầu tư phải chuẩn bị tờ trỡnh lờn Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty đểChủ tịch Hội đồng quản trị ký và trỡnh cỏc cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và sau khi Chủ tịch Hội đồng quản trị trỡnh thỡ hoàn thiện và nộp hồ sơ Nghiên cứu tiền khả thi hoặc Nghiên cứu khả thi lên cấp có thẩm quyền quyết định Tuỳ thưo tỡnh hỡnh thực tế cụng việc Phũng Đầu tư có thể báo cáo lónh đạo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để thành lập Ban quản chuẩn bị Dự ỏn (hoặc Ban quản lý ), Ban sẽ thực hiện theo sự phõn cụng của lónh đạo Tổng công ty theo quy chế của Ban Đói với Dự án thuộc nhóm B và C (theo phân cấp do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt ) Phũng Đầu tư phải chuẩn bị quyết định Đầu tư theo cácnọi dung đó được quy định trong Quy chế quản lý Đầu tư và xõy dựng lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn Đầu tư vào sổ nghị quyết Đầu tư làm căn cứ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt Phũng Đầu tư cũn chủ trỡ tổ chức cỏc buổi bỏo cỏo thẩm định , phê duyệt Dự án Đầu tư của Tổng công ty , chủ trỡ cỏc cuộc

Trang 32

hội thảo , hội nghị , mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư nhằm nâng cao kiến thức Đầu tư của cán bộ Tổng công ty , thúc đẩy tiến trỡnh Đầu tư của Tổng công ty chủ động liên hệ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trỡnh triển khai các Dự án Đầu tư nếu cần thiết và thực hiện các công vjệc khác khi được phân công

Quyền hạn của Phũng Đầu tư :

Phũng Đầu tư chủ động đề xuất với lónh đạo Tổng công ty những sáng kiến , biện pháp , kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cuảTổng công ty Được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định đối với các chi phí cần thiết của Tổng công ty để giải quyết công việc Được quyền góp ý vào việc giải quyết cụng việc của cỏc Phũng ban khỏc về Đầu tư khi thấy có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty Có quyền báo cáo Tổng công ty không thực hiện những nhiệm vụ được giao , khi nhiệm vụ ấy được coi là trái pháp luật ,vi phạmchính sách của Nhà nước Có quyền đề nghị các phũng ban khỏc giỳp đỡ giải quyết các công việc (việc đề nghị phải được ghi bằng văn bản )Phũng Đầu tư cũn cú quyền sắp xếp , phõn cụng cụng việc đối với các nhân viên thuộc phũng mỡnh theo khả năng của từng người sao cho đảm bảo đạt hiệu quả nhất

Trỏch nhiệm của Phũng Đầu tư :

Phũng Đầu tư phải có trách nhiệm phục tùng và chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị , Tổng Giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ được gjao ,trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả công viẹc của phũng trước lónh đạo Tổng công ty Chịu trách nhiệm phổ biến trong nội bộ Phũng đối với những quy định, quy chế , thông báo của Tổng công ty và Nhà nước , chịu trách nhiệm thực hiện các quy định này Cán bộ , công nhân viên trong phũng cú trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tổng công ty nếu cố ý gõy thiệt hại cho Tổng công ty theo quy định của pháp luật Ngoài ra Phũng Đầu tư cũn cú trỏch nhiệm nộp đầy đủ báo cáo thống kê , báo cáo định kỳ vềhoạt động của phũng theo yờu cầu của Lónh đạo Tổng công ty

Trang 33

Văn phũng

Văn phũng Tổng cụng ty chịu trách nhiệm tiếp nhận các công văn của các đơn vị trỡnh lờn Hội đồng quản trị Kịp thời bố trí các phương tiện đi lại , làm việc khi các Phũng , Ban trực thuộc Tổng cụng ty cần đi thực địa các Dự án Phối hợp với Phũng Đầu tư hoặc các Phũng , Ban chức năng của Tổng công ty để bố trí phũng họp và cỏc thiết bị phục vụ cho cuộc họp về cỏc Dự ỏn của Tổng cụng ty Ngoài ra cũn thực hiện cỏc cụng việc khỏc khi được phân công

Phũng tổ chức - lao động

Phũng Tổ chức - lao động phối hợp với Phũng Đầu tư Tổng cụng ty trỡnh Tổng Giỏm đốc quyết định thành lập BQL đối với các Dự án do Tổng công ty trực tiếp làm Chủ Đầu tư Tổ chức tuyển chọn và sắp xếp nhân sự cho BQL và các Dự án Đầu tư đi vào són xuất Thực hiện cỏc cụng việc được giao khác khi được phân công

Phũng Tài chớnh - kế hoạch

Phũng Tài chớnh - Kế hoạch tham gia đóng góp ý kiến về nội dung , tài chính và tính khả thi cho các Dự án Đầu tư Chuẩn bị và lập kế hoạch về nguồn vốn Đầu tư ngắn hạn , dài hạn và hàng năm cho các Dự án , cung cấp tài chính cho các Dự án , thực hiện các thủ tục vay vốn để thực hiện Dự án Phối hợp với Phũng Đầu tư Tổng công ty trong việc kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Dự án đảm bảo cho Dự án có đủ vốn để hoạt động , hoạt động an toàn và có hiệu quả Kiểm tra và thanh toán các chi phí phục vụ Dự án , xem xét thẩm định các hồ sơ xin quyết toán của Dự án và thực hiện các công việc kháckhi được phân công

Phũng Đấu thầu và QLDA

Phũng Đấu thầu và QLDA phối hợp với Phũng Đầu tư Tổng công ty vềcụng tỏc quản lý chất lượng công trỡnh Cú trỏch nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các Dự án Tổng công ty phê duyệt khi có yêu cầu và thực hiện các công việc khác khi được phân công

Trang 34

Phũng phỏp chế

Phũng Phỏp chế tham gia ý kiến đóng góp về nội dung , trỡnh tự thực hiện Dự ỏn và tớnh khả thi cho cỏc Dự ỏn Đầu tư , tham gia ý kiến đối với các hợp đồng kinh tế Cung cấp đầy đủ các tài liệu , các quy định của Nhà nước về Đầu tư để phục vụ công tác Đầu tư của Tổng công ty , tư vấn và giám sát về mặt pháp lý đối với các Dự án của toàn Tổng công ty và thực hiện các công việc khác khi được phân công

Ban Quản lý dự án đầu tư

Ban Quản lý dự án đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập nhằm thực hiện chức năng Chủ Đầu tư trong Dự án cụ thể , quyền hạn và trách nhiệm của BQL Dự án được quy định bởi một quy chế riêng và tuân theo các quy định của quy chế này và các quy định khác của pháp luật Ngoài ra BQL cũng phải thực hiện các công việc khác khi được phân công

Phũng Kinh doanh Tổng cụng ty

Phũng Kinh doanh Tổng cụng ty tham gia vào cụng tỏc Đầu tư của Tổng công ty để gúp Tổng công ty chọn đối tác cung cấp thiết bị , vật tư hợp lý nhất gúp phần làm nõng cao hiệu quả của Dự ỏn đồng thời nắm bắt được yêu cầu của Dự án để tham gia cung ứng thiết bị vật tư cho Dự án và thực hiện các công việc khác khi được phân công

Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty

Các đơn vị thành viên Tổng công ty khi Đầu tư phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về Đầu tư và xây dựng, quy trỡnh Đầu tư của Tổng công ty Đề xuất các chủ trương Đầu tư trỡnh lờn Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt , chịu trách nhiệm về tài chính , huy động vốn đối với các Dự án của đơn vị mỡnh Tổ chức thực hiện các Dự án Đầu tư , trỡnh chuẩn bị và thực hiện cỏc Dự ỏn Đầu tư phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và các quy chế của Tổng công ty Sau khi có chủ trương Đầu tư thỡ tiến

Trang 35

hành điều tra khảo sát và tổ chức lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo Đầu tư để lấy ý kiến cuả Hội đồng tư vấn Đầu tư và trỡnh Hội đồng quản trị Tổng công ty đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật về Đầu tư và xây dựng Tiến hành các thủ tục về xin giao đất hoặc thuê đất, xin phép khai thác tài nguyên , lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng , khảo sát thiết kế …Sau khi Báo cáo Nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo Đầu tư được phê duyệt thỡ tiến hành tổ chức lập , thẩm định thíêt kế kỹ thuật và tổng dự toán trỡnh lờn Hội đồng quản trị Tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị theo đúng quy chế đấu thầu , chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu được lựa chọn Tổ chức khởi công công trỡnh đảm bảo chất lượng công trỡnh và đưa công trỡnh vào hoạt động phát huy được hiệu quả Đầu tư Sau khi đưa công trỡnh vào hoạt động tiến hành quyết toán vốn Đầu tư theo quy định của Nhà nước Báo cáo quá trỡnh Đầu tư Dự án thường xuyên hay đột xuất cho Tổng công ty theo quy định chung của Tổng công ty và Nhà nước

Cỏc phũng , ban và cỏc đơn vị trực thuộc khác

Cỏc phũng , ban và cỏc đơn vị trực thuộc khác phối hợp với Phũng Đầu tư và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tham gia với chức năng của mỡnh để Dự án Đầu tư của Tổng công ty triển khai được thuận lợi , đảm bảo an toàn và hiệu quả thực hiện các công việc khác khi được phân công

2 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty VINACONEX

VINACONEX là một trong những Tổng công ty đa doanh hàng đầu Việt nam , là một doanh nghiệp tuổi đời cũn non trẻ nhưng những gỡ mà Tổng công ty đó đạt được là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp Lĩnh vực són xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng cụng ty là :

Nhận thầu , tổng thầu thi cụng xõy lắp và hoàn thiện cỏc cụng trỡnh dõn dụng , cụng nghiệp , giao thụng , sõn bay , bến cảng , thuỷ lợi đường hầm ( giao thông , thuỷ lợi ) , văn hoá , thể thao , vui chơi giải trí , du lịch , khách

Trang 36

sạn , công sở trường học ,bệnh viện ,cấp thoát nước , bưu điện , công trỡnh thuỷ điện , nhiệt điện , phonng điện , điện nguyên tử , đường dây và trạm biến thế điện đến 500 KV , các công trỡnh kỷ thuật hạ tầng ; khu dõn cư, khu đô thị ,khu công nghiệp , khu chế xuất , khu công nghệ cao ; nhận thầu thi công các công trỡnh ở nước ngoài

Tư vấn , tổng thầu tư vấn Đầu tư và xây dựng các Dự án Đầu tư xây dựng , cỏc loại hỡnh cụng trỡnh nờu trờn , bao gồm : lập Dự ỏn Đầu tư , tư vấn đấu thầu , tư vấn giám sát và quản lý Dự ỏn , tư vấn thiết bị công nghệ mới và thiết bị tự động hoá ; khảo địa hỡnh địa chất thuỷ văn , đo đạc công trỡnh , thớ nghiệm thiết kế , thẩm tra Dự án Đầu tư , thẩm tra đề án thiết kế , thẩm tra thiết kế kỷ thuật và tổng dự toán , kiểm định chất lượng công trỡnh và cỏc dịch vụ tư vấn khác

Đầu tư kinh doanh phát triển nhà ở và hạ tầng đô thị , khu dân cư , khu kinh tế mới , khu công nghệ cao , khu chế xuất , khu công nghiệp , kinh doanh nhà nghĩ và khách sạn , du lịch lữ hành , vận chuyển khách du lịch , dịch vụ cho cá nhân và các tổ chức nước ngoài thuê nhà , khai thác kinh doanh nước sạch năng lượng điện

Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư , máy móc , thiết bị , phụ tùng , tư liệu sản xuất , tư liệu tiêu dùng , nguyên phụ liệu sản xuất , tiêu dùng , dây chuyền công nghệ - tự động hoá , vật liệu xây dựng , hàng thủ công ,mỹ nghệ, hàng nông sản thuỷ hải sản , hàng tiêu dùng , phương tiện vận tải xe gắn máy ; làm đại lý tiờu thụ cho cỏc hóng trong và ngoài nước các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo quy định của pháp luật

Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ mới , thiết bị tự động hoá phục vụ cho xây dựng , sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị , chế tạo ,lắp đặt , sữa chửa , bảo dưỡng các thiết bị , dây chuyền công nghệ và thiết bị tự động hoá

Đưa lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước

Trang 37

Khai thác sản xuất , chế biến , kinh doanh các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm : đá , cát , sỏi ,gạch , ngói , xi măng ,kính , tấm lợp , nhựa đường ,và các loại vật liệu khác dùng trong xây dựng và trang trí nội thất , ngoại thất

Thực hiện các dịch vụ khác như : cung cấp , lắp đặt , sửa chửa , bảo hành điều hoà không khí , điện lạnh thiết bị phũng chống chỏy nổ , thang mỏy , kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoỏ cỏc loại cấu kiện siờu trường , siêu trọng , vật liệu xây dựng … đại lý bỏn vộ mỏy bay cho cỏc hóng trong và ngoài nước

II.thực trạng quản lý dự án tại Tổng công ty VINACONEX

Hầu hết các dự án mà Tổng công ty thực hiện và quản lý là những dự án sử dụng vốn tự có củaTổng công ty hoặc vốn vay của các tổ chức tín dụng Do vậy, Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức lập dự án và thực hiện dự án Hơn nữa các dự án mà Tổng công ty tổ chức quản lý là những dự án xây lắp do đó yếu tố thời gian, chất lượng và chi phí là những yếu tố vô cùng quan trọng.

Thời gian, hay tiến độ thực hiện dự án đối với các dự án do Tổng công ty thực hiện luôn phải được coi trọng Vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí Quản lý tốt mặt này sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt công tác quản lý của cả dự án.

Đối với mục tiêu chất lượng, Tổng công ty phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng công trình xây lắp của mình ở cả 3 giai đoạn chuẩn bị đầu tư , thực hiện đầu tư, kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Bất kỳ dự án nào cũng phải coi trọng mục tiêu chi phí Hiện nay việc thu hút nguồn vốn để thực hiện đầu tư là khó khăn vì phần lớn vốn thực hiện là vốn vay do đó để tránh được lãng phí về vốn công ty cấn phải quản lý tốt mặt

Ngày đăng: 29/09/2012, 23:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan