Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

67 661 3
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước.

Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Thủy sản xuất khẩu là một ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năngViệt Nam cần chú trọng khai thác. Tuy nhiên để làm được điều đó, nhất là trong điều kiện ngày nay, các biện pháp thuế quan, hạn ngạch không còn được thịnh hành nữa, rào cản kỹ thuật ngày càng được các nước nhập khẩu quan tâm sử dụng nhiều với nhiều hình thức đa dạng bởi nhiều lợi ích mang lại từ nó cho nước sử dụng. Việt Nam, một trong những nước chủ yếu lấy xuất khẩu làm mặt hàng mũi nhọn, sẽ phải làm gì trước sự thay đổi này, làm sao để có thể vượt rào thành công? Bài viết sau đây của em nhằm mục đích phân tích một phần nào đặc trưng của thị trường Hoa Kỳ về lĩnh vực thủy sản, các biện pháp về rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng cho mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là đối với thủy sản từ Việt Nam, nêu đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này, qua đó nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vượt rào trong thời gian tới. Bài viết của em được chia làm 3 phần chính: Phần 1. Giới thiệu về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. Phần 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam. Phần 3. Một số giải pháp vượt rào trong thời gian tới. Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Đỗ Đức Bình, trong thời gian thực hiện bài viết đã góp ý sửa đổi giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn thầy! Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. 1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ. 1.1.1. Các rào cản phi thuế quan. Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu. Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước Các rào cản phi thuế quan ngày nay rất đa dạng, bao gồm: • Các biện pháp kỹ thuật • Các quy định thủ tục hải quan • Các thủ tục quy trình hành chính (nói chung) • Các loại thuế phí trong nước • Trợ cấp các hỗ trợ của Chính phủ • Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu • Quy định hoặc chi phí về vận chuyển • Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung) • Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động • Các công cụ bảo hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ) • Các quy định của thị trường trong nước…v.v… Hàng rào kỹ thuật là một trong các hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá, công nghệ, quá trình sản xuất cũng như việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, các quá trình khác như thử nghiệm, kiểm tra, giám định, quản lý chất lượng . đối với hàng hoá. Ở khía cạnh tích cực, các yêu cầu này rất cần thiết cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá. Thế nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phức tạp như chính quá trình thương mại. Các nước sử dụng các tiêu chuẩn này để bảo vệ thị trường trước các đối thủ cạnh tranh, các nước có thể đưa ra các yêu cầu, đó là các rào cản kỹ thuật, hàng hoá muốn đưa vào thị trường phải thỏa mãn các tiêu chuẩn mà chỉ có họ mới đáp ứng được. Điều này đã tạo nên hàng rào bảo vệ cho hàng hóa của nước họ trước hàng hóa của các doanh nghiệp các nước cạnh tranh. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Phương thức để tạo ra rào cản chính là các yêu cầu kỹ thuật như các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật phải đạt được của hàng hóa; các yêu cầu về nhãn mác, hướng dẫn sử dụng . Hàng rào kỹ thuật trong thương mại rất đa dạng được áp dụng khác nhau giữa các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản có thể được chia làm 3 nhóm sau: Nhóm 1. Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho con người, vật nuôi cây trồng. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận chấp nhận, những quy định các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, … Nhóm 2. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất lượng an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói bao bì, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng tạp chất, nhãn sinh thái ( là nhãn được dán cho sản phẩm được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Sản phẩm có dán nhãn sinh thái thường có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại mà không có nhãn sinh thái ), phí môi trường . Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn. Nhóm 3. Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng các tiêu chuẩn đo lường. Các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ thường chú trọng áp dụng đó là: • Quy định về an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng (HACCP ). HACCP là hệ thống phân tích mối nguy xác định điểm kiểm soát trọng yếu, nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng tức là nó không có mối nguy không thể chấp nhận cho sức khỏe. Hệ thống này nhận biết những mối nguy có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy có thể xảy ra. Các nguyên lý của HACCP: Có 7 nguyên tắc dùng làm cơ sở cho hệ thống HACCP. Bao gồm: - Hướng dẫn phân tích những mối nguy. - Xác định những điểm kiểm soát trọng yếu ( CCPs ). Mối CCP là một bước mà việc kiểm soát có thể áp dụng cần thiết để ngăn chặn hoặc loại trừ một mối nguy an toàn thực phẩm hoặc giảm bớt nó đến mức độ cần thiết. - Thiết lập những ranh giới tới hạn ( là tiêu chuẩn cần phù hợp với mỗi CCp ). - Thiết lập một hệ thống kiểm tra việc điều khiển của CCPs. - Thiết lập hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện khi hệ thống kiểm tra chỉ ra một CCP đặc biệt không nằm dưới sự kiểm soát. - Thiết lập những thủ tục kiểm tra xác định hệ thống HACCP đang làm việc hiệu quả. - Thiết lập tài liệu dẫn chứng liên quan tới tất cả các thủ tục các biên bản thích hợp với những nguyên tắc này ứng dụng của chúng. Các nước xuất khẩu thực phẩm sang Hoa Kỳ muốn thông quan bắt buộc phải áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của HACCP. • Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000). SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability Internaltional (SAI ) phát triển giám sát. Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải thỏa mãn 8 yêu cầu của SA8000: - Sử dụng lao động theo đúng độ tuổi quy định. - Không được thuê hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức. - Phải đảm bảo sức khỏe an toàn, quyền lợi chế độ bồi thường cho người lao động. - Cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp tham gia các hiệp hội khác nhau. - Không được phân biệt đối xử trong việc thuê mướn, bồi thường, cơ hội thăng tiến…Không được cản trở việc thực hiện quyền cá nhân, tự do tín ngưỡng…Không được đe dọa, lạm dụng hay cưỡng bức lao động - Các biện pháp kỷ luật không được áp dụng hình phạt thể xác, tinh thần sỉ nhục bằng lời nói. - Thời gian làm việc phải theo tiêu chuẩn quốc tế. - Chế độ bồi thường, lương thưởng phải phù hợp với luật pháp. • Quy định về bảo vệ môi trường ( ISO14000 ) Quy định này nêu rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường trong đó đặc biệt lưu ý tới các quy định pháp lý về tác động ảnh hưởng của môi trường nhằm giúp các doanh nghiệp hệ thống hóa các chính sách các mục tiêu về môi trường của mình. Trong ISO14000 bao gồm ISO14001 ISO14004, ISO14001 là các yêu cầu đối với hệ thống còn ISO14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. Các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường việc sử dụng nguyên nhiên liệu không làm mất cân bằng sinh thái, các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường. • Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ( IS9000 ). ISO9000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ban hành. Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO9000 bao gồm các tiêu chuẩn quy định những yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp muốn được chứng nhận phải áp dụng như ISO9001/2/3:1994, hoặc ISO9000:2000, các tiêu chuẩn hỗ trợ khác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: - ISO 9001: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt dịch vụ kỹ thuật. - ISO 9002: Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt dịch vụ kỹ thuật. - ISO 9003: Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra thử nghiệm cuối cùng. Cả 3 tiêu chuẩn này gộp lại thành tiêu chuẩn duy nhất là ISO9001:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. 8 nguyên tắc của quản lý chất lượng: - Hướng vào khách hàng ( Customer focus ). - Sự lãnh đạo ( Leadership ). - Sự tham gia của mọi người ( Involvement of people ). - Cách tiếp cận theo quá trình ( Process Approach). - Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý ( System approach to management ). - Cải tiến liên tục ( Continual Inprovement). - Quyết định dựa trên sự kiện ( Factual approach to decision making ). - Quan hệ hợp tác cùng lợi với người cung ứng ( Mutually beneficial supplier relationship ). Mặc dù đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhưng đây là tiêu chuẩn cần có để hàng hóa có thể cạnh tranh được trên thị trường này. • Chống bán phá giá ( anti-dumping ) Chống bán phá giá được Hoa Kỳ thực hiện một cách chặt chẽ. Hoa Kỳ thực hiện việc điều tra việc bán phá giá hàng nhập khẩu khi có đủ 50% số doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa cùng tham gia tên vào đơn kiện đối với nước xuất khẩu. Cơ sở xác định hàng hóa bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ là mức giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Khi xác định được hàng hóa là bán phá giá, bộ Thương mại Hoa Kỳ thực hiện việc điều tra dưới sự giám sát của cơ quan trọng tài trung tâm thương mại quốc tế WTO. Nói thì vậy nhưng trên thực tế Hoa Kỳ sẽ xử các doanh nghiệp vi phạm chính sách chống bán phá giá theo luật lệ riêng của Hoa Kỳ, theo chính sách truyền thống riêng của Hoa Kỳ. 1.1.2. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBTs. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) còn được gọi là “bộ luật của các tiêu chuẩn” là một hệ thống các văn bản pháp ban hành để sử dụng rộng rãi lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn về pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp…của sản phẩm các hoạt động có liên quan mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc hoặc không bắt buộc đối với các nước thành viên. 1.1.2.1. Mục đích của Hiệp định TBT. Hiệp định TBT ra đời nhằm đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất cho các rào cản kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng. Các quốc gia trên thế giới có trình độ phát triển khác nhau cho nên việc sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật này không nhất thiết phải hoàn toàn cứng nhắc, nhất quán. Các quốc gia có trình độ phát triển chưa cao, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của TBT do trình độ công nghệ, khả năng quản lý nhận thức về tiêu chuẩn an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng chưa đầy đủ thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn thấp hơn, mục tiêu của hiệp định nhằm không cho phép các nước phát triển đưa ra các yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế, nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học là cần thiết với quốc gia đó vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an toàn, vệ sinh, môi trường hay an ninh. Hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên đưa ra các cam kết, thỏa thuận công nhận các kết quả kiểm tra, chứng nhận chất lượng hàng hóa của nhau, nhằm giảm thiểu thời gian chi phí trong việc giám định lại chất lượng hàng hóa tại cảng nhập khẩu của nước đối tác. hiệp định TBT là cần thiết đối với hoạt động thương mại toàn cầu các quốc gia nên tuân thủ các nguyên tắc của hiệp định một cách tự nguyện. Tuy nhiên, việc thực hiện các nguyên tắc của hiệp định một cách thống nhất là một vấn đề khó khăn vì trình độ của các nước trên thế giới còn chênh lệch nhau rất nhiều, giữa các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…với các nước đang hoặc chậm phát triển. Ví dụ như Việt Nam, mặc dù TBTs là một trong những hiệp định đa phương được Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ kể từ khi gia nhập WTO. Mặc dù việc hài hoà các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) với các tiêu chuẩn quốc tế ( TCQT) không phải là một yêu cầu bắt buộc để gia nhập WTO, nhưng trình độ của Việt Nam về mọi mặt còn hạn chế, nên việc áp dụng thực hiện một cách hoàn toàn triệt để các quy tắc của hiệp định là một điều rất khó. Nhưng nếu Việt Nam không nhanh chóng nâng cao trình độ, thu hẹp chênh lệch TCVN với quốc tế sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DNVN, ảnh hưởng tới việc bảo vệ sản xuất trong nước quản lý xuất nhập khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, Việt Nam phải cố gắng trong việc bổ sung, hoàn thiện, sửa đổi thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hiệp định TBT trong điều kiện hội nhập. 1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hiệp định TBT. • Nguyên tắc không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa: Các nước thành viên phải áp dụng quy chế tối huệ quốc quy chế đối xử quốc gia khi đưa ra các quy định quản lý kỹ thuật, phải đảm bảo có sự đối xử như nhau giữa các nước thành viên giữa hàng hoá sản xuất trong nước hàng nhập khẩu vào nước mình. • Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước thành viên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật thống nhất đối với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, nghĩa là, một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì không có hàng rào kỹ thuật được tạo ra với yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế đối với thương mại giữa các nước thành viên nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học là cần thiết vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an toàn, vệ sinh, môi trường hay an ninh. • Công khai, minh bạch về các biện pháp kỹ thuật mà các nước sử dụng . Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên hiệp định còn có các nguyên tắc như hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận lẫn nhau các kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định chất lượng . [...]... 3 quý đầu năm, xuất khẩu đạt 3.35 tỷ USD hàng thủy sản Việt Nam đã thuyết phục nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… Các tháng giữa cuối năm, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ tăng trở lại, hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục khai thác thị trường Hoa Kỳ Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 12 tỷ USD/năm trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn hạn chế,... trị xuất khẩu thủy sản vào thị trường này Việt nam trở thành nước đứng thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm thứ bảy về sản lượng Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng trở nên đa dạng hơn Ngoài tôm, các doanh nghiệp Việt nam cũng xuất khẩu các sản phẩm tươi sống khác như cá ngừ, cá thu cua với mức giá ổn định Nhìn chung, tôm cá vẫn là các mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất. .. tỷ USD Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1995-2000 Năm Doanh thu (triệu usd) 1995 19.58 1996 33.99 1997 46.38 1998 80.60 1999 128.12 2000 301.30 ( Nguồn Bộ thủy sản Việt Nam) Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ... so với năm 2006, vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam Tuy nhiên Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có hàng thủy sản nhiễm nhiều tạp chất hóa chất Ví dụ như trong tháng 5 năm 2007, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, chỉ riêng trong tháng 4 năm 2007, cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ đã từ chối nhập khẩu 27 lô hàng thủy sản Việt Nam do phần lớn... tâm tin học thủy sản) Năm 2005 là năm với nhiều biến động trong ngành thủy sản, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đạt được chỉ tiêu đề ra Sang tới năm 2006, là năm ngành thủy sản Việt Nam đề cao chất lượng hàng thủy sản cho nên cũng giành được nhiều thành công Tháng 2 năm 2006, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 150 triệu USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hai tháng... thể là tháng 1/2008 Hoa Kỳ nhập khẩu 4.728 tấn, tháng 2/2008 nhập 2.325 tấn, tháng 3/2008 nhập 1.545 tấn Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2008 liên tục đạt mức tăng trưởng âm, Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Riêng trong tháng 3 năm 2008, xuất khẩu sang thị trường này... các nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam Các trường hợp đó cho thấy Hoa Kỳ sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại để làm giảm lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam Hoa Kỳ áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam như là một công cụ nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này 1.2.2 Khái quát về đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ Hoa kỳ... hàng lớn của Hoa Kỳ Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trong đó dẫn đầu là Thái Lan, Êcuađo, Canađa, Trung Quốc, Chilê, Mêhicô Ấn Độ… 1.3 Thể chế quy định của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu 1.3.1 Thể chế của Hoa Kỳ với ngành thủy sản nhập khẩu Cơ quan thực phẩm dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Tất cả các thực phẩm phải được sản xuất phù... Ngoài ra việc Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá một số mặt hàng của Việt Nam cũng khiến việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường này chịu những tác động tiêu cực Mặc dù Hoa Kỳ vẫn xếp thứ 3 về kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam, nhưng sản lượng cũng như trị giá đều giảm từ 20.4% xuống còn 16.5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu Tuy nhiên sang tháng 9/2008, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng trở... việc sản xuất xuất khẩu của Việt Nam Sự việc này đã diễn ra trước đây tại thị trường Hoa Kỳ do các doanh nghiệp sản xuất cá tra basa Hoa Kỳ không cạnh tranh được với cá tra basa của Việt Nam Vì vậy các doanh nghiệp, hiệp hội thủy sản cần chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như biện pháp để phản hồi với những thông tin đúng đắn, sát thực giúp người tiêu dùng có cái nhìn chính xác hơn Thủy sản Việt Nam

Ngày đăng: 23/04/2013, 21:09

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1995-2000. - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 1.

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1995-2000 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2000. - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 2.

Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2000 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2004.  - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 3.

Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2004. Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2003 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 4.

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2003 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 6: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 6.

Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 7: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 7.

Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 8: Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao  khả năng xuất  khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì

Bảng 8.

Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan