Quản trị nguồn vốn và thanh khoản ngân hàng thương mại

24 869 1
Quản trị nguồn vốn và thanh khoản ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị nguồn vốn và thanh khoản ngân hàng thương mại

Trường Đại Học Tây Đô Khoa Kinh Tế -Quản Trị Khinh Doanh  Ngành : Tài Chính-Ngân Hàng Khoá: 2008-2012 Môn: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại Chuyên Đề: QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cần Thơ, 11/2010 Chuyên Đề: QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN Lớp Tài Chính - Ngân Hàng 3A Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm III 1.Nguyễn Duy (Mã Số Sv:0854020073) 2.Nguyễn Thanh Diệp (Mã Số Sv:08540200) 3.Lê Thị Kim Chi (Mã Số Sv:0854020030) 4.Võ Thị Chúc Anh (Mã Số Sv:0854020013) 5.Bùi Ngọc Giao (Mã Số Sv:0854020086) Cần Thơ, 10/2010 MỤC LỤC TÓM TẮT  MỤC TIÊU: A. NGUỒN VỐN: I. KHÁI NIỆM NGUỒN VỐN II. PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI III. Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN VỐN B. QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN I. KHÁI NIỆM II. CÁC NGUON VỐN HUY ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM III. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ TIỀN GỬI PHI TIỀN GỬI IV. RỦI RO CỦA CÁC NGUỒN VỐN KHÁC NHAU V. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN C. THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM II. CUNG CẦU TRẠNG THÁI THANH KHOẢN III. CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN IV. ƯỚC LƯỢNG NHU CẦU THANH KHOẢN V. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN VI. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN THANH KHOẢN Mục lục viết tắt NH : ngân hàng NHTM : ngân hàng thương mại NHTMCP : ngân hàng thương mại cổ phần NHTW : ngân hàng trung ương LỜI MỞ ĐẦU Nếu dự trữ tiền chỉ để chi trả hay thanh toán bình thường thì ai cũng có thể làm được , nhưng ở đây việc thực hiện thanh toán chính là các ngân hàng vấn đề không phải đơn thuần là thanh toán những nghiệp vụ đơn giản mà là thanh toán với số tiền lớn sẽ phải thanh toán bất kì lúc nào khi khách hàng cần .Cho nên , nhà quản trị cần phải xử lí mối quan hệ giữa quản trị nguồn vốn quản trị thanh khoản , giữa rủi ro lợi nhuận ,sao cho vừa phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời nhưng lại có một chi phí thấp nhất, để vừa tạo được lợi nhuận cho ngân hàng vừa năng cao khả năng cạnh tranh uy tín . để làm tốt được điều thì chuyên đề “ Quản trị nguồn vốn thanh khoản của ngân hàng thương mại “ sẽ giúp chúng ta nắm được những yếu tố quyết định nhu cầu thanh khoản làm thế nào để ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn đó một cách hiệu quả nhất QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI A. NGUỒN VÔN I. KHÁI NIỆM: Vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) là những giá trị tiền tệ do ngân hàng (NH ) tạo lập hoặc huy động được , dùng để cho vay , đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. II . PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Vốn tự có ( Bank’s Capital) Được hình thành từ : - Vốn tự có cơ bản + Vốn điều lệ : là nguồn vốn ban đầu của NHTM là tiêu chuẩn để thành lập hoạt động . Đối với ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) thì vốn này được góp dưới hình thức mua cổ phiếu của các thành viên + Vốn pháp định :là mức vốn tối thiểu để thành lập NH (thời điểm bây giờ là 3000 tỉ định hướng tăng trong tương lai) - Vốn bổ sung tự có + Là nguồn vốn được bổ sung trong quá trình hoạt động của NH thông qua việc trích nộp các quỹ. Căn cứ vào vào kết quả kinh doanh mà trích một phần lợi nhuận bổ sung vào vốn tự có 2 . Vốn huy động ( Mobilized Capital ) Vốn huy động là nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng , thanh toán , các nghiệp vụ kinh doanh khác được dùng làm vốn kinh doanh 3. Vốn đi vay ( Borrower Capital ) Là nguồn vốn vay mượn thêm từ: - Ngân hàng trung ương (NHTW) - Thị trường liên NH 4. Vốn tiếp nhận ( Trust Capital ) Vốn tiếp nhận là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của Chính phủ , tổ chức tài chính hoặc tư nhân để tài trợ các chương trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội NH được chỉ định tiếp nhận nguồn vốn này sẽ thực hiện chức năng trung gian tài chính được hưởng thu nhập dưới dạng hoa hồng 5. Vốn khác ( Other Capital ) Là giá trị tiền tệ mà NH huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư . Là các nợ chưa thanh như: thuế ,lương III. Ý nghĩa tầm quan trọng của nguồn vốn 1. Tầm quan trọng Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NH : Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt đông kinh doanh . Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn chính là đối tượng kinh doanh chủ yếu, NH có vốn mạnh sẽ có lợi hơn trong kinh doanh .Hơn nữa ,nguồn vốn mạnh sẽ là lợi thế trong việc chấp hành luật trước tiên là luật NHTW , các luật tổ chức tín dụng , tạo thế mạnh lợi thế hơn trong kinh doanh tiền tệ Vốn quyết định khả năng thanh toán năng lực canh tranh: NH có nguồn vốn lớn thì dự trữ thực tế lớn khả năng thanh toán ít bị ảnh hưởng Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng các hoạt động kinh doanh khác: nếu có nguồn vốn mạnh thì NH sẽ dễ dàng mở rộng quy mô cũng như năng cao uy tín, độ tin cậy trên thị trường 2 .Ý Nghĩa Nghiệp vụ nguồn vốn ,còn gọi là nghiệp nợ là nghiệp vụ tiền đề . Đây là nghiệp vụ nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHTM có ý nghĩa quan trọng với NH bởi vì vốn chính là cơ sở để thành lập NH cũng là yếu tố chính đánh giá khả năng mạnh yếu của NH . NH nào tạo lập được nhiều nguồn vốn thì càng có điều kiện để mở rộng cho vay ,mở rộng tín dụng cho nền kinh tế .Hệ thống NH là bộ máy tuần hoàn của nền kinh tế quốc dân. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có hệ thống NH phát triển ổn định vững mạnh B. QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN I. Khái Niệm: NH là một trung gian tài chính hoạt động dựa trên vốn vay mượn .Để có nguồn vốn kinh doanh NHTM bán các quyền sử dụng vốn tiền gửi cho các cá nhân ,doanh nghiệp các tổ chức kinh tế. Vì vậy quản trị nguồn vốn nhằm đảm bảo NH luôn có đủ vốn duy trì phát triển các hoạt động kinh doanh này để quản trị tốt nguồn vốn thì NH cần phải am hiểu về đặc điểm của từng loại nguồn vốn để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất II. Các nguồn vốn huy động đặc điểm 1. Các tài khoản giao dịch Là tiền gửi thanh toán – tiền gửi không kì hạn ( call deposit) . Nguồn vốn này huy động được bằng việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng ,thực hiện các lệnh chi trả ,chuyển tiền cho chủ tài khoản Đặc điểm : các tài khoản giao dịch này là các tài khoản thanh toán tức thời , do đó tính ổn định thấp vì thế mức trả lãi cũng thấp nên nguồn vốn có chi phí thấp 2. Tài khoản phi giao dịch Là tiền gửi có kì hạn (deposit account) : các tổ chức, cá nhân gửi tiền ở loại tài khoản này sẽ được trả lai tiền trong một khoảng thời gian nhất định Đặc điểm : là tài khoản định hướng hưởng lãi nên là nguồn vốn ổn định của NH . Vì thế , NH sẽ áp dụng kì hạn lãi suất linh hoạt để thu hút tối đa nguồn vốn này 3. Vay vốn trên thị trường tiền tệ Đối với sự phát triển của NH thì hoạt động tín dụng giữ vai trò quan trọng do đó cần phải bổ sung những nguồn vốn mới dồi dào hơn từ hoạt động tín dụng . Vì vậy ,các NH sẽ chú ý đến thị trường tiền tệ . Đặc điểm : đây là nơi các NH có thể vay mượn với số lượng lớn ,thời gian nhanh thông qua nhiều công cụ để vay: - Các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn :bản chất của nó là một khoản tiền gửi có kì hạn, mệnh giá lớn khi phát hành ,lãi suất theo thỏa thuận hoặc lãi suất cố định - Vay trên thị trường liên NH : là các khoản cho vay giữa các NH với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng - Bán lại thương phiếu : đây là hình thức huy động vốn của các công ty sở hữu NH bằng cách bán ra các công cụ nhận nợ ngắn hạn để thu hút vốn 4.Tài khoản hỗn hợp Là tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép cùng lúc thực hiện các dịch vụ thanh toán ,tiết kiệm , môi giới đầu tư ,tín dụng. Đặc điểm thu hút khách hàng của nguồn vốn này là tốc độ các tiện ích của dịch vụ .Và điểm khó khăn cần lưu ý với phương cách tạo nguồn vốn này là định giá dịch vụ huy động sao cho vừa sinh lời vừa có tính cạnh tranh 5. Bán lại chứng khoán hóa các khoản vay Đây là phương thức tạo vốn bằng cách bán lại các tài sản thường là các khoản vay , có thể bán hoàn toàn hoặc một phần . Bên cạnh đó ,NH cũng có thể gom các khoản vay thành nhóm đưa chúng vào tài khoản đầu tư ủy thác với tên gọi SPE sau đó SPE được bán lại cho các nhà đầu tư chứng khoán NH có quyền thụ hưởng đối với thu nhập phát sinh từ khoản cho vay nguồn vốn thu từ việc bán các chứng khoánnguồn gốc từ nhóm các khoản vay có thể sử dụng để đầu tư mới hoặc đáp ứng nhu cầu ngân quỹ . Phương thức này gọi là chứng khoán hóa các khoản vay Đặc điểm: có hai lợi ích : - Đảm bảo tính thanh khoản cho các khoản vay bị yếu tố kì hạn làm cho ở trạng thái đóng băng - Tạo nguồn thu nhập phí bổ sung do NH thực hiện việc chứng khoán hóa các tài sản của mình III. Ước tính chi phí cho nguồn vốn tiền gởi phi tiền gửi - Để có thể gia tăng nguồn vốn bằng các dịch vụ tiền gửi hay phi tiền gửi , NH cần phải biết được hai vấn đề chủ yếu sau : - Chi phí để có thể được một nguồn vốn là bao nhiêu? - Mối quan hệ phụ thuộc rủi ro của nguồn vốn Mỗi NHTM trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay cần phải nắm rõ được chi phí những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí để có những quyết định phù hợp .Đặc biệt là đối với vốn huy động bởi vì chi phí trả lãi cho nguồn vốn này là cao nhất. Cho nên, ba phương pháp tính phí sau sẽ giúp NH tính toán giải quyết được vấn đề về phí trả lời hai vấn đề trên 1. Phương pháp tính chi phí bình quân Đây là phương pháp tính phổ biến nhất. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà NH huy động được trong quá khứ xem xét mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi NH phải trả cho mỗi nguồn vốn đi vay. Thương số của lãi suất phải trả tổng mức vốn đi vay trong quá khứ tạo thành chi phí bình quân gia quyền được tính theo công thức: Phương pháp này có ích cho NH trong việc theo dõi biến động của chi phí huy động vốn theo thời gian mức chi phí lãi suất bình quân, cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay đầu tư như thế nào . Tuy nhiên ,tính theo phương pháp trên thì nó chỉ dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn vẫn còn nhiều chi phí khác cần phải tính thêm để thật sự có được nguồn vốn . Các chi phí này gồm: - Chi phí phi lãi suất: + Tiền lương chi phí quản lí gián tiếp + Mức dự trữ bắt buộc theo quy định + Phí bảo hiểm tiền gửi Như vậy tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí có thể tính như sau: - Chi phí vốn chủ sở hữu: thực chất đây là chi phí vốn cơ hội thể hiện kì vọng của những người góp vốn hình thành NH . Để tính chi phí vốn chủ sở hữu , một phương pháp hợp lí là ước tính mức tỷ suất sinh lời cần thiết mà cổ đông cho rằng là cần thiết để duy trì vốn góp hiện tại - Như vậy tỉ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huy động vốn chủ sở hữu của NH là : 2. Phương pháp chi phí vốn biên tế Chi phí biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Phương pháp chi phí bình quân có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ để xem xét chi phí tỷ suất lợi nhuận. Trong khi đó , phần lớn các quyết Chi phí lãi bình quân = Tổng chi phí lãi Tổng nguồn vốn huy động Tỷ suất sinh lợi tối thiểu Để bù đắp chi phí huy động vốn = Tổng chi phí trả lãi + phí lãi Tổng mức cho vay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác Tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết trên vốn vay vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận tối thiểu để bù đắp chi phí vốn vay + Lợi nhuận tối thiểu đối đối với vốn chủ sở hữu định kinh doanh của NH là cho hiện tại tương lai . Vì vậy ,phương pháp chi phí biên sẽ khắc phục nhược điểm đó .Chi phí biên tính như sau: 3. Chi phí huy động vốn hỗn hợp Trong thực tế mỗi tài sản đầu tư sinh lợi của NHTM thường không thay đổi tương ứng với một nguồn vốn nhất định mà thực chất các chi phí này là tập hợp của nhiều nguồn vốn Như vậy , chi phí huy động vốn không thể tính riêng biệt mà phải tính trên nhiều nguồn vốn . theo phương pháp này sẽ tính qua các bước sau: - Bước 1 : xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu cầu tài trợ - Bước 2 : xác định mức khả dụng mỗi nguồn - Bước 3 : xác định chi phí lãi phi lãi của mỗi nguồn vốn - Bước 4 : tập hợp chi phí lãi của tất cả nguồn vốn xác định tương quan với tổng nguồn vốn huy động IV. Rủi ro của các loại nguồn vốn khác nhau 1. Các rủi ro tác động nguồn vốn huy động Để đánh giá rủi ro của các loại nguồn tiền gửi phi tiền gửi thì phải đánh giá theo nhiều hướng . Các hướng rủi ro đó bao gồm: - Rủi ro lãi suất : là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về tài sản thu nhập của NH . Thường suất hiện đối với nguồn vốn dài hạn. Khi lãi suất thị trường giảm NH sẽ bị thiệt hại. Rủi ro lãi suất xuất hiện làm tăng chi phí nguồn vốn của NH , giảm thu nhập từ tài sản của NH , giảm giá trị thị trường của tài sản có vốn chủ sở hữu của NH - Rủi ro thanh khoản : là tình trạng NH không đáp ứng được nhu cầu sủ dụng vốn khả dụng ( nhu cầu thanh khoản ). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, kinh doanh đình trệ ,nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản C.Phi biên = LS mới x tổng vốn huy động theo LS mới - LS cũ x tổng vốn huy động theo LS cũ T.Lệ chi phí biên = Thay đổi trong chi phí Vốn huy động tăng thêm - Rủi ro sở hữu : khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu , các nhà đầu tư sẽ lo lắng về khả năng chi trả của NH có thể rút vốn ra . Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của NH 2. Lựa chọn chi phí rũi ro Trên thực tế , việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NH không chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn vốn mà còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của mỗi nguồn. Thông thường , nguồn vốn nào được huy động với chi phí thấp thì có thể rủi ro cao ngược lại. Mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo chiều hướng rủi ro được xem xét. Chẳng hạn như, loại sổ tiết kiệm dành cho những hộ gia đình thu nhập trung bình hoặc thấp có thể ít ảnh hưởng với những thay đổi của lãi suất nhưng sẽ khá ảnh hưởng đến tính thanh khoản khi đến một thời điểm nào đó trong chu kì kinh tế trong năm như xảy ra rút tiền ồ ạt . Vì thế , thách thức ở đây là việc lựa chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc lựa chọn các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi chiều hướng huy động vốn điều chỉnh theo chi phí huy động vốn của các mức rủi ro đó V. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA VIỆC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN 1. THUẬN LỢI: khi nền kinh tế phát triển ốn định ,đảm bảo được giá trị của đồng tiền , từ đó tiền gửi của khách hàng vào NH được bảo toàn ,tạo được yên tâm về tâm lí cho khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NH thu hút mọi nguồn vốn , mở ra tiềm năng mở rộng phạm vi đầu tư lĩnh vực kinh doanh 2. KHÓ KHĂN: nhà quản trị sẽ gặp những thách thức về rủi ro. Thứ nhất , rủi ro về lãi suất đòi hỏi NH phải chủ động linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất của mình để phù hợp với thị trường ,phù hợp với đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng đảm bảo lợi nhuận cho NH . Thứ hai, rủi ro về thanh khoản như đã biết nguồn vốn chủ yếu để NH hoạt động là vốn vay mượn cho nên sẽ phải hoàn trả lại cho khách hàng khi đáo hạn hay những khoản gửi không kì hạn có thể rút bất kì lúc nào vì vậy đòi hỏi NH lúc nào cũng có nguồn vốn dự trữ để kịp thời thanh toán. Bởi sự rủi ro trong thanh toán dễ dẫn đến khủng hoảng phá sản của một NH sẽ kéo theo rủi ro trong hệ thống NH , dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính của một quốc gia . khó khăn hiện nay đối với việc quản trị vốn NH hàng là tăng vốn điều lệ theo bắt buộc của ngân hàng nhà nước . Nếu đối với NH lớn thì việc tăng vốn khá dễ dàng nhưng đối với NH quy mô nhỏ thì việc tăng vốn sẽ gặp khó khăn nếu không tăng đủ vốn trong kì hạn cho phép bắt buộc NH phải chấm dứt tư cách pháp nhân như tự giải thể hoặc sáp nhập NH khác v.v [...]... giới II CUNG CẦU TRẠNG THÁI THANH KHOẢN 1 Cung về thanh khoản : Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả cho ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng Thanh khoản ngân hàng được cung cấp từ các nguồn như sau: Các khoản tiền gửi từ khách hàng (S1) Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ (S2) Các khoản tin dụng sẽ được thu vê (S3) Bán các tài sản đang kinh doanh sử dụng(S4)... thái thặng dư thanh khoản Nhà quản trị ngân hàng cần cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng ta cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai NPLt < 0 ( Thâm hụt thanh khoản) khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản, ngân hàng phải đối đầu với tình trạng thâm hụt thanh khoản Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ... chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu kịp thời Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” có ưu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể... có chi phí bao nhiêu NPLt = 0 Cân bằng thanh khoản là khi cung thanh khoản bằng với cầu thanh khoản, tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản Tuy nhiên đây là tình trạng khó xảy ra trên thực tế 4 Yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản Xét về tính thời gian, thanh khoản ngân hàng có 2 yếu tố đó là thanh khoản ngắn hạn (thanh khoản tức thời), thanh khoản dài hạn ( thanh khoản thời vụ) + Thanh. .. cầu thanh khoảnNgân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng  Chiến lược quản trị dựa vào nguồn vốn “Nợ” Đây là chiến lược quản trị thanh khoản phổ biến được các ngân hàng lớn sử dụng vào những năm 60 70 của thế kỷ trước Trong chiến lược này, nhu cầu thanh khoản được... tiền vay giảm - Hai là: Khả năng thanh khoản ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm tiền vay tăng Ngay đầu năm các ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng quý trong năm Bất cứ khi nào mà nguồn tạo ra thanh khoản nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có sự chênh lệch thanh khoản (liquidity gap) có thể xác định như sau: Độ lệch thanh khoản (LG) = Tổng cung nguồn. .. giá trị thị trường của các tài sản mà các ngân hàng có thể đem bán để tăng nguồn cung thanh khoản trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ  Thứ ba: Do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp kém hiệu quả như : các chứng khoán đang sỡ hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả… III CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN... kỳ xu hướng tạo ra • Đối vơi loại thanh khoản này thì ngân hàng cần phải dự phòng trước nguồn vốn từ các nguồn khác nhau ở mứ độ cao hơn thanh khoản ngắn hạn để đáp ứng được khả năng cung cấp vốn cho khách hàng VD: Đặt kế hoạch thu hút các khoản tiền gửi, thỏa thuận vay dài hạn từ công chúng từ các quỹ dự trữ từ các ngân hàng khác… 5 Bản chất của vấn đề quản trị thanh khoản Bản chất của quản trị. .. Cầu về thanh khoản: Là những nhu cầu về vốn cho các hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng Thông thường trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng Trong lĩnh vực ngân hàng những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu thanh khoản: Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1) Đề nghị vay vốn của khách hàng (D2) Thanh toán các khoản phải trả khác (D3) Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm dịch... nguồn thanh khoản (1) - Tổng nhu cầu sử dụng thanh khoản( 2) Khi (1) > (2), Độ lệch thanh khoản dương Ngân hàng phải nhanh chóng đầu tư phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi Khi (1) < (2), Độ lệch thanh khoản âm Ngân hàng phải tìm kím kịp thời các nguồn vốn tài trợ khác nhau với chi phí thấp Trên thực tế, các bước cơ bản trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn sử dụng vốn như sau: + Tiền vay tiền . nhất QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN VÀ THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI A. NGUỒN VÔN I. KHÁI NIỆM: Vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) là những giá trị tiền tệ do ngân. TIÊU: A. NGUỒN VỐN: I. KHÁI NIỆM NGUỒN VỐN II. PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI III. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN VỐN B. QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN I.

Ngày đăng: 22/04/2013, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan