các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường

22 1.2K 1
các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trình bày về các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường

CHƯƠNG XII. CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 12.1. Các chính sách tổng thể Trong Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các quan điểm mục tiêu bảo vệ môi trường được đề cập là: 1. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường do hoạt động của con người tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. 2. Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường. 3. Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên. Trong mục tiêu phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 phát triển của đất nước được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ là: nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã đưa ra Quan điểm: ¾ Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. ¾ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng của mọi người dân. ¾ Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường. ¾ Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường. 1 ¾ Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường phát triển bền vững. đề xuất những định hướng lớn đến năm 2020: a/ Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan các các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định. b/ Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chính sau: - 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001. - 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. - Hình thành phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế. - 100% dân số đô thị 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. - Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. - 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021. Trong quyết định phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển Bắc Trung Bộ duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã đưa ra mục tiêu tổng quát là : Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp đới bờ. Trong định hướng phát triển đến năm 2020 là: a) Tăng cường áp dụng quản lý tổng hợp đới bờ nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong quản lý tài nguyên, môi trường tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Trung Bộ; b) Thúc đẩy hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ trên toàn dải ven biển Việt Nam, góp phần tích cực vào phát triển bền vững đất nước hội nhập quốc tế. Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 ngoài các mục tiêu phát triển kinh tế, đã xác định: - Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%/năm trong tiến trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt khoảng 50%. - Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ đô thị hoá của vùng KTTĐ miền Trung là 40%. Giảm giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% tiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép là 4% đến năm 2020, phấn đấu mỗi năm giải quyết hơn 60 - 70 nghìn chỗ làm việc mới. 2 - Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội môi trường bền vững ở đô thị nông thôn. Trong quyết định Phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo ven biển giai đoạn 2009-2020 của Thủ tướng chính phủ đã nêu lên mục tiêu cụ thể là: - Quy mô dân số các vùng biển, đảo ven biển không vượt quá 32 triệu người vào năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 37 triệu người vào năm 2020; - Tỷ lệ người làm việc người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu du lịch, Khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 60% vào năm 2010, 80% vào năm 2015 95% vào năm 2020; - Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo ven biển bị dị dạng, dị tật thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2011-2020; - Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số kế hoạch hóa gia đình tại các vùng biển, đảo ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của địa phương Trung ương. Trong quyết định phê duyệt QHTT phát triển KT-XH dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã xác định các mục tiêu phát triển, trong đó: - Mục tiêu thứ 6 là: Đảm bảo phát triển dải ven biển miền Trung theo hướng phát triển bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ tái tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sống được cải thiện. - Mục tiêu thứ bảy: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ quốc phòng, an ninh môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa lãnh hải. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến môi trường phát triển bền vững nêu tại các văn bản của Đảng Chính phủ đối với các vấn đề vùng lãnh thổ liên quan đến dự án QHTT phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Giữ vững củng cố môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái đặc thù trong tỉnh, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng trên 50%. Quản lý tốt môi trường công nghiệp ngăn ngừa ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất nước ở các KCN các cụm công nghiệp tập trung, các khu đô thị, các địa bàn phát triển du lịch. Đến năm 2020, thu gom xử lý 90-95% rác thải sinh hoạt ở đô thị 60% rác thải sinh hoạt ở nông thôn; 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế; thu gom xử lý khoảng 80% nước thải. Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn tôn tạo các di sản văn hóa vật thể phi vật thể. 12.2. Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên 12.2.1. Quản lý tổng hợp vùng ven biển 3 Bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, sức khỏe con người khỏi tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội thiên tai. Thực hiện liên kết các mục tiêu phát triển bảo vệ môi trường của tỉnh với chiến lược BVMT của vùng quốc gia, đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế liên quan. Từng bước thực hiện áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý bảo vệ môi trường như thuế, phí, các biện pháp khuyến khích tài chính. (1) Bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái ven biển môi trường quanh đảo Tiến hành quy hoạch quản lý chất thải từ các khu công nghiệp, dân sinh, du lịch, tại vùng bờ nhằm ngăn ngừa kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động từ đất liền trên cơ sở đánh giá nguồn tải lượng chất gây ô nhiễm từ lưu vực đổ ra biển qua các cửa biển. Quản lý kiểm soát các làng nghề, các hoạt động khai thác khoáng sản như vàng ở thượng lưu, cát, sỏi trên sông titan, ilmenit ở các vùng cát ven biển. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích áp dụng các sáng kiến về công nghệ mới, sản xuất sạch hơn, thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 đối với các cơ sở sản xuất, làng nghề. Tăng cường quản lý việc sử dụng phân bón hoá chất bảo vệ thực vật trong nông, lâm nghiệp. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản bền vững trên các vùng đất ngập nước các bãi triều ven biển. Ngăn ngừa, kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ các hoạt động trên biển: Thiết lập hệ thống quản lý an toàn giao thông hàng hải trên biển. Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào hoạt động của cảng biển các cảng cá; cung cấp dịch vụ thu gom chất thải từ hoạt động của các tàu thuyền tại các cảng, bến neo đậu tàu thuyền đánh bắt cá du lịch. Quản lý nước dằn, rửa tàu của các tàu thuyền ra vào cảng nhằm phòng ngừa sự lan truyền các chất ô nhiễm các sinh vật lạ, nguy hiểm. Lập triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, với việc chú trọng các vấn đề sau: đào tạo nhân lực tăng cường thiết bị tổ chức ứng cứu; lập bản đồ nhạy cảm môi trường nhằm ngăn ngừa thiệt hại cho các hệ sinh thái tài sản của nhân dân xã hội vùng ven biển; Đánh giá giá trị của các nguồn tài nguyên hệ sinh thái biển làm cơ sở cho hệ thống đền bù hoặc đòi bồi thường thiệt hại do các sự cố tràn dầu hoặc hoá chất trên biển; Đào tạo, tăng cường kiến thức, nhận thức áp dụng các công ước quốc tế quan trọng như MARPOL 73/78, Công ước Luân Đôn 1972, CLC các văn kiện quốc tế /quốc gia liên quan đến ô nhiễm biển, đổ thải bồi thường thiệt hại; Quản lý các hệ sinh thái ven biển nguồn lợi thuỷ sản: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm mức độ gây rủi ro cho các hệ sinh thái biển nguồn lợi thuỷ sản nhằm đưa ra các can thiệp quản lý kịp thời. Đưa phân tích lợi ích chi phí vào việc lựa chọn các dự án/chương trình, đặc biệt liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng các hệ sinh thái xây dựng các công trình ven biển. Lập kế hoạch làm sạch bãi biển có sự tham gia của cộng đồng, cơ quan các tổ chức xã hội. Quy hoạch tổng thể các khu du lịch ven biển, phù hợp với sơ đồ phân vùng sử dụng vùng bờ, trên cơ sở tính toán sức tải môi trường năng lực phòng ngừa giảm thiểu tác động qua lại với các hoạt động khác trong vùng bờ; Xây dựng các làng sinh thái ven biển, kết hợp du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên vùng bờ. Bảo vệ tài nguyên nước ngọt của các sông, hồ, nước ngầm không khí: Đánh giá chất lượng nước các sông, hồ trong vùng bờ đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp, đặc biệt đối với sông hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; xác định các nguồn gây rủi ro xây dựng chương trình kiểm soát, quản lý rủi ro. 4 Hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý nước thải chất thải rắn, ưu tiên đầu tư cho quản lý các điểm nóng ô nhiễm hiện tại tiềm tàng. Kiểm soát xây dựng kế hoạch xử lý chất thải nguy hại. Tăng cường quản lý việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý hoá chất tồn đọng sau chiến tranh. Điều tra, nghiên cứu hiện tượng xâm nhập mặn trên các hệ thống sông, trên cơ sở đó, xây dựng các phương án ứng phó nhiễm mặn. Bảo vệ các nguồn nước ngầm: Tổ chức điều tra cơ bản lồng ghép quan trắc tài nguyên nước ngầm vào chương trình quan trắc tổng hợp môi trường. Lập quy hoạch khai thác bền vững nguồn nước ngầm ven biển, phòng chống ô nhiễm xâm nhập mặn. Tăng cường quản lý, thanh tra, xử phạt việc khai thác trái phép nước ngầm, đặc biệt trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Xây dựng chương trình kiểm soát khí thải từ cơ sở công nghiệp. Triển khai các biện pháp hiệu quả giảm thiểu ngăn ngừa bụi do giao thông tại các nút giao thông chính. (2) Phòng ngừa giảm thiểu tác hại do thiên tai sự cố môi trường Nghiên cứu chế độ thuỷ văn, cơ chế xói lở bờ biển, lắng đọng trầm tích trong sông đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả trên cơ sở phân tích lợi ích -chi phí. Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân về các biện pháp phòng tránh thiệt hại do lũ, lụt xói lở. Liên kết các chương trình của địa phương về phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ đất ngập nước xoá đói giảm nghèo với các Chương trình của Chính phủ, của các tổ chức nước ngoài trên địa bàn. Xây dựng chương trình quản lý theo cách tiếp cận tổng hợp trong ngăn ngừa giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Duy tu, bảo dưỡng các hồ chứa nhằm tránh các rủi ro do lũ lụt. Đưa nội dung phòng ngừa giảm thiểu tác động của lũ lụt, xói lở vào nội dung đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án, công trình kinh tế, dân sinh. (3) Đảm bảo tài chính bền vững cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Thiết lập quỹ bảo vệ môi trường, vận động, quyên góp cho quỹ bảo vệ môi trường từ các tổ chức trong ngoài nước, các tổ chức của chính phủ phi chính phủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Lồng ghép các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường từ các ngành, trung ương địa phương, áp dụng thu phí ô nhiễm xử phạt hành chính đối với các bên gây ô nhiễm. Khuyến khích đầu tư môi trường vào các lĩnh vực như thu gom, xử lý chất thải, tái trồng rừng, phục hồi môi trường, . Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế cơ sở hạ tầng cho các dự án /chương trình môi trường. * Bảo tồn các loài, tài nguyên, sinh cảnh các giá trị quan trọng về sinh thái, xã hội văn hoá lịch sử. Bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học, bản sắc văn hoá, truyền thống của địa phương, dân tộc cho thế hệ mai sau là trách nhiệm của thế hệ hiện tại. Củng cố phát triển các khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia quốc tế. Thực hiện các cơ chế các quy định chung của quốc gia về bảo tồn. Đề xuất phương án bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái, đề xuất phương án bảo tồn hệ sinh thái ven biển. 5 Cải tạo môi trường các vùng bị ô nhiễm các sinh cảnh bị phá hủy. Xây dựng kế hoạch nạo vét cải tạo chất lượng nước sông vùng ven biển; đánh giá rủi ro môi trường nước trầm tích trong sông khu vực lân cận để đề xuất các phương án nạo vét cửa sông ven biển. Xây dựng các giải pháp quản lý ô nhiễm kết hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Xây dựng các phương án phục hồi rừng phòng hộ ven biển bị suy thoái do hoạt động khai thác khoáng sản. * Tăng cường thể chế quản lý tổng hợp vùng ven biển, hướng tới phát triển bền vững Thiết lập sử dụng hệ thống quản lý tổng hợp thông tin, phục vụ các chương trình phát triển quản lý thông qua: - Xây dựng cơ sở dữ liệu /thông tin về tài nguyên, môi trường vùng bờ, tạo khuôn mẫu chung để cập nhật truy xuất các thông tin /dữ liệu, phù hợp với khuôn mẫu chung của quốc gia. - Xây dựng cơ chế trao đổi chia sẻ thông tin thông qua mạng, khuyến khích hợp tác giữa các ngành, các cơ quan để cùng có các cơ hội phát triển. - Xây dựng năng lực của các cán bộ quản lý, chính quyền các cấp để có thể sử dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ quá trình ra quyết định. Thiết lập cơ chế điều phối đa ngành trong quản lý phát triển vùng ven biển. Xây dựng cơ chế đồng quản lý để thu hút sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là các cộng đồng dân cư ven biển. Xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác hữu hiệu giữa các ngành trong hoạt động truyền thông môi trường; lồng ghép các chương trình truyền thông môi trường vào các chương trình truyền thông khác 12.2.2. Đối với khu vực đô thị Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch". Thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình quy hoạch, kế hoạch hóa sự phát triển ở mọi cấp; lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển các ngành kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Ban hành quy định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống tự giám sát về môi trường để cung cấp thông tin về ô nhiễm do các hoạt động của họ. Thu gom xử lý rác thải: Đảm bảo xử lý khoảng 85% lượng rác thải sinh hoạt vào năm 2015 90-95% vào năm 2020. Từ 2021-2025 triển khai việc áp dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải áp dụng rộng rãi công nghệ 3R trong xử lý chất thải trên quy mô toàn tỉnh. Rác thải bệnh viện được phân loại xử lý cục bộ các chất độc hại vi trùng, sau đó đưa về khu xử lý rác thải của các thành phố. Giai đoạn 2011- 2015 tại thành phố Quảng Ngãi, Vạn Tường xây dựng Nhà máy xử lý rác thải với công nghệ hiện đại, quy mô lớn. Công viên, cây xanh: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống công viên cây xanh trên toàn thành phố, chú trọng phân bố công viên tại các khu vực trung tâm thành phố, các khu dân cư lớn các khu công nghiệp. Nghĩa trang, nghĩa địa: Quy hoạch đất cho việc quy tụ các mồ mả phân tán. Quy hoạch lại xây dựng mới các công trình phục vụ mương thoát nước, vành đai cây xanh bảo vệ môi trường. Giai đoạn sau 2015 nghiên cứu xây dựng 01 lò hỏa thiêu phục vụ cho khu vực thành phố Quảng Ngãi chuỗi đô thị Vạn Tường - Dốc Sỏi. 12.2.3. Đối với khu vực nông thôn 6 Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học. Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến nông, lâm sản. Quản lý xử lý chất thải rắn: Phấn đấu thực hiện mục tiêu thu gom xử lý chất thải rắn trên đại bàn nông thôn tương ứng khoảng 65% 45% năm 2015; 75% 55% năm 2020 85% 60% năm 2025. Tăng cường công tác xử lý rác thải tại các đô thị khu dân cư tập trung; tìm nơi chôn lấp xa khu dân cư hoặc phải sử dụng công nghệ tái sử dụng hoặc chế biến phân bón. 12.2.4. Ứng phó với thiên tai Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại dân cư ở vùng thiên tai vùng đặc biệt khó khăn về đời sống (vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, sụt lún đất, ngập lũ), các hộ thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, di dân làng chài trên sông. Thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo ở vùng dự án sắp xếp dân cư xuống còn 15%, xây dựng kế hoạch bố trí dân cư theo hướng tập trung, có trọng điểm huy động lồng ghép các nguồn lực trên từng địa bàn để thực hiện. Giải pháp chính sách bố trí lại dân cư: Chính sách đất đai: Thu hồi diện tích đất đai chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, các nông, lâm trường hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao cho hộ gia đình, cá nhân thuộc các dự án bố trí dân cư . Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa bàn bố trí dân cư, bao gồm: bồi thường, giải phóng mặt bằng; san gạt đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất; giao thông; thuỷ lợi nhỏ; nhà trẻ, mẫu giáo, trường, lớp học bậc tiểu học trung học cơ sở; trạm y tế; hệ thống nước sinh hoạt một số công trình thiết yếu khác theo yêu cầu thực tế. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Mức hỗ trợ cụ thể, tùy theo đối tượng thực hiện theo các quy định hiên hành. Trường hợp các hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở: ngân sách nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất nước sinh hoạt. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ Chương trình bố trí dân cư: ngân sách nhà nước hỗ trợ để xây dựng nội dung chương trình tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình cho các cán bộ làm công tác bố trí dân cư các cấp. 12.2.5. Phát triển, bảo vệ rừng Rà soát quy hoạch quy hoạch chi tiết sử dụng tài nguyên đất quy hoạch các loại rừng trên địa bàn tỉnh; xác định rõ quy mô, vị trí của từng loại rừng trên địa bàn từ xã trở lên, trên cơ sở đó giao diện tích từng loại rừng cho các hộ nông dân các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức bảo vệ, quản lý, khoanh nuôi trồng rừng mới. 7 Tăng cường xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ về rừng, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, trồng rừng trên đất dốc, quản lý khoanh nuôi rừng tự nhiên, chế biến lâm sản, tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản chế biến trong nước xuất khẩu, phải coi khoa học công nghệ là đòn bẩy để phát triển tài nguyên rừng. Ưu tiên thực hiện những dự án về tập đoàn giống cây trồng, nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn, nhập khẩu giống cây rừng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng, khả năng thích nghi cao, năng suất cao để đưa vào sản xuất trong vùng. Chuyển giao nhanh quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở đánh giá đất, xác định giống cây rừng phù hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng, phòng chống cháy, phòng trừ dịch bệnh, cũng như trong công tác khai thác, thu mua chế biến sản phẩm rừng trồng phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong nước xuất khẩu. Nâng cao chất lượng, quy cách, hình thức sản phẩm lâm nghiệp theo tiêu chuẩn ISO nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá lâm sản theo hướng tăng cường xuất khẩu. Tổ chức bảo vệ, quản lý, kinh doanh rừng theo nguyên tắc giao trách nhiệm bảo vệ, quản lý rừng cho các hộ nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức, có chế tài thưởng thoả đáng cho những chủ thể bảo vệ, quản lý rừng tốt xử phạt nghiêm khắc đối với chủ thể bảo vệ quản lý rừng không tốt. Phát triển trồng rừng nguyên liệu theo hướng thâm canh thành vùng tập trung gắn với công nghiệp chế biến thị trường tiêu thụ. Do đặc điểm sinh thái của các loại cây rừng đa số chỉ cho thu hoạch có hiệu quả từ 6 - 7 năm sau khi trồng. Do vậy, phải xây dựng vùng nguyên liệu ổn định mới xây dựng nhà máy phù hợp quy mô vùng nguyên liệu, có như vậy mới đảm bảo nhà máy hoạt động có hiệu quả. 12.4. Phương hướng quản lý môi trường của Quảng Ngãi trong những năm tới Trong những năm tới, Sở Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác của những năm trước đề ra những chính sách môi trường mới nhằm bảo đảm cho hoạt động nâng cao chất lượng môi trường ngày một hoàn thiện hơn. Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng cải tiến hệ thống quản lý môi trường của Tỉnh sao cho Tỉnh có thể duy trì nâng cao một cách tiềm năng kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy chính sách được xây dựng phải phản ánh cam kết của lãnh đạo Tỉnh phù hợp với các luật pháp được áp dụng sự cải tiến liên tục. Chính sách tạo ra cơ sở mà từ đó Tỉnh đề ra mục tiêu chỉ tiêu của đơn vị mình. Trong mục tiêu chỉ tiêu đề ra tất cả đều được định hướng theo những văn bản chính sách về môi trường của nhà nước đã ban hành. Chính sách đề ra cần phải đủ rõ ràng để cho các đơn vị tham gia có thể hiểu được thường kỳ phải xem xét lại nhằm phản ánh các điều kiện thông tin thay đổi. Phạm vi áp dụng của chính sách cần rõ ràng. Đây là những công việc đòi hỏi sự đầu tư về thời gian cũng như chất xám con người, do đó để thực hiện tốt cần có sự hỗ trợ từ nhiều ban ngành đặc biệt là từ các cơ quan trực tiếp lãnh đạo. Trong thời gian tới Sở sẽ tiếp tục tiến hành nâng cao những hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: Phòng ngừa, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm: 8 Trong thời gian tới chắc chắn thành phố Quảng Ngãi sẽ ngày càng phát triển, vì vậy không loại trừ khả năng nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước sẽ tiến hành xây dựng các công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất tại đây. Chính những cơ sở này sẽ góp phần làm ô nhiễm chung cho toàn thành phố Quảng Ngãi, vì vậy phương hướng công tác quản lý môi trường được đề xuất đối với những cơ sở sắp được triển khai như sau: + Lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án sắp đầu tư được Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ký quyết định phê duyệt. Trong báo cáo này trình bày rõ đưa ra các hướng giảm thiểu, xử lý đối với từng nguồn gây ô nhiễm môi trường đảm bảo cam kết của chủ đầu tư về vấn đề bảo vệ môi trường. + Từng bước hạn chế tiến tới không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở SXXD chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Thanh tra, giám sát xử phạt các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm: Kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường: tập trung thực hiện kết hoạch xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp trong vùng đô thị - công nghiệp nhằm giải quyết triệt để tồn tại về chỉ tiêu chất rắn lơ lửng trong nguồn nước mặt tại lưu vực của các con sông chính, phấn đấu đạt hoàn toàn tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, cụ thể kế hoạch hoạt động như sau: + Theo các kết quả khảo sát trên thì nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu các cơ sở sản xuất, vì vậy hướng giải quyết giảm thiểu ô nhiễm phải được thực hiện cả về hai phía: tại cơ sở sản xuất phải lắp đặt các hệ thống xử lý bên cạnh đó là sự giám sát, thanh tra của các phòng Tài Nguyên Môi trường tại địa phương của tỉnh. + Đối với các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A (TCVN 5945: 2005) trước khi thải ra sông, suối được sử dụng với mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc ít nhất là phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945:2005). Đối với các cơ sở nằm trong khu công nghiệp cũng cần phải xây dựng hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945:2005) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. . + Để giám sát việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường tại các cơ sở thì cơ quan nhà nước: phòng Tài nguyên môi trường địa phương, Sở tài nguyên môi trường tổ chức thanh tra, giám sát xử lý các cơ sở không thực hiện đúng theo luật bảo vệ môi trường của Nhà nước. Theo đó tại cơ sở phải thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6tháng/lần trình nộp lên phòng tài nguyên môi trường Huyện, Sở. + Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm không thực hiện các báo cáo giám sát chất lượng môi trường, thanh tra môi trường Huyện, Sở đến kiểm tra, lấy mẫu căn cứ trên kết quả phân tích so với tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ tiến hành xử phạt dựa trên mức độ chênh lệch vượt. + Đối với nguồn gây ô nhiễm khác tại cửa biển sông chủ yếu là do các hoạt động đánh bắt thủy hải sản cần phải có ccác biện pháp quản lý như sau: + Quy hoạch quản lý tổng hợp các vùng nuôi trồng thủy sản, các lưu vực sông theo hướng phát triển bền vững. 9 + Xây dựng triển khai chương trình điều tra cơ bản ứng dụng KH&CN nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên – môi trường biển khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường biển. Công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: Sở sẽ tiếp tục tiến hành nhiều hoạt động vì môi trường, phát động phong trào tìm hiểu về môi trường, đẩy mạnh hoạt động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường tại các địa phương, tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý của Sở Tài nguyên Môi trường trong nghiệp vụ một số nội dung sau cần phải được chú trọng: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý môi trường từ Tỉnh đến các cấp huyện, xã. Theo sát việc xả thải vào nguồn tiếp nhận của các khu công nghiệp, nhà máy trong ngoài khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất của các cụm làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp nước thải sinh hoạt. Nghiêm khắc xử lý phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo qui định của Luật bảo vệ môi trường hoặc che dấu gây khó khăn công việc khảo sát cho các đơn vị giám sát. Chỉnh sửa nâng cấp hệ thống pháp quy phù hợp với điều kiện thực tế mang tính khả thi cao. Có sự hỗ trợ về kinh phí phù hợp với chức năng hoạt động của các đơn vị, có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động tại địa phương nhằm nâng cao hơn nữa sự sâu sát trong quản lý. Có những định mức cụ thể hơn nữa trong những quy định về nguồn tài chính dành cho hoạt động môi trường. 10 [...]... doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường; bảo đảm việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường; phòng; chống; khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật + Ngày 27/3/2010 UBND tỉnh đã tổ chức... - Khoảng cách giữa các điểm trung chuyển - Hiệu suất thu gom rác thải Các công ty vệ sinh môi trường tại các thành phố, thị xã, huyện Các Phòng Tài nguyên Môi trường tại các thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi Báo cáo quan trắc môi trường hàng năm Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm tỉnh Quảng Ngãi Báo cáo hoạt động của các công ty vệ sinh môi trường Quan trắc khí hậu tại các trạm... nóng môi trường; Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp các tổ chức, đoàn thể trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường; Nghiêm khắc xử lý phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo qui định của Luật bảo vệ môi trường. .. tất cả các huyện, thành phố pH, màu, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số (TS), NO3-, Coliform, Pb, As, Cianua, Hg, Cd Chi Cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi Các Phòng Tài nguyên Môi trường tại các thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi - Quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt: tại các huyện trong tỉnh, tập trung vào các huyện ven biển các khu... động bảo vệ môi trường, khi nhận thức của người dân trong Tỉnh được nâng cao, chất lượng môi trường sẽ được cải thiện do sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động này Kiến nghị Trong những năm tới, Sở Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác đề ra những chính sách môi trường mới nhằm bảo đảm cho hoạt động nâng cao 21 Nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý về mặt môi trường, ... thải vào nguồn tiếp nhận của các khu công nghiệp, nhà máy trong ngoài khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất của các cụm làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp nước thải sinh hoạt; Tăng cường hệ thống quan trắc môi trường nâng cao năng lực phân tích môi trường, lập bản đồ hiện trạng xu thế môi trường của tỉnh, thường xuyên cung cấp thông tin môi trường cho các cấp lãnh đạo đặc biệt là về các điểm... vệ sinh hơn, mở đầu cho việc thực hiện quy hoạch quản lý CTR của tỉnh Quảng Ngãi Trong những năm sắp tới, quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa của Tỉnh càng phát triển thì càng tác động mạnh mẽ đến môi trường, do đó vấn đề bảo vệ môi trường càng được chú trọng môi trường là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác 20 quản lý của Tỉnh Vì vậy, tiến hành đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường. .. Rừng đa dạng sinh học 12 bắt trái phép - Số vụ khai thác rừng trái phép Rác thải rắn được thống kê theo các công ty vệ sinh môi trường tại các địa phương trường, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi - Các bãi thải, khu xử lý chất thải rắn ở các địa phương - Các khu xử lý chất thải rắn liên đô thị vùng tỉnh - Các điểm trung chuyển rác: phụ thuộc vào số lượng điểm trung chuyển rác tuyến... Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận Dựa vào kết quả quan trắc, phân tích trong các năm từ 2005 đến 2009 tại các điểm quan trắc môi trường của tỉnh Quảng Ngãi các số liệu về kinh tế - xã hội, môi trường những năm qua có thể kết luận rằng chất lượng môi trường nước tại các con sông của Tỉnh đang biến động theo chiều hướng xấu đi, hầu hết các con sông... tốc độ gió; Thống kê hàng năm về các cơn bão nhiệt đới Thống kê thiệt hại về người tài sản bị thiệt hại do bão, lụt Các đài quan trắc khí tượng Chi Cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi Báo cáo hoạt động của các đài khí tượng hàng năm Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm tỉnh Quảng Ngãi Quan trắc trượt lở đất, lũ quét lũ bùn đá: tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà, . v ng. ng d ng c ng nghệ sinh học trong phát triển gi ng cây tr ng vật nuôi có n ng suất ch t lư ng cao, kh ng thoái hóa, kh ng làm tổn hại đến đa d ng. nh ng năm trước và đề ra nh ng ch nh s ch môi trư ng mới nhằm bảo đảm cho hoạt đ ng n ng cao ch t lư ng môi trư ng ngày một hoàn thiện hơn. Ch nh sách

Ngày đăng: 25/04/2013, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan