Luận án tiến sĩ tranh kỹ thuật số ở việt nam hiện nay

218 512 0
Luận án tiến sĩ tranh kỹ thuật số ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Đức Sơn TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2015 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Đức Sơn TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS. NGUYỄN XUÂN THÀNH Hà Nội - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những ý kiến, nhận định khoa học của các tác giả khác được ghi chú xuất xứ đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Đức Sơn 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... MỤC LỤC ................................................................................................. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 2 3 4 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 1.1. Khái lược về tranh kỹ thuật số ............................................................ 1.2. Sự hình thành nghệ thuật đa phương tiện và tranh kỹ thuật số ........... Tiểu kết ....................................................................................................... 24 24 37 58 Chương 2: ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 2.1. Đặc điểm tranh kỹ thuật số ở Việt Nam .............................................. 2.2. Khuynh hướng sáng tác tranh kỹ thuật số ở Việt Nam ....................... 2.3. Đặc trưng tạo hình trong tranh kỹ thuật số ở Việt Nam ..................... Tiểu kết ....................................................................................................... 60 60 73 90 97 Chương 3: LUẬN BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠI TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................... 3.1. Một số vấn đề của tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay ................. 3.2. Phương thức biểu đạt tranh kỹ thuật số ở Việt Nam ........................... Tiểu kết ....................................................................................................... KẾT LUẬN ............................................................................................... 99 99 114 128 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 135 PHỤ LỤC .................................................................................................. 147 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ B. Bảng CNTT Công nghệ thông tin ĐPT đa phương tiện H. Hình KTS kỹ thuật số Nxb Nhà xuất bản PL. Phụ lục TP. HCM thành phố Hồ Chí Minh tr. trang TLTK Tài liệu tham khảo 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Tính chất của những dạng phương tiện trong nghệ thuật ĐPT ..... 149 Bảng 2: Bảng so sánh quy trình vẽ tranh KTS với vẽ tranh hội họa giá vẽ truyền thống ................................................................................................ 150 Bảng 3: Bảng hỏi nghiên cứu khảo sát (phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc email) ........................................................................................ 151 Bảng 4: Bảng hỏi nghiên cứu khảo sát (thông qua trang web khảo sát trên internet) .............................................................................................. 152 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay đã và đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với một nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu hoá. Các quốc gia trên thế giới đang có những bước chuyển nhanh và mạnh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Chính bởi sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng một cách sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội... của nhân loại. Hoà cùng với xu thế phát triển chung cuả thế giới, Việt Nam cũng đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật… đều có những bước phát triển đáng kể, cả về chất cũng như về lượng nhằm thích ứng với điều kiện phát triển mới của đất nước cũng như xu thế chung của toàn nhân loại khi bước vào thiên niên kỷ mới - kỷ nguyên kỹ thuật số (KTS). Trong lĩnh vực nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều nghệ sĩ ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sáng tạo và thực hành nghệ thuật. Điều này đã đem lại nhiều biến đổi về quan niệm cũng như trong hình thức thể hiện nghệ thuật. Một đội ngũ “hoạ sĩ số” [36, tr.161] cũng dần hình thành và phát triển ở Việt Nam hiện nay. Họ đã và đang góp phần xây dựng Việt Nam với một nền nghệ thuật phát triển cao tương xứng với một “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [9]. Từ thực tế đó, một dạng thức nghệ thuật đã xuất hiện, hình thành và phát triển ở Việt Nam thông qua con đường giao lưu văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam với thế giới đương đại trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Đó chính là nghệ thuật kỹ thuật số (KTS). 6 Quá trình vận động nền nghệ thuật trong nước dẫn đến sự hình thành và phát triển của hình thức tranh KTS. Do đó ngày càng nhiều họa sĩ sử dụng máy vi tính với tư cách là một công cụ hỗ trợ sáng tác mỹ thuật, đa phương tiện (ĐPT), đa chức năng, thể hiện một cách hiệu quả những ý tưởng sáng tạo và quá trình “sản xuất sản phẩm thẩm mỹ” [30]. Việc khai thác triệt để khả năng ứng dụng máy vi tính trong lĩnh vực mỹ thuật giúp họa sĩ có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy ở Việt Nam hiện nay, khi đề cập đến tranh KTS, rất nhiều người thậm chí là cả giới nghệ sĩ cũng đều nhìn nhận nó dưới góc độ kỹ thuật. Lý do chính là sự thiếu cập nhật thông tin đã gây ra những hiểu biết sai lệch về lĩnh vực này và tạo ra tâm lý “sùng mộ” một cách quá đáng hoặc dè dặt, e sợ, thậm chí “dị ứng” đối với tranh KTS… Về phương diện lý luận nghệ thuật, ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những tài liệu, bài viết và giáo trình có nội dung về đồ họa vi tính nhưng lại ít đề cập đến tranh KTS. Rất cần những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu, tiếp cận liên ngành về các vấn đề của tranh KTS. Để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về hình thức của dạng nghệ thuật này. Việc nghiên cứu và xem xét tranh KTS theo quan điểm: nghệ thuật học, mỹ thuật học, ký hiệu học nghệ thuật, cấu trúc văn bản nghệ thuật… nhằm đúc kết thành một công trình mang tính khoa học là rất cần thiết và cấp bách. Thực tế ở Việt Nam vẫn còn thiếu những nghiên cứu về lĩnh vực tạo hình trong các tác phẩm được thể hiện bằng cách ứng dụng các phương tiện KTS. Hơn nữa, tranh KTS phát triển ở Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất manh mún và bộc phát. Cần phải có những chiến lược phát triển dài lâu nhằm thúc đẩy cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của nghệ thuật KTS trong xã hội một cách chuyên nghiệp và có định hướng. Đối với những họa sĩ vẽ tranh KTS cũng chưa thực sự tìm được những hướng đi vững chắc cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Đa số họ chỉ 7 dừng lại ở mức độ tìm kiếm và thể nghiệm các kỹ thuật vẽ KTS... Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả luận án mạnh dạn chọn đề tài Tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay. Thông qua đó, đề tài nghiên cứu muốn đề cập đến thực trạng, xu hướng phát triển và sự biến đổi của mỹ thuật Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Đồng thời cũng phân tích, tổng hợp và lý giải những vấn đề liên quan đến tranh KTS cũng như ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài Trên thế giới, việc nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT đã và đang phát triển mạnh, trải rộng trên mọi khía cạnh của lĩnh vực này như: nghệ thuật KTS, nghệ thuật đồ họa, hoạt hình, nghệ thuật thực tế ảo, nghệ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, nghệ thuật truyền thông tương tác... Công trình nghiên cứu The digital computer as a creative medium (Máy vi tính KTS với tư cách là một phương tiện sáng tạo) [40] của tác giả A. Micheal Noll đề cập đến việc sử dụng máy vi tính trong thực hành nghệ thuật như là một phương tiện sáng tạo nghệ thuật. Ông cố gắng tìm hiểu những khả năng của máy tính được ứng dụng trong nghệ thuật như là một “môi trường nghệ thuật”, đồng thời cũng đưa ra một số dự đoán về sự phát triển của nghệ thuật trong tương lai. Tác giả Frank Dietrick trong nghiên cứu Visual Intelligence: The first Decade of Computer Art (1965 - 1975) (Thị giác thông minh: Thập niên đầu tiên của nghệ thuật máy tính (1965 – 1975)) [62] bàn nhiều về sự phát triển của nghệ thuật đồ họa vi tính trong những năm thập niên 60 của thế kỷ XX. Thông qua đó, tác giả cũng phần nào giới thiệu được những hoạt động nghệ thuật KTS của một số nghệ sĩ được cho là những người tiên phong trong thời kỳ đầu của nghệ thuật vẽ tranh KTS trên thế giới. Nổi bật trong hướng nghiên cứu lý luận nghệ thuật ĐPT là Media 8 Aesthetics - Aesthetics Theory (Lý thuyết thẩm mỹ - Thẩm mỹ của phương tiện) [69] của tác giả Herber T. Zettl tại Đại học bang San Francisco nghiên cứu về những ứng dụng thẩm mỹ trên các phương tiện truyền thông. Nghiên cứu đưa ra những lý thuyết quan trọng (lý thuyết công cụ) nhằm phân tích tính thẩm mỹ của các tác phẩm nghệ thuật ĐPT một cách phù hợp và đáng tin cậy. Qua đó, tác giả đã cho thấy các xu hướng về phong cách cũng như các kỹ thuật cụ thể trong quá trình sáng tạo tác phẩm thẩm mỹ. Đây chính là một công trình nghiên cứu về một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến những giới hạn thẩm mỹ của các hiệu ứng tăng cường cho máy vi tính trong sáng tác và thể hiện tác phẩm. Herbert W. Franke Leonardo trong nghiên cứu The New Visual Age: The Influence of Computer Graphics on Art and Society (Kỷ nguyên thị giác mới: Sự ảnh hưởng của đồ họa vi tính đến nghệ thuật và xã hội) [70] đề cập đến những ảnh hưởng của đồ họa vi tính trong nghệ thuật và xã hội vào thời điểm những năm thập niên 80 của thế kỷ XX. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những lập luận về sự phát triển trong lĩnh vực CNTT đã và đang làm cho nghệ thuật KTS thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào giới nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư trong xã hội. Công trình nghiên cứu Visual Literacy Theory (Lý thuyết văn hóa thị giác) [91] của Paul Messaris về hình ảnh thị giác trong nhiều lĩnh vực từ truyền thông có liên quan đến tâm lý học, giáo dục, thẩm mỹ và thậm chí cả trong nghiên cứu văn hóa. Qua đó, tác giả khẳng định tầm quan trọng của việc trình bày, thể hiện, bố cục tác phẩm thông qua hình ảnh đối với các học giả nghiên cứu về hình ảnh thị giác. Thông qua việc hướng dẫn người xem cách quan sát và thưởng ngoạn tác phẩm nghệ thuật; lý thuyết về hình ảnh thị giác có thể là một cơ sở giúp người xem hiểu rõ hơn về sức mạnh của hình ảnh, đặc biệt là khi chúng được sử dụng trong các phương tiện truyền thông đại 9 chúng và quảng cáo. Tài liệu này cũng đề cập đến việc sử dụng hình ảnh thị giác để làm giàu nhận thức của người xem... Trong lĩnh vực bản quyền tác phẩm. Bài viết Copyright Law in the Digital Age (Luật bản quyền trong kỷ nguyên KTS) [74] của Jordan M. Blanke bàn về thực trạng pháp luật nói chung về quyền tác giả đối với các công trình, tác phẩm nghệ thuật KTS hoặc tác phẩm được số hóa trên các phương tiện truyền thông khác nhau… Nghiên cứu của William Vaughan: History of Art in the Digital Age: Problems and Possibilities (Lịch sử nghệ thuật trong kỷ nguyên KTS: những vấn đề và khả năng) [98] nhằm mục đích cung cấp một tổng quan về sự tác động của máy vi tính trong việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Tài liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu hình ảnh, xem xét cả những tiềm năng của hình ảnh KTS làm nảy sinh những hình thức nghiên cứu và phân tích mới trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, cũng như những cơ hội mới nổi lên thông qua hệ thống mạng toàn cầu internet. Công trình nghiên cứu của Boden, M. Aesthetics and Interactive Art (Thẩm mỹ và nghệ thuật tương tác) [48] đưa ra và khẳng định tính mới trong nghệ thuật tương tác cũng như tầm quan trọng của nó đối với lịch sử nghệ thuật, bảo trợ và thực hành nghệ thuật. Qua đó là cơ sở để tiếp tục phát triển một số lý thuyết mở rộng trong nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: từ hình thức nghệ thuật hội họa đến nghệ thuật tương tác. Bài báo khoa học của Daniel Palmer: Embodying Judgement: New Media and Art Criticism (Đánh giá tổng quan: Phương tiện truyền thông mới và phê bình nghệ thuật) [53] là một phần của một dự án lớn nhằm khám phá ra những tác động của các nghệ sĩ sử dụng công nghệ truyền thông (bao gồm cả video, nhiếp ảnh và các phương tiện truyền thông KTS) trong tiếp nhận nghệ thuật. 10 Bài viết nghiên cứu của Frieder Nake: Behind the Canvas: an Algorithmic Space Reflections on Digital Art (Phía sau khung tranh: Sự phản ánh không gian thuật toán trong nghệ thuật KTS) [63] bàn nhiều về không gian trong hình ảnh và không gian nghệ thuật. Tác giả đã chỉ ra và phân tích một số điểm tương đồng giữa nghệ thuật “readymade” của Duchamp và nghệ thuật KTS. Bằng cách nêu vấn đề, bài viết nghiên cứu của George Mallen On the relationship of computing to the arts and culture – an evolutionary perspective (Mối quan hệ giữa máy tính với nghệ thuật và văn hóa – một hướng tiến hóa) [66] đã đề cập nhiều đến vấn đề nghệ thuật trong kỷ nguyên KTS. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã làm rõ được mối quan hệ của máy tính với nghệ thuật và văn hóa trong thế giới hiện đại của nhân loại cũng như với thế giới bên ngoài. Tác giả lý giải và khẳng định việc tiếp cận, cập nhật những kiến thức và công nghệ phát triển nhanh chóng sẽ đem lại những thành tựu đáng kể cho nghệ thuật vi tính. Tháng 6 năm 1967, Sol LeWitt giới thiệu Paragraphs on Conceptual Art (Những đoạn văn về nghệ thuật ý niệm) trong Artforum. Bài viết này đã trở thành một văn bản lý thuyết có ảnh hưởng đến nghệ thuật của thế kỷ XX. Nó được coi như là một bản “tuyên ngôn” tồn tại gần một thập kỷ. Trong bối cảnh kỷ nguyên KTS, kể từ khi nghệ thuật máy tính mở đường cho sự xuất hiện và phát triển của nghệ thuật Ý niệm, Frieder Nake cũng muốn mượn phong cách đặt tiêu đề cũ của bản “tuyên ngôn” đầu tiên cho bài viết Paragraphs on Computer art, past and present (Những đoạn văn về nghệ thuật máy tính, quá khứ và hiện tại) [64] của ông. Kể từ khi triển lãm đầu tiên về nghệ thuật máy tính KTS năm 1965, bài viết là một tuyên ngôn của Nghệ thuật KTS. Bài viết của Frieder Nake cũng có thể được coi như là một bản tuyên ngôn thứ hai về nghệ thuật máy tính. 11 Bài viết Creating continuity between computer art history and contemporary art (Sự sáng tạo liên tục giữa lịch sử nghệ thuật máy tính và nghệ thuật đương đại) [49] của Bruce Wands tìm hiểu phương thức tạo ra sự liên tục giữa lịch sử nghệ thuật máy tính với các nghệ sĩ thế hệ mới, những người lao động nghệ thuật trên máy tính một cách tự nhiên nhằm tạo nên nền nghệ thuật KTS phát triển như hiện nay. Trong tài liệu nghiên cứu The Computer as a dynamic medium (Máy vi tính như là một phương tiện động) [88] của Nick Lambert đề cập đến không gian đại diện trong các màn hình máy tính. Tác giả chỉ ra rằng hình ảnh máy tính là kết quả của một quá trình hiển thị động. Hiển thị hình ảnh trong nghệ thuật máy tính rất linh hoạt trong không gian ảo của máy tính. Báo cáo khoa học Transitioning to a Digital World - Art History, Its Research Centers, and Digital Scholarship (Chuyển đổi sang một thế giới KTS - Lịch sử Nghệ thuật, Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, và học thuật KTS) [58] kết hợp các cuộc phỏng vấn với nghiên cứu các trang web của trung tâm nghiên cứu đã đưa ra một số chủ đề: vai trò của các trung tâm nghiên cứu lịch sử nghệ thuật trong việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật KTS; những thách thức trong giảng dạy lịch sử nghệ thuật, nghiên cứu và học thuật trong lĩnh vực KTS; truy cập các công cụ KTS, dịch vụ và các nguồn lực cần thiết cho những nghiên cứu; phương pháp sư phạm KTS trong lịch sử nghệ thuật; vai trò và giới hạn của xuất bản KTS và những đổi mới trong lĩnh vực này; vai trò của các tổ chức tài trợ nghệ thuật trong việc hỗ trợ hoạt động nghiên cứu lịch sử nghệ thuật KTS. Công trình nghiên cứu của Anna Bentkowska-Kafel, Trish Cashen và Hazel Gardiner: Digital Art History, A Subject in Transition, Computers and the History of Art (Lịch sử Nghệ thuật KTS, một chủ đề trong quá trình chuyển đổi, Máy tính và Lịch sử Nghệ thuật) [42] khẳng định rằng nghệ thuật 12 KTS không phải là một hoạt động độc lập rời rạc được tách ra từ các loại hình nghệ thuật khác. Mà nó chính là một phương pháp tiếp cận và có thể liên quan đến tất cả các phương thức liên kết với các dạng thực hành nghệ thuật khác. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, trong nước cũng đã có những bài viết về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT, tuy nhiên nhìn chung còn khá phổ quát và chưa chuyên sâu trong lĩnh vực mỹ thuật: Đầu tiên phải kể đến tài liệu của tác giả Đỗ Trung Tuấn Giới thiệu về Đa phương tiện (Introdution to Multimedia) [34] có bàn về ĐPT (Multimedia). Tài liệu chủ yếu giới thiệu khái quát về Multimedia, mô tả các dạng của Multimedia, trong đó đề cập đến các tình huống dùng Multimeida, những vấn đề liên quan đến bản quyền trong công nghiệp Multimedia. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản chung nhất của lĩnh vực Multimedia, chưa đề cập về nghệ thuật KTS cũng như những vấn đề liên quan đến việc ứng dụng ĐPT trong mỹ thuật. Tài liệu dịch của nhóm tác giả Cao Thụy và Cao Bình về Multimedia và thế giới ảo [2] giới thiệu khái quát về nghệ thuật truyền thông ĐPT và những kiến thức cơ bản về thế giới ảo trong công nghệ Games và những ứng dụng của Multimedia trong giáo dục. Tài liệu là cuốn cẩm nang cho người đọc tham khảo và bổ sung kiến thức chung về thực tế ảo trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thông ĐPT. Nhóm tác giả Mai Thanh Long và Nguyễn Thanh Tùng cũng có sách Ngành mỹ thuật ĐPT [19]. Tài liệu này đề cập và mô tả ngành mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam với mức độ nêu vấn đề, liệt kê và giải thích những kiến thức phổ thông trong lĩnh vực mỹ thuật ĐPT nhằm hướng nghiệp cho đối tượng là học sinh phổ thông. Ở luận văn Thạc sĩ [30] của tác giả luận án (bảo vệ năm 2009), chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những đặc trưng của mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam 13 trong kỷ nguyên KTS. Tác giả tập trung làm rõ sự hình thành và phát triển của mỹ thuật ĐPT, những đặc trưng cơ bản của mỹ thuật ĐPT trên thế giới và ở Việt Nam... Ngoài ra, tác giả luận án cũng đóng góp và thực hiện một số bài viết nghiên cứu về nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam: bài tham luận Thiết kế đồ họa – Giảng dạy thiết kế đồ họa trong kỷ nguyên KTS [36] đề cập đến thiết kế đồ họa của Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI. Qua đó dự báo trước được xu hướng vận động cũng như sự phát triển của đồ họa Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Bài viết cũng đề xuất những kiến nghị cũng như những giải pháp nhằm định hướng cho các trường đào tạo thiết kế đồ họa điều chỉnh cách giảng dạy và học tập thiết kế đồ họa phù hợp với tình hình mới của Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI. Các bài tham luận Giảng dạy mỹ thuật truyền thông ĐPT ở Việt Nam trong Kỷ nguyên KTS [5], Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thiết kế mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam hiện nay [38], Một số vấn đề về ứng dụng Công nghệ KTS trong Công nghệ dạy và học thiết kế ở Việt Nam hiện nay [6] nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giảng dạy mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Thực trạng và giải pháp để phát triển đội ngũ họa sĩ mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam. Ứng dụng Công nghệ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là CNTT trong giảng dạy và học tập mỹ thuật ĐPT... Bài viết Đặc trưng mỹ thuật ĐPT đề cập đến những đặc trưng của mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong xã hội nói chung cũng như trong nghệ thuật tạo hình nói riêng. Bài viết Ảnh hưởng của mỹ thuật ĐPT đến nghệ thuật thị giác đề cập đến phần còn thiếu trong hoạt động lý luận phê bình nghệ thuật Việt Nam khi chưa có nhận định, đánh giá cũng như sự định hướng cần thiết cho sự phát triển của nghệ thuật thị giác ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Bài viết khẳng định vai trò, đồng thời phân tích làm rõ sự ảnh hưởng của mỹ thuật ĐPT trong dòng chảy chung của Mỹ thuật Việt Nam đương đại. Kỷ nguyên KTS đã tạo ra cho nền Nghệ thuật Việt Nam 14 những thời cơ thuận lợi để phát triển nghệ thuật ĐPT được các nghệ sĩ lĩnh hội và phát triển nó trở thành một trong những lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế, văn hóa, nghệ thuật hiện nay. Tuy nhiên sự phát triển nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún, bộc phát, chưa có những chiến lược phát triển dài lâu. Bài viết Ảnh hưởng của mỹ thuật ĐPT đến sự phát triển của nghệ thuật thị giác Việt Nam trong kỷ nguyên KTS cũng đề cập đến những giải pháp quản lý vĩ mô với những chiến lược đào tạo dài hạn, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ “họa sĩ số”. Bên cạnh đó cần phải có hành lang pháp lý bảo vệ, duy trì và phát triển nghệ thuật ĐPT nói riêng và nghệ thuật thị giác nói chung ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS... Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng trên thực tế rất cần có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu, tiếp cận liên ngành để luận giải và đúc kết những vấn đề về lý luận khoa học và thực tiễn của nghệ thuật KTS cụ thể là tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: đề tài nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ tạo hình tranh KTS trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam. Qua đó, đề xuất những giải pháp trong hoạt động, nghiên cứu và thực hành nghệ thuật KTS, góp phần phát triển nền Mỹ thuật nói chung và nghệ thuật KTS nói riêng ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Mục tiêu cụ thể: luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nêu lên được những đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ cấu trúc nền tảng mỹ thuật, cơ sở tạo hình, cũng như bố cục và thủ pháp tạo hình tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ bản chất cũng như vai trò của họa sĩ trong quá trình sáng tác và thể hiện tranh KTS trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. 15 Bên cạnh đó, luận án cũng luận bàn về phương thức tạo hình tranh KTS ở Việt Nam trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của xã hội và góp phần xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam phát triển. Ngoài ra, trên cơ sở phân tích điều kiện văn hóa, xã hội, nghệ thuật Việt Nam, luận án dự đoán sự phát triển của tranh KTS ở Việt Nam trên cơ sở khoa học và khách quan. Tạo cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn của các nhà nghiên cứu phê bình, lý luận nghệ thuật về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT nói chung và tranh KTS nói riêng ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tranh KTS ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: tranh KTS ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp ứng dụng phương tiện KTS trong quá trình vẽ tranh). Giới hạn về thời gian: nghiên cứu từ năm 2000 đến nay (đầu thế kỷ XXI đến nay). Giới hạn về không gian: tập trung nghiên cứu ở hai trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Tài liệu nghiên cứu: tranh hội họa giá vẽ và tranh KTS ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật. Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở mỹ thuật học, thông qua nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, mỹ thuật… Quá trình nghiên cứu thông qua các phương pháp chủ yếu sau: Nghiên cứu văn bản, tài liệu: tham khảo, phân tích những công trình nghiên cứu, bài viết, bài tham luận, bài báo khoa học… trong và ngoài nước về tranh KTS từ đó đưa ra được tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài cũng như cơ sở lý luận chung của luận án. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật 16 của Nhà nước về vấn đề văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay làm cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp. Các tác giả, tác phẩm hội họa giá vẽ và tranh KTS ở Việt Nam cũng như trên thế giới được sử dụng để nghiên cứu, làm dẫn chứng và phân tích. Nghiên cứu thực tế và điền dã: Khảo sát các cơ sở đào tạo Mỹ thuật và nghệ thuật ĐPT có tầm ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật thị giác ở Việt Nam; xưởng vẽ; bảo tàng; phòng triển lãm; công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam… Phân tích và tổng hợp: phân tích tranh KTS thành những những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu nhằm phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của chúng. Từ đó giúp hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái tổng thể phức tạp thông qua những yếu tố bộ phận. Bên cạnh đó, từ những kết quả phân tích được, sẽ tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra những đặc trưng tạo hình tranh KTS ở Việt Nam. Quy nạp và diễn giải: Những lý thuyết, kinh nghiệm, hiểu biết về ngôn ngữ tạo hình sẽ được khái quát và quy nạp thành những nguyên lý chung. Phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết luận tổng quát nhằm đưa ra các giả thuyết. Ngoài ra, luận án dùng phương pháp diễn giải đi từ cái bản chất, nguyên lý đã được thừa nhận trong những tài liệu của các tác giả khác trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm tìm ra các hiện tượng, biểu hiện, những cái trùng hợp cụ thể trong thực tiễn vận động của nghệ thuật KTS ở Việt Nam. Phương pháp lịch sử: sự xuất hiện của tranh KTS ở Việt Nam được biểu hiện trong toàn bộ tính cụ thể của nó và theo một trật tự thời gian nhất định. Nếu đi theo dấu vết của lịch sử nghệ thuật KTS sẽ có cái nhìn trung thực về tranh KTS ở Việt Nam. Từ đó sẽ phát hiện ra quy luật phát triển và những đặc điểm tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam. 17 Nghiên cứu khảo sát: Khảo sát thông qua phỏng vấn (Trực tiếp các tác giả hoặc thông qua điện thoại, hoặc email). Khảo sát trên internet (thông qua các website và diễn đàn nghệ thuật, sử dụng những đường dẫn liên kết người tham gia khảo sát đến trang web chứa các bảng câu hỏi khảo sát). Thể nghiệm: Việc vẽ tranh KTS nhằm nghiên cứu những thao tác của họa sĩ trong điều kiện sáng tác thực tế có thể giúp bổ sung thêm nhận thức về những phương thức vẽ tranh KTS một cách hoàn thiện hơn. Tác giả luận án cố gắng tham gia sáng tác tranh KTS (ứng dụng phương tiện KTS trong quá trình vẽ tranh) nhằm bổ sung thêm những nội dung mang tính thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu Ngày nay, khi họa sĩ sử dụng máy tính như là một phương tiện, công cụ để hỗ trợ sáng tác nghệ thuật, đã làm nảy sinh vấn đề rằng liệu tranh KTS có phải là nghệ thuật hay không? Giả thiết rằng nếu tranh KTS cũng được coi là một dạng nghệ thuật, vậy thì đặc trưng của nó là gì? Hơn thế nữa, CNTT hiện nay đang phát triển rất nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có nghệ thuật. Giả thiết rằng ở Việt Nam hiện nay có nhiều người vẽ tranh KTS, vậy tranh KTS ở Việt Nam có những khuynh hướng sáng tác và đặc trưng nào? Những phương thức vẽ nào có thể làm cho tranh KTS trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, và có giá trị nghệ thuật cao? Cần có những định hướng và giải pháp nào nhằm phát triển tranh KTS ở Việt Nam? Thông qua nghiên cứu, đề tài luận án sẽ làm sáng tỏ những giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu nêu trên. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Đề tài nghiên cứu đưa ra cách nhìn nhận có hệ thống về đặc trưng tạo hình và phương thức vẽ tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài 18 nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp tích cực từ việc phân tích, tổng hợp trong thực tiễn nghệ thuật ở Việt Nam, góp phần dự báo và định hướng cho sự phát triển của tranh KTS ở Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo về lý thuyết và thực tiễn cho các đối tượng là nhà phê bình, lý luận nghệ thuật, nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, họa sĩ, nhà thiết kế đang hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật KTS; làm tư liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu phê bình, lý luận và lịch sử mỹ thuật, nghiên cứu và giảng dạy môn cơ sở ngành nghệ thuật ĐPT trong các cơ sở đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam. 8. Một số khái niệm công cụ Thuật ngữ Hội họa: Theo từ điển Encyclopædia Britannica, hội họa là sự biểu hiện ý tưởng và cảm xúc nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹ nhất định thông qua ngôn ngữ thị giác trên mặt phẳng hai chiều. Các yếu tố của ngôn ngữ thị giác gồm: đường nét, hình dạng, màu sắc, kết cấu… Chúng được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau nhằm tạo nên cảm giác về không gian, chuyển động và ánh sáng trên một bề mặt phẳng. Những yếu tố này được sắp xếp bố cục trên bề mặt tranh nhằm thể hiện các hiện tượng thực tế hoặc thiên nhiên, biểu đạt một câu chuyện hoặc có thể tạo ra một bố cục thị giác hoàn toàn trừu tượng. Họa sĩ sử dụng những phương tiện biểu đạt như màu bột, màu dầu, màu nước… và lựa chọn một hình thức thể hiện như: tranh tường, tranh giá vẽ, trang sách, màn ảnh hoặc bất kỳ của một hình thức hiện đại nào để vẽ. Mỗi nghệ sĩ sẽ có những chọn lựa riêng về phương tiện biểu đạt, hình thức cũng như kỹ thuật thể hiện nhằm tạo ra những hình ảnh thị giác độc đáo. Thuật ngữ Hội họa giá vẽ: Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, hội họa giá vẽ là loại tranh thường được tiến hành vẽ trên giá, do đấy thành tên gọi. Đó là loại hình hội hoạ thịnh hành từ thế kỷ XV ở Châu Âu sau khi thoát li quan hệ phụ thuộc với kiến trúc, bắt đầu bằng sự thể nghiệm những bố cục 19 hoàn chỉnh trên bề mặt chữ nhật, hình vuông... và lấy các thành của khung làm ranh giới không gian trong tranh với thế giới bên ngoài. Tranh giá vẽ thường là cỡ nhỏ hoặc trung bình, có thể vận chuyển, treo gỡ hay xê dịch tuỳ theo yêu cầu, tạo thuận tiện cho công việc trưng bày [15]. Thuật ngữ Nghệ thuật đa phương tiện (multimedia art): Theo từ điển Webster: nghĩa từ điển của “Multimedia” = “Multi” + “media”. Trong đó Multi-: (tiền tố) mang nghĩa “nhiều”, “đa”. (Nghĩa Latin: Số đông, quần chúng). Media (danh từ số nhiều): Phương tiện, dụng cụ; hệ thống truyền thông; (The media) Báo chí. Media trong một số trường hợp có thể có nghĩa là “Máy điện toán đa phương tiện tiếp nhận và tái tạo văn bản, hình ảnh, âm thanh… như máy quay video, máy thu âm, sách điện tử…” [1, tr.8]. Cách dùng từ “Media”: Khi nói đến báo chí, media thường được coi là danh từ số ít, vì nó không phải là số nhiều của “medium”: thuật ngữ này bắt nguồn từ khái niệm “mass media”, có nghĩa là ngành kinh doanh liên lạc dùng nhiều phương tiện như: tờ báo, truyền hình, phim, và tạp chí. Ý nghĩa “medium” này có số nhiều là “media”. Trong các trường hợp khác, “media” là số nhiều của “medium”, hoặc nói đến chất pha màu trong nghệ thuật, phương tiện dữ liệu (CD, DVD,...), dụng cụ chơi nhạc… Như vậy, “Multimedia” có nghĩa là: “đa phương tiện”. Tuy nhiên đó mới chỉ là nghĩa từ điển (sự kết hợp máy móc của những từ đơn nghĩa). Trong thực tế khi nói đến Multimedia, tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng hoặc tùy theo ngữ cảnh mà Multimedia có nghĩa khác nhau. “Multimedia” là thuật ngữ để chỉ một ngành khoa học được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có nghệ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng. Việc ứng dụng multimedia trong lĩnh vực mỹ thuật đã làm nảy sinh ra khái niệm “Multimedia art” Nghệ thuật truyền thông đa phương tiện, thường có thể gọi là Nghệ thuật đa phương tiện. Nó gồm nhiều loại phương tiện (chất 20 liệu) để biểu đạt tác phẩm nghệ thuật. Tùy trường hợp cụ thể mà nghệ sĩ chọn lựa phương tiện biểu đạt phù hợp với tác phẩm [PL.1, B.1, tr.149]. Thuật ngữ Đồ họa: Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, đồ họa là bộ môn nghệ thuật tạo hình dùng ngôn ngữ chủ yếu là nét vẽ, nét khắc hoặc những mảng hình tách bạch, dứt khoát, có hoặc không kết hợp với màu sắc. Khi cần bổ sung sắc độ trung gian, họa sĩ dùng nhiều cách tạo những chấm nhỏ, gạch nét li ti ken nhau mau hay thưa, gây hiệu quả những mảng hình đậm hơn nền giấy nhưng sáng hơn màu mực. Khái niệm đồ họa hình thành trong mỹ thuật phương Tây, vốn có truyền thống tư duy rạch ròi, duy lí, để phân biệt với hội hoạ; phương Đông không có sự phân biệt này. Phát triển tại Châu Âu từ thời trung đại (thế kỷ X - XIII) trên cơ sở hình vẽ khúc chiết, rành mạch, đồ họa mở đường cho thể loại tranh có sắc thái riêng, khác hẳn với tác phẩm hội hoạ. Tranh đồ họa thường thực hiện bằng những chất liệu đa dạng (mực, chì, màu nước...), trong đó đặc biệt phong phú là các dạng tranh in tay, nhất là tranh khắc (gỗ, đá, đồng, kẽm, cao su, thạch cao). Tranh khắc có nét đặc thù là được tác giả tự in hoặc tạo ra bản in thủ công, nhân ra với số lượng hạn chế. Tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản và tranh khắc gỗ dân gian của Việt Nam được coi như những đóng góp xuất sắc vào nghệ thuật đồ họa. Giá trị nghệ thuật cao của đồ họa đã được khẳng định qua nhiều tác phẩm mới mẻ, táo bạo của các nghệ sĩ Châu Âu thế kỷ XIX. Đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX, nghệ thuật đồ họa ảnh hưởng mạnh mẽ trở lại tới hội họa. Các họa sĩ hiện đại thường dung hợp rất tinh tế, đầy gợi cảm tính đồ họa với tính hội hoạ trong một tác phẩm. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, phạm vi sáng tạo của đồ họa đã được mở rộng sang các loại hình trang trí ứng dụng: áp phích, ấn phẩm, trang trí hàng dệt, thương nghiệp... và còn phát huy vai trò trong các loại hình nghệ thuật thị giác khác nhau như sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh, video... [15] 21 Thuật ngữ Ngôn ngữ tạo hình hội họa: là hệ thống các yếu tố thị giác của nghệ thuật thị giác: điểm chấm, đường nét, hình mảng, khối, không gian, ánh sáng, màu sắc, họa tiết, chất liệu… và những quy tắc, nguyên lý kết hợp, sắp xếp, bố cục các yếu tố thị giác này tạo nên một tác phẩm hội họa (văn bản thẩm mỹ). Nó tạo nên một hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện biểu đạt, thể hiện nội dung tư tưởng, chủ đề của các tác phẩm hội họa. Nghệ thuật hội họa biểu thị và truyền đạt những cảm xúc thẩm mĩ của họa sĩ “chuyển tải” đến người xem thông qua ngôn ngữ tạo hình hội họa. Trong hội họa, quá trình sáng tạo của họa sĩ chính là quá trình “soạn thảo văn bản thẩm mỹ” từ những tín hiệu thị giác cơ bản. Họa sĩ tiến hành bố cục, sắp xếp, chia cắt, chiếm lĩnh không gian của bức tranh bằng những yếu tố thị giác nhằm “mã hóa” những thông tin và ý tưởng của mình cần truyền tải đến người xem. Tuy nhiên, đối với người xem thì quá trình xem và cảm nhận tác phẩm chính là quá trình “giải mã” thông tin. Thông qua đó họ có thể “hiểu” những thông điệp của họa sĩ dựa trên ngôn ngữ của các yếu tố thị giác được sắp xếp bố cục theo ý đồ của họa sĩ. Thuật ngữ Nghệ thuật kỹ thuật số (Digital art): Là một thuật ngữ chung để chỉ các tác phẩm nghệ thuật có sử dụng công nghệ KTS trong sáng tạo hoặc trình bày. Hay nói cách khác công nghệ KTS được ứng dụng trong nghệ thuật hình thành nghệ thuật KTS với các phương thức xử lý ảnh KTS tạo ra vô số các ảnh ghép, kỹ xảo truyền hình mà tín hiệu tương tự (analog) không thể làm được [75]. Công nghệ KTS đã đem lại sự tiện lợi và dễ dàng cho nghệ sĩ trong việc phác họa, sáng tạo hình dáng, màu sắc, bố cục ý tưởng. Từ những năm 1970, có nhiều tên gọi khác nhau đã được sử dụng để nói đến nghệ thuật máy tính và nghệ thuật ĐPT. Hiện nay nghệ thuật KTS có nghĩa rộng hơn để nói đến nghệ thuật truyền thông ĐPT mới. Tác động của công nghệ KTS đã làm biến đổi hội họa, đồ họa và điêu khắc. Hiện nay, có những 22 hình thức nghệ thuật KTS mới, chẳng hạn như nghệ thuật internet, nghệ thuật sắp đặt KTS, thực tế ảo… trở thành những dạng nghệ thuật đã được công nhận. Trong một ý nghĩa mở rộng, “nghệ thuật KTS” là một thuật ngữ áp dụng cho nghệ thuật đương đại có sử dụng các phương pháp sản xuất đại chúng hoặc các phương tiện truyền thông KTS. Ngày nay, nghệ thuật KTS đã trở nên gần gũi và thân thiết rất nhiều với các nghệ sĩ nhiếp ảnh, họa sĩ, nhà điêu khắc. Những tác phẩm nghệ thuật truyền thông, quảng cáo, những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng mà ta thường thấy đều có sự can thiệp rất lớn của công nghệ KTS [78]. Thuật ngữ Họa sĩ kỹ thuật số: Họa sĩ KTS sử dụng công cụ vẽ KTS cho phép vẽ với độ chính xác và chuyển động giống như một cây cọ vẽ trong thực tế để thể hiện tác phẩm (hình ảnh) trực tiếp trên màn hình. Bề mặt của tranh KTS là một màn hình chứa khung tranh hoặc sketchbook (tấm vẽ phác thảo KTS), họa sĩ sử dụng một con chuột máy tính (mouse) hoặc bút vẽ và bảng vẽ (tablet) để thể hiện tác phẩm trên màn hình vi tính. Hiệu quả của tranh KTS có hình thức giống như tranh vẽ bằng những chất liệu trong hội họa giá vẽ: màu dầu, màu nước, phấn tiên, than, in khắc gỗ... như tác phẩm [PL.2, H.1], [PL.2, H.120]. Những chương trình phần mềm hỗ trợ vẽ KTS luôn được cải thiện nhằm tạo ra hiệu ứng gần với việc họa sĩ vẽ bằng những phương tiện vẽ truyền thống qua nhiều hiệu ứng bề mặt của cọ vẽ và màu vẽ. 9. Cấu trúc của luận án Luận án có độ dài phần chính văn là 146 trang (kể cả Lời cam đoan, Danh mục chữ viết tắt, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Danh sách các công trình đã công bố). Để minh họa và hỗ trợ thêm cho nội dung nghiên cứu của luận án, phần Phụ lục cũng được đánh số trang gồm các bảng: Bảng giải thích thuật ngữ, Bảng hỏi, Hình ảnh minh họa. Ngoài phần Mở đầu (19 trang), phần Kết luận (04 trang), phần Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (70 trang). 23 Nội dung nghiên cứu của đề tài được cấu trúc gồm có 03 Chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tranh KTS ở Việt Nam: (36 trang). Chương 2: Đặc trưng của tranh KTS ở Việt Nam: (39 trang). Chương 3: Luận bàn về phương thức biểu đạt tranh KTS ở Việt Nam hiện nay: (31 trang). 24 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM 1.1. Khái lược về tranh kỹ thuật số 1.1.1. Khái niệm Tranh kỹ thuật số A. Micheal Noll – một trong những nghệ sĩ KTS đầu tiên trên thế giới đã khẳng định trong tuyên ngôn của mình về nghệ thuật KTS: Con người tạo ra máy vi tính không phải là một công cụ vô tri vô giác mà nó là một “đối tác” giúp tăng cường hoạt động trí tuệ và sáng tạo của con người. Khi được khai thác tốt, nó có thể được sử dụng để “sản xuất” ra các loại hình nghệ thuật hoàn toàn mới và có thể đem tới những kinh nghiệm thẩm mỹ mới [40]. Các nghệ sĩ trên thế giới bắt đầu sử dụng công nghệ để tạo ra nghệ thuật KTS sớm nhất vào năm 1960. Khoảng nửa sau của thế kỷ XX và đặc biệt là trong mười năm đầu của thế kỷ XXI, nghệ thuật KTS phát triển rất nhanh. Công nghệ KTS đã được nhiều nghệ sĩ tận dụng và khai thác tối đa trong sáng tác nghệ thuật. Để rồi từ đó hình thành nên một dạng thức tranh phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trên thế giới. Đó chính là tranh KTS. Theo từ điển Encyclopaedia Britannica: “Digital”: (phương tiện) kỹ thuật số; Digital: (xử lý dữ liệu và lưu trữ dưới dạng KTS). “Paint”: (động từ) có nghĩa là hành động “đặt màu” (vẽ màu) trên một bề mặt phẳng, được xem như là một dạng của nghệ thuật. Theo từ điển Webster's Unabridged: Painting: (danh từ) là hoạt động vẽ màu; với nghĩa khác là: nghệ thuật vẽ hình thể một đối tượng nào đó bằng màu sắc trên bề mặt của tranh hoặc bất kỳ một bề mặt phẳng nào, hoặc tái hiện nhận thức của con người thông qua những hình thể và màu sắc; là một 25 tác phẩm minh họa hoặc hình vẽ; Painting cũng có nghĩa khác là: một bức tranh với những mảng màu đặt cạnh nhau; hoặc nghĩa khác là: vẽ màu hoặc tái hiện một hình ảnh. Như vậy, digital painting là hình thức nghệ thuật dùng kỹ thuật vẽ giống như trong hội họa giá vẽ. Những kỹ thuật này được áp dụng vào việc sử dụng các công cụ vẽ KTS trên máy vi tính: bảng vẽ KTS, bút vẽ KTS… và phần mềm hỗ trợ vẽ KTS nhằm tạo ra tác phẩm mỹ thuật một cách trực tiếp trên máy tính. Tất cả các chương trình phần mềm hỗ trợ vẽ KTS đều cố gắng “bắt chước” việc sử dụng các phương tiện vẽ trong hội họa giá vẽ truyền thống bằng nhiều kiểu bút vẽ khác nhau và các hiệu ứng bề mặt màu (chất liệu) khác nhau. Trong các phần mềm ứng dụng, cọ vẽ được KTS hóa tạo hiệu quả thị giác giống với hội họa giá vẽ như màu nước, phấn màu, sơn dầu,... Digital paintings (tranh KTS): là dạng tranh nghệ thuật được tạo ra với việc sử dụng một số hình thức của công nghệ KTS. Tranh KTS có hình thức được thể hiện trực tiếp trên máy tính hoặc ghi lại thông qua hệ thống ĐPT. Hình ảnh ghi lại có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ hoặc KTS. Ngày nay, tranh KTS có thể được tải xuống (download) từ mạng internet và lưu vào thiết bị lưu trữ cá nhân tùy theo mục đích người sử dụng. Tranh KTS cũng có thể được sử dụng trong những môi trường thực tế ảo với những hiệu quả đặc biệt. Nó có thể tồn tại dưới dạng KTS và được truyền thông trên mạng toàn cầu (internet) và cho phép nhiều người cùng xem và cùng tương tác ở cùng một thời điểm. Về mặt kỹ thuật thể hiện, khi vẽ tranh KTS, họa sĩ tạo ra tác phẩm nghệ thuật KTS một cách trực tiếp trên máy tính thông qua những kỹ thuật vẽ giống như trong hội họa giá vẽ bằng chính khả năng của mình với sự trợ giúp của máy tính. Về công cụ và phương tiện biểu đạt: tất cả các chương trình vẽ KTS 26 đều cung cấp cho người dùng nhiều kiểu cọ vẽ, màu vẽ và hiệu ứng vẽ khác nhau. Trong phần mềm hỗ trợ vẽ, nhà sản xuất đã tích hợp sẵn trong đó những kiểu bút vẽ KTS, hiệu ứng giả lập chất liệu (tương tự trong hội họa giá vẽ) như: sơn dầu, phấn màu, than, bút phun màu... Ngoài ra, trong hầu hết các chương trình hỗ trợ vẽ KTS, họa sĩ có thể tự tạo ra và tùy chỉnh (customize) những kiểu cọ vẽ của mình bằng cách kết hợp các kiểu kết cấu và hình dạng cọ KTS [PL.2, H.3]. Tính năng quan trọng này góp phần thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa tranh hội họa giá vẽ và tranh KTS. Ngày nay, những phần mềm hỗ trợ vẽ KTS như Corel Painter, Adobe Photoshop, ArtRage, GIMP, Krita, openCanvas… đã cung cấp cho nghệ sĩ một môi trường sáng tác “thân thiện” [PL.2, H.124], [PL.2, H.125] (tương tự như trong hội họa giá vẽ) chẳng hạn như: không gian của tác phẩm, bộ công cụ vẽ, bảng màu gồm mười sáu triệu màu và họa sĩ có thể pha trộn màu KTS với nhau cũng giống như khi họa sĩ vẽ tranh hội họa giá vẽ. Về chất lượng và nội dung của tác phẩm: tương tự như tranh hội họa giá vẽ, giá trị nghệ thuật của tác phẩm mới thực sự là quan trọng. Cho dù là vẽ bằng chất liệu nào hoặc bằng KTS thì điều quan trọng nhất đối với họa sĩ là họ luôn phải làm chủ được các yếu tố thị giác (đường nét, hình mảng, màu sắc…) cũng như những nguyên lý bố cục. Thực tế là họa sĩ vẽ tranh dựa trên ý tưởng của mình. Công nghệ KTS cung cấp những công cụ để họa sĩ có thể chọn lựa kỹ thuật nào, công cụ nào phù hợp nhất với quan điểm thẩm mỹ và tư tưởng chủ đề của tác phẩm [71]. Mục tiêu của họa sĩ là tạo ra tác phẩm có giá trị nghệ thuật dựa trên những ý tưởng của họ. Về bản chất, có thể nói tranh KTS cũng là một dạng nghệ thuật. Trên thế giới, nhiều nghệ sĩ đã thừa nhận phương tiện KTS trong sáng tác, họ áp dụng các kỹ thuật vẽ chất liệu: màu nước, màu dầu... thông qua các phần mềm trong máy tính. Vẽ tranh KTS có thể sử dụng công nghệ KTS trong bất kỳ 27 giai đoạn nào của quá trình thể hiện. Những tác phẩm KTS sau khi được họa sĩ vẽ hoàn tất, nó có thể được in ra để công chúng có thể thưởng ngoạn hoặc có thể được hiển thị trên các màn hình vi tính... Về mặt cảm thụ và thưởng ngoạn: trên thực tế, tranh KTS thường được xem thông qua một màn hình máy tính. Để cố gắng duy trì đúng nghĩa tác phẩm là một hình thức nghệ thuật, tranh KTS được in ra trên một chất liệu nào đó như: giấy hoặc vải. Họa sĩ cũng có thể xử lý thêm bằng cách kết hợp với những chất liệu khác... Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình vẽ. Tranh KTS bao gồm các yếu tố thị giác: ánh sáng, màu sắc, độ bão hòa màu, độ tương phản,... thông qua hình thức chuyển động của đường nét, màu sắc, hình mảng,… truyền tải cảm xúc cũng như ý tưởng của họa sĩ đến người xem. Ngày nay, phần lớn họa sĩ kết hợp nhiều kỹ thuật vẽ chất liệu (màu dầu, màu nước…) trong tranh KTS của họ. Điều này đã và đang hình thành nên một dạng nghệ thuật tổng hợp: Tradigital Arts. Theo từ điển Computer Desktop Encyclopedia: “Tradigital” = “Traditional” + “Digital”. Thuật ngữ này được giảng viên nghệ thuật Judith Moncrieff đưa ra đầu những năm 1990 của thế kỷ XX. Trong tradigital arts, các kỹ thuật trong hội họa giá vẽ được ứng dụng và nâng cao triệt để thông qua sự trợ giúp của các công cụ thể hiện trên máy tính [PL.2, H.4]. Chính vì vậy mà trong một số trường hợp, rất khó có thể phân định rõ ràng ranh giới giữa tranh KTS và tranh hội họa giá vẽ trong một tác phẩm nghệ thuật Tradigital. 1.1.2. Đặc trưng của tranh kỹ thuật số Trong kỷ nguyên KTS, sự phát triển của khoa học công nghệ giúp con người có thể tiến hành KTS hóa thế giới tự nhiên. Trong lĩnh vực mỹ thuật, ngôn ngữ tạo hình hội họa cũng đã và đang được KTS hóa một cách mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện hơn. Điều này phần nào cũng đã được thể hiện ở hình thức tranh KTS. Xét về phương tiện và công cụ vẽ: họa sĩ dùng bút KTS 28 thao tác trên máy tính để tạo ra tác phẩm mỹ thuật. Xét về mặt thị giác, tranh KTS không khác biệt nhiều với các hình thức tranh hội họa giá vẽ. Nó chỉ là một phần mở rộng của hội họa giá vẽ sang chất liệu KTS. Tuy nhiên, tranh KTS cũng có một số đặc trưng như sau: 1.1.2.1. Đặc trưng về hình thức và truyền thông tác phẩm Tranh KTS với đặc trưng về nguyên lý “biến đổi” [86] rất quan trọng vì nó có thể cho phép tác phẩm mỹ thuật tồn tại ở nhiều biến thể khác nhau. Tranh KTS có thể được xem và cảm thụ với định dạng KTS trên màn hình hoặc nó có thể được in ra trên các chất liệu khác nhau để trở thành những biến thể khác nhau của tác phẩm và của hình ảnh ban đầu. “Chuyển mã” [86] cũng là một trong những nguyên lý đặc trưng quan trọng nếu xét về mặt kỹ thuật. Nguyên lý này đề cập đến sự chuyển dịch của một tác phẩm sang một định dạng khác. Hình ảnh được tạo ra trong một chương trình phần mềm hỗ trợ vẽ đơn cử như Adobe Photoshop có thể cần phải được chuyển đổi chế độ màu (color mode) và được lưu thành một định dạng nhất định khác để có thể xem được trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Đối với những tác phẩm hội họa giá vẽ truyền thống sau khi được KTS hóa (scan) cũng có thể được xem ở dạng KTS trên màn hình máy tính. Khi tác phẩm KTS được tạo ra bằng chương trình phần mềm hỗ trợ vẽ như Adobe Photoshop, hoặc Corel Painter,… chúng phải được lưu với một định dạng cụ thể tùy thuộc vào phương thức tác phẩm sẽ được xem. Tranh KTS được giới thiệu với thế giới nghệ thuật như là một phương tiện, trong đó tác phẩm không chỉ được biểu đạt trên giấy hoặc vải theo cách truyền thống nữa, mà chúng có thể được xem trên một màn hình máy tính ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong các bảo tàng hoặc trên máy tính cá nhân… Hơn thế nữa, tranh KTS cũng có thể được in, sao chép và sản xuất hàng loạt nhằm nhân rộng và chuyển tới công chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua 29 nhiều kênh truyền thông như: truyền hình, internet, CD tương tác, ấn phẩm… Phương tiện nghệ thuật KTS rất thuận lợi cho nghệ sĩ cũng như công chúng thưởng thức nghệ thuật. Thông qua Internet, người xem không cần tới bảo tàng hoặc phòng triển lãm tranh cũng có thể thưởng thức tác phẩm của họa sĩ. Thậm chí, họa sĩ sau khi hoàn thiện tác phẩm có thể đăng ngay lập tức hình ảnh các tác phẩm nghệ thuật của mình lên internet. Có thể coi internet là một môi trường rộng lớn giúp truyền thông tác phẩm. Nó cho phép tác phẩm có thể “hiện diện” ở mọi nơi trên khắp thế giới. Triển lãm ảo chính là một trong những phương thức giúp nghệ sĩ KTS đưa tác phẩm của họ đến với công chúng, mà ở đó người xem không cần phải tới một địa điểm thực tế nào như bảo tàng, phòng triển lãm... Thay vào đó là những bộ sưu tập tác phẩm trong những bảo tàng KTS ảo và trực tuyến (thông qua internet). Ngoài ra, sự linh hoạt của nghệ thuật KTS là một trong những lý do khiến nhiều họa sĩ chuyển sang thể nghiệm sáng tác tranh KTS. Tác phẩm KTS có thể được sử dụng trong các phương tiện khác nhau với những mục đích khác nhau. Nó có thể được in kết xuất ra với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Họa sĩ cũng có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước của tác phẩm trong quá trình sáng tác nhằm phù hợp với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau… 1.1.2.2. Đặc trưng về quy trình vẽ và sáng tạo Quá trình vẽ tranh KTS về cơ bản gần giống với vẽ tranh giá vẽ [PL.1, B.2, tr.150]. Họa sĩ vẽ tranh giá vẽ phải bắt đầu từ đầu, quá trình này đòi hỏi độ chính xác cao, kỹ năng xử lý chất liệu điêu luyện, thời gian và cả sự kiên nhẫn. Đối với họa sĩ vẽ tranh KTS, họ vẽ với sự trợ giúp của công nghệ KTS (các thiết bị phần cứng và phần mềm) trên máy tính một cách nhanh chóng. Một bức tranh KTS không chỉ là một hình ảnh cuối cùng, mà còn là công nghệ KTS trợ giúp họa sĩ trong quá trình vẽ. Bề mặt ảo của tranh tồn tại 30 bên trong của máy tính, theo nhiều nhà lý luận thì phương tiện truyền thông KTS đóng một vai trò quan trọng trong thẩm mỹ của một tác phẩm KTS [60]. Tuy nhiên, họa sĩ KTS cho rằng công nghệ KTS chỉ là một phương tiện để vẽ, cũng giống như các họa sĩ hội họa giá vẽ sử dụng cọ vẽ trên khung vải toan. Màn hình máy tính có vai trò như một bề mặt tranh (giống như một loại vải) để họa sĩ vẽ lên. Chất liệu “vải” mới này có thể hiển thị hình ảnh cuối cùng cho người xem ở nhiều dạng. Họa sĩ KTS kết hợp các kỹ năng vẽ trong hội họa giá vẽ truyền thống với kỹ năng sử dụng công nghệ KTS trong quá trình thể hiện tác phẩm [PL.2, H.11]. Về phương diện sáng tạo, sáng tác tranh KTS đòi hỏi người nghệ sĩ phải có kiến thức, kỹ năng, sự nỗ lực làm chủ công nghệ và thường xuyên phải cập nhật công nghệ KTS mới. Các họa sĩ KTS sử dụng một bảng màu với mười sáu triệu màu, vô số các kích cỡ cọ vẽ, kích cỡ khung hình, bộ lọc hiệu ứng đặc biệt khác nhau… ảnh hưởng đến độ sáng, độ tương phản, độ mờ đục, độ đậm… [PL.2, H.123] và nhiều cách để xem hình ảnh cuối cùng theo ý của họa sĩ. Hơn thế nữa, những lựa chọn sẵn có trong phần mềm giúp họa sĩ KTS có thể tham khảo những gợi ý bố cục tạo hình trong quá trình vẽ. Đơn cử như trong Corel Painter, họa sĩ có thể sử dụng những công cụ với chức năng hỗ trợ bố cục tranh [PL.2, H.12]. 1.1.2.3. Đặc trưng về phương thức tạo hình tác phẩm Đặc trưng của tranh hội họa giá vẽ chính là tính độc bản. Trong hội họa giá vẽ, hầu hết tác phẩm được vẽ bằng sơn dầu, lụa, chì, màu nước… đều là độc bản (những tranh chép lại chỉ là phiên bản). Ngoài ra, thuật ngữ “độc bản” thường dùng để chỉ tranh đồ họa in được một bản duy nhất. Tranh in độc bản thường hay sử dụng mặt đá, kính, kẽm phẳng… như một bề mặt chế bản. Họa sĩ vẽ lên các bề mặt phẳng và phối hợp nhiều chất liệu, nhiều thủ pháp kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra một bản in duy nhất. Vẻ đẹp tự thân và chất lượng 31 nghệ thuật của tranh in độc bản còn được bộc lộ rõ trong tính tự do, ngẫu hững của đường nét, mảng màu cũng như sự tổng hòa các đặc tính của hội họa và đồ họa. Tranh in độc bản là kết quả tổng hợp của trò chơi ngẫu hứng màu sắc của mực in và giấy, qua đó tạo ra bề mặt in ấn của tranh hết sức độc đáo [26]. Những nét vẽ thể hiện những tâm trạng, xúc cảm ở một khoảnh khắc thăng hoa của người nghệ sĩ được lưu lại trên bề mặt tranh. Chính vì lẽ đó mà hội họa giá vẽ truyền thống thường tạo ra tranh độc bản và chúng thường được coi là dạng quý hiếm. Tranh KTS không có tính chất độc bản, nó chỉ có thể được xem như là một điển hình về công nghệ “nhẹ nhàng” [70]. Ngày càng nhiều nghệ sĩ tham gia sáng tác, khám phá tiềm năng của nó. Khi vẽ tranh KTS, họa sĩ không cần phải tiếp xúc với những mùi độc hại và nồng nặc của sơn dầu, họ cũng không cần phải bận tâm về hàng tá cọ vẽ, bay vẽ, bút chì, hộp màu… Họ chỉ cần một chiếc máy vi tính với những thiết bị hỗ trợ vẽ và chiếc máy in chất lượng cao [90]. Đó chính là không gian sáng tác của một họa sĩ KTS. Ưu điểm của vẽ tranh KTS là quá trình sáng tác đỡ tốn kém, linh động, thay đổi bố cục nhanh, dễ hình dung ra kết quả của tác phẩm và dễ sửa chữa thông qua những lệnh vẽ chỉ có trong môi trường vi tính (lệnh Undo, Revert, Rollback). Mặc dù vậy, nghệ thuật vẫn quan trọng nhất là ý tưởng, là ngôn ngữ nghệ thuật. Chất liệu, máy tính hay đôi tay, cọ vẽ hay chuột vi tính cũng chỉ là công cụ giúp thể hiện ý tưởng của nghệ sĩ. Những bức ảnh thực được họa sĩ bố cục, kết hợp với nhau, biên tập và biến đổi thành tác phẩm KTS. Quá trình diễn tả bằng KTS trên màn hình máy vi tính làm cho hình ảnh KTS có vẻ hấp dẫn và lạ hơn hình ảnh ngoài thực tế. Những tiện ích của công nghệ được họa sĩ ứng dụng trong quá trình vẽ tranh KTS có thể làm tăng thêm hiệu quả thị giác đối với người xem thông qua những hiệu ứng đặc biệt thể hiện trên màn hình. 32 Công nghệ được ứng dụng trong vẽ KTS, chẳng hạn như máy tính màn hình cảm ứng (tablet) và bút vẽ KTS (stylus), hoặc phần mềm vẽ KTS như Photoshop, Corel Painter… góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng thẩm mỹ của hình ảnh cuối cùng. Họa sĩ KTS sử dụng công nghệ trong thực hành nghệ thuật, chủ động xử lý các yếu tố thị giác trong mọi giai đoạn của quá trình sáng tạo. Mặc dù vậy, họ cũng không cần phải có bất kỳ kiến thức nào về ngôn ngữ máy tính cần thiết để có thể vẽ một bầu trời trong xanh hoặc những lá cây úa vàng lặng lẽ rơi bên thềm ngập tràn nắng. Những phần mềm này đều đã được trang bị hầu như tất cả những gì mà họa sĩ cần để có thể vẽ và thể hiện ý tưởng tác phẩm của mình mà không cần phải biết thuật toán hay ngôn ngữ máy tính. Đơn giản là họ chỉ cần áp dụng các tổ hợp bàn phím cần thiết, kết hợp với thao tác vẽ bút KTS nhằm đạt được kết quả mong muốn. Về phương thức tạo hình: hầu hết phần mềm hỗ trợ vẽ KTS liên quan đến việc tạo ra một hình ảnh gồm nhiều lớp. Mỗi lớp có thể được thao tác bằng cách áp dụng bộ lọc trong chương trình phần mềm, thay đổi các thuộc tính của hình ảnh như: độ sáng, độ tương phản và độ bão hòa màu... Mỗi lớp hình ảnh luôn có sự độc lập tương đối của nó so với các lớp khác, nhưng đồng thời chúng cũng phụ thuộc vào các lớp khác để hiển thị một hình ảnh hoàn chỉnh. Trong khi thể hiện tác phẩm, họa sĩ có thể lưu tiến trình vẽ của mình thành từng bước bằng cách lưu chúng lại như là một phần của tác phẩm và họa sĩ có thể quay trở lại sau để vẽ hoàn tất tác phẩm. Thực tế trong quá trình vẽ tranh bằng các chất liệu trong hội họa giá vẽ, đôi khi họa sĩ cần phải chỉnh sửa lại một số vùng hình ảnh cho đẹp hơn. Thậm chí họ có thể phải bỏ cả tác phẩm của mình để vẽ lại nếu như phải sửa quá nhiều chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình vẽ tranh KTS, họa sĩ có thể kiểm tra lại lịch sử các bước tiến trình thao tác mà họ đã thực hiện trong khi vẽ. Từ đó có thể điều chỉnh bức vẽ theo ý muốn. Ngoài ra, quá trình vẽ tranh KTS cũng 33 cho phép họa sĩ thay đổi hình dạng, màu sắc, đường nét, độ nghiêng,... của các đối trượng trong tranh một cách dễ dàng và nhanh chóng. 1.1.2.4. Đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình các yếu tố thị giác Tỷ lệ của không gian thao tác trong tranh KTS: Trong một vài thể loại, họa sĩ phải thể hiện thế giới bao la trong một “không gian chính xác của màn hình máy vi tính, màn hình TV...” [67, tr.10]. Trong hội họa giá vẽ, họa sĩ có thể kéo dãn khung tranh ra theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang để phù hợp với nội dung mà đề tài và ý tưởng yêu cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi vẽ tranh KTS họa sĩ phải làm việc bên trong một không gian có tỷ lệ các cạnh cố định [47]. Hiện nay, đa số màn hình chuẩn có tỷ lệ các cạnh là 4 x 3. Đối với truyền hình số (DTV - truyền hình KTS) màn ảnh và phim có độ rộng hơn tiêu chuẩn TV và những màn ảnh phim cổ điển, với những tỷ lệ các cạnh là 16 x 9, hoặc 5.3 x 3 cho DTV và thậm chí còn rộng hơn (5.6 x 3). Ánh sáng và màu sắc KTS: Trong hội họa giá vẽ, màu sắc được sử dụng dựa trên nguyên lý pha màu của Prang và Prewster [16]. Tuy nhiên, tranh KTS có màu sắc rất đa dạng và phong phú khi được hiển thị trên màn hình. Trên phương diện lý thuyết, màu KTS có hai hệ màu chính: màu ánh sáng và màu mực in. Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích hiển thị mà họa sĩ có thể sử dụng những hệ màu KTS khác như: La*b*, HSB, Grayscale... [24] Về phương diện kỹ thuật của yếu tố thị giác điểm chấm: Trong tranh KTS khi thể hiện trên màn hình, mỗi điểm chấm chỉ là một pixel (điểm ảnh) có dạng hình học là hình vuông. Trên màn hình máy tính, một điểm là một vị trí vùng nhớ màn hình để lưu trữ thông tin độ sáng của điểm tương ứng đó [39, tr.3]. Nếu tác phẩm được đem kết xuất (in ra) điểm chấm sẽ được hiển thị là một điểm (point) có dạng hình học là hình tròn. Như vậy, tùy thuộc vào môi trường hiển thị mà hình thức thể hiện của hình ảnh có sự thay đổi khác 34 nhau. Tranh KTS khi được xem trên màn hình máy tính có thể điều chỉnh ở độ phân giải màn hình khác nhau, ảnh hưởng đến màu sắc và độ nét của ảnh. Về bố cục: trong lĩnh vực nghệ thuật KTS, họa sĩ thường dùng hệ thống lưới (grid) để bố cục. Bởi lẽ, hình ảnh được hiển thị trên màn hình bằng những điểm ảnh (pixel) theo dạng ma trận cột và dòng (tùy thuộc vào độ phân giải của thiết bị hiển thị màn hình). Phương thức bố cục dạng lưới thường được phần mềm hỗ trợ một cách mạnh mẽ thông qua chức năng bắt dính (snap) vào những đường thẳng đứng, nằm ngang hoặc bắt dính vào các điểm đặc biệt trong bố cục... Điều này làm nổi bật tính cấu trúc của bố cục. Tuy nhiên, chức năng bắt dính (snap) này cũng có thể làm giả đi sự uyển chuyển và linh hoạt trong quá trình tạo hình. Về không gian, thời gian: trong tác phẩm KTS, ngoài yếu tố về không gian truyền thống (chiều dài, rộng, sâu) còn có chiều thứ tư – chiều thời gian: Chiều thời gian chính là đặc trưng tạo nên hiệu quả chuyển động (biến đổi đối tượng theo thời gian). Nhờ khái niệm thời gian mà những tác phẩm nghệ thuật KTS trở nên sống động và đa dạng hơn [87]. Chiếc lá cuối thu vàng úa cũng có thể chuyển màu dần sang xanh biếc trong quá trình hiển thị trên màn hình, giúp họa sĩ diễn đạt sự hồi sinh trong tác phẩm của mình. Có thể nói, cách diễn đạt các yếu tố thị giác trong bố cục được biến đổi theo thời gian thực (realtime) [88] là một trong những đặc trưng của nghệ thuật KTS khi tác phẩm được hiển thị trên màn hình máy vi tính. Về định dạng và độ phân giải của tác phẩm KTS: khi họa sĩ lưu trữ hình ảnh trên máy tính có rất nhiều lựa chọn định dạng khác nhau: .jpg, .gif, .tiff... Trên thực tế, tùy từng mục đích của tác phẩm mà họa sĩ có thể chọn lựa đinh dạng hình ảnh cho phù hợp. Chẳng hạn như tập tin định dạng .jpg là lựa chọn tốt nhất cho hình ảnh trên web vì hình ảnh sẽ được nén ở mức độ cao khi được lưu trữ ở định dạng này - có nghĩa là nó sẽ đưa hình ảnh vào một tập tin 35 có thể dễ dàng “lưu thông” trên internet. Họa sĩ cần xác định độ phân giải của tác phẩm KTS để có thể kiểm soát được những chi tiết đẹp khi kết xuất in ấn, hoặc có thể giảm kích thước tập tin cho những trường hợp muốn tải tác phẩm lên internet hoặc tải xuống từ internet một cách nhanh chóng. Về bản chất của hình ảnh KTS: Hình ảnh sử dụng trong tranh KTS rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu xét về mặt bản chất, chúng chỉ tồn tại dưới hai dạng cơ bản: hình ảnh vector và hình ảnh bitmap. Hình ảnh vector được xây dựng dựa trên những hàm toán học và việc xử lý hình ảnh cũng được xây dựng dựa trên những thuật toán nào đó. Chính vì vậy mà hình ảnh vector thể hiện tính đồ họa rất cao, sắc nét và rõ ràng. Trong khi đó, hình ảnh bitmap xây dựng trên lý thuyết điểm ảnh (pixel). Mỗi điểm ảnh chứa đựng những thông tin về vị trí, màu sắc, độ tương phản, độ bão hòa màu... [84]. Hình ảnh bitmap rất mềm mại và uyển chuyển do cách thức chuyển màu, sắc độ, độ tương phản tương đồng với lý thuyết nguyên lý thị giác trong hội họa giá vẽ truyền thống. Ngoài những đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình kể trên, tranh KTS còn có những đặc trưng khác liên quan đến kỹ thuật và công nghệ: chất lượng của tác phẩm KTS phụ thuộc vào thiết bị kết xuất; thiết bị hiển thị màn hình; độ phân giải màn hình; độ phân giải hình ảnh; độ phân giải kết xuất; định dạng hình ảnh; mô hình màu để xây dựng tác phẩm; thiết lập tùy biến trên thiết bị phần cứng của người sử dụng... 1.1.2.5. Đặc trưng về sự tương tác giữa họa sĩ và máy tính Sự khác nhau chủ yếu giữa vẽ tranh KTS và vẽ tranh trong hội họa giá vẽ chính là “sự giao tiếp” [56, tr.128] giữa họa sĩ và tác phẩm của mình. Họa sĩ KTS có nhiều tùy chọn sử dụng công cụ vẽ. Đó là: bảng mẫu màu gồm 16 triệu màu; không gian của tác phẩm KTS có thể thay đổi to nhỏ tùy ý. Khả năng biên tập các yếu tố thị giác trên bố cục tranh cũng rất đa dạng và phong 36 phú; nhiều hiệu ứng hai chiều, ba chiều được xây dựng sẵn trong các phần mềm hỗ trợ vẽ KTS. Chúng có khả năng kết hợp với nhau, biến đổi nhiều tổ hợp các thông số kỹ thuật để tạo nên những hiệu ứng mới một cách nhanh chóng, hiệu quả và đa dạng. Hình thức giao tiếp giữa họa sĩ và tác phẩm thông qua các thiết bị trung gian như giao diện màn hình, thiết bị nhập và xuất KTS. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng của nghệ thuật KTS. “Hình thức giao tiếp giữa họa sĩ và máy vi tính là một quá trình tương tác hai chiều” [56, tr.127] qua lại trong quá trình sáng tạo: Chiều tương tác từ máy vi tính tới họa sĩ: thông tin, dữ liệu vẽ của họa sĩ được thiết bị KTS biến đổi những tín hiệu thị giác như điểm chấm, đường nét, màu sắc, hình mảng.. thành những tín hiệu KTS. Các tín hiệu này sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính. Đây chính là quá trình số hóa. Chiều tương tác từ họa sĩ tới máy vi tính: đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độ ứng dụng của họa sĩ. Một số dạng cơ bản như: joysticks (thiết bị nhập dùng để điều khiển máy vi tính, có chức năng giống như chuột), bảng vẽ đồ họa (graphics tablets), găng tay dữ liệu (data gloves) và thậm chí là cả những thiết bị mặc vào người để thể hiện những chuyển động trong mô hình thực tế ảo [80] nhằm diễn đạt một cách tốt nhất ý tưởng của họa sĩ. Ngoài ra, khi thưởng thức tranh KTS còn có sự tương tác qua lại giữa người xem (công chúng) với tác phẩm. Người xem tham gia vào tác phẩm, có quyền thay đổi dòng chảy mạch ý tưởng của tác phẩm [56,tr.129]. Với chiều tương tác này, tác phẩm KTS trở nên sống động, lôi cuốn và đa dạng. Xét về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và tác phẩm: dù là hội họa giá vẽ hay là tranh KTS, suy cho cùng thì mục tiêu của họa sĩ là tạo ra một tác phẩm đẹp chia sẻ cho người xem [92]. Mục tiêu của họ là có thể truyền đạt ý tưởng của 37 mình mà không phụ thuộc vào kỹ thuật. Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật được hình thành bất kể tác phẩm đó được tạo ra như thế nào. Trong tranh KTS, do đặc trưng của công nghệ KTS nên khó cảm nhận được chất liệu sơn hay nét cọ vẽ. Hơn thế nữa, bản thân công nghệ tồn tại ở một hình thức trừu tượng khiến cho việc nắm bắt các yếu tố bên trong tác phẩm KTS của họa sĩ trở nên khó khăn hơn. 1.2. Sự hình thành nghệ thuật đa phương tiện và tranh kỹ thuật số Nghệ thuật trên thế giới biến đổi và phát triển rất nhanh theo quy luật của sự vận động. Khi xã hội phát triển, kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình độ học vấn và nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của người dân cũng dần được nâng cao và trở nên rất đa dạng. Trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình cũng có sự thay đổi về chất, đa dạng hóa về nội dung và chất liệu biểu đạt cũng như những phương thức truyền thông nhằm đưa tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng. Để đáp ứng được những biến đổi do sự phát triển của xã hội, cùng với sự phát triển của CNTT, ở Việt Nam đã “du nhập” một hình thức mới của nghệ thuật và phát triển rất nhanh với sự trợ giúp của CNTT và truyền thông. Đó chính là nghệ thuật ĐPT. 1.2.1. Lược sử tranh kỹ thuật số trên thế giới 1.2.1.1. Sự xuất hiện của nghệ thuật đa phương tiện trên thế giới Do sự vận động và phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trên thế giới, ngày càng nhiều nghệ sĩ khám phá ra sức mạnh của máy tính trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Họ nhìn nhận khả năng biểu đạt nghệ thuật của máy tính như là một “môi trường nghệ thuật” [40] thông qua những ứng dụng đa phương tiện (Multimedia). Multimedia được ứng dụng trong lĩnh vực mỹ thuật đã làm nảy sinh ra nghệ thuật ĐPT (multimedia art). Trong đó vẽ tranh KTS là một trong số những ứng dụng phổ biến của multimedia trong lĩnh vực nghệ thuật. 38 Năm 1965 thuật ngữ “Multimedia” được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới để nói về một loại hình nghệ thuật tổng hợp [70]. Trong đó có kết hợp nhạc rock, phim ảnh, ánh sáng và nghệ thuật trình diễn (performance art). Giai đoạn đầu của Multimedia chủ yếu là sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và phần cứng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có nghệ thuật. Tới thập niên 1990 của thế kỷ XX, thế giới mới có khái niệm về multimedia một cách đầy đủ như ngày nay thường dùng. Có thể khái lược sự phát triển của Multimedia art theo những mốc thời gian sau: Từ những năm 1950 đến 1960: Thiết bị đồ họa đầu tiên là màn hình xuất hiện tại Đức (1959); SAGE (Semi-Automatic Ground Environment System) xuất hiện bút sáng (light pen) thao tác với màn hình (1960); William Fetter (nhà khoa học người Mỹ) nghiên cứu xây dựng mô hình buồng lái máy bay cho hãng Boeing của Mỹ. Ông đã dựa trên hình ảnh ba chiều của mô hình phi công trong buồng lái máy bay để xây dựng một mô hình tối ưu cho buồng lái. Phương pháp này cho phép các nhà thiết kế quan sát một cách trực quan vị trí của người lái trong khoang lái. Ông đặt tên cho phương pháp này là đồ hoạ vi tính (Computer Graphics - 1960); Màn hình là thiết bị thông dụng nhất trong hệ thống đồ họa, các thao tác trên màn hình dựa trên thiết kế ống tia âm cực CRT (Cathode ray tube). Từ 1960 đến 1970: 1963 Ivan Sutherland (Hội nghị Fall Joint Computer - lần đầu tiên có khả năng tạo mới, hiển thị và thay đổi được những thực hiện trong thời gian thực trên màn CRT). Hệ thống này được dùng để thiết kế mạch điện: CRT, LightPen, computer. Người dùng có thể vẽ trực tiếp lên màn hình thông qua bút sáng. Từ 1970 đến 1980: Raster Graphics (đồ hoạ điểm). Bắt đầu sử dụng chuẩn đồ hoạ như: GKS (Graphics Kernel System): trở thành chuẩn ISO 2D của Châu Âu. 39 Từ 1980 đến 1990: Có sự phát triển mạnh về phần cứng, thiết bị hình học đồ hoạ Silicon. Xuất hiện các chuẩn công nghiệp: PHIGS (Programmers Hierarchical Interactive Graphics Standard) xác định các phương pháp chuẩn cho các mô hình thời gian thực và lập trình hướng đối tượng; Giao diện người dùng và máy (Human Computer Interface). Từ 1990 đến 2000: OpenGL API (Application Program Interface – giao diện chương trình ứng dụng); Completely computer - sinh ra ngành điện ảnh phim truyện (Toy Story) rất thành công; Các triển vọng phần cứng mới: Texture mapping (dán ảnh của cảnh thật lên bề mặt của đối tượng), blending (trộn màu)… Từ năm 2000 đến hiện nay: thế giới chứng kiến sự xuất hiện và phát triển vượt bậc của ảnh hiện thực với card đồ hoạ cho máy vi tính, game box và game player. Công nghiệp phim ảnh nhờ vào đồ hoạ vi tính: Maya (thế giới vật chất có thể tri giác được)… [1, tr.4]. Ngày nay, nhiều nghệ sĩ trong tất cả các lĩnh vực - nhiếp ảnh, hội họa, nghệ thuật ĐPT – đều sử dụng phần mềm ứng dụng vẽ KTS. Họ kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn trong công việc và quá trình sáng tạo của mình. Để phù hợp với nhu cầu của các nghệ sĩ KTS, các nhà phát triển phần cứng cũng đã tạo ra những thiết bị vẽ KTS (tablet), bắt chước chức năng của các phương tiện biểu đạt như trong hội họa giá vẽ, cung cấp cách vẽ chính xác hơn, kiểm soát và vẽ được chi tiết hơn so với việc sử dụng thiết bị chuột (mouse). Hầu hết các chương trình phần mềm vẽ KTS không yêu cầu họa sĩ phải vẽ trên máy tính bảng. Tuy nhiên, máy tính bảng hiện nay, đã tích hợp rất nhiều chương trình với những tiềm năng mở rộng các chương trình phục vụ cho sáng tạo nghệ thuật. Một số phần mềm hỗ trợ vẽ tranh KTS - trong số đó Corel Painter và Adobe Photoshop đóng vai trò chủ đạo - tiếp tục phát triển ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng với phần cứng máy tính. 40 1.2.1.2. Những sự kiện trong lĩnh vực nghệ thuật đa phương tiện làm nền tảng cho sự xuất hiện của nghệ thuật kỹ thuật số Giữa những năm 1960, trên thế giới xuất hiện nhiều nghệ sĩ quan tâm đến những hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ. Kết quả là đã hình thành nên một loại hình nghệ thuật mới: nghệ thuật vi tính [62, tr.1]. Hai cuộc triển lãm đầu tiên về nghệ thuật vi tính do các nhà khoa học tổ chức ở phòng triển lãm tranh Wise ở NewYork và Stuttgart Đức vào năm 1965. Mặc dù họ không phải là những nghệ sĩ thực thụ, các “tác phẩm” triển lãm nếu xét về giá trị nghệ thuật và tạo hình vẫn chưa đặc sắc [PL.2, H.2] nhưng đó chính là sự kiện lịch sử quan trọng, đặt nền tảng đầu tiên để nhiều thế hệ họa sĩ KTS tiếp tục phát triển nghệ thuật vi tính. Năm 1967, Kluver và Robert Rauschenberg kêu gọi một số nghệ sĩ và kỹ sư công nghệ để thành lập một hiệp hội “Hợp tác – Phát triển giữa nghệ sĩ và kỹ sư”. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và thể nghiệm những giao thoa giữa nghệ thuật và vi tính. Điều này tạo nên một môi trường khích lệ sáng tác nghệ thuật trong lĩnh vực công nghệ. Tổ chức này gồm những nghệ sĩ tên tuổi như Kluver, Andy Warhol, Rauschenberg... Một trong những cuộc triển lãm sớm nhất về nghệ thuật vi tính và sắp đặt KTS được tổ chức năm 1968 tại Viện nghệ thuật Đương đại Lodon do Jasia Reichart tổ chức. Triển lãm này bao gồm hầu hết những người có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật KTS lúc bấy giờ như: Charles Csuri, Michael Noll, June Nam Paik, Frieder Nake, John Whitney… Mặc dầu không phải là cuộc triển lãm nghệ thuật vi tính đầu tiên, nhưng nó cũng được xem như là một cột mốc quan trọng trong sự hình thành môi trường sáng tạo mới của thế giới nghệ thuật. Triển lãm kéo dài trong hai tháng và có nhiều tác phẩm trưng bày của 325 người tham gia trên khắp thế giới. Triển lãm trưng bày những tác phẩm đồ họa vi tính được xem là mới nhất lúc bấy giờ. 41 1.2.1.3. Một số nghệ sĩ tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật số Vera Molnar sinh năm 1924 tại Budapest, Hungary. Học tại Viện hàn lâm Budapest, tốt nghiệp năm 1947 ngành Lịch sử và Mỹ học Nghệ thuật. Tác phẩm của bà chủ yếu xoay quanh những bức tranh hình học và trừu tượng. Molnar cũng là thành viên đồng sáng lập của nhóm Art et Informatique (Nghệ thuật và máy tính). Năm 1968, bà đã khám phá ra những ưu việt của vi tính trong sáng tạo nghệ thuật. Khởi đầu, bà làm biến dạng hình học những đối tượng như hình vuông, xóa tất cả hoặc vài bộ phận của chúng, hoặc thay thế phần cơ bản với những phần hình học khác. Bà thường lặp lại những hình học nguyên thủy trong quá trình “bẻ gãy” chúng. Sau đó bà in tác phẩm cuối cùng ra [PL.2, H.5]. Manfred Mohr sinh năm 1938 ở Pforzheim (Đức). Ông học thuật in đá tại trường Mỹ thuật Ecole des Paris. Ông chuyển từ hội họa giá vẽ sang vẽ trên vi tính vào năm 1969 để thể nghiệm những dạng thức nghệ thuật cấu trúc. Ông chỉ vẽ bằng “màu” trắng và đen, mãi cho đến năm 1998 mới sử dụng nhiều màu trong tác phẩm của mình. Tác phẩm của ông thường được in ra. Mohr dùng vi tính bắt đầu vẽ bằng một hình khối lập phương và thay đổi nó bằng những biến dạng và góc quay. Từ 1973, ông tập trung vào việc nghiên cứu phá vỡ sự đối xứng của một hình khối lập phương. Những hình rối loạn và tan rã của cấu trúc đối xứng đã phát sinh ra những hình mới [PL.2, H.6]. Larry Cuba được xem như là một trong những người mở đường cho việc sử dụng vi tính trong nghệ thuật hoạt cảnh. Tác phẩm hoạt cảnh vi tính đầu tiên của ông vào 1974. [PL.2, H.7]. Lillian Schwartz được biết đến như là một người đi tiên phong trong việc sử dụng vi tính tạo ra “Nghệ thuật phát sinh” và dùng vi tính để phân tích nghệ thuật, kể cả đồ họa, phim, video, hoạt cảnh cũng như tạo ra những hiệu ứng đặc biệt. Schwartz bắt đầu nghề nghiệp nghệ thuật vi tính của mình bằng 42 việc kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ. Đỉnh cao nghệ thuật vi tính trong sự nghiệp của ông là những tác phẩm khắc chạm. Đánh dấu một kỷ nguyên mới cho triển lãm nghệ thuật bằng máy vi tính [PL.2, H.8]. Peter Mc Lane là một họa sĩ KTS người Pháp là một trong những người tiên phong của nghệ thuật KTS. Mc Lane được đào tạo chính quy như một họa sĩ hội họa giá vẽ. Ông bắt đầu vẽ tranh KTS bằng cách sử dụng một máy tính bảng và bút vẽ vào thời điểm đầu những năm 1980 của thế kỷ XX. Ông sử dụng bút stylus như một cây cọ truyền thống. Thông qua phần mềm hỗ trợ vẽ, màu được ông lựa chọn từ bảng màu ảo trên màn hình vi tính khi vẽ. Tất cả tranh của Mc Lane được vẽ trên một khung hình trống cũng giống như vẽ tranh trong hội họa giá vẽ [PL.2, H.9]. Ông tự coi mình là một họa sĩ siêu thực, ảnh hưởng của Ernst, Tanguy, Dali và Bosch. Một số những nghệ sĩ KTS tiên phong khác: Herbert Franke, Frieder Nake và George Nees (Đức), và Harold Cohen, Duane Palyka, Darcy Gerbarg, Và Colette và Charles Bangert (Mỹ)… là những người đã góp phần đáng kể cho sự phát triển nghệ thuật vi tính. Trong thế kỷ XXI, nhân loại đang chứng kiến một sự phục hưng mới trong nghệ thuật thông qua thế giới internet. Mỹ thuật tạo hình đang tiếp tục phát triển không chỉ trong từng thể loại riêng biệt của nghệ thuật. Các thể loại còn được pha trộn với nhau để tạo ra những thể loại mới, những chân trời mới thú vị và đặc sắc cùng với sự trợ giúp của khoa học công nghệ tiên tiến. 1.2.2. Sự xuất hiện của nghệ thuật đa phương tiện dẫn đến sự hình thành và phát triển tranh kỹ thuật số ở Việt Nam 1.2.2.1. Sự xuất hiện của nghệ thuật đa phương tiện ở Việt Nam Cùng với xu thế phát triển hội họa thế giới trong kỷ nguyên KTS, nghệ thuật Việt Nam cũng đang chuyển mình trên con đường phát triển và dần hình thành một đội ngũ “hoạ sĩ số”. Lĩnh vực nghệ thuật ĐPT cũng bắt đầu được 43 xã hội chú ý, đặc biệt là đối với đội ngũ họa sĩ, nhà thiết kế trẻ Việt Nam hiện nay. Nghệ thuật ĐPT dần đóng vai trò then chốt trong ngành “công nghiệp nội dung số” đang bùng nổ phát triển trên thế giới và được định hướng phát triển ở Việt Nam từ cuối năm 2005. Có thể nói tương lai của nghệ thuật ĐPT đang được chuyển hướng vào nền “công nghiệp nội dung số” [3]. Nghệ thuật ĐPT cũng đã góp một phần nhỏ làm cho hoạt động nghệ thuật trong nước sôi động hơn. Mỹ thuật ứng dụng và nghệ thuật KTS phát triển nhờ chính sách phát triển công nghiệp nội dung số. Doanh thu trong công nghiệp nội dung số tăng trưởng bình quân 25% mỗi năm, tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số là 60200 người. Doanh thu bình quân trong lĩnh vực Công nghiệp nội dung số 19325 (USD/người/năm), mức lương bình quân trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số 5267 (USD/người/năm) [14]. Hiện nay, nhiều công ty gia công quảng cáo, 3D, kỹ xảo của nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam như: GlassEgg, Punch Entertainment, Brigade 3D, EA partner – Curious, Gameloft... cũng đang tạo ra sự cạnh tranh lớn về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đa số các Công ty quảng cáo Việt Nam với mô hình còn nhỏ nên ít có sự đầu tư cho nhân lực làm kỹ thuật và công nghệ. Một nguyên nhân nữa tạo ra sự khan hiếm về nhân lực cho ngành nghệ thuật ĐPT là do trước đây ngành giáo dục của Việt Nam đã chưa dự đoán được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực họa sĩ KTS, thiếu cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo cũng như đội ngũ giảng viên giảng dạy trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT. Trước tình hình nhu cầu thị trường phát triển nghệ thuật ĐPT ngày càng cao và cấp thiết cho nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, sự ra đời của nhiều cơ sở đào tạo nghệ thuật ĐPT trong nước là kết quả tất yếu của sự vận động và phát triển nguồn lực nghệ thuật KTS nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nghệ thuật ĐPT trong nước: 44 Năm 2002, trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, thành lập khoa thiết kế Mỹ thuật truyền thông ĐPT. Đây là trường công lập đầu tiên tại Việt Nam trong hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học của Việt Nam tiến hành giảng dạy và đào tạo nghệ thuật ĐPT. Mỗi năm đào tạo từ 80 đến 100 cử nhân nghệ thuật ĐPT cả ba hệ: chính quy, tại chức và trung cấp (kỹ thuật viên). Chương trình đào tạo nghệ thuật ĐPT là kết quả nghiên cứu học hỏi và trao đổi giao lưu chương trình giảng dạy của Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai với các trường cao đẳng, đại học chuyên sâu về multimedia art (nghệ thuật ĐPT) của các nước tiên tiến có nền nghệ thuật ĐPT phát triển như: Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Singapore… Chương trình gồm các môn học chuyên sâu trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT: Thiết kế tương tác (Thiết kế website tương tác, CD tương tác); Thiết kế sản phẩm truyền thông phim ảnh (Phim ngắn, phim Quảng cáo); Thiết kế hoạt hình (Hoạt hình 2D và 3D)… Chủ yếu đi vào hướng đào tạo mỹ thuật ứng dụng. Trường đã xây dựng chương trình nghệ thuật ĐPT chuẩn quốc gia và hoàn thành trong năm 2009. Đây là chương trình đào tạo thiết kế mỹ thuật truyền thông ĐPT hệ cao đẳng của Bộ Giáo dục – Đào tạo dạy ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam. CNTT phát triển, kéo theo sự phát triển của các công nghệ truyền thông mới, chúng không những tạo ra các ngành học mới, những mối quan tâm nghiên cứu mới, mà chúng còn tạo ra những thay đổi trong cách thức học hỏi của xã hội [29]. Trong xu hướng phát triển chung của mỹ thuật ứng dụng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tất cả các ngành đào tạo của Trường cũng đã từng bước KTS hóa các học phần của chương trình đào tạo. Môn học vẽ hình họa KTS (Digital Drawing) cũng đã được đưa vào giảng dạy cho sinh viên từ năm 2009. Thông qua đó, sinh viên vừa có thể nghiên cứu và vẽ hình họa theo hướng của hội họa giá vẽ nhưng vừa có thể có cơ hội trao dồi kỹ 45 năng vẽ hình họa bằng phương tiện KTS. Hiện nay, hình ảnh sinh viên vẽ hình họa trong phòng máy vi tính (computer lab) đã dần thay thế các lớp học vẽ hình họa truyền thống ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai. Tuy nhiên, do cơ chế hiện nay của giáo dục Việt Nam, trong hệ thống công lập vẫn chưa có trường đại học nào của Việt Nam mở đào tạo nghệ thuật ĐPT bậc đại học nên sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng vẫn chưa có điều kiện học liên thông lên bậc học cao hơn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về nghệ thuật ĐPT. Đây chính là điểm yếu của hệ thống đào tạo nghệ thuật ĐPT trong hệ thống các trường công lập ở Việt Nam hiện nay. Ở Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước cũng đã và đang hình thành đội ngũ nghệ sĩ KTS xuất thân từ Đại học Mỹ thuật Việt Nam – trung tâm đào tạo mỹ thuật uy tín nhất trong cả nước. Nhà trường đã có sự kết hợp giữa đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng trong sự giao thoa và cộng hưởng của nghệ thuật tạo hình và thiết kế. Cả hai lĩnh vực này đều được trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam quy hoạch trong một khoa (quản lý về mặt hành chính), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có cơ hội vừa thiết kế sáng tạo vừa thực hành nghệ thuật trong cả hai lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật tạo hình. Nền tảng tạo hình của sinh viên được đào tạo rất bài bản. Kiến thức vững chắc kết hợp với những kỹ năng thực hành và thể hiện với sự hỗ trợ của công nghệ KTS. Khoảng 5 năm trở lại đây, do nhu cầu của “thị trường” về nguồn nhân lực trong lĩnh vực đồ họa, đã làm gia tăng số lượng sinh viên của nhà trường. Sự say mê nghệ thuật đồ họa của sinh viên, ứng dụng những công nghệ KTS hiện đại của thế giới đã khiến ngành đồ họa của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Tác phẩm của sinh viên được thực hiện với nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo và kỹ thuật tốt. Hiện nay, trung bình mỗi năm Trường có khoảng 20 sinh viên tốt nghiệp ngành đồ họa. Đây chính là “nguồn nhân lực” chất lượng cao trong 46 ngành nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những nghệ sĩ KTS nòng cốt của Việt Nam trong tương lai gần. Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cũng đã và đang mở ra một hướng mới trong đào tạo nghệ thuật ĐPT bằng cách kết hợp giữa đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng khi đưa những học phần minh họa KTS vào giảng dạy trong chương trình của khoa Đồ họa và Mỹ thuật ứng dụng. Với phương châm đào tạo ra đội ngũ họa sĩ có trình độ chuyên môn về thiết kế hai chiều, có khả năng tư duy thị giác, phát triển ý tưởng, sử dụng ngôn ngữ thị giác trên cơ sở nắm vững những nguyên lý thị giác để thực hành sáng tạo các sản phẩm về đồ họa ứng dụng truyền thông hai chiều. Sinh viên được đào tạo, am hiểu và thực hành tốt việc thiết kế các sản phẩm truyền thông thị giác trong hệ thống đồ họa nhận diện thương hiệu và tất cả các sản phẩm đồ họa ứng dụng… Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo cho xã hội một số lượng không nhỏ họa sĩ nghệ thuật ĐPT. Họ là những họa sĩ vừa có thể lao động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình nhưng cũng đồng thời thích ứng tốt với sáng tạo nghệ thuật trong môi trường số hóa và mỹ thuật ứng dụng. Điều này phù hợp với tình hình và xu thế phát triển chung của đất nước. Các môn học có liên quan về sáng tạo và thiết kế KTS như: digital painting (vẽ tranh KTS), media designing (thiết kế phương tiện truyền thông)… cũng đang được quan tâm triển khai mạnh mẽ. Trong tương lai gần, Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh sẽ mở chuyên ngành đào tạo nghệ thuật ĐPT. Đây là cơ sở để nghệ thuật ĐPT chính thức được thừa nhận như là một chuyên ngành nghệ thuật trong đào tạo nghệ thuật hàn lâm ở Việt Nam. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có một số cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật và mỹ thuật công nghiệp như: Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Nghệ thuật Huế, Đại học Kiến trúc TP. HCM... Đây cũng là những cơ sở đào tạo có uy tín trong cả nước. Các cơ sở đào tạo nghệ thuật này cũng đã và đang 47 có những hướng tiếp cận mới trong việc dạy và học mỹ thuật theo hướng ứng dụng ĐPT. Việc ứng dụng công nghệ KTS trong giảng dạy, sáng tác, và thực hành nghệ thuật đã ngày càng trở nên phổ biến. Điều này tạo điều kiện cho nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam, trong đó tranh KTS cũng phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. Bên cạnh hệ thống các cơ sở đào tạo công lập, ở Việt Nam hiện nay còn có hệ thống các cơ sở đào tạo dân lập và liên kết với nước ngoài. Trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta đã mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh hơn giữa các trường trong cùng khối văn hóa nghệ thuật, giữa các trường trong và ngoài công lập. Nhiều cơ sở đào tạo nghệ thuật ĐPT được thành lập dưới dạng tự chủ hoặc liên kết với trường nước ngoài, tạo nên một “thị trường” đào tạo nghệ thuật ĐPT sôi động chưa từng thấy ở Việt Nam từ trước tới nay: Đại học Công Nghệ Hoàng Gia Melbourne (RMIT), là một trong những đại học lớn nhất Úc với tám cơ sở tại Melbourne và Việt Nam với hơn 62.000 sinh viên. Năm 1998, Đại học RMIT, trụ sở tại Úc, được chính phủ Việt Nam mời hợp tác để xây dựng trường đại học 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2000, RMIT Việt Nam được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép giảng dạy các chương trình giáo dục đại học, trên đại học, đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam. Bắt đầu đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 và Hà Nội năm 2004, RMIT Việt Nam đã thu hút được hơn 3.800 sinh viên trong đó có nhiều sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới như Úc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Malaysia, Singapore, Nam Phi, Anh, Mỹ và nhiều nước khác. Sinh viên được tạo điều kiện phát triển toàn diện thông qua chương trình giáo dục thực tiễn, trang thiết bị hiện đại. RMIT Việt Nam tạo cơ hội cho sinh viên gặp gỡ trực tiếp với giới doanh nghiệp thông qua các cuộc hội đàm, thảo luận và nhất là chương trình thực tập thực tiễn. Chương 48 trình này đào tạo kết hợp giữa lĩnh vực thiết kế, truyền thông, công nghệ thông tin và thương mại. Chương trình cân bằng việc tiếp cận thực tế và phát triển các kỹ năng bằng việc đào tạo một nền tảng vững chắc giữa lý thuyết và thực tế. Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, sinh viên học tập qua các dự án cụ thể trong môi trường tương tác, dựa trên các dự án và liên quan đến ngành. Đội ngũ giảng viên là người ngoại quốc, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực truyền thông KTS, thiết kế, quảng cáo, sáng tạo nội dung và phát triển ý tưởng. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Cử nhân Thiết kế mỹ thuật ĐPT có thể làm trong nhiều lĩnh vực như: thiết kế web và phát triển ứng dụng Internet; sản xuất quảng cáo (in ấn, trực tuyến và truyền hình); sản xuất hậu kỳ các chương trình âm thanh và hình ảnh; mô hình ba chiều và hoạt hình; thiết kế chuyển động và hiệu ứng đặc biệt; thương mại điện tử, giao tiếp kinh doanh và tiếp thị; kiến trúc thông tin; phát triển phần mềm (thiết kế giao diện và tương tác); phát triển game tương tác… Tuy nhiên, với mô hình đào tạo này RMIT sẽ cho ra đời những họa sĩ thiết kế chỉ giỏi và thành thạo máy tính, công nghệ tiên tiến, họ có khả năng làm việc tốt trong môi trường có áp lực cao, làm việc theo nhóm tốt nhưng lại thiếu đi tính nghệ thuật, những kiến thức nền tảng tối thiểu cho một người nghệ sĩ. Bởi lẽ chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh và chỉ tập trung vào phát triển kỹ năng thiết kế, ngoài ra, những khái niệm về văn hóa Việt Nam, đường lối phát triển văn hoá văn nghệ, những vấn đề về nghệ thuật dân tộc, lịch sử mỹ thuật Việt Nam, lý luận mỹ thuật, nghệ thuật học, mỹ thuật học… không được giới thiệu trong chương trình đào tạo. Kết quả là sẽ tạo ra một thế hệ “thợ” mỹ thuật ĐPT lành nghề đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thị trường quảng cáo trong tương lai. Để trở thành những nghệ sĩ thực thụ, họ cần phải được đào tạo với một chương trình đào tạo nghệ thuật ĐPT hoàn thiện hơn. Đó là chương trình cung cấp tương đối đầy đủ kiến thức nền tảng về nghệ thuật cho học viên. 49 Năm 2004, trên cơ sở của mô hình đào tạo lập trình viên quốc tế, FPT và APTECH quyết định đưa vào thị trường Việt Nam chương trình đào tạo mỹ thuật ĐPT (multimedia) theo tiêu chuẩn quốc tế. Hai trung tâm đầu tiên đã được thành lập tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. ARENA là một phân nhánh của tập đoàn “APTECH world wide” chuyên về đào tạo mỹ thuật ĐPT. ARENA mới thành lập năm 1996 nhưng đã phát triển nhanh chóng ra nhiều nước châu Á với trên 260 trung tâm và có khoảng 70.000 học viên đã và đang theo học. FPT ARENA là ngôi trường hoạt động dựa trên sự hợp tác giữa Đại học FPT và tập đoàn Aptech Ấn Độ. Sau 10 năm hoạt động, trường có 4 cơ sở (2 ở Hà Nội và 2 ở TP.HCM). Hiện trường đã phát triển hơn 1500 mối quan hệ với các nhà tuyển dụng uy tín như VC Corp, Vatgia, VTV, VTC, KOIE, Punch Entertainment, VNG, AVG… Các nhà tuyển dụng này đều đánh giá cao khả năng đào tạo của đơn vị này, và xem đây như nguồn cung cấp nhân lực đồ họa chủ lực và uy tín. Để đảm bảo chương trình đào tạo luôn cập nhật và theo kịp xu thế phát triển của nghệ thuật ĐPT trên thế giới, ARENA đã hợp tác với nhiều công ty như: Adobe, Macromedia, Discreet, Toon Boom, Alias Wavefront và Cambrigde Animation... Chương trình đào tạo mỹ thuật ĐPT của ARENA có tên gọi AMSP (ARENA Multimedia Specialist Program) cung cấp cho học viên các kiến thức tổng hợp (lý thuyết - thực hành và phương pháp xây dựng ứng dụng), sau hai năm học, học viên có thể đảm nhận hầu hết các công việc ứng dụng nghệ thuật ĐPT như: thiết kế đồ họa, quảng cáo, in ấn, xuất bản (ấn phẩm và CD), làm phim hoạt hình, thiêt kế và xử lý hình ba chiều, thiết kế website, xây dựng trò chơi... Phần lớn thời lượng của chương trình sẽ dành cho thực hành hoặc lý thuyết phục vụ thực hành. Mỗi học kỳ sẽ có hai đến ba môn học thuần túy lý thuyết liên quan đến chủ đề chính của học kỳ đó: kỳ I sẽ có hai môn thuần túy lý thuyết là Concepts of Graphics (Ý niệm về Đồ họa) và Concepts of Advertising (Ý niệm về Quảng 50 cáo). Như vậy thời lượng lý thuyết thuần túy sẽ không nhiều như các chuyên ngành tương đương của các trường đại học. Mục tiêu của mô hình đào tạo ARENA không phải là đào tạo các chuyên gia lý thuyết mà là các chuyên gia thực hành, được trang bị các kỹ năng đầy đủ để có thể làm việc được ngay. Hiện nay, ARENA Việt Nam đang đào tạo gần một nghìn học viên tại các trung tâm trên toàn quốc. Tuy nhiên, ARENA cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học viên những kiến thức về kỹ năng phần mềm, thao tác và xử lý các công cụ mỹ thuật ứng dụng multimedia, việc đi sâu vào nghệ thuật ĐPT vẫn còn bị hạn chế. Cũng như RMIT, ARENA chỉ đào tạo ra những người “thợ mỹ thuật” ĐPT lành nghề. Chương trình đào tạo được rút ngắn tối đa (hai năm), học viên tốt nghiệp được trang bị những kiến thức xã hội tối thiểu cho công việc làm nghệ thuật sau khi ra trường. Có thể nói ARENA không phải là một trung tâm đào tạo nghệ thuật hàn lâm, mà là cơ sở dạy nghề mỹ thuật ĐPT và cấp chứng chỉ quốc tế. Sự xuất hiện của Raffles LaSalle (Singapore) cũng tham gia vào thị phần giáo dục nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam nhờ chính sách mở cửa hội nhập quốc tế WTO và giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với triết lý là cung cấp cho sinh viên cơ hội nghiên cứu những xu hướng và các vấn đề của ngành Thiết kế truyền thông KTS trong xã hội và tạo ra một bộ những giải pháp thiết kế trong các lĩnh vực khác nhau. Sự tương tác các yếu tố về văn hóa, kinh tế và xã hội sẽ hình thành nên nền tảng cho lĩnh vực chính yếu mà các sinh viên cần phát triển những giải pháp cho ngành Thiết kế truyền thông KTS. Trường Cao đẳng Quốc tế Raffles TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là trường 100% vốn đấu tư nước ngoài cung cấp những chương trình đào tạo chất lượng cao hoàn toàn bằng tiếng Anh với bằng cấp được Singapore và Úc cấp được công nhận trên toàn thế giới. Phần lớn sinh viên ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp đều bị hạn chế về kỹ năng thực hành và kiến thức công 51 nghệ mới. Sau khi ra trường nhiều sinh viên cũng đã tìm đến các trung tâm đào tạo multimedia, nhưng đa số mới chỉ đào tạo về mặt sử dụng công cụ như Adobe Photoshop, Corel Draw... nên việc sử dụng công nghệ này dừng lại ở những ứng dụng cơ bản như in ấn và thiết kế quảng cáo. Sinh viên tốt nghiệp hai năm có thể học chuyển tiếp để lấy bằng cử nhân chuyên ngành này ở một Đại học nước ngoài. Đội ngũ giảng viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản, Italy, Singapore, Hungary, Brazil, Philippines, Costa Rica… Khi xem xét chương trình của Raffles, có thể thấy được rõ hướng đào tạo của Raffles LaSalle: chương trình đào tạo mỹ thuật ĐPT nhưng nghiêng về CNTT và đào tạo cử nhân CNTT có hiểu biết về thiết kế mỹ thuật. Họ chính là những kỹ sư CNTT làm trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật ĐPT chứ không phải là những họa sĩ mỹ thuật ĐPT thực thụ. Gần đây, Học viện Kent (Sydney) cũng đào tạo chương trình Diploma và Advanced Diploma (cử nhân cao đẳng) ngành CNTT đã được đăng ký với Bộ Giáo dục và chính phủ Úc. Chương trình giáo dục Diploma ngành Công nghệ Thông tin, chuyên ngành: mỹ thuật ĐPT của Trường Cao đẳng Quốc Tế Kent được xây dựng gồm 19 môn học, trong đó có: năm môn học cơ sở ngành Công nghệ Thông tin; bốn môn học chuyên ngành Lập trình phát triển ứng dụng trên Website; ba môn học ngành thiết kế đồ họa; ba môn học chuyên ngành Thiết kế web; hai môn học chuyên ngành cơ bản đa truyền thông; hai môn học hướng dẫn thiết kế đồ án tốt nghiệp đa truyền thông. Chương trình học cung cấp ý tưởng thiết kế, giải pháp trình bày dàn trang đến các phần mềm để xây dựng hoàn thiện ứng dụng tương tác truyền thông đa phương tiện gây ấn tượng đối với khách hàng. Sinh viên được học các phần mềm và ngôn ngữ lập trình tiên tiến nhất hiện nay: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe ImageReady, Adobe Flash, Ulead Media Studio Pro, Adobe After Effects, Swift 3D, Adobe Dreamwaever, ASP.NET. Để tạo các chuyển 52 động gây ấn tượng, sinh viên tiếp cận với phương pháp xây dựng kịch bản chuyển động, dựng phim, biên tập âm thanh, thiết kế mô hình 3D, lập trình với Flash Action... Như vậy, có thể nói rằng cũng giống như Raffles của Singapore tại Việt Nam, Kent của Úc tại Việt Nam cũng vẫn sử dụng chương trình đào tạo CNTT và thêm vào đó những môn học về nghệ thuật ĐPT. Kết quả là sinh viên tốt nghiệp ở Kent ra chính là những kỹ sư CNTT làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật ĐPT vì họ được học qua những kiến thức cơ bản về thiết kế mỹ thuật. Nhìn chung, sự nở rộ ngày càng nhiều các cơ sở đào tạo nghệ thuật ĐPT trong nước đã đặt nền tảng và tạo đà cho những hoạt động nghệ thuật KTS Việt Nam phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Thông qua đó, nó góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của người dân, đem mỹ thuật đến với công chúng, góp phần làm cho hoạt động nghệ thuật trong nước sôi động hơn, làm đa dạng hóa nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam... 1.2.2.2. Những hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật KTS thúc đẩy sử phát triển của tranh KTS ở Việt Nam Kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam với tư cách là những công cụ hỗ trợ vẽ, thiết kế và thể hiện tác phẩm nghệ thuật, những phần mềm ứng dụng mỹ thuật đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho họa sĩ. Trước kia, họa sĩ phải mất nhiều thời gian để làm phác thảo (từ phác thảo ý tưởng đến những bản phác thảo màu chi tiết…) để có hiệu quả gần với tác phẩm sẽ hoàn thành. Vẽ tranh KTS là một trong những giải pháp tốt cho sự thể nghiệm và tìm tòi đó [PL.2, H.13]. Tranh KTS cũng chính là “món khoái khẩu” của nhiều sinh viên mỹ thuật nói chung và nghệ thuật ĐPT nói riêng. Nó đã và đang trở thành phương tiện đáp ứng được những thể nghiệm và sáng tạo của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam hiện nay. Trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT, tranh KTS đang mở ra khả năng đa dạng hóa trong chất liệu sáng tác, gần gũi với công chúng và thích 53 hợp với xu hướng xã hội hoá mỹ thuật, nghệ thuật… nhờ vào môi trường mạng internet. Việc tiếp cận thông tin trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật trên thế giới thông qua mạng internet cũng đã giúp cho hoạ sĩ trong nước có được những kiến thức khá đầy đủ về hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nước. Hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, hội thảo, triển lãm mỹ thuật trên mạng cũng là một khía cạnh hết sức quan trọng. Qua khảo sát thống kê, ở Việt Nam hiện nay có trên 27 diễn đàn lớn (có trên 2000 thành viên) là những website chuyên về nghệ thuật ở mọi thể loại khác nhau của nghệ thuật thị giác. Nếu một họa sĩ có một ý tưởng hấp dẫn hoặc một đề tài ưa thích thì có thể gia nhập vào một nhóm trên internet và chia xẻ quan điểm, ý tưởng của mình với những người khác. Hoặc thậm chí có thể theo học một khóa học lớp mỹ thuật ngắn hạn trên mạng internet từ một trường đào tạo nghệ thuật trên toàn thế giới. Internet cũng đã tạo nên một thị trường mua bán tranh rất năng động: một số phòng triển lãm ảo và trang web cá nhân cuả các họa sĩ trên mạng đã hình thành, thực hiện giao dịch 24/7. Việc trao đổi văn hóa và kinh nghiệm nghề nghiệp đã trở nên rộng mở. Họa sĩ có thể tiếp cận với các trào lưu nghệ thuật của thế giới một cách trực tiếp và chủ động. Đây chính là những thuận lợi lớn cho việc phát triển nền nghệ thuật của Việt Nam. Ngày nay thông qua internet, các tác phẩm có thể trực tiếp đến với công chúng mà không cần phải qua bất kỳ một đối tượng trung gian nào (giới thiệu, phê bình, kiểm duyệt). Điểm ưu việt này cũng có những mặt trái của nó. Ngày nay, các thiết bị kỹ thuật số xuất hiện khắp nơi lại càng khiến cho tình trạng vi phạm tác quyền trở nên khó giải quyết. Không ai có thể xác minh được một cách chính xác sự hợp pháp của các tác phẩm KTS nếu các cơ quan chức năng không quản lý tốt các tác phẩm KTS này trong quá trình lưu thông trên “thị trường”. Nhiều website hiện nay cho phép người dùng tải xuống 54 (download) những tác phẩm KTS. Họ không quan tâm đến chuyện tác quyền dù biết hành vi ấy là vi phạm pháp luật. Việt Nam sau khi tham gia công ước Berne (ngày 26 tháng 10 năm 2004) đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn vấn nạn về bản quyền tác phẩm văn học nghệ thuật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nghệ sĩ sáng tạo… Năm 2006 nhà nước ban hành luật chuyên ngành về Sở hữu trí tuệ đầu tiên ở Việt Nam. Đây chính là mốc quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới trong hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ ở nước ta. Theo đó, vi phạm bản quyền tác giả có thể hiểu như là những hành vi: sao chép lại; thể hiện lại; truyền bá; trích dẫn; dịch lại và suy diễn tác phẩm mà không được sự cho phép hoặc thoả thuận với tác giả [27]. Đến nay luật Sở hữu trí tuệ đã hạn chế được những vi phạm bản quyền tác phẩm. Quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật KTS: trong những năm gần đây, hoạt động nghệ thuật trong nước sôi động hẳn lên. Theo tổng kết của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Năm 2013 là năm hoạt động rất sôi nổi của Hội Mỹ thuật Việt Nam, riêng về triển lãm của nhà nước (trung ương) đã có 80 cuộc, trong đó có tới 50 cuộc triển lãm mỹ thuật; 30 cuộc triển lãm thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh; 6 cuộc triển lãm của Việt Nam ở nước ngoài… Ở 40/63 tỉnh thành có 383 cuộc triển lãm mỹ thuật; 357 triển lãm nhiếp ảnh. Riêng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đến 206 triển lãm và 82 trại sáng tác và tập huấn mỹ thuật, nhiếp ảnh… [7]. Tuy nhiên vẫn chưa có thống kê về các cuộc triển lãm KTS. Điều này cho thấy hoạt động nghệ thuật KTS ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự quản lý và quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều xu hướng nghệ thuật và khó có thể phân biệt đâu là hội họa, đâu là đồ họa. Một số họa sĩ hiện nay thường sử dụng đồ họa vi tính như là một phương thức biểu đạt mới của tác phẩm. Họ tích cực vẽ và tự tổ chức triển lãm cá nhân, hoặc nhóm… Hoạt động triển lãm nghệ thuật ĐPT diễn ra thường xuyên và đa 55 dạng hơn. Tuy nhiên số lượng triển lãm tranh KTS hàng năm không nhiều. Sau đây là một số cuộc triển lãm nghệ thuật KTS đáng chú ý và có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam: Triển lãm Nghệ thuật số tại Trung tâm mỹ thuật Việt (Việt Art) 42A Yết Kiêu, Hà Nội do ARENA tổ chức. Khác với một triển lãm hội họa hay triển lãm mỹ thuật ứng dụng, Cứ làm đi là triển lãm kết hợp được tính hiện đại, tương tác của công nghệ KTS, tính cô đọng của nghệ thuật đồ họa, tính linh hoạt của minh họa. Triển lãm là nơi quy tụ các tác phẩm nghệ thuật ĐPT trên các lĩnh vực truyền thông và giải trí được sáng tạo nhờ các ứng dụng công nghệ số như ảnh số, các phần mềm đồ họa,… Các tác phẩm thể hiện cuộc sống, ý tưởng và cái nhìn của thế hệ nghệ sĩ số trẻ của Việt Nam. Đơn cử như tác phẩm Lay động của Lê Thanh Tùng thể hiện khá rõ đặc trưng của một tác phẩm mỹ thuật ĐPT, đó là kết hợp sử dụng ảnh chụp KTS với hình vẽ bằng sự trợ giúp của máy vi tính và kỹ xảo xử lý hình ảnh, biên tập ghép nối hình ảnh… Tác phẩm Bỏ rơi [PL.2, H.18] của Nguyễn Trung Trực mang phong cách đồ họa cao. Tác phẩm bố cục tích hợp nhiều nguồn như: ảnh KTS, nghệ thuật chữ và kỹ xảo vi tính một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo, để lại những ấn tượng tốt cho người xem. Triển lãnm “Cứ làm đi” được tổ chức thường niên tạo nên một “sân chơi” dành cho những người trẻ, năng động, sáng tạo và đam mê nghệ thuật KTS. Nó đã gây được nhiều ảnh hưởng tốt đối với công chúng quan tâm đến nghệ thuật KTS. Tiếc rằng sau 5 năm duy trì Cứ làm đi được tổ chức luân phiên tại Hà Nội và TP. HCM, cho đến nay thì Cứ làm đi đã không còn được duy trì tổ chức hàng năm nữa. Triển lãm Digital Art: Unreal 49,9% (Ngày 20/10 đến 21/10 /2007 tại phòng triển lãm Mai số 16 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. HCM). Kết hợp giữa kỹ năng và sự sáng tạo, tác phẩm của các nghệ sĩ số mang chủ đề “Ảo giác” 49,9% là nhật ký hành trình của những giấc mơ trong cuộc sống của mỗi 56 người. Nơi cuộc sống hiện tại và một thế giới mới lạ được xây dựng trên nền tảng là những cây bút chì, những nét vẽ, những mảng màu, và những giấc mơ… Nổi bật trong số tác phẩm tại triển lãm là loạt tác phẩm KTS của tác giả Phan Vũ Linh (Marooned) với tác phẩm Tôn Ngộ Không [PL.2, H.17], Trọng Thủy [PL.2, H.16]… Triển lãm Mộng du và Huyền thoại được sự giúp đỡ từ các đơn vị tài trợ Red Brand Builders, GameLoft, Thế giới Số. Triển lãm khai mạc tại Phòng triển lãm Van Art, Quận 1, TP. HCM. Những ký ức về cội nguồn, huyền thoại, lịch sử, những câu chuyện thần tiên, những mộng mị trong trí tưởng tượng về một thế giới siêu nhiên... Mộng du và Huyền thoại đưa người xem lạc vào thế giới hư hư, thực thực của lịch sử và thế giới ảo, mông lung và huyền bí. Các tác phẩm cũng thể hiện những cảm xúc và “nỗi ám ảnh” của những tác giả trẻ thuộc nhóm nghệ sĩ KTS Unreal 49,9%. Triển lãm tranh vẽ trên máy vi tính do Câu lạc bộ họa sĩ trẻ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam với chủ đề Nghệ thuật thị giác KTS. Triển lãm được tổ chức tại Viện Goethe, Hà Nội. Bảy tác giả trẻ Phạm Bình Chương, Ngô Bá Hoàng, Nguyễn Quang Huy, Lê Quý Tông, Nguyễn Thị Yên Trang, Ngô Đức Trí và Trần Lưu Tuấn đã giới thiệu cho các người xem những bức tranh vẽ bằng máy vi tính với những bố cục lạ và ấn tượng. Điển hình như tác phẩm Cá vàng [PL.2, H.19] của Phạm Đình Chương. Với sự trợ giúp của máy vi tính thông qua kỹ xảo biên tập hình ảnh KTS, tác giả đã thể hiện một thế giới siêu thực, ước mơ với những chú cá vàng bơi trong một môi trường trong sạch, thay vì bị nhốt quanh quẩn trong những bọc nylon nước tù túng… Mặc dù còn bị một số hạn chế về kỹ thuật, kỹ xảo thể hiện nhưng tác phẩm Sống giữa xã hội nhân bản vô tính của Ngô Bá Hoàng [PL.2, H.109], đã thể hiện phần nào những suy tư của tác giả về một hiện thực xã hội nhân loại thời hiện đại: “xã hội nhân bản vô tính”. 57 Hội Mỹ thuật TP. HCM cũng tổ chức được một số triển lãm về digital art của các họa sĩ Phạm Đỗ Đồng, Phan Phương, Lê Kinh Tài. Triển lãm gồm 50 tác phẩm nghệ thuật KTS của 13 sinh viên khoa Mỹ thuật ứng dụng trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM tại 218A Pasteur, Quận 3, TP. HCM. Cuộc triển lãm của nhóm vừa có ý nghĩa chào mừng 95 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM (1913-2008), vừa có ý nghĩa giới thiệu những gương mặt họa sĩ thiết kế mới của khoa mỹ thuật ứng dụng. Ngoài ra, các tác giả tham gia triển lãm cũng đi tìm kiếm cái riêng, cái mới để khẳng định tài năng thông qua hình tượng nghệ thuật phong phú từ những câu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học Việt Nam. Đó cũng là quan niệm của những nghệ sĩ trẻ trong kỷ nguyên KTS này. Triển lãm “Không gian ảo” (tháng 8 năm 2009) đánh dấu sự ra đời của một câu lạc bộ Nghệ thuật KTS (Digital Art) đầu tiên ở Việt Nam (Điêu khắc gia Phan Phương làm Chủ nhiệm, Họa sĩ Lê Kinh Tài làm Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ). Câu lạc bộ Digital Art ra đời là động lực thúc đẩy các họa sĩ tìm tòi chất liệu mới, trong đó lấy chất liệu KTS là chủ yếu để sáng tạo nghệ thuật. Sự ra đời Câu lạc bộ Digital Art sẽ khích lệ nhiều họa sĩ yêu thích sáng tác trên nền KTS mạnh dạn tham gia, góp phần làm đa dạng chất liệu sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam… Thông qua triển lãm cho thấy sự sáng tạo nghiêm túc và niềm đam mê nghệ thuật KTS của các họa sĩ ở TP. HCM. Tranh KTS trong triển lãm này là cuộc sống được cô đọng lại qua sự sáng tạo của các tác giả. Điển hình như tác phẩm Rừng xưa đã khép [PL.2,H.20] theo khuynh hướng minh họa của tác giả Hoàng Tuấn. Bên cạnh đó cũng có những tranh theo khuynh hướng trừu tượng của các tác giả Lâm Huỳnh Lân [PL.2, H.25], Bão biển của Phạm Đỗ Đồng [PL.2, H.24]... Triển lãm Không gian ảo được duy trì tổ chức thường niên tại Hội Mỹ thuật TP. HCM, tạo ra một “sân chơi” nghệ thuật KTS của câu lạc bộ Digital 58 Art. Gần đây nhất là triển lãm Không gian ảo 5. Mặc dù số lượng tác phẩm triển lãm chưa nhiều (chỉ 26 tác phẩm của 16 tác giả) nhưng triển lãm cũng đã tạo được dấu ấn riêng và mỗi tác giả đều thể hiện rất rõ ý thức sáng tạo và quan niệm về nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật KTS. Các tác phẩm tham gia triển lãm đều được in trên nhiều loại chất liệu khác nhau: giấy, vải bố, nhôm, vóc sơn mài… Đề tài sáng tác thể hiện khá phong phú và đa dạng: lãnh tụ với tác phẩm Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước của Uyên Huy; chân dung Giấc mơ [PL.2, H.15] của Hoài Anh, Cô gái đến từ thế giới ảo của Minh Tuyết; cảm xúc trừu tượng qua tác phẩm Trừu tượng 1 [PL.2, H.27] của Phan Phương; cuộc sống mưu sinh nơi đô thị qua tác phẩm Ngược xuôi [PL.2, H.23] của Hoàng Tuấn; chủ đề thiên nhiên hay môi trường [PL.2, H.15]… Tranh KTS nói riêng và lĩnh vực nghệ thuật ĐPT nói chung ở Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Mặc dù nó chưa có được sự quan tâm đúng mức của xã hội nhưng nghệ thuật ĐPT – nghệ thuật KTS đã và đang đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam. Tiểu kết Nghệ thuật ĐPT là một trong những ngành mới, xuất hiện trên thế giới vào nửa cuối của thế kỷ XX. Tranh KTS cũng được hình thành và phát triển cùng với phong trào nghiên cứu và ứng dụng ĐPT trong sáng tạo nghệ thuật trên thế giới. Khi vẽ tranh KTS, họa sĩ dùng kỹ thuật vẽ giống như trong hội họa giá vẽ. Họ sử dụng các công cụ vẽ KTS nhằm tạo ra tác phẩm một cách trực tiếp trên máy vi tính. Tất cả các phần mềm hỗ trợ vẽ KTS đều cố gắng “bắt chước” hội họa giá vẽ thông qua nhiều kiểu cọ vẽ và hiệu ứng chất liệu khác nhau nhằm tạo ra những hiệu quả thị giác tương tự với hội họa giá vẽ như sơn dầu, màu nước, than chì... Ngoài những nền tảng tạo hình của nghệ thuật thị giác, tranh KTS cũng có những đặc trưng riêng. Đó là quá trình số hóa tất cả những yếu tố thị giác của nghệ thuật thị giác: màu KTS; hình ảnh 59 KTS; không gian thể hiện của tác phẩm; hình thức tương tác của nghệ sĩ với tác phẩm và những phương tiện biểu đạt tác phẩm KTS... Thế giới biết đến nghệ thuật KTS thông qua những cuộc triển lãm nghệ thuật KTS đầu tiên trên thế giới của những nghệ sĩ: Vera Molnar, Manfred Mohr, Larry Cuba, Lillian Schwartz, Charles Csuri, Michael Noll, June Nam Paik, Frieder Nake, John Whitney, Herbert Franke, George Nees từ Đức; Harold Cohen, Duane Palyka, Darcy Gerbarg, Colette và Charles Bangert… Họ là những người tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật KTS góp phần đáng kể cho sự phát triển cuả nghệ thuật KTS thuở mới hình thành. Thực tiễn nghệ thuật ở Việt Nam cũng tiếp thu nghệ thuật KTS trên thế giới. Sự xuất hiện của nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam chủ yếu được đánh dấu bằng sự ra đời các trường cao đẳng, đại học đào tạo nghệ thuật ĐPT và những cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài thông qua chính sách xã hội hóa giáo dục và hội nhập đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Ở các trường cao đẳng, đại học công lập: Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh... Đối với các trường ngoài công lập hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài: RMIT, ARENA, Raffles LaSalle và Kent… Mặc dù chưa chuyên về nghệ thuật ĐPT, những cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài cũng đã cho “ra lò” hàng trăm kỹ sư thiết kế nghệ thuật ĐPT mỗi năm, góp phần làm đa dạng hóa đội ngũ họa sĩ KTS. Trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước đã hình thành một thế hệ họa sĩ KTS mới năng động và tự tin. Họ sẽ là những sứ giả của nghệ thuật Việt Nam tạo được những dấu ấn trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT thế giới. 60 Chương 2 ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm tranh kỹ thuật số ở Việt Nam 2.1.1. Khái quát nghệ thuật KTS ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoạt động nghệ thuật nói chung và triển lãm ở Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều triển lãm hơn, đơn cử như năm 2012 cả nước có 220 cuộc triển lãm mỹ thuật, năm 2013 cả nước có 419 cuộc triển lãm mỹ thuật [7]. Hoạt động nghệ thuật cũng vì thế mà trở nên sôi động và có phần nhộn nhịp hơn, với nhiều thể loại tác phẩm phong phú, hấp dẫn, nhiều khuynh hướng sáng tác và cách tân nghệ thuật. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực nghệ thuật KTS thì thực tế cho thấy rằng việc phát triển nghệ thuật KTS ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún, bộc phát chưa có những chiến lược phát triển dài lâu. Về định hướng phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật KTS: khảo sát 10 trường trung cấp, cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đào tạo các ngành có liên quan đến nghệ thuật KTS nhưng vẫn chưa có sự thống nhất và liên thông về chương trình, giáo trình cũng như định hướng phát triển nghệ thuật KTS khi người học tốt nghiệp. Về định hướng sáng tác nghệ thuật KTS: qua khảo sát 100 tranh KTS tại các triển lãm KTS trong nước như: triển lãm Cứ làm đi, Unreal 49,9%, Mộng du và Huyền thoại… thì có đến 93% tranh vẽ theo lối tạo hình phương Tây (hình thức thể hiện theo các họa phái như: Ấn tượng, Siêu thực, Lập thể, Trừu tượng…). Mặc dù vậy, phương pháp sáng tác của các nghệ sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có định hướng một cách rõ nét. Đa số chỉ là những thể nghiệm theo nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Hơn nữa, rất cần có một cơ chế, hệ thống chính sách, chiến lược cho sự phát triển của nghệ 61 thuật KTS nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển nghệ thuật KTS trong nước và hội nhập cùng với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonesia, Singapore… Indonesia với 300 nhóm dân tộc được phản ánh rõ nét thông qua sự đa dạng của các hình thức nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống. Mặc dù vậy, tranh KTS ở Indonesia tương đối ít và bị lu mờ do thế giới nghệ thuật chỉ tập trung vào những nước giàu truyền thống nghệ thuật như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên gần đây, phương Tây bắt đầu quan tâm đến Indonesia. Nghệ thuật của quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới này đang trỗi dậy và dần khởi sắc. Kể từ khi nền dân chủ ra đời (năm 1998) ở Indonesia sau nhiều thập kỷ dưới chế độ quân sự Suharto, gần đây mới bắt đầu có tự do thể hiện nghệ thuật [61] điển hình như tác phẩm The Stylist của Dhanank Pambayun [PL.2, H.46], Milf Hunter của Mateusz Michalski [PL2, H.51], tác phẩm Gorgeous women của Mario Wibisono [PL.2, H.52]. Theo đó, trong lĩnh vực tranh KTS cũng xuất hiện những chủ đề về biến đổi chính trị - xã hội được đề cập nhiều, cùng với sự hội nhập văn hóa của quá trình toàn cầu hóa như tác phẩm Digital Era của Teddy Soegiarto [PL.2, H.47], tác phẩm Road trip Anyone của Cindy Handoyo [PL.2, H.43]. Hiện nay, nghệ thuật đương đại nói chung và tranh KTS của Indonesia nói riêng vẫn giữ được bản sắc bản địa một cách mạnh mẽ [99] như trong tác phẩm Mystery and mystical blinks của Lidya Adventa [PL.2, H.49], tác phẩm Ramayana battle của Bimanurin [PL.2, H.50]. Hiện nay, tranh của những họa sĩ Indonesia nổi tiếng có giá khá cao trên thị trường quốc tế và tại các cuộc đấu giá ở Jakarta và Singapore. Đối với Singapore, nghệ thuật Singapore bao trùm nhiều lĩnh vực mang tính đa khía cạnh. Do sự hấp thụ nhiều nền văn hóa tạo nên xã hội, hình thức nghệ thuật phát triển theo hướng đa văn hóa. Sự hòa trộn của văn hóa nghệ 62 thuật châu Âu với châu Á làm cho nghệ thuật Singapore trở nên khá đặc biệt chẳng hạn như tác phẩm Dragon and giant eagles của Sandara [PL.2, H.31]. Tuy nhiên tranh KTS của Singapore vẫn bị ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Trung Quốc nhiều như tác phẩm Landscape của Derrick Song [PL.2, H.30], Fishing của Sandra [PL.2, H.32]. Tranh KTS ở Singapore cũng vì thế mà không phát triển theo một hướng cụ thể [93]. Theo thống kê của Singapore Department of Statistics (Bộ Thống kê), triển lãm mỹ thuật ở Singapore đang có chiều hướng giảm (năm 2009 có 915, đến năm 2012 có 675 và năm 2013 chỉ còn 559 cuộc triển lãm mỹ thuật) [96]. Có thể nói rằng mặc dù Singapore là một trong những nước có CNTT và cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á nhưng tranh KTS không phát triển mạnh bằng các nước lân cận như Malaysia. Hội họa Malaysia đã và đang hình thành những thay đổi trong cách tiếp cận mới. Thông qua đó, thế giới biết đến Malaysia dưới góc nhìn tổng quan về sự phát triển. Thời gian gần đây, những làn sóng chính trị diễn ra nhiều trong nước và do đó các họa sĩ đương đại lại tập trung vào việc phát triển và mở rộng các hình thức hội họa. Họ đã dần chuyển sang khám phá những môi trường ở mức độ thử nghiệm nhiều hơn, tìm kiếm những hình thức mới đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, thẩm mỹ, lịch sử và xã hội [93]. Tranh KTS của Malaysia, thường thể hiện những băn khoăn về văn hóa và lịch sử thông qua khả năng của người nghệ sĩ để tạo thành một cảm giác thẩm mỹ hoài niệm về những kỷ niệm đẹp của đất nước. Một trong những nghệ sĩ KTS Malaysia theo khuynh hướng này là tác giả Chong Fei Giap với chùm tác phẩm về hoài niệm như tác phẩm Floating village girl [PL.2, H.44]. Đôi khi, tư tưởng biểu hiệu trong tác phẩm cũng gợi lên hoặc tái khẳng định bản sắc chủng tộc... như trong tác phẩm Comic fiesta [PL.2, H.45]. Họ sử dụng nghệ thuật như là một mô hình biểu cảm cho những ý tưởng gây tranh cãi hơn là 63 khám phá khả năng vận động chính trị trong cấu trúc và hình thức của một môi trường nhất định. Nghệ thuật tạo hình Thái Lan chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tác phẩm mỹ thuật tôn giáo, những bức bích họa bên trong đền thờ và cung điện của Phật giáo. Những chủ đề thường được mô tả là những nhân vật liên quan đến Phật giáo, chẳng hạn như câu chuyện cuộc đời của Đức Phật, những câu chuyện của ba thế giới (trời, trái đất và địa ngục), và cũng có những người liên quan đến phong tục tập quán của quốc gia này [45]. Các tác phẩm phản ánh mục đích khác nhau: để làm đẹp và đề cao các nơi thờ phượng, để thúc đẩy Phật giáo và để giáo dục mọi người thông qua hình ảnh. Nghệ thuật Thái Lan được biêt đến nhiều qua thế hệ Nghệ sĩ Thái trưởng thành từ những năm 1950 đến 1960 của thế kỷ XX và được quốc tế hoan nghênh, ghi nhận qua nhiều tác phẩm đẹp. Họ đã thành công trong việc ghi dấu ấn của mình trong nghệ thuật đương đại Thái Lan [76]. Hiện nay, các sử gia nghệ thuật, các nhà phê bình và các giám tuyển đang tập trung nhiều vào các nghệ sĩ trẻ, những người sinh ra trong thập niên 1970 và thập niên 1980, đang hình thành xu hướng mới tách ra từ những kinh nghiệm của các nghệ sĩ thế hệ trước. Bên cạnh những tác phẩm hội họa, cũng đã xuất hiện những tác phẩm truyền thông mới (dựa trên nền tảng KTS). Các nghệ sĩ Thái trẻ tiếp xúc ứng dụng rộng rãi với những tiến bộ công nghệ như Facebook, Twitter và các thiết bị thông minh đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sử dụng công nghệ trong thực hành nghệ thuật của họ [76]. Tranh KTS ở Thái Lan hiện nay cũng có nhiều khuynh hướng của phương Tây như trong tác phẩm To the waterfall của Wanchana Intrasombat [PL.2, H.36]. Bên cạnh đó, cũng có những tranh KTS mang âm hưởng Thái, chẳng hạn như trong tác phẩm Dinner của Aekkarat Sumutchaya [PL.2, H.33], hay trong Phaya Naga Daegom của Jaturong Asdj [PL.2, H.35]. Cùng với xu hướng dân tộc, đó là sự pha tạp của nhiều trường 64 phái nghệ thuật. Nội dung và đề tài của tranh cũng đa dạng và phong phú, như trong Chaotic scenery of the Bangkok của Patipat Asavasena [PL.2, H.34]… Philippines có một cộng đồng nghệ thuật lớn và mạnh mẽ nhất Đông Nam Á khác bởi lẽ nó bắt nguồn từ bốn di sản văn hóa lớn của châu Á, châu Âu, Mexico và Mỹ [51]. Kể từ những năm 1980 của thế kỷ XX, đây là khoảng thời gian đặc trưng cho sự phục hưng nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật dân tộc. Các tác phẩm KTS của Philippines cho thấy sự phát triển nghệ thuật KTS của họ với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số. Tất cả họa sĩ tham gia sáng tác nghệ thuật KTS đều cho thấy sự tích hợp của công nghệ và phương tiện truyền thông phong phú. Những nghệ sĩ trẻ tuổi có thể ảnh hưởng đến văn hóa bằng cách sử dụng các giá trị tích cực của truyền thống trong quá trình vận động và phát triển của mình [41]. Những thế hệ họa sĩ mới thể hiện cảm xúc cá nhân của họ do sự ảnh hưởng của những phong trào nghệ thuật lớn tại châu Âu và châu Mỹ chẳng hạn như tác phẩm Confused của Walter Aquino Narvasa [PL.2, H.37]. Những phong trào này đã ăn sâu vào tâm thức của các nghệ sĩ và hình thành nên bản sắc riêng trong tranh KTS của Philippines như Intergalactic Extravaganza [PL.2, H.40] hay From Hell [PL.2, H.41] của Reynan Sanchez. Bên cạnh những vấn đề xã hội, khuynh hướng sáng tác hướng về thiên nhiên, môi trường và cuộc sống đô thị… cũng thường được các nghệ sĩ KTS Philippines thể hiện. Michael Vincent Manalo là một trong những nghệ sĩ theo đuổi khuynh hướng này với những tác phẩm The Old Cloud [PL.2, H.39], The Tales From Lost Autumn Days [PL.2, H.42] hay tác phẩm The remembrances of the Soul [PL.2, H.38]… 2.1.2. Về thể loại tranh KTS ở Việt Nam CNTT ngày nay dường như đã xóa nhòa khoảng cách địa lý, biên giới, tạo nên những mối liên kết thông tin, kinh tế, văn hóa… tác động lẫn nhau dẫn đến sự hình thành những loại hình nghệ thuật mới ở Việt Nam. Sự phát 65 triển đa dạng của thực tiễn nhiều khi vượt ra khỏi những nhận thức vốn có đã lỗi thời, cũng như những chính sách quản lý văn hóa thụ động, thay đổi chậm, không có khả năng tự đổi mới thích ứng với thời đại [37]. Nhà Phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân nhận định: ... Nó không cần trường phái như một khuynh hướng thẩm mỹ, tinh thần nhất quán, xóa bỏ sự thống nhất và tính kết cấu của ngôn ngữ nghệ thuật, tính ‘vĩnh cửu’ của giá trị và cái đẹp. Nó bất chấp phong cách cá nhân dù rất đề cao tính ‘địa chỉ’ độc nhất vô nhị của tác phẩm – sự kiện. Xã hội thông tin, toàn cầu hóa và truyền thông hóa làm cho các ngành nghệ thuật tách biệt nhau đan hòa vào nhau, tính đại chúng và tính cộng đồng, sức mạnh của ý niệm, ý tưởng được đặt trước tính thẩm mỹ... [37, tr.95]. Trong đời sống mỹ thuật Việt Nam hiện nay đang phát triển dạng nghệ thuật vẽ trên máy tính. Do đặc trưng của nghệ thuật ĐPT, tranh KTS có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau: in KTS; hoặc được kết hợp với các chất liệu khác (trong nghệ thuật tradigital); hoặc được hiển thị dạng KTS trên các màn hình (thuận tiện cho việc truyền thông tác phẩm trên các phương tiện như truyền hình, internet…). Hơn nữa, nếu xét về hình thức biểu đạt bằng chất liệu KTS cũng có nhiều dạng: Algorithmic (nghệ sĩ sử dụng những giải thuật toán học để tạo ra tác phẩm); Artscene (tác phẩm được sáng tác dựa vào những mẫu dạng vi mạng trên nền vi tính); Computer graphics (Đồ họa máy tính), Digital illustration (tác phẩm minh họa KTS là những hình vẽ đồ họa được máy vi tính tạo ra thông qua tài năng của họa sĩ); Tradigital (họa sĩ kết hợp những kỹ thuật của hội họa giá vẽ truyền thống với sử dụng máy vi tính để tạo ra tác phẩm)… Tuy nhiên, nếu xét về thể loại tranh, họa sĩ KTS Việt Nam thường khai thác trong sáng tạo nghệ thuật hiện nay tập trung vào một số thể loại sau: 66 Một là, tranh nghệ thuật tạo hình. Hòa cùng với không khí đổi mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa… ở nước ta, mỹ thuật tạo hình cũng đang chuyển mình phát triển với nhiều phương thức biểu đạt ngày càng đa dạng và phong phú. Hơn nữa, do tính quốc tế hóa của nghệ thuật nên trong quá trình hội nhập quốc tế, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều họa sĩ vẽ tranh KTS, tìm kiếm những thử nghiệm chất liệu KTS trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Nhiều cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống theo cách nhìn, cách tư duy, cách cảm và cách vẽ khác nhau với nhiều phong cách, nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau: Trừu tượng, Siêu thực, Lập thể… Bên cạnh những tranh vẽ theo lối tả thực như Vô thoại của tác giả Phan Hùng Phước [PL.2, H.79], cũng có nhiều tranh KTS với khuynh hướng sáng tác và nội dung đa dạng, phong phú, chẳng hạn như Đảo bay của Đỗ Cường Quý [PL.2, H.106], Random subconscious của Lê Vương [PL.2, H.105], Đêm trung thu của Nguyễn Quang Huy [PL.2, H.54]… Hai là, tranh minh họa. Thực chất tranh minh họa là những tác phẩm minh họa cho các truyện ngắn, thơ, tản văn, bài báo đăng trên báo, ấn phẩm hay các phương tiện truyền thông khác. Ở Việt Nam, tranh minh họa cũng rất đa dạng về phong cách, chất liệu, phương tiện biểu đạt… Tuy nhiên, chúng đều là những tác phẩm đồ họa trên các phương tiện truyền thông, có sự gắn kết cảm xúc với những bài thơ, tản văn, truyện ngắn… Nhưng nếu đứng độc lập, chúng đều mang đầy đủ giá trị giống như một tác phẩm mỹ thuật. Tranh minh họa ở Việt Nam cũng thường sử dụng hình ảnh cung cấp những thông tin thị giác cho khán giả khi thưởng ngoạn những tác phẩm văn học thuộc nghệ thuật ngôn từ. Điển hình như trong tác phẩm Sơn tinh – Thủy tinh của Phan Vũ Linh [PL.2, H.100], tác giả sử dụng ngôn ngữ của hình ảnh (nghệ thuật thị giác), miêu tả, khắc họa nhân vật Sơn tinh trong truyện Sơn tinh – Thủy tinh (nghệ thuật ngôn từ). Chỉ với một khung hình tĩnh bố cục đã cho 67 người xem thấy được sự ác liệt của cuộc giao chiến sinh tử giữa Sơn tinh với Thủy tinh. Giữa một bên là cái thiện, một bên là cái ác, tác giả Phan Vũ Linh đã thành công trong cách minh họa của mình. Toàn bộ nội dung và cốt truyện được lột tả rất sinh động. Qua nét bút tả thực điêu luyện của họa sĩ, cuộc giao chiến hiện lên sinh động [PL.2, H.101], [PL.2, H.102]. Tranh minh họa cũng được các họa sĩ KTS Việt Nam thể hiện theo nhiều khuynh hướng nghệ thuật đa dạng như: Bóng bay của Đào Duy Tùng [PL.2, H.66], Lý tưởng về một thế giới không có thật của Nguyễn Duy Bảo [PL.2, H.69], Mặt nạ của Nguyễn Giang Anh [PL.2, H.94], Minh họa cũa Nguyễn Thanh Nhàn [PL.2, H.112]... Có thể nói, bằng tài năng và tâm huyết của mình, các họa sĩ KTS Việt Nam đã thể hiện nhiều tranh minh họa KTS thành những tác phẩm mỹ thuật thực thụ. Ba là, tranh nghệ thuật màn hình. Đây là những tác phẩm được sáng tác trên máy tính. Nó chủ yếu được sử dụng để hiển thị và trang trí trên màn hình máy tính, phục vụ cho lĩnh vực truyền thông phim ảnh. Nghệ thuật màn hình chủ yếu kết hợp với các kỹ năng sản xuất phân tích, sáng tạo và thực tiễn cần thiết trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình. Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, ở Việt Nam hiện nay, hình thức của tranh nghệ thuật màn hình thường là Trừu tượng như tác phẩm Lễ Hội [PL.2, H.74] và Tái sinh của tác giả Phạm Đạt [PL.2, H.134], chỉ đơn giản là dùng những hiệu ứng chuyển động của đường nét và những mảng màu đan xen, quyện lẫn vào nhau, chuyển động mãnh liệt trên toàn bộ tác phẩm, tạo nên nhịp điệu, gây thích thú về mặt thị giác cho người xem. Hay trong tác phẩm Ảo giác của tác giả Vĩnh Phúc [PL.2, H.136] cũng với những đường nét màu sắc chuyển động xen kẽ nhau, ánh sáng giao thoa trong sự tương phản của tiền cảnh và hậu cảnh. Qua đó tạo nên sự thích thú cho người xem về mặt thị giác. Ngoài ra, tranh nghệ thuật màn hình cũng được các họa sĩ KTS Việt Nam thể hiện ý niệm của mình thông qua một nội dung cụ thể, trực quan và 68 thường được bố cục trong khung hình nằm ngang để thuận tiện hiển thị trên màn hình (thường có tỷ lệ 4x3 hoặc 16x9), đơn cử như tác phẩm Đêm trung thu của Nguyễn Quang Huy [PL.2, H.54]. Bốn là, Truyện tranh và biếm họa. Đã từ lâu trên thế giới, tranh truyện đã được coi như một công cụ biểu đạt nghệ thuật đặc sắc. Nó có thể phát huy được thế mạnh về khả năng tạo hình và tư duy sáng tạo của họa sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là đồ hoạ. Truyện tranh là một thứ ngôn ngữ dễ xem, dễ hiểu, một ngôn ngữ mang tính toàn cầu bằng hình ảnh. Trong những năm gần đây, “nền công nghiệp” truyện tranh cũng đã và đang hình thành ở Việt Nam nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ, truyền thông, KTS và giao lưu văn hóa nghệ thuật với thế giới. Đơn cử như bộ truyện tranh Long Thần Tướng của Phong Dương Comic. Đây là bộ truyện tranh không chỉ dừng lại ở hình thức giải trí mà còn là công cụ truyền tải những kiến thức về văn hóa, lịch sử... của dân tộc đến công chúng trong và ngoài nước. Các triển lãm về truyện tranh cũng thường xuyên giới thiệu các họa sĩ trẻ, nhiệt huyết và tài năng của lĩnh vực truyện tranh ở Việt Nam. Biếm họa cũng là một loại hình mỹ thuật - báo chí, thường xuyên có mặt trên các báo và tạp chí. Những năm gần đây, đội ngũ vẽ tranh biếm hoạ đã phát triển mạnh về số lượng (Hội Mỹ thuật Việt Nam có 19 hội viên chuyên vẽ tranh biếm hoạ), đã xuất hiện một đội ngũ họa sĩ trẻ. Một số tạp chí chuyên về biếm hoạ như Tuổi trẻ cười… đã xuất bản thường xuyên. Báo Thể thao Văn hoá đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh biếm họa toàn quốc 2 năm một lần… Nội dung các tranh biếm hoạ chủ yếu là những vấn đề ở trong nước, rất ít tác giả vẽ về những vấn đề quốc tế. Đơn cử như tác phẩm Mr. Santa quậy ở Việt Nam [PL.2, H.117], tác giả Vũ Huy Anh mô tả nhân vật ông già Noel Santa khi đến Việt Nam, trải qua những “dịch vụ” tại một khu phố “văn hóa”. Với cách xây dựng hình tượng nhân vật một cách dí dỏm và hài hước, họa sĩ 69 cũng đã cho người xem một chút thư giãn với góc nhìn trào lộng. Năm là, tranh đồ họa ứng dụng. Phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực như đồ hoạ công thương nghiệp, đồ hoạ ấn loát. Đội ngũ sáng tác có tính chuyên nghiệp cao và chất lượng, tập trung chủ yếu vào các họa sĩ trẻ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặc dù đội ngũ này ngày càng đông đảo nhưng các sáng tác còn phụ thuộc vào thẩm mỹ của người đặt hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ hoạ công - thương nghiệp nên chưa phát huy hết được khả năng sáng tạo của họa sĩ và tên tuổi tác giả ít được biết đến. Hình thức khai thác KTS trong mỹ thuật ứng dụng quảng cáo cũng được sử dụng rất nhiều như tác phẩm Quảng cáo Coca-Cola [PL.2, H.95], tác phẩm có sự kết hợp của hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau, hình chụp, hình vẽ, nghệ thuật chữ… để thiết kế quảng cáo. Tác giả sử dụng kỹ xảo vi tính để cắt và ghép hình ảnh quả mận mọng nước đã được ăn một phần với hình ảnh lon nước Coca-Cola “mọng nước”, tạo cảm giác tươi mát và hấp dẫn cho sản phẩm, đem lại ấn tượng thị giác tốt cho khách hàng. Xu hướng đồ họa ứng dụng phát triển rất nhanh và có triển vọng nhất cho thị trường quảng cáo ở Việt Nam. Đồ họa vi tính đã được ứng dụng vào thiết kế mẫu, xử lý ảnh, và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ in offset bốn màu. Trình bày báo chí, ảnh quảng cáo, dàn trang... đều được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy vi tính. Thông qua đó, đồ họa vi tính đã khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực in ấn và dàn trang. Với công nghệ in ấn tiên tiến, mọi công đoạn trước đây phải làm thủ công nay đã được tự động hóa hoàn toàn. Ngay cả với công nghệ còn lạc hậu ở Việt Nam, máy tính cũng đã thay thế con người trong một số giai đoạn, nhất là giai đoạn thiết kế, xử lý và tách màu… Tranh ảnh, ấn bản đồ họa ngày càng được cải thiện đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Sự thiết thực và hữu dụng cuả Đồ họa vi tính đã lấp đầy những lỗ hổng là điểm yếu của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam trong quá khứ. Những 70 mảng đề tài, thể loại tranh truyện, tranh minh hoạ sách báo, hoạt hình... ở Việt Nam trước kia còn nghèo và đơn điệu. Sản phẩm sách báo, tạp chí được in trên giấy tái chế và còn bị khống chế về màu sắc trong công nghệ in tipo. Nhưng giờ đây, thị trường sách báo, tạp chí đã ứng dụng công nghệ in offset nhiều màu rất sống động… Có thể cảm nhận thấy được sự phát triển nhanh chóng của thị trường sách báo văn hoá phẩm hiện nay. Sáu là, tranh cổ động. Những năm gần đây, tranh cổ động đã phát triển mạnh mẽ với các cuộc phát động thi sáng tác về các sự kiện quan trọng và kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm. Các cuộc thi của Hội Mỹ thuật Việt Nam và của Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng với việc tổ chức thi sáng tác tranh cổ động toàn quốc. Ở các thành phố lớn và các địa phương đã thu hút được đông đảo các họa sĩ tham gia sáng tác loại hình này. Ngôn ngữ tranh cổ động đã có những thay đổi theo hướng cô đọng và hiện đại hơn [PL.2, H.98]. Bên cạnh các sáng tác tranh cổ động vẽ tay, kỹ thuật đồ hoạ vi tính đã góp phần giúp các họa sĩ vẽ tranh cổ động sáng tác được nhanh chóng và tinh tế hơn [PL.2, H.97]. Tuy nhiên, hiện nay một số tác giả tranh cổ động đã sử dụng ảnh quá nhiều, một số trường hợp vi phạm bản quyền về hình ảnh. Một số tác giả còn theo lối mòn từ ngôn ngữ cho đến hình tượng nghệ thuật… Bên cạnh những điểm nổi bật trong tranh cổ động, nhiều tranh KTS gần đây có phương thức thể hiện vẫn chưa thực sự phong phú và đa dạng. Hầu hết những tranh này thường sử dụng kỹ thuật in offset trên giấy hoặc in KTS (digital printing) trên các chất liệu. Trong khi đó, các họa sĩ KTS trên thế giới thường kết hợp KTS với nhiều chất liệu khác nhau trong tranh nghệ thuật tradigital, thậm chí là họ còn kết hợp cả với âm thanh và hình ảnh động nhằm đem lại hiệu quả cao về mặt truyền thông cho tác phẩm. 2.1.3. Về xây dựng hình tượng nghệ thuật và đề tài sáng tác Trong Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 về “tiếp tục xây dựng 71 và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Đảng ta đã nhận định khái quát về hoạt động văn học nghệ thuật nói chung của Việt Nam như sau: … Trong một số trường hợp, có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung tô đậm mặt đen tối, tiêu cực của cuộc sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo, đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước... Tình trạng nghiệp dư hoá các hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp có chiều hướng tăng lên. [12] Hình thức tranh KTS ở Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi những khuynh hướng nghệ thuật thế giới. Tuy nhiên, sự lai tạp phong cách hiện nay mới là điều đáng lo ngại. Nguyên nhân chính là do internet đã xoá nhòa đi ranh giới giữa các quốc gia và lãnh thổ. Họa sĩ KTS ở Việt Nam có thể tham gia bất kỳ một trào lưu, trường phái hay chọn một phong cách nào mà họ ưa thích trên thế giới thông qua môi trường internet, chia sẻ thông tin và tác phẩm ở nhiều diễn đàn trên toàn thế giới. Nhưng trong qua trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, nếu họa sĩ không có bản lĩnh và tay nghề vững chắc, việc lắp ghép và lai tạo nhiều phong cách trong một tác phẩm là điều khó tránh khỏi. Tranh KTS ở Việt Nam hiện nay có nội dung đa dạng và phong phú nhưng chưa thực sự đặc sắc. Chủ yếu tập trung vào thể loại Nghệ thuật Ý niệm (Concept arts). Ở thể loại này, họa sĩ KTS thỏa sức bay bổng với thế giới của trí tưởng tượng phong phú… Họa sĩ xây dựng nhân vật không có thật như trong tranh Chuồn chuồn vàng của Ngụy Thùy Ngân [PL.2, H.60], hoặc nhân vật trong văn học như Lão Hạc của Đào Quang Huy [PL.2, H.121]; cảnh vật như tác phẩm Fantasy của Trương Huyền Đức [PL.2, H.28], Bóng bay của Đào Duy Tùng [PL.2, H.66]; quái vật như trong tranh Ký sinh trùng của Đặng Mỹ Linh [PL.2, H.116]... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những đề tài mang tính thời sự được một số ít các họa sĩ KTS thể hiện: sự kiện chính trị, xã 72 hội, thể thao, hoặc những vấn đề liên quan đến môi trường… Đơn cử, trong tranh Cái chết trắng do tác giả luận án thể hiện [PL.2, H.97], muốn cảnh báo về “cái chết trắng” cho những ai sử dụng ma túy. Tác phẩm được bố cục đơn giản bằng những hình ảnh gần gũi và quen thuộc với người xem: điếu thuốc, khói thuốc, sọ người, bóng ma… mong tạo nên hiệu quả tốt về mặt thị giác đồng thời cũng mang ý nghĩa giáo dục. Trong một tác phẩm khác về đề tài môi trường Thảm họa nhân loại [PL.2, H.98]. Toàn bộ tác phẩm là sự cách điệu hình tượng trái đất đang trong tình trạng “cháy” rừng kết hợp với nghệ thuật chữ, tương phản về màu và sắc độ: nóng đỏ của lửa, xanh của rừng, tối đen của sự chết chóc, trắng sáng của sự sống… cũng để lại những ấn tượng mạnh về mặt thị giác và mang ý nghĩa cảnh báo cho xã hội… Những đề tài mang tính triết lý nhân sinh, tranh sinh hoạt cũng được họa sĩ KTS Việt Nam bước đầu chú ý khai thác sáng tác. Trong tác phẩm Nỗi ám ảnh của mình [PL.2, H.68], tác giả muốn bày tỏ nỗi trăn trở, suy tư về những vấn đề của môi trường, thiên tai… đang diễn ra. Với kiểu bố cục tự do, tác giả sắp xếp những mảng màu trầm tối ngang dọc trên toàn bộ mặt tranh tạo nên hiệu ứng đan xen, chồng chéo và dai dẳng. Mỗi màng màu lại ẩn chứa những hình ảnh của thiên tai, của những vấn đề về môi trường sống, năng lượng… mà nhân loại đang phải chịu đựng. Nỗi suy tư đó cứ day dứt và trở thành nỗi ám ảnh, không phải của riêng tác giả mà là nỗi lo của toàn xã hội. Tác phẩm Múa Lân của Hoàng Anh Tuấn [PL.2, H.93] lại thể hiện cách nhìn lạc quan hơn. Tác phẩm thể hiện cảnh sinh hoạt vui tươi ngày tết của một gia đình. Các nhân vật trong tranh được bố cục ở những “đường mạnh” và “điểm mạnh” tạo cảm giác ổn định cho tác phẩm. Không khí vui tươi của cảnh sinh hoạt thể hiện rõ qua gam màu nóng ấm và đường nét chuyển động nhịp nhàng của những động tác múa lân. Tác phẩm gợi cho người xem cảm giác về một xã hội thái bình, sung túc, an vui và hạnh phúc… 73 Những mảng đề tài lấy cảm hứng từ truyền thuyết, lịch sử dân tộc, truyện cổ tích văn chương Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. Nguyên nhân chính của vấn đề là việc đa số họa sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay đều làm việc cho các công ty nước ngoài, họ vẽ và gia công những sản phẩm thẩm mỹ cho các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông đại chúng, phim hoạt hình, môi trường thực tế ảo… Chính vì thế mà đề tài bị chi phối mạnh mẽ bởi đơn đặt hàng và nhu cầu của công chúng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số ít họa sĩ KTS gần đây cũng đã bắt đầu để ý đến việc tìm kiếm cái riêng, cái mới để khẳng định tài năng từ những câu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học Việt Nam: truyền thuyết lịch sử dân tộc, truyện cổ tích, văn chương cổ điển Việt Nam... Điển hình như tác phẩm Phù Đổng Thiên Vương của Phan Vũ Linh [PL.2, H.104], xây dựng hình tượng Thánh Gióng từ truyền thuyết lịch sử. Tác phẩm miêu tả cảnh Thánh Gióng ngồi trên lưng ngựa sắt, nhổ bụi tre đánh giặc Ân. Bằng lối vẽ tả thực, kết hợp với những hiệu ứng vẽ lửa do máy tính hỗ trợ, tác giả đã thể hiện thành công trận chiến oanh liệt và hào hùng của vị “Thánh” nhỏ tuổi Việt Nam. Tác phẩm Từ Hải [PL2,H.103] đặc tả nhân vật anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với cách vẽ tả thực, lối bố cục “dồn tâm” chắc chắn đồng thời hướng sự chú ý của thị giác người xem vào trọng tâm của tác phẩm; khả năng thể hiện chi tiết và công phu, họa sĩ đã cho người xem thấy được cái bi hùng trong tranh. 2.2. Khuynh hướng sáng tác tranh kỹ thuật số ở Việt Nam Thế giới ngày nay đã và đang diễn ra cuộc cách mạng công nghệ lần thứ năm lớn nhất trong lịch sử của loài người. Sự phát minh ra hàng loạt kiểu vi tính ngày càng hoàn thiện hơn, tinh vi hơn và có tốc độ xử lý ngày càng nhanh. Hơn thế nữa, những máy vi tính này được kết nối với nhau thành hệ thống Internet đã làm thay đổi nhanh chóng cuộc sống của người dân [25,tr.23-26]. Có thể nói, internet vừa với tư cách một phương tiện kết nối 74 mỗi cá nhân với thế giới, vừa là một phương tiện truyền thông mới đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và nghệ thuật đương đại. Trên thực tế, nghệ thuật trên internet đang dần làm thay đổi những quan niệm truyền thống về sáng tác và phương thức truyền thông cũng như việc tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Các trang web nghệ thuật trong và ngoài nước thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin văn hóa nghệ thuật trên toàn thế giới. Đa số các thông tin này đều được các trang web cho phép công chúng tham gia bình luận, nhận xét, phát biểu ý kiến của mình. Qua đó đã hình thành nên những diễn đàn giao lưu, trao đổi hàng ngày, hàng giờ của những người đam mê yêu thích và hoạt động nghệ thuật. Qua khảo sát thống kê, ở Việt Nam hiện nay có trên 27 diễn đàn lớn (có trên 2000 thành viên) chuyên về nghệ thuật ở mọi thể loại khác nhau của nghệ thuật thị giác. Rất nhiều cuộc bàn luận và tranh luận về nghệ thuật cũng như các sáng tác thể nghiệm của nghệ sĩ KTS đã được tải lên internet. Ngoài ra, sự phát triển nhanh của các phương tiện truyền thông hiện đại khác như điện thoại di động, truyền hình với các tính năng kết nối rất thuận tiện. Trong điều kiện đó, tất cả các khuynh hướng nghệ thuật trên thế giới đều có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động nghệ thuật trong nước. Thực tiễn nghệ thuật đang diễn ra rất sôi động với nhiều tác phẩm phong phú, đa dạng, nhiều khuynh hướng và những cách tân nghệ thuật mới mẻ. Họa sĩ được tự do lựa chọn phương thức thể hiện, lựa chọn thủ pháp, ngôn ngữ biểu đạt... Trong lĩnh vực nghệ thuật KTS, quá trình tiếp thu này đã tích hợp được những cái hay, cái tốt đẹp của nền nghệ thuật Việt Nam với hội nghệ thuật thế giới. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Đức Hòa nhận định: Nhiều sinh viên và các họa sỹ trẻ đã biết tận dụng lợi thế về ngoại ngữ, vi tính, nhanh nhạy giao tiếp, nắm bắt thông tin thời sự nhà nghề cộng với bản tính thích sáng tạo cực đoan của tuổi trẻ để đi tiên phong theo các trường phái nghệ thuật đương đại phương Tây. 75 Thường thì các trường phái này vì quá mới, quá lạ, chưa kịp Việt hóa nên bị đa số công chúng và phái già phản ứng, thậm chí bị gây khó khăn [37, tr.167]. Tranh KTS ở Việt Nam hiện nay có nhiều hướng cách tân nghệ thuật. Nó vừa tiếp thu nghệ thuật trên thế giới, vừa tích hợp với các hình thức sẵn có trong hội họa giá vẽ truyền thống. Qua đó làm xuất hiện các khuynh hướng sáng tác và tìm tòi thử nghiệm của họa sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay như: Hiện thực; Ấn tượng; Lập thể; Siêu thực; Trừu tượng, Pop art… 2.2.1. Khuynh hướng Hiện thực Sự ra đời của thời đại KTS trên thế giới đã thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa hiện thực. Trong lĩnh vực nghệ thuật KTS, khuynh hướng hiện thực phát triển trở lại kể từ khi nghệ thuật chụp ảnh được xem là một phần của nghệ thuật thị giác. Với sự trợ giúp của công nghệ truyền thông, các loại hình nghệ thuật trên thế giới có khuynh hướng hợp nhất lại với nhau trong một loại hình nghệ thuật tổng hợp: nghệ thuật ĐPT. Thừa hưởng sự phát triển nhanh và vượt bậc của CNTT đặc biệt trong lĩnh vực ảnh KTS, khuynh hướng hiện thực trong tranh KTS ngày càng phát triển. Trên thế giới, tranh KTS khuynh hướng hiện thực thường chú ý đến những đối tượng có thật, tồn tại thật trong đời sống. Họa sĩ sử dụng hình ảnh thật như là những chất liệu nghệ thuật trong quá trình sáng tạo xây dựng nhân vật, tính cách, hoặc những hiện tượng tâm lý... đơn cử như trong tác phẩm Milf Hunter của Mateusz Michalski [PL.2, H.51]. Sự sáng tạo này bằng nghệ thuật khái quát, điển hình hoá cao và nghệ thuật phân tích tư tưởng, tâm lí một cách sâu sắc. Họa sĩ KTS ở Việt Nam theo đuổi khuynh hướng nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác nhằm cung cấp cho công chúng thưởng thức những bức tranh chân thực, sống 76 động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh [PL.2, H.78], [PL.2, H.93]. Đa số họa sĩ theo khuynh hướng này đều có tinh thần dân tộc. Nhiều người đã sáng tạo được những nhân vật điển hình mang dấu ấn rất đậm của xã hội và đương thời [PL.2, H.121]. Một số họa sĩ có khuynh hướng phê phán các biểu hiện xấu xa, tiêu cực trong đời sống xã hội… Đó là những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống ở các thời đại, chứa đựng những hi vọng và ước mơ của người dân về cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, diễn tả một cách chân thật hiện thực khách quan của cuộc sống. Khi bàn về hội họa Việt Nam đương đại, nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương nhận định: Các thực hành nghệ thuật đương đại ở Việt Nam đã chạm tới những vấn đề phức tạp như: tự do và giới tính, con người và bản năng, triết lý nhân sinh, ô nhiễm môi trường, chiến tranh bạo lực, đạo đức xã hội..., là những vấn đề trước đây không dễ nhìn thấy ở nghệ thuật hiện đại, cũng như không dễ gì thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc thuần túy. Các thực hành này mang màu sắc văn hóa xã hội riêng của Việt Nam [37, tr.63-64]. Tranh KTS theo khuynh hướng Hiện thực ở Việt Nam thường linh hoạt, nó có thể kết hợp với một phần của cổ điển, đương đại, hình ảnh thực tế, hoặc độc lập như một phong cách độc đáo riêng biệt như trong tác phẩm Slumscraper của Trương Huyền Đức [PL.2, H.55]. Thực tế, các họa sĩ KTS ở Việt Nam thường kết hợp hiện thực với các phương pháp sáng tác khác. Có những tác phẩm sử dụng yếu tố lãng mạn, kì ảo như tác phẩm Dance of the month của Đăng Khoa [PL.2, H.56]. Ngược lại, có những tác giả sử dụng những biện pháp sáng tác dựa vào cái kì ảo và kinh dị nhưng tác phẩm lại mang xu hướng hiện thực… như tác phẩm Ông già Bán nước ở phố Mai Xuân Thưởng của tác giả Đặng Hồng Quân [PL.2, H.57], Chuồn chuồn vàng của tác giả Ngụy Thùy Ngân [PL.2, H.60]. 77 Tranh KTS theo khuynh hướng Hiện thực hoà lẫn với những nét biểu trưng huyền thoại hoặc lãng mạn rất tinh tế, làm cho các tác phẩm mỹ thuật KTS rất gần gũi với thiên nhiên, con người, thời đại, đồng thời làm nổi lên được chất triết lí và niềm khát vọng của người dân như tác phẩm Bờ kênh của Nguyễn Hoàng Tuấn [PL.2, H.61]… Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả xây dựng những tác phẩm về đời sống nông thôn với hình ảnh của người nông dân quen thuộc và gần gũi, vẽ tranh phong cảnh, sinh hoạt, tranh chân dung và tranh tĩnh vật... chẳng hạn như tác phẩm Chân dung ông nội của Đào Quang Huy [PL.2, H.58], Chân dung của Nguyễn Thanh Nhàn [PL.2, H.111]… Hiện nay, sáng tác theo khuynh hướng Hiện thực ngày càng phát triển khi nhiều họa sĩ KTS ở Việt Nam theo xu hướng “phóng sự”, sử dụng hình ảnh chụp kết hợp với hội họa theo hướng hiện thực, đưa hình tượng con người vào trung tâm cuộc sống, đơn cử như các tác phẩm Thoát của Lê Quang Dũng [PL.2, H.59]… 2.2.2. Khuynh hướng Ấn tượng Trong lối vẽ phong cảnh theo khuynh hướng Ấn tượng, có thể thấy các họa sĩ dùng các nét vẽ ngắn, quệt màu đa dạng để nắm bắt cái cảnh quan toàn diện của cảnh vật. Họ thường cũng không chú ý nhiều đến chi tiết của từng đối tượng được thể hiện trên tranh. Họa sĩ Ấn tượng đánh giá rất cao việc vẽ ngoài trời và họ hoàn tất bức tranh ngay tại chỗ trước khi điều kiện ánh sáng thay đổi [20]. Đa số giới họa sĩ Ấn Tượng vẽ bằng sự tương phản của màu sắc như trong tác phẩm Market của Henk Dowson [PL.2, H.64]. Trên thế giới, tranh KTS theo khuynh hướng Ấn tượng thường tập trung vào việc dùng màu sắc để diễn tả ánh sáng như trong tác phẩm Beach của Henk Dowson [PL.2,H.10]. Hơn nữa, các họa sĩ Ấn Tượng cũng từ bỏ luôn truyền thống cổ điển trong cấu trúc tác phẩm. Với sự hỗ trợ của các phần mềm, họa sĩ KTS Việt Nam khi sáng tác có 78 thể tạo ra những bảng màu tươi sáng không hạn chế giữa các màu với nhau nhằm tập trung vào sự thay đổi độ sáng trong tranh theo trường phái Ấn tượng. Do đặc điểm của họa phái Ấn tượng, các tác phẩm mỹ thuật KTS được họa sĩ Việt Nam vẽ rất nhanh nhằm ghi lại một cách tổng quan khung cảnh hoặc nhân vật cần diễn đạt và nó được thể hiện một góc nhìn mới, rất ít chi tiết. Phương pháp sáng tác này hoàn toàn khác với khuynh hướng hội họa hiện thực, tuy các họa sĩ thường chọn chủ đề về cuộc sống đương thời. Yếu tố ánh sáng và khung cảnh ngoài trời luôn được họa sĩ vẽ với tông màu sáng dịu và tinh khiết, chẳng hạn như trong tác phẩm Sân vườn của Trương Huyền Đức [PL.2, H.62]… Về kỹ thuật thể hiện, họa sĩ KTS ở Việt Nam theo đuổi khuynh hướng Ấn tượng thường rất đa dạng trong phong cách và kỹ thuật thể hiện. Họa sĩ vẽ những nét cọ ngắn thể hiện những mảng màu trên toàn bộ bề mặt tranh, tạo ra một cảm giác chuyển động và chiều sâu của tác phẩm. 2.2.3. Khuynh hướng lập thể Trên thế giới, họa sĩ theo khuynh hướng Lập thể đã gạt bỏ tư tưởng coi nghệ thuật là sự mô phỏng thiên nhiên (tư tưởng đã từng chi phối hội họa và điêu khắc châu Âu thời Phục hưng) [20]. Họ không nhìn sự vật từ một góc nhìn duy nhất, họ phủ nhận cách biểu hiện đối tượng một cách cụ thể. Họ luôn đề cao tư duy lí trí và cách nhìn chủ quan, nhấn mạnh vẻ đẹp của đối tượng với lối diễn tả nhấn mạnh vào những hình khối hình học, như trong tác phẩm The new Empires của Ty Wilkins [PL.2, H.67] hay trong tác phẩm We and The color của Nady Azhry [PL.2, H.48]. Trong tác phẩm Lập thể, các đối tượng được chia nhỏ, phân tích và tái lắp ráp lại một hình thức khác, thay vì đối tượng miêu tả từ một điểm, các nghệ sĩ mô tả chủ đề từ vô số các góc nhìn khác nhau, đại diện cho chủ đề trong một bối cảnh lớn hơn, các bề mặt cắt nhau tại các góc dường như ngẫu nhiên, loại bỏ mọi cảm giác gắn kết của chiều sâu. Không gian và đối tượng xuyên thấu qua nhau để tạo ra các không 79 gian phẳng, mơ hồ như trong tác phẩm Picasso Meets Photoshop của Maru Reside [PL.2, H.65]. Theo khuynh hướng Lập thể trên thế giới, tranh KTS ở Việt Nam cũng được các họa sĩ vẽ các nhân vật và đối tượng trong tác phẩm là những thành phần hình học. Đơn cử khảo sát tranh Phong cảnh Hà Nội của Nguyễn Đức Lợi [PL.2, H.129] các đối tượng trong tác phẩm là khái niệm thay vì là nhận thức thực tế. Họa sĩ bóp méo và làm biến dạng các đối tượng trong thế giới tự nhiên. Trong tranh theo khuynh hướng Lập thể, các đối tượng cũng được bố cục chồng chéo, đan xen nhau trong một không gian nhất định của tác phẩm; không gian của tác phẩm được diễn đạt đồng hiện ở nhiều thời điểm khác nhau với nhiều góc nhìn khác nhau như trong tranh Nỗi ám ảnh [PL.2, H.68] hay Đồng quê [PL.2, H.73]… 2.2.4. Khuynh hướng Siêu thực Nếu khuynh hướng Hiện thực chủ yếu mô tả và biểu đạt các đối tượng từ thế giới xung quanh và khuynh hướng Trừu tượng diễn đạt thế giới tinh thần mà không cần dùng đến các đối tượng cụ thể, thì các họa sĩ theo khuynh hướng Siêu thực lại muốn kết nối giữa thế giới trừu tượng của tinh thần với thế giới hiện thực của các đối tượng cụ thể. Thông qua thế giới tự nhiên, họ gửi gắm những ẩn ý sâu thẳm của người nghệ sĩ. Có thể nói rằng Siêu thực là khuynh hướng nghệ thuật đặt “phi lý tính” lên trên “lý tính”. Khuynh hướng này chủ trương giải phóng con người khỏi những “ràng buộc” của xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế và tôn giáo... chẳng hạn như trong loạt tác phẩm Tales From Lost Autumn Days [PL.2, H.42], The remembrances of the Soul [PL.2, H.38] và The Old Cloud [PL.2, H.39] của tác giả Michael Vincent Manalo. Đa số các tác phẩm của họa sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, đúng hay sai 80 như trong tác phẩm Time picture của Gediminas Pranckevicius Imperioli [PL.2, H.70], hay Comic fiesta của Chong Fei Giap [PL.2, H.45]. Họa sĩ Siêu thực ở Việt Nam cố gắng diễn tả tiềm thức bằng cách biểu đạt các vật thể, sự vật và hiện tượng diễn ra như thể chúng được thấy trong những giấc mơ. Đôi khi nó được mô tả theo phong cách vẽ có rất nhiều chi tiết, trong đó họa sĩ cố gắng vẽ tác phẩm thành bức ảnh thật chi tiết như trong tác phẩm Ngày mưa của tác giả Nguyễn Hoàng Gia [PL.2, H.86], Ký sinh trùng của tác giá Đặng Mỹ Linh [PL.2, H.116]… Ngoài ra, họa sĩ Việt Nam khi sáng tác theo khuynh hướng hội họa này thường tạo ra những chủ thể rất bình dị được đặt trong một bối cảnh bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một sức sống mới, ý nghĩa mới, như tồn tại trong mơ cùng những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực, đơn cử như trong tác phẩm Lý tưởng về một thế giới không có thật của Duy Bảo [PL.2, H.69]… 2.2.5. Khuynh hướng Trừu tượng Tranh theo khuynh hướng trừu tượng thường được họa sĩ giản lược tối đa các hình tượng quen thuộc của thế giới hiện thực xung quanh. Nếu như trường phái Hiện thực, Lập thể hay Siêu thực đều dùng cách diễn đạt hình thể của thế giới hiện thực xung quanh để biểu đạt cảm xúc thì Trừu tượng lại bắt đầu từ cảm xúc của người nghệ sĩ, sau đó được họa sĩ biểu đạt những cảm xúc đó thông qua ngôn ngữ “phi hình thể” của nghệ thuật thị giác. Trên thế giới, họa sĩ khi vẽ hội họa trừu tượng không nhìn sự vật từ một góc nhìn duy nhất, đồng thời cũng không biểu hiện đối tượng một cách cụ thể. Khuynh hướng Trừu tượng đề cao cách nhìn chủ quan của người nghệ sĩ. Vẻ đẹp của đối tượng được họa sĩ diễn tả bằng những hình khối hình học, thậm chí chúng bị bóp méo hoặc được cường điệu lên. Đa số các tác phẩm trừu tượng chỉ là: những mảng màu sắc; hình dạng, nét vẽ đậm nhạt, gãy cong rất đa dạng... Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng là sự phát huy yếu tố biểu đạt của 81 đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện ý tưởng hay cảm xúc, hoặc họa sĩ có thể khai thác tối đa những tác dụng về mặt tâm lý của các yếu tố thị giác: đường nét, hình mảng, khối, màu sắc, chất liệu... như trong tác phẩm Fragment của họa sĩ Tim Henderson [PL.2, H.99], hay tranh Bão biển của Phạm Đỗ Đồng [PL.2, H.24]. Một số họa sĩ Việt Nam vẽ tranh KTS khuynh hướng Trừu tượng cũng thường sử dụng ngôn ngữ nội hàm của các yếu tố thị giác nhằm gợi lên những cảm nhận của họa sĩ trước một đối tượng cụ thể, đơn cử như tác phẩm Trừu tượng 1 của Phan Phương [PL.2, H.27]. Thưởng thức các tác phẩm trừu tượng, có thể cảm nhận được những rung cảm nội tâm của họa sĩ, như trong tác phẩm Trừu tượng của Lâm Huỳnh Lân [PL.2, H.25], Trừu tượng của Nguyễn Xuân Thành [PL.2, H.14] hay tác phẩm Không đề của tác giả luận án [PL.2, H.115]... 2.2.6. Khuynh hướng Pop Art Pop art (viết tắt của chữ popular art: nghệ thuật đại chúng) là trào lưu mỹ thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng của thời đại công nghiệp. Nó ra đời vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX và gắn liền với các đô thị lớn, đặc biệt với những hình thức thông tin mới như truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, truyện tranh… … Pop Art tìm về với đời sống hiện thực, đưa những gì tầm thường hàng ngày nhất vào nghệ thuật, qua đó thông tục hóa, bình dân hóa, kể cả phi thẩm mỹ hóa nghệ thuật. Châm biếm, giễu nhại, chiết trung, chắp vá, đùa cợt, khiêu khích là những thái độ Pop Art thường áp dụng để phản tỉnh người xem [37, tr.56]. Họa sĩ theo khuynh hướng Pop Art thường sử dụng những hình ảnh và ý tưởng chọn lọc từ văn hóa đại chúng - như phim ảnh, truyện tranh, quảng cáo và đặc biệt là truyền hình... Họ thường sử dụng màu sắc đậm tươi sáng và 82 phong cách đơn giản [50]. Một số họa sĩ KTS ở Việt Nam theo khuynh hướng Pop cũng thường kết hợp các đối tượng bình thường hàng ngày tạo ra một phong cách trẻ trung và thú vị. Nó được tạo ra để có thể tiếp cận được đến tất cả mọi người trong xã hội, hấp dẫn đại bộ phận công chúng trẻ, làm cho tranh KTS ở Việt Nam dễ tiếp cận hơn. Pop art được thể hiện nhiều thông qua nghệ thuật vector, cắt dán kỹ thuật số, trang trí, chỉnh sửa hình ảnh, quảng cáo đồ họa ứng dụng, truyện tranh, graffiti... chẳng hạn như Lonely của Nguyễn Huyền Trang [PL.2, H.53] hay Tiếng ồn của Đỗ Thái Thanh [PL.2, H.108]. Họa sĩ sử dụng màu sắc tươi sáng, đường nét đậm [PL.2, H.77], nghệ thuật chữ, và nhiều mặt hàng hằng ngày để tạo ra những mảng miếng mang tính biểu tượng và đáng nhớ của nghệ thuật. Mỉa mai, châm biếm và sự chế nhạo là những khía cạnh nổi bật của phong trào nghệ thuật Pop art ở Việt Nam. Có thể nói khuynh hướng Pop art gần gũi công chúng Việt Nam hơn so với khuynh hướng Siêu thực và Lập thể. 2.2.7. Khuynh hướng Hiện thực huyền ảo Tranh KTS khuynh hướng hiện thực huyền ảo ở Việt Nam thường có những yếu tố ảo cấu thành bộ phận tự nhiên của môi trường hiện thực thế tục chẳng hạn như tác phẩm Giấc mơ trưa [PL.2, H.72]. Tác phẩm Hiện thực huyền ảo thường sử dụng những vật thể được mô tả một cách siêu thực. Họa sĩ thường hư cấu đề tài và chủ đề như trong tác phẩm Swarm của Phạm Thiên Bảo [PL.2, H.76]. Trong tranh luôn tồn tại một cái gì đó xa xăm, không tưởng, giống như một loại giấc mơ nào đó như tác phẩm Giấc mơ biển [PL.2, H.71]. Đặc điểm của tranh KTS thể loại này ở Việt Nam thường là sự pha trộn, cái có thật với cái tưởng tượng được đặt cạnh nhau như trong tranh Giấc mơ bất động sản [PL.2, H.96]… Ngoài ra họa sĩ KTS Việt Nam theo khuynh hướng này còn thể hiện 83 những giấc mơ hỗn hợp, chuyện thần tiên và thần thoại, sự diễn tả siêu thực và biểu hiện, những kiến thức thần bí, yếu tố tạo sự ngạc nghiên, gây sốc đột ngột, sự khủng khiếp như trong tranh Perishing Smile của Trần Minh Kiên [PL.2, H.75]. 2.2.8. Những khuynh hướng khác 2.2.8.1. Mỉa mai, châm biếm Tranh KTS ở Việt Nam thường sử dụng tính châm biếm để tạo ra một hiệu ứng dí dỏm trong truyện tranh hoặc cũng có thể được kết hợp với biếm họa như trong tác phẩm Mr. Santa quậy ở Việt Nam của tác giả Vũ Huy Anh [PL.2, H.117], nhân vật Santa được tác giả miêu tả châm biếm với một phối cảnh bất ngờ tạo ra tính chất hài hước cho tác phẩm. Họa sĩ KTS Việt Nam cũng thường xuyên sử dụng tính hài hước như là một thủ pháp trong sáng tác tạo hình. Họ thường sử dụng cách miêu tả cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa nào đó. Chẳng hạn như trong tác phẩm Mona Lisa [PL.2, H.113] tác giả sử dụng hình ảnh của nàng Mona Lisa (nhân vật nổi tiếng trong tranh La Joconde của Leonardo da Vinci), với cánh diễn tả bóp méo hình ảnh và làm biến dạng đôi mắt được cho là bí ẩn của Mona Lisa nhằm tạo nên sự bất ngờ và tương phản với ý niệm của người xem về vẻ đẹp của Mona Lisa. Điều này đã tạo cho người xem một bất ngờ thú vị thông qua bút pháp châm biếm của tác giả. Bên cạnh cách tạo hình châm biếm, tác giả có thể sử dụng những góc nhìn khác để châm biếm mang tính chất đùa cợt và khôi hài. Như trong tác phẩm Mr. Santa quậy ở Việt Nam [PL.2, H.117] tác giả “kể” cho người xem về một phần cuộc hành trình của ông già Noel (Mr. Santa) khi ở Việt Nam bằng cách bố cục khá đơn giản, bút pháp nhẹ nhàng mang phong cách truyện tranh. Thông qua đó, tác giả cũng đã phản ánh được những tệ nạn thường thấy ở Việt Nam qua góc nhìn hài hước và châm biếm. 84 2.2.8.2. Cóp nhặt Khi sáng tác theo khuynh hướng Cóp nhặt, tác giả kết hợp hoặc “cắt dán” nhiều yếu tố vào nhau. Cóp nhặt có thể biểu hiện cho sự hỗn độn, tính đa khía cạnh thông tin của xã hội hiện đại hiện nay [54]. Họa sĩ có thể kết hợp nhiều thể loại với nhau nhằm tạo ra một bố cục về một sự vật, hiện tượng như trong tác phẩm Phong cảnh Hà Nội của Nguyễn Đức Lợi [PL.2, H.129] cắt hình phố Hà Nội từ tranh của danh họa Bùi Xuân Phái để bố cục theo một cách khác mang chủ đề và ý tưởng khác. Ở Việt Nam hiện nay, các tác giả cũng có khuynh hướng sử dụng những hư cấu, thần tiên, tưởng tượng, cóp nhặt để sáng tạo tác phẩm khoa học viễn tưởng... Ngoài những tác phẩm được sáng tác theo khuynh hướng “cóp nhặt” ở Việt Nam hiện nay, họa sĩ KTS thường hay pha trộn đa dạng thể loại với nhiều yếu tố khác nhau. Nhiều chi tiết được pha trộn, tương tác giữa các nhân vật có thật trong lịch sử với những nhân vật hư cấu như trong tác phẩm God is a girl của Ngụy Thùy Ngân [PL.2, H.84]… 2.2.8.3. Bóp méo thời gian Thể hiện bằng sự phân mảnh và cách diễn đạt thời gian phi tuyến tính. Chẳng hạn như trong tác phẩm Phong cảnh Hà Nội của Nguyễn Đức Lợi [PL.2, H.129], tác giả đã khéo léo lắp ghép những hình ảnh những ngôi nhà ngói cổ trong tranh của danh họa Bùi Xuân Phái theo một trật tự mới, những hình mảng phẳng đan xen nhau ngả nghiêng dưới đường tầm mắt. Chúng được kết hợp với những nét thẳng đứng mạnh bạo phía bên trên gợi cho người xem một khung cảnh phố Hà Nội vừa như rất cổ kính nhưng lại vừa như rất hiện đại. Công chúng không thể xác định được hình ảnh Hà Nội trong tác phẩm ở khoảng thời gian nào. Khảo sát tranh Giấc mơ trưa của tác giả luận án [PL.2, H.72], tác giả sử dụng những mảng hình ảnh rời rạc, ghép với nhau tạo không gian nửa thực nửa ảo. Người xem không thể phân biệt rõ ràng đâu là 85 trời, là đất, là mây, là nước và lúa… Không gian và thời gian, thực và ảo, mơ và tỉnh hòa quyện với nhau tạo nên chủ đề cho tác phẩm. 2.2.8.4. Tối giản luận Khuynh hướng Tối giản luận (Minimalism) thể hiện sự tập trung vào việc mô tả bề mặt [95]. Nó chỉ đại diện cho cái cơ bản nhất, thiết yếu nhất với những hình mảng cần thiết, thể hiện cụ thể, rõ ràng qua sự tiết giản đến mức tối đa những tín hiệu thị giác. Những yếu tố tối giản đã kích thích trí tưởng tượng của người xem trong quá trình cảm nhận tác phẩm, như trong tác phẩm The Great Escape của Raduluchian [PL.2, H.80]. Khuynh hướng này ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những họa sĩ thiết kế mỹ thuật công nghiệp, với chủ trương “Less is more” (ít hơn có nghĩa là nhiều hơn) trong những bản thiết kế đồ họa hiện đại. Đi ngược lại các chuẩn mực truyền thống về việc làm phong phú không gian tranh, phong cách này hướng đến việc loại bỏ tối đa các yếu tố thừa nhằm giữ lại một không gian trống như trong tác phẩm Minimal của Jon Grasty [PL.2, H.81]. Một số họa sĩ Việt Nam khi sáng tác theo khuynh hướng này thường phải tuân thủ theo nguyên tắc chủ đạo được gói gọn trong hai chữ “hạn chế”. Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí các yếu tố thị giác, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ cũng như công năng của tác phẩm. Họa sĩ sử dụng hạn chế về màu sắc trong bố cục là đặc trưng của khuynh hướng này. Thông thường tranh có không quá ba màu nhằm hướng sự chú ý của người xem vào những điểm nhấn quan trọng của tác phẩm. Có thể thấy rõ điều này trong bức tranh Tay của tác giả Vương Mạnh Hải [PL.2, H.82]. 2.2.8.5. Tối đa luận Khuynh hướng Tối đa luận (Maximalism) chứa mọi nhân tố của thuật ngữ đa mục đích như chủ nghĩa biểu hiện (expressionism), chẳng hạn như tác 86 phẩm nghệ thuật tradigital art Centralized Division [PL.2, H.119] của tác giả Ema Harris Sintamarian. Tối đa luận thường đối lập với khuynh hướng Tối giản luận (Minimalism). Ở Việt Nam hiện nay, họa sĩ vẽ tranh KTS theo khuynh hướng này thường miêu tả tính chất dư thừa trong hiển thị chẳng hạn như trong tranh Chân dung của Hoàng Mạnh Duy [PL.2, H.83]. Bên cạnh đó, họa sĩ cũng có thể ám chỉ tất cả những gì gọi là phức tạp, phô trương quá mức như trong tranh Lonely của Nguyễn Huyền Trang [PL.2, H.53]… 2.2.8.6. Nghệ thuật Ý niệm Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual art), là nghệ thuật trong đó các Ý niệm hoặc ý tưởng tham gia vào tác phẩm. Trong đó, ý tưởng được ưu tiên hơn tính thẩm mỹ và chất liệu truyền thống. Đôi khi tác phẩm nghệ thuật Ý niệm được gọi là sắp đặt KTS [PL.2, H.85]. Nhà Phê bình Mỹ thuật Nguyễn Quân nhận định về nghệ thuật đương đại ở Việt Nam hiện nay như sau: “Xã hội thông tin, toàn cầu hóa và truyền thông hóa làm cho các ngành nghệ thuật tách biệt nhau đan hòa vào nhau, tính đại chúng và tính cộng đồng, sức mạnh của ý niệm, ý tưởng được đặt trước tính thẩm mỹ” [37, tr.95]. Trong nghệ thuật Ý niệm, chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật thường mâu thuẫn lẫn nhau. Mục đích của các nghệ sĩ Ý niệm là nhanh chóng khám phá những ý tưởng và để truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả nhất. Do đó, nghệ thuật Ý niệm là một phần của quá trình sản xuất lớn. Thông thường, các dự án sẽ thuê họa riêng biệt để tạo ra một số ý niệm nghệ thuật cho quảng cáo và tiếp thị sử dụng. Ở Việt Nam, nghệ thuật Ý niệm được coi như là một hình thức minh họa nhằm truyền đạt những ý tưởng của họa sĩ, nhà thiết kế trong những chiến dịch quảng cáo sản phẩm, trong những phim, hoạt hình hoặc truyện tranh... đơn cử như tranh Cloudy của Vương Lê [PL.2, H.92]. Nói cách khác, nó nhằm mục đích thị giác hóa, định hình những “sản phẩm thẩm mỹ” dự định 87 trong tương lai. Hầu hết các nỗ lực sáng tạo đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều người, chính vì vậy mà nó ít mang tính sáng tạo cá nhân như trong tranh Ngày mưa của Nguyễn Hoàng Gia [PL.2, H.86]. 2.2.8.7. Khuynh hướng “Faction” Những họa sĩ KTS Việt Nam sáng tác theo khuynh hướng này thường dùng chủ đề tác phẩm dựa trên sự kiện có thật. Người vẽ có xu hướng làm mờ ranh giới giữa thực tế và hư cấu đến mức độ gần như không thể biết sự khác biệt giữa chúng. Như trong tranh Hàng Chiếu của nhóm 3D Hà Nội [PL.2, H.88], Bạn bè [PL.2, H.90], Trần Hưng Đạo của Phan Vũ Linh [PL.2, H.89] và God is a girl của Ngụy Thùy Ngân [PL.2, H.84]. 2.2.8.8. Khuynh hướng điều khiển học Thông qua sự tích hợp với công nghệ, một sinh vật “lạ” được tăng cường khả năng của nó trở thành những nhân vật siêu nhiên như trong tranh Corrosion của Vương Lê [PL.2, H.127] hay tác phẩm Ký sinh trùng của Đặng Mỹ Linh [PL.2, H.116]. Cái gọi là “người máy” cũng là một tính năng phổ biến của khoa học viễn tưởng [46]. Trong một số tranh KTS ở Việt Nam hiện nay, họa sĩ cũng tích hợp hình ảnh con người với công nghệ với nhau. Do đó, máy móc và thiết bị đang trở nên phổ biến hơn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Hiện nay, đa số tác phẩm theo khuynh hướng Điều khiển học đều chủ yếu gia công cho các công ty quảng cáo hoặc hoạt hình của nước ngoài… 2.2.8.9. Khuynh hướng Viễn tưởng Khuynh hướng này là một thể loại khoa học về tương lai gần và thường được thiết lập trong xã hội hậu công nghiệp. Trọng tâm của tác phẩm theo khuynh hướng này được mô tả là “công nghệ cao và cuộc sống thấp”. Nó thường liên quan đến hacker, trí tuệ nhân tạo, và các tập đoàn lớn. Chủ đề viễn tưởng có thể thấy phổ biến trong hoạt hình anime và manga Nhật Bản. Ở Việt Nam, khuynh hướng này đang phát triển mạnh bởi lẽ nó rất gần với 88 những đề tài trong nghệ thuật Ý niệm (Concept art), khảo sát trong tranh Fantasy của tác giả Trương Huyền Đức [PL.2, H.28] hay Ngày mưa của tác giả Nguyễn Hoàng Gia [PL.2, H.86], chúng ta thấy được một không gian hoàn toàn được giả lập thông qua phần mềm vi tính. Không gian nền là cả một thành phố với những tòa nhà cao ốc chọc trời hiện lên một cách mờ nhạt và tương phản với phần tiền cảnh là hình ảnh một phi thuyền với cấu trúc siêu tối tân… 2.2.8.10. Phân mảnh Đó là dạng phối kết ghép nối hỗn hợp phong cách “truyền thống” và “hiện đại” với nhau để tạo nên một cấu trúc nhất định. Nó chuyển tải một thông điệp ẩn thay cho những thông điệp rõ ràng tới người xem. Từ những mảnh vỡ lắp ghép một thực tại giống như tấm kính vạn hoa mang đầy tính chắp vá. Một phương thức khác để sáng tạo là phá vỡ cấu trúc tác phẩm thành những mảnh nhỏ, phân chia bằng những khoảng trống, những hình ảnh hoặc biểu tượng. Một số tác giả còn đi xa hơn nữa khi phân mảnh cả chính chất liệu của tác phẩm với những hình vẽ, kiểu chữ, hoặc những phương tiện biểu đạt hỗn hợp. Trong những khoảng trống (khoảng nghỉ mắt - nơi không vẽ gì), họ có thể đưa ra những chất liệu hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung tác phẩm. Fredric Jameson chú giải trong bài viết Postmodernism and Consumer Society (Chủ nghĩa Hậu hiện đại và xã hội tiêu dùng) có đề cập: “nghệ sĩ thời nay sẽ không còn khả năng phát minh ra những phong cách mới… họ chỉ có thể thực hiện được một số có giới hạn những cách kết hợp mới; những cách độc đáo nhất cũng đã được nghĩ ra rồi” (Fredric Jameson, 1983). Một số họa sĩ KTS ở Việt Nam cũng thường có khuynh hướng tổng hợp từ những phong cách, trường phái đang hiện hữu đan xen nhau trong lịch sử nghệ thuật, và kết hợp chúng lại với nhau bằng những kỹ thuật và thủ pháp khéo léo nhằm tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. 89 Họa sĩ sử dụng những mảnh vụn rời rạc của hình ảnh và của cấu trúc nhân vật để bố cục trên tranh tiếp nối, đan xen nhau. Sự phân mảnh có thể xuất hiện trong cấu trúc của bố cục và hình ảnh. Với lối vẽ sử dụng “phân mảnh”, phần lớn tác giả sử dụng những mảnh hình ảnh có sẵn, đôi khi bố cục một cách rối loạn và méo mó không theo một quy tắc chuẩn mực của bố cục chẳng hạn như trong tranh Lonely [PL.2, H.53] tác giả Nguyễn Huyền Trang đem yếu tố ngẫu nhiên vào tiến trình xây dựng tác phẩm. Ngoài ra, họa sĩ cũng có thể sử dụng nghệ thuật cắt dán ảnh tạo nên tính “phân mảnh” cho tác phẩm của mình đơn cử như trong tác phẩm Nỗi ám ảnh [PL.2, H.68],... 2.2.8.11. Hoang tưởng Thuật ngữ này được dùng để miêu tả một loại bệnh tâm thần. “Hoang tưởng” là quá trình suy nghĩ bị ảnh hưởng nặng do sự lo âu, sợ hãi. Chẳng hạn như trong tác phẩm Nỗi ám ảnh [PL.2, H.68] tác giả đã sử dụng đan xen những mảng màu đỏ - đen, sáng - tối tạo cảm giác sâu thẳm, kết hợp với những đường nét chuyển động quay cuồng mạnh mẽ, hình ảnh lúc ẩn lúc hiện, lúc sáng lúc tối, hòa quyện với nhau tạo cho người xem cảm giác lo âu, sợ hãi. Cũng theo khuynh hướng này là một số tác phẩm khác như Giấc mơ trưa [PL.2, H.72], Nỗi ám ảnh của sự sợ hãi [PL.2, H.87], hoặc sự ám ảnh được thể hiện một cách nhẹ nhàng hơn như trong tác phẩm Nature Boy của Thiên Bảo [PL.2, H.126]… Tại Việt Nam hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều những thử nghiệm sáng tạo, tìm kiếm ngôn ngữ tranh KTS mới, vừa phù hợp với sự phát triển chung của dân tộc và thời đại đồng thời vừa thể hiện được tài năng của nhiều họa sĩ Việt Nam. Thông qua khảo sát một số khuynh hướng sáng tác của hội họa KTS ở Việt Nam, dễ dàng nhận thấy rằng đề tài, nội dung của các tác phẩm là những vấn đề tương đồng với hội họa giá vẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, họa sĩ KTS lại cách tân tác phẩm của mình bằng phương thức mới, được lồng 90 ghép nhiều ý nghĩa về nhân sinh quan. Sự đa dạng trong lối thể hiện với cách tạo hình khác nhau khiến cho tranh KTS trở nên sinh động hơn, thu hút. Những đề tài về hạnh phúc gia đình, đời sống xã hội, chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… hoặc là những tác phẩm về truyền thống, cái thiện, cái ác, môi trường sống… được các họa sĩ KTS thể hiện bằng cái nhìn nhân văn, hóm hỉnh và trẻ trung qua nhiều thể loại: hội họa, đồ họa, biếm họa, minh họa... 2.3. Đặc trưng tạo hình trong tranh kỹ thuật số ở Việt Nam Ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS chính là ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật thị giác. Đó chính là tạo hình bằng các yếu tố thị giác như: chấm điểm, đường nét, hình mảng, màu sắc… Mục tiêu của họa sĩ KTS khi vẽ tranh là làm sao thể hiện được điều mình muốn nói bằng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật thị giác. Qua đó, người xem có thể “đọc” được, “hiểu” được và “cảm nhận” được, những ý tưởng, cảm xúc mà tác giả muốn đem đến. Tuy nhiên, Karl Marx và Friedrich Engels đã chứng minh rằng tồn tại xã hội sẽ quyết định ý thức xã hội, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất. Công việc tạo hình trong tranh KTS nảy sinh từ trong lòng xã hội và do đó cũng tuân theo những quy tắc của xã hội. Có những đặc điểm giống nhau, mang tính quy luật đối với những tác phẩm được sáng tác trong những thời điểm nhất định vào một giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội. Tranh KTS ở Việt Nam cũng ẩn chứa đằng sau nó những đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của họa sĩ Việt và được thể hiện ra bên ngoài thông qua tác phẩm bằng sự trợ giúp của công nghệ KTS tiên tiến. Sau đây là một số đặc điểm của tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam hiện nay: Một là, ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam được vẽ với lối tạo hình cách điệu nhẹ nhàng, thuận mắt, cách “nói” ẩn ý, tế nhị và pha chút thâm sâu cho dù tác phẩm được thể hiện dưới hình thức đồ họa trang trí. Có thể thấy rõ điều này khi khảo sát tranh Khoảng lặng của Ngọc Hạnh [PL.2, 91 H.29], tác giả đã khéo sử dụng những mảng màu phẳng và đường nét chuyển động tạo sự nhẹ nhàng, uyển chuyển (động) dẫn dắt mắt của người xem hướng vào nhân vật chính (tĩnh) của tranh. Toàn bộ tranh được tiết giản về màu sắc (chỉ dùng các mảng phẳng) với sắc độ sáng và đậm. Những chùm quả tròn xanh được tạo hình nhỏ vừa đủ để tạo nên hiệu quả nhấp nháy, nhịp điệu như những nốt nhạc vương trên khuôn nhạc. Chúng tạo nên cảm giác vừa nhẹ nhàng, vừa tinh tế nhưng lại vẫn tạo ra nhịp điệu cho tranh. Toàn bộ tranh gợi cho người xem cảm giác nhẹ nhàng bởi tính đồ họa trang trí của nó. Bên cạnh lối vẽ nhẹ nhàng, uyển chuyển, tranh KTS Việt Nam thường có cấu trúc bố cục âm dương. Đơn cử tính âm dương thể hiện rõ trong tranh Tay của tác giả Vương Mạnh Hải [PL.2, H.82]. Chỉ với hai mảng màu chính (nóng và lạnh), kết hợp với họa tiết tạo hình đơn giản của hai bàn tay được bố cục theo kiểu đăng đối âm - dương, đã tạo cho tranh sự mạch lạc, súc tích. Tính chất âm dương thể hiện rõ ở cách sử dụng tương phản nóng - lạnh của màu nền, âm dương của hướng tay từ trên xuống - dưới lên, âm dương của bàn tay nắm - tay xòe và âm dương của bàn tay nam - tay nữ… Trong tác phẩm Bỏ rơi của Nguyễn Trung Trực [PL.2, H.18], cũng với thủ pháp “chơi chữ”: dùng nghệ thuật chữ (typography) kết hợp với kiểu bố cục âm dương tương phản về hình thức và cấu trúc của không gian nền (phần trên và dưới), cũng như việc xử lý giữa phần tĩnh - động trong tranh, tác giả đã thể hiện tốt nội dung của tác phẩm. Các nhân vật trong tranh mặc dù ở các góc xa nhau nhưng vẫn có được sự liên hệ với nhau thông qua hướng và động tác của họ (ngồi, đứng, rơi…) Hai là, bố cục tạo hình các yếu tố thị giác trong tranh KTS ở Việt Nam chủ yếu dàn hình và mảng trên mặt tranh, ít phô diễn nhiều ảo giác ánh sáng và bóng tối. Cách biểu hiện vừa nhẹ nhàng, vừa tạo nên sự tập trung thị giác vào nhân vật, điểm chính của bố cục để rồi người xem tưởng tượng thêm 92 những gì có thể có và cần thiết của bối cảnh xung quanh. Chính điều này sẽ khuyến thích người xem cùng sáng tạo với họa sĩ. Khảo sát tranh Song ngư của tác giả Phan Thị Sao Mai [PL.2, H.63] ta thấy các hình mảng phẳng đan nhau chỗ dày chỗ thưa, chỗ trắng chỗ đen, chỗ to chỗ nhỏ tạo cho người xem cảm thấy hình ảnh rất chi tiết nhưng thực tế lại không chi tiết, bởi chân dung nhân vật chính được thể hiện rất đơn giản bằng những nét thanh mảnh khúc chiết trên mảng phẳng. Một trong những đặc trưng của tranh KTS ở Việt Nam là mặc dù chịu ảnh hưởng từ nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau nhưng lối bố cục trong tranh KTS của các họa sĩ Việt Nam thường có không gian nhỏ, hẹp và khép kín. Đơn cử như phần không gian nhỏ hẹp khép kín trong tranh Tương lai của Lê Thanh Tùng [PL.2, H.110]. Tranh thể hiện bào thai trong bụng người mẹ thông qua cách vẽ trang trí bằng nét, trọng tâm được nhấn bằng những mảng đường nét màu mạnh. Tác phẩm mang tính trừu tượng để nói lên ý nghĩa sâu xa về tương lai của những phôi thai trong bụng mẹ mà phía bên ngoài là mạng lưới dày đặc những đường nét màu xám vô sắc, không gian bên ngoài được xử lý hoàn toàn dày đặc và quá đơn điệu thể hiện ý tưởng. Tác giả Lê Thanh Tùng đã khéo sử dụng chủ yếu là những đường nét thanh mảnh ghép xít chặt với nhau tạo nên các mảng phẳng. Chúng được bố cục dàn đều trên toàn bộ bề mặt tranh, tạo cảm giác chiều sâu rất ít nhưng lại đem lại tính đa nghĩa của hình. Điều này giúp cho tác phẩm thêm phần sâu sắc và ý nghĩa. Toàn bộ trọng tâm của tác phẩm được gói gọn trong không gian của tranh, tạo cảm giác khép kín, không gian dường như bị bó nhỏ lại, hẹp lại. Tương tự với lối tạo hình này, ở tranh Rừng xưa đã khép của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn [PL.2, H.20] người vẽ sử dụng đường nét vòng xoáy có quỹ đạo chuyển động hướng tâm, nhân vật chính được bố cục ở giữa tranh tạo cảm giác dồn nén về tâm và khép kín về mặt thị giác. Trong tác phẩm Tôn Ngộ Không của Phan 93 Vũ Linh [PL.2, H.17], họa sĩ sử dụng những đường nét chuyển động tròn tiếp nối nhau xoay quanh trọng tâm theo chiều xoắn ốc. Nhìn từ trên xuống là nhân vật chính Tôn Ngộ Không đang bị vòng lửa bủa vây, khép kín tạo cảm giác không gian xung quanh bị bó hẹp lại, thể hiện rất rõ ý đồ của tác giả khi miêu tả cảnh Tôn Ngộ Không bị nhốt trong lò Bát quái. Trong nhiều tranh KTS ở Việt Nam, dù là theo lối tả thực hay cách điệu thì phần hậu cảnh của chúng cũng thường được giản lược hóa. Họa sĩ khi vẽ tranh ít quan tâm đến chiều thứ ba – chiều sâu. Khảo sát tranh Trừu tượng của tác giả Nguyễn Xuân Thành [PL.2, H.14]. Họa sĩ đã khéo sử dụng nền trắng (hầu như ít được chăm chút) nhưng vẫn làm nổi bật được đường nét và mảng màu đậm (cũng chính là trọng tâm của chủ đề). Chính vì nền được để trắng mà tác giả đã gợi cho người xem cảm nhận được tính chất nhẹ nhàng và thanh thoát của tác phẩm. Trong tranh Chân dung của Hoàng Mạnh Duy [PL.2, H.83], không gian nền được tác giả giản lược thành những mảng màu phẳng, ít có cảm giác chiều sâu nhiều nhưng lại mang tính trang trí cao. Tất cả các chân dung có sắc độ sáng được bố cục trôi nổi trên toàn bộ mặt tranh tạo thành một lớp họa tiết phía trên (tiền cảnh), đẩy những mảng màu nền đã được tiết giản tối đa ra phía xa để tạo cảm giác chiều sâu cho tranh. Chỉ tiếc rằng tác giả Hoàng Mạnh Duy đã lạm dụng những font chữ có sẵn trên máy vi tính, sắp xếp tùy tiện trên những ô vuông không gian nền của tranh. Kết quả là làm cho tác phẩm bị “vỡ vụn” ra, các hình mảng trong tranh không gắn kết được với nhau, tạo cho người xem cảm giác rời rạc và khô khan, máy móc. Ba là, nhiều tranh KTS ở Việt Nam thường kết hợp ngôn ngữ của hội họa với đồ họa. Kết quả là họa sĩ đã làm mềm hóa ranh giới giữa mỹ thuật và nghệ thuật trang trí. Nguyên nhân chính là do nhiều họa sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế. Họ đã đem tạo hình mỹ thuật đến gần với nghệ thuật trang trí và thiết kế. Thông qua việc kết hợp ngôn ngữ 94 của hội họa giá vẽ với ngôn ngữ thiết kế, nhiều họa sĩ đã tạo ra vẻ đẹp mang tính đại chúng trong các tranh đương đại [32]... Đối với nghệ thuật đương đại Việt hiện nay, rất khó có thể phân chia rõ giữa hội họa và trang trí. Đơn cử như tranh Skateboard Graphics của tác giả Lâm Việt Đức Anh [PL.2, H.118] hay tranh Lễ hội của tác giả Phạm Đạt [PL.2, H.74], A beautiful mind của Khoa Lê [PL.2, H.133]... Xét về mặt thị giác, không ít họa sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay sử dụng ngôn ngữ tổng hợp và chất liệu tổng hợp để vẽ tranh. Thực tế là, tác phẩm hoàn thiện luôn cần có giá trị nghệ thuật và mang tính thẩm mỹ cao cho dù họa sĩ kết hợp nhiều ngôn ngữ, thể loại (hội họa - đồ hoạ - điêu khắc - trang trí...) với nhau khi vẽ. Tác phẩm luôn phải có chủ đề tư tưởng, có hình tượng nhân vật và phải được chuyển tải sang ngôn ngữ thị giác qua bàn tay điêu luyện đầy xúc cảm của người nghệ sĩ đem lại vẻ đẹp cho tác phẩm… Trong lịch sử phát triển nghệ thuật thị giác, nghệ thuật thiết kế luôn hướng tới ngôn ngữ hình ảnh, hướng tới sự cách tân mới mẻ và những đột phá độc đáo về phong cách nghệ thuật. Trong xu hướng toàn cầu hóa với nhiều khuynh hướng sáng tác như hiện nay, họa sĩ KTS Việt Nam kết hợp ngôn ngữ của hội họa với ngôn ngữ trang trí. Đây cũng là một khuynh hướng sáng tác. Điều này được thể hiện rõ trong tranh Khoảng lặng của Ngọc Hạnh [PL.2, H.29], hay Chân dung của Hoàng Mạnh Duy [PL.2, H.83], Birds [PL.2, H.132] và Commission leah [PL.2, H.21] của Khoa Lê. Nó đã phần nào đáp ứng được những thị hiếu thị giác của số đông công chúng ở Việt Nam. Trong quá khứ, sự giao thoa của hội họa và đồ họa thế giới là kết quả sự ảnh hưởng của Pop Art vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX đến nghệ thuật trang trí. Hơn thế nữa, đó là do sự giao thoa và cộng hưởng giữa nghệ thuật tạo hình với thiết kế mỹ thuật ứng dụng. Nhiều họa sĩ KTS trẻ Việt Nam đã xóa mờ ranh giới giữa nghệ thuật tạo hình và thiết kế trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, đơn cử như 95 tranh áp phích về môi trường của tác giả Phan Thị Sao Mai [PL.2, H.26]. Bốn là, mức độ cách điệu, cường điệu trong tạo hình tranh KTS ở Việt Nam còn thấp, dè dặt và lệ thuộc nhiều vào cái thực. Qua khảo sát tranh Thoát của tác giả Lê Quang Dũng [PL.2, H.59] cho thấy nhân vật được vẽ vẫn còn quá gần với hình ảnh chụp, ít thấy bộc lộ cá tính của hình tượng nhân vật trong tranh, nên chưa gây được những ấn tượng mạnh mẽ. Cách tạo hình nhân vật chính nổi bật ở phía tiền cảnh với nụ cười vô hồn, không có sự “đối thoại” giữa nhân vật trong tranh với người xem. Các đối tượng trong tác phẩm trở nên khiên cưỡng khi được sắp xếp bố cục trong tranh. Điều này gợi cho người xem cảm giác tác giả đang muốn dấu đi sự vụng về và sự yếu kém trong cách xử lý tạo hình nhân vật. Hoặc khi xem tranh God is a girl của tác giả Ngụy Thùy Ngân [PL.2, H.84], người xem nhận thấy hình tượng chính là cô gái. Tuy nhiên, người vẽ lại cố ghép với những hình cánh tay được cắt ra từ nhiều nguồn hình ảnh khác và cũng chưa được xử lý cho hợp với đối tượng chính và phong cách của tranh. Chân dung thiếu nữ được tả quá thật và có phần sai giải phẫu tạo hình. Chính vì thế mà hình tượng nhân vật trong tranh cũng bị hạn chế sức sống, trở nên rất gượng gạo và khiên cưỡng. Người vẽ cũng đã không thể xử lý tương quan giữa hình và nền, những lúng túng trong bố cục làm cho người xem tranh cảm giác thấy rất “khô cứng” và rời rạc, không gắn kết được với nhau, không tạo được một tổng thể thống nhất mang phong cách ổn định. Trong sáng tác, việc tạo hình cường điệu phụ thuộc không ít vào thể loại tác phẩm, vào đề tài và nội dung cần biểu đạt. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với những tác phẩm KTS của các nước thì ta thấy hình tượng nhân vật trong tranh KTS ở Việt Nam vẫn còn ở mức chung chung và bị ảnh hưởng nhiều bởi lối tạo hình lai tạo, ghép nhặt từ nhiều nơi. Đặc điểm nhân vật vẫn chưa nổi bật và chưa có cá tính. Chẳng hạn như tác phẩm Walking in the sun [PL.2, H.91] của tác giả Hoàng Anh Tuấn, thể hiện một nhóm thanh niên học 96 sinh Việt đang vui đùa đi trong nắng, nhưng người xem lại cảm nhận được cái gì đó mang âm hưởng của phong cách anime Nhật Bản. Cá tính của mỗi nhân vật bộc lộ trong tác phẩm chưa thực sự biểu hiện được cái hồn của tuổi trẻ Việt Nam, mặc dù tác giả đã cố khoác lên nhân vật những trang phục truyền thống của người Việt (những tà áo dài trắng)… Năm là, mức độ ứng dụng công nghệ KTS trong tạo hình một số tranh KTS còn thấp và chưa chuyên nghiệp: một số họa sĩ KTS ở Việt Nam thường hay lạm dụng những lệnh vẽ đã được xây dựng sẵn và tích hợp vào phần mềm xử lý ảnh nên thường tạo nên những hình ảnh chuyển động ngẫu nhiên được máy tính sinh ra và chúng múa may với những ảo giác của nét và màu như trong tranh Tái sinh của Phạm Đạt [PL.2, H.134], mặc dù tranh trông có vẻ được bố cục chặt chẽ và thuận mắt bởi những đường nét chuyển động trên toàn bộ tranh nhưng tác phẩm lại được bố cục, sắp xếp đầy những sự phức tạp, tổng hợp hiệu ứng kỹ xảo và đòi hỏi phải gia công nhiều hiệu ứng đặc biệt, với một mạng lưới chồng chéo chằng chịt của các hình ảnh phức tạp hỗn hợp. Tác phẩm cũng chỉ là sự diễn xuất ngẫu nhiên của máy tính trên cơ sở những hàm và lệnh đã được dựng sẵn. Yếu tố sáng tạo của họa sĩ ở đây đơn giản chỉ là ở khâu đặt tên cho thật hay, cho thật “kêu” từ những hiệu ứng ngẫu nhiên có được từ máy vi tính. Màu sắc và đường nét của một số tranh KTS ở Việt Nam chưa thực sự tiết giản cần thiết cho tác phẩm trở nên súc tích. Tác phẩm thường sử dụng màu để xử lý không gian. Nhiều bề mặt chói loà ánh sáng và màu sắc, những đường thẳng không hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau… như trong tác phẩm An ancient predator của Phan Nguyễn Khánh Đan [PL.2, H.107] đường nét chuyển động trong tác phẩm được tác giả sử dụng một cách tùy tiện mà không có sự tính toán, tiết giản trước khi đưa vào tác phẩm. Phong cách, bút pháp cũng chưa thống nhất trong toàn bộ tác phẩm. Điều này 97 làm cho các đối tượng thị giác trong tranh không kết nối được với nhau mặc dù người vẽ đã sử dụng rất nhiều màu sắc và hiệu ứng ánh sáng trong tranh. Đôi khi tác phẩm được thể hiện bằng cách kết hợp nhiều thể loại: ký họa, hình ảnh, tranh vẽ… Sau đó họa sĩ vẽ lại bằng tay, thể hiện và in ra bằng máy in hoặc máy vẽ KTS... Những “cấu trúc lai tạo” thường được một số họa sĩ KTS Việt Nam sử dụng. Trong tác phẩm Thoát của Lê Quang Dũng [PL.2, H.59], tác giả sử dụng nhiều dạng hình ảnh và hiệu ứng: hình ảnh chụp được scan vào máy kết hợp với đường nét họa tiết vẽ trực tiếp trên máy tính và những hiệu ứng ánh sáng từ bộ lọc (filter) của phần mềm đồ họa. Hay trong tranh Sống giữa xã hội nhân bản vô tính của Ngô Bá Hoàng [PL.2, H.109], tác giả chủ yếu kết hợp giữa những hình ảnh chụp, nét vẽ phác trên máy tính, những hình mảng có được từ những hỗ trợ vi tính thông qua các kỹ xảo làm mềm đường biên, làm mờ hình ảnh… Nếu không có sự khéo léo kết hợp các phương tiện này sẽ dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong phong cách thể hiện và bộc lộ vô cảm, tính máy móc trong bố cục. Tiểu kết Nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam, kể từ khi hình thành đã mang trong nó những đặc trưng riêng thể hiện ở ngôn ngữ tạo hình; thể loại và phương thức thể hiện tác phẩm; nội dung và đề tài sáng tác; đội ngũ sáng tác và hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghệ thuật ĐPT đã và đang đem lại những ảnh hưởng không nhỏ đến nền nghệ thuật trong nước: đa dạng hóa loại hình nghệ thuật trong nước; thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền thông KTS; tạo điều kiện cho mỹ thuật ứng dụng phát triển nhanh và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu quảng cáo truyền thông của xã hội hiện đại; nâng cao vai trò và sự ảnh hưởng của nghệ thuật trong nền văn hóa đối với xã hội trong nước và giao lưu quốc tế... Qua đó đã thúc đẩy nghệ thuật ở Việt Nam phát triển rất sôi động, phong phú, đa dạng, nhiều khuynh hướng và những cách tân nghệ 98 thuật mới mẻ. Họa sĩ tự do lựa chọn phương thức thể hiện, thủ pháp cũng như ngôn ngữ biểu đạt tác phẩm... Ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam được vẽ với lối tạo hình cách điệu nhẹ nhàng, thuận mắt, cách “nói” ẩn ý, tế nhị và pha chút thâm sâu cho dù tác phẩm được thể hiện dưới hình thức đồ họa trang trí. Lối bố cục hình mảng chặt chẽ, không gian nhỏ hẹp và khép kín. Tuy nhiên, tranh KTS ở Việt Nam có mức độ cách điệu trong tạo hình còn thấp, dè dặt và còn phụ thuộc nhiều vào cái thực. Hình tượng nhân vật vẫn còn chung chung và chịu ảnh hưởng nhiều của lối tạo hình lai tạo, ghép nhặt từ nhiều nơi. Màu sắc và đường nét cũng chưa thực sự tiết giản cần thiết cho tác phẩm trở nên súc tích… mức độ ứng dụng công nghệ KTS trong tạo hình một số tranh KTS còn thấp và chưa chuyên nghiệp. Thực tế việc phát triển nghệ thuật KTS ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún, bộc phát chưa có những chiến lược phát triển dài lâu. Cần phải có những giải pháp quản lý từ vĩ mô cho đến những chiến lược dài hạn đầu tư nhân lực và vật lực cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thế hệ họa sĩ KTS trẻ. Bên cạnh đó cần có một cơ chế, hệ thống chính sách, chiến lược cho sự phát triển của nghệ thuật KTS nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển nghệ thuật KTS. 99 Chương 3 LUẬN BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Một số vấn đề của tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Nhận thức về tranh kỹ thuật số ở Việt Nam Một là, về vai trò của công nghệ và chất liệu KTS trong tranh KTS ở Việt Nam: Quá trình “số hoá” hiện nay đang đặt ra một vấn đề lớn trong việc dần thay đổi quan niệm nghệ thuật cũng như thói quen sáng tạo của họa sĩ KTS Việt Nam. Qua khảo sát 197 người gồm: họa sĩ, nhà thiết kế mỹ thuật, sinh viên các trường mỹ thuật và những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT cho thấy chỉ có 16 người (8,12%) cho rằng phần mềm sử dụng để vẽ đóng vai trò quan trọng trong một tác phẩm KTS. Đa số họa sĩ KTS cho rằng nguyên lý hoạt động bên trong của công nghệ KTS có thể được xem như tương đương với một loại bề mặt vải toan để họa sĩ vẽ trên đó. Chắc chắn máy tính đóng một vai trò rất lớn trong quá trình vẽ tranh KTS, tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của họa sĩ KTS là tạo ra những tác phẩm có tính thẩm mỹ cao bằng chất liệu mới (digital). Họ cố gắng sử dụng công nghệ mới để đem lại hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm, chứ không phải là sử dụng phần mềm vẽ KTS để tạo sự khác biệt với công cụ vẽ hội họa giá vẽ truyền thống. Trên thực tế, yếu tố thẩm mỹ của tranh KTS nằm ở hình ảnh cuối cùng và các công nghệ KTS được sử dụng để tạo ra hình ảnh chỉ đơn giản là một công cụ trợ giúp trong quá trình vẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số họa sĩ KTS đều nhận định rằng sáng tác tranh KTS là việc sử dụng máy tính như là một công cụ vẽ tranh nhằm đạt được hiệu quả thị giác như mong muốn. Họa sĩ không sử dụng các phần mềm hỗ trợ vẽ KTS để thay thế cho các phương tiện truyền thống. Họ chỉ sử dụng công cụ KTS nhằm bổ sung cho phương thức biểu đạt tác phẩm. Hay nói một 100 cách khác, vẽ tranh KTS sẽ không bao giờ thay thế cho hội họa giá vẽ. Nó chỉ là một phương thức khác, một phương tiện khác để biểu đạt ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm mỹ thuật. Chắc chắn rằng kỹ năng và kiến thức về công nghệ KTS là cần thiết để thể hiện tác phẩm KTS, nhưng đó không phải là trở ngại lớn cho họa sĩ thể hiện tác phẩm của mình. Họ luôn tìm cách khắc phục những hạn chế của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời họ cũng tích hợp công nghệ KTS vào quá trình sáng tạo theo cách thức riêng của mình nhằm đem lại những thể nghiệm mới trong phương thức biểu đạt tác phẩm. Hai là, về công chúng và cách tiếp nhận tranh KTS ở Việt Nam: Tranh KTS được giới thiệu đến công chúng theo những cách thức mới. Đối với tranh KTS, họ có thể thưởng thức thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong một số trường hợp, người xem tranh KTS có thể kiểm soát được cách thức thưởng thức tác phẩm. Về mặt kỹ thuật, khi một tác phẩm KTS được xem trên một máy tính cá nhân, người xem có khả năng thay đổi kích thước của nó, điều chỉnh ánh sáng trong phòng, chỉnh độ sáng, độ tương phản của màn hình, chọn khoảng cách ngồi so với màn hình... Cách thức xem các tác phẩm ở bảo tàng trực tuyến hoặc trong các phòng triển lãm hiện nay cũng có phần khác nhau. Tác phẩm cũng có thể được dùng máy chiếu để chiếu hình ảnh lên một màn ảnh trên tường (tương tự như chiếu phim trong rạp) hoặc công chúng có thể xem tác phẩm trên các thiết bị di động khác nhau như điện thoại di động hoặc máy tính xách tay… Một mảng tường đơn giản để treo tác phẩm sẽ cần có hệ thống điều khiển và chiếu sáng, sự tiếp cận với công nghệ nhất định và khoảng cách vật lý giữa người xem và tác phẩm KTS cần được quan tâm. Bảo tàng và phòng triển lãm cũng cần có sự thay đổi cùng với sự phát triển công nghệ của thế kỷ XXI bằng cách thay đổi không gian trưng bày và cách thức mới để kết nối với công chúng. Bên cạnh đó, các bảo tàng cũng cần tổ chức những triển lãm trực 101 tuyến trên trang web của bảo tàng như là một triển lãm song hành với các bảo tàng và phòng trưng bày ảo. Ngày nay, do đặc trưng của tranh KTS đã làm nảy sinh những cách thức tổ chức triển lãm mới. Bảo tàng trực tuyến, phòng triển lãm trực tuyến, các trang web của nghệ sĩ, blog cá nhân và các trang mạng xã hội như Facebook… đã trở thành “địa điểm” dành cho họa sĩ KTS “triển lãm” tác phẩm của họ. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là nhiều trang web có thể hiển thị tác phẩm nghệ thuật KTS, nhưng ít có “phòng trưng bày trực tuyến” (online gallery) nào tôn trọng thế giới nghệ thuật KTS. Các bộ sưu tập ảo trên internet thường không cung cấp thông tin của nghệ sĩ cùng với thông tin chính xác về tác phẩm KTS của họ. Ba là, về họa sĩ KTS ở Việt Nam: các họa sĩ KTS đã và đang chuyển sang sáng tác với cả chất liệu thực và chất liệu “ảo” - KTS. Điều này đòi hỏi họa sĩ KTS phải giỏi cả về kỹ thuật và mỹ thuật. Bởi lẽ, nghệ thuật KTS bao gồm hai yếu tố chính là mỹ thuật và ứng dụng công nghệ. Do nhu cầu đặc trưng của quá trình sáng tác tranh KTS, bên cạnh các kiến thức căn bản về mỹ thuật, họa sĩ KTS phải làm chủ các phần mềm ứng dụng. Phải có đủ cả năng khiếu, tư duy thẩm mỹ tạo hình lẫn cả khả năng sáng tạo... Như vậy, có thể nói rằng tố chất cần thiết của họa sĩ để có thể phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật KTS là: tư duy thẩm mỹ và năng khiếu tạo hình; khả năng sáng tạo; khả năng thích ứng với sự biến đổi của công nghệ; tác phong làm việc một cách khoa học và chuyên nghiệp; khả năng tiếp cận với các công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT và truyền thông; khả năng tốt về ngoại ngữ... Trên thế giới, họa sĩ KTS là những người được đào tạo hội họa giá vẽ truyền thống và chấp nhận sử dụng công nghệ KTS trong quá trình biểu đạt tác phẩm của mình. Khảo sát chương trình đào tạo của năm trường đào tạo nghệ thuật KTS nổi tiếng (DePaul University, Drexel University, New York 102 University, Ohio University, Savannah College of Art and Design), tỷ lệ các môn cơ bản nền tảng về mỹ thuật chiếm khoảng 30%, các môn nghiên cứu sáng tạo và lý luận chuyên ngành chiếm 40%, các môn liên quan đến công nghệ chiếm 25%, còn lại là các môn tự chọn. Ở Việt Nam, họa sĩ KTS cũng cần phải được đào tạo một cách bài bản, nhằm tránh tình trạng như hiện nay. Ai cũng có thể tự xưng là họa sĩ KTS. Họa sĩ KTS sáng tác tranh không giống như một đứa trẻ biết sử dụng máy tính chỉ cần mở Photoshop và “chơi” với các phần mềm trong một đêm sẽ “đẻ” ra được tác phẩm KTS. Thực tế, họa sĩ KTS phải hiểu biết về nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, những nguyên lý sáng tạo nghệ thuật và tầm quan trọng của ý tưởng cũng như nội dung trong một tác phẩm… Họ phải có khả năng truyền đạt ý tưởng của mình trong không gian KTS để có thể tạo ra những tác phẩm KTS có giá trị cả về nội dung và hình thức. Ở Việt Nam hiện nay, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm những vấn đề liên quan đến nghệ thuật KTS trực tuyến bằng cách sử dụng “Google” với từ khóa “họa sĩ KTS”. Kết quả trả về là những liên kết đến rất nhiều người đang sử dụng phần mềm vẽ KTS như là một công cụ để làm việc. Tuy nhiên, đa số họ đều không thể được coi là một nghệ sĩ KTS thực thụ. Thay vào đó họ là những người thành thạo sử dụng phần mềm vẽ KTS và có thể tư vấn cho người khác về mặt kỹ thuật thể hiện tác phẩm. Để tìm họa sĩ KTS vừa thông thạo các phần mềm vẽ KTS vừa có cảm nhận nghệ thuật dựa trên tính thẩm mỹ, người ta phải xem xét tác phẩm KTS đó dưới lăng kính chuẩn mực của mỹ thuật học và nghệ thuật học. Hơn thế nữa, ở Việt Nam hiện nay cũng đang có nguy cơ hình thành nên một thế hệ họa sĩ thiết kế bị KTS hoá, với những tác phẩm khô khan, thiếu xúc cảm, dùng những hiệu ứng của các phần mềm ứng dụng để khỏa lấp những hạn chế sáng tạo của người nghệ sĩ… Kết quả là đã tạo ra những “sản 103 phẩm” nghệ thuật kém chất lượng, gây ra một tâm lý dè dặt khi phải tiếp xúc và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình vẽ và thiết kế sáng tạo. Để quản lý và định hướng tốt lực lượng họa sĩ KTS trong tương lai, nhà nước cần mở rộng mạng lưới hoạt động nghệ thuật và đưa nghệ thuật ĐPT đến từng cơ sở địa phương. Chú trọng đến việc phát triển đội ngũ họa sĩ trẻ hiện nay, những người có khả năng và tâm huyết với nghệ thuật KTS. Cần tăng cường kết nạp vào Hội mỹ thuật trung ương và đa dạng hóa thành phần của họa sĩ hội viên Hội mỹ thuật trung ương và địa phương. Hội mỹ thuật trung ương hàng năm có tổ chức triển lãm mỹ thuật cho hội viên của Hội nhưng cũng đồng thời cũng phải có những triển lãm dành cho những họa sĩ trẻ, không phải là hội viên. Cần có những định hướng sáng tác nhằm tránh tình trạng để họ tự vẽ, tự tổ chức triển lãm như hiện nay. Nghệ sĩ sáng tác trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT có thể là những người không tốt nghiệp từ những trường đào tạo nghệ thuật hàn lâm. Cần nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò và khả năng của họ, kết nạp họ vào Hội mỹ thuật trung ương dựa trên những tác phẩm mà họ đã đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà. 3.1.2. Về định hình phong cách sáng tác tranh KTS Hiện nay, những tác phẩm KTS của Việt Nam có nội dung và hình thức biểu đạt rất đa dạng và phong phú. Những phong cách quốc tế cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến tác phẩm sáng tác. Trong một thế giới phẳng như hiện nay thì internet đã xoá nhòa đi ranh giới giữa các quốc gia và lãnh thổ (Họa sĩ ở Việt Nam có thể tham gia bất kỳ một trào lưu, trường phái hay chọn một phong cách nào mà họ ưa thích trên thế giới thông qua môi trường internet, chia sẻ thông tin và tác phẩm ở nhiều diễn đàn trên toàn thế giới). Nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật Đức Hòa có nhận định: 104 Việc hướng ngoại của các họa sĩ trẻ Việt Nam còn được thúc đẩy nhanh hơn khi họ cảm thấy con đường cũ đã chật hẹp, cách sáng tác cũ, dù tạo ra những tác phẩm trông đẹp nhưng đã nhàm, quanh đi quẩn lại chỉ có vậy. Và quan trọng nhất là con đường và cách vẽ cũ đã lỗi thời trong điều kiện mới [37, trang 167]. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là việc đa số họa sĩ KTS Việt Nam làm cho các công ty nước ngoài, họ vẽ và gia công những “sản phẩm thẩm mỹ” cho các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực như phim hoạt hình, môi trường thực tế ảo, minh họa ấn phẩm, truyền thông… Chính vì vậy mà tranh của họ ít nhiều bị chi phối bởi những dự án đa quốc gia. Qua khảo sát (100 tranh KTS ở Việt Nam hiện nay) đa phần (62 tranh) là sự thể nghiệm trong những đề tài huyền thoại, kinh dị như các tác phẩm Perishing Smile [PL.2, H.75]. Tuy nhiên, cũng có những đề tài mang tính thời sự được một số ít các họa sĩ thể hiện: sự kiện chính trị, xã hội như tác phẩm Giấc mơ Bất động sản [PL.2, H.96], Giấc mơ biển [PL.2, H.71], Cái chết trắng [PL.2, H.97]; hoặc những vấn đề liên quan đến môi trường sống như tác phẩm Bạn bè [PL.2, H.90], Đồng quê [PL.2, H.73], Nỗi ám ảnh [PL.2, H.68], Thảm họa nhân loại [PL.2, H.98]… Những mảng đề tài lấy cảm hứng từ truyền thuyết, lịch sử dân tộc, truyện cổ tích văn chương Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. Những đề tài mang tính triết lý nhân sinh, tranh sinh hoạt cũng được họa sĩ KTS khai thác như tác phẩm Phố cổ Hà Nội [PL.2, H.129], Giấc mơ trưa [PL.2, H.72]... Gần đây, một số ít họa sĩ KTS cũng đã bắt đầu để ý đến việc tìm kiếm cái riêng, cái mới để khẳng định tài năng từ những câu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học của Việt Nam và thế giới: truyền thuyết lịch sử dân tộc, truyện cổ tích… điển hình là tác giả Phan Vũ Linh với các tác phẩm Thạch Sanh giết đại bàng [PL.2, H.22], Trần Hưng Đạo [PL.2, H.89] hay Phù Đổng Thiên Vương [PL.2, H.104]... 105 Kết quả khảo sát ở 200 người đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và hội họa KTS thì trong đó chỉ có 26,42% người theo phong cách sở trường của mình, 7,55% người theo một phong cách, xu hướng đang thịnh hành, 62,26% người phụ thuộc vào ý tưởng của từng tác phẩm hoặc đồ án, 3,78% số người vẽ tranh KTS mà không thể tạo riêng cho mình một phong cách. Trong số đó, có người thì “lười” sáng tạo, có người lại không có khả năng tạo dựng một phong cách riêng cho mình nên đã chọn cách đơn giản nhất, đó là mượn phong cách của người khác, sửa đổi đôi chút và đưa lên tranh của mình. Cũng không ít người cố gắng học đòi xây dựng phong cách của các họa sĩ nổi tiếng khác nhưng vẫn không thể tạo ra được phong cách riêng. Họ dùng màu sắc một cách nhộn nhạo cùng với sự lạm dụng kỹ xảo và hiệu ứng KTS nhưng vẫn không thể khỏa lấp được sự yếu kém về “tay nghề”. Cái yếu nhất của phần lớn họa sĩ trẻ bây giờ là họ thiếu một nền tảng vững chắc về nghệ thuật. Thông qua khảo sát 100 tác phẩm trên internet của họa sĩ, nhà thiết kế Việt Nam thì có đến 92% tác phẩm không thể xác định được phong cách cá nhân của tác giả. Tác phẩm của họ chỉ là sự sắp xếp bố cục những mảng màu rời rạc, đường nét nhộn nhạo với mục đích lấp đầy không gian trống của mặt tranh. Thực tế cho thấy, những người say mê thực hành vẽ tranh KTS mà không có kiến thức nền tảng vể nghệ thuật cũng như không định hình cho mình một phong cách riêng thì chẳng khác gì một thủy thủ chèo lái con tàu của mình lang thang trên đại dương mênh mông rộng lớn mà không có la bàn. Anh ta cũng sẽ chẳng bao giờ có bất kỳ sự chắc chắn nào về đích đến của mình. Thực hành nghệ thuật phải luôn được dựa trên một kiến thức nền tảng của lý thuyết nghệ thuật và phương pháp sáng tác trong đó có tư tưởng chủ đề hướng dẫn định hướng nghệ sĩ đạt đến mục tiêu cuối cùng của tác phẩm. Nếu không có nó, họa sĩ sẽ không thể tạo ra được những tác phẩm có giá trị nội dung và hình thức. 106 Điều quan trọng đối với nhiều họa sĩ KTS Việt Nam là cần có một kiến thức nền tảng vững chắc về nghệ thuật: giải phẫu học, màu sắc, ánh sáng và các yếu tố thị giác… Bên cạnh đó họ cũng cần phải có kỹ năng vẽ bằng tay thuần thục và chắc chắn. Các phần mềm chẳng hạn như Corel Painter, Photoshop đã hỗ trợ nhiều kiểu cọ vẽ, màu sắc, cách thức vẽ... và có thể “bắt chước” nhiều phương tiện của hội họa giá vẽ truyền thống, nhưng tất cả những công cụ này sẽ trở nên vô ích đối với những người không biết phải làm gì khi đối diện với những công cụ tiên tiến này trong quá trình sáng tạo. Đối với một số người, sáng tác tranh KTS có vẻ như dễ dàng hơn sáng tác tranh hội họa giá vẽ, nhưng thực tế không phải như vậy. Điều đáng nói là nếu không có kiến thức và kỹ năng thì cho dù anh ta có áp dụng công nghệ tiên tiến đến đâu cũng không thể biến một thợ vẽ đơn thuần trở thành một nghệ sĩ thực thụ. 3.1.3. Về nguồn nhân lực – đội ngũ họa sĩ kỹ thuật số Sự giao thoa mạnh mẽ giữa các loại hình nghệ thuật diễn ra như hiện nay là điều tất yếu trong kỷ nguyên KTS và xu hướng toàn cầu hoá. Họa sĩ tạo hình cũng kiêm luôn nhà thiết kế mỹ thuật. Họ làm việc như là những nhà thiết kế được đào tạo chuyên sâu về mỹ thuật ứng dụng. Ở phía Nam, đặc biệt là tập trung ở TP. HCM, những trung tâm đào tạo nghệ thuật ĐPT có từ rất sớm, có thể nói là sớm nhất cả nước. Các trường đại học, cao đẳng công lập, dân lập, hoặc liên doanh với các nước tiên tiến khác như Úc, Mỹ, Singapore, Ấn Độ… là những nước rất mạnh trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT. Một đội ngũ họa sĩ trẻ được đào tạo bài bản, du học từ nước ngoài trở về, họ là những nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy giúp đổi mới phương thức làm việc cũng như khuynh hướng sáng tạo nghệ thuật KTS cuả họa sĩ trong nước… Kỷ nguyên KTS đòi hỏi hoạ sĩ Việt Nam phải có khả năng làm việc ở bất kỳ một lĩnh vực nào của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Ngoài việc chuyên 107 tâm vẽ tranh, họ cũng cần phải thiết kế ra sản phẩm thẩm mỹ cho xã hội như: thiết kế đồ họa, quảng cáo, thiết kế thời trang, thiết kế tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, thậm chí cả thiết kế kiến trúc... Họ luôn phải năng động, sáng tạo, tự học hỏi, rèn luyện để trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo; phải có nền tảng kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như phải biết ứng dụng chúng vào trong quá trình thực hành nghệ thuật của mình. Nếu không có sự biến đổi cho phù hợp với tình hình mới, nhu cầu mới thì việc tụt hậu là tất yếu khó tránh khỏi. Một số họa sĩ KTS trẻ có điều kiện tiếp xúc với đồ họa vi tính, có khả năng tiếp cận và làm chủ lĩnh vực nghệ thuật ĐPT. Họ dần trở thành những họa sĩ KTS tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số những họa sĩ KTS trung niên - cao tuổi, họ vẽ tranh KTS như một thú vui tiêu khiển, phục vụ cho một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình sáng tác như: làm phác thảo, bố cục tranh, biên tập hình ảnh và hiệu chỉnh màu sắc, hoặc truyền thông tác phẩm trên internet... Tuy nhiên, họ có kinh nghiệm, tay nghề, có phương pháp sáng tạo, phương pháp quản lý nghệ thuật... giúp họ khẳng định được giá trị của mình… Đa số họa sĩ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam hiện nay đều là những họa sĩ trẻ. Họ đến từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau: mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ĐPT… Thành phần tham gia cũng rất đa dạng: họa sĩ, kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư, sinh viên, học sinh hoặc cả những người đam mê nghệ thuật ĐPT... Nhìn chung có thể phân chia thành hai nhóm chính: Đầu tiên, phải kể đến nhóm họa sĩ chính thống xuất thân từ hội họa, mỹ thuật tạo hình: là những họa sĩ thực thụ đúng như những gì mà họ đã thể hiện. Họ vẽ tranh KTS như là những thể nghiệm nghệ thuật. Hội họa giá vẽ truyền thống và chất liệu KTS được kết hợp rất nhuần nhuyễn đã tạo nên không ít tác 108 phẩm đẹp và có giá trị. Họ luôn mong muốn tìm kiếm và đưa ra một hướng đi mới, một cách làm việc mới, một chất liệu mới trong lòng hội họa đương đại. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện nhóm xuất thân từ những ngành có liên quan đến nghệ thuật: thiết kế, mỹ thuật công nghiệp, kiến trúc… Mặc dù không chính danh là họa sĩ, nghệ sĩ, nhưng họ lại là những “chuyên gia” thực thụ về nghệ thuật ĐPT. Tuy nhiên, một số hạn chế đối với nhóm này là những tác phẩm của họ thường mang nặng tính kỹ thuật, đôi khi còn sa vào tình trạng lạm dụng kỹ thuật sử dụng hiệu ứng một cách tùy tiện và ý tưởng sáng tạo cũng chưa được đề cao. Nguyên nhân chính là ở những trường đại học có đào tạo mỹ thuật ở nước ta hiện nay lại chưa chính thức giảng dạy những kỹ năng, phương pháp sáng tác tranh KTS. Thực trạng, đội ngũ họa sĩ KTS của Việt Nam cũng chưa thật chuyên nghiệp. Những người giỏi về mỹ thuật thì lại chưa điêu luyện về kỹ thuật và khả năng kiểm soát công cụ vẽ KTS. Những người giỏi về kỹ thuật vi tính lại chưa giỏi về nghệ thuật (bởi lẽ đa số họ không phải là những người được đào tạo trong những trường hội họa mang tính hàn lâm). Đây cũng chính là yếu điểm chung của nghệ thuật KTS ở Việt Nam. Cần phải có một chiến lược đào tạo ra những họa sĩ KTS, sáng tạo một cách chuyên nghiệp trong một môi trường chuyên nghiệp với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến… Một trong những nguyên nhân khác nữa cũng đã và đang là một trở ngại lớn. Đó chính là trình độ ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) của họa sĩ Việt Nam. Nó làm chậm lại quá trình tiếp thu, giao lưu trao đổi kinh nghiệm... của họa sĩ Việt Nam với thế giới. Việc chậm tiếp thu những thông tin mới, công nghệ mới, ứng dụng mới của nghệ thuật ĐPT thế giới đã và đang trở thành một rào cản đối với họa sĩ KTS Việt Nam. Điều này đã tạo ra những khoảng cách số ở nước ta trước hết là do trình độ tiếp cận đối với công nghệ thông tin và khả năng ngoại ngữ [29]. Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong việc 109 cập nhật theo sự phát triển rất nhanh của nghệ thuật KTS trên thế giới cũng gây ra những hiểu biết sai lệch về tranh KTS. Một số người thì sùng mộ quá đáng, hoặc một số khác thì lại mang tâm lý e ngại, thậm chí có không ít người dị ứng đối với tranh KTS. Điều này càng khiến cho sự ngộ nhận trên càng trở nên trầm trọng. Kết quả là sự ngộ nhận ấy sẽ trói buộc óc sáng tạo của các họa sĩ KTS tương lai. Thực chất, tác phẩm KTS không nhất thiết phải là những hình ảnh với các kỹ xảo lạ lùng như nhiều người đã và đang ngộ nhận. KTS chỉ là một công nghệ, một phương tiện thể hiện nghệ thuật. Hình ảnh hiện thực hay phi hiện thực, chân phương hay phức tạp, thì đó chỉ là các thủ pháp sáng tạo của tác giả. Với sự trợ giúp của công nghệ KTS, họa sĩ có khả năng biên tập, điều chỉnh, ghép nối tinh vi, những hiệu ứng đặc biệt khó thực hiện bằng tay theo cách vẽ truyền thống... góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật cũng như nghệ thuật của hình ảnh. Dù sao đi nữa thì thế kỷ mới cũng sẽ là thế kỷ bùng nổ của hình ảnh KTS. Các thế hệ họa sĩ KTS Việt Nam cần biết tiếp thu và ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin đã, đang và sẽ mang lại cho nghệ thuật và cũng chính là cho nền mỹ thuật nước nhà. 3.1.4. Về đào tạo họa sĩ kỹ thuật số Theo đánh giá chung của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện trong Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” cho thấy rằng thực tế công tác đào tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ còn nhiều bất cập, yếu kém, chương trình, nội dung lạc hậu; chất lượng đào tạo toàn diện về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, đạo đức, thể chất không bảo đảm, chưa chú trọng đúng mức tính đặc thù, chuyên biệt và yêu cầu đào tạo tài năng; không quan tâm gửi giảng viên và sinh viên các ngành nghệ thuật đào tạo ở nước ngoài, đội ngũ giáo viên đầu 110 đàn có trình độ chuyên môn cao bị thiếu hụt ngày càng nhiều; điều kiện và phương tiện phục vụ dạy và học vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Đội ngũ lý luận, phê bình vừa thiếu, vừa bị hụt hẫng thế hệ kế cận, phân bố không đều ở các ngành nghệ thuật… [12]. Tuy nhiên, điều đáng phấn khởi là Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những chủ trương, chính sách phù hợp về vấn đề xây dựng xã hội học tập nhằm chấn hưng nền giáo dục trong nước. Ý tưởng này đã được đưa vào văn kiện Đại hội X của Đảng: Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho mọi người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục [11]. Mặc dù vậy, đa số các trường đào tạo mỹ thuật hiện nay đều đang có nhu cầu mở ngành đào tạo về nghệ thuật ĐPT hệ đại học, nhưng do cơ chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên không thể mở được ngành này. Hệ quả là nó đã để lại một khoảng trống rất lớn cho “thị trường” đào tạo nghệ thuật ĐPT của Việt Nam. Để đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường, các trường đào tạo đồ họa ứng dụng (điển hình như Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật TP.HCM…) có khuynh hướng cải tiến chương trình đào tạo thiết kế đồ họa của mình thành dạng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và sự phát triển biến đổi không ngừng của công nghệ. Các học phần về mỹ thuật cơ bản, cơ sở ngành đồ họa làm nền tảng để duy trì chất lượng nghệ thuật đồng thời tích hợp thêm những học phần liên quan đến nghệ thuật ĐPT như Phim quảng cáo, xuất bản điện tử, thiết kế hai chiều (2D), ba chiều (3D)… bổ sung những 111 kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng đồ họa như Corel Painter, Adobe Photoshop, Illustrator, Flash… Suy cho cùng, đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về thị trường nhân lực ở Việt Nam như đã bàn trên. Để giải quyết vấn đề này một cách toàn diện, nhà nước cần có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật ĐPT dài hạn trong tương lai. Chiến lược, giải pháp đào tạo và bồi dưỡng giảng viên chuyên ngành trong lĩnh vực nghệ thuật KTS cũng chưa được chú trọng. Hiện nay, giải pháp chính ở các trường cao đẳng, đại học vẫn là “dịch chuyển” đội ngũ giảng viên là họa sĩ sang giảng dạy nghệ thuật ĐPT. Chính vì lẽ đó mà đội ngũ giảng viên bị hạn chế về năng lực chuyên môn là khó tránh khỏi. Các cơ sở đào tạo vẫn chưa xác định được vai trò và tầm quan trọng của giảng viên ngành nghệ thuật ĐPT. Họ không chỉ là những người phải thật giỏi về hội họa trong lĩnh vực mỹ thuật mà còn phải có kiến thức về công nghệ (cụ thể là CNTT) và khả năng tự nghiên cứu, tự cập nhật thông tin, tự trau dồi kỹ năng, kỹ xảo, thao tác thực hành cũng như phương pháp giảng dạy và đổi mới bài giảng… Bởi lẽ, công việc sáng tạo nghệ thuật KTS mang tính rất đặc thù: vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính kỹ thuật cao. Trong trường hợp này thì tri thức trở nên không hoàn toàn đồng nghĩa với kinh nghiệm và tuổi tác [29]. Một vấn đề khác nữa đó là hiện nay chương trình đào tạo (mỹ thuật) của từng trường trong cả nước cũng khác nhau cả về chương trình cũng như giáo trình… Mỗi trường đều có một chương trình khác biệt nhau, không có một chương trình liên thông thống nhất để kết nối giữa các trường với nhau và giữa các ngành học, bậc học của các trường với nhau trong cả nước. Điều này gây cản trở cho việc nâng cao trình độ học thuật của người học. Những sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng ở trường này, muốn học nâng cao lên trình độ đại học thì phải học lại từ đầu chương trình đại học của một đại học 112 khác. Đây là điều bất cập của hệ thống giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam. Nhà nước cần mau chóng xây dựng hệ thống chương trình đào tạo nghệ thuật KTS chuẩn và liên thông được mọi cấp học, trong cả nước. Tiến tới xây dựng chương trình đạt “chuẩn quốc tế”, để người học sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông với các trường nghệ thuật khác trong khu vực và quốc tế. Khi xây dựng chương trình nghệ thuật KTS điều cần nhất là phải dựa trên nhu cầu thị trường. Chương trình phải có cấu trúc uyển chuyển và mềm dẻo một số nội dung để có thể thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của xã hội, xu thế của thời đại và sự phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật. Trong nội dung chương trình nghệ thuật ĐPT, những môn học cơ sở ngành phải được xem trọng. Cần đa dạng hoá chương trình đào tạo, nới lỏng điều kiện nhập học có xu hướng đồng hóa giữa các hệ thống đào tạo trên thế giới. Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 chỉ tiêu đào tạo các ngành liên quan đến mỹ thuật: hội họa, mỹ thuật ứng dụng, sư phạm mỹ thuật… của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các cơ sở đào tạo tuyển sinh trong cả nước [8]. Đây là nguồn nhân lực tiềm năng rất lớn để thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trong hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn chưa có riêng một mã ngành nghệ thuật ĐPT. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các cơ sở đào tạo nghệ thuật đang có hai giải pháp chính cho việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ họa sĩ nghệ thuật ĐPT: Một là, hướng đào tạo hàn lâm: đào tạo từ khâu tuyển sinh, trải qua giai đoạn học mỹ thuật đại cương và sau đó phân khoa thành những chuyên ngành riêng biệt trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT như: thiết kế và phương tiện (design and media), thực tế ảo (virtual reality), hoạt hình trên máy tính (computer animation), nghệ thuật trên màn hình (Screen art), minh họa trên máy tính (computer Illustration)… Hướng đào tạo này sẽ đào tạo ra được “nguồn nhân lực” có chất lượng cao và chuyên sâu. Tuy nhiên hiện nay cũng gặp phải một 113 số trở ngại chẳng hạn như không có hệ thống chương trình và giáo trình chuẩn cũng như thiếu đội ngũ, chuyên gia và giảng viên… Hai là, hướng đào tạo bồi dưỡng họa sĩ tạo hình trở thành những họa sĩ chuyên về nghệ thuật KTS: đối với những họa sĩ đam mê công nghệ, họ có lợi thế lớn về kiến thức mỹ thuật nền tảng, những đặc trưng nghệ thuật KTS cũng chính là những đặc trưng nghệ thuật tạo hình. Họ chỉ cần được trang bị thêm kiến thức về kỹ thuật sử dụng công cụ KTS và những phần mềm liên quan trong từng ngành hẹp cuả nghệ thuật KTS. Tuy nhiên, trên thực tế những họa sĩ chuyên nghiệp gắn bó với hội họa giá vẽ nay chuyển sang nghiên cứu và giảng dạy nghệ thuật KTS gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi thói quen và sở trường của mình để tiếp cận công nghệ kỹ thuật, ngoại ngữ… Đối với công tác đào tạo nghệ thuật ĐPT luôn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của việc thực hành, thực tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo... Trong công tác giảng dạy và học tập nghệ thuật ĐPT cần phải có sự trang bị đúng mức về trang thiết bị phục vụ phương tiện dạy học như: máy vi tính, thiết bị nhập, thiết bị xuất, thiết bị chuyển đổi định dạng đầu ra… Bởi lẽ, ngoài ý tưởng tốt thì chất lượng của tác phẩm nghệ thuật KTS cũng có thể còn phải phụ thuộc vào công cụ thể hiện và thiết bị hiển thị. Cùng với việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và học tập, các cơ sở đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay cũng chưa thực sự đầu tư cho nhân lực giảng dạy và sử dụng để khai thác một cách có hiệu quả các máy móc, thiết bị,… dẫn đến tình trạng lãng phí tài sản một cách vô ích. Việc đầu tư, cập nhật và mở rộng các chuyên ngành đào tạo, “cởi mở” về quan điểm, định hướng, cách nhìn, cập nhật nâng cao kiến thức chuyên môn, quan niệm nghệ thuật… không chỉ dành riêng cho sinh viên, giới đào tạo, nghệ sĩ mà còn cho cả những nhà quản lý, nhà thẩm định nghệ thuật; đặc biệt là những người có trách nhiệm và quyền hạn tham gia hoạch định chiến lược cải cách mỹ thuật, 114 giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam nói chung và nghệ thuật KTS nói riêng. 3.2. Phương thức biểu đạt tranh kỹ thuật số ở Việt Nam 3.2.1. Sử dụng Internet như là một công cụ hỗ trợ sáng tác tranh kỹ thuật số Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa đã và đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng và qui mô ngày càng rộng lớn. Trong những năm 1960, nhà phân tích truyền thông Marshall McLuhan đã đưa ra một thuật ngữ nổi tiếng “làng toàn cầu” để mô tả chuyển biến sâu sắc về văn hóa trong một thế giới nơi sóng phát thanh đã kết nối tất cả khu vực trên thế giới: “Thế giới được san bằng có nghĩa là chúng ta đang kết nối tất cả các trung tâm tri thức trên hành tinh thành một mạng lưới toàn cầu duy nhất, mạng lưới toàn cầu đó có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho sự thịnh vượng và sáng tạo…” [80]. Toàn cầu hoá đã tạo cơ hội để các dân tộc có thể gần gũi và hiểu biết nhau hơn. Mọi dân tộc có thể học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của dân tộc khác để làm phong phú cho nền văn hoá của chính dân tộc mình. Trong bối cảnh ấy, nghệ thuật có thể được coi là một trong những lĩnh vực năng động trong nền văn hóa. Tận dụng những lợi ích do giao lưu văn hóa đem lại, nền nghệ thuật Việt Nam đang tiếp thu những thành tựu văn hóa – nghệ thuật của thế giới để làm phong phú cho chính mình; đồng thời cũng có nhiều cơ hội giới thiệu những thành tựu nghệ thuật nước nhà với thế giới. Thực tế là ở Việt Nam hiện nay, một số cơ sở đào tạo mỹ thuật chưa khuyến khích sinh viên hướng đến sáng tác tranh KTS. Nếu không có những diễn đàn nghệ thuật và cộng đồng nghệ sĩ KTS trên mạng Internet trong những năm qua, họa sĩ KTS ở Việt Nam sẽ khó có thể tiếp cận và phát triển nghệ thuật KTS của mình được. Chính Internet đã dẫn dắt họ đến với tác phẩm của vô số các nghệ sĩ khác trên toàn thế giới ở mọi lĩnh vực của nghệ thuật thị giác nói chung và nghệ thuật KTS nói riêng, bất kể là nghệ thuật tạo 115 hình nay ứng dụng. Một số trang web diễn đàn về nghệ thuật trong nước điển hình như: vietnamfineart.com.vn; vietdesigner.net; mythuatvietnam.info; dohoafx.com; idesign.vn; tapchidesign.vn; facebook.com/VietNamDigitalArt; zidean.com; facebook.com/DesignerVietnam;… Thông qua đó, đã quy tụ và hình thành nên một cộng đồng nghệ sĩ KTS rộng khắp toàn quốc. Kết nối họa sĩ KTS trong nước và quốc tế. Cộng đồng họa sĩ KTS này đã giúp đỡ nhau, vận động nhau tham gia các cuộc thi từ cộng đồng. Thông qua đó, họ nhận được những lời đóng góp ý kiến rất hữu ích mà họ có thể không nhận được từ giảng viên hoặc bạn học trong trường. Có thể nói, đa số họa sĩ KTS trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ môi trường internet. Thông tin phản hồi từ các nghệ sĩ khác là vô cùng hữu ích, và thông qua những phê bình nhận xét đã giúp họ rất nhiều từ vấn đề kỹ thuật nhỏ đến các vấn đề có phạm vi rộng lớn hơn. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu một họa sĩ KTS muốn tác phẩm của mình được nhận xét và góp ý cho tốt hơn sẽ cần phải tham gia một diễn đàn nghệ thuật có uy tín nào đó. Chẳng hạn như ConceptArt.org với hơn 430.000 thành viên và số lượng thành viên vẫn tăng lên hàng ngày, hàng giờ, gồm hơn 3,5 triệu bài viết trao đổi kinh nghiệm và học thuật, diễn ra trên 230.000 chủ đề của diễn đàn),... Việc giao lưu, tiếp xúc và lưu giữ quá trình theo dõi đánh giá nhận xét của các nghệ sĩ khác trong các diễn đàn nghệ thuật là rất tốt nhưng trong một số trường hợp, họa sĩ KTS chỉ xem nó như là một cuốn lưu bút khổng lồ cho từng cá nhân. Trong quá trình phát triển nghề nghiệp, nhiều họa sĩ KTS có thể làm thất lạc hình ảnh tác phẩm của mình theo thời gian. Một số họa sĩ thường sử dụng internet như là một kho lưu trữ thân thiện trong hoạt động nghệ thuật của mình. Họ có thể sử dụng những trang diễn đàn nghệ thuật, đơn cử như deviantART… Qua đó, họa sĩ có thể rất dễ dàng tìm thấy tranh của mình trực tuyến trên internet. Cách tốt nhất là mỗi họa sĩ KTS cần tạo của riêng cho 116 mình một tài khoản trên một diễn đàn nghệ thuật KTS uy tín nào đó. Hiện nay, DeviantART là một trong những cộng đồng trực tuyến và nó phục vụ cho tất cả mọi người kể cả những người không chuyên nghiệp. Đa số họa sĩ KTS nghiệp dư có thể hiển thị những tác phẩm của họ với một số tên nghệ danh (nickname) nào đó. Các trang trưng bày tác phẩm (trên web) có thể hiển thị với nhiều phong cách nghệ thuật rất đa dạng trong mọi lĩnh vực của nghệ thuật ĐPT. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tìm kiếm tác giả, tác phẩm rất nhanh và hiệu quả. Trên toàn bộ trang web, họa sĩ có thể tìm thấy nhiều thông tin phản hồi đóng góp ý kiến xây dựng cho mình rất hữu ích. Trên thực tế, một họa sĩ KTS có rất ít bạn bè trong cuộc sống có thể chia sẻ sự nhiệt tình của họ dành cho những tác phẩm KTS. Trên internet, sự tích cực và hỗ trợ từ cộng đồng này đã tạo điều kiện cho các họa sĩ không chuyên có thể học hỏi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của mình cũng như tiếp cận được với những trào lưu hội họa thế giới. Hiện nay, do một số cơ sở đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam chưa trang bị cho sinh viên của mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc sử dụng internet như là một công cụ để học tập và sáng tạo. 100% chương trình đào tạo của các trường nghệ thuật không có môn học về khai thác và ứng dụng internet trong sáng tạo và thiết kế nghệ thuật trực tuyến. Do đó, sinh viên tự tiếp cận các trang diễn đàn nghệ thuật này mang tính chủ quan và không có sự định hướng của giảng viên chuyên môn. Điều này có thể dẫn đến trường hợp sinh viên mất phương hướng sáng tác, có cái nhìn lệch lạc về nghệ thuật. Những tác phẩm của họ vẽ ra thường không theo một trường phái nào, lắp ghép, chắp vá rất gượng gạo. Nguyên nhân là do gần đây các phương tiện truyền thông chia sẻ trang web mạng xã hội hoặc lưu trữ trực tuyến “sa lầy” với quá nhiều nội dung chất lượng thấp. Nội dung đăng tải một cách vội vã không có sự kiểm duyệt và định hướng. Bất kỳ ai muốn “sáng tác” tranh cũng 117 có thể dễ dàng sử dụng công nghệ để tạo ra nghệ thuật và đưa tác phẩm hiển thị trực tuyến trên internet. Số lượng “tranh” này có thể gây cho người xem sự choáng ngợp bởi hằng hà sa số tác phẩm với nhiều nội dung rất đa dạng sẽ được “bày ra” trước mặt họ. Trong nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật cần có thời gian để đánh giá, và cảm thụ. Tốc độ nhanh chóng của các công nghệ mới trong nghệ thuật thường bất chấp nguyên tắc cốt lõi này, nó dẫn đến một số lượng lớn nội dung có chất lượng đã thấp nay lại càng thấp hơn. Một vấn đề nữa tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở nên rất phức tạp và khó khăn trong thế giới nghệ thuật KTS hiện nay, đó là vấn đề bản quyền tác giả KTS. Những kiến thức số hóa về những thông tin bản quyền tác giả cần phải được họa sĩ hội họa KTS hiểu biết và tôn trọng khi đưa tác phẩm của mình vào thị trường hoặc “lưu thông” trong môi trường kỹ thuật số internet. Nếu mọi người tôn trọng và tuân theo sẽ làm cho nghệ sĩ tự tin hơn khi sử dụng internet để sáng tác, công bố tác phẩm và quản lý các tác phẩm của mình. Họa sĩ sở hữu bản quyền tác phẩm. Họ cần sử dụng mật khẩu hoặc các hình thức mã hóa thông tin để ngăn chặn việc tác phẩm của mình bị sao chép bất hợp pháp trên mạng Internet. Sử dụng chữ ký điện tử và “nhúng” (water embed) những thông tin cá nhân về tác phẩm kỹ thuật số khi đưa những tác phẩm này lên internet. Công cụ chủ yếu hiện nay là dùng bộ lọc “water embed” trong Adobe Photoshop. Hiện nay, ngành giáo dục là nơi có nhu cầu sử dụng internet rất lớn và nhu cầu tìm kiếm thông tin, sử dụng tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác trên internet rất nhiều. Vì vậy nếu thực thi không nghiêm túc luật bản quyền sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của nghệ thuật KTS nói riêng. Đa số sinh viên chưa ý thức về mức độ nghiêm trọng của việc tự do sao chép các sản phẩm có đăng ký bản quyền. Sinh viên, học sinh và đặc biệt là những người 118 làm công tác nghiên cứu nghệ thuật cần hiểu biết và nắm được luật bản quyền đối với những tác phẩm số hóa. Đưa môn học luật bản quyền vào giảng dạy ở tất cả các trường nghệ thuật. Mỗi cơ sở đào tạo phải tự có những biện pháp cứng rắn hơn để thiết lập thói quen và hành vi đúng đắn về vấn đề bản quyền cho người học. Các cơ sở đào tạo cần phải cài đặt những phần mềm có chức năng ghi lại, kiểm tra và theo dõi nội dung dữ liệu được truyền tải. Nhà nước cần hỗ trợ người chủ sở hữu bản quyền tác phẩm số bằng cách loại bỏ bất cứ những nội dung vi phạm bản quyền hoặc gỡ bỏ những đường link (mục liên kết siêu văn bản giữa các trang web hoặc phần nội dung trên internet) liên quan ra khỏi trang web khi người chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm kỹ thuật số đó có kiến nghị chính thức bằng văn bản. Cần phải có luật cấm upload (tải lên internet) và download (tải từ internet xuống) những dữ liệu khi không được phép của người chủ sở hữu bản quyền hợp pháp. Để làm được việc này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần phải có sự liên kết với Bộ Thông tin Truyền thông nhằm có chính sách quản lý hiệu quả dữ liệu truyền tải thông qua internet. Các doanh nghiệp và cá nhân phải có ý thức không được xoá bỏ hoặc sửa chữa thông tin đã được số hóa trong tác phẩm của người chủ sở hữu bản quyền trên các sản phẩm của họ nếu không có sự cho phép. Ngoài ra Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, điện tử hóa quá trình quản lý văn hóa, nghệ thuật nhằm giảm tối đa những vi phạm quyền tác giả đối với những tác phẩm số hóa. 3.2.2. Ứng dụng phần mềm trong tạo hình tranh kỹ thuật số Máy móc không thể thay thế con người, nhưng nó là công cụ đắc lực giúp cho họa sĩ, nhà thiết kế mỹ thuật ở Việt Nam thể hiện những ý tưởng nghệ thuật của mình một cách nhanh chóng, tiện lợi. Thông qua sự hỗ trợ của những phần mềm đồ họa, họ thoả mãn sự thể nghiệm của mình trên chất liệu KTS nhằm tạo hiệu quả thị giác đa dạng, đồng thời cũng có thể đem lại tính 119 thẩm mỹ cho tác phẩm. Nhà phê bình mỹ thuật Phạm Trung nhận định: Trong khi đại bộ phận công chúng lứa tuổi trung niên trở lên, duy trì thói quen hưởng thụ thị giác và lối sống theo kiểu truyền thống, thì cũng có một số lượng lớn công chúng trẻ, ngày càng đông đảo, đam mê cái mới, hướng tới những tiêu chí và hình ảnh của xã hội thông tin và những ứng dụng High-tech… [37.tr.146]. Nếu xét về nghệ thuật, tranh KTS cần phải đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ, phải thể hiện được tài năng của họa sĩ và rất cần sự kiên nhẫn, thời gian, và đôi khi tiền bạc của họa sĩ. Vẽ tranh KTS cũng chính là sở thích cá nhân, sự đam mê nghệ thuật của họa sĩ. Cần có thái độ tôn trọng tất cả các dạng chất liệu và phương thức biểu đạt tác phẩm. Nếu một họa sĩ chọn lựa phương tiện nào đó cho phép họ có thể biểu đạt được tác phẩm, thể hiện được những cảm xúc và sự sáng tạo trong tâm hồn của người nghệ sĩ đối với thế giới, bất kể là chất liệu truyền thống hay KTS… thì chắc chắn đó là điều cần được khuyến khích và phát huy. Chính vì lẽ đó mà vẽ tranh KTS cũng chỉ là một lựa chọn để thể hiện tác phẩm mà thôi. Mục tiêu cuối cùng của họa sĩ là có thể tạo ra những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Nếu họa sĩ có một nền tảng cơ bản về hội họa vững chắc và biết cách ứng dụng KTS trong quá trình sáng tạo, có thể tạo ra những tác phẩm mỹ thuật có giá trị thẩm mỹ cao. Đối với những họa sĩ không chuyên thì phần mềm ứng dụng sẽ hỗ trợ cho phép những người có óc thẩm mỹ và một chút kiến thức về hội họa có thể vẽ được những tác phẩm mỹ thuật. Có thể nói rằng họa sĩ sử dụng chất liệu KTS hoặc thể nghiệm chất liệu KTS để phát triển ý tưởng cho tác phẩm của mình. Có nhiều điều hữu ích mà họa sĩ có thể thực hành vẽ tranh KTS để bổ sung và tăng cường cho các sáng tác của họ, ngay cả khi họ là họa sĩ KTS nghiệp dư chưa bao giờ vẽ một tác phẩm KTS nào. Khi nghiên cứu các kỹ thuật vẽ KTS, điều quan trọng chính là hầu như 120 tất cả các kỹ thuật thể hiện công cụ KTS đều xây dựng trên những lý thuyết và nền tảng của hội họa giá vẽ truyền thống, chẳng hạn như: kỹ thuật sử dụng cọ vẽ, bay vẽ…; kỹ thuật vẽ màu nước, màu dầu, phấn màu, than chì... Qua đó cho thấy rằng tất cả các kỹ thuật trong hội họa giá vẽ đều có một vị trí quan trọng trong quá trình thể hiện tác phẩm KTS. Nếu những kỹ thuật của hội họa giá vẽ được giảng dạy trong nghệ thuật KTS, chúng sẽ cung cấp cho người học phương thức phát huy tới mức tối ưu những hiệu ứng và họa sĩ có thể chọn lựa kết cấu bề mặt chất liệu tốt nhất cho tác phẩm của mình. Kỹ thuật trong hội họa giá vẽ có thể giúp tăng cường hiệu quả thị giác của hình ảnh và tạo ra một mối liên hệ giữa các kỹ thuật thể hiện bằng KTS với chất liệu truyền thống trong quá trình vẽ. Bất kỳ nghệ sĩ KTS nào cũng cần phải nắm vững những kiến thức của nghệ thuật thị giác: điểm chấm, đường nét, hình khối, ánh sáng, màu sắc, chất liệu… cũng như của hội họa giá vẽ truyền thống: giải phẫu, luật xa gần,… Các quy tắc và nguyên lý hội họa này sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc truyền đạt tác phẩm, nó tạo thành những phương tiện biểu hiện bắt đầu từ cái mà mỗi nghệ sĩ dệt nên tác phẩm của chính họ, trên tấm toan hoàn toàn của riêng họ [4]. Nếu không nắm vững và thực hành thuần thục những nguyên lý cơ bản thì tác phẩm sáng tác ra sẽ không thể đạt được tính thẩm mỹ (một trong những điều kiện cần tối thiểu cho một tác phẩm mỹ thuật). Họa sĩ cần nhiều thời gian và nỗ lực có thể sáng tác bằng chất liệu KTS, cũng giống như dành thời gian và nỗ lực cho một tác phẩm hội họa giá vẽ. Để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt cho tác phẩm KTS của mình, họa sĩ KTS không thể không áp dụng những kỹ năng và phương pháp thể hiện tác phẩm hội họa giá vẽ [77]. Thông qua nghiên cứu khảo sát thực tế 15 lớp học thiết kế đồ họa, hội họa KTS với 223 sinh viên (năm thứ ba và năm thứ tư)… kết quả cho thấy 193 sinh viên (86,54%) trong quá trình sáng tác và thiết kế KTS thường phải 121 kết hợp nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ và thiết kế KTS với nhau (Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Corel Draw, Corel Painter). Chẳng hạn như kết hợp Corel Painter và Adobe Photoshop. Khởi đầu, họ sử dụng Photoshop để vẽ tốc họa tìm ý tưởng và lên hình tổng thể, sau đó dùng Corel Painter để vẽ chi tiết. Quá trình vẽ hoàn thiện tác phẩm chủ yếu làm trong Painter và sau đó chuyển sang Photoshop để điều chỉnh mức độ bão hòa màu, ánh sáng và phối màu… Đa số họa sĩ thường tạo mẫu kết cấu chất liệu trong Photoshop, nhưng họ cũng thường sử dụng các kết cấu bề mặt giấy trong Painter để thêm một số hiệu ứng gồ ghề giống bề mặt tranh hội họa truyền thống. Trong hội họa KTS, phần mềm hỗ trợ như Corel Painter, Photoshop… đóng một vai trò cơ bản trong việc sáng tác của họa sĩ. Đôi khi chúng cũng chỉ là phụ trợ góp phần vào việc thể hiện tác phẩm. Điều này phụ thuộc vào nhiệm vụ của từng giai đoạn trong quy trình sáng tác hội họa. Phần mềm ứng dụng thường giúp họa sĩ phát triển và tinh chỉnh màu, xác định gam màu chung của tác phẩm thông qua lệnh hiệu chỉnh màu và độ tương phản màu… Bởi lẽ, bất kể tác phẩm được vẽ bằng chất liệu nào: màu nước, bột màu, sơn dầu, hay KTS thì họa sĩ đều bắt đầu công việc sáng tạo của mình như nhau: đầu tiên phải trải qua giai đoạn vẽ bản phác thảo nhanh chóng (có thể sử dụng Corel Painter). Sau đó, đẩy sâu vào vẽ bản phác thảo chi tiết hơn với màu sắc. Cuối cùng, khi hài lòng với kết quả phác thảo, họ sẽ phát triển các phác thảo thành ý tưởng cho tác phẩm hoàn thiện (có thể là quá trình chuyển đổi qua lại giữa các phần mềm hỗ trợ tùy thuộc vào từng giai đoạn thể hiện tác phẩm). Corel Painter và Adobe Photoshop thường được sử dụng tích hợp với nhau, luôn có sự chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đồ họa trong quá trình thể hiện các tác phẩm KTS. Chúng bổ sung cho nhau rất tốt. Photoshop thường được sử dụng nhiều hơn để xử lý di chuyển bố cục các đối tượng và các tùy chọn xếp lớp hình ảnh (layer). Sau đó, sử dụng Corel Painter khi hoàn 122 thành tác phẩm; các layer sẽ được ép phẳng nhập lại với nhau. Họa sĩ dùng Corel Painter để làm mềm cạnh và tạo ra các dải màu chuyển sắc. Điều này làm cho tác phẩm trở nên mềm mại hơn, không có cảm giác giả tạo. Quá trình chuyển đổi qua lại giữa Corel Painter và Photoshop diễn ra thường xuyên cho đến khi hoàn thành tác phẩm. Việc sử dụng nhiều phần mềm cùng lúc sẽ cho phép họa sĩ khai thác tối đa sức mạnh của từng phần mềm ứng dụng. Sức mạnh của Photoshop chính là thao tác và biên tập hình ảnh, trong khi đó Corel Painter rất giỏi “bắt chước” các phương tiện trong hội họa giá vẽ truyền thống. Họa sĩ có thể bắt đầu vẽ một tác phẩm trong Photoshop và sau đó là có thể chuyển sang sử dụng Painter để làm cho tác phẩm có cảm giác tự nhiên và gần với hội họa truyền thống hơn (về mặt hiệu quả thị giác). Hiện nay có 2 khuynh hướng ứng dụng phần mềm hỗ trợ vẽ tranh KTS: Một là, họ thường sử dụng Corel Painter để tìm ý tưởng trên máy tính, chủ yếu để thực hiện nghệ thuật ý niệm. Với khả năng của một sinh viên bình thường không thể vẽ nhanh bằng tốc độ sử dụng cọ vẽ và pha trộn màu trong Painter. Bảng màu KTS cho phép họ chọn một cách tốt hơn lựa chọn màu sắc so với trong hội họa giá vẽ. Hai là, ứng dụng tính năng nhân bản (stamp clone) giúp họa sĩ có thể đẩy nhanh quá trình vẽ dựa trên những hình ảnh thực tế. Khi phát triển phác thảo, phần mềm hỗ trợ rất nhiều công cụ giúp biên tập và xử lý hình ảnh. Một số hiệu ứng như xoay lớp hình ảnh để tác phẩm dễ dàng hơn hoặc thêm kết cấu bề mặt (mache) cho tác phẩm… Đối với sinh viên mỹ thuật, đôi khi vật liệu vẽ đối với họ quá đắt đỏ. Giải pháp hữu hiệu nhất là sử dụng phần mềm hỗ trợ vẽ trong việc làm phác thảo hoặc thể hiện ý tưởng của mình (concept art). Đó là một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và có môi trường làm việc thân thiện nhất. Đôi khi, họ có thể chụp ảnh tác phẩm của mình khi đang vẽ, và nhập hình ảnh vào máy tính, sau đó có thể thử nghiệm với nhiều giải pháp 123 khác nhau trên máy tính... Trên thực tế, theo khảo sát thì có đến 78 người trong 123 người (chiếm 63,4%) chọn những hướng khác nhau để thể hiện tác phẩm tùy thuộc vào ý tưởng và mục đích của tranh mà họ sẽ vẽ. Nếu là tranh vẽ theo dạng hội họa giá vẽ thì chọn lựa tối ưu của họa sĩ KTS chính là những phần mềm vẽ được xây dựng trên cơ sở hình ảnh bitmap như Adobe Photoshop hoặc Corel Painter. Nếu là dạng tranh đồ họa hoặc đồ họa ứng dụng thì việc chọn lựa những phần mềm vẽ vector như Adobe Illustrator hay Corel Draw sẽ giúp họa sĩ dễ dàng thể hiện tác phẩm KTS của mình. Đối với tranh vẽ bằng những phần mềm vẽ hình bitmap như Corel Painter hoặc Adobe Photoshop, họa sĩ KTS phải trải qua rất nhiều bước cho đến khi hoàn thiện tác phẩm của mình. Chẳng hạn như quá trình vẽ tranh KTS theo họa phái Ấn tượng của tác giả Marta Nael [PL.2, H.130]. Họa sĩ thường bắt đầu với một nền màu (để tạo gam màu chung cho tác phẩm). Sau đó vẽ bằng cách dùng các loại cọ có sẵn trong chương trình hoặc có thể tạo ra những kiểu cọ đặc biệt của mình dành cho những vùng hình ảnh đặc biệt trên tác phẩm như phần tóc, da, chất liệu vải, kim loại… Quá trình vẽ được thực hiện trên nhiều lớp (layer) hình ảnh nhằm đem lại hiệu quả như mong muốn. Họa sĩ có thể tự tạo cho mình bảng màu riêng cho từng tác phẩm. Họ cũng có thể thêm vào những lớp hiệu chỉnh màu, sắc độ và hiệu ứng đặc biệt... Đối với tranh vẽ bằng phần mềm vẽ hình vector như Corel Draw hoặc Adobe Illustrator, họa sĩ KTS cũng có thể bắt đầu bằng quá trình vẽ bằng một nền màu hoặc một hình ảnh để tham khảo. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều người vẽ tranh KTS bằng cách sử dụng một hình ảnh để tham khảo. Đây là cách vẽ tranh đồ họa KTS phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay như trong cách vẽ của tác giả Wedha Abdul Rasyid [PL.2, H.131]. Những phần mềm vẽ hình vector sẽ giúp họa sĩ KTS phát huy tối đa tính chất đồ họa của tác phẩm. 124 Ở Việt Nam hiện nay, một họa sĩ vì công việc của mình có thể làm việc như là một nhà thiết kế đồ họa. Họ cần phải tìm hiểu các thể loại nghệ thuật KTS và sử dụng nó cho mục đích công việc. Việc chuyển đổi từ vẽ tranh hội họa giá vẽ sang vẽ tranh KTS đòi hỏi sự điều chỉnh không nhiều. Đơn giản là chỉ cần học thêm cách sử dụng phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Corel Painter... Thời gian để một họa sĩ học cách sáng tác bằng chất liệu KTS sẽ không quá sáu tháng. Qua khảo sát kinh nghiệm của nhiều họa sĩ KTS hiện nay, học vẽ KTS khá dễ dàng đối với một họa sĩ giàu kinh nghiệm tạo hình hội họa. Họ đã biết những nguyên lý cơ bản của nghệ thuật và cách xử lý bố cục về mặt thị giác để có một tác phẩm đẹp. Đối với một số chương trình học hiện nay, người học vừa học vẽ tranh giá vẽ vừa học vẽ tranh KTS là cách hiệu quả nhất. Chỉ có 42,31% gặp khó khăn về công nghệ trong việc sáng tác và thể hiện tác phẩm KTS. Tuy nhiên, một xu thế cũng rất đáng lo ngại hiện nay là sự lạm dụng máy vi tính dẫn đến tình trạng kỹ thuật hóa nghệ thuật. Họa sĩ sáng tác phụ thuộc quá nhiều vào máy móc và phương tiện hiện đại. Thực tế, những tác phẩm được thiết kế hoặc sáng tác trên máy vi tính rất dễ dẫn đến sự khô khan, máy móc, vô cảm, thiếu vắng những rung cảm của con người. Ở Việt Nam hiện nay không ít nghệ sĩ có tâm huyết với nghệ thuật thị giác cảm thấy băn khoăn lo lắng khi thấy những nét bút trực cảm và xuất thần qua bàn tay điêu luyện của người nghệ sĩ đang dần nhường chỗ cho những hình ảnh chụp với nhiều hiệu ứng vi tính đã được lập trình sẵn đang góp mặt trên “thị trường”. Họ băn khoăn bởi cái đẹp đôi khi thường được “thị trường” hiểu như là những thứ phức tạp, tinh vi cuả hiệu ứng vi tính. Chính vì thế mà trên con đường hiện đại hóa nền nghệ thuật Việt Nam, nghệ sĩ KTS cần phải vận dụng những kiến thức về nguyên lý thị giác, nguyên lý sáng tạo, kiến thức về nghệ thuật học… đồng thời kết hợp tốt giữa kỹ năng kỹ xảo bằng tay với sự trợ giúp của 125 máy tính, để tránh được tính khô khan vô cảm, mang tính máy móc trong những tác phẩm KTS. 3.2.3. Tạo hình nghệ thuật Tradigital bằng chất liệu tổng hợp Trong nghệ thuật, dù là tranh hội họa giá vẽ truyền thống hay là tranh KTS thì đều bình đẳng với nhau về phương diện nghệ thuật. Bởi lẽ công việc của một họa sĩ KTS cũng chính là “vẽ”, mặc dù nó được thực hiện trên cơ sở của môi trường KTS. Sự sáng tạo và quy trình thể hiện tranh KTS cũng giống như một tác phẩm hội họa giá vẽ. Thông qua khảo sát 197 người về việc sử dụng máy vi tính trong sáng tạo và thiết kế, 7,41% sử dụng máy vi tính trong giai đoạn tìm ý tưởng, 5,56% trong giai đoạn phác thảo, 27,78% trong giai đoạn thể hiện tác phẩm, 1,85% trong giai đoạn xuất bản và truyền thông, có 57,41% sử dụng máy tính cho tất cả các giai đoạn của quá trình sáng tác tranh. Qua đó có thể thấy còn có nhiều người quan niệm cho rằng máy tính và các chương trình phần mềm của nó không thể cung cấp tất cả khả năng biên tập và hiệu ứng khi thể hiện tác phẩm. Nhiều người khi vẽ tranh KTS đều cảm nhận rằng phần mềm không thể sáng tạo bằng các phương tiện truyền thống. Họ có xu hướng sử dụng phần mềm một cách máy móc và hạn chế. Họ không muốn thể nghiệm ngoài những gì phần mềm cung cấp để làm cho tranh tốt hơn về kết cấu hoặc kết hợp màu sắc độc đáo với nhiều hiệu ứng khác nhau. Xu hướng sáng tác hiện nay là họa sĩ kết hợp cả chất liệu KTS với chất liệu của hội họa truyền thống trong tác phẩm của mình. Đây chính là hình thức sáng tác hội họa theo hướng sử dụng nghệ thuật Tradigital. Đối với nghệ thuật Tradigital, tác phẩm không phải là một hình ảnh hoàn toàn do máy tính tạo ra. Nhưng nó cũng không phải là một một tác phẩm cắt dán tổng hợp. Nó là một dạng của hội họa giá vẽ nhưng có chất liệu tổng hợp. Trong một số trường hợp, nó thậm chí không tồn tại trong thế giới thực cho đến khi nó được kết xuất in ra trên một bề mặt chất liệu nhất định. Trong nghệ thuật tradigital, 126 họa sĩ thường kết hợp sử dụng những chất liệu trong hội họa giá vẽ truyền thống với KTS để tạo ra một hình ảnh mới. Máy tính đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật Tradigital không chỉ là một trong những công cụ mà còn là nền tảng. Họa sĩ KTS Merrill Kazanjian [PL.2, H.122] chia sẻ kinh nghiệm và quy trình vẽ tradigital arts vẽ tranh tradigital trên trang merrillk.com như sau: “Họa sĩ bắt đầu bằng cách quét (scan) một hình ảnh vẽ bằng than chì hoặc bút marker. Sau đó tô màu từng phần trong Adobe Photoshop, sử dụng kết hợp với các kỹ thuật kỹ thuật số khác để “cắt dán kỹ thuật số” [M. Kazanjian, merrillk.com]. Quy trình vẽ tranh KTS, họa sĩ có thể tạo ra những hiệu ứng giống như trong hội họa giá vẽ như màu nước, vẽ phấn màu, hoặc thậm chí chụp ảnh... Tuy nhiên họ cũng có thể đảo ngược quy trình này bằng cách quét (scan) bất kỳ tranh in kỹ thuật truyền thống nào và rồi dùng KTS để biên tập ghép những hình ảnh này lại với nhau. Hiện nay, đa phần họa sĩ sử dụng hình ảnh trong tranh KTS bằng hai cách: Cách thứ nhất là sử dụng hình ảnh như là một tài liệu tham khảo [52]. Đôi khi đó là bức ảnh thực tế cuộc sống để có thể truyền cảm hứng cho họa sĩ trong quá trình sáng tác. Bởi lẽ cái đẹp nằm trong cuộc sống, là hiện thân của thực tế cuộc sống. Người nghệ sĩ phải đi tìm cái đẹp trong thực tế cuộc sống để khám phá, để sáng tạo. Để có một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải trở về với cuộc sống. Cuộc sống ấy vừa là cảm hứng, vừa là đối tượng sáng tạo của nghệ thuật. Bất kỳ một nghệ thuật chân chính nào từ trước đến nay cũng đều bắt nguồn từ hiện thực đời sống, phản ánh và phục vụ đời sống… Cách thứ hai là có thể tích hợp hình ảnh vào tác phẩm. Tuy nhiên, trường hợp này họa sĩ thường thực hiện với thể loại tốc họa (digital speed painting) với mục đích là tìm ý tưởng cho tác phẩm của mình hoặc tạo nên những chất liệu thật cho tác phẩm. Khi sáng tác tranh, sự tưởng tượng của họa 127 sĩ dựa trên những hình ảnh thực tế. Hay nói một cách khác, họa sĩ kết hợp hình ảnh thực tế với trí tưởng tượng của mình sẽ đạt được kết quả tốt hơn và rút ngắn được thời gian hơn trong sáng tác. Đơn cử như tác phẩm Rocks của Hà Dũng Hiệp [PL.2, H.128]. Bằng sự hỗ trợ của những phần mềm, họa sĩ có thể tạo ra tác phẩm trong tưởng tượng về cuộc sống trên cơ sở của sự kết hợp và gợi ý của hình ảnh thật sử dụng trong tác phẩm. Trong nghệ thuật tradigital, họa sĩ làm việc với các phương tiện hội họa giá vẽ truyền thống để thu thập các kết cấu bề mặt các chất liệu thông qua hình ảnh được vẽ từ các phần mềm, chụp ảnh, và quét (scan) ảnh. Màu sắc KTS và các bề mặt chất liệu trong tranh có thể gợi lên tâm trạng và cảm xúc giống như trong hội họa giá vẽ truyền thống. Tùy theo ý tưởng và mục đích của từng giai đoạn sáng tác, một số công việc của họa sĩ KTS trên máy vi tính với sự trợ giúp của các phần mềm như Corel Painter, Photoshop… xây dựng trên nền của những hình ảnh chụp. Với sự trợ giúp đắc lực của máy tính, họa sĩ có thể “sắp xếp lại” các yếu tố thị giác cho thích hợp với những tính toán về khuôn hình và bố cục trên cơ sở của một “tập hợp các quy tắc sắp đặt có liên quan đến sự cấu tạo hình thể” [4]. Máy tính có thể liên kết tất cả các phương tiện với nhau và trở thành một phương tiện tăng cường hiệu quả thị giác. Một trong những điều nổi bật là các phần mềm hỗ trợ vẽ có khả năng kết hợp phương tiện và kết cấu khác nhau trong một tác phẩm, vì vậy họa sĩ có thể vẽ thêm một lớp dầu mỏng trên bề mặt tranh. Tất nhiên, điều này có thể khó khăn hơn khi họa sĩ bắt đầu vẽ bằng sơn trên vải. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể làm nảy sinh những giải pháp bất ngờ. Thay vì dành thời gian để vẽ những kết cấu bề mặt chất liệu, họa sĩ có thể chụp ảnh một kết cấu chất liệu thật nào đó sẽ không phải mất thời gian để vẽ lại bằng tay. Kết hợp các chất liệu trong tác phẩm bằng cách sử dụng một máy ảnh KTS hay máy quét làm phong phú thêm các chất liệu KTS. Như vậy, họa sĩ chỉ cần 128 dành một khoảng thời gian vẽ một số bản phác thảo trắng đen trên máy tính. Có thể thay đổi các giá trị màu sắc và chất liệu khác nhau. Cuối cùng, họ sử dụng cọ vẽ để tạo ra những phiên bản màu sắc với mức độ chi tiết hơn. Tác phẩm KTS hoàn thiện có thể được xem trực tiếp trên màn hình vi tính hoặc có thể được kết xuất bằng những thiết bị in hoặc máy vẽ… Một trong những dự án sử dụng nghệ thuật tradigital ở Việt Nam hiện nay là bộ truyện tranh Long Thần Tướng (Phong Dương Comics, 2014). Dự án này đang dần khẳng định được tay nghề cũng như khả năng của họa sĩ Việt trong lĩnh vực truyện tranh. Long Thần Tướng [PL.2, H.135] với lối vẽ duyên dáng và mang âm hưởng của tính chất “thuần” Việt… Một trong những điểm nổi bật so với phiên bản Long Thần Tướng cũ (xuất bản năm 2004) chính là ở kỹ thuật thể hiện. Trong phiên bản lần này, tác giả đã sử dụng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc thể hiện phác thảo và vẽ đồ họa nét trên máy tính. Sau đó tranh được tô màu, hiệu chỉnh sắc độ và hiệu ứng bằng chất liệu “hội họa giá vẽ” (màu nước) và cuối cùng tranh lại được số hóa lần nữa để thực hiện các công đoạn hậu kỳ trên máy vi tính trước khi xuất bản. Cách chế tác bằng tradigital art đã tạo cho Long Thần Tướng (2014) có một “diện mạo” cảm xúc hơn, tinh tế hơn… Tiểu kết Hội họa trên thế giới luôn vận động để thích nghi với những tiến bộ mới trong văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và công nghệ. Quá trình “số hoá” diễn ra nhanh và mạnh trên toàn thế giới đã và đang đặt ra một vấn đề lớn trong việc dần thay đổi quan niệm nghệ thuật cũng như thói quen sáng tạo của họa sĩ KTS Việt Nam hiện nay. Rất nhiều người đang sử dụng phần mềm vẽ KTS như là một công cụ để làm việc và sáng tạo. Tuy nhiên, một số người vẽ tranh KTS ở Việt Nam hiện nay không thể tạo riêng cho mình một phong cách. Cái yếu nhất của phần lớn họa sĩ KTS trẻ là họ thiếu một nền tảng vững 129 chắc về nghệ thuật. Do không có bản lĩnh và tài năng nghệ thuật nên họ dễ bị hòa tan trong dòng chảy của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, quá trình hội nhập qua internet cũng góp phần làm phát triển nghệ thuật KTS ở Việt Nam. Thông qua các trang web nghệ thuật, họa sĩ có thể phát triển nghệ thuật KTS của mình. Đây là nơi mà mọi người có thể trao đổi kinh nghiệm, xem xét và chia sẻ tác phẩm nghệ thuật với rất nhiều nghệ sĩ tài năng khác trên thế giới. Tất cả đều giúp nhau phát triển và trở nên chuyên nghiệp hơn. Internet cho phép họa sĩ chia sẻ tác phẩm của mình với những người khác và có thể nhận được những lời bình xét đánh giá mang tính xây dựng cho tác phẩm trở nên tốt hơn. Kỷ nguyên KTS giờ đây đã tạo cho nền mỹ thuật Việt Nam nói chung và lĩnh vực nghệ thuật ĐPT nói riêng những thời cơ hết sức thuận lợi để phát triển và thể hiện vai trò của mình. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức mới. Họa sĩ vừa phải trau dồi kỹ năng, khả năng sáng tạo của mình đồng thời cũng phải liên tục cập nhật những thông tin khoa học, kỹ thuật mới nhằm tạo ra những “sản phẩm thẩm mỹ” phù hợp với sự vận động chung của nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Tự động hoá và vi tính hoá là một trong những xu thế mới trong kỷ nguyên KTS, giúp giải phóng con người nói chung và nghệ sĩ nói riêng. Nó giúp nghệ sĩ rất nhiều trong mọi khâu của tiến trình sáng tạo và thiết kế: từ phác thảo tìm ý, tìm kiếm thông tin liên quan đến con người, xã hội… đến việc thể hiện tác phẩm, trưng bày, triển lãm… đều ít nhiều có sự trợ giúp của vi tính. Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế vẫn diễn ra nhanh, mạnh và ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Việc tiếp thu có chọn lọc và phát triển những lý thuyết và kỹ thuật trong nghệ thuật là cần thiết và là động lực để những họa sĩ trẻ Việt Nam tự tin trên con đường nghệ thuật KTS của mình, góp phần vào nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. 130 KẾT LUẬN Thông qua nghiên cứu chuyên sâu về tranh KTS ở Việt Nam hiện nay, có thể đúc rút lại một số những luận điểm cơ bản như sau: Một là, đề tài nghiên cứu đưa ra cách nhìn nhận có hệ thống từ lý luận cho đến hoạt động thực tiễn nghệ thuật về đặc trưng ngôn ngữ tạo hình cũng như những phương tiện biểu đạt tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng trên thực tế vẫn chưa có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu, tiếp cận liên ngành để đưa ra vấn đề về lý luận và thực tiễn của tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. Điểm mới của đề tài chính là đã phân tích và lý giải những vấn đề thực tiễn dựa trên cơ sở mỹ thuật học, thông qua nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, mỹ thuật… nêu lên được những đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ cấu trúc nền tảng mỹ thuật và cơ sở tạo hình, cũng như bố cục và thủ pháp tạo hình tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ bản chất cũng như vai trò của họa sĩ trong quá trình sáng tác và vẽ tranh KTS trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp tích cực từ việc phân tích, tổng hợp trong thực tiễn nghệ thuật ở Việt Nam. Qua đó góp phần dự báo và định hướng cho sự phát triển của nghệ thuật KTS ở Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. Hai là, đề tài nghiên cứu làm rõ sự xuất hiện, hình thành và phát triển của nghệ thuật KTS ở Việt Nam hiện nay. Tranh KTS xuất hiện ở Việt Nam cùng với sự hình thành và phát triển của nghệ thuật ĐPT. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và CNTT, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu, thế giới như bị thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên mỏng manh hơn và chỉ mang tính tương đối. Các thế hệ họa sĩ 131 Việt Nam đã và đang hội nhập được với mỹ thuật toàn cầu, hoà nhập với các trào lưu hội họa đương đại trên thế giới… Nghệ thuật ĐPT xuất hiện như là một tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế. Sự xuất hiện của nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam chủ yếu được đánh dấu bằng sự chuyển chuyển hướng đào tạo của hàng loạt những trường cao đẳng, đại học đào tạo về mỹ thuật để dần hình thành nghệ thuật ĐPT, nghệ thuật KTS. Bên cạnh đó còn có những cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài thông qua chính sách xã hội hóa giáo dục và hội nhập đổi mới giáo dục ở Việt Nam để đào tạo nghệ thuật ĐPT. Sự xuất hiện của nghệ thuật ĐPT đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền nghệ thuật trong nước trên nhiều phương diện: quan niệm nghệ thuật, phương thức truyền thông thị giác, thị trường nghệ thuật, phương tiện biểu đạt nghệ thuật, trào lưu sáng tác… Ba là, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn nghệ thuật KTS ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu đã phân tích và kiến giải những đặc trưng của tranh KTS ở Việt Nam hiện nay: Đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS: tranh KTS ở Việt Nam được vẽ với lối tạo hình cách điệu nhẹ nhàng; bố cục chủ yếu dàn hình và mảng trên mặt tranh, thường có không gian nhỏ, hẹp và khép kín, phần hậu cảnh cũng thường được giản lược hóa. Tranh KTS ở Việt Nam ảnh hưởng từ nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau và thường kết hợp ngôn ngữ của hội họa với đồ họa; mức độ cách điệu, cường điệu còn thấp, lệ thuộc nhiều vào cái thực; khả năng ứng dụng công nghệ KTS trong tạo hình tranh KTS chưa cao và chưa chuyên nghiệp. Đặc trưng về thể loại và phương thức thể hiện tranh KTS: một số những dạng thức mà họa sĩ KTS ở Việt Nam thường khai thác để sáng tác hiện nay là: nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật minh họa, nghệ thuật màn hình, hoạt hình, thiết kế không gian ảo 3 chiều, mỹ thuật ứng dụng… 132 Đặc trưng về nội dung và đề tài sáng tác tranh TKS: nội dung đa dạng và phong phú nhưng chưa thực sự đặc sắc. Chủ yếu bị ảnh hưởng của những phong cách quốc tế. Một số ít họa sĩ KTS đã bắt đầu tìm ra con đường riêng của mình trong những mảng đề tài mang tính thời sự, sinh hoạt, triết lý nhân sinh, truyền thuyết lịch sử, văn học… Đặc trưng về đội ngũ họa sĩ KTS: đa số họa sĩ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng,… Thành phần tham gia cũng rất đa dạng: họa sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư, sinh viên… hoặc cả những người đam mê nghệ thuật KTS. Đặc trưng trong hoạt động nghệ thuật KTS: số lượng triển lãm nghệ thuật KTS hàng năm rất ít. Điều này có thể thấy được thông qua thực trạng họat động nghệ thuật KTS ở Việt Nam. Bốn là, thông qua đề tài nghiên cứu có thể thấy rằng mặc dù tranh KTS ở Việt Nam hiện nay đang phát triển nhanh nhưng vẫn còn tồn tại trong nó nhiều hạn chế, bộc lộ tính chất chưa chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, hiện nay việc phát triển tranh KTS trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam vẫn còn mang tính bộc phát, cần có những chiến lược phát triển dài lâu: Để nâng cao tính thẩm mỹ của tác phẩm, họa sĩ cần biết và ứng dụng tốt các kỹ thuật tạo hình ứng dụng KTS trong ngôn ngữ thể hiện tác phẩm mỹ thuật. Trong quá trình sáng tác và thực hành nghệ thuật, nếu họa sĩ biết khéo kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng tạo hình của nghệ thuật thị giác, cộng hưởng với những thủ pháp tạo hình KTS sẽ làm cho tác phẩm trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn và có giá trị nghệ thuật cao. Để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và từng bước phát triển kinh tế tri thức thì việc đầu tiên là cần phải chuẩn bị điều kiện đáp ứng con người cho lĩnh vực này. Cần phổ cập CNTT, ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) từ cấp tiểu học. Bên cạnh đó, cần đẩy 133 mạnh việc phổ cập mỹ thuật phổ thông qua quá trình đào tạo nghề ngắn hạn hoặc dài hạn. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy nghệ thuật. Tăng cường trang thiết bị hiện đại để người học có thể nghiên cứu và tiếp cận trực tiếp với những công nghệ tiên tiến và những trào lưu nghệ thuật số mới trên thế giới. Để kiện toàn công tác đào tạo trong các trường đào tạo mỹ thuật, cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật KTS và đội ngũ họa sĩ KTS. Xây dựng chương trình đào tạo mỹ thuật đầy đủ và chuẩn mực để tạo nên một nền hội họa Việt Nam đa dạng về mặt hình thức. Cần hạn chế và khắc phục những thành kiến cũ, những cách nhìn hạn hẹp trong lĩnh vực nghệ thuật… Để đẩy mạnh và phát triển hệ thống truyền thông tác phẩm cần chú trọng đến hệ thống bảo tàng, nhà triển lãm… Bên cạnh những bảo tàng nghệ thuật đã có sẵn, cần xây dựng bảo tàng nghệ thuật số hóa. Tuy nhiên cũng cần phải xây dựng đội ngũ quản trị bảo tàng số hoá này cho phù hợp với năng lực và vị trí mà họ đảm trách. Bên cạnh đó, cần mở rộng và đa dạng hóa nghệ thuật trong nước: cần tạo điều kiện cho các hoạt động nghệ thuật đa dạng, đặc biệt là của từng bộ môn nghệ thuật đặc thù. Cần hình thành thị trường nghệ thuật KTS ở các cấp độ khác nhau và cần được hoàn thiện cả nội dung lẫn hình thức hoạt động, hướng đến sự chuyên nghiệp trong các hoạt động nghệ thuật số... Có thể nói, trong kỷ nguyên KTS, với những “công cụ” mới, “phương tiện” mới, “chất liệu” mới, người nghệ sĩ có thể hiện thực hóa được những ý tưởng của mình trong một “không gian” mới tồn tại bên trong máy tính. Tranh KTS ở Việt Nam vẫn đang phát triển rất nhanh theo quy luật của sự vận động để cùng hòa nhịp cùng với sự phát triển của nghệ thuật KTS trên thế giới. Thực tiễn nghệ thuật KTS ở Việt Nam vẫn luôn nảy sinh những vấn đề mới rất cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đức Sơn (2013), “Ảnh hưởng của Mỹ thuật đa phương tiện đến sự phát triển của nghệ thuật thị giác Việt Nam trong kỷ nguyên KTS”, Tạp chí Lý luận Phê bình văn học, nghệ thuật, Số 11, tháng 7, tr.45-50. 2. Nguyễn Đức Sơn (2014), “Hội họa KTS trong mối quan hệ với hội họa truyền thống”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 365, tháng 11, tr.58-60. 3. Nguyễn Đức Sơn (2014), “Internet trong đào tạo hội họa kỹ thuật số ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 366, tháng 12, tr.127-129. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nam 1. Trịnh Thị Vân Anh (2006), Kỹ thuật Đồ họa, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội. 2. Andreas Schmenk, Arno Wetjen, Multimedia và thế giới ảo, Cao Thụy và Cao Bình dịch 2000, Nxb Trẻ, TP. HCM. 3. Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (2012), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 4. Bernard Ducourant (1992), Nghệ thuật bố cục và khuôn hình dành cho Hội họa, Nhiếp ảnh, Tranh truyện và Quảng cáo, Đức Hòa dịch, Nxb Fleurus. 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa học khối các trường Cao đẳng, tháng 10 năm 2009. 6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT trong giảng dạy nghệ thuật, tháng 9 năm 2013. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Kỷ yếu Hội nghị triển khai công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2014, Hà Nội. 8. Nguyễn Tiến Cường và Nghiêm Đình Thắng (2014), Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng VIII, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị Quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng X, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Hà Nội. 136 13. David Piper (1997), Thưởng ngoại hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 14. Hội Mỹ thuật Việt Nam (2013), Hội thảo Mỹ thuật Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh lần thứ Nhất, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TP.HCM. 15. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 16. Uyên Huy (2005), Màu sắc và phương pháp sử dụng, Nxb Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh 17. Uyên Huy (2013), Phương pháp tư duy và thực hành bố cục mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, TP. HCM. 18. Đỗ Văn Khang (2004), Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Mai Thanh Long, Nguyễn Thanh Tùng (2007), Ngành mỹ thuật Đa phương tiện, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 20. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 21. Vương Hoằng Lực, 1990, Nguyên lý Hội họa Trắng Đen, Dịch từ tiếng Trung Quốc, Võ Mai Lý dịch, Nxb Mỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh. 22. M.F.Ốp-Xi-An-Nhi-Cốp (2001), Mỹ học cơ bản – Nâng cao, Phạm Văn Bích dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 23. Maria Carla Prette và Alfonso De Giorgie (2005), Nghệ thuật là gì? Làm thế nào để hiểu tranh và ảnh?, Đặng Thị Bích Ngân dịch, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 24. Đỗ Toàn Năng, Phạm Việt Bình (2007), Xử lý ảnh, Đại học Thái Nguyên. 25. Nguyễn Phúc (2004), Văn hóa và văn hóa học trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb Tổng hợp TP.HCM, TP. HCM. 26. Nguyễn Nghĩa Phương (2013), “Tranh in độc bản”, Tạp chí Mỹ thuật 137 Nhiếp ảnh, Số 10, tháng 10. 27. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật sở hữu trí tuệ, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. HCM. 28. Bùi Hoài Sơn (2006), Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Tác giả luận án (2009), mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS (Nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ tạo hình), Luận văn Thạc sĩ, Lý luận và Lịch sử mỹ thuật, ĐH. Mỹ thuật TP. HCM. 31. Ngô Kim Tạo (2009), Ngôn ngữ tạo hình Điện ảnh trong sự phát triển của kỹ thuật điện ảnh, Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 32. Lê Thân (2013), “Cái đẹp của hội họa hiện đại trong Design”, tạp chí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh, Số 05, tr.37-41, Hà Nội. 33. Phạm Thị Ngọc Trầm (1999), “Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh”, Tạp chí Triết học, Số 6, tr. 23-26. 34. Đỗ Trung Tuấn (2001), Giới thiệu về đa phương tiện (Introduction to Multimedia), Trung tâm thông tin thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 35. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành (2006), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 36. Viện Mỹ thuật (2002), Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần II, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tháng 10 năm 2002. 37. Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 138 38. Viện Mỹ thuật (2012), Hội thảo Khoa học về Thiết kế Đồ họa quảng cáo Việt Nam sau đổi mới (2012), Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tháng 12 năm 2012. 39. Trịnh Thị Xuân (2007), Đồ họa vi tính, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ Trí Đức, TP. HCM. Tiếng nước ngoài 40. A. Micheal Noll (1967), The digital computer as a creative medium, (Máy vi tính KTS với tư cách là một phương tiện sáng tạo), IEEE spectrum. Vol.4, No, October 1967, pp. 89 – 95. 41. Alvero, Jane Stangl (2002), Folk Influence on Modern Philippine Art, (Dân tộc ảnh hưởng đến Nghệ thuật hiện đại Philippne), Peso Book Foundation, Cubao, Quezon City, Philippines. 42. Anna Bentkowska-Kafel, Trish Cashen and Hazel Gardiner (2005), Digital Art History, A Subject in Transition, Computers and the History of Art, (Lịch sử nghệ thuật KTS, một chủ đề trong quá trình chuyển đổi, Máy tính và Lịch sử Nghệ thuật), Intellect Ltd, ISBN 184150-910-8. 43. Anne Morgan Spalter (1999), The Computer in the Visual Arts, (Máy tính trong nghệ thuật thị giác), Addison Wesley Longman. Inc, US. 44. Antonio Criminisi, Martin Kemp and Andrew Zisserman, Bringing Pictorial Space to Life: Computer Techniques for the Analysis of Paintings, Digital Art History, A Subject in Transition, Computers and the History of Art, (Đưa không gian ảnh vào cuộc sống: Kỹ thuật máy tính để phân tích tác phẩm, Lịch sử nghệ thuật KTS, Chủ đề trong quá trình chuyển đổi, Máy tính và Lịch sử Nghệ thuật), Intellect Ltd, ISBN 1-84150-910-8. pp.77 – 96. 45. Apinan Poshyananda (1992), Modern Art in Thailand, (Nghệ thuật hiện 139 đại Thái Lan), Oxford University Press, Singapore. 46. Best, S. and Kellner, D. (1991), Postmodern Theory: Critical Interrogations, (Lý thuyết Hậu hiện đại: truy vấn phê phán), Guiford Press, New York. 47. Bonnie Mitchell (2010), “The immersive artistic experience and the exploitation of space”, (Trải nghiệm nghệ thuật và sự khai thác không gian), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1906124-64-9. 48. Boden, M. (2005), Aesthetics and Interactive Art, proceedings of the fifth conference on Creativity and Cognition, (Thẩm mỹ và nghệ thuật tương tác, trích kỷ yếu hội nghị thứ năm về sáng tạo và nhận thức), ACM (Association for Computing Machinery), New York. 49. Bruce Wands (2010), Creating continuity between computer art history and contemporary art, (Sáng tạo liên tục giữa lịch sử nghệ thuật máy tính và nghệ thuật đương đại), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1-906124-64-9. 50. Charles Harriso (1998), Art in Theory 1900 - 2000: An Anthology of Changing Ideas, (Lý thuyết Nghệ thuật 1900 - 2000: Bộ sưu tập những biến đổi ý tưởng), Wiley-Blackwell, ISBN: 978 0631200666. 51. Clark, J. (1993), Modernity in Asian Art, (Tính hiện đại trong nghệ thuật châu Á), University of Sydney East Asian Studies no.7. Wild Peony, Canberra. 52. Craig Denton (2005), Examining Documentary Photography Using the Creative Method, (Nghiên cứu Nhiếp ảnh tư liệu bằng phương pháp sáng tạo), University of Utah. 53. Daniel Palmer (2005), Embodying Judgement: New Media and Art 140 Criticism, (Phê bình tiêu biểu: Phương tiện mới và Phê bình Nghệ thuật), Monash University, Australia. 54. David Adams (2010), The Postmodern Revolution and anthroposophical Art, (Cuộc cách mạng Hậu hiện đại và nghệ thuật nhân trí), Research Issue, the Lucas Community. 55. David Poole (2011), Digital Transitions and the Impact of New Technology On the Arts, (Quá trình chuyển đổi sang kỹ thuật số và ảnh hưởng của Công nghệ mới đến nghệ thuật), Canadian Public Arts Funders (CPAF). 56. Demetri Terzopoulos, Artificial Life for Graphics, Animation, Multimedia, and Virtual Reality, (Cuộc sống nhân tạo cho Đồ họa, Hoạt hình, Đa phương tiện, và Thực tế ảo), Department of ComputerScience, University of Toronto & Intel Corporation. 57. Dew Harrison and Suzette Worden (2005), Digital Arts On the Line, Digital Art History, A Subject in Transition, Computers and the History of Art, (Dòng chảy Nghệ thuật KTS, Lịch sử nghệ thuật KTS, chủ đề trong quá trình chuyển đổi, Máy tính và Lịch sử Nghệ thuật), Intellect Ltd, ISBN 1-84150-910-8. pp.65 – 75. 58. Diane M. Zorich (2012), Transitioning to a Digital World - Art History, Its Research Centers, and Digital Scholarship, (Chuyển đổi sang một thế giới KTS - Lịch sử Nghệ thuật, Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, và học thuật KTS), Samuel H. Kress Foundation and Roy Rosenzweig Center for History and New Media, George Mason University. 59. Editors PC Magazine, "Definition of: tablet computer" (Định nghĩa: máy tính bảng), , PC Magazine, Retrieved April 17, 2010. 141 60. Elizabeth Burch (2005), Media Literacy, Aesthetics, and Culture, (Phương tiện truyền thông Văn chương, Mỹ học, và Văn hóa), Sonoma State, US. 61. Fischer, J. (1990), Modern Indonesian Art, three generations of tradition and change 1945-1990, (Nghệ thuật Indonesia hiện đại, ba thế hệ truyền thống và thay đổi 1945-1990), University of Washington, US. 62. Frank Dietrick (1985), Visual Intelligence: The first Decade of Computer Art (1965 - 1975), (Hình ảnh thông minh: Thập kỷ đầu tiên của nghệ thuật máy tính (1965 - 1975)), the IEEE Computer Society, pp.33-45. 63. Frieder Nake (2008), Behind the Canvas: an Algorithmic Space Reflections on Digital Art, (Đằng sau khung tranh: một thuật toán không gian phản ánh về nghệ thuật kỹ thuật số), Vision and Perception in a Digital Culture CHArt TWENTY-FOURTH ANNUAL CONFERENCE, Informatik University of Bremen, Germany, Birkbeck, London, 6-7 November. 64. Frieder Nake (2010), Paragraphs on Computer art, past and present, (Những đoạn văn về nghệ thuật máy tính, quá khứ và hiện tại), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1-906124-64-9. 65. Gheorghita Ghinea and Sherry Y. Chen (2006), Digital Multimedia Perception and Design, (Nhận thức và Thiết kế đa phương tiện KTS), Idea Group Inc. 66. George Mallen (2010), On the relationship of computing to the arts and culture – an evolutionary perspective, (Về mối quan hệ của tính toán với nghệ thuật và văn hóa - một quan điểm tiến hóa), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1-906124-64-9. 142 67. Heim M (1993), The metaphysics of virtual reality, (Siêu hình học của thực tế ảo), New York: Oxford Univ. Press. 68. H. H. Arnason, Elizabeth C. Mansfield (2012), History of Modern Art, (Lịch sử nghệ thuật hiện đại), Pearson, ISBN: 0205259472. 69. Herber T Zettl, Media Aesthetics, Aesthetics Theory, (Thẩm mỹ phương tiện truyền thông, Lý thuyết thẩm mỹ), San Francisco State University. 70. Herbert W Franke Leonardo (1985), The New Visual Age: The Influence of Computer Graphics on Art and Society, (Kỷ nguyên thị giác mới: Ảnh hưởng của đồ họa máy tính đến Nghệ thuật và Xã hội), Vol. 18, No. 2, pp. 105-107. 71. Jeremy Gardiner, The digital atelier: How subtractive technologies create new forms, (Xưởng kỹ thuật số: phương thức công nghệ tạo ra các hình thức mới), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1906124-64-9. 72. Jeremy Sutton (2009), Painter 11 Creativity:Digital Artist’s Handbook, (Sáng tạo với Painter 11: Sổ tay của họa sĩ KTS), Focal Press, ISBN: 978-0-240-81255-7 73. John M. Fujii (1998), A Critical History of Computer Graphics and Animation, (Lịch sử quan trọng của đồ họa máy tính và hoạt hình), ACM SIGGRAPH. 74. Jordan M. Blanke (2004), Copyright Law in the Digital Age, (Luật bản quyền trong kỷ nguyên kỹ thuật số), Mercer University, Idea Group Inc, USA. 75. Ken Smith, Sandra Moriarty, Gretchen Barbatsis, Keith Kenney (2005), Visual Communication Theory, Methods and Media, (Lý thuyết, Phương pháp và Phương tiện truyền thông thị giác), Lawrence 143 Erlbaum Associates, Publishers Mahwah, New Jersey London. 76. Lorenda Pazzini-Paracciani (2012), Twenty-First Century Thai Art Practices: Common Themes and Methodologies, (Thực hành nghệ thuật Thái Lan thế kỷ XXI: Những phương pháp và Chủ đề chung), Asia Research Institude, National University of Singapore. 77. Lorna Uden and Russell Campion (2000), Integrating Modality Theory in Educational Multimedia Design, (Phương thức tích hợp lý thuyết trong giáo dục thiết kế đa phương tiện), Staffordshire University, UK 78. Luke Wroblewski (2002), Applying Visual Communication Principles to Web Application Design, (Áp dụng nguyên lý truyền thông thị giác trong ứng dụng thiết kế Web), Interface Designer, Wiley and Sons. 79. Lynn R. Kahle and Chung-Hyun Kim (2006), Creating Images and the Psychology of Marketing Communication, (Sáng tạo hình ảnh và tâm lý truyền thông tiếp thị), Lawrence Erlbaum Associates, Publishers. 80. Marie Leclaire (2002), The ‘mad scientists’: Psychoanalysis, dream and virtual reality, (Các ‘nhà khoa học điên’: tâm lý, ước mơ và thực tại ảo), Int J Psychoanal. 81. Marshall McLuhan and Bruce R. Powers (1989), The Global Village: Transformations in World Life and Media in the 21th Century, (Làng Toàn cầu: Các phép biến đổi trong cuộc sống của thế giới và truyền thông ở thế kỷ thứ 21), Oxford University Press, USA. ISBN – 13 978 – 0 – 19 507910 – 4. 82. Martin Addison (2009), Painter for photographer, creating painterly images step by step, (Painter dành cho nhiếp ảnh gia, hướng dẫn từng bước tạo hình ảnh như tranh vẽ), Focal Press, ISBN : 978-0- 144 240-52123-7. 83. Marta Nael (2011), “Marta Nael - truly scene – blast from the past”, (Marta Nael – cảnh thật – bừng sáng từ quá khứ), Digital paint Magazine, December 2011, ISSUU. 84. Melanie Cofield (2005), Digital Imaging Basics, (Hình ảnh KTS cơ bản), Information Technology Lab - School of Information - The University of Texas at Austin. 85. Michael O'Rourke, Redefining sculpture digitally, (Xác định tác phẩm điêu khắc kỹ thuật số), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1-906124-64-9. 86. Michelle A. Tavano (2011), Digital Brushstrokes: Diverse Techniques in Contemporary Digital Painting, (Nét vẽ kỹ thuật số: Kỹ thuật đa dạng trong Tranh KTS đương đại), Rhode Island College 87. Nadia Manenat Thalmann and Daniel Thalmann (1994), Artificial life and Virtual reality, (Cuộc sống nhân tạo và thực tế ảo), John Wiley & Sons. 88. Nick Lambert (2010), The Computer as a dynamic medium, (Máy vi tính với tư cách là một phương tiện động), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1-906124-64-9. 89. Official Corel Painter Magazine, Paint digital - masterpieces - become a better artist with Corel Painter, (Vẽ KTS - những chỉ dẫn chuyên nghiệp - trở thành họa sĩ giỏi hơn với corel Painter), IP Imagine Publishing. 90. Paul Coldwell (2010), Computer art and output the passive line, (Nghệ thuật máy tính và hướng kết xuất đầu ra thụ động), CAT 2010: Ideas before their time, ISBN 978-1-906124-64-9. 91. Paul Messaris (1998), Visual Literacy Theory, (Lý thuyết tín hiệu thị 145 giác), Journal of Communication, University of Pennsylvania, Sandra Moriarty, University of Colorado. 92. Rosa Maria Oliveira (2010), From Art as Knowledge to the Aesthetics of the Subject New Ways of Thinking the Art of the 21st Century, (Từ nghệ thuật như là kiến thức tới thẩm mỹ chủ đề tư duy mới trong nghệ thuật thế kỷ thứ 21), Proceedings of the 16th International Symposium on Electronic Art - ISEA2010 RUHR, 20-29 August 2010, ISBN 978-3-86895-103-5. 93. Sabapathy (1996), Modernity and Beyond: themes in Southeast Art, (Tính hiện đại và xa hơn nữa: các chủ đề trong Nghệ thuật Đông Nam), Singapore Art Museum, National Heritage Board. 94. Salah Uddin Ahmed (2011), Analysing computer-related works of art: methodological and theoretical considerations, (Phân tích tác phẩm nghệ thuật máy tính: nghiên cứu về phương pháp luận và lý thuyết), NTNU (Norwegian University of Science and Technology). 95. Sarup, M. (1993), An Introduction Guide to Post-Structuralism and Postmodernism, (Giới thiệu Hướng dẫn chủ nghĩa Hậu-Cấu trúc và Hậu hiện đại), Atlanta: University of Georgia Press. 96. Singapore Department of Statistics (2015), Singapore in Figures, (Singapore qua các con số), Singapore. 97. Taylor, N. (2000), Whose Art are we Studying? Writing Vietnamese Art History from Colonialism to the Present. (Chúng ta đang học tập Nghệ thuật của ai? Lịch sử Nghệ thuật Việt Nam từ thời thực dân đến hiện tại), Pp. 143-157 in Studies in Southeast Asian Art, Essays in Honor of Stanley J. O’Connor. Ithaca. 98. William Vaughan (2002), History of Art in the Digital Age: Problems and Possibilities, (Lịch sử nghệ thuật trong Kỷ nguyên KTS: thời cơ và 146 thách thức), EVA Conference Electronic Imaging and the Visual Arts, 25 July 2002, Imperial College, London, pp.1.1-5. 99. Wright, A. (1994), Soul, spirit and mountain: preoccupations of contemporary Indonesian painters, (Linh hồn, tinh thần và núi: những mối bận tâm của các họa sĩ đương đại Indonesia), Kuala Lumpur: Oxford University Press.Kết thúc tài liệu tham khảo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 147 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM PHỤ LỤC TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2015 148 MỤC LỤC Trang Phụ lục 1: Các bảng, biểu đồ ................................................................... 149 Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa ................................................................ 155 149 Phụ lục 1 CÁC BẢNG Bảng 1: Tính chất của những dạng phương tiện trong nghệ thuật ĐPT Dạng thức Mô tả Áp dụng điển hình Thiết kế, Hội Nội dung là sản phẩm sáng Hội họa, Đồ họa, Hoạt hình họa, sáng tạo tạo từ trí tưởng tượng của cái mới. con người. Thiên nhiên Tác phẩm lấy nguồn từ thiên Âm thanh tự nhiên; Hình thực nhiên ảnh chụp thiên nhiên; Phim làm về đời sống xã hội của con người … Âm thanh Tất cả những tín hiệu được Âm thanh của giọng nói, cảm nhận thông qua kênh âm thanh của động vật và thính giác/ nghe thiên nhiên… Hình ảnh Hình ảnh thị giác tạo nên Phim ảnh, phim truyền động cho người xem cảm giác hình, hoạt hình… chuyển động liên tục của hình ảnh theo thời gian Hình ảnh tĩnh Những hình ảnh thị giác tồn Đồ họa, tranh nghệ thuật, tại dưới dạng riêng lẻ, không hình ảnh chụp… có sự chuyển động liên tục của các khung hình Tương tác Những dạng tác phẩm có sự Thực tế ảo, Games tương tương tác đối với người xem tác, website tương tác… 150 Bảng 2: Bảng so sánh quy trình vẽ tranh KTS với vẽ tranh hội họa giá vẽ truyền thống Quy trình Bước một Tranh hội họa giá vẽ Tranh KTS (Chất liệu Acrylic) (Adobe Photoshop) Phác họa, phác thảo. Nếu cần Tạo ra một phác thảo trong một tập thiết, thay đổi phác họa sử tin có độ phân giải cao, trên mỗi dụng giấy can, tẩy, cắt dán, lớp riêng biệt để nó có thể thay đổi xoay, lật, thay đổi tỷ lệ… được. Nếu cần thiết, thay đổi phác họa sử dụng các lớp mới, tẩy, cắt, xoay và dán, hoặc công cụ Liquify... Bước hai Chuyển phác thảo cuối cùng Làm sạch bản phác thảo trên một lên vải toan (thông thường layer mới (hoặc xóa nhẹ bằng công bằng cách can hình lên toan). Bước ba cụ Erase). Thiết lập không gian làm việc Tô màu (solid – phẳng) cho tất cả và bảng màu các đối tượng trên các lớp hình ảnh. Bước bốn Vẽ hình mảng lớn và diễn đạt Vẽ hình mảng, diễn đạt khối thông khối thông qua sắc độ đậm qua màu sắc trên một lớp hình ảnh nhạt của màu sắc. mới (phía trên). Bước năm Pha màu và vẽ sơn trực tiếp Sử dụng các lớp hình ảnh khác với (màu sắc) chồng lên nhau cho các thiết lập chế độ và độ bão hòa đến khi hoàn thành tác phẩm. màu khác nhau để tạo ra sáng tối. 151 Bước sáu Tinh chỉnh ánh sáng và màu sắc (vẽ trên một layer mới để tinh chỉnh tất cả mọi thứ đến mức mong muốn cho đến khi kết thúc). Sử dụng công cụ Eyedropper để chọn màu sắc khi vẽ. Bước bảy Kết xuất Bảng 3: Bảng hỏi nghiên cứu khảo sát (phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc email) 1. Xin cho biết chuyên ngành của anh/chị? 2. Anh/chị có thường sáng tác hoặc thiết kế mỹ thuật bằng máy vi tính không? 3. Khó khăn lớn nhất của anh/chị khi sáng tác hoặc thiết kế mỹ thuật trên máy vi tính? 4. Anh/chị cho biết việc sáng tác và thể hiện tác phẩm nghệ thuật bằng thiết bị KTS có dễ dàng hơn làm thủ công bằng tay không? Tại sao? 5. Anh/chị hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc sáng tác hoặc thiết kế mỹ thuật ĐPT? 6. Theo anh/chị thì những yếu tố nào quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của tác phẩm KTS? 7. Anh/chị có nghĩ là mỹ thuật ĐPT (hội họa KTS) sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai không? Tại sao? 8. Nghệ sĩ và xu hướng sáng tác/ trường phái nghệ thuật nào truyền cảm hứng sáng tác cho bạn nhiều nhất? 152 Bảng 4: Bảng hỏi nghiên cứu khảo sát (thông qua phiếu khảo sát, trang web khảo sát trên internet) 1. Nghề nghiệp chính của anh / chị? - Nghệ sĩ (Hoạ sĩ, Điêu khắc gia…) - Nhà thiết kế (Designer, Kiến trúc sư) - Sinh viên của các trường Nghệ thuật - Nhà nghiên cứu (lý luận phê bình, giảng dạy…) - Nhà quản lý (giáo dục, văn hoá nghệ thuật…) - Nghề nghiệp khác (Bác sĩ, Kỹ sư…) 2. Anh / chị có tham gia tổ chức nào trong quá trình hoạt động nghệ thuật? - Hội Mỹ thuật (trung ương, địa phương…) - Hội thiết kế (Kiến trúc sư, Nhiếp ảnh, Thủ công mỹ nghệ…) - Nhóm nghệ sĩ tự do (Nhóm bạn, Diễn đàn nghệ thuật trên các web…) - Tổ chức khác 3. Anh / chị thường dùng máy vi tính để vẽ những thể loại nào? - Vẽ tranh (phác thảo, tranh KTS…) - Thiết kế (Đồ hoạ, Nội thất, Thời trang, Tạo dáng sản phẩm…) - Truyền thông phim ảnh (Phim, Phim quảng cáo…) - Hoạt hình, tranh truyện… - Thiết kế Tương tác (Website, CD tương tác…) - Thể loại khác 4. Anh / chị thường dùng máy vi tính để sáng tác về đề tài nào? - Chính trị. - Xã hội. 153 - Môi trường. - Triết lý nhân sinh. - Thần thoại, huyền thoại… - Đề tài khác. 5. Anh/ chị thường sử dụng máy vi tính trong giai đoạn nào của quá trình sáng tác hoặc thiết kế? - Tìm ý tưởng. - Phác thảo (trắng đen, màu…) - Thể hiện tác phẩm (biên tập, kỹ xảo hiệu ứng…) - Xuất bản (in, internet, TV…) - Tất cả các giai đoạn. - Ý kiến khác. 6. Theo anh / chị, yếu tố nào quyết định chất lượng của tác phẩm Mỹ thuật KTS? - Phương tiện và Công nghệ (phần cứng, phần mềm…) - Ý tưởng / tư tưởng chủ đề. - Kỹ năng thể hiện (đảm bảo kỹ thuật, kỹ xảo, hiệu ứng…) - Ý kiến khác. 7. Anh / chị thường sử dụng phong cách nào khi vẽ / thiết kế bằng máy vi tính? - Theo một phong cách / trường phái nổi tiếng. - Theo một xu hướng đang thịnh hành. - Theo phong cách sở trường của bản thân. - Tuỳ theo ý tưởng của tác phẩm hoặc bản thiết kế. - Phong cách khác. 154 8. Anh / chị thường chú ý những yếu tố nào trong một tác phẩm Mỹ thuật KTS? - Chất liệu (khắc, in hoặc kết hợp các chất liệu…) - Phần mềm sử dụng để vẽ tác phẩm. - Cách thể hiện tác phẩm (2D, 3D, kỹ xảo, hiệu ứng…) - Nội dung của tác phẩm (tư tưởng, chủ đề) - Phong cách, trường phái… - Yếu tố khác. 9. Yếu tố nào gây khó khăn cho anh / chị khi học cách vẽ hoặc thiết kế trên máy vi tính? - Ngoại ngữ. - Kỹ thuật sử dụng thiết bị (bàn phím, chuột, bút điện tử…) - Công nghệ (giao diện phần mềm, hiệu ứng…) - Yếu tố khác. 10. Theo anh / chị đánh giá, đối tượng (tổ chức) nào có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Mỹ thuật KTS ở Việt Nam? - Hoạ sĩ, nhà thiết kế làm việc tự do… - Công ty Mỹ thuật / Thiết kế. - Trường đào tạo Nghệ thuật (Mỹ thuật UD, Mỹ thuật TH, Kiến trúc…) - Hội Mỹ thuật (trung ương, địa phương…) - Đối tượng khác. 155 Phụ lục 2 HÌNH ẢNH MINH HỌA 156 Hình 1: Mùa xuân của Nguyễn Xuân Đông, sử dụng nét cọ giống với tranh hội họa giá vẽ. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Xuân Đông) Hình 2: Hình ảnh vẽ bằng máy tính của Paul Henry. Tranh KTS (Ảnh TLTK 94) 157 Hình 3: Giao diện giúp họa sĩ có thể tạo ra nhiều kiểu cọ vẽ và những hiệu ứng nét vẽ đặc biệt bằng cách thay đổi các thông số điều khiển cọ vẽ trong Adobe Photoshop CS6. (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 4: Yorick Wilks của Jeremy Sutton, kết hợp chất liệu sơn dầu với KTS. Tranh tradigital. (Hình ảnh TLTK 72) 158 Hình 5: Machine Imaginaire của Vera Molnar. Hình ảnh KTS. (Hình ảnh TLTK 73) Hình 6: Maximalist của Manfred Mohr. Hình ảnh KTS. (Hình ảnh TLTK 73) Hình 7: Two Space của Larry Cuba. Nghệ thuật 3D KTS. (Hình ảnh TLTK 73) Hình 8: Mona/Leo của Lillian Schwartz. Tranh KTS. (Hình ảnh TLTK 73) 159 Hình 9: Insouciance của Peter McLane. Tranh KTS (Hình ảnh TLTK 86) Hình 10: Beach của Henk Dowson. Tranh KTS. (Hình ảnh TLTK 72) 160 Hình 11: Giao diện Corel Painter 11. Họa sĩ sử dụng hình ảnh thật làm mẫu tham khảo và truyền cảm hứng khi vẽ tranh KTS. (Hình ảnh TLTK 72) Hình 12: Giao diện Corel Painter. Công cụ (Devine Proportion composition tool) giúp họa sĩ bố cục không gian tranh theo hình xoắn ốc. (Hình ảnh TLTK 89) 161 Hình 13: Phác thảo tranh KTS của Nguyễn Xuân Thành trên máy tính. Họa sĩ có thể thay đổi màu và thấy ngay được những hiệu quả màu khác nhau một cách nhanh chóng… (Hình ảnh KTS của Nguyễn Xuân Thành) Hình 14: Trừu tượng của Hình 15: Giấc mơ của Hoàng Nguyễn Xuân Thành. Bích Hoài Anh. Tranh KTS. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Hoàng Bích (Hình Hoài Anh) Nguyễn Xuân Thành) ảnh KTS của 162 Hình 16: Trọng Thủy của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) Hình 17: Tôn Ngộ Không của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 163 Hình 18: Bỏ rơi của Nguyễn Trung Trực. Tranh KTS. (Hình ảnh sưu tập của FPT ARENA) Hình 19: Cá vàng của Phạm Đình Chương. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phạm Đình Chương) 164 Hình 20: Rừng xưa đã khép của Nguyễn Hoàng Tuấn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Hoàng Tuần) Hình 22: Thạch Sanh giết đại bàng của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) Hình 21: Commission leah của Khoa Lê, Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Khoa Lê) Hình 23: Ngược xuôi của Nguyễn Hoàng Tuấn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Hoàng Tuấn) 165 Hình 24: Bão biển của Phạm Đỗ Đồng. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phạm Đỗ Đồng) Hình 25: Trừu tượng của Lâm Huỳnh Lân. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Lâm Huỳnh Lân) 166 Hình 26: Poster môi trường của Phan Thị Sao Mai. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Thị Sao Mai) Hình 27: Trừu tượng 1 của Phan Phương. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Phương) 167 Hình 28: Fantasy của Trương Huyền Đức. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Trương Huyền Đức) Hình 29: Khoảng lặng của Ngọc Hạnh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Ngọc Hạnh) 168 Hình 30: Landscape của Derrick Song. Tranh KTS. Singapore. (Hình ảnh KTS sưu tập của The CGSociety) Hình 31: Dragon and giant eagles của Sandara. Tranh KTS. Singapore. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 169 Hình 32: Fishing của Sandra. Tranh KTS. Singapore. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) Hình 33: Dinner của Aekkarat Sumutchaya. Tranh KTS. Thailand. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 170 Hình 34: Chaotic scenery of the Bangkok của Patipat Asavasena. Tranh KTS. Thailand. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) Hình 35: Phaya Naga Daegom của Jaturong Asdj. Tranh KTS. Thailand. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 171 Hình 36: To the waterfall của Wanchana Intrasombat. Tranh KTS. Thailand. (Hình ảnh KTS sưu tập của The CGSociety) Hình 37: Confused của Walter Aquino Narvasa. Tranh KTS. Philipines. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 172 Hình 38: The remembrances of the Soul của Michael Vincent Manalo. Tranh KTS. Philipines. (Hình ảnh KTS sưu tập của Fellini Gallery) Hình 39: The Old Cloud của Michael Vincent Manalo. Tranh KTS. Philipines. (Hình ảnh KTS sưu tập của Saatchi Art) 173 Hình 40: Inter-galactic Extravaganza của Reynan Sanchez. Tranh KTS. Philipines. (Hình ảnh KTS sưu tập của The CGSociety) Hình 41: From Hell của Reynan Sanchez. Tranh KTS. Philipines. (Hình ảnh KTS sưu tập của INPRNT) 174 Hình 42: Tales From Lost Autumn Days của Michael Vincent Manalo. Tranh KTS. Philipines. (Hình ảnh KTS sưu tập của Saatchi Art) Hình 43: Road trip Anyone của Cindy Handoyo. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 175 Hình 44: floating Village girl của Chong Fei Giap. Tranh KTS. Malaysia. (Hình ảnh KTS sưu tập của The Round Tablet) Hình 45: Comic fiesta của Chong Fei Giap. Tranh KTS. Malaysia. (Hình ảnh KTS sưu tập của The Round Tablet) 176 Hình 46: The Stylist của Dhanank Pambayun. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của Style Buble) Hình 47: Digital Era của Teddy Soegiarto. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của Teddy Soegiarto) 177 Hình 48: We and The color của Nady Azhry. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) Hình 49: Mystery and mystical blinks của Lidya Adventa. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của Abduzeedo) 178 Hình 50: Ramayana battle của Bimanurin. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) Hình 51: Milf Hunter của Mateusz Michalski. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của ArtStation) Hình 52: Gorgeous women của Mario Wibisono. Tranh KTS. Indonesia. (Hình ảnh KTS sưu tập của Cruzine) 179 Hình 53: Lonely của Nguyễn Huyền Trang. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Nguyễn Huyền Trang) Hình 54: Đêm trung thu của Nguyễn Quang Huy. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Quang Huy) 180 Hình 55: Slumscraper của Trương Huyền Đức. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Trương Huyền Đức) Hình 56: Dance of The month của Đăng Khoa. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đăng Khoa) 181 Hình 57: Ông già Bán nước ở phố Mai Xuân Thưởng của Đặng Hồng Quân. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đặng Hồng Quân) Hình 58: Chân dung ông nội của Đào Quang Huy. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đào Quang Huy) 182 Hình 59: Thoát của Lê Quang Dũng. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Lê Quang Dũng) Hình 60: Chuồn chuồn vàng của Ngụy Thùy Ngân. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Ngụy Thùy Ngân) 183 Hình 61: Bờ Kênh của Nguyễn Hoàng Tuấn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Hoàng Tuấn) Hình 62: Sân vườn của Trương Huyền Đức. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Trương Huyền Đức) 184 Hình 63: Song ngư của Phan Thị Sao Mai. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Thị Sao Mai) Hình 64: Market của Henk Dowson. Tranh KTS. (Hình ảnh TLTK 72) 185 Hình 65: Picasso Meets Photoshop của Maru Reside. Tranh KTS (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) Hình 66: Bóng bay của Đào Duy Tùng. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đào Duy Tùng) 186 Hình 67: The new Empires của Ty Wilkins. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của Ty Wilkins) Hình 69: Lý tưởng về một thế giới không có thật của Nguyễn Duy Bảo. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Duy Bảo) Hình 68: Nỗi ám ảnh của tác giả luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của tác giả luận án) Hình 70: Time picture của Gediminas Pranckevicius Imperioli. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 187 Hình 71: Giấc mơ biển của tác giả luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của tác giả luận án) Hình 72: Giấc mơ trưa của tác Hình 73: Đồng quê của tác giả giả luận án. Tranh KTS. (Hình luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh ảnh KTS của tác giả luận án) KTS của tác giả luận án) 188 Hình 74: Lễ hội của Phạm Đạt. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phạm Đạt) Hình 76: Swarm của Phạm Thiên Bảo. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phạm Thiên Bảo) Hình 75: Perishing Smile của Trần Minh Kiên. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Trần Minh Kiên) Hình 77: Taste of Pop art của Nghiêm Quốc Long. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nghiêm Quốc Long) 189 Hình 78: Chợ chiều của Nguyễn Xuân Thành. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Xuẫn Thành) Hình 79: Vô thoại của Phan Hùng Phước. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Hùng Phước) 190 Hình 80: The Great Escape của Raduluchian. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của RaduLuchian) Hình 81: Minimal của Jon Grasty. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 191 Hình 82: Tay của Vương Mạnh Hải. Tranh KTS (Hình ảnh KTS sưu tập của FPT ARENA) Hình 83: Chân dung của Hoàng Mạnh Duy. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của FPT ARENA) Hình 84: God is a girl của Ngụy Thùy Ngân. Tranh KTS. (Hình ảnh của Ngụy Thùy Ngân) 192 Hình 85: City’s Heat của Fabio Barretta Zungrone. Concept arts. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của ConceptShips) Hình 86: Ngày mưa của Nguyễn Hoàng Gia. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Hoàng Gia) 193 Hình 87: Nỗi ám ảnh của sự sợ hãi của Huỳnh Tuấn Kiệt. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Huỳnh Tuấn Kiệt) 194 Hình 88: Hình ảnh phục dựng Hàng Chiếu của Nhóm 3D Hà Nội. Tranh KTS. Hình ảnh KTS của Nhóm 3D Hà Nội Hình 90: Hình 89: Trần Hưng Đạo của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) Bạn bè của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 195 Hình 91: Walking in the sun của Hoàng Anh Tuấn. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Hoàng Anh Tuấn) Hình 92: Cloudy của Vương Lê. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Vương Lê) 196 Hình 93: Múa Lân của Hoàng Anh Tuấn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Hoàng Anh Tuấn) Hình 94: Mặt nạ của Nguyễn Giang Anh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Giang Anh 197 (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 96: Giấc mơ bất động sản của tác giả luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 97: Cái chết trắng của tác giả luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 98: Thảm họa nhân loại của tác giả luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 95: Coca Cola của tác giả luận án. Tranh KTS. 198 Hình 99: Fragment của Tim Henderson. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS sưu tập của ArtsNyou) Hình 100: Sơn Tinh – Thủy Tinh của Phan Vũ Linh. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 199 Hình 101: Sơn Tinh (trích tranh Sơn Tinh - Thủy Tinh) của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) Hình 102: Thủy Tinh (trích tranh Sơn Tinh - Thủy Tinh) của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 200 Hình 103: Từ Hải của Phan Vũ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 201 Hình 104: Phù Đổng Thiên Vương của Phan Vũ Linh. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 202 Hình 105: Random subconscious của Lê Vương. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Vương Lê) Hình 107: An ancient predator của Phan Nguyễn Khánh Đan. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Nguyễn Khánh Đan) Hình 106: Đảo bay của Đỗ Cường Quý. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đỗ Cường Quý) Hình 108: Tiếng ồn của Đỗ Thái Thanh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đỗ Thái Thanh) 203 Hình 109: Sống giữa xã hội nhân bản vô tính của Ngô Bá Hoàng. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Ngô Bá Hoàng) Hình 111: Chân dung của Nguyễn Thanh Nhàn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Thanh Nhàn) Hình 110: Tương lai của Lê Thanh Tùng. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Lê Thanh Tùng) Hình 112: Minh họa của Nguyễn Thanh Nhàn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Thanh Nhàn) 204 Hình 113: Mona Lisa của Nguyễn Thanh Nhàn. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Thanh Nhàn) 205 Hình 114: Tuồng cổ của Phan Vũ Linh, Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Phan Vũ Linh) 206 Hình 115: Không đề của tác giả luận án. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của tác giả luận án) Hình 116: Ký sinh trùng của Đặng Mỹ Linh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Đặng Mỹ Linh) 207 Hình 117: Mr. Santa quậy ở Việt Nam của Vũ Huy Anh, Tranh biếm KTS (Hình ảnh KTS của Vũ Huy Anh) Hình 118: Skateboard Graphics của Lâm Việt Đức Anh. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Lâm Việt Đức Anh) 208 Hình 119: Centralized Division của Ema Harris Sintamarian. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Jack Fischer Gallery - San Francisco) Hình 120: Quá trình vẽ tranh KTS bằng các kiểu cọ vẽ của John Derry. (Hình ảnh TLTK 72) 209 Hình 121: Lão Hạc của Đào Quang Huy. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Đào Quang Huy) Hình 122: Portrait của Merrill Kazanjan. Mô tả quá trình vẽ tranh Tradigital. (Hình ảnh KTS sưu tập của Merrillk) 210 Hình 123: Hiệu ứng màu Gouache, dùng với các thiết lập của kiểu cọ khác nhau: độ phẳng (Flat), độ ướt (Wet), độ mờ đục (Opacity), độ mềm cạnh của nét (Feather), kích thước (Size)… trong Corel Painter 11. (Hình ảnh TLTK 82) 211 Hình 125: Các công cụ vẽ trong phần mềm Art Rage 4 (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 124: Các kiểu công cụ vẽ trong CorelPainter 12. (Hình ảnh của tác giả luận án) Hình 126: Nature Boy của Thiên Bảo. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Thiên Bảo) Hình 127: Corrosion của Vương Lê. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Vương Lê) 212 Hình 128: Rocks của Hà Dũng Hiệp. Tranh nghệ thuật Tradigital. Họa sĩ dùng kỹ thuật vẽ tay giống như trong hội họa giá vẽ để thêm các nét đồ họa vào ảnh KTS hình vân đá. (Hình ảnh KTS của Hà Dũng Hiệp.) Hình 129: Phong cảnh Hà Nội của Nguyễn Đức Lợi. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Nguyễn Đức Lợi) 213 Hình 130: Marta Nael, Các bước vẽ tranh KTS theo trường phái Ấn tượng, tác giả sử dụng bảng màu theo chủ đề tác phẩm và bảng cọ sẵn có trong phần mềm Photoshop, Chân dung tự họa, Tranh KTS (Hình ảnh TLTK 83) 214 Hình 131: Các bước vẽ tranh KTS sử dụng phần mềm Adobe Illustrator, sử dụng hình ảnh thật làm mẫu và truyền cảm hứng trong quá trình vẽ của Wedha Abdul Rasyid. (Hình ảnh KTS sưu tập của DeviantArt) 215 Hình 132: Birds của Khoa Lê. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Khoa Lê) Hình 133: A Beautiful mind của Khoa Lê. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Khoa Lê) 216 Hình 134: Tái sinh của Phạm Đạt. Tranh KTS (Hình ảnh KTS của Phạm Đạt) Hình 135: Hình ảnh trích trong Long Thần Tướng. Tranh sử dụng nghệ thuật Tradigital. (Hình ảnh của Phong Dương Comic) Hình 136: Ảo giác của Vĩnh Phúc. Tranh KTS. (Hình ảnh KTS của Vĩnh Phúc) [...]... Đặc trưng của tranh KTS ở Việt Nam: (39 trang) Chương 3: Luận bàn về phương thức biểu đạt tranh KTS ở Việt Nam hiện nay: (31 trang) 24 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái lược về tranh kỹ thuật số 1.1.1 Khái niệm Tranh kỹ thuật số A Micheal Noll – một trong những nghệ sĩ KTS đầu tiên trên thế giới đã khẳng định trong tuyên ngôn của mình về nghệ thuật KTS: Con người tạo... hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 15 Bên cạnh đó, luận án cũng luận bàn về phương thức tạo hình tranh KTS ở Việt Nam trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của xã hội và góp phần xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam phát triển Ngoài ra, trên cơ sở phân tích điều kiện văn hóa, xã hội, nghệ thuật Việt Nam, luận án dự đoán sự phát triển của tranh KTS ở Việt Nam. .. mỹ thuật truyền thông ĐPT ở Việt Nam trong Kỷ nguyên KTS [5], Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thiết kế mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam hiện nay [38], Một số vấn đề về ứng dụng Công nghệ KTS trong Công nghệ dạy và học thiết kế ở Việt Nam hiện nay [6] nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giảng dạy mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS Thực trạng và giải pháp để phát triển đội ngũ họa sĩ. .. thuật KTS nói riêng ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS Mục tiêu cụ thể: luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nêu lên được những đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ cấu trúc nền tảng mỹ thuật, cơ sở tạo hình, cũng như bố cục và thủ pháp tạo hình tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ bản chất cũng như vai trò của họa sĩ trong quá trình sáng tác và thể hiện tranh KTS trong thời... trên cơ sở khoa học và khách quan Tạo cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn của các nhà nghiên cứu phê bình, lý luận nghệ thuật về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT nói chung và tranh KTS nói riêng ở Việt Nam 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tranh KTS ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: tranh KTS ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp ứng dụng phương tiện KTS trong quá trình vẽ tranh) ... cứu nhằm tìm ra các hiện tượng, biểu hiện, những cái trùng hợp cụ thể trong thực tiễn vận động của nghệ thuật KTS ở Việt Nam Phương pháp lịch sử: sự xuất hiện của tranh KTS ở Việt Nam được biểu hiện trong toàn bộ tính cụ thể của nó và theo một trật tự thời gian nhất định Nếu đi theo dấu vết của lịch sử nghệ thuật KTS sẽ có cái nhìn trung thực về tranh KTS ở Việt Nam Từ đó sẽ phát hiện ra quy luật... sáng tác nghệ thuật, đã làm nảy sinh vấn đề rằng liệu tranh KTS có phải là nghệ thuật hay không? Giả thiết rằng nếu tranh KTS cũng được coi là một dạng nghệ thuật, vậy thì đặc trưng của nó là gì? Hơn thế nữa, CNTT hiện nay đang phát triển rất nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam Nó đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có nghệ thuật Giả thiết rằng ở Việt Nam hiện nay có nhiều... tập trung vào nghiên cứu những đặc trưng của mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam 13 trong kỷ nguyên KTS Tác giả tập trung làm rõ sự hình thành và phát triển của mỹ thuật ĐPT, những đặc trưng cơ bản của mỹ thuật ĐPT trên thế giới và ở Việt Nam Ngoài ra, tác giả luận án cũng đóng góp và thực hiện một số bài viết nghiên cứu về nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam: bài tham luận Thiết kế đồ họa – Giảng dạy thiết kế đồ họa... phát triển nghệ thuật ĐPT được các nghệ sĩ lĩnh hội và phát triển nó trở thành một trong những lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế, văn hóa, nghệ thuật hiện nay Tuy nhiên sự phát triển nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún, bộc phát, chưa có những chiến lược phát triển dài lâu Bài viết Ảnh hưởng của mỹ thuật ĐPT đến sự phát triển của nghệ thuật thị giác Việt Nam trong kỷ nguyên... gian: nghiên cứu từ năm 2000 đến nay (đầu thế kỷ XXI đến nay) Giới hạn về không gian: tập trung nghiên cứu ở hai trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam là Hà Nội và TP HCM Tài liệu nghiên cứu: tranh hội họa giá vẽ và tranh KTS ở Việt Nam 5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở mỹ thuật học, thông qua nghiên ... TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm tranh kỹ thuật số Việt Nam 2.2 Khuynh hướng sáng tác tranh kỹ thuật số Việt Nam 2.3 Đặc trưng tạo hình tranh kỹ thuật số Việt Nam. .. Chương 3: LUẬN BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠI TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Một số vấn đề tranh kỹ thuật số Việt Nam 3.2 Phương thức biểu đạt tranh kỹ thuật số Việt Nam Tiểu... VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Đức Sơn TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Lý luận Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Người hướng

Ngày đăng: 23/10/2015, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan