Định hướng chiến lược phát triển của tổng công ty Vinaconex

33 1.1K 5
Định hướng chiến lược phát triển của tổng công ty	 Vinaconex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trải qua 20 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Vinaconex đã trở thành một tổng công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng, với chức năng chính là: Kinh doanh Bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị,

MỤC LỤC MỤC LỤC . 1 Phần 1. Tổng quan về tổng công ty Vinaconex .1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển .1 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2 1.2.1. Cơ cấu tổ chức .2 1.2.2. Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban 3 1.2.3. Lĩnh vực hoạt động .9 Phần 2. Thực trạng các hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại tổng công ty Vinaconex .16 2.1. Thực trạng 16 2.1.1. Vốn đầu tư, tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư 16 2.1.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực .16 2.1.3. Đầu tư vào khoa học – công nghệ .17 2.1.4. Hợp tác đầu tư nước ngoài 18 2.1.5. Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu .20 2.2. Đánh giá chung 21 2.2.1. Những kết quả đạt được 21 2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại .22 Phần 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư .23 3.1. Định hướng chiến lược phát triển của tổng công ty .23 3.1.1. Chiến lược chung 23 3.1.2. Chiến lược cụ thể .24 3.2. Phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT 27 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng công ty .30 GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 3.3.1. Về mặt kỹ thuật .30 3.3.2. Về mặt tổ chức – nhân sự 30 3.3.3. Về vốn .30 Tăng cường hợp tác với các quen thuộc như: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng công thương (Viettin bank), Ngân hàng kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Habubank)… .30 Chủ động tìm kiếm các đối tác mới từ cả trong và ngoài nước nhằm tăng cường khả năng huy động vốn .31 GVHD: Th.S Phan Thu Hiền Phần 1. Tổng quan về tổng công ty Vinaconex 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trải qua 20 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Vinaconex đã trở thành một tổng công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng, với chức năng chính là: Kinh doanh Bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài hay đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước. Được thành lập ngày 27/09/1988, tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX), tiền thân là công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài (có nhiệm vụ quản lý cán bộ và công nhân ngành xây dựng của Việt Nam làm việc ở nước ngoài), với trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc đã xác định mục tiêu đa doanh, đa lĩnh vực và đa sản phẩm là mục tiêu lâu dài. Ngày 20/11/1995, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 992/BXD-TCLĐ về việc thành lập lại tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX) theo mô hình Tổng Công ty 90 với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động rộng hơn. Theo quyết định này, Vinaconex được bộ xây dựng cho phép tiếp nhận một số công ty xây dựng trực thuộc bộ về tổng công ty. Khác với các đơn vị khác trực thuộc bộ xây dựng, ngay từ khi mới thành lập, Vinaconex đã xác định phương châm kinh doanh đa ngành và hiện là một trong những tổng công ty đa doanh hàng đầu của bộ xây dựng với chức năng chính là xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án điện, nước… GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 1 Thêm vào đó, nhằm tận dụng được tiềm năng của thị trường vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất cũng như mở rộng quy mô, Vinaconex đã mạnh dạn đi đầu trong việc cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngày 01/12/2006 được coi là một dấu ấn quan trọng của Vinaconex khi tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần. Đây là một bước ngoặt hết sức có ý nghĩa, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực. Tổng Công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước với đội ngũ hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên (trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài), có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trong quá trình phát triển của mình, Vinaconex luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đến nay, tổng công ty đã thực sự tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, tôn trọng, đánh giá cao và đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hiện nay bao gồm các bộ phận: • Đại hội đồng cổ đông • Hội đồng quản trị • Ban tổng giám đốc • Ban kiểm soát • Các đơn vị hạch toán phụ thuộc • Các phòng ban chức năng • Các ban quản lý dự án trọng điểm • Các văn phòng đại diện • Các đơn vị có vốn góp chi phối của tổng công ty GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 2 • Các đơn vị có vốn góp không chi phối của tổng công ty Các bộ phận này có quan hệ phụ thuộc với nhau theo sơ đồ sau: Hình 1. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex (Nguồn: www.vinaconex.com.vn) 1.2.2. Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban a) Ban phát triển nhân lực • Chức năng: o Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc tổng công ty trong việc điều hành các giao dịch nội bộ của tổng công ty trong công tác tổ GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 3 chức, nhân sự, tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. o Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển chung trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của tổng công ty và các công ty con. o Phối hợp với các công ty con và công ty liên kết giải quyết các vấn đề trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực theo quy chế phân cấp giữa tổng công ty và các đơn vị. o Đại diện tổng công ty trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, định hướng của tổng công ty trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty con nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm xảy ra, đồng thời có biện pháp tổ chức và xây dựng hệ thống quản lý thống nhất trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực từ tổng công ty đến các đơn vị thành viên. o Các chức năng khác khi được lãnh đạo tổng công ty giao. • Nhiệm vụ: o Công tác tổ chức: Chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng đề án, phương án sắp xếp tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của tổng công ty; xây dựng các quy chế, quy định nội bộ trong lĩnh vực tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mô hình tổ chức của tổng công ty. o Công tác cán bộ: Xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của tổng công ty theo yêu cầu nhiệm vụ; đề xuất với lãnh đạo tổng công ty phương án sắp xếp, bố trí nhân sự trong tổng công ty; chủ trì thực hiện công tác kiểm tra, nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của tổng công ty. o Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng tổng định biên lao động và phương án bổ sung nhân lực hàng năm, xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong từng thời kỳ; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 4 phát triển nguồn nhân lực theo kế hoạch hàng năm và theo định hướng phát triển của tổng công ty. o Công tác quản lý tiền lương và thực hiện chế độ chính sách: Quản lý quỹ tiền lương của tổng công ty; thực hiện nâng bậc, nâng ngạch lương hàng năm đối với cán bộ công nhân viên, trực tiếp giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động… o Công tác thống kê báo cáo, tổng hợp, lưu trữ và phát hành văn bản: Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo kết quả đăng ký định mức lao động, tăng giảm lao động, chất lượng lao động, tiền lương và thu nhập của người lao động; hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp các báo cáo thống kê định kỳ của các đơn vị thành viên trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực… o Công tác thanh tra kiểm tra: Phối hợp với công đoàn, ban thanh tra tổng công ty và các bộ phận có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các đơn vị thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. b) Ban đối ngoại – pháp chế: • Chức năng: Tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong công tác pháp chế, đối ngoại, quan hệ công chúng và các công việc khác khi được lãnh đạo tổng công ty giao. • Nhiệm vụ: o Công tác pháp chế: Tư vấn cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc về toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty; hệ thống hóa các văn bản pháp luật… o Công tác đối ngoại: Tham mưu cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc các vấn đề về định hướng hoạt động đối ngoại, mở rộng, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài; chủ trì triển khai hoạt động kinh tế đối ngoại của tổng công ty… o Công tác quan hệ công chúng: tham mưu cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến định hướng, chiến lược phát triển quan hệ với GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 5 công chúng và cổ đông; tham gia xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các buổi họp báo, gặp gỡ của tổng công ty; quản lý nội dung website, bảo về và phát triển thương hiệu của tổng công ty… c) Ban tài chính – kế hoạch: • Chức năng: o Là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với chiến lược phát triển của tổng công ty trong từng thời kỳ. o Là đầu mối thu xếp, huy động vốn cho các dự án đầu tư; theo dõi và giám sát việc các nguồn vốn đàu tư vào các dự án của tổng công ty. o Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong hoạt động đầu tư tài chính o Là đơn vị chủ trì tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính của tổng công ty. • Nhiệm vụ: o Công tác kế hoạch, thống kê: Tham gia cùng các ban của tổng công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên; lập báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ… o Công tác tài chính dự án, đầu tư phát triển: Tham gia và chỉ đạo công tác quyết toán tài chính các dự án đàu tư hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng; là đầu mối xây dựng phương án tài chính, thu xếp các nguồn vốn… o Công tác đầu tư tài chính: Quản lý các chứng từ có giá liên quan đến vốn góp của tổng công ty vào các công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết; thực hiện các thủ tục quản lý chứng khoán lưu ký, chi trả cổ tức, thu nhận vốn góp… o Công tác kế toán và quản lý chi tiêu của tổng công ty: Tổ chức hạch toán kế toán cảu tổng công ty; tổ chức quản lý theo dõi và chỉ đạo hoạt động tài chính kế toán, nghĩa vụ thuế tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, lập báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tổng công ty… d) Ban đầu tư: • Chức năng: GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 6 o Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định rõ mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của tổng công ty. o Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác đầu tư nhằm từng bước đưa mọi hoạt động đầu tư của tổng công ty hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới. o Tham gia trong việc định hướng hoạt động cho các công ty con và công ty thành viên liên kết (nếu có). o Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao. • Nhiệm vụ: o Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có). o Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có). o Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư. o Theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư. o Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hội đầu tư. o Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao. e) Ban xây dựng: • Chức năng: o Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc về các lĩnh vực liên quan đén hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp của tổng công ty. o Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao. • Nhiệm vụ: o Đảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án, nâng cao vai trò quản lý, điều hành của tổng công ty. GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 7 o Thực hiện công tác tìm kiếm, lựa chọn những công nghệ kỹ thuật phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. o Thực hiện công tác tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu. o Chủ trì giám sát, đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. o Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao. f) Ban giám sát kinh tế - tài chính: • Chức năng: o Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con. o Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao. • Nhiệm vụ: o Trình lãnh đạo tổng công ty ban hành các quyết định, chỉ thị… về lĩnh vực kiểm tra giám sát việc tuân thủ chế độ chính sách nhà nước tại công ty mẹ và các công ty con. o Tiến hành kiểm tra giám sát việc tuân thủ chế độ chính sách của nhà nước và tổng công ty tại các công ty con. o Kiểm tra việc ký kết và thực hiện các hợ đồng kinh tế. o Kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ. o Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao. g) Văn phòng tổng công ty: • Chức năng: o Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong công tác hành chính, công nghệ thông tin, báo chí, quản trị hậu cần, thi đua khen thưởng, bảo vệ - quân sự. o Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao. • Nhiệm vụ: GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 8 [...]... tạo của cán bộ, công nhân viên, vẫn còn phảng phất hiện tượng “cào bằng” trong cơ chế đãi ngộ cho nhân viên GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 22 Phần 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư 3.1 Định hướng chiến lược phát triển của tổng công ty 3.1.1 Chiến lược chung Sau khi cổ phần hóa, tổng công ty Vinaconex sẽ thực hiện chiến lược phát triển như sau: • Về cơ cấu tổ chức: định hướng phát triển. .. đáp ứng yêu cầu phát triển, tổng công ty tiếp tục thành lập thêm các công ty cổ phần mới Đồng thời đối với các dự án đã và đang hoạt động, tổng công ty sẽ thành lập công ty cổ phần để tiếp tục quản lý và vận hành các dự án Một số công ty cổ phần sẽ được thành lập theo sự phát triển của Tổng công ty, trước mắt là: + Công ty cổ phần Xi măng Vinaconex + Công ty cổ phần cấp nước Vinaconex + Công ty cổ phần... cấu các ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng xây lắp .Vinaconex tập trung xây dựng một hệ thống các công ty tư vấn thiết kế, xây lắp và vật liệu xây dựng để phục vụ nhu cầu phát triển của tổng công ty và các công ty con Lĩnh vực đầu tư tài chính được tổng công ty xác định là lĩnh vực quan trọng và được tập trung triển khai ngay sau khi tổng công ty cổ phần ra đời theo hướng xây dựng một công ty tài chính... trọng tới công tác đào tạo, đào tạo lại, xây dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề phục vụ sự phát triển của Tổng Công ty và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội • Về phát triển thương hiệu: nâng cao thương hiệu Vinaconex trên thị trường trong nước và quốc tế gắn liền với việc phát huy và nâng cao truyền thống văn hóa doanh nghiệp Vinaconex • Về hội nhập quốc tế: thực hiện chiến lược hội... sản xuất công nghiệp và triển khai hoạt động dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của rổng công ty b Chiến lược hoàn thiện và phát triển đơn vị thành viên Tổng công ty tiếp tục tiến trình cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống đơn vị thành viên theo hướng: • Củng cố và hoàn thiện các cơ chế quản lý tại các đơn vị thành viên • Sắp xếp lại các đơn vị thành viên theo hướng chuyên... hình là Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza • Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Trong chiến lược phát triển của mình, việc phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp đóng một vai trò quan trọng để giúp tạo cơ cấu phát triển bền vững cho Vinaconex Do đó, tổng công ty đã tập trung đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp như nhà máy xi măng, thuỷ điện, cung cấp nước sạch, sản xuất... 3.1.2 Chiến lược cụ thể a Chiến lược ngành • Lĩnh vực xây lắp: o Lĩnh vực xây lắp tiếp tục là thế mạnh của tổng công ty, làm cơ sở cho việc chủ động đầu tư vào các dự án công nghiệp khác, trong đó hỗ trợ mạnh mẽ cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản Tổng công ty chủ trương xây dựng một hệ thống quản lý xây lắp từ công ty mẹ đến các công ty con, tạo mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng công. .. hình công ty mẹ - công ty con của tổng công ty, Vinaconex sẽ mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển Vinaconex sẽ thành lập công ty cổ phần tài chính hoạt động chuyên nghiệp trong thị trường vốn, thị trường tiền tệ nhằm thu hút và quản lý các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển của tổng công. .. trọng vào vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điều này trước hết được thể hiện ở việc thành lập Ban phát triển nhân lực theo quyết định số 68 QĐ/VC-TCLĐ ngày 19/01/2008 của hội đồng quản trị Vinaconex nhằm tham mưu trong công tác tổ chức, cán bộ, tiền lương, thu hút, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tổng công ty Bên cạnh đó, tổng công ty cũng rất coi trọng lĩnh vực... biểu đồ tổng tài sản của Vinaconex dưới đây GVHD: Th.S Phan Thu Hiền 14 Hì nh 5 Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản (Nguồn: khối văn phòng tổng công ty Vinaconex) Có thể nói tất cả những con số, những biểu đồ trên đây đã chứng tỏ sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam trong giai đoạn trước cổ phần hóa (2001 – 2005), qua đó cho thấy vị thế và uy tín của một

Ngày đăng: 23/04/2013, 18:55

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex - Định hướng chiến lược phát triển của tổng công ty	 Vinaconex

Hình 1..

Sơ đồ tổ chức của tổng công ty Vinaconex Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty Vinaconex giai đoạn trước cổ phần hóa 2001 – 2005. - Định hướng chiến lược phát triển của tổng công ty	 Vinaconex

Bảng 1..

Kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty Vinaconex giai đoạn trước cổ phần hóa 2001 – 2005 Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan