Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng chính: Đồ hộp nước cam ép và Puree chuối

112 2.8K 0
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả  với hai mặt hàng chính: Đồ hộp nước cam ép  và Puree chuối

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở nước ta, rau quả là ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp hàng hóa. Do nước ta có điều kiện sinh thái thuận lợi để trồng các loại rau quả có nguồn gốc địa lý khác nhau: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Mặt khác dân số nước ta đông do đó làm thị trường lớn tiêu thụ rau quả. Một lí do nữa là do sản xuất và chế biến rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Khảo sát thị trường rau quả đóng hộp Việt Nam và thế giới, trong đó có các sản phẩm đồ hộp nước ép và đồ hộp rau quả nghiền đang rất được ưa chuộng ở các nước khác. Ở Việt Nam, các sản phẩm tiện dụng như đồ hộp nước ép quả, puree cũng đang dần phổ trên khắp các siêu thị, cửa hàng buôn bán lẻ, các sản phẩm này ngày càng được khách hàng lựa chọn nhiều hơn so với các sản phẩm tươi do tính tiện dụng, thời gian bảo quản lâu và có thể phục vụ làm nguyên liệu cho một số loại thực phẩm khác như: bánh, kẹo,… Xuất phát từ tình hình thực tế là nước ta rất dồi dào nguyên liệu cam và chuối cũng như nhu cầu thị trường về các sản phẩm của nó em được giao nhiệm vụ: “Thiết kế nhà máy chế biến rau quả ” với hai mặt hàng chính:  Mặt hàng: Đồ hộp nước cam ép với năng suất 115 Đvspngày.  Mặt hàng: Puree chuối với năng suất 8,5 tấn nguyên liệungày.

Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 1 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 1 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền LỜI MỞ ĐẦU Rau quả là những thức ăn thiết yếu của con người. Rau quả cung cấp cho con người nhiều vitamin, muối khoáng. Gluxit của rau quả chủ yếu là các thành phần đường dễ tiêu hóa. Hàm lượng chất đạm trong rau quả tuy ít nhưng có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và dinh dưỡng. Chất béo trong rau quả không nhiều nhưng dễ tiêu và có những axit béo không thể thay thế được. Rau quả còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, có tác dụng giải các độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hóa thức ăn và có tác dụng chống táo bón… Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau quả không thể thiếu và ngày càng quan trọng. Ở nước ta, rau quả là ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp hàng hóa. Do nước ta có điều kiện sinh thái thuận lợi để trồng các loại rau quả có nguồn gốc địa lý khác nhau: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Mặt khác dân số nước ta đông do đó làm thị trường lớn tiêu thụ rau quả. Một lí do nữa là do sản xuất và chế biến rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Khảo sát thị trường rau quả đóng hộp Việt Nam và thế giới, trong đó có các sản phẩm đồ hộp nước ép và đồ hộp rau quả nghiền đang rất được ưa chuộng ở các nước khác. Ở Việt Nam, các sản phẩm tiện dụng như đồ hộp nước ép quả, puree cũng đang dần phổ trên khắp các siêu thị, cửa hàng buôn bán lẻ, các sản phẩm này ngày càng được khách hàng lựa chọn nhiều hơn so với các sản phẩm tươi do tính tiện dụng, thời gian bảo quản lâu và có thể phục vụ làm nguyên liệu cho một số loại thực phẩm khác như: bánh, kẹo,… Xuất phát từ tình hình thực tế là nước ta rất dồi dào nguyên liệu cam và chuối cũng như nhu cầu thị trường về các sản phẩm của nó em được giao nhiệm vụ: “Thiết kế nhà máy chế biến rau quả ” với hai mặt hàng chính: − Mặt hàng: Đồ hộp nước cam ép với năng suất 115 Đvsp/ngày. − Mặt hàng: Puree chuối với năng suất 8,5 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 2 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 2 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1.1. Sự cần thiết của đầu tư Với điều kiện thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa dạng, có chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đa số nông dân và các cơ sở sản xuất, thu mua đều thu hoạch và mua bán rau quả theo tập quán, không có quy trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng xuất khẩu của trái cây Việt Nam. Hơn nữa do kĩ thuật bảo quản rau quả tươi ở nước ta còn nhiều hạn chế vì vậy lượng rau quả hao hụt là rất lớn. Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nước ngoài, đa dạng hoá sản phẩm, nhận thấy việc xây dựng nhà máy sản xuất rau quả với hai sản phẩm chính là đồ hộp nước cam ép và puree chuối là hợp lý, có khả năng thu hồi lãi cao và là giải pháp làm tăng giá trị cho nông sản. Qua nghiên cứu, khảo sát nguồn cung ứng nguyên liệu thì việc đặt nhà máy tại Vĩnh Long là hợp lý do tại đây nguồn nguyên liệu cam dồi dào. Mặt khác, việc vận chuyển nguyên liệu cam từ các tỉnh lân cận như: Cần Thơ, Tiền Giang,…; chuối từ các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum,... và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre,…dễ dàng, giao thông thuận tiện. 1.2. Cơ sở thiết kế 1.2.1. Vị trí địa lí và đặc điểm thiên nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lí [11] Khu công nghiệp Hoà Phú tọa lạc tại xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm dọc Quốc lộ 1A, trên trục đường chính đi Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ và các Tỉnh phía Nam sông Hậu, có tổng diện tích 252 ha. Hoà Phú có vị trí địa lý tương đối thuận lợi như: cách thành phố Vĩnh Long 10km, cách cảng Bình Minh trong KCN Bình Minh 20km, Cảng Vĩnh Long 10km, cách cảng Cần Thơ 35km và thành phố Hồ Chí Minh 140km. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 3 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 3 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 1.2.1.2. Đặc điểm thiên nhiên [12], [13] − − − Hướng gió chủ đạo: Tây Nam – Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hằng năm: 1400–1450mm. Độ ẩm không khí bình quân hằng năm: 79,8%. 1.2.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu Nguồn nguyên liệu cam được thu nhận chủ yếu từ các tỉnh phía Nam như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ,…; các tỉnh Bắc Bộ như: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái,…; các tỉnh Bắc Trung Bộ như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… Nguồn nguyên liệu chuối được thu mua chủ yếu từ các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre,…và các tỉnh Tây Nguyên như : Đắk Lắk, Đắk Nông,…. 1.2.3. Nguồn cung cấp điện Điện được sử dụng để chạy động cơ, thiết bị và chiếu sáng. Nhà máy sử dụng điện lưới Quốc gia có dọc theo quốc lộ 1A. Ngoài ra nhà máy cũng dự trữ thêm máy phát điện dự phòng. 1.2.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu Nhà máy sử dụng hơi đốt cung cấp từ lò hơi riêng của nhà máy. Lò hơi sử dụng nhiên liệu là dầu FO, dầu DO,... Các loại này được cung cấp từ các trạm xăng dầu của tỉnh. 1.2.5. Nguồn cung cấp nước Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trong nhất cho sản xuất thực phẩm. Để đáp ứng được điều đó nhà máy sử dụng nguồn nước từ mạng lưới nước do công ty cấp nước Vĩnh Long cung cấp đã qua hệ thống xử lí nước. 1.2.6. Nước thải Nước thải nhà máy sau khi xử lí được đưa ra hệ thống xử lí nước thải riêng của nhà máy, sau đó đến khu xử lí nước thải chung của khu công nghiệp và được thải ra ngoài đúng nơi quy định. 1.2.7. Nguồn nhân lực Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 4 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 4 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nhà máy tuyển lao động ở tại Vĩnh Long và các địa phương lân cận. Công nhân được tuyển phần lớn có trình độ học vấn lớp 9–12, khi học qua khóa đào tạo vận hành thiết bị và mọi hoạt động khác, chắc chắn sẽ được đội ngũ công nhân lành nghề, đảm bảo cho nhà máy hoạt động tốt. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý: nhà máy sẽ tiếp nhận các kỹ thuật của các trường đại học trên toàn quốc. Đây là lực lượng nòng cốt của nhà máy, được đào tạo cơ bản, dễ dàng nắm bắt được các tiến bộ của các thành tựu khoa học kỹ thuật mới của các nước tiên tiến trên thế giới, góp phần cải tiến kỹ thuật, công nghệ của nhà máy. 1.2.8. Tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm được đưa ra thị trường trong nước và có thể xuất khẩu ra nước ngoài, ngoài ra còn cung ứng cho các công ty thực phẩm tạo ra các sản phẩm đồ hộp khác và nhà máy chế biến bánh kẹo. Qua việc khảo sát tình hình ở trên, em quyết định chọn địa điểm khu công nghiệp Hoà Phú, Vĩnh Long để xây dựng nhà máy. Các điều kiện trên cho phép giảm bớt chi phí đầu tư, đảm bảo sự hoạt động liên tục, giảm được giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc xây dựng nhà máy sản xuất rau quả với hai sản phẩm chính là đồ hộp nước cam ép với năng suất 115 Đvsp/ngày và sản phẩm puree chuối với năng suất 8,5 tấn nguyên liệu/ngày là hoàn toàn có tính khả thi. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 5 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 5 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Nguyên liệu 2.1.1. Nguyên liệu cam [14] 2.1.1.1. Nguồn gốc Cam (danh pháp khoa học là citrus) là loại cây ăn quả cùng họ với bưởi, nó có quả nhỏ hơn bưởi, vỏ mỏng. Cây cam được biết đến rất lâu, từ khoảng 2200 trước công nguyên. Cam được trồng phổ biến ở Ấn Độ, sau đó lan rộng về phía đông và đến cả vùng Đông Nam Á. Vào khoảng thế kỉ thứ 3 TCN, cây cam được đem đến Châu Âu và lan rộng ra vùng Địa trung Hải. Ngày nay, cây cam được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. 2.1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại cam khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia và địa phương. Trong thương mại, cam được chia thành hai loại: cam ngọt (sweet orange) và cam chua (sour orange). Trong đó, cam chua thường dùng trong sản xuất mứt cam. Sau đây là một số loại cam ngọt thường gặp.  Cam tròn Cam tròn phổ biến nhất là loại Valencia, có nguồn gốc từ đảo Azores và Bồ Đào Nha. Quả cỡ nhỏ tới trung bình, vỏ mỏng, da cam nhẵn, màu cam sáng, hấp dẫn. Quả có mùi vị đặc sắc ngay khi còn tươi hay sau khi đã được chế biến nước ép. Khi quả chín trên cây, nó chuyển sang màu cam sang nhưng khi nhiệt độ nóng lên làm cho da hấp thụ lại chlorophyll từ lá nên cam chín có màu xanh nhạt. Loại cam này chủ yếu dùng làm nước quả với chất lượng nước ép tốt nhất do chứa nhiều dịch quả có màu sậm và bền, ít hạt nên không tạo vị đắng.  Cam Navel Giống cam này được trồng nhiều ở Brazil, Trung Quốc,… Cam Navel có quả to hơn giống Valencia và các loại cam ngọt khác. Quả có màu vàng đậm sáng cho tới cam, da hồ đào dày và dễ lột vỏ, không hạt. Quả cho chất lượng tốt khi đạt độ chắc và khối lượng nhất định, cho nhiều nước quả. Thời tiết lạnh làm màu quả càng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 6 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 6 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền vàng sáng vì thế quả có thể chín và vẫn còn màu xanh nhạt trên da. Giống cam này ít được dùng trong chế biến nước quả vì trong quá trình chế biến dễ phát sinh vị đắng.  Cam Blood (Cam đỏ) Đây là loài quả được xem là ngon và hấp dẫn nhất trong các loại quả có múi được tìm thấy đầu tiên ở Địa Trung Hải. Quả cỡ trung bình, vỏ mỏng, có ít hoặc không hạt, màu đỏ sậm sáng đẹp. Nhược điểm lớn nhất là hàm lượng anthocyanin tạo màu đỏ đậm có khuynh hướng bị nhạt trong quá trình chế biến và bảo quản. Anthocyanin còn là chất chống oxy hóa mạnh tạo nhiều gốc tự do gây ung thư, lão hóa, bệnh nhẹ,… Loại cam này thường được dùng để ăn tươi, ăn kèm salad, dùng rôti hoặc nướng thịt.  Cam ngọt (acidless orange) Loại cam này được trồng chủ yếu ở Địa Trung Hải. Do nước quả có độ ngọt quá cao và hàm lượng axít thấp không đủ khả năng ức chế vi sinh vật nên loại cam này không thích hợp cho sản xuất nước ép. Cam Valencia Navel Cam Blood Cam Cam ngọt Hình 2.1 – Các loại cam phổ biến trong thương mại [14] Ở Việt Nam, cam được chia làm 3 loại: cam chanh, cam sành và cam đắng. Một số giống cam phổ biến ở nước ta như cam Xã Đoài (Nghệ An), cam Động Đình, cam đường,…  Cam Xã Đoài (Nghệ An) Cây tương đối cao, có ít cành lá (cành quả), được trồng ở Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Quả ngon, thơm có vỏ mỏng và bóng, vị ngọt đậm, ít xơ, dùng chủ yếu trong sản xuất nước cam và mứt cam. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp  Cam đường Trang 7 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 7 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Quả trung bình 100g, vỏ mỏng, màu vàng đỏ hay đỏ sẫm, dễ bóc, múi dễ chia. Có ba loại chính là Cam giấy với các giống Cam Canh (Hà Nội), Cam Đồng Dụ (Hải Phòng), Cam Ngọc Cục và Cam Hành Thiện (Nam Hà); Cam Bù, Cam chua ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), Cam voi ở Tuyên Hóa (Quảng Bình).  Cam sành Quả có vỏ sần sùi và mịn, vỏ dày, khi chín có màu vàng hay đỏ sẫm, dễ bóc vỏ, ruột đỏ, hạt có màu nâu lục, vị ngọt, hơi chua, hương vị ngon như quýt Ôn Chân (Nhật Bản), thích hợp làm đồ hộp quả nước đường. Giống phổ biến là cam Bố Hạ, trồng ở bãi phù sa Hà Bắc trên đất thoát nước; quả dẹt, nặng trung bình 200–250g, màu vàng đỏ đẹp chín vào tháng 11–12–1 năm sau, dịp Tết Nguyên đán. Cam sành còn có tên là Citrus nobilis Lour. Cam Xã Đoài Cam đường Cam sành Hình 2.2 – Hình ảnh một số loại cam ở nước ta [14] 2.1.1.3. Cấu tạo của quả cam Cấu tạo của quả cam gồm có những phần sau: − Lớp vỏ ngoài (flavedo): có màu cam hoặc màu xanh tùy theo giống. Lớp vỏ ngoài có chứa rất nhiều các túi tinh dầu. − Lớp cùi trắng (albedo): có chứa pectin và cellulose. − Múi cam: bên trong có chứa những tép cam, trong đó có chứa dịch bào. − Hạt cam: chứa mầm cây. − Lõi: là phần nằm ở trung tâm của quả cam, thành phần tương tự lớp cùi trắng. 2.1.1.4. Thành phần hóa học của cam [Bảng 2.1 – Phụ lục] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 8 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 8 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 2.1.1.5. Thu hoạch và bảo quản Ở nước ta, cam được trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1–2, có quả vào tháng 11–12. Cam cũng như các loại quả có múi khác thường được thu hái khi mới bắt đầu chín. Có thể dùng kéo cắt cuống sát mặt quả. Sau khi thu hái nên để quả ở điều kiện bình thường trong 12–14 giờ để ổn định hô hấp. Trong thời gian đó, tiến hành lựa chọn theo độ chín, kích thước, loại bỏ những quả bầm dập, xây xát. Trong trường hợp quả nhiễm bẩn nhiều thì phải rửa rồi để khô ráo. Để chống nhiễm trùng có thể bôi vôi vào cuống. Để bảo quản cam trong thời gian dài, người ta thường sử dụng một số phương pháp như bảo quản trong cát, bằng hóa chất, nhiệt độ thấp,… 2.1.2. Nguyên liệu chuối 2.1.2.1. Nguồn gốc [15] Cây chuối có tên khoa học là Musa spp., chi Musa, thuộc họ Musaceae. Chuối có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Các cuộc khảo cổ đã chứng minh rằng chuối là một trong những loại quả xưa nhất được người ta dùng làm thực phẩm. Cây chuối được nhập vào các nước châu Mỹ La−tinh và mang tên Plantano. Ngày nay, người dân Nam Mỹ vẫn gọi nó như vậy. Đến nay, người ta ước lượng có khoảng 100–300 giống chuối trên thế giới. 2.1.2.2. Phân loại [5] Ở Việt Nam cây chuối được trồng khắp các miền , tuy nhiên chất lượng và sản lượng chuối ở miền Nam cao hơn miền Bắc và miền Trung vì điều kiện khí hậu ở miền Nam nóng và ấm phù hợp cho sự phát triển của cây chuối. Ở nước ta có khá nhiều giống chuối, chúng thường được phân biệt dựa vào hình dạng của cây chuối. Có ba loại chính là: chuối tiêu, chuối goòng và chuối bom. Ngoài ra còn có chuối ngự, chuối cau, chuối lá, chuối hột,…  Chuối tiêu (chuối già, nhóm Cavendish, Gros michel) Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 9 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 9 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nhóm này là phổ biến nhất, chất lượng ngon (nhất là vào mùa lạnh, nhiệt độ 20−26oC), thích hợp nhất để ăn tươi. Chuối tiêu có hai giống chính: tiêu lùn và tiêu cao. Chuối được trao đổi trên thị trường thế giới chủ yếu ở dạng tươi.  Chuối goòng (chuối tây, chuối sứ, chuối xiêm) Đây là giống chuối đã nhập nội từ lâu đời. Chất lượng ngon nhất là vào mùa nóng. Cây chuối goòng chịu nước hơn chuối tiêu. Lá dùng để gói bánh. Hoa chuối và thân cây non được dùng để làm rau ăn (rau chuối).  Chuối bom (pomme, có hương táo tây, chuối cau lai) Mới nhập nội sau 1960 và trồng tập trung ở vùng bảy xã Cây Gáo thuộc tỉnh Đồng Nai. Quả nhỏ, vỏ và ruột vàng, vị chua hơn hai loại chuối trên, thích hợp cho chế biến vì biến màu ít hơn so với hai loại trên. Cây chuối bom chịu hạn tốt, có thể trồng trên đồi dốc đến 45o.  Chuối ngốp Có 2 loại là cao và thấp, trái tương đối lớn, vỏ đầy, nâu đen khi chín, thịt quả nhão, ăn hơi chua. 2.1.2.3. Cấu tạo của quả chuối [16] Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3–20 nải. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50kg. Một quả trung bình nặng 125g, trong số đó vào khoảng 70–80% là nước và 20–30% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali. 2.1.2.4. Thành phần hóa học [17] Chuối là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Trái chuối chín chứa 70–80% nước, 20–30% chất khô, chủ yếu là đường, trong đó đường khử chiếm 55%. Hàm lượng protein thấp, từ 1–1,8% gồm 17 loại axit amin, chủ yếu là histidin. Lipit không đáng kể. Axit hữu cơ trong chuối chỉ vào khoảng 0,2%, chủ yếu là axit malic và axit oxalic, vì thế chuối có độ chua dịu. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 10 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 10 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Chuối chứa ít vitamin (carotin, các vitamin B, C, axit pantoteic, axit folic, inositol) nhưng hàm lượng cân đối; ngoài ra còn có muối khoáng, pectin và hợp chất polyphenol. Thành phần hóa học của một số giống chuối: [Bảng 2.2 – Phụ lục] 2.1.2.4.1. Gluxit Các hợp chất gluxit đóng góp vào việc làm tăng hàm lượng chất khô trong sản phẩm, tạo nên hương vị đặc trưng của đồ hộp nước chuối. Ngoài yếu tố cảm quan, các hợp chất gluxit sinh năng lượng nên làm tăng giá trị dinh dưỡng. Đối với các polysaccharide như pectin, giá trị sinh học đối với cơ thể là khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế các bệnh lý về đường tiêu hóa… Ngoài ra các hợp chất gluxit còn tham gia cấu tạo nên các hợp chất glycoside đóng vai trò rất quan trọng trong phòng và chữa bệnh. 2.1.2.4.2. Protein Protein trong quả chủ yếu là các enzym, đây là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng không mong muốn, điển hình là sự biến màu của dịch chiết chuối từ màu trong sang nâu thẫm. Thêm nữa là quá trình kết tủa protein của dịch chiết chuối, làm cho dịch sản phẩm không đồng nhất và không phù hợp về mặt cảm quan. Xử lí hóa chất trong quá trình xử lý nguyên liệu mục đích là để vô hoạt các enzym bất lợi (như polyphenoloxydase gây biến màu sẫm). 2.1.2.4.3. Chất béo (lipit) Chuối có ít chất béo. Chất béo tồn tại ở màng nguyên sinh chất của tế bào hoặc trong các mô dự trữ. Hàm lượng chất béo thấp nên gần như không ảnh hưởng đến công nghệ chế biến. 2.1.2.4.4. Các chất thơm Các chất thơm tạo hương thơm đặc trưng cho sản phẩm. Trong chuối, isoamyl−acetate hương chuối chín, là mùi thơm đóng vai trò chủ đạo. Chúng dễ bay hơi nên dễ bị mất trong quá trình chế biến nhất là khi gia nhiệt. Vì vậy cần chọn một chế độ xử lý thích hợp và có biện pháp thu lại hương. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 2.1.2.4.5. Các axit Trang 11 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 11 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Các axit hữu cơ có trong chuối đóng vai trò tạo vị, có thể bổ sung thêm axit nhằm đạt được độ đường/axit cần thiết trong nước quả và giúp chống oxy hoá. Các axit hiện diện trong chuối là axit malic, citric, oxalic và tartaric. Độ pH của chuối vào khoảng 4,5÷5,2. 2.1.2.4.6. Các khoáng chất Khoáng chất trong chuối có nhiều ứng dụng quan trọng trong y học. Ngoài một số thành phần như canxi, kali, phospho, trong chuối còn có magie, natri, các clorua, phosphat, lưu huỳnh cũng như các vitamin thiết yếu. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt, cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hoá. Thành phần các khoáng chất chủ yếu trong 100g chuối [Bảng 2.3 – Phụ lục] 2.1.3. Các nguyên liệu phụ [18] 2.1.3.1. Nước Nước sử dụng trong công nghệ chế biến rau quả cần phải đạt các chỉ tiêu yêu cầu sau đây: − Nước phải trong suốt, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các vi sinh vật gây bệnh. − Nước phải thỏa mãn về chỉ tiêu độ cứng, độ kiềm, độ oxy hóa, độ cặn và chỉ số vi sinh. − Nước sử dụng trong công nghệ chế biến rau quả phải là nước mềm, có độ cứng tạm thời khoảng 0,7mg đương lượng canxi/lít, độ cứng vĩnh cữu vào khoảng 0,4–0,7mg đương lượng canxi/lít. 2.1.3.2. Đường Sử dụng đường saccharose, tinh thể đường màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi, khô, không vón cục, không có mùi vị lạ, khi pha trong nước thu được dung dịch màu trong suốt. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 2.1.3.3. Axit citric Trang 12 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 12 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Trong công nghiệp sản xuất nước uống, người ta thường sử dụng các axit hữu cơ như axit citric, axit malic,… xúc tác phản ứng thủy phân đường saccharose để tạo dung dịch syrup đường nghịch đảo. Trong đó axit citric được dùng phổ biến nhất, do axit citric có nhiều trong rau quả tự nhiên, nhất là trong quả có múi. Trước đây, axit citric được sản xuất từ chanh. Ngày nay được sản xuất từ mật rỉ theo phương pháp lên men bằng chủng nấm mốc Aspergillus niger. Tiêu chuẩn của axit citric nguyên liệu dùng trong sản xuất thực phẩm được quy định theo TCVN 5561–1991 như sau: − Chỉ tiêu cảm quan [Bảng 2.4 – Phụ lục] − Chỉ tiêu hóa học [Bảng 2.5 – Phụ lục] 2.2. Sản phẩm 2.2.1. Đồ hộp nước cam ép 2.2.1.1. Một số sản phẩm đồ hộp nước cam ép Hình 2.3 – Một số sản phẩm đồ hộp nước cam ép [19] 2.2.1.2 Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm − − Hàm lượng chất khô: 14–16%. − pH = 4–4,3. Cảm quan: sản phẩm phải có hương vị, màu sắc đặc trưng của nước cam, vị chua nhẹ, cho phép có sự lắng nhẹ thịt quả ở đáy bao bì. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 13 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 13 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 2.2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm [19] Nước cam ép là nguồn cùng cấp vitamin C dồi dào (15–20%) giúp thúc đẩy quá trình giải độc và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hợp chất Citrus Limonoid có trong cam ép giúp phòng chống ung thư vú và ung thư phổi. Ngoài ra nước cam ép còn giúp tăng cường độ đàn hồi của thành mạch, giúp ngăn ngừa các trường hợp bị xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Trong cam có những hợp chất khác lại có khả năng chống oxy hóa cao hơn gấp 6 lần so với vitamin C: hesperidin từ flavanoid, có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép và hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Khi uống nước cam đều đặn, chúng ta (đặc biệt là trẻ nhỏ) có thể tận hưởng những dưỡng chất từ loại trái cây chua này (ít calo, giàu vitamin) và có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. 2.2.2. Puree chuối 2.2.2.2 Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm − Độ khô của sản phẩm: 20–30%. − Độ ẩm: 70–80%. − Màu sắc: màu vàng của chuối, không bị xỉn màu. − Mùi vị: mùi đặc trưng của chuối, vị ngọt dẻo, không lẫn mùi vị lạ. − Trạng thái: không ở dạng sệt của chuối nghiền. 2.2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm [20] Chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt, chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại axít amin thiết yếu của cơ thể. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chuối còn là một nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 14 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 14 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền những người làm việc nặng nhọc, do đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. 2.3. Chọn phương án thiết kế 2.3.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình ép [1] 2.3.1.1. Định nghĩa Trong sản xuất nước rau quả, quá trình chế biến sản phẩm bằng cơ học do một áp lực bên ngoài tác dụng gọi là ép và thực chất quá trình ép là quá trình tách chất lỏng (dịch bào) ra khỏi bã rắn (nguyên liệu). 2.3.1.2. Các biến đổi trong quá trình ép Công đoạn ép là một quá trình cơ học tác động vào sản phẩm chủ yếu làm thay đổi cấu trúc của thực phẩm về mặt vật lý, các thiết bị ép hoạt động dựa trên các trục quay ép khích vào nhau đẩy nguyên liệu qua các trục quay làm phá vở màng tế bào và thoát dịch ra bên ngoài.  Trên phương diện vật lý: có sự tăng nhiệt độ do ma sát, làm thay đổi kích thước và hình dạng rau quả. Về mặt hóa học, trong suốt thời gian nguyên liệu lưu trong thiết bị thì độ ẩm của nguyên liệu không thay đổi nhưng sau khi nguyên liệu ra khỏi thiết bị ép thì độ ẩm của nguyên liệu giảm một cách đáng kể. Trong quá trình ép, vật liệu được đưa vào ép bị biến đổi về mặt hóa lý như liên kết chất khô trong vật liệu, thành phần hóa học bị thay đổi là do khi ép ta thu được phần lỏng là dung dịch bao gồm các chất tan, không tan và có thể có những xác tế bào, mảnh vụn cellulose,… Phần bã (phần chất rắn) là phần còn lại của nguyên liệu sau khi đã tách chất lỏng đã bị biến đổi so với ban đầu trong quá trình xử lí. Chất lỏng là thành phần thu được, đó là một hệ keo phức tạp có chứa nhiều thành phần khác nhau mà yêu cầu phải có độ tinh khiết cao.  Về mặt cơ học: quá trình ép là quá trình biển đổi chủ yếu về mặt vật lý, còn hóa học, sinh học biến đổi không đáng kể. Tuy nhiên có thể có một số enzym bị hao hụt, Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 15 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 15 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền vitamin và một số chất ra khỏi tế bào,… Mặt khác quá tình ép cũng tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển gây hư hỏng khối sau khi ép. Khi ép chất lỏng cần tiêu hao một năng lượng để phá vỡ tế bào, để khắc phục lực liên kết của pha lỏng với bã rắn, cũng như để khắc phục sức cản thủy lực của các mao quản đó. 2.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép  Tính chất vật liệu Quá trình ép chịu ảnh hưởng lớn của tích chất vật liệu là sự liên kết ẩm − rắn trong vật liệu hay tính thẩm thấu của tế bào, còn ảnh hưởng của mức độ xử lí nguyên liệu trước khi ép nhằm phá vỡ tế bào làm yếu đi các liên kết hóa lý. Ép quả: gọt vỏ, bỏ mắt, bỏ lõi,… để tạp chất không lẫn vào nước quả sau này. Hay nghiền sơ bộ để phá vỡ phần cellulose quanh tế bào để ép được dễ hơn. Do phần xơ trong các loại quả không nhiều và không cứng nên việc xử lý trước khi ép không phức tạp. Có nhiều trường hợp khi ép quả dùng phương pháp ép lại và có phun nước nóng 46oC.  Áp lực ép Áp lực ép do máy ép tạo nên, khi khối nguyên liệu bị ép lại thì áp suất chất lỏng trong tế bào tăng lên làm rách màng tế bào và chất lỏng lộ ra. Tùy theo tính chất của màng tế bào, các nguyên liệu khác nhau thì áp suất trong khối vật liệu ép phải đạt được đến giới hạn nhất định để màng tế bào bị rách. Áp suất đối với dịch quả trái cây là 7–10 atm. Khi áp lực tăng hiệu suất ép tăng nhưng có giới hạn vì nếu áp suất tăng quá cao tế bào bị sít lại cản trở sự thoát chất lỏng do ống mao quản bị tắc. Thực tế ta chọn vận tốc thích hợp cho từng loại nguyên liệu và thiết bị, còn phụ thuộc vào thao tác và độ cố định của vật liệu.  Vận tốc máy ép: khi vận tốc tăng thì năng suất ép tăng, vận tốc giảm thì thời gian ép kéo sẽ kéo dài. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại thiết bị ép, thao tác vận hành máy ép, vấn đề cung cấp năng lượng,… Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 16 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 16 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Hiệu suất ép được tính theo công thức: B = a(φ1 + φ2)k.b, (%) Trong đó: a: hệ số tính đến sự tổn thất nước ép do bã và thiết bị thấm ướt. k: hệ số đặc trưng cho sự bảo toàn mao dẫn. φ1: mức độ biến tính chất nguyên sinh khi cơ chế (0–1). φ2: mức độ phá vỡ màng chất nguyên sinh khi ép (0,1–0,2). 2.3.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình nghiền [1] 2.3.2.1. Mục đích Quá trình nghiền nhỏ vật liệu trong máy nghiền là nhờ các lực cơ học. Có thể phân loại các dạng tác dụng cơ học nhằm phá vỡ vật liệu đem nghiền. Lực cơ học tác dụng vào nguyên liệu phải lớn hơn lực liên kết giữa các phần tử cấu thành nên nguyên liệu hoặc phải thực hiện một công thắng lực liên kết giữa các phần tử đó. Tùy theo kết cấu của từng loại máy nghiền mà lực phá vỡ vật liệu đem nghiền có thể là lực nén, ép, chẻ, bẻ, cắt, xẻ, ép trượt, va đập hoặc do một vài lực trên cùng tác dụng đồng thời. Công nghiền phụ thuộc vào: lực tác dụng kết cấu máy các cơ cấu truyền động và tính chất cơ lí của vật liệu đem nghiền như độ cứng độ ẩm, tính chất của vỏ hạt. 2.3.2.2. Tính chất của nguyên liệu  Độ bền và độ cứng Độ bền và độ cứng ảnh hưởng khả năng chịu nén của nguyên liệu. Với những nguyên liệu có độ bền khác nhau, sẽ gây ra những độ nén khác nhau. Với nguyên liệu có độ bền độ cứng cao thì sự phân chia các nguyên liệu trong quá trình nghiền sẽ khó khăn hơn và tốn nhiều năng lượng hơn. Còn các nguyên liệu có độ bền độ cứng thấp thì dễ gây ra bụi trong quá trình nghiền. Do đó, tùy vào từng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 17 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 17 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền nguyên liệu với độ bền, độ cứng khác nhau mà quá trình nghiền và phương pháp nghiền sẽ khác nhau, với năng suất và chất lượng khác nhau.  Độ nhớt Độ nhớt (đối với những nguyên liệu có độ nhớt) sẽ tạo nên khả năng chịu biến dạng (biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo) cho nguyên liệu. Độ nhớt chính là sự kết dính trong nguyên liệu hay khả năng liên kết các phần tử trong nguyên liệu. Để phá thể thường cần lực tác động lớn hơn lực tĩnh.  Độ ẩm Độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến cơ tính của nó. Độ ẩm ảnhhưởng tới “hoạt động” của các phần tử trong nguyên liệu. Với những nguyên liệu có độ ẩm cao sẽ làm cho các phân tử của nó “hoạt động” mạnh do đó lực liên kết của các phân tử sẽ giảm làm giảm độ bền cũng như độ cứng nên khả năng phân chia sẽ dễ dàng. Ngược lại thì lực liên kết tăng nên độ bền cao nên việc phá vỡ đòi hỏi tốn nhiều năng lượng. Vì vậy nguyên liệu có độ ẩm cao sẽ làm cho sản phẩm sau nghiền dễ bị nhão, đặc quánh do có chứa một hàm lượng nước nhất định, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Còn nguyên liệu có độ ẩm thấp thì làm cho quá trình nghiền nhỏ không đều, tạo ra nhiều bụi và tốn nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến chi phí năng lượng riêng. Cho nên độ ẩm nguyên liệu vào khoảng 40% −60% là phù hợp nhất cho quá trình nghiền.  Kích thước và hình dạng nguyên liệu Kích thước nguyên liệu lớn hay nhỏ sẽ xác định phương pháp nghiền và cấu tạo của bộ phận nghiền, cũng như chất lượng của quá trình nghiền. Những nguyên liệu kích thước lớn sẽ đòi hỏi cấu tạo của bộ phận nghiền phức tạp nếu như yêu cầu sản phẩm có hạt nhỏ, ngoài ra kích thước lớn còn làm cho quá trình nghiền vỡ tốn nhiều năng lượng và sản phẩm nghiền ít đồng bộ. Còn kích thước quá nhỏ sẽ gây ra nhiều bụi trong quá trình nghiền làm năng suất nghiền bi giảm. Hình dạng nguyên liệu ảnh hưởng đến khả năng phân chia của nguyên liệu. Nguyên liệu có các hình dạng khác nhau thì khả năng chịu lực không như nhau nên Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 18 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 18 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền kết quả phá vỡ là khác nhau, độ đồng đều khác nhau tạo nên sản phẩm có chất lượng không giống nhau. Đối với nghiền thì nguyên liệu hình tròn sẽ cho chất lượng cao nhất.  Trạng thái bề mặt và hệ số ma sát của nguyên liệu Với những trạng thái bề mặt khác nhau của nguyên liệu nghiền sẽ quyết định đến phương pháp nghiền sao cho có hiệu quả kinh tế nhất. Với những nguyên liệu có bề mặt gồ ghề và hệ số ma sát cao thì thích hợp với phương pháp nghiền theo kiểu chà xát và ép dập do nguyên liệu có độ bám lớn nên dễ dàng bị ép vỡ hay chà xát mà vỡ hơn so với cách va đập hay cắt nghiền. Do đó sẽ tốn ít năng lượng hơn, tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu quả kinh tế cao. Với những bề mặt nhẵn bóng và bằng phẳng, thì có hệ số ma sát thấp nên dễ trơn trượt khi ép hay chà xát, mà chỉ thích hợp với phương pháp va đập do nguyên liệu sẽ không bị bám dính vào bộ phận nghiền. Ngoài các yếu tố trên thì quá trình nghiền còn phụ thuộc vào độ đồng đều của nguyên liệu. 2.3.3. Chọn phương án ép cam [3] Ép là công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất nước cam ép, các điều kiện, thông số kỹ thuật, phương pháp ép đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Đối với cam thì cần áp lực ép là 7–10 atm. Một số phương pháp ép như sau:  Ép trục vít: ưu điểm của phương pháp này là máy làm việc liên tục, có thể sử dụng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau, năng suất của máy ép lớn, có thể lên tới 5 tấn nguyên liệu trong 1 phút. Nguyên liệu bị xé nát thành từng mảnh, nguyên liệu cứng, nhiều xơ.  Ép thủy lực: có thể dùng cho vật liệu cứng và có sợi. Áp lực ép có thể tạo ra bằng phương pháp cơ học (lò xo), thủy lực (áp lực dầu) hoặc không khí nén.  Ép khí: lực tác dụng lên nguyên liệu là không khí nén. Phương pháp ép này dùng để ép các loại trái cây mềm tránh sự vò nát, được dùng nhiều trong dây chuyền sản xuất nước quả trong cho các nguyên liệu không cứng như dứa, cam, quýt. Phương Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 19 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 19 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền pháp ép này rất tốt vì quá trình ép không phá vỡ những cơ cấu cứng của nguyên liệu vỏ, cuống, xơ, là những chất không có lợi cho thành phần của nước quả. Chọn phương pháp ép trục với máy ép trục vít. 2.3.4. Chọn phương pháp nghiền chuối [3] Một số phương pháp trong công nghệ đồ hộp:  Bơm nghiền: bơm nghiền thường dùng để gia công các nguyên liệu mà trong đó có chứa nước nhiều.  Máy đồng hóa: được dùng để làm tơi và nhỏ mịn các thực phẩm lỏng nhằm tăng độ tiêu hóa và vẻ mịn màng của sản phẩm. Với những đặc điểm của hai phương pháp nghiền như trên thì có thể chọn phương pháp ép đùn và đồng hóa. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 20 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 20 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 3 CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.1. Quy trình công nghệ 3.1.1 Mặt hàng đồ hộp nước cam ép Nguyên liệu Bảo quản tạm thời Chọn lựa, phân loại, ngắt bỏ cuống, Quả lá xanh, quả dập, cuống, lá Rửa Nước Chọn lựa Chần Bóc vỏ Vỏ Ép Bã Lọc Hạt, thịt quả to, những phần vỏ Phối trộn Xiro đường Thanh trùng Sản phẩm nước cam ép Rót hộp Hộp vô trùng Hoàn thiện sản phẩm Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 3.1.2. Mặt hàng puree chuối Trang 21 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 21 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nguyên liệu chuối Bảo quản tạm, dấm chín Rửa sơ bộ Nước Lựa chọn, phân loại Nước Rửa Bóc vỏ, tước xơ Quả hư hỏng Tạp chất Vỏ, xơ Xử lí hóa chất Chà Bài khí Đồng hóa Thanh trùng Rót hộp Hộp vô trùng Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm puree chuối Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 3.2. Thuyết minh quy trình Trang 22 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 22 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 3.2.1. Mặt hàng nước cam ép 3.2.1.1. Nguyên liệu và bảo quản tạm Cam được sử dụng để chế biến nước quả đóng hộp là cam sành. Cam được hái vào ngày tạnh ráo, khi sương đã khô và dịu nắng. Để cam ổn định hô hấp (sau khi hái, cường độ hô hấp quả tăng nhanh), 12−24h sau khi hái mới đem vào kho để tồn trữ. Cam sau khi được vận chuyển từ cơ sở thu mua về thì được bảo quản tạm trong kho lạnh. Với cam đã chín, tồn trữu ở 2−4oC, độ ẩm không khí 85−90%, với cam chưa chín thì cần tồn trữ ở 5−7oC để đảm bảo quá trình chín tiếp. 3.2.1.2. Lựa chọn, phân loại, ngắt cuống, lá − Mục đích: Lựa chọn những quả héo, bị dập, bị sâu, bị thối trong quá trình bảo quản tạm. Sau đó tiến hành ngắt cuống, lá, làm sạch sơ bộ để chuẩn bị cho quá trình rửa. − Cách tiến hành: quá trình này được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Cam được di chuyển trên băng tải, công nhân được bố trí hai bên băng tải để thực hiện quá trình lựa chọn, tiến hành ngắt cuống, lá cho quả cam. Vận tốc băng tải từ 0,12– 0,15m/s. Chiều rộng của băng tải khoảng 60–80cm. Nguyên liệu phải được dát mỏng trên băng tải thì quá trình thực hiện được tốt hơn. 3.2.1.3. Rửa − + Mục đích: Nhằm loại bỏ bụi bặm, đất cát theo nguyên liệu và dây chuyền, giảm lượng vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. + Rửa còn nhằm mục đích tẩy sạch một số chất hóa học gây độc hại được dùng trong kỹ thuật nông nghiệp như thuốc trừ sâu,… − Cách tiến hành: sử dụng máy rửa sủi bọt khí. 3.2.1.4. Lựa chọn, − Mục đích: lựa chọn những loại nguyên liệu đạt chất lượng tốt sau khi rửa. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 23 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 23 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Trong quá trình chế biến rau quả muốn sản phẩm đạt chất lượng tốt và ổn định trước hết chất lượng của nguyên liệu phải ổn định. Đối với nguyên liệu rau quả, được thu hoạch từ các vùng trồng trọt để đưa vào sản xuất thường chất lượng của các thành phần không đồng nhất. Do đó trước khi đưa vào sản xuất nguyên liệu cần phải qua quá trình kiểm tra. − Cách tiến hành: quá trình này được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Hình 3.1 – Lựa chọn trên băng tải Cam được di chuyển trên băng tải, công nhân được bố trí hai bên băng tải để thực hiện quá trình kiểm tra, loại bỏ những quả cam chưa đạt yêu cầu: quả bị dập, quả hư hỏng,…Vận tốc băng tải từ 0,12–0,15m/s. Chiều rộng của băng tải khoảng 60–80cm. Nguyên liệu phải được dát mỏng trên băng tải thì quá trình kiểm tra sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 3.2.1.5. Chần − Mục đích: chần quả nhằm mục đích bóc vỏ và tước xơ dính ở múi được dễ dàng. − Cách tiến hành: người ta tiến hành chần cam bằng cách nhúng vào nước sôi 100 oC trong thời gian là 56÷60s. Sau đó để nguội tự nhiên trong không khí trong lúc chờ bóc vỏ. Ở đây sử dụng thiết bị chần liên tục dạng băng tải. 3.2.1.6. Bóc vỏ − Mục đích: loại bỏ các phần không ăn được, có giá trị dinh dưỡng thấp không phù hợp cho việc sản xuất ví dụ như vỏ, xơ, cuống,… − Cách tiến hành: công đoạn này thường được làm bằng thủ công do hình dáng và cấu trúc của nguyên liệu không đồng nhất. Cam sau khi chần thì không nên để lâu trong Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 24 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 24 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền không khí, quả sẽ nguội trở lại và khó bóc vỏ. Dùng dao nhỏ khía 4 rãnh theo chiều dọc của quả cam rồi lấy tay bóc sạch vỏ và lớp cùi màu trắng. 3.2.1.7. Ép − Mục đích: tách dịch bào ra khỏi nguyên liệu và thu hồi dịch quả. Trong quá trình ép thì hiệu suất ép là chỉ tiêu quan trọng nhất. Hiệu suất ép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phẩm chất nguyên liệu, phương pháp sơ chế, chiều dày của lớp nguyên liệu ép và áp suất ép. Trong quá trình này hạn chế tối đa sự trích ly tinh dầu và các hợp chất glycoside có trong vỏ quả nhằm nâng cao chất lượng cảm quan cho sản phẩm nước ép quả. − Cách tiến hành: thực hiện trên thiết bị ép trục vít. 3.2.1.8. Lọc − Mục đích: loại bỏ thịt quả, tinh bột, hợp chất keo, protein,… nhằm cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm. − Cách tiến hành: sử dụng máy lọc khung bản để lọc. Thiết bị lọc khung bản bao gồm các tấm khung bản ghép lại với nhau, dịch lọc đi qua vải lọc ra ngoài còn bã lọc theo các rãnh thoát ra ngoài. Nước quả sẽ được lọc ở áp suất không đổi và thấp (2,7÷4,9×10 4N/m2). Nếu áp suất trên 4,9×104N/m2 (0,5at) thì các cặn hữu cơ sẽ bị kết lại làm tắc bản lọc. Để tạo ra áp suất thì chúng ta bơm nước quả vào máy lọc hay đặt thùng chứa nước quả cao hơn máy lọc 3÷4m. 3.2.1.9. Chuẩn bị dung dịch syrup đường nghịch đảo − − Ưu điểm của dung dịch đường nghịch đảo: + Tăng hàm lượng chất khô cho syrup + Tăng độ ngọt cho syrup + Ổn định chất lượng syrup , ngăn hiện tượng tái kết tinh đường, + Tăng cường khả năng ức chế hệ vi sinh vật có trong syrup. Nấu syrup: Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 25 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 25 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Dung dịch nấu syrup bao gồm tinh thể đường saccharose, nước, axit citric (0,3−0,5%) làm xúc tác cho phản ứng nghịch đảo đường. − Thiết bị nấu: hình trụ, đáy nón, có lớp vỏ áo để ổn định nhiệt độ nấu, có cánh khuấy, nắp phẳng. Để thu được syrup không màu và trong suốt, ta sẽ thực hiện đồng thời quá trình nghịch đảo dường và quá trình tẩy màu trong thiết bị nấu. − Lọc syrup: Lọc nóng trong các thiết bị lọc khung bản để làm trong dịch đường và loại bỏ các tạp chất. Sử dụng bột trợ lọc trong quá trình tiến hành lọc. Sau khi lọc, xirô được làm lạnh xuống 10oC để hạn chế tổn thất và giữ hương thơm. Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng với tác nhân là nước lạnh 4oC. 3.2.1.10. Phối trộn − Mục đích: cải thiện chất lượng sản phẩm, làm cho nước ép có vị hài hòa hơn, thời gian phối trộn là 4 phút. − Cách tiến hành: được thực hiện trong thùng phối trộn. Dịch quả sau quá trình lọc được đưa đến thiết bị phối trộn với dịch đường syrup. Sau khi phối trộn, sản phẩm đạt độ khô 14–16%. Để tăng mức độ đồng nhất của sản phẩm, ta tiến hành khuấy đảo hỗn hợp dịch quả và đường. 3.2.1.11. Thanh trùng − Mục đích: tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật, các bào tử xâm nhập trong quá trình chế biến và các enzym có trong nguyên liệu nhắm kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm. − Cách tiến hành: thanh trùng bằng thiết bị trao đổi nhiệt. Thanh trùng gồm 3 công đoạn: nâng nhiệt, giữ nhiệt và hạ nhiệt. Dịch quả được đưa vào buồn thanh trùng 1 nâng nhiệt sơ bộ từ nhiệt độ 15 oC đến 60oC, sau đó qua buồng thanh trùng 2 nâng nhiệt độ 60oC lên đến nhiệt độ thanh trùng 92oC và duy trì trong khoảng thời gian thanh trùng 30s. Dịch quả tiếp tục đi vào buồng 3 để làm nguội sơ bộ bằng cách truyền nhiệt cho dịch quả mới vào thiết bị. Như vậy ở ngăn 1 và 4 có hai dòng nước nóng và lạnh lưu thông và ta đã lợi dụng nhiệt tỏa ra khi làm nguội dịch quả sau khi thanh trùng để làm nóng dịch quả Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 26 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 26 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền trước khi đưa vào ngăn thanh trùng. Sản phẩm sau khi thanh trung được bơm vào bồn chờ rót vô trùng, chuẩn bị cho quá trình chiết rót. − Chế độ thanh trùng: 30 − 35 − 30 92 o C . 3.2.1.12. Rót hộp, ghép mí. − Mục đích: hoàn thiện sản phẩm và đóng gói thì sản phẩm được cách ly với điều kiện môi trường bên ngoài − Cách tiến hành: sử dụng thiết bị là tủ rót vô trùng. Thiết bị này thực hiện nhiều chức năng như tạo hình bao bì giấy, vô trùng bao bì giấy, chiết rót và hàn mí. Đầu tiên các tấm cac-tông sẽ được tiếp nhận và mở hộp, tạo hình đáy trong không khí tiệt trùng nóng, hàn kín đáy hộp. Tiếp đến hộp sẽ được đưa đến vùng phun H2O2 để tiệt trùng, người ta sẽ phun dung dịch H 2O2 lên bề mặt bao bì, phần diện tích tiếp xúc với H2O2 chiếm khoảng 30−40% tổng diện tích bề mặt bao bì, sau đó người ta phun không khí nóng vô trùng (180 oC) để đuổi H2O2 bám trên bề mặt bao bì. Hộp sau khi tiệt trùng được đưa đến cơ cấu rót dịch và được rót theo thể tích quy định. Sau cùng, hộp được hàn kín miệng và đưa ra ngoài. 3.2.1.13. Hoàn thiện sản phẩm − Mục đích: quá trình hoàn thiện sản phẩm bao gồm một số công đoạn như: in ngày sản xuất trên bao bì, đóng thùng cac-tông các hộp lại với nhau. − Cách tiến hành: sử dụng thiết bị in date và được công nhan xếp hộp sau đó. 3.2.2. Mặt hàng puree chuối 3.2.2.1. Nguyên liệu Chuối được thu mua vào buổi sáng và buổi chiều sau đó được đưa lên xe tải chở về nhà máy. Puree chuối được chế biến chủ yếu từ chuối tiêu, chuối bom. Yêu cầu: chuối có độ chín vừa, có mùi thơm đặc trưng, vỏ còn nguyên lành, không rách vỏ hay dập nát, còn nguyên cuống. Màu quả sáng, không có vết thâm sẫm màu. Ruột chuối mềm nhưng chưa nhũn, không có vị chát. Ở độ chín này, hàm lượng tinh bột và polyphenol thấp, tạo cho sản phẩm có màu sắc và hương vị tốt Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 27 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 27 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền hơn so với nguyên liệu có độ chín kém hơn. 3.2.2.2. Bảo quản tạm, dấm chín Trong quá trình sản xuất cần phải cân đối nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy. Vì vậy cần phải bảo quản tạm chuối bằng các phương pháp giấm chín. − Giấm chuối bằng nhiệt: là phương pháp giấm chuối truyền thống. Chuối được giấm chín bằng cách cắt rời các nải chuối khỏi buồng, xếp các nải chuối ra sàn một ngày cho khô nhựa, rồi chất vào trong lu, chum lại. Nhiệt độ từ những cây hương trong lu, chum làm chuối chín sau 2 – 3 ngày. Số lượng hương ít hay nhiều tùy nhiệt độ khí trời và khối lượng chuối trong lu, chum. Với các giấm chuối truyền thống này, chuối sẽ không đẹp, ruột chuối đôi khi mềm, dễ bị rụng cuống, thối cùi,… làm mất giá trị thương phẩm và không giữ được tươi lâu. − Giấm chuối bằng máy ở nhiệt độ thấp: chuối được thu hoạch ở độ chín 3/4, buồng chuối sẽ chín đẫy đều tất cả các nải trên buồng. Quả chuối qua giai đoạn này sắc cạnh căng da, tâm ruột trái chuối ửng vàng. Cắt các nải chuối bằng dao cong chuyên dùng và cho chuối lặn ngay vào thùng nước có fluor cho sạch nhựa và sát khuẩn 5 – 10 phút. Vớt chuối ra để ráo ở 16 – 20 oC và cho chuối ủ vào giấm của máy Ethylene Generator. Chuối được làm mất màu xanh bằng cách cho cồn 95% vào máy, khoảng 2−5ml, chỉnh chế độ máy tạo khí ethylene thích hợp. Ủ giấm chuối được đóng kín cửa, có quạt đối lưu giúp phân bố đều dòng khí, nhiệt độ và độ ẩm trong tủ 90–95% trong suốt giai đoạn làm chín. Sau 24h mở cửa ủ cho thông gió lùa khí ethylene ra ngoài, chấm dứt giai đoạn giấm chín. Giai đoạn chuyển màu vỏ vẫn để chuối trong tủ, đóng cửa và duy trì mức 14 oC và độ ẩm ở mức 80 – 85% cho chuối tươi lâu. Ưu thế của phương pháp này là chuối bảo quản được lâu hơn, màu sắc đẹp, chất lượng không đổi. Tùy lượng nguyên liệu đầu vào mà chọn phương pháp giấm chuối thích hợp. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 3.2.2.3. Rửa sơ bộ − Trang 28 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 28 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Mục đích: để diệt vi sinh vật và góp phần chuyển hoá dư chất của thuốc trừ sâu thành cơ chất cho các hoạt động hoá sinh. − Cách tiến hành: đó là rửa chuối trong bồn có ngâm chất sát trùng CaOCl 2 0,03– 0,05%, tỉ lệ quả: nước là 1: 2, ngâm trong 5–20 phút. 3.2.2.4. Lựa chọn, phân loại − + Mục đích: Lựa chọn nhằm loại bỏ những nguyên liệu bị hư thối không đáp ứng được cho chế biến. + Phân loại là phân chia nguyên liệu thành từng nhóm có tính chất đồng nhất về phẩm chất và kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình chế biến tiếp theo. + Đối với nguyên liệu bị thối một phần: cắt bỏ phần thối và phân loại vào một nhóm riêng. − Cách tiến hành: cắt rời nải chuối thành từng quả, loại bỏ những quả không phù hợp sản xuất, chọn các quả không bầm dập, sâu thối, chín đúng mức độ. + Nếu quả chưa chín thì màng tế bào cứng, dịch bào ít nên nhiều phế liệu, hàm lượng đường thấp, axit cao nên quả chua. + Nếu quả quá chín thì mô quả mềm và bở, khi ép thịt quả kết lại không cho dịch quả thoát ra, dịch quả có nhiều bọt và khó lắng, lọc. Không cần phân loại chuối theo kích cỡ, có thể sử dụng cả những khúc chuối thừa. Lựa chọn và phân loại nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách quan sát trên băng chuyền trong khi vận chuyển cắt gọt. Công nhân làm việc ở hai bên băng tải, vận tốc băng tải từ 0,12–0,15m/s. Chiều rộng băng tải khoảng 60–80cm. 3.2.2.5. Rửa − Mục đích: loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, đất cát và vi sinh vật bề mặt quả chuối. − Cách tiến hành: sử dụng máy rửa sủi bọt khí. Trong sản xuất người ta dùng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 29 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 29 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền nước để rửa, nhằm loại trừ các tạp chất, bụi đất, cát bám xung quanh nguyên liệu đồng thời làm giảm một số lượng đáng kể vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. 3.2.2.6. Bóc vỏ, tước xơ − Mục đích: nhằm loại bỏ những phần không ăn được của quả chuối, thuận lợi cho các công đoạn sau. − Cách tiến hành: công đoạn này thường được làm bằng thủ công do hình dáng và cấu trúc của nguyên liệu không đồng nhất. Thao tác bóc vỏ chuối: dùng dao nhỏ cắt cuống hay dùng tay bẻ cuống, rồi bóc sạch vỏ quả theo chiều dọc quả, không làm ruột quả bị bầm dập hay nứt, gãy. Tước xơ: xơ chuối lẫn vào thịt quả khi vào hộp thường bị xám đen hoặc rơi vào nước đường làm xấu sản phẩm, do đó cần phải tước sạch. Các xơ nằm ở rãnh quả được tước bằng mũi dao nhỏ nhọn đầu. 3.2.2.7. Xử lý hóa học − Mục đích: tạo ra sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn và ngăn ngừa các quá trình bất lợi trong sản xuất. Tiến hành sử dụng các hóa chất: + + Axit xitric: kìm hãm sự biến màu không do enzym. Axit sunfurơ, muối sunfit: có tính khử mạnh, tác dụng với nhóm hoạt động của enzym oxy hóa như ascobinaza, peroxidaza,… làm chậm các phản ứng sẫm màu, ngăn ngừa sự tạo thành melanoidin, ổn định vitamin C. Hàm lượng tối thiểu để có tác dụng 0,02%. − Cách tiến hành: ở đây, ruột chuối được sunfit hóa bằng cách ngâm vào dung dịch có hàm lượng SO2 tự do là 0,5%, thời gian 5–20 phút. 3.2.2.8. Chà − + Mục đích: Chia nguyên liệu thành hai phần: phần bột chà là phần lọt qua rây được dùng sản xuất, phần bã còn lại trên rây loại bỏ. + Làm nhỏ nguyên liệu do tác dụng của lực ép nguyên liệu vào thành rây. − Cách tiến hành: sử dụng máy chà cánh đập. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 30 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 30 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nguyên tắc hoạt động là cấp cho nguyên liệu một lực cơ học làm nó văng ra và ép mạnh vào thành rây có lỗ nhỏ theo ý muốn. Trong khi chà phải kiểm tra bã chà, nếu bã quá ướt tức là còn lại nhiều thịt quả, nếu bã quá khô tức là còn xơ lẫn theo bột chà. 3.2.2.9. Đồng hóa − + Mục đích: Làm tơi, mịn các thực phẩm lỏng, làm cho các phần tử của sản phẩm có kích thước rất nhỏ, tăng độ hấp thụ khi đưa vào cơ thể. + Tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giảm thiểu tối đa phân tầng, phân lớp trong thời gian bảo quản. − Phương pháp: sử dụng thiết bị đồng hoá áp lực cao. Dùng áp lực cao, đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ. Khi thay đổi áp suất một cách đột ngột và tốc độ tăng lên nhiều, làm cho sản phẩm bị tơi nhỏ ra. 3.2.2.10. Bài khí − Mục đích: tránh làm cho sản phẩm biến màu và oxy hóa, đồng thời loại không khí ra khỏi dịch nhằm làm giảm bong bóng khí trong quá trình thanh trùng. − Phương pháp: sử dụng máy ly tâm dạng nằm ngang, điều kiện chân không. 3.2.2.11. Thanh trùng − Mục đích: tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật, các bào tử xâm nhập trong quá trình chế biến và các enzyme có trong nguyên liệu nhắm kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm. − Phương pháp: thanh trùng bằng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng. Thanh trùng gồm 3 công đoạn: nâng nhiệt, giữ nhiệt và hạ nhiệt. Dịch quả được đưa vào buồn thanh trùng 1 nâng nhiệt sơ bộ từ nhiệt độ 15oC đến 60oC, sau đó qua buồng thanh trùng 2 nâng nhiệt độ 60oC lên đến nhiệt độ thanh trùng 92oC và duy trì trong khoảng thời gian thanh trùng 30s. Dịch quả tiếp tục đi vào buồng 3 để làm nguội sơ bộ bằng cách truyền nhiệt cho dịch quả mới vào thiết bị. Như vậy ở ngăn 1 và 4 có hai dòng nước nóng và lạnh lưu thông và ta đã lợi dụng nhiệt tỏa ra khi làm nguội dịch quả sau khi thanh trùng để làm nóng dịch quả trước khi đưa vào ngăn thanh trùng. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp − Chế độ thanh trùng: Trang 31 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 31 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 35 − 30 − 35 92 0 C 3.2.2.12. Rót hộp, ghép nắp − Mục đích: hoàn thiện sản phẩm và đóng gói thì sản phẩm được cách ly với điều kiện môi trường bên ngoài − Cách tiến hành: sử dụng thiết bị là tủ rót vô trùng. Thiết bị này thực hiện nhiều chức năng như tạo hình bao bì giấy, vô trùng bao bì giấy, chiết rót và hàn mí. Đầu tiên các tấm cac-tông sẽ được tiếp nhận và mở hộp, tạo hình đáy trong không khí tiệt trùng nóng, hàn kín đáy hộp. Tiếp đến hộp sẽ được đưa đến vùng phun H2O2 để tiệt trùng, người ta sẽ phun dung dịch H 2O2 lên bề mặt bao bì, phần diện tích tiếp xúc với H2O2 chiếm khoảng 30−40% tổng diện tích bề mặt bao bì, sau đó người ta phun không khí nóng vô trùng (180 oC) để đuổi H2O2 bám trên bề mặt bao bì. Hộp sau khi tiệt trùng được đưa đến cơ cấu rót dịch và được rót theo thể tích quy định. Sau cùng, hộp được hàn kín miệng và đưa ra ngoài. 3.2.2.13. Hoàn thiện sản phẩm Sau khi rót hộp, ghép nắp thì hộp sẽ được in date và đóng thùng carton rồi xếp cây trong kho chờ lưu hành và xuất khẩu. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 32 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 32 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 4 TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 4.1. Thời vụ của nguyên liệu, biểu đồ sản xuất của nhà máy Bảng 4.1 – Bảng thời vụ nguyên liệu nhà máy Tháng Nguyên liệu Cam Chuối 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Bảng 4.2 – Bảng nhập liệu của nhà máy Tháng Nguyên liệu Cam Chuối 1 2 3 4 5 x x x x x x x x x x 6 7 8 9 10 11 12 x x x x x x x x x x x x Bảng 4.3 – Bảng biểu đồ sản xuất của nhà máy Tháng Sản phẩm Cam Chuố i Ca 1 2 3 4 5 Ca 1 Ca 2 Ca 3 Ca 1 Ca 2 Ca 3 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 6 7 8 9 10 11 12 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 10 26 78 11 26 78 12 26 78 CN 278 827 Bảng 4.4 – Biểu đồ làm việc của nhà máy Sản phẩm Cam Ngày Ca 1 25 75 2 21 63 3 4 5 25 25 26 75 75 78 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả Tháng 6 7 8 27 26 74 78 9 25 75 SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 33 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 33 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Chuố Ngày 25 21 25 25 26 i Ca 75 63 75 75 78 Số ngày nghỉ trong năm: - Chủ nhật hàng tuần. - Nghỉ 10 ngày lễ trong năm. - Nghỉ tháng 6 để bảo trì máy. 27 74 26 78 25 75 26 78 26 78 26 78 278 827 Tổng số ngày làm việc trong 1 năm: 278 ngày. Tổng số ca làm việc trong 1 năm: 827 ca. 4.2. Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất nước cam ép Năng suất dây chuyền sản xuất nước cam ép là 115 Đvsp/ngày. Nhà máy làm việc 3 ca/ngày, mỗi ca làm việc 8h, tổng số giờ sản xuất trong 1 ngày là 24h. Với 1 Đvsp = 1000 hộp tiêu chuẩn có kích thước như sau: [8, tr17] − Thể tích hộp: 353 cm3 = 353 ml. − Trọng lượng: 80 gam. − Đường kính ngoài: 102,3 m.m − Chiều cao ngoài: 52,8 mm. Như vậy năng suất của dây chuyền tính theo thể tích là: 115×1000×0,35 = 40250 (lít/ngày) Năng suất của dây chuyền trong 1h là: = 1677,08 (lít/h). Chọn syrup có độ Brix là 200. Chọn khối lượng riêng của sản phẩm bằng khối lượng riêng của dịch đường 20%, d=1082,87 kg/m3. [9, tr53] Ta có thể tích nước cam ép sản xuất trong 1 giờ là 1677,08 (lít/h). Như vậy, khối lượng sản phẩm nước cam ép sản xuất trong 1 giờ là: M = V×d = 1677,08 ×1,083 = 1816,28 (kg/h) Vậy năng suất của dây chuyền trong 1h là: 1816,28 (kg/h). Bảng 4.6 – Bảng tiêu hao nguyên liệu qua từng công đoạn STT Công đoạn 1 Bảo quản tạm thời Tiêu hao, % 0,5 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả STT 7 Công đoạn Ép Tiêu hao, % 5 SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 2 3 4 5 6 Trang 34 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 34 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Lựa chọn, phân loại, ngắt cuống Rửa Chọn lựa Chần Bóc vỏ 2 8 Lọc 0,5 2 1,5 33 9 10 11 12 Phối trộn Thanh trùng Rót hộp Làm nguội 5 1 1 0,5 0,5 4.2.1. Tính cho 100kg nguyên liệu cam Chi phí nguyên liệu cam được tính theo công thức: S [8, tr23] Trong đó: T: lượng nguyên liệu ban đầu,T = 100 kg nguyên liệu/h. S: lượng sản phẩm tạo thành. n: số công đoạn. x1, x2,...,xn: tỷ lệ hao hụt qua từng công đoạn so với nguyên liệu công đoạn đưa vào (%). Sn = 4.2.1.1. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bảo quản tạm thời G1 = G = = 99,5 (kg/h). 4.2.1.2. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn lựa chọn, phân loại G2 = G1 = = 97,51(kg/h). 4.2.1.3. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rửa G3 = G2= 97,02 (kg/h). 4.2.1.4. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn chọn lựa G4 = G3= 95,08 (kg/h). 4.2.1.5. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn chần G5 = G4= 93,66 (kg/h). 4.2.1.6. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bóc vỏ G6 = G5= 62,75 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 35 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 35 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 4.2.1.7. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn ép G7 = G6= 59,61 (kg/h). 4.2.1.8. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn lọc G8 = G7= 56,63 (kg/h). 4.2.1.9. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn phối trộn − Tỷ lệ phối trộn nước cam và xiro là 1/1: Mc = Mxr = = = 28,32 (kg/h). − Lượng nguyên liệu vào Gv: G9 = 56,63 + 28,32 = 84,95 (kg/h). − Lượng sản phẩm ra: G9 = Gv = = 84,10 (kg/h). 4.2.1.10. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn thanh trùng G10 = G9= 83,26 (kg/h). 4.2.1.11. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rót hộp G11 = G10= 82,84 (kg/h). 4.2.1.12. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn làm nguội G12 = G11= 82,42 (kg/h). 4.2.2. Tính cân bằng sản phẩm cho 1 giờ Như đã tính ở mục (4.2.1.12), cứ trong 1h thì 100 kg nguyên liệu cam ban đầu sản xuất được 82,42 kg sản phẩm, vậy nếu sản xuất được 1816,28 kg sản phẩm thì ta cần lượng nguyên liệu đầu vào là: = 2203,69 kg nguyên liệu cam/h. 4.2.2.1. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bảo quản tạm thời G1’ = G’ = = 2192,67 (kg/h). 4.2.2.2. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn lựa chọn, phân loại G2’ = G1’ = = 2148,82 (kg/h). 4.2.2.3. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rửa G3’ = G2’= 2138,07(kg/h). 4.2.2.4. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn chọn lựa lại G4’ = G3’= 2095,31 (kg/h). 4.2.2.5. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn chần G5’ = G4’= 2063,88 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 36 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 36 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 4.2.2.6. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bóc vỏ G6’ = G5’= 1382,8 (kg/h). 4.2.2.7. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn ép G7’ = G6’= 1313,66 (kg/h). 4.2.2.8. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn lọc G8’ = G7’= 1247,98 (kg/h). 4.2.2.9. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn phối trộn Tỷ lệ phối trộn nước cam và xiro là 1/1: Mc’= Mxr’= = = 623,99 (kg/h). Lượng nguyên liệu vào Gv’: Gv’ = 1247,98 + 623,99 = 1871,97 (kg/h). Lượng sản phẩm ra: G9’= Gv’ = = 1853,25 (kg/h). 4.2.2.10. Chi phí đường, axit 4.2.2.10.1. Chi phí axit citric Sản phẩm được phối chế để hàm lượng axit là 0,5%. Axit citric được bổ sung vào trong xirô trong công đoạn chuẩn bị xirô. Mpt, 0,4% Ta có: Mxr,y% × 0,4% × Mpt + Mxr y% = Mt × 0,5% (I) Mpt + Mxr = Mt (II) Mt, 0,5% Trong đó: Mpt là khối lượng nước cam đem đi phối trộn, Mpt = 1247,98 (kg/h). Mxr là khối lượng xirô dùng để phối trộn, Mxr = 623,99 (kg/h). Mt là khối lượng sản phẩm sau khi phối trộn, Mt = Mxr + Mpt=1871,97 (kg/h). Từ (I) và (II) ta có: y = = 0,7 (%). Vậy hàm lượng axit citric trong xirô là 0,7%. Khối lượng axit cần sử dụng: Max = = 4,37 (kg/h). 4.2.2.10.2. Chi phí đường, nước Chi phí đường dùng để nấu xirô nồng độ 20%. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 37 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 37 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Lượng xirô đem đi phối trộn: Mxr = 623,99 kg/h. Ta có: Mxr = Mđ + Mn + Max Mđ + Mn = Mxr – Max = 623,99 – 4,37 = 619,62 (kg/h) Lượng đường để nấu xirô: Mđ = ( M đ + M n ) × 20 100 = = 123,92 (kg/h). Lượng nước sử dụng: Mnc = 619,62 – 123,92 = 495,7 (kg/h). Do trong quá trình nấu lượng nước hao hụt là 5%, do đó lượng nước cần dùng trên thực tế là: Mntt = Mn + 5% × Mntt Mntt = = = 521,79 (kg/h). 4.2.2.11. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn thanh trùng G10’ = G9’= 1834,72 (kg/h). 4.2.2.12. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rót hộp G11’ = G10’= 1825,55 (kg/h). Bảng 4.7 – Tổng kết lượng nguyên liệu và bán thành phẩm qua từng công đoạn ST T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Công đoạn Tính cho 1 giờ (kg/h) Tính cho 1 ngày (kg/ngày) Nguyên liệu Bảo quản tạm thời Lựa chọn, phân loại, ngắt cuống, lá Rửa Chọn lựa Chần Bóc vỏ Ép Lọc Phối trộn Thanh trùng Rót hộp Hoàn thiện sản phẩm 2203,69 2192,67 52888,56 52624,08 2148,82 51571,68 2138,07 2095,31 2063,88 1382,8 1313,66 1247,98 1853,25 1834,72 1825,55 1825,55 51313,68 50287,44 49533,12 33187,2 31527,84 29951,52 44478 44033,28 43813,2 43813,2 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 4.2.3. Chi phí hộp Trang 38 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 38 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Đối với sản phẩm nước cam ép được đóng hộp số 8 có thể tích là 353ml thì số hộp cần cho 1h sản xuất là = 4840,31 = 4841 (hộp/h). Giả sử hao hụt do hư hỏng là: 4%. Lượng hộp thực tế là: = 5042,71 = 5043 (hộp/h). Trong 1 ca sản xuất: 5043 ×8 = 40344 (hộp/ca). Trong 1 ngày: 40344 × 3 = 121032 (hộp/ngày). 4.3. Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất puree chuối Năng suất dây chuyền sản xuất puree chuối là 8,5 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy làm việc 3 ca/ngày, mỗi ca làm việc 8h, tổng số giờ sản xuất trong 1 ngày là 24h. Năng suất của dây chuyền: M = = 354,17 (kg nguyên liệu/h). Vậy nguyên liệu chuối để nhà máy đưa vào sản suất sản phẩm puree chuối là 354,17 (kg/h). Bảng 4.8 – Bảng tiêu hao nguyên liệu qua từng công đoạn STT Công đoạn 4 5 Bảo quản tạm, rấm chín Rửa sơ bộ Lựa chọn, phân loại Rửa Bóc vỏ, tước xơ 6 Xử lí hóa chất 1 2 3 Tiêu hao, % STT 5 7 Chà 2 2 8 Đồng hóa 1 5 9 Bài khí 1 1 35 10 11 Tăng 2% 12 Thanh trùng Rót hộp Hoàn thiện sản phẩm Công đoạn Tiêu hao, % 1 0,5 0 Chi phí nguyên liệu chuối được tính theo công thức: S [8, tr23] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 39 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 39 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Trong đó: T: lượng nguyên liệu ban đầu, T = 354,17 (kg/h). S: lượng sản phẩm tạo thành. n: số công đoạn. x1, x2,...,xn: tỷ lệ hao hụt qua từng công đoạn so với nguyên liệu đưa vào (%). Sn = 4.3.1. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bảo quản–rấm chín M1 = M = = 336,46 (kg/h). 4.3.2. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rửa sơ bộ M2 = M1 = = 329,73(kg/h). 4.3.3. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn lựa chọn, phân loại M3 = M2= 313,24(kg/h). 4.3.4. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rửa M4 = M3= 310,11 (kg/h). 4.3.5. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bóc vỏ, tước xơ M5 = M4= 201,57 (kg/h). 4.3.6. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn xử lí hóa chất M6 = M5= 205,60 (kg/h). 4.3.7. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn chà M7 = M6= 201,49 (kg/h). 4.3.8. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn đồng hóa M8 = M7= 199,48 (kg/h). 4.3.9. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn bài khí M9 = M8= 197,49 (kg/h). 4.3.10. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn thanh trùng M10 = M9= 195,52 (kg/h). 4.3.11. Lượng bán thành phẩm sau công đoạn rót hộp M11 = M10= 194,54 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 40 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 40 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 4.3.1.2. Lượng SO2 cần sử dụng để pha dung dịch xử lý hóa học MSO2 = 2% × M5 = 2% × 201,57 = 4,03 (kg/h). Bảng 4.9 - Tổng kết lượng nguyên liệu và bán thành phẩm qua các công đoạn ST T Công đoạn Lượng bán thành phẩm (kg/h) Lượng bán thành phẩm (kg/ngày) 1 Nguyên liệu vào 354,17 8500 2 Bảo quản, rấm chín 336,46 8075,04 3 Rửa sơ bộ 329,73 7913,54 4 Lựa chọn, cắt cuống 313,24 7517,76 5 Rửa 310,11 7442,64 6 Bóc vỏ, tước xơ 201,57 4837,68 7 Xử lí hóa chất 205,6 4934,4 8 Chà 201,49 4835,76 9 Đồng hóa 199,48 4787,52 10 Bài khí 197,49 4739,76 11 Thanh trùng 195,52 4692,48 12 Rót hộp 194,54 4668,96 13 SO2 4,03 96,72 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 4.3.13. Chi phí hộp Trang 41 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 41 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Đối với sản phẩm puree chuối được đóng hộp số 8 có khối lượng tịnh 400g thì số hộp cần cho 1h sản xuất là: = 479,18 = 480 (hộp). Giả sử hao hụt do hư hỏng là: 4%. Lượng hộp thực tế là: = 500 (hộp/h). Vậy lượng hộp trong 1 ca sản xuất: 500 ×8 = 4000 (hộp). Lượng hộp trong 1 ngày: 4000 ×3 = 12000 (hộp). CHƯƠNG 5 TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 5.1. Tính và chọn thiết bị cho dây chuyền sản xuất đồ hộp nước cam ép 5.1.1. Băng tải chọn lựa và phân loại, ngắt cuống, lá Năng suất cần lựa chọn, phân loại: G1’ = 2192,67 (kg/h). [Bảng 4.7] Lựa chọn, phân loại, ngắt cuống, lá nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách quan sát trên băng chuyền. Chọn thiết bị băng chuyền kiểu ống. 5.1.1.1 Năng suất băng tải: Q = 3600 × B × h × N × v × η. [7, tr79] Trong đó: B: chiều rộng băng tải (m), B = 60 (cm) = 0,6 (m). v: vận tốc băng tải, (m/s), v = 0,15 (m/s). h: chiều cao trung bình của lớp cam (m), h = 5 (cm) = 0,05 (m). η: hệ số sử dụng của băng tải, η = 0,6. N: số quả cam trên 1m2 bề mặt băng tải. Cam có kích thước trung bình khi chiếu xuống mặt bằng: D×R = 0,08(m)×0,07(m). N= 1 1 = = 178,57 D × R 0,08 × 0,07 ( quả cam ). Ta có: Q = 3600×0,6×0,05×178,57×0,15×0,6 = 1735,70 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 42 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 42 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Số băng tải chọn là: n = = 1,26. Vậy chọn 2 băng tải. 5.1.1.2. Tính số công nhân Một công nhân làm được: 5 (kg/phút) = 300 (kg/h). Số công nhân: N = = 7,31. Vậy chọn 8 công nhân. 5.1.1.3. Tính chiều dài băng tải Ta sử dụng 2 băng tải, mỗi băng tải phân bố 4 công nhân đứng hai bên băng tải, mỗi bên băng tải 2 công nhân. Vậy chiều dài mỗi băng tải là: L= N × L1 8 ×1 + L2 = +1 = 5 2 2 (m). Trong đó: N: Số công nhân, N = 8 (công nhân). L1: Chiều rộng làm việc của một công nhân (m), L1 = 1 (m). L2: Chiều dài bộ phận dẫn động và tang quay (m), L2 = 1 (m). Vậy kích thước của băng tải: 5000×600×950mm. 5.1.2. Thiết bị rửa 5.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động [21] Máy rửa sủi bọt khí gồm hai ngăn có đáy hình phễu, ngăn thứ nhất lớn, ngăn thứ hai nhỏ hơn, chứa đầy nước. Trong ngăn thứ nhất có dàn ống thổi khí mạnh lắp phía dưới, ngăn cách giữa ngăn thứ nhất và thứ hai có ống lưới quay, cuối ngăn thứ hai có ống lưới quay thứ hai. Khi làm việc, không khí từ dàn ống thổi khí nổi lên làm xáo trộn rất mạnh nước trong ngăn thứ nhất. Nguyên liệu nổi trong nước như rau, trái cây nhỏ cho vào ở đầu ngăn thứ nhất. Nước xáo động mạnh làm các chất bẩn nhanh chóng hút nước, bở tơi và tách ra khỏi bề mặt nguyên liệu. Ống quay thứ nhất đưa nguyên liệu sang ngăn thứ hai, tại đây nước không bị xáo động nhiều nên các chất bẩn còn bám trên nguyên liệu sẽ tách ra hoàn toàn và lắng xuống đáy hình phễu của ngăn. Cuối máy, nguyên liệu được ống lưới quay thứ hai vớt lên và chuyển ra ngoài. Nguyên liệu còn được phun nước sạch rửa lần cuối trườc khi rơi ra khỏi ống lưới thứ hai. Nước từ các ngăn được lọc và bơm trở lại ngăn đầu sử dụng lại. Cặn lắng chủ yếu ở ngăn đầu được xả ra ngoài. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 43 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 43 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Hình 5.1 – Thiết bị rửa sủi bọt khí 5.1.2.2. Chọn thiết bị Chọn máy rửa sủi bọt khí nhãn hiệu CXJ−5 với các đặc tính kĩ thuật sau: [22] − Năng suất: 5000kg/h. − Công suất: 2800W. − Kích thước (D×R×C): 2600×1140×1800mm. − Xuất xứ: Trung Quốc. Năng suất công đoạn: G2’ = 2148,82 (kg/h). [Bảng 4.7] Số thiết bị cần chọn: n = = 0,43. Ta chọn 1 máy. 5.1.3. Băng chuyền lựa chọn lại 5.1.3.1. Tính năng suất băng tải Năng suất lựa chọn, phân loại: G3’ = 2138,07 (kg/h). [Bảng 4.7] Lựa chọn, phân loại nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách quan sát trên băng chuyền. Chọn thiết bị băng chuyền kiểu ống. Năng suất băng tải: Q = 3600 × B × h × y × v × η. [7, tr79] Trong đó: B: chiều rộng băng tải (m), B = 60 (cm) = 0,6 (m). v: vận tốc băng tải, (m/s), v = 0,15 (m/s). h: chiều cao trung bình của lớp cam (m), h = 5 (cm) = 0,05 (m). η: hệ số sử dụng của băng tải, η = 0,6. N: số quả cam trên 1m2 bề mặt băng tải. Cam có kích thước trung bình khi chiếu xuống mặt bằng: Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 44 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 44 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền D×R = 0,08(m)×0,07(m). N= 1 1 = = 178,57 D × R 0,08 × 0,07 ( quả cam ). Ta tính được: Q = 3600×0,6×0,05×178,57×0,15×0,6 = 1735,70 (kg/h). n= 2138,07 = 1,23 1735,7 Số băng tải chọn là: . Vậy chọn 2 băng tải. 5.1.3.2. Tính số công nhân Một công nhân làm được: 5 (kg/phút) = 300 (kg/h). N= Số công nhân: 2138,07 = 7,13 300 . Vậy chọn 8 công nhân. 5.1.3.3. Tính chiều dài băng tải Ta sử dụng 2 băng tải, mỗi băng tải phân bố 4 công nhân đứng hai bên băng tải, mỗi bên 2 công nhân. Vậy chiều dài băng tải là: L= N × L1 8 ×1 + L2 = +1 = 5 2 2 (m). Trong đó: N: số công nhân, N = 8 (công nhân). L1: chiều rộng làm việc của một công nhân (m), L1 = 1 (m). L2: chiều dài bộ phận dẫn động và tang quay (m), L2 = 1 (m). Vậy kích thước của băng tải: 5000×600×950mm. 5.1.4. Thiết bị chần 5.1.4.1. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị chần [3] Cấu tạo: Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 45 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 45 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Hình 5.2 – Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của thiết bị chần băng tải 1.Thùng chần 3. Ống phun hơi 2.Băng tải 4. Hệ thống ống phun nước Nguyên lí hoạt động: nguyên liệu được nạp vào cửa (1) và được vận chuyển trên băng tải (2) trong thùng chần (1) có chứa nước nóng hoặc dung dịch chần nóng. Băng tải (2) được cấu tạo bằng dây xích truyền động trên có gắn các là kim loại ghép có gờ ngang để giữ sản phẩm, hoặc lưới sắt, hoặc gàu chứa vật liệu. Dung dịch chần hoặc nước chần được đun nóng nhờ các ống phun hơi (3) đặt ở giữa hai nhánh băng tải. Vật liệu sau khi chần có thể được làm nguội hoặc rửa sạch nhờ hệ thống vòi rửa (4). Sản phẩm sau khi chần được ra máng, thường có độ nghiêng 40o. 5.1.4.2. Chọn thiết bị Năng suất công đoạn chần: G4’ = 2095,31 (kg/h). [Bảng 4.7] Chọn thiết bị chần kiểu băng tải của công ty Cổ phần Công nghệ và thiết bị VPM có các thông số kỹ thuật sau: [23] − Năng suất chần: 1000–3000kg/h − Mô tơ: 2HP có thể điều chỉnh tốc độ biến tần. − Băng tải bằng nhựa cứng đặc biệt kèm tấm cách rộng 610mm. − Nhiệt độ chần: 100OC, thời gian 8 phút. − Lượng hơi tiêu thụ: 500 kg/h − Lượng nước tiêu thụ: 200kg/h − Kích thước (D×R×C): 6500×790× 1100mm Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả Hình 5.3 – Thiết bị chần SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 46 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 46 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Số thiết bị cần chọn: n = = 0,7. Chọn 1 thiết bị chần. 5.1.5. Thiết bị bóc vỏ Năng suất bóc vỏ, làm sạch: G5’ = 2063,88 (kg/h). [Bảng 4.7] Công đoạn bóc vỏ, làm sạch nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách đứng hai bên băng chuyền thực hiện bóc vỏ và làm sạch những phần không cần thiết. Chọn thiết bị băng chuyền kiểu ống, giống với công đoạn lựa chọn, phân loại. 5.1.5.1 Năng suất băng tải Q = 3600 × B × h × N × v × η. [7, tr79] Trong đó: B: chiều rộng băng tải (m), B = 60 (cm) = 0,6 (m). v: vận tốc băng tải, (m/s), v = 0,05 (m/s). h: chiều cao trung bình của lớp cam (m), h = 5 (cm) = 0,05 (m). η: hệ số sử dụng của băng tải, η = 0,6. N: số quả cam trên 1m2 bề mặt băng tải. Cam có kích thước trung bình khi chiếu xuống mặt bằng: D×R = 0,08(m)×0,07(m). N= 1 1 = = 178,57 D × R 0, 08 × 0, 07 ( quả cam ). Ta có: Q = 3600×0,6×0,05×178,57×0,15×0,6 = 1735,70 (kg/h). Số băng tải chọn là: n == 1,19. Vậy chọn 2 băng tải. 5.1.5.2. Tính số công nhân Một công nhân làm được: 3 (kg/phút) = 180 (kg/h). Số công nhân: N= = 11,5. Vậy chọn 12 công nhân. 5.2.4.3 Tính chiều dài băng tải: Ta sử dụng 2 băng tải, mỗi băng tải phân bố 6 công nhân đứng hai bên băng tải, mỗi bên băng tải 3 công nhân. Vậy chiều dài mỗi băng tải là: L= N × L1 12 ×1 + L2 = +1 = 7 2 2 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả (m). SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 47 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 47 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Trong đó: N: Số công nhân, N = 12 (công nhân). L1: Chiều rộng làm việc của một công nhân (m), L1 = 1 (m). L2: Chiều dài bộ phận dẫn động và tang quay (m), L2 = 1 (m). Vậy kích thước của băng tải: 7000×600×950mm. Chọn bàn thao tác có kích thước có chiều rộng mỗi bên băng tải 300mm và có chiều dài bằng chiều dài của băng tải. 5.2.4.4. Thùng chứa vỏ cam 5.1.6. Thiết bị ép 5.1.6.1. Nguyên tắc hoạt động của máy ép trục vít Cấu tạo: Hình 5.4 – Thiết bị ép trục vít 1. Trục vít 2. Xi lanh 4. Thùng chứa nước ép 5. Khe hở chứa bã 3. Phễu nạp liệu Nguyên lí hoạt động: cam sau khi bóc vỏ được cho vào phễu nạp nguyên liệu (3), nhờ trục vít (1) và xi lanh (2) có đục lỗ cố định. Trục quay 250vòng/phút, nguyên liệu được ép triệt để. Nước ép chảy qua lỗ trên xi lanh vào máng 4 ra ngoài. Bã ép qua cửa tháo liệu ra ngoài. Thiết bị ép trục vít có hiệu suất 40−50%. Áp suất tạo ra khoảng 8−10kg/cm2. Nhược điểm của máy ép này do chà xát mạnh làm cho nước quả bị vẩn đục. 5.1.6.2. Chọn thiết bị Năng suất công đoạn ép: G6’=1382,8 (kg/h). [Bảng 4.7] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 48 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 48 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Sử dụng máy ép trục vít của Công Ty TNHH XNK máy móc thiết bị Hòa Thành. [24] − − Năng suất của máy: 1500(kg/h). − Công suất nguồn: 4kW. − Đường kính trục : φ175mm. Kích thước thiết bị (D×R×C): 1560×450×1340 mm. Hình 5.5 – Máy ép trục vít Số thiết bị: n = = 0,92. Chọn 1 thiết bị. 5.1.7. Thiết bị lọc 5.1.7.1. Nguyên tắc hoạt động Lọc mục đích nhằm cải thiện chỉ tiêu độ trong của nước quả, bản lọc thường là các tấm bản lọc, có những lỗ đủ nhỏ cho sản phẩm qua còn giữ lại bã sau khi lọc, sản phẩm hoàn toàn giữ lại được tính chất tự nhiên của sản phẩm. Nguyên tắc hoạt động là nguyên liệu được đưa từ thùng chứa sang thiết bị lọc nhờ hệ thống bơm. Dựa trên lực ép của trục vít, những tấm bản sẽ có áp lực và phần nước quả trong sẽ đi qua các khe hở trên tấm vải lọc. Phần bã sẽ được giữ lại ở phía trong. Phần nguyên liệu sau khi đi qua tấm vải học sẽ được chuyển đến thùng chứa. 5.1.7.2. Chọn thiết bị Năng suất công đoạn lọc là: G7’=1313,66 (kg/h). [Bảng 4.7] Khối lượng riêng của nước cam sau lọc là: 1,02 (kg/lít). Vậy lượng thể tích cam sau ép: V = = 1287,9 (lít/h). Chọn máy lọc khung bản của Công ty TNHH xuất nhập khẩu máy móc thiết bị Hòa Thành có thông số kĩ thuật như sau: [25] − − Kích thước (D×R×C): 700×380×650 (mm). − Năng suất lọc: 4000lít/h. − Công suất: 1,1kW. − Độ mịn: 0,45µm. Áp lực: 0,15MPa−0,3MPa. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả HìnhThị 5.6Minh – Thiết bị lọc – 09H2A SVTH: Hoàng Phượng SVTH: Hoàng Thị Minhbản Phượng – 09H2A khung Đồ án tốt nghiệp Trang 49 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 49 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Kích thước tấm lọc: Æ300mm. − Số tấm bản: 10. − Diện tích lọc: 0,7m2. Số thiết bị cần chọn là : n = = 0,32. Vậy chọn 1 thiết bị. 5.1.8. Chuẩn bị xirô 5.1.8.1. Thiết bị nấu xirô Chọn nồi nấu hai vỏ có cánh khuấy và đậy nắp kín. [26] − Thể tích: 1700lít. − Hệ số chứa đầy: 0,85. − Thể tích làm việc là: 1700 × 0,85 = 1445lít. − Áp suất hơi làm việc: 29,5 (N/m2). − Tiêu thụ hơi: 200 (kg/h). − Kích thước: D =1200mm, H = 1500mm. − Khối lượng: 2100kg. Hình 5.7 – Nồi nấu đường Chọn số thiết bị: − Khối lượng nước cần dùng: 521,79kg/h. [ Mục 4.2.2.10.2 chương 4] − Lượng đường cần sử dụng: 123,92kg/h. [ Mục 4.2.2.10.2 chương 4] − Lượng axit cần dùng: 4,37kg/h.[ Mục 4.2.2.10.1 chương 4] − Tổng khối lượng cần nấu: 650,08kg/h. − Năng suất của công đoạn: = 600,26lít/h. Với 1,083 là khối lượng riêng của dung dịch đường 20%. [9; tr53]. Vậy số thiết bị cần dùng: = 0,42. Ta chọn 1 thiết bị. 5.1.8.2. Thiết bị lọc xirô Nguyên tắc hoạt động giống như nguyên tắc hoạt động của thiết bị lọc nước cam ép. Chọn máy lọc khung bản của Công ty TNHH Kỹ Thương Tuệ Minh có các thông số kỹ thuật như sau: [27] − Sản lượng : 1000lít/h. − Áp lực làm việc hệ thống: 25–28MP. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 50 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 50 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Diện tích lọc: 54m2. − Công suất động cơ : 2,2kW. − Trọng lượng tịnh: 4800kg. − Kích thước (D×R×C): 2500×1200×1100mm. Năng suất của công đoạn: 650,08kg/h hay 600,81lít/h. [Mục 5.1.8.1 chương 5] Số thiết bị n = = 0,6. Chọn 1 thiết bị. 5.1.8.3. Thiết bị làm lạnh dịch đường Để làm lạnh dịch đường ta sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm với tác nhân là nước 4oC. Chọn thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm với nhãn hiệu DN40 có các thông số kĩ thuật như sau: [28] − − − − − − − − − − − Năng suất: 3021lít/h. Số tấm: 150. Khoảng cách các tấm: 2,5mm. Tổng diện tích bề mặt truyền nhiệt: 53m2. Vận tốc sản phẩm: 0,4÷0,44m/s. Lượng nước tiêu tốn: 255kg/h. Áp suất làm việc lớn nhất: 25at. Đường kính ống sản phẩm: 36mm. Đường kính ống dẫn nước: 15mm. Kích thước (D×R×C): 1140×450×1000mm. Nhiệt độ dung dịch sau khi ra khỏi thiết bị: 10oC. Năng suất của công đoạn: 650,08 kg/h hay 600,81lít/h. [Mục 5.1.8.1 chương 5] Số thiết bị: = 0,2. Chọn 1 thiết bị. 5.1.8.4. Thùng chứa xirô 20% Lượng xirô cần sử dụng ở dây chuyền sản xuất nước cam ép: 623,99 (kg/h). [Mục 4.2.2.9 chương 4] Thể tích xirô 20%: V20 = = 576,17lít/h . Với 1,083 là khối lượng riêng của dung dịch đường 20%. [9; tr57] Chọn 1 thiết bị với các thông số như sau: D = 1000mm; H = 1500mm. 5.1.8.5. Bunke chứa đường Lượng đường dùng trong 1 giờ: Mđ =123,92 (kg/h).[ Mục 4.2.2.10.2 chương 4] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A 60o HT HC x y Đồ án tốt nghiệp Trang 51 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 51 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Tỷ trọng của đường: ρd = 1,5878 × 103 (kg/m3) [2, tr13] − Thời gian chứa: τ = 3h. − Hệ số chứa đầy: η = 0,75. − Dung tích thiết bị: V= M ×τ ρ d ×η = 123,92 × 3 1,5878 × 10 3 × 0,75 = 0,31 (m3). Thiết bị dạng hình trụ, đáy côn có góc ở đáy 600. Kích thước thùng: D = 1000 mm; H = 500 mm. Hình 5.8 – Bunke chứa đường 5.1.9. Thiết bị phối trộn Thiết kế thùng phối trộn làm bằng inox, hình trụ đáy nón, nắp trên nằm ngang, góc nghiêng đáy 30o. Khối lượng nước cam ép đem phối trộn: G8’=1247,98 (kg/h) [Bảng 4.7] Khối lượng nguyên liệu cho vào phối trộn: 1871,97 (kg/h). [Mục 4.2.2.9 chương 4] Thể tích lượng nguyên liệu đem phối trộn: V = = 1728,5 (lít/h). Với 1,083 là khối lượng riêng của syrup đường 20%. [9; tr57] Chọn thiết bị có các thông số như sau: [29] − − − − − − − − − Dung tích hữu ích: 1700lít Đường kính : 1200mm Chiều cao thiết bị: 2000mm Chiều cao nón: 200mm Hình 5.9 – Thiết bị Đồng hồ nhiệt độ hiển thị số, phạm vi hiển thị nhiệt từ 0–100oC. phốiđộtrộn Sử dụng khuấy 132 vòng/phút, công suất 1,5kW. Chi phí hơi: 450kg/h. Thời gian khuấy đảo: 4 phút cho phối trộn. Bốn chân gien có thể điều chỉnh cao độ. Năng suất công đoạn: 1728,5lít/h. Số thiết bị cần chọn: = 1,02. Vậy ta chọn 2 thiết bị. 5.1.10. Thiết bị thanh trùng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 52 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 52 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nguyên tắc làm việc của thiết bị thanh trùng là làm việc liên tục ở áp suất hơi nước cao hơn áp suất khí quyển, dùng để thanh trùng trực tiếp. Cấu tạo thiết bị gồm có 4 ngăn: ngăn nâng nhiệt sơ bộ, ngăng thanh trùng, ngăn duy trì và ngăn làm nguội. Mỗi ngăn gồm nhiều bản mỏng được xiết chặt lại nhờ đai ốc, các đòn ngang và hai khung ép ở hai đầu. Các bản mỏng thường được làm bằng thép lá không gỉ dày 1mm có thể lượn sóng hoặc phẳng. Mỗi bản mỏng đều Hình 5.10 – Thiết bị thanh trùng có vách định hướng, có gờ cao su và hai lỗ thủng. Khi xếp và ép các bản mỏng lại các lỗ tạo ra hai rãnh thông kín và giữa các bản mỏng là các khoang kín, sao cho khoang chứa nước quả xen kẽ với các khoang chứa chất tải nhiệt hoặc nước làm nguội. Các khoang chứa nước quả thông với nhau bằng rãnh thông, còn các khoang mang chất tải nhiệt hay nước làm nguội được thông với nhau bằng rãnh thông còn lại. Do nước quả chảy trong khoang kín bằng một lớp mỏng, lại được truyền nhiệt từ hai mặt nên thời gian thanh trùng rất nhanh. Chọn thiết bị thanh trùng bản mỏng hiệu Alfa – Laval với các đặc tính kĩ thuật như sau: [30] − Năng suất: 2000lít/h (từ 5oC đến 92oC). − Dung tích ngăn duy trì: 56lít. − Chi phí hơi: 500kg/h. − Thời gian duy trì: 100s. − Kích thước máy (D×R×C): 1980×1610×1555 (mm). Năng suất công đoạn: G9’=1853,25 (kg/h). [Bảng 4.7] Số lượng thiết bị cần chọn là: = 0,93. Chọn 1 thiết bị. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 53 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 53 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 5.1.11. Thiết bị chiết rót vô trùng 5.1.11.1 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động [31] Cấu tạo: Hình 5.11 – Thiết bị chiết rót vô trùng 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Ngăn chứa hộp Bộ phận tiếp nhận và mở hộp Cơ cấu hình thành đáy trong không khí tiệt trùng nóng Cơ cấu hàn kín đáy hộp Thùng đựng H2O2 Vòi phun H2O2 để tiệt trùng bao bì Vùng làm khô không khí tiệt trùng nóng làm bay hơi H2O2 Thùng đựng nguyên liệu và cơ cấu rót Bộ phận hàn miệng hộp bằng siêu âm Tạo hình miệng hộp Bánh sao lấy hộp ra Vùng không khí tiệt trùng các-tông Nguyên lí hoạt động: Hộp được làm từ 6 lớp vật liệu, từ trong ra ngoài gồm có: polyethylene, surlyn, nhôm, polyethylene, giấy và polyethylene. Ban đầu vỏ hộp là một cuộn ‘giấy’ 6 lớp, cuộn này được diệt khuẩn trong dung dịch hydro peroxide 30−40%, 70°C trong 6 giây. Hydro peroxide được loại bỏ bằng cách sấy lớp bìa bằng khí nóng. Sau đó hộp được định hình, sản phẩm được rót vào hộp. Miệng hộp được hàn lại bằng nhiệt, ta có sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 5.1.11.2. Chọn thiết bị Trang 54 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 54 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Chọn thiết bị chiết rót vô trùng của công ty Thương mại Sao Bắc Á với các thông số kĩ thuật sau đây: [32] − Dung tích chiết rót: Từ 250−1000ml. − Sản lượng: từ 2000−10000 hộp/ h. − Kích thước: 3045×1750×1900mm Năng suất công đoạn: G10’=1834,72 (kg/h). [Bảng 4.7] Số hộp được chiết rót với dung Hình 5.12 – Thiết bị chiết rót vô trùng tích 350ml trong 1 giờ là: 4841 hộp/h [Mục 4.2.4] Số lượng thiết bị cần chọn là: = 0,48. Chọn 1 thiết bị. 5.1.12. Thiết bị in date Sử dụng kỹ thuật mới, tự động độ, tự động đếm số, vị trí chữ in có thể khống chế nhiệt điều khiển. Sử dụng bánh răng cố định, nét in rõ ràng, màu in có thể tùy ý lựa chọn. Có thể dùng 2 loại bánh răng in chữ kiểu R hoặc kiểu chữ T, có thể in 5 hàng Hình 5.13 – Máy in date chữ, mỗi hàng chữ nhiều nhất 15 ký tự, có ba loại kích thước chữ có thể lựa chọn 2mm, 2,5mm, 3mm. Có thể in trên giấy, các loại màng, giấy, thiếc ... Thiết bị này hoàn toàn tự động, tốc độ cao nhất mỗi phút có thể in được 300 trang. Chọn máy in date của công ty TNHH máy thiết bị Miền Nam với các thông số kỹ thuật như sau: [33] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 55 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 55 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Kích thước vật in: dài : 55–500 mm ; rộng: 30–300 mm. − Diện tích in: dài 250 mm; rộng: 60 mm. − Công xuất in khoảng 300 lần/phút. − Khối lượng máy: 23 kg. − Kích thước máy in date: 440×345 ×260mm. − Nguốn điện cho máy: 220V – 1 pha – 180W. − Máy có 5 hàng chữ và mồi hàng có 10 kí tự Chọn 1 thiết bị in date. 5.1.13. Băng tải đóng thùng Năng suất cần thiết của băng tải ở công đoạn này là: G13’= 1816,28 kg/h. [Bảng 4.7] Năng suất làm việc của công nhân trong 1h: 1000kg/h. Số công nhân cần thiết làm việc ở băng tải này là: M = = 1,8. Vậy chọn 2 công nhân. Năng suất của băng tải: Q = 3600×B×V×η×N×h (kg/h). [7, tr79] 1 0,03.0,025 Thay số ta được: Q1 = 3600×0,6×0,15×0,75× Chiều dài của băng tải được tính theo công thức: L = ×0,015= 3888 (kg/h). M I1 + I 2 2 (m) Trong đó : M: Số công nhân làm việc, M = 2 công nhân. I1 : Khoảng cách giữa 2 công nhân, I1 = 1 (m). I2 : Khoảng cách an toàn, I2 = 1,25 (m). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 56 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 56 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Vậy: L1 = 1 + 1,25 = 2,25 (m). Chọn 1 băng tải có các đặc tính kỹ thuật như sau: − Kích thước băng tải (D×R×C): 2250×600×950 (mm). − Vận tốc băng tải: 0,15m/s. − Năng suất băng tải: 3888kg/h. − Băng tải cao su. 5.1.14. Thùng chứa nước cam sau ép Lượng nước cam sau ép trong 1h là: G7’=1313,66 (kg/h). [Bảng 4.7] Khối lượng riêng của nước cam sau ép là: 1,02 (kg/lít). Vậy lượng thể tích cam sau ép: V= = 1,29 (m3/h). Chọn hệ số chứa đầy của thùng là 0,85. Chọn 1 thùng chứa. Chọn thời gian lưu của thùng là 8h. Thể tích thùng cần chứa: Vt = = 12,14 (m3). Gọi D là đường kính đáy, H là chiều cao của thùng chứa. Chọn H = 1,2D. Thể tích thùng chứa là V = = 12,14 (m3). Chọn D = 2,34m, H = 2,81m. Kích thước thùng chứa là: D × H = 2340×2810mm. 5.1.15. Thùng chứa nước cam sau lọc Lượng nước cam sau khi lọc trong 1h là: G8’=1247,98 (kg/h). [Bảng 4.7] Khối lượng riêng của nước cam sau lọc: 1,02 (kg/lít). Vậy lượng thể tích cam sau lọc: V= = 1,22 (m3/h). Chọn hệ số chứa đầy của thùng là 0,85. Chọn 1 thùng chứa. Chọn thời gian lưu của thùng là 8h. Thể tích thùng cần chứa: Vt= = 11,48 (m3). Gọi D là đường kính đáy, H là chiều cao thùng chứa. Chọn H = 1,2D. Thể tích thùng chứa là V = = 11,48 (m3). Chọn D = 2,3m. H = 2,76m. Kích thước thùng chứa là: D × H = 2300×2760mm. 5.1.16. Thùng chứa nước cam sau phối trộn Lượng nước cam sau khi phối trộn trong 1h: G9’= 1853,25 (kg/h). [Bảng 4.7] Khối lượng riêng của nước cam sau khi phối trộn: 1083 (kg/m3). [9, tr53] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 57 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 57 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Vậy lượng thể tích cam sau phối trộn: V= = 1,71 (m3/h). Chọn hệ số chứa đầy của thùng là 0,85. Chọn 1 thùng chứa. Chọn thời gian lưu của thùng là 8h. Thể tích thùng cần chứa: Vt= = 16,09 (m3). Gọi D là đường kính đáy, H là chiều cao thùng chứa. Chọn H = 1,2D. Thể tích thùng chứa là V = = 16,09 (m3). Chọn D = 2,58m. H = 3,1m. Kích thước thùng chứa là: D × H = 2580×3100mm. 5.1.17. Thùng chờ rót Lượng nước cam sau khi thanh trùng trong 1h: G9’=1834,72 (kg/h). [Bảng 4.7] Khối lượng riêng của nước cam sau khi phối trộn: 1083 (kg/m3). [9, tr53] Vậy lượng thể tích cam sau phối trộn: V= = 1,69 (m3/h). Chọn thời gian lưu của thùng là 8h. Chọn hệ số chứa đầy của thùng là 0,85. Chọn 1 thùng chứa. Thể tích thùng cần chứa: Vt= = 15,91 (m3). Gọi D là đường kính đáy, H là chiều cao thùng chứa. Chọn H = 1,2D. Thể tích thùng chứa là V = = 15,91 (m3). Chọn D = 2,57m. H = 3,08m. Kích thước thùng chứa là: D × H = 2570×3080mm. 5.1.18. Tính chọn bơm Chọn bơm li tâm có nhãn hiệu H-HM3 với các thông số kĩ thuật như sau: [10, tr372] Năng suất: 2,36m3/h. Áp suất làm việc: 0,1Mpa. Tốc độ quay: 1420 vòng/phút. Công suất động cơ: 1,7kW. Ðường kính ống hút/đẩy: 35/35mm. Kích thước (D×R×C): 1280 ×340×665mm. − Khối lượng: 100kg. Hình 5.14 – Bơm li tâm − Chọn 14 bơm với mục đích như − − − − − − sau: Hai bơm dùng cho quá trình ép cam. Hai bơm dùng cho quá trình lọc nước cam. Bốn bơm dùng cho quá trình phối trộn. Nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A + + + Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 58 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 58 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền + Hai bơm dùng cho quá trình thanh trùng. + Bốn bơm dùng cho quá trình nấu syrup. Bảng 5.1− Tổng kết thiết bị cho quy trình sản xuất nước cam ép ST Thiết bị T 1 Băng tải chọn lựa và phân loại, ngắt cuống, lá Số Kích thước lượng D×R×C (mm) 02 5000×600×950 2 Máy rửa 01 2600×1140×1800 3 Băng tải chọn lại 02 5000×600×950 4 Thiết bị chần 01 6500×790×1100 5 Băng tải bóc vỏ,làm sạch 02 3000×600×950 6 Thiết bị ép trục vít 01 1560×450×1340 7 Thiết bị lọc khung bản 01 700×380×650 8 Thiết bị rót hộp vô trùng 01 3045×1750×1900 9 Thiết bị in date 01 440×345 ×260 10 Băng tải đóng thùng carton 01 2250×600×950 11 Bơm 14 1280 × 340 × 665 12 Thùng chứa nước cam sau ép 01 D=2340; H=2810 13 Thùng chứa nước cam sau lọc 01 D=2300; H=2760 14 Thùng chứa nước cam sau phối trộn 01 D=2580; H=3100 15 Thùng chờ rót 01 D = 2570; H = 3080 16 Thiết bị nấu xiro 01 D = 1200, H = 1500 17 Thiết bị lọc xiro 01 2500 × 1200 × 1100 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 59 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 59 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 18 Thiết bị TĐN dạng tấm 01 1140 × 450 × 1000 19 Thiết bị làm lạnh dịch đường 01 1140 × 450 × 1000 20 Thùng chứa xirô 20% 01 D=1000; H=1500 21 Bunke chứa đường 01 D=1000; H=500 22 Thiết bị phối trộn 02 D=1200; H=2200 5.2. Tính và chọn thiết bị cho dây chuyền sản xuất puree chuối 5.2.1. Bể ngâm nguyên liệu sơ bộ − Lượng nguyên liệu cần rửa: M1= 336,46kg/h. [Bảng 4.9] − Ngâm nguyên liệu với tỷ lệ nước: nguyên liệu = 2:1. − Thiết kế bể ngâm có kích thước như sau: − + Chiều rộng: 1m. + Chiều dài: 4m. + Chiều cao bể: 1m. Lượng nước sử dụng 673kg/h, nồng độ CaOCl2 là 0,03÷0,05%. 5.2.2. Băng chuyền lựa chọn, phân loại 5.2.2.1. Tính năng suất băng tải Năng suất lựa chọn, phân loại: M2 = 329,73 (kg/h). [Bảng 4.9] Lựa chọn, phân loại nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách quan sát trên băng chuyền. Chọn thiết bị băng chuyền kiểu ống. Năng suất băng tải: Q = 3600 × B × h × y × v × η. [7, tr79] Trong đó: B: chiều rộng băng tải (m), B = 60 (cm) = 0,6 (m). v: vận tốc băng tải, (m/s), v = 0,15 (m/s). h: chiều cao trung bình của lớp chuối (m), h = 5 (cm) = 0,05 (m). η: hệ số sử dụng của băng tải, η = 0,7. y: khối lượng riêng của chuối, y = 960 kg/m3 [6] Ta tính được: Q = 3600×0,6×0,05×960×0,15×0,7 = 10886,4 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 60 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 60 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền n= 329,73 = 0,03 10886 ,4 Số băng tải chọn là: . Vậy chọn 1 băng tải. 5.2.2.2. Tính số công nhân Một công nhân làm được: 5 (kg/phút) = 300 (kg/h). N= Số công nhân: 329,73 = 1,1 300 . Vậy chọn 2 công nhân. 5.2.2.3. Tính chiều dài băng tải Ta sử dụng 1 băng tải, phân bố 2 công nhân đứng hai bên băng tải. Vậy chiều dài băng tải là: L= N × L1 2 ×1 + L2 = +1 = 2 2 2 (m). Trong đó: N: số công nhân, N = 2 (công nhân). L1: chiều rộng làm việc của một công nhân (m), L1 = 1 (m). L2: chiều dài bộ phận dẫn động và tang quay (m), L2 = 1 (m). Vậy kích thước của băng tải: 2000×600×950mm. 5.2.3. Thùng chứa phế thải sau khi lựa chọn, phân loại Năng suất chứa chính là lượng phế thải cần chứa sau khi loại bỏ quả hư thối: 329,73 – 313,24 = 16,49 (kg/h). [Bảng 4.9] Thùng chứa sẽ chứa chuối phế thải cho cả 1 ca (tức là 8h) với lượng chuối như sau: 16,49 × 8 = 131,92 (kg). Như vậy lượng chuối phế thải cần chứa là: 131,92 = 0,14(m 3 ) 960 . Với 960 (kg/m3) là khối lượng riêng của chuối. Chọn hệ số chứa đầy: 0,85. 0,14 = 0,16( m 3 ) 0,85 Vậy thể tích thùng chứa cần có là: . Gọi D là đường kính đáy thùng chứa, H là chiều cao thùng chứa. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 61 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 61 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền V = Thể tích thùng chứa là: π × D2H = 0,16( m 3 ) 4 . Chọn H = 1,3D. Vậy D = 0,54 (m), H = 1,62 (m). Chọn 1 thùng chứa có: D = 540 (mm); H = 1620 (mm). 5.2.4. Thiết bị rửa 5.2.4.1. Cấu tạo Máy được cấu tạo gồm một băng tải bằng thép không rỉ và thùng chứa nước rửa có thể tích tương đối lớn. Băng tải được chia làm 3 phần, phần nằm ngang ngập trong nước, phần nghiêng có các ống phun nước mạnh và một phần nằm ngang ở phía cao. Bên dưới băng tải phần ngập trong nước có bố trí các ống thổi khí nhận không khí từ một quạt đặt bên ngoài. 5.2.4.2. Nguyên tắc hoạt động Quá trình rửa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn ngâm và giai đoạn rửa. Trong giai đoạn ngâm, nguyên liệu ở trên phần băng nằm ngang ngập trong nước, cặn bẩn bám trên ngoài bề mặt nguyên liệu bị bong ra. Băng tải di chuyển mang nguyên liệu đi dần về phía phần băng nghiêng. Hiệu quả của quá trình ngâm được tăng cường nhờ thổi khí làm xáo trộn nước và nguyên liệu trên mặt băng, làm tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu và nước nên thời gian ngâm Hình 5.15 – Máy rửa băng chuyền được rút ngắn. Khi nguyên liệu di chuyển đến phần nghiêng của băng, các vòi phun nước với áp suất cao đến 2÷3at sẽ rửa sạch cặn bẩn. Ở cuối quá trình rửa, nguyên liệu di chuyển đến phần nằm ngang phía trên để được làm ráo nước. Tùy thuộc loại nguyên liệu và mức độ bẩn, có thể điều chỉnh tốc độ di chuyển của băng chuyền cho phù hợp.Nếu nguyên liệu quá bẩn, cho băng chuyền đi chậm Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 62 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 62 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền lại, làm tăng thời gian rửa. Ngược lại, nếu cặn bẩn bám trên ngoài nguyên liệu ít, có thể cho băng chuyền đi nhanh hơn nhằm tăng năng suất quá trình. Nước sạch từ vòi phun vào thùng ngâm sẽ bổ sung nước cho hệ thống, còn cặn bẩn được tháo ra liên tục qua van xả và nước thừa theo máng chảy tràn ra ngoài. Tuy nhiên, chất lượng rửa của máy chưa cao, do đó cần kiểm tra và rửa lại bằng tay khi cần thiết. Lượng nước cần thiết là từ 0,7÷1 lít/kg nguyên liệu. 5.2.4.3. Chọn thiết bị Chọn thiết bị có nhãn hiệu MRRQLT với các thông số kĩ thuật như sau: [34] − Năng suất: 1000kg/h . − Động cơ điện: 1/4HP+1HP+2HP+3HP (điều chỉnh tốc độ). − Kích thước máy (D×R×C): 3000×920×1200 (mm). − Vật liệu: thép không gỉ. Ta có năng suất công đoạn: M3 = 313,24 (kg/h). [ Bảng 4.9 ] n= Vậy số thiết bị cần chọn: 313,24 = 0,31 1000 . Ta chọn 1 thiết bị. 5.2.5. Băng chuyền bóc vỏ, làm sạch 5.2.5.1. Tính năng suất của băng chuyền Năng suất bóc vỏ, làm sạch: M4 = 310,11 (kg/h). [Bảng 4.9] Thiết bị bóc vỏ, làm sạch nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách đứng hai bên băng chuyền thực hiện bóc vỏ, tước xơ và làm sạch những phần không cần thiết. Chọn thiết bị băng chuyền kiểu ống, giống với công đoạn lựa chọn, phân loại. Năng suất băng tải: Q = 3600×B×h×N×v×η. [7, tr 79] Trong đó: B: chiều rộng băng tải (m). B = 60 (cm) = 0,6 (m). v: vận tốc băng tải, (m/s), v = 0,15 (m/s). h: chiều cao trung bình của lớp chuối (m), h = 5 (cm) = 0,05 (m). η: hệ số sử dụng của băng tải, η = 0,6. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 63 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 63 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền N: số quả chuối trên 1m2 bề mặt băng tải. Chuối có kích thước trung bình khi chiếu xuống mặt bằng: D × R = 0.15( m ) × 0.04( m ) N= Như vậy: 1 1 = = 166,67 D × R 0,15 × 0,04 (quả chuối). Ta có: Q = 3600 × 0,6 × 0,05 ×166,67 × 0,15 × 0,6 = 1620,03 (kg/h). n= 310,11 = 0,19 1620,03 Số băng tải chọn là: . Vậy chọn 1 băng tải. 5.2.5.2. Tính số công nhân Một công nhân làm được: 4 (kg/phút) = 240 (kg/h). N= Số công nhân: 310,11 = 1,29 240 . Vậy chọn 2 công nhân. 5.2.5.3. Tính chiều dài băng tải Ta sử dụng 1 băng tải, phân bố 2 công nhân đứng hai bên băng tải. Vậy chiều dài băng tải là: L= N × L1 2 × 0,75 + L2 = + 1 = 1,75 2 2 (m). Trong đó: N: số công nhân, N = 2 (công nhân). L1: chiều rộng làm việc của một công nhân (m), L1 = 0,75 (m). L2: chiều dài bộ phận dẫn động và tang quay (m), L2 = 1 (m). Vậy kích thước của băng tải: 1750×600×950mm. Chọn bàn thao tác có chiều rộng mỗi bên băng tải là 300mm, chiều dài cùng chiều dài với băng tải. 5.2.6. Thùng chứa vỏ chuối Năng suất chứa chính là lượng vỏ chuối cần chứa sau khi bóc vỏ, làm sạch: 310,11 – 201,57 = 108,54 (kg/h). [Bảng 4.9] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 64 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 64 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Thùng chứa sẽ chứa chuối phế thải cho cả 1 ca (tức là 8h) với lượng chuối như sau: 108,54 × 8 = 868,32 (kg). Như vậy lượng chuối phế thải cần chứa là: 868,32 = 0,9(m 3 ) 960 . Giả sử khối lượng riêng của vỏ chuối là 960 (kg/m3), bằng khối lượng riêng của chuối. Chọn hệ số chứa đầy là 0,85. V = ( ) 0,9 = 1,06 m 3 0,85 Vậy thể tích thùng chứa cần có là: Gọi D là đường kính đáy thùng chứa, H là chiều cao thùng chứa. V= Thể tích thùng chứa là: πD 2 H = 1,06( m3 ) 4 . Chọn H = 1,3D. Vậy D = 1,01 (m), H = 1,31(m). Chọn 1 thùng chứa có D = 1010 (mm), H = 1310 (mm). 5.2.7. Thùng chứa chuối sau khi bóc vỏ, làm sạch Năng suất chứa chuối sau bóc vỏ: M5= 201,57 (kg/h). [Bảng 4.9] Thùng chứa sẽ chứa chuối sau bóc vỏ cho cả 1 ca (tức là 8h) với lượng chuối như sau: 201,57 × 8 = 1644,56 (kg). Như vậy lượng chuối sau bóc vỏ cần chứa là: 1644,56 = 1,71(m 3 ) 960 . Với 960 (kg/m3) là khối lượng riêng của chuối. Chọn hệ số chứa đầy là 0,85. V= 1,71 = 2,01(m3 ) 0,85 Vậy thể tích thùng chứa cần có là: Gọi D là đường kính đáy thùng chứa, H là chiều cao thùng chứa. V = Thể tích thùng chứa là: πD 2 H = 2,01( m3 ) 4 . Chọn H = 1,3D. Ta tính được D = 1,25 (m), H = 1,63 (m). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 65 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 65 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Chọn 1 thùng chứa có D = 1250 (mm), H = 1630 (mm). 5.2.8. Thiết bị xử lý hóa học Năng suất của công đoạn: M5 = 201,57 (kg/h). [Bảng 4.9] Chọn thùng chứa được làm bằng thép không gỉ, thân hình trụ đáy cầu. Tính kích thước thùng, gọi: − D: đường kính của thân hình trụ. − Ht: chiều cao của thân hình trụ. − h: chiều cao của thân hình chỏm cầu. D H Ht h − R: bán kính chỏm cầu, r = D/2. Chọn Ht = 1,3D, h = 0,3D. Chiều cao toàn thiết bị là H: H = H t + 2 × h = 1,3D + 2 × 0,3D = 1,9 D . − Vtb: thể tích của thùng chứa. − Vtrụ: thể tích thân hình trụ. − Vc: thể tích thân chỏm cầu. Hình 5.16 – Thùng xử lí hóa học Thì Vtb = Vtrụ + 2Vc Trong đó: π . D 2 . Ht 3,14 × D 2 ×1,3D Vtr = = = 1,021D 3 4 4 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả . SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 66 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 66 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 2  π π  D   3,14 × 0,3D 2 2 2 Vc = h( h + 3r ) = 0,3D ( 0,3D ) + 3   = 0,09 D 2 + 0,75D 2 = 0,132 D 3 . 6 6 2 6     [ ] × Vtb = Vtrụ+ 2Vc = 1,021D3 +2 0,132D3 = 1,285D3. 3 Vtb 1,285 Suy ra: D = . Lượng nguyên liệu sau khi bóc vỏ tước xơ: M6 = 201,57 (kg/h). Lượng SO2 sử dụng trong 1h là: 4,03 (kg/h) [Bảng 4.9] Để tạo ra dung dịch sunfit nồng độ 0,5% thì lượng dung dịch sử dụng là: = 806 (kg/h). Vtb = Thể tích của thùng chứa: 201,57 806 + = 0,79(m 3 / h) 960 1383 . Với 960 kg/m3 là khối lượng riêng của chuối và 1383 là khối lượng riêng của dung dịch sunfit [9, tr9] Chọn hệ số chứa đầy là 0,85 và chứa trong thời gian khoảng 20 phút. Vậy trong 1h sẽ có 3 mẻ chứa. V1 = 0,79 × 0,85 20 60 = 0,31(m 3 ) Thể tích của một thùng chứa:. D=3 . 0,31 = 0,62(m) 1,285 Áp dụng công thức , ta có: Ht = 1,3D = 1,3 h = 0,3D = 0,3 × × . Chọn: D = 0,62 (m). 0,62= 0,81 (m). 0,62 = 0,19 (m). Chiều cao của thùng: H = Ht +2h = 0,81 + 2 × 0,19 = 1,19 (m). Vậy chọn thùng chứa có kích thước D = 620 (mm), H = 1190 (mm). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 5.2.9. Thiết bị chà Trang 67 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 67 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 5.2.9.1. Cấu tạo [7, tr109] Gồm 7 bộ phận chính: 1. Máng xoắn tải nguyên liệu 2. Phiễu nạp liệu 3. Bơi chèo chuyển nguyên liệu 4. Cánh đập 5. Trục quay 6. Mặt rây 7. Cửa thải bã. Rây được làm bằng thép không rỉ có đục lỗ nhỏ, kích thước: 0,5; 0,75; 1;1,5mm. 5.2.9.2. Nguyên tắc hoạt động [7, tr106] Hình 5.17 – Sơ đồ cấu tạo thiết bị chà Động cơ truyền chuyển động quay đến trục qua đai truyền động, nguyên liệu từ phễu nạp liệu nhờ vít tải nghiền sơ bộ và chuyển vào khoang chà. Nguyên liệu chịu tác dụng của lực đập của cánh chà nên tế bào bị phá vỡ và được làm nhỏ, dưới tác dụng của lực ly tâm sinh ra khi cánh đập quay nên phần thịt quả sẽ lọt qua các lỗ rây, sau đó thu hồi được qua máng tháo sản phẩm. Phần bã sau khi chà di chuyển đến cuối máy và được tháo ra ngoài qua cửa tháo bã. Máy chà cánh đập quay nhanh (700 vòng/phút). Chọn máy chà kiểu cánh đập nhãn hiệu Hình 5.18 – Thiết bị chà DJ2 có đặc tính kĩ thuật như sau: − − − − − Năng suất máy: 1000kg/h. Công suất động cơ: 4kW. Số vòng quay của động cơ: 860 vòng/phút. Kích thước (D×R×C) :1450×770×1523mm. Khối lượng máy: 270kg. Năng suất công đoạn: M6 = 205,6 kg/h. [ Bảng 4.9] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 68 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 68 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Số thiết bị cần chọn: n = 0,2. Ta chọn 1 thiết bị. 5.2.10. Thiết bị đồng hóa Nguyên tắc hoạt động là dùng áp lực cao, đẩy sản phẩm đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ (áp suất của sản phẩm vào khoảng 150kg/cm 2 và khi ra khỏi khe nhỏ chỉ còn khoảng 2÷3kg/cm2). Khi thay đổi áp suất một cách đột ngột và tốc độ tăng lên nhiều, làm cho sản phẩm bị tơi nhỏ ra. Kích thước của khe hở có thể điều chỉnh được từ 0,1÷0,15 mm. Tốc độ chuyển động của sản phẩm qua khe hở: 150÷200m/s. Hình 5.19 – Thiết bị đồng hóa Chọn máy đồng hóa chuyên dùng cho nước hoa quả nhãn hiệu GJB 1,5–25 với các đặc tính kĩ thuật như sau: [35] − Áp lực: 25Mpa. − Lưu lượng: 1,5m3/h. − Trọng lượng: 800kg. − Công suất moto: 11kW. − Kích thước (D×R×C): 1000×700×1100 mm. Năng suất công đoạn: M7 = 201,49 kg/h. [ Bảng 4.9] Số thiết bị cần chọn: n = = 0,13. Ta chọn 1 thiết bị. 5.2.11. Thiết bị bài khí Nguyên tắc hoạt động của thiết bài khí ly tâm là nước quả đưa vào phòng chân không có ngăn quay rồi theo rãnh vòng đi ra ngoài. Chọn thiết bị ly tâm dạng nằm DECANTER với các đặc tính kĩ thuật như sau: [36] − Tốc độ vòng quay: 4000 vòng/phút. − Hệ số phân li: 3100. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả Hình 5.20 – Thiết bị bài khí SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 69 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 69 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Công suất: 1000–2000kg/h. − Công suất mô tơ máy chủ: 22kW. − Công suất mô tơ phụ: 7,5kW. − Kích thước ngoài (D×R×C): 3067 × 920 × 1060 mm. Năng suất công đoạn: M8 = 199,48 kg/h. [Bảng 4.9] Số thiết bị cần chọn: n = = 0,2. Ta chọn 1 thiết bị. 5.2.12. Thiết bị thanh trùng Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của thiết bị thanh trùng giống như [Mục 5.1.10 chương 5]. Chọn thiết bị thanh trùng bản mỏng hiệu Alfa–Laval với các đặc tính kĩ thuật như sau: [30] − Năng suất: 2000l/h (từ 5oC đến 92oC). − Dung tích ngăn duy trì: 56 lít. − Lượng hơi tiêu hao: 500 kg/h. − Thời gian duy trì: 100s. − Kích thước máy (D×R×C): 1980 × 1610 × 1555 mm. Năng suất công đoạn: M9 = 197,49 kg/h. [ Bảng 4.9 ] Số lượng thiết bị cần chọn là: = 0,1. Chọn 1 thiết bị. 5.1.13. Thùng chờ rót vô trùng Chọn 1 thùng chứa trước đóng gói nhãn hiệu Model–308 với các thông số kỹ thuật như sau: [37] − Dung tích hữu ích là 1500lít, dung tích tổng là − Đồng hồ nhiệt độ hiển thị số, phạm vi hiển thị nhiệt độ từ 0–100oC. − Sử dụng khuấy bên hông 960 vòng/phút, công suất 2,2kW. − − Bốn chân gien có thể điều chỉnh cao độ. Inox tấm SUS 304, độ dày thành trong là Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả 1600lít. Hình 5.21 – Thùng chờ rót SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 70 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 70 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 3mm, độ dày vỏ ngoài là 2mm, bảo ôn sử dụng lớp nhựa xốp PU có độ dày là 60mm, giảm < 2oC trong 24 giờ. − Kích thước: D × H = 1000×2000mm. 5.1.14. Thiết bị chiết rót vô trùng 5.1.14.1 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động [31] Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy chiết rót vô trùng này giống với dây chuyền nước cam ép. 5.1.14.2 Chọn thiết bị Chọn thiết bị chiết rót vô trùng của công ty Thương mại Sao Bắc Á với các thông số kĩ thuật sau đây: [32] − Dung tích chiết rót: Từ 250−1000ml. − Sản lượng: từ 2000−10000 hộp/ h. − Kích thước: 3045×1750×1900mm Năng suất công đoạn: M10 =195,52 (kg/h). [Bảng 4.9] Số hộp được chiết rót với Hình 5.22 – Thiết bị chiết rót vô trùng dung tích 400g trong 1 giờ là: 480 hộp/h [Mục 4.3.1.3] Số lượng thiết bị cần chọn là: = 0,05. Chọn 1 thiết bị. 5.1.15. Thiết bị in date Sử dụng kỹ thuật mới, tự động khống chế nhiệt độ, tự động đếm số, vị trí chữ in có thể điều khiển. Sử dụng bánh răng cố định, nét in rõ ràng, màu in có thể tùy ý lựa chọn. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 71 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 71 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Có thể dùng 2 loại bánh răng in chữ kiểu R hoặc kiểu chữ T, có thể in 5 hàng chữ, mỗi hàng chữ nhiều nhất 15 ký tự, có ba loại kích thước chữ có thể lựa chọn 2mm, 2,5mm, 3mm. Có thể in trên giấy, các loại màng, giấy, thiếc ... Thiết bị này hoàn toàn tự động, tốc Hình 5.23 – Máy in date độ cao nhất mỗi phút có thể in được 300 trang. Chọn máy in date của công ty TNHH máy thiết bị Miền Nam với các thông số kỹ thuật như sau: [33] − Kích thước vật in: dài : 55–500 mm ; rộng: 30–300 mm. − Diện tích in: dài 250 mm; rộng: 60 mm. − Công xuất in khoảng 300 lần/phút. − Khối lượng máy: 23 kg. − Kích thước máy in date: 440×345 ×260mm. − Nguốn điện cho máy: 220V – 1 pha – 180W. − Máy có 5 hàng chữ và mồi hàng có 10 kí tự Chọn 1 thiết bị in date. 5.2.16. Băng tải đóng thùng Năng suất băng tải ở công đoạn này là: M11 = 194,54 kg/h. [Bảng 4.9] Năng suất làm việc của công nhân trong 1h: 100 kg/h Số công nhân cần thiết làm việc ở băng tải này là: M = = 1,95. Vậy chọn Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 2 công nhân. Trang 72 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 72 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Năng suất của băng tải: Q = 3600×B×V×η×N×h (kg/h). [7, tr79] 1 0,03.0,025 Thay số vào ta được: Q1= 3600×0,6×0,15×0,75× Chiều dài của băng tải được tính theo công thức: L = ×0,01 =3888(kg/h). M I1 + I 2 2 (m) Trong đó: M: Số công nhân làm việc, M = 2 công nhân. I1 : Khoảng cách giữa 2 công nhân, I1 = 1 (m). I2 : Khoảng cách an toàn, I2 = 1,25 (m). Vậy: L1 = 1 + 1,25 = 2,25 (m). Chọn 1 băng tải có các đặc tính kỹ thuật như sau: − Kích thước băng tải: 2250×600×950 (mm). − Vận tốc băng tải: 0,15m/s. − Năng suất băng tải: 3888kg/h. 5.2.17. Thùng chứa puree chuối sau chà, sau đồng hóa, sau bài khí [38] Chọn 3 thùng chứa có nhãn hiệu Model–107 có thông số kĩ thuật như sau: − Dung tích là 1500lít, dung tích tổng là 1600 lít. − Sử dụng khuấy bên hông 46 vòng/ phút, công suất − Bốn chân gien có thể điều chỉnh cao độ. 2,2kW. Chọn: sau chà 1 thùng, sau đồng hóa 1 thùng, sau bài khí 1 thùng. Hình 5.24 – Thùng chứa − Kích thước: D × H = 1000×2000mm. − 5.2.18. Tính chọn bơm Chọn bơm thực phẩm công nghiệp MAXANA với các đặc điểm kĩ thuật như sau: [39] − Lưu lượng: 820m3/h. − Cột áp cao nhất: 97m. − Nhiệt độ vận hành: 95oC. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 73 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 73 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Kích thước: 432×280×285mm. − Số lượng bơm: 8 cái. Hình 5.25 – Bơm li tâm + Hai cái cho quá trình chà. + Hai cái cho quá trình đồng hóa. + Hai cái cho quá trình bài khí. + Một cái cho quá trình thanh trùng. + Một cái cho thùng chờ rót. Bảng 5.2 − Bảng tổng hợp thiết bị dây chuyền sản xuất puree chuối STT Tên thiết bị Số lượng Kích thước, (mm) (D×R×C) 1 Bể ngâm nguyên liệu 01 4000×1000×1000 2 Băng tải phân loại chuối 01 2000×600×950 3 Máy rửa băng chuyền 01 3000×920×1200 4 Băng tải bóc vỏ, tước xơ 01 1750 x 600 x 950 5 Thiết bị xử lí hóa học 01 D=620; H=1190 6 Thiết bị chà 01 1450×770×1523 7 Thiết bị đồng hóa 01 1000×700×1100 8 Thiết bị bài khí 01 3067×920×1060 9 Thiết bị thanh trùng 01 1980×1610×1555 10 Bồn chờ rót 01 1000×2000 11 12 13 14 15 16 17 Thiết bị rót hộp vô trùng Thiết bị in date Băng tải đóng thùng carton Thùng chứa sau chà Thùng chứa sau đồng hóa Thùng chứa sau bài khí Bơm Thùng chứa phế thải sau khi lựa chọn, phân loại Thùng chứa vỏ sau khi bóc vỏ Thùng chứa chuối sau khi đã bóc vỏ 01 01 01 01 01 01 08 3045×1750×1900 440×345 ×260 2250×600×950 1000 × 2000 1000 × 2000 1000 × 2000 432×280×285 01 D=540; H=1620 01 D=1010; H=1310 01 D=1250; H=1630 18 20 21 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 74 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 74 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 6 TÍNH NHIỆT 6.1. Tính hơi Chi phí hơi sử dụng cho các thiết bị: chần hấp, phối trộn, thanh trùng, nấu xiro. Nhà máy sử dụng nhiều thiết bị dùng hơi nước để cung cấp nhiệt cho sản xuất. Dùng hơi có nhiều ưu điểm hơn so với dùng các nguồn nhiệt khác: − Truyền nhiệt đều và tránh xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ. − Dễ điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều chỉnh áp suất. − Không độc hại, không ăn mòn thiết bị. − Dễ vận hành. − Đảm bảo vệ sinh cho dây chuyền sản xuất. Phần lớn các thiết bị hơi đều làm việc liên tục, có một số làm việc gián đoạn. Để đơn giản trong quá trình tính toán, ta coi các thiết bị đều làm việc liên tục, vì vậy cường độ hơi coi như không đổi. Bảng 6.1 – Thống kê năng suất sử dụng hơi ST T 1 2 3 4 Tên thiết bị Số lượng Thiết bị chần hấp Thiết bị phối trộn Thiết bị thanh trùng Nấu xiro 1 2 2 1 Năng suất sử dụng hơi (kg/h) 500 450 500 200 Tổng năng suất sử dụng hơi của các thiết bị − Tổng năng suất sử dụng hơi (kg/h) 500 900 1000 200 Dtb = 2600 Lượng hơi dùng để khử trùng thiết bị: lấy bằng 20% Dtb. Dkt = 20% × Dtb = 0,2 × 2600 = 520 (kg/h). Tổng lượng hơi thiết bị sử dụng: D’tb = Dtb + Dkt = 2600 + 520 = 3120 (kg/h). − Chi phí hơi cho sinh hoạt: Lấy trung bình chi phí hơi lúc số người sử dụng đông nhất là 100 người, mỗi người sử dụng 0,5 (kg/h). Dsh = 100 × 0,5 = 50 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp − Chi phí hơi do mất mát: Trang 75 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 75 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Lấy chi phí hơi do mất mát bằng 20% tổng lượng hơi các chi phí trên của nhà máy. Dmm = 0,2× (Dtb + Dkt+ Dsh). Dmm = 0,2 × (2600 + 520 + 50) = 634 (kg/h). Lượng hơi cần cung cấp: Dh = Dtb + Dkt + Dsh + Dmm = 2600 + 520 + 50 + 634 = 3804 (kg/h). [(**)] − Chọn nồi hơi có nhãn hiệu TD–6000N với các thông số kĩ thuật sau: [40] Hình 6.1 – Nồi hơi vách ướt đốt dầu + Năng suất hơi: 6000kg/h. + Áp suất hơi: 10at. + Tiêu hao nhiên liệu dầu FO: 406 lít/h. + Kích thước (D×R×C): 6585×3010×2590mm. + Số lượng chọn: 2 nồi, trong đó có 1 nồi dự phòng để đảm bảo cho sản xuất. − Vậy lượng dầu sử dụng trong 1 ngày là: 406 × 2 × 24 = 19448 lít/ngày. − Xăng để sử dụng cho xe tải và xe con: 200 lít/ngày. − Dầu DO để dùng cho máy phát điện: 5 kg/ngày. − Dầu nhờn dùng bôi trơn các thiết bị: 2920 kg/năm. 6.2. Tính nước 6.2.1. Cấp nước Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 76 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 76 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nước dùng trong nhà máy dùng cho các thiết bị rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị, cung cấp cho lò hơi, nước sinh hoạt. Nước cung cấp cho nhà máy phải đạt yêu cầu về chất lượng như: độ trong, không có mùi vị lạ,… − × Nước dùng cho lò hơi: V1 = D Vn. Trong đó: Vn: thể tích riêng của nước ở 260C; Vn = 1003,11 × 10-6 (m3/kg). [9, tr11] D = 3804 kg/h là lượng hơi sử dụng. [(**)] Vậy nên: V1 = 3804 × 1003,11 × 10-6 = 3,82m3/h. − Nước dùng cho sinh hoạt Lấy trung bình 25 lít/người/ca. Số người đông nhất trong 1 ca là 142 người. Vậy lượng nước sinh hoạt sử dụng trong 1 ca là: 142 × 0,025 = 3,55m 3/ca. Do việc dùng nước không điều hoà nên để đảm bảo cung cấp cho những lúc khi cần thiết phải tăng lượng tiêu hao lên 3 lần. Vì vậy nước cần cho sinh hoạt thực tế là: 3,55 × 3 = 10,65m3/ca = 1,33m3/h. − Nước dùng cho sản xuất Trong quá trình sản xuất nước được dùng để rửa nguyên liệu và cung cấp cho thiết bị làm lạnh dịch đường, cung cấp cho thiết bị chần, cung cấp cho thiết bị xử lí hóa học. Nước dùng cho bể ngâm nguyên liệu chuối: Vr1 = 673kg/h = 0,68m3/h. [Mục 5.2.1 chương 5] Nước dùng cho máy rửa trong dây chuyền sản xuất đồ hộp nước cam ép là: Vr2 = 2,5m3/h. Nước dùng cho thiết bị chần trong dây chuyền sản xuất đồ hộp nước cam ép là: Vc = 200kg/h = 0,2m3/h. Nước dùng cho máy rửa trong dây chuyền sản xuất puree chuối là: Vr3 = 0,3m3/h. Nước dùng cho thiết bị làm lạnh dịch đường: Vll = 255kg/h = 0,26m3/h. Nước dùng cho pha chế dung dịch sunfit trong thiết bị xử lí hóa học trong dây chuyền sản xuất puree chuối là: 802 kg/h = 0,8 m3/h. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 77 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 77 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nước dùng cho vệ sinh thiết bị: lấy bằng 10% lượng nước sinh hoạt. Vậy: Vvs = 1,33 × 0,1 = 0,13m3/h. Vậy nước dùng chung cho sản xuất: Vsx = 0,68 + 2,5 + 0,2 + 0,3 + 0,26 + 0,8 + 0,13 = 4,87m3/h. − Nước dùng cho rửa xe: 1500lít/ca = 0,19m3/h. − Nước dùng để tưới cây xanh: 2000lít/ca = 0,25m3/h. Tổng lượng nước sử dụng cho nhà máy trong 1 giờ có kể đến hệ số sử dụng không đồng đều K = 1,5. V = 1,5 × ( 3,82 + 1,33 + 4,87 + 0,19 + 0,25) = 10,46(m3/h). − Tính đường ống dẫn nước 4 ×V 3,14 × a × 3600 Theo công thức : D= (m). Trong đó: D : đường kính ống dẫn nước (m). a : vận tốc nước chảy trong ống, lấy a = 1 (m/s). V : lượng nước cần dùng trong 1 giờ, V= 10,18 (m3/h). 4 × 10,46 3,14 × 1 × 3600 Như vậy ta được: D = = 0,06 (m). Đường ống trong phân xưởng sản xuất chính là đường khép kín và bố trí đặt ÷ sát tường, cách nền 0,5 1 m. Ống dẫn làm bằng thép chống rỉ. Những nơi tiêu thụ nước thường xuyên đường ống phải đặt ở nơi tiện dùng nhất. 6.2.2. Thoát nước Thoát nước có hai loại:  Loại sạch Nước từ những nơi như các giàn ngưng tụ nước làm nguội gián tiếp ở các thiết bị trao đổi nhiệt. Để tiết kiệm nước có thể tập trung vào các bể chứa để sử dụng vào các nơi không yêu cầu có độ sạch cao. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp  Loại không sạch Trang 78 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 78 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Bao gồm nước từ các nơi như: nước rửa thiết bị, rửa sàn nhà, xử lý nguyên liệu. Các loại nước này chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên không sử dụng lại được và là môi trường tốt cho vi sinh vật hoạt động vì vậy loại nước này phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, rãnh thoát nước này phải có nắp đậy. Hệ thống phải bố trí xung quanh phân xưởng chính để thoát nước kịp thời. Đường kính của rãnh thoát là 0,8m. 6.2.2.1. Xác định lượng nước thải do sản xuất Lượng nước thải do sản xuất = Lượng nước dùng cho sản xuất = 4,87 (m3/h). 6.2.2.2. Xác định lượng nước thải do sinh hoạt Lượng nước thải do sinh hoạt = Lượng nước cho sinh hoạt = 1,33 (m3/h). 6.3.2.3. Xác định đường ống dẫn nước thải 4 ×g 3,14 ×α × 3600 D= Trong đó: D: đường kính ống dẫn nước. α: vận tốc nước chảy trong ống, v = 0,5 (m/s). g: lượng nước dùng trong 1 giờ, g = 1,33m3/h. 4 × 1,33 3,14 × 0,5 × 3600 Như vậy ta có: D = Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả = 0,03 (m). SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 79 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 79 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 7 TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 7.1. Tính tổ chức 7.1.1. Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phân xưởng sản Phòng xuất kỹ thuật Phòng hành chính, nhân Phân xưởng cơ điện, Phòng lạnhKCS PhòngsựtàiPhòng vụ kinh doanh 7.1.2. Chế độ làm việc Khối hành chính làm việc 8 giờ/ngày. Phân xưởng sản xuất làm việc theo ca, mỗi ca 8 giờ. Nhà máy nghỉ các ngày chủ nhật, lễ, Tết trong năm. 7.1.3. Cơ cấu tổ chức 7.1.3.1. Nhân lực làm việc gián tiếp: − Giám đốc: 1 người. − Phó giám đốc: 2 người . − Phòng kỹ thuật: 3 người. − Phòng kinh doanh: 3 người. − Phòng tổ chức, hành chính: 4 người. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 80 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 80 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Phòng tài vụ: 2 người. − Nhân viên y tế: 2 người. − Bảo vệ: 3 người. − Vệ sinh, giặt là: 2 người. − Nhà ăn: 4 người. Tổng số: Ch = 26 người. 7.1.3.2. Nhân lực làm việc trực tiếp trong phân xưởng. Bảng 7.1 – Nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất trong phân xưởng STT Nhiệm vụ Số công nhân/ca Tổng số công nhân/ngày 1 Vận chuyển nguyên liệu cam vào phân xưởng 3 9 2 Công đoạn lựa chọn, phân loại cam 8 24 3 Điều khiển máy rửa sủi bọt khí 2 6 4 Công đoạn lựa chọn lại 8 24 5 Điều khiển thiết bị chần cam 2 6 6 Công đoạn bóc vỏ cam 12 36 7 Điều khiển thiết bị ép cam 1 3 8 Điều khiển thiết bị lọc nước cam 1 3 9 Điều khiển quá trình phối trộn 4 12 10 Điều khiển thiết bị thanh trùng 1 3 11 Điều khiển thiết bị rót hộp 1 3 12 Điều khiển thiết bị ghép nắp 2 6 13 Điều khiển máy dán nhãn 1 3 14 Băng tải đóng thùng 2 6 15 Điều khiển nồi nấu xirô 1 3 16 Điều khiển thiết bị lọc xiro 1 3 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 81 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 81 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 17 Điều khiển thiết bị làm lạnh xirô 1 3 18 Điều khiển thiết bị làm lạnh xirô 1 3 19 Chuẩn bị nguyên liệu chuối 3 9 20 Ngâm rửa nguyên liệu chuối 3 9 21 Công đoạn lựa chọn, phân loại chuối 2 6 22 Điều khiến thiết bị rửa chuối 2 6 23 Công đoạn bóc vỏ, tước xơ, làm sạch chuối 2 6 24 Công đoạn xử lí hóa học chuối 2 6 25 Điều khiển thiết bị chà chuối 1 3 26 Điều khiển thiết bị lọc dịch chuối 1 3 27 Điều khiển thiết bị đồng hóa 1 3 28 Điều khiển thiết bị bài khí 1 3 29 Điều khiển thiết bị thanh trùng 1 3 30 Điều khiển thiết bị rót hộp 1 3 31 Điều khiển thiết bị ghép nắp 1 3 32 Điều khiển thiết bị dán nhãn 1 3 33 Băng tải đóng thùng 2 6 76 Cc = 228 Tổng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 82 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 82 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 7.1.3.3. Nhân lực phụ trong phân xưởng Bảng 7.2 – Nhân lực phụ trong phân xưởng STT Số công nhân/ca 2 2 2 2 6 6 1 Nhiệm vụ 1 2 3 4 5 6 7 Số công nhân/ngày 6 6 6 6 18 18 3 Quản lý kho nguyên vật liệu,thành phẩm Quản lý kho nhiên liệu, hóa chất Phòng quản lý chất lượng (KCS) Vận chuyển bao bì Vận chuyển nguyên liệu qua xưởng Vận chuyển sản phẩm qua kho Cán bộ quản lý phân xưởng Lò hơi, máy phát điện dự phòng, lạnh 8 4 12 trung tâm 9 Trạm bơm 1 3 10 Phân xưởng cơ điện 4 12 11 Xử lý nước thải 1 3 12 Vệ sinh phân xưởng 2 6 Tổng 33 Cp = 99 Tổng nhân lực của nhà máy: Ch + Cc + Cp = 26 + 228 + 99 = 353 (người). Tổng số nhân lực đông nhất trong 1 ca: 26 + 76 + 33 = 135 (người). 7.2. Tính xây dựng 7.2.1. Đặc điểm của khu đất xây dựng nhà máy 7.2.1.1. Địa hình Địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 1%, được xây dựng gần đường quốc lộ nên đáp ứng yêu cầu của nhà máy và có khả năng mở rộng sản xuất. 7.2.1.2. Địa chất Xây dựng trên vùng đất ổn định. Qua thăm dò của các nhà địa chất, phía dưới vùng đất không có khoáng sản nên được sử dụng để mở khu công nghiệp. 7.2.1.3. Vệ sinh công nghiệp Hướng gió: hướng gió chính của vùng đất này là Tây Nam. Xung quanh nhà máy có khuôn viên cây xanh tạo môi trường thoáng mát thích hợp cho người lao động và tạo thêm vẻ đẹp mỹ quan của nhà máy. 7.2.2. Các công trình xây dựng Trong công nghệ sản xuất đồ hộp nước cam ép và puree chuối, nguyên liệu được Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 83 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 83 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền vận chuyển chủ yếu bằng đường ống, băng tải, mặt khác thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất không cao. Dựa vào đặc điểm công nghệ đó, ta chọn phân xưởng sản xuất là nhà 1 tầng. Việc xây dựng như vậy sẽ thuận tiện cho việc bố trí thiết bị, dịch chuyển và thuận lợi trong việc tổ chức chiếu sáng tự nhiên cho phân xưởng. 7.2.2.1 Vấn đề giao thông trong nhà máy Nhà máy được bảo vệ bằng tường cao. Mặt bằng nhà máy quang đãng, đường đi bằng phẳng, cao ráo, dễ thoát nước. Nhà máy ngoài cổng chính còn có thêm một cổng phụ đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm và việc đi lại được thuận tiện nhất. 7.2.2.2. Phân xưởng sản xuất chính a) Chọn phân xưởng sản xuất chính Có dạng hình chữ nhật với kích thước: − Chiều dài của phân xưởng sản xuất chính: 54m. − Chiều rộng phân xưởng sản xuất chính: 18m. − Chiều cao: 7,2m không tính mái. − Có bước cột: B = 6m. − Nhịp nhà: L = 18m, nhà 1 nhịp. − Diện tích của phân xưởng: 54 × 18 = 972 (m2). b) Đặc điểm phân xưởng − − Nhà 1 tầng, kích thước cột: cột chịu lực 400 × 400mm − Tường bao bằng gạch, bề dày tường chịu lực: 300mm. Nhà có nhiều cửa ra vào để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và cho công nhân đi lại, có nhiều cửa sổ để thông gió và chiếu sáng. − Nền có cấu trúc gồm 6 lớp: + Lớp gạch hoa dày: 100mm. + Lớp bê tông gạch vỡ dày: 200mm. + Lớp trung gian dày: 50mm. + Lớp cách nhiệt, cách âm, cách ẩm dày: 400mm. + Lớp đất đầm kỹ dày: 400mm. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 84 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 84 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền + Lớp đất tự nhiên. − Cấu trúc mái: + Lớp chịu nhiệt. + Lớp tấm lợp tôn kẽm. + Lớp chịu lực. + Khung thép đỡ. − Cửa: sử dụng cửa đẩy ngang bằng thép, các cửa chính có kích thước là 2,5m. − Vị trí phân xưởng sản xuất chính: đặt ở giữa khu đất quy hoạch của nhà máy, các phân xưởng và kho có liên quan đặt lân cận như: kho nguyên liệu, kho thành phẩm, phân xưởng cơ điện, nồi hơi, khu hành chính… Trong phân xưởng có đặt các bình chữa cháy ở các góc để thuận tiện cho việc phòng cháy và chữa cháy. Vậy phân xưởng chính có kích thước: 60 × 18 × 9,6 (m). Diện tích là: 60 × 18 = 1080 (m2). 7.2.2.3. Phòng thường trực bảo vệ Chọn 1 phòng đặt ở cổng chính của nhà máy. Chọn nhà có kích thước: 4×3×4 (m). Diện tích là: 4 × 3 = 12(m2). 7.2.2.4. Khu hành chính a) Tầng 1 Kích thước: 30×6×4 (m), gồm các phòng: − Hội trường: 14×6×4 (m). − Kỹ thuật: 4×4×4 (m). − Y tế: 4×4×4 (m). − Tài vụ: 4×4×4 (m). − Phòng khách: 4×4×4 (m). b) Tầng 2 Kích thước: 30×6×4 (m), gồm các phòng: − Giám đốc: 6×4×4 (m). − Phó giám đốc kinh doanh: 4×4×4 (m). − Phó giám đốc sản xuất: 4×4×4 (m). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 85 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 85 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Phòng kinh doanh: 4×4×4 (m). − Hành chính, quản lý: 4×4×4 (m). − Phòng vệ sinh (1 phòng cho nam và 1 phòng cho nữ): 4×4×4 (m). Xây dựng nhà 2 tầng có kích thước: 30×6×8 (m). Tổng diện tích mặt bằng khu hành chính: 30 × 6 = 180 (m2). 7.2.2.5. Nhà ăn Tính cho 2/3 số công nhân viên đông nhất trong 1 ca: 135 × 2/3 = 90 (người). Với 135 người là số nhân lực đông nhất trong một ca. Diện tích tiêu chuẩn 2,25 m2 cho 1 công nhân. Diện tích nhà ăn tối thiểu: 2,25 × 90 = 202,5 (m2). Tính thêm cho hành lang và cả khu nấu ta chọn: Chọn diện tích nhà ăn: 24×9×4 (m). Diện tích là: 24 × 9 = 216 (m2). 7.2.2.6. Nhà sinh hoạt vệ sinh Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ngăn ra nhiều phòng dành cho nam và nữ: phòng vệ sinh nam, phòng tắm nam, phòng thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng thay áo quần nữ, phòng giặt là, phòng phát áo quần và bảo hộ lao động. Nhà sinh hoạt tính cho 60% nhân lực của ca đông nhất: 0,6 × 135 = 81 (người). Trong nhà máy thực phẩm công nhân nữ chiếm đa số và thường chiếm tỉ lệ 70%, nam chiếm 30% : Số công nhân nam: 81 × 30% = 24,3 người, chọn 25 người. Số công nhân nữ: 81 – 25 = 56 (người). a) Các phòng dành riêng cho nam − Phòng thay áo quần: chọn 0,2 (m2/người). Diện tích: 0,2 × 25 = 5(m2). Chọn kích thước của phòng là: 2×3×4 (m). Diện tích là: 2×3 = 6 (m2). − Nhà tắm: chọn 5 người/phòng. Chọn 5 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 1 (m). Tổng diện tích: 5×1,2×1 = 6 (m2). − Phòng vệ sinh: chọn 3 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2×1 (m). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 86 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 86 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Tổng diện tích: 3×1,2×1 = 3,6 (m2). Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nam là: 6 + 3,6 = 9,6 (m 2). b) Các phòng dành riêng cho nữ − Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2 /người. Diện tích: 0,2 × 56 = 11,2 (m2). Chọn kích thước của phòng là: 4×3×4 (m). Diện tích là: 4×3 = 12 (m2). − Nhà tắm: chọn 5 người/phòng. Chọn 11 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 1 (m). Tổng diện tích: 11×1,2×1 = 13,2 (m2). − Phòng vệ sinh: chọn 6 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 1 (m). Tổng diện tích: 6×1,2×1 = 7,2 (m2). Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nữ: 13,2 + 7,2 = 20,4 (m 2). c) Phòng giặt là Chọn kích thước phòng: 3×3×3 (m). Diện tích phòng: 3 × 3 = 9 (m2). d) Phòng phát áo quần và bảo hộ lao động Chọn kích thước phòng: 4×3×3 (m). Diện tích phòng: 4 × 3 = 12 (m2). Tổng diện tích nhà sinh hoạt vệ sinh: 9,6 + 20,4 + 9 + 12 = 51 (m2). Chọn kích thước nhà: 15×4×4 (m). Diện tích là: 15 × 4 = 60 (m2). 7.2.3. Kho nguyên liệu 7.2.3.1. Kho chứa nguyên liệu cam Lượng cam cần chứa cho một giờ sản xuất: 2203,69 kg/h. [Bảng 4.7] Lượng cam cần cho hai ngày sản xuất: 2203,69 × 24 × 2 = 105777,12 (kg). Cam được xếp theo tiêu chuẩn: d = 960 (kg/m3). Chiều cao lớp nguyên liệu tối đa: h = 2m so với chiều cao nhà 6m. Thể tích phòng chứa: V = = = 110,18(m3). Diện tích nền kho cần thiết: S = = = 55,09(m2). Lối đi và cột chiếm 25%: 0,25 55,09 = 13,77(m2). Diện tích thực tế của phòng chứa: 55,09 + 13,77 = 68,86(m2). 7.2.3.2. Kho chứa nguyên liệu chuối Lượng nguyên liệu chuối cần cho 1h là: 354,17 (kg/h). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 87 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 87 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Lượng nguyên liệu cần cho 2 ngày: 354,17 24 2 = 17000,16 (kg). Nguyên liệu được xếp theo tiêu chuẩn: d = 960 (kg/m 3). Chiều cao lớp nguyên liệu tối đa: h = 2m so với chiều cao nhà 6m. Thể tích nguyên liệu cần chứa là: V = = = 17,71(m3). Diện tích nền kho cần thiết: S = = = 8,86(m2). Lối đi và cột chiếm 25%: 0,258,86 = 2,22(m2). Tổng diện tích kho cần thiết: 68,86 + 17,71 + 2,22 = 88,79(m2). Vậy chọn kích thước kho là: 15×6×6 (m), diện tích: 90(m2). 7.2.3.3. Kho dấm chín chuối Diện tích phòng là: S = [3, tr4] Trong đó: G: lượng hàng lớn nhất nhập vào trong một ngày. T: Thời gian dấm chín, T = 2 (ngày). : Định mức chất tải thể tích (tấn/m3), chọn 0,32. h: chiều cao chất tải, m. Chọn h = 3,5m. Chuối được dấn chín bằng phương pháp nhiệt–etylen, thời gian 2 ngày, lượng chuối nhập vào kho dấm chín trong 2 ngày là 8,5 tấn nguyên liệu. Suy ra: F = = 15,18 (m2). Chọn 2 kho dấm chín có kích thước: 6×3×6 (m). Diện tích là: 6 × 3 = 18 (m 2). 7.2.4. Kho thành phẩm Kho dùng để bảo quản sản phẩm trong vòng 5 ngày. 7.2.4.1. Kho chứa sản phẩm đồ hộp nước cam ép Đồ hộp nước cam ép được đựng trong bao bì tetrapak và tiến hành đóng thùng cac-tông với số lượng 10 hộp xếp vào 1 thùng. − − Kích thước tối thiểu của nhà kho đủ chứa sản phẩm trong 5 ngày. Lượng sản phẩm sản xuất trong một ngày là : 4668,96(kg/ngày) [Bảng 4.7] Vậy lượng sản phẩm sản xuất trong 5 ngày : 4668,96 x 5 = 23344,8 kg/ngày. 23344,8 0,35 × 1083 Lượng sản phẩm sản xuất trong 5 ngày : Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả = 43111,36 = 43112 hộp. SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 88 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 88 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Sản phẩm được chứa trong thùng các-tong, mỗi thùng chứa 10 hộp sản phẩm. Kích thước mỗi bao bì : 70×60×120mm. Kích thước thùng carton: 420×250×160 mm. Vậy số lượng thùng sản phẩm trong 5 ngày : 43112 10 = 4312 thùng. Diện tích chiếm chỗ mỗi thùng: f = 0,420 x 0,250 = 0,105 m2. Thùng chứa đồ hộp nước cam ép bảo quản được xếp thành cột, mỗi cột gồm 20 thùng chồng lên nhau. Diện tích phần kho chứa thùng cá-tông chứa đồ hộp nước cam ép được áp dụng theo công thức: F1 = N x f x a Trong đó: N: Số cột cần sắp xếp trong 5 ngày lưu kho, N = 4312 20 = 216 cột f: Diện tích chiếm chổ mỗi cột, f = 0,105 m2 a: Hệ số tính đến khoảng cách giữa các thùng, chọn a = 1,1. F1 = 216 x 0,105 x 1,1 = 24,95m2. Diện tích lối đi F2, chọn bằng 20% F1: F2 = 0,2 x 24,95 = 4,99m2. Vậy tổng diện tích của kho chứa sản phẩm đồ hộp nước cam ép là: F = F1 + F2 = 24,95 + 4,99 = 29,94m2. Chọn kích thước kho là : 4×9×6m. Diện tích là: 4×9 = 36m2. 7.2.4.2. Kho chứa sản phẩm puree chuối Năng suất đóng gói của sản phẩm puree chuối là: 4692,48 = 11732 0,4 4692,48 (kg/h) = (hộp/h). [Bảng 4.9] Với 400(g) là khối lượng 1 hộp puree chuối. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 89 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 89 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Cho 1 thùng nặng 10 (kg) thì ta có 25 (hộp/thùng), vậy số thùng đựng sản phẩm puree chuối được trong 1h là: ngày là: 19,55 × 24 × 5 = 2346 195,52 = 19,55 10 (thùng/h) [Bảng 4.9], trong 2 (thùng). Kích thước 1 hộp là: 70×60×120(mm). Chọn kích thước của thùng đủ để chứa 25 hộp là: 840×540×300(mm). Thể tích 1 thùng là: 0,14 (m3). Thể tích kho cần thiết để chứa thùng trong 5 ngày là: ( ) 0,14 × 2346 = 328,44 m 3 . Thùng đựng sản phẩm puree chuối được sắp xếp 10 thùng/chồng, chiều cao 1 chồng h = 3(m). ( ) Diện tích nền kho cần thiết: Lối đi và cột chiếm 40%: 328,44 = 109,48 m 2 3 . ( ) 40% × 109,48 = 43,79 m 2 . Tổng diện tích kho cần thiết: 109,48 + 43,79 = 153,27(m2). Vậy chọn kích thước kho là: 18×9×6 (m), diện tích 162 (m2). Vậy kích thước tổng cộng của nhà kho chứa 2 mặt hàng là: 22×9×6m. Diện tích tổng cộng của nhà kho cho 2 mặt hàng: S = 22 × 9 = 198m 2. 7.2.5. Kho chứa nguyên liệu phụ 7.2.5.1. Kho chứa đường Xây dựng kho có kích thước tối thiểu chứa đủ đường RE cung cấp cho sản xuất trong 15 ngày. Lượng đường RE cần cho sản xuất là: 123,92 (kg/h). [Mục 4.2.2.10.2 chương 4] Vậy lượng đường RE cần dùng trong 1 ngày là: 123,92 × 24 = 2974,08 (kg). Đường RE được chứa trong bao trọng lượng 50 kg. Kích thước mỗi bao: 0,8×0,4×0,3 (m). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 90 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 90 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Trong kho chứa, bao được đặt nằm ngang, các bao đươc xếp chồng lên nhau thành từng chồng, mỗi chồng xếp 15 bao. Chiều cao mỗi chồng là: 0,3 × 15 = 4,5 (m). Diện tích mỗi bao nằm ngang là: 0,8 × 0,4 = 0,32(m2). Áp dụng công thức: F1 = (a × n × N × f)/(nc × nk). Trong đó: n: số ngày lưu kho, n = 15 ngày. nc: trọng lượng của 1 bao đường, nc = 50. nk: số bao đường trong 1 chồng, nk = 15. N: lượng đường cần dung trong 1 ngày, N = 2974,08 (kg). f: diện tích chiếm chỗ một bao, f = 0,32m2. a: hệ số tính đến khoảng cách giữa các bao, chọn a = 1,1m Diện tích phần đường RE chiếm chỗ là: F1 = = 20,94(m2). Diện tích đi lại trong kho (F2) chiếm 30% so với diện tích đường RE chiếm chỗ. Tổng diện tích khu vực chứa đường: F = F1 + F2 = 20,94 + 20,94 × 0,3 = 27,22(m2). 7.2.5.2. Kho chứa axit citric Thiết kế kho chứa cho 15 ngày sản xuất. Lượng axit citric sử dụng: 4,37 (kg/h) [Mục 4.2.2.10.1 chương 4]. Lượng axit citric sử dụng trong 1 ngày: 4,37 24 = 104,88 (kg/ngày). Axit citric được chứa trong bao khối lượng 25kg. Kích thước bao: 0,4×0,2×0,15 (m). Diện tích chiếm chỗ của mỗi bao: 0,4 × 0,2 = 0,08(m2). Trong kho chứa các bao nằm ngang chồng lên nhau, mỗi chồng 15 bao. Chiều cao mỗi chồng: 0,15 × 15 = 2,25(m). Áp dụng công thức: F = (a × n N × f)/(nc × nk). Trong đó: Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 91 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 91 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền n: số ngày lưu kho, n = 15 ngày. nc: trọng lượng của 1 bao, nc = 25. nk: số bao trong 1 chồng, nk = 15. N: lượng cần dùng trong 1 ngày, N = 104,88 (kg/ngày). f: diện tích chiếm chỗ một bao, f = 0,08m2. a: hệ số tính đến khoảng cách giữa các bao, chọn a = 1,1m. Diện tích chiếm chỗ là: F = = 0,37(m2). Diện tích đi lại trong kho chiếm 30% so với diện tích chiếm chỗ: Vậy tổng diện tích kho chứa nguyên liệu phụ: F’=0,37 + 0,37 × 0,3= 0,48(m2). 7.2.5.3. Kho chứa lưu huỳnh Lượng lưu huỳnh cần cho một ngày : 96,72 (kg/ngày) [Bảng 4.9] Kho chứa lưu huỳnh đủ dùng trong 15 ngày : Mtr1 = 96,72 × 15 = 1450,8 (kg). Lưu huỳnh chứa trong các bao bì 1kg và được xếp vào các thùng nhựa hoặc thùng carton và đặt trong kho ở điều kiện khô ráo. Chọn kích thước kho chứa lưu huỳnh: 3×6×6 (m). Diện tích kho là: 3 × 6 = 18(m2). Vậy tổng diện tích của nhà kho chứa nguyên liệu phụ là: 0,48 + 27,22 + 18 = 45,7(m2). Chọn kho có kích thước: 9×6×6 (m). Diện tích kho là: 9 × 6 = 54(m2). 7.2.6. Kho chứa bao bì Các hộp tetrapak phải được bảo quản chu đáo, nơi thoáng mát, sạch sẽ. Các hộp tetrapak được xếp theo lớp trong thùng các-tông. Lượng hộp sử dụng trong 15 ngày. Lượng bao bì sử dụng cho dây chuyền nước cam ép trong 1 ngày là: 121032 hộp/ ngày [Mục 4.2.3] Lượng bao bì sử dụng trong 15 ngày là: 121032×15 = 1815480 hộp. Lượng bao bì sử dụng cho dây chuyền puree chuối trong 1 ngày là: 12000 hộp [Mục 4.3.13] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 92 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 92 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Lượng bao bì sử dụng trong 15 ngày là: 12000×15 = 180000 hộp. Chọn kích thước thùng các-tong là: 500×245×100mm. Mỗi thùng các-tong chứa được tối đa là 200000 hộp. Như vậy số thùng chứa bao bì cho cả hai dây chuyền là: = 9,98. Chọn 10 thùng. Thể tích kho cần thiết để chứa : 3×9×4m. Diện tích là : 3×9 = 27m2. 7.2.7. Trạm biến áp Trạm biến áp để hạ thế điện lưới đường cao thế xuống điện lưới hạ thế để nhà máy sử dụng. Trạm được đặt ở vị trí ít người qua lại, được bố trí ở 1 góc của nhà máy để đảm bảo an toàn nhất. Kích thước trạm: 4 ×4×4 (m). Diện tích trạm: 4 × 4 = 16(m2). 7.2.8. Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị máy móc trong nhà máy, đồng thời còn gia công chế tạo, cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến mới. Chọn kích thước: 9×6×6 (m). Diện tích xưởng: 9 × 6 = 54(m2). 7.2.9. Nhà đặt máy phát điện Diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước máy phát điện Chọn kích thước: 6×6×6 (m). Diện tích trạm : 6 × 6 = 36(m2). 7.2.10. Nhà nồi hơi Diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước nồi hơi. Kích thước nồi hơi: 4110 x 2890 x 2600 (mm). Số lượng nồi hơi: 2 chiếc. Chọn kích thước: 18×6×6 (m). Diện tích trạm: 18 × 6 = 108(m2). 7.2.11. Kho hóa chất, nhiên liệu, kho nhớt Là nơi chứa hóa chất dùng cho vệ sinh, dầu FO, DO, nhớt dùng để bôi trơn các chi tiết máy trong nhà máy. Chọn kích thước: 6×6×6 (m). Diện tích kho: 6 × 6 = 36(m2). 7.2.12. Kho phế liệu khô và ướt Đây là nơi chứa các loại phế liệu do các máy móc, thiết bị hư hỏng của nhà máy, được chia làm hai phần là khu vực chứa phế liệu khô và phế liệu ẩm ướt. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 93 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 93 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Chọn kích thước kho: 6×6×6 (m). Diện tích kho là: 6 × 6 = 36(m2). 7.2.13. Khu cung cấp nước và xử lí nước cho sản xuất a) Bể dự trữ nước Được xây dưới đất và nhô lên mặt đất 0,5 m. Tổng lượng nước dùng cho nhà máy trong 1 ngày là: 10,18 × 24 = 244,32(m3). [Mục 6.2.1 chương 6] Vậy chọn kích thước bể là 250 m3. b) Trạm bơm Mục đích là lấy nước từ dưới lòng đất qua xử lí, kiểm tra rồi đưa vào sử dụng. c) Khu xử lí nước Làm mềm nước để cung cấp nước đạt yêu cầu công nghệ cho sản xuất. Bể chứa nước để xử lí có thể tích bằng bể dự trữ nước. Chọn kích thước khu cấp nước: 12×6×6 (m). Diện tích: 12 × 6 = 72(m 2). 7.2.14. Khu xử lí nước thải Lưu lượng nước thải công nghiệp dao động phụ thuộc vào quy mô, tính chất của sản phẩm, quy trình công nghệ của từng nhà máy nhưng nói chung đều có đặc điểm là hệ thống bể xử lí nước thải bao gồm nhiều bể như bể gôm, bể điều hòa, bể sinh học, và bể lắng. Đây là khu vực xử lí nước thải từ khâu vệ sinh các thiết bị, và nền nhà trong nhà xưởng, ngoài ra còn có cả nước thải từ quá trình xử lí nguyên liệu. Nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn hạng A được thải ra môi trường để đảm không ô nhiễm cho khu vực xung quanh. Chọn kích thước khu xử lí nước thải: 12×6 (m). Diện tích: 12 × 6 = 72(m2). 7.2.15. Tháp nước Nước ở đây là nước thủy cục để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Chọn tháp: − Độ cao chân tháp 14m. − Đường kính của tháp là 4m. − Chiều cao tháp nước 4m. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp − Trang 94 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 94 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 2 Diện tích tháp: S = π.r2 = 3,14 × 4 = 50,24(m2). 7.2.16. Phòng chứa dụng cụ cứu hỏa Ngoài việc đặt các dụng cụ cứu hỏa ở các góc tường của từng phân xưởng, các nơi dễ xảy ra cháy nổ như lò hơi, nhà máy có lắp đặt một hệ thống đường ống khắp nhà máy để kịp thời xử lý khi có sự cố, ngoài ra nhà máy xây dựng thêm phòng để lưu trữ thêm các dụng cụ cứu hỏa để dự phòng cho cả nhà máy, nó được xây dựng ở vị trí thuận lợi để kịp thời xử lý khi có cháy xảy ra. − Phòng này chứa khoảng 10 bình trong đó mỗi bình có đường kính 180mm. − 2 Diện tích mỗi bình chiếm: Sb = π.r2 = 3,14 × 0,18 = 0,102(m2). Vậy diện tích của các bình là: 0,102 × 10 = 1,02(m2). Kích thước của các cuộn dây chọn 5 m2. Chọn 1 phòng có kích thước: 4×3×4 (m). Diện tích của phòng: 4 × 3 = 12(m2). 7.2.17. Khu đất mở rộng Để thuận tiện cho việc mở rộng sản xuất sau này thì trong nhà máy có một phần đất mở rộng. Diện tích đất mở rộng bằng 30% diện tích của phân xưởng sản xuất chính: S = 0,3 × 972 = 291(m2). Với 972 là diện tích của khu sản xuất chính. [Mục 7.2.2.2 chương 7] Chọn kích thước khu đất mở rộng là: 60×5,4 (m). Diện tích: 60×5,4 = 324(m2). 7.2.18. Nhà để xe Gồm hai khu vực liên tiếp một dành cho xe đạp và xe máy, một dành cho xe bốn bánh của cán bộ. Tính cho 60% công nhân viên đông nhất của nhà máy: 135 × 0,6 = 81(người). Chọn 1 xe máy/1m2. Diện tích nhà xe tính cho toàn bộ số công nhân viên đi xe máy: 81 /1 = 81m2. Vậy kích thước cho nhà để xe đạp và xe máy là: 15 × 6 × 4 (m). Số ô tô của cán bộ nhân viên khoảng 5 chiếc mỗi chiếc chiếm diện tích khoảng 2m chiều rộng. Vậy chiều dài ô tô chiếm là: 5 × 2 = 10m. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 95 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 95 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Vậy kích thước chung cho nhà xe là: 25 × 6 × 4 (m). Diện tích là 150(m 2). 7.2.19. Gara ôtô Nhà máy có khoảng 15 xe ô tô để vận chuyển nhưng số ô tô có mặt ở nhà máy khoảng 5 chiếc tại một thời điểm, mỗi ô tô có chiều rộng trung bình 2,5m; tính thêm lối đi khoảng 0,5 m. Vậy chiều rộng cho 5 chiếc là: (2,5 + 0,5) × 5 = 15m. Chọn gara ôtô có kích thước : 15×4×4 (m). Diện tích gara: 15 × 4 = 60(m2). 7.2.20. Nhà cân Chọn nhà cân xe có kích thước: 7×5 (m). Diện tích nhà cân như sau: 7×5 = 35 (m2). Bảng 7.3 – Tổng kết các công trình xây dựng toàn nhà máy STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2) 1 Phân xưởng sản xuất chính 54×18×9,6 972 2 Phòng thường trực bảo vệ 4×3×4 12 3 Khu hành chính 30×6×8 180 4 Nhà ăn 24×9×4 216 5 Nhà sinh hoạt vệ sinh 15×4×4 60 6 Kho thành phẩm 22×9×6 198 7 Kho nguyên liệu 15×6×6 90 8 Kho chứa nguyên liệu phụ 9×6×6 54 9 Kho chứa bao bì 3×9×4 27 10 Trạm biến áp 4×4×4 16 11 Khu xử lý nước thải 12×6×6 72 12 Khu cung cấp nước và xử lý nước cho sản xuất 12×6×6 72 13 Phân xưởng cơ điện 9×6×6 54 14 Nhà đặt máy phát điện 6×6×6 36 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 96 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 96 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 15 Nhà nồi hơi 18×6×6 108 16 Kho hóa chất, nhiên liệu 6×6×6 36 17 Kho phế liệu khô và ướt 6×6×6 36 18 Tháp nước Ø=4 50,24 19 Kho chứa dụng cụ cứu hỏa 4×3×4 12 20 Nhà để xe 25×6×4 150 21 Gara 15×4×4 60 Tổng diện tích các công trình 2511,24 7.3. Tính khu đất xây dựng nhà máy 7.3.1. Diện tích khu đất Tính theo công thức: Fkd = Fxd K xd Trong đó: Fkd: là diện tích khu đất nhà máy. Fxd: là tổng diện tích của công trình. Kxd: là hệ số xây dựng. Đối với nhà máy thực phẩm: Kxd = 35÷50%. [8, tr95] Chọn Kxd = 40%. Vậy: Fkđ = = 6278,1(m2). Chọn khu đất xây dựng có kích thước: 105×65 (m). 7.3.2 Tính hệ số sử dụng Ksd Tính theo công thức: K sd = Fsd Fkd × 100%. Trong đó: Ksd: là hệ số sử dụng nó đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng mặt bằng nhà máy. Fsd: diện tích sử dụng nhà máy tính theo công thức: Fsd = Fcx + Fgt + Fhl + Fxd Với: Fcx là diện tích trồng cây xanh: Fcx = 0,3×Fxd = 0,3×2511,24= 753,37(m2). Fhl là diện tích hành lang: Fhl = 0,2×Fxd = 0,2×2511,24 = 502,25 (m2). Fgt là diện tích đất giao thông: Fgt = 0,3×2511,24= 753,37 (m2). Fxd là tổng diện tích của công trình: Fxd = 2511,24(m2). Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 97 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 97 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Vậy: Fsd = 753,37+ 502,25 + 753,37+ 2511,24 = 4520,23(m2). => Ksd = × 100% = 66%. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 98 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 98 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 8 KIỂM TRA SẢN XUẤT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Chất lượng sản phẩm quyết định đến giá trị của sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm, kiểm tra sản xuất cần tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất. Vấn đề kiểm tra sản xuất phải tiến hành ngay từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi đã hoàn chỉnh xong sản phẩm, xuất hàng cho khách hàng. Bao gồm các khâu : − Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất. − Kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất. − Kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. 8.1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên liệu đưa vào sản xuất 8.1.1. Kiểm tra nguyên liệu cam Mục đích: định mức giá thành nguyên liệu, độ chín, hàm lượng chất khô, chỉ số pH để có biện pháp xử lý công nghệ cho phù hợp. − Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: kiểm tra độ chín của cam, mức độ hư hỏng của toàn khối nguyên liệu. − Kiểm tra nguyên liệu trong quá trình bảo quản: nhiệt độ, độ ẩm quá trình bảo quản cho nguyên liệu. − Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: phải đảm bảo độ chín kỹ thuật. Nguyên liệu không hư hỏng, không có mùi chua. 8.1.2. Kiểm tra nguyên liệu chuối Mục đích: đánh giá chất lượng nguyên liệu chuối nhằm xác định giá thành nguyên liệu, thành phần, độ chín của nguyên liệu nhằm có kế hoạch sản xuất cụ thể. − Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: khi nhập nguyên liệu chuối phải xem xét độ chín, mức độ hư hỏng của toàn bộ khối nguyên liệu. − Kiểm tra nguyên liệu khi bảo quản: kiểm tra điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thoáng khí,… Kiểm tra tỷ lệ nguyên liệu hư hỏng trong quá trình bảo quản. − Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: kiểm tra mức độ hư hỏng sau khi Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 99 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 99 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền bảo quản, kiểm tra sự biến đổi của nguyên liệu sau bảo quản, độ chín kỹ thuật. 8.1.3. Kiểm tra đường kính và nước đường sau khi nấu − Đường kính phải đạt yêu cầu về màu sắc, không bị lên men, mốc, không chảy nước. − Nước đường nấu xong phải lọc, đạt yêu cầu về độ trong. 8.1.4. Kiểm tra độ axit Phải kiểm tra đúng loại axit thực phẩm, đúng độ tinh khiết, nồng độ hợp lý. 8.2. Kiểm tra các công đoạn trong quá trình sản xuất 8.2.1. Kiểm tra các công đoạn cho dây chuyền đồ hộp nước cam ép 8.2.1.1. Kiểm tra rửa và lựa chọn phân loại − Quá trình rửa: kiểm tra chất lượng nước rửa, hàm lượng nước và thời gian rửa. − Quá trình lựa chọn và phân loại: yêu cầu phải loại bỏ hết được những quả hư hỏng, tạp chất, cuống quả nếu có. 8.2.1.2 Kiểm tra công đoạn chần, hấp Kiểm tra thời gian và nhiệt độ chần chính xác theo yêu cầu. 8.2.1.3. Kiểm tra công đoạn ép Kiểm tra lưu lượng nguyên liệu vào, bán thành phẩm sau khi ép. 8.2.1.4. Kiểm tra công đoạn lọc Kiểm tra lưu lượng nguyên liệu vào, chất lượng bán thành phẩm sau khi lọc. 8.2.1.5. Kiểm tra công đoạn phối trộn − Kiểm tra mùi vị của sản phẩm sau phối trộn. Sản phẩm sau phối trộn có mùi vị của nước cam tự nhiên. − Thời gian kiểm tra: cứ sau 2 giờ lấy mẫu kiểm tra một lần. 8.2.1.6. Kiểm tra công đoạn thanh trùng Kiểm tra các thông số nhiệt độ, thời gian lưu lại của sản phẩm. Màu sắc và trạng thái của sản phẩm sau khi thanh trùng phải sáng, khi bị sẫm màu. 8.2.1.7. Kiểm tra khâu rót hộp, ghép mí Thường xuyên kiểm tra sự làm việc của máy rót hộp và máy ghép nắp, thường xuyên kiểm tra vệ sinh cho máy rót, kiểm tra khối lượng tịnh của hộp. Sau khi ghép Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 100 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 100 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền nắp, kiểm tra độ kín của hộp bằng máy hút chân không hoặc hộp sau khi ghép nắp cho vào bình thủy tinh có chứa nước nóng, nếu hộp bị hở sẽ có bọt khí sủi lên. Khi đó phải kiểm tra lại kích thước của nắp và sự làm việc của máy rót. 8.2.1.8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Kiểm tra sản phẩm để đánh giá và bảo đảm chất lượng của nhà máy. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra sản phẩm trước khi xuất cho khách hàng. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do KCS đảm nhận. Các chỉ tiêu cần kiểm tra: − Độ ẩm của sản phẩm. − Các chỉ tiêu cảm quan : màu sắc, hương vị. − Chất lượng bao bì. 8.2.2 Dây chuyền sản xuất puree chuối 8.2.2.1. Lựa chọn, phân loại − − Kiểm tra độ chín nguyên liệu: chuối phải chín mềm. − Kiểm tra mức độ hư hỏng: chuối không được dập nát. Quá trình kiểm tra: cứ 2 giờ thì lấy vài quả để làm mẫu kiểm tra, nếu kiểm tra không đúng các chỉ tiêu trên thì phải điều chỉnh quá trình làm việc của công nhân. 8.2.2.2. Rửa − − Kiểm tra hàm lượng CaOCl2 có trong dung dịch nước rửa. − Kiểm tra độ sạch của chuối sau khi rửa. Quá trình kiểm tra: cứ sau hai giờ thì lấy bình chứa nước dung dịch rửa làm mẫu đem đi xác định hàm lượng của CaOCl2 có trong dung dịch rửa, nếu không đúng yêu cầu thì phải điều chỉnh lại. Và cứ sau hai giờ thì lấy vài quả chuối mẫu đem đi kiểm tra, nếu quả chuối còn dính tạp chất và Cl2 thì phải điều chỉnh lại. 8.2.2.3. Chà − Kiểm tra độ mịn của sản phẩm. − Thời gian kiểm tra: cứ sau 2 giờ lấy mẫu kiểm tra một lần. 8.2.2.4. Phối trộn − Kiểm tra mùi vị của sản phẩm sau phối trộn. Sản phẩm sau phối trộn có mùi vị của chuối tự nhiên. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 101 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 101 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền − Thời gian kiểm tra: cứ sau 2 giờ lấy mẫu kiểm tra một lần. 8.2.2.5. Kiểm tra công đoạn thanh trùng Kiểm tra các thông số nhiệt độ, thời gian lưu lại của sản phẩm. Màu sắc và trạng thái của sản phẩm sau khi thanh trùng phải sáng, khi bị sẫm màu. 8.2.2.6. Rót hộp, ghép nắp Thường xuyên kiểm tra sự làm việc của máy rót hộp và máy ghép nắp, thường xuyên kiểm tra vệ sinh cho máy rót, kiểm tra khối lượng tịnh của hộp. Sau khi ghép nắp, kiểm tra độ kín của hộp bằng máy hút chân không hoặc hộp sau khi ghép nắp cho vào bình thủy tinh có chứa nước nóng, nếu hộp bị hở sẽ có bọt khí sủi lên. Khi đó phải kiểm tra lại kích thước của nắp và sự làm việc của máy rót. 8.2.2.7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm  Các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm − − Kiểm tra hình dạng bên ngoài, độ kín của bao bì, khối lượng tịnh. − Xác định chỉ tiêu cảm quan. Xác định các chỉ tiêu hoá học cơ bản của sản phẩm: nồng độ chất khô,… − Xác định chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm.  Chỉ tiêu sản phẩm xuất xưởng − Bao bì chứa phải kín, nắp ghép kín, trạng thái bao bì không bị lỗi. − Không được có vi khuẩn gây bệnh, độc tố hoặc vi khuẩn gây độc tố. − Không được có hiện tượng thay đổi cảm quan do vi khuẩn gây nên. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 102 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 102 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền CHƯƠNG 9 AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1. An toàn lao động Vấn đề an toàn lao động được đặc biệt chú trọng và được đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng đầu. Vì có làm tốt vấn đề an toàn lao động thì năng suất lao động mới cao, giá thành sản phẩm hạ. − Một trong những phương pháp bảo hiểm lao động tốt nhất là vấn đề tổ chức, kỷ luật. Trong nhà máy, phải thường xuyên phổ biến rộng rãi kỹ thuật an toàn lao động đồng thời giáo dục cho mọi người có ý thức giữ an toàn lao động trong sản xuất. Việc tổ chức lao động, bố trí hợp lý và nâng cao trình độ kỹ thuật của dây chuyền cũng góp phần làm giảm các tai nạn lao động. − Vấn đề an toàn lao động cần chú ý khi sản xuất là ở khu vực có nhiệt độ cao như khu thanh trùng, vì vậy vần có hệ thống an toàn thích hợp. − Trang bị ủng, bảo hộ lao động cho công nhân nấu nồi hai vỏ, điều khiển palăng thanh trùng. − − Phải chú ý đến vấn đề bỏng khi thao tác sản xuất khu vực có nhiệt độ cao. Đối với công nhân sản xuất ở phân xưởng chính, vấn đề đòi hỏi là phải có chế độ chiếu sáng cho sản xuất vì công nhân ở khâu bóc vỏ xếp hộp yêu cầu mức độ phân biệt màu sắc, trạng thái cao hơn. − Đối với công nhân lò hơi: phục vụ sản xuất cần có chế độ an toàn lao động khi làm việc ở áp suất cao của nồi hơi và chú ý vấn đề hỏa hoạn. − Đối với bao bì, kho sản phẩm: cần phải có chế độ bảo vệ an toàn khi xếp hộp, bảo quản đóng thùng nhập kho sản phẩm. Tình trạng gây đổ vỡ, làm hư hỏng sản phẩm và tai nạn xảy ra. Vấn đề an toàn lao động cần được chú ý khi sản xuất trong tất cả các khâu, yêu cầu công nhân phải chấp hành đúng nội quy vận hành thiết bị. Hằng năm nhà máy tổ chức kiểm tra, phổ biến an toàn lao động cho tất cả công nhân. Đây là một trong những thi đua hàng đầu và có như vậy mới nâng cao tiến trình sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 9.2. Vệ sinh công nghiệp Trang 103 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 103 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Vệ sinh công nghiệp đối với nhà máy sản xuất thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất đồ hộp nói riêng là vấn đế cần thiết và yêu cầu nghiêm ngặt vì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, hàng hoá sản xuất ra ăn ngay, hoặc để lâu sau thời gian bảo quản. Đối với công nhân làm việc trực tiếp, tiếp xúc với sản phẩm thực phẩm nên quá trình lây nhiễm vi sinh vật một phần do công nhân mang vào. Do vậy, khâu vệ sinh phải chú ý đến vệ sinh cá nhân. Vấn đề vệ sinh công nghiệp trong nhà máy cần phải thực hiện đúng quy trình công nghệ, chấp hành đúng nội quy của nhà máy, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất làm việc. Để đảm bảo vệ sinh xí nghiệp cần chú ý: 9.2.1. Yêu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân Khi làm việc phải có áo quần bảo hộ lao động, đối với công nhân lao động trực tiếp phải có áo choàng trắng. Khi làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ, đầu tóc (công nhân nữ) phải có mũ che kín tóc, móng tay cắt ngắn. Tác phong làm việc nghiêm túc. Chỗ làm việc của công nhân sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp trước khi bắt tay vào làm việc trước khi nghỉ giữa ca hay cuối ca. Công nhân làm việc phải định kỳ khám bệnh và đặc biệt không mắc bệnh ngoài da và truyền nhiễm. 9.2.2. Yêu cầu vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, cấp – thoát nước Máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc tiếp xúc trực tiếp với với sản phẩm. Vì vậy đối với máy móc thiết bị cần có yêu cầu vệ sinh sau: − Máy móc làm việc như băng tải, máy chà, rót lọ, xoắn nắp,... cần phải làm vệ sinh định kỳ và thường xuyên trước khi vào ca, kỳ nghỉ giữa ca, cuối ca. Phải vệ sinh rửa, lau chùi sạch sẽ nhất là các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. − Dụng cụ làm việc như: bàn thao tác, dao, khay đựng phải làm vệ sinh sạch sẽ sắp xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong, dao thiếc, khay nhôm cần sát trùng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 104 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 104 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền trước mỗi ca làm việc, cứ sau 1 – 2 giờ thì dội bàn và tráng lại bằng nước nóng 1 lần. − Máy móc, nhà sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, cuối mỗi ca sản xuất, vì sản phẩm rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập gây ô nhiễm nhà máy. − Các chỗ làm việc đòi hỏi vệ sinh cao như: bóc vỏ cần phải có chổ thoát nước tốt tránh ẩm ướt nhà sản xuất và bụi bặm. − Các máy làm việc nơi nhiều nước như: máy rửa băng chuyển, máy rửa thổi khí cần có hệ thống thoát nước tốt để cho sản xuất được an toàn, không gây ẩm ướt, trơn trượt khi thao tác. − Nền nhà xưởng: cọ rửa bằng Ca(OH) 2 hoặc nước xà phòng và rửa lại bằng nước để tránh trơn trượt và hệ thống thoát nước phải tuyệt đối đảm bảo. 9.3. Phòng chống cháy nổ Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 – 7 và mùa mưa từ tháng 8 – 12. Mùa khô có tốc độ gió lớn từ 2 – 5 m/s, nên việc phòng cháy cần đề cao. Do vậy khoảng cách giữa các nhà phải thích hợp, đường giao thông trong nhà máy phải đảm bảo không tắc khi có sự cố xảy ra. Phương tiện phòng chống cháy là các vòi cứu hoả, bình chữa cháy và các dụng cụ liên quan khác. Cần thành lập và huấn luyện đội cứu hoả tại nhà máy, các dụng cụ cứu hoả cần bố trí gần nơi dễ xảy ra cháy nổ. Phải có hệ thống còi cứu hoả và trữ lượng nước có thể cứu hoả trong 3 giờ. Cần bố trí các khu vực dễ cháy nổ ở cuối hướng gió nhằm giảm thiệt hại nếu xảy ra cháy nổ. Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 105 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 105 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền KẾT LUẬN Sau một thời gian tiến hành làm nhiệm vụ thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng là đồ hộp nước cam ép và puree chuối, em đã nắm bắt được những kiến thức chuyên ngành về công nghệ sản xuất và chế biến các mặt hàng rau quả, đồng thời được củng cố những nguyên tắc trong việc thiết kế, xây dựng một nhà máy thực phẩm nói chung. Trong quá trình làm đồ án em đã được rèn luyện thêm tính cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời cũng cố thêm những kiến thức xung quanh ngành thực phẩm, tạo điều kiện cho công việc thực tế sau này. Tuy nhiên do thời gian còn hạn hẹp nên sự tìm hiểu của em còn chưa đầy đủ cùng với sự non yếu về kinh nghiệm thực tế, do đó tập đồ án này không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quí thầy cô và các bạn góp ý để tập đồ án này hoàn chỉnh hơn. Đà Nẵng, ngày 24 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Minh Phượng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 106 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 106 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. KS. Bùi Viết Cường, Cơ sở kỹ thuật thực phẩm, Trường ĐHBK Đà Nẵng, 2012. 2. PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh, Công nghệ đường bánh kẹo, Trường ĐHBK Đà Nẵng, 2010. 3. PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh, Thiết bị thực phẩm, Trường ĐHBK Đà Nẵng, 2008. 4. Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, NXB Khoa Học Kĩ Thuật Hà Nội, 1999. 5. Nguyễn Văn Tiếp – Quách Đình – Nguyễn Văn Thoa, Bảo quản và chế biến rau quả, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2008. 6. Nguyễn Văn Tiếp – Quách Đình – Nguyễn Văn Thoa, Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2008. 7. Nguyễn Văn Tiếp – Quách Đình – Ngô Mỹ Văn, Kỹ thuật sản xuất Đồ hộp rau quả, NXB Thanh niên, 1972. 8. Th.S. Trần Thế Truyền, Cơ sở thiết kế nhà máy, Trường ĐHBK Đà Nẵng, 2006. 9. Trần Xoa – Nguyễn Trọng Khuôn – Hồ Lê Viên, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 1, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 1992. 10. Ц.Paйчиk, OБOPYДOBAHИE ПPEДПPИЯTИЙ BИHOДE-ΛЬЧECKOЙ ПPOMЬIШΛEHHOCTИ, MOCKBA, 1977. 11. http://www.khucongnghiep.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=97 12. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinh vinhlong/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1388. 13. http://violet.vn/thpt-tanquoi-vinhlong/present/show?entry_id=8130717 14. http://kiemtailieu.com/ky-thuat-cong-nghe/tai-lieu/quy-trinh-san-xuat-nuoccam/6.html 15. http://giaoduc.edu.vn/news/suc-khoe-720/cay-chuoi--131347.aspx 16. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%91i 17. http://cntp11htp01.wordpress.com/2012/10/22/nhom-2-cong-nghe-san-xuatnuoc-chuoi-do-hop/ 18. http://giaoan.violet.vn/present/same/entry_id/8386265 19. http://www.fruitvietnam.com/tin-tuc/kham-pha-14-loi-ich-tuyet-voi-tu-traicam Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 107 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 107 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 20. http://vietbao.vn/Suc-khoe/Chuoi-Nguon-dinh-duong-quygia/55179367/248/ 21. http://voer.edu.vn/c/may-rua-nguyenlieu/d91995fe/9e49dd98#.Uzvl2Kh_swo 22. http://www.vatgia.com/5837/973498/m%C3%A1y-r%E1%BB%ADa-ki %E1%BB%83u-l%C6%B0%E1%BB%9Bt-s%C3%B3ng-cxj-5.html 23. http://www.thietbivpm.com/sanpham/chitiet/sp/256-May-chan-lien-tuc- dang-bang-tai.VPM 24. http://enbac.com/Thiet-bi-VP-va-May-CN/p1693131/May-loc-khung-banthiet-bi-loc-khung-ban-may-loc-can-may-loc-can-nuoc-tuong-do-uong.html 25. http://www.cyf.com.tw/product_detail.php?p_id=MTAy 26. http://www.vatgia.com/raovat/3904/4164752/may-loc-khung-ban-thiet-biloc-khung-ban.html 27. http://www.hoanam.vn/estore.php? vportal=product&page=detail&cm=679&id=8766 28. http://www.hoanam.vn/estore.php? vportal=product&page=detail&cm=679&id=8766 29. http://www.equipmentabc.com/Product/tank-series/13.html 30. http://tai-lieu.com/tai-lieu/qua-trinh-thanh-trung-san-pham-thuc-pham-762/ 31. http://luanvan.co/luan-van/do-an-cong-nghe-san-xuat-nuoc-tao-dong-hopgiay-44476 32. http://thietbimaysb.com/may-chiet-rot-tu-dong--may-dong-nap-chai-tudong/may-chiet-rot-hop-giay/may-chiet-rot-nuoc-qua-hop-giay 33. http://maymocmiennam.com/may-in-date-tu-dong-my380.html 34. http://www.thietbivpm.com/sanpham/chitiet/sp/117-May-rua-rau-qua-lientuc.VPM#Thông số KT 35. http://www.raovatdoanhnghiep.com/view_product.php?id=9838 36. http://www.thietbivpm.com/sanpham/chitiet/sp/38-THIeT-Bi-LI-TaMDaNG-NaM-(DECANTER.VPM 37. http://kiencuong.com/793/day-chuyen-san-xuat-sua-chua-cong-suat-5-tangio 38. http://kiencuong.com/793/day-chuyen-san-xuat-sua-chua-cong-suat-5-tangio 39. http://www.kybaco.com/index.php? option=com_content&task=view&id=35&Itemid=160 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 108 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 108 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 40. http://ktetaichinh.wordpress.com/2010/03/04/chu%E1%BB%91is%E1%BA %Dlam%E1%BA%B7thangxu%E1%BA%A5tkh%E1%BA%A9uch %E1%BB%A7-l%E1%BB%B1c/ Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 109 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 109 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền PHỤ LỤC Bảng 2. – Thành phần hóa học của cam [14] Hàm lượng Thành phần Vỏ 75,95 Protein 0,9 - % Tinh dầu Vết 3,59 1,25 1,45 1,41 2,4 1,22 3,49 3,24 0,22 % % % % % Cellulose 0,47 3,49 % Pectin Ca P Fe A Caroten B1 B2 PP C 1,41 34 23 0,4 0,09 0,4 0,04 0,06 0,75 65 0,22 0,09 0,02 1,27 170 % mg% mg% mg% mg% mg% mg% mg% mg% mg% Nước Sacharose Glucose Thành Frutose phần chính Axit hữu cơ Muối khoáng Vitamin Đơn vị Múi 88,06 % Bảng 2.2 – Thành phần hóa học của một số giống chuối [17] Thành phần hóa học (%) Nước Lipid Chuối ngự Nam Định Chuối tiêu Phú Thọ Chuối tiêu Hải Dương Chuối bom Đồng Nai Chuối sứ Đồng Tháp 75 0,2 76,5 0,07 78 0,1 70,5 - 78 - Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Protein Tinh bột Đường tổng Acid hữu cơ Tro Vitamin C (mg%) Trang 110 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 110 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 1,8 1,1 17,1 0,1 0,8 1,8 0,8 18,4 0,15 0,8 1,09 0,7 16,2 0,1 1 1,1 17,2 0,23 1,1 2,8 17,3 0,14 0,8 90 65 80 95 58 Bảng 2.3 – Thành phần các khoáng chất chủ yếu trong 100g chuối [17] Khoáng chất Canxi Kali Phospho Sắt Magie Kẽm Hàm lượng, mg 5 358 22 0,26 27 0,15 Bảng 2.4 – Chỉ tiêu cảm quan [18] Chỉ tiêu Hình dạng bên ngoài và màu sắc Vị Mùi Cấu trúc Tạp chất cơ học Cảm quan Các tinh thể không màu hay bột màu trắng không vón cục. Đối với acid citric hạng 1 cho phép hơi ánh vàng, dung dịch acid citric trong nước cất có nồng độ khối lượng 20g/lít phải trong suốt. Chua, không có vị lạ Dung dịch acid trong nước cấy nồng độ 20g/lít không có mùi Rời và khô Không cho phép Bảng 2.5 – Chỉ tiêu hóa học [18] Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp Trang 111 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 111 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Chỉ tiêu Yêu cầu chất lượng Thượng hạng Hạng 1 Hàm lượng acid nitric tính ra monohydrate C6H8O7.H2O (% m/m) >= 99,5 >= 99,5 Hàm lượng tro (% m/m) [...]... phẩm 2.2.1 Đồ hộp nước cam ép 2.2.1.1 Một số sản phẩm đồ hộp nước cam ép Hình 2.3 – Một số sản phẩm đồ hộp nước cam ép [19] 2.2.1.2 Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm − − Hàm lượng chất khô: 14–16% − pH = 4–4,3 Cảm quan: sản phẩm phải có hương vị, màu sắc đặc trưng của nước cam, vị chua nhẹ, cho phép có sự lắng nhẹ thịt quả ở đáy bao bì Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH:... khí Đồng hóa Thanh trùng Rót hộp Hộp vô trùng Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm puree chuối Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 3.2 Thuyết minh quy trình Trang 22 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 22 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền 3.2.1 Mặt hàng nước cam ép 3.2.1.1 Nguyên liệu và bảo quản... nhiệt cho dịch quả mới vào thiết bị Như vậy ở ngăn 1 và 4 có hai dòng nước nóng và lạnh lưu thông và ta đã lợi dụng nhiệt tỏa ra khi làm nguội dịch quả sau khi thanh trùng để làm nóng dịch quả trước khi đưa vào ngăn thanh trùng Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp − Chế độ thanh trùng:... mà trong đó có chứa nước nhiều  Máy đồng hóa: được dùng để làm tơi và nhỏ mịn các thực phẩm lỏng nhằm tăng độ tiêu hóa và vẻ mịn màng của sản phẩm Với những đặc điểm của hai phương pháp nghiền như trên thì có thể chọn phương pháp ép đùn và đồng hóa Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt... Hoàn thiện sản phẩm Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp 3.1.2 Mặt hàng puree chuối Trang 21 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án Trang 21 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền Nguyên liệu chuối Bảo quản tạm, dấm chín Rửa sơ bộ Nước Lựa chọn, phân loại Nước Rửa Bóc vỏ, tước xơ Quả hư hỏng Tạp chất... vỏ vẫn để chuối trong tủ, đóng cửa và duy trì mức 14 oC và độ ẩm ở mức 80 – 85% cho chuối tươi lâu Ưu thế của phương pháp này là chuối bảo quản được lâu hơn, màu sắc đẹp, chất lượng không đổi Tùy lượng nguyên liệu đầu vào mà chọn phương pháp giấm chuối thích hợp Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt... đến cơ cấu rót dịch và được rót theo thể tích quy định Sau cùng, hộp được hàn kín miệng và đưa ra ngoài 3.2.2.13 Hoàn thiện sản phẩm Sau khi rót hộp, ghép nắp thì hộp sẽ được in date và đóng thùng carton rồi xếp cây trong kho chờ lưu hành và xuất khẩu Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp tốt... liệu không đồng nhất Cam sau khi chần thì không nên để lâu trong Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt nghiệp Trang 24 GVHD: Th.S Trần Thế TruyềnĐồ án tốt nghiệp Trang 24 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền không khí, quả sẽ nguội trở lại và khó bóc vỏ Dùng dao nhỏ khía 4 rãnh theo chiều dọc của quả cam rồi lấy... tố và khoáng chất Đặc biệt, chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại axít amin thiết yếu của cơ thể Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ Chuối còn là một nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau. .. tích nước cam ép sản xuất trong 1 giờ là 1677,08 (lít/h) Như vậy, khối lượng sản phẩm nước cam ép sản xuất trong 1 giờ là: M = V×d = 1677,08 ×1,083 = 1816,28 (kg/h) Vậy năng suất của dây chuyền trong 1h là: 1816,28 (kg/h) Bảng 4.6 – Bảng tiêu hao nguyên liệu qua từng công đoạn STT Công đoạn 1 Bảo quản tạm thời Tiêu hao, % 0,5 Nhà máy chế biến rau quả Thiết kế nhà máy chế biến rau quả STT 7 Công đoạn Ép ... dựng nhà máy sản xuất rau với hai sản phẩm đồ hộp nước cam ép với suất 115 Đvsp/ngày sản phẩm puree chuối với suất 8,5 nguyên liệu/ngày hoàn toàn có tính khả thi Nhà máy chế biến rau Thiết kế nhà. .. Sản phẩm nước cam ép Rót hộp Hộp vô trùng Hoàn thiện sản phẩm Nhà máy chế biến rau Thiết kế nhà máy chế biến rau SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A SVTH: Hoàng Thị Minh Phượng – 09H2A Đồ án tốt... xơ Quả hư hỏng Tạp chất Vỏ, xơ Xử lí hóa chất Chà Bài khí Đồng hóa Thanh trùng Rót hộp Hộp vô trùng Hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm puree chuối Nhà máy chế biến rau Thiết kế nhà máy chế biến rau

Ngày đăng: 23/10/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

    • 1.1. Sự cần thiết của đầu tư

    • 1.2. Cơ sở thiết kế

      • 1.2.1. Vị trí địa lí và đặc điểm thiên nhiên

      • 1.2.1.2. Đặc điểm thiên nhiên [12], [13]

        • 1.2.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu

        • 1.2.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu

        • 1.2.5. Nguồn cung cấp nước

        • 1.2.6. Nước thải

        • 1.2.8. Tiêu thụ sản phẩm

        • CHƯƠNG 2

        • TỔNG QUAN

        • 2.1. Nguyên liệu

        • 2.1.1. Nguyên liệu cam [14]

        • 2.1.1.1. Nguồn gốc

        • 2.1.1.2. Phân loại

        • 2.1.1.3. Cấu tạo của quả cam

        • 2.1.1.5. Thu hoạch và bảo quản

        • 2.1.2. Nguyên liệu chuối

        • 2.1.2.1. Nguồn gốc [15]

        • 2.1.2.2. Phân loại [5]

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan