DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

44 3.5K 136
DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DASV 6

Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 MỤC LỤC Phần 1: Giới thiệu dự án Phần 2: Sự cần thiết phải đầu tư 1. Các cơ sở lý luận để lập dự án 2. Các cơ sở thực tiễn để lập dự án 2.1. Tình hình phát triển cao su tại Vương Quốc Campuchia 2.2. Phân tích hiện trạng tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kampong Thom 3. Sự cần thiết phải đầu tư 3.1. Tình hình cung và cầu cây giống cao su trên địa bàn 3.2. Tình hình giá cả cây giống cao su trên địa bàn 3.3. Sự cần thiết phải đầu tư 3.4. Phân tích SWOT về khả năng cạnh tranh và điều kiện tiêu thụ cây giống cao su Phần 3: Mục tiêu, nội dung của dự án 1. Mục tiêu của dự án 2. Nội dung của dự án 2.1. Loại sản phẩm 2.2. Quy mô sản xuất 2.3.Tổ chức thực hiện 2.4. Dự kiến kế hoach đầu tư 2.5. Khoảng thời gian thực hiện 2.6. Quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm Phần 4: Kết quả dự kiến và đánh giá tác động 1. Kết quả đầu tư 1.1. Đánh giá chung 1.2. Phân tích hiệu quả đầu tư 1.3. Dòng tiền mặt đầu tư 2. Đánh giá tác động 1.4. Tác động tới môi trường 1.5. Tác động đến kinh tế và xã hội địa phương Phần 5: Phân tích các nguồn lực Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 1 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 1. Tổ chức quản trị và sử dụng lao động 1.1. Tổ chức quản trị 1.2. Nhu cầu nguồn nhân lực 1.3. Phương pháp đào tạo lao động 1.4. Chế độ tiền lương 2. Kế hoạch sử dụng vật tư Phần 6: Phân tích và quản lý các rủi ro Phần 7: Dự toán kinh phí dự án 1. Kinh phí thực hiện dự án 2. Định mức nhân công và vật tư trên ha Phần 8: Kết luận Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 2 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 PHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1. Tên dự án: “Dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh vườn ươm cây giống cao su tại tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia” 2. Địa điểm thực hiện dự án: huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia 3. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: từ 08/2013 – 10/2020 4. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần giống cây trồng miền trung HCS 5. Chủ nhiệm dự án: Sinh viên Nguyễn Bá Trung 6. Tổng kinh phí đầu tư (tính trong 2 năm 2013 và 2014): 14089360000 (mười bốn tỷ không trăm tám mươi chín triệu ba trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn) 7. Đơn vị tham gia tư vấn kĩ thuật: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 3 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 PHẦN II SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ I. Các cơ sở khoa học, lý luận để thành lập dự án * Về mặt pháp lý có các căn cứ như sau: - Căn cứ bản hợp đồng thỏa thuận về việc cho thuê đất để lập vườn ươm giữa chủ dự án và người đại diện bên phía chính quyền địa phương. - Căn cứ vào luật đất đai hiện hành được ban hành bởi Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Campuchia. - Căn cứ vào các luật kinh tế, thuế thu nhập, đầu tư nước ngoài của Chính phủ Campuchia. - Căn cứ vào luật đầu tư nước ngoài tại Campuchia trong lĩnh vực Nông nghiệp của chính phủ Campuchia * Ngoài ra dự án vườn ươm còn căn cứ, tham khảo những tài liệu: - Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát thổ nhưỡng do Công ty cổ phần Xây dựng cơ bản và Địa ốc Cao su (Việt Nam) lập tháng 12/2009 trên địa bàn tỉnh Kampong Thom. Báo cáo này cho biết các điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, phản ánh mức độ thích hợp của vườn ươm cao su đối với các điều kiện đất đai thổ nhưỡng. - Tài liệu quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ 2005 đến 2025 và kết quả điều tra kinh tế xã hội năm 2008 của huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia. Đây là địa bàn dự định để lập vườn ươm sau này. - Tài liệu khí hậu, thủy văn của trạm huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia. II. Các cơ sở thực tiễn để thành lập dự án II.1. Tình hình phát triển cao su tại Vương Quốc Campuchia Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 4 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 Trong những năm gần đây Chính phủ nước Campuchia có chủ trương kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Campuchia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc mời gọi đầu tư trồng, khai thác và chế biến cao su tự nhiên. Việc phát triển cây cao su đang trở thành một cơ hội đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cho các nhà đầu tư như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Singapore. Do đó, trên địa bàn đất nước Campuchia tình hình phát triển cây cao su đang phát triển trên diện rộng và diện tích cây cao su tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Tại địa bàn tỉnh Kampong Thom, sự phát triển cao su chủ yếu là các công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như Công ty cao su Chư Sê, Tân Biên, Bà Rịa, Phước Hòa, Tân Biên, Phú Riềng… và các hộ nông dân địa phương được nhà nước cấp đất để phát triển kinh tế trang trại. Theo kế hoạch sản xuất - kinh doanh 5 năm (2011 – 2015) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VRG sẽ trồng mới 200.000 ha cao su, gồm 60.000 ha trong nước và 100.000 ha ở Campuchia. Đến năm 2015, tổng diện tích sẽ đạt 500.000 ha. Tính đến tháng 8/2011, tổng diện tích đất phía bạn giao cho Tập đoàn, các công ty con của VRG và thành viên Hiệp hội Cao su Việt Nam là 132.341 ha. Tập đoàn đang triển khai 15 dự án và chuẩn bị cho 1 dự án khác, với tổng vốn đầu tư 13.816 tỷ đồng. Đến tháng 9/2011, số vốn đã chuyển qua Campuchia hơn là 3.832 tỷ đồng. Tổng diện tích trồng cao su tính đến cuối năm 2011 đạt khoảng 51.000 ha. Theo thống kê của Bộ Nông Lâm và Ngư Nghiệp của Vương quốc Campuchia, tính đến 2010 tổng diện tích cao su dự kiến là 250.000 ha kể cả nước ngoài đầu tư và cao su tiểu điền trang trại trong nước. Vậy áp lực về giống cung ứng cho việc trồng mới, trồng dặm để phát triển cao su trên địa đang ngày càng tăng. II.2. Phân tích hiện trạng tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kampong Thom II.2.1. Khái quát chung - Diện tích: 13.814 Km 2 - Dân số: 569.060 người (1998) - Mật độ dân số: 41,2 người/ Km 2 - Dân tộc: Khmer II.2.2. Đất đai và địa hình Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 5 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 Điều kiện đất đai bằng phẳng ít đồi núi, đất tương đối tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, một số vùng được bồi đắp phù sa hằng năm. Địa hình có thể chia thành các vùng như sau: - Dạng đồi lượn song, độ cao trung bình 150 m, độ dốc 2 – 8 0 . - Dạng gò đồi lượn song, độ cao trung bình 180 – 250 m, độ dốc 8 – 15 0 . - Riêng tại xã Pong Pok, huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom có điều kiện đất đai bằng phẳng, ít dốc, tầng đất thịt dày sâu đến vài mét. II.2.3. Khí hậu thời tiết Căn cứ vào số liệu thống kê về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kampong Thom, điều kiện về khí hậu thời tiết như sau: II.2.3.1. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm: 24 – 28 0 C. - Nhiệt độ cao nhất: 38,2 0 C. - Nhiệt độ thấp nhất: 16,0 0 C. - Nhiệt độ năm cao nhất (2005): 38,2 0 C. - Nhiệt độ năm thấp nhất (2004): 16,0 0 C. II.2.3.2. Nắng: - Số giờ nắng bình quân năm: > 2000 giờ. - Số giờ nắng bình quân ngày: 4,5 giờ/ngày. - Tháng có số giờ nắng cao nhất: tháng 2 với 8,5 giờ/ngày. - Tháng có số giờ nắng thấp nhất: tháng 9 với 5 giờ/ngày. - 2.4.3.4. Mưa: - Lượng mưa trung bình năm: 1400 – 1698 mm. - Tháng có lượng mưa nhiều nhất: 7,8,9. - Tháng có lượng mưa ít nhất: 1,2,3, 11,12. - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10. - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 2.4.3.5. Độ ẩm không khí - Độ ẩm trung bình năm: 79 %. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 6 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 - Độ ẩm tháng cao nhất: 9, 10. - Độ ẩm tháng thấp nhất: 12. 2.4.3.6. Lượng bốc hơi - Lượng bốc hơi bình quân năm là 1170 mm. - Tháng cao nhất là tháng 3 với 138 mm. - Tháng thấp nhất là tháng 9 với 45 mm. 2.4.3.7. Gió Có hai hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, từ tháng 5 – 9 gió tây là chủ yếu; từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió Đông là chủ yếu. Tốc độ gió trung bình vào mùa đông (tháng 9 – tháng 4 năm sau) từ 2,1 – 4 m/s; vào mùa hạ (tháng 5 – tháng 10) từ 1,1 – 3 m/s.Tốc độ gió trung bình từ 2,2 đến 2,8 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất 10 m/s có thể xảy ra vào các tháng mùa đông. Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu ở đây rất giống điều kiện ở vùng Đông Nam Bộ nước ta. Điều kiện này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của vườn ươm cây cao su. 2.4.4. Nguồn nước Khu vực xây dựng vườn ươm có hệ thống các khe suối tự nhiên nhiều có thể thoát nước tốt vào mùa mưa, cung cấp nước tưới cho vườn ươm vào mùa khô hạn. 2.4.5. Điều kiện thổ nhưỡng Theo kết quả khảo sát điều tra đất trên địa bàn tỉnh Kampong Thom của Công ty cổ phần Địa ốc cao su (Việt Nam) tháng 11/2009 như sau: * Đặc điểm thổ nhưỡng: Theo FAO đất có tên cọi chung là Acrisols thuộc nhóm đất xám được phát triển trên đá cát và đá phiến sét. Màu sắc thay đổi từ dang nâu nhạt sang nâu đậm đến vàng phớt nâu hay vàng phớt đỏ theo chiều sâu của phẫu diện đất. Sự chuyển đỗi màu đất này rất rõ trong các tầng phát sinh. Đất có kết cấu trung bình đến khá chắc, độ chặt trung bình đến chặt theo chiều sâu phẫu diện. * Thành phần cơ giới đất: Đất có hàm lượng cát khá cao từ 50 – 70 % cát ở tầng mặt và giảm dần theo chiều sâu trong khi hàm lượng sét tăng dần do hiện tượng trực di đạt trị số từ 30 đến 60 %. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 7 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 * Thành phần hóa học và lý học của đất: Theo kết quả phân tích, đất có độ pH H20 dao động từ 4.33 – 5.06; pH KCl từ 3.57 – 3.92 % nhìn chung thích hợp cho cây cao su. Hàm lượng NPK tổng số đều đạt từ thấp đến trung bình: Nito tổng số ( 0.08 – 0.18 %); Lân tổng số (0.006 – 0.007 %); Kali tổng số (0.17 – 0.20 %). Hàm lượng các chất trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ thấp. Tổng số cation trao đổi cũng thấp, dung tích hấp thu CEC có trị số thấp (< 12 mep/100g) phổ biến trong các tầng phát sinh, cá biệt có một vài mẫu đất có dung tích hấp thu > 15 mep/100g. Ngoài ra độ no Bazo cúng thấp, trung bình chỉ đạt trị số < 20%. Hàm lượng mùn tầng đất mặt ở độ sâu 0 – 30 cm dao động từ 1,3 – 2,5 % phổ biến trên toàn khu vực khảo sát, một vài nơi hàm lượng mùn đạt > 3%. Sự phân giải chất hữu cơ mạnh, C/N < 10. Nói tóm lại chất lượng đất ở đây có độ tốt từ thấp đến trung bình, cần bổ sung thêm dinh dưỡng vào đất. 2.4.6. Tình hình dân cư lao động vùng 2.4.6.1. Địa bàn và phân bố dân cư Tỉnh Kampong Thom nằm ở miền trung Campuchia, có sông Kampong Svay chảy qua với chiều dài 140 km, phía bắc giáp với tỉnh Preah Vihear và tỉnh Stung Treng; phía nam giáp tỉnh Kampong Cham và Kampong Chnang; phía tây giáp tỉnh Siem Riep và phía đông giáp tỉnh Kratie. Tỉnh Kampong Thom có diện tích: 13.814 Km 2 , dân số: 569.060 người gồm 87187 hộ, địa giới hành chính được phân thành 8 huyện. Huyện Stoung nằm ở phần trung tâm của tỉnh và là điểm trung tâm của các dự án trồng cao su lân cận. Dân tộc sinh sống ở đây chủ yếu là Khmer, ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác như: Hoa, Việt, Phnong, Kuôi, Mil, Kral, Stieng, Th’non. Nghề chính của cư dân là làm ruộng, làm rẫy; nghề phụ là đánh cá, khai thác gỗ, hướng dầu cây . 2.4.6.2. Văn hóa, giáo dục, y tế Tỉnh Kampong Thom có một số tài sản văn hóa lâu đời, di sản văn hóa thế giới; các điểm du lịch rất thu hút du khách như Đền Angkor Wat, Biển Hồ, vực Phsot Campichroiray, núi Sopoakalay, núi Preckchimang và rất nhiều chùa tháp cổ. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 8 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 Hiện tỉnh có hệ thống trường học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, ngoài ra cũng có một số trường tư thục đào tạo kỹ thuật và ngoại ngữ. Về vấn đề y tế, cả tỉnh có 3 bệnh viện lớn với khoảng 1000 giường bệnh, 32 trạm và 11 cơ sở y tế. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị có thể đáp ứng được các yêu cầu về y tế của người dân trong tỉnh. 2.4.6.3. Tình hình phát triển nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp: chủ yếu là trồng lúa, tổng diện tích lúa năm 2006 là 39200 ha, năng suất bình quân là 2604 tấn/ha; nhu cầu lương thực toàn tỉnh là 50272 tấn/năm, về cơ bản tỉnh hoàn toàn có khả năng tự cung cấp đủ lương thực cho nông dân. Ngoài trồng lúa người dân trên địa bàn còn trồng các loại rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp các loại như xoài, nhãn, mít, cà phê, điều… - Về chăn nuôi cũng tương đối phát triển, song chỉ nằm ở quy mô hộ gia đình, chưa có các trang trại lớn. Tổng số lượng đàn bò là 96820 con, trâu là 44676 con, lợn là 68284 con, gia cầm là 367400 con.Nghành thủy sản cũng là nguồn lợi đáng kể, theo số liệu thống kê năm 2007 thì tổng lượng thủy sản đánh bắt là 6500 tấn/năm, thủy sản nuôi là 50000 tấn/năm. - Lâm nghiệp: diện tích rừng khá lớn, chiếm 80% diện tích rừng tự nhiên, trước đây là rừng già có trữ lượng gỗ quý nhiều. Trong những năm trở lại đây với việc cho phép nhiều công ty nước ngoài khai thác gỗ, khai hoang trồng cao su nên diện tích rừng giảm nghiêm trọng. Tại huyện Stoung từ năm 2009 tới nay diện tích rừng giảm xuống 10 % do các hoạt động khai hoang trồng cao su của công ty cao su Chư Sê – Kampong Thom và người dân địa phương trồng cao su tiểu điền trên địa bàn. Hiện diện tích rừng tại địa phương đã bị khai thác hầu hết các loại gỗ quý, chủ yếu là gỗ tạp, không có giá trị kinh tế. - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: nghành công nghiệp hầu như chưa có gì, chỉ xuất hiện một vài phân xưởng nhỏ chế biến các mặt hàng lâm sản, dệt may và mây tre lá. - Dịch vụ thương nghiệp: trên địa bàn huyện Stoung cũng như các huyện khác, vấn đề buôn bán, dịch vụ nhìn chung quy mô nhỏ lẻ, cá thể, chưa phát triển và chỉ tập trung tại các thị trấn, thị xã. Tuy nhiên cũng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu đầy đủ cho người dân. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 9 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 2.4.7. Cơ sở hạ tầng - Giao thông: Về đường chính, tỉnh Kampong Thom có đường chính là quốc lộ QL6, một đầu nối đến thủ đô Phnom Penh (240 Km) và đầu còn lại nối đến tỉnh Siem Riep đến biên giới Thái Lan (350 Km). Ngoài ra còn có tỉnh lộ 64 nối từ QL7 đến tỉnh Preah Vihear. Vùng xây dựng vườn ươm cách QL6 34 km, thị xã Kampong Thom 120 km về phía tây bắc, mạng lưới giao thông vùng có một số con đường cấp phối đi qua huyện Stoung và gần với điểm xác định lập vườn ươm. - Thủy lợi: trên địa bàn địa phương vấn đề tưới tiêu và thủy lợi nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, chưa có công trình thủy lợi nào đáng kể. Do điều kiện ruông đồng quá bằng phẳng nên rất khó xây dựng các đập tích nước phục vụ cho tưới tiêu vào mùa hạn và thoát nước vào mùa lũ. Do đó việc bố trí thời vụ của người dân phụ thuộc phần lớn vào thời tiết và một năm chỉ sản xuất được một vụ lúa; vụ còn lại đành bỏ hóa chăn thả gia súc. - Điện: hiện toàn tỉnh chỉ có một nhà máy điện công suất 1200 kw/h phục vụ chủ yếu cho trung tâm tỉnh và một số huyện xung quanh, tại huyện Stoung đã được nối điện nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu và người dân vẫn trong tình trạng chưa có điện cục bộ. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh cây con cao su sau này vì các hệ thống tưới tự động cần nguồn điện để chạy. Người dân trên địa bàn chủ yếu sử dụng máy phát điện hộ gia đình và bình ăc qui để thắp sáng. - Nước sinh hoạt: việc sử dụng nước trên địa bàn chủ yếu là từ các giếng đào, kkhe, suối và các nguồn nước sông. Nước sạch chỉ cung cấp cho các thị trấn lớn, thị xã, nhìn chung nhu cầu về nước đáp ứng đủ cho người dân trên địa bàn. - Thông tin liên lạc: nhìn chung thông tin liên lạc còn kém phát triển, trên địa bàn huyện Stoung chỉ có hai sóng điện thoại phát ở vùng trung tâm còn về các vùng sâu không có sóng, người dân muốn liên lạc rất khó khăn. Tại thôn Pong Pok đã được phủ một sóng điện thoại được đầu tư lắp đặt bởi công ty cao su Chư Sê – Kampong Thom. 2.4.8. Nhận xét đánh giá chung tình hình cơ bản • Thuận lợi: - Diện tích đất đai rộng, khí hậu thời tiết, địa hình, khí hậu, độ cao, thủy văn, thổ nhưỡng đều thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây cao su. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS. Bùi Xuân Tín Page 10 [...]... một ban quản lý dự án trong đó có 3 cán bộ quản lý chính và 8 cán bộ phụ trách chuyên môn: + Chủ dự án: Nguyễn Bá Trung Nhiệm vụ là điều hành chung các hoạt động dự án để thực hiện các kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh vườn ươm trên địa bàn Vương Quốc Campuchia + 02 Phó dự án: một người chuyên phụ trách các hoạt động kỹ thuật và thị trường; một người phụ trách mảng tài chính kế toán và tiền lương... đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 3 Mục tiêu của dự án 1 Mục tiêu chung: Đầu tư xây dựng vườn ươm cây giống cao su để phục vụ nhu cầu - - giống trồng mới và trồng dặm của các công ty, trang trại, hộ nông dân trên địa bàn Vương quốc Campuchia để thu lợi nhuận 2 Mục tiêu cụ thể: + Thành lập 1 vườn nhân diện tích 2 ha vào năm 2013; + Thành lập vườn ươm. .. tập đánh giá năng lực 5 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung Lớp : KHCT - 43 GVHD: ThS Bùi Xuân Tín Page 35 Lớp KHCT 43 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 PHẦN VIII KẾT LUẬN Dựa trên những phân tích, đánh giá khách quan và chủ quan nêu trên Việc thực hiện dự án vườn ươm cây giống cao su trên địa bàn tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia là cần thiết Dự án sẽ có tính khả thi cao. .. Tín Page 14 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 o PB 260, RRIM600 chiếm 40 % diện tích 3 Tổ chức thực hiện - - - Thành lập ban quản lý dự án để thực hiện dự án khi dự án được hội đồng quản trị công ty cổ phần giống cây trồng miền trung HCS phê duyệt Công ty tiến hành giải ngân nguồn vốn đầu tư và thành lập ban kiểm soát để bắt đầu thực hiện dự án Ban quản lý dự án tiến hành chuẩn... sở phân tích: Dựa vào giá bán cây cao su giống: giá của bầu hạt không tầng lá, tính giá cả theo thời điểm lập dự án, mọi thông số và doanh thu dự kiến được liệt kê trong bảng dưới Dựa vào quy mô của dự án, quy mô lớn sẽ cho nhiều sản phẩm do đó sẽ cho doanh thu lớn hơn Dựa vào các loại thuế, phí: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu vật tư, tiền thuê đất đai Dựa vào khấu... mươi ngàn đồng) Năm 2013: đầu tư xây dựng vườn nhân, khu nhà ở, trang bị các dụng cụ và máy móc cần thiết - Năm 2014: thành lập vườn ươm sản xuất cây giống trên toàn diện tích - Tổng kinh phí thuyết minh ở bảng 1 II Định mức nhân công và vật tư trên 01 ha vườn ươmvườn nhân - Đơn giá nhân công ở thời điểm lập dự án: 120.000 đồng/ ngày công Hệ thống định mức được xây dựng căn cứ vào: điều kiện kinh tế... quy trình kỹ thuật và định mức đầu tư xây dựng vườn ươm cao su của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam Định mức chi tiết được trình bày tại các bảng đính kèm 2, 3, 4 và 5 I - - Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS Bùi Xuân Tín Page 25 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 BẢNG 1: TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, VƯỜN ƯƠM, VƯỜN NHÂN ST T DIỆN TÍCH ĐƠN GIÁ (đồng) THÀNH... cho dự án để phục vụ hằng ngày trong giao tiếp với công nhân và lam thủ tục với địa phương Tiến hành học tiếng Khmer để cải thiện gia tiếp Dần dần thay đổi cách làm việc của họ, làm việc đúng giờ và kỷ luật công việc cao GVHD: ThS Bùi Xuân Tín Page 24 Bài tập đánh giá năng lực 5 Lớp : KHCT - 43 Lớp KHCT 43 PHẦN VII DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí thực hiện dự án - Dự toán kinh phí đầu tư xây dựng... Điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn của địa phương thích hợp với yêu cầu kĩ thuật của vườn ươm cao su Vậy rất mong ông Tổng Giám Đốc công ty Giống cây trông miền trung HCS cùng các phòng ban chức năng sớm phê duyệt dự án đầu tư phát triển vườn ươm cây con cao su tại tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia để dự án nhanh chóng được triển khai thực hiện./ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Trung GVHD: ThS... thanh Một số công việc thực toán dự kiến hiện để quản lý vật tư - Thanh toán theo - Xây dựng nhà kho hợp đồng chứa vật tư, phân bón - Thanh toán đặt và hóa chất nông cọc và trả sau nghiệp trong dự án - Bố trí thủ kho quản lý tình hình vật tư của kho để có kế hoạch - Thanh toán bằng mua và sử dụng vật tư tiền mặt cụ thể - Ký hợp đồng thống nhất mức giá ban đầu - Thanh toán theo với các doanh nghiệp hợp . m t hàng l m s n, d t may v m y tre lá. - D ch v thương nghiệp: tr n địa b n huy n Stoung cũng như các huy n khác, v n đề bu n b n, d ch v nh n chung. trồng m i, chính quy n tạo điều ki n v an ninh v lao động). + Tạo công n việc l m n định cho các lao động n ng nghiệp d i d tr n địa b n. 4. N i dung

Ngày đăng: 20/04/2013, 23:54

Hình ảnh liên quan

Bảng: Tổng doanh thu của vườn ươm 18 ha trong một năm - DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

ng.

Tổng doanh thu của vườn ươm 18 ha trong một năm Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng: Đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của 18 ha vườn ươm trong 01 năm ST - DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

ng.

Đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của 18 ha vườn ươm trong 01 năm ST Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình thức thanh toán dự kiến - DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

Hình th.

ức thanh toán dự kiến Xem tại trang 22 của tài liệu.
BẢNG 1: TỔNG KINH PHÍ ĐẦUTƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, VƯỜN ƯƠM, VƯỜN NHÂN - DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

BẢNG 1.

TỔNG KINH PHÍ ĐẦUTƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, VƯỜN ƯƠM, VƯỜN NHÂN Xem tại trang 26 của tài liệu.
BẢNG 2: ĐỊNH MỨC NHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CHO 01 HA VƯỜN ƯƠM BẦU HẠT CẮT NGỌN 10 THÁNG - DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

BẢNG 2.

ĐỊNH MỨC NHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CHO 01 HA VƯỜN ƯƠM BẦU HẠT CẮT NGỌN 10 THÁNG Xem tại trang 27 của tài liệu.
BẢNG 5: ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHO 01 HA VƯỜN NHÂN (18 tháng) - DỰ ÁN VƯỜN ƯƠM CAO SUx

BẢNG 5.

ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHO 01 HA VƯỜN NHÂN (18 tháng) Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan