Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

78 2.5K 6
Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ngành bưu chính viễn thông trải qua hơn 50 năm là ngành mang tính phục vụ thuần túy và nhà nước bao cấp

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 1 I/ Ngành bưu chính viễn thông Việt nam: 1. Sự phát triển của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam: 1.1.Quá trình ra đời và phát triển: Ngành Bưu điện Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển hơn 50 năm. Cho tới năm 1985, mạng lưới viễn thông nước ta còn hết sức lạc hậu. Theo thống kê, số máy điện thoại năm 1985 là 103,1 ngàn máy. Ngành Bưu điện còn là ngành mang tính phục vụ thuần tuý và được Nhà nước bao cấp hoàn toàn với kinh phí hết sức hạn hẹp để cố gắng nuôi sống các thiết bị trên mạng lưới. Nhận thức được vai trò của mình trong kết cấu hạ tầng, cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ, ngành Bưu điện đứng trước nhu cầu phải phát triển, làm cầu nối Việt Nam với mạng lưới thông tin toàn cầu, làm kích thích tố cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành kinh tế khác. Nhận thức rõ xu hướng hiện đại hoá của viễn thông thế giới và tiềm năng của một ngành kinh doanh dịch vụ có lãi, ngành Bưu điện đã mạnh dạn xin Nhà nước cho thực hiện cơ chế tự hạch toán độc lập từ năm 1986 và xin được giữ lại 90% doanh thu ngoại tệ để tái đầu tư xây dựng một mạng lưới. Với cơ chế này, ngành Bưu điện đã bước sang một bước ngoặt. Tổng cục Bưu điện vào thời điểm đó vẫn vừa quản lý Nhà nước, vừa sản xuất kinh doanh. Song mọi bước đi, bên cạnh nhiệm vụ đã hình thành rõ những mục đích, những tính toán của một doanh nghiệp sao cho đầu tư hiệu quả nhất, doanh thu cao nhất và phát triển nhanh nhất. Tổng cục Bưu điện đã xây dựng chiến lược phát triển của ngành trên tinh thần tự lực, với phương châm hiện đại hoá. Xác định rõ tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống thông tin quốc tế, nhằm một mặt hòa Việt Nam vào mạng lưới thông tin toàn thế giới, mặt khác tạo nguồn thu ngoại tệ để tái tạo đầu tư, Tổng cục bưu điện đã tập trung xây dựng hệ thống thông tin vệ tinh quốc tế Intelsat. Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 2 Năm 1986, thông tin quốc tế đã đem lại nửa triệu USD, khẳng định hướng đi đúng đắn của ngành Bưu điện. Những năm tiếp theo, doanh thu ngoại tệ mỗi năm tăng hầu như gấp 2 lần, tạo vốn tái đầu tư và lòng tin, làm cơ sở cho việc huy động vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài để có những bước tiến nhảy vọt. Để phù hợp với xu hướng chung của thế giới và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về bưu chính viễn thông, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh phát triển ngành hạ tầng cơ sở quan trọng này, tháng 10/1992, Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục bưu điện- Cơ quan trực thuộc Chính phủ, quản lý ngành Bưu chính Viễn thông với chức năng và bộ máy tổ chức như qui định tại nghị định 28CP ngày 24/5/1993. Năm 1995 đánh dấu việc chấm dứt độc quyền Công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông với việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 249/TTg thành lập Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91, đồng thời cho phép thành lập hàng loạt các Công ty viễn thông khác. Trong năm 2002 vừa qua, Tổng cục bưu điện đã được nâng lên thành Bộ Bưu chính - Viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông có chức năng quản lý Nhà nước đối với bưu chính viễn thông, Internet, điện tử tin học, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin thông qua việc xây dựng chính sách, chiến lược, qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, thống nhất quản lý cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và các loại hình dịch vụ thuộc lĩnh vực này. 1.2. Những thành tựu đã đạt được của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam Trong hơn 10 năm đổi mới, từ một nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, qui mô nhỏ, đến nay ngành Bưu chính viễn thông đã đạt được những thành tựu nổi bật. Với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%, viễn thông Việt Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 3 Nam được Hiệp hội viễn thông quốc tế xếp là nước có tốc độ phát triển nhanh thứ hai trên thế giới và đứng thứ năm trong khu vực châu á- Thái Bình Dương về mở rộng vùng phủ sóng điện thoại. 1.2.1. Mạng lưới viễn thông quốc tế: Năm 1986, khi Telstra, hãng viễn thông nước ngoài đầu tiên, phá rào cấm vận, bắt tay với Việt Nam thì cơ sở hạ tầng thông tin Việt Nam gần như vẫn chỉ là số 0. Thế nhưng, cho đến nay mạng lưới viễn thông quốc tế đã được xây dựng khá hoàn chỉnh và hiện đại. Cho đến nay đã có 7 trạm vệ tinh mặt đất, trong đó 2 trạm thuộc tiêu chuẩn Intersputnik và số còn lại thuộc tiêu chuẩn Intelsat, xây dựng 3 tổng đài cửa ngõ quốc tế được trang bị các hệ thống chuyển mạch AXE 105 Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bên cạnh thông tin vệ tinh, Việt Nam còn tham gia hệ thống cáp quang biển ngầm TVH với dung lượng 565 Mbit/s và chiều dài 3375 km, tham gia vào hệ cáp quang biển ngầm SE-WE-WE3 với dung lượng bước 1 là 10 Gbit/s (1) . Mạng lưới thông tin nước ta đã thực sự hoà nhập vào mạng thông tin toàn cầu với 5379 kênh thoại quốc tế, trong đó có 3297 kênh qua cáp quang biển và 2082 kênh qua vệ tinh. Số các đường liên lạc với Mĩ cũng đã tăng lên nhanh chóng với hơn 600 kênh nối trực tiếp với mạng của AT&T, MCI và US Sprint. (2) 1.2.2. Mạng lưới viễn thông trong nước: Mạng lưới viễn thông trong nước cũng được hiện đại hoá một cách cơ bản. Tháng 11/1993, 53/53 tỉnh, thành phố và 468/468 huyện trên toàn quốc đã có các hệ thống chuyển mạch số. Từ 1/3/1996, mạng điện thoại công cộng của (1) Báo Đầu tư số ngày 16/9/2002 (2) Báo Đầu tư số ngày 16/9/2002 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 4 Việt Nam đã tiến hành đổi số, theo đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 7 số, các tỉnh, thành phố còn lại là 6 số. (1) Ngày 28/8/1996, mạng điện thoại toàn quốc đạt tới con số 1 triệu thuê bao, đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ 60 nước trên thế giới có mạng điện thoại trên 1 triệu thuê bao. Và sau 5 năm, đến giữa năm 2002, mạng điện thoại công cộng Việt Nam đạt hơn 5 triệu thuê bao với mật độ 6,26 máy/ 100 người. (2) Ngày 22/11/1996, mạch vòng cáp quang SDH dung lượng 2,5 Gbit/s được đưa vào khai thác trên mạng đường trục Bắc-Nam. Đây là mạch vòng cáp quang dài nhất và có dung lượng lớn nhất được đưa vào khai thác trong khu vực. Các hệ thống viba số dung lượng 140 Mbit/s cũng được khai thác song song trên mạng đường trục này. Các dịch vụ viễn thông khác cũng đã được mở rộng và phát triển. Hiện có 3 mạng di dộng, trong đó 2 mạng phủ sóng quốc gia sử dụng công nghệ số GMS và Mobiphone và Vinaphone, đã phủ sóng 61/61 tỉnh, thành phố; mạng Call- link sử dụng công nghệ Analog phủ sóng khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến hết năm 2002, số thuê bao thuộc mạng Vinaphone là 365.000, số thuê bao thuộc mạng Mobiphone là 315.000. Hệ thống nhắn tin toàn quốc gồm 5 mạng với số thuê bao đang hoạt động là 46.000 thuê bao/ 56.000 số lắp lại. Mạng điện thoại thẻ Cardphone được triển khai từ năm 1997 đến nay đã lắp đặt được 6.076 trạm. (3) Dịch vụ thư điện tử đi nội địa và quốc tế trên mạng được chính thức giới thiệu từ tháng 10/1996. Tháng 5/1997, Tổng cục Bưu điện đã chính thức ban hành qui định về cấp phép và khai thác mạng Internet. Tính đến ngày 31/7/2002, tổng số thuê bao Internet là 176.911 thuê bao. (4) (1) Báo Đầu tư số ngày 24/11/1997 (2) Báo Đầu tư số ngày 16/9/2002 (3) Đánh giá kết quả hoạt động giai đoạn 1996-2000, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002 (4) Thời báo kinh tế, số ngày 25/9/2002 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 5 Có thể ví hạ tầng mạng lưới viễn thông nước ta xây dựng như nền móng của một ngôi nhà cao tầng, còn những gì cộng đồng đang sử dụng như tầng 1 và việc phát triển viễn thông trong tương lai như việc lên thêm tầng của ngôi nhà đó. 1.2.3. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông: Ngoài việc đầu tư phát triển mạng lưới phù hợp với chủ trương hiện đại hoá, công nghiệp hoá, ngành Bưu chính viễn thông đã rất cố gắng và quyết tâm xây dựng nền công nghiệp sản xuất thiết bị sử dụng công nghệ cao thông qua các dự án chuyển giao công nghệ và liên doanh với nước ngoài. Cho tới cuối những năm 1980, công nghiệp viễn thông nước ta hầu như chưa có gì. Các cơ sở công nghiệp với những thiết bị dây chuyền lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ, chỉ có thể sản xuất một số vật tư cho bưu chính, các hộp đầu cuối cáp, . Ngành Bưu chính viễn thông đã từng bước tìm hiểu thị trường công nghiệp viễn thông thế giới, xây dựng các dự án chuyển giao công nghệ, liên doanh lắp ráp, sản xuất thiết bị tại Việt Nam với các đối tác có công nghệ tiên tiến, có tiềm năng kinh tế và thiện chí chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Ngay từ năm 1997, dây chuyền lắp ráp thiết bị viba số băng hẹp 2x2 Mbit/s với AWA đã được thiết lập, mở đầu một giai đoạn mới của ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam. Tới nay, mạng lưới công nghiệp viễn thông sử dụng công nghệ hiện đại nước ta bước đầu được hình thành với các dây chuyền công nghệ, nhà máy liên doanh sản xuất các thiết bị cơ bản nhất của mạng lưới: Dây chuyền công nghệ lắp ráp thiết bị viba số 34 Mbit/s theo công nghệ ATI- Mĩ tại Hà Nội. Dây chuyền công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh, lắp ráp hệ thống vô tuyến đa tiếp xúc theo công nghệ của Philips - Hà Lan. Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 6 Các dây chuyền lắp ráp tổng đài cấp tỉnh dung lượng tới 20.000 số theo công nghệ của Goldstar tại Hà Nội. Các dây chuyền lắp ráp SKD, CKD, các thiết bị đầu cuối như máy điện thoại, máy fax, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Liên doanh với Goldstar - Hàn Quốc sản xuất cáp sợi quang với công suất thiết kế 400.000 km đôi/năm. Liên doanh với Alcatel- Pháp lắp ráp tổng đài 1000 E10 của Alcatel. Liên doanh nghiên cứu phát triển và sản xuất tổng đài VKX (Tổng đài Việt Nam- Hàn Quốc) với Goldstar. Trong thời gian vừa qua, các dây chuyền sản xuất không chỉ cho phép tiết kiệm ngoại tệ mà còn tạo công ăn việc làm. Điều quan trọng là cho phép ngành phát triển mạng lưới một cách chủ động, không phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài. Đồng thời qua đó đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật khai thác, bảo dưỡng mạng lưới và từng bước xây dựng nền công nghiệp điện tử- tin học- viễn thông nước ta. 2. Đặc điểm kinh doanh phục vụ của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam: 2.1.Đặc điểm kinh tế của sản phẩm bưu chính viễn thông: 2.1.1. Tính vô hình của sản phẩm: Sản phẩm bưu chính viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gưỉ đến người nhận. Các cơ sở bưu chính viễn thông làm nhiệm vụ dịch chuyển tin tức từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận. Sự dịch chuyển Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 7 tin tức này chính là kết quả của ngành Bưu chính viễn thông. Như vậy, sản phẩm bưu chính viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ. Từ đó, có thể nhận thấy sản phẩm bưu chính viễn thông không tồn tại ngoài quá trình sản xuất nên không thể đưa vào kho, không thể thay thế được. Vì vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu rất cao. Để tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông không cần đến những nguyên vật liệu chính phải bỏ tiền ra mua như các ngành khác mà chỉ cần sử dụng các vật liệu phụ. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông: chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống (tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông. 2.1.2. Quá trình sản xuất bưu chính viễn thông mang tính dây chuyền: Đặc điểm này thể hiện chỗ, để truyền đưa tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có từ hai hay nhiều cơ sở Bưu điện tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định, hoặc giai đoạn đi, hoặc giai đoạn đến, hoặc giai đoạn quá giang của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. 2.1.3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm: Trong hoạt động thông tin bưu chính viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ; trong nhiều trường hợp hai quá trình này có thể trùng với nhau. Hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Do đặc điểm này mà vấn đề chất lượng sản phẩm bưu chính viễn thông một lần nữa lại được đặt ra, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Khác với sản phẩm của các ngành sản xuất khác, trong bưu chính viễn thông, dù muốn hay không người tiêu dùng cũng phải tiêu dùng những sản phẩm mà Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 8 ngành tạo ra. Ngoài ra, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cũng không thể thay thế bằng sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, sản phẩm bưu chính viễn thông kém chất lượng có thể gây ra những hậu quả không thể bù đắp được cả về vật chất và tinh thần. 2.1.4. Tải trọng bưu chính viễn thông không đồng đều theo không gian và thời gian Tải trọng Bưu chính viễn thông là lượng tin tức đến yêu cầu một cơ sở sản xuất nào đó của bưu chính viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tồn tại và phát triển của bưu chính viễn thông phụ thuộc vào nhu cầu truyền đưa tin tức. Ngành có nhiệm vụ thoả mãn tốt nhất nhu cầu về truyền đưa tin tức, thu hút và mở rộng các nhu cầu này. Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên trái đất, đâu có con người thì đó có nhu cầu về thông tin. Do vậy, cần phải bố trí các phương tiện thông tin trên tất cả các miền của đất nước, bố trí mạng lưới hợp lý thống nhất về kỹ thuật, nghiệp vụ để mạng lưới quốc gia có thể hoà nhập vào mạng lưới quốc tế. Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo thời gian. Thường thì phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt xã hội. Vào những giờ ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào những kỳ báo cáo, các ngày lễ tết, . thì nhu cầu lớn. Chính đặc điểm này có ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành Bưu chính viễn thông. Cũng như các doanh nghiệp khác, việc nghiên cứu đặc điểm kinh tế của sản phẩm bưu chính viễn thông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản của một hệ thống kinh tế: sản xuất gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai. Từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh các cấp khác nhau trong ngành, tổ chức công tác kế hoạch, áp dụng nguyên tắc hạch toán kinh doanh, hình thành giá, cước bưu chính viễn Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 9 thông, . Có như vậy mới đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông đạt hiệu quả cao. 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành Tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung trước hết phụ thuộc vào công nghệ tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, tổ chức sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông phải đảm bảo tốt các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội đặt ra đối với doanh nghiệp bưu chính viễn thông. Tổ chức sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông có những đặc điểm sau: Bưu chính viễn thôngngành vừa kinh doanh vừa phục vụ. Phục vụ nghĩa là làm cho người khác, người này làm vì lợi ích của người khác. Kinh doanh là hoạt động kiếm lời, mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận. Như vậy, ngành phải lấy phục vụ là mục tiêu, lấy kinh doanh là phương tiện để phục vụ tốt. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, không thể tách rời và xem nhẹ nhiệm vụ nào. Sản xuất bưu chính viễn thông diễn ra hàng này, và tiến hành hầu khắp các vùng dân cư, các vùng lãnh thổ của đất nước. Các bộ phận hợp thành hệ thống Bưu chính viễn thông cả nước có quan hệ sản xuất với nhau theo kiểu liên hiệp, đó là sự kế tiếp nhau cùng tạo ra một đơn vị sản phẩm. Sản xuất kinh doanh ngành bưu chính viễn thông luôn phải dự trữ năng lực sản xuất cho những nhu cầu cần thiết như: dự trữ để thay thế những bộ phận thiết bị bị hỏng; dự trữ đón trước sự phát triển nhu cầu xã hội để ngành Bưu chính viễn thông có thể đi trước một bước trong hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở. Xu hướng cạnh tranh trong kinh doanh bưu chính viễn thông ngày càng lớn. Đó là sự cạnh tranh giữa các chuyên ngành bưu chính viễn thông, cạnh tranh khách hàng trên cùng thị trường tiêu dùng dịch vụ bưu chính viễn thông, cạnh Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 10 tranh giữa các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong nước, cạnh tranh quốc tế, cạnh tranh trong việc lựa chọn đối tượng cộng tác để thực hiện tiếp các công đoạn của một quá trình truyền dẫn tin, . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngành . Đó không chỉ là hiệu quả trực tiếp của chính bản thân ngành mà còn là hiệu quả kinh tế- xã hội mà ngành Bưu chính viễn thông mang đến cho các ngành kinh tế khác và đời sống xã hội. 3. Vai trò của ngành Bưu chính viễn thông trong đời sống kinh tế- xã hội 3.1. Vai trò của ngành Bưu chính viễn thông trong nền kinh tế quốc dân Bưu chính viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng cơ sở, sản xuất kinh doanh dịch vụ quan trọng không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân, là công cụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân. Bưu chính viễn thông có vai trò tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Thông tin bưu chính viễn thông còn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển văn hoá xã hội. Ngành Bưu chính viễn thông thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, tạo ra những điều kiện cần thiết, chung nhất cho tất cả các lĩnh vực của sản xuất xã hội. Vai trò của ngành Bưu chính viễn thông như là chất xúc tác làm tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập quốc dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác, ngành Bưu chính viễn thông phát triển sẽ tạo điều kiện thu hút các đối tác nước ngoài vào đầu tư, liên doanh liên kết sản xuất nước ta. Viễn thông một mặt chịu tác động mạnh mẽ của tiến trình tự do hoá, toàn cầu hoá. Mặt khác nó cũng tác động trở lại tới các hoạt động tự do hoá, toàn cầu [...]... hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực bưu chính viễn thông sẽ kéo theo sự gia tăng hiệu quả kinh tế xã hội Hiện nay bưu chính viễn thông Việt nam được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để điều hành vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ Việt nam 4 Hệ thống các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông Việt Nam 4.1 Các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam 12 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị... quá trình sản xuất cung cấp bưu chính viễn thông Ngoài ra, còn có hàng loạt các đại lý, bưu cục trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông, cũng như các đại lý, văn phòng đại diện nước ngoài tạo thành một mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp cả nước 4.2 Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam - Doanh nghiệp chủ đạo trong ngành Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp... Quốc hội đã chính thức ban hành Pháp lệnh Bưu chính viễn thông nhằm 2 mục đích Thứ nhất, nhằm chuyển đổi từ cơ chế độc quyền hiện trong trong khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông sang cạnh tranh, từ đó tạo động lực phát triển cho ngành Bưu chính viễn thông nước nhà Thứ hai là mở rộng thị trường bưu chính viễn thông, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông Pháp... Telecom, Comvik, Cho đến nay Tổng công ti Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với hơn 150 đối tác nước ngoài là các hãng hàng đầu về bưu chính, viễn thông, tin học, Qua hơn 10 năm kinh nghiệm thu hút nguồn đầu tư FDI với các dự án thành công và chưa thành công cuả ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhóm nghiên cứu thuộc Tổng công ti Bưu chính Viễn thông đã tổng kết một số điều kiện để... bưu chính viễn thông, 12 doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ Internet Trong xu thế như vậy, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh, vươn lên để thắng lợi trong cạnh tranh bằng sức mạnh của mình (Phụ lục 1) II/ Sự cần thiết của vốn FDI đối với ngành bưu chính viễn thông Việt nam 1 Các nguồn vốn cho phát triển Bưu chính viễn thông. .. dự án BCC, Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thu hút 1.881 triệu USD, chiếm 96% vốn FDI của toàn ngành Dự án BCC đầu tiên là giữa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam với Telstra - Australia (tên cũ là OTC) về phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế (BCC VTI) được coi là khâu đột phá của viễn thông Việt Nam trong liên lạc quốc tế và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách... đầu tư với nước ngoài Năm 1986 là năm khởi đầu cho sự mở cửa, hợp tác quốc tế của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đánh dấu bằng dự án khai thác dịch vụ viễn thông giữa Tổng công ti Bưu chính Viễn thông Việt Nam với Công ti Telstra 23 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Thuỷ A9-K37 (Australia) Tiếp đó là hàng loạt các dự án BCC với các tập đoàn khai thác viễn thông hàng đầu thế giới như: France Telecom,... trưởng nhanh và đã trở thành đối tượng đàm phán thương mại rộng khắp trên toàn thế giới 3.2 Vai trò của ngành Bưu chính viễn thông trong đời sống xã hội Trong một chừng mực nhất định, ngành Bưu chính viễn thông phải phát triển trước một bước làm tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế xã hội khác Ngược lại, sự phát triển của ngành Bưu chính viễn thông còn phụ thuộc và sự phát triển của các ngành. .. sản xuất của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Nói cách khác, Tổng công ty Bưu chính viễn thông là khách hàng gần như duy nhất của phần lớn các đơn vị này Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì hệ thống các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt nam có thể chia làm 3 nhóm chính: + Các doanh nghiệp quốc doanh như Công ty điện tử viễn thông quân đội (Vietel), Công ty viễn thông điện lực (ETC), được... chức, cá nhân về hoạt động Bưu chính Viễn thông Ngoài ra, các dự án FDI trong Bưu chính Viễn thông Việt Nam còn phải tuân thủ các qui định và chịu sự quản lí của các cơ quan nhà nước khác có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Địa chính, II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam 1 Tình hình thu hút

Ngày đăng: 25/04/2013, 22:31

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành Bưu chính viễn thông giai đoạn 1995- 1995-2000 như sau: - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 1.

Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành Bưu chính viễn thông giai đoạn 1995- 1995-2000 như sau: Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2: Tổng doanh thu và nộp Ngân sách của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 2.

Tổng doanh thu và nộp Ngân sách của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 3: Kết quả các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 3.

Kết quả các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 4: Đơn vị: triệu USD - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 4.

Đơn vị: triệu USD Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình thực hiện các dự án BCC nội hạt - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 5.

Tình hình thực hiện các dự án BCC nội hạt Xem tại trang 37 của tài liệu.
Với cách tính toán như trên, ta có bảng số liệ u: - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

i.

cách tính toán như trên, ta có bảng số liệ u: Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 7: - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 7.

Xem tại trang 41 của tài liệu.
án thường giúp các bên có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình thực hiện dự án, nhanh chóng đưa ra quyết định nên hay không nên điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tài chính cho phù hợp. - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

n.

thường giúp các bên có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình thực hiện dự án, nhanh chóng đưa ra quyết định nên hay không nên điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tài chính cho phù hợp Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 10: - Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam

Bảng 10.

Xem tại trang 60 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan