Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

111 748 12
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Dịch vụ kiểm toán tuy mới ra đời và phát triển trong khoảng 15 năm trở lại đây nhưng đang dần dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng, hình thức và qui mô hoạt động, đồng thời, trước đòi hỏi về sự minh bạch, lành mạnh tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới thì sự trợ giúp của các công ty kiểm toán là vô cùng cần thiết. Kiểm toán giờ đây đã trở thành công cụ hiệu quả để quản lý thuế, ngân sách nhà nước, thị trường chứng khoán bên cạnh quản lý tài chính nói chung. Số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trong đó, sự ra đời của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam được đánh dấu là một mốc lịch sử cho ngành kiểm toán tại Việt Nam. Trong quá trình hơn 15 năm phát triển, Deloitte Việt Nam đã thu được nhiều thành công, khẳng định vai trò đầu đàn trong ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Với sự gia tăng số lượng các công ty kiểm toán như hiện nay, các công ty kiểm toán thực sự cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể phát triển và cạnh tranh. Deloitte Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó. Trong đó, kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ truyền thống và chiếm chủ yếu doanh thu của một công ty kiểm toán. Có thể nói, sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. Trong kiểm toán BCTC, để thu thập được bằng chứng kiểm toán có giá trị (đầy đủ và thích hợp) cần những phương pháp kỹ thuật phù hợp. Tuy nhiên, những gì học được trên ghế nhà trường chỉ là khung lí thuyết chung nhất về các kỹ thuật thu thập bằng chứng. Thực tế, mỗi công ty kiểm toán lại vận dụng các Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 1 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán kỹ thuật này rất khác nhau. Để hiểu rõ việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng, từ đó có sự so sánh, làm rõ giữa lí thuyết và thực tế, em chọn đề tài “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam”. Mục đích của luận văn tốt nghiệp là hệ thống hóa về mặt lý luận về bản chất của bằng chứng và các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC, đồng thời mô tả thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, từ đó có những nhận xét, kiến nghị về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm hoàn thiện các kỹ thuật này. Ngoài phần Mở đầu và Kết Luận, Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 nội dung: Phần 1: Lý luận chung về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Phần 2: Thực trạng về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam Em xin chân thành cám ơn thầy cô, đặc biệt là Thạc Sỹ Phạm Tiến Hưng, cùng các anh chị trong công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên Lê Thanh Ngân Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 2 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Khái quát chung về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 1.1.1 Bằng chứng kiểm toán 1.1.1.1. Khái niệm về bằng chứng kiểm toán Theo Lenin thì hết thảy mọi vật chất đều có một đặc tính về bản chất gần giống như cảm giác, đó là đặc tính phản ánh . Phản ánh là thuộc tính phổ biến của vật chất, tức là mọi sự vật, sự việc đều được phản ánh trên hai phương diện: phản ánh vật chất (phản ánh bởi các vật về thông tin của sự vật được tìm hiểu, tồn tại dưới dạng vật chất) và phản ánh ý thức (là phản ánh của não người – dạng phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan – về sự vật được tìm hiểu). Như vậy, một sự thật khách quan luôn tạo thành dấu vết, được phản ánh trên những mặt riêng lẻ, những khía cạnh khác nhau, bộ phận khác nhau. Vì vậy, muốn chứng minh một điều đúng hay sai, thật hay giả, tồn tại hay không tồn tại ta có thể thu thập cái phản ánh sự thật khách quan của sự vật, trên cả hai phương diện là vật chất và ý thức, được gọi là chứng cứ. Chứng cứ là cái được dẫn ra để dựa vào đó mà xác định điều gì đó đúng hay sai, thật hay giả 1 . Ta có thể hiểu chứng cứ được thu thập nhằm chứng minh một điều nhất định, với mục đích nhất định. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 thì “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này, Kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình” và “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” (trích đoạn 02 và 05). Bằng 1 Đại từ điển Tiếng Việt, 1999, Nguyễn Như Ý, NXB Văn hóa thông tin Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 3 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán chứng kiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành kết luận của KTV, là những minh chứng cụ thể cho những kết luận kiểm toán. Trong kiểm toán, cùng với những kết luận kiểm toán (báo cáo kiểm toán) thì bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán: Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm. Như vậy, bằng chứng kiểm toán có thể gồm nhiều loại khác nhau và không chỉ là các chứng từ, sổ sách kế toán, mà còn bao gồm nhiều thông tin khác do KTV chủ động thu thập để làm cơ sở cho ý kiến của mình, thông qua các phương pháp kỹ thuật kiểm toán. Đồng thời, không phải bằng chứng nào cũng là cơ sở cho ý kiến của KTV mà đó là những bằng chứng thỏa mãn những yêu cầu nhất định (được trình bày ở mục 1.1.2). Có thể nói sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Đối với các doanh nghiệp kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. 1.1.1.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán Đoạn 15, chuẩn mực kiểm toán số 500 về bằng chứng kiểm toán quy định “Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó) “. Theo đó, các cơ sở dẫn liệu của BCTC bao gồm: Thứ nhất là tính hiệu lực (có thực) của các thông tin, tức là tài sản hay khoản nợ được phản ánh trên BCTC phải tồn tại, các nghiệp vụ được ghi chép phải đã xảy ra. Các thông tin tài chính không được khai khống mà phải thực sự tồn tại. Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 4 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán Thứ hai là tính đầy đủ (trọn vẹn) của thông tin, tức là thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý. Các nghiệp vụ được ghi nhận đầy đủ, không bị khai thiếu. Thứ ba là tính đúng đắn của tính giá, tức là tài sản cũng như chi phí đều được tính theo phương pháp phù hợp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Thứ tư là tính chính xác cơ học, tức là các phép tính số học được thực hiện chính xác, cộng sổ chuyển sổ chính xác. Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục. Thứ năm là tính đúng đắn trong phân loại và trình bày, tức là BCTC được tuân thủ theo các quy định cụ thể trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành về phân loại tài sản và vốn. Quá trình kinh doanh, thể hiện qua các tài khoản tổng hợp và chi tiết được phản ánh đúng theo quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành BCTC chính xác. Những trường hợp đặc biệt cần được giải trình rõ ràng. Thứ sáu là tính đúng đắn trong phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế toán, tức là tài sản được phản ánh trên BCTC phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài) của đơn vị, vốn và công nợ phải phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng của đơn vị (nghĩa vụ phải trả nợ, nghĩa vụ phải chia lãi cho cổ đông góp vốn…) “Khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để loại trừ sự nghi ngờ đó. Nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, kiểm toán viên sẽ phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến.” – Đoạn 19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 500. Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 5 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán Một khoản mục khi kiểm toán cần được đảm bảo các mục tiêu chung trên. Vì vậy, bằng chứng kiểm toán thuyết phục phải đáp ứng các mục tiêu trên của KTV. Bằng chứng kiểm toán thích đáng và có tính thuyết phục phải đảm bảo hai yêu cầu là tính đầy đủ và tính thích hợp. Đoạn 08 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình”. Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liền với nhau nhằm đưa ra bằng chứng thích đáng. Tính hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán không có hiệu lực sẽ không có tính thuyết phục. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng gồm: Thứ nhất: Tính liên quan của bằng chứng: Bằng chứng phải liên quan tới mục tiêu kiểm toán và là cơ sở để đưa ra kết luận kiểm toán. Thứ hai: Loại hình hay dạng của bằng chứng: Bằng chứng thu được dưới dạng văn bản chứng từ (như biên bản kiểm kê) hoặc bằng hình ảnh có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời (như bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn). Thứ ba: Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng được thu thập khi hệ thống này hoạt động kém hiệu quả. Trong môi trường mà hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống này không phát hiện ra sẽ thấp hơn. Thứ tư: Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có thể được thu thập từ bên trong đơn vị được kiểm toán, từ bên ngoài (khách hàng, ngân hàng, nhà tài trợ, cơ quan chức năng…), từ bản thân KTV. Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng kiểm toán thì càng có hiệu lực. Bằng chứng thu thập từ nguồn bên ngoài đáng tin cậy hơn từ bên trong (như bản Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 6 Luận văn cuối khố Khoa: Kế tốn sao kê của Ngân hàng đáng tin cậy hơn tài liệu do kế tốn của đơn vị được kiểm tốn cung cấp). Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động có hiệu quả. Bằng chứng được thu thập từ bên thứ ba độc lập sẽ có hiệu lực hơn từ bên thứ ba có liên quan. Bằng chứng được thu thập từ các chun gia sẽ có tin cậy hơn từ những người có hiểu biết. Bằng chứng được KTV thu thập trực tiếp qua so sánh, kiểm tra tài liệu, quan sát, kiểm kê có tính thuyết phục hơn bằng chứng được thu thập gián tiếp bằng phỏng vấn hay thư xác nhận… Thứ năm: Phương pháp chọn mẫu và quy mơ mẫu: Mẫu được chọn có quy mơ lớn thì thuyết phục hơn quy mơ nhỏ. Chọn mẫu xác suất giúp bằng chứng cung cấp có tính giá trị hơn vì được dựa trên các quy tắc xác suất, giúp KTV độc lập khi đưa ra xét đốn, tránh những định kiến ban đầu. Thứ sáu: Sự kết hợp của các bằng chứng kiểm tốn. Đoạn 17 Chuẩn mực Kiểm tốn Việt Nam số 500 có ghi “Bằng chứng kiểm tốn có sức thuyết phục cao hơn khi có được thơng tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này kiểm tốn viên có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm tốn so với trường hợp thơng tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ. Ngược lại, bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì kiểm tốn viên phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.” Ngồi ra còn một số các yếu tố khác như tính chất và thời điểm của cuộc kiểm tốn, tính chất đúng lúc của việc cung cấp bằng chứng (bằng chứng được cung cấp ngày khi KTV u cầu có giá trị hơn bằng chứng được cung cấp sau thời gian trì hỗn) … Tùy vào tình huống và trường hợp cụ thể mà KTV có thể thu thập được những bằng chứng có độ tin cậy cao nhất. Sự đầy đủ chỉ số lượng hay quy mơ cần thiết của bằng chứng kiểm tốn cần thu thập. Khơng có thước đo nào quy định số lượng bằng chứng bao Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 7 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán nhiêu là đủ. Điều này đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm của KTV. Vì vậy mà các chuẩn mực thường chấp nhận KTV thu thập bằng chứng kiểm toán ở mức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chất chắc chắn”. Khi thu thập các bằng chứng kiểm toán, KTV cần cân nhắc tới các tình huống cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng. Những yếu tố này gồm: Thứ nhất: Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp thì càng cần thu thập nhiều. Một bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa đủ để có thể nhận định một cách xác đáng đối tượng kiểm toán cụ thể. Thứ hai: Tính trọng yếu: Khoản mục được kiểm toán càng trọng yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều vì các sai phạm được xem là trọng yếu thường có giá trị lớn, ảnh hưởng nhiều tới báo cáo tài chính. Các KTV cần thu thập nhiều bằng chứng để có ý kiến xác đáng về đối tượng kiểm toán. Thứ ba: Mức độ rủi ro: Đối tượng kiểm toán cụ thể được đánh giá là có mức độ rủi ro càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và ngược lại. Khoản mục có độ rủi ro cao thường là khoản mục tiền (gọn nhẹ, dễ biển thủ, số lượng nghiệp vụ lớn…) hay khoản mục hàng tồn kho (khó khăn khi kiểm kê, số lượng nghiệp vụ lớn…). Để phát hiện ra các sai phạm, KTV cần tăng cường kiểm tra chi tiết các khoản mục này, số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập phải tăng tương ứng. Ngoài ra, đơn vị được kiểm toán có tình hình tài chính không tốt, có tiền sử hoặc đang dính líu tới kiện tụng cũng có rủi ro cao, số lượng bằng chứng thu thập càng cần nhiều, vì lúc này nó ảnh hưởng tới rất nhiều người quan tâm và sử dụng báo cáo tài chính, có thể còn liên quan tới truy cứu trách nhiệm hình sự. Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 8 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán Biểu 1. Quan hệ giữa rủi ro và số lượng bằng chứng Trường hợp Rủi ro kiểm toán Rủ ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện Số lượng bằng chứng 1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp 2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình 3 Thấp Cao Cao Thấp Cao 4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình Thứ tư: Kết quả của các lần kiểm toán trước: KTV căn cứ vào số sai phạm phát hiện được từ những cuộc kiểm toán trước đó để xác định số lượng bằng chứng thích hợp. 1.1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán Căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động của đơn vị và báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán, bằng chứng kiểm toán được chia thành: Thứ nhất, Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự khai thác và phát hiện được bằng cách: kiểmtài sản thực tế, tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp, quan sát hoạt động của kiểm toán viên nội bộ. Thứ hai, Bằng chứng kiểm toán là các chứng từ, sổ sách, báo cáo và các tài liệu khác do đối tượng kiểm toán cung cấp cho kiểm toán viên. Thứ ba, Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp từ các nguồn khác nhau: các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị cung cấp trực tiếp cho những KTV; các bằng chứng do những người bên ngoài đơn vị liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị lập; các ghi chép độc lập hoặc các báo cáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp. Căn cứ vào hình thức của bằng chứng, bằng chứng kiểm toán được chia thành: Thứ nhất, các bằng chứng vật chất là các bằng chứngkiểm toán viên Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 9 Luận văn cuối khoá Khoa: Kế toán thu thập trong quá trình kiểm tra hoặc kiểm kê các tài sản hữu hình, nó bao gồm: biên bản kê khai hàng tồn kho, biên bản kê khai quỹ tiền mặt, biên bản kê khai tài sản cố định… Các bằng chứng vật chất có độ tin cậy cao nhất vì được kiểm kê trực tiếp để xác minh tài sản có thực hay không. Thứ hai, các bằng chứng tài liệu là các bằng chứng kiểm toán viên thu thập được qua việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên bao gồm: Các chứng từ, tài liệu do các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp như: các giấy xác nhận, bằng chứng của bên thứ ba có liên quan và các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên về trích khấu hao tài sản cố định, tính giá thành, phân bổ chi phí… Thứ ba, các bằng chứng thu thập qua phỏng vấn là các bằng chứng kiểm toán viên thu thập được thông qua xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến nội dung kiểm toán và báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp. Những bằng chứng này có tác dụng chứng minh cho những ý kiến của KTV nhưng độ tin cậy không cao bằng hai loại bằng chứng trên. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, KTV phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán đặc biệt: Đối với các vấn đề mà KTV không am hiểu sâu sắc, KTV có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề đó. Theo Chuẩn mực Việt Nam số 18, “Chuyên gia là các cá nhân hoặc các hãng có kỹ năng kiến thức và kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoài ngạch kế toánkiểm toán”. Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi KTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính; nội dung và mức độ phức tạp của các khoản mục kể cả những rủi ro và sai sót trong đó; các bằng chứng kiểm toán khách quan có Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 10 [...]... TRẠNG VỀ KỸ THU T THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Deloitte Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Tiền thân của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam ngày nay là Công ty kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO) Chính vì thế, lịch sử hình thành và phát triển của Deloitte Việt Nam gắn liền với lịch sử hình... Kế toán gia Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Petrolimex vv… Biểu 5 Các khách hàng tiêu biểu của Deloitte Việt Nam Các Khách hàng tiêu biểu của Deloitte Việt Nam Tổng công ty Hàng không Việt Nam Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tập đoàn Bảo Việt Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Tổng công ty Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam Proctor & Gamble Công ty. .. Canon Việt Nam Pextax Việt Nam VietsovPetro Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Tổng công ty Rượu-BiaNước giải khát Việt Nam Intel Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Tổng công ty Rượu-BiaNước giải khát Sài Gòn Ngân hàng Indovina Tổng công ty Xi măng Việt Nam Tổng công ty Vận tải Hà Nội Tổng công ty Thủy tinh & Gốm sứ Xây dựng Việt Nam. .. khoản mục mà kiểm toán viên lựa chọn kỹ thu t thu thập tài liệu thích hợp Kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết sử dụng các kỹ thu t thu thập bằng chứng khác nhau áp dụng cho từng khoản mục thích hợp như với khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên lựa chọn gửi thư xác nhận tới khách hàng; với hàng tồn kho, kiểm toán viên tiến hành kiểmKỹ thu t xác minh tài liệu, kỹ thu t phỏng vấn... mình là có căn cứ xác thực 1.1.2 Các kỹ thu t thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC “Kiếm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra2, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thu c vào thời gian thu 2 Kiểm tra bao gồm Kiểm tra vật chất – Kiểm kê và Kiểm tra tài liệu Lê Thanh Ngân Lớp:... mạo chứng từ, tài liệu … Phương pháp này nên kết hợp với Kiểm kê và Lấy xác nhận 1.2 Vận dụng các kỹ thu t thu thập bằng chứng kiểm toán trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán BCTC Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kiểm toán của kiểm toán chứng Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 Luận văn cuối khoá 22 Khoa: Kế toán từ và kiểm toán. .. Tổng công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam Louis Vuiton Việt Nam Ngân hàng Netaxis Banque Tổng công ty Thép Việt Nam Công ty Tài chính Dầu khí LG Electronics Việt Nam BP Pipeline Alcatel Việt Nam Co., Ltd Lafarge Việt Nam Công ty Ô tô Việt Nam Daewoo Tập đoàn Hòa Phát Nortel Việt Nam Dự án Giáo dục Trung học Tập đoàn Việt Á Dự án Hỗ trợ Y tế Quốc gia T&C Group Tập đoàn Hòa Phát Tổng công ty Thu c... vấn, kỹ thu t thu thập tài liệu, điều tra nhằm tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, kỹ thu t quan sát được sử dụng góp phần giúp kiểm toán viên trực tiếp có nhận định ban đầu, kỹ thu t kiểm tra tài liệu từ hồ sơ kiểm toán trước giúp Lê Thanh Ngân Lớp: CQ 43/22.02 Luận văn cuối khoá 25 Khoa: Kế toán kiểm toán viên hiểu về bản chất của sự biến động Kỹ thu t thu thập tài liệu sử dụng hiệu quả trong việc thu thập. .. đổi tên từ Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH thành Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Deloitte Vietnam Company Limited) từ ngày 01/11/2007, gọi tắt là Deloitte Việt Nam Deloitte Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu, gia nhập vào gia đình Deloitte Đông Nam Á và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức được thành lập từ tháng 6 năm 2006 này Deloitte Việt Nam vẫn tiếp... hoàn hảo nhất với danh tiếng của một công ty quốc tế 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Các dịch vụ chính mà Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cung cấp Cũng giống như các công ty khác trong Big 4, Deloitte Việt Nam tập trung phát triển 4 loại hình dịch vụ chính là kiểm toán, tư vấn thu , tư vấn tài chính và tư vấn giải pháp: - Kiểm toánKiểm toán độc lập Kiểm toán BCTC theo luật định Kiểm toán

Ngày đăng: 22/04/2013, 11:39

Hình ảnh liên quan

(Nguồn: Bảng 6-2, Arens và Loebbecke, NXB Thống kờ, 1995, trang 133) - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

gu.

ồn: Bảng 6-2, Arens và Loebbecke, NXB Thống kờ, 1995, trang 133) Xem tại trang 17 của tài liệu.
5700 Tài sản cố định vô hình và tài sản khác - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

5700.

Tài sản cố định vô hình và tài sản khác Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng cõu hỏi kiểm tra này phải được thành viờn kiểm soỏt chất lượng (Manager - QC) tham gia kiểm toỏn hoàn thành trước khi ký mẫu số 001 - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Bảng c.

õu hỏi kiểm tra này phải được thành viờn kiểm soỏt chất lượng (Manager - QC) tham gia kiểm toỏn hoàn thành trước khi ký mẫu số 001 Xem tại trang 47 của tài liệu.
14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

14..

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Xem tại trang 59 của tài liệu.
Phõn tớch bảng cõn đối kế toỏn - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

h.

õn tớch bảng cõn đối kế toỏn Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng thanh toỏn lương khụng cú  ký nhận đầy đủ  của cỏn bộ cụng  nhõn viờn. - Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Bảng thanh.

toỏn lương khụng cú ký nhận đầy đủ của cỏn bộ cụng nhõn viờn Xem tại trang 89 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan