Kinh Đô những Thuận lợi, khó khăn và định hướng khắc phục.doc

15 3.5K 21
Kinh Đô những Thuận lợi, khó khăn và định hướng khắc phục.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Đô những Thuận lợi, khó khăn và định hướng khắc phục

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ( KDC )

I.Vài nét sơ lược về Công ty Cổ phần Kinh Đô:

• Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần KINH ĐÔ ( KDC )

• Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần

Trang 2

 Nhãn hàng một số sản phẩm của Kinh Đô: - Bánh kẹo:

- Thức uống:

Phương châm hoạt động của công ty Kinh Đô là:

“CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU”.

III Quá trình thành lập và phát triển:

Được thành lập từ năm 1993, Công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ tại Phú Lâm, Quận 06 với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và lượng công nhân viên khoảng 70 người Lúc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước

Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của công ty, qua việc thành công trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan) Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, BGĐ Cty đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công

Trang 3

Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m2 Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD

Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD Đây là các sản phẩm mang tính dinh dưỡng cao, vệ sinh và giá cả thích hợp cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập

Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 01 vốn là một khu đất của dự án đầu tư không triển khai được (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) Nhận ra tiềm năng kinh doanh của khu vực này, Ban Giám Đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm, góp phần tạo bề mặt văn minh sạch đẹp cho thành phố Hồ Chí Minh Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô, với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi, với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m2 Và để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại Km22 thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m2, tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ

Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ Nhà máy Kinh Đô tại Hưng Yên cũng được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Trang 4

Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan, … Tìm thêm thị trường mới thông qua việc phát huy nội lực, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các hội chợ quốc tế về thực phẩm tại Singapore, Mỹ, … Cải tiến chất lượng, khẩu vị, bao bì mẫu mã phù hợp với từng thị trường cũng như yêu cầu của từng đối tượng khách hàng nước ngoài, … Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty Kinh Đô phát triển hệ thống các nhà phân phối và đại lý phủ khắp 61 tỉnh thành, luôn luôn đảm bảo việc kinh doanh phân phối được thông suốt và kịp thời Với năng lực, kinh nghiệm và nhiều năm gắn bó, hệ thống các nhà phân phối và đại lý của Công ty đã góp phần đáng kể cho sự trưởng thành và phát triển của mình

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài, đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002

Nói đến công ty Kinh Đô phải nói đến Bánh Trung Thu Kinh Đô Năm 2002 là năm thứ tư công ty tham gia vào thị trường bánh Trung Thu, nhưng công ty đã hoàn toàn khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình, với sản lượng tăng vọt từ 150 tấn trong năm 1999 lên đến 450 tấn trong năm 2000, 700 tấn trong năm 2001 lên đến 800 tấn trong mùa trung thu năm 2002 Trong năm 2002, để thực hiện các kế hoạch phát triển của mình, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ Công ty đã mạnh dạn đầu tư sản xuất Chocolate trị giá trên 1 triệu USD, nhằm đưa công ty trở thành công ty đứng đầu cả nước trong lãnh vực sản xuất Chocolate, một sản phẩm có nhiều tiềm năng về tiêu dùng trong và ngoài nước

Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của các nước trong khu vực, chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AFTA vào năm 2003 Việc đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới mang tính ưu việt, chất lượng cao luôn được Ban Lãnh Đạo Công Ty chú trọng Đây cũng chính là tiềm lực và xu hướng phát triển trong tương lai Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước

Năm 2003, Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập Công ty Cổ phần kem KI DO Điều này đã tạo nên một sự kiện đột phá cho doanh nghiệp Việt Nam.

Trang 5

Năm 2004, Công ty Cổ phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập với chức năng sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp và quản lý hệ thống các Kinh Đô Bakery.

Thành lập Công ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô nhằm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống Kinh Đô, đồng thời thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản.

Cổ phiếu của Kinh Đô Miền Bắc chính thức được niêm yết với mã chứng khoán NKD Năm 2005, tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSTC) cổ phiếu Công ty Cổ phần Kinh Đô (với mã giao dịch KDC) đã chính thức được niêm yết.

Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ phần nước giải khác Sài Gòn- tribeco Lần đầu tiên tại Việt Nam một công ty trong nước sử dụng công cụ tài chính đầu tư vào Công ty khác thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán.

Năm 2006, Hệ thống Kinh Đô khởi công xây dựng 2 nhà máy mới: Kinh Đô Bình Dương và Tribeco Bình Dương với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng trên diện tích xây dựng 13ha tại khu Công nghiệp VietNam- Singapore.

Năm 2007, Công ty Tribeco Sài Gòn và Công ty cổ phần CBTP Kinh Đô Miền Bắc đã khởi công xây dựng nhà máy ở Hưng Yên.

Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ phần CBTP Giải Pháp Sài Thành (SSC), và chính thức tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân sự cao cấp.

Năm 2008, Kinh Đô và Công ty CBTP Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm(Nutifood) ký kết hợp tác liên minh chiến lược toàn diện.

Kinh Đô đầu tư vào Vinabico, tham gia trực tiếp vào quản trị và điểu hành, đánh dấu bước mở rộng sản xuất các sản phẩm thực phẩm,phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dương được xây dựng hiện đại, đáp ứng yêu cầu khu vực và quốc tế theo tiêu chuẩn GMP( Good Manufacturing Practices), HACCP trên diện tích 9h với tổng vốn đầu tư gần400tỷ đồng tại khu Công nghiệp VietNam – Singapore.

Kinh Đô hiện có một mạng lưới hơn 200 nhà phân phối và trên 70.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20% Bên cạnh đó, một hệ thống gần 40 Kinh Đô Bakery, 01 Trung Tâm Thương Mại Savico – Kinh Đô đặt tại Tp.HCM và 03 Kinh Đô Bakery đặt tại Hà Nội đã đưa sản phẩm Kinh Đô đến trực tiếp người tiêu dùng Song song, sản lượng xuất khẩu sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm trên 20% tổng sản lượng tiêu thụ, ngoài những đối tác xuất khẩu hiện nay, Kinh Đô chủ động khảo sát và phát triển đến những thị trường mới như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Mỹ và Trung Đông Một trong những thành quả và là niềm tự hào mà công ty đạt

Trang 6

được trong 9 năm qua, đó là đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn cao, được đào tạo trong và ngoài nước Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Công ty quan tâm.

Công ty Cổ phần Kinh Đô sau nhiều năm thành lập và phát triển đã đạt được những kết quả cao: Theo báo cáo tài chính, kết thúc nửa đầu năm 2009, Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) đạt 532,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,7% so với nửa đầu năm 2008 Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ sau khi đã trừ lợi ích cổ đông thiểu số đạt 97 tỷ đồng, tăng mạnh 74,8% so với cùng kỳ năm trước

Sản lượng bán hàng tăng và giá một số sản phẩm tăng nhẹ là yếu tố hỗ trợ chủ yếu cho tăng trưởng doanh thu của Công ty trong nửa đầu năm 2009 Bên cạnh đó, chi phí nguyên liệu đầu vào năm nay thấp hơn cùng kỳ năm ngoái và chiến lược tập trung đẩy mạnh các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao đã đem lại cho KDC sự cải thiện trong tỷ suất lợi nhuận gộp biên trong khoảng thời gian này với 25,2% so với mức 23,5% của nửa đầu năm 2008.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, sự hồi phục của thị trường tài chính - chứng khoán đã đóng vai trò hết sức quan trọng giúp KDC đạt mức lợi nhuận khả quan trong 6 tháng đầu năm Hoạt động đầu tư tài chính, chủ yếu là đầu tư chứng khoán, đã đem lại cho Công ty gần 67 tỷ đồng lợi nhuận thông qua việc cơ cấu lại danh mục đầu tư ngắn hạn (giảm bớt 63 tỷ đồng) cùng với việc hoàn nhập hơn 190 tỷ đồng dự phòng (gồm 42,7 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng ngắn hạn và 147,6 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng dài hạn).

Trang 7

IV. Ý NGHĨA LOGO VÀ CÁC GIẢI THƯỞNG GẦN ĐÂY NHẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ( KDC):

1 Ý nghĩa Logo:

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm chế biến, thương hiệu Kinh Đô luôn chú tâm đến việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, mà các yếu tố nhằm tạo sự chú ý của người tiêu dùng rất quan trọng.

Lô-gô của Kinh Đô với một tổng thể hài hòa và đồng nhất về màu sắc đã tạo sự nổi trội của một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thực phẩm Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và lòng trung thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty.

Tên Kinh Đô là mong muốn doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường

Trang 8

Hình Ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định.

Hình vương miện đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng tới năm châu Với sức bật đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.

Với những ý nhĩa nêu trên, lô-gô đại diện thương hiệu Kinh Đô đã và đang tiếp tục khẳng định uy tín và chất lượng với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

2 Các giải thưởng tiêu biểu của Kinh Đô trong những năm gần đây:

Giải thưởng quan trọng và đáng quan tâm hiện nay nhất đối với Kinh Đô: Thương hiệu Kinh Đô đứng vị trí thứ 4 trong TOP 10 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT TẠI VIỆT NAM( sau 3 thương hiệu của nước ngoài là Honda, Omo và Nokia), ngoài ra, Kinh Đô còn trên một số thương hiệu như Sony, Heineken, Vinamilk,…

Kết quả này một lần nữa khẳng định sự tin tưởng và đánh giá cao của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu Kinh Đô.

BẢNG XẾP HẠNG TOP 10 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM

( Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cty nghiên cứu thị trường ACNielsen và Công ty Truyền thông Cuộc Sống - Life Media tổ chức.)

No Thương Hiệu Quốc Gia Ngành Hàng Chỉ Số Nổi Tiếng 1 HONDA Japan PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN

72,6 2 OMO Netherlands HÓA PHẨM - HÓA MỸ PHẨM 66,6

5 SONY Japan ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - ĐIỆN GIA DỤNG 58,2 6 METRO Germany THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP 57,8

Trang 9

8 BẢO VIỆT Viet Nam BẢO HIỂM 57,1 9 AGRIBANK Viet Nam NGÂN HÀNG - CÁC DỊCH VỤ NGÂN

 NĂM 2008 CÓ CÁC GIẢI THƯỞNG:

• Kinh Đô đạt danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2008.

• Sản phẩm AFC của Kinh Đô được bình chọn danh hiệu top “100 thương hiệu sản phẩm tiêu biểu ứng dụng khoa học& công nghệ” do Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận.

• Kinh Đô vinh dự nhận nhiều bằng khen, giấy khen của UBND TP.HCM, UBMTTQ TP.HCM vì những đóng góp cho các hoạt động xã hội( chương trình “ Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ, Hội chợ “Chợ lớn 2008…).

• Chương trình “thương hiệu quốc gia” do Chính Phủ chỉ đạo, Bộ Công Thương tổ chức, Kinh Đô vinh dự là 1 trong 30 Doanh nghiệp được tham gia chương trình Từ đó, Chính Phủ sẽ có những hỗ trợ cho Doanh nghiệp phát triển thương hiệu trong và ngoài nước.

 NĂM 2007 CÓ CÁC GIẢI THƯỞNG:

• Kinh Đô đạt danh hiệu: “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 11 năm liền (1997-2007).

• Kinh Đô được UBNDTPCM tặng bằng khen: đã có thành tích trong công tác tổ chức các hoạt động Đường hoa Nguyễn Huệ và Lễ hội Bánh Tét năm 2006.

• Kinh Đô được UBNDTPCM tặng bằng khen: đơn vị có thành tích đóng góp cho cuộc vận động “Vì người nghèo” Thành Phố trong 5 năm (2001 – 2005)

• Tháng 4/2007: Kinh Đô được bình chọn là “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006”.

• Tháng 4/2007:Kinh Đô được bình chọn là “Thương hiệu dẫn đầu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”.

• Tháng 5/2007: Kinh Đô nhận bằng khen: đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của đất nước.

 NĂM 2006 CÓ CÁC GIẢI THƯỞNG:

• Kinh Đô vinh dự nhận Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ: Đã có thành tích trong công tác nhân đạo từ thiện và phong trào “Vì người nghèo” của thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 đến năm 2003.

Trang 10

• Kinh Đô được bình chọn thứ 3 trong 100 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam.

• Sản phẩm Cookies và Cracker của Kinh Đô được công nhận là SP công nghiệp chủ lực của TPHCM.

• Kinh Đô nhận bằng khen: đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2005.

• Kinh Đô nhận bằng khen: đơn vị có thành tích chấp hành tốt chính sách thuế năm 2005.

• Kinh Đô nhận bằng khen: Đã có thành tích tổ chức, thực hiện tốt CT đảm bảo vệ sinh ATTP của thành phố trong 5 năm 2001 – 2005.

• Kinh Đô được bình chọn là “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2005.

• Kinh Đô vinh dự nhận Cờ Thi Đua của Thủ Tướng Chính Phủ nhân hội nghị Tổng Kết Phong Trào Thi Đua năm 2005.

• Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2005.

• Kinh Đô đạt danh hiệu: “Tin & Dùng Việt Nam” và xếp thứ 4 trong 10 sản phẩm được tin và dùng thường xuyên.

• Kinh Đô đạt Cúp Vàng: “Vì sự phát triển cộng đồng” năm 2006.

• Kinh Đô được bình chọn thứ nhất trong số 10 nhãn hiệu hàng đầu VN có tiềm năng phát triển.

• Kinh Đô đạt danh hiệu “Top Ten Doanh Nghiệp Tiêu Biểu 2006”.

• Kinh Đô vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba.

V Phân tích những Cơ hội, Nguy cơ, Điểm mạnh, Điểm yếu hiện có của Kinh Đô ( ma trận SWOT):

 Điểm mạnh:

- Thứ nhất, Kinh Đô hiện nắm 35% thị phần thị trường bánh kẹo cả nước.

- Thứ hai, hệ thống phân phối rất tốt, công ty đang sở hữu hệ thống bán lẻ rộng khắp Việt Nam với gần 40 Kinh Đô Bakery, hơn 200 Nhà phân phối và 70.000 điểm bán lẻ bánh kẹo, 335 Nhà phân phối và 104.000 điểm bán lẻ nước giải khát, 70 nhà phân phối và 15000 điểm bán lẻ kem và các loại thực phẩm lạnh.

- Tiếp theo là giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gầy dựng trong suốt hơn 10 năm qua được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

- 13 năm liền lọt vào danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn

Tiếp Thị tổ chức.

- Đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, thương hiệu của Kinh Đô đã gắn liền với con người Việt Nam.

Ngày đăng: 28/09/2012, 13:03

Hình ảnh liên quan

Hình Ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định. - Kinh Đô những Thuận lợi, khó khăn và định hướng khắc phục.doc

nh.

Ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan