Chế độ tỷ giá cố định

22 1.3K 6
Chế độ tỷ giá cố định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài:Chế độ tỷ giá cố định

Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Kinh Tế -Luật Môn: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài : Chế độ tỷ giá cố định Danh sách nhóm thực hiện (Lớp K07402A): 1.Vương Kim Liên 2.Hồ Ngọc Hân 3.Lưu Thị Tú Trinh 4.Trần Hà Minh Hường 5.Nguyễn Thị Tuấn Anh 6.Trần Thị Thanh Thảo Tiểu luận môn Tài chính quốc tế Tp.HCM, tháng 9/2009 Mục lục: I.Khái quát về tỷ giá hối đoái. 1.Khái niệm chế độ tỷ giá. 2.Các chế độ tỷ giá 3.Căn cứ xác định chế độ tỷ giá trong lịch sử II.Chế độ tỷ giá cố định 1.Khái niệm 2.Quá trình hình thành và phát triển 2.1.Chế độ tỷ giá cố định lấy vàng làm đơn vị ( chế độ bản vị vàng) 2.2. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods ( chế độ cố định theo định danh) 2.3. Chế độ tỷ giá cố định được áp dụng ở một số nước hịên nay 3.Ưu và nhược điểm 4.Sự can thiệp của ngân hàng TW trong việc điều tiết chế độ tỷ giá cố định III.Diễn biến quá trình sử dụng chế độ tỷ giá cố định ở Việt Nam Trang 2 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế I.Khái quát về chế độ tỷ giá hối đoái: *Khái niệm tỷ giá : Tỷ giá nói chung là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đơn vị đồng tiền yết giá. Đối với một quốc gia cụ thể thì tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá. 1.Khái niệm chế độ tỷ giá: Về mặt thuật ngữ, chế độ tỷ giá (Exchange rate regime) còn các tên gọi khác nhau như chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arrangement). Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách kinh tế của chính phủ.Vì là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếu tố chủ quan, chính vì vậy, các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, chế xác định và điều tiết tỷ giá của riêng mình. Tập hợp các quy tắc, chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia này. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ thể khác nhau, song về bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó. 2.Các chế độ tỷ giá Tính chất đa dạng của các chế độ tỷ giá phụ thuộc vào vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình thành tỷ giá. Theo mức độ can thiệp tăng dần của chính phủ, thể nêu ra 3 chế độ tỷ giá đặc trưng : Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn , chế độ tỷ giá thả nổi điều tiết, chế độ tỷ giá cố định. 3.Căn cứ xác định tỷ giá trong lịch sử - Căn cứ giá ngang giá vàng - chế độ bản vị vàng - Căn cứ vào giá trị đồng Bảng Anh - Chế độ bản bị đồng Bảng Anh Trang 3 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế - Căn cứ vào giá trị đồng Đô-la Mỹ - Chế độ tỷ giá đồng Đô-la Mỹ - Căn cứ vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường - Kết hợp giữa cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sự điều tiết của chính phủ. II.Chế độ tỷ giá cố định. Các hệ thống tỷ giá khác nhau đã và đang được các nước sử dụng trong khi đang hội nhập với phần còn lại của thế giới - cụ thể là chế độ tỷ giá thả nổi thuần túy, thả nổi quản lý, tỷ giá cố định, hay một chuẩn tiền tệ (currency board) giống như Argentina. Mỗi hệ thống đều ảnh hưởng đối với tính hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá 1.Khái niệm chế độ tỷ giá cố định Tỷ giá được quyết định bởi NHTW. NHTW công bố mức tỷ giá chính thức và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm trong một biên độ hẹp đã được định trước và để duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài theo giá công bố giá đã ấn định thì NHTW phải điều hòa lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đảm bảo cân bằng cung cầu ngoại tệ. Một ví dụ điển hình là hiệp định Bretton Woods, khi mỗi đồng tiền đều được định giá theo vàng nên giá trị của chúng đối với nhau cố định, và các chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ giá hối đoái không dao động quá ±1% tỷ giá ban đầu. Với môi trường tỷ giá hối đoái cố định, nhiệm vụ quản lý các rủi ro phát sinh do dao động tỷ giá trong một công ty đa quốc gia ít khó khăn hơn. Tuy nhiên, vẫn rủi ro là chính phủ sẽ thay đổi giá trị của đồng tiền. 2.Quá trình hình thành và phát triển Lịch sử phát triển thế giới trải qua nhiều thăng trầm, từ những thời kỳ phát triển mạnh, tăng trưởng nhanh đến những giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Cùng với đó là sự phát triển của thị trường tài chính thế giới và sự thay dổi chế độ tỉ giá. Căn cứ trên tiêu thức là sự phát triển của cả hệ thống tài chính thế giới thì chế độ tỷ giá đã trải qua các thời kỳ Trang 4 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế bản : chế độ tỷ giá hối đoái cố định một cách tự nhiên theo bản vị vàng, chế dộ tỷ giá hối đoái cố định theo danh định Bretton Woods, Chế độ tỷ giá hối đoái Giamaica, Chế độ tỷ giá hối đoái bán thả nổi đặc trưng hiện nay , … Với mục đích tìm hiểu về chế độ tỷ giá cố định bài viết sẽ chỉ tập trung vào chế độ bản vị vàng, chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods và chế độ tỷ giá cố định hiện hành trên thế giới. 2.1.Chế độ tỷ giá cố định lấy vàng làm đơn vị ( chế độ bản vị vàng) Cho đến thời kỳ cận đại thương mại quốc tế vẫn hoạt động trên sở “Bản vị hàng hóa”, kim loại là hàng hóa ( chủ yếu là vàng, bạc) được đúc thành từng khối với chức năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Thời kỳ đầu kim loại được đúc chủ yếu ở dạng tùy ý , thành những thỏi hay những chiếc vòng về sau để phù hợp với giao thương quốc tế những phát kiến đã tiêu chuẩn hóa tiền tệ về trọng lượng, chất lượng và nhãn mác. Ở dạng tinh khiết , bản vị hàng hóa kim loại hoạt động trên sở giá trị đầy đủ của các đồng xu, tức giá trị tiền tệ của chúng cũng là giá trị kim loại của đồng xu. Mặc dù nước Anh hoạt động dưới chế độ bản vị vàng trong hầu hết thế kỷ XIX nhưng chế độ này vẫn chưa được áp dụng phổ biến cho đến những năm 1870. Thập niên 1870 đánh dấu việc chuyển sang chế độ bản vị vàng của hầu hết các nước châu Âu mà dẫn đầu là Đức, Mỹ cũng chuyển sang chế độ này vào 1879. Đến 1880 bản vị vàng đã phát triển thành Hệ thống tiền tệ quốc tế với hầu hết các nước áp dụng.Giai đoạn 1880 – 1914 được xem là thời kỳ hoàng kim của bản vị vàng. Trong chế độ bản vị vàng tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định trên sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau, so sánh đó gọi là ngang giá vàng hay đồng giá vàng. Tỷ giá hối đoái tách khỏi ngang giá vàng rất ít, nó giao động xung quanh đồng giá vàng và trong giới hạn của điểm vàng (Điểm vàng là điểm mà ở đó nếu tỷ giá vượt qua hoặc nhỏ hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng nhập vàng hoặc xuất vàng để thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương). Giới hạn lên xuống của tỷ giá hối đoái là ngang giá vàng cộng hoặc trừ chi phí vận chuyển vàng giữa các nước hữu quan. Chế độ bản vị vàng cũng đã trải qua nhiều biến đổi, lúc mới hình thành là chế độ bản vị Trang 5 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế tiền vàng ( chế độ cố định theo vàng) sau đó chuyển dần sang chế độ bản vị vàng thoi và cuối cùng là chế độ bản vị vàng hối đoái. Hoạt động của chế độ bản vị vàng dựa trên ba nguyên tắc bản sau. Thứ nhất, các quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng. Thứ hai, xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động.Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. Thứ ba, ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành để đảm bảo việc chuyển đổi từ tiền ra vàng không gặp trở ngại. Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng những đặc trưng. Tồn tại luồng vàng ròng chảy từ quốc gia thâm hụt đế quốc gia thặng dư cán cân thanh toán. Cung ứng tiền tăng ở quốc gia thặng dư cán cân thanh toán sẽ tạo ra các hiệu ứng : tạo áp lực tăng giá, lãi suất xu hướng giảm, tăng nhập khẩu từ quốc gia thâm hụt cán cân thanh toán. Cung ứng tiền giẩm ở các quốc gia thâm hụt cán cân thanh toán sẽ tạo ra các hiệu ứng : tạo áp lực giảm giá, lãi suất xu hướng tăng, giảm nhập khẩu từ quốc gia thặng dư cán cân thanh toán. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục chùng nào cán cân thanh toán của các nước chưa đạt đến trạng thái cân bằng. 2.2. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods ( chế độ cố định theo định danh) Cuộc đại suy thoái kinh tế vào năm 1929 -1933 đã làm sụp đổ hệ thống ngân hàng trên thế giới. Cùng với nó là sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng, hệ thống tiền tệ quốc tế trở nên rệu rã, mất liên kết. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II những cuộc thương thuyết về tái thiết IMS đã diễn ra giữa Mỹ và Anh. Cuối cùng Hội nghị tiền tệ quốc tế bao gồm 44 nước diễn ra ở Bretton Woods, New Hampshire (từ ngày 1/7 đến 20/7 năm 1944) đã phê chuẩn BWS. BWS hai điểm bản đó là hệ thống chế độ tỷ giácố định nhưng thể điều chính và hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Trang 6 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế Monetary Fund) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế còn được gọi tắt là Ngân hàng thế giới (WB – World Bank). BWS hình thành hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng thể điều chỉnh. Mỗi quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với USD và được phép dao động trong biên độ ± 1% . Tỷ giá đồng USD tự nó được cố định với giá vàng là $35/ounce. Việc cố định tỷ giá USD vào giá vàng là đảm bảo cho BWS được sự tin tưởng vì năm 1945 dự trữ vàng của Mỹ chiếm 70% dự trữ vàng của thế giới, mặt khác chính phủ Mỹ cam kết duy trì chuyển đổi USD ra vàng không hạn chế tại mức giá cố định $35/ounce. Do đó USD là một công cụ dự trữ đáng tin cậy cho ngân hàng các nước. USD đã trở thành cầu nối cho toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới đến với vàng. thể nói USD đã trở thành bản vị của chế độ Bretton Woods hay còn gọi là đồng đô la vàng. Mỗi quốc gia được yêu cầu duy trì tỷ giá trung tâm của đồng bản tệ với USD nhưng trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân đối bản thì thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền không quá 10% nếu không được IMF cho phép. Chế độ Bretton Woods đã đạt được những thành công và kết quả đáng ghi nhận trong hơn 20 năm (1947-1971) nhưng bản thân nó cũng chứa đựng nhiều bất ổn. Đến năm 1971 tổng thống Mỹ Nixon chính thức bãi bỏ việc đổi ra vàng của USD và tuyên bố phá giá đồng USD 7,89% ( 1 USD = 0,8185 gam vàng), tháng 3/1971 Mỹ phá giá lần thứ 2 (-10%). Một loạt sự kiện quan trọng liên tiếp xảy ra sau khi Mỹ phá giá USD, tháng 6 năm 1972 nước Anh thả nổi đồng Pound, tháng 1 năm 1973 Thụy Sĩ cho phép đồng franc thả nổi đối với USD, tháng 2/1973 Nhật cũng tiếp bước các nước trên. Nạn đầu vào USD vào đầu tháng 3/1973 ngày càng tăng buộc thị trường ngoại hối phải đóng cửa và khi mở cửa lại vào ngày 19 tháng 3 năm 1973 thì các đồng tiền của Châu Âu đã liên kết cùng thả nổi với USD. Như vậy BWS hoàn toàn sụp đổ. Các nhà kinh tế học, các chuyên gia đã đưa ra nhiều phân tích, lý giải về sự sụp đổ của Bretton Woods , chúng ta thể tìm hiểu một số nguyên nhân bản. Đầu tiên hãy xét đến vấn đề thanh khoản.Theo Robert Triffin, quan hệ bản vị giữa USD và vàng luôn tồn tại một sự không nhất quán.BWS chỉ thể hoạt động hiệu quả khi các Trang 7 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế ngân hang trung ương các nước thành viên còn long tin để nắm giữ USD làm dự trữ, và long tin vào USD chỉ tồn tại chừng nào ngân hang trung ương Mỹ còn tiếp tục đổi USD ra vàng với giá $35/ounce. Trong khi đó, thương mại quốc tế phát triển sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối quốc tế mà chủ yếu là USD. Dự trữ ngoại hối quốc tế tăng chỉ thể xảy ra khi BP( The Balance of Payments – Cán cân thanh toán quốc tế) của Mỹ phải thâm hụt và BP của các nước khác là thặng dư., hơn nữa do BP là thặng dư nên để duy trì sức cạnh tranh thương mại quốc tế buộc các nước phải tiếp tục mua USD vào để ngăn ngừa đồng bản tệ lên giá . Sau một thời gian nhất định thì tài sản nợ của Mỹ đối với phần thế giới còn lại tăng lên nhanh chóng.Kết quả là tài sản nợ của Mỹ tăng nhanh hơn lượng vàng Mỹ khai thác được bổ sung vào dự trữ. Điều này nghĩa là khả năng chuyển đổi Toàn bộ tài sản nợ bằng USD ra vàng tại mức giá $35/ounce là không thể thực hiện. Triffin đã tiên đoán rằng : một khi chính phủ Mỹ mất khả năng thanh toán ( USD được dự tính là sẽ phá giá đối với vàng ) thì các ngân hang trung ương nước ngoài sẽ chuyển đổi USD dự trữ của mình ra vàng , do lượng vàng không đủ nên cuối cùng chính phủ MỸ sẽ buộc phải từ chối việc chuyển đổi từ USD ra vàng , nghĩa là chấm dứt duy trì tỷ giá cố định với USD, làm cho BWS sụp đổ. Triffin chỉ ra một thế tiến thoái lưỡng nan rằng : một mặt, nếu BP của Mỹ tiếp tục thâm hụt thì sẽ làm xói mòn hiệu lực của BWS ; mặt khác nếu Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thâm hụt BP sẽ dẫn đến thiếu hụt dự trữ quốc tế, điều này làm hạn chế thương mại quốc tê,tạo áp lực thiểu phát cho nền kinh tế thế giới. Nếu giải thích theo Định luật Gresham ta thể nhìn nhận thấu đáo nội dung bên trong sự sụp đổ của BWS. Thomas Gresham đưa ra định luât : khi tỉ lệ trao đổi giữa hai tài sản là không nhất quán trên thị trường chính thức và trên thị trường tự do, thì tài sản được định giá thấp trên thị trường chính thức sẽ bị loại ra khỏi lưu thông, trong khi đó tài sản được định giá cao sẽ tiếp tục được ở lại trong lưu thông. Áp dụng định luật cho trường hợp BWS, tỷ lệ trao đổi chính thức giữa USD và vàng là $35/ounce , trong giai đoạn 1959-1969 chỉ số giá cả chung ở Mỹ tăng 40% như vậy nếu các nhân tố khác không đổi thì giá vàng cũng tăng với mức 40%. Giá vàng trên thị trường tự do luôn chịu áp lực gia tăng dẫn đến hình thành một thị trường vàng tự do với mức giá cả do cung cầu trên thị trường quyết Trang 8 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế định ; sự biến động của giá vàng trên thị trường tự do dần sự độc lập tương đối với giá vàng chính thức và giữa chúng khoảng cách ngày càng lớn.Như vậy khi giá vàng chính thức bị định giá thấp hơn giá vàng trên thị trường tự đã kích thích các NHTW nước ngoài ồ ạt đổi dự trữ USD ra vàng tại tỷ giá chính thức sau đó bán lại số vàng này trên thị trường tự do với giá cao và thu được lợi nhuận. Khi Mỹ tuyên bố chấm dứt chuyển đổi USD ra vàng theo định luật Gresham thể nói USD đã đẩy vàng ra khỏi lưu thông. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa đó là việc BWS thiếu vắng một chế điều chỉnh hệ thống và nhất quán.BWS cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như một biện pháp cuối cùng để điều chỉnh sự mất cân đối bản trong BP của các nước thành viên. Tuy nhiên thế nào là mất cân đối bản không được xác định rõ ràng, không những thống nhất cụ thể trong chế điều chỉnh đã làm giảm khả năng ứng phó của BWS cũng như không khả năng buộc các quốc gia phải phải điều chỉnh tỷ giá khi BP mất cân đối. Vậy nên BWS đi đến vực thẳm là tất yếu. 2.3. Chế độ tỷ giá cố định được áp dụng ở một số nước hịên nay Sau khi BWS sụp đổ, thị trường tài chính thế giới đã trải qua nhiều biến động với sự thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái. Các quốc gia không chỉ áp dụng một chế độ tỷ giá trong suốt một thời gian dài mà sự thay đổi chế độ tỷ giá để phù hợp với tình hình kinh tế quốc tế và chính sách phát triển vĩ mô của quốc gia. Hiện nay một số chế độ tỷ giá cố định vẫn đang được sử dụng như : chế độ bản vị tiiền tệ, chế độ tỷ giá cố định thông thường, chế độ tỷ giá cố định với biên độ giao động rộng, chế độ tỷ giá cố định trượt, chế độ tỷ giá cố định trượt biên độ. Chế độ bản vị tiền tệ là chế độ tỷ giá sự cam kết chính thức của chính phủ chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ giá cố định. Như Hong Kong chuyển đổi đô la Hong Kong ra USD với tỷ giá 1HKD = 0,129031USD hay Đô la Brunei mức tỷ giá 1BND = 0,706165 USD.Nền kinh tế theo chế độ này sẽ lãi suất thấp, từ đó thể kích thích đầu tư phát triển kinh tế.Tuy vậy chế này lại hạn chế khả năng hấp thụ các thay đổi của nền kinh tế vì vậy sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng, thất nghiệp. Trang 9 Tiểu luận môn Tài chính quốc tế Mục tiêu của chế độ bản vị tiền tệ là cố định tỷ giá cho nên các quốc gia theo đuổi chế độ này thể phải trả giá đối với các mục tiêu kinh tế khác. Chế độ tỷ giá cố định thông thường hiện nay được khá nhiều nước áp dụng.Theo chế độ tỷ giá này, chính phủ sẽ neo đồng tiền của mình với một hay một rổ các đồng tiền tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá giao động trong biên độ hẹp tối đa là ± 1% xung quanh tỷ giá trung tâm. Theo báo cáo của IMF năm 2008 thì Việt Nam cũng đang sử dụng chế độ tỷ giá này. Chế độ tỷ giá cố định với biên độ giao động rộng hiện nay khá ít nước áp dụng. Nếu như chế độ tỷ giá cố định thông thường biên độ giao động tỷ giá dưới 1% thì biên độ giao động rộng cho phép tỷ giá giao động rộng hơn mức 1% so với tỷ giá trung tâm. Chế độ tỷ giá cố định trượt là chính sách tỷ giá hối đoái được xem là giải pháp để phá giá từng bước đồng tiền của một quốc gia. Ngân hàng TW ấn định một mức tỷ giá cố định, định kỳ tỷ giá trung tâm sẽ được điều chỉnh theo một tỷ lệ nhất định đã thông báo trước hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn ( lạm phát, cán cân thương mại). Chế độ này giúp kiểm soát lạm phát hiệu quả, tạo ra tâm lý an toàn và tin tưởng của thị trường nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm : Nếu dự trữ ngoại tệ không thuyết phục, tỷ giá hối đoái cố định này thể sụp đổ nếu không đủ khả năng bảo vệ được mức điều chỉnh mà Ngân hàng nhà nước xác định trước; Rất dễ tiêu hao ngoại tệ để bảo vệ được mục tiêu điều chỉnh; Và đường đi của tỷ giá được xác định trước thường là theo kỳ vọng cho nên tạo ra tâm lý giữ ngoại tệ, luôn tạo áp lực thiếu hụt ngoại tệ trên thị trường. Trung Quốc cũng được xếp vào nhóm nước sử dụng chế độ này. Chế độ tỷ giá cố định trượt biên độ gần giống với chế độ cố định trượt chỉ thêm vào một nội dung đó là Ngân hàng nhà nước cho phép thị trường giao dịch với một biên độ nhất định xung quanh tỷ giá trung tâm tùy theo mức độ phá giá đồng tiền. Hiện nay chỉ Costa Rica, và Azerbaijan là đang thực hiện chế độ này. Trang 10 [...]... độ lệch trở nên gay gắt buộc NHTW phải thay đổi tỷ giá trung tâm.Hai trạng thái bản thể xảy ra với chế độ tỷ giá cố định đó là : tỷ giá trung tâm thấp hơn tỷ giá thị trường ( đồng nội tệ được định giá quá cao) và tỷ giá trung tâm cao hơn tỷ giá thị trường ( đồng nội tệ được định giá quá thấp) III.Diễn biến quá trình sử dụng chế độ tỷ giá cố định ở Việt Nam Tại Việt Nam, chính sách tỉ giá cố định. .. Namibia, Nepal, Swaziland, Argentina, Malawi,Rwanda, Sierra , Leone 4 .Chế độ tỷ giá cố định với biên độ giao động rộng Slovak Rep.3, Syria, Tonga 5 .Chế độ tỷ giá cố định trượt Bolivia, China, Ethiopia, Iraq, Nicaragua, Uzbekistan, Botswana, Iran, I.R of 6 .Chế độ tỷ giá cố định trượt biên độ Costa Rica, Azerbaijan 7 Chế độ tỷ giá thả Cambodia, Kyrgyz, Rep.Lao, P.D.R.Liberia, Mauritania, Mauritius,... dịch Tóm lại, đây là thời kỳ nền KT mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp Do vậy, việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định không cần tính đến những yếu tố cung cầu của thị trường Sản phẩm của chế xác định tỷ giá này là các nước XHCN duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, đồng thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói... khẩu Tỷ giá này không công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ (nên gọi là kết toán nội bộ) Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) do Nhà nước công bố và cố định trong một thời gian dài Tại thời điểm công bố, tỷ giá chính thức thường thấp hơn tỷ giá thị trường (tức VND bị định giá cao), do đó hoạt động xuất khẩu tính theo tỷ giá chính thức bị lỗ Để bù lỗ cho xuất khẩu, Nhà nước dùng tỷ giá. .. 3.Ưu và nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định 3.1 Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định - Chính phủ và ngân hàng trung ương dễ dàng đạt được các mục tiêu liên quan - kiểm soát lạm phát hiệu quả,tạo tâm lí an toàn ,tin tưởng - Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước,... tệ, từ đó hình thành nên tỷ giá thị trường Hậu quả của chế tỷ giá cố định & đa tỉ giá mang tính áp đặt bất chấp quy luật cung cầu thị trường là đồng tiền VN được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi Tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trường (năm 1985, tỷ giá chính thức VND/USD là 15, trong khi tỷ giá thị trường tự do là 115), làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó... chế độ tỷ giá cố định Như vậy, trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước.Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều tỷ giá với các đồng... thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định vì vậy không cần phải dự phòng cho rủi ro tỷ giá Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970 Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định. .. với tỷ lệ 1 đồng tiền mới giá trị bằng 1000 đồng tiền cũ Tỷ giá thời kì được chia làm 2 khu vực, bao gồm Khu vực 1: Tỷ giá trong phe XHCN và Khu vực 2: Tỷ giá ngoài phe XHCN Tỷ giá khu vực I: Trong thời gian này, VN quan hệ thương mại chủ yếu với các nước XHCN Hình thức buôn bán phổ biến là hàng đổi hàng theo 1 tỷ giá cố định được quy định trong các hiệp định song phương và đa phương Tỷ giá được... cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar * Hạn chế so với chế độ tỷ giá thả nổi tự do: Đầu tiên là, trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các căn bệnh kinh tế của quốc gia này thể lay nhiễm sang một quốc gia khác Nhưng với hệ thống tỷ giá thả nổi tự do thì sự lây nhiễm này được ngăn cản góp phần duy trì sự ổn định chung . chế độ bản vị tiiền tệ, chế độ tỷ giá cố định thông thường, chế độ tỷ giá cố định với biên độ giao động rộng, chế độ tỷ giá cố định trượt, chế độ tỷ giá. 2.1 .Chế độ tỷ giá cố định lấy vàng làm đơn vị ( chế độ bản vị vàng) 2.2. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods ( chế độ cố định theo định danh) 2.3. Chế độ tỷ

Ngày đăng: 23/04/2013, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan