Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

75 662 2
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 15 năm mở cửa phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCX, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển không ngừng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.

Với tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới thông qua việc thực hiện AFTA, tổ chức thương mại thế giới WTO…đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới Cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phát huy thế mạnh xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ cho phát triển đất nước.

Công ty dệt Minh Khai là một trong những đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực dệt may sản xuất các sản phẩm dệt kim, dệt thoi…Được thành lập vào những năm 1970 đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố song với nỗ lực chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

Bước sang năm 2005 công ty thực hiện chuyển đổi từ công ty Dệt Minh Khai thành công ty TNHH nhà nước một thành viên để nhằm tạo thế chủ động lớn hơn cho công ty, giúp công ty có thể nắm lấy những thời cơ mới đạt tới tầm phát triển cao hơn.

Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam và cũng là một thị trường truyền thống của công ty Dệt Minh Khai Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính, rất khắt khe với sản phẩm mới, Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này gặp không ít khó khăn từ phía Nhật Bản, cũng như các đối thủ khác đã có mặt trên thị trường này.

Để có thêm hiểu biết và mở rộng phần thị trường này từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp nâng cao kim nghạch xuất khẩu nên em chọn đề

Trang 2

tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm

của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản”

Luận văn này gồm 3 phần :

Chương I: Tổng quan và những đặc điểm về công ty Dệt Minh KhaiChương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khaivào thị trường Nhật Bản

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của công tyDệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản

Trong thời gian thực tập ở công ty em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các cô chú trong phòng kế hoạch- thị trường của công ty Dệt Minh Khai, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Trung Qua đây em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo và các cô chú trong phòng kế hoạch - thị trường Công ty dệt Minh Khai đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Vì hiểu biết của em còn hạn chế nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của thấy giáo và các cô chú phòng kế hoạch thị trường để em hoàn thành khoá luận này tốt hơn.

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀCÔNG TY DỆT MINH KHAI.

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYDỆT MINH KHAI

Tên công ty : Công ty dệt Minh Khai

Tên giao dịch : MIKHATEX

Trụ sở chính : 423 Minh Khai , Hai Bà Trưng , Hà Nội - Điện thoại : 04.8624271

- Fax : 04.8624255

- Emai : mikhaitex@fpt.com

Chức năng nhiệm vụ của công ty

- Sản xuất các sản phẩm dệt thoi và dệt kim, sản phẩm may mặc và sản phẩm liên doanh phục vụ cho nhu cầu trong nước và thị trường xuất khẩu.

- Được nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành dệt may mặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.

- Được làm uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu.

- Được hợp tác liên doanh, làm đại lý, đại diện mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Công ty dệt Minh Khai được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 đã trải qua những giai đoạn phát triển rất phức tạp, cụ thể như sau:

1.Giai đoạn 1970-1980

Đây là giai đoạn công ty mới thành lập và đi vào hoạt động, trong thời gian này công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa

Trang 4

hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp đặt không đồng bộ, số máy ban đầu của công ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp của Trung Quốc, tài sản cố định của công ty khi đó mới có gần 3 triệu đồng Năm 1975 là năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mới chỉ đạt:

- Giá trị tổng sản lượng gần 3 triệu đồng - Sản phẩm chủ yếu là khăn bông các loại

2.Giai đoạn 1980-1990

Trong thời gian này, công ty đã có một số thay đổi đó là: Năm 1983, công ty đổi tên thành Nhà máy dệt Minh Khai và được thành phố đầu tư thêm cho một dây chuyền dệt kim đan dọc của CHDC Đức (cũ) để dệt các loại vải tuyn, rèm, valide Công ty cũng đã tập chung đầu tư theo chiều sâu, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, bằng mọi biện pháp kinh tế và kỹ thuật đưa dần toàn bộ máy móc thiết bị đi vào hoạt động, phục vụ sản xuất, nhờ đó công ty đã nâng cao được chất lượng sản phẩm Năm 1983 được sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội công ty bắt đầu xuất khẩu khăn ăn sang Nhật Bản và từ đó thị trường Nhật Bản trở thành thị trường chủ yếu của công ty, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng lớn, thị phần của công ty trong thị trường Nhật Bản ngày càng lớn.

3.Giai đoạn 1990 đến nay

Đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó khăn nhất, những thách thức khắc nghiệt nhất Bước sang năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới, công ty dệt Minh Khai lại phải đối mặt với thử thách to lớn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính Tuy vậy công ty cũng từng bước khắc phục và đi vào ổn định sản xuất.

Trang 5

Nhìn lại quá trình gần 30 năm xây dựng và phát triển của công ty, tuy có lúc thăng trầm, song công ty vẫn đạt được một số thành tựu đáng kể góp phần vào phát triển đất nước Điều này được thể hiện thông qua kết quả

- Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 1.635.666 USD, năm 1997 đạt 3.588.397 USD và đến năm 2004 đạt 5.109.900 USD.

- Nộp ngân sách năm đầu tiên gần 68 triệu đồng, năm 1990 nộp 525,9 triệu đồng, năm 1997 nộp 1.534,8 triệu đồng.

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY DỆT MINHKHAI

1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty

Để thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp và hay biến động, với địa bàn hoạt động rộng và để thực hiện tốt các mục tiêu , nhiệm vụ được giao, công ty đã sử dụng mô hình tổ chức trực tuyến chức năng Đây là kiểu cơ cấu được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá hình thành lên các phòng ban Cụ thể là:

Trang 6

nhuộmPX dệt thoiPX tẩy nhuộmPX hoàn thành

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty dệt Minh Khai.

Quản trị gia cấp cao của công ty gồm có giám đốc và hai phó giám đốc:  Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ

công nhân viên, phụ trách chung về mọi vấn đề của công ty

Trang 7

 Phó giám đốc sản xuất : Chịu trách nhiệm quản lý điều hành quá trình sản xuất, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp các phân xưởng.

 Phó giám đốc kỹ thuật : Chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý nguồn cung cấp điện, nước, than, phục vụ cho sản xuất Chỉ đạo việc xây dựng các định mức vật tư và quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

 Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị :  Các phòng ban :

 Phòng tổ chức – hành chính :

Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên Sắp sếp đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, xây dựng quản lý quỹ tiền lương và các định mức lao động, bảo vệ an ninh trật tự trị an nội bộ, thực hiện công tác chữa bệnh tại chỗ, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.

 Phòng kỹ thuật :

Tham mưu giúp giám đốc quản lý các công tác kỹ thuật của công ty Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật, áp dụng khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế thủ sản phẩm và đưa công nghệ mới vào sản xuất Quản lý các máy móc thiết bị, kiểm tra phụ tùng chi tiết máy móc…  Phòng kế hoạch thị trường :

Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu, kỹ thuật, tài chính trong công ty Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch giá thành sản phẩm Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khảo sát thị trường và đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại.

Trang 8

Cơ cấu sản xuất củacông ty

PX dệt thoiPX dệt kimPX tẩy nhuộmPX hoàn thành

Kho sợiKho trung gianKho thành phẩm

 Phòng tài vụ :

Phòng tài vụ có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực thống kê, kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tiền và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Các phân xưởng :

Có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc một bộ phận sản phẩm, hoặc hoàn thành một giai đoạn trong quá trình sản xuất.

Tóm lại, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty dệt Minh Khai được tổ chức tương đối gọn nhẹ Các phòng ban, phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau tạo nên sự thống nhất trong công ty Với bộ máy quản lý đó công ty có được sự năng động để theo kịp với cơ chế mới của thị trường, giúp công ty có thể đứng vững và phát triển hơn trong tương lai và trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

2 Đặc điểm về sản xuất của công ty.

Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của công ty, cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 : Sơ đồ về cơ cấu sản xuất của công ty dệt Minh Khai

Trang 9

Theo sơ đồ trên ta thấy cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức thành 4 phân xưởng:

 Phân xưởng dệt thoi: Thực hiện các công việc chuẩn bị cho trục dệt và xuốt sợi ngang đưa vào máy dệt thành khăn bán thành phẩm theo quy trình sản xuất khăn bông.

 Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn tẩy nhuộm sấy khô và định hình các loại khăn bông, vải tuyn.

 Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản cuất màn tuyn.

 Phân xưởng hoàn thành: Thực hiện các công đoạn cắt, máy, kiểm tra đóng gói đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải tuyn vải nối vòng theo quy trình sản xuất.

Nhìn chung cơ cấu sản xuất của công ty được bố trí khá đơn giản, trong các phân xưởng trên thì phân xưởng tẩy nhuộm và phân xưởng hoàn thành có vị trí quan trọng hơn.

3 Đặc điểm về sản phẩm của công ty

Công ty dệt Minh Khai chuyên sản xuất các sản phẩm vải như: khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, thảm chùi chân, áo choàng tắm, khăn nhà bếp các loại, vải tuyn và màn tuyn.

Sảm phẩm của công ty phong phú về chủng loại nhờ có hệ thống máy móc thiết bị đa dạng như máy dệt Trơn, máy dệt Dobby, máy dệt Jacquard và các máy nhuộm khác.

Việc thay đổi mãu mã rất nhanh chóng nhờ có hệ thống phần mềm thiết kế và các máy dệt kiếm điện tử.

Tuy giá bán của công ty hiện nay không ở mức độ thấp của thị trường nhưng vẫn được thị trường chấp nhận vì chất lượng sản phẩm ổn định và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Trang 10

Sản phẩm của công ty qua các năm từ 2001-2004 được thể hiện qua bảng

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là xuất khẩu chiếm 85% doanh thu Trong đó lớn nhất là Nhật Bản chiếm trên 90% (khoảng 93,5%) kim ngạch xuất khẩu hàng năm Đây là thị trường truyền thống của công ty, người dân Nhật Bản có mức sống cao do vậy họ cũng yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng cao hơn Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trang 11

Những năm gần đây công ty mở rộng được thị trường xuất khẩu sang Mỹ EU, một số nước Châu á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc nhưng kim ngạch còn ở mức khiêm tốn.

Thị trường nội địa kém phát triển vì mức độ sử dụng sản phẩm trong nước không cao tuy hiện nay trình độ tiêu dùng đã nâng cao nhưng chỉ ở các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Các sản phẩm sản xuất cho thị trường nội địa không có nhiều vì giá không phù hợp với thu nhập của đa phần người tiêu dùng Công ty chủ yếu bán các sản phẩm không xuất khẩu được với giá thấp để thu hồi nguyên liệu đầu vào Gần đây công ty đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với các siêu thị ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tiếp cận với nhu cầu của bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao làm nền tảng cho việc khai thác thị trường nội địa trong thời gian tới.

5 Đặc điểm về trang thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất.

a) Đặc điểm về công nghệ , trang thiết bị máy móc.

Công ty hiện đang vận hành 2 loại hình công nghệ là công nghệ dệt thoi sản xuất khăn bông và công nghệ dệt kim đan dọc sản xuất vải tuyn, màn tuyn.

Với hệ thống thiết bị bao gồm các loại thiết bị chính sau:

Trang 12

 Nhóm thiết bị dệt thoi có:

Máy dệt thoi khổ rộng 1,1m : 222 chiếc Máy dệt thoi khổ rộng 1,8m : 52 chiếc Máy dệt kiếm khổ rộng 2,6m : 20 chiếc Máy dệt kiếm khổ rộng 1,8m : 20 chiếc Và các thiết bị chuẩn bị dệt

 Nhóm thiết bị dệt kim :

Máy dệt kim đan dọc : 18 chiếc Máy mắc sợi : 2 chiếc

 Nhóm thiết bị tẩy nhuộm : Nồi nấu : 3 chiếc

Máy nhuộm sợi : 1 chiếc Máy nhuộm khăn : 5 chiếc Máy sấy định hình : 3 chiếc Các thiết bị phụ trợ …  Nhóm thiết bị may :

Máy may 1 kim: 110 chiếc

Máy may chỉ tết, vắt sổ : 18 chiếc

Trong hệ thống thiết bị của công ty chủ yếu là các thiết bị do Trung Quốc và một số nước XHCN trước đây chế tạo từ năm 1965-1980 Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty, trong những năm gần đây công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua sắm một số loại thiết bị hiện đại được thể hiện qua bảng sau:

Trang 13

Bảng 2 : Tình hình về đầu tư máy móc thiết bị của công ty trong những năm qua

NămDanh mục thiết bịNước sản xuâtSốlượn

Máy dệt kiếm VIMATEXMáy dệt kim ECO_FLOW

Máy dệt kiếm VIMATEX

Máy dệt kiếm LEONARDOMáy dệt kiếm GA700-INồi hơi dầu COCHRAN

Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường –công ty dệt Minh Khai

Nhìn chung , trong những năm qua công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên máy móc vẫn chưa đủ để đáp ứng hết nhu cầu sản xuất Nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chủ yếu là vốn vay nhân hàng do vậy công ty cũng bi động trong việc mua sắm này.

Trang 14

b) Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chủ yếu là sợi bông, trong đó sợi bông để sản xuất khăn bông và áo choàng tắm chiếm 50%, sợi petex sản xuất vải tuyn và màn tuyn chiếm khoảng 45% và các hợp chất thuốc nhuộm Tất cả các nguyên liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản, Thụy Sỹ…Lượng nguyên liệu dùng để sản xuất chủ yếu vẫn phải nhập ngoại chiếm tới 70-80% Các cơ sở trong nước thường cung cấp nguyên liệu sợi 100% cotton cho công ty nhưng với số lượng và chất lượng còn hạn chế Đây là một khó khăn đối với công ty vì giá cả nhập khẩu cao nên lợi nhuận mà công ty thu được chưa lớn, hơn thế giá trị gia công chiếm tỷ lệ lớn, các hợp đồng gia công không ổn định…

6 Đặc điểm về lao động

Yếu tố lao động có ý nghĩa quan trọng đối sản xuất, khả năng cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời trình độ của người lao động cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng công nghệ , máy móc thiết bị trong việc sản xuất sản phẩm của công ty Trình độ tay nghề bậc thợ càng cao thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng và khả năng nắm bắt, thích nghi với công nghệ mới của người lao động càng nhanh, nhờ đó mới đáp ứng kịp thời yêu càu của thị trường.

Công ty dệt Minh Khai ngày đầu khi mới đi vào thành lập chỉ có khoảng 415 cán bộ công nhân viên, trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật Cho đến nay thì số lao động của công ty là 1046(31/12/2004) cán bộ CNV, trong đó:

- Số lao động nữ : 832 người, chiếm 79,5% trong tổng số lao động - Số cán bộ quản lý kỹ thuật : 80 người, chiếm 7,5% trong tổng số lao động

- Tuổi đời bình quân của người lao động trong công ty : 35 tuổi

- Số lao động sản xuất trong công ty : 977 người, chiếm 93,4% tổng số lao động

Bậc thợ bình quân : 3,5

Trang 15

Số lượng và chất lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính – Công ty dệt Minh Khai

Qua số liệu trên ta thấy:

Số lao động của công ty năm 2002 so với năm 2001 giảm 16 người trong đó lao động gián tiếp giảm 11 người, lao động trực tiếp giảm 5 người Sở dĩ có sự giảm về lao động như vậy là do số lao động nghỉ hưu, một số dây chuyền được trang bị máy móc hiện đại, đã giảm công nhân đứng máy, lao động của công ty phần lớn là lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, trung cấp, còn lại là đại học.

Trang 16

Phần lớn lao động của công ty nằm trang độ tuổi từ 30-49 tuổi Năm 2002 chiếm khoảng 80% đây là độ tuổi sung sức phù hợp với những công việc lao động cần sức dẻo dai.

Cũng giống như các doanh nghiệp trong ngành dệt khác, công ty dệt Minh Khai cũng có số lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số lao động của toàn công ty ( chiếm khoảng 79,5% ) Điều đó tạo cho công ty một số thuận lợi trong sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty Mặc dù vậy, công ty dệt Minh Khai vẫn tạo mọi điều kiện cho đội ngũ lao động để họ có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của mình giúp nâng cao năng suất lao động.

Trình độ của đội ngũ lao động cũng là một vấn đề đặt ra đối với công ty hiện nay Nhìn chung trình độ của đội ngũ lao động trong công ty mới chỉ ở mức trung bình khá ( bậc thợ trung bình : 4 ) Số cán bộ kỹ thuật chưa được bổ xung nhiều, số công nhân kỹ thuật lành nghề tuổi đã cao, sức khoẻ đã giảm Do đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc thiết bị và trình độ công nghệ của công ty Cán bộ quản lý trong công ty đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động của toàn công ty Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý này còn thiếu, trình độ quản lý chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty.

Điều kiện lao động còn độc hại, dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp Với môi trường làm việc của công nhân dệt là tiếng ồn lớn, bụi vải cao và tiếp xúc với các hoá chất Với đặc điểm trên ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động Chính vì vậy cán bộ quản lý cần phải có những biện pháp hạn chế những ảnh hưởng trên và có những hình thức trả công xứng đáng, khuyến khích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao năng xuất

Trang 17

lao động, khả năng sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua bảng số liệu ta còn thấy tỷ lệ số lao động được bố trí làm việc đúng ngành nghề ngày một giảm; năm 2001 so với năm 2000 giảm 60 người(chiếm tỷ lệ 4%) Năm 2002 so với năm 2001 thì không thay đổi Nguyên nhân của sự biến động này là do công tác sắp sếp, bố trí việc làm chưa tốt, công tác tuyển chọn và quy trình công nghệ có sự thay đổi Tuy nhiên công ty đã kịp thời ổn định trong công tác phân công hiệp tác trong sản xuất, thể hiện giữa năm 2001 và 2002.

Với các đối tượng lao động như vậy, cần sắp sếp bộ máy tổ chức cán bộ công nhân viên chức một cách khoa học để phát huy thế mạnh của từng người theo phương châm: bộ máy cán bộ quản lý phải gọn nhẹ bao gồm những người hiểu biết, có tay nghề, biết xử lý tình huống xảy ra.

III TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU CỦACÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty dệt Minh Khai là đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất các loại khăn phục vụ cho xuất khẩu Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động sản xuất, công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1983 công ty bắt đầu xuất khẩu khăn sang thị trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và đã chiếm lĩnh được thị phần ngày càng lớn.

Từ năm 1988 đến nay công ty được nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp.

Trong những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động cùng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thêm vào đó xuất khẩu của ngành dệt may trong nước gặp nhiều khó khăn, để có thể giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao chất lượng công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu tư đổi

Trang 18

mới các loại máy móc thiết bị, áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất, tăng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành Đồng thời công ty liên tục cải tiến mẫu mã đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4 : Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu từ năm 2001 - 2004

Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường –Công ty dệt Minh Khai

Từ bảng trên ta thấy: Giá trị SXCN tăng dần qua các năm (năm 2001đạt 64.585 tr.đ, năm 2002 đạt 65.748 tr.đ, năm 2003 đạt 69.750 tr.đ, năm 2004 đạt 78.095 tr.đ ) điều này cho thấy công ty có xu thế phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu, khoảng 80% doanh thu Điều này có được là do sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu.

Trang 19

Doanh thu qua các năm được thể hiện ở biểu đồ sau :

Qua biểu đồ ta thấy doanh thu qua các năm có tăng nhưng với tốc độ tăng rất chậm năm 2001 đạt 77.271 tr.đ, năm 2002 đạt 79.441 tr.đ, năm 2003 đạt 79.980 tr.đ, năm 2004 doanh thu có tăng nhanh hơn đạt 97.338 tr.đ có được như vậy là do công ty không ngừng đầu đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất.

2 Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua.

Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai luôn chiếm một tỷ trọng lớn từ 80-85% trong tổng doanh thu của công ty hàng năm Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan trọng nhất của công ty Điều đó được thể hiện như sau:

Bảng 5: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu

Trang 20

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty dệt MinhKhai

82.317.7

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu năm 2004

doanh thu xuất khẩu

tiêu dùng nội địa

Thị trưòng xuất khẩu chính của công là Nhật Bản Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang các thị trường như EU, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.

Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là khăn bông các loại, bên cạnh đó còn có màn tuyn, sản phẩm này công ty mới xuất khẩu sang thị trường Châu Phi trong thời gian gần đây theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc.

Hoạt động xuất khẩu của công ty được phân biệt theo các tiêu thức sau:

2.1.Theo thị trường xuất khẩu:

Xuất khẩu là hoạt động chính của công ty, do đó thị trường xuất khẩu có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của công ty Thị trường xuất khẩu chính của công ty vẫn là Nhật Bản chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu, còn lại là các thị trường khác: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty được thể hiện trong bảng sau:

Trang 21

Bảng 6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty (từ năm 2000-2004)

Trang 22

Giá trị kim ngạch xuât khẩu theo thị trường của công ty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhật Bản là thị trường truyền thống của công ty và cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Công ty đã thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản trong một thời gian dài Công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang thịt rường Nhật Bản từ năm 1983 cho tới nay Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản những sản phẩm khăn bông các loại như khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, khăn Jacquard, áo choàng tắm Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm Kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản không ngừng tăng lên Mặc dù trong những năm 1999 nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực,nhưng công ty vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu sang thị trường này Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật đạt 3.01 triệu USD chiếm 91.74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 3.587.000 USD chiếm 88.6%, năm 2003 con số này tăng lên 4.240.000 USD đạt 91.38% Sang năm 2004 kim ngạch xuát khẩu của công ty sang thị trường này giảm 4.038.000 USD tức là chỉ bằng 95% so

22

Trang 23

với năm 2003 Như vậy, ta thấy mức tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty snag thị trường Nhật Bản không đều và không ổn định Sở dĩ như vậy là do công ty vấp phải sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia….Do đó, để duy trì và tăng doanh thu xuất khẩu vào thị trường này, công ty cần có các biện pháp làm tăng chất lượng, mẫu mã đồng thời giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

*Thị trường EU

Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu hàng dệt may sang EU chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam.

Đối với công ty Dệt Minh Khai thị trường EU chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 3-5%).

Kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty không đều Năm 2000 đạt 118.420 USD, Năm 2001 tăng lên 302.100 USD Tuy nhiên sang những năm tiếp theo thì kim ngạch xuất khẩu vào EU lại giảm xuống Năm 2002 là 206.140 USD, năm 2003 đạt 250.000 USD và năm 2004 lại giảm xuống chỉ đạt 220.000 USD.

Công ty thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU chủ yếu thông qua một số các công ty thương mại trung gian trong nước như tông công ty dệt may Việt Nam Vinatex, tổng công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Arexport.

Do vậy, công ty không khai thác hết được thị trường này do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Do đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU đòi hỏi công ty phải quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ xuất nhập khẩu có năng lực và trình độ hiểu biết giúp công ty có thêm thông tin về thị trường này.

23

Trang 24

*Thị trường châu Á

Bên cạnh hai thị trường Nhật Bản và EU, công ty dệt Minh Khai còn thực hiện xuất khẩu sang một số nước châu Á như: Đài Loan, Hông Kông, Hàn Quốc nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang các nước này còn thấp Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường các nước này qua các năm 2000-2004 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 7 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á

Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á của công ty không ổn định và có xu hướng giảm sút Công ty cần có các biện pháp nhằm bảo vệ duy trì và mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.

2.2 Theo mặt hàng xuất khẩu

Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty gồm: khăn ăn, khăn mặt, khăn tay, áo choàng tắm, thảm chùi chân, ga trải giường…Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng (từ năm 2001-2004)

Đơn vị: USD

Trang 25

Qua bảng trên ta thấy sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là khăn bông các loại, sản phẩm này luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 3.037.000 USD Năm 2002 do có khó khăn về thị trường nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.623.6000 USD Trong 3 năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu tăng lên, năm 2003 là 3.312.960 USD, năm 2004 là 3.020.500 USD, năm 2005 đạt 3.324.000 USD Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 5: Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng năm 2004

70%12%

Khăn bông các loạiÁo choàng tắmMàn tuyn

Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm mới của công ty trong những năm gần đây Tuy mới được đưa vào sản xuất chưa lâu song giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã có một vị trí đáng kể khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Năm 2001, giá trị xuất khẩu áo choàng tắm đạt 405.000 USD chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2004 con số này đạt 517.800 USD chiếm khoảng 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trong thời gian tới công ty cần có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này

Đối với mặt hàng màn tuyn, công ty chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, ít xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Do đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này không cao, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm tới,

25

Trang 26

công ty cần có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng

2.3 Theo phương thức xuất khẩu

Công ty dệt Minh Khai tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài theo 2 phương thức:

- Xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị và các công ty thương mại tại Nhật Bản có nhu cầu.

- Xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty thương mại trung gian trong nước và ngoài nước.

Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của công tydệt Minh Khai (từ năm 2000-2004)

Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai

Trong những năm qua công ty dệt Minh Khai thực hiện xuất khẩu trực tiếp là chủ yếu, tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức này luôn đạt ở mức cao, trên 95% kim ngạch xuất khẩu Năm 2000 hoạt động xuất khẩu của công ty đạt 3.150.626 USD chiếm 96 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2002 đạt 3.673.040 USD chiếm 98%, năm 2004 cho thấy hầu như công ty chỉ thực hiện xuất khẩu trực tiếp là chính với tỷ trọng 99,3% Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ sau:

26

Trang 27

Bên cạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp, công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu gián tiếp để mở rộng sang các thị trường khác, tuy nhiên vẫn ở mức thấp Do đó , công ty cần có các giải pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gián tiếp.

Trên đây là khái quát về công ty và tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình về hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai trong một vài năm qua.Trong những năm tới công ty cần có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

27

Trang 28

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨMCỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI VÀO THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN

I KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1 Khái quát chung về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Nhật Bản và Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có mối quan hệ làm ăn lâu dài Hàng hoá của Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường Nhật Bản Người tiêu dùng Nhật Bản coi trọng không chỉ đơn thuần về số lượng, giá cả của hàng hoá và dịch vụ họ tiêu dùng mà họ ngày càng coi trọng chất lượng, sự đa dạng và tính hữu ích của sản phẩm

*Đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm dệt của người Nhật.

- Nhật Bản là một quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế, với dân số trên 130 triệu dân, thu nhập bình quân khoảng 32.000 USD / người / năm

- Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng hàng dệt may lớn Trước đây, Nhật chủ yếu nhập các nguyên liệu dệt may như vải, sợi … Hiện nay chủ yếu nhập khẩu quần áo may sẵn và các sản phẩm dệt hoàn chỉnh, khoảng 70% hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản là hàng dệt kim như khăn bông, khăn tắm, khăn trải giường…

Nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản có những đặc điểm sau:

+ Đòi hỏi chất lượng cao:

Do người dân Nhật có mức sống cao nên họ yêu cầu khá khắt khe về chất lượng, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt, có độ bề, độ tin cậy và sự tiện dụng cao, chỉ những lỗi nhỏ trong khi vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm như bao bì không đúng quy cách

28

Trang 29

cũng dẫn đến những tác hại lớn Do vậy cần quan tâm tới khâu hoàn thiện, bao gói, vận chuyển hàng

+ Ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm

Với những mức thu nhập khác nhau, với những lứa tuổi khác nhau, tính cách khác nhau… người tiêu dùng Nhật sẽ lựa chọn những sản phẩm thích hợp Do vậy yêu cầu về sản phẩm là phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, linh hoạt về giá cả sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm… mới thu hút được khách hàng Nhật Bản.

+ Nhạy cảm về giá

Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã, mầu sắc phong phú, giao hàng đúng hạn mà còn mong muốn mua hàng với giá cả hợp lý với sản phẩm mà mình mua.

2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm củacông ty sang Nhật

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn xuất khẩu một mặt phải dựa vào năng lực của chính mình Mặt khác, cũng phụ thuộc vào nhân tố khách quan là thị trường của nước nhập khẩu Việc tìm hiểu về thị trường Nhật Bản, về những quy định cũng như những chính sách mà chính phủ Nhật Bản áp dụng đối với việc nhập khẩu hàng dệt may nói chung và của công ty dệt Minh Khai nói riêng cần phải được nghiên cứu và xem xét một cách cụ thể để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này Khi xuất khẩu sang thị truờng này công ty cần lưu ý một số quy định sau :

*Về nhãn hiệu hàng hoá

Nhãn hiệu hàng hoá là tính phân biệt với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá thể hiện chất lượng, tiếng tăm và uy tín của sản phẩm trên thị trường Một hàng hoá mà có nhãn hiệu mà được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến và xác nhận thì nó sẽ có mức độ tiêu thụ lớn.

29

Trang 30

Để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì sản phẩm của công ty phải được gắn nhãn mác và tên nhà sản xuất, cụ thể như công ty Dệt Minh Khai đã lấy nhãn mác để gắn vào sản phẩm của mình là Mikhatex Bên cạnh đó, theo quy định của Nhật Bản thì các sản phẩm xuất khẩu buộc phải dán nhãn chất lượng bao gồm các sản phẩm như khăn bông, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm, khăn trải giường, bít tất

*Một số tiêu chuẩn của Nhật Bản :

- Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản ( JIS ), đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật Những sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS sẽ được ưu tiên tiêu thụ.

- Dấu chứng nhận chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, các sản phẩm của công ty xuất khẩu sang Nhật Bản phải có dấu chữ Q ( Quality)

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆTMINH KHAI VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty dệt MinhKhai sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là bạn hàng truyền thống và lâu đời của công ty dệt Minh Khai Công ty dệt Minh Khai bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản từ năm 1983, và từ đó cho tới nay đã hơn 20 năm, lượng xuất khẩu vào thị trường này ngày càng tăng và trở thành một thị trường chính của công ty Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm trên 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Còn lại dưới 10% là kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu và Châu Á Điều này đã dẫn đến tình trạng công ty phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Nhật Bản và bất cứ một biến động nào ở thị trường Nhật Bản dù là nhỏ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

Trong thị trường đầy biến động như ngày nay, để tồn tại và phát triển công ty cần đề ra cho mình những phương án cụ thể như sau:

- Mở rộng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu ngoài Nhật Bản, công ty cần tìm các thị trường khác để tăng doanh thu xuất khẩu, nhưng để làm

30

Trang 31

được điều này đòi hỏi công ty phải có nguồn lực lớn và thời gian dài để tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường khác

- Công ty tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản Với nền tảng có sẵn là có quan hệ làm ăn lâu đời với Nhật Bản, công ty cần cố gắng hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khâu sang Nhật bằng cách tìm hiểu kỹ hơn thị trường này ,cải tiến đa dạng hoá sản phẩm, bảo đảm về chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, hạ giá thành sản phẩm…thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Phương hướng này không đòi hỏi chi phí nhiều như phương án trên và thời gian để thực hiện cũng ngắn hơn Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty hiện nay.

1.1 Kết quả xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật

1.1.1) Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật

Công ty xuất khẩu sang Nhật những sản phẩm như khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm và một số sản phẩm khác như thảm chùi chân, ga trải giường, khăn phủ ghế….

Với sản phẩm khăn bông, công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100% nên có độ thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dung.

+ Kết quả xuất khẩu sang Nhật của công ty theo cơ cấu mặt hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 10 : Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật của công ty

Trang 32

Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai

Qua bảng trên ta thấy khăn bông luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của công ty Trong đó kim ngạch xuất khẩu khăn mặt là cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu khăn bông và có tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 2.972.335USD, năm 2004 đạt 3.431.054USD, đến năm 2005 đạt 3.746.009 USD ( chiếm 74,5% KNXK )Sản phẩm khăn ăn cũng có xu hướng tăng, năm 2001 đạt 724.030 USD, năm 2005 đạt 930.217 USD, vì khăn mặt và khăn ăn là những mặt hàng thông dụng nó được dùng cả trong gia đình, các khách sạn và phục vụ cho việc ăn của mọi người, nên khăn mặt luôn giữ vị trí đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Sản phẩm khăn tắm chiếm tỷ lệ ít hơn, kim ngạch xuất khẩu khăn tắm thấp nhất là do khăn tắm đã có một sản phẩm thay thế khác là áo choàng tắm Kim ngạch xuất khẩu áo choàng tắm của công ty sang Nhật luôn tăng lên từ năm 2001 chỉ đạt 838.352 USD chiếm 22%, sang năm 2004 đã đạt 1.401.417 USD và chiếm tới 29%, năm 2005 đạt 1.282.191 USD chiếm 25,5% Sở dĩ như vậy là do áo choàng tắm có nhiều tiện lợi với mầu sắc phong phú, chất lượng tốt, khách hàng mặc áo choàng tắm thoải mái và lịch sự hơn là chỉ khoác khăn tắm… hiện nay xu hướng sử dụng áo choàng tắm có xu hướng tăng nên công ty cần có hướng nghiên cứu sản xuất đa dạng hoá mẫu mã mấu sắc cho mặt hang này.

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật năm 2005 của công ty được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ sau :

32

Trang 33

1.1.2) Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của công ty.

Thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của công ty vì nó liên quan tới mọi hoạt động của công ty, từ việc lập kế hoạch đến việc chuẩn bị các yếu tố để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra một cach cân đối và liên tục.

Giá trị xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của công ty dệt Minh Khai (từ năm 2000-2005 ) được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 11: Giá trị xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của công ty dệtMinh Khai (từ năm 2001-2005 )

Nguồn : Phòng kế hoach thị trường – Công ty dệt Minh Khai

Nhìn vào bảng ta thấy giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty luôn thu được kết quả cao trong quý II và quý IV, đặc biệt là trong quý IV giá trị xuất khẩu liên tục tăng trong 3 năm từ năm 2000- 2003, năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 1.400.389 USD chiếm 37,3% tổng kim ngạch xuất khẩu,

33

Trang 34

năm 2002 đạt 1.664.874 USD, năm 2003 đạt 1.838.446 USD, năm 2004 giá trị này giảm xuống còn 1.725.193 USD chiếm 35,7% là do chủ trương của nhà nước cần phải quan tâm hơn đến thị trường trong nước Đến năm 2005 đạt 2.011.281 chiếm 40% KNXK Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu trong các năm từ 2001-2005 tăng giảm không ổn định, kim ngạch xuất khẩu trong quý II đạt từ 35-40% và trong quý 4 đạt từ 35-46% giá trị xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu theo thời gian của công ty sang Nhật Bản năm 2005 được thể hiện trong biểu đồ sau :

Giá trị xuất khẩu trong 2 quý II và IV luôn đạt tỷ trọng cao là vì trong khoảng hai thời gian này sản lượng sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh do có nhiều đơn đặt hàng Thời điểm quý II là vào mùa hè, số khách du lịch tới Nhật Bản tăng lên nhiều vì vậy các khách sạn cần nhiều khăn ăn, khăn tăm, khăn mặt hơn Vào quý IV, do có nhiều ngày lễ, ngày tết nên người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng sản phẩm nhiều hơn Mặt khác vào những dịp cuối năm thường là những tháng người bán đưa ra nhiều hoạt động khuyến mãi do đó đây là những tháng có tiêu dùng lớn vì vậy lượng tiêu dùng sản phẩm của công ty tăng lên là hợp lí.

Như vậy yếu tố mùa vụ đã ảnh hưởng rất rõ rệt đến việc xuất khẩu sản phẩm khăn bông Công ty cần phải tiến hành bố trí kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý vào những quý có nhu cầu lớn để kịp bố trí giao hàng cho

34

Trang 35

khách Bên cạnh đó doanh nghiệp nên đa dạng hoá mặt hàng để có thể tận dụng lúc thời gian nhàn rỗi vào những tháng không có nhiều đơn đặt hàng Điều này sẽ giúp công ty hoạt động có năng suất cao hơn, hiệu quả lớn hơn.

1.1.3) Kim ngạch xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu sản phẩm của công tysang Nhật Bản

Thị trường chính của công ty là thị trường Nhật Bản Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Có thể nói, Nhật Bản là là bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất quyết định sự sống còn của công ty.

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 12 : Kim ngạch XK và doanh thu XK sản phẩm sang Nhật của

Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai

Qua bảng ta thấy, doanh thu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật của công ty tăng giảm không đều, bình quân trong 4 năm 2001-2004, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật là 3.809.550 USD với tỷ giá giao dịch bình quân là 15.261(VND/USD) thì doanh thu xuất khẩu sang Nhật đạt trên 58 tỷ đồng Năm 2005 công ty đã đạt được trên 79 tỷ đồng Số lượng xuất khẩu sản phẩm qua các năm cũng tăng lên nhưng với mức độ tăng chậm.

Doanh thu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật của công ty dệt Minh Khai ( từ năm 2001-2005) được thể hiện qua biểu đồ sau :

35

Trang 36

năm 2001năm 2002năm 2003năm 2004năm 2005

1.2.1.Hình thức xuất khẩu sang Nhật

Hình thức mà công ty lựa chọn khi tiến hành xuất khẩu sản phẩm sang Nhật là xuất khẩu trực tiếp Với hình thức này, công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao và đã thu được một lượng ngoại tệ đáng kể, điều này chứng tỏ công ty tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, các sản phẩm của công ty đã được khẳng định và có vị trí trên thị trường Nhật Bản.

Với phương thức xuất khẩu trực tiếp, công ty có thể nắm được những thay đổi về nhu cầu thị hiếu, giá cả và phân phối ở nước ngoài Tuy nhiên, công ty phải đầu tư nguồn lực khá lớn.

1.2.2 Kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu sang Nhật

Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tốt thì công ty không chỉ đưa ra những sản phẩm tốt với mức giá phù hợp mà còn đáp ứng được đúng thời gian và địa điểm.

Đối với công ty dệt Minh Khai, hệ thống phân phối sản phẩm được tiến hành chủ yếu qua các nhà nhập khẩu nước ngoài rồi tới các siêu thị hay

36

Trang 37

người tiêu dùng qua mạng lưới phân phối chính của họ Kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm sang Nhật của công ty dệt MinhKhai

Qua mô hình trên ta có thể nhận thấy rằng kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản của công ty vẫn còn đơn giản, mới chỉ có hai thành viên trong kênh.

Thành viên thứ nhất trong kênh phân phối là các nhà nhập khẩu Nhật Bản bao gồm các công ty thương mại ASAHI, ITOCHO, VINASEIKO, HOUEI, DAIEL, FUKIEN… đây là những nhà phân phối sản phẩm chính của công ty.

Thành viên thứ hai trong kênh phân phối là các nhà bán lẻ bao gồm các siêu thị, các khách sạn, nhà hàng Với kênh phân phối này trong những năm qua công ty dệt Minh Khai đã từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản Hàng năm doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn đạt mức tỷ trọng cao, góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận xuất khẩu cho công ty Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế của công ty vì thông tin từ người tiêu dùng cuối cùng mà công ty có được đều do các công ty Nhật Bản và các nhà phân phối cung cấp Công ty không có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng để tìm hiểu nhu cầu cũng như sở thích tiêu dùng của họ Vì vậy việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty phụ thuộc rất lớn vào các đơn đặt hàng của các nhà phân phối này trên thị trường Nhật Bản Trong những năm tới công

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:36

Hình ảnh liên quan

Sản phẩm của công ty qua các năm từ 2001-2004 được thể hiện qua bảng sau: - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

n.

phẩm của công ty qua các năm từ 2001-2004 được thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình về đầu tư máy móc thiết bị của công ty  trong những năm qua - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Bảng 2.

Tình hình về đầu tư máy móc thiết bị của công ty trong những năm qua Xem tại trang 12 của tài liệu.
• Số lượng và chất lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau : - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

l.

ượng và chất lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau : Xem tại trang 14 của tài liệu.
Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng sau: - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

nh.

hình kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng sau: Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty (từ năm 2000-2004) - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Bảng 6.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty (từ năm 2000-2004) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châ uÁ - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Bảng 7.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châ uÁ Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng16: Chương trình đầu tư giai đoạn 2005-2010 - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Bảng 16.

Chương trình đầu tư giai đoạn 2005-2010 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 17: Giá cả nguyên vật liệu chính - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Bảng 17.

Giá cả nguyên vật liệu chính Xem tại trang 54 của tài liệu.
Kế hoạch đào tạo lao động được thể hiện trong bảng sau: - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

ho.

ạch đào tạo lao động được thể hiện trong bảng sau: Xem tại trang 59 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan