Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

97 614 2
Phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- HÀ MINH TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- HÀ MINH TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 CAM KẾT Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện luâ ̣n văn này . Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự động viên của thầy đã giúp tôi vƣợt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô giảng dạy chƣơng trình cao học đã truyền thụ những kiến thức quý báu, những kiến thức này giúp ích tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv PHẦN MỞ DẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................................................................... 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................... 5 1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ..................................................................... 7 1.2.1 Khái niệm chung về Du lịch. ............................................................. 7 1.2.2 Các loại hình du lịch ....................................................................... 10 1.2.3 Vai trò của du lịch ........................................................................... 13 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch.................................. 17 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH 24 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 24 2.2. Khung khổ phân tích ....................................................................................... 25 2.2.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu ........................................................... 26 2.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................ 26 2.2.3 Phân tích dữ liệu ............................................................................. 26 2.2.4 Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 26 2.2.5 Kết luận và khuyến nghị .................................................................. 26 CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................ 27 CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN ...................................................................... 27 3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a ............................................... 27 3.1.1 Tổng quan về đất nước về tiềm năng phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a27 3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a ................................ 28 3.1.3 Kết quả đạt được về phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a ................. 34 3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan................................................... 36 3.2.1 Tổng quan về đât nước về tiềm năng phát triển du lịch của Thái Lan............................................................................................................ 36 3.2.2 Chiến lược phát triển du lịch của Thái Lan .................................... 38 3.2.3 Kết quả đạt được về phát triển du lịch của Thái Lan ..................... 47 3.3 Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan50 3.3.1 Các thành tựu .................................................................................. 50 3.3.2 Các điểm hạn chế ............................................................................ 51 CHƢƠNG 4: NHỮNG HÀM Ý CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM53 4.1 Tình hình, xu hƣớng phát triển du lịch thế giới và tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam. ......................................................................................................... 53 4.1.1 Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới .......................... 53 4.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam. ................................... 56 4.1.3 Khái quát chính sách phát triển du lịch của Việt Nam ................... 58 4.2 Thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam. .................................................... 59 4.2.1 Thị trường khách. ............................................................................ 59 4.2.2 Doanh thu của ngành du lịch. ......................................................... 65 4.2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật. .............................................................. 67 4.2.4 Về nguồn nhân lực. ......................................................................... 68 4.3 Các giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam từ kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a, Thái Lan trong phát triển ngành du lịch. ................................................................ 70 4.3.1 Chính sách của Nhà nước ............................................................... 70 4.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ............................... 78 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 83 DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 84 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Association of Southeast Asian Nations- Hiệp hội các quốc 1 ASEAN 2 ASEANTA 3 GDP 4 MICE 5 MIDA 6 MTPB 7 PATA 8 RM Ringgit Malaysia- Ringgit Ma-lai-xi-a 9 TAT Tourism Authority of Thailand- Tổng cục du lịch Thái Lan 10 TCEB gia Đông Nam Á ASEAN Tourism Association- Hiệp hội du lịch các nƣớc ASEAN Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội Meeting Incentive Conference Exhibition – Du lịch kết hợp hội thảo, khen thƣởng, hội thảo, triển lãm Malaysian Investment Development Authority- Tổng cục đầu tƣ phát triển Ma-lai-xi-a Malaysia Tourism Promotion Board- Hội đồng xúc tiến du lịch Ma-lai-xi-a Pacific Asia Travel Association- Hiệp hội du lịch các nƣớc khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng Thailand Convention and Exhibition Bureau- Văn phòng Hội nghị và Triển lãm Thái Lan United Nations Educational, Scientific and Cultural 11 UNESCO Organization- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc i United Nations World Tourism Organization- Tổ chức Du 12 UNWTO 13 USD United States Dollar- Đô la Mỹ 14 VAT Value Added Tax- Thuế giá trị gia tăng 15 WTO World Trade Organization- Tổ chức Thƣơng mại Thế giới lịch Thế giới ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 4.1 Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2013 57 7 Bảng 4.2 Thị trƣờng khách du lịch quốc tế dến Việt Nam năm 2013 60 8 Bảng 4.3 Thị trƣờng khách du lịch nội địa giai đoạn 2000-2013 62 9 Bảng 4.4 Doanh thu từ khách du lịch giai đoạn 2000-2013 64 10 Bảng 4.5 Khách du lịch đến Ma-lai-xi-a và Tổng doanh thu giai đoạn (2000 – 2013) Danh sách các nƣớc thu hút nhiều khách du lịch quốc tếnhất thế giới năm 2013 Danh sách các nƣớc, vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất năm 2013 Khách du lịch đến Thái Lan và tỷ lệ tăng trƣởng khách du lịch giai đoạn (2001-2013) Danh sách 10 thành phố có lƣợt khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới năm 2013 Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp ngành du lịch đến năm 2020 iii Trang 35 36 48 49 50 68 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung 1 Biểu đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu 2 Biểu đồ 4.1 3 Biểu đồ 4.2 Dự báo chỉ tiêu tăng trƣởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2030 So sánh doanh thu từ du lịch quốc tế của Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Thái Lan giai đoạn 2005-2013 iv Trang 24 62 65 PHẦN MỞ DẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng chuyển sang các ngành dịch vụ. Trong đó du lịch là một trong những dịch vụ đƣợc chú ý nhất hiện nay. Du lịch không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lƣu giữa các dân tộc, các quốc gia và các miền trong một nƣớc. Chính vì vậy, phát triển du lịch là một trong những ƣu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia. Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vƣợng cho cả nƣớc giàu và nƣớc nghèo, hiện chiếm tới 40 % thƣơng mại dịch vụ toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2013, số ngƣời đi du lịch quốc tế trên thế giới là 1,087 tỉ ngƣời, đem lại nguồn thu tới 1,159 tỉ USD cho ngành du lịch. Tuy nhiên, trong tƣơng lai con số này sẽ không ngừng tăng lên. Dự tính đến năm 2030, số ngƣời hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế giới sẽ là 1,8 tỷ ngƣời [28, tr.2]. Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch của con ngƣời tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi ngành du lịch ở các nƣớc này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc. Ma-lai-xi-a và Thái Lan là các nƣớc đứng đầu khu vực về phát triển du lịch, với lƣợng du khách quốc tế đến Ma-lai-xi-a là 25,72 triệu ngƣời, đến Thái Lan là 26,5 triệu ngƣời trong năm 2013 [22, tr.9]. Trong khi đó xét về tài nguyên du lịch tự nhiên hay tài nguyên du lịch văn hóa thì 1 Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng với hai nƣớc này nhƣng chúng ta chỉ thu hút đƣợc 7,5 triệu lƣợt du khách trong năm 2013. Tại sao Việt Nam lại thua kém Ma-lai-xi-a và Thái Lan nhiều đến vậy trong khi đƣợc nhận định là có tiềm năng du lịch khá tƣơng đồng? Ma-lai-xi-a và Thái Lan có những kinh nghiệm gì về phát triển du lịch để Việt Nam học tập? Việt Nam cần có những giải pháp chính sách gì để đƣa du lịch phát triển ngang tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có? Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng nhƣ những hiệu quả của việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch, trƣờng hợp điển hình là Ma-lai-xi-a và Thái Lan, những nƣớc trong khu vực Asean, có nhiều điểm tƣơng đồng về tiềm năng du lịch với Việt Nam, có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Đây đƣợc xem là việc làm cần thiết và cấp bách để tìm ra bài học và xác định hƣớng đi đúng cho ngành du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại hai nƣớc điển hình trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Ma-lai-xi-a, Thái Lan từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng nhƣ kích cầu các chuyến đi du lịch nội địa. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hƣớng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau: Đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch của Ma-lai-xi-a, Thái Lan từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam. 2 Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài trƣớc tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam. Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch, trong đó tập trung vào việc phát triển du lịch quốc tế đến tại hai nƣớc điển hình của khu vực Đông Nam Á là Ma-lai-xi-a và Thái Lan xuyên suốt giai đoạn 2000 – 2013. Từ đó có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học phát triển cho du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong luận văn này, du lịch sẽ đƣợc xem xét dựa trên góc độ là một ngành kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nƣớc. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích rõ kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan ở nhiều khía cạnh. - Đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển, điểm mạnh yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch của Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan. 5. Kết cấu của luận văn: 3 Nội dung của Đề tài đƣợc phân bổ thành 4 chƣơng (không bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo): Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung khổ phân tích Chƣơng 3: Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan Chƣơng 4: Những hàm ý cho phát triển du lịch của Việt Nam Kết luận 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Với chính sách phát triển du lịch, quảng bá điểm đến hiệu quả, Ma-laixi-a và Thái Lan đã đạt đƣợc những kết quả ngoạn mục về phát triển du lịch, khẳng định vị trí của mình trong khu vực. Vì vậy có không ít sách, báo và tài liệu tham khảo viết về vấn đề này. Tổng quan về du lịch, các khái niệm, phát triển du lịch trong nghiên cứu này có tham khảo từ một số tài liệu sau: - Giáo trình Kinh tế Du lịch- NXB Lao Động- Xã Hội, 2006 (GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa) bao gồm những vấn đề khái quát nhƣ: Khái niệm về du lịch; nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch. Đồng thời, giáo trình còn bao hàm cả những vấn dề kinh tế du lịch nhƣ: Lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch. Mặt khác, những vấn đề quản lý nhƣ phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới. - Thị trƣờng du lịch- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 (Nguyễn Văn Lƣu) cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi về bản chất, đặc điểm, chức năng và các loại thị trƣờng du lịch. Đặc biệt là mối quan hệ cung cầu và các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với quan hệ cung cầu trên thị trƣờng thế giới, Asean và trong nƣớc. - Một Vòng Quanh Các Nƣớc: Thái Lan- NXB Văn Hóa- Thông Tin, 2005 (Trần Vĩnh Bảo) phân tích tổng quan về Thái Lan ở nhiều khía cạnh bao gồm lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch, trong đó phân tích sâu về du lịch Thái Lan và các điều kiện tự nhiên phát triển du lịch. 5 - Du lịch Việt Nam hội nhập trong Asean- NXB Văn hóa- Thông tin, 2014 (Nguyễn Văn Lƣu) giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình hội nhập và phát triển của du lịch Việt Nam trong khu vực ASEAN, Ấn phẩm cung cấp cho chúng ta thông tin về du lịch khu vực ASEAN và các nƣớc thành viên; cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và cơ chế hợp tác quốc tế về du lịch trong ASEAN; nguồn lực phát triển của du lịch Việt Nam; thực trạng hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam trong ASEAN; định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh hội nhập và hợp tác của du lịch Việt Nam trong ASEAN. - Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch- NXB Văn Hóa- Thông tin, 2013 (Nguyễn Văn Lƣu) giúp chúng ta có cái nhìn hệ thống hoá những khái niệm, vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu tại chỗ thông qua hoạt động du lịch. Đồng thời đó cũng là cơ sở quan trọng giúp cho ngành Du lịch và các ngành liên quan đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách, cơ chế với những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch ở nƣớc ta, mang lại nguồn thu đáng kể cho đất nƣớc. Về phần chính sách, chiến lƣợc phát triển du lịch sử dụng trong nghiên cứu đƣợc tham khảo ở một số tài liệu sau: - Luận án: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội của Lê Thị Lan Hƣơng- Đại học kinh tế quốc dân (2005) đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng chƣơng trình du lịch. Ngoài việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình du lịch, tác giả còn đề cập đến kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc trong hoạt động này nhƣng chƣa tập trung phân tích sâu sắc các kinh nghiệm này và rút ra bài học cho Việt Nam. - Luận án: Khai thác và mở rộng thị trƣờng du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội của Phạm Hồng Chƣơng- Đại học kinh tế quốc 6 dân (2003) đã phân tích các mối quan hệ chủ yếu trong kinh doanh lữ hành và trên thị trƣờng kinh doanh du lịch quốc tế. Chỉ ra đƣợc những khó khăn và thuận lợi, những điểm mạnh và điểm yếu và thực trạng khai thác thị trƣờng quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội. - Azizan Marzuki (2010), Tourism development in Malaysia. A review on Federal Government Policies đã cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a từ những năm 1960-1970 đến năm 2010. Từ những chính sách cụ thể của chính quyền trung ƣơng qua các kế hoạch 5 năm và những kết quả cụ thể mà du lịch Ma-lai-xi-a đạt đƣợc. - Pornphatu Rupjumlong (2012), Thailand’s Tourism policy law and regulatory framework for competitiveness in the AEC khái quát về chính sách, chiến lƣợc phát triển du lịch của Thái Lan, về thúc đẩy tính cạnh tranh của du lịch Thái Lan trong cộng đồng kinh tế ASEAN. - Amran, H. (2004), Policy and planning of the tourism industry in Malaysia đã trình bày một cách tổng quan về các chính sách và kế hoạch phát triển du lịch Malaysia qua từng giai đoạn cụ thể. - UNWTO (2013), Annual report 2013 đã cung cấp những số liệu tổng quát hoặc cụ thể về tình hình phát triển, kinh doanh du lịch quốc tế nói chung và số liệu cụ thể của từng khu vực. Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về du lịch; nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển du lịch của Malai-xi-a và Thái Lan. Do đó, tôi lựa chọn đề tài trên là cần thiết và cấp bách đối với phát triển du lịch Việt Nam. 1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch 1.2.1 Khái niệm chung về Du lịch. Du lịch trƣớc hết là việc rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên để tiến hành hoạt động tham quan giải trí ở một nơi khác và trở về lại nơi đã xuất phát khi 7 kết thúc chuyến đi. Cùng với thời gian hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh, hình thành nên nền "công nghiệp" ở một số nƣớc phát triển. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có khái niệm thống nhất về du lịch. Vì vậy khái niệm du lịch sẽ đƣợc tiếp cận ở cả ba góc độ: ngƣời đi du lịch, giới kinh doanh du lịch và góc độ tổng quát. 1.2.1.1 Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu con người Thời kỳ trƣớc thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tƣợng lẻ tẻ của một số ít ngƣời thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những ngƣời tham gia vào hoạt động du lịch thƣờng mang tính hoạt động tôn giáo, đi để thƣởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên để lấy cảm hứng sáng tác thơ, ca, hội hoạ…Và thông thƣờng khách du lịch tự lo lấy việc ăn, ở, đi lại cho chuyến đi của mình, du lịch chƣa đƣợc xem là một ngành kinh tế. Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động tƣơng đối phổ biến của ngƣời dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005 ghi rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[10]. Hạn chế của quan điểm này là đƣa ra khoảng thời gian nhất định, nhƣng chƣa nêu cụ thể là thời gian bao lâu. Theo quy định chung của quốc tế thì thời gian đi phải lớn hơn 24 giờ và nhỏ hơn 12 tháng. 1.2.1.2 Tiếp cận du lịch ở góc độ là một ngành kinh tế Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II kinh tế đƣợc khôi phục và phát triển, thu nhập cá nhân cũng tăng lên, trình độ văn hoá của mọi ngƣời cũng nâng cao. Dòng khách du lịch ngày càng đông. Và du lịch đƣợc xem nhƣ là một cơ hội kinh doanh, là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp với nhau nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch và tìm kiếm lợi nhuận thông qua đó. 8 Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Với góc độ này du lịch đƣợc xem nhƣ là một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động có mục tiêu là chuyển các nguồn vốn, nguồn nhân lực và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. 1.2.1.3 Tiếp cận du lịch một cách tổng quát Ở góc độ là một môn khoa học kinh tế, khái niệm du lịch phải phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hƣớng và các quy luật phát triển của nó. Nên có thể hiểu “ Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng dân cƣ địa phƣơng trong quá trình thu hút khách và lƣu giữ khách du lịch” [5]. Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch: - Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì đƣợc hƣởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng… của họ. Những khách du lịch khác nhau có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, với những hoạt động giải trí khác nhau. - Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch nhƣ là một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hoá dịch vụ du lịch cho du khách. - Đối với chính quyền, du lịch đƣợc xem nhƣ là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số 9 công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cƣ dân có thể kiếm đƣợc, khối lƣợng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng nhƣ khoản thuế nhận đƣợc từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch. - Đối với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng, du lịch đƣợc xem nhƣ là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập nhƣng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hoá của họ. Ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch và cƣ dân địa phƣơng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có thể có lợi, có thể có hại, cũng có thể vừa có lợi vừa có hại. 1.2.2 Các loại hình du lịch 1.2.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi - Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cƣ trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. + Du lịch quốc tế đến (Du lịch quốc tế nhận khách): là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nƣớc nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Quốc gia nhận khách du lịch nhận đƣợc ngoại tệ do khách mang đến nên đƣợc coi là quốc gia xuất khẩu du lịch. + Du lịch ra nƣớc ngoài (Du lịch quốc tế gửi khách): là chuyến đi của một cƣ dân trong một nƣớc đến một nƣớc khác và tiêu tiền kiếm đƣợc ở đất nƣớc của mình. Quốc gia gửi khách đƣợc gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch. - Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ một quốc gia. 1.2.2.2 Căn cứ vào mục đích của chuyến đi - Du lịch sinh thái: hấp dẫn những ngƣời thích tận hƣởng bầu không khí ngoài trời, thích thƣởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã. 10 - Du lịch văn hóa: thu hút những ngƣời mà mối quan tâm của họ chủ yếu là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến. - Du lịch MICE: MICE là viết tắt của Meetings (hội họp), Incentives (khen thƣởng), Conventions/Conferences (hội thảo/hội nghị) và Exhibitions/Events (hội chợ triển lãm/sự kiện). Du khách tham gia loại hình du lịch này thƣờng kết hợp nghỉ ngơi, tham quan với việc tham dự các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện. - Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của du khách là du lịch để chữa bệnh ở một vùng đất khác vì chất lƣợng tốt hơn, mức giá hợp lý hơn. - Du lịch nghỉ dƣỡng: loại hình du lịch giúp cho con ngƣời phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thƣờng xuyên xảy ra trong cuộc sống. - Du lịch tình nguyện: mục đích chính của du khách là đến giúp đỡ ngƣời dân ở những vùng đất còn gặp nhiều khó khăn, giúp họ xây nhà, dạy học cho trẻ em, truyền bá lối sống văn hóa… - Du lịch nông nghiệp: du khách đến khám phá các vùng nông thôn, cùng tham gia vào các hoạt động nông nghiệp với ngƣời dân nhƣ trồng trọt, chăn nuôi… để hiểu biết hơn về cuộc sống của họ. - Du lịch mạo hiểm: du khách tham dự các hoạt động nhƣ leo núi, trekking (tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng nhƣ cuộc sống của ngƣời dân bản xứ) … khám phá những vùng đất mà nhiều ngƣời chƣa đến. - Du lịch thể thao: du khách viếng thăm các địa điểm để chơi các môn thể thao hoặc theo dõi các trận đấu mà có thần tƣợng của họ tham gia. 11 1.2.2.3 Căn cứ vào loại hình lưu trú - Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất, loại hình này phù hợp với những ngƣời lớn tuổi, những ngƣời có thu nhập cao vì ở đây các dịch vụ hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn, chất lƣợng phục vụ cao hơn nhƣng giá cả cao hơn. - Du lịch ở trong mô-ten: mô-ten là các khách sạn đƣợc xây dựng ven đƣờng xa lộ nhằm phục vụ cho khách du lịch bằng xe hơi. Ở đây có các gara để xe cho du khách. Các dịch vụ trong mô-ten phần lớn là tự phục vụ. - Du lịch ở trong nhà trọ: nhà trọ là những khách sạn loại nhỏ của tƣ nhân. Giá cả thƣờng rất phù hợp với các du khách có thu nhập thấp. - Du lịch cắm trại: là loại hình du lịch đƣợc phát triển với nhịp độ cao và đƣợc giới trẻ ƣa chuộng. Đầu tƣ cho loại hình du lịch này không cao, chủ yếu sắm lều, bạt, giƣờng gấp và một số dụng cụ đơn giản rẻ tiền. 1.2.2.4 Căn cứ vào thời gian của chuyến đi - Du lịch ngắn ngày: chuyến đi thƣờng vào cuối tuần từ 1 – 2 ngày trong phạm vi gần. - Du lịch dài ngày: thƣờng là các chuyến đi có thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày trở lên. 1.2.2.5 Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi - Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và thƣờng có sự chuẩn bị tinh thần từ trƣớc. - Du lịch cá nhân: khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai ngƣời với những cách thức và mục đích khác nhau. 1.2.2.6 Căn cứ vào việc sử dụng phương tiện giao thông - Du lịch bằng mô tô – xe đạp: trong loại hình du lịch này, mô tô và xe đạp đƣợc làm phƣơng tiện đi lại cho du khách từ nơi ở đến điểm đến du lịch. Nó đƣợc phát triển ở nơi có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. - Du lịch bằng tàu hỏa: đƣợc hình thành từ những năm 40 của thế kỉ 19. Ngày này do sự phát triển của ngành đƣờng sắt, số khách du lịch bằng tàu hỏa 12 ngày càng đông. Lợi thế của du lịch bằng tàu hỏa là: tiện nghi, an toàn, nhanh, rẻ, đi đƣợc xa và vận chuyển đƣợc nhiều ngƣời. - Du lịch bằng xe hơi: là loại hình du lịch đƣợc phát triển phổ biến và rộng rãi nhất, nó có nhiều tiện lợi và đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng: nhanh, du khách có điều kiện gần gũi với thiên nhiên, có thể dừng lại ở bất kì điểm du lịch nào… - Du lịch bằng máy bay: là loại hình du lịch có nhiều triển vọng nhất, nó có nhiều ƣu thế: nhanh, tiện nghi. Tuy nhiên, giá cả của loại hình du lịch này lại quá cao so với nhiều ngƣời. - Du lịch bằng tàu biển: đƣợc phát triển ở những nƣớc có bờ biển đẹp, có nhiều vịnh, đảo, hải cảng, sông hồ… 1.2.2.7 Căn cứ vào phương thức hợp đồng - Chƣơng trình du lịch trọn gói: là chƣơng trình đƣợc doanh nghiệp kết hợp các dịch vụ liên quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành một sản phẩm dịch vụ tổng hợp chào bán theo một mức giá – giá trọn gói. - Chƣơng trình du lịch từng phần: là chƣơng trình có mức giá chào bán tùy theo số lƣợng các dịch vụ thành phần cơ bản. 1.2.3 Vai trò của du lịch Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội, là một ngành kinh tế tổng hợp. Sự phát triển du lịch có vai trò to lớn đến nền kinh tế và đời sống xã hội tại từng quốc gia trên thế giới. Vai trò ấy đƣợc thể hiện qua những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trƣờng. 1.2.3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước - Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hoá các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, các địa phƣơng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của du lịch thƣờng kéo theo sự phát triển 13 của một loạt các ngành khác nhƣ hàng không, vận tải, thƣơng mại, công nghiệp, ngân hàng, nông nghiệp, v.v. Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch thì nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách du lịch tại điểm đó sẽ tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lƣợng lớn hàng hoá, dịch vụ nhƣ vậy sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp, chế biến. Hơn thế nữa, các háng hoá, vật tƣ cung cấp cho khách du lịch thƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng, đa dạng về kiểu dáng, chủng loại. Điều này có nghĩa là chúng phải đƣợc sản xuất bằng công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Do đó, để đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, các chủ doanh nghiệp buộc phải đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn các lao động có tay nghề cao. - Du lịch cũng đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thế giới và các quốc gia nhờ nguồn thu không ngừng tăng lên trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2013, thu nhập du lịch chiếm 9 % GDP của thế giới [22, tr.2]. Bên cạnh đó, du lịch còn đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế trực tiếp là thuế thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân. Thuế gián tiếp và thuế giá trị gia tăng (VAT) do khách du lịch - những ngƣời tiêu dùng dịch vụ cuối cùng đóng góp. Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ. Năm 2013, doanh thu du lịch quốc tế toàn thế giới đạt 1159 tỷ USD. Ở Việt Nam năm 2013 con số này là khoảng 200 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 6% GDP [15, tr.2]. Xét trong cơ cấu các ngành kinh tế, du lịch thực sự có nhiều điểm nổi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ đƣợc nhiều mặt hàng dễ hƣ hỏng mà lại ít rủi ro nhƣ rau quả, thuỷ sản, thực phẩm tƣơi sống. Thậm chí, do đặc điểm xuất khẩu tại chỗ, các mặt hàng này cũng không cần đóng gói hay bảo quản phức tạp. Nhìn 14 chung, các mặt hàng phục vụ du lịch không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm đƣợc nhiều lao động, chênh lệnh giá giữa ngƣời mua và ngƣời bán không quá cao. Ngƣời tiêu dùng mua hàng với giá thấp, ngƣời bán hàng bán đƣợc giá cao, điều này đã kích thích sản xuất và tiêu dùng. - Phát triển du lịch còn đóng vai trò đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế tại nhiều quốc gia thông qua sự gia tăng thu nhập ngoại tệ. - Thu nhập của ngành du lịch là thu nhập kép. Khi một nơi nào đó phát triển du lịch thì tại đó hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi, giải trí sẽ không ngừng xuất hiện. Sự ra đời của các cơ sở này sẽ đi kèm với việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhƣ: sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc. 1.2.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội: - Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đây đƣợc xem là ngành thu hút một lực lƣợng lao động vô cùng đông đảo tại nhiều nƣớc trên thế giới. Cứ 1 việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 1,5 việc làm gián tiếp ở các ngành dịch vụ khác liên quan đến du lịch. - Phát triển du lịch góp phần giảm nghèo đói và hạn chế sự di dân từ nông thôn ra thành thị. Tại các nơi có du lịch phát triển, ngƣời dân địa phƣơng có cơ hội tìm việc làm với thu nhập cao ngay trên chính quê hƣơng của mình. Đồng thời, họ còn có cơ hội phát triển dịch vụ và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với số lƣợng nhiều và giáo cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, dân cƣ tại các điểm du lịch cũng có cơ hội đƣợc đào tạo nghề, đƣợc hƣởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. - Du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao lƣu, tiếp cận cuộc sống hiện đại và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng. Ở chừng mực nào đó, du lịch có vai trò hạn chế bệnh tật, phục hồi sức khỏe, tăng tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời. 15 - Du lịch quốc tế góp phần mở rộng và củng cố các quan hệ đối ngoại, tăng hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hội nghị du lịch thế giới tổ chức tại Manila (Philipin) năm 1980 đã khẳng định:“Du lịch là nhân tố tạo thuận lợi ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc” [24,tr.3]. - Du lịch mang đến một sắc màu mới cho các vùng quê thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch. 1.2.3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: - Sự phát triển của du lịch tăng khả năng bảo tồn các di sản văn hóa thế giới. Doanh thu từ vé tham quan, biểu diễn của các hoạt động du lịch đƣợc sử dụng phần lớn vào việc trùng tu lại các di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian, các di sản văn hóa phi vật thể nhƣ các làng nghề truyền thống, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. - Du lịch mang theo mình sứ mệnh quảng bá nền văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia với bạn bè thế giới thông qua các chƣơng trình giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, các lễ hội truyền thống, các sự kiện tổ chức và triển lãm giới thiệu văn hóa, ẩm thực. - Du lịch có tác dụng giáo dục và nâng cao tinh thần yêu nƣớc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bảo tồn tính đa dạng văn hóa dân tộc. Thông qua các chuyến tham quan di tích lịch sử, công trình văn hóa, đƣợc nghe sự thuyết minh cặn kẽ của ngƣời hƣớng dẫn viên, du khách sẽ hiểu đƣợc sâu sắc nhứng giá trị văn hóa, tinh thần của những nơi mà thƣờng ngày họ không để ý hoặc chƣa biết tới. 1.2.3.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường: Bên cạnh những tác động tiêu cực thƣờng đƣợc nhắc đến, ngƣời ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của Du lịch tới Môi trƣờng 16 - Du lịch góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên. Hiệu quả sử dụng, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ cảnh quan, rừng, mặt nƣớc đƣợc tăng lên nhờ du lịch. Du lich góp phần khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn các không gian thiên nhiên nhƣ hang động, núi đá, sông suối, v.v. Đồng thời, nó thúc đẩy việc nghiên cứu, phát hiện và công nhận thêm nhiều vƣờn quốc gia, khu bảo tồn, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí. - Du lịch làm tăng cả chất và lƣợng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để thu hút đƣợc khách du lịch, các nhà đầu tƣ phải không ngừng làm giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc và đặc hữu. Họ làm giàu tự nhiên thông qua các dự án trồng rừng, mở rộng rừng, tái sinh rừng cạn kiệt. Đầu tƣ du lịch của họ cũng góp phần làm đa dạng sinh học thông qua việc bổ sung các loài động thực vật mới tại những khu du lịch trọng điểm. - Du lịch làm tăng những giá trị tài nguyên và môi trƣờng. Những cảnh quan bình thƣờng nhƣ miệt vƣờn, các tràn chim, rặng san hô vốn không có gì là mới lạ đối với ngƣời dân địa phƣơng nhƣng lại là điểm đến lý tƣởng của các du khách. 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 1.2.4.1 Tài nguyên du lịch: Nếu khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch đƣợc hiểu là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể thu hút khách du lịch và đƣợc ngành du lịch khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia, địa phƣơng. Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã định nghĩa: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng 17 nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [10,tr.1]. Tài nguyên du lịch chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. - Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố vị trí địa lý, địa hình; khí hậu; hệ động thực vật; nguồn tài nguyên nƣớc ngọt, mặn;… Vị trí địa lý tác động rất lớn đến khả năng phát triển du lịch thông qua điều kiện, sự tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phƣơng tiện khác nhau. Khoảng cách du lịch từ nơi đi đến điểm đến mà quá xa nhau sẽ gây nhiều bất lợi do du khách phải trả thêm nhiều chi phí đi lại. Địa hình đa dạng thƣờng gắn liến với nhiều cảnh đẹp và sự đa dạng cảnh quan. Khách du lịch thƣờng tìm đến các địa điểm có địa hình đa dạng, đan xen giữa rừng, biển, sông, hồ, đồng bằng hoặc những vùng núi cao, núi lửa. Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Đảo Phú Quốc của Việt Nam là những điểm du lịch điển hình về tính đa dạng địa hình nhƣ vậy. Điều kiện khí hậu cũng đƣợc khách du lịch rất quan tâm khi chọn lựa điểm đi. Các điều kiện khí hậu khác nhau lại thích hợp với những loại hình du lịch khác nhau. Các vùng đồi núi, bãi biển có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành phù hợp với khách du lịch nghỉ mát trong khi những vùng có nhiệt độ thấp, tuyết bao phủ quanh năm lại là sự lựa chọn của những khách du lịch trƣợt tuyết. Hệ động thực vật cũng ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch. Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú, càng quý hiếm, càng nhiều vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thì càng có sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là nhóm du khách trẻ, thích khám phá tự nhiên hay nhóm du khách nghiên cứu. Hiện nay, với khoảng 22 vƣờn quốc gia cùng hàng trăm khu bảo tồn khác 18 nhau, Việt Nam đang hứa hẹn một bƣớc tiến mạnh trong loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu. Các nguồn tài nguyên nƣớc mặt nhƣ ao, hồ, sông, suối, đầm phá, biển, …không chỉ giúp điều hòa khí hậu, phát triển hệ thống giao thông vận tải mà còn tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch biển, du lịch thể thao. Với chiều dài bờ biển hơn 3000 km, Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển loại hình du lịch biển, đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách nội địa trong những ngày hè nóng bức. Hệ thống nƣớc khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn nƣớc khoáng phong phú trên thế giới và phân bổ tại nhiều địa phƣơng nhƣ Khu nghỉ dƣỡng Kim Bôi (Hòa Bình), Tản Đà (Hà Tây), Sơn Kim (Hà Tĩnh), v.v. -Tài nguyên du lịch nhân văn: là những của cải vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra từ xa xƣa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thƣởng thức. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Các di tích lịch sử, di sản văn hóa; các công trình kiến trúc; các nhà bảo tàng, vƣờn tƣợng; các lễ hội; các làng nghề truyền thống; ẩm thực; tôn giáo; âm nhạc, hội họa. Trong đó, tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa là các công trình xây dựng có các di vật, cổ vật, bảo vật của quốc gia có giá trị lịch sử. Các di tích này đƣợc chia theo ba cấp độ: Di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh và di sản văn hóa thế giới (đƣợc UNESCO công nhận). Tính đến nay, Việt Nam đã có 8 di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các lễ hội truyền thống có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Bản thân nó là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc hay hình thức sinh hoạt tập thể của ngƣời dân sau những ngày mùa hay là một sự 19 kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội và phần hội thƣờng thu hút đƣợc khách du lịch hơn. Ngoài ra, làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩm thực với các món ăn mang phong vị đặc trƣng riêng của từng quốc gia dân tộc, tôn giáo với các công trình kiến trúc đến thờ, chùa chiền, nhà thờ và giá trị về mặt tâm lý cũng là yếu tố thu hút khách tại các quốc gia trên thế giới. 1.2.4.2 An ninh chính trị, an toàn xã hộiqqqqqqqqqq Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng nhƣ các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tới tham quan. Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “cảm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hƣơng mình”. Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hƣởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lƣợc với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài ngƣời sáng tạo nên. 1.2.4.3 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hệ tầng bao gồm hệ thống đƣờng sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện. 20 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đối với ngành du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn đƣợc nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi. Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển còn tiết kiệm đƣợc thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi. 1.2.4.4 Điều kiện kinh tế Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của khu vực. Khả năng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch, bảo tồn các tài nguyên, di tích văn hóa hay đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực du lịch đều phụ thuộc vào quy mô tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế, các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới đều là những nƣớc có ngành du lịch phát triển lâu đời nhƣ Anh, Pháp, Mỹ. Khách du lịch cứ ùn ùn đổ về các nƣớc này, đơn giản bởi vì họ đƣợc hƣởng các tiện nghi, các dịch vụ (nhƣ ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bán lẻ rộng khắp, đạt chuẩn mực quốc tế, nhân viên ngành du lịch đƣợc đào tạo tốt, có tính chuyên nghiệp cao) đáng với đồng tiền họ bỏ ra. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thƣơng mại ở nƣớc này đã tạo đà cho ngành du lịch phát triển thuận lợi. Đây cũng chính là những mặt hạn chế và khó khăn khiến các ngành du lịch ở các nƣớc đang phát triển kém sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. 21 1.2.4.5 Đường lối phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch .Nó có thể kìm hãm nếu đƣờng lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch đƣợc ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nƣớc thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phƣơng, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động đƣợc sức ngƣời, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đƣa ra chính sách phù hợp. Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đề ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của đất nƣớc theo hƣớng du lịch văn hoá, du lịch môi trƣờng sinh thái .Xây dựng các chƣơng trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ƣu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lƣợng dịch vụ với các loại khách khác nhau .Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nƣớc đầu tƣ vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch” [4]. Hiện nay chính phủ đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi 22 nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc, tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch. Nhìn chung, để phát triển du lịch cần có nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố trên đây tác động độc lập đến ngành du lịch. Do vậy, khi một trong các yếu tố ấy không đƣợc thỏa mãn, nó có thể làm trì trệ sự phát triển du lịch. Tính chất này đòi hỏi ngành du lịch tại các quôc gia phải có chiến lƣợc phát triển đồng bộ các yếu tố trên để thúc đầy du lịch phát triển. 23 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Thông tin thu thập luôn tồn tại dƣới dạng định tính hoặc định lƣợng. Đối tƣợng khảo sát luôn đƣợc xem xét ở cả khái cạnh định tính và định lƣợng. Hoàn toàn có khả năng là không thể tìm đƣợc các thông tinh định lƣợng vì một lý do nào đó. Trong trƣờng hợp đó, phải chấp nhận thông tin định tính là duy nhất. Tiếp cận định tính và định lƣợng dù bắt đầu từ đâu trƣớc, cuối cùng cũng phải đi đến mục tiêu cuối cùng là nhận thức bản chất định tính của sự vật. - Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn: Do đặc điểm, phạm vi của đề tài rất khó để có thể thu thập các số liệu sơ cấp liên quan đến việc phát triển du lịch của các nƣớc Ma-lai-xi-a, Thái Lan nên tác giả sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu từ số liệu thứ cấp. Đầu tiên tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận trong nghiên cứu. Tiếp đó phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập, phân tích các dữ liệu, thông tin thứ cấp nhằm phát hiện ra những vấn đề cần quan tâm. Từ đó đƣa ra các bài học, điểm cần lƣu ý trong thực tiễn phát triển du lịch của Việt Nam - Phƣơng pháp Case study: Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống (case study) là một phƣơng pháp nghiên cứu đang đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của các nƣớc Ma-lai-xi-a, Thái Lan thông qua các câu hỏi: Tiềm 24 năng phát triển du lịch của các nƣớc này là gì? Chiến lƣợc phát triển du lịch cụ thể của Ma-lai-xi-a là gì?của Thái Lan là gì? Các kết quả đạt đƣợc trong việc phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan? - Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp để sử dụng so sánh những tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của Việt Nam so với Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Tại sao Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế, hơn hẳn Ma-lai-xi-a và Thái lan; nhƣng ngành du lịch phát triển chƣa bằng hai nƣớc: Ma-lai-xi-a và Thái Lan và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Việc so sánh này sẽ cho thấy điểm yếu, điểm mạnh của du lịch Việt Nam; từ đó có biện pháp để khắc phục. 2.2. Khung khổ phân tích Do đó, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu. Vì vậy tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các bƣớc cụ thể sau: Thiết kế mô hình nghiên cứu Thu thập dữ liệu thứ cấp Phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị Biểu đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu 25 2.2.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu Từ vấn đề nghiên cứu lớn tác giả đã thu hẹp vấn đề nghiên cứu nghiên cứu là: Phát triển du lịch: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam. 2.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp Tác giả đã lựa chọn các nguồn cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy để có đƣợc các số liệu cần thiết. 2.2.3 Phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp thành báo cáo, thống kê theo bảng biểu, sơ đồ để thể hiện các nội dung nghiên cứu. 2.2.4 Kết quả nghiên cứu Dựa vào những số liệu tìm đƣợc tác giả sẽ tiến hành đánh giá, so sánh để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 2.2.5 Kết luận và khuyến nghị Từ những kết quả phân tích tác giả rút ra kết luận, khuyến nghị. 26 CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN 3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a 3.1.1 Tổng quan về đất nước về tiềm năng phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a Với diện tích 329,758 km2, dân số 28,33 triệu ngƣời (2010), đơn vị tiền tệ của Ma-lai-xi-a là Ringgit. Ma-lai-xi-a là quốc gia có nền công nghiệp du lịch phát triển. Năm 2013 đã đón đƣợc 25,72 triệu khách du lịch quốc tế, và luôn đƣợc Tổ chức Du lich thế giới (UNWTO) xếp vào nhóm những nƣớc đón khách quốc tế cao nhất. Ma-lai-xi-a là liên bang gồm mƣời ba bang, có lãnh thổ bị tách rời thành hai phần biệt lập chia tách bởi Biển Đông. Miền Tây Ma-lai-xi-a nằm trên bán đảo Malay có biên giới trên bộ ở phía Bắc giáp với Thái Lan và phía Nam nối với Singapore bằng đƣờng nối Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Miền Đông Ma-lai-xi-a chiếm phần phía Bắc đảo Borneo, giáp biên giới với In-đô-nê-xi-a và bao quanh Vƣơng quốc Hồi giáo Brunei. Hai phần này nằm xa cách nhau, bị ngăn cách bởi biển và đoạn gần nhất để liên lạc cũng cách khoảng 500km. Ma-lai-xi-a là một đất nƣớc đa sắc tộc, là nơi ba nền văn minh Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ hòa quyện với nhau. Do đa dạng về sắc tộc nên Ma-laixi-a có nhiều lễ hội diễn ra quanh năm theo tín ngƣỡng và phong tục của mỗi sắc tộc và tôn giáo. Là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Ma-lai-xi-a. Ma-lai-xi-a có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía đông bắc (từ tháng 10 đến tháng 2) và có độ ẩm cao ở tây nam (tháng 4 đến tháng 10). Ma-lai-xi-a quanh năm nắng nóng, mƣa nhiều. Chính đặc trƣng này đã tạo cho Ma-lai-xi-a một hệ cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng gồm các đầm lầy, rừng nhiệt đới, bờ biển vàng và nhiều núi non, trong đó ngọn núi Kinabalu cao 4101m là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á [11]. 27 Cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, bạt ngàn sắc xanh của cây cỏ, gam màu sặc sỡ của hoa dâm bụt - biểu tƣợng của đất nƣớc Ma-lai-xi-a đã thu hút hang ngàn khách du lịch đến thăm mỗi năm. Đặt chân lên đất nƣớc Ma-lai-xia xinh đẹp, du khách có thể chọn lựa vô khối những điểm đến thú vị, thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm của Ma-lai-xi-a nhƣ: Thủ đô Kuala Lumpur, Bán đảo Ma-lai-xi-a, Malacca - Miền đất đa sắc màu, Bang Sabah, Bang Pahang, Tiểu bang Terengganu, Đảo Batam, Thành phố mới Putrajaya, Genting - Thành phố trong mây, Đồi Fraser, Langkawi - Đảo Đại Bàng, Ốc đảo Penang, Bang Peark, Kuantan…. 3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a 3.1.2.1 Thu hút đầu tư vào du lịch và tái cấu trúc hướng đến chất lượng dịch vụ tốt hơn. Chính phủ Ma-lai-xi-a rất quan tâm đầu tƣ cho ngành Du lịch và đã đầu tƣ hàng trăm triệu đô la Mỹ vào cơ sở hạ tầng du lịch. Trong kế hoạch phát triển đất nƣớc lần thứ 10 của Ma-lai-xi-a, ngành du lịch đƣợc xác định là ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất và tạo ra nhiều việc làm cho đất nƣớc. Để thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển du lịch, chính phủ Ma-lai-xi-a đã áp dụng các chính sách nhƣ: trợ cấp thuế cho các nhà đầu tƣ tiên phong, trợ cấp xây dựng công nghiệp và miễn thuế cho các công ty lữ hành quốc tế lớn. Hội đồng xúc tiến du lịch Malai-xi-a (MTPB) khuyến khích các cơ hội đầu tƣ tiềm năng ở nhiều nhóm ngành, từ bán lẻ và dịch vụ đến khách sạn và lữ hành. Nhiều ƣu đãi thuế đã đƣợc xem xét để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các cơ hội đầu tƣ đảm bảo sẽ đƣợc ƣu đãi thuế bao gồm các khoản đầu tƣ vào các dự án du lịch nhƣ các doanh nghiệp khách sạn, các dự khu giải trí cũng nhƣ là các khu nghỉ dƣỡng, các trung tâm hội nghị. Năm 2009 với các dự án mới đầu tƣ khách sạn, nhà hàng sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập 70% trong giai đoạn 5 năm kể từ 28 ngày bắt đầu hoạt động; riêng với các khách sạn, nhà hàng 4- 5 sao đƣợc xây dựng ở hai bang Sabah và Sarawak thì sẽ đƣợc miễn 100% thuế thu nhập trong 5 năm [19, tr.4]. Quá trình tái cấu trúc của Ma-lai-xi-a liên quan đến du lịch bao gồm các sân bay, khách sạn, cảng biển, đƣờng sắt, công viên, trung tâm mua sắm, đại siêu thị, cửa hàng mỹ nghệ và các cửa hàng miễn thuế. Sân bay quốc tế Kuala Lumpur là cửa khẩu chính ở Ma-lai-xi-a,là sân bay lớn nhất trong số bảy sân bay quốc tế của nƣớc này, sân bay này đủ lớn để phục vụ các chuyến bay cho hơn 50 hãng hàng không quốc tế bao gồm các hãng lớn nhƣ: British Airways, Emirates, Japan Airlines, Lufthansa, Qatar Airways…Để phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch qua đƣờng hàng không ngày càng tăng, một sân bay quốc tế thứ 2 ở Kuala Lumpur đã đƣợc xây dựng vào năm 2013, ngoài ra sân bay quốc tế Kota Kinabalu và sân bay quốc tê Penang cũng đã đƣợc nâng cấp gần đây. Hệ thống đƣờng sắt Ma-lai-xi-a bao trùm hầu hết bán đảo Ma-lai-xi-a và bang Sabah ở khu vực phía đông, hệ thống này kết nối Ma-lai-xi-a với phía nam Xin-ga-po và phía bắc Thái Lan. Tháng 02 năm 2013, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po đã ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đƣờng sắt cao tốc giữa Kuala Lumpur và Xin-ga-po trƣớc năm 2020 [16, tr.6]. Tuyến đƣờng sắt mới này đƣợc hi vọng sẽ làm tăng lƣợng khách du lịch và giảm đáng kể thời gian đi lại giữa hai nƣớc. 3.1.2.2 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế Nắm bắt đƣợc nhu cầu đang không ngừng tăng lên của Châu Á về loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thƣởng, hội thảo, triển lãm), chính phủ Ma-lai-xi-a đã có những chính sách đầu tƣ hợp lý để đƣa nƣớc này vƣơn lên vị trí của một trung tâm du lịch MICE hàng đầu khu vực. Đơn cử, chỉ riêng Trung tâm hội nghị quốc tế Kuala Lumpur, cạnh tòa tháp đôi Petronas cũng đã đƣợc nƣớc này đầu tƣ gần 180 triệu đô la Mỹ để hoàn thiện. 29 Ngoài những danh lam thắng cảnh trời phú, Ngành du lịch Ma-lai-xi-a luôn biết khai thác các yếu tố văn hoá đa dạng của đất nƣớc hơn 28 triệu dân này, nơi ba nền văn minh Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ hòa quyện với nhau để tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo gắn liền với các lễ hội truyền thống đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, bệnh viện ở Ma-lai-xi-a đã không bỏ lỡ cơ hội do ngành du lịch đem lại. Hàng loạt các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhằm phát triển mạnh loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dƣỡng. Hoạt động du lịch, vui chơi giải trí ở Ma-lai-xi-a vô cùng phong phú. Đến đây, ngƣời ta có thể tìm thấy cả những thú ăn chơi xa xỉ đƣợc tổ chức một cách chuyên nghiệp bài bản. Genting Highland Resort – “thành phố giải trí” phức hợp trên cao nguyên 2000m, ngoài khu mát nổi tiếng thế giới, còn cung cấp cho du khách một sòng bạc hiện đại để du khách tung tiền vào chơi. Với 450 bàn và khoảng 5.000 máy đánh bạc, Genting Highlands là casino lớn thứ ba thế giới sau Foxwoods và Mohegan Sun của Mỹ. Trong năm 2013, có khoảng 19,6 triệu ngƣời, đa số là từ các nƣớc láng giềng nhƣ Singapore, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… đến thử vận may. Số tiền thu đƣợc tại nơi này lên đến nhiều tỷ USD mỗi năm. Khu nghỉ mát Genting có thể thoả mãn mọi nhu cầu của khách du lịch nhờ hệ thống 6 khách sạn quốc tế, 2 khu nhà nghỉ trên đỉnh đồi, khu sân golf Awana Genting và khu nghỉ mát khác dành cho ngƣời dân địa phƣơng, 170 nhà hàng và cửa hàng mua sắm. Trong đó nổi tiếng nhất là khách sạn First World, một trong những khách sạn lớn nhất thế giới với 6.200 phòng [27, tr.25]. 3.1.2.3 Chính sách ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch Dù đã đƣợc mệnh danh là đất nƣớc nhất nhì Đông Nam Á về phát triển du lịch, vậy mà nhiều năm nay, chi phí xúc tiến du lịch của Ma-lai-xi-a đều chi từ 150- 200 triệu đô la Mỹ/năm. 30 Chỉ cần đặt chân đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur, du khách đã có cơ hội tiếp cận với tất cả các thông tin du lịch của Ma-lai-xi-a một cách dễ dàng, miễn phí mà không hề mất công, mất sức. Ngay tại sân bay, và sau này ở khắp nơi, khách sạn, các địa điểm du lịch, nhà hàng… khách tha hồ lựa chọn và đút túi cả lô những tờ rơi, bƣu ảnh, bản đồ… giới thiệu đầy đủ, chi tiết và sinh động về đất nƣớc Ma-lai-xi-a. Ngành du lịch Ma-lai-xi-a còn khai thác một cách triệt để hệ thống Internet, báo chí, quan hệ đối ngoại để quảng bá cho các sản phẩm du lịch của mình, nhất là các sản phẩm du lịch văn hoá, lễ hội đặc sắc của đất nƣớc đa sắc tộc. Truyền thông xã hội (social media) đã mang đến những thay đổi có tính cách mạng đối với cách thức ngƣời Ma-lai-xi-a truyền tải thông tin và giao tiếp. Với việc internet không bị kiểm soát ở Ma-lai-xi-a đã tạo điều kiện thuận lợi cho các diễn đàn xã hội trực tuyến phổ biến nhƣ Facebook, Twitter, YouTube và blog phát triển mạnh mẽ. Ma-lai-xi-a trở thành nƣớc có số lƣợng ngƣời sử dụng mạng xã hội lớn thứ 5 ở châu Á, điều này góp phần tuyên truyền hình ảnh và văn hóa đất nƣớc Ma-lai-xi-a. Ở Ma-lai-xi-a có Nuffnangmột công ty quảng cáo blog trực tuyến với mạng lƣới bao gồm 68,000 blog chuyên phục vụ nhu cầu quảng cáo thƣơng mại trên các blog. Đƣợc ƣa thích nhất là các blog về phong cách sống, trong đó có du lịch. Ngoài ra nhiều nhà cung cấp dịch vụ nhƣ các hãng hàng không, ngân hàng đã cho ra mắt các phiên bản phần mềm thân thiện với các thiết bị di động cho các dịch vụ trực tuyến của mình. Cùng với đó là sự đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, an ning cho các dịch vụ thanh toán điện tử đã giúp Ma-lai-xi-a xây dựng đƣợc hệ thống booking (đặt chỗ) và thanh toán qua mạng một cách đơn giản và thuận tiện. 3.1.2.4 Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch qua các chiến dịch giảm giá. Để có những mức giá hợp lý nhất để lôi kéo du khách, ngành du lịch Ma-lai-xi-a đã kết hợp với tiêu dùng nội địa để có nhiều “chiêu” khuyến mãi 31 vô cung hấp dẫn. Lễ hội “Mega Sales" (tạm dịch: Bán hàng đại giảm giá) là một trong những chiêu này. Mega Sales đƣợc tổ chức tại Ma-lai-xi-a từ nhiều năm nay vào mỗi dịp hè và thƣờng kéo dài gần ba tháng. Suốt lễ hội, hàng loạt các trung tâm thƣơng mại lớn ở các thành phố lớn của Ma-lai-xi-a, đặc biệt là khu vực Kuala Lumpur, đồng loạt giảm giá bán hàng từ 20% - 80%. Và hàng gì cũng đƣợc giảm giá, từ hàng đƣợc sản xuất trong nƣớc cho đến hàng nhập khẩu, từ hàng hiệu cho tới hàng bình thƣờng. Và có nhiều loại sản phẩm đƣợc miễn thuế khi mang ra khỏi cửa khẩu. Các khu vực mua sắm cũng đóng góp lớn trong thu du lịch của Ma-laixi-a, chiếm 21.6 tỷ RM (Ringgit Ma-lai-xi-a), hay 30 phần trăm của tổng thu 72 tỷ RM từ du lịch trong năm 2014. Với hơn 350 trung tâm mua sắm trên khắp đất nƣớc, Ma-lai-xi-a đƣợc xem là một trong số ít các thiên đƣờng mua sắm. Ba trong số 10 trung tâm thƣơng mại lớn hàng đầu thế giới là của Malai-xi-a: Trung tâm mua sắm Utama, Mid Valley Megamall và Sunway Pyramid, tất cả đều ở Klang Valley, nơi đƣợc coi nhƣ là nơi tốt nhất để trải nghiệm khi mua sắm tại Ma-lai-xi-a. Kuala Lumpur là thành phố đứng thứ 4 trong số thành phố mua sắm tốt nhất thế giới theo đánh giá của kênh truyền hình CNN vào năm 2012 và năm 2013, bên cạnh New York, Tokyo và London [31]. Kuala Lumpur cũng đƣợc xếp hạng là điểm đến thứ hai mua sắm tốt nhất ở châu Á Thái Bình Dƣơng của Globe Shopper Index, khiến nó trở thành điểm đến mua sắm tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á và một trong những thành phố đứng đầu ở châu Á. Các trung tâm mua sắm của Ma-lai-xi-a đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các du khách, họ không chỉ tìm kiếm mua sắm, mà còn vui chơi, giải trí, khám phá ẩm thực, cũng nhƣ tận hƣởng các nhu cầu về sức khỏe và thể thao… Các lễ hội mua sắm giảm giá này đƣợc kỳ vọng sẽ giúp Ma-lai-xi-a đảm bảo các mục tiêu 29,4 triệu lƣợt khách du lịch và đạt 32 tổng thu 89 tỷ RM trong du lịch cho năm 2015 [31]. Những con số này sẽ giúp đạt đƣợc các mục tiêu của 36 triệu lƣợt khách du lịch với 168 tỷ RM trong thu du lịch năm 2020 theo kế hoạch phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a. 3.1.2.5 Chính sách phát triển thị trường thu hút khách du lịch kết hợp với nước thứ ba. Đối với khách du lịch từ các thị trƣờng xa, ngày càng có mong muốn kết hợp 2-3 nƣớc trong một chuyến du lịch. Ma-lai-xi-a có nhiều đƣờng bay thẳng đến các nƣớc ở Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ. Cơ quan du lịch quốc gia Ma-lai-xi-a có nhiều văn phòng đại diện tại các thị trƣờng xa thực hiện nhiệm vụ xúc tiến quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a. Nhìn nhận đây là cách để làm mới sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch quay trở lại và thu hút thêm đƣợc một lƣợng khách du lịch thực sự quan tâm đến các nƣớc liên kết với Ma-lai-xi-a. Với lợi thế có các nƣớc láng giềng cũng có nền du lịch phát triển rất mạnh mẽ nhƣ Thái Lan, Singapore, Indonesia…và sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ tạo điều kiện cho các chuyến du lịch qua nhiều quốc gia. Nhờ đó góp phần giúp Ma-lai-xi-a trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với các du khách châu Âu mà còn cả với các du khách từ các nền kinh tế mới nổi nhƣ Trung Quốc, các nƣớc Trung Đông, Ấn Độ…Ví dụ nhƣ: bang Melaka là điểm đến có lƣợng du khách nƣớc ngoài nhiều thứ hai chỉ sau thủ đô Kuala Lumpur. Điều này là nhờ vào khoảng cách chỉ 40 phút khi bay từ Melaka (Ma-lai-xi-a) đến Sumatran (In-đô-nê-xi-a). Thỏa thuận hợp tác giữa chính quyền bang Melaka và Sumatran từ ngày 12 /06/2003 về các tour du lịch trọn gói nhằm thúc đẩy các du khách kéo dài chuyến thăm quan đến Sumatran của In-đô-nê-xi-a [17, tr.11]. 3.1.2.6 Khuyến khích khách du lịch bằng chính sách miễn thị thực nhập cảnh Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá: Chi phí cho việc giải quyết thị thực (visa), đặc biệt là thời gian chờ đợi, đi lại để nhận thị thực và 33 thông tin không rõ ràng là rào cản tâm lý rất lớn đối với khách du lịch. Thậm chí, điều này đƣợc cho là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho khách thay đổi quyết định du lịch sang một điểm du lịch khác có điều kiện đi lại thuận tiện hơn, thông tin rõ ràng hơn. Chính vì thế ngoài các điều kiện dịch vụ, cơ sở hạ tầng, quảng cáo, tiếp thị…để thu hút khách du lịch quốc tế, Malai-xi-a còn xét miễn thị thực du lịch của Ma-lai-xi-a đối với nhiều trƣờng hợp khách du lịch quốc tế để tăng lƣợng khách du lịch, tăng khả năng cạnh tranh thu hút khách quốc tế. Tính đến năm 2014 Ma-lai-xi-a đã miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 155 quốc gia và vùng lãnh thổ trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện có quan hệ ngoại giao với Ma-lai-xi-a (Thời hạn lƣu trú không quá 90 ngày đối với 58 nƣớc, vùng lãnh thổ và không quá 30 ngày đối với 99 nƣớc, vùng lãnh thổ ) [34]. Do chính sách cởi mở về thị thực du lịch đối với du khách quốc tế, trung bình lƣợng khách quốc tế đến Ma-lai-xi-a là từ 22 đến 25 triệu khách/năm (2008- 2013). 3.1.3 Kết quả đạt được về phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a Du lịch Ma-lai-xi-a trung bình hàng năm đón 25 triệu du khách quốc tế giai đoạn (2001-2013) theo bảng thống kê dƣới đây: 34 Bảng 3.1: Khách du lịch đến Ma-lai-xi-a và Tổng doanh thu giai đoạn (2000 – 2013) Năm Khách quốc tế đến (Triệu Doanh thu (Tỉ Ringgit) lƣợt khách) 2013 25,72 65,44 2012 25,03 60,6 2011 24,71 58,3 2010 24,58 56,5 2009 23,65 53,4 2008 22,05 49,6 2007 20,97 46,1 2006 17,55 36,3 2005 16,43 32,0 2004 15,70 29,7 2003 10,58 21,3 2002 13,29 25,8 2001 12,78 24,2 2000 10,22 17,3 Nguồn: Bộ du lịch Ma-lai-xi-a – “Fact and Figures”2001 – 2013 [39] Năm 2000, Ma-lai-xi-a đã đón 10,22 triệu lƣợt khách, đạt doanh thu 17,3 tỷ Ringgit. Năm 2007 lƣợng khách quốc tế đến đã tăng gấp đôi, đạt 20,97 triệu lƣợt khách, doanh thu 46,1 tỷ Ringgit. Năm 2009 đƣợc xem là đánh dấu bƣớc tiến của du lịch Ma-lai-xi-a khi nƣớc này lọt vào vị trí thứ 9 trong top 10 nƣớc thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới do Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) bình chọn. Và liên tục nằm trong top 10 nƣớc thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới tính đến tận năm 35 2012. Tuy nhiên đến năm 2013, Ma-lai-xia tuy vẫn giữ đƣợc sự tăng trƣởng tốt nhƣng do sự phát triển bứt phá của Thái Lan nên vị trí của Malaysia bị tụt xuống vị trí 11. Với một đất nƣớc mà dân số chỉ có 28,33 triệu ngƣời (2010) thì việc hàng năm thu hút đƣợc lƣợng du khách quốc tế trung bình 25 triệu lƣợt là một thành công rất lớn. Bảng 3.2: Danh sách các nƣớc thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất thế giới năm 2013 Xếp hạng Tổng số khách du lịch đến Nƣớc (triệu lƣợt) 1 Pháp 92,16 2 Mỹ 69,8 3 Tây Ban Nha 60,7 4 Trung Quốc 55,7 5 Italy 47,7 6 Thổ Nhĩ Kỳ 37,8 7 Đức 31,5 8 Anh quốc 31,2 9 Nga 28,4 10 Thái Lan 26,5 11 Ma-lai-xi-a 25,72 Nguồn: Tổ chức du lịch Thế giới – Báo cáo hàng năm 2013 [22, tr.4] 3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan 3.2.1 Tổng quan về đât nước về tiềm năng phát triển du lịch của Thái Lan Về mặt địa lý, Thái Lan nằm ở trung tâm của Đông Nam Á có diện tích là 513.520 km2, lớn thứ hai trong khu vực, sau Indonesia, trải dài từ Bắc 36 xuống Nam là 1.620 km, từ Đông sang Tây là 775 km. Phía Đông, đông bắc giáp Lào; phía Tây giáp Myanmar; phía Nam giáp Ma-lai-xi-a; đông nam giáp Campuchia. Hình dạng đất nƣớc tạo nên hình khối liên tục đƣợc ví nhƣ cái đầu voi với cái vòi vƣơn ra, tạo nên bán đảo ở phía Tây Nam, tai voi hƣớng về phía Bắc [2]. Thái Lan gồm 75 tỉnh thành, thủ đô là Bangkok, dân số theo điều tra năm 2011 là hơn 70 triệu dân. Thái Lan đƣợc xem nhƣ là một thiên đƣờng du lịch, xứ sở “đất nƣớc nụ cƣời” của khu vực. Dân số Thái Lan chủ yếu là ngƣời Thái (chiếm 80 %), số còn lại là ngƣời Hoa, ngƣời Mã Lai và ngƣời dân tộc thiểu số. Đơn vị tiền tệ là đồng Bạt (Baht). Thái Lan có vị trí tƣơng đối thuận lợi, có đƣờng biên giới tiếp xúc với nhiều quốc gia, dân tộc nên văn hoá Thái Lan mang tính kế thừa, pha trộn và ảnh hƣởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với bản sắc văn hoá riêng, biểu tƣợng của một đất nƣớc nông nghiệp và đạo Phật. Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với ba mùa đặc trƣng: mùa khô, nóng (từ tháng 2 đến tháng 5, nhiệt độ trung bình 34 0C, độ ẩm 75 %), mùa mƣa nhiều nắng từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 290C, độ ẩm 87 %), mùa mát (Tháng 11- tháng 1, nhiệt độ 20-300C ). Miền Bắc và Đông Bắc nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm. Ngôn ngữ chính của ngƣời dân xứ chùa vàng là tiếng Thái Lan, tuy nhiên tiếng Anh cũng đƣợc sử dụng rộng rãi, nhất là ở Bangkok. Các biển hiệu quảng cáo song ngữ Anh – Thái đƣợc treo khắp mọi nơi. Thủ đô cũ là Ayut Thaya, thủ đô hiện tại là Bangkok có khoảng 10 triệu dân. Sân bay quốc tế là Bangkok cách trung tâm 35 km, đi mất 40 phút, có 40 cửa, hàng năm đón 25 triệu khách, cứ 4 phút có một máy bay hạ cánh, cất cánh. Thái Lan đƣợc thiên nhiên ban tặng một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với nhiều thành phố biển đảo nổi tiếng. Đến thăm Thái Lan, du khách không thể bỏ qua: 37 Bangkok: Thủ đô hiện đại với các hoạt động buôn bán, du lịch sầm uất, văn hoá ẩm thực phong phú, các khu mua sắm giá rẻ PhuKet: là hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á nằm ở phía Nam Thái Land. PhuKet nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp. Với những bãi biển dài, cát trắng mịn, rừng thông xanh mƣớt và những rặng san hô lung linh, hòn đảo đƣợc mệnh danh là thiên đƣờng nghỉ dƣỡng. Pattaya: Thành phố biển rực rỡ nhất của Thái Lan, thu hút khách du lịch bởi hơi thở của các hoạt động vui chơi giải trí. Pattaya một trong những thành phố biển cao cấp nhất thế giới, Pattaya phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch từ mua sắm, cho đến các hoạt động vui chơi, giải trí nhƣ chèo thuyền, bơi lặn, xem box Thái. Chiang Mai: Từng là cố đô của nhiều thế kỉ, là đầu tàu cho sự phát triển Vùng Bắc Thái Lan. Chiang Mai nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, bảo tồn đƣợc nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá nghệ thuật nhƣ Wat Chiang Mai, Doi Suthep, công viên voi, rừng rậm…Là điểm đến của những ngƣời muốn tìm hiểu văn hoá Thái Lan. Thái Lan còn là một đất nƣớc của lễ hội. Ở Thái Lan có những lễ hội truyền thống của Phật giáo diễn ra trên toàn quốc nhƣ Magha Puja (các tín đồ tụ tập để nghe đạo Phật), lễ Visakha (kỷ niệm các ngày phật đàn), lễ hội té nƣớc...Ngoài ra các vùng miền lại có những lễ hội riêng nhƣ lễ hội đua thuyền, lễ hội hoa… ở miền Bắc, ở miền Nam thì các lễ hội có sự pha trộn giữa Hồi giáo và Phật giáo. Các bộ lạc trên núi, các tín đồ Hồi giáo có những lễ hội riêng đặc trƣng của mình. 3.2.2 Chiến lược phát triển du lịch của Thái Lan 3.2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng chính sách - Chính sách xuất nhập cảnh Thái Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện chính sách “Bầu trời mở”. Thái Lan đã có những biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nƣớc vào du lịch Thái Lan. 38 Hiện nay công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến Thái Lan với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. Nếu nhƣ công dân của những nƣớc đến du lịch Thái Lan thông qua các điểm nhập cảnh ở các nƣớc tiếp giáp biên giới với Thái Lan thì sẽ đƣợc miễn visa du lịch trong thời hạn 15 ngày, ngoại trừ công dân Ma-lai-xi-a đƣợc miễn visa du lịch nếu lƣu trú không quá 30 ngày. Thái Lan đã có thỏa thuận song phƣơng về miễn visa với các nƣớc nhƣ Brazil, Hàn Quốc và Pê ru, Ác-hen-ti-na, Chi Lê. Các thỏa thuận này cho phép công dân các nƣớc trên có hộ chiếu ngoại giao hay phổ thông đều đƣợc miễn visa đối với mỗi lần viếng thăm Thái Lan không quá 90 ngày [32]. Công dân nƣớc ngoài viếng thăm Thái Lan với mục đích kinh doanh có thể dùng visa loại “B” trong vòng 3 năm. Loại visa này đƣợc phát hành cho giới doanh nhân và có giá trị trong vòng 3 năm, cho phép ngƣời giữ visa có thể viếng thăm thƣờng xuyên mà không cần xin visa cho mỗi lần đi trong thời hạn 3 năm và ở tại các khách sạn của Thái Lan trong thời gian không quá 90 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. - Chính sách thuế Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của việc mua sắm ở Thái Lan là chính sách thuế. Du khách đến Thái Lan theo visa du lịch sẽ đƣợc hoàn lại thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) (thuế suất 7%) đối với những hàng hóa đã đƣợc mua tại các cửa hàng có treo biển hiệu “Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch”. Ngoài ra, các địa điểm bán hàng thủ công địa phƣơng của Thái Lan cũng đƣợc chính phủ miễn thuế VAT. Các công ty lữ hành có thu nhập thấp hơn 600,000 baht cũng đƣợc miễn thuế VAT. Với các công ty lữ hành có thu nhập lớn hơn 600,000 baht nhƣng ít hơn 1,200,000 bath thì đƣợc quyền lựa chọn chỉ nộp 1,5% thuế doanh thu hoặc nộp thuế VAT thông thƣờng [33, tr.20]. 39 3.2.2.2 Kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực Hiện nay Thái Lan có hơn 4,1 triệu lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch. Ngƣời dân Thái Lan ý thức đƣợc du lịch chính là nguồn sống của họ. Cả nhà vua, chính phủ và ngƣời dân cùng làm du lịch. Thái Lan là một trong những quốc gia có mô hình du lịch dựa vào cộng đồng rất tốt. Các loại hình du lịch nhƣ du lịch nông nghiệp, du lịch “homestay” đƣợc phát triển và luôn thu hút đông đảo đƣợc ngƣời dân tham gia. Ngƣời dân địa phƣơng đóng vai trò nhƣ những hƣớng dẫn viên du lịch, hƣớng dẫn du khách cách trồng trọt, chăn nuôi, giới thiệu cho du khách về văn hóa của địa phƣơng. Đặc biệt, năm 2003 Thái Lan đã đẩy mạnh chƣơng trình “Mỗi làng một sản phẩm”. Chƣơng trình đã thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của ngƣời dân ở các làng nghề và giúp giới thiệu sản phẩm đặc trƣng của từng địa phƣơng đến du khách. Thái Lan đƣợc mệnh danh là “Đất nƣớc của những nụ cƣời”. Chỉ riêng cách gọi này cũng đã chứng minh đƣợc sự thân thiện của ngƣời dân Thái Lan. Thật vậy, đến Thái Lan du khách sẽ bị ấn tƣợng bởi sự thân thiện của ngƣời dân Thái Lan. Nụ cƣời luôn nở trên môi, từ những cô gái xinh đẹp, nhân viên phục vụ khách sạn cho tới công chức, ngƣời lái xe, cảnh sát. Đúng nhƣ khẩu hiệu của Thai Airways “Smooth as silk” (“Mềm nhƣ lụa”). Các tiếp viên hàng không Thái Lan luôn phục vụ du khách với thái độ niềm nở thân thiện. Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực du lịch luôn nhận đƣợc sự quan tâm của ngành du lịch Thái Lan. Các hƣớng dẫn viên du lịch Thái Lan đƣợc đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Một hƣớng dẫn viên ngƣời Thái thƣờng biết 3 ngoại ngữ. Các dịch vụ nhƣ đăng kí visa, vé máy bay, thuê xe, đăng kí khách sạn đƣợc phục vụ một cách chuyên nghiệp. Năm 2003, Thái Lan đã thiết lập trung tâm hỗ trợ nhân lực cho du lịch. Trung tâm này hoạt động nhƣ một trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tƣ vấn cho các đơn vị hoạt động trong ngành 40 với mục tiêu tăng cƣờng đồng bộ chất lƣợng ngành du lịch Thái Lan. Hàng năm, TAT tổ chức các dự án đào tạo nâng cao khả năng marketing cho đội ngữ nhân lực ở cấp tỉnh cũng nhƣ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. TAT cũng đã đƣa các tiêu chuẩn cho đội ngũ nhân viên làm du lịch. Bộ Y tế Thái Lan có trung tâm đăng ký dịch vụ spa cũng nhƣ cấp chứng chỉ công nhận cho các giám đốc quản lý spa và trị liệu viên spa. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang tìm cách tăng thời hạn huấn luyện tối thiểu nhằm tăng cƣờng chất lƣợng tay nghề của các trị liệu viên. Cục Kỹ năng lao động đƣa ra các văn bản quy định các tiêu chuẩn mà những trị liệu viên muốn làm việc ở nƣớc ngoài cần có, trong khi TAT công bố “Tiêu chuẩn quốc tế cho hoạt động spa”. Các hoạt động huấn luyện trƣớc đây chủ yếu do tƣ nhân đảm nhiệm. Nhƣng gần đây, chính phủ Thái Lan cũng bắt đầu xây dựng các chƣơng trình huấn luyện thông qua các trung tâm dạy nghề do nhà nƣớc quản lý nhƣ các trung tâm thuộc Cục Đông dƣợc, trƣờng Đại học Rangsit… 3.2.2.3 Kết hợp du lịch với Thương mại để tăng doanh thu ngành du lịch Đến Thái Lan, du khách sẽ có cảm giác toàn dân làm du lịch, từ dịch vụ cho đến các sản vật địa phƣơng mang bản sắc văn hoá . Tất cả đƣợc tính toán chi li làm sao để du khách phải móc hầu bao một cách vui vẻ dễ chịu. Thái Lan đã kết hợp các hoạt động du lịch với hoạt động thƣơng mại nhằm thu hút khách du lịch theo những cách hợp lý, nghệ thuật và mang lại hiệu quả cao nhất. Trƣớc hết, ngành du lịch đã kết hợp với các cơ sở sản xuất để thu hút khách du lịch chi tiêu một cách nghệ thuật. Điển hình nhƣ du khách sẽ đƣợc đi tham quan viện nghiên cứu nọc độc rắn ở Bangkok và xem màn biểu diễn với rắn rùng rợn của nghệ nhân Thái. Sau đó, họ sẽ đƣợc đƣa vào phòng nghe thuyết trình về các dƣợc liệu sản xuất từ rắn. Bài thuyết trình sẽ do các dƣợc sĩ chuyên nghiệp trình bày. Khách nƣớc nào sẽ có ngƣời thuyết trình bằng tiếng nƣớc đó. Nghe xong, du khách khó lòng từ chối mua những lọ thuốc 41 quý hiếm mặc dù nó rất đắt tiền (trung bình 100USD/lọ 80 viên).Ngoài ra bạn sẽ đƣợc các thợ ảnh chăm sóc kỹ lƣỡng , những khoảnh khắc thú vị của du khách đƣợc nắm bắt , họ cứ tự nhiên chụp ảnh du khách , rồi sau đó in nhanh ra, gắn ảnh lên dĩa sứ , bát sứ hoặc các tấm bƣu thiếp . Tuỳ khách có lấy ảnh hay không. Không một nơi nào du khách bị “ép” lấy chính những tấm hình của mình. Giá cho mỗi tấm ảnh gắn trên dĩa sứ, hoặc nhựa từ 100 baht (khoảng 70.000 đồng) đến 150 baht. Vƣờn thú thiên nhiên Safari World đƣợc đầu tƣ đến 100 triệu USD, chia làm hai phần vƣờn thú thiên nhiên và vui chơi giải trí. Ở khu vui chơi giải trí liền kề, du khách đƣợc thƣởng thức các tiết mục biểu diễn của cá heo thông minh, xem hải cẩu làm xiếc... tất cả các điểm du lịch kết hợp mua sắm, quảng bá cho một sản phẩm rất bài bản đã khiến du khách vui vẻ mở hầu bao. Tại Thái Lan, mọi hoạt động du lịch đều đƣợc “thƣơng mại hóa” một cách hợp lý nhất. Chính vì thế mà du lịch đích xác là ngành công nghiệp không khói tại Thái Lan. Nếu nhƣ năm 1998 là 7,76 triệu lƣợt ngƣời với tổng doanh thu khoảng 6 tỉ USD. Năm 2008, con số này đã tăng lên 16,38 tỉ USD. Năm 2012, Thái Lan đón hơn 22,3 triệu khách du lịch từ khắp thế giới mặc dù kinh tế thế giới khủng hoảng. Con số này là 26,5 triệu khách năm 2013 và doanh thu từ du lịch quốc tế đạt 42,1 tỷ USD [22]. 3.2.2.4 Chính sách phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch - Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch của Thái Lan hấp dẫn nhiều du khách. Sản phẩm du lịch văn hóa ở Thái Lan bao gồm việc thăm quan các đền chùa (đặc biệt là các chùa Phật giáo), bảo tàng, các di tích lịch sử… Du khách không chỉ đƣợc tận mặt chứng kiến sự độc đáo của văn hóa Thái Lan mà còn đƣợc tự mình thƣởng thức và trải nghiệm nền văn hóa đó. 42 Du khách có thể tham gia té nƣớc với ngƣời dân bản xứ trong lễ hội Songkran - một trong những lễ hội thƣờng niên ở Thái Lan đƣợc khách du lịch nƣớc ngoài đặc biệt ƣa thích. Trong nhịp sống hối hả du khách còn có thể tìm cho mình những giây phút tĩnh tâm bằng cách tham gia các lớp học tu thiền. Ở một số nơi còn có các địa điểm tu thiền ở trong rừng, nơi du khách có thể hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên, tĩnh tâm tu đạo, tránh xa với lối sống hiện đại hối hả. - Du lịch sinh thái Trong những năm gần đây du lịch sinh thái đã trở thành một loại hình du lịch hấp dẫn du khách và Thái Lan là một điểm đến hấp dẫn. Thái Lan hiện có 79 vƣờn quốc gia cùng với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Các công viên ở Thái Lan chiếm 25.000 m2 và chiếm 15% diện tích cả nƣớc. Trong các vƣờn quốc gia là nơi sinh sống của nhiều loại thú quý hiếm. Thái Lan đã kết hợp du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm tạo nên sản phẩm độc đáo phục vụ du khách. Tại các vƣờn quốc gia ở phía Bắc leo núi là một loại hình du lịch phổ biến trong khi đó tại các vƣờn quốc gia ở phía Nam thì lặn và tham quan dƣới nƣớc lại rất phổ biến. Ngoài ra, khám phá hang động là một loại hình du lịch đƣợc nhiều du khách ƣa thích. Tại các vùng núi nổi tiếng của Thái Lan nhƣ Doi Inthanon, Doi Tung, du khách có thể khám phá các thung lũng, thƣởng ngoạn du lịch leo núi. - Du lịch MICE Thái Lan là một trong 10 quốc gia Châu Á, nơi tổ chức số lƣợng lớn các cuộc hội họp. Hiện nay nƣớc này là điểm đến lớn thứ 18 của thế giới đối với khách MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế đƣợc tổ chức mỗi năm. Năm 2013 MICE của Thái Lan thu hút đƣợc hơn 1 triệu lƣợt khách, trong đó 72% lƣợt khách đến từ các nƣớc châu Á. 43 Các mắt xích trong chuỗi dịch vụ của MICE gồm hệ thống giao thông, các khu hội chợ, triển lãm, hội thảo, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, mua sắm đƣợc đƣợc kết nối hoàn chỉnh, giúp du khách thuận tiện hơn trong nhiều hoạt động tại Bangkok cũng nhƣ các thành phố lớn. Đối với du lịch MICE vấn đề an ninh là hết sức quan trong chính vì vậy Hệ thống kiểm soát an ninh MICE đã đƣợc thiết lập để cùng hợp tác với các cơ quan hữu quan. Để thúc đẩy hoạt động du lịch MICE, từ năm 2002 Thái Land đã thiết lập hẳn Văn phòng Hội nghị và Triễn lãm Thái Lan (Thailand Convention and Exhibition Bureau - TCEB) để tăng cƣờng phát triển loại hình du lịch này. - Du lịch chữa bệnh Thái Lan cùng với Xin-ga-po và Ấn độ là các nƣớc đang chiếm 90% thị trƣờng du lịch chữa bệnh ở khu vực châu Á. Trong năm 2009 Thái Lan đã đón 2 triệu khách du lịch quốc tế đến chữa bệnh và đến năm 2012 con số này đã tăng lên 2,5 triệu lƣợt khách [35]. Các dịch vụ chữa bệnh ở Thái Lan bao gồm từ phẫu thuật tim phức tạp, giải phẫu thẩm mỹ, chăm sóc răng miệng, thậm chí cả những loại hình điều trị chuyên biệt nhƣ là đông y, yoga. Hiện tại ở Thái Lan có 30 bệnh viện sẵn sàng phục vụ các bệnh nhân nƣớc ngoài. Các phòng ở bệnh viện đều đƣợc trang bị hiện đại, phục vụ đầy đủ nhu cầu của du khách từ mức bình thƣờng đến xa xỉ. Ở Thái Lan có hai bệnh viện nổi tiếng chuyên tiếp khách du lịch chữa bệnh nƣớc ngoài: Bệnh viện Bangkok và Bệnh viện quốc tế Bumrungrad - một trong những trung tâm y tế lớn nhất, hiện đại nhất. Ngoài dịch vụ chữa bệnh một số bệnh viện ở Thái Lan còn cung cấp dịch vụ giúp khách hàng gia hạn visa, lên lịch trình cho bệnh nhân và các dịch vụ khác. 44 Chính dịch vụ chăm sóc y tế hoàn hảo đã giúp Thái Lan nhanh chóng trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe ở châu Á và là một trong những địa điểm du lịch chữa bệnh hàng đầu trên thế giới. - Du lịch nông nghiệp Gần đây, TAT đã tạo ra một bƣớc đột phá khi xúc tiến một loại hình du lịch mới, du lịch nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến nông nghiệp mà du khách có thể tham gia và khám phá nhƣ: trồng lúa, trồng hoa, rau quả và chăn nuôi. Thông thƣờng du lịch nông nghiệp hay kết hợp với du lịch “homestay”. Du khách sống với những ngƣời nông dân và quan sát, tham gia vào các hoạt động hàng ngày của họ. Các tour du lịch nông nghiệp ở Thái Lan trải dài từ các khu vực đối núi ở miền bắc đến vƣờn cây ăn quả của Rayong, Chanthaburi và Trat, đến những làng cá ở miền nam. - Du lịch mua sắm Nhắm khuyến khích du khách tiêu tiền, Thái Lan đã rất chú trọng đến phát triển du lịch mua sắm. Rất nhiều trung tâm mua sắm đƣợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Bangkok đƣợc mệnh danh là thiên đƣờng mua sắm, là nơi nổi tiếng với nhiều đồ đạc, hàng hoá giá rẻ. Mua sắm ở Bangkok không giới hạn ở một hay hai địa điểm mà hiện diện ở khắp nơi trong thành phố từ các trung tâm mua sắm hiện đại, cửa hàng bách hóa thanh lịch, đến các cửa hiệu nhỏ, cùng với nhiều chợ theo kiểu truyền thống rất thuận tiện cho du khách mua sắm. 3.2.2.5 Kinh nghiệm đẩy mạnh makerting du lịch Công tác marketing của Thái Lan bắt đầu từ những chiến dịch quảng bá du lịch với các khẩu hiệu độc đáo và sáng tạo qua từng năm. Trong đó khẩu hiệu “Amazing Thailand” đƣợc sử dụng từ năm 1998 đến nay vẫn phát huy tác dụng. Thái Lan đã sử dụng kết hợp nhiều công cụ marketing hiệu quả để quảng bá hình ảnh du lịch. 45 Tổng cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand - TAT) hiện có 27 văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài: Châu Âu (6 văn phòng), Châu Á (18 văn phòng), Châu Mỹ (2 văn phòng), Châu Đại Dƣơng (1 văn phòng). Việc mở nhiều văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài là một công cụ hữu hiệu giúp xúc tiến du lịch Thái Lan tại các nƣớc sở tại [38]. Trong những năm gần đây Thái Lan đã ứng dụng công nghệ thông tin vào marketing du lịch, bao gồm việc lập nhiều trang web, là một trong những nƣớc ứng dụng công nghệ web 2.0 đầu tiên để quảng bá du lịch. Ngoài ra các phƣơng tiện truyền thông xã hội nhƣ mạng Youtube, Flickr, Fcebook và Twitter cũng đƣợc sử dụng. Bên cạnh những thông tin của TAT, du khách có thể chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình khi đi du lịch Thái Lan thông qua các mạng xã hội này. Các cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp đối với khách du lịch đƣợc thực hiện và đăng tải trên mạng. Rất nhiều văn phòng đại diện của TAT ở nƣớc ngoài hiện nay có trang web riêng. Thái Lan còn mời các nhân vật nổi tiếng đến thăm Thái Lan và tranh thủ quảng bá trên các phƣơng tiện truyền thông khi sự kiện này xảy ra. TAT cũng khuyến khích quảng bá truyền miệng của những khách du lịch có thiện chí và của những ngƣời Thái Lan sinh sống ở nƣớc ngoài để giới thiệu Thái Lan cho bạn bè. Một phần quan trọng trong các công cụ marketing của Thái Lan là các chiến dịch khuyến mãi, một công cụ đắc lực giúp Thái Lan vƣợt qua các đợt khủng hoảng nhƣ dịch SARS, cúm gia cầm, sóng thần, bất ổn chính trị. Cùng với khẩu hiệu “Amazing Thailand” hàng năm Thái Lan đã phát động các chƣơng trình đại hạ giá với các chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút du khách. Gần đây cùng với khẩu hiệu “Amazing Thailand, Amazing Value” (“Thái Lan, giá rẻ ngạc nhiên”) TAT đã phát hành thẻ Thái Lan kì diệu. Du khách giữ thẻ này đƣợc hƣởng khuyến mãi đặc biệt khi mua hàng của các 46 doanh nghiệp Thái Lan ở các Tiểu vƣơng quốc Ả rập thống nhất, Anh và Thái Lan. Bằng cách xuất trình tấm thẻ đã đƣợc đăng ký cá nhân, ngƣời cầm thẻ sẽ đƣợc giảm giá tới 20% ở những cửa hàng, khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, spa, công ty vận chuyển, các khu mua sắm, các cửa hàng bán lẻ có liên kết [31]. Các công cụ marketing đa dạng đã giúp Thái Lan xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng của mình, gắn với từ “THAINESS”. Đó là tin tƣởng (Trust), hiếu khách (Hospitality), xác thực (Authenticity), đổi mới (Innovation), tự nhiên (Naturalness), dễ tiếp cận (Easily Accessible), tiêu chuẩn an toàn (Standard Safety and Security) và hài lòng (Satisfaction). 3.2.3 Kết quả đạt được về phát triển du lịch của Thái Lan Thái Lan có ngành du lịch phát triển mạnh ở Châu Á. Ngành du lịch là ngành thu đƣợc nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Dựa vào số liệu ở bảng 3.3, có thể nhận thấy năm 2007 Thái Lan có 14,18 triệu khách, doanh thu đạt 10,343 tỷ USD. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên 15,9 triệu lƣợt khách, doanh thu đạt 20,1 tỷ USD. Mặc dù phải đƣơng đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhƣng ngành du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi năm 2013 đã có 26,5 triệu lƣợt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm đến thu hút đƣợc nhiều du khách quốc tế nhất năm 2013. Tuy chỉ đứng thứ 10 về lƣợng khách quốc tế đến nhƣng Thái Lan lại đứng thứ 7 trong số các nƣớc và vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất năm 2013, và cũng là nƣớc có tỷ lệ tăng doanh thu ấn tƣợng nhất, 23,1% so với doanh thu du lịch quốc tế năm 2012 [Bảng 3.3]. 47 Bảng 3.3: Danh sách các nƣớc, vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất năm 2013 STT Nƣớc 2012 (tỷ 2013 (tỷ 2013/2012 USD) USD) (%) 1 Mỹ 126,2 139,6 10,6 2 Tây Ban Nha 56,3 60,4 3,9 3 Pháp 53,6 56,1 1,3 4 Trung Quốc 50 51,7 1,4 5 Macao (Trung Quốc) 43,7 51,6 18,1 6 I-ta-li-a 41,2 43,9 3,1 7 Thái Lan 33,8 42,1 23,1 8 Đức 38,1 41,2 4,5 9 Anh 36,2 40,6 13,2 10 Hồng Kông (Trung Quốc) 33,1 38,9 17,7 Nguồn: UNWTO Tourism Highlights 2014. [22, tr.6] Trong các năm qua, Thái Lan đã dần tạo đƣợc tiếng nói tại khu vực và thế giới về phát triển du lịch. Năm 2013 Thái Lan đã nhận đƣợc giải thƣởng “Điểm đến đƣợc ƣa thích nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng”, do Travel Trade News trao tặng. Cũng năm 2013, độc giả báo Travel+ Leisure bình chọn Thái Lan ở hai giải thƣởng là điểm đến đƣợc ƣa thích nhất và địa điểm tổ chức đám cƣới tốt nhất. Thủ đô Bangkok và thành phố Chiang Mai cũng đƣợc độc giả báo Condé Nast Traveller bầu chọn trong danh sách 25 thành phố du lịch tốt nhất, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh sách top 20 “Khu nghỉ mát tốt nhất” khu vực châu Á [30]. 48 Bảng 3.4: Khách du lịch đến Thái Lan và tỷ lệ tăng trƣởng khách du lịch giai đoạn (2001-2013) Đơn vị tính: Triệu lượt khách Năm Du khách quốc tế Tỷ lệ (%) (Triệu lƣợt khách) 2001 10,10 - 2002 10,80 7,33 2003 10,08 -7,36 2004 11,65 16,46 2005 11,51 -1,15 2006 13,82 20,01 2007 14,46 4,65 2008 14,58 0,83 2009 14,15 -2,98 2010 15,9 12,63 2011 19,23 20,67 2012 22,35 15,98 2013 26,5 18,8 Nguồn: Department of Tourism Thailand 2013 (http://www.tourism.go.th/home/details/11/221/621) Theo Forbes năm 2013, thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng đƣợc xếp thứ 1 trong danh sách 10 thành phố có số lƣợng du khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới, với 15,98 triệu lƣợt khách. 49 Bảng 3.5: Danh sách 10 thành phố có lƣợt khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới năm 2013 STT Tên thành phố Tên nƣớc Số lƣợt khách quốc tế năm 2013 (Triệu lƣợt) 1 Bangkok Thái Lan 15,98 2 London Anh 15,96 3 Paris Pháp 13,92 4 Singapore Xin-ga-po 11,75 5 New York Mỹ 11,52 6 Instanbul Thổ Nhĩ Kỳ 10,37 7 Dubai Các tiểu vƣơng quốc Ả 9,89 Rập Thống nhất 8 Kuala Lumpur Ma-lai-xi-a 9,20 9 Hong Kong Hồng Kông, Trung Quốc 8,72 10 Barcelona Tây Ban Nha 8,41 Nguồn: Top global destination cities in 2013, Forbes.com [35] 3.3 Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan 3.3.1 Các thành tựu - Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Ngày nay các loại hình du lịch chung chung, chỉ đơn giản vì mục đích tham quan đã nhƣờng chỗ cho các loại hình du lịch chuyên biệt nhƣ du lịch 50 sinh thái, du lịch MICE hay du lịch chữa bệnh. Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã thực hiện rất tốt các chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch MICE, một trong những loại hình du lịch đang có nhu cầu lên cao tại khu vực; cũng nhƣ du lịch sinh thái, du lịch mua sắm… - Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch Để có thành quả du lịch nhƣ hiện tại, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã phải đầu tƣ không ít tiền của vào quảng bá du lịch. Thái Lan đã phải chi khoản ngân sách150 triệu USD/năm, Malaysia chi từ 150 đến 200 triệu USD/năm. Cùng với đó là sự tham gia sâu rộng của Hội đồng xúc tiến du lịch Ma-lai-xia và Tổng cục du lịch Thái Lan trong việc quảng bá du lịch với hàng chục văn phòng đại diện ở trong nƣớc và quốc tế đã mang lại những hiệu quả tích cực. -Đơn giản hoá các thủ tục thị thực nhập cảnh Với chính sách thị thực nhập cảnh thông thoáng bao gồm các chính sách miễn thị thực song phƣơng và đơn phƣơng, đã góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến với Ma-lai-xi-a và Thái Lan nhiều hơn. -Vấn đề tổ chức và thương mại Thành công phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a, Thái Lan hiện nay một phần là nhờ việc kết hợp thƣơng mại với du lịch đƣợc tổ chức quy củ, chính sách giá cả hợp lý. Bằng cách giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, bằng cách biến cả nƣớc thành một trung tâm mua sắm của khu vực với chính sách hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp để giảm giá bán, kích thích du khách mua sắm. 3.3.2 Các điểm hạn chế - Một số hạn chế của Ma-lai-xi-a: 51 Ma-lai-xi-a là một đất nƣớc theo đạo Hồi nên khá nhiều du khách châu Âu và Bắc Mỹ cảm thấy e ngại về sự an toàn. Ngoài ra cũng rất nhiều du khách phàn nàn về chất lƣợng dịch vụ của các lái xe taxi do thƣờng bị tính thêm cƣớc, tuy nhiên đây cũng là đây cũng là điểm hạn chế của không chỉ riêng ở Ma-lai-xi-a. Ma-lai-xi-a là một đất nƣớc công nghiệp mới, do vậy việc xây dựng nhiều hơn các khu nghỉ dƣỡng, các sân golf, bến du thuyền, đƣờng cao tốc có thể làm ảnh hƣởng tiêu cức đến hệ sinh thái và môi trƣờng sống tự nhiên. Do vậy Ma-lai-xi-a cũng đang chú trọng hơn đến việc phát triển du lịch bền vững -Một số điểm hạn chế của Thái Lan: Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc ngành du lịch Thái Lan vẫn còn hạn chế nhất định đó là sự lạm dụng quá mức hình thức du lịch sex dẫn đến các tệ nạn xã hội, tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em và nạn buôn ngƣời. Đây là một bài học mà các quốc gia theo sau nên rút kinh nghiệm để không đi theo “vết xe đổ”. Sự bất ổn về chính trị là một trong những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của ngành du lịch Thái Lan so với các nƣớc trong khu vực. Tính từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tại Thái Lan đã có hàng chục cuộc đảo chính. 52 CHƢƠNG 4: NHỮNG HÀM Ý CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM 4.1 Tình hình, xu hƣớng phát triển du lịch thế giới và tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam. 4.1.1 Tình hình và xu hướng phát triển du lịch thế giới 4.1.1.1 Tình hình thị trường du lịch thế giới Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo ngƣời dân các quốc gia. Đóng góp 9% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du lịch năm 2013 có số lƣợt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lƣợt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lƣợt khách năm 2030. Trong đó, đáng lƣu ý là các thị trƣờng mới nổi sẽ đạt mức tăng trƣởng gấp đôi so với trƣớc và chiếm hơn một nửa lƣợng khách du lịch - ƣớc tính với con số khách đến riêng các thị trƣờng này đạt 1 tỷ lƣợt vào năm 2030 [22, tr.14]. - Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hƣớng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thƣờng tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang đƣợc gọi chung là du lịch vì sức khỏe. - Ngoài ra, với Việt Nam là một nƣớc có đƣờng bờ biển dài, bên cạnh các phƣơng thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lƣu ý một phƣơng thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở một số điểm đến ven biển nhƣ Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Phú Quốc. Theo một số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2013, Việt Nam mới chỉ đón trên 193,000 lƣợt du khách tàu biển song đây là một xu hƣớng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) trong chiến lƣợc phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020. 53 - Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. 4.1.1.2 Xu hướng phát triển du lịch thế giới -Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng : + Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những ngƣời giàu có từ các nƣớc phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo; + Về độ tuổi: ngƣời già, ngƣời mới nghỉ hƣu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chƣơng trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dƣỡng cho đối tƣợng khách này. + Về nhân thân: số ngƣời độc thân đi du lịch ngày càng tăng. + Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thƣơng nhân. + Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em. -Thứ hai: Xu hƣớng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trƣờng. Đây là xu hƣớng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nƣớc châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều ngƣời muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chƣơng trình, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng. 54 -Thứ ba: ngày càng nhiều ngƣời sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hƣởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp. Đáp ứng xu hƣớng này, cần tăng cƣờng tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, sân tập golf mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nƣớc khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại nhƣ các bệnh gut, tiểu đƣờng, tim mạch ..v.v. -Thứ tƣ: Xu hƣớng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chƣơng trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch. Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thƣởng kết hợp thăm dò thị trƣờng, du lịch nghỉ dƣỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm nhƣ tạo chƣơng trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển. -Thứ năm: xu hƣớng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Nhƣ vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hƣớng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại nhƣ các mạng mobile, mạng xã hội. -Thứ sáu: Xu hƣớng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tính, biệt lập. Đây là một xu hƣớng khiến các điêm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Nhƣ vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu hƣớng này hiện chƣa đƣợc nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nƣớc. 55 Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực. 4.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam. 4.1.2.1 Tiềm năng về mặt tự nhiên của Việt Nam cho phát triển du lịch Tài nguyên thiên nhiên là một điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển du lịch thì tài nguyên thiên nhiên cũng đem lại cho Việt Nam một lợi thế không hề thua kém. Cùng nằm trên cửa ngõ ra vào bán đảo Đông Dƣơng nhƣ Thái Lan, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa vừa có hải giới rộng lớn, Việt Nam là cửa ngõ đi qua Thái Bình Dƣơng của một số nƣớc và các nƣớc Đông Nam Á. Việt Nam với 3/4 địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng nhƣ các khu bảo tồn thiên nhiên, hơn 3.000 km bờ biển, tạo cảnh đẹp vô cùng phong phú, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó có du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Đặc biệt, Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch biển. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp nhƣ bãi tắm Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu... Việt Nam còn là 1 trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới, đó là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Việt Nam có 2 di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đó là: Vịnh Hạ Long đƣợc công nhận năm 1994 và Vƣờn Quốc gia Phong Nha- Kẽ Bàng đƣợc công nhận năm 2003. 56 Ở Việt Nam có nhiều loài thú quý hiếm đƣợc ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê đƣợc 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lƣỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cƣ trú của nhiều loài khỉ, vẹt, vƣợn, mèo rừng. Các loài vẹt đặc hữu của Việt Nam là vẹt đầu trắng, vẹt quần đùi trắng, vẹt đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý nhƣ trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày nhƣ gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy... Hiện nay có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở Việt Nam. 4.1.2.2 Tiềm năng về mặt xã hội lịch sử truyền thống của Việt Nam Việt Nam có nền văn hóa đặc trƣng, đậm đà bản sắc dân tộc của riêng mình và đây là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách. Về di tích lịch sử văn hóa, lịch sử 4000 năm đã để lại cho Việt Nam nhiều di tích của thời kì dựng nƣớc và giữ nƣớc và nay trở thành các địa điểm tham quan du lịch. Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 7.300 di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc khác nhau nằm rải rác ở các tỉnh thành. Về lễ hội, lễ hội ở nƣớc ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nƣớc trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng. Về nghệ thuật dân gian, đất nƣớc ta có hát ca trù, quan họ, chèo ở miền Bắc, nhã nhạc cung đình ở Huế, hát ví ở Nghệ An – Hà Tĩnh, cồng chiêng ở Tây Nguyên, cải lƣơng ở miền Nam…. Tại Việt Nam hiện đã có 9 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận là kiệt tác của nhân loại theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất là: - Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đƣợc công nhận vào ngày 27/11/2014. - Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đƣợc công nhận vào ngày 5/12/2013. 57 - Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là di sản văn hóa phi vật thể đƣợc công nhận vào ngày 6/12/2012. - Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, đƣợc công nhận ngày 24/11/2011. - Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đƣợc công nhận ngày 16/11/2010. - Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, đƣợc công nhận ngày 01/10/2009. - Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đƣợc công nhận ngày 30/9/2009. - Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đƣợc công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. - Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, đƣợc công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Về làng nghề truyền thống, theo số liệu thống kê Việt Nam có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính nhƣ: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... Các làng nghề truyền thống Việt Nam có chứa tiềm năng dồi dào về du lịch vì du khách muốn đến tận nơi xem nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm các sản phẩm theo trí tƣởng tƣợng của mình. 4.1.3 Khái quát chính sách phát triển du lịch của Việt Nam Hiện nay Đảng và Nhà nƣớc xác định du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc, phù 58 hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại. Thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn là hƣớng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạng xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch. 4.2 Thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam. 4.2.1 Thị trường khách. 4.2.1.1 Thị trường khách quốc tế. Du lịch ở Việt Nam là một thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Trong năm 2013, Việt Nam đã đón hơn 7,5 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng từ 2,1 triệu lƣợt trong năm 2000. Lƣợng khách du lịch quốc tế luôn gia tăng hàng năm ngoại trừ sự suy giảm giữ các năm 2008 và 2009 do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế. Tổng cục Du lịch Việt Nam đang theo đuổi một kế hoạch dài hạn để phát triển, đa dạng hóa ngành công nghiệp du lịch, nhằm mang về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lƣợt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 59 2013). Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa. [37] Thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đƣợc xác định chủ yếu là từ các nƣớc và vùng lãnh thổ ở Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc); khu vực Tây Âu (Pháp, Anh, Đức) và từ các châu lục khác nhƣ Mỹ, Úc. Sự gia tăng nhanh chóng lƣợng khách du lịch đến từ các nƣớc trong khu vực ASEAN nhƣ Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po trong khoảng 2-3 năm trở lại đây cũng làm phong phú thêm thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bảng 4.1: Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Năm Lƣợng khách quốc tế đến Tăng trƣởng (%) 2000 2.140.100 - 2001 2.330.800 8,9 2002 2.628.200 12,8 2003 2.429.600 −7,6 2004 2.927.876 20,5 2005 3.467.757 18,4 2006 3.583.486 3 2007 4.171.564 16 2008 4.253.740 0,6 2009 3.772.359 −10,9 2010 5.049.855 34,8 2011 6.014.032 19,1 2012 6.847.678 10,8 2013 7.572.352 10,6 Nguồn: Tổng cục Du lịch, số liệu thống kê 2014. Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lƣợng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trƣởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, 60 chúng ta mới đón đƣợc 2,1 triệu lƣợt khách quốc tế thì năm 2005 đón đƣợc 3,4 triệu lƣợt, năm 2010 đón đƣợc 5 triệu lƣợt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lƣợt. Đồng thời, lƣợng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lƣợt, 2005 là 16,1 triệu lƣợt, năm 2010 là 28 triệu lƣợt và năm 2013 là 35 triệu lƣợt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trƣởng vƣợt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trƣởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nƣớc ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nƣớc còn nhiều khó khăn. Bảng 4.2: Thị trƣờng khách du lịch quốc tế dến Việt Nam năm 2013 Lƣợt khách Năm 2013 so với năm 2012 (%) Tổng số 7.572.352 110,6 5.979.953 107,2 193.261 67,7 1.399.138 141,9 Du lịch, nghỉ ngơi 4.640.882 112,2 Đi công việc 1.266.917 108,7 Thăm thân nhân 1.259.554 109,4 404.999 102,5 Chia theo phƣơng tiện đến Đƣờng không Đƣờng biển Đƣờng bộ Chia theo mục đích chuyến đi Các mục đích khác Chia theo một số thị trƣờng 61 Nga 298.126 171,1 Hàn Quốc 748.727 106,8 Nhật Bản 604.050 104,8 Mỹ 432.228 97,4 1.907.794 133,5 Australia 319.636 110,3 Ma-lai-xi-a 339.510 113,5 Đài Loan 398.990 97,5 Campuchia 342.347 103,1 Thái Lan 268.968 119,1 Singapore 195.760 99,8 1.716.216 - Trung Quốc Các thị trƣờng khác Nguồn: Tổng cục du lịch - “Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2013” Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2013, khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu với mục đích là du lịch thuần túy, nghỉ ngơi (chiếm đến 61,2%), tiếp đó là mục đích kinh doanh (16,7%), sau cùng là thăm thân và các mục đích khác. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đƣờng hàng không (chiếm 78,96 %) sau đó là đến các phƣơng tiện đƣờng bộ, đƣờng biển. Nhƣ vậy, số khách quốc tế vào Việt Nam du lịch đích thực đã tăng lên. 62 20 18 16 14 12 10 Triệu lượt khách 8 6 4 2 0 2015 2020 2025 2030 Biểu đồ 4.1: Dự báo chỉ tiêu tăng trƣởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2030 Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2012 [14, tr.86] Trong báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch thì đến năm 2030, lƣợng du khách quốc tế đến Việt Nam dự kiến sẽ đạt con số 18 triệu lƣợt khách. So với các nƣớc nhƣ Ma-lai-xi-a và Thái Lan thì con số này vẫn còn khoảng cách rất xa, Việt Nam cần phải thúc đẩy quá trình phát triển, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và quảng bá hình ảnh hơn nữa. 4.2.1.2 Thị trường khách nội địa. Khách du lịch nội địa cũng không ngừng gia tăng với số lƣợng khách tăng từ 11,2 triệu lƣợt vào năm 2000 lên đến 28 triệu lƣợt vào năm 2010. Đến năm 2013, khách du lịch nội địa tăng đột biến, đạt mức 35 triệu lƣợt. Có thể thấy, cầu du lịch nội địa Việt Nam có nhịp độ tăng trƣởng không đồng đều giữa các năm . Thị trƣờng du lịch nội địa trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng có 63 nhiều biến động theo chiều hƣớng tăng lƣợng khách nội địa, giảm lƣợng khách quốc tế do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều biến động trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ, dịch bệnh, v.v. Ngoài mục đích thăm quan các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh, chủ yếu tỷ lệ khách du lịch nội địa đi nghỉ dƣỡng tại các khu du lịch biển, núi vào thời gian hè chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hƣớng gia tăng. Bảng 4.3: Thị trƣờng khách du lịch nội địa giai đoạn 2000-2013 Năm Khách nội địa (triệu lƣợt Tốc độ tăng trƣởng (%) khách) 2000 11,2 - 2001 11,7 4,5 2002 13 11,1 2003 13,5 3,8 2004 14,5 7,4 2005 16,1 11 2006 17,5 8,7 2007 19,2 9,7 2008 20,5 6,8 2009 25 22 2010 28 12 2011 30 7,1 2012 32,5 8,3 2013 35 7,7 Nguồn: Tổng cục du lịch- “Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000-2013” 64 4.2.2 Doanh thu của ngành du lịch. Tính từ thời điểm tăng trƣởng du lịch bị giảm năm 2009 do suy thoái kinh tế thế giới, sau bốn năm phục hồi, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2013 đã tăng gấp hai lần, tổng thu du lịch tăng gân 3 lần. Xét về tổng thể lƣợng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trƣởng tốt qua các năm. Bảng 4.4: Doanh thu từ khách du lịch giai đoạn 2000-2013 Năm Tổng thu từ khách du lịch Tốc độ tăng trƣởng (%) (nghìn tỷ đồng) 2000 17,40 - 2001 20,50 17,8 2002 23,00 12,2 2003 22,00 -4,3 2004 26,00 18,2 2005 30,00 15,4 2006 51,00 70,0 2007 56,00 9,8 2008 60,00 7,1 2009 68,00 13,3 2010 96,00 41,2 2011 130,00 35,4 2012 160,00 23,1 2013 200,00 25,0 Nguồn: Tổng cục du lịch (http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462) Nếu năm 2000, chúng ta mới đón đƣợc 2,1 triệu lƣợt khách quốc tế thì năm 2005 đón đƣợc 3,4 triệu lƣợt, năm 2010 đón đƣợc 5 triệu lƣợt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lƣợt. Đồng thời, lƣợng khách du lịch nội địa cũng 65 ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lƣợt, 2005 là 16,1 triệu lƣợt, năm 2010 là 28 triệu lƣợt và năm 2013 là 35 triệu lƣợt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trƣởng vƣợt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trƣởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nƣớc ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nƣớc còn nhiều khó khăn. 50 45 40 35 30 Việt Nam 25 Malaysia 20 Thái Lan 15 10 5 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Biều đồ 4.2: So sánh doanh thu từ du lịch quốc tế của Việt Nam, Ma-laixi-a và Thái Lan giai đoạn 2005-2013 Nguồn: Worldbank.org (http://data.worldbank.org/indicator/ST.INT.RCPT.CD/countries/MY-THVN?display=graph) Tuy nhiên dựa vào biểu đồ 4.2 ta có thể thấy so với ngành du lịch Thái Lan hoặc Ma-lai-xi-a doanh thu của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn thua khá xa. Chẳng hạn nhƣ năm 2005, nếu nhƣ tổng doanh thu từ du lịch của Việt 66 Nam chỉ đạt 1,85 tỷ USD ( theo tỉ giá VND/USD năm 2005) thì chỉ riêng doanh tu từ du khách quốc tế của Thái Lan đã đạt 12,10 tỷ USD và của Malai-xi-a là 10,38 tỷ USD. Sang năm 2008 doanh thu từ du khách quốc tế của Thái Lan đạt tƣơng đƣơng 22,49 tỷ USD và của Ma-lai-xi-a đạt 18,55 tỷ USD trong khi của Việt Nam chỉ đạt 3,93 tỷ USD. Đến năm 2013 thì doanh thu từ du lịch của Việt Nam tuy đạt đƣợc mức 7,53 tỷ USD thì con số tƣơng ứng của Thái Lan và Ma-lai-xi-a là 42,04 tỷ USD và 21,02 tỷ USD. 4.2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật. Kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã đƣợc cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đƣờng không, đƣờng thủy, bộ…liên tục đƣợc đầu tƣ mở rộng, nâng cao; hệ thống hạ tầng năng lƣợng, thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế- xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trƣởng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay có trên 14,200 cơ sở lƣu trú với 320,000 buồng lƣu trú, trong đó số buồng khách sạn 3- 5 sao đạt 21%; trên 1250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa; các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ khách du lịch ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Đặc biệt từ năm 2013 với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lƣu trú cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn nhƣ: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana, Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip, Mƣờng Thanh, Mariott, Laguna…Riêng số lƣợng buồng khách sạn cao cấp từ ba đến năm sao hiện tại đã chiếm 34% trong hơn 320 nghìn buồng lƣu trú của các cơ sở lƣu trú du lịch của cả nƣớc [15, tr.5]. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ gắn với quy hoạch và đầu tƣ phát triển của các khu, tuyến, điểm, đô thị du lịch trên bảy vùng du lịch của cả nƣớc. Hệ thống doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, lƣu trú, vận chuyển, giải trí, dịch vụ với sản phẩm đa dạng đang hƣớng tới nhiều thị trƣờng mới, đồng thời 67 lực lƣợng lao động trực tiếp và gián tiếp cũng ngày càng đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và trình độ chuyên nghiệp. 4.2.4 Về nguồn nhân lực. Lực lƣợng nhân lực du lịch ngành du lịch ngày càng lớn mạnh, từ chỗ có 12,000 lao động năm 1990, đến năm 2013 theo thống kê sơ bộ của Tổng cục du lịch đã có trên 570,000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động du lịch, chƣa tính đến lao động liên quan và lao động không chính thức. Hơn 40% tổng số lao động đƣợc đào tạo hoặc bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ ngày càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du lịch khu vực và du lịch thế giới. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch, đến năm 2020, con số này lên tới 870.000 ngƣời và 2,2 triệu lao động gián tiếp. Bảng 4.5 : Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp ngành du lịch đến năm 2020 STT Chỉ tiêu Tổng số 1 Năm 2010 Năm 2020 Tăng trung (ngƣời) (ngƣời) bình/năm (%) 418.250 870.300 8,1 Theo lĩnh vực 1.1 Khách san, nhà hàng 207.600 440.300 8,2 1.2 Lữ hành, vận chuyển 65.800 128.000 7,6 1.3 Dịch vụ khác 146.200 302.000 8,1 2 Theo trình độ đào tạo 2.1 Trên đại học 1.450 3.500 9,2 2.2 Đại hoc, cao đẳng 53.800 113.500 7,5 78.200 174.000 10,2 2.3 Trung cấp và tƣơng đƣơng 68 2.4 Sơ cấp 98.700 231.000 10,4 2.5 Dƣới sơ cấp 187.450 348.300 5,9 3 Theo loại lao động 3.1 Lao động quản lý 32.500 83.300 9,7 3.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 787.000 7,9 Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch, 2012 [14, tr.89] Về chất lƣợng nguồn nhân lực đánh giá theo trình độ đƣợc đào tạo cho thấy, tỉ lệ lao động có chuyên môn về du lịch đang từng bƣớc đƣợc cải thiện nhanh chóng, chiếm khoảng 42,5% lực lƣợng lao động, trong đó trình độ sơ cấp, trung cấp 47,3%, cao đẳng 19,8%, đào tạo ngắn hạn về du lịch là 45,3%, trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyên môn du lịch và chỉ chiếm 3,11% trong tổng số lao động. Cũng theo thống kê thì hiện có khoảng 60% lực lƣợng lao động của ngành biết và sử dụng các ngoại ngữ khác nhau, trong đó 42% là biết sử dụng tiếng Anh, tiếp theo là tiếng Trung (5%), Pháp (4%) và tiếng khác (9%). Điều tra của Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam cũng cho thấy, chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung còn hạn chế theo nhiều phƣơng diện. Ở các công ty liên doanh đầu tƣ nƣớc ngoài thì lao động thƣờng đƣợc đào tạo bài bản, đa số có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng chuẩn mực quốc tế và có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Ở các doanh nghiệp nhà nƣớc đội ngũ lao động đang đƣợc đào tạo và đào tạo lại nhƣng chƣa đồng đều. Ở một số địa phƣơng vẫn có đến 80% lao động chƣa đƣợc đào tạo về du lịch, trình độ ngoại ngữ vẫn rất hạn chế. Nhiều vị trí công việc thiếu trầm trọng chuyên gia và quản lý chuyên nghiệp nhƣ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch, quản lý kinh doanh, quản trị chiến lƣợc, nghiên cứu phát triển, nhân viên có kỹ năng tay nghề cao... 69 Nhìn nhận rõ thực trạng trên, ngành du lịch Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng lực lƣợng lao động ngành du lịch đủ về số lƣợng và đáp ứng yêu cầ u về chất lƣợng, cân đối về cơ cấu ngành nghề, vùng miền, trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội. 4.3 Các giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam từ kinh nghiệm của Malai-xi-a, Thái Lan trong phát triển ngành du lịch. 4.3.1 Chính sách của Nhà nước Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để hoạt động kinh doanh du lịch vận hành đồng bộ việc xây dựng ban hành các cơ chế chính sách có liên quan phục vụ cho phát triển du lịch là không thể thiếu. Dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ và Ban chỉ đạo của Nhà nƣớc về du lịch, ngành du lịch và các ngành có liên quan cùng xây dựng cơ chế chính sách thông qua các văn bản quy phạm để điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch nhƣ: Xuất nhập cảnh; Hải quan; Tài chính, tiền tệ; An ninh, quốc phòng… 4.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến phát triển du lịch - Chính sách xuất nhập cảnh Hiện nay, Việt Nam miễn thị thực đơn phƣơng cho công dân 7 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch) với thời gian lƣu trú không quá 15 ngày và miễn thị thực song phƣơng cho 9 nƣớc ASEAN với thời gian lƣu trú không quá 30 ngày (trừ Phi-líp-pin không quá 21 ngày; Bru-nây và Mi-an-ma không quá 14 ngày). Mới đây nhất, ngày 01/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 39/NQ-CP về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân nƣớc Cộng hoà Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày 01/7/2015 [34]. 70 Nhiều khách du lịch muốn vào du lịch Việt Nam nhƣng vì thủ tục visa rƣờm rà nên họ lại thôi. Việt Nam nên mở rộng việc miễn thị thực đối với các thị trƣờng tiềm năng, trọng điểm. + Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch. Tăng cƣờng trang thiết bị hiện đại ở các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra ngƣời và hành lý. + Mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các cửa khẩu quốc tế nhƣ thu đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin du lịch… + Nghiên cứu miễn thị thực đơn phƣơng với các nƣớc thuộc diện các thị trƣờng trọng điểm đã đƣợc xác minh trong quy hoạch, nghiên cứu thị trƣờng. + Xem xét giảm phí thị thực với khách nƣớc ngoài ở mức cạnh tranh để góp phần thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam. - Chính sách thuế + Ƣu đãi, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thu hút đầu tƣ, làm thay đổi cơ cấu đầu tƣ vào các vùng đất còn hoang sơ nơi tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác, phát triển các loại hình du lịch và các hình thức kinh doanh du lịch mới có khả năng làm tăng thời gian lƣu trú của khách, hấp dẫn đầu tƣ, tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch + Ƣu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay lãi suất ƣu đãi đối với các dự án ƣu tiên đã đƣợc xách định tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch, điểm du lịch quốc gia. + Rà soát, điều chỉnh phƣơng pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức thu liên quan đến du lịch, áp dụng thống nhất chính sách một giá. Cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế. 71 4.3.1.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch Cơ sở hạ tầng yếu kém là một cản trở đối với quá trình phát triển du lịch ở nƣớc ta. Tài nguyên du lịch nƣớc ta không hề thua kém Ma-lai-xi-a và Thái Lan nhƣng lƣợng khách du lịch đến nƣớc ta lại thua xa một phần vì cơ sở hạ tầng của các nƣớc này tốt hơn. Vì vậy, nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ mạnh vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt thông qua biện pháp thu hút đầu từ nƣớc ngoài. - Mạng lƣới giao thông vận tải Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến nƣớc ta bằng đƣờng hàng không nên cần tăng cƣờng mở các chuyến bay đến các điểm du lịch nội địa cũng nhƣ tăng tần suất các chuyến bay nối với các nƣớc. Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã phát triển vận tải đƣờng không rất tốt và hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch. Ma-lai-xi-a với 7 sân bay quốc tế và hiện có gần 50 hãng hàng không quốc tế có tuyến bay đến Ma-lai-xi-a giúp du khách có thể dễ dàng lựa chọn hành trình thuận tiện nhất cho mình. Với 16 hãng hàng không thƣơng mại trong nƣớc hoạt động, giá vé máy bay ở Thái Lan tƣơng đối rẻ và các địa điểm du lịch đƣợc kết nối với nhau, tạo điều kiện di chuyển dễ dàng cho du khách. Việt Nam muốn đón đƣợc nhiều khách du lịch thì trƣớc hết phải có phƣơng tiện chuyên chở du khách đến các địa điểm du lịch ở Việt Nam. Đối với hệ thống đƣờng bộ, chúng ta cần có biển báo bằng tiếng Anh, xây các đƣờng cao tốc nối đƣờng chính vào các khu du lịch và xây các trạm nghỉ chân đạt tiêu chuẩn quốc tế ở dọc đƣờng. Thái Lan là nƣớc có hệ thống trạm nghỉ chân đạt tiêu chuẩn quốc tế rất tốt. Ở Việt Nam chúng ta có thể xây dựng các trạm nghỉ bên đƣờng không chỉ có chức năng là nơi nghỉ ngơi, mà còn là nơi cung cấp thông tin công cộng, đồng thời là nơi quảng bá các sản phẩm đặc trƣng của vùng. - Hệ thống cơ sở lƣu trú 72 Phát triển các loại hình lƣu trú phù hợp nhu cầu và xu hƣớng phát triển. Tập trung phát triển các khách sạn thƣơng mại cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thƣơng mại; tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dƣỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lƣu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lƣu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…với chất lƣợng dịch vụ cao. Đổi mới phƣơng thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ - Các khu giải trí, mua sắm Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí của du khách và tăng chi tiêu của du khách chúng ta cần xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm. Đối với các khu vui chơi giải trí, cần giới thiệu nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn song song với các chƣơng trình biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian nhƣ tuồng, chèo, cải lƣơng, múa rối nƣớc… tại các khân sấu lớn. Tại Ma-lai-xi-a, thủ đô Kuala Lumpur đƣợc xem nhƣ một “thiên đƣờng mua sắm” bởi hầu hết các trung tâm mua sắm lớn, sầm uất của Ma-lai-xi-a đều tập trung tại đây. Nằm gần trung tâm Kuala Lumpur, Mid Valley Megamall là trung tâm mua sắm đồ sộ trong tổ hợp đô thị khổng lồ Mid Valley City. Megamall rộng hơn 420.000 m2, có khoảng 430 cửa hiệu với hàng hóa đa dạng từ quần áo, sách, đến những đồ điện tử, từ các mặt hàng thông thƣờng cho đến các nhãn hiệu nổi tiếng. Tiếp đên là Berjaya Times Square đƣợc mệnh danh là “tòa nhà rộng lớn nhất thế giới”, là một khu phức hợp thƣơng mại có diện tích hơn 700.000 m2 và có trên 1000 cửa hiệu các loại, và có cả nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ giải trí. Ở đây cũng thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện dành cho khách mua sắm. 73 Tại Thái Lan mỗi khi đến Bangkok, du khách thƣờng ít bỏ lỡ cơ hội xem chƣơng trình ca múa tạp kỹ hoành tráng về văn hóa và nghệ thuật Siam Niramit show. Đây là chƣơng trình đƣợc mệnh danh là “Hành trình đầy mê hoặc tới Vƣơng quốc Thái Lan”. Không ai có thể bỏ lỡ, dù giá vé có lúc tƣơng đƣơng khoảng một triệu đồng Việt Nam. Chƣơng trình tái hiện lại lịch sử dân tộc và các truyền thuyết của ngƣời Thái Lan, đƣợc biểu diễn trên một trong những sân khấu lớn bậc nhất thế giới, với tổng vốn đầu tƣ 40 triệu USD, rộng 65m, sâu 40m (riêng phần vòm sân khấu cao 11,95m, đã đƣợc sách Guinness ghi nhận kỷ lục). Xem xong, khán giả vẫn còn ngây ngất bởi cảnh mƣa rơi, sấm chớp giật liên hồi, những cảnh chèo thuyền, tắm sông ngay trên sân khấu... Nƣớc ta có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng các loại hình nghệ thuật phong phú, vậy tại sao chúng ta lại không dàn dựng những trung tâm giải trí chuyên nghiệp với quy mô lớn để thu hút du khách. Đối với các trung tâm mua sắm, chúng ta cần xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với các mặt hàng chất lƣợng cao và thƣờng xuyên có các chƣơng trình khuyến mãi. 4.3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Để đào tạo và xây dựng đƣợc nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần: - Cơ cấu lại mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch: Phối hợp với các Bộ, Ngành và địa phƣơng liên quan điều chỉnh quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của từng vùng, miền và địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội. 74 - Ƣu tiên đầu tƣ cho các cơ sở chuyên về du lịch: Đầu tƣ về mọi mặt cho các trƣờng du lịch hiện có trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm hạt nhân đào tạo nhân lực ngành du lịch; hình thành bộ phận đào tạo ở các trƣờng nghề của các địa phƣơng. - Đa dạng hóa cơ sở đào tạo du lịch: Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trƣờng, lớp, trung tâm và cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng du lịch. - Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân sự ngành du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho hội quốc tế về lao động du lịch. Thúc đẩy việc thực hiện tiêu chuẩn nghề du lịch Asean, thúc đẩy hợp tác đào tạo và sử dụng lao động du lịch. 4.3.1.4 Hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hiện nay công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Việt Nam vẫn còn rất kém. Vì vậy nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cần đóng một vai trò tích cực hơn trong công tác quảng bá - Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tập trung chức năng xúc tiến, quảng bá du lịch cho Tổng cục du lịch với sự tham gia tích cực của Hiệp hội du lịch Việt Nam - Thành lập trung tâm xúc tiến, quảng bá cho du lịch các địa phƣơng và khu du lịch trọng điểm. - Chiến lƣợc, chƣơng trình, chiến dịch xúc tiến phải đƣợc xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trƣờng và gắn chặt với chiến lƣợc sản phẩm- thị trƣờng và chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu. Nội dung xúc tiến, quảng bá tập trung vào điểm đến, sản phẩm và thƣơng hiệu du lịch theo từng thị trƣờng mục tiêu. 75 - Khai thác tối đa các kênh thông tin thông qua cơ quan đại diện Việt Nam tại nƣớc ngoài, thƣơng vụ, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nƣớc ngoài, cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài, hệ thống nhà hàng ẩm thực Việt Nam; thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trƣờng trọng điểm. Gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ và ngoại giao, văn hóa. - Đầu tƣ ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá, khai thác tối ƣu công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch. 4.3.1.5 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch Ngành du lịch Việt Nam xác định đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần phải kết hợp với việc hình thành một hệ thống sản phẩm có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách và có thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Một mặt, ngành du lịch phải hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề đa dạng nhƣ du lịch thể thao, du lịch chơi golf, du lịch bồi dƣỡng sức khỏa, liệu pháp nghỉ biển, du lịch các làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống, du lịch MICE,... Mặt khác, các sản phẩm tạo ra phải có sự độc đáo, gắn liền với bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán của đất nƣớc, thậm chí là của từng vùng, từng địa phƣơng, để tạo ƣu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. Các thị trƣờng then chốt của Việt Nam là Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Tây Âu, Bắc Mỹ. Sau cùng, khi đã tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, ngành du lịch phải có chiến lƣợc tăng trƣởng thị trƣờng. Bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng, các sản phẩm du lịch dần phù hợp với nhu cầu thị trƣờng du lịch thế giới. Mỗi vùng du hình tự hình thành cho mình một sản phẩm du lịch đặc thù riêng để liên kết với các nƣớc có chung biên giới, nối tuour du lịch, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch Việt Nam với phƣơng châm thống nhất trong đa dạng. 76 Cốt lõi của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Do đó, cần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch trên cả ba khía cạnh: Thái độ phục vụ, tính đa dạng và tiện nghi của hàng hóa dịch vụ, khả năng sẵn sàng phục vụ. Để cải thiện các khía cạnh này, Việt Nam cần tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, ban hành những quy định nghiêm ngặt về giá cả, dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao công nghệ phục vụ tại các cơ sở du lịch đồng thời có những chính sách hạ giá hợp lý để kích thích cầu du lịch quốc tế và nội địa. Hiện đại hóa quản lý chất lƣợng sản phẩm hiện là biện pháp tích cực nhất để đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nhà nƣớc cần xây dựng bộ máy tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng sản phẩm và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn ISO phù hợp với từng ngành nghề. Quản lý chất lƣợng sản phẩm theo quá trình và dồng bộ, tạo sự cam kết của các nhà cung cấp trong quản lý nguồn nhân lực, có kế hoạch sản xuất, cung cấp và theo dõi sản phẩm. Hình thành sự sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách cho tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch. Do đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam nên khi đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch cần chú ý đến yếu tố vùng miền. Lãnh thổ Việt Nam chia làm ba vùng du lịch khác nhau gồm: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Trung Nam Bộ Và Nam Bộ. Mỗi vùng đều mang đặc trƣng khác nhau, do đó thích hợp với phát triển từng loại hình du lịch khác nhau. Đơn cử nhƣ Miền Trung Nam Bộ và Nam Bộ với nhiều vƣợt miền, cây cối xanh tƣơi có thể phát triển hình thức du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên. 4.3.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực Đa dạng hóa, đa phƣơng hóa hợp tác phát triển du lịch với các nƣớc, các tổ chức, cá nhân quốc tế để tranh thủ nguồn lực phát triển, tăng nguồn 77 khách, vốn đầu tƣ và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch; Nghiên cứu hình thức và biện pháp hợp tác để chủ động tham gia vào các hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực nhƣ: UNWTO, PATA, ASEANTA, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, quy hoạch du lịch, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch... Chú trọng hợp tác đa phƣơng trong khu vực, tiểu khu vực nhƣ Hợp tác du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Lào – Thái Lan, Việt Nam - Lào – Thái Lan Myanmar, Tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng, Hành lang Đông Tây,… tạo nên các tiểu khu tăng trƣởng và kinh tế; Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á,…Chuẩn bị để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới trong khuôn khổ Tổ chức Thƣơng Mại Thế giới (WTO). Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu các biện pháp để tăng khả năng nhận khách và gửi khách, từng bƣớc làm cho du lịch Việt Nam trở thành một mắt xích trong hệ thống tuyến, điểm du lịch của khu vực và thế giới. Tăng cƣờng liên kết nối , hợp tác du lịch với các nƣớc trong khu vực, nhất là các nƣớc có chung đƣờng biên giới. 4.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 4.3.2.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ là yếu tố đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên thực tế chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của du lịch nƣớc ta vẫn còn yếu kém. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch vì hơn ai hết họ chính là những ngƣời trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho du khách. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp của nhiều lĩnh vực nhƣ vận tải, lƣu trú, ăn uống, các hoạt động giải trí, lữ hành… cho nên để nâng cao chất 78 lƣợng sản phẩm dịch vụ trƣớc hết các doanh nghiệp trong ngành cần liên kết chặt chẽ với nhau bằng cách lập thành các hiệp hội, tổ chức cung cấp một chuỗi sản phẩm chất lƣợng cao. Sự yếu kém của một hay một số mắc xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm du lịch. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú và lữ hành – hai lĩnh vực đóng vai trò thứ yếu trong kinh doanh du lịch cần có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lưu trú - Cần tăng cƣờng trang thiết bị tiện nghi cho khách hàng, đảm bảo vệ sinh phòng ở cũng nhƣ vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng - Tích cực tìm hiểu văn hóa của du khách đến từ các nền văn hóa khác nhau để có cách ứng xử và phục vụ du khách tốt nhất - Tạo lòng tin với du khách, không tự ý nâng giá phòng trong bất kể tình trạng thừa hay thiếu phòng. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - Tập trung khai thác các loại hình du lịch mà Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn nhƣ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch biển… -Tập trung phát triển những loại hình tour mà các công ty có ƣu thế, tạo thành bản sắc riêng của công ty mình. - Hợp tác với các đối tác mạnh là các công ty du lịch nƣớc ngoài dƣới hình thức liên doanh, liên kết và phải tái cơ cấu, thay đổi hình thức quản lý, linh hoạt hơn để tận dụng đƣợc nguồn khách và nghiệp vụ khai thác, quản lý, điều hành du lịch của các hãng du lịch nƣớc ngoài. 4.3.2.2 Giải pháp về thị trường, marketing Công tác thị trƣờng, marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp và các doanh nghiệp kinh 79 doanh du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Để làm tốt công tác thị trƣờng, marketing các doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau: - Tăng cƣờng công tác điều tra thị trƣờng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và phát triển các sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận chuyên trách điều tra nghiên cứu thị trƣờng để nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu. Công tác nghiên cứu thị trƣờng của từng doanh nghiệp nên dựa vào báo cáo nghiên cứu thị trƣờng chung của Tổng cục Du lịch. - Phân đoạn thị trƣờng du khách, xác định thị trƣờng mục tiêu để có chiến lƣợc marketing phù hợp với từng phân đoạn. - Cần chủ động trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc áp dụng thƣơng mại điện tử bằng việc thành lập các trang web hoặc thông qua trang web của Tổng cục Du lịch, sử dụng nhiều công cụ marketing đa dạng nhƣ thông qua các mạng xã hội, marketing truyền miệng, liên kết với các hãng, các đơn vị kinh doanh du lịch trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm. 4.3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực Song song với sự hỗ trợ của nhà nƣớc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chủ động trong việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực. Trƣớc tiên mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát triển nhân lực phù hợp với từng thời kì, phù hợp với nhu cầu. Các chƣơng trình đào tạo cần trang bị cho nhân viên những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, tâm lý khách hàng, chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa ứng xử… Các doanh nghiệp du lịch cần chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đạo tạo, dạy nghề du lịch, để gắn kết giữa cung và cầu nhân lực, cũng nhƣ gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn .Nâng cao và chuẩn hóa đầu vào 80 cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trƣớc tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nƣớc và kinh doanh. Các doanh nghiệp cần cải thiện môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần theo chiến lƣợc phát triển của từng doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể. Chủ động đào tạo kĩ năng quản lý tài chính, kĩ năng quản lý thời gian, kế hoạch làm việc cho ngƣời lao động để họ nâng cấp và biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh để tuyển chọn ngƣời lao động phù hợp với từng công việc và trung thành với doanh nghiệp. 4.3.2.4 Giải pháp về công nghệ thông tin Tận dụng lợi thế của các mạng xã hội nhƣ nhƣ Facebook,Instagram và Twitter… các doanh nghiệp Ma-lai-xi-a, Thái Lan đã biết cách quảng bá sản phẩm du lịch của mình. Đây là một cách làm rất hiệu quả mà các doanh nghiệp ở nƣớc ta nên áp dụng. Bên cạnh đó việc xây dựng các trang web của riêng từng doanh nghiệp sẽ tăng cƣờng thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh việc áp dụng thƣơng mại điện tử để cung cấp thông tin cho khách hàng, các chức năng đặt tour, đặt chỗ, thanh toán trực tuyến cần đƣợc tăng cƣờng. Hiện nay hệ thống đặt phòng khách sạn qua mạng toàn cầu đƣợc rất nhiều các khách sạn, khu nghỉ dƣỡng trên thế giới áp dụng. Sau khi đăng ký tài khoản tại trang web của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này các doanh nghiệp có thể quảng cáo về khách sạn với đầy đủ 81 thông tin liên quan nhƣ: lịch sử hình thành khách sạn, giá phòng cho từng loại phòng, các loại giá khuyến mãi..., hình ảnh không giới hạn của khách sạn và tiến hành giao dịch trực tiếp với khách hàng. Du khách thực hiện đặt phòng ngay tại trang web của khách sạn mà không cần thông qua các trang web du lịch hay các đại lý du lịch nào khác. 82 KẾT LUẬN Để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, Việt Nam tiếp tục xác định mục tiêu phát triển mạnh du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế đất nƣớc. Vấn đề phát triển du lịch đã đƣợc đề cập nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nó chƣa bao giờ đƣợc đặt ra ở mức độ cấp bách và là ƣu tiên hàng đầu nhƣ hiện nay do Việt Nam xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc trong thời gian tới. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nƣớc có nền du lịch phát triền trong khu vực nhƣ Ma-lai-xi-a và Thái Lan là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối với Việt Nam. Nó vừa giúp ngành du lịch Việt Nam tiết kiệm thời gian định hƣớng phát triển, tiếp thu nhiều kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc và khai thác đƣợc nhiều khía cạnh mới của du lịch, bắt kịp với xu thế thị trƣờng thế giới. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, ngành du lịch Việt cần có chiến lƣợc phát triển, đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển các tuyến du lịch mới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đầu tƣ xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả nhằm kích thích cầu thị trƣờng du lịch quốc tế và nội địa, thu hút các nhà đầu tƣ triển vọng. Đặc biệt, sắp tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của du lịch MICE, du lịch nghỉ biển và mua sắm. Ngoài ra nền kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng và nhu cầu du lịch của du khách đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng. Đây là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên để du lịch Việt Nam có thể phát huy đƣợc lợi thế của mình thì sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh với nhau cũng nhƣ giữa các doanh nghiệp với nhau cần chặt chẽ hơn nữa 83 DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Phan Đăng Hồng Ánh, 2010. Hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và một số nước Asean. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn 2. Trần Vĩnh Bảo, 2005. Một Vòng Quanh Các Nước: Thái Lan. Hà Nội : NXB Văn Hóa- Thông Tin 3. Phạm Hồng Chƣơng, 2003. Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Đính, 2006. Giáo trình Kinh tế Du lịch. Hà Nội: NXB Lao Động- Xã Hội. 6. Lê Thị Lan Hƣơng, 2005. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân. 7. Nguyễn Văn Lƣu, 2009. Thị trường du lịch. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Lƣu, 2013. Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Hà Nội: NXB Văn Hóa- Thông tin 9. Nguyễn Văn Lƣu, 2014. Du lịch Việt Nam hội nhập trong Asean. Hà Nội: NXB Văn hóa- Thông tin. 10.Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, /2005. Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11. Hà Nội. 11.Phạm Đức Thành, 2001. Đặc điểm con đường phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN. Hà Nội : NXB Khoa học- Xã hội. 84 12.Nguyễn Hoài Thu, 2006. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch ở Việt Nam thời gian tới. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thƣơng mại 13.Tổng cục Du lịch, 2010. Chặng đường 50 năm phát triển của Du lịch Việt Nam, Số 132/CT_BVHTTDL. Hà Nội. 14.Tổng cục du lịch, 2012. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. 15.Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2014. Báo cáo chuyên đề:”Du lịch Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển”. Hà Nội. Tiếng anh 16.Aissa, M., 2014. A review of Tourism development in Malaysia. European Journal of Business Management, vol.6, no.5. 17. Amran, H., 2004. Policy and planning of the tourism industry in Malaysia. The 6th ADRF General meeting. Bangkok, Thailand 18.Marzuki, A., 2010. Tourism development in Malaysia. A review on Federal Government Policies. 19. MIDA, 2012. Malaysia: Investment in the services sector- Toursim and Travel related Services 20. Pornphatu Rupjumlong, 2012. Thailand’s Tourism policy law and regulatory framework for competitiveness in the AEC. 21. UNWTO, 2014. Annual report 2013 22. UNWTO, 2014. Tourism Highlights 2013 Edition 23. UNCTAD, 2007. Trade and Development Implications of International Tourism for Developing countries. Geneva, Switzerland. 24. UNWTO, 1980. Manila Declaration on world tourism. The world tourism conference. Manila 85 Website: 25.Andrew, B., 2013. Bangkok Tops The World's 10 Most Visited Cities, [http://www.forbes.com/sites/andrewbender/2013/06/07/bangkok-topsthe-worlds-10-most-visited-cities/] 26.Caroline, E., 2012. The rise of medial tourism in Bangkok. [http://www.bbc.com/travel/story/20120828-the-rise-of-medicaltourism-in-bangkok] 27.Genting Berhad (a company of Genting Group), 2014. Annual Report 2013. [http://www.genting.com/annualreports/gb.htm] 28.Lan Hƣơng, 2014. Nhân lực- chìa khóa phát triển du lịch bền vững. [http://www.vista.net.vn/tin-dao-tao-du-lich/nhan-luc-chia-khoa-phattrien-du-lich-ben-vung.html] 29.Imtiaz, M., 2012. Full Details: Thailand’s Tourism Marketing Action Plan 2013. [https://www.travel-impact-newswire.com/2012/07/full- details-thailands-tourism-marketing-action-plan-2013] 30. Jennifer, F., 2014. Travel and Leisure World’s best award. [http://www.travelandleisure.com/blogs/announced-tls-2013-worldsbest-awards] 31.Marianne, S.,2015. Malaysia to boost tourism with the launch of national sales campaigns. [ http://www.businessmirror.com.ph/malaysia-to-boost-tourism-with-thelaunch-of-national-sales-campaigns] 32.Ministry of Forgein Affairs of The Kingdom of Thailand. Thailand visa information, [http://www.mfa.go.th/main/en/services/4908] 33. Ministry of Forgein Affairs of The Kingdom of Thailand. Business handbook, section 5: Starting 86 a business in Thailand. [http://www.thaiembassy.org/cairo/contents/files/business-20140108044028-170042.pdf] 34.Hồng Nhung, 2015. Tạo điều kiện thuận lợi về thị thực: Động lực thúc đẩy phát triển du lịch. [http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/14540] 35.Nicola S Pocock and Kai Hong Phua , 2011. Medical tourism and policy implications for health systems: a conceptual framework from a comparative study of Thailand, Singapore and Malaysia. [http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114730/] 36.TAT, 2013. Amazing Thailand grand sales 2013. [http://www.tatnews.org/amazing-thailand-grand-sale-2013] 37.T.P, 2014. Nhìn nhận về sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, [http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15994] 38.Tourism Authority of Thailand, [http://www.tourismthailand.org/tatoversea-office] 39. Tourism Malaysia, 2014. Fact and Figures 2000-2013, [http://corporate.tourism.gov.my/research.asp?page=facts_figures] 40.Tổng cục du lịch, 2014. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 20102013. [http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462] 87 [...]... về du lịch; nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch Đồng thời, giáo trình còn bao hàm cả những vấn dề kinh tế du lịch nhƣ: Lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch Mặt khác, những vấn đề quản lý nhƣ phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới - Thị trƣờng du. .. ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát. .. lãnh thổ của chuyến đi - Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cƣ trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch + Du lịch quốc tế đến (Du lịch quốc tế nhận khách): là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nƣớc nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận đƣợc ngoại tệ... trạng phát triển du lịch Việt Nam Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch, trong đó tập trung vào việc phát triển du lịch quốc tế đến tại hai nƣớc điển hình của khu vực Đông Nam. .. cần thiết và cấp bách để tìm ra bài học và xác định hƣớng đi đúng cho ngành du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Từ đó tác giả lựa chọn đề tài: Phát triển du lịch: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành... tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trƣờng 1.2.3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước - Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hoá các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, các địa phƣơng Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của du lịch thƣờng kéo theo sự phát triển 13 của một loạt... các bài học cho Việt Nam 2 Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài trƣớc tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan, sau đó đi vào phân tích... Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung khổ phân tích Chƣơng 3: Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a và Thái Lan Chƣơng 4: Những hàm ý cho phát triển du lịch của Việt Nam Kết luận 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Với chính sách phát triển du lịch, quảng bá điểm... tình hình phát triển, kinh doanh du lịch quốc tế nói chung và số liệu cụ thể của từng khu vực Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về du lịch; nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển du lịch của Malai-xi-a và Thái Lan Do đó, tôi lựa chọn đề tài trên là cần thiết và cấp bách đối với phát triển du lịch Việt Nam 1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch 1.2.1 Khái... ra Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thƣơng mại ở nƣớc này đã tạo đà cho ngành du lịch phát triển thuận lợi Đây cũng chính là những mặt hạn chế và khó khăn khiến các ngành du lịch ở các nƣớc đang phát triển kém sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế 21 1.2.4.5 Đường lối phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch ... NHỮNG HÀM Ý CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM5 3 4.1 Tình hình, xu hƣớng phát triển du lịch giới tiềm phát triển du lịch Việt Nam 53 4.1.1 Tình hình xu hướng phát triển du lịch. .. tìm học xác định hƣớng cho ngành du lịch Việt Nam thời kì hội nhập kinh tế quốc tế Từ tác giả lựa chọn đề tài: Phát triển du lịch: Kinh nghiệm quốc tế hàm ý cho Việt Nam Mục đích nhiệm vụ nghiên...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o - HÀ MINH TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01

Ngày đăng: 24/10/2015, 22:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan