thực trạng môi trường không khí

17 571 0
thực trạng môi trường không khí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trình bày về thực trạng môi trường không khí

CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. Công nghiệp Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO 2 , CO, SO 2 , NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Nông nghiệp Hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí như thuốc trừ sâu, chất thải từ rơm rạ do bà con đốt sau thu hoạch. Nguồn gây ô nhiễm không khi do phu thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân cũng như gia súc, gia cầm và hệ sinh thái. Giao thông vận tải Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO 2 , SO 2 , NOx, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi. Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: - Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO 2 ), nitơ đioxit (NO 2 ), SO 2 , CO, H 2 S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt). - Các hợp chất flo. - Các chất tổng hợp (ête, benzen). 1 - Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa. - Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi . - Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen . - Chất thải phóng xạ. - Nhiệt độ. - Tiếng ồn. Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người. Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H 2 SO 4 ) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO 2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động. 4.2. Diễn biến ô nhiễm không khí Hình 4.1 Tiếng ồn tại các điểm quan trắc chất lượng không khí Quảng Ngãi, 2005-2009 Tiếng ồn dao động trong khoảng 39-80dB, giá trị trung bình là 60dB. Nhìn chung các giá trị đo đều đạt tiêu chuẩn cho phép, trừ điểm đo tại Mỹ Khê, Trà Khúc năm 2009 và tại ngã tư Quang Trung - Hùng Vương, tp Quảng Ngãi năm 2008. Biểu đồ tiếng ồn cho ta thấy các điểm có độ ồn vượt chuẩn cho phép: thị trấn Châu Ổ, khu du lịch Sa Huỳnh, UBND Huyện Đức Phổ, làng gốm Nghĩa Mỹ, Quốc lộ 1 - thị trấn Sông Vệ, Ngã 3 đường tránh Đông - Bầu Giang, Ngã 3 Mỹ Khê Sông Trà 2 2, ngã 4 Quang Trung - Đại lộ Hùng Vương, ngã 4 Quang Trung - Hai Bà Trưng, Như vậy toàn tỉnh có 9 điểm ô nhiễm tiếng ồn, chiếm tỉ lệ 26,47% trên tổng 34 điểm khảo sát. Tất cả các điểm ô nhiễm tiếng ồn điều nằm trên đường quốc lộ, các nút giao thông và khu vực nội thành. Nguyên nhân gây ô nhiễm là mật độ xe qua lại cao, thời điểm khảo sát trong giờ cao điểm. Tuy nhiên tiếng ồn chỉ ô nhiễm ở mức độ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng đến cộng đồng. So sánh với số liệu khảo sát tiếng ồn năm 2007 ta thấy tình hình ô nhiễm tiếng ồn tại các điểm khảo sát năm 2009 gia tăng đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do phương tiện giao thông ngày càng nhiều đặc biệt là các phương tiện xe gắn máy, xe ô tô tăng cao, hoạt động xây dựng tăng lên đáng kể do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều. Hình 4.2. Hàm lượng bụi trong không khí Quảng Ngãi, 2005-2009 Hàm lượng bụi trong không khí dao động trong khoảng 0,08-0,54mg/m 3 , giá trị trung bình cả giai đoạn 2005-2009 là 0,29mg/m 3 . Giá trị trung bình này xấp xỉ giới hạn cho phép là 0,3mg/m 3 . Nhìn chung, hàm lượng bụi trong không khí có xu hướng giảm, từ mức trung bình 0,30mg/m 3 của năm 2006, 0,32mg/m 3 của năm 2007 xuống còn 0,24mg/m 3 trong năm 2009. Năm 2006 và năm 2007: Hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng bụi không đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Năm 2009: chỉ còn 8 trên 34 điểm quan trắc có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi một số điểm vượt tiêu chuẩn như: Ngã 3 Dốc Sỏi (K3), thị trấn Châu Ổ huyện Bình Sơn (K4), trước cổng KCN Tịnh Phong (K5), ngã 4 thị trấn Sơn Tịnh (K7), thị trấn Mộ Đức (K12), ngã tư thị trấn Chợ Chùa (K14), Làng gốm Nghĩa Mỹ (K16), Quốc lộ 1A thị trấn Sông Vệ (K17), ngã 3 đường tránh Đông - Bầu Giang (K18), ngã 3 Mỹ Khê Sông Trà 2 (K21), ngã tư Quang Trung - Đại Lộ Hùng Vương - Lê Trung Đình (K23), ngã tư Quang Trung - Bà Trưng - Bà Triệu (K25), ngã tư đường Nguyễn Thuỵ - Nguyễn Chí Thanh (K29). Nhìn chung tại các điểm ô nhiễm nêu trên nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn tại các thời điểm quan trắc thường là đợt nắng nóng và giờ cao điểm. Một số điểm hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn như K18, K23, K25, K29. Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã bị ô nhiễm bụi ở mức độ nhẹ. Các điểm ô nhiễm bụi chủ yếu từ các khu vực thành phố, các nút giao thông, các 3 khu vực có công trường xây dựng, nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hiện trạng này cho thấy, tốc độ đô thị hóa hiện đại hóa đang gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của Tỉnh. Bên cạnh nguyên nhân gây ô nhiễm do quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng còn có nguyên nhân khác gây gia tăng lượng bụi trong môi trường không khí là sự gia tăng mật độ xe cộ trong Thị xã. So sánh số liệu khảo sát năm 2009 ta thấy số điểm vượt tiêu chuẩn về hàm lượng bụi giảm hơn so với năm 2007. Nguyên nhân là do trước mỗi đợt quan trắc trên địa bàn toàn tỉnh có mưa to, trong thời gian lấy mẫu thỉnh thoảng trời có mưa vào ban đêm, do đó mặt đất ẩm ướt. Vì vậy, hàm lượng bụi phát tán vào không khí giảm đáng kể. Hình 4.3. Hàm lượng CO trong không khí Quảng Ngãi, 2005-2009 CO trong không khí dao động từ 0,8-23,7mg/m 3 , hàm lượng trung bình giai đoạn 2005-2009 là 4,1mg/m 3 . Tất cả các điểm quan trắc trên toàn tỉnh Quảng Ngãi có hàm lượng CO đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, các giá trị đo năm 2009 có giá trị cao hơn rất nhiều (trung bình 10,4mg/m 3 ) so với các năm 2005-2008 (trung bình 1,5mg/m 3 ). Hình 4.4 Hàm lượng SO 2 trong không khí Quảng Ngãi, 2005-2009 4 SO 2 dao động trong khoảng 0,004-0,5mg/m 3 , hàm lượng trung bình giai đoạn 2005-2009 là 0,17 mg/m 3 . Hầu hết các điểm đo đều đạt tiêu chuẩn cho phép trừ điểm đo Gần cầu Măng Găng - Xã Phổ Ninh - Huyện Đức Phổ năm 2006 là vượt tiêu chuẩn cho phép. Giá trị SO 2 có xu thế tăng dần trong suốt thời kỳ 2005-2009 tại hầu hết các điểm đo. Hình 4.5. Hàm lượng NO 2 trong không khí Quảng Ngãi, 2005-2009 NO 2 dao động trong khoảng 0,004-0,13mg/m 3 , hàm lượng trung bình giai đoạn 2005-2009 là 0,055mg/m 3 . Tất cả các điểm đo đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Biên độ dao động giá trị đo giữa năm 2007 và 2009 của các điểm đo không lớn. Hình 4.6. Hàm lượng Pb trong không khí Quảng Ngãi, 2005-2009 5 Pb dao động trong khoảng 0,004-0,13mg/m 3 , hàm lượng trung bình giai đoạn 2005-2009 là 0,055 mg/m 3 . Hầu hết các điểm đo đều đạt tiêu chuẩn cho phép trừ cuối gió Khu công nghiệp Tịnh Phong vào năm 2005 (0,008mg/m 3 ) và ngã tư Quang Trung - Hùng Vương Tp. Quảng Ngãi năm 2007 (0,006mg/m 3 ). Hàm lượng Pb trong không khí có xu thế tăng dần trong giai đoạn quan trắc vừa qua. Hàm lượng Pb trong không khí xung quanh đã được giảm thiểu đáng kể so với giai đoạn 2000-2005 do xăng pha chì không còn được sử dụng. Ô nhiễm bụi là vấn đề đặc trưng nhất trong ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh. Các nguồn gây ô nhiễm bụi đáng kể như hoạt động thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, các nhà máy/xí nghiệp, các khu đô thị. So sánh với kết quả quan trắc trong giai đoạn 1995-2000 và 2000-2005 cho thấy bụi trong không khí xung quanh có xu hướng gia tăng nhưng không nhiều. Trong tương lai khi khu kinh tế Dung Quất được đẩy mạnh phát triển thì đây là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể. 4.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường không khí Chỉ tính riêng hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh, dự báo tải lượng khí thải phát sinh như sau: Đến năm 2010: bụi khoảng 55 tấn/ngày; SO 2 khoảng 526 tấn/ngày; NO 2 khoảng 34 tấn/ngày và CO khoảng 16 tấn/ngày. Tải lượng khí thải đến năm 2010 dự báo cao gấp khoảng 6 lần so với năm 2006. Bảng 4.1. Dự báo tải lượng khí thải từ các KCN đến năm 2010 và 2020 Tải lượng khí thải (tấn/ngày) TT Các KCN Thông số Năm 2006 Năm 2010 Năm 2020 Bụi 9,1 52,5 102,3 SO 2 87,0 502,2 978,5 NO 2 5,7 32,8 63,9 1 KKT Dung Quất CO 2,7 15,5 30,3 Bụi 0,3 1,2 2,0 SO 2 3,1 11,0 18,9 NO 2 0,2 0,7 1,2 2 KCN Tịnh Phong CO 0,1 0,3 0,6 Bụi 0,4 1,1 1,2 SO 2 3,8 10,4 11,5 NO 2 0,3 0,7 0,8 3 KCN Quảng Phú CO 0,1 0,3 0,4 Bụi 0 0,2 1,1 SO 2 0 2,2 11,0 NO 2 0 0,1 0,7 4 KCN Phổ Phong CO 0 0,1 0,3 6 0 20 40 60 80 100 120 Dung QuấtTịnh Phong Quảng Phú Phổ Phong Bụi (tấn/ngày) 2006 2010 2020 0 200 400 600 800 1000 1200 Dung QuấtTịnh Phong Quảng Phú Phổ Phong SO 2 (tấn/ngày) 2006 2010 2020 0 10 20 30 40 50 60 70 Dung QuấtTịnh Phong Quảng Phú Phổ Phong NO 2 (tấn/ngày) 2006 2010 2020 0 5 10 15 20 25 30 35 Dung QuấtTịnh Phong Quảng Phú Phổ Phong CO (tấn/ngày) 2006 2010 2020 Hình 4.7. Dự báo tải lượng khí thải phát sinh từ các KCN đến 2010 và 2020 Đến năm 2020: bụi khoảng 107 tấn/ngày; SO 2 khoảng 1.020 tấn/ngày; NO 2 khoảng 67 tấn/ngày và khoảng CO 32 tấn/ngày. Tải lượng khí thải đến năm 2020 dự báo cao gấp khoảng 11 lần so với năm 2006. Tải lượng khí thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp được dự báo đến năm 2020 rất lớn, đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất vì vậy các biện pháp kiểm soát khí thải tại nguồn cần phải được quan tâm đặc biệt. Đối với khu vực nông thôn chất lượng không khí còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Trong khi đó không khí tại các tuyến quốc lộ cũng như trong khu vực thành phố đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi và tiếng ồn ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân là do sự phát triển về kinh tế đã kéo theo sự gia tăng đột biến về các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy và ô tô trên địa bàn tỉnh. Dự báo trong thời gian đến môi trường không khí sẽ tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt là hàm lượng bụi và tiếng ồn tại các khu vực thành phố và trên các tuyến đường giao thông. Đối với khu vực nông thôn sẽ không có sự thay đổi lớn vì đây là khu vực không có nhiều tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường không khí. 7 CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 5.1. Vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất Các điểm quan trắc môi trường đất Ký hiệu mẫu Vị trí điểm đo (Đất) Kinh độ Vĩ độ Đ1 Ven biển Lý Sơn - thôn Tây - xã An Vĩnh - huyện Lý Sơn 109 0 08'380'' 15 0 22'944'' Đ2 Đất hộ bà Nguyễn Thị Mai - xã Bình Trị - huyện Bình Sơn 108 0 49'474'' 15 0 20'596'' Đ3 Ven biển Đức Phong - huyện Mộ Đức 108 0 56'611'' 15 0 56'598'' Đ4 Đất nông nghiệp Đức Tân - huyện Mộ Đức 108 0 53'169'' 14 0 57'809'' Đ5 Gần bãi rác Nghĩa Kỳ - xã Nghĩa Kỳ - huyện Tư Nghĩa 108 0 44'791'' 15 0 04'759'' Đ6 Đất tại mương nước thải gần cống thải chung của KCN Tịnh Phong - huyện Sơn Tịnh 108 0 48'085'' 15 0 11'203'' Đ7 Đất ven KCN Quảng Phú (đối diện với nhà máy chế biến thủy sản Bình Dung) - TP.Quảng Ngãi 108 0 45'992'' 15 0 07'299'' Đ8 Đất vùng rau Nghĩa Dũng - xã Nghĩa Dũng - TP.Quảng Ngãi 108 0 51'287'' 15 0 08'099'' Đ9 Đất vùng cao Sơn Hà - Thị trấn Di Lăng - huyện Sơn Hà 108 0 28'204'' 15 0 02'643'' Đ10 Đất ven Khu công nghiệp Phổ Phong - xã Phổ Phong - huyện Đức Phổ 108 0 50'999'' 14 0 52'150'' Đối với môi trường đất tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu sau: pH H2O , pH KCl , Pb, Cd, chất hữu cơ (Nitơ Nitrat, Nitơ Amoni và tổng N), độ ẩm, clo hữu cơ, tỷ trọng. Bảng 5.1. Kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 8 Kết quả phân tích Ký hiệu Đợt T lấy mẫu pH (H 2 O) pH (KCl) Cadimi mg/kg Chì mg/kg Chất hữu cơ (%) Độ ẩm (%) Clo hc mg/kg Tỷ trọng Đợt 1 4/9/09 6,96 6,91 0,889 9,547 3,05 11,35 KPH 2,33 Đợt 2 23/10/0 9 7,02 6,91 0,661 6,489 2,48 15,2 KPH 2,3 Đ1 Đợt 3 11/11/0 9 6,61 6,57 0,663 7,025 1,98 15,4 KPH 2,1 Đợt 1 18/9/09 7,14 7,04 0,824 13,155 2,12 10,8 KPH 2,7 Đợt 2 27/10/0 9 6,86 6,53 0,63 11,698 2,5 14,6 KPH 2,63 Đ2 Đợt 3 14/11/0 9 6,89 6,57 0,644 11,388 2,2 14,6 KPH 2,61 Đợt 1 15/9/09 6,54 6,43 0,737 13,414 2,46 13,3 KPH 2,54 Đợt 2 27/10/0 9 6,91 6,77 0,702 12,706 2,89 15,8 KPH 2,5 Đ3 Đợt 3 10/11/0 9 6,73 6,62 0,713 12,963 2,22 16 KPH 2,7 Đợt 1 15/9/09 6,83 6,71 0,833 14,31 2,68 9,6 KPH 2,76 Đợt 2 27/10/0 9 7,11 6,89 0,78 12,269 2,64 13,9 KPH 2,6 Đ4 Đợt 3 10/11/0 9 6,84 6,78 0,7875 12,45 2,62 13,5 KPH 2,5 Đợt 1 31/8/09 6,82 6,67 1,056 18,009 2,69 16,05 KPH 2,61 Đợt 2 21/10/0 9 7,09 6,83 0,838 16,211 2,4 19,2 KPH 2,54 Đ5 Đợt 3 11/11/0 9 6,91 6,83 0,863 16,713 3,13 19,4 KPH 2,56 Đợt 1 1/9/09 7,12 7,08 0,838 10,918 2,1 19,35 KPH 2,39 Đợt 2 22/10/0 9 6,96 6,78 0,892 13,313 2,3 20,8 KPH 2,36 Đ6 Đợt 3 16/11/0 9 6,81 6,76 0,913 13,725 2,33 20,3 KPH 2,37 Đợt 1 16/9/09 6,97 6,94 0,941 14,042 2,97 11,6 KPH 2,42 Đợt 2 21/10/0 9 7,17 7,01 0,695 13,421 2,48 14,8 KPH 2,38 Đ7 Đợt 3 12/11/0 9 7,17 7,03 0,688 13,838 2,14 15,2 KPH 2,4 Đợt 1 16/9/09 7,13 7,02 0,798 9,584 2,49 13,3 KPH 2,73 Đợt 2 21/10/0 9 6,95 6,73 0,609 7,512 2,37 17,9 KPH 2,69 Đ8 Đợt 3 11/11/0 9 7,01 6,91 0,613 7,625 2,66 18,2 KPH 2,71 Đợt 1 3/9/09 7,08 7,01 0,965 15,129 2,84 21,2 KPH 2,67 Đợt 2 24/10/0 9 7,03 6,87 0,868 13,452 2,16 22,1 KPH 2,61 Đ9 Đợt 3 14/11/0 9 7,05 7,01 0,928 13,609 1,89 22,3 KPH 2,58 Đợt 1 14/9/09 6,32 6,21 0,939 12,655 2,51 11,05 KPH 2,58 Đợt 2 26/10/0 9 6,93 6,8 0,714 11,765 2,34 16,1 KPH 2,52 Đ10 Đợt 3 9/11/09 6,95 6,79 0,788 12,05 2,73 16,4 KPH 2,5 Đất nông nghiệp - - 2 70 - - - - Đất lâm nghiệp - - 2 100 - - - - Đất dân sinh - - 5 120 - - - - Đất thương mại - - 5 200 - - - - QCVN 03:2008/BTN MT Đất Công nghiệp - - 10 300 - - - - Từ kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2009 cho thấy: Tỷ trọng, chất hữu cơ không biến đổi nhiều qua các đợt quan trắc. Tỷ trọng đất tại hầu hết các vị trí quan trắc đều giảm. 9 Giá trị pH(H 2 O) và pH(KCl) tại các điểm quan trắc trong cả thời kỳ là tương đối tốt và dao động không đáng kể. pH(H 2 O) tại các vị trí quan trắc có giá trị nằm trong khoảng 6,32-7,17; pH(KCl) có giá trị nằm trong khoảng 6,21-7,08. Giá trị pH(KCl) là tương đối cao, đất không có tính chua. Theo QCVN 03:2008/BTNMT “Quy định giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong môi trường đất” có thể nhận thấy: Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd) tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép và biến động không đáng kể trong cả thời kỳ. Hàm lượng clo hữu cơ của mẫu quan trắc đều không phát hiện, điều này cho thấy môi trường đất chưa bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dựa vào kết quả các đợt quan trắc giai đoạn 2005-2009 có thể đánh giá chung về chất lượng môi trường đất tỉnh Quảng Ngãi như sau: Chất lượng môi trường đất tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ít biến động qua các đợt quan trắc và không có dấu hiệu của sự ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tại các vùng nông nghiệp thì đất có độ phì nhiêu cao. Ngược lại, tại các vùng ven biển chất lượng đất không tốt. Đối với một số điểm quan trắc ở vùng nông nghiệp có chỉ số hàm lượng chất hữu cơ và tỷ trọng đất cao. So với năm 2005, 2007 hiện trạng đất năm 2009 không biến động nhiều. Nhìn chung, chất lượng môi trường đất tại tỉnh Quảng Ngãi còn tương đối tốt, điều này cũng dễ nhận thấy bởi vì hiện nay lượng chất thải thải vào môi trường đất chưa nhiều và thời gian tích tụ các chất thải trong môi trường đất là chưa lâu, chưa đủ thời gian ngấm vào đất để gây nên ô nhiễm môi trường đất. Tuy nhiên, trong tương lai gần nếu vấn đề chất thải rắn và nước thải không được quản lý và giải quyết triệt để, chắc chắn môi trường đất sẽ bị ảnh hưởng với cường độ cao và quy mô rộng khắp. Theo các số liệu thống kê cho thấy, ảnh hưởng tiềm tàng của các chất thải rắn là rất lớn, nhất là các chất thải rắn sinh hoạt từ các đô thị và các vùng nông thôn và chất thải rắn công nghiệp. Tại các đô thị, tổng khối lượng rác sinh hoạt thải ra tại vùng KTTĐMT theo kết quả báo cáo năm 2000 là 142.090 tấn/năm. Trong đó tỉnh Quảng Ngãi chiếm 18,50% toàn vùng. Khối lượng rác thải được thu gom xử lý của vùng chiếm khoảng 50% - 70% tổng khối lượng rác thải. Phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp hoặc đốt lộ thiên. Hiện nay, có khoảng 11,76% dân số tỉnh Quảng Ngãi sống ở đô thị (tương đương với 143.816 người). Nếu trung bình mỗi ngày một người dân đô thị thải ra 0,5 kg rác thì mỗi ngày khối lượng rác thải ra tại các đô thị khoảng 72 tấn/ngày hay là 26.280 tấn/năm. Một khối lượng không nhỏ trong các đô thị Quảng Ngãi là rác thải bệnh viện. Theo ước tính trong toàn tỉnh, khối lượng rác thải sinh ra từ các cơ sở dịch vụ y tế (chủ yếu tại các bệnh viện, trung tâm y tế tại thị xã và thị trấn) vào khoảng từ 170 đến 200 tấn/năm (chiếm 22% đến 26% lượng rác thải y tế của cả vùng KTTĐMT), trong đó chất thải nguy hại (mô, bệnh phẩm, kim tiêm .) chiếm khoảng 20% (hay từ 34 đến 40 tấn/năm), 70% trong số này là do các trung tâm y tế, bệnh viện tại những tiểu vùng đô thị thải ra. Về rác thải công nghiệp, theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, 11.000 cơ sở và hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nhà nước quản lý và ngoài quốc doanh. Đã và đang 10 [...]... đổi khí hậu sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, trong khi diện tích canh tác ngày càng thu hẹp nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu lương thực cao hơn Do vậy, việc sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV sẽ chỉ tăng chứ không giảm nên ô nhiễm môi trường đất do thuốc BVTV sẽ trầm trọng hơn Chất thải từ sản xuất và sinh hoạt được thu gom, xử lý kém cũng sẽ tác động cục bộ đến chất lượng môi trường. .. tác động tích hợp của canh tác không bền vững và thiên tai làm cho tình trạng suy thoái đất tăng lên sau mỗi đợt thiên tai như bão, mưa lũ hoặc hạn hán Ví dụ, sau cơn bão lũ năm 1999 đã biến hàng ngàn hécta đất hoa màu thành đất cát không thể canh tác Quá trình đô thị hoá sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng vật liệu san lấp; thải bỏ chất thải tác động đến môi trường đất, nguyên nhân là do... thôn hiện đang là vấn đề còn bỏ ngỏ, tác động xấu đến hoạt động sống và kinh doanh, du lịch, các hoạt động văn hoá 5.2 Xu hướng biến đổi của môi trường đất tỉnh Quảng Ngãi Xu hướng ô nhiễm môi trường đát của tỉnh Quảng Ngãi do các chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý là khá cao liên quan đến sự phát triển của các dự... mía, vỏ dừa, mùn cưa, dăm bào ) được thải ra môi trường Trong sản xuất nông nghiệp tại Quảng Ngãi, việc sử dụng các chất hóa học, thuốc BVTV đang dẫn đến suy thoái môi trường đất Theo số liệu thống kê năm 2000 lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp 60.100 tấn, tăng hơn 2,05% so với năm 1999, trong đó phân bón vô cơ 59.900 tấn và lượng hóa chất bảo vệ thực vật là 200 tấn (bình quân 915 kg.a.i/ha đối... (Tấn/ngày) 332 387 461 428 359 402 246 203 144 133 129 164 112 3.500 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) Tại các vùng có hoạt động du lịch phát triển, vấn đề quản lý rác thải du lịch và bảo tồn phát triển du lịch bền vững đang có nhiều bất cập, nếu tính trung bình mỗi lượt khách du lịch thải ra môi trường một ngày 0,3 kg chất thải rắn, vậy trung bình các khu du lịch tỉnh Quảng Ngãi phải thu... mục đích khác nên cũng sẽ giảm trong thời gian tới 5.2.2 Biến đổi chất lượng môi trường đất Do mực nước biển trong thời gian tới có xu hướng tăng lên cùng với việc xây dựng nhiều hồ đập thủy lợi, thủy điện dẫn đến xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa làm mất đất thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước Chất lượng môi trường đất tỉnh Quảng Ngãi hiện nay bị ô nhiễm chủ yếu do việc sử dụng tùy... mòn nặng (ha) 9.696,0 Diện tích đất bị sụt lở (ha) 150,0 Tổng diện tích (ha) 35.516,4 Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi Trong hướng phát triển môi trường đất đến năm 2010 cho thấy, tác động của rác thải từ hoạt động sản xuất công - nông nghiệp và du lịch đến môi trường đất là đáng kể Nguồn chất thải rắn công nghiệp tại Quảng Ngãi là từ các nhà máy xí nghiệp và các khu công nghiệp Có thể ước tính tải lượng... đất nông nghiệp Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng Đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất không phải đất ở Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng, an ninh Trong đó... Phần diện tích đất bị nhiễm mặn ở mức độ ít tập trung ở hạ lưu sông Trà Câu, sông Trường và khu vực đầm An Khê 11 Tỉnh Quảng Ngãi là vùng đã trải qua nhiều hoạt động quân sự khốc liệt, chịu ảnh hưởng nặng của những chất thải quân sự trong chiến tranh nên chất lượng đất không tốt cho nông nghiệp Do đó, một diện tích đất không nhỏ bị suy thoái được trình bày trong bảng sau: Bảng 5.2 Diện tích đất bị suy... và một số nhà máy xí nghiệp trong thị xã đều do Công ty môi trường đô thị thu gom xử lý chung cùng rác sinh hoạt tại bãi rác Nghĩa Kỳ Các KCN và các cơ sở sản xuất tự xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt Theo số liệu thống kê, lượng hoá chất sử dụng trong nông nghiệp là 60.100 tấn, trong đó lượng phân bón vô cơ là 59.900 tấn và lượng hoá chất bảo vệ thực vật là 200 tấn Như vậy, bình quân mỗi hecta đất canh . QuấtTịnh Phong Qu ng Phú Phổ Phong NO 2 (tấn /ng y) 20 06 20 10 20 20 0 5 10 15 20 25 30 35 Dung QuấtTịnh Phong Qu ng Phú Phổ Phong CO (tấn /ng y) 20 06 20 10 20 20 . (tấn /ng y) 20 06 20 10 20 20 0 20 0 400 600 800 1000 120 0 Dung QuấtTịnh Phong Qu ng Phú Phổ Phong SO 2 (tấn /ng y) 20 06 20 10 20 20 0 10 20 30 40 50 60 70 Dung

Ngày đăng: 25/04/2013, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan