Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam

89 515 2
Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TẠ VĂN HẠNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TẠ VĂN HẠNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Trọng Thông HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Tạ Văn Hạnh 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô tham gia giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, cơ quan nơi công tác ngoài việc giúp đỡ về mặt chuyên môn còn tạo điều kiện tối đa về thời gian cho tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Mai Trọng Thông và các cán bộ của phòng Địa lý Khí hậu – Viện Địa lý đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đặc biệt là các bạn học viên lớp Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu khóa 2011-2013 đã tận tình trao đổi, đóng góp và động viên để tôi hoàn thành được luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Tạ Văn Hạnh 4 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................ 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................................................... 9 MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 15 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.2. 1.3. Cơ sở lý luận về biến động sử dụng đất ......................................................................15 Khái niệm về biến động sử dụng đất ...............................................................................15 Những đặc trưng của biến động sử dụng đất ..................................................................15 Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất ..........................................16 Cơ sở khung đánh giá tác động của mực nước biển dâng .......................................16 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan ......................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.1.4. 2.1.5. 2.1.6. 2.1.7. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.3. 2.4. 2.4.1. 2.4.2. 2.4.3. 2.5. 2.5.1. 2.5.2. 2.5.3. 2.6. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................................30 Vị trí địa lý ........................................................................................................................30 Địa chất .............................................................................................................................31 Địa hình .............................................................................................................................31 Khí hậu ..............................................................................................................................32 Thủy văn............................................................................................................................32 Lớp phủ thực vật ...............................................................................................................33 Tài nguyên đất ..................................................................................................................33 Điều kiện kinh tế – xã hội ..............................................................................................34 Dân số & lao động ............................................................................................................34 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................36 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH .........................................................38 Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................................40 Nhóm đất nông nghiệp .....................................................................................................40 Đất phi nông nghiệp: ........................................................................................................41 Đất chưa sử dụng:.............................................................................................................42 Phân tích đánh giá biến dộng sử dụng đất .................................................................43 Nhóm đất nông nghiệp: ....................................................................................................45 Nhóm đất phi nông nghiệp ...............................................................................................45 Nhóm đất chưa sử dụng ...................................................................................................46 Định hướng quy hoạch sử dụng đất ............................................................................46 5 2.6.1. Quan điểm và định hướng sử dụng đất...........................................................................46 2.6.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 ...................................................................47 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT................................................................................................................... 52 3.1. 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3. 3.2.4. 3.3. 3.4. 3.5. 3.5.1. 3.5.2. 3.6. 3.6.1. 3.6.2. 3.6.3. 3.6.4. Thực trạng và xu hướng biến đổi mực nước biển dâng ...........................................52 Cơ sở dự báo ngập lụt do nước biển dâng ..................................................................53 Cơ sở lựa chọn mực nước biển dâng .............................................................................53 Lựa chọn kịch bản nước biển dâng .................................................................................54 Tiêu chí lựa chọn vùng ngập............................................................................................55 Phương pháp xây dựng các bản đồ dự báo nguy cơ ngập.............................................56 Các loại đất chính bị ngập .............................................................................................60 Một số tốn tại trong quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện nước biển dâng ......63 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất ..................63 Ma trận tác động do nước biển dâng ..............................................................................63 Các tác động mất đất do nước biển dâng ........................................................................64 Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự dâng cao mực nước biển ...........................68 Một số nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sự dâng cao mực nước biển.................68 Đề xuất một số giải pháp ứng phó nước biển dâng........................................................71 Đề xuất điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất trong bối cảnh nước biển dâng .................76 Đề xuất mô hình sử dụng đất thích ứng với sự dâng cao mực nước biển ....................82 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BDKH : Biến đổi khí hậu DEM : Mô hình số độ cao GIS : Hệ thông tin địa lý IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu KT-XH : KT-XH NBD : Nước biển dâng NTTS : Nuôi trồng thủy sản SDĐ : SDĐ TNMT : Tài nguyên môi trường 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Một số đặc trưng khí hậu khu vực tỉnh Quảng Nam...................................32 Bảng 2.2: Diện tích các loại đất tỉnh tỉnh Quảng Nam................................................33 Bảng 2.3: Dân số đô thị và đô thị hóa .........................................................................35 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 ..........................................................37 Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010...........................37 Bảng 2.6: So sánh biến động SDĐ thời kỳ 2005 – 2010 và quy hoạch đến 2020.......48 Bảng 3.1: Mực NBD theo kịch bản chọn ....................................................................55 Bảng 3.2: Mực NBD sử dụng để xây dựng bản đồ mức độ ngập lụt ..........................55 Bảng 3.3: Phân loại các giá trị độ cao số.....................................................................55 Bảng 3.4: Các loại đất bị ngập ứng với các mức NBD ...............................................60 Bảng 3.5: Tỷ lệ % các loại đất chính bị ngập ứng với các mức NBD.........................62 Bảng 3.6: Ma trận tác động do nước biển dâng...........................................................64 Bảng 3.7: Giải pháp thích ứng của vùng ven biển với NBD.......................................73 Bảng 3.8: Định hướng quy hoạch SDĐ bị ngập trong điều kiện NBD .......................78 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động do NBD .18 Hình 1.2: Các bước đánh giá tác động do NBD..........................................................18 Hình 2.1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ......................................................................30 Hình 3.1: Bản đồ nguy cơ ngập lụt do NBD...............................................................58 Hình 3.2: Bản đồ dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ.................................................59 Hình 3.7: Sơ đồ các giải pháp ứng phó với tác động của NBD đến SDĐ ..................71 Hình 3.8: Biểu đồ định hướng quy hoạch các loại đất bị ngập theo kịch bản NBD..80 Hình 3.9: Bản đồ định hướng quy hoạch SDĐ thích nghi với NBD ..........................81 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2010 ............................................37 Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 và 2010 ..................................................38 Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu các loại hình SDĐ ..............................................................40 Hình 2.5: Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại hình SDĐ .................................................44 Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu các loại đất thời kỳ 2005–2010 và quy hoạch đến năm 2020 ..51 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính bị ngập...................................................61 Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ % cơ cấu các loại đất chính bị ngập ......................................61 Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu chi tiết các loại đất bị ngập ................................................62 Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ % các loại đất chính bị ngập..................................................62 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) với biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng (NBD), là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tăng nhanh đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam với đường bờ biển trải dài hơn 3000 km được đánh giá là một trong 13 quốc gia chịu rủi ro cao của BĐKH. BĐKH và NBD tác động mạnh mẽ nhất đến các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các dải đồng bằng ven biển. Đây là nơi tập trung đông dân cư, các trung tâm văn hoá, chính trị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các vùng trọng điểm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Với nỗ lực ứng phó với BĐKH toàn cầu, Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển KT-XH, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó. Trong giai đoạn triển khai thực hiện chương trình, 2011 – 2015, tỉnh Quảng Nam và Bến Tre được chọn làm thí điểm. Theo kịch bản BĐKH và NBD năm 2012 (kịch bản phát thải trung bình B2, A1B) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, BĐKH năm sẽ khiến cho nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng từ 2 - 4°C, mực nước biển sẽ tăng từ 65 - 100cm vào cuối thế kỷ này. Dự đoán, vào năm 2100, lượng mưa trung bình hằng năm sẽ tăng trong khoảng 1 10%. Cũng theo kịch bản này, tại vùng Nam Trung Bộ, kể cả Quảng Nam, đến năm 2020, nhiệt độ trung bình năm của vùng tăng từ 0,6 - 2,4oC, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng lên với tốc độ 0,5 - 0,6cm/năm, bên cạnh đó lượng mưa trong mùa khô giảm 10% và tăng khoảng 10 - 15% trong mùa mưa. Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của Miền Trung. Nằm ở khu vực có lượng mưa lớn nhất khu vực, lũ lụt thường tập trung xảy ra rất nhanh trong thời gian ngắn. Hàng năm có khoảng 3 – 4 cơn bão, 2 – 3 cơn áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Nam. Ngoài ra, tỉnh còn chịu nhiều 10 thiên tai và rủi ro khác như hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác… Dải ven biển tỉnh Quảng Nam bao gồm 2 TP.Hội An và Tam Kỳ, 4 huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành với dân số 849.547 người và diện tích gần 1.583km2, chiếm hơn 61% về dân số và 15% về diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả khu vực duyên hải Trung Trung Bộ nói chung. Trong những năm gần đây BĐKH và NBD tác động mạnh mẽ, gây ra xói lở bờ biển, đe dọa đến hệ thống đê kè, gây nguy cơ ngập úng đất đai và xâm nhập mặn. Theo dự báo, diện tích các loại hình SDĐ chính bị ngập đến năm 2020 dưới tác động tổng hợp của của ngập lụt, BĐKH và NBD vào khoảng 574 km2, trong đó diện tích ngập do NBD khoảng 1,5km2. So với diện tích đất tự nhiên các huyện ven biển Quảng Nam thì diện tích ngập này không lớn, nhưng đây là nơi tập trung các khu đô thị, khu công nghiệp trọng điểm, các di sản văn hoá lịch sử quan trọng của tỉnh. Từ nhu cầu thực tế quản lý lãnh thổ cho thấy, với quỹ đất hạn hạn chế, đã được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng quan trọng như trên. Khi mực NBD cao sẽ làm ngập lụt các vùng đất thấp, làm thay đổi cơ cấu SDĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng SDĐ cũng như các nhà hoạch định chính sách địa phương. Dải ven biển đã xác định phân bố không gian SDĐ ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH hiện tại. Tuy nhiên trong quy hoạch SDĐ vẫn còn một số tồn tại như sau: − Quy hoạch các đô thị tập trung ở ven biển dễ bị ngập lụt. − Quy hoạch SDĐ chưa lồng ghép vấn đề BĐKH. − Quy hoạch SDĐ chưa tính đến kịch bản NBD trong tương lai. Hậu quả của NBD sẽ làm thay đổi cơ cấu SDĐ hiện tại, việc định hướng cho các năm tiếp theo và khả năng thích ứng của cộng đồng ven biển trước sự biến động SDĐ đang là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ thực trạng trên, vấn đề “Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Quảng Nam” được tác giả chọn làm đề tài luận văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích 11 Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ việc lồng ghép vấn đề NBD do tác động của BĐKH vào trong quy hoạch SDĐ, phát triển kinh tế xã hội. Đưa ra giải pháp giúp ứng phó với tác động của NBD trong bối cảnh hiện tại và tương lai. 2.2. Nhiệm vụ Để hoàn thành mục đích đề ra, cần nghiên cứu các nội dung như sau − Điều tra, đánh giá hiện trạng SDĐ của khu vực nghiên cứu; − Đánh giá tác động của NBD đến sự biến động SDĐ; − Xác định các giải pháp ứng phó trước tác động của NBD đến sự biến động SDĐ ở khu vực nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Luận văn nghiên cứu lồng ghép vấn đề NBD do tác động của BĐKH vào trong quy hoạch SDĐ và đề xuất các giải pháp ứng phó. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi thời gian: Số liệu hiện trạng SDĐ năm 2010, quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kịch bản NBD giai đoạn 2020-2100; Phạm vi không gian: vùng ven biển tỉnh Quảng Nam, bao gồm 2 thành phố: Hội An và Tam Kỳ, và 4 huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4.1. Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá tác động của NBD đến biến động SDĐ; 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu phục vụ cho phục vụ việc lồng ghép vấn đề NBD vào trong quy hoạch SDĐ nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra giải pháp giúp cộng đồng các huyện và thành phố ven biển tỉnh Quảng Nam ứng phó với NBD trong bối cảnh hiện tại và tương lai. 5. Cách tiếp cận Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH nói chung, NBD nói riêng. Theo ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thì có 3 cách: Tiếp cận 12 tác động (impactapproach), tiếp cận tương tác (interactionapproach) và tiếp cận tổng hợp (integratedapproach). Điểm chung của các cách tiếp cận trên là: − Đầu tiên đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại (ứng với các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại); − Sau đó đánh giá tác động của BĐKH trong tương lai (ứng với các kịch bản BĐKH và điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường trong tương lai theo khung thời gian đánh giá); Dựa theo nội dung và đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ sử dụng cách tiếp cận như sau: − Tác động của NBD sẽ làm ngập lụt một số diện tích đất dẫn đến biến động SDĐ ở vùng ven biển. − Bằng cách tiếp cận tính toán số liệu diện tích bị ngập theo kịch bản NBD năm 2012 sẽ đánh giá được tác động của NBD đến việc SDĐ trong tương lai, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng trong SDĐ của vùng nghiên cứu. 6. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở dữ liệu − Số liệu hiện trạng SDĐ năm 2005, 2010, quy hoạch đến năm 2020; − Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2010, quy hoạch đến năm 2020; − Bản đồ địa hình; − Bản đồ nền (hành chính, thủy văn, giao thông,....). 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu SDĐ, bản đồ hiện trạng và quy hoạch SDĐ đã được phê duyệt. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích dữ liệu SDĐ qua các thời kỳ trong quá khứ và dự báo trong tương lai khi có tính đến mực NBD. Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng dữ liệu đầu vào là bản đồ độ cao của khu vực nghiên cứu, thực hiện mô phỏng các kịch bản NBD bằng Hệ thống thông tin địa lý (GIS), chồng xếp các lớp bản đồ chuyên đề nhằm xác định diện tích ngập lụt theo từng kịch bản NBD. 13 7. Quy trình nghiên cứu − Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, tình hình quản lý và hiện trạng SDĐ của khu vực nghiên cứu. Dựa trên phương pháp kế thừa các dữ liệu (bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh spot, bản đồ hiện trạng SDĐ, quy hoạch SDĐ, bản đồ hành chính) đồng thời bổ sung các thông tin mới về hiện trạng SDĐ. − Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ đã thu thập và điều tra. − Biên tập, số hóa các bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2010 và bản đồ định hướng quy hoạch SDĐ đến năm 2020. − Xây dựng mô hình DEM, thành lập các bản đồ dự báo các mức ngập từ mô hình DEM theo các kịch bản NBD năm 2012. − Sử dụng các phần mềm GIS tiến hành chồng xếp các bản đồ chuyên đề để thành lập các bản đồ dự báo ngập lụt, tính toán diện tích đất bị ngập ứng ứng với các mực NBD. − Đánh giá mức độ ảnh hưởng khi NBD đến các loại hình SDĐ chính bị ngập. − Đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ hợp lý, ứng phó với NBD. 8. Bố cục luận văn Cấu trúc, nội dung của luận văn gồm 3 Chương (không kể phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo). Mở đầu (tính cấp thiết, mục tiêu, nghiên cứu, phương hướng giải quyết,...) Chương 1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Đặc điểm vùng nghiên cứu Chương 3. Đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất Kết luận và khuyến nghị 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về biến động sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm về biến động sử dụng đất Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên, KT-XH. Như vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích KTXH có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc SDĐ đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái. Nghiên cứu biến động tình hình SDĐ là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này. Đánh giá biến động tình hình SDĐ, vấn đề trước tiên là phải làm rõ cơ sở của việc SDĐ đai và chức năng cho từng loại hình SDĐ: - Việc SDĐ dựa trên tính chất đất đai (độ dốc, độ dày, độ phì), tập quán canh tác truyền thống, tác động thị trường. - Chức năng cho từng loại hình sử dụng: nông nghiệp, phi nông nghiệp. 1.1.2. Những đặc trưng của biến động sử dụng đất 1.1.2.1. Quy mô biến động: - Biến động về diện tích SDĐ nói chung. - Biến động về diện tích của từng loại hình SDĐ. - Biến động về đặc điểm của những loại đất chính. 1.1.2.2. Mức độ biến động: Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình SDĐ giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu. Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình SDĐ giữa cuối và đầu thời kỳ đánh giá. 15 1.1.2.3. Xu hướng biến động: − Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình SDĐ. − Xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực. 1.1.2.4. Những nhân tố gây nên sự biến động tình hình SDĐ: Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu SDĐ vào các mục đích KT-XH, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật. Các yếu tố KT-XH có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình SDĐ, bao gồm các yếu tố sau: - Sự phát triển các ngành kinh tế như: dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác. - Sự phát triển của dân số. - Các dự án đầu tư phát triển kinh tế. - Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá. 1.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất Đánh giá biến động tình hình SDĐ có ý nghĩa rất lớn đối với việc SDĐ. Việc đánh giá biến động của các loại hình SDĐ, là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ các mục đích KT-XH có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, khi đánh giá biến động tình hình SDĐ cho ta biết được nhu cầu SDĐ giữa các ngành KT-XH, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi khó khăn đối với nền KT-XH và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó đánh giá biến động tình hình SDĐ có một ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực KT-XH và sử dụng hợp lý tài nguyên. 1.2. Cơ sở khung đánh giá tác động của mực nước biển dâng Một khung công việc chung do Nicholl và các cộng sự (2003,2006), Smit và 16 cộng sự (2001) đề xuất giúp cho việc đánh giá tác động của mực NBD được rõ ràng [34,35,36]. NBD với bất kỳ lý do nào cũng gây ra những tác động sinh - địa lý như mất đất, tăng khả năng xói mòn và lũ lụt. Tiếp theo, những tác động này sẽ gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến KT-XH phụ thuộc vào tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của con người đối với những thay đổi này. Cũng có phản hồi quan trọng khi hệ thống bị tác động tự điều chỉnh và thích ứng với thay đổi, bao gồm việc con người tận dụng thay đổi có ích và thích ứng với thay đổi có hại. Vì vậy, hệ thống ven biển được xác định tốt nhất là trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và KT-XH. Tất cả các hệ thống đều có sự tương tác và người ta có thể chỉ ra những cách thích ứng và điểu chỉnh khác nhau (Smit và các cộng sự, 2001). Cách thích ứng tư đông (hay tự phát) đại diện cho sự ứng phó tự nhiên đối với NBD (ví dụ: tăng sự bồi lắng theo chiều dọc của vùng đất ngập nước ven biển trong thiên nhiên hay điều chỉnh giá thị trường trong hệ thống KT-XH). Quá trình tự động này thường ít được nhận thức tuy nhiên lại có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi của nhiều tác động. Hơn nữa, quá trình điều chỉnh tự động này thường bị giảm hay dừng lại bởi những áp lực phi khí hậu gây ra bởi con người (Bijlsma và các cộng sự, 1996) [21]. Thích ứng có kể hoach (chắc chắn phải từ hệ thống KT-XH) có thể giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương thông qua một loạt các biện pháp. Tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH tại khu vực ven biển bao gồm những tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống KT-XH và những thích ứng có kế hoạch của hệ thống KT-XH đến hệ thống tự nhiên. Điều này khiến hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH tương tác với nhau theo một cách rất phức tạp. Những thích ứng và điều chỉnh không đổi xảy ra trong và giữa các hệ thống như thường lệ sẽ làm giảm độ lớn tác động tiềm năng, điều sẽ xảy ra nếu thiếu thích ứng và điều chỉnh. Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rất nhiều so với những tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích ứng (trừ trường hợp thích ứng không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)). Đánh giá tác động mà không tính đến các biện pháp thích ứng nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động (tức là tính tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự). 17 Khả năng tự thích ứng Tính nhạy cảm tự nhiên Khả năng thích ứng tự nhiên Khả năng thích ứng theo kế hoạch Tính tổn thương tự nhiên Các áp lực không liên quan đến khí hậu Cácảnh hưởng sinhđịa-vật lý HỆTHỐNGTỰNHIÊN Khả năng tự thích ứng NBD và các thay đổi khí hậu khác Sự nhạy cảm của KTXH Khả năng thích ứng KT-XH Khả năng thích ứng theo kế hoạch Tính nhạycảmkinh tế-xã hội Cácảnh hưởngkhác HỆTHỐNG KT-XH Hình 1.1: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động do NBD Theo Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC [28] về đánh giá tác động của BĐKH và Thích ứng, khung chung để thực hiện một bản đánh giá tác động gồm bảy bước: Xác định vấn đề Lựa chọn phương pháp Kiểm tra phương pháp/độ nhạy cảm Lựa chọn kịch bản Đánh giá tác động sinh-lý, KT-XH Đánh giá sự điều chỉnh tự động Đánh giá các chiến lược thích nghi Hình 1.2: Các bước đánh giá tác động do NBD 18 Năm bước đầu được coi là phổ biến đối với hầu hết các nghiên cứu. Bước 6, 7 thì xuất hiện ít hơn. Các bước được làm liên tục nhau nhưng khung này cũng cho phép lặp lại ở một số bước. Ở mỗi bước, một loạt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. 1) Bước l: Xác định vấn đề Bước này bao gồm xác định mục đích của việc đánh giá, những đối tượng quan tâm, phạm vi thời gian và không gian của nghiên cứu, những dữ liệu cần thiết. 2) Bước 2: Lựa chọn phương pháp Có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp phân tích tò mô tả định tính thông qua đánh giá dự đoán hoặc bán định lượng cho tới phân tích định lượng và dự đoán. Bất kì bản đánh giá tác động nào cũng đều có thể sử dụng một hay nhiều hơn trong những phương pháp này. Có 4 phương pháp chung là: thực nghiệm, dự đoán tác động, nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm tương tự và phỏng vấn chuyên gia. 3) Bước 3: Kiểm tra phương pháp Sau khi lựa chọn phương pháp đánh giá, việc kiểm tra các phương pháp nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ tính toán là rất quan trọng. Ba hoạt động sau có thể là rất hữu ích trong việc kiểm tra phương pháp: nghiên cứu tính khả thi, những số liệu thu được và kiểm tra mô hình. 4) Bước 4: Lưa chon kịch bản Lựa chọn kịch bản NBD từ đó đánh giá tác động tiềm năng của NBD theo kịch bản đó đến khu vực nghiên cứu. 5) Bước 5: Đánh giá tác động Những tác động được ước tính dựa trên sự khác nhau dữa hai trạng thái: các điều kiện môi trường và KT-XH tồn tại trong suốt giai đoạn đánh giá nếu không có NBD và những điều kiện đó khi có NBD. Việc đánh giá có thể bao gồm: • Mô tả định tính Khả năng thành công của phương pháp này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người phân tích, đặc biệt khả năng cân nhắc tất cả các yếu tố quan trọng và mối tương quan của chúng. Cũng đã có phương pháp tổ chức các thông tin định tính ví dụ như phân tích tác động chéo. 19 • Các chỉ sổ của sự thay đổi Có những khu vực, hoạt động hoặc cơ quan cụ thể rất nhạy cảm với NBD và có thể cung cấp những dấu hiệu tác động sớm và chính xác do NBD. • Dựa vào các tiêu chuẩn Điều này có thể dung làm tài liệu tham khảo hoặc tạo ra một sự khác quan nhằm đo lường tác động của NBD. • Chi phí và lợi ích Chi phí và lợi ích nên được định lượng tới một mức độ có thể và được thể hiện bằng các giá trị kinh tế. Các tiếp cận này làm rõ phán đoán rằng một thay đổi trong tài nguyên và phân phối tài nguyên do NBD cũng có khả năng tạo ra lợi ích cũng như chi phí. Cũng có thể kiểm tra chi phí và lợi ích của lựa chọn “không làm gì cả” để giảm nhẹ khả năng BĐKH. • Phân tích địa lý Bản đánh giá tác động đánh giá NBD ảnh hưởng tới khu vực hay một vùng như thế này. Những tác động trực tiếp của NBD chủ yếu là thêm những khu vực mới bị ngập trong nước biển và có khả năng bị lụt lội. Những tác động này phụ thuộc trực tiếp vào độ cao của mực NBD và địa hình của khu vực bị ảnh hường. Chính vì vậy, GIS là một phương pháp hiệu quả để xác định diện tích bị ngập lụt cũng như mức độ thiệt hại của mỗi lớp giá trị kinh tế theo mức độ ngập lụt tại khu vực nghiên cứu. • Những yếu tố không chắc chắn Những yếu tố không chắc chắn tồn tại ở mọi bước của một bản đánh giá tác động NBD bao gồm sự không chắc chắn về lượng khí nhà kính phát thải trong tương lại, sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển, sự thay đổi của khí hậu, sự nhạy cảm của NBD với sự thay đổi của nhiệt độ, những tác động tiềm năng và đánh giá sự Thích ứng. Có hai phương pháp nhằm tính đến những yếu tố không chắc chắn này là: phân tích sự không chắc chắn và phân tích rủi ro. - Phân tích yếu tố không chắc chắn: Phân tích yếu tố không chắc chắn bao gồm một loạt các kỹ thuật dự đoán và chuẩn bị cho những tác động của những sự kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lại. Nó được sử dụng để mô tả một phân tích những yếu tố không chắc chắn đột ngột xuất hiện trong bản nghiên cứu đánh giá. 20 - Phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro giải quyết vấn đề không chắc chắn về mặt rủi ro của tác động. Rủi ro được định nghĩa là kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện và tác động của sự kiện đó lên một đối tượng nào đó. Một dạng khác của phân tích rủi ro là phân tích quyết định được dùng để đánh giá chiến lược ứng phó Với NBD. Nó có thể được sử dụng để ấn định khả năng đối với những kịch bản NBD khác nhau, xác định những chiến lược ứng phó mềm dẻo Với chi phí thấp nhất (tối thiểu hoá thiệt hại hàng năm) thì chiến lược tốt nhất đó sẽ làm giảm đi rất nhiều các tác động được dự đoán. 6) Bước 6: Đánh giá sự thích ứng tự động Các bản đánh giá tác động trước đây được thực hiện để lượng giá các tác động của NBD lên một đối tượng trong trường hợp bỏ qua các biện pháp ứng phó, điều mà có thể làm thay đổi các tác động này. Có hai biện pháp ứng phó chính là Giảm nhẹ và Thích ứng. - Các biện pháp giảm nhẹ nhằm đối phó với nguyên nhân của BĐKH. Nó có thể đạt được thông qua các hoạt động nhằm ngăn chặn hay làm chậm sự tăng lên của sự tập trung khí nhà kinh trong khí quyển, bằng việc giới hạn những phát thải từ những nguồn gây ra khí nhà kính như đốt nháy nhiên liệu hoá thạch, thâm canh nông nghiệp) trong hiện tại và tương lại và gia tăng những bể hấp thụ khí nhà kính (ví dụ như rừng, biển). Trong những năm gàn đây người ta đã coi giảm nhẹ là chiến lược chính để đối phó với vấn đề khí nhà kính. - Các biện pháp thích ứng là phản ứng với cả tác động tích cực và tiêu cực của BĐKH và NBD. 7) Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích ứng Một khung đánh giá chung cho một chiến lược thích ứng gồm các bước sau: - Xác định mục tiêu; - Chỉ rõ các tác động chính của NBD; - Xác định các lựa chọn thích ứng; - Nghiên cứu những yếu tố tác động đến lựa chọn thích ứng; - Xác định số lượng các biện pháp và trình bày các chiến lược thay thế; - Đề xuất các biện pháp thích ứng. 21 1.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan Trên thế giới: Có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của NBD, nổi bật trong số đó là các công trình nghiên cứu của Darwin và Tol (1999), Hoozemans và các cộng sự (1993), Nicholls và các cộng sự (1998, 2004, 2006), Dasgupta và cộng sự (2007), Mendelsohn (2006). Điểm chung của các nghiên cứu này là các tác giả đã sử dụng tập hợp các chỉ tiêu để đo lường ảnh hưởng bao gồm mất đất, dân cư bị ảnh hưởng, giá trị tài sản bị mất,....cho một quốc gia hay một vùng trên thế giới. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của một số công trình tiêu biểu: 1. Nicholls và Lowe (2006) tính rằng khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người. Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng [35]. Như vậy các tác giả mới chỉ thống kê, dự báo được con số thiệt hại về người khi mực NBD mà chưa đề cập đất đai bị mất. 2. IPCC (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của NBD đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội [29]. Như vậy, ngoài con số thiệt hại về người, tài sản, các tác giả đã thống kê, dự báo được lượng đất đai bị mất.mực NBD. Tuy nhiên chưa có sự phân loại các loại hình SDĐ bị mất cũng như các tác động gây ra do NBD đến sự biến động SDĐ 3. Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản đã chia 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5 nhóm theo 5 văn phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13 nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4 nước). Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực NBD cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước. Cuối cùng, các tác động này được 22 tính toán theo các kịch bản về mực NBD cao từ 1-5m. Các nhà khoa học đã sử dụng các phần mềm GIS để chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5 kịch bản NBD từ 1-5m [23]. 4. Liên quan đến xem xét các tổn thương của vùng ven biển do ảnh hưởng của NBD có các công trình nghiên cứu của Gornitz và cộng sự (1990, 1999, 2000). Tác giả đã tiến hành xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương. Các cơ sở dữ liệu tích hợp các biến (độ cao, loại đá ven biển, địa mạo, NBD tương đối, xói lở và bồi tụ, phạm vi thủy triều và độ cao sóng) [26]. Kế thừa các nghiên cứu của Gornitz, Thieler và Hammer-Klose đã hoàn thiện việc cho điểm xếp hạng bộ cơ sở dữ liệu theo khả năng đóng góp của chúng đến sự thay đổi đường bờ biển và phân tích để tạo ra một chỉ số thể hiện sự nhạy cảm dễ bị tổn thương tương đối của khu vực ven biển trước tác động của NBD [38]. 5. Theo các nghiên cứu của Titus (1984) [37], Dean và cộng sự (1987) [24], mực NBD bao gồm: dâng do thủy triều, bão và BĐKH. Sự dâng cao của mực nước biển dưới tác động của BĐKH sẽ gây ra tác động ngập lụt vùng đất ngập nước và vùng đất thấp ven biển như sau: − Tác động rõ rệt nhất của mực NBD, đề cập đến cả việc chuyển đổi các vùng đất cạn thành đất ngập nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước thành mặt nước. Qua thời gian ngập lụt do NBD sẽ làm thay đổi vị trí đường bờ biển và làm ngập môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng. − Nếu mực NBD từ từ như hàng ngàn năm qua, những vùng đất thấp (đất ngập nước, đất trên cạn, đảo san hô, đảo chắn (barrier islands), đồng bằng châu thổ,...) sẽ không bị ngập. Đất ngập nước được trầm tích bồi đắp và quá trình thành tạo than bùn từ thực vật cho phép chúng luôn ở trên mực nước biển, đảo đảo san hô luôn được đun cao bởi cát phân rã từ các rạn san hô, đảo chắn dưới tác động của sóng và gió có xu hướng di chuyển vào bờ, đồng bằng châu thổ được phù sa từ các dòng sông bồi đắp,... Nếu mực NBD dâng nhanh, ít nhất là một số trong những vùng đất thấp kể trên sẽ bị ngập. − Theo Titus và cộng sự, một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức độ ngập lụt vùng ven biển là các hoạt động nhân sinh, cụ thể như sau [39]: • Vùng đồng bằng châu thổ sông: + Hầu hết những tác động mô tả ở trên sẽ hiện diện trong vùng châu thổ sông. Bởi 23 vì vùng đất ngập nước châu thổ và vùng đất thấp được hình thành bởi sự lắng đọng phù sa sông, những vùng đất này thường có cao độ vài mét so với mực nước biển và do đó dễ bị tổn thương do ngập lụt. Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên hoạt động bồi đắp của dòng sông vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ có thể bắt kịp với tốc độ dâng cao của mực nước biển. + Các hoạt động của con người đã vô hiệu hóa khả năng bồi đắp phù sa tự nhiên của dòng sông. Trong vài ngàn năm qua, Trung Quốc, Hà Lan, Miền Bắc Việt Nam đã dựng đê biển và đê sông để ngăn lũ. Kết quả là, các cơn lũ hàng năm không thể tràn bờ sông. Do không có phù sa bồi đắp hàng năm, dưới tác động của NBD nhiều vùng đất thấp giáp biển không có đê bảo vệ đã bị ngập lụt. + Trong thế kỷ qua, để ngăn ngừa bồi đắp tuyến đường hàng hải, Mỹ đã đóng một số chi lưu sông Mississippi, nắn dòng chảy thông qua một vài kênh chính. Gần đây một số đoạn đê sông cũng đã được xây dựng. Không giống như các vùng đồng bằng châu thổ Trung Quốc và Hà Lan, Miền Bắc Việt Nam, đồng bằng sông Mississippi không được bao quanh bởi những con đê. Dưới tác động của NBD và sự lắng đọng trầm tích, Bang Louisiana đang mất 100 dặm vuông mỗi năm. Tại Ai Cập, đập Aswan ngăn nước sông Nile tràn bờ, hệ quả là vùng đồng bằng đang bắt đầu bị xói mòn (Broadus et al . 1986) [22]. Tương tự, một con đập lớn trên sông Niger đang làm cho vùng bờ biển của Nigeria bị xói mòn 10-40 mét mỗi năm (Ibe và Awisika 1989) [27]. + Khoảng 20% dân số Bangladesh sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hằng và sông Brahmaputra có độ cao 21 7-8 Tam Kỳ Quảng Ngãi > 21 25,8 > 21 7,5 Lượng Cán cân bức mưa TB xạ năm 2 (kcal/cm /năm) (mm) Khả năng bốc hơi (mm) > 97,9 2035 1087 > 97,9 2286 1333 > 97,9 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012] Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào tháng 12. Mưa lớn tập trung vào các tháng: 10, 11 và 12. Trong 3 tháng này, tổng lượng mưa vùng ven biển khoảng 2.000 - 2.400mm, lượng mưa trung bình khoảng 250mm, thường gây ngập úng ở một số nơi. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến đầu tháng 8, mưa ít vào các tháng: 2, 3 và 4. Lượng mưa trung bình trong các tháng này khoảng 20 - 40mm. Lượng mưa thay đổi theo mùa làm cho các sông, suối nhỏ, giếng khơi bị cạn kiệt về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của phần lớn dân cư dùng các nguồn nước tự nhiên để phục vụ cho đời sống sinh hoạt. 2.1.5. Thủy văn Vùng nghiên cứu có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và hệ thống sông Tam Kỳ. Ngoài hai hệ thống sông chính này, dọc theo bờ biển còn có sông Trường Giang, đây là sông tiêu thoát lũ ở khu vực vùng đồng bằng, nối liền sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ với chiều dài khoảng 70 km. Hệ thống sông ngòi đóng vai trò quan trọng là tiêu thoát lũ và cung cấp nước cho 32 sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và NTTS trong vùng. Các sông trong vùng bắt nguồn từ vùng núi cao sườn phía Đông dãy Trường Sơn, sông ngắn và dốc, lòng sông lớn; ở vùng núi lòng sông hẹp, bờ sông dốc đứng, sông có nhiều ghềnh thác, độ uốn khúc lớn. Phần giáp ranh giữa trung du và hạ lưu lòng sông thường thay đổi, bờ sông thấp nên vào mùa lũ hàng năm nước tràn vào đồng ruộng, làng mạc gây ngập lụt. 2.1.6. Lớp phủ thực vật Lớp phủ thực vật trong vùng phân hóa rõ rệt theo điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từ Đông sang Tây. Rừng rụng lá chỉ thị cho điều kiện khô hạn. Từ Đông sang Tây có thể gặp các thảm thực vật rừng ngập mặn đến các trảng truông cây gai, xương rồng trên đất cát, rừng rụng lá trên đất xám bạc màu, vùng đồi thềm và trên núi là rừng kín thường xanh.... 2.1.7. Tài nguyên đất Lịch sử khai thác đất của vùng đã trải qua phương thức du canh đốt nương làm rẫy và chăn thả đại gia súc lâu đời của dân tộc Chăm. Do thuận tiện giao thông nên rừng và đất rừng ở đây được khai thác sớm. Quá trình thoái hóa đất xảy ra mạnh mẽ nhất tại dải đất cát ven biển thuộc huyện Thăng Bình và các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra chiến tranh cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng thoái hóa đất và hoang mạc hóa. Từ các điều kiện phát sinh đất đã hình thành lên lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Nam thể hiện tính đa dạng phức tạp, gồm có 10 nhóm đất (Bảng 2.2): Bảng 2.2: Diện tích các loại đất tỉnh Quảng Nam TT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất đỏ vàng 796.504 76,31 2 Đất mùn vàng đỏ trên núi 93.299 8,94 3 Đất phù sa 50.738 4,86 4 5 6 Đất cồn cát và cát biển Đất thung lũng, đất dốc tụ Đất xám 33.655 9.153 40.057 33 3,22 0,88 3,84 Phân bố - Phổ biến ở các vùng trung du và miền núi - Rải rác ở các gò đồi ở đồng bằng - Ở vùng núi có độ cao 700 đến 2000 m - Vùng hạ lưu ven các sông thuộc các huyện đồng bằng - Khu vực ven biển - Thung lũng dưới chân đồi núi - Ở địa hình cao Thăng Bình, Tam TT Nhóm đất Diện tích (ha) 7 Đất mặn 13.234 8 Đất phèn 1.297 10 Đất xói mòn trơ sỏi đá 5.436 Tỷ lệ (%) Phân bố Kỳ và một số nơi khác 1,27 - Vùng cửa sông ven biển - Ở những vùng thấp trũng Điện 0,12 Bàn, Thăng Bình, Tam Kỳ - Chủ yếu ở đồi núi phía tây các 0,52 Duy Xuyên, Tam Kỳ [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012] 2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 2.2.1. Dân số & lao động 2.2.1.1. Mật độ dân số Vùng ven biển trải rộng trên địa bàn 6 huyện, thành phố: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành với phần lớn hoạt động kinh tế xã hội tập trung. Vùng này có diện tích hẹp, chỉ chiếm khoảng 16% tổng diện tích Quảng Nam, nhưng dân số đông đúc (mật độ dân số 706 người/km2), chiếm 61 % tổng số. Mật độ dân số của vùng là 724 người/km2 cao hơn nhiều so với toàn tỉnh. Dân cư trong vùng phân bố không đều, dân cư đô thị có mật độ cao chủ yếu tập trung tại TP.Tam Kỳ và Hội An. Dân cư nông thôn chủ yếu tập trung tại các xã ven biển, dọc quốc lộ 1A. 2.2.1.2. Dân số đô thị và tốc độ đô thị hóa Giai đoạn 2000-2005, vùng có tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị tương đối cao, tỷ lệ bình quân đạt khoảng 4,4%/năm, chủ yếu là do sức hút về các khu trung tâm kinh tế chính trị (Tam Kỳ), các khu công nghiệp mới hình thành; mở rộng đô thị và đô thị hóa các khu dân cư nông thôn ven đô thị (Hội An). Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2010, có tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị tương đối thấp, bình quân 1,97%, so với tỷ lệ toàn quốc là 2,75%. Nguyên nhân tăng trưởng dân số đô thị của vùng chủ yếu do tăng tự nhiên, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể. Tốc độ tăng dân số đô thị của vùng không đều, chủ yếu tăng cao tại khu vực Hội An (bình quân 3,21%/năm). Tỷ lệ đô thị hóa của vùng năm 2010 là 24,81%, thấp hơn tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc khoảng 28,1% (Đà Nẵng: 86%, Thừa Thiên Huế: 31%, Quảng Ngãi, 14,69%, Bình Định: 26,59%). 34 Bảng 2.3: Dân số đô thị và đô thị hóa T.độ tăng DS bình quân 2010 2006 2010 2006 2010 2006 -2010 793.869 182.190 196.946 23,79% 24,81% 1,97% 101.584 65.296 69.823 68,21% 68,73% 1,69% 85.294 5.8011 65.829 69,93% 77,18% 3,21% 156.742 8.602 9.043 5,66% 5,77% 1,26% 87.880 22.837 23.731 26,79% 27,00% 0,96% 156.696 17.369 18.262 11,42% 11,65% 1,26% 123.446 10.075 10.258 8,42% 8,31% 0,45% [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012] Tổng dân số Stt 1 2 3 4 5 6 Đô thị ToànVùng Tam Kỳ Hội An Vĩnh Điện Nam Phước Hà Lam Núi Thành 2.2.1.3. 2006 765.673 95.729 82.951 151.995 85.251 152.028 119.652 Dân số đô thị Tỷ lệ ĐTH Dân cư nông thôn Dân cư nông nghiệp phân bố trong các làng xã, hoạt động sản xuất lúa, màu, NTTS. Chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của vùng, phần lãnh thổ bao gồm khu vực phía dưới đường quốc lộ 1A và một phần dưới đường sắt Bắc - Nam. Với đặc trưng địa hình tương đối bằng phẳng, đất có độ phì khá, năng suất cây trồng cao, hệ thống thuỷ lợi phát triển. Ngoài tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, còn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ hải sản nước ngọt và nước lợ. Đây là vùng kinh tế quan trọng, vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Đặc điểm chung của vùng này là mật độ dân cư cao, sống bằng nhiều ngành nghề (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán …), đặc biệt là các khu vực ngoại ô 2 TP.Hội An và Tam Kỳ. Một số khu vực dân cư tập trung tạo thành các điểm dân cư theo mô hình đô thị khá rõ nét như: Kế Xuyên, Quán Gò (Thăng Bình), Điện Phương, Điện Minh (Điện Bàn). Khó khăn của vùng này là mật độ dân cư cao, ruộng đất ít. Một số vùng ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Diện tích vùng cát ven biển trống còn nhiều, cơ cấu cây trồng chuyển đổi chậm, còn nặng về độc canh cây lúa, chưa hình thành những vùng chuyên canh lớn, đất vườn chủ yếu là vườn tạp, giá trị kinh tế thấp. Nhìn chung các điểm dân cư nông thôn phát triển tương đối đồng đều, đã có các dự án đầu tư hạ tầng nông thôn được triển khai như cấp nước sạch, cấp điện. Một số khu vực đang nghiên cứu lập quy hoạch các thị tứ - trung tâm cụm xã. 2.2.1.4. Lao động Vùng có tiềm năng về nguồn lao động và nhân lực dồi dào, chất lượng lao động tương đối tốt với tỷ lệ lao động trong dân số chiếm 54,8%. 35 Mặc dù lao động có kỹ thuật trong cả hai khu vực đô thị và nông thôn đều có xu hướng tăng, song quy mô và tốc độ tăng của khu vực thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Do tác động của sự hình thành các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung, nên dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hoá, cơ cấu lực lượng lao động đã có sự điều chỉnh tích cực với tỷ trọng lao động thành thị tăng nhanh. Phân bố việc làm theo ngành giữa các khu vực trong vùng phản ánh trình độ phát triển của thị trường lao động, mô hình và trình độ phát triển kinh tế của vùng. Tỷ lệ thu hút lao động trong các ngành phi nông nghiệp của vùng ngày càng cao nên mức độ công nghiệp hoá trong vùng đã có bước phát triển cao hơn. Đây là một thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đô thị và khả năng phát triển đô thị trong toàn vùng. 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Sau khi tái lập tỉnh đến nay, nền kinh tế tỉnh Quảng Nam nói chung, khu vực ven biển nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm ổn định và cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 12,7%; trong đó, Công nghiệp - Xây dựng đóng góp mức tăng trưởng cao nhất (6,57%/12,7%), kế đến là khu vực Thương mại - Dịch vụ (5,9%/12,7%). 2.2.2.1. Giá trị sản xuất Trong những năm qua, kinh tế của vùng phát triển mạnh, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 46.341,670 tỷ đồng, bình quân hàng năm là 9.268,334 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm là 19,3% cao hơn tốc độ tăng chung của tỉnh Quảng Nam (17,06%). Trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 3,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 23,6%, thương mại-dịch vụ tăng 20,6%. − Khu vực nông - lâm - thủy sản có tốc độ tăng giảm dần, trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng có tăng lên nhưng đến năm 2007 tốc độ tăng giảm mạnh. Các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên có tốc độ tăng ổn định. TP.Tam Kỳ, Hội An, có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh. − Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng cao, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2006 (35,11%), tuy nhiên đến năm 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm so với các năm trước. Tốc độ trưởng rất cao ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Núi Thành, TP.Hội An và TP.Tam Kỳ. 36 − Khu vực thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng khá cao, có tốc độ tăng mạnh vào năm 2005 và tương đối ổn định vào các năm sau. Tốc độ tăng mạnh nhất ở TP.Hội An và TP.Tam Kỳ. Bảng 2.4: Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị sản xuất 6.486.817 7.231.287 8.980.394 10.868.890 12.774.282 Nông lâm-Thuỷ sản 1.212.675 1.269.338 1.377.496 1.362.661 1.396.773 Công nghiệp-Xây dựng 2.984.810 3.035.188 4.100.827 5.304.613 6.501.873 Thương mại-dịch vụ 2.289.332 2.926.761 3.502.071 4.201.617 4.875.636 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2011] 2006 2007 N-L-TS 2008 CN-XD 2009 2010 TM-DV Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2010 Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2005-2010 Giá trị sản xuất 11,48% 24,19% 21,03% 17,53% 19,30% Nông lâm-Thuỷ sản 4,67% 8,52% -1,08% 2,50% 3,60% Công nghiệp-Xây dựng 1,69% 35,11% 29,35% 22,57% 23,60% Thương mại-dịch vụ 27,84% 19,66% 19,98% 16,04% 20,60% [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012] 37 2.2.2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp tăng từ 81,3% (2006) lên 89,1% (2010), khu vực kinh tế nông nghiệp giảm từ 18,7% (2006) xuống còn 10,9% (2010). Năm 2010, Tam Kỳ, Hội An và huyện Điện Bàn có tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp chiếm rất lớn, cao hơn nhiều so với các huyện còn lại (Tam Kỳ:95,9%, Hội An: 97,0%, Điện Bàn: 91,3%). Huyện Thăng Bình có tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp thấp chỉ chiếm 57,8% trong toàn ngành kinh tế. 2006 2010 N-L-TS CN-XD TM-DV Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 và 2010 2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH Về điều kiện tự nhiên Nhìn chung khí hậu của vùng tương đối ổn định, nhiệt độ cao, có độ ẩm tương đối lớn, nắng nhiều và kéo dài thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ, hải sản và du lịch. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều các tháng trong năm, mùa mưa bão gây lũ lụt các triền sông, xói lở bờ các sông suối, mùa nắng gây hạn hán nặng nề và tình trạng nhiễm mặn tại các sông. Địa hình khu vực quy hoạch dự án thuận lợi cho việc xây dựng, độ dốc địa hình và thoát nước tự chảy tốt. Tuy nhiên, ở những khu vực ven sông, ven biển có cao độ địa hình thấp < 3,0m khi xây dựng phải tôn nền. 38 Về điều kiện kinh tế – xã hội  Thuận lợi: Với vị trí ở trung độ của vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, tiếp giáp thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp Dung Quất, có cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, tiếp giáp vùng Tây nguyên trù phú, là cửa ra biển của khu vực Nam Lào đã tạo nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội. Với 02 di sản văn hóa thế giới: Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An cùng với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đã tạo cho Quảng Nam lợi thế về phát triển kinh tế du lịch, có đủ những điều kiện để phát triển mạnh các loại hình như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... Tài nguyên đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng ngành nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu đất đai cho yêu cầu phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng.  Hạn chế: Nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hàng năm thiên tai thường xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển, đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức phục vụ cho phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh các lĩnh vực KT-XH đã tạo nên áp lực đối với đất đai. Hàng năm diện tích đất được đưa vào sử dụng cho các dự án công trình khá lớn, tăng nhiều lần so với giai đoạn trước. Trong đó tập trung cho xây dựng các khu công nghiệp, các khu du lịch dịch vụ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn,.... Diện tích đất nông nghiệp được trưng dụng ngày càng nhiều cho các mục đích phi nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng. Do vậy cần xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất đai cho các mục đích, giải quyết hài hòa các mối quan hệ về đất đai, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cho phát triển KT-XH trong sự phát triển bền vững, lâu dài. Các hoạt động phát triển KT-XH của vùng rất nhạy cảm trước những tác động của NBD. 39 2.4. Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2010, tổng diện tích tự nhiên của vùng ven biển tỉnh QuảngNam là 158.771 ha,trong đó: - Đất nông nghiệp: 101.580 ha, chiếm 64,46 %. - Đất phi nông nghiệp: 48.204 ha, chiếm 30,77%. - Đất chưa sử dụng: 8.987 ha, chiếm 4,76 %. Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu các loại hình SDĐ 2.4.1. Nhóm đất nông nghiệp Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp Stt Mục đích sử dụng 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại Đất bằng trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây công nghiệp lâu năm Đất trồng cây lâu năm khác Đất trồng cây ăn quả lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất Đất có rừng tự nhiên sản xuất Đất có rừng trồng sản xuất Đất trồng rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 40 Diện tích Cơ cấu (ha) (%) 101.579,76 100,00 48.316,10 47,56 46.299,17 45,58 34.757,06 34,22 1.638,64 1,61 9.903,47 9,75 2.016,93 1,99 963,30 0,95 915,99 0,90 137,63 0,14 50.509,98 49,72 17.143,18 16,88 934,47 0,92 12.194,95 12,01 4.013,76 3,95 32.152,66 31,65 Stt Mục đích sử dụng Đất có rừng tự nhiên phòng hộ Đất trồng rừng phòng hộ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ Đất có rừng trồng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản Đất NTTS nước lợ, mặn Đất chuyên NTTS nước ngọt 1.4 Đất nông nghiệp khác Diện tích Cơ cấu (ha) (%) 1.947,24 1,92 6.145,54 6,05 446,86 0,44 23.613,03 23,25 2.243,00 2,21 2.243,00 2,21 3.271,33 3,22 2.716,49 2,67 554,84 0,55 252,66 0,25 [Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch SDĐ tỉnh quảng năm 2012] Đất nông nghiệp phân bố hầu hết ở các xã phường trong toàn vùng. Các khu vực đất chuyên trồng lúa nước có năng suất cao tập trung chủ yếu tại khu vực các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thăng Bình. Do nhu cầu phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, một phần đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp (chủ yếu ở các đô thị, khu công nghiệp, ven đường quốc lộ…), trong tương lai đất nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển đô thị. Vì vậy trong nội bộ ngành nông nghiệp cần có sự thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới sản xuất hàng hóa cho phù hợp với điều kiện lao động và phát triển nông thôn mới. 2.4.2. Đất phi nông nghiệp: Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp Stt 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 Mục đích sử dụng ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Đất ở Đất ở tại đô thị Đất ở tại nông thôn Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, tổ chức Đất quốc phòng, an ninh Đất quốc phòng Đất an ninh 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Đất khu công nghiệp Đất cho hoạt động khoáng sản Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất sản xuất VLXD, đồ gốm 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 41 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 48.860,28 100,00 24.055,97 49,23 9.612,32 19,67 14.443,65 29,56 11.467,35 23,47 261,56 0,54 3.777,26 7,73 3.707,13 7,59 70,13 0,14 2.398,31 4,91 737,88 1,51 196,79 0,40 1.320,02 2,70 143,62 0,29 5.030,22 10,30 Stt 2.3 2.3.1 2.3.2 2.4 2.5 2.5.1 2.5.2 Mục đích sử dụng Đất giao thông Đất thuỷ lợi Đất chợ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất cơ sở năng lượng Đất cơ sở thể dục - thể thao Đất cơ sở văn hóa Đất cơ sở y tế Đất có di tích, danh thắng Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất tín ngưỡng Đất tôn giáo Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Đất có mặt nước chuyên dùng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.741,62 5,61 1.075,71 2,20 90,55 0,19 536,41 1,10 42,62 0,09 195,42 0,40 185,83 0,38 92,09 0,19 36,46 0,07 33,52 0,07 211,61 0,43 122,78 0,25 88,83 0,18 4.489,11 9,19 8.636,23 17,68 7.850,72 16,07 785,50 1,61 [Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch SDĐ tỉnh quảng năm 2012] 2.4.2.1. Đất ở: Bình quân đất các khu dân cư nông thôn là 394 m2/người. Hiện trạng SDĐ ở nông thôn tương đối ổn định, tuy nhiên do tình hình phát triển KT-XH, phát triển hạ tầng khu kinh tế nên trong tương lai, đất ở nông thôn sẽ có nhiều biến động do quy hoạch lại các khu dân cư. Bình quân đất các khu đô thị là 194 m2/người. Trong tương lai đất ở đô thị sẽ tăng lên đáng kể do một số đô thị mới sẽ hình thành trong khu kinh tế và một số đất ở nông thôn chuyển lên thành đô thị. 2.4.2.2. Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng phân bố đều khắp trong toàn vùng. Đây là loại đất sử dụng hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích KT-XH cho khu vực. 2.4.3. Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 7.560,90 ha, chiếm 4,76 % diện tích tự nhiên.Trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng, phân bố rải rác, chủ yếu là các bãi cát ven sông, ven biển, các khu vực thấp trũng, triền đồi v.v… có địa hình phức tạp, khó khăn trong việc khai thác sử dụng, hoặc khai thác hiệu quả kinh tế không cao. Đây là loại đất có thể bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp hoặc chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp khác. 42 2.5. Phân tích đánh giá biến dộng sử dụng đất Bảng 2.3: Tình hình biến động đất đai thời kỳ 2005 – 2010 Đơn vị:ha Stt Tên loại đất 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại Đất bằng trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây công nghiệp lâu năm Đất trồng cây lâu năm khác Đất trồng cây ăn quả lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất Đất có rừng tự nhiên sản xuất Đất có rừng trồng sản xuất Đất trồng rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ Đất trồng rừng phòng hộ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ Đất có rừng trồng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng Đất có rừng trồng đặc dụng Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản Đất NTTS nước lợ, mặn Đất chuyên NTTS nước ngọt 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.1 Đất ở 2.1.1 Đất ở tại đô thị 2.1.2 Đất ở tại nông thôn 2.2 Đất chuyên dùng 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, tổ chức 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh Đất quốc phòng Đất an ninh 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN Đất khu công nghiệp 43 2005 94.739,60 52.151,37 49.786,88 36.391,73 2.931,15 10.464,01 2.364,49 1.136,92 1.170,83 56,74 40.086,21 18.722,08 97,12 13.719,71 4.905,25 21.319,14 10.282,40 4.111,00 2011 102.350,07 48.316,10 46.299,17 34.757,06 1.638,64 9.903,47 2.016,93 963,30 915,99 137,63 50.509,98 17.143,18 934,47 12.194,95 4.013,76 31.123,80 1.947,24 6.145,54 1.260,03 5.665,71 45,00 45,00 446,86 22.584,17 2.243,00 2.292,55 1.883,69 408,85 43,19 166,28 46.302,95 24.748,34 2.793,38 21.954,95 7.526,57 242,10 2.917,32 2.903,33 13,99 1.671,72 497,58 2.243,00 3.271,33 2.716,49 554,84 252,66 48.860,28 24.055,97 9.612,32 14.443,65 11.467,35 261,56 3.777,26 3.707,13 70,13 2.398,31 737,88 Tăng/giảm 7.610,47 (3.835,28) (3.487,71) (1.634,67) (1.292,51) (560,54) (347,56) (173,62) (254,83) 80,90 10.423,77 (1.578,89) 837,35 (1.524,76) (891,49) 9.804,67 (8.335,17) 2.034,54 (813,17) 16.918,46 2.198,00 (45,00) 2.243,00 978,78 832,80 145,99 (43,19) 86,38 2.557,33 (692,36) 6.818,94 (7.511,30) 3.940,79 19,46 859,94 803,80 56,14 726,60 240,30 Stt 2.2.4 2.3 2.3.1 2.3.2 2.4 2.5 2.5.1 2.5.2 3 3.1 3.2 3.3 Tên loại đất Đất cho hoạt động khoáng sản Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất sản xuất VLXD, đồ gốm Đất có mục đích công cộng Đất giao thông Đất thuỷ lợi Đất chợ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo Đất cơ sở năng lượng Đất cơ sở thể dục - thể thao Đất cơ sở văn hóa Đất cơ sở y tế Đất có di tích, danh thắng Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất tín ngưỡng Đất tôn giáo Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước CD Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Đất có mặt nước chuyên dùng ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây Tổng cộng 2005 241,20 804,41 128,52 2.695,43 2.007,37 28,22 39,51 346,51 61,54 84,22 58,10 59,04 10,93 76,59 31,93 44,66 3.088,90 10.862,55 9.254,27 1.608,28 17.725,33 6.549,96 9.918,00 1.257,37 158.768 2011 196,79 1.320,02 143,62 5.030,22 2.741,62 1.075,71 90,55 536,41 42,62 195,42 185,83 92,09 36,46 33,52 211,61 122,78 88,83 4.489,11 8.636,23 7.850,72 785,50 7.560,90 4.733,18 1.849,12 978,60 158.771 Hình 2.5: Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại hình SDĐ 44 Tăng/giảm (44,41) 515,60 15,10 2.334,79 734,25 1.047,49 51,04 189,90 42,62 133,88 101,61 33,99 (22,58) 22,60 135,02 90,85 44,17 1.400,21 (2.226,33) (1.403,55) (822,77) (10.164,43) (1.816,77) (8.068,88) (278,77) 3,37 2.5.1. Nhóm đất nông nghiệp: Giai đoạn 2005-2010 đất nông nghiệp tăng 7.610,47 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp tăng 10.423,77 ha, trong khi đó diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp, NTTS có xu hướng giảm. 2.5.1.1. Đất trồng lúa nước: Đất lúa nước giảm 1.634,67 ha, trung bình hàng năm giảm 326,93 ha. Nguyên nhân chính là do trong những năm này diện tích đất trồng lúa nước chịu áp lực từ những dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng như mở rộng hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cơ sở văn hoá, trường học...Bên cạnh đó những dự án, công trình phát triển kinh tế như xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp, khu du lịch, mở rộng hoặc thành lập mới các khu đô thị cũng chiếm một phần không nhỏ diện tích của loại đất này. 2.5.1.2. Đất lâm nghiệp: Giai đoạn này, diện tích đất lâm nghiệp tăng lên đáng kể do các chương trình, dự án đầu tư trồng rừng. Trong thời kỳ 5 năm (2005-2010) đất lâm nghiệp tăng 10.423,77 ha, trung bình tăng 2.084,75 ha/năm. 2.5.1.3. Đất NTTS: Giai đoạn 2001-2005 đất NTTS tăng lên 1.735 ha. Trung bình hàng năm tăng lên 347 ha. Trong giai đoạn này hầu hết các huyện vùng ven biển tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế ngành thủy sản như: Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An…Do vậy diện tích đất NTTS tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. Giai đoạn 2005-2010 tăng 978,78 ha. Trung bình hàng năm tăng 195,76 ha 2.5.2. Nhóm đất phi nông nghiệp Trong thời kỳ 2005- 2010, nhu cầu thực tế đất phi nông nghiệp tăng trung bình hàng năm khoảng 2.557,33 ha. Trong đó: - Đất quốc phòng, an ninh tăng 859,94 ha. - Đất khu công nghiệp tăng 240,30 ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 1.400,21 ha. - Đất phát triển hạ tầng tăng 2.334,79 ha (Trung bình hàng năm tăng 466,96 ha). 45 2.5.3. Nhóm đất chưa sử dụng Do rà soát quy hoạch 3 loại rừng, một số diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang đất lâm nghiệp cuối kỳ diện tích đất chưa sử dụng giảm 10.164,43 ha 2.6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất 2.6.1. Quan điểm và định hướng sử dụng đất 2.6.1.1. Quan điểm Sử dụng quỹ đất đai tiết kiệm hợp lý và hiệu quả; đảm bảo hài hoà giữa các mục đích SDĐ gắn với mục tiêu phát triển KT-XH của vùng. Khai thác tiềm năng đất đai theo đặc thù tự nhiên, KT-XH từng huyện, thành phố, nhằm đạt hiệu quả phát triển chung của vùng. Ổn định quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn có khả năng tạo sự tăng trưởng nhanh trong nông nghiệp. Đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế. Đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn với mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đáp ứng đất đai cho an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong các giai đoạn phát triển. Có kế hoạch khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc khai thác SDĐ phải đi đôi với bảo vệ môi trường đất, môi trường tự nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Quy hoạch SDĐ lâu dài có tính đến sựBĐKH trong khu vực. 2.6.1.2. Định hướng SDĐ cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị, công nghiệp. Tập trung phát triển các khu công nghiệp trọng điểm của vùng như: Điện Nam - Điện Ngọc, Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, An Hoà - Nông Sơn, Thuận Yên, Tam Thăng, Phú Xuân, Đông Tam Kỳ, An Lưu, Tây An…Đồng thời đầu tư phát triển hệ 46 thống các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch. Đáp ứng nhu cầu đất đai phát triển hệ thống các đô thị, xây dựng các khu đô thị, tái định cư mới, gắn với các khu công nghiệp, khu du lịch. Thực hiện sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển của Tỉnh. Nâng cấp các thị trấn, thị tứ dọc theo tuyến quốc lộ 1A và các trục giao thông chính. Phát triển và mở rộng các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo nghề, đào tạo đại học, các cơ sở văn hóa của Tỉnh; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An. Khai thác tiềm năng đất đai phát triển các khu du lịch: Đảo Cù Lao Chàm, ven biển từ Điện Bàn, Hội An đến Núi Thành theo hướng du lịch sinh thái, giải trí và nghỉ dưỡng, Khu vực phát triển du lịch các di sản văn hóa - lịch sử: Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên; Khu vực phát triển du lịch văn hóa - lịch sử kết hợp thương mại, vui chơi giải trí: bao gồm phía đông Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ. Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển mạnh NTTS. 2.6.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 2.6.2.1. Đất nông nghiệp: Hiện trạng đất nông nghiệp là 102.350 ha.Đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định diện tích trong kỳ quy hoạch. Ổn định diện tích đất lúa khoảng 34.000 ha, trong đó đất lúa nước tập trung 33.157 ha đã được phân bổ. Về lâm nghiệp, ổn định diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng theo Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam. Diện tích tăng lên trong kỳ là 3.000 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ tăng 2.000 ha và rừng đặc dụng tăng 1.000 ha. Theo phương án, đến năm 2020, đất nông nghiệp có diện tích 101.921,30 ha, giảm 428,70 ha so với hiện trạng.Trong đó đất trồng lúa giảm 2.395,70 ha, đất lâm nghiệp tăng 3.000 ha, đất NTTS giảm 1.033 ha 2.6.2.2. Đất phi nông nghiệp Diện tích hiện trạng là 48.860,28 ha. Đến cuối kỳ, đất phi nông nghiệp có tăng khoảng 13.546,87 ha so với hiện trạng. Diện tích này được xác định là do tăng quy mô 47 đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất phát triển hạ tầng, đất khu công nghiệp. 2.6.2.3. Đất chưa sử dụng Diện tích hiện trạng là 7.560,90 ha. Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp 2.561,82ha; đưa vào sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp 1.378 ha đưa tổng diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ 3.940 ha. Đến cuối kỳ, đất chưa sử dụng có diện tích 3.621 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng 2.171,36 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 849,00 ha; núi đá không có rừng cây 600,64 ha. Bảng 2.6: So sánh biến động SDĐ thời kỳ 2005 – 2010 và quy hoạch đến 2020 Đơn vị: ha Stt Tên loại đất ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất sản xuất nông 1.1 nghiệp Đất trồng cây hàng 1.1.1 năm Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại Đất bằng trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu 1.1.2 năm Đất trồng cây công nghiệp lâu năm Đất trồng cây lâu năm khác Đất trồng cây ăn quả lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất Đất có rừng tự nhiên sản xuất Đất có rừng trồng sản xuất Đất trồng rừng sản xuất 1 2005 2010 2020 94.740 102.350 92.743 Tăng giảm 2005 - 2010 - 2005 2010 2020 2020 (1.996) (133) 52.151 48.316 38.891 (3.835) (9.425) (13.260) (884) 49.787 46.299 36.350 (3.488) (9.949) (13.437) (896) (1.635) (3.960) (5.595) (373) (1.293) (939) (2.231) (149) 4.853 (561) (5.050) (5.611) (374) 2.541 (348) 524 176 12 1.487 (174) 524 350 23 916 (255) - (255) (17) 138 57 138 40.086 50.510 51.042 18.722 17.143 19.705 81 - 81 5 10.424 (1.579) 532 2.562 10.956 983 730 66 930 837 (4) 833 56 13.010 (1.525) 815 (710) (47) 5.765 (891) 1.751 860 57 36.392 34.757 2.931 1.639 10.464 9.903 2.364 2.017 1.137 963 1.171 916 97 934 13.720 12.195 4.905 4.014 48 30.797 700 7.610 (9.607) Trung bình /năm Stt 1.2.2 1.2.3 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 Tên loại đất Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ Đất trồng rừng phòng hộ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ Đất có rừng trồng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất có rừng trồng đặc dụng Đất có rừng tự nhiên đặc dụng Đất NTTS Đất NTTS nước lợ, mặn Đất chuyên NTTS nước ngọt Đất làm muối Đất nông nghiệp khác ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Đất ở Đất ở tại đô thị Đất ở tại nông thôn Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, tổ chức Đất quốc phòng, an ninh Đất quốc phòng Đất an ninh Đất sản xuất, kinh doanh phi NN Đất khu công nghiệp Đất cho hoạt động khoáng sản Đất cơ sở sản xuất, 2005 2010 2020 21.319 31.124 29.720 10.282 1.947 4.111 6.146 1.260 447 Tăng giảm 2005 - 2010 - 2005 2010 2020 2020 9.805 (1.404) Trung bình /năm 8.401 560 1.947 (8.335) - (8.335) (556) 5.646 2.035 (500) 1.535 102 447 (813) - (813) (54) 21.680 16.918 (904) 1.617 2.198 (626) 1.572 105 (45) - (45) (3) 1.617 2.243 (626) 1.617 108 16.015 1.068 5.666 22.584 45 2.243 45 2.243 2.293 3.271 2.500 979 (771) 207 14 1.884 2.716 1.825 833 (891) (59) (4) 409 555 675 146 120 266 18 (43) - (43) (3) 86 57 144 10 43 166 253 310 46.303 48.860 62.407 2.557 13.547 24.748 24.056 30.451 (692) 2.793 9.612 19.766 21.955 14.444 10.685 7.527 11.467 22.125 242 262 336 6.395 16.104 1.074 5.702 380 6.819 10.153 16.972 1.131 (7.511) (3.759) (11.270) (751) 3.941 10.658 14.598 973 19 74 94 6 2.917 3.777 3.830 860 53 913 61 2.903 14 1.672 3.752 3.707 70 78 2.398 10.096 804 45 849 57 56 727 8 7.697 64 8.424 4 562 4.705 240 3.967 4.207 280 2.385 (44) 2.188 2.144 143 2.759 516 1.439 1.955 130 247 15 103 118 8 498 241 738 197 804 129 1.320 144 49 Stt 2.2.4 2.3 2.3.1 2.3.2 2.4 2.5 2.5.1 2.5.2 3 3.1 3.2 3.3 Tên loại đất 2005 kinh doanh Đất sản xuất VLXD, 2.695 đồ gốm Đất có mục đích 2.007 công cộng Đất giao thông 28 Đất thuỷ lợi 40 Đất chợ 347 Đất cơ sở giáo dục đào tạo Đất cơ sở năng lượng 62 Đất cơ sở thể dục thể thao 84 Đất cơ sở văn hóa 58 Đất cơ sở y tế Đất có di tích, danh thắng 59 Đất bãi thải, xử lý chất thải 11 Đất tôn giáo, tín 77 ngưỡng 32 Đất tín ngưỡng 45 Đất tôn giáo Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.089 Đất sông suối và mặt nước chuyên 10.863 dùng Đất sông, ngòi, 9.254 kênh, rạch, suối Đất có mặt nước 1.608 chuyên dùng ĐẤT CHƯA SỬ 17.725 DỤNG 6.550 Đất bằng 9.918 Đất đồi núi Núi đá không có 1.257 rừng cây 2010 5.030 2020 Tăng giảm 2005 - 2010 - 2005 2010 2020 2020 Trung bình /năm 7.863 2.335 2.833 5.168 345 3.774 734 1.032 1.767 118 2.071 98 746 1.047 51 190 995 7 210 2.043 58 399 136 4 27 134 43 91 134 9 332 134 137 270 18 102 146 248 17 34 31 8 65 8 4 1 (23) 136 113 8 73 23 39 62 4 212 215 135 3 138 9 123 89 126 89 91 44 3 - 94 44 6 3 3.103 1.400 (1.386) 14 1 6.513 (2.226) (2.123) (4.349) (290) 5.728 (1.404) (2.123) (3.527) (235) (823) (55) 7.561 3.621 (10.164) (3.940) (14.104) (940) 4.733 1.849 2.171 849 (4.379) (9.069) (292) (605) (657) (44) 2.742 1.076 91 536 43 195 186 92 332 123 8 36 172 34 4.489 8.636 7.851 786 979 50 786 601 (823) - (1.817) (2.562) (8.069) (1.000) (279) (378) Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu các loại đất thời kỳ 2005 – 2010 và quy hoạch đến năm 2020 Tiểu kết Chương 2: Qua việc tổng hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KT-XH, dữ liệu SDĐ trong quá khứ (giai đoạn 2005-2010) và quy hoạch SDĐ đến năm 2020 cho thấy do tác động của: quá trình công nghiệp hoá, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch và sức ép gia tăng dân số, đô thị hoá,... theo thời gian, diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm trong khi đó diện tích đất chuyên dùng tăng lên. Việc quỹ đất nông nghiệp của vùng giảm (nhất là diện tích đất trồng lúa) trong khi loại hình SDĐ này chỉ chiếm 30% diện tích đất nông nghiệp, 20% tổng diện tích tự nhiên nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp lương thực của vùng. Đây là loại hình SDĐ bị thu hồi và chuyển mục đích sử dụng nhiều nhất (do vị trí thuận lợi, bằng phẳng, nền địa chất ổn định,...). Trong tư\ơng lai cùng với đà phát triển kinh tế xã hội của vùng, diễn biến của hiện tượng BĐKH và NBD, diện tích đất trồng lúa sẽ bị giảm với quy mô ngày càng lớn đe doạ đến anh ninh lương thực của vùng nói riêng, toàn tỉnh Quang Nam nói chung. 51 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. Thực trạng và xu hướng biến đổi mực nước biển dâng • Trên thế giới Sự nóng lên của khí hậu đã được minh chứng rõ ràng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu (IPCC, 2007) [29]. Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do có sự đóng góp của: (a) Hiện tượng giãn nở nhiệt của đại dương; (b) Tan băng ở Greenland, Nam Cực và các khu vực khác; (c) Thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền. Trong các nhân tố này, hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương đã từng được xem là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự dâng lên của mực nước biển. Tuy nhiên, số liệu mới về tỷ lệ tan băng ở Greenland và Nam Cực cho thấy rằng ảnh hưởng này lớn hơn. Theo các nhà khoa học về BĐKH toàn cầu và NBD cho thấy, đại dương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với tốc độ 1,8 - 0,5mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 - 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 - 0,50mm/năm (IPCC, 2013) [30]. Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng, tốc độ mực nước biển trung bình toàn cầu dâng khoảng 1,8mm/năm (Chuch và White, 2009) [31]. Mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới: Một số vùng tốc độ dâng có thể gấp một vài lần tốc độ dâng trung bình toàn cầu trong khi mực nước biển ở một số vùng khác lại có thể hạ thấp. Xu thế tăng của mực nước trung bình xuất hiện hầu hết tại các trạm quan trắc trên toàn cầu, mặc dù, vẫn xuất hiện một số khu vực có xu hướng giảm như ở bờ biển phía Đông của Nam Mỹ và khu vực ven biển phía Nam Alaska và Đông Bắc Canada, vùng biển Scandinavia. Theo một số báo cáo của các nhà khoa học, trong thập kỷ vừa qua, mực NBD nhanh nhất ở vùng phía Tây Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương. Từ năm 1992, mực nước biển trung bình toàn cầu được tính toán, cập nhật theo chu kỳ 10 ngày từ vệ tinh TOPEX/Poseidon (T/P) và vệ tinh JASON từ 66° Nam đến 66° Bắc (Nerem và Mitchum, 2001). Số liệu đo đạc được tổng hợp và hiệu chỉnh từ 52 các vệ tinh (Topex/Poisedon, Jason - 1/2, ERS - 1/2, Envisat) từ tháng 10/1992 đến 12/2010 cho thấy mực nước biển đã dâng với tốc độ là 3,27mm/năm (CNES, LEGOS, CLS). Trên quy mô toàn cầu, xu thế biến đổi của mực nước biển tăng mạnh ở ven bờ Tây Thái Bình Dương đó có xu thế giảm ở bờ Đông Thái Bình Dương. • Ở Việt Nam Ở Việt Nam, số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau. Hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ xu hướng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm. Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn Biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của Biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm. Như vậy, xu thế mực nước biển cho khu vực ven biển từ số liệu thực đo tại trạm quan trắc hải văn và từ vệ tinh là gần bằng nhau. Kết quả so sánh cho thấy có sự tương đồng cao về pha và biên độ dao động của mực nước trung bình cũng như tương quan giữa chúng. 3.2. Cơ sở dự báo ngập lụt do nước biển dâng 3.2.1. Cơ sở lựa chọn mực nước biển dâng Cụm từ “nước biển dâng-NBD” được tài liệu của Bộ TNMT giải thích: “NBD là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… NBD tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.” Trong khi đó, IPCC (2007) [29] có đưa ra một số mực NBD như sau: - Mực NBD là sự gia tăng của mực nước trung bình của đại dương. - Mực nước biển trung bình là một độ đo của độ cao trung bình của mặt biển đại dương, ví dụ như đại lượng trung bình giữa đỉnh triều cao nhất bình quân và 53 chân triều thấp nhất bình quân nhiều năm. - Mực NBD “eustatic” là sự gia tăng của mực nước biển toàn cầu do có sự thay đổi về thể tích của nước các đại dương. - Mực NBD tương đối xảy đến khi có một sự gia tăng mực nước của đại dương so với các biến động cục bộ của đất liền. IPCC có nhận xét: Các nhà nghiên cứu về mô hình khí hậu quan tâm đến sự thay đổi của mực NBD “eustatic”, còn các nhà nghiên cứu về tác động (của BĐKH) chú trọng đến sự biến động mực NBD tương đối. 3.2.2. Lựa chọn kịch bản nước biển dâng Bộ TNMT đã xây dựng và công bố các kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam lần 1 vào năm 2009, bản cập nhật chi tiết được công bố năm 2012. Đây là kịch bản NBD được xây dựng vào năm 2011 theo lộ trình trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2015, trên cơ sở kế thừa kịch bản NBD được công bố năm 2009. Kịch bản NBD được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ thống kê giữa mực nước biển thực đo, ước tính từ vệ tinh ở từng khu vực của Việt Nam với mực nước biển toàn cầu. Theo đó 3 kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Đặc biệt, có 7 khu vực ven biển của Việt Nam và các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với mực NBD cho khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. 15 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu với tỷ lệ 1/10.000 (tương đương cấp huyện); khu vực TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1/5.000. Trong đó kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH, NBD và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt Nam, NBD trong khoảng từ 24 đến 27cm. Đến cuối thế kỷ 21, NBD cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm. Trung bình toàn Việt Nam, NBDtrong khoảng từ 57 đến 73cm [2]. Kịch bản NBD được sử dụng để xây dựng bản đồ ngập lụt là kịch bản phát thải 54 trung bình (B2) cho khu vực ven biển phía Bắc của Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên). Bảng 3.1: Mực NBD theo kịch bản chọn Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Mực nước biển dâng (cm) 2020 Khoảng mực NBD 8-9 12-13 18-19 24-26 31-35 38-44 45-53 53-63 61-74 Trung bình 8,5 12,5 2030 2040 2050 18,5 25,0 2060 2070 33,0 41,0 2080 49,0 2090 58,0 2100 67,5 [Nguồn: Kịch bản BĐKH,NBD năm2011 – Bộ TNMT] Các mốc thời gian sử dụng để tính toán diện tích đất bị ngập gồm các năm2020, 2060 và 2100. Bảng 3.2: Mực NBD sử dụng để xây dựng bản đồ mức độ ngập lụt Các mốc thời gian tính toán Kịch bản Kịch bản phát thải trung bình (cm) 2020 8,5 2060 33,0 2100 67,5 3.2.3. Tiêu chí lựa chọn vùng ngập 3.2.3.1. Phân loại vùng ngập Các giá trị trong từng ô phân giải của DEM được phân loại lại. Các giá trị không quan tâm được gán một giá trị mới là không có giá trị. Các ô phân giải được phân loại theo bảng dưới đây: Bảng 3.3: Phân loại các giá trị độ cao số 3.2.3.2. Giá trị cũ (cm) Giá trị mới (cm) Nhỏ hơn0 0 0-8,5 8,5 8,5-33,0 33,0 33,0-67,5 67,5 Lớn hơn 67,5 Không có giá trị Chọn lọc địa hình Địa hình sau khi được phân loại chỉ còn lại một đặc trưng duy nhất là các vùngcó cao độ theo các giái trị mới như trong Bảng 3.3. Với kịch bản mực NBD thêm 8,5 cm, 33,0 cm, 67,5 cm thì các vùng nằm phía 55 trong đất liền, các vùng được che chắn bởi đê bao không ăn thông ra biển hay sông sẽ không bị ảnh hưởng bởi mực NBD. Do đó vùng địa hình cần được chọn lọc theo các tiêu chí sau: -Các vùng có độ cao địa hình thấp hơn 8,5 cm, 33,0 cm, 67,5 cm tương ứng với các năm 2020, 2060 và 2100 được chọn lọc từ kết quả tính toán mực NBD theo kịch bản lựa chọn. -Các vùng tiếp giáp với bờ biển và cửa sông. -Các vùng phải liên kết với bề mặt nước sông, kênh rạch nối thông với biển. Các khu vực sau khi được xác định có khả năng ngập được tính diện tích dựa vào hàm tọa độ các đỉnh điểm của phần diện tích. Công thức tính diện tích được xây dựng sẵn trong phần mềm Mapinfo. Nguy cơ ngập lụt theo kịch bản NBD được thể hiện trong bản đồ Hình 3.1. 3.2.4. Phương pháp xây dựng các bản đồ dự báo nguy cơ ngập Bản đồ nguy cơ ngập theo các mực NBD được xây dựng để chỉ ra các loại hình SDD có nguy cơ bị tác động trực tiếp do NBD. Dữ liệu được dùng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập bao gồm: - Bản đồ địa hình các huyện ven biển tỷ lệ 1:10.000. - Dữ liệu nền địa lý về giao thông, thủy văn. - Bản đồ quy hoạch SDĐ đến năm 2020. Do tình hình SDĐ đai luôn có sự biến động qua các năm, trong khi quy hoạch SDĐ nói riêng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương thường có chu kỳ tương đối ngắn (ngắn hạn: 5 năm; định hướng: 10 năm). Bên cạnh đó, do mực NBD diễn ra từ từ, kịch bản NBD được dự báo cho chu kỳ dài hàng thế kỷ với các khoảng thời gian 10 năm (từ 2020-2100). Do đó để đảm bảo mức độ tin cậy của việc dự báo cũng như thấy rõ được sự biến động các loại hình SDĐ bị ngập lụt, tác giả tiến hành dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ cho khoảng thời gian dài ứng với các kịch bản NBD (2020, 2060, 2100) dựa trên giá trị trung bình mức biến động trong quá khứ (từ 2000 – 2010) và dự báo cho tương lai gần (2010 – 2020). Mỗi bản đồ cho một khu vực được xây dựng dựa trên một giá trị duy nhất của 56 mực nước áp dụng trên toàn vùng thể hiện của bản đồ. Về cơ bản, phương pháp này là “nâng bề mặt nước” theo một giá trị được lựa chọn (8,5cm ứng với năm 2020; 33,0cm ứng với năm 2060, 67,5 cm ứng với năm 2100). Cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do NBD. Trong quá trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập chỉ xét đến nguy cơ ngập do mực NBD, các yếu tố khác như sự nâng, hạ địa chất, các yếu tố động lực khác như triều, sóng, nước dâng do bão... chưa được xét đến. Dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ của vùng ứng với các mực NBD được thể hiện trong bản đồ Hình 3.2. 57 Hình 3.1: Bản đồ nguy cơ ngập lụt do NBD Hình 3.2: 58 Bản đồ dự báo ngập lụt các loại hình SDĐ 3.3. 59 Các loại đất chính bị ngập Dải ven biển tỉnh Quảng Nam với diện tích 15 % so với toàn tỉnh, chiếm 61 % dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của tỉnh nhưng cũng sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp của NBD. Mặc dù ảnh hưởng của NBD đến xã hội, kinh tế và môi trường nói chung, SDĐ nói riêng chưa được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vấn đề NBD là một thách thức thực tế của mục tiêu giảm nghèo và là một khả năng rủi ro cho phát triển bền vững Bằng kỹ thuật GIS, tiến hành chồng lấp các lớp bản đồ ngập lụt ứng với các mực NBD lên các lớp bản đồ quy hoạch SDĐ để ước lượng các tác động của mực NBD đến các yếu tố này. Bảng 3.4: Các loại đất bị ngập ứng với các mức NBD Đơn vị tính: m2 Tên loại đất 1 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.3 2 2.1 2.2 2.2.1 2.22 2.2.3 2.24 2.3 2.4 2.5 3 ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất NTTS ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Đất ở Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, tổ chức Đất quốc phòng, a ninh Đất sản xuất, kinh doanh phi NN Đất có mục ích công cộng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt ước chuyên dùng ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG Tổng cộng 60 Các loại đất bị ngập ứng với các mức NBD 2020 2060 2100 (8,5cm) (33cm) (67,5cm) 114.330 3.185.004 13.037.381 61.888 1.189.842 6.984.726 61.888 1.182.319 6.950.187 0 7.523 34.539 52.442 151.093 452.060 2.086 38.111 251.335 50.356 112.983 200.726 - 1.844.068 5.600.594 101.690 1.084.482 3.963.772 45.869 522.082 1.531.055 53.379 441.179 1.094.338 3.205 2.585 15.570 46.623 388.449 795.157 6.756 50.145 280.406 2.847 35.303 157.362 2.443 85.917 1.178.171 1.338.687 1.996.511 3.395.102 1.554.707 6.265.996 20.396.256 Diện tích (ha) Mực NBD Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính bị ngập Mực NBD) Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ % cơ cấu các loại đất chính bị ngập 61 Mực NBD Diện tích (ha) Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu chi tiết các loại đất bị ngập Bảng 3.5: Tỷ lệ % các loại đất chính bị ngập ứng với các mức NBD Tỷ lệ % các đất chính ứng với các mức NBD 8,5cm (2020) 33cm (2060) 67,5cm (2100) Phần Phần Phần không Phần Phần Phần ngập không ngập ngập ngập ngập không ngập Đất nông nghiệp 0,01 99,99 0,34 99,66 1,41 98,59 Đất phi nông nghiệp 0,02 99,98 0,17 99,83 0,64 99,37 Đất chưa sử dụng 3,70 96,30 5,51 94,49 9,38 90,62 Các loại hình SDĐ chính Mực NBD 67,5cm 33cm 8,5cm 67,5cm 33cm 8,5cm 67,5cm 33cm 8,5cm Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ % các loại đất chính bị ngập 62 3.4. Một số tốn tại trong quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện nước biển dâng Hiện nay khu vực ven biển cơ bản đã xác định phân bố không gian SDĐ ổn định như: Đất sản xuất nông nghiệp, đất phát triển dân cư, đô thị, công nghiệp, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ… Việc SDĐ cho các yêu cầu phát triển nhìn chung hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh nói chung, của vùng nói riêng. Tuy nhiên vẫn trong qui hoạch SDĐ vẫn còn một số tồn tại sau đây: - Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch một số nơi chưa chặt chẽ, tính khả thi chưa cao, khi thực hiện thường hay thay đổi, nhiều dự án, công trình còn theo ý chủ quan nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý SDĐ. - Quy hoạch khu đô thị thường nằm ở vùng ven biển, bằng phẳng dễ bị ngập lụt, trong qui hoạch chưa có sự tính toán cho khả năng bị ngập khi NBD theo các kịch bản BĐKH. Chưa chú ý đến các vùng dễ bị ngập lụt, vùng nhiễm mặn ảnh hưởng của NBD theo các kịch bản BĐKH - Mới chỉ thực hiện định hướng SDĐ đến năm 2015 và qui hoạch SDĐ đến 2020, chưa tính đến qui hoạch SDĐ sẽ chịu ảnh hưởng bởi NBD theo các kịch bản trong thế kỷ 21. - Trong những năm qua, công tác quy hoạch phát triển nông thôn đã được quan tâm đầu tư. Tuy vậy việc bố trí đất ở tại nông thôn còn mang tính chắp vá, không tập trung, khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. - Giải quyết các vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các vấn đề xã hội liên quan khi triển khai quy hoạch còn chậm. - Diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển ngày càng thu hẹp làm tăng khả năng sạt lở bờ sông, bờ biển, diện tích đất bị xâm nhập mặn tăng lên do NBD theo các kịch bản BĐKH làm tăng cường khả năng xuất hiện hoang mạc mặn. 3.5. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất 3.5.1. Ma trận tác động do nước biển dâng Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động KT-XH của người dân nơi đây. Đánh giá tổng hợp các tác động tiềm năng của NBD đến hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH được thể thể hiện bằng bảng ma trận sau: 63 Bảng 3.6: Ma trận tác động do nước biển dâng Tác động của NBD Tăng lũ Mất đất lut Yếu tố chịu tác động Hê thống tự nhiên Hê thống KT-XH Thảm thực vật và sinh cảnh sống Động thưc vât nỗi Động vật đáy Côn trùng Cá, lưỡng cư và bò sát Chim Thú Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Công nghiệp (sản xuất muối) Dịch vu, du lịch Cơ sở hạ tầng Giao thông Giá trị văn hoá Sức khỏe con người Nguồn nước Định cư của con người X X Xói mòn bờ biển X Nhiễm măn Tăng mực nước ngầm Thay đỗi quá trình sinh hoc X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động của NBD đến vấn đề ngập lụt gây mất đất. Thuật ngữ “mất đất”, tức là sẽ mất đi một số loại hình SDĐ mà trên đó tồn tại các hệ thống tự nhiên, KT-XH. Theo bảng ma trận trên, khi NBD làm ngập lụt các loại hình sử dụng đất, dẫn đến các tác động ở hầu hết các hợp phần của hệ thồng tự nhiên và KT-XH. 3.5.2. Các tác động mất đất do nước biển dâng Dải ven biển tỉnh Quảng Nam với diện tích 15% so với toàn tỉnh, chiếm 61% dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của tỉnh nhưng cũng sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp của NBD. Mặc dù ảnh hưởng của NBD đến xã hội, kinh tế và môi trường nói chung, SDĐ nói riêng chưa được đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vấn đề NBD là một thách thức thực tế của mục tiêu giảm nghèo và là một khả năng rủi ro cho phát triển bền vững. 64 3.5.2.1. Tác động đến đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp bị ngập tăng rất nhanh qua các thời kỳ và có tỷ lệ ngập cao nhất so với các loại hình SDĐ khác (7,8 % ứng với năm 2020; 50,8 % ứng với năm 2040; 64% ứng với năm 2100). • Đất sản xuất nông nghiệp Tác động của NBD đến đất sản xuất nông nghiệp mà trên đó diễn ra các hoạt động chủ yếu của hệ thống KT-XH như: trồng trọt, chăn nuôi. Do mang đặc điểm của hệ thống KT-XH cho nên các loại hình sản xuất này rất dễ bị biến động, dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước. Diện tích đất nông nghiệp nói chung, đất sản xuất nông nghiệp bị ngập tăng rất nhanh qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do đa phần diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngập thuộc loại đất trồng cây hàng năm (lúa nước, hoa màu) phân bố ở các vùng đồng bằng châu thổ ven biển có cao độ thấp và nằm trong vùng nội đồng. Theo Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 [15] về việc “Phê duyệt quy hoạch vùng Đông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì tỉnh Quảng Nam nói chung, vùng ven biển nói riêng sẽ tập trung phát triển theo hướng hình thành các đô thị, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ. Quỹ đất để phát triển sẽ được chu chuyển từ đấtsản xuất nông nghiệp nông nghiệp (có vị trí thuận lơi, diện tích lớn, bằng phẳng, nền địa chất ổn định,...). Như vậy vậy, dưới tác động kép của sự dâng cao mực nước biển và định hướng quy hoạch SDĐ sẽ càng làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương. • Đất lâm nghiệp Tác động của NBD đến đất lâm nghiệp mà trên đó tất cả các hợp phần của hệ thống tự nhiên tồn tại và phát triển. Do mang đặc điểm của hệ thống tự nhiên cho nên các loại hình sản xuất này rất dễ bị biến động, khó phục hồi trước tác động của hiện tượng NBD. Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước (đối với rừng phòng hộ) và đất có mặt nước chuyên dùng (đối với rừng ngập mặn). 65 Trong trường hợp mực NBD cao sẽ làm tăng nhiễm mặn các vùng đất bị nhiễm mặn, giảm diện tích rừng ngập mặn và qua đó làm giảm năng suất sinh học các loài thủy sinh sống trong khu vực ven bờ, rừng ngập mặn. Theo kịch bản NBD, diện tích đất lâm nghiệp bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,052 km2(chủ yếu là đất rừng phòng hộ, rừng ngập mặn), năm 2050 là 0,15 km2, đến năm 2100 là 0,45 km2 đất công nghiệp bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Thăng Bình. Với 125km chiều dài bờ biển thuộc địa giới hành chính của 6 huyện, thành phố. Khoảng 10 năm trở lại đây hiện tượng nước biển xâm thực đã diễn ra nghiêm trọng làm cuốn trôi nhiểu khu vực rừng phòng hộ. • Đất nuôi trồng thuỷ sản Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này chỉ bị mặn hóa, không thay đổi cấu trúc. Mực NBD làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật, các loài thủy hải sản tự nhiên và nuôi trồng thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Theo kịch bản NBD, diện tích đất NTTS bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2050 là 1,8 km2, đến năm 2100 là 5,6 km2 đất NTTS bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn TP. Hội An, huyện Thăng Bình. 3.5.2.2. Tác động đến đất phi nông nghiệp Đối với diện tích đất phi nông nghiệp bị ngập thì phần lớn thuộc loại đất ở và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Do phân bố ở những nơi có địa hình cao và có các cấu trúc bảo vệ cho nên loại hình này có tỷ lệ ngập khá thấp (6,5 % ứng với năm 2020; 17,3 % ứng với năm 2040; 19,4 % ứng với năm 2100). Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, các loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước có giá trị sử dụng không cao 66 • Đất ở Theo kịch bản NBD, diện tích đất ở bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá lớn so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,046 km2, năm 2050 là 0,6 km2, đến năm 2100 là 1,5 km2 đất ở bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Tp. Hội An. Hiện nay, trong tổng dân số của 6 huyện, thành phố ven biển Quảng Nam có 22,94% dân cư sống ở khu vực đô thị (các thành phố và thị trấn). Khoảng 75% dân số thành thị Quảng Nam sinh sống tập trung chủ yếu tại dải ven biển và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới cùng với quá trình công nghiệp hóa của địa phương. Quá trình đô thị hóa tại dải ven biển Quảng Nam cũng vì thế sẽ phải chịu nhiều nguy cơ tác động của NBD. Tuy tốc độ ngập lụt chậm hơn so với tốc độ mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu mở rộng các đô thị nhưng hậu quả là một số vùng đô thị cổ (Hội An) với giá trị văn hóa lịch sử to lớn sẽ bị biến mất. NBD sẽ có chuyển dịch dòng di cư của nông dân ở các vùng ven biển lên các đô thị, gây ra hiện tượng quy hoạch đô thị bị phá vỡ, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số. Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này chỉ bị mặn hóa, không thay đổi cấu trúc. • Đất công nghiệp Theo kịch bản NBD, diện tích đất công nghiệp bị ngập lụt của khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam là khá ít so với các loại đất khác. Dự báo đến năm 2020 có khoảng 0,046 km2, năm 2050 là 0,4 km2, đến năm 2100 là 0,8 km2 đất công nghiệp bị ngập lụt, chủ yếu thuộc địa bàn huyện Thăng Bình. Có thể nói, so với ngành thủy sản (phụ thuộc nhiều hơn vào các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên), những tác động của BĐKH đối với ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam cũng ít hơn và có thể hạn chế được nhờ các biện pháp công trình. để thực hiện điều này, trong quá trình quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp nằm ở khu vực ven biển cần quan tâm đến các kịch bản của BĐKH để có các giải pháp khắc phục và thích ứng kịp thời. 67 • Đất chuyên dùng khác NBD còn gây nên những thiệt hại về cơ sở vật chất hạ tầng đô thị ven biển. Các cầu, cống sẽ bị phá hủy, trôi, sạt lở. Hệ thống đường sá sẽ bị ngập lụt, gây nên nhiều thiệt hại cả về người và vật chất. 3.5.2.3. Tác động đến đất chưa sử dụng Tác động của NBD đến đất chưa sử dụng mà trên đó tất cả các hợp phần của hệ thống tự nhiên tồn tại và phát triển.Dưới tác động của NBD và không có các công trình bảo vệ, loại đất này sẽ bị ngập lụt, mặn hóa, biến đổi cấu trúc thành đất ngập nước (đối với khu vực nội đồng) và đất có mặt nước chuyên dùng (đối với khu vực ven biển). Phần lớn diện tích đất chưa sử dụng (đất bãi bồi ven sông, biển) phân bố sát ven biển, cửa sông cho nên đây là loại hình SDĐ bị ngập lụt sớm nhất (134 ha), chiếm 86 % cơ cấu các loại hình SDĐ chính bị ngập vào năm 2020. Theo quy hoạch, loại hình SDĐ này sẽ là quỹ đất dự phòng để mở rộng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Dưới tác động của sự dâng cao mực nước biển và định hướng quy hoạch SDĐ sẽ làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp 3.6. Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự dâng cao mực nước biển 3.6.1. Một số nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sự dâng cao mực nước biển • Trên thế giới Các thành phố và khu vực đông dân cư ở các quốc gia giàu có sẽ được ưu tiên bảo vệ bởi vì đất đai và cơ sở hạ tầng có giá trị gấp nhiều lần sơ với chi phí xây dựng các tuyến đê cần thiết và hệ thống bơm thoát nước. Các khu thưa dân cư, rừng và đất nông nghiệp có thể sẽ không được bảo vệ bởi vì các chi phí bảo vệ đó sẽ lớn hơn giá trị trị của đất (Barth và Titus 1984; Dean et al 1987) [24]. Các nước giàu cũng cho rằng các nước nghèo không có đủ nguồn lực để xây dựng các công trình bảo vệ lũ. Tuy nhiên, lập luận trên có lẽ không phù hợp. Hai ngàn năm trước, người Trung Quốc đã có thể để xây dựng các công trình chống lũ dọc theo hệ thống sông Hoàng Hà và Dương Tử mặc dù cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn là quốc gia đang phát triển. Ngay cả những nước nghèo cũng có thể dành nguồn lực đáng kể cho một dự án công trình công cộng nếu xét thấy có tầm quan trọng. 68 Điều này có vẻ hợp lý để giả định rằng việc bảo vệ Dakka, Lagos, Male, Alexandria là quan trọng đối với Bangladesh, Nigeria, Maldives,Ai Cập như người Mỹ bảo vệ Miami. Ở Bangladesh, nơi mà vấn đề an ninh lương thực được rất cấp thiết thì nhu cầu bảo vệ những vùng đất nông nghiệp sẽ là mục tiêu hàng đầu cho dù giá trị của đất đai không cao. Đối với các quốc gia phụ thuộc vào đánh bắt cá thì việc bảo vệ các vùng đất giá trị thấp có thể không cần thiết. Mặc dù Maldives có thể thu hoạch dừa trên đảo không có người ở, tuy nhiên nguồn thu nhập chính của lại là hải sản, do đó những vùng đất như vậy sẽ không bị ảnh hưởng bởi mực NBD. Tuy nhiên đó chỉ là xét trên khía cạnh lợi ích trước mắt, còn về lâu dài thì những chi phí xã hội liên quan đến việc để cho nước biển nhấn chìm các vùng đất sẽ lớn hơn những lợi ích mà chúng mang lại. Cũng giống như ở Maldive, ở Nigeria, nơi nhiều người dân dựa vào nghề cá ở cửa sông để sinh sống. Thực tế là vùng đất ngập nước đã và đang làm ngập khu vực nông nghiệp, khu dân cư làm tăng diện tích mặt nước dẫn đến sản lượng đánh bắt cá tăng lên. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi mực NBD và có nguy cơ làm ngập nhà cửa thì chính quyền địa phương sẽ phải thuyết phục người dân bỏ nhà cửa. Vậy vấn đề đặt là là các công việc cần làm để giảm chi phí kinh tế và môi trường khi tình trạng NBD đã và đang là mối đe dọa hiện hữu đối với con người?. Đối với các khu vực kém phát triển, hai lựa chọn dành cho chính phủ là mua đất hoặc cấm phát triển Titus (1984) [38]. Tuy nhiên, việc mua tất cả đất có cao độ thấp hơn một mét so với mực nước biển sẽ rất thể tốn kém. Việc cấm phát triển thì nhà nước sẽ sẽ không cần bỏ kinh phí nhưng nó sẽ làm tổn thương các chủ đất và sẽ là không hợp hiến ở Mỹ và các quốc gia quy định quyền sở hữu tài sản tương tự. Hơn nữa, các chính sách này có thể chỉ đơn thuần là chuyển hướng phát triển cho khu vực từ có cao độ từ một đến hai mét trên mực nước biển và thực sự vấn đề sẽ trở nên trầm trọng nếu mực nước biển tăng lên hơn một mét. Một khả năng khác là cho phép phát triển ở vùng đất thấp ven biển với các điều khoản đó nó phải được di dời khi NBD lên cao, đủ để nhấn chìm. (Titus 1984; 1990; 2000) [38, 39, 40]. Không giống như mua đất và các lệnh cấm xây dựng, phương pháp này có thể áp dụng cho khu vực đó đã được phát triển. Tại Hoa Kỳ, Maine (1987) đã thực hiện một quy định xây dựng nhà phải di động được nếu mực NBD một mét. Biện 69 pháp này cho phép không phải từ bỏ các tòa nhà, nhưng bằng cách đặt con người vào thông báo nhiều thập kỷ trước, chính sách sẽ làm cho nó khó khăn hơn cho các chủ sở hữu để khẳng định rằng rời bỏ nhà cửa của họ xuống biển là không công bằng. Một lựa chọn cuối cùng có thể hữu ích cho các quốc gia đang phát triển sẽ là phát triển kinh tế mới ở các vùng đất cao bất cứ khi nào có thể. Các chương trình đang diễn ra Maldives để thiết lập các thành phố lớn ở các đảo có độ cao lớn hơn hai mét. Tuy nhiên, cần cân nhắc khác như việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có khiến nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển các khu vực có khả năng bị ngập do NBD trong tương lai. Tuy nhiên, các quốc gia phải đánh giá liệu chi phí bảo vệ lũ lụt trong tương lai và tác động môi trường cuối cùng có thể đảm bảo sự từ bỏ của các khu vực này; nếu như vậy, họ phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng và tài sản mới ở các khu vực này được thiết kế để có thể tồn tại khi NBD trong tương lai. • Ở Việt Nam Trong những năm qua, nhiều giải pháp cụ thể có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất giúp Việt Nam ứng phó với NBD đã được đề ra như: − Hệ thống đê biển ở Việt Nam không ngừng được bổ sung, nâng cấp, xây dựng coi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích ứng với bão lụt, ngăn chặn NBD, vừa là phương thức "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và ca. − nh tác. Hiện nay cả nước đã có 2.800km đê biển thuộc 28 tỉnh, thành phố bao gồm 110 huyện, thị xã đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên ở nhiều nơi do hệ thống đê biển đắp bằng đất, nền đất yếu, người dân chủ động xây dựng thiếu hẳn sự quy hoạch một cách thống nhất và khoa học, nên một số tuyến đê phải đập đi để di dời đắp lại. − Ngoài ra, còn có các biện pháp bảo vệ những vùng đất ngập nước dễ bị tổn hại; phát triển giống cây chịu hạn, chịu nhiệt và giống cây có biên độ sinh thái rộng; chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng thích ứng với NBD; khôi phục và bảo vệ rừng đầu nguồn; xóa bỏ du canh, du cư, chặt phá rừng, đốt nương rẫy; thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn, trượt lở đất; tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chủ đề thích ứng với BĐKH bằng nhiều hình thức, nhằm vào các nhóm đối tượng khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; xây dựng chương trình giáo dục về BĐKH trong nhà trường,... 70 Các giải pháp quản lý và SDĐ trong bối cảnh NBD, về cơ bản không có sự khác biệt lớn với những nguyên tắc của chính sách đất đai cũng như các giải pháp ứng phó chung đối với NBD. Ngoài những giải pháp chung để ứng phó với tác động của BĐKH, các giải pháp này bao gồm 2 loại chính đó là giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ. 3.6.2. Đề xuất một số giải pháp ứng phó nước biển dâng Để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển tỉnh Quảng Nam do tác động của NBD cần phải thực hiện tổng hợp nhóm giải pháp ứng phó theo sơ đồ sau như sau: NƯỚC BIỂN DÂNG SỬ DỤNG ĐẤT (Quy hoạch sử dụng đất, định cư, tái định cư,…) GIẢM NHẸ THÍCH ỨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG SDĐ (nông nghiệp, phi nông nghiệp,…) CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG GIẢI PHÁP CHUNG GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ Hình 3.7: Sơ đồ các giải pháp ứng phó với tác động của NBD đến SDĐ 3.6.2.1. Nhóm giải pháp chung Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã triển khai kế hoạch quốc gia và thực tiễn ở Việt Nam, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp như sau. 71 Chiến lược, chính sách: Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những nội dung cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên quan đến thích ứng và giảm với NBD và các cơ chế chính sách khác có liên quan. Tích hợp yếu tố NBD vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch SDĐ: là hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đó, bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, các nhiệm vụ và sản phẩm cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với xu thế NBD và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất. Khoa học công nghệ: Các kết luận khoa học chính là cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho sự phát triển bền vững. Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của NBD đến tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các loại hình SDĐ, các vùng ven biển, xây dựng các kịch bản ngập lụt ở các vùng cửa sông, ven biển thấp, các kịch bản NBD giai đoạn 2020 – 2100 cho các vùng trọng điểm. Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông: Biện pháp quan trọng khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách... về khí hậu và NBD đến tài nguyên đất ở Việt Nam để có cách thích ứng với NBD. Hợp tác quốc tế: Xây dựng kế hoạch quản lý, SDĐ nhằm ứng phó với NBD, danh mục các chưng trình, dự án thuộc lĩnh vực BĐKH đến tài nguyên đất ở Việt Nam để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. 3.6.2.2. Nhóm giải pháp thích ứng 72 Để ứng phó, thích ứng với việc NBD cao, tại nhiều quốc gia, nhiều giải pháp thích ứng đã được nghiên cứu, triển khai ví dụ như tăng cường, gia cố các hệ thống đê kè, trồng rừng ngập mặn, xây dựng hệ thống bơm giảm ngập, chuẩn bị các bản đồ xác định những điểm dễ bị tổn thương, di chuyển các cơ sở NTTS và cơ sở hạ tầng ven biển,…Nhìn chung, tuỳ theo mức độ phát triển kinh tế và tình hình thực tế khác nhau mà các nước có những cách lựa chọn giải pháp cụ thể hoặc kết hợp các giải pháp sao cho tối ưu để thích ứng với NBD do tác động của BĐKH. Theo UNFCCC (2009) [41] lựa chọn thích ứng được chia thành 3 nhóm chính theo bảng dưới đây: Bảng 3.7: Bảo vệ Giải pháp thích ứng của vùng ven biển với NBD Di dời - Công trình cứng: đê, - Thiêt lập vùng phía sau; tường chắn, rào chắn thủy - Di dời các công trình có triều; nguy cơ bị đe dọa; - Công trình mềm: phục - Giảm dần việc phát triển hồi, tái tạo cồn cát, đầm lầy, ở những vùng trống; bồi đắp bãi biển; - Tạo tầng đệm ở vùngcao; - Lựa chọn truyền thống: - Di dời công trình phụ. tường chắn bằng gỗ, đá, lá dừa; trồng rừng. Thích nghi - Hệ thông cảnh báo ditảnsớm; - Bảo hiểm rủi ro; - Biện pháp nông nghiệp mới - Quy tắc xây dựng mới; - Cải thiện hệ thống thoátnước; - Khử muối. Giải pháp thích nghi: Để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng ven biển do tác động của NBD cần phải thực hiện tổng hợp nhóm giải pháp xây dựng các định hướng hành động thích nghi với phát triển vùng ven biển này. Định hướng hành động thích nghi với phát triển được thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể sau: 1) Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH phải được thực hiện cho các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn kết với việc xem xét, tính toán một cách đầy đủ nguy cơ NBD gây ngập cả về diện lẫn mức độ ngập. Trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch phát triển cần chú trọng đến việc bố trí các hạng mục quy hoạch như: − Khi hoạch định kinh tế vùng, đặc biệt là vùng ven biển, phải tính đến tác động 73 của BĐKH và NBD trong tương lai để có thể bố trí vùng hợp lý, tránh bố trí các vùng phát triển tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt do NBD; − Các công trình, các khu dân cư xây dựng mới trong và ngoài đê hiện có cần được lựa chọn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với các mức ngập lụt trong từng thập kỷ; − Xem xét khả năng và có kế hoạch nâng cấp hoặc di dời các công trình, các khu dân cư hiện tại ra khỏi các vùng bị ngập do NBD; − Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi chi tiết cho từng huyện, thành phố trong vùng có xét đến tác động của BĐKH, đặc biệt NBD. 2) Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Điều chỉnh quy hoạch SDĐ cho phù hợp với tình trạng ngập lụt do NBD theo từng thập kỷ (chi tiết các biện pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ được trình bày trong Mục 3.6.3, 3.6.4. Các biện pháp bảo vệ: Nhóm biện pháp bảo vệ bao gồm các giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”, trong đó các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm lại chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập nước, bổ sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn… Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các công trình cứng như đập ngăn nước biển. Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng còn có những mặt bất lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn. Tuy nhiên một số khu vực đông dân cư thuộc đô thị cổ Hội An, Tam Kỳ có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ do chi phí di dời sẽ đắt hơn rất nhiều so với việc xây dựng các công trình ngăn nước. Một số vùng nông thôn ngoại ô các trung tâm đô thị, các xã ven biển có thể lựa chọn các biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đàm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng. Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như “rào chắn” chống bão lũ, xâm nhập mặn cũng như đóng vai trò là một hệ thống lọc 74 trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển. Theo các nhà khoa học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra; Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sông chính và những nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô; Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm đê biển và hàng rào chống mặn. Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn; Cần quan tâm đến hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước tại khu vực địa phươngví dụ như đào các hồ nhân tạo nhỏ nhằm điều hoà lượng nước, là nơi trữ nướcvào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô. Các biện pháp di dời: Phương án cuối cùng khi mực NBD lên mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trong đất liền. Đây là phương án né tránh tác động của việc NBD bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe doạ bị ngập nước. Các vùng dân cư thưa thớt của các xã ven biển thuộc huyện Núi Thành, TP. Hội An có thể áp dụng phương án này. 3.6.2.3. Giải pháp giảm nhẹ - Những giải pháp về quản lý, SDĐ để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: + Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp hiện có, mở rộng diện tích đất trồng rừng… nhằm thúc đẩy thực hiện các chương trình để bảo tồn và tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính. Đảm bảo bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất được quy hoạch cho lâm nghiệp. + Áp dụng mô hình SDĐ có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí nhà kính. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến và nông nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. - Rà soát quy hoạch, đặc biệt là các vùng ven biển và đô thị chịu ảnh hưởng của 75 NBD: Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các công trình tiêu úng; Đất giao thông để xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão; Đất ở phục vụ cho việc tái định cư, di dân. Quy hoạch SDĐ hợp lý tạo điều kiện cho việc định canh, định cư. 3.6.3. Đề xuất điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất trong bối cảnh nước biển dâng 3.6.3.1. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch Sau khi phương án được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý và SDĐ đai cho thời kỳ từ nay đến năm 2020. Để phương án đạt hiệu quả cao cần thực hiện các giải pháp: Các biện pháp kinh tế: - Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch. Gia tăng giá trị đất đai, khai thác hiệu quả các nguồn thu từ đất thông qua tổ chức khai thác quỹ đất của vùng, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. - Ưu tiên đất đai cho các dự án, công trình phát triển KT-XH trọng điểm của thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cơ sở hạ tầng… - Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, thu hút đầu tư. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép đầu tư… - Thực hiện tốt các chính sách về bồi thường thiệt hại, hổ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng. Giải quyết công tác tái định cư và lao động cho các đối tượng di dời theo quy hoạch. - Quan tâm đầu tư xây dựng phát triển nông thôn, hải đảo rút ngắn khoảng cách các vùng, nâng cao mức sống trong nhân dân. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trường: - Tăng cường công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Có kế hoạch cụ thể về trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng trong kỳ quy hoạch. Phát triển KT-XH vùng trung du, miền núi gắn kết chặt chẽ với phát triển tài nguyên rừng trên cơ sở phát triển bền vững. Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp. - Hạn chế việc SDĐ nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa có năng suất chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Các dự án đầu tư, các công trình có thiệt hại nhiều đến đất nông nghiệp cần xem xét để khai thác vào cuối kỳ quy hoạch, đồng thời giải quyết tốt 76 các vấn đề về kinh tế và lao động. Ưu tiên đầu tư cho các khu vực sản xuất, kinh doanh khai thác từ đất chưa sử dụng ở vùng ven biển. - Đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị nhất thiết phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái. Giải quyết tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước…Khai thác đất đai đi đôi với việc đầu tư cải tạo đất, nâng cao hiệu quả SDĐ. - Có biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý. Hạn chế thấp nhất những bất lợi đối với môi trường, nhất là đối với vùng ven biển nhạy cảm. Vùng trung du là nơi tập trung diện tích rừng tự nhiên của vùng, có độ dốc lớn; cần tăng cường quản lý quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp nhằm khai thác hiệu quả đất đồi chưa sử dụng, hạn chế tối đa tác động gây xói mòn rửa trôi hủy hoại môi trường đất và tác động xấu đến thảm thực vật, sinh thái tự nhiên. Khai thác phát triển khu vực ven biển cần đặc biệt quan tâm bảo vệ phát triển môi trường sinh thái cảnh quan ven biển, môi trường biển. - Thực hiện quy hoạch SDĐ cần giảm thiểu thiệt hại đến cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật, nguồn nước mặt…Khi thực hiện đầu tư cần xây dựng quy hoạch chi tiết trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một cách có hiệu quả nhất. - Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Các biện pháp hành chính: - Tăng cường công tác quản lý, SDĐ theo quy hoạch. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất theo nội dung quy hoạch được duyệt. - Tăng cường công tác định canh, định cư. Đảm bảo nhu cầu đất đai sản xuất, nhà ở cho nhân dân vùng ven biển, hải đảo. Thực hiện tốt các chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và SDĐ. - Công bố điều chỉnh quy hoạch SDĐ để các cấp, các ngành và nhân dân tham gia quản lý và thực hiện tốt quy hoạch SDĐ. 77 3.6.3.2. Định hướng sử dụng đất trong điều kiện mực nước biển dâng NBD gây ra ngập ở những vùng đất trũng, chủyếu ngập ở các loại đất nông nghiệp (đặc biệt đất trồng lúa, đất lâm nghiệp), đất phi nông nghiệp đang sử dụng (đất ở, đất cơ sở SXKD phi nông nghiệp, đất công cộng), đất bằng chưa sử dụng. Làm thay đổi hoàn toàn mục đích sử dụng của các loại đất này. Đối với những vùng đất đô thị bị ngập trong tương lai được đề xuất áp dụng các biện pháp bảo vệ cứng thì không cần chuyển đổi mục đích sử dụng. Đối với những vùng đất bị ngập nếu không được áp dụng các biện pháp bảo vệ cứng cần chuyển đổi sử dụng như sau: − Đất trồng cây hàng năm sẽ chuyển sang đất ngập nước NTTS; − Đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp chuyển sang đất trồng rừng ngập mặn; − Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng sẽ chuyển thành đất ngập nước có mặt nước chuyên dùng. Bảng 3.8: Định hướng quy hoạch SDĐ bị ngập trong điều kiện NBD Đơn vị: ha Stt Định hướng SDĐ bị ngập (Tăng/giảm:+/-) 2020 2060 2100 -6,19 -118,23 -695,02 Tên loại đất 1. Đất trồng cây hàng năm 2. Đất trồng cây lâu năm 3. 0 -0,75 -3,45 Đất rừng sản xuất -0,21 -3,81 -25,13 4. Đất rừng phòng hộ, đặc dụng -5,04 -11,30 -20,07 5. Đất NTTS +11,23 +134,09 +743,68 6. Đất ở -4,59 -52,21 -153,11 7. Đất trụ sở cơ quan, tổ cức 8. Đất quốc phòng, an ninh 9. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 10. Đất có mục đích công cộng 11. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 12. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0 -3,53 -15,74 13. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng +143,12 +299,51 +618,07 -0,32 78 -0,26 -1,56 -4,66 -38,84 -79,52 -0,67 -5,01 -28,04 -0,28 Stt 14. Định hướng SDĐ bị ngập (Tăng/giảm:+/-) 2020 2060 2100 -133,87 -199,65 -339,51 Tên loại đất Đất chưa sử dụng Đối với những vùng đất sát biển, có địa hình thấp từ 67,5 cm chưa bị ngập cần chuyển đổi sử dụng từ phần đất chưa sử dụng, cụ thể như sau: − Đất NTTS cần mở rộng diện tích nuôi trồng ở cả trong và ngoài đê bao hiện tại, đặc biệt là các vùng ngoài đê; − Đất lâm nghiệp cần tăng thêm diện tích trồng rừng ngập mặn ở các khu vực sát cửa sông ven biển; − Đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp khác cần được quy hoạch và mở rộng diện tích để bù vào phần bị ngập, không có biện pháp bảo vệ cứng. 79 Tăng (ha) Năm 2020 Năm 2060 Năm 2100 Giảm (ha) Hình 3.8: Biểu đồ định hướng quy hoạch các loại đất bị ngập theo các kịch bản NBD 80 Hình 3.9: Bản đồ định hướng quy hoạch SDĐ thích nghi với NBD 81 3.6.3.3. Một số giải pháp chủ yếu Quy hoạch SDĐ đến năm 2020: Cần rà soát, điều chỉnh lại diện tích, cơ cấu SDĐ của tỉnh đến địa bàn từng huyện, thành phố xác định những vùng bị ảnh hưởng lớn của BĐKH và NBD tại các huyện ven biển trên cơ sở quy hoạch SDĐ đến năm 2020 đã được Chính phủ xét duyệt; Hạn chế tối đa việc chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp, để bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực không chỉ đến năm 2020 mà còn trong thời gian dài. Đất trồng lúa được quản lý và sử dụng theo hướng: thâm canh tăng vụ, tạo giống mới năng suất cao, đầu tư cải tạo bồi bổ đất; không lấy đất lúa nước cho xây dựng đô thị, khu công nghiệp...; Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đối với vấn đề SDĐ để kịp thời ứng phó với BĐKH, NBD trong điều kiện kinh tế thị trường: nghiên cứu phát triển những giống thủy sản có khả năng chống chịu với BĐKH, nghiên cứu các giống lúa có năng suất và chất lượng tại các vùng đất nhiễm mặn...; Xây dựng mô hình SDĐ, không chỉ tập trung SDĐ nông nghiệp mà còn liên kết tổ chức SDĐ theo hướng dịch vụ- hàng hóa: SDĐ nông- lâm- ngư nghiệp kết hợp với du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; phát triển các khu dịch vụ cảng, các khu cụm công nghiệp, các làng nghề. 3.6.4. Đề xuất mô hình sử dụng đất thích ứng với sự dâng cao mực nước biển 3.6.4.1. Mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững Mô hình NTTS bền vững: NBD và xâm nhập mặn trong giai đoạn tới làm gia tăng diện tích nước lợ, diện tích làm muối kém hiệu quả và diện tích trồng lúa ở vùng đất úng trũng được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ trở thành yếu tố thuận lợi cho NTTS. Đây là cơ hội để các huyện, thành phố ven biển tập trung phát triển mạnh NTTS theo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả cao và bền vững. Cùng với NTTS, năng lực và hiệu quả khai thác hải sản, phát triển hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ được tăng cường. Dự kiến diện tích NTTS tăng lên khoảng 2.511 ha vào năm 2020. NTTS tập trung cao vào một số loài có ưu thế như tôm sú, cua, ngao, sò, cá bống, cá bớp, cá song, cá 82 vược, tôm càng xanh, rong câu và cá rô phi đơn tính thương phẩm. Mô hình này đang được triển khai rộng khắp tại các huyện/thành phố Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An. 3.6.4.2. Mô hình du lịch sinh thái Mô hình SDĐ du lịch sinh thái: Trong điều kiện ảnh hưởng lớn BĐKH, NBD thì việc ưu tiên phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp của vùng là cần thiết. Tuy nhiên, để không quá phụ thuộc vào khí hậu thời tiết mà vẫn phát triển nhanh về kinh tế ở tất cả các lĩnh vực thì việc SDĐ theo hướng du lịch sinh thái là hiệu quả.Mô hình cộng đồng tham gia du lịch sinh thái ở khu rừng ngập nước cửa sông ven biển (EcoToursim) đã và đang từng bước được hình thành và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đây là mô hình SDĐ để phát triển sinh kế bền vững nhận được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và cộng đồng người dân các xã ngoại ô TP. Hội An. Tiểu kết Chương 3: Theo kịch bản phát thải trung bình, đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển Quảng Nam mực nước biển sẽ dâng cao 67,5cm. Ứng với mực NBD này, theo kết quả tính toán sẽ có khoảng 1,41% diện tích đất nông nghiệp, 0,64% đất phi nông nghiệp và 9,38% đất chưa sử dụng trong tổng số diện tích đất tự nhiên của vùng bị ngập lụt, dẫn đến thay đổi cấu trúc và phải chuyển mục đích sử dụng. Phần diện tích đất bị ngập lụt và phải chuyển đổi mục đích sử dụng tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất đai của vùng. Tuy nhiên, vùng ven biển lại là nơi tập trung đông dân cư, nơi diễn ra phần lớn các hoạt động KT-XH của các huyện, thành phố ven biển nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung cho nên phần đất bị mất đi hay bị thay đổi cấu trúc và chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ gây ra áp lực đối với các loại hình sử dụng đất khác. Bên cạnh đó, với với tốc độ dâng cao của mực nước biển sẽ ngày càng gia tăng trong thế kỷ tới thì sức ép đó sẽ ngày càng lớn. Do đó cần phải có các giải pháp nhằm hạn chế những tác động nói trên. Để ứng phó với sự dâng cao mực nước biển đối với vùng ven biển nói chung, lĩnh vực SDĐ nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp (giải pháp chung, giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ). Trong đó cần chú trọng đến các giải pháp thích nghi với NBD với hai nhóm giải pháp cụ thể là điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. 83 Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch SDĐ thích nghi với bối cảnh NBD trong tương lai được thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trường, biện pháp hành chính, định hướng SDĐ. Đối với những vùng đất bị ngập cần chuyển đổi sử dụng: Đất nông nghiệp bị ngập sẽ chuyển sang NTTS bền vững; Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng bị ngập sẽ chuyển thành đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Đối với những vùng đất chưa bị ngập cần thực hiện chuyển đổi: Đất NTTS cần mở rộng diện tích, lấy từ phần đất chưa sử dụng; Đất lâm nghiệp thì cần tăng thêm diện tích trồng rừng ngập mặn, lấy từ phần đất chưa sử dụng; Đất phi nông nghiệp chuyển vào những vị trí cao hơn, lấy từ phần đất chưa sử dụng. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu áp dụng mô hình SDĐ thích ứng với NBD như: Mô hình NTTS bền vững, mô hình du lịch sinh thái. 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Dải ven biển tỉnh Quảng Nam bao gồm 2 TP.Hội An và Tam Kỳ, 4 huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành với dân số 849.547 người và diện tích gần 1.583km2, chiếm hơn 61% về dân số và 15% về diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả khu vực duyên hải Trung Trung Bộ nói chung. Trong những gần đây, vấn đề NBD do BĐKH ở khu vực này diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và có chiều hướng gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân. 2. Theo kịch bản phát thải trung bình, đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển Quảng Nam mực nước biển sẽ dâng cao 67,5cm. Ứng với mực NBD này, theo kết quả tính toán sẽ có khoảng 1,41% diện tích đất nông nghiệp, 0,64% đất phi nông nghiệp và 9,38% đất chưa sử dụng trong tổng số diện tích đất tự nhiên của vùng bị ngập lụt, dẫn đến thay đổi cấu trúc và phải chuyển mục đích sử dụng. 3. Phần diện tích đất bị ngập lụt và phải chuyển đổi mục đích sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất đai của vùng. Tuy nhiên, phần đất bị mất đi hay bị thay đổi cấu trúc và chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ gây ra áp lực đối với các loại hình sử dụng đất khác. 4. Để ứng phó với sự dâng cao mực nước biển đối với vùng ven biển nói chung, lĩnh vực SDĐ nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp (giải pháp chung, giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ), trong đó tập trung thực hiện các giải pháp thích nghi với NBD với hai giải pháp cụ thể là điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH và điều chỉnh quy hoạch SDĐ. Giải pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ được đề xuất như sau: - Đối với những vùng đất bị ngập cần chuyển đổi sử dụng: + Đất nông nghiệp bị ngập sẽ chuyển sang NTTS bền vững; + Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng bị ngập sẽ chuyển thành đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. - Đối với những vùng đất chưa bị ngập cần thực hiện quy hoạch: Đất NTTS cần mở rộng diện tích, lấy từ phần đất chưa sử dụng; 85 + Đất lâm nghiệp thì cần tăng thêm diện tích trồng rừng ngập mặn, lấy từ phần đất chưa sử dụng; + Đất phi nông nghiệp chuyển vào những vị trí cao hơn, lấy từ phần đất chưa sử dụng. 5. Để thích ứng với hiện tượng NBD do BĐKH, vùng ven biển, luận văn đã đề xuất các mô hình SDĐ không chỉ tập trung SDĐ nông nghiệp mà còn liên kết tổ chức sử dụng đất theo hướng dịch vụ - hàng hóa, như mô hình NTTS bền vững, mô hình sử dụng đất du lịch sinh thái… Tuy nhiên, các mô hình SDĐ đề xuất mới chỉ mang tính lý thuyết. Nếu có điều kiện thực hiện tiếp theo cần thực hiện điều tra kỹ hơn về điều kiện kinh tế xã hội, sinh kế của người dân vùng bị ảnh hưởng trực tiếp để đưa ra những biện pháp khả thi và thực tế hơn. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] Đỗ Thị Bính (2007). Nghiên cứu đánh giá xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu mặn, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình trong mùa cạn, Tuyển tập Hội nghị khoa học và công nghệ, Viện Công nghệ Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam, NXB TNMT và Bản đồ; Nguyễn Trần Cầu và nnk (2011). Nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh thái nông nghiệp ở những vùng cảnh quan khác nhau tại khu vực Trung Trung Bộ, Dự án P1-08VIE, Viện Địa lý; Nguyễn Thị Kim Cúc (2011). Thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng: Nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nước và biến đổi khí hậu” được NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; Nguyễn Văn Hoàng, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thị Thu Vân, Ứng Quốc Khang, (2011). Ảnh hưởng của nước biển dâng đến xâm nhập mặn nước sông Hồng, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học và công nghệ biển lần thứ V-20-22/10/2011. Quyển 5: Sinh thái, Môi trường và Quản lý biển, trang 465-474. Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Đinh Văn Ưu (2012). Đánh giá ảnh hưởng của thủy triều đến nước dâng bão ở khu vực ven biển Hải Phòng, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, trang 8-15; Phan Nguyên Hồng (2007). Ảnh hưởng của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và khả năng ứng phó, Tạp chí Biển; Nguyễn Đình Kỳ và nnk (2011). Đánh giá xu hướng tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển KT-XH ở Trung Trung Bộ, Dự án P1-08VIE, Viện Địa lý; Trần Hồng Lam (2006). Nước dâng do bão, công tác triển khai dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam, Tạp chí KTTV số 543; Nguyễn Thọ Sáo và nnk (2010). Các biện pháp hoàn phục bãi biển Cửa Tùng – Quảng Trị , Tạp chí Khoa học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 26, trang 98-103; Hoàng Văn Thắng và nnk (2011). Đất ngập nước và biến đổi khí hậu,NXB Khoa học và Kỹ thuật; Lê Quang Trí (2005), Giáo trình Qui Hoạch SDĐ Đai, Trường ĐH Cần Thơ; Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thu Hiền (2012). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến tình hình xâm nhập mặn dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ; Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và Môi trường; Trung tâm kỹ thuật môi trường – CEE (2010). Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng tới các vùng đất thấp và đất ngập nước tỉnh Sóc Trăng, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng; UBND tỉnh Quảng Nam (2011). Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 về việc “Phê duyệt quy hoạch vùngĐông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011). Đề án ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; 87 [17] Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2011). Đề án Ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; [18] Phan Thị Kim Văn (2009). Nghiên cứu các tác động của NBD khu vực quần đảo Trường Sa và các vùng ven biển miền Trung Việt Nam, Báo cáo khoa học, Hội thảo UNESCO-Việt Nam- Italy, Hà nội; [19] Dương Văn Viện và nnk (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu- nước biển dâng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang, Đề tài KHCN cơ sở cấp Bộ năm 2012-2013; [20] Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế (2012). Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối với diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, trang 17-24; Tiếng Anh [21] Bijlsma L, et al (1996). Impacts, adaptations and mitigation of climate change: scientific-technical analyses, Cambridge University Press, Cambridge, p 289–324; [22] Broadus, J.M., J.D. Milliman, S.F. Edwards, D.G. Aubrey, and F. Gable. (1986). Rising Sea Level and Damming of Rivers: Possible Effects in Egypt and Bangladesh, Washington, D.C.: Environmental Protection Agency and United Nations Environment Program; [23] Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A ComparativeAnalysis, World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007; [24] Dean, R.G. et al. (1987). Responding to Changes in Sea Leve, National Academy Press: Washington, D.C; [25] Gornitz, V.M. (1990). Vulnerability of the East Coast, USA to Future Sea Level Rise, Journal of Coastal Research, Special Issue 9, 201-237; [26] Gregory R.A. Richardson (2012). Land use planning tools for local adaptation to climate change, School of Urban Planning, McGill University, Canada; [27] Ibe, A.C. and L.F. Awosika. (1989). National Assessment and Effects of Sea Level Rise on the Nigerian Coastal Zon, College Park: University of Maryland Center for Global Change; [28] IPCC (1994). Technical Guidelines for Assessing Climate Change impact and adaptation”. UNEP; [29] IPCC (2007). Impacts, Adaptation and Vulnerability,Fourth Assessment Report,Working Group II report, UNEP; [30] IPCC (2013). Fifth Assessment Report: Climate Change 2013, UNEP [31] John A. Church, Neil J. White (2009). Sea-Level Rise from the Late 19th to the Early 21st Century, Surv Geophys (2011) 32, p 585-602; [32] McCuskerB.,CarrE.R(2006).Theco-productionoflivelihoodsandlandusechange: CasestudiesfromSouthAfricaandGhana,Geoforum,37,p.790-804; [33] Md. Golam Mahabub Sarwar (2005). Impacts of Sea Level Rise on the Coastal Zone of Bangladesh, Lund University International Masters, Programme in Environmental Science; [34] Nicholls Robert, J (2003).Case study on sea-level rise impacts, Organisation for Economic Co-peration and Development. 88 [35] Nicholls Robert, J. and Lowe, J.A., (2006). Climate stabilisation and impacts of sea levelrise. In Avoiding Dangerous Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge; [36] Smit , B., I. Burton, R.J.T. Klein and J. Wandel, (2000). An anatomy of adaptation to climate change and variability, Climatic Change 45(1), p. 223–251 [37] Thieler, E.R. and Hammer-Klose, E.S. (1999). National Assessment of Coastal Vulnerability to Future Sea Level Rise: Preliminary Results for the U.S. Atlantic Coast, U.S. Geological Survey Open-File Report 99-593; [38] Titus, James G. (1984). Planning for Sea Level Rise before and after a coastal disaster, Environmental Protection Agency; [39] Titus, J.G.: (1990) Greenhouse Effect, Sea Level Rise, and Landuse, Land use policy,Vol 7, pp53-138; [40] Titus, J.G. and Richman, C.: (2000). Maps of Lands Vulnerable to Sea Level Rise, Modeled Elevations along the U.S. Atlantic and Gulf Coasts, Climate Research 18, 205228; [41] UNFCCC (2006). Technologies for adaptation to climate change, Climate Change Secretariat. 89 [...]... biến động sử dụng đất 1.1.1 Khái niệm về biến động sử dụng đất Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên, KT-XH Như vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất. .. góp của chúng đến sự thay đổi đường bờ biển và phân tích để tạo ra một chỉ số thể hiện sự nhạy cảm dễ bị tổn thương tương đối của khu vực ven biển trước tác động của NBD [38] 5 Theo các nghiên cứu của Titus (1984) [37], Dean và cộng sự (1987) [24], mực NBD bao gồm: dâng do thủy triều, bão và BĐKH Sự dâng cao của mực nước biển dưới tác động của BĐKH sẽ gây ra tác động ngập lụt vùng đất ngập nước và vùng. .. nghiên cứu cho thấy, biến động SDĐ là xu thế tất yếu dưới sự tác động của hệ thống tự nhiên, KT-XH Tuy nhiên dưới sự tác động của hiện tượng NBD do BĐKH sẽ càng làm trầm trọng sự biến động nội tại của thống SDĐ Các công trình nhiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thường đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng NBD, tập trung đánh giá tổng hợp các tác động của NBD đến hệ thống tự nhiên,... ra, cần nghiên cứu các nội dung như sau − Điều tra, đánh giá hiện trạng SDĐ của khu vực nghiên cứu; − Đánh giá tác động của NBD đến sự biến động SDĐ; − Xác định các giải pháp ứng phó trước tác động của NBD đến sự biến động SDĐ ở khu vực nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Luận văn nghiên cứu lồng ghép vấn đề NBD do tác động của BĐKH vào trong quy hoạch SDĐ và đề xuất các giải... KT-XH và sử dụng hợp lý tài nguyên 1.2 Cơ sở khung đánh giá tác động của mực nước biển dâng Một khung công việc chung do Nicholl và các cộng sự (2003,2006), Smit và 16 cộng sự (2001) đề xuất giúp cho việc đánh giá tác động của mực NBD được rõ ràng [34,35,36] NBD với bất kỳ lý do nào cũng gây ra những tác động sinh - địa lý như mất đất, tăng khả năng xói mòn và lũ lụt Tiếp theo, những tác động này sẽ... vực ven bờ là các dải đồng bằng cát kéo dài theo bờ biển, dạng các bar cát vùng cửa sông ven biển Do tác động của gió tạo thành các cồn cát phân bố ở phần trung tâm của các dải cát ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình và TP Tam Kỳ 2.1.3 Địa hình Lịch sử phát triển địa hình đã phân chia tỉnh Quảng Nam thành hai vùng khác biệt rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng ven biển Vùng đồng bằng ven biển tỉnh. .. nước và vùng đất thấp ven biển như sau: − Tác động rõ rệt nhất của mực NBD, đề cập đến cả việc chuyển đổi các vùng đất cạn thành đất ngập nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước thành mặt nước Qua thời gian ngập lụt do NBD sẽ làm thay đổi vị trí đường bờ biển và làm ngập môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng − Nếu mực NBD từ từ như hàng ngàn năm qua, những vùng đất thấp (đất ngập nước, đất trên cạn,... điều chỉnh Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rất nhiều so với những tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích ứng (trừ trường hợp thích ứng không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)) Đánh giá tác động mà không tính đến các biện pháp thích ứng nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động (tức là tính tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự) 17 Khả năng tự thích... sâu tác động đến biến động của từng loại hình SDĐ 29 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, tổng diện tích tự nhiên 10.406km2, tọa độ địa lý 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” vĩ bắc Khu vực ven biển nằm ở phía Đông của tỉnh, phía Bắc giáp... Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Quảng Nam được tác giả chọn làm đề tài luận văn 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích 11 Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ việc lồng ghép vấn đề NBD do tác động của BĐKH vào trong quy hoạch SDĐ, phát triển kinh tế xã hội Đưa ra giải pháp giúp ứng phó với tác động của NBD trong bối cảnh hiện tại và ... SAU ĐẠI HỌC TẠ VĂN HẠNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số:... lý luận biến động sử dụng đất 15 Khái niệm biến động sử dụng đất .15 Những đặc trưng biến động sử dụng đất 15 Ý nghĩa thực tiễn việc đánh giá biến động sử dụng đất ... động nước biển dâng đến biến động sử dụng đất 63 Ma trận tác động nước biển dâng 63 Các tác động đất nước biển dâng 64 Đề xuất giải pháp thích ứng với dâng cao mực nước biển

Ngày đăng: 24/10/2015, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan